Du học - Xin việc | Tin mới nhất
〈Nội dung〉 Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh 1. Cho phép hoạt động ngoài mục đích lưu trú 2. Cách tính thời gian “28 tiếng mỗi tuần” 3. Trong kì nghỉ dài 4. Chuẩn bị cho việc đi làm tại Nhật Tại sao việc làm quá số giờ quy định bị phát hiện? 1. Có thật là “chỉ làm thêm là có thể du học” ? 2....
★ Thông tin cơ bản: Cách tìm việc làm thêm baito (bản 2024)
09/01/2024“WA.SA.Bi.” – Trang web hỗ trợ người nước ngoài
12/06/2023Học bổng của các tổ chức tư nhân và JASSO
15/05/2023Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
[iconpress id="local_1009" title="bulb" style="color:#525252; font-size:30px;" ] 【Điểm chính của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”】 Đối tượng nghiệp vụ = các công việc đỏi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ liên quan đến quốc tế (= Không chấp nhận các công việc lao động đơn giản) Điều kiện cần = Tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc trường chuyên môn tại Nhật hoặc có kinh nghiệm về một nghiệp vụ nhất định Tiêu chuẩn về lương = Mức lương bằng hoặc cao hơn lương của người Nhật trong lĩnh vực tương tự Có thể dẫn gia đình theo Có thể chuyển việc Có thể xin “Vĩnh trú” nếu đủ điều kiện “tổng thời gian làm việc ở Nhật hơn 5 năm” <Nội dung bài viết> 1. Đặc trưng của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” 2. Đối tượng nghiệp vụ của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” 3. Tính nhất quán trong chuyên ngành khi du học và ngành nghề làm việc 1. Đặc trưng của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Một ví dụ về nơi làm việc của kỹ sư Khi làm việc ở Nhật Bản, người nước ngoài thường có tư cách điển hình là “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”, thường được gọi là “Visa lao động”. Ngoài ra cũng được gọi tắt là “Kỹ – Nhân – Quốc”. Theo nguyên tắc, đây là tư cách lưu trú để thực hiện các công việc sử dụng chất xám nên phần lớn thường là “kỹ sư”, “phiên dịch”, “biên dịch” v.v. Điều kiện của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Để có được tư cách lưu trú này, bạn cần tốt nghiệp đại học, cao đẳng hay các trường chuyên môn trở lên ở Nhật hoặc có kinh nghiệm về một nghiệp vụ nhất định. 1 Yêu cầu về trình độ học vấn ・Tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng (tốt nghiệp đại học tại Nhật Bản hoặc tại nước ngoài đều được) ・Tốt nghiệp trường chuyên môn ở Nhật ※Tuy nhiên, khi xét duyệt hồ sơ thay đổi tư cách lưu trú, việc chuyên cần trong thời gian đi học cũng như thời gian làm thêm (có làm thêm quá số giờ quy định theo luật hay không) v.v. là những mục bị kiểm tra kĩ. 2 Yêu cầu về kinh nghiệm thực tế ・Dù không đạt yêu cầu về trình độ học vấn như trên, nếu có kinh nghiệm thực tế trên 10 năm (bao gồm cả thời gian học kiến thức liên quan đến công việc ở trường THPT, trường chuyên môn, đại học) thì có thể lấy tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”. ・Về các ngành “biên dịch”, “phiên dịch”, “dạy ngoại ngữ”, “quảng cáo”, “truyền thông hoặc giao dịch nước ngoài”, “thiết kế thời trang hoặc nội thất”, “phát triển sản phẩm” v.v. thì chỉ cần kinh nghiệm làm việc trên 3 năm. Hình thức tuyển dụng, dẫn theo gia đình, chuyển việc v.v. ① Hình thức tuyển dụng ・Làm toàn thời gian, thời hạn hợp đồng ít nhất là 1 năm. Có nhiều hình thức tuyển dụng như nhân viên chính thức, nhân viên hợp đồng, nhân viên trả lương theo giờ (1 tuần làm trên 30 tiếng) v.v. ② Tiêu chuẩn về lương ・Mức lương bằng hoặc cao hơn lương của người Nhật trong lĩnh vực tương tự. ③ Dẫn theo gia đình ・Có thể dẫn theo gia đình sang Nhật. ④ Chuyển việc ・Có thể chuyển việc. ⑤ Điều kiện xin “Vĩnh trú” ・Để có được tư cách lưu trú “Vĩnh trú” thì bạn phải có tư cách lưu trú được tính số giờ làm việc và điều kiện cần là “ở Nhật liên tục và làm việc trên 5 năm”. Số thời gian đã làm trong thời gian thực tập kỹ năng và kỹ năng đặc định số 1 không được tính vào số năm làm việc liên tục để xin vĩnh trú nhưng tư cách Kỹ - Nhân – Quốc và kỹ năng đặc định số 2 được tính nếu làm việc trên 5 năm. Ngoài ra, cũng có các điều kiện cần khác như “ở Nhật liên tục trên 10 năm”, “hành vi, lối sống tốt đẹp” v.v. 2. Đối tượng nghiệp vụ của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Đối tượng nghiệp vụ ① Kỹ thuật ・Công việc có sử dụng ngoại ngữ hay không đều được ・Công việc sử dụng kiến thức hoặc kỹ thuật về khoa học tự nhiên đã được học ở đại học, trường chuyên môn v.v. (ngành tự nhiên) ・Ví dụ cụ thể = kỹ sư IT (lập trình viên, kỹ sư hệ thống), nhân viên thiết kế WEB, nhân viên phát triển nghiên cứu – thiết kế, quản đốc nhà máy, quản lý sản xuất trong nhà máy (không làm việc chân tay). ② Tri thức nhân văn ・Công việc có sử dụng ngoại ngữ hay không đều được ・Công việc sử dụng kiến thức về ngành khoa học xã hội như luật, kinh tế v.v. đã được học ở trường đại học, trường chuyên môn v.v. (ngành xã hội) ・Ví dụ cụ thể = Kế toán, nhân viên pháp luật, kinh doanh, tài chính, nhân sự, tổng vụ, kế hoạch, ngoại thương ③ Nghiệp vụ quốc tế ・Công việc sử dụng ngoại ngữ hàng ngày, công việc đòi hỏi sự tư duy và nhạy bén về văn hóa nước ngoài. ・Ví dụ cụ thể = nghiệp vụ ngoại thương, liên hệ với các doanh nghiệp có chi nhánh ở nước ngoài, các công ty đối tác; làm việc tại các cửa hàng miễn thuế có nhiều khách nước ngoài, các cửa hàng kinh doanh nhỏ như hiệu thuốc (drug store) (trừ các nhà hàng và cửa hàng tiện lợi); quản lý thực tập sinh kỹ năng, lưu học sinh người nước ngoài – phụ trách phiên dịch; làm việc tại khách sạn (chỉ bao gồm công việc lễ tân hoặc liên lạc với các công ty du lịch nước ngoài); làm việc tại công ty du lịch, công ty bất động sản dành cho người nước ngoài, công ty biên-phiên dịch. ④ Nghiệp vụ liên quan đến Cool Japan (Anime hoặc lĩnh vực thời trang, thiết kế) ・Công việc dành cho những người đã tốt nghiệp khóa học về anime, thời trang, thiết kế tại đại học, trường chuyên môn ở Nhật và có kiến thức về lĩnh vực này (sản xuất anime, thiết kế nhân vật trò chơi v.v., thiết kế thời trang v.v. Nghiệp vụ không được làm ① Giới hạn trong các công việc đòi hỏi kỹ thuật, tri thức, tính nhạy bén ・Về nguyên tắc, tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” là tư cách để làm các công việc sử dụng chất xám. Dù làm việc trong các nhà máy thì cũng phải làm các công việc liên quan đến kiến thức kỹ thuật chuyên môn, không được làm các công việc chân tay thuần túy. “Nghiệp vụ quốc tế” để chỉ những công việc sử dụng tính nhạy bén, văn hóa của nước ngoài. Với các công việc không sử dụng kiến thức hoặc tính nhạy bén như thế thì không được làm với tư cách lưu trú này. ② Nghiệp vụ không được làm ・Ví dụ về những công việc không được chấp nhận = nhân viên phục vụ bàn trong các nhà hàng, phụ bếp, nhân viên bán hàng ở cửa hàng tiện lợi, công nhân công trường, bảo vệ, công nhân nhà máy, công nhân chế biến nông lâm thủy sản, nhân viên dọn dẹp, thay ga trải giường, làm tóc, mát xa trong khách sạn. 3. Tính nhất quán trong chuyên ngành khi du học và ngành nghề làm việc Sau khi tốt nghiệp đại học, trường chuyên môn rồi đi làm ở Nhật thì phần lớn lưu học sinh nhận được tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” nhưng trên thực tế tùy thuộc vào loại hình cơ sở giáo dục và chuyên ngành theo học, có trường hợp dễ dàng chuyển đổi sang tư cách lưu trú này, có trường hợp thì không. Nếu bạn không biết điều này mà đi du học thì có thể bạn sẽ không được làm công việc mình mong muốn tại Nhật nên bạn hãy chú ý nhé ! Nơi làm việc bị giới hạn do cách chọn trường và chuyên ngành học Sau khi kết thúc thời gian du học, nếu bạn muốn đi làm với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” thì bạn có thể xin những công việc phù hợp với những “kỹ thuật”, “tri thức nhân văn” mà bạn đã học được ở trường đại học, trường chuyên môn v.v. ① Trường hợp tốt nghiệp đại học Công việc có phù hợp với chuyên ngành của bạn hay không được đánh giá như sau: nếu bạn tốt nghiệp trường đại học thì khả năng phù hợp cao, còn nếu là trường chuyên môn thì khả năng phù hợp thấp. Ví dụ, dù bạn tốt nghiệp ở bất kì khoa nào của đại học như khoa văn học, khoa luật, khoa kinh tế v.v. thì các nhóm công việc có thể làm với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” cũng không có sự thay đổi. Và trong trường hợp này, “đại học” ở đây không chỉ nói riêng đại học ở Nhật, nếu bạn tốt nghiệp đại học ở Việt Nam thì cũng được xét như tốt nghiệp đại học ở Nhật. ② Trường hợp tốt nghiệp trường chuyên môn Mặt khác, nếu bạn tốt nghiệp trường chuyên môn, khi xin tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”, bạn sẽ bị xét duyệt kỹ hơn về mối tương quan giữa chuyên ngành ở trường chuyên môn và nội dung công việc sắp làm. Thực tế, có rất nhiều trường hợp đã nhận được quyết định tuyển dụng tại Nhật nhưng không thể xin được tư cách lưu trú do không được công nhận mối tương quan giữa chuyên ngành của trường chuyên môn và ngành nghề làm việc. Khi bạn học lên một trường chuyên môn ở Nhật, bạn phải suy nghĩ về công việc tương lai của mình và đưa ra lựa chọn thật thận trọng. Với những trường chuyên môn tốt, họ sẽ tư vấn cho bạn cách lựa chọn khóa học trước khi nhập học, bạn nên trao đổi với trường nhé! ※Những người Việt làm việc ở Nhật với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” không phải chỉ có những người đã tìm việc tại Nhật. Các anh chị tiền bối đã trải qua rất nhiều con đường khác nhau để có được tư cách này. Chúng ta hãy cùng xem các ví dụ thực tế ở bài tiếp theo.
30/06/2019
<Nội dung bài viết> 1. Những quá trình khác nhau để có được tư cách “Kỹ – Nhân – Quốc” 2. Thực tập kỹ năng → Về nước → Du học → Trở thành nhân viên chính thức 3. Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (kỹ sư) 4. Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (làm đa công việc - sogoshoku) 5. Làm việc tại Nhật sau khi du học 1. Những quá trình khác nhau để có được “Kỹ – Nhân – Quốc” Các bạn kỹ sư người Việt tham gia lễ hội của địa phương Những hành trình khác nhau để đến với tư cách Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế Có rất nhiều anh chị tiền bối đã tìm việc ở Việt Nam rồi làm việc ở Nhật với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”, cũng có những anh chị đã đi đường vòng trước khi đi du học. Bạn hãy tham khảo những ví dụ thực tế của các anh chị rồi thử suy nghĩ về tương lai của mình bằng tầm nhìn rộng hơn nhé. ① Thực tập kỹ năng → Về nước → Du học → Trở thành nhân viên chính thức Có một số bạn sau khi kết thúc thực tập kỹ năng thì về nước, sau đó lại quay lại Nhật để du học. Nếu chỉ làm thêm để trang trải chi phí đi du học (tiền học phí + sinh hoạt phí) thì sẽ rất vất vả. Vì vậy, có nhiều bạn đã từ bỏ việc du học để lựa chọn con đường thực tập kỹ năng. Tuy nhiên, cũng đang có nhiều bạn sử dụng một khoản tiền tiết kiệm được trong quá trình thực tập kỹ năng, sang Nhật một lần nữa để du học, sau đó ở lại Nhật làm việc. ② Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (kỹ sư) Trường hợp tìm việc ở công ty Nhật Bản tại Việt Nam và các doanh nghiệp Nhật Bản, sau khi được tuyển dụng ở Việt Nam thì làm việc ở Nhật đang tăng lên nhiều so với trước đây. Chủ yếu là các công việc của kỹ sư. ③ Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (làm đa công việc - sogoshoku) Cũng có một số sinh viên tham gia các hội chợ việc làm (Job fair) rồi làm việc tại doanh nghiệp của Nhật. Các buổi giới thiệu việc làm (Job fair) do các doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức tại nước ngoài để tìm nguồn lao động người nước ngoài có học vấn và trình độ ngoại ngữ cao. ④ Làm việc tại Nhật sau khi du học Có nhiều lưu học sinh sang Nhật mà chưa có một kế hoạch nghề nghiệp cụ thể - đây là trường hợp rất phổ biến. Dưới đây là một số điểm quan trọng bạn nên biết trước khi du học. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu 4 ví dụ thực tế và các điểm lưu ý từ ① đến ④. 2. Thực tập kỹ năng → Về nước → Du học → Trở thành nhân viên chính thức Sau khi kết thúc thực tập kỹ năng rồi về nước, quay lại Nhật Bản với tư cách lưu học sinh Sau khi tốt nghiệp THPT, anh Khánh Đã vào học tiếng Nhật hơn 1 năm rưỡi tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản tại Nam Định rồi đi Nhật với tư cách thực tập sinh kỹ năng. Trong suốt 3 năm thực tập kỹ năng (ngành xây dựng), anh ấy đã tham gia các lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện để trau dồi tiếng Nhật. Sau khi kết thúc thực tập kỹ năng rồi về nước khoảng 1 năm rưỡi, anh bắt đầu du học tại trường Đại học Nam Kyushu (tỉnh Miyazaki) – trường có liên kết với Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản - Nam Định. Tại trường đại học, anh đã nghiên cứu về cách nấu rượu, sau khi tốt nghiệp đã vào làm việc tại một nhà máy sản xuất rượu của tỉnh Miyazaki. Ước mơ của anh là trong tương lai sẽ phát huy được những kiến thức và kỹ thuật nấu rượu học được ở Nhật rồi mở một nhà máy sản xuất rượu ở Việt Nam. Du học không dựa vào bố mẹ ・Anh Khánh đã nhờ bố mẹ lo giúp chi phí để đi Nhật với tư cách là thực tập sinh kỹ năng nhưng bằng tiếng lương có được khi đi thực tập, anh đã trả lại tiền cho bố mẹ, hơn nữa còn tiết kiệm được một khoản tiền. Trong lần thứ hai sang Nhật, anh ấy đã sử dụng một phần tiền tiết kiệm và tiền đi làm thêm để trang trải chi phí du học. Việc lựa chọn trường đại học có chế độ miễn giảm 50% học phí cho lưu học sinh người nước ngoài cũng là một lựa chọn đúng đắn. ・Điểm cần chú ý ở đây là nếu lý lịch bạn đã nộp cho Cục xuất nhập cảnh khi đi thực tập khác với lý lịch nộp khi đi du học thì bạn có thể sẽ không nhận được tư cách du học, vậy nên bạn hãy chọn một công ty phái cử tốt khi đi thực tập kỹ năng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách lựa chọn công ty phái cử 3. Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (kỹ sư) Tìm việc tại Hà Nội, làm việc tại Nhật Bản Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Tân đã vào làm tại một công ty Nhật Bản tại Việt Nam. Lần đầu tiên đến Nhật theo khóa đào tạo dài hạn, anh đã học tiếng Nhật trong khoảng 16 tháng ở Nhật. Sau đó, anh đã nghỉ việc tại công ty này do công ty thu hẹp phạm vi kinh doanh, thông qua một công ty nhân sự của Việt Nam, anh đã tìm được việc tại một doanh nghiệp Nhật Bản khác. Cuộc phỏng vấn diễn ra ở Hà Nội nhưng nơi làm việc là Nhật Bản. Sau khi sang Nhật chẳng bao lâu, anh đón người vợ mới cưới ở Việt Nam sang. Việc có thể dẫn theo gia đình sang Nhật là một điểm tốt của tư cách “Kỹ - Nhân – Quốc”. Sau đó, anh tìm được công việc tốt hơn rồi chuyển việc 2 lần. Với tư cách “Kỹ - Nhân – Quốc”, chuyển việc cũng rất tự do. Điểm chú ý trong yêu cầu về trình độ học vấn Tại Nhật có rất nhiều công việc kỹ sư dành cho người nước ngoài, bạn có thể tìm được việc thông qua công ty nhân sự của Việt Nam như anh Tân. Trong trường hợp này, bạn có cơ hội được làm việc ở Nhật Bản dù chưa từng đến Nhật một lần nào. Một điểm chú ý là trong trình độ học vấn, bạn cần tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng ở Việt Nam. Một điểm nữa là trình độ tiếng Nhật. Anh Tân có lần phỏng vấn đầu tiên với công ty Nhật Bản tại Việt Nam là bằng tiếng Việt nhưng lần phỏng vấn của công ty thứ 2 (địa điểm phỏng vấn là Hà Nội) thì ngôn ngữ phỏng vấn là tiếng Nhật. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm của anh Tân 4. Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (làm đa công việc – sogoshoku) Tham gia hội chợ việc làm (Job fair) tại nước ngoài rồi làm việc tại một công ty thương mại nổi tiếng của Nhật Bản Chị Diệu Anh đã học chính trị, kinh tế của Nhật và tiếng Nhật tại đại học và cao học ở Việt Nam nên chị có thể nói tiếng Anh và tiếng Nhật mà không gặp trở ngại gì. Thời sinh viên, chị ấy đã du học ở đại học Tokyo với tư cách là sinh viên trao đổi trong tổng thời gian hơn 1 năm nhưng chị ấy đã học tiếng Nhật ở Việt Nam là chính. Sau khi kết thúc khóa học thạc sĩ, chị ấy đã làm việc cho một công ty Nhật Bản tại Hà Nội trong 2 năm. Trong thời gian đó, chị ấy đã tham gia hội chợ việc làm (Job fair) được tổ chức tại Singapore và tìm được việc tại một công ty thương mại nổi tiếng của Nhật Bản. Job fair là nơi công ty nhân sự Nhật Bản tập hợp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Hiện nay chị Diệu Anh đang sống ở Tokyo nhưng chị cũng có những thời gian công tác Việt Nam dài ngày và đang cảm nhận rõ giá trị và động lực trong công việc mình làm. Thông điệp từ chị Diệu Anh Chị Diệu Anh nói rằng: “Nếu bạn muốn phát huy năng lực tiếng Nhật trong công việc, tôi nghĩ làm việc tại Nhật sẽ có nhiều lợi thế và mức lương cũng tốt hơn. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng dịch vụ tìm việc thông qua hội chợ việc làm Job Fair thì sẽ có thể phỏng vấn ở nước ngoài mà không tốn bất cứ chi phí nào”. Chị Diệu Anh đã chia sẻ kinh nghiệm về các hội chợ Job fair mà chị tham gia, phương pháp chuẩn bị phỏng vấn v.v. trong mục “Kinh nghiệm của tôi”. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm của chị Diệu Anh 5. Làm việc tại Nhật sau khi du học Tự mình nghiên cứu và lên kế hoạch nghề nghiệp Có nhiều bạn đã giao phó kế hoạch du học của mình cho công ty tư vấn du học. Trong đó có nhiều bạn học tiếng Nhật ở Việt Nam trong vòng nửa năm đến một năm rồi du học trường Nhật ngữ ở Nhật. Sau đó thì có nhiều bạn học lên trường chuyên môn, sau khi tốt nghiệp trường chuyên môn thì làm việc tại Nhật; cũng có bạn học lên đại học hay cao đẳng rồi đi làm. Ngoài ra, cũng có bạn không đi làm ở Nhật mà về nước. Thế nhưng, nên bạn biết được nhiều hình thức du học, bạn có thể nhìn ra được khóa học phù hợp với mình. Ví dụ, bạn sẽ thấy những cách du học dưới đây đem lại hiệu quả nhất định. ① Lựa chọn trường tiếng Nhật tốt ở Việt Nam, dành ra 1 đến 2 năm học tiếng Nhật thật cẩn thận rồi đi Nhật. ② Kì nhập học mới của các trường Nhật ngữ ở Nhật thường rơi vào tháng 4, tiếp theo đó là tháng 9 nhưng dù nhập học vào tháng nào thì thời gian tốt nghiệp cũng là tháng 3. Nếu nhập học vào tháng 4 thì tới khi tốt nghiệp thường là 2 năm, nhập học tháng 9 thì là 1 năm rưỡi. Nếu bạn chọn nhập học vào tháng 9 thì bạn có thể tiết kiệm được nửa năm tiền học phí và sinh hoạt phí. Một số trường còn cung cấp các khóa học ngắn hơn. ③ Có khả năng tiếng Nhật ở một trình độ nhất định rồi sang Nhật, tiếp tục học tiếng Nhật ở trường Nhật ngữ rồi có thể học lên đại học mà không học trường chuyên môn. Tuy nhiên, bạn cần có chiến lượt học ôn thi Kì thi du học Nhật Bản (EJU). Những con đường khác nhau của tiền bối Bạn có thể biết được nhiều con đường du học khác nhau của các tiền bối thông qua mục “Kinh nghiệm của tôi”. Trong đó, có trường hợp tốt nghiệp tốt nghiệp THPT ở Việt Nam rồi sang Nhật học thẳng lên đại học. Đừng phó thác tất cả cho công ty tư vấn du học, bạn hãy biết các trường hợp khác nhau rồi tự lập mục tiêu cho mình nhé! ① Trường hợp tốt nghiệp đại học ở Việt Nam [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học tiếng Nhật tại trường đại học của Việt Nam – Tốt nghiệp → Học trường chuyên môn của Nhật (2 năm) → tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học Đại học Ngoại ngữ Huế → Học trường Nhật ngữ ở Nhật (2 năm = tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Huế khi đang theo học) → Học trường chuyên môn ở Nhật (1 năm) → Làm việc tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học Học viện Nông nghiệp + trường tiếng Nhật ở Việt Nam → Học trường Nhật ngữ ở Nhật (1 năm 3 tháng) → Học trường chuyên môn ở Nhật (2 năm) → Làm việc tại Nhật ② Trường hợp tốt nghiệp THPT ở Việt Nam [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học THPT ở Việt Nam + học trường tiếng Nhật (10 tháng) → Học trường Nhật ngữ ở Nhật (1 năm rưỡi) → Học trường chuyên môn ở Nhật (3 năm) → Học đại học ở Nhật (4 năm) → Làm việc tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học THPT ở Việt Nam → Học đại học ở Nhật (4 năm) → Làm việc tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học THPT ở Việt Nam + học trường tiếng Nhật (1 năm) → Học trường Nhật ngữ ở Nhật (1 năm rưỡi) → Học đại học ở Nhật (4 năm) → Làm việc tại Nhật
30/06/2019
Du học, Gia đình lưu trú 「Du học」 là tư cách lưu trú dành cho sinh viên nước ngoài.「Gia đình lưu trú」là tư cách lưu trú có thể xin được bởi vợ / chồng và con cái (dưới 20 tuổi) đang sống với người nước ngoài đủ điều kiện làm việc hoặc đủ điều kiện để đi du học, ngoại trừ Kỹ thuật thực tập kỹ thuật và Là ■ Làm việc Về nguyên tắc, bạn không thể làm việc, nhưng bạn có thể làm việc bán thời gian nếu bạn xin được đơn chấp thuận động ngoài tư cách lưu trú từ Cục quản lý xuất nhập cảnh.※ Có thể làm các công việc đơn giản. Không thể làm việc trong các cửa hàng pachinko, đồ ăn nhẹ, cửa hàng tình dục, vv ※ Sinh viên quốc tế làm việc bán thời gian trong vòng 28 giờ mỗi tuần (dưới 8 giờ mỗi ngày trong các kỳ nghỉ dài). Trong một số trường hợp, thời gian làm thêm vượt quá quy sẽ không được gia hạn tư cách lưu trú, và phải ngừng học tại trường rồi trở về nhà. Tìm việc/cách tìm chỗ làm thêm (Chưa hoàn thiện) Hoạt động cụ thể (sinh viên tốt nghiệp các trường đại học Nhật Bản) Từ năm 2019, Nhật Bản đã chấp nhận tất cả các hoạt động trong nhà hàng (bao gồm phục vụ), quản lý chung trong các nhà máy (bao gồm cả sản xuất) và hoạt động chung của khách sạn (bao gồm dọn dẹp và làm giường). Tuy nhiên, nội dung công việc phải bao gồm việc tận dụng tốt các kỹ năng ngôn ngữ Nhật Bản (công việc đòi hỏi giao tiếp trôi chảy bằng tiếng Nhật). Đối với các trường hợp khác cần xin tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Nhân văn xã hội – Nghiệp vụ quốc tế” ■ Yêu cầu ・Tốt nghiệp đại học 4 năm tại Nhật hoặc tốt nghiệp học viện (không áp dụng cho cao đẳng , tốt nghiệp trường dạy nghề, tốt nghiệp đại học nước ngoài) ・Đỗ chứng chỉ tiếng Nhật JLPT N1 đạt hoặc cao hơn, hoặc kỳ thi BJT (tiếng Nhật thương mại) 480 trở lên hoặc theo học chuyên ngành tiếng Nhật tại trường đại học / cao học tại Nhật. ・Làm nhân viên chính thức, mức lương bằng hoặc lớn hơn nhân viên Nhật Bản * Nhân viên tạm thời, nhân viên bán thời gian và nhân viên bán thời gian không đủ điều kiện ■ Tư cách lưu trú = Hoạt động cụ thể (sinh viên tốt nghiệp các trường đại học Nhật Bản) ■ Thời gian cư trú = Tối đa 5 năm, có thể gia hạn ■ Dẫn theo gia đình (vợ/chồng/con) = có thể Điều dưỡng ・Tư cách lưu trú cho nhân viên điều dưỡng làm việc trong một cơ sở điều dưỡng (mới bắt đầu vào tháng 4 năm 2018) ※ Theo nguyên tắc chung, người nước ngoài tốt nghiệp trường đào tạo nhân viên chăm sóc tại Nhật Bản và vượt qua kỳ kiểm tra cho nhân viên chăm sóc là đủ điều kiện (nhưng cho đến năm 2021, vẫn được chấp thuận ngay cả khi không vượt qua kỳ kiểm tra) ■ Dẫn theo gia đình (vợ / chồng / con) = có thể ■ Thay đổi công việc = có thể ■ Vĩnh trú = có thể nộp đơn xin thay đổi thành vĩnh trú nếu có các điều kiện như sống ở Nhật Bản trong 10 năm (thời gian làm việc từ 5 năm trở lên) Kỹ năng ・Tình trạng cư trú có thể có được khi tham gia vào công việc đòi hỏi kỹ năng lành nghề, chẳng hạn như đầu bếp nấu món ăn nước ngoài. ※ Ví dụ, trong trường hợp là một đầu bếp, yêu cầu cần có kinh nghiệm tại nước sở tại trong hơn 10 năm. Ngoài ra, việc kiểm tra rất nghiêm ngặt vì có nhiều trường hợp làm giả về “Kinh nghiệm 10 năm”. ■ Dẫn theo gia đình (vợ / chồng / con) = có thể ■ Thay đổi công việc = có thể ■ Vĩnh trú = có thể nộp đơn xin thay đổi thành vĩnh trú nếu có các điều kiện như sống ở Nhật Bản trong 10 năm (thời gian làm việc từ 5 năm trở lên) Quản lý・kinh doanh ・Tư cách lưu trú cho người nước ngoài quản lý và quản lý doanh nghiệp tại Nhật Bản hoặc người nước ngoài quản lý và quản lý doanh nghiệp của họ thay mặt cho những người kinh doanh tại Nhật Bản ※Ví dụ = (Người quản lý) Giám đốc đại diện, Giám đốc, v.v. ※Đối với các nhà quản lý, các yêu cầu nghiêm ngặt như đầu tư hơn 5 triệu yên và có kinh nghiệm quản lý là điều kiện bắt buộc. ■ Dẫn theo gia đình (vợ / chồng / con) = có thể ■ Thay đổi công việc = có thể■ Vĩnh trú = Bạn có thể nộp đơn xin đổi sang vĩnh trú nếu bạn đáp ứng các điều kiện như sống ở Nhật Bản trong 10 năm (thời gian làm việc là 5 năm trở lên). Lưu chuyển nội bộ ・Tư cách lưu trú khi nhân viên của các công ty con ở nước ngoài của các công ty Nhật Bản được luân chuyển sang làm việc tại công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty mẹ ở Nhật Bản ※Không thể tham gia vào lĩnh vực không chuyên/không có kỹ thuật (= lĩnh vực lao động đơn giản) ※Các nghiệp vụ có thể thực hiện giống như các nghiệp vụ được ghi trong tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Nhân văn xã hội – Nghiệp vụ quốc tế” ■ Dẫn theo gia đình (vợ / chồng / con) = có thể ■ Vĩnh trú = Bạn có thể nộp đơn xin đổi sang vĩnh trú nếu bạn đáp ứng các điều kiện như sống ở Nhật Bản trong 10 năm (thời gian làm việc là 5 năm trở lên). Lưu trú ngắn hạn ・Tư cách lưu trú "Lưu trú ngắn hạn" là loại visa đến Nhật để nhằm mục đích thương mại, du lịch, chữa bệnh, thăm người thân. ■ Loại = Single Visa (chỉ có thể nhập cảnh một lần), Multi Visa (có thể nhập cảnh nhiều lần trong 1-5 năm) * Dù là visa single hay multi thì cũng chỉ có thể ở nhật trong thời gian 15, 30 hoặc 90 ngày * Về nguyên tắc không thể gia hạn ■ Làm việc = Không thể. Công việc bao gồm công việc bán thời gian (= các hoạt động tại Nhật Bản nhận được thu nhập, thưởng) cũng không được làm.
30/06/2019
【Collaboration blog】 Chào các bạn! Các bạn có thói quen “sử dụng Note (ノート)” không? “sử dụng Note (ノート)” có nghĩa là “ghi chép vào Note”, đây là một thói quen không thể thiếu để bạn có một kỳ du học thành công. Ngoài nhiệm vụ “nhắc nhở” để không quên thì những cuốn vở còn có rất nhiều sức mạnh kỳ diệu khác như là trở thành “vũ khí bí mật” để bạn nâng cao kết quả trong công việc sau khi bắt đầu đi làm. Chúng mình sẽ giới thiệu với các bạn lý do vì sao những người có Note(ノート) sẽ có cuộc sống phong phú hơn. 1. Hiểu sâu hơn, tiện nhớ lại hơn Note (ノート) là nghĩa vụ? Ở Nhật Bản, các bạn sẽ thấy cả sinh viên lẫn người đi làm, rất nhiều người mang theo trong túi xách vở ghi chép, sổ memo, sổ tay. Những cuốn vở hay sổ memo (note cũng bao hàm cả vở) này dùng để ghi chép lại những gì mình được người khác dạy cho, chỉ cho, những gì mình cảm nhận được, những gì mình đã nhìn thấy v.v. để sau đó có thể nhớ lại phải không nào. Từ khi học tiểu học, các bạn cũng đã viết lại những gì thầy cô giáo giảng hoặc những nội dung có trên bảng trong giờ học vào vở nhỉ? Vào đầu tiết, khi ôn lại nội dung của giờ học trước, chắc hẳn nhiều bạn đã bị giáo viên kiểm tra xem vở có ghi chép đầy đủ hay không. Có lẽ vì thế mà đối với mọi người, “dùng vở - viết vào vở” là một “nghĩa vụ” từ phía giáo viên. Note (ノート) có ảnh hưởng đến thành tích của bạn Tuy nhiên, khi du học ở Nhật và học ở các trường tiếng Nhật, trường chuyên môn, đại học v.v. giáo viên hầu như không kiểm tra vở của sinh viên. Nếu bạn cảm thấy dùng vở ghi chép chỉ là một nghĩa vụ thì có lẽ là bạn sẽ không dùng vở ghi chép nữa. Thế nhưng, việc có dùng vở ghi chép hay không có ảnh hưởng lớn đến thành tích của bạn. Trước khi thi, việc chỉ ôn tập trong sách và việc ôn tập cả sách và trong vở sẽ đưa đến những mức độ hiểu thông tin hoàn toàn khác nhau. Càng học ở những cấp học cao, giá trị của cuốn vở ghi chép càng tăng lên, trong thời gian là sinh viên đại học ở Nhật, khi có những kỳ kiểm tra định kỳ, bản photo của những cuốn vở ghi chép tốt được truyền tay nhau rất nhiều. Việc ghi chép những cuốn vở như thế này là một phương pháp giúp bạn vượt qua kỳ thi nhưng phải nói rằng, việc đọc lại những gì chính mình đã viết ra, trước tiên là khi viết đã giúp mình ghi nhớ kiến thức, đọc lại sẽ càng hiểu sâu hơn. So với việc tham khảo vở của người khác thì sử dụng thật tốt vở của mình là bạn sẽ thấy hiệu quả vượt bậc. Cuốn sổ ghi chép cũng có ích trong công việc Thói quen ghi chép này cũng sẽ có ích khi bạn đi làm. Những bạn nhân viên mới vào sẽ được các tiền bối trong công ty hướng dẫn quy trình làm việc, các điểm cần lưu ý, và được phía đối tác kinh doanh và khách hàng chỉ cho nhiều điều. Mỗi lần như vậy, nếu bạn ghi chép lại vào vở hay sổ memo, sau đó đọc lại thì bạn sẽ nhớ công việc nhanh hơn. Hơn nữa, nếu bạn ghi lại cả những việc bạn làm chưa tốt, khi nhìn lại, bạn sẽ không mắc phải lỗi đó nữa. 2. Nhận ra và nhìn lại mình Cuốn sổ ghi chép không chỉ có mỗi tác dụng giúp chúng ta hiểu sâu hơn, nhớ sâu hơn, chúng ta nhớ lại sau này. Trong mục tư vấn của WA.SA.Bi, chúng mình đã nhận những câu hỏi về việc viết sơ yếu lý lịch từ các bạn du học sinh, nhiều câu trong số đó có liên quan đến chuyện ghi việc làm thêm trong sơ yếu lý lịch. Trong số đó có nhiều bạn đã ghi chép lại những lỗi mà sếp hay khách hàng đã chỉ ra, những việc mình làm chưa tốt và cả cách cải thiện nữa. Những bạn như vậy sẽ ghi nhớ công việc nhanh hơn, sau này sẽ được sếp và cả các hậu bối tin tưởng. Hơn nữa, nếu bạn ghi chép cả những thành công hay thất bại trong công việc, những điều bạn thấy là quan trọng thì thông qua việc ghi chép này, bạn có cơ hội nhìn nhận lại mọi việc và nhận ra điều gì đó. Ví dụ, bạn sẽ nhận ra được sở trường và tật xấu mà từ trước đến giờ bạn chưa nhận ra. Bằng việc liên tục ghi chép lại thành công hay thất bại của mình, một ngày nào đó, bạn sẽ nhận ra những điều mà bạn chưa nhận ra. Đây cũng chính là một tác dụng của cuốn vở ghi chép. 3. Có được niềm tin từ phía khách hàng Trở thành cuốn sổ hướng dẫn cho hậu bối Cuốn vở ghi chép cũng có cả tác dụng khác nữa. Khi bạn xem lại vở thì bạn sẽ nhận ra thực tế là có những nội dung giống nhau được viết rất nhiều lần. Bạn có thể viết đi viết lại một nội dung giống nhau vào vở. Thỉnh thoảng đọc lại vở của mình, bạn sẽ thấy được bạn có năng lực, cách suy nghĩ, cách cảm nhận đó khi bạn viết từng chút từng chút một trong hoàn cảnh như thế nào, ở mức độ nào. Hơn nữa, bạn cũng sẽ nhận ra bí quyết để không lặp lại thất bại và từng bước đi đến thành công. Nếu làm như vậy, những điều mà cấp trên cần chỉ bảo cho bạn cũng sẽ ít đi, bạn có thể xử lý được công việc hay các vấn đề khác một cách độc lập. Hơn nữa, nếu thường xuyên ghi chép lại nội dung có liên quan đến công việc, bạn có thể dùng cuốn vở, cuốn sổ đó để dạy lại cho hậu bối của mình. Cũng có những bạn tiền bối đã dùng những nội dung ghi chép lại trong khi làm thêm để làm ra quyển sổ hướng dẫn cho các bạn mới vào làm. Có được niềm tin từ phía khách hàng Về khách hàng hay các đối tác kinh doanh cũng vậy, thông qua việc ghi chép lại những nội dung hay những điều bạn nhận ra khi họp v.v. bạn sẽ hiểu được nguyện vọng cũng như nhu cầu, tình hình của phía bên kia để từ đó đưa ra được những dịch vụ tương ứng với tình hình và nguyện vọng của đối phương. Nếu làm như vậy, bạn sẽ hiểu đối phương và được đối phương đón nhận những đề xuất của bạn và như vậy thì bạn sẽ được đối phương tin tưởng hơn, kết quả công việc tốt hơn. Tổng kết Việc ghi chép vở hay sổ tay không phải là “nghĩa vụ” do người khác ép làm, đây là việc giúp ích cho chính bản thân bạn. Nó giúp bạn hiểu và nhớ lại những việc quan trọng, nó cũng giúp bạn có kết quả tốt trong học tập và cả công việc nữa. Hơn nữa, trong khi viết ra những điều mà bạn học được trong công việc, những việc bạn làm chưa tốt v.v. bạn sẽ nhận ra sở trường cũng như tật xấu của mình mà trước giờ bạn chưa nhận ra. Thêm vào đó, bằng viết ghi chép thường xuyên, bạn sẽ hiểu khách hàng và đối tác hơn, bạn có thể đưa ra những đề xuất trong công việc khiến đối phương vui. Cuốn vở ghi chép có thể gọi là “vũ khí bí mật” để bạn có được niềm tin từ phía khách hàng và đối tác kinh doanh phải không nào. Vậy thì, ngay bây giờ bạn có muốn mua một cuốn sổ và bỏ vào túi xách mang theo bên mình không?
14/06/2021
©Báo Mainichi Là một nhân viên chính thức làm công việc quản lý nhân viên người nước ngoài tại trụ sở chính của một công ty sản xuất thực phẩm của Nhật trong hơn 5 năm, tôi đã có nhiều cơ hội học hỏi kinh nghiệm quản lý người nước ngoài của các sếp trong công ty, cũng như có nhiều kinh nghiệm trực tiếp quản lý và hướng dẫn các bạn thực tập sinh trong nhà máy. Công ty của tôi có 12 nhà máy trên toàn quốc, mỗi nhà máy hiện tiếp nhận khoảng 100 thực tập sinh chủ yếu là người Việt Nam. Số lượng du học sinh hiện đang làm thêm trong 12 nhà máy là khoảng 2000 người, trong đó du học sinh Việt Nam chiếm 70%. Công việc ở nhà máy của chúng tôi là chế biến các loại món ăn, salad, mỳ Ý, món tráng miệng… để cung cấp cho các cửa hàng tiện lợi. Nhân viên tại nhà máy làm công việc sơ chế như thái rau, thái thịt, luộc thịt, luộc mì, rán thịt, nướng thịt, đóng gói v.v. Lần này với kinh nghiệm của mình và những ý kiến tham khảo từ các quản lý trong công ty, tôi xin được đưa ra những góp ý và ví dụ như dưới đây. Vì đặc thù là làm việc trong công ty sản xuất thực phẩm nên những ví dụ trong công việc tôi đưa ra cũng liên quan đến sản xuất thực phẩm. Với những loại hình công việc khác mong các bạn tự đối chiếu và liên tưởng để rút ra bài học cho chính mình. Những lưu ý đối với thực tập sinh Dưới đây là những vấn đề thường gặp trong công việc đối với thực tập sinh kỹ năng người Việt Nam: ● Không cần tuân theo chỉ dẫn của công ty, làm việc theo cảm tính - Khi chế biến thực phẩm trong nhà máy các bạn thường dùng mắt nhìn hoặc phán đoán theo cảm tính chứ không dùng nhiệt độ để đo nhiệt độ bên trong xem thức ăn đã chín chưa hoặc đồ ăn có đạt tiêu chuẩn không gây ra hậu quả là thức ăn bị sống hoặc cháy và bị khách hàng than phiền, khiếu kiện. - Khi công ty giao cho các bạn luộc thịt với một nồi luộc lớn, các bạn không cho thịt vào luộc với khối lượng và thời gian mà công ty quy định mà cho thịt vào luộc với khối lượng nhiều hơn theo quy định một lần luộc vì nghĩ là nồi luộc thịt to, cho nhiều thịt vào thì sẽ làm nhanh hơn mà không ảnh hưởng gì. Suy nghĩ này hoàn toàn không được chấp nhận trong công ty vì sẽ gây ra việc thịt chín không đều, thịt sống. - Khi cắt túi nylon đựng nguyên liệu hoặc thực phẩm thì các bạn không cắt bằng một đường mà cắt nhiều lần hoặc chỉ cắt một phần rồi lấy nguyên liệu ra. Điều này cũng bị cấm trong công ty Nhật vì dễ gây ra dị vật, mảnh vụn nylon dễ lẫn vào thực phẩm. ● Nói chuyện trong khi làm việc - Trong khi làm việc ở Nhật thì việc nói chuyện riêng, nói tiếng Việt thường bị cấm nhưng các bạn luôn nghĩ chỉ cần tay vẫn làm việc thì vẫn có thể nói chuyện. Nhưng việc nói chuyện riêng có thể sẽ ảnh hưởng tới công việc và gây phiền cho những người cùng làm việc khiến năng suất làm việc giảm. ● Nhờ bạn khác đi làm thay mình khi muốn nghỉ hoặc đổi vị trí làm việc với bạn - Nhiều bạn nghĩ điều này hoàn toàn không ảnh hưởng công việc nhưng không phải vậy. Công ty đã giao việc gì cho ai thì đó là trách nhiệm của người đó, nếu xảy ra sai sót thì sẽ truy cứu trách nhiệm. Các bạn tự ý thay đổi công việc hoặc vị trí sẽ làm rối loạn dây chuyền làm việc, ảnh hưởng năng suất, chất lượng lao động. ● Cần tuân thủ quy định về an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm - Có trường hợp khi thấy thức ăn hoặc nguyên liệu rơi xuống đất thì các bạn nhặt lên và sử dụng nhưng trong công ty Nhật thì khi thức ăn rơi xuống phải ngay lập tức vứt đi. Nếu tay chạm vào rác hoặc chạm xuống đất trong thời gian ngắn vài giây thì các bạn nghĩ là không sao, nhưng cần phải đảm bảo an toàn vệ sinh tuyệt đối nên phải thay găng tay ngay sau khi tay chạm vào rác hoặc chạm xuống đất. ● Và một điểm cần lưu ý nữa là đừng quên những cảm xúc ban đầu khi mới vào công ty, luôn chào hỏi mọi người một cách to rõ ràng, giữ gìn mối quan hệ thân thiện trong công ty. Những lưu ý đối với du học sinh Du học sinh làm thêm tại xưởng của công ty tôi thường có xu hướng sau: ● Nếu thấy khó chịu sẵn sàng chuyển việc - Đặc điểm này cũng giống như thanh niên Nhật Bản nhưng ở du học sinh nước ngoài còn rõ ràng hơn. ● Đi muộn nhiều và nghỉ việc không xin phép - Có thể do du học sinh làm nhiều việc cùng lúc nên ý thức tuân thủ quy định có xu hướng thấp hơn so với thực tập sinh. Nhiều trường hợp đi muộn, nghỉ việc, đổi ca mà không xin phép. ● Hút thuốc trong khi làm việc - Có trường hợp du học sinh nói “Đi vệ sinh” nhưng lại vào đó để hút thuốc, điều này là bị cấm trong công ty. Các bạn chỉ có thể hút thuốc khi nghỉ giải lao. ● Ý thức làm việc thấp - Tinh thần trách nhiệm với công việc của du học sinh thường kém hơn so với thực tập sinh. Các bạn thường có xu hướng “Làm tằng tằng cũng được” chứ không nghĩ “Phải làm việc thật tích cực”. Những ưu điểm của lao động Việt Nam So với những lao động đến từ những nước khác thì người Việt Nam thường được công ty đánh giá cao ở những điểm sau: ● Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khéo léo - Biết ứng xử nhanh, làm việc khéo léo. ● Tích cực góp ý - Luôn đóng góp sáng kiến, ý kiến cải tiến cách làm việc, cải thiện môi trường làm việc với công ty. ● Tinh thần ham học hỏi, học hỏi nhanh, khả năng học tiếng Nhật nhanh, nói tiếng Nhật giỏi Mong rằng các bạn hiểu được cái nhìn của người khác đối với bản thân mình để cải thiện từng bước thái độ làm việc của bản thân, từ đó sẽ mang lại lợi ích cho chính mình trong tương lai.
25/06/2020
Với tư cách là một nhân viên chính thức làm việc tại trụ sở chính của một công ty sản xuất thực phẩm của Nhật trong hơn 5 năm, tôi đã có nhiều kinh nghiệm trực tiếp quản lý và hướng dẫn các bạn thực tập sinh và du học sinh làm thêm trong nhà máy. Trong số trước, tôi đã nói về những điểm cần lưu ý trong công việc. Lần này tôi muốn nói về một số điểm cần lưu ý trong cuộc sống. Mong các bạn cùng tham khảo để tạo một cuộc sống thoải mái dễ chịu trong thời gian ở Nhật Bản. Cuộc sống tập thể tại phòng ở ● Phải quản lý tốt đồ cá nhân - Tự bảo quản đồ đạc cá nhân, bảo quản tiền, ví, giấy tờ cá nhân cẩn thận không chủ quan để bừa bãi dễ bị mất. Nhiều bạn chủ quan bị mất tiền gây ra hiểu lầm trong phòng, gây mất đoàn kết, nghi ngờ lẫn nhau trong phòng. ● Không tự ý dùng đồ của người khác - Ví dụ đồ ăn, nước uống trong tủ lạnh, mỹ phẩm, quần áo, trang sức của bạn cũng không được động đến. ● Không mượn tiền của nhau - Không được vay, không cho bạn vay tiền để tránh tranh chấp sau này. ● Không tự ý mời bạn bè vào ký túc xá - Phòng ký túc xá chỉ dành cho người đã ký hợp đồng nên không được phép cho người khác sống chung. Ngoài ra, tùy theo quy định mà có trường hợp muốn mời ai vào phòng phải được sự đồng ý trước của công ty. ● Tránh gây ồn - Có trường hợp mời bạn bè tới hát hò nhảy múa trong phòng gây ồn ào. Hoặc mời bạn bè tới tổ chức mừng sinh nhật, đón bạn mới, chia tay bạn… Những lúc như vậy tiếng ồn ào sẽ ảnh hưởng đến người bên cạnh hoặc người ở phòng dưới. Họ sẽ khiếu nại đến công ty gây ra phiền phức cho công ty. ● Cần phân loại rác - Việc phân loại rác, bỏ rác đúng chỗ, đúng ngày quy định là việc quan trọng trong đời sống hàng ngày ở Nhật Bản. Nếu không biết cách phân loại hoặc nhiều loại rác đặc biệt, rác to nếu không biết cách đổ rác thì các bạn nên hỏi công ty hoặc phiên dịch trước khi vứt rác. Khi ra ngoài giao lưu, du lịch ● Báo cáo với công ty trước khi đi - Khi có lịch trình đi thì nên báo cáo với công ty. Nói rõ lịch trình, báo cáo nơi đi, thời gian đi, thời gian về, cách thức đi lại, khách sạn v.v. thì công ty sẽ yên tâm. Trường hợp có gì xảy ra thì dễ đối phó hơn. ● Luôn mang theo giấy tờ tùy thân - Luôn mang theo thẻ ngoại kiều và các giấy tờ tùy thân cần thiết khác. ● Tuân thủ quy định an toàn giao thông - So với Việt Nam thì ở Nhật Bản, luật giao thông được tuân thủ nghiêm ngặt hơn. Người lái xe ô tô, người đi xe máy đều có ý thức tuân thủ luật lệ khi tham gia giao thông vì thế nếu người đi bộ hoặc đi xe đạp không tuân thủ luật, dễ gây ra tình huống bất thường dễ dẫn đến tai nạn giao thông. Những điểm cần lưu ý khác ● Theo chỗ tôi được biết, có nhiều trường hợp thực tập sinh Việt Nam bị bạn bè dụ dỗ đi lấy cắp đồ ở siêu thị, bỏ trốn (cư trú bất hợp pháp). Lấy cắp đồ là hành động tội phạm và nếu làm các công việc khác ngoài công việc được quy định theo đăng ký với Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và Cư trú cũng là hành động bất hợp pháp. Nếu làm vậy thì thực tập sinh sẽ bị mất tư cách cư trú và trở thành người cư trú bất hợp pháp. Trên đây là một số điểm mà trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người chúng ta đều nên lưu ý để danh tiếng cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản ngày càng được cải thiện. Là người đi trước, chúng ta hãy có những hành động để làm gương cho các bạn đến sau nhé.
20/06/2020
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài