Du học - Xin việc | Tin mới nhất

★ Thông tin cơ bản: Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh

〈Nội dung〉 Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh 1. Cho phép hoạt động ngoài mục đích lưu trú 2. Cách tính thời gian “28 tiếng mỗi tuần” 3. Trong kì nghỉ dài 4. Chuẩn bị cho việc đi làm tại Nhật Tại sao việc làm quá số giờ quy định bị phát hiện? 1. Có thật là “chỉ làm thêm là có thể du học” ? 2....

29/02/2024
  • ★ Thông tin cơ bản: Cách tìm việc làm thêm baito (bản 2024)

    09/01/2024
    Làm thế nào để các bạn du học sinh có thể tìm được việc làm thêm tại Nhật Bản? Dựa trên các cuộc phỏng vấn với các anh chị sempai đi trước, đây là bài tổng hợp giới thiệu nhiều cách khác nhau để người nước ngoài tìm được việc làm thêm tại Nhật Bản! Đối với những trường hợp thường xuyên bị từ chối khi gọi điện xin phỏng vấn qua điện thoại, chúng tôi cũng sẽ chỉ cho bạn một số biện pháp. 〈Nội dung của trang này〉 1. Trường học giới thiệu 2. Sempai hoặc bạn bè giới thiệu 3. Trang web của các công ty giới thiệu việc làm 4. Tạp chí thông tin việc làm miễn phí 5. Thông tin tuyển dụng dán tại cửa hàng 6. Cách có thể phỏng vấn mà không cần gọi điện thoại 7. HelloWork 8. Hội nhóm trên mạng xã hội của du học sinh 9. Tổng kết và các điểm cần lưu ý 1. Nhà trường giới thiệu Ở các trường đại học, trường chuyên môn, trường tiếng Nhật thường có người phụ trách hỗ trợ du học sinh. Bạn có thể được những người đó giới thiệu việc làm thêm. Ngoài ra, thông tin về việc làm thêm cũng được dán ở bảng tin trong trường. 【Nhà trường giới thiệu】 ・ Trong nhiều trường hợp, bạn có thể yên tâm làm việc. ・ Có nhiều nơi làm việc xem xét lịch phù hợp với việc học. ・ Tuy nhiên, số lượng công việc được giới thiệu ít. 2. Sempai hoặc bạn bè giới thiệu Nhiều bạn du học sinh được sempai của mình hoặc bạn bè giới thiệu cho công việc làm thêm. Ở các quán ăn, cửa hàng tiện lợi kombini, siêu thị và khách sạn hiện nay đã có rất nhiều nhân viên chính thức và nhân viên làm thêm người Việt nên nếu bạn được giới thiệu, khả năng được tuyển dụng khá cao. 3. Trang web của các công ty giới thiệu việc làm Có một số công ty giới thiệu nhân lực vận hành các trang web giới thiệu việc làm. Trên các trang này cũng có đăng tải thông tin các công việc mà người nước ngoài có thể làm thêm. Cũng có cả trang web có thông tin bằng tiếng nước ngoài. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] TOWN WORK [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] indeed [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Mynavi baito [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] HelloWork (Trang web do chính phủ vận hành) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] MPKEN(Trang web của NPO) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Reji – super kyujin navi 4. Tạp chí giới thiệu việc làm Trong các tạp chí giới thiệu việc làm (miễn phí) như TOWN WORK được đặt ở ga tàu điện, cửa hàng tiện lợi cũng có đăng rất nhiều thông tin về việc làm thêm. Nó được phát hành bởi công ty giới thiệu việc làm và cũng có các công việc tương tự được đăng trên trang web. 5. Thông tin tuyển dụng dán tại cửa hàng Các nhà hàng, quán ăn, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, khách sạn v.v. thường có dán thông báo tuyển dụng -“Tuyển nhân viên làm thêm”. Các bạn hãy thử gọi đến số điện thoại ghi trên thông báo, hoặc nói chuyện với nhân viên (tốt nhất là cửa hàng trưởng) làm việc ở đó nhé. 6. Cách có thể phỏng vấn mà không cần gọi điện thoại Khi gọi điện xin việc làm thêm, các bạn sẽ thường rất lo lắng, không thể nói tiếng Nhật trôi chảy nên không được gọi đi phỏng vấn. Nhiều bạn du học sinh đã có kinh nghiệm như vậy phải không? Ở bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn phương pháp của một sempai. Sempai đã chuẩn bị sẵn bản sơ yếu lý lịch (có dán ảnh) và bản phô tô thẻ cư trú cho vào túi xách và đi vòng quanh thị trấn bằng xe đạp hoặc đi bộ. ① Nếu trước cửa hàng có dán thông báo tuyển dụng “tuyển nhân viên làm thêm", hãy quan sát bên trong. ② Nếu bạn cảm thấy đó là một cửa hàng tốt, hãy tìm cửa hàng trưởng hoặc người quản lý và nói chuyện với họ. "Tôi đã xem tờ thông báo. Tôi muốn xin làm thêm ở đây." ③ Nếu cửa hàng yêu cầu bạn gửi sơ yếu lý lịch qua đường bưu điện, bạn hãy đưa giấy tờ đã chuẩn bị như sơ yếu lý lịch cho họ ngay lúc đấy. Nếu bạn làm như vậy, bạn có thể được phỏng vấn ngay tại chỗ. Sempai đã bằng cách làm này mà được nhận vào làm cho ba công việc bán thời gian (hai cửa hàng tiện lợi và Lotteria). 7. HelloWork Trên toàn Nhật Bản có khoảng 540 cơ quan điều phối việc làm do Chính phủ vận hành (tên thường gọi là HelloWork). Bạn có thể được giới thiệu việc làm thêm ở đây nên hãy thử ghé qua nhé. 【Ưu điểm của HelloWork】 ・ Có thể yên tâm về nơi làm việc (nơi làm việc tuân thủ pháp luật). ・ Bạn có thể tham khảo ý kiến của người phụ trách HelloWork khi trao đổi tìm việc ・ Bạn có thể nhận đơn xin phỏng vấn. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các trụ sở của HelloWork trên toàn Nhật Bản (đa ngôn ngữ) 8. Hội nhóm trên mạng xã hội của du học sinh Nhóm facebook tập trung các du học sinh Có rất nhiều các hội nhóm trên mạng xã hội Facebook, nơi các bạn du học sinh tại Nhật Bản tham gia. Các du học sinh có thể đăng thông tin tuyển dụng các công việc baito tại nơi làm thêm của họ trên các trang này. Ngoài ra, nếu bạn đăng yêu cầu nhờ giới thiệu việc làm thêm, có thể sẽ có người hồi âm cho bạn. Nhóm facebook dành cho người Việt ở các khu vực Trên Facebook có các trang do người Việt sống tại Nhật Bản vận hành như Tokyo baito. Từng địa phương như Tokyo, Nagoya, Osaka đều có trang Facebook tương ứng, trên đó đăng rất nhiều thông tin tuyển dụng. Vì vậy, bạn có thể tìm thông tin việc làm thông qua trang Facebook của khu vực mình đang sống. Tuy nhiên, với những thông tin tuyển dụng trên mạng xã hội, một số bạn đã gặp phải rắc rối như “đã trả tiền giới thiệu cho người đăng tin nhưng thực tế là không có việc làm”, “công việc bất hợp pháp”, “điều kiện thực tế khác với điều kiện đã đăng” v.v. Bạn hãy thận trọng khi ứng tuyển nhé. 9. Tổng kết và các điểm cần lưu ý Chúng tôi đã giới thiệu các cách tìm việc làm thêm như thông qua giới thiệu của nhà trường, trang web của các công ty giới thiệu việc làm, thông tin tuyển dụng dán tại cửa hàng, HelloWork, các bài viết trên các trang mạng xã hội v.v. Nếu bạn sang Nhật du học sau khi có được trình độ tiếng Nhật giúp bạn hiểu được nội dung của các trang thông tin việc làm và có thể trả lời các câu hỏi cơ bản trong khi phỏng vấn, bạn sẽ có nhiều cơ hội tìm được việc làm thêm và năng lực tiếng Nhật của bạn cũng sẽ tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, nếu bạn thành thạo tiếng Nhật hơn, hãy tìm công việc có thể giao tiếp và lấy đó làm cơ hội luyện tập tiếng Nhật. Những công việc như thu ngân ở cửa hàng tiện lợi, siêu thị, phục vụ ở nhà hàng, quán ăn, là những công việc có thể nói chuyện với khách hàng. Khi tìm việc, ngoài mức lương theo giờ, bạn hãy kiểm tra cả những thông tin này nhé. Thời gian, phương tiện đi từ nhà hoặc từ trường đến nơi làm thêm Thời gian làm việc (Có thể cân bằng với việc học hay không ?) Nội dung công việc Nếu thời gian làm việc quá dài, làm việc từ đêm cho đến sáng thì bạn sẽ không thể học. Ngoài ra, khi làm quá số thời gian cho phép (theo luật là 28 tiếng 1 tuần), đã có bạn không thể gia hạn tư cách lưu trú và không thể tốt nghiệp. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh|KOKORO
  • “WA.SA.Bi.” – Trang web hỗ trợ người nước ngoài

    12/06/2023
    Các bạn có biết “WA. SA. Bi.” - trang web cung cấp thông tin việc làm, kiến thức cơ bản để đi tìm việc cho người nước ngoài đang sinh sống ở Nhật, đặc biệt là du học sinh không? Bên cạnh trang chủ WA. SA. Bi., trang facebook “WA. SA. Bi. VN” là nơi cung cấp thông tin tuyển dụng dành cho người nước ngoài bằng tiếng Việt. Bạn có thể gửi tin nhắn tới trang chủ hoặc trang facebook để xin tư vấn về bất kỳ điều gì, nhân viên của WA. SA. Bi. - những anh chị đã có kinh nghiệm du học ở Nhật sẽ tư vấn cho bạn. Trong bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu về các dịch vụ mà WA.SA.Bi. đang cung cấp. Về WA.SA.Bi. WA.SA.Bi. là trang web đa ngôn ngữ chuyên cung cấp thông tin hữu ích về cuộc sống, học tập và việc làm tại Nhật Bản. Hiện tại, WA. SA. Bi. có khoảng 13,200 thành viên đến từ 105 quốc gia và vùng lãnh thổ (riêng người Việt là khoảng 5000 thành viên). Bạn có thể tìm thấy thông tin tuyển dụng dành cho người nước ngoài trên trang chủ WA.SA.Bi. và trang facebook WA.SA.Bi. VN. Ngoài ra, bạn cũng có thể gửi tin nhắn tới facebook để nhận tư vấn từ các nhân viên đã có kinh nghiệm du học về việc đi xin việc và các vấn đề trong đời sống. WA.SA.Bi. do CTCP Morikosan vận hành. Morikosan đang thực hiện rất nhiều hỗ trợ để các bạn du học sinh có thể tận hưởng trọn vẹn cuộc sống du học ở Nhật Bản. Cung cấp thông tin bằng nhiều ngôn ngữ WA.SA.Bi. muốn hỗ trợ cho thật nhiều người nước ngoài có cuộc sống ổn định tại Nhật nên hiện tại WA. SA. Bi. đang cung cấp thông tin bằng 7 ngôn ngữ: tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Thái, tiếng Indonesia, tiếng Hàn. Ngoài những thông tin liên quan đến cuộc sống thường ngày, WA. SA. Bi. có rất nhiều bài viết liên quan đến quá trình tìm việc. WA. SA. Bi. cũng kết hợp với KOKORO để đăng tải nhiều bài viết cần thiết trong quá trình tìm việc dành cho du học sinh đấy! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] BJT Business Manga [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Manga về quá trình tìm việc Ngoài trang chủ WA.SA.Bi., các thông tin hữu ích về việc học tiếng Nhật, xin việc v.v. cũng được đăng tải trên trang Facebook bằng các thứ tiếng khác nhau. Tư vấn miễn phí bằng nhiều ngôn ngữ Nhân viên của WA.SA.Bi. là những anh chị đã từng là du học sinh hoặc đang là du học sinh. Nếu bạn gặp khó khăn về cuộc sống du học, quá trình tìm việc, bạn có thể nhận tư vấn từ những anh chị đi trước. Bạn có thể nhận tư vấn về bất kỳ vấn đề gì. ・Học lên ・Đi làm ・Visa ・Cuộc sống ở Nhật ・Làm thêm ・Học tiếng Nhật v.v. Trong số đó, phần lớn các tư vấn đều liên quan đến “tìm việc”. Với những bạn chưa có kinh nghiệm phỏng vấn, không biết cách viết sơ yếu lý lịch cũng như không biết quá trình xin việc ra sao, nhân viên của WA.SA.Bi. sẽ hướng dẫn và đưa ra những lời khuyên hữu ích. Bạn có thể đăng ký những buổi tư vấn cá nhân như vậy bằng tiếng Việt nên nếu bạn đang gặp khó khăn thì đừng ngại ngần, hãy liên hệ ngay nhé! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Đăng ký nhận tư vấn Ngoài ra, gần đây số người quan tâm đến Kỹ năng đặc định cũng đang tăng lên nên WA. SA. Bi. cũng tiếp nhận “Tư vấn về Kỹ năng đặc định”. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Đăng ký nhận tư vấn về Kỹ năng đặc định Hỗ trợ người nước ngoài tìm việc WA. SA. Bi. cung cấp nhiều cơ hội để người nước ngoài tìm việc tại Nhật. WA. SA. Bi. giới thiệu việc làm dành riêng cho người nước ngoài nên nếu bạn không tìm được việc phù hợp với bạn trên những trang giới thiệu việc làm lớn, bạn hãy thử tìm hiểu thông tin tuyển dụng trên trang WA. SA. Bi. và Facebook của WA. SA. Bi. nhé! Thông tin tuyển dụng dành riêng cho người nước ngoài Để hỗ trợ những bạn người nước ngoài “muốn làm việc ở Nhật”, WA. SA. Bi. đăng tải rất nhiều thông tin tuyển dụng dành cho người nước ngoài. Trang JobHunting thường xuyên được cập nhật và chỉ đăng tải thông tin việc làm dành riêng cho người nước ngoài. Trên trang này, bạn có thể đọc thông tin tuyển dụng bằng tiếng Việt. Buổi giới thiệu việc làm Đối với những bạn du học sinh có quan tâm đến thông tin tuyển dụng trên trang JobHunting, nhân viên của WA. SA. Bi. sẽ giới thiệu chi tiết hơn về nội dung công việc và không khí làm việc của công ty (bằng tiếng Nhật, tiếng Việt v.v.) Các buổi giới thiệu việc làm sẽ được chia thành từng chủ đề như “Thương mại”, “Lễ tân khách sạn”, “Thiết kế CAD”, “IT” v.v. Thông tin về buổi giới thiệu sẽ được chia sẻ trên trang Event của WA. SA. Bi.. Phỏng vấn miễn phí Nhiều bạn du học sinh trăn trở và không biết là mình nên chọn công việc như thế nào nên WA. SA. Bi. cũng tổ chức “Phỏng vấn miễn phí” để hỗ trợ cho những bạn như vậy. Trong buổi phỏng vấn, với những câu hỏi như “Tại sao bạn chọn ngành học hiện tại?”, “Tại sao bạn muốn làm việc ở Nhật?” v.v., nhân viên của WA. SA. Bi. sẽ giúp người tham gia phỏng vấn phân tích bản thân và tìm công việc phù hợp với người đó. Hơn nữa, nếu đang có thông tin tuyển dụng phù hợp với người đó, WA. SA. Bi. sẽ giới thiệu cho người đó. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Đăng ký phỏng vấn miễn phí Hội thảo định hướng tìm việc WA. SA. Bi. cũng tổ chức những buổi hội thảo định hướng tìm việc ở Nhật dành cho các bạn du học sinh đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trường nghề, trường tiếng Nhật mà WA. SA. Bi. có liên kết. Ngoài việc hướng dẫn quy trình tìm việc, cách viết sơ yếu lý lịch v.v., sau mỗi buổi hội thảo, du học sinh có thể nhận tư vấn trực tiếp từ diễn giả. Nếu bạn muốn nghe hội thảo định hướng tìm việc của WA. SA. Bi., bạn hãy thử hỏi Trung tâm hướng nghiệp của trường bạn hoặc liên lạc trực tiếp với WA. SA. Bi. nhé. Job Fair - Hội chợ việc làm Số lượng các công ty tuyển dụng du học sinh tại Nhật Bản ngày càng tăng nên số lượng hội chợ việc làm dành cho người nước ngoài cũng tăng lên. WA.SA.Bi. vận hành và tài trợ cho nhiều hội chợ việc làm được tổ chức tại Osaka và Tokyo. Ở Hội chợ việc làm, bạn có thể tới khu vực của WA. SA. Bi. và nhận tư vấn về việc đi làm ở Nhật từ nhân viên (người Nhật, người Việt v.v.) của WA. SA. Bi.. Thông tin về Hội chợ việc làm được đăng tải trên trang chủ của WA. SA. Bi.. Buổi phỏng vấn trên Web WA. SA. Bi. cũng tổ chức “Buổi phỏng vấn trên Web” vào tháng 9 hàng năm để kết nối người nước ngoài với doanh nghiệp Nhật Bản. WA. SA. Bi. giới thiệu việc làm dành cho cả khối ngành tự nhiên và ngành xã hội. Năm 2022 đã có khoảng 30 doanh nghiệp tham gia. Nhân viên của WA. SA. Bi. sẽ phỏng vấn ứng viên trước khi ứng viên tham gia buổi phỏng vấn trên Web. Những ứng viên đã tham gia phỏng vấn với WA. SA. Bi. và vượt qua vòng loại hồ sơ sẽ tham gia phỏng vấn trực tiếp với các công ty vào ngày diễn ra buổi phỏng vấn trên Web. Vào hôm đó, ứng viên có thể phỏng vấn 1 công ty hoặc 2, 3, 4 công ty. Thông tin tuyển dụng và lịch phỏng vấn sẽ được gửi qua email nên các bạn hãy đăng ký tại đây để trở thành thành viên của WA. SA. Bi. nhé! Giao lưu tiếng Nhật online Hàng tháng, WA. SA. Bi. tổ chức “Buổi giao lưu tiếng Nhật online” dành cho tất cả những bạn đang học tiếng Nhật ở nước ngoài hoặc đang sinh sống ở Nhật. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia giao lưu! Thông qua buổi giao lưu, bạn có thể nâng cao khả năng giao tiếp và có thêm nhiều bạn mới. Buổi giao lưu rất thú vị nên những bạn chưa từng tham gia cũng thử tham gia nhé! Bạn có thể kiểm tra thông tin về buổi giao lưu trên trang Event ở trang chủ hoặc trang Facebook WASABi VN. Những bạn đã trở thành thành viên của WA. SA. Bi. sẽ nhận được thông tin qua email. Sự kiện dành cho du học sinh Với suy nghĩ “để du học sinh vừa chơi vừa học”, WA.SA.Bi. thường tạo ra các “sân chơi” dành cho du học sinh. ENMUSUBi Cuộc thi làm video năm 2022 “ENMUSUBi” là sự kiện chỉ có ở WA. SA. Bi.. Để khám phá tiềm năng của du học sinh, WA. SA. Bi. tổ chức “Buổi tự giới thiệu bản thân” và “Cuộc thi làm video”. ・ Buổi tự giới thiệu bản thân Đây là một phần của buổi giới thiệu doanh nghiệp. Du học sinh sẽ giới thiệu về bản thân trước các công ty, sau đó tham gia nghe giới thiệu của từng công ty. Như vậy, du học sinh sẽ dễ kết nối với doanh nghiệp hơn. ・ Cuộc thi làm video Chủ đề của cuộc thi năm 2022 là “Sự hấp dẫn của Kansai và Osaka”. WA. SA. Bi. đã nhận được nhiều bài dự thi từ các du học sinh sống ở Kansai và cả những khu vực khác nữa. Expo dành cho du học sinh Đây là sự kiện cung cấp thông tin “ăn uống”, “học tập”, “làm việc”, “vui chơi” dành cho du học sinh. WA. SA. Bi. là một trong các tổ chức vận hành sự kiện này. Sự kiện Expo năm 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 26 và 27/8 ở MYDOME Osaka. Các bạn có thể đăng ký tham gia sự kiện từ tháng 7. Ngoài những gian hàng giới thiệu du lịch, cho thuê nhà, giới thiệu việc làm v.v., sự kiện còn có nhiều “hoạt động trải nghiệm”. Du học sinh nước ngoài và người Nhật đều có thể tham gia sự kiện. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Expo dành cho du học sinh 2023 “28” - Ứng dụng quản lý thời gian làm thêm Ở Nhật, du học sinh được làm thêm tối đa 28 tiếng 1 tuần. Có một số bạn du học sinh làm thêm 30, 40 tiếng nhưng việc đó là việc làm trái phép. Gần đây, Cục Quản lý xuất nhập cảnh dễ dàng phát hiện việc làm quá số giờ quy định của du học sinh. Nếu du học sinh làm quá số giờ quy định, Cục Quản lý xuất nhập cảnh thường không cấp phép khi du học sinh đó gia hạn thời gian lưu trú, chuyển tư cách lưu trú từ “Du học” sang “Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế”. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh|KOKORO Nếu Cục Quản lý xuất nhập cảnh không cấp phép gia hạn hoặc thay đổi thời gian lưu trú, du học sinh sẽ phải bỏ học và trở về nước, thậm chí khi tìm được việc thì cũng không được vào làm việc và phải về nước. Vì vậy, Morikosan cung cấp miễn phí ứng dụng “28” để du học sinh quản lý giờ làm thêm. Những tính năng chính của ứng dụng “28” ① Dễ dàng tạo lịch làm thêm. ② Dễ dàng kiểm tra xem có làm quá 28 tiếng 1 tuần không. ③ Tự động tính toán xem có làm quá 8 tiếng 1 ngày trong kỳ nghỉ dài không. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tải ứng dụng “28” (iOS) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tải ứng dụng “28” (Andorid) Tổng kết Lần này, chúng mình đã giới thiệu với các bạn rất nhiều dịch vụ mà WA. SA. Bi. đang cung cấp cho người nước ngoài. ◎ Cung cấp thông tin đa ngôn ngữ ・ Trang chủ ・ Trang Facebook ◎ Tư vấn miễn phí bằng đa ngôn ngữ ◎ Hỗ trợ tìm việc ・ Thông tin tuyển dụng ・ Buổi giới thiệu việc làm ・ Phỏng vấn miễn phí ・ Hội thảo định hướng tìm việc ・ Job Fair ・ Buổi phỏng vấn trên Web ◎ Giao lưu tiếng Nhật online ◎ Sự kiện dành cho du học sinh ・ ENMUSUBi ・ Expo dành cho du học sinh ◎ “28” - Ứng dụng quản lý thời gian làm thêm Với hy vọng những người nước ngoài sống ở Nhật Bản có thể sống một cuộc sống hạnh phúc, WA. SA. Bi. cung cấp nhiều thông tin và hỗ trợ người nước ngoài tìm việc. Nếu bạn gặp khó khăn, bạn có thể liên lạc với WA. SA. Bi. qua email go-en@morikosan.co.jp nhé!
  • Học bổng của các tổ chức tư nhân và JASSO

    15/05/2023
    Chúng mình đã giới thiệu với các bạn về học bổng Chính phủ trong bài viết “7 loại học bổng Chính phủ Nhật Bản (MEXT)” nhưng những bạn đi du học tư phí cũng có thể nhận được học bổng từ nhiều tổ chức tư nhân và từ các cơ quan hành chính của Nhật. Trong bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu về học bổng của các tổ chức tư nhân và JASSO. Khác với học bổng MEXT, nhiều loại học bổng từ các tổ chức tư nhân cho phép ứng viên đăng ký sau khi ứng viên bắt đầu du học ở Nhật. Các loại học bổng tư nhân và cách ứng tuyển Bạn có thể ứng tuyển học bổng của các tổ chức tư nhân bằng 3 cách dưới đây. Ngoài những học bổng phải ứng tuyển qua trường (nhà trường tổng hợp hồ sơ) thì cũng có một số học bổng được phép ứng tuyển tự do. Thêm vào đó, đối với học bổng MEXT, hầu như ứng viên sẽ ứng tuyển trước khi sang Nhật, còn đối với học bổng của các tổ chức tư nhân, ứng viên sẽ ứng tuyển sau khi đã nhập học. ① Trường tiến cử Trường (đại học, cao đẳng v.v.) của bạn sẽ tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt hồ sơ và gửi danh sách ứng viên cho các tổ chức cấp học bổng. ② Trường tổng hợp hồ sơ Trường của bạn sẽ tiếp nhận hồ sơ nhưng không xét duyệt hồ sơ. Nhà trường tổng hợp danh sách ứng viên và gửi cho các tổ chức cấp học bổng. ※Với những học bổng ứng tuyển qua trường (① và ②), thông tin học bổng thường được đăng tải trên trang chủ của trường. Bạn hãy thử tìm kiếm thông tin theo từ khoá “●●● (tên trường) 私費留学生奨学金(học bổng dành cho du học sinh tư phí)”, như vậy bạn sẽ biết được trường đó đang liên kết với những quỹ học bổng nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu về các loại học bổng dành cho du học sinh và chế độ miễn giảm học phí của các trường thông qua hai trang thông tin dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học bổng - Chế độ miễn giảm học phí (Tìm kiếm) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học bổng dành cho du học sinh (Tìm kiếm: tiếng Việt) ③ Ứng tuyển tự do Không cần thông qua trường, ứng viên sẽ trực tiếp gửi hồ sơ đến các tổ chức cấp học bổng. Kiểm tra thông tin thường xuyên! Dù ứng tuyển theo cách nào thì thông tin liên quan đến học bổng cũng sẽ được giới thiệu trên cổng thông tin của trường, thông qua email, bảng tin trong trường v.v. nên bạn hãy kiểm tra thông tin thường xuyên nhé. Đối với những học bổng có thể ứng tuyển tự do, bạn đừng chờ thông tin từ nhà trường, bạn hãy tự kiểm tra thông tin trên trang chủ của các tổ chức và nhanh chóng chuẩn bị hồ sơ! 12 loại học bổng ứng tuyển tự do Trong phần này, trong số rất nhiều học bổng được nêu trong “Sổ tay học bổng du học Nhật Bản 2023-2024” của JASSO, chúng mình sẽ giới thiệu 12 loại học bổng có thể “tự do ứng tuyển”. Bạn hãy kiểm tra những thông tin như đối tượng ứng tuyển (độ tuổi, loại trường v.v.), điều kiện ứng tuyển, sau đó hãy ứng tuyển nhé. 大塚敏美育英奨学財団 (Otsuka Toshimi Ikuei Shogakuzaidan) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin chi tiết về học bổng (Trang chủ) Đối tượng Sinh viên năm 3 đại học trở lên (toàn bộ các môn đều đạt điểm A trở lên)Nghiên cứu sinh cao học Lĩnh vực Nghiên cứu về sức khỏe con người (Y học, Nha học, Dược học, Sinh vật học, Dinh dưỡng học, Thể dục), kinh doanh Thời gian ứng tuyển Tháng 3 ~ tháng 4 hàng năm Học bổng 1.000.000, 1.500.000, 2.000.000 yên/năm※Nếu có nhận học bổng khác thì 500.000 yên/năm Thời gian cấp học bổng 1 năm Hồ sơ ứng tuyển ・ Đơn ứng tuyển・ Thư tiến cử・ Bảng điểm, Giấy chứng nhận đang theo học・ Bản sao Giấy chứng nhận cư trú 似鳥国際奨学財団 (Nitori Kokusai Shogakuzaidan) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin chi tiết về học bổng (Trang chủ) Đối tượng Sinh viên đại họcNghiên cứu sinh cao học Thời gian ứng tuyển Đợt 1: Tháng 2 ~ tháng 5 hàng năm (bắt đầu nhận học bổng từ tháng 10)Đợt 2: Tháng 8 ~ tháng 11 hàng năm (bắt đầu nhận học bổng từ tháng 4) Học bổng 50.000 ~ 80.000 yên/tháng Thời gian cấp học bổng 1 năm Hồ sơ ứng tuyển Đăng ký thông tin và làm bài kiểm tra trên WEB (Sau khi qua vòng xét duyệt hồ sơ thì làm bài kiểm tra tính cách, phỏng vấn) 久保田豊基金 (Kubota Yutaka Kikin) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin chi tiết về học bổng (Trang chủ) Đối tượng Sinh viên trường cao đẳng kỹ thuậtSinh viên trường nghềSinh viên đại họcSinh viên cao đẳngNghiên cứu sinh cao học (bao gồm cả dự bị cao học) Thời gian ứng tuyển Tháng 12 ~ tháng 1 hàng năm Học bổng 80.000 ~ 10.000 yên/tháng Thời gian cấp học bổng 1 năm Hồ sơ ứng tuyển ・ Đăng ký trên WEB・ Thư tiến cử・ Giấy chứng nhận đang theo học, Bảng điểm v.v. 東京YWCA(「留学生の母親」運動)(Tokyo YWCA “Ryugaku nohahaoya” undo) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin chi tiết về học bổng (Trang chủ) Đối tượng Sinh viên trường nghềSinh viên cao đẳngSinh viên đại học năm 1, năm 2 Thời gian ứng tuyển (Năm 2023) 8/5 ~ 15/5 Học bổng 30.000 yên/tháng Thời gian cấp học bổng 1 năm Hồ sơ ứng tuyển ・ Đơn ứng tuyển・ Thư tiến cử・ Bài văn ︎本庄国際奨学財団 (Honjo Kokusai Shogakuzaidan) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin chi tiết về học bổng (Trang chủ) Đối tượng Nghiên cứu sinh cao học Thời gian ứng tuyển Đợt 1: Tháng 4 ~ tháng 5 hàng nămĐợt 2: Tháng 9 ~ tháng 10 hàng năm Học bổng Mức học bổng thay đổi tuỳ theo thời gian nhận học bổng210.000 yên/tháng (1~2 năm)190.000 yên/tháng (3 năm)160.000 yên/tháng (trên 4 năm) Thời gian cấp học bổng Trên 1 năm Hồ sơ ứng tuyển ・Kế hoạch nghiên cứu・Thư tiến cử・Bảng điểm, Giấy chứng nhận được phép nhập học v.v. 伊藤国際教育交流財団 (Ito Kokusai Kyoiku Koryuzaidan) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin chi tiết về học bổng (Trang chủ) Đối tượng Nghiên cứu sinh thạc sĩ Thời gian ứng tuyển Tháng 10 hàng năm Học bổng 180.000 yên/tháng Thời gian cấp học bổng Dưới 2 năm Hồ sơ ứng tuyển ・ Đơn ứng tuyển・ Giấy chứng nhận trình độ ngoại ngữ・ Bảng điểm đại học・ Thư tiến cử・ Giấy chứng nhận cư trú v.v. 春風学寮(一粒奨学金)(Shunpugakuryo - Hitotsubu Shogakukin) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin chi tiết về học bổng (Trang liên quan) Đối tượng Nghiên cứu sinh cao học Thời gian ứng tuyển Đợt 1: tháng 6 ~ tháng 8 hàng nămĐợt 2: tháng 1 ~ tháng 3 Học bổng 80.000 yên/tháng (65.000 dành cho tiền nhà và tiền ăn) Thời gian cấp học bổng 2 năm Hồ sơ ứng tuyển Liên hệ với Shunpugakuryo CWAJ外国人留学生大学院女子奨学金 (CWAJ Gaikokujin ryugakusei daigakuinjoshishogakukin) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin chi tiết về học bổng (Trang chủ) Đối tượng Nghiên cứu sinh tiến sĩ (nữ giới) Thời gian ứng tuyển (Năm 2022) Hết hạn ứng tuyển vào ngày 10/10Thông tin về học bổng năm 2024 sẽ được công bố vào tháng 7 năm 2023 Học bổng 2.000.000 yên/năm Thời gian cấp học bổng 1 năm Hồ sơ ứng tuyển Đăng ký trên WEB (trang tiếng Anh) 岩谷直治記念財団 (Iwatani Naoji Kinenzaidan) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin chi tiết về học bổng (Trang chủ) Đối tượng Nghiên cứu sinh cao học Lĩnh vực Khoa học tự nhiên Thời gian ứng tuyển 1/12~20/12 hàng năm Học bổng 150.000 yên/tháng, phí tham gia phát biểu hội thảo Thời gian cấp học bổng Dưới 2 năm Hồ sơ ứng tuyển ・ Đơn ứng tuyển・ Lý lịch làm việc・ Sơ yếu lý lịch・ Kế hoạch nghiên cứu・ Giấy tự giới thiệu bản thân (viết tay)・ Thư tiến cử 東電記念財団 (Toden Kinenzaidan) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin chi tiết về học bổng (Trang chủ) Đối tượng Nghiên cứu sinh tiến sĩ Lĩnh vực Điện - Năng lượng Thời gian ứng tuyển Tháng 4 ~ tháng 6 hàng năm Học bổng 50.000 yên/tháng Thời gian cấp học bổng Đến khi tốt nghiệp Hồ sơ ứng tuyển ・ Đăng ký trên WEB・ Tiểu luận・ Thư tiến cử NEC C&C財団 外国人研究員助成 (NEC C&C zaidan Gaikokujin Kenkyuinjosei) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin chi tiết về học bổng (Trang chủ) Đối tượng Nghiên cứu sinh tiến sĩ Lĩnh vực Công nghệ xử lý thông tin, công nghệ truyền thông, công nghệ thiết bị điện tử, lĩnh vực hợp nhất các ngành công nghệ nói trên Thời gian ứng tuyển Tháng 7 ~ tháng 9 hàng năm Học bổng 150.000 yên/tháng Thời gian cấp học bổng 1 năm Hồ sơ ứng tuyển ・ Sơ yếu lý lịch・ Thư tiến cử của giáo viên hướng dẫn 渥美国際交流財団 (Atsumi Kokusai Koryuzaidan) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin chi tiết về học bổng (Trang chủ) Đối tượng Nghiên cứu sinh tiến sĩ năm cuối※Các trường đại học ở khu vực Kanto Thời gian ứng tuyển Tháng 9 hàng năm Học bổng 250.000 yên/tháng Thời gian cấp học bổng 1 năm Hồ sơ ứng tuyển ・ Đơn ứng tuyển・ Giấy đánh giá cá nhân・ Giấy đánh giá cá nhân (Tiếng Anh)・ Thư tiến cử Học bổng của JASSO Học bổng của Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO) là học bổng ứng tuyển thông qua các trường của Nhật. ① Chương trình xúc tiến tiếp nhận du học sinh Tên chính thức của học bổng này là “Học bổng dành cho du học sinh người nước ngoài của Bộ Giáo dục Khoa học và Công nghệ Nhật Bản”. Đây là học bổng dành cho du học sinh tư phí, thành tích học tập ở trường (của Nhật) sẽ ảnh hưởng lớn tới quy trình xét tuyển nên bạn hãy cố gắng đạt thành tích cao nhé. Chương trình xúc tiến tiếp nhận du học sinh Đối tượng Nghiên cứu sinh cao học (bao gồm cả dự bị cao học)Sinh viên đại học, cao đẳngSinh viên trường trung cấp kỹ thuật (sinh viên năm 3 trở lên)Sinh viên trường nghềSinh viên dự bị đại học, cao đẳngHọc sinh trường tiếng Nhật v.v. Thời gian ứng tuyển Cuối tháng 3 ~ đầu tháng 5 (Tuỳ từng trường) Học bổng 48.000 yên/tháng(Học sinh trường tiếng Nhật: 30.000 yên/tháng) Thời gian cấp học bổng 1 năm Điều kiện ứng tuyển ・Trường tiến cử・Tư cách lưu trú là "Du học"・Đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết về thành tích học tập (bao gồm cả trình độ ngoại ngữ)・Nhận hỗ trợ từ gia đình dưới 90.000 yên/tháng v.v. Hồ sơ ứng tuyển ・Giấy chứng nhận đang theo học, Bảng điểm v.v.※Hãy liên hệ với trường. ② Học bổng hỗ trợ du học sinh nước ngoài Đây là học bổng dành cho du học sinh trao đổi, ứng viên có thể ứng tuyển trước khi sang Nhật. Trường tiếp nhận du học sinh trao đổi sẽ gửi thông tin hướng dẫn ứng tuyển nên bạn hãy ứng tuyển nhé. Học bổng hỗ trợ du học sinh nước ngoài Đối tượng ・ Du học sinh trao đổi được phép nhập học vào các trường đại học v.v. dựa trên hợp tác về trao đổi sinh viên・ Người gặp khó khăn về kinh tế・ Trong trường hợp nhận học bổng khác, khoản học bổng đó không vượt quá 80.000 yên/tháng Học bổng 80.000 yên/tháng Thời gian cấp học bổng Từ 8 ngày đến dưới 1 năm Hồ sơ ứng tuyển ・Giấy chứng nhận đang theo học, Bảng điểm v.v.※Đại học của Nhật sẽ nộp hồ sơ ứng tuyển. Điều kiện nhận học bổng Đối với những học bổng do trường xét tuyển, thành tích học tập là yếu tố vô cùng quan trọng và cả những học bổng “ứng tuyển tự do" cũng vậy. Hầu như các học bổng có thể tự do ứng tuyển đều yêu cầu nộp “Thư tiến cử”. Ngoài ra, nhiều học bổng cũng yêu câu nộp “Bảng điểm”. Nếu bạn muốn nhận học bổng, bạn hãy chăm chỉ học tập ở trường và tự học ở nhà để có thành tích học tập cao nhé. Tổng kết Các tổ chức tư nhân và các cơ quan hành chính của Nhật có nhiều loại học bổng dành cho du học sinh tư phí. Phần lớn các loại học bổng này có hình thức ứng tuyển qua trường nhưng cũng có một số học bổng có thể tự do ứng tuyển. Trong bài viết này, chúng mình đã giới thiệu 12 loại học bổng mà bạn có thể tự do ứng tuyển. ・ 大塚敏美育英奨学財団 (Otsuka Toshimi Ikuei Shogakuzaidan) ・ 似鳥国際奨学財団 (Nitori Kokusai Shogakuzaidan) ・ 久保田豊基金 (Kubota Yutaka Kikin) ・ 東京YWCA (Tokyo YWCA) ・ 本庄国際奨学財団 (Honjo Kokusai Shogakuzaidan) ・ 伊藤国際教育交流財団 (Ito Kokusai Kyoiku Koryuzaidan) ・ 春風学寮 (Shunpugakuryo) ・ CWAJ ・ 岩谷直治記念財団 (Iwatani Naoji Kinenzaidan) ・ 東電記念財団 (Toden Kinenzaidan) ・ NEC C&C財団 (NEC C&C Zaidan) ・ 渥美国際交流財団 (Atsumi Kokusai Koryuzaidan) Ngoài ra chúng mình cũng đã giới thiệu học bổng của JASSO (dành cho du học sinh tư phí, du học sinh trao đổi). Học bổng dành cho du học sinh tư phí của JASSO cũng yêu cầu ứng viên có thành tích học tập tốt và cần có thư tiến cử của trường. Dù là học bổng có thể tự do ứng tuyển thì phần lớn các học bổng đều cần có thư tiến cử của giáo viên. Nếu thành tích học tập và điểm chuyên cần ở trường không cao thì bạn sẽ khó nhận được thư tiến cử. Bạn hãy tập trung học và đạt thành tích cao nhé. Có thể bạn sẽ phải giảm giờ làm thêm để chuyên tâm học tập nhưng nếu nhận được học bổng thì cuộc sống của bạn sẽ thoải mái hơn và khi đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm, tập trung học tập. Bạn có muốn thử tìm hiểu thông tin và học tập hết mình để lấy học bổng không?

Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư

[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]

  • Những điều cần biết trước khi viết sơ yếu lý lịch!

    Chào mọi người! Sơ yếu lý lịch rất quan trọng trong hoạt động tìm kiếm việc làm (hay còn gọi là “đi shuu”). Nếu không vượt qua được vòng loại hồ sơ với sơ yếu lý lịch, bạn sẽ khó được nhà tuyển dụng gọi đi phỏng vấn đấy. Vậy thì, để có thể đi đến vòng phỏng vấn cần phải viết sơ yếu lý lịch như thế nào? Sau đây, chúng mình sẽ giới thiệu đến các bạn một số điểm quan trọng cần lưu ý trước khi bắt đầu đặt bút viết nhé! Sơ yếu lý lịch và Entry sheet Khi tìm việc tại Nhật, có công ty sẽ yêu cầu nộp thêm Entry Sheet bên cạnh sơ yếu lý lịch (đặc biệt là các công ty lớn). Trong Entry Sheet thường có nhiều mục cần điền theo yêu cầu của công ty, nhưng chủ yếu là phần 自己PR và 志望動機 (lý do ứng tuyển). Nếu 2 phần này đều có trong cả sơ yếu lý lịch và Entry Sheet rồi, hãy liệt kê những ý chính vào phần 自己PR, 志望動機 và ghi nội dung chi tiết hơn vào Entry Sheet của mình nhé. Cách viết 自己PR 自己PR là phần vô cùng quan trọng trong sơ yếu lý lịch khi tìm việc. Trong phần này, hãy kể ra ít nhất 2 điểm mạnh để làm nổi bật bản thân. Viết càng cụ thể càng tốt nhé! Theo đó, khi liên kết với các phần trải nghiệm, câu chuyện cá nhân khác như học tập, sinh hoạt câu lạc bộ, hoạt động xã hội (tình nguyện viên), làm thêm, đi thực tập... nội dung sơ yếu lý lịch của bạn sẽ trở nên rõ ràng và rành mạch hơn đấy. Nhờ vậy mà bạn sẽ dễ dàng để lại ấn tượng đối với nhà tuyển dụng, cũng như dẫn dắt đến các câu hỏi trong buổi phỏng vấn. Sự khác biệt giữa 自己PR và 自己紹介 Với 自己PR, hãy nhấn mạnh bản thân bằng điều bạn tự tin mình có thể làm tốt. Cẩn thận nếu không 自己PR sẽ trở thành một bài 自己紹介 (giới thiệu bản thân) đơn thuần đấy nhé! Dù bạn dùng mẫu sơ yếu lý lịch được công ty chỉ định không có phần 自己PR thì đến khi phỏng vấn hầu như câu các hỏi đều yêu cầu và liên quan đến 自己PR. Vì thế, khi viết các phần sở thích, điểm mạnh - điểm yếu, kiến thức đã học ở trường các bạn hãy lưu ý tất cả những điều đó là dùng để PR cho chính mình đó nhé. Sơ yếu lý lịch của bạn sẽ để lại ấn tượng đối với nhà tuyển dụng như thế nào, đó chính là chìa khoá quyết định liệu bạn có đi đến vòng phỏng vấn được hay không!!! Điểm mạnh - điểm yếu Khi viết điểm mạnh - điểm yếu cũng vậy, luôn ghi nhớ viết sao cụ thể nhất để liên kết đến những trải nghiệm cá nhân, câu chuyện của mình. Đối các bạn vẫn chưa hiểu rõ điểm mạnh - điểm yếu của bản thân, sau đây chúng mình sẽ gợi ý một cách để mọi người có thể tham khảo. Điểm yếu và điểm mạnh sẽ thay đổi phụ thuộc vào góc nhìn của bạn. Chẳng hạn như, một người hay nói theo cách nói không tốt sẽ là “người lắm chuyện", “người ồn ào" nhưng nếu nói theo nghĩa tích cực sẽ là một “người năng động", “người quảng giao". Như vậy đây cũng là 1 bí kíp thay thế giữa điểm yếu và điểm mạnh, đồng thời biến điểm đó thành PR bản thân. Tuy nhiên, có vài trường hợp điểm mạnh cũng khó trở thành điểm cộng để nhà tuyển dụng cân nhắc nếu bạn không biết cách dẫn dắt nó vào công việc, chẳng hạn như điểm mạnh đó sẽ áp dụng như thế nào tại nơi làm việc? Nếu không trực tiếp liên kết đến sự đóng góp trong công việc, bạn có thể viết về những nỗ lực vận dụng điểm mạnh ấy để phát triển kinh nghiệm hay giúp đỡ, hỗ trợ được những ai? Như vậy chúng ta sẽ khoe khéo được tính cách, hình ảnh nỗ lực của mình rồi phải không nào. Ngoài ra, khi viết về điểm yếu, nếu kể ra được bạn đã cố gắng như thế nào để thay đổi những điều chưa tốt của mình cũng chính là một chất liệu tuyệt vời để PR bản thân đấy. Cách viết 志望動機 (lý do ứng tuyển) 志望動機 (lý do ứng tuyển) là phần cực kỳ quan trọng trong sơ yếu lý lịch. Ngay cả khi phỏng vấn, chắc chắn nhà tuyển dụng cũng sẽ đặt câu hỏi này. Trong sơ yếu lý lịch sẽ có phần viết về lý do muốn vào làm việc tại công ty, nhưng để viết lý do sao cho thật phù hợp, bạn cần phải nắm được công ty đó “hiện tại đang làm gì?”, “sau này sẽ làm gì" và “cần người như thế nào?” Vì vậy, hãy tìm hiểu thông tin công ty trên Internet và đọc thật kỹ! Chú ý các mục “sơ lược nội dung kinh doanh", “nội dung kinh doanh”, “triết lý doanh nghiệp”, “định hướng doanh nghiệp”, “kế hoạch kinh doanh”..v..v Ngoài ra, khi có cơ hội hãy đi thực tập, tham gia buổi giới thiệu công ty, được hơn nữa hãy hỏi thăm các anh chị hiện đang làm việc tại công ty đó nếu có thể nhé. Sau khi hiểu được thật cụ thể nội dung kinh doanh, triết lý, thế mạnh, phong cách của công ty, nội dung công việc bạn sẽ dần hình dung ra được công việc mình mong muốn làm, mình có thể cống hiến ra sao, có cho mình một bản sơ yếu lý lịch thật vượt trội! Khi ấy, quan trọng là viết sao cho thật chi tiết và liên kết đến kinh nghiệm, câu chuyện cá nhân. Cách viết các phần khác Chuyên ngành ở Đại học - trường chuyên môn Hãy viết cụ thể bạn đã học những gì chứ không phải chỉ mỗi tên môn học. Đây là phần có thể cho nhà tuyển dụng thấy kiến thức chuyên ngành, đặc biệt đối với các bạn theo học khối ngành 理系 (ban khoa học tự nhiên) hãy ghi thật chi tiết nội dung chuyên môn vào nhé! Bên cạnh đó, dù là 文系 (ban khoa học xã hội) hay 理系 (ban khoa học tự nhiên) cũng đều nên viết những nỗ lực mà bạn đã bỏ ra trong quá trình học tập. Mọi người tham khảo ví dụ là hiểu nè. Đoạn văn ví dụ: Tôi đã tham dự lớp tiếng Anh tại trường đại học. Lúc ấy, trong số các ngoại ngữ tôi chỉ tập trung học tiếng Nhật mà không dành nhiều thời gian cho tiếng Anh, nên ban đầu khá vất vả khi phải học tiếng Anh ở trường đại học. Thế nhưng, khi ý thức được rằng tương lai có thể rộng mở hơn tôi đã quyết tâm học tiếng Anh thật tốt. Không chỉ soạn bài trước và ôn bài lại sau giờ học, tôi cố gắng tập viết đoạn văn ngắn kể chuyện bằng những từ đơn ghi nhớ được trong ngày hôm, sau đó tôi luyện đọc đoạn văn ấy thật nhiều lần. Kiên trì như vậy trong suốt 1 năm cho đến kỳ thi cả đầu kỳ và cuối kỳ tôi đều đạt 90/100 điểm. Dù đã hoàn thành số tín chỉ cần thiết của môn tiếng Anh, tôi vẫn tiếp tục tự học và lấy được 700 điểm TOEIC vào năm 3 đại học. Sau khi vào làm tại công ty tôi vẫn tiếp tục học tiếng Anh, nếu được phụ trách công việc sử dụng tiếng Anh tôi cũng sẽ nỗ lực hết sức mình. Kinh nghiệm bên ngoài trường học Phần này bạn hãy kể ra những kinh nghiệm làm thêm khi còn đi học. Điều mà nhà tuyển dụng muốn biết chính là từ kinh nghiệm làm thêm bạn đã học được gì? Cẩn thận để không chỉ kết thúc bằng một bài giới thiệu nội dung công việc làm thêm đơn thuần nhé. Lưu ý khi viết sơ yếu lý lịch Nên viết sơ yếu lý lịch khi nào? Hãy chuẩn bị và viết sớm nhất có thể! Chuẩn nhất là vào khoảng cuối tháng 2 trước khi bước vào năm học cuối. Bởi vì từ tháng 3 các buổi giới thiệu công ty sẽ chính thức bắt đầu. Phần quan trọng nhất sẽ tốn của bạn kha khá thời gian đấy. Với những bạn gặp khó khăn khi viết sơ yếu lý lịch hãy dùng WA.SA.Bi.công cụ tạo sơ yếu lý lịch trên website WA.SA.Bi. nhé ※Sau khi đăng ký thành viên website WA.SA.Bi. bạn có thể sử dụng công cụ tạo sơ yếu lý lịch từ “My page". Ảnh thẻ chính là ấn tượng đầu tiên! Dù bạn là nam hay nữ, nên chuẩn bị cho mình một tấm ảnh thật nghiêm túc và chỉnh chu trong bộ vest lịch sự để làm ảnh thẻ chuyên dùng khi tìm việc nhé. Có thể mỉm cười nhẹ nhàng nhưng nụ cười để lộ răng có lẽ sẽ không phù hợp lắm với một bức ảnh trên sơ yếu lý lịch. Ngoài ra, một bức ảnh chân dung với mái tóc tối màu giống như khi đi phỏng vấn cũng an toàn hơn là bức ảnh với mái tóc nhuộm màu nâu đấy. Đừng quên nhờ người Nhật kiểm tra trước! Sau khi chuẩn bị kỹ càng và cố gắng hết sức để viết ra một bản sơ yếu lý lịch, hãy nhờ người Nhật đang hỗ trợ kiểm tra lại nội dung nhé! Cuối cùng, chỉnh sửa lại một chút tiếng Nhật và hoàn thiện phần nội dung theo lời khuyên của người đó nha! Vậy thì, ai có thể kiểm tra giúp bạn sơ yếu lý lịch đây? Người phụ trách hỗ trợ việc làm tại trường đại học, trường chuyên môn Nhất định hãy đến tư vấn tại phòng hỗ trợ việc làm tại trường học và hỏi xin lời khuyên từ các giáo viên hướng dẫn của trường đại học của bạn. WA.SA.Bi. Nhóm hỗ trợ du học sinh WA.SA.Bi. đang trợ giúp các bạn tạo sơ yếu lý lịch hoàn toàn miễn phí. Chúng mình còn nhận tư vấn bằng nhiều ngôn ngữ nữa nha! Văn phòng của WA.SA.Bi. nằm ngay tại thành phố Osaka nhưng chúng mình vẫn nhận tư vấn và hỗ trợ trực tuyến cho các bạn du học sinh trên toàn Nhật Bản luôn đấy. Cùng kết bạn LINE và bắt đầu trò chuyện bạn nhé!

    19/04/2021

  • Hãy viết “Động cơ xin việc” có sức hút!

    Cuộc đua xin việc của năm 2022 sắp bắt đầu rồi. Hai vũ khí bạn cần chuẩn bị đầu tiên để đi xin việc là sơ yếu lý lịch và Entry sheet (đơn ứng tuyển). Bài viết này sẽ giới thiệu về cách viết một mục vô cùng quan trọng trong cả hai hồ sơ trên, đó chính là “Động cơ xin việc" (lý do ứng tuyển). Trong bài viết có cả ví dụ minh hoạ và phần giải thích đi kèm, các bạn hãy tham khảo nhé. Không được nghĩ là “Vào đâu cũng được, miễn là có việc” Ngày tốt nghiệp sắp đến gần, thời gian lưu trú sắp hết hạn, có một số du học sinh nghĩ rằng “vào công ty nào cũng được, miễn là có việc”. Thế nhưng, những người có suy nghĩ như vậy lại “không vào được đâu cả". ① “Vào công ty mình muốn vào”. Để làm được điều này, trong đầu bạn phải xác định được là “tại sao bạn muốn vào công ty đó”. ② Tiếp theo, hãy nghĩ xem bạn có thể cống hiến gì cho công ty đó (= công ty sẽ được lợi gì nếu tuyển dụng bạn) Nội dung của phần ① và ② sẽ được viết trong mục “Động cơ xin việc" (lý do xin việc). Để suy nghĩ về ① và ②, bạn phải tìm hiểu thông tin của công ty đó trên mạng, thông qua việc đi thực tập (intern), hỏi các anh chị đi trước v.v. 【Các điểm cần kiểm tra liên quan đến thông tin của công ty】 Nội dung ngành nghề, nội dung công việc Thành tích kinh doanh Triết lý doanh nghiệp, môi trường làm việc Khu vực công ty hoạt động Chế độ thuyên chuyển công tác Chế độ nghỉ phép Lộ trình phát triển bản thân (thăng tiến trong công việc) “Động cơ xin việc” có sức hút là Sau khi tìm hiểu thật kỹ về công ty mình quan tâm, bạn hãy kiểm tra xem bạn có thể đạt được những gì bạn mong muốn (niềm vui trong công việc, mức thu nhập, phong cách sống v.v.) ở công ty đó không nhé. Sau khi bạn biết được công ty đó có thể đáp ứng được những mong muốn của bạn như thế nào, hãy viết chúng ra giấy (không cần viết thành câu hoàn chỉnh). Những thứ bạn vừa viết ra chính là điểm khởi đầu cho “động cơ xin việc”. Bạn sẽ dựa vào những thông tin trên và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. Khi đó hãy thêm các điểm sau đây vào nhé. ・ Tại sao trong vô số công ty, bạn lại chọn công ty đó (bạn bị công ty hấp dẫn ở điểm nào) ・ Bạn muốn làm công việc gì ở công ty đó ・ Bạn có thể cống hiến như thế nào cho công việc đó (lồng ghép thêm sở trường và kinh nghiệm của bản thân) Vậy thì, chúng ta cùng xem các ví dụ và suy nghĩ thêm nhé. Những ví dụ này đã được ban biên tập biên tập lại một chút. Ví dụ ➀ Ngành nghề ứng tuyển: Nhân viên tổng hợp (Kinh doanh) ・ Người Việt ・ Sinh viên đại học ・ Trình độ tiếng Nhật (JLPT) N1 Tôi muốn “làm công việc có tương tác với mọi người”, hơn thế nữa, tôi muốn làm công việc liên quan đến Nhật Bản và Việt Nam. Sau khi xem trang chủ và video giới thiệu về quý công ty, tôi bị hấp dẫn bởi hoạt động phát triển kinh doanh toàn cầu trải dài 70 quốc gia của quý công ty. Vì thế, tôi muốn trở thành người hỗ trợ và quản lý nguồn nhân lực người nước ngoài liên quan đến các hoạt động kinh doanh này nên tôi đã ứng tuyển vào quý công ty. Tôi đã làm phiên dịch ở trường tiếng Nhật khoảng 1 năm. Ngoài công việc phiên dịch, tôi cũng đã phụ trách làm các hồ sơ cần gửi cho Cục xuất nhập cảnh, hướng dẫn du học sinh về các vấn đề trong cuộc sống. Tôi muốn phát huy các kinh nghiệm này khi làm việc ở quý công ty. Hơn nữa, tôi muốn tiếp tục mài giũa bản thân, hỗ trợ thật nhiều cho những nhân tài người nước ngoài đang ở Nhật và sắp sang Nhật. Thông qua đó, tôi hy vọng mình có thể cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của những người nước ngoài làm việc ở Nhật và cống hiến hết mình cho hoạt động của công ty. 【Nhận xét của ban biên tập】 ・ Điểm tốt: Đoạn văn không chỉ nói về nguyện vọng của cá nhân mà còn làm nổi bật điểm bản thân có thể cống hiến cho công ty (= phần bôi vàng). Về điểm cống hiến này, viết dài hơn một chút nữa cũng được. ・ Điểm còn thiếu: Nếu đoạn văn đưa ra câu chuyện cụ thể hơn về những nỗ lực khi làm việc ở trường tiếng Nhật, những việc đã giúp đỡ học sinh thì qua đây, người đọc sẽ hiểu được tác phong làm việc và tính cách của người viết. Ví dụ ② Ngành nghề ứng tuyển: Biên phiên dịch ・ Người Việt ・ Học sinh trường tiếng Nhật (Đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam) ・ JLPT・N2 Tôi là người tích cực giao tiếp với mọi người ở nơi làm việc, luôn cố gắng xây dựng các mối quan hệ thật tốt. Khi còn là sinh viên đại học, tôi đã phỏng vấn nhiều người và nhận được nhiều thông tin quý giá, các bài viết đó cũng đã nhiều lần được đăng báo. Ngoài việc quan tâm đến tiếng Nhật, các quy tắc trong cuộc sống, cách ứng xử khi làm việc, tôi còn cố gắng tạo nhiều cơ hội nói chuyện với thực tập sinh. Thông qua đó, tôi đã hiểu được những khó khăn, nỗi bất an của mọi người và giúp mọi người nhanh chóng tháo gỡ những vấn đề đó. Một trong những điểm mạnh của tôi là tôi có tinh thần hợp tác và có trách nhiệm cao trong công việc. Khi hỗ trợ và hướng dẫn cho thực tập sinh, tôi không chỉ làm theo những chỉ thị mà cấp trên đã giao, tôi còn dành thời gian để làm chương trình học sau khi sang Nhật cho thực tập sinh. Tôi suy nghĩ và thường xuyên cập nhật nội dung giờ học để thực tập sinh có thể nói chuyện ở mức tối thiểu ở nơi làm việc, nhanh chóng làm quen với cuộc sống ở Nhật chỉ sau 1 tháng học tập. Khi đó, tôi cũng lắng nghe ý kiến từ các đồng nghiệp của mình. Tôi làm việc với tinh thần hợp tác và trách nhiệm cao để mục tiêu hỗ trợ thực tập sinh đạt được kết quả cao nhất. Tôi muốn phát huy những kinh nghiệm này, tiếp tục trau dồi bản thân nên tôi muốn thử sức với công việc ở quý công ty, học tập và tích lũy những tri thức mới. 【Nhận xét của ban biên tập】 ・ Điểm tốt: Đoạn văn thể hiện rõ điểm mạnh của người viết là “tinh thần hợp tác”, “tính trách nhiệm” thông qua nội dung chi tiết về các nỗ lực cho công việc hiện tại (= phần bôi vàng). ・ Điểm còn thiếu: Đoạn văn không viết về điểm hấp dẫn ở công ty mới, người viết muốn làm việc như thế nào ở công ty đó. ・ Điểm còn thiếu: Đoạn văn có viết là đã có nhiều bài viết được đăng báo, nhưng lại không nói rõ về việc người viết đã thu thập thông tin với tư cách gì, trong hoàn cảnh như thế nào. Người đọc sẽ thấy đoạn văn thiếu tính thuyết phục. Tổng kết Với những phần như “Sở trường - Sở đoản” v.v. trong sơ yếu lý lịch, bạn có thể gửi cho các công ty cùng một nội dung nhưng riêng phần “Động cơ xin việc” thì không thể làm như vậy, phần này sẽ thay đổi tùy theo công ty bạn gửi hồ sơ. Sau khi tự mình viết xong mục này, bạn hãy nhờ thầy cô giáo trong trường, các anh chị đi trước kiểm tra nội dung và xin họ lời khuyên nhé. Nhóm hỗ trợ du học sinh - WA.SA.Bi. đang hỗ trợ các bạn du học sinh viết sơ yếu lý lịch miễn phí. WA.SA.Bi. có thể tư vấn về việc làm cho du học sinh trên toàn Nhật Bản bằng tiếng mẹ đẻ của chính du học sinh đó. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] WA.SA.Bi.:Trang trao đổi và đặt câu hỏi tư vấn dành cho du học sinh Các bài viết liên quan đến cách viết sơ yếu lý lịch. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hãy viết một cách thật hiệu quả về “Sở trường - Sở đoản"! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Ví dụ và giải thích về cách viết Sơ yếu lý lịch: Phần 1 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Ví dụ và giải thích về cách viết Sơ yếu lý lịch: Phần 2 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Ví dụ và giải thích về cách viết Sơ yếu lý lịch: Phần 3

    06/01/2022

  • Hãy viết một cách thật hiệu quả về “Sở trường – Sở đoản”!

    Chào các bạn! Trong thời gian đi tìm việc ở Nhật, chắc hẳn các bạn có rất nhiều nỗi bất an. “Nên viết gì vào phần Sơ yếu lý lịch nhỉ...”“Trong buổi phỏng vấn sẽ bị hỏi gì nhỉ...” Chắc hẳn bạn đã từng tự đặt ra cho mình những câu hỏi như trên, tuy nhiên thì nội dung mà bạn viết trong Sơ yếu lý lịch và câu hỏi được người phỏng vấn đưa ra trong buổi phỏng vấn có quy định nhất định nhé. Khi bạn biết trước những quy định này, sau đó đưa ra “giải pháp” giải quyết chúng thì hãy khiến cho doanh nghiệp nghĩ rằng “Chúng tôi muốn tuyển bạn”. Trong bài “Những điều cần biết trước khi viết sơ yếu lý lịch”, chúng mình đã giải thích khái quát về mục “Sở trường - Sở đoản”. Lần này và lần kế tiếp, chúng mình sẽ đưa ra các ví dụ mà các anh chị tiền bối đã viết, thông qua đó giải thích kĩ hơn về mục này nhé. Mình là người biết rõ nhất về bản thân mình?? Ai là người đánh giá “sở trường - sở đoản” của bạn ・ Sở trường là “điểm tốt của bạn” (Điểm mà “chính bạn” thấy tốt) ・ Sở đoản là “điểm không tốt của bạn”(Điểm mà “chính bạn” thấy không tốt) “Mình là người biết rõ nhất về bản thân mình.” --- Các bạn ơi, có thể các bạn tin như vậy, nhưng không phải lúc nào cũng là như vậy đâu.Có những điều tốt mà chính bạn không để ý đến, ngược lại, có những điểm không tốt mà chính bạn cũng không nhận ra. Trong khi tìm việc, khiến đối phương đánh giá về sở trường - sở đoản của mình như thế nào là điều rất quan trọng. Trong quá trình tìm việc, người đánh giá “sở trường - sở đoản” của bạn chính là “người phụ trách tuyển dụng của doanh nghiệp”. Vì vậy, trước tiên, nếu bạn không cho họ biết sở trường - sở đoản của bản thân một cách đầy đủ thông qua sơ yếu lý lịch và phỏng vấn, bạn sẽ không thể nhận được đánh giá phù hợp từ nhà tuyển dụng. Điểm lưu ý trong Sơ yếu lý lịch (tổng quát) Khi giải thích về sở trường - sở đoản của mình cho nhà tuyển dụng biết, trong sơ yếu lý lịch thì cần truyền tải bằng câu chữ, trong phỏng vấn thì cần truyền tải bằng lời nói nhưng cũng có trường hợp vì khác ngôn ngữ mẹ đẻ nên diễn đạt bằng tiếng Nhật là một điều khó khăn. Thêm nữa, điểm quan trọng hơn cả vấn đề ngôn ngữ đó là tính cụ thể và “câu chuyện”. Trong sơ yếu lý lịch các bạn du học sinh “Em là người cần cù, chăm chỉ”, “Em là người luôn nỗ lực cố gắng”, “Em là người biết cảm thông và chia sẻ” v.v. có rất nhiều cách nói trừu tượng như thế này nên thường không thể truyền tải một cách cụ thể về điểm tốt của mình. Nếu bạn chỉ viết những sự thật như “Em đứng thứ nhất trong lớp”, “Em đã đỗ một kì thi khó” v.v. mà không viết về “câu chuyện” đằng sau đó, viết về quá trình làm thế nào bạn đã có thể đạt được thành công đó, từ việc đó bạn học được điều gì v.v. thì tất cả những điều bạn viết chỉ dừng lại ở sự tự mãn “em rất giỏi, em rất cừ đúng không nào” mà thôi. * Về “câu chuyện” (story), bạn có thể tham khảo trong bài viết “Ví dụ và Giải thích về cách viết Sơ yếu lý lịch: Phần 1” “Điểm tốt của bạn” là gì Vậy thì, trong Sơ yếu lý lịch hay khi trả lời phỏng vấn, làm thế nào để có thể truyền tải được “sở trường (điểm tốt) của bạn” nhỉ? Điểm quan trọng ở đây chính là “suy nghĩ từ quan điểm của doanh nghiệp có ý định tuyển dụng bạn”. Doanh nghiệp muốn tuyển dụng người như thế nào nhỉ? Đó chính là “người có thể đóng góp tích cực cho công ty sau khi vào làm”. Như vậy có nghĩa là khi viết về “sở trường”, bạn phải xây dựng câu chuyện (story) và lồng ghép vào đó những dữ kiện để khiến công ty nghĩ rằng “sau khi vào làm việc, bạn có thể phát huy sở trường đó và đóng góp tích cực cho công việc. Để làm được điều này, bạn cần phân tích bản thân dưới góc độ “làm thế nào để mình có thể phát huy những sở trường của bản thân trong doanh nghiệp mình muốn vào”. Bạn cũng nên tự khám phá “những sở trường mà chính bạn cũng không biết”, tưởng tượng xem sau khi vào doanh nghiệp thì các sở trường đó được phát huy như thế nào. Sở đoản quan trọng hơn sở trường “Tôi quá nghiêm túc”“Tôi không thể làm đồng thời nhiều việc”“Tôi không giỏi giao tiếp với mọi người” Bất kì ai cũng có “điểm không tốt (sở đoản). Nhưng, bạn không được viết nguyên si duy nhất “sở đoản” của mình vào sơ yếu lý lịch. Điều mà doanh nghiệp muốn biết là thái độ và quá trình nỗ lực của ban để khắc phục “sở đoản” đó như thế nào (đã cố gắng khắc phục chưa)? “Khắc phục nhược điểm” là một thách thức mà bạn sẽ phải đối mặt cả khi đi làm. Các doanh nghiệp cũng biết rằng không ai có thể làm mọi việc một cách hoàn hảo ngay sau khi bắt đầu đi làm. Nói cách khác, khi đi làm, có rất nhiều “việc bạn không thể làm”. Khi nảy sinh những việc “không thể” đó thì bạn sẽ có thái độ và nỗ lực khắc phục để vượt qua nó như thế nào, đấy chính là điều doanh nghiệp muốn biết. Nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn có “thái độ và năng lực khắc phục nhược điểm” hay không thông qua những thông tin mà bạn viết trong sơ yếu lý lịch như “khi đi học hoặc cho tới bây giờ, mình đã gặp phải những vấn đề gì, mình đã giải quyết những vấn đề đó như thế nào” và thông qua những điều bạn giải thích khi phỏng vấn. Bạn cũng có thể suy nghĩ như những gì được viết trong mục “sở đoản” quan trọng hơn những gì được viết trong mục “sở trường”. Doanh nghiệp đi tìm những người có “thái độ và khả năng giải quyết vấn đề và khắc phục nhược điểm”. Phép biến sở đoản thành sở trường Bạn đã hiểu được rằng năng lực khắc phục nhược điểm là điều rất quan trọng rồi phải không? Vậy thì, điểm quan trọng tiếp theo là “truyền tải một cách chính xác câu chuyện khắc phục nhược điểm trong Sơ yếu lý lịch”. Cũng có thể gọi là “quá trình chuyển từ nhược điểm sang ưu điểm”. Ví dụ, việc “quá nghiêm túc”, “không thể làm đồng thời nhiều việc” nghĩa là “bạn có thể nhìn nhận mọi thứ một cách nghiêm túc”. Bằng cách này, nếu bạn viết thêm những từ có ý nghĩa trái ngược (từ trái nghĩa), bạn có thể thể hiện sở đoản của mình như là “vừa là nhược điểm vừa là ưu điểm”. Thêm nữa, không chỉ thay đổi cách diễn đạt, để khắc phục nhược điểm “không thể làm đồng thời nhiều việc”, bạn đã quản lý thời gian như thế nào, trong hoạt động nào đó thì bạn đã cùng các bạn khác trong nhóm phân chia công việc, cùng nhau nỗ lực như thế nào v.v. nếu bạn thể hiện được quá trình nỗ lực của mình một cách cụ thể và cả kết quả của nó như là một câu chuyện thì chắc chắn sẽ truyền đạt được 1 cách chi tiết tới nhà tuyển dụng về “thái độ, khả năng giải quyết vấn đề và khắc phục nhược điểm của bản thân”. Bằng cách đầu tư công sức như thế này, điều được nghĩ là “nhược điểm” cũng có mặt “ưu điểm”, hơn nữa, thông qua việc viết về câu chuyện khắc phục “nhược điểm, kết quả là bạn có thể truyền tải rằng bạn có ưu điểm là “khả năng khắc phục nhược điểm”. Phương pháp này giống như một phép thuật phải không. Cách tìm ưu điểm và nhược điểm Sau khi hiểu các điểm quan trọng trong việc viết “sở trường - sở đoản”, việc còn lại chỉ là thực hành thôi. Thế nhưng, chúng mình nhận được rất nhiều lời xin tư vấn như:“Nghĩ mãi mà không biết sở trường - sở đoản của mình...”“Đã biết là việc viết câu chuyện rất quan trọng rồi, nhưng lại không biết nên viết như thế nào...” Vì vậy, chúng mình sẽ giới thiệu tới các bạn 2 điểm quan trọng. Điểm ①: Nhìn lại chặng đường đã đi qua rồi viết vào sổ tay Chính “quá khứ” của bạn đã tạo nên tất cả những tính cách, hiểu biết, kinh nghiệm của bạn ở hiện tại. Chắc chắn là tất cả những người bạn đã gặp từ bố mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn thân, người yêu, thầy cô giáo trong trường, bạn bè trong câu lạc bộ hay sếp, tiền bối, đồng nghiệp ở nơi làm thêm v.v. đều để lại kỷ niệm đẹp và kỷ niệm không đẹp trong bạn. Từng kỉ niệm và trải nghiệm đó đã tạo thành bạn của hôm nay. Chính vì vậy, đầu tiên, bạn hãy dành một chút thời gian để nhớ lại những trải nghiệm, kinh nghiệm, những người bạn đã gặp từ trước đến giờ. Có lẽ bạn cũng sẽ nhớ lại những “việc mình đã thành công”, “việc mình đã thất bại”, kể cả những “thất bại lớn mà bạn không muốn nhớ lại”. Hãy nhớ lại và viết ra từng điều từng điều như vậy, theo thứ tự từ nhỏ tới lớn. Dù bạn không thể nhớ chi tiết thì cũng không sao, hãy viết trong phạm vi trí nhớ của mình. Nếu đã viết đến mức “không còn nhớ thêm được gì nữa” thì hãy đọc đi đọc lại những gì mình đã viết. Bạn sẽ thấy ưu điểm và nhược điểm của mình trong những điều mà bạn đã viết ra đấy. Điểm ②: Hỏi những người xung quanh Dành cho những bạn đã viết xong “lịch sử” của mình đến đoạn “không còn nhớ thêm được gì nữa”. Vẫn còn một việc nữa cần phải làm. Đó là việc hỏi những người xung quanh bạn về sở trường và sở đoản của bạn. Trong phần đầu như chúng mình đã nói, khi đi xin việc, người đánh giá cuối cùng về bạn không phải là bạn mà là người phụ trách tuyển dụng của doanh nghiệp. Bằng việc biết hình ảnh của bản thân (sở trường - sở đoản) được người khác nhìn như thế nào và thêm vào phần tự phân tích bản thân, nội dung trong mục “sở trường - sở đoản” của sơ yếu lý lịch sẽ trở nên sâu sắc và phù hợp hơn. Bạn hãy hỏi những người mà bạn đã đề cập trong điểm ① về bạn. Không chỉ hỏi 1 người, hãy hỏi vài người nhé. Những “sở trường - sở đoản” của bạn mà những người xung quanh đưa ra chắc chắn sẽ trùng không ít với những gì mà nhà tuyển dụng cảm nhận khi nói chuyện với bạn trong buổi phỏng vấn. Nếu Sơ yếu lý lịch phản ánh được sở trường - sở đoản của bạn từ quan điểm của người khác thì khả năng cao là nhà tuyển dụng sẽ coi bạn là “người có thể tự phân tích bản thân đúng cách”, “người trung thực và đáng tin cậy”. Bên cạnh đó, nếu viết thêm câu chuyện khắc phục nhược điểm của bản thân, bạn sẽ càng được đánh giá cao. Lần này, chúng mình đã giải thích cách viết cũng như cách hiểu về phần “sở trường - sở đoản”. Lần tới, chúng mình sẽ giới thiệu những ví dụ cụ thể của các anh chị tiền bối, thông qua đó sẽ phân tích kỹ hơn nhé.

    17/05/2021

  • Ví dụ và Giải thích về cách viết sơ yếu lý lịch: Phần 1

    Chào các bạn! Trong bài viết “Những điều cần biết trước khi viết sơ yếu lý lịch!” lần trước, chúng mình đã giới thiệu về những điểm nên biết trước khi viết sơ yếu lý lịch như là về khuôn mẫu cơ bản của sơ yếu lý lịch, điểm khác nhau giữa sơ yếu lý lịch và Entry Sheet v.v. Ở bài viết lần này, chúng mình cùng nhau suy nghĩ cách viết cụ thể thông qua nội dung trong những sơ yếu lý lịch mà các anh chị tiền bối đã viết nhé! Sơ yếu lý lịch của Nhật có mẫu khác với sơ yếu lý lịch của các nước khác, chúng mình đã giải thích rõ những điểm cơ bản về sơ yếu lý lịch của Nhật trong bài viết lần trước, nếu bạn chưa đọc thì hãy đọc bài viết đó trước nhé. Những điều cần biết trước khi viết sơ yếu lý lịch! Viết lên một "câu chuyện" Chắc hẳn các bạn đã học qua tiết “Tập làm văn” trong trường rồi phải không? Khi đó các bạn đã được học về cách viết sao cho “câu chuyện” mình đưa ra mạch lạc, có hệ thống. Trong sơ yếu lý lịch dùng để đi xin việc cũng vậy, bạn cần gửi tới nhà tuyển dụng “câu chuyện” (có mạch văn, cấu trúc, cốt truyện) bằng tiếng Nhật. Nội dung được viết trong sơ yếu lý lịch chính là phần bạn tự quảng cáo bản thân (自己PR), song nội dung đó nên là một câu chuyện bạn “kể” cho nhà tuyển dụng nghe. Những đoạn văn được viết trong sơ yếu lý lịch của du học sinh thường là những câu ngắn gọn, không được giải thích cặn kẽ và không có “câu chuyện” nào được đưa ra. Với những đoạn văn như thế thì bạn không thể truyền tải tới nhà tuyển dụng thế mạnh của mình và khó đi tới vòng tiếp theo (thi viết hay thi phỏng vấn). Vậy thì, câu chuyện mà có thể “truyền tải” tới nhà tuyển dụng là câu chuyện như thế nào? Lần này chúng mình sẽ tập trung chủ yếu vào 2 điểm chính sau nhé. ✔︎ Cấu trúc đoạn văn làm rõ kết luận và lý do dẫn tới kết luận đó✔︎ Ý thức về 5W1H Làm rõ kết luận và lý do dẫn tới kết luận đó Cấu trúc đoạn văn làm rõ kết luận và lý do dẫn tới kết luận đó Để tạo ra được một đoạn văn “truyền tải” được tới nhà tuyển dụng, sau khi làm rõ “kết luận” thì hãy viết “lý do dẫn tới kết luận đó”. Nhà tuyển dụng sẽ đọc vô số sơ yếu lý lịch, sau đó chọn ra người nào được đi tiếp vào vòng phỏng vấn. Để “gây chú ý” với nhà tuyển dụng, điều quan trọng là bạn muốn truyền tải điều gì, kết luận có dễ hiểu hay không. Nếu nhà tuyển dụng có quan tâm đến “kết luận” bạn đưa ra, họ sẽ muốn biết thêm “lý do” nữa. Bằng việc miêu tả rõ ràng và cụ thể về quá trình và lý do đi đến kết luận, điều bạn muốn PR sẽ để lại được ấn tượng trong mắt đối phương đấy. Ý thức về 5W1H Tiếp theo, khi viết về “lý do”, bạn nên ý thức về 5W1H (Who, What, Where, Why, When and How). Nếu chú ý tới 6 mục này, bạn sẽ viết được một đoạn văn dễ hiểu. ☑️ Who (Ai)☑️ What (Cái gì)☑️ When (Khi nào)☑️ Where (Ở đâu)☑️ Why (Tại sao)☑️ How (Bằng cách nào) 5W1H cũng rất quan trọng khi bạn viết báo cáo hay kế hoạch công việc khi bạn đã trở thành nhân viên chính thức. Nếu nội dung trong sơ yếu lý lịch dễ truyền tải được tới đối phương, nhà tuyển dụng sẽ hiểu được đúng điều bạn muốn PR, từ đó để lại ấn tượng rằng “bạn có năng lực viết báo cáo, điều này rất có ích khi làm việc”. Thêm vào đó, một điều quan trọng nữa là đưa ra các phương pháp và con số cụ thể. Trong sơ yếu lý lịch có rất nhiều câu trừu tượng như “đã cố gắng”, “đã nỗ lực” v.v. nhưng phần lớn trong số đó lại không thể hiểu được là “đã cố gắng cái gì, đạt được kết quả như thế nào”. Bằng cách đưa ra các “phương pháp cụ thể”, “con số, giá trị” trong phần giải thích, người đọc sẽ hiểu chi tiết về “việc bạn đã nỗ lực”. ■ Viết tay hay đánh máy Khi tư vấn cá nhân cho các bạn du học sinh, WA.SA.Bi. nhận được rất nhiều câu hỏi như “khi viết sơ yếu lý lịch thì em phải viết tay phải không?”, “em có thể đánh máy được không?”. Hiện nay, bạn có thể ứng tuyển bằng cả hai cách, cũng có nhiều bạn viết lý lịch trên Word, sau đó chuyển đổi sang PDF, rồi gửi đi bằng Email. Tuy nhiên, với những nơi chấp nhận ứng tuyển bằng sơ yếu lý lịch viết tay, nếu nhà tuyển dụng đọc được sơ yếu lý lịch do người nước ngoài cố gắng viết, biết đâu điều này cũng sẽ gây ấn tượng với họ. Dù bạn viết chữ không đẹp thì bạn vẫn có thể để lại ấn tượng là “chữ viết nắn nót”. Tất nhiên là cũng có những nhà tuyển dụng thích sơ yếu lý lịch đánh máy hơn là viết tay, và họ chỉ quan tâm vào phần nội dung được viết trong đó nên bạn hãy tìm hiểu thêm không khí ở nơi làm việc và tham khảo thêm ý kiến của các tiền bối đang làm việc tại các công ty nhé. Nào, chúng ta cùng nhau xem những đoạn văn cụ thể đã được viết trong sơ yếu lý lịch của các tiền bối đã tìm việc ở Nhật nhé. Lần này chúng mình đưa ra cách viết mẫu cho phần “学生時代に勉強以外に力を注いだこと” - “Khi là sinh viên, ngoài việc học tập, bạn đã dốc sức vào việc gì?” ※Các lỗi sai chữ, thiếu chữ đã được chỉnh sửa, tên thật đã được ẩn đi. Ví dụ①: Khi là sinh viên, ngoài việc học tập, bạn đã dốc sức vào việc gì? Trường hợp ①: Về việc làm thêm =Người Việt, sinh viên trường chuyên môn, trình độ tiếng Nhật N1 (JLPT) Nguyên văn: “Tôi làm ở quầy thanh toán trong siêu thị. Hồi mới vào làm, tôi làm sai rất nhiều. Những ngày tiếp theo, tôi đọc sách hướng dẫn trước khi đi làm, tôi vừa nhớ lại các thao tác bấm máy vừa rèn luyện trí não, bằng việc đọc đi đọc lại nhiều lần tôi đã có thể ứng biến được ngay. Vào cuối ngày, tôi nhớ lại những điều tốt và chưa tốt của bản thân rồi tự kiểm điểm và đồng thời suy nghĩ phương án cải thiện. Tôi cố gắng ghi nhật ký để tránh lặp lại những thất bại tương tự. Tôi nghĩ rằng không có gì là không thể. Tôi đã hiểu ra được việc nỗ lực để có thể thực hiện được điều đó quan trọng như thế nào." →→Ở ví dụ này, người viết không viết kết luận ngay từ đầu, người đọc mất nhiều thời gian để hiểu được ý kết luận “việc nỗ lực để không lặp lại thất bại rất quan trọng”. Nếu bạn viết kết luận trước rồi giải thích quá trình đi đến kết luận đó thì điểm bạn muốn PR sẽ dễ hiểu và phù hợp hơn. Vì vậy, chúng mình đã sửa lại đoạn văn trên và viết một đoạn văn mới như sau. Đoạn văn đã sửa: “Thông qua kinh nghiệm đi làm thêm, tôi đã rèn luyện bản thân bằng cách ghi lại những thất bại của mình và dùng nó để cải thiện cho những lần tiếp theo. Tôi đã làm việc 3 năm ở quầy thanh toán trong siêu thị từ mùa hè của năm thứ nhất đại học, nhưng mới đầu khi vào làm, có rất nhiều trường hợp không thể xử lý được dù đã có sách hướng dẫn. Ví dụ như là khi vừa bấm xuất đơn hàng thì khách hàng yêu cầu trả lại một số sản phẩm, tôi đã không biết nên làm thế nào để có thể xuất lại đơn. Trong những trường hợp như vậy tôi đã gọi người hướng dẫn tới và xử lý giúp, xin lỗi khách hàng vì để khách phải chờ đợi, nhưng từ những lần tiếp theo, để có thể tự ứng biến được, tôi đã viết lại ngay trong ngày hôm đó để nhớ. Ngoài những việc như vậy, ở nơi làm thêm có những thất bại hay thành công gì, cách xử lý ra sao, tôi đều ghi vào sổ tay mỗi ngày. Cứ như thế, sau vài tháng, việc thất bại cũng như những việc tôi không hiểu dần dần ít đi, tôi cũng đã tập được cho mình thói quen “duy trì liên tục”. Tôi đã gửi tới các em kohai của mình nội dung trong cuốn sổ đó và gần đây một số phần trong đó cũng được viết trong sổ tay hướng dẫn.” →→Thông qua việc viết kết luận ở ngay phần đầu, người đọc dễ dàng hiểu được điều bạn muốn PR. Hơn nữa, bằng việc đưa ra ví dụ cụ thể về việc bạn thất bại lúc ban đầu, “câu chuyện” của bạn dễ truyền tải hơn, bạn cũng để lại được ấn tượng là “có khả năng diễn đạt và báo cáo”. Ví dụ ②: Khi là sinh viên, ngoài việc học tập, bạn đã dốc sức vào việc gì? Trường hợp ②: Về việc làm thêm = Người Việt, sinh viên đại học, trình độ tiếng Nhật N1 (JLPT) Nguyên văn: “Ngoài việc học tập, tôi đã dốc hết sức vào việc làm thêm. Từ năm thứ nhất, tôi đã làm thêm ở công ty cổ phần ◯◯, tôi đảm nhiệm việc dạy tiếng Nhật cho thực tập sinh người Việt. Có tất cả 20 thực tập sinh nhưng số bạn tới lớp khá ít, chỉ có 2~5 bạn. Để nhiều bạn tới lớp hơn, tôi đã lập một bản kế hoạch rồi nói chuyện với tất cả các bạn ấy, tổng hợp lại ý kiến của các bạn và những điểm cần cải thiện rồi trao đổi với người phụ trách trong công ty. Nhờ đó, số bạn tham gia lớp học đã tăng lên đến 10 bạn thông qua việc đổi thời gian bắt đầu học, tặng thẻ quà tặng cho những bạn có điểm chuyên cần trên 90%. Từ kinh nghiệm này tôi học được rằng suy nghĩ và nỗ lực của bản thân có thể tạo ra ảnh hưởng tới kết quả công việc.” 【Điểm cải thiện】 Trong ví dụ này, kết luận được viết trước, sau đó là phần triển khai lý do nên đoạn văn này cũng trở nên dễ hiểu hơn. Ví dụ, nếu bạn viết như sau“Ngoài việc học tập, tôi đã dốc hết sức vào việc làm thêm. Thông qua việc làm thêm từ năm thứ nhất đại học, tôi đã học được rằng đề xuất và hành động của bản thân có thể tạo ra ảnh hưởng tới kết quả công việc.” thì những gì bạn trưởng thành được viết ngay đầu tiên. Nhà tuyển dụng muốn biết rằng sau khi vào làm việc, bạn có thể làm được gì. Đọc câu đầu này xong, có thể nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng rằng bạn có “khả năng đề xuất”, “khả năng hành động”. 【Điểm tốt】 ① Đoạn văn mẫu trên có giới thiệu công việc làm thêm là “dạy tiếng Nhật cho đối tượng là thực tập sinh kỹ năng”. Điều này cho thấy “công việc đặc thù của người nước ngoài” và “năng lực ngoại ngữ cao” và đây là điểm khiến các nhà tuyển dụng quan tâm vì kinh nghiệm làm thêm có liên quan trực tiếp đến công việc sau khi được tuyển dụng. ② Khả năng đưa ra đề xuất và hành động của bạn được truyền tải nhiều hơn thông qua “việc đề xuất cải thiện tình trạng tỷ lệ học viên tới lớp thấp”, “việc thực hiện đề xuất đó”, “kết quả đem lại”. ③ Nội dung của nỗ lực cải thiện cũng được viết ngắn gọn và cụ thể, hơn nữa còn có con số cụ thể nêu ra kết quả của sự nỗ lực đó (từ 2~5 người học đã tăng lên thành 10 người). Nói chung, thông tin cụ thể, dễ hiểu nên nhà tuyển dụng có thể tưởng tượng ra được hình ảnh người viết hoạt động tích cực sau khi vào công ty. Công cụ hỗ trợ viết Sơ yếu lý lịch Công cụ hỗ trợ viết Sơ yếu lý lịch của WA.SA.Bi. Có rất nhiều trang web hỗ trợ bạn viết sơ yếu lý lịch. Tại WA.SA.Bi., bạn có thể sử dụng công cụ viết sơ yếu lý lịch trên trang chủ và có thể xin tư vấn cách viết sơ yếu lý lịch, cách phỏng vấn từ nhân viên người nước ngoài nhé. (trực tiếp hoặc online) Hỗ trợ viết sơ yếu lý lịch của WA.SA.Bi. Trên trang chủ của WA.SA.Bi., sau khi đăng ký thành viên, bạn có thể sử dụng công cụ viết sơ yếu lý lịch trong phần “MyPage”. Thông tin tuyển dụng Thông tin tuyển dụng được cập nhật liên tục trong mục “JobHunting”. Đặc biệt, bạn có thể đọc thông tin tuyển dụng đó bằng tiếng Việt Hỗ trợ cá nhân Các thành viên của WA.SA.Bi. có tiền thân là du học sinh hoặc đang là du học sinh, ngoài những hỗ trợ trên, trang Facebook của WA.SA.Bi. cũng thường xuyên cung cấp các thông tin cơ bản về hoạt động tìm việc và WA.SA.Bi. còn tổ chức buổi phỏng vấn thử và luyện tập phỏng vấn cho các bạn có nguyện vọng. Nếu bạn có thắc mắc hay muốn trao đổi ý kiến, hãy liên lạc với WA.SA.Bi. nhé!

    27/04/2021

  • Ví dụ và Giải thích về cách viết sơ yếu lý lịch: Phần 2

    Chào các bạn ! Đây là blog thứ 4 về quá trình tìm việc làm (tiếng Nhật còn gọi là Shukatsu) dành cho sinh viên nước ngoài. Đầu tiên, hãy cùng điểm lại ba tiêu đề của 3 bài blog trước đó nhé (nhấp vào các chữ cái màu xanh trên mỗi tiêu đề để đọc blog). Trong phần 1, chúng mình đã giải thích tổng thể những điểm quan trọng của sơ yếu lý lịch, chẳng hạn như cách viết 志望動機 (Lý do ứng tuyển) và 自己PR (Tự giới thiệu bản thân). Blog thứ 1: Những điều cần biết trước khi viết sơ yếu lý lịch! Trong phần 2 là giải thích tầm quan trọng của Story (câu chuyện) và "Cách viết làm rõ kết luận và nêu lý do", đồng thời đưa ra 2 ví dụ về cách viết nội dung trong sơ yếu lý lịch được viết bởi các tiền bối (về những điều đã cố gắng ngoài việc học khi còn là sinh viên). Blog thứ 2: Ví dụ và Giải thích về cách viết sơ yếu lý lịch: Phần 1 Trong phần 3, chúng mình đã giới thiệu hai cách để cải thiện cách viết về 長所・短所 (Sở trường - Sở đoản). Blog thứ 3: Hãy viết một cách thật hiệu quả về “Sở trường - Sở đoản”! Tiếp tục với nội dung trong blog thứ 2, lần này chúng mình sẽ giới thiệu tới các bạn những mẫu văn do các tiền bối từng viết, và giải thích về những điểm cần sửa đổi. Các ví dụ lần này xoay quanh về 長所 (Sở trường). *Về các ví dụ của tiền bối, WA.SA.Bi. và KOKORO đã sửa các lỗi đánh máy và bổ sung thiếu sót, tên thật cũng được giấu đi. * Ví dụ về ① và ② được trong blog thứ 2 "Ví dụ và Giải thích về cách viết sơ yếu lý lịch: Phần 1" nên lần này chúng mình sẽ giới thiệu và giải thích các ví dụ từ ③ đến ⑤. Ví dụ ③: Sở trường (hay còn gọi là điểm mạnh) Trường hợp ③: “Năng lực ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp" = Người Việt, sinh viên đại học, trình độ tiếng Nhật N2 (JLPT) Nguyên văn: “Điểm mạnh của tôi là khả năng về ngôn ngữ và giao tiếp. Từ cấp 2, tôi thường học tiếng Anh với người nước ngoài. Điểm TOEIC hiện tại của tôi là 935. Hơn nữa, khi học cấp 3 tôi cũng đã đi du học trao đổi tại trường Đại học ◯◯. Tại đây tôi làm quen được rất nhiều bạn bè. Tôi đã học thêm được kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Trong tương lai, tôi muốn kết bạn với mọi người trên khắp thế giới.” →→Trong ví dụ trên, “điểm mạnh" vẫn chưa được thể hiện sự có ích đối với lý do ứng tuyển (志望動機). Những kinh nghiệm (giờ học tiếng Anh, thời gian đi du học trao đổi) và năng lực ngoại ngữ (điểm thi TOEIC) của người viết không được đề cập theo góc nhìn lợi thế ra sao trong công việc, mà chỉ kết thúc bằng sự “hãnh diện" về bản thân. Ví dụ như, cuối đoạn có viết “muốn kết bạn với mọi người trên khắp thế giới", đó chỉ là mong muốn cá nhân chứ điều này dường như lại không hề liên quan gì đến công ty. Suy cho cùng, sơ yếu lý lịch là một giấy tờ cần thiết để bạn “tìm việc”. Khi nhận sơ yếu lý lịch, phía công ty sẽ chú trọng đến điểm liệu người này có thể áp dụng kiến thức, kỹ năng vào công việc khi vào công ty hay không, chứ không quan tâm đến mong muốn cá nhân “muốn kết bạn với mọi người trên khắp thế giới". Cứ viết như vậy thì phần PR bản thân sẽ đi lệch mục đích và khá khó khăn để làm cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng “tôi muốn tuyển người này". Đoạn văn đã sửa: “Điểm mạnh của tôi là năng lực tiếng Anh trình độ cao và kỹ năng giao tiếp. Từ cấp 2, tôi thường xuyên học tiếng Anh cùng người nước ngoài, luôn ý thức về một “tiếng Anh có thể sử dụng được" nên tôi còn tự học tiếp hơn 2 tiếng mỗi ngày tại nhà. Kết quả là tôi đạt được 935 điểm TOEIC, sau đó có được cơ hội đi nước ngoài để du học trao đổi. Tại nơi du học, tôi giao lưu với bạn bè địa phương, cố gắng hết sức mở rộng vòng tròn giao tiếp với bạn bè các nước. Sau khi đi làm, tôi mong rằng có thể tiếp tục bồi dưỡng và vận dụng năng lực tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp như vậy để có thể đóng góp xây dựng quan hệ với các dự án, đối tác nước ngoài.” Ví dụ ④: Sở trường (hay còn gọi là điểm mạnh) Trường hợp ④: “Kỹ năng giao tiếp và nụ cười" = Người Việt, sinh viên đại học, trình độ tiếng Nhật N2 (JLPT) Nguyên văn: “Điểm mạnh của tôi là kỹ năng giao tiếp và nụ cười. Khi làm thêm tại cửa hàng ~~ trong vai trò trưởng nhóm, tôi phát huy được khả năng làm hài lòng khách hàng bằng nụ cười của mình. Lúc cửa hàng đông khách, tôi đặc biệt quan tâm đi đến chỗ của những vị khách đang phải chờ đợi, tích cực bắt chuyện với họ. Không chỉ vậy, khi khách ra về tôi cũng tích cực giao tiếp bằng cách vừa tính tiền vừa cười cảm ơn thật chân thành, kết quả là tôi được khách hàng nhớ tên và nói rằng “Vì có ◯◯ mà tôi lại đến quán đấy nhé!”. Nhờ đó, tôi cởi bỏ căng thẳng, dần tự tin và dễ dàng trò chuyện với khách hàng của mình nhiều hơn nữa. Mong rằng tại quý công ty tôi cũng có thể góp sức xây dựng niềm tin của khách hàng bằng chính nụ cười và kỹ năng giao tiếp này.” 【Điểm tốt】 Người đọc có thể hiểu kỹ năng giao tiếp và nụ cười mang lại lợi ích như thế nào với công việc làm thêm, có thể tưởng tượng được hình ảnh người viết sẽ làm công việc tiếp xúc với người khác (ví dụ kinh doanh, bán hàng...) khi đi làm sau này. 【Điểm cần cải thiện】 Mặc dù có ghi bản thân là “trưởng nhóm” tại cửa hàng nhưng người viết vẫn chưa thể PR đủ hình tượng hoạt động của mình trong vai trò một người lãnh đạo. Đối với bên ngoài công ty (với khách hàng), kỹ năng giao tiếp vượt trội có thể giúp phát huy năng lực kinh doanh, bán hàng... còn trong nội bộ công ty, tinh thần lãnh đạo được phát huy chẳng hạn như thông qua việc đào tạo nhân viên vào sau; nếu viết được nội dung như vậy chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt hơn nữa. Chúng mình đã chỉnh sửa lại đoạn văn như sau. Đoạn văn đã sửa: “Điểm mạnh của tôi là kỹ năng giao tiếp và nụ cười. Trong quá trình làm thêm 2 năm liên tục tại quán nhậu Nhật, tôi luôn luôn tiếp xúc với khách hàng bằng nụ cười trên môi, lúc nào cũng cố gắng tích cực chuyện trò cùng khách. Ngay từ khi khách đến quán cho đến lúc tính tiền, tôi coi trọng việc giao tiếp với khách hàng trên mọi tình huống. Nhờ vậy mà không hề có lời phàn nào nào kể cả lúc quán cực kỳ bận rộn khiến khách hàng phải chờ đợi. Ngoài ra, còn có vị khách nhớ tên tôi và nói rằng “Vì có bạn mà tôi lại ghé đấy nhé!”. Thời gian đầu tôi đã rất căng thẳng khi phải bắt chuyện với khách bằng tiếng Nhật, nhưng khi tiếp tục cố gắng trò chuyện như vậy tôi đã học được cách giảm bớt sự căng thẳng của mình. Tôi còn được giao vai trò trưởng nhóm, truyền đạt lại thái độ và kỹ năng tiếp đón ấy đến các bạn nhân viên vào sau. Tôi sẽ chú trọng kỹ năng giao tiếp với khách hàng để có thể góp sức xây dựng vững chắc hơn nữa sự tin cậy mà quý công ty đã tạo dựng được”. Ví dụ ⑤: Sở trường (hay còn gọi là điểm mạnh) Trường hợp ⑤: “Cái gì cũng học, khả năng tiếp thu" = Người Việt Nam, sinh viên đại học, JLPT・N1 Nguyên văn: “Tôi tự tin vào khả năng tiếp thu, điều gì cũng học được của mình. Sở trường của tôi là phân tích sự vật, sự việc, tình hình nên điều gì tôi cũng có thể học và tiếp thu một cách nhanh chóng. Tôi nỗ lực tập trung học tập và đã đỗ kỳ thi Năng lực tiếng Nhật N2 sau khi đến Nhật được 1 năm, lấy được N1 lúc học đại học. Tôi cũng tự tin vào khả năng nắm bắt công việc tại chỗ làm thêm. Khi đi làm sau này, bên cạnh tiếng Nhật còn có kiến thức kinh tế, vấn đề xã hội… tất cả đều vô cùng cần thiết. Do đó, ngay cả khi đã đi làm tôi vẫn sẽ tiếp tục học hỏi những điều cần thiết trong công việc.” Sở trường phân tích sự vật, sự việc; nhanh chóng học hỏi và tiếp thu bất cứ điều gì. →→Hiểu được sự tích cực thường xuyên học tập, tiếp thu và trưởng thành của người viết. Tuy nhiên, bài viết vẫn chưa hình thành nên một câu chuyện rõ ràng khiến đoạn văn về tổng thể bị thiếu đi sức thuyết phục. Dù viết về “sở trường phân tích sự vật, sự việc, tình hình" nhưng đoạn văn lại không cho thấy câu chuyện nào thuyết phục người đọc công nhận điều đó. Ngoài ra, tự tin “nắm bắt công việc tại chỗ làm" nhưng vì không có câu chuyện cụ thể nào nên người đọc vẫn chưa thể hiểu căn cứ vào đâu để “tự tin". Đưa câu chuyện về trải nghiệm và kinh nghiệm cụ thể vào sơ yếu lý lịch giúp dễ dàng truyền tải tính cách của bạn đến nhân viên phụ trách tuyển dụng của công ty, giúp họ mường tượng ra được hình ảnh làm việc của bạn sau khi vào công ty. Trường hợp số lượng chữ viết quá nhiều, có thể xoá bớt phần đỗ N1 trong đoạn văn trên. Bởi vì, bạn hoàn toàn có thể ghi điều đó vào cột “Bằng cấp - chứng chỉ" trong sơ yếu lý lịch. Thử nghĩ ra câu chuyện và sửa lại đoạn văn nhé! Đoạn văn đã sửa: “Điểm mạnh của tôi là tích cực học hỏi và tiếp thu mọi thứ. Chẳng hạn như việc học tiếng Nhật, tôi đã tập trung học và đỗ kỳ thi Năng lực tiếng Nhật N2 chỉ sau 1 năm đến Nhật. Sau đó, khi học đại học tôi tiếp tục lấy N1. Tại nơi làm thêm, tôi tự ghi chú để hiểu rõ hơn về quy định chỗ làm, từ ngữ chuyên môn, các sản phẩm… Không đợi cấp trên nói, tôi còn chủ động đặt câu hỏi và ghi chú lại những gì mình chưa biết. Hơn 1 năm làm việc liên tục như vậy, những ghi chép trong công việc của tôi được dùng để soạn thành quyển hướng dẫn cho các bạn nhân viên vào sau. Bên cạnh đó, để chuẩn bị bước vào xã hội đi làm chính thức, tôi quan tâm theo dõi tin tức hàng ngày và đưa ra chủ đề khi nói chuyện với giáo viên trên trường, cấp trên nơi làm thêm. Sau khi vào làm tại quý công ty, tôi cũng sẽ tiếp tục cố gắng học tập và tiếp thu để có thể nhanh chóng thực chiến dù chỉ trong 1 ngày.” Lần này, Ban biên tập đã giới thiệu, sửa chữa và giải thích 3 ví dụ về “Sở trường” (hay còn gọi là điểm mạnh) trong sơ yếu lý lịch. Hãy tham khảo khi bạn viết về “Sở trường - Sở đoản" của mình nhé! Trong phần tiếp theo chúng mình sẽ tiếp tục giới thiệu và giải thích những ví dụ khác tương tự như thế này!

    24/05/2021

  • Ví dụ và Giải thích về cách viết sơ yếu lý lịch: Phần 3

    Chào các bạn! Chúng mình đã giải thích về cách viết sơ yếu lý lịch trong 4 bài viết vừa rồi, những bạn đã đọc qua cả 4 bài chắc hẳn đã cải thiện được đáng kể cách viết sơ yếu lý lịch rồi phải không? Chúng ta hãy cùng so sánh nội dung của các sơ yếu lý lịch thực tế do các anh chị tiền bối đã viết với nội dung mà ban biên tập đã sửa và thêm vào để chú ý và tránh việc “không mắc lỗi giống như vậy” để bản sơ yếu lý lịch tốt hơn nhé. Các điểm quan trọng khi viết sơ yếu lý lịch ・Viết lên “một câu chuyện” (story)・Làm rõ kết luận và lý do đưa đến kết luận đó・Ý thức về 5W1H đã được truyền đạt trong những bài viết vừa qua. Điểm quan trọng hơn nữa chính là “viết bằng con mắt của nhà tuyển dụng muốn tuyển bạn”. Hãy viết lên những đoạn văn khiến người phụ trách tuyển dụng của doanh nghiệp, sau khi đọc sơ yếu lý lịch của bạn, sẽ có suy nghĩ “muốn thử phỏng vấn người này”, “muốn tuyển người này”. Vậy thì, chúng ta cùng xem các đoạn văn thực tế do các anh chị tiền bối đã viết nhé. ※Ví dụ①~⑤ đã được giới thiệu trong các bài Blog dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Ví dụ và Giải thích về cách viết sơ yếu lý lịch: Phần 1 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Ví dụ và Giải thích về cách viết sơ yếu lý lịch: Phần 2 Ví dụ⑥: Sở trường Trường hợp ⑥: “Hành động cho đến khi đạt được mục tiêu đã đề ra” =Người Việt, sinh viên trường chuyên môn (đã tốt nghiệp đại học tại Việt Nam), trình độ tiếng Nhật N2 (JLPT) Nguyên văn: “Tôi là người luôn hành động để đạt được mục tiêu đã đề ra. Tôi tự tin vào việc xác lập mục tiêu và làm cho tới cùng. Trong cuộc sống ở Nhật, tôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm mới, cũng có cả thất bại nữa. Hiện nay, tôi đang làm thêm ở nhà hàng nhưng ở đó tôi cũng đã có nhiều kinh nghiệm xương máu. Tôi nghĩ rằng thông qua những thất bại đó, con người ta trưởng thành hơn. Tôi nghĩ rằng sau khi đi làm, chắc chắn mình cũng sẽ có nhiều thất bại, nhiều khó khăn. Thế nhưng, tôi có mục tiêu là làm việc tại Nhật Bản. Tôi sẽ phấn đấu vì mục tiêu này và mang trong mình tinh thần sẽ hành động để đạt được mục tiêu kết nối Nhật Bản và Việt Nam, cống hiến cho doanh thu của các hoạt động tại nước ngoài của quý công ty.” →→Trong nguyên văn đã viết “có tự tin trong việc xác lập mục tiêu và làm cho tới cùng” nhưng lại không đưa ra bất kỳ kinh nghiệm hay phần giải thích (câu chuyện) cụ thể nào nên không có sức thuyết phục. →→ “Thất bại” ở đây cũng được dùng nhiều nhưng không có câu chuyện “thất bại như thế nào, làm thế nào để vượt qua thất bại” nên đoạn văn chỉ đem lại ấn tượng không tốt là “người có nhiều thất bại”. Thêm vào đó, nếu sử dụng các từ trái nghĩa của từ “thất bại” là “thành công”, “thử thách” thì cũng sẽ đem lại ấn tượng tốt hơn. →→ Người đọc sẽ đọc được mục tiêu cuối cùng là “việc làm việc tại Nhật Bản”, các bạn cũng hãy thử để tâm đến những câu văn khiến cho người đọc kỳ vọng vào bạn sau khi tuyển dụng bạn nhé. Chúng mình đã chỉnh sửa lại đoạn văn như sau. Đoạn văn đã sửa: “Sở trường của tôi là hành động cho tới khi đạt được mục tiêu. Trong cuộc sống ở Nhật, tôi đã có nhiều kinh nghiệm mới, cũng có cả thất bại nữa. Tại nhà hàng nơi tôi làm thêm, lúc đầu vì chưa quen với công việc nên có lần tôi đã bị khách, sếp mắng. Thế nhưng, khi tôi không biết cách bấm máy tính tiền, tôi được dạy cho cách bấm và tôi đã ghi chép lại, sau đó học thuộc. Tôi đã cố gắng để không mắc lỗi nữa. Cứ như vậy, dần dần tôi làm việc thuần thục hơn, ngược lại, tôi cũng hỗ trợ các bạn chưa quen việc vào làm sau tôi. Tôi nghĩ mình đã đạt được mục tiêu trở thành “nhân viên đáng tin cậy”. Sau khi vào làm việc ở công ty, tôi sẽ luôn giữ tâm thế không ngại thử thách và cải thiện bản thân để dần đi đến mục tiêu, tôi muốn cống hiến cho quý công ty dù là một phần nhỏ thôi.” Ví dụ⑦: Sở trường Trường hợp ⑦: “Khả năng hành động với tinh thần vươn lên” = Người Việt, sinh viên đại học, trình độ tiếng Nhật N2 (JLPT) Nguyên văn: “Sở trường của tôi là khả năng hành động với tinh thần vươn lên. Dù là bất cứ công việc nào, tôi cũng muốn đạt được trình độ cao nhất có thể. Khi làm việc ở chuỗi nhà hàng bán hamburger, tôi ý thức được sở trường của mình và muốn phát triển nó hơn nữa. Với những điểm còn yếu, tôi xin ý kiến của người quản lý và cố gắng cải thiện. Sau khóa đào tạo, tinh thần vươn lên của tôi được công nhận, tôi được giao cho vị trí trưởng nhóm. Nếu được vào quý công ty làm việc, tôi muốn phát huy tinh thần vươn lên của mình vào công việc và cống hiến cho công ty.” 【Điểm tốt】 “Tinh thần vươn lên” là cụm từ được nhiều bạn du học sinh sử dụng trong sơ yếu lý lịch. Điểm chú ý trong đoạn văn này mà chúng mình muốn nhắc lại là “người phụ trách tuyển dụng của doanh nghiệp có muốn tuyển bạn hay không". Khi doanh nghiệp cân nhắc đến việc tuyển dụng bạn, họ sẽ đánh giá tinh thần vươn lên của bạn. Không phải bất kì ai cũng có thể làm được việc ngay từ đầu, nỗ lực kiên trì để nâng cao năng lực làm việc là điều cần thiết, và quan trọng hơn là tinh thần vươn lên. Tuy nhiên, nếu chỉ có tinh thần vươn lên mà không có khả năng hành động thì cũng không đưa ra kết quả gì. Vì vậy, doanh nghiệp muốn tuyển dụng những người có cả tinh thần vươn lên và khả năng hành động. Trong đoạn văn này có viết “có thể hành động với tinh thần vươn lên”, “tinh thần vươn lên” và “khả năng hành động” đã được nhấn mạnh ở đây. Điều cần thiết tiếp theo là câu chuyện cụ thể về “tinh thần vươn lên” và “khả năng hành động” đó. Đoạn văn này có viết về câu chuyện “nỗ lực ở nơi làm thêm, giải quyết các vấn đề của bản thân và nhận được sự tin tưởng của cấp trên nên được giao cho vị trí người đào tạo”, chúng ta hiểu được cụ thể “tinh thần vươn lên” và “khả năng hành động” là gì. Người phụ trách tuyển dụng nếu đọc được những nội dung này cũng sẽ có thể tưởng tượng ra được người viết sau khi vào công ty sẽ nỗ lực với tinh thần vươn lên, hoạt động tích cực cho công ty”. 【Điểm cải thiện】 Ý nghĩa của đoạn văn sẽ thay đổi tùy thuộc vào kết quả “trở thành người đào tạo” là mục tiêu ngay từ đầu hay chỉ vô tình đạt được. Khi hành động theo mục tiêu, con người có ý muốn cao hơn và có xu hướng đạt được mục tiêu (kết quả) sớm hơn. Nếu có những nhân viên mới như thế này, doanh nghiệp mong đợi người đó có thể nâng cao khả năng làm việc nhanh hơn những người khác, đưa ra thành quả sớm hơn. Chúng mình đã chỉnh sửa đoạn văn như sau. Đoạn văn đã sửa: “Sở trường của tôi là hành động với tinh thần vươn lên, tôi thường cố gắng nhắm đến các mục tiêu cao. Ví dụ, trong khi học đại học, tôi đã làm thêm ở một cửa hàng hamburger. Trong cửa hàng có một vị trí là “người đào tạo” nên tôi đã quyết định nhắm tới vị trí đó. Nếu có điều gì còn kém hay chưa hiểu, tôi xin ý kiến của người quản lý và cố gắng cải thiện ngay, nỗ lực mỗi ngày để nâng cao khả năng phục vụ của bản thân. Thế là, sau khi kết thúc khóa huấn luyện trong 6 tháng, tôi được giao cho vai trò làm người đào tạo. Sau đó, tôi cũng được phụ trách việc hướng dẫn các bạn mới vào làm sau. Sau khi vào công ty, tôi cũng sẽ tiếp tục cố gắng để đạt được mục tiêu đã đề ra, nâng cao năng lực của bản thân, cống hiến cho quý công ty nhiều nhất có thể.” Ví dụ⑧: Sở trường Trường hợp ⑧: “Khả năng hành động với tinh thần vươn lên” = Người Việt, sinh viên đại học, trình độ tiếng Nhật N2 (JLPT) Nguyên văn: “Tôi luôn đối mặt với mọi việc trên “tinh thần vươn lên”. Từ hai năm trước, tôi làm trưởng nhóm bóng đá của người Việt ở trường đại học. Đội của tôi hầu hết là những người mới bắt đầu tập hợp lại nên khó chiến thắng trong các trận đấu. Vì vậy, hàng tuần, tôi rủ các đội khác trong trường lên kế hoạch cùng nhau thi đấu. Tôi đã chuẩn bị các công việc như lên kế hoạch luyện tập, nghĩ phương pháp luyện tập, đặt sân bóng v.v. như một người quản lý. Sau đó, ở mỗi trận đấu, tôi cùng cả nhóm bàn bạc với nhau “những điểm cần cải thiện, những chiến lược cần làm”. Kết quả là, tại hội thi đấu bóng đá nhóm chúng tôi đã giành được chiến thắng đầu tiên như mong đợi. Từ bài học này, tôi đã học được tầm quan trọng của việc dám thử thách bản thân với tinh thần vươn lên trong bất kì việc gì. Sau khi vào công ty, tôi nghĩ công việc cũng sẽ khá vất vả nhưng tôi muốn tích cực trau dồi phát triển bản thân và trở thành một người trưởng thành hơn nữa.” 【Điểm tốt】 Giống như ví dụ ⑦, đây cũng là đoạn văn PR “tinh thần vươn lên”. Chúng ta có thể thấy được khả năng lãnh đạo và quản lý thông qua câu chuyện của người viết “với tư cách là trưởng nhóm, để có thể giải quyết được vấn đề của nhóm, người viết đã đưa ra các hoạt động cụ thể, kết quả là dẫn đội đi đến chiến thắng đầu tiên”. Thêm vào đó, cụm từ “chiến thắng đầu tiên như mong đợi” được dùng cho thấy người viết đã nỗ lực đặt ra mục tiêu “giành chiến thắng đầu tiên” từ đầu. 【Điểm cải thiện】 Trong cuối đoạn văn, có ghi rõ mục tiêu cá nhân “muốn trở thành người trưởng thành” vì thế nên viết thêm mục tiêu “muốn hoạt động và làm việc như thế nào trong công ty” sẽ khiến cho nhà tuyển dụng quan tâm đến sơ yếu của bạn hơn. Thêm vào đó, cụm từ “khá vất vả" (しんどい) không nên sử dụng bản sơ yếu vì có thể gây mất điểm đối với người đọc. Chúng mình đã chỉnh sửa đoạn văn như sau. Đoạn văn đã sửa: “Tôi luôn nỗ lực mọi việc trên “tinh thần vươn lên”. Trong vòng 2 năm, tôi làm việc với tư cách là đội trưởng của câu lạc bộ đội bóng đá người Việt. Trong đội có nhiều người mới nên ban đầu đã rơi vào tình trạng khó dành chiến thắng. Vì vậy tôi đặt ra mục tiêu là dành chiến thắng cho đội và suy nghĩ, thực hiện cách để trở nên mạnh mẽ. Cụ thể, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hành, luyện tập chung với đội khác trong khuôn viên của trường. Khi đó, tôi suy nghĩ về phương pháp luyện tập, đặt lịch sân đấu, cố gắng làm tròn trách nhiệm của một người quản lý. Sau đó, khả năng của các thành viên dần dần được cải thiện. Mặc dù vậy, tôi không thể thắng dễ dàng nhưng sau mỗi trận đấu tôi đã thảo luận về những cải tiến trong tương lai của đội và phản ánh chúng trong quá trình luyện tập của mình. Kết quả của những nỗ lực này trong gần 2 năm, cuối cùng đội đã có thể giành được chiến thắng đầu tiên được mong đợi trong trận đấu của trường gần đây. Sau khi vào làm tại công ty, tôi sẽ tiếp tục trân trọng tinh thần vươn lên, học hỏi thật nhiều từ tiền bối, hàng ngày sẽ tiếp tục thử thách và rèn luyện bản thân để có thể cống hiến sức lực vào sự phát triển của công ty.” Trong bài viết lần này, chúng mình đã đưa ra 3 ví dụ về sở trường trong sơ yếu lý lịch đồng thời cũng đã sửa lại và đưa ra những giải thích liên quan. Các bạn hãy tham khảo khi viết về “Sở trường - Sở đoản” cho hồ sơ lý lịch của mình nhé!

    31/05/2021

Đơn vị vận hành

Nhà tài trợ Bạch Kim

Đơn vị hỗ trợ

  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
  • Văn phòng JNTO Hà Nội
  • Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
  • Hội Việt Nam (JAVN)
  • Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
  • Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế

Đơn vị hợp tác

Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)

Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài

WA.SA.Bi.

Danh mục

  • Khác biệt văn hoá

    Khác biệt văn hoá

  • Sinh hoạt - Chi phí

    Sinh hoạt - Chi phí

  • Xuất nhập cảnh - Visa

    Xuất nhập cảnh - Visa

  • Làm thêm - Xin việc

    Làm thêm - Xin việc

  • Bốn mùa - Du lịch

    Bốn mùa - Du lịch

  • Hỗ trợ người nước ngoài

    Hỗ trợ người nước ngoài

  • Cộng đồng

    Cộng đồng

  • Bí quyết học tiếng Nhật

    Bí quyết học tiếng Nhật

  • Y tế - Sức khoẻ

    Y tế - Sức khoẻ

  • Nhà hàng - Siêu thị Việt

    Nhà hàng - Siêu thị Việt

  • Thực tập kỹ năng

    Thực tập kỹ năng

  • Kỹ năng đặc định

    Kỹ năng đặc định

  • Nhân lực chất lượng cao

    Nhân lực chất lượng cao

  • Du học

    Du học

  • Phòng chống thiên tai

    Phòng chống thiên tai