Du học - Xin việc | Tin mới nhất
〈Nội dung〉 Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh 1. Cho phép hoạt động ngoài mục đích lưu trú 2. Cách tính thời gian “28 tiếng mỗi tuần” 3. Trong kì nghỉ dài 4. Chuẩn bị cho việc đi làm tại Nhật Tại sao việc làm quá số giờ quy định bị phát hiện? 1. Có thật là “chỉ làm thêm là có thể du học” ? 2....
★ Thông tin cơ bản: Cách tìm việc làm thêm baito (bản 2024)
09/01/2024“WA.SA.Bi.” – Trang web hỗ trợ người nước ngoài
12/06/2023Học bổng của các tổ chức tư nhân và JASSO
15/05/2023Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Hiệp hội công ích Việt Nam và Hội Thanh niên Sinh viên Việt nam tại Nhật Bản (VYSA) đã cùng nhau thực hiện “Khảo sát thực trạng du học sinh Việt Nam tại Nhật” trong thời kỳ COVID-19. Đã có 572 du học sinh trên toàn Nhật Bản tham gia trả lời khảo sát này, những thông tin về tình trạng khó khăn trong việc chi trả học phí hay tiền nhà do mất việc làm thêm, giảm giờ làm thêm v.v. cũng được đề cập đến. Du học sinh Việt Nam đang có nguyện vọng được giảm học phí hay nhận được tiền trợ cấp cố định đặc biệt (100,000 yên) v.v. Tình hình làm thêm Khi được hỏi về khoản thu nhập từ việc làm thêm thay đổi như thế nào so với trước khi có COVID-19, khoảng 23% số người trả lời rằng “giảm tầm 30%”, khoảng 20% trả lời “giảm tầm 50%”, khoảng 15% trả lời “giảm tầm 70%”. Ngoài ra, về mức thu nhập từ việc làm thêm hàng tháng, 27% số người trả lời là “80,000~10,000 yên”, 23% trả lời “trên 100,000 yên”, 21% trả lời “50,000~70,000 yên”. Biện pháp ứng phó khi thu nhập giảm đi Ngoài tiền ăn, tiết kiệm các chi phí sinh hoạt khác 60.6% Tiết kiệm tiền ăn 51% Trang trải bằng tiền học bổng 32.1% Nhận tiền từ bố mẹ 31.4% Vay tiền bạn bè 24% Vay tiền ngân hàng 4.7% Khác 2.3% Làm thế nào để bù được khoản tiền lương làm thêm bị sụt giảm Khi được hỏi là có thể làm gì để bù lại khoản tiền làm thêm bị sụt giảm và bù như thế nào thì khảo sát nhận được rất nhiều câu trả lời là “OK – bù được”, trong đó số người trả lời là “ngoài tiền ăn, tiết kiệm các chi phí sinh hoạt khác”, “tiết kiệm tiền ăn” chiếm tới hơn 50%. Mặt khác, có khoảng 32% số người trả lời là “trang trải bằng tiền học bổng”. Khó khăn do ảnh hưởng của COVID-19 Trong câu hỏi được chọn nhiều câu trả lời về khó khăn đang gặp phải do ảnh hưởng của COVID-19, khoảng 60% số người trả lời là “hiệu quả của việc tự học giảm sút”, khoảng 45% trả lời là “giờ học không có hiệu quả”. Ngoài ra cũng có rất nhiều câu trả lời như “không thể giao tiếp với thầy cô và bạn bè trong trường”, “không thể tham gia hoạt động ngoại khóa” v.v. Hiệu quả của việc tự học giảm sút 58% Giờ học không có hiệu quả 44% Không thể giao tiếp với thầy cô và bạn bè trong trường 36% Vì không có giờ học nên không thể tiếp thu đầy đủ kiến thức 35% Không thể tham gia hoạt động ngoại khóa 34% Không tìm thấy việc làm thêm 25% Quá trình xin việc không suôn sẻ 23.5% Không có vấn đề gì 16% Khác 3.5% Ảnh hưởng của Covid-19 tới cuộc sống Hơn nữa, khi hỏi về nỗi bất an đang gặp phải, khoảng 54% số người trả lời là “vì không thể làm thêm nên thấy lo cho cuộc sống”, gần 45% trả lời là “lo lắng vì không thể xin việc”, “lo không biết có trả được tiền học phí không”. Những hỗ trợ cần thiết Hỗ trợ sinh hoạt phí 64.5% Tăng thêm học bổng 63.2% Giảm hoặc miễn học phí 59.4% Giới thiệu việc làm thêm 32.6% Chi phí mua trang thiết bị để học E-learning 19.3% Tổ chức giờ học bổ túc hoặc giờ học đặc biệt 14.5% Khác 3.6% Du học sinh cần những hỗ trợ như thế nào Khi hỏi về những hỗ trợ cần thiết, khoảng 65% số người được hỏi trả lời là “hỗ trợ sinh hoạt phí”, khoảng 63% trả lời là “tăng thêm học bổng”, khoảng 59% trả lời “giảm hoặc miễn học phí”, cũng có khoảng 33% trả lời là “giới thiệu việc làm thêm”. Thông tin của người trả lời khảo sát Có 572 du học sinh đã trả lời khảo sát này, trong đó có 325 sinh viên đại học, 33 sinh viên cao học, 129 sinh viên trường chuyên môn, 85 học viên trường Nhật ngữ. Về nơi cư trú hiện tại, có 38% tổng số người trả lời đang sống ở Tokyo, 11,3% ở Saitama, 8,6% ở Chiba, 7,7% ở Osaka, cũng có những người trả lời đến từ Fukuoka, Kyoto, Kanagawa, Aichi, Ibaraki. Ngoài ra, trong số những người đã trả lời khảo sát, số người đang nhận học bổng (không hoàn lại) chiếm khoảng 37%. Về năng lực tiếng Nhật (JLPT) của người trả lời thì 139 người có N1, 262 người có N2, 122 người có N3, 49 người có N4 và N5. Nguyện vọng của du học sinh Với câu hỏi được trả lời tự do về mong muốn của bản thân đối với chính phủ, trường học v.v. khảo sát đã nhận được các câu trả lời dưới đây. Đây là những nguyện vọng mà du học sinh muốn chính phủ, trường học, các đoàn thể cấp học bổng thực hiện. ✔︎ Cấp tiền trợ cấp cố định đặc biệt lần 2 – 100,000 yên (đa số) ✔︎ Hỗ trợ từ chính phủ về đời sống (đa số) ✔︎ Trường học giảm học phí (đa số) ✔︎ Tăng thêm học bổng (đa số) ✔︎ Giảm hoặc kéo dài thời gian đóng tiền bảo hiểm, tiền thuế sở hữu, thuế thị dân v.v. (đa số) ✔︎ Nhanh chóng thực hiện tiêm chủng vắc xin Covid-19 (đa số) ✔︎ Hỗ trợ việc làm (đa số) ✔︎ Giảm bớt các yêu cầu, tiêu chuẩn khi gia hạn tư cách lưu trú (visa) ✔︎ Nâng cao nội dung giờ học online của trường lớp ✔︎ Thực hiện chế độ cho vay không lãi suất ✔︎ Giảm tiền thuê nhà ✔︎ Cung cấp các thông tin về Covid-19 và bệnh viện v.v. bằng tiếng Anh ✔︎ Triển khai “hộ chiếu vắc xin”
26/08/2021
“Tổ chức hợp tác hỗ trợ du học sinh Osaka” được thành lập bởi các cơ quan hành chính và cơ sở giáo dục trong và ngoài Osaka đã thực hiện khảo sát về cuộc sống du học đối với 1.000 du học sinh. Kết quả là trong năm thứ hai du học, hơn 60% số du học sinh được hỏi đã có được bằng N3 (JLPT) trở lên, khi tìm nhà thì thường nhờ bạn bè giúp đỡ, trong hơn 1 năm nay có rất nhiều du học sinh gặp khó khăn do ảnh hưởng của COVID-19. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tổ chức hợp tác hỗ trợ du học sinh Osaka (Facebook) Tỉ lệ bình quân JLPT của du học sinh là? Khảo sát này đã nhận được câu trả lời từ du học sinh của 34 trường đại học, 18 trường cao học, 23 trường chuyên môn, 14 trường Nhật ngữ của khu vực Kansai (Osaka và vùng lân cận) 【Số du học sinh trả lời khảo sát: 976 người】 ・ Quốc tịch: 443 người Trung Quốc, 282 người Việt Nam, 61 người Đài Loan, 49 người Hàn Quốc, v.v. (21 quốc gia)・ Cơ sở giáo dục: 48% đại học, 26% trường chuyên môn, 16% trường cao học, 10% trường Nhật ngữ Số lượng sinh viên đại học và nghiên cứu sinh đã trả lời khảo sát chiếm hơn 60%, ngay trong năm đầu tiên du học, 51% trong tổng số du học sinh được hỏi đã đã có bằng N1 hoặc N2. Điều này cho thấy rất nhiều du học sinh đã có quãng thời gian dài học tiếng Nhật ở đại học hoặc trung tâm tiếng Nhật ở nước của mình. 【Du học sinh sang Nhật dưới 1 năm】 【Sang Nhật 1 – 2 năm】 N1 23 29% N1 35 19% N2 17 22% N2 55 30% N3 7 9% N3 26 14% N4 2 3% N4 25 13% N5 2 3% N5 8 4% Không có 27 35% Không có 37 20% Tổng 78 Tổng 186 【Sang Nhật 2 – 3 năm】 【Sang Nhật 3 – 4 năm】 N1 59 22% N1 75 35% N2 114 43% N2 88 41% N3 55 21% N3 18 8% N4 3 1% N4 3 1% N5 7 3% N5 7 3% Không có 28 11% Không có 24 11% Tổng 266 Tổng 215 【Sang Nhật 4 – 5 năm】 【Sang Nhật 5 – 6 năm】 N1 49 42% N1 33 45% N2 49 42% N2 31 42% N3 8 7% N3 0 0% N4 0 0% N4 2 3% N5 0 0% N5 0 0% Không có 11 9% Không có 7 10% Tổng 117 Tổng 73 Trường du học sinh học trước khi vào đại học của Nhật là? Sempai vào thẳng đại học của Nhật sau khi học ở trung tâm tiếng Nhật tại Việt Nam Khi được hỏi rằng trước khi vào học đại học ở Nhật, du học sinh đã học ở đâu thì trong 51% số câu trả lời là học ở trung tâm tiếng Nhật có tới 6 người (1%) trả lời rằng đã vào thẳng đại học sau khi học ở trung tâm ở nước mình. ■ Trường đã học trước khi vào đại học của Nhật (Nhật + nước ngoài) Trung tâm tiếng Nhật 247 57% Đại học, cao học 62 14% Trung học phổ thông 45 10% Trường chuyên môn 40 9% Số người đã trả lời: 437 người Từ trước đến nay, rất nhiều trường hợp sau khi học ở trường Nhật ngữ rồi học trường môn đã học tiếp lên đại học hoặc đi xin việc. Thế nhưng, theo kết quả của cuộc khảo sát này, nhiều trường hợp đã học lên đại học mà không học qua trường Nhật ngữ hay trường chuyên môn. Để có thể vào đại học ở Nhật chỉ với 2 năm học ở trung tâm tiếng Nhật thì việc học tiếng Nhật thật cẩn thận và chăm chỉ ở tại nước của mình rồi sang Nhật là một việc vô cùng quan trọng. Thêm nữa, KOKORO đã giới thiệu về trường hợp du học sinh bắt đầu du học từ đại học trong mục “Kinh nghiệm của tôi”. Nếu có tiếng Nhật từ N2 trở lên, bạn cũng có thể du học từ đại học. Bạn cũng cần phải đỗ kì thi đầu vào đại học nhưng kì thi dành cho du học sinh có nội dung khác với kì thi dành cho người Nhật. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm của sempai đã học lên đại học từ trung tâm tiếng Nhật ở Việt Nam [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm của sempai đã học lên đại học từ trường THPT ở Việt Nam Tìm nhà tại Nhật Khi du học sinh Việt Nam được hỏi về việc làm thế nào để tìm nhà ở Nhật thì 38% trả lời rằng nhờ “người quen”, 29% nhờ “các trang giới thiệu nhà cho thuê” và 22% nhờ “công ty bất động sản của Nhật”. Trong tổng số câu trả lời của du học sinh thì số người trả lời rằng đã nhờ “các trang giới thiệu nhà cho thuê” là nhiều nhất nhưng riêng trường hợp của người Việt thì có thể thấy rằng số người Việt ở Kansai rất đông nên tỉ lệ nhờ vào sempai và bạn bè cũng nhiều hơn. ■ Cách tìm nhà (người Việt) 1 Người quen giới thiệu 97 38% 2 Tìm trên trang giới thiệu nhà 74 29% 3 Công ty bất động sản của Nhật giới thiệu 57 22% 4 Thông tin trên mạng xã hội 46 18% 5 Công ty môi giới của trường đang du học 46 18% 6 Công ty môi giới của trung tâm tiếng Nhật ở nước mình 26 10% 7 Công ty môi giới của công ty giới thiệu du học ở nước mình 15 6% Số người đã trả lời: 257 người (có thể chọn nhiều phương án) Khó khăn khi tìm nhà Khi du học sinh người Việt được hỏi về khó khăn khi tìm nhà thì có rất nhiều người đã đưa ra câu trả lời là “giá thuê cao”, “cần phải có người bảo lãnh”, “có ít nhà mà người nước ngoài có thể thuê được”. Giá thuê nhà ở Osaka thấp hơn so với ở Tokyo nhưng xét trên mặt bằng chung toàn quốc thì vẫn cao hơn. Tuy nhiên, nếu biết chọn khu vực thuê nhà thì bạn cũng có thể tìm được những căn nhà rẻ. Thêm vào đó, nhiều du học sinh đã cùng sống với nhau để chia tiền nhà. ■ Khó khăn khi tìm nhà (người Việt) 1 Tiền thuê nhà cao 109 43% 2 Cần có người bảo lãnh 86 34% 3 Có ít nhà mà người nước ngoài có thể thuê được 80 31% 4 Phí đầu vào khi kí hợp đồng cao 77 30% 5 Thủ tục thuê nhà phức tạp 74 29% 6 Không biết cách tìm nhà, các điểm cần chú ý 57 22% 7 Không biết thủ tục đăng kí điện, ga 35 14% Số người đã trả lời: 257 người (có thể chọn nhiều phương án) KOKORO đã có bài giải thích chi tiết về cách tìm nhà các điểm lưu ý khi thuê nhà [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tìm nhà ở Nhật / Điện – ga – nước 71% số du học sinh cảm thấy mãn nguyện Khi được hỏi về mức độ mãn nguyện của du học sinh Việt Nam về hành trình du học ở Kansai, hơn 70% số du học sinh đã trả lời rằng mình mãn nguyện. ・ Khá mãn nguyện: 31%・ Tương đối mãn nguyện: 40%・ Bình thường: 26%・ Hơi bất mãn 3% Có thể nói rằng, khó khăn là điều vốn có đối với du học sinh người nước ngoài. Ngoài việc tìm nhà, nhiều du học sinh cũng khó khăn trong “việc học tiếng Nhật”, “vấn đề kinh tế”, “vấn đề việc làm thêm” v.v. ■ Các việc gặp khó khăn (người Việt) 1 Tiếng Nhật 104 39% 2 Kinh tế 100 37% 3 Làm thêm 94 35% 4 Đi làm hay học tiếp 72 27% 5 Thói quen trong cuộc sống 31 12% 6 Các mối quan hệ 30 11% 7 Trường học 22 8% Số người đã trả lời: 268 người (có thể chọn nhiều phương án) Những khó khăn cụ thể là: “Số giờ làm thêm giảm do ảnh hưởng của COVID-19, không thể trả tiền học phí và tiền sinh hoạt” “Do ảnh hưởng của COVID-19 nên các giờ học chuyển sang trực tuyến là chính, không có cơ hội giao lưu với bạn bè nên thấy cô đơn” “Ít có cơ hội nói chuyện bằng tiếng Nhật nên năng lực tiếng Nhật không được nâng cao” Có rất nhiều tiếng nói than thở về tình trạng khó khăn do COVID-19 gây ra. Tổng kết Khảo sát đã nhận được nhiều câu trả lời của sinh viên đại học và nghiên cứu sinh, 49% du học sinh trong năm thứ 2 và 65% du học sinh trong năm thứ 3 có bằng N2 – N1. Điều này có thể cho là do ở Osaka có nhiều trường Nhật ngữ tốt. Ngoài ra, có nhiều du học sinh đang gặp bất lợi và khó khăn trong cuộc sống do ảnh hưởng của COVID-19. Tuy nhiên, dù như vậy thì cũng có hơn 70% số du học sinh người Việt cảm thấy mãn nguyện hành trình du học của mình. Nhiều bạn trả lời rằng lý do mình cảm thấy du học ở Kansai thật tốt là “con người thân thiện, tốt bụng”, “cuộc sống rất tiện lợi”, “có thêm bạn mới” v.v. Trên đây là kết quả của cuộc khảo sát dành cho du học sinh của Kansai – “Osaka – Thành phố tình người”.
26/05/2021
Em xuất thân từ Thanh Hóa và tốt nghiệp trung học phổ thông 2 năm trước. Dự định tháng 4 năm nay em đến Nhật để du học tại trường Nhật ngữ ở Tokyo. Nhưng ngay trước thời điểm dự định bay thì do ảnh hưởng của đại dịch vi-rút corona nên chuyến đi bị hoãn. Sau hơn nửa năm chờ đợi, cuối cùng cuối tháng 11 năm nay em đã đến được Nhật Bản. Gần đây, nhiều người cũng đi du học như em hoặc đi làm thực tập sinh bắt đầu được sang Nhật. Sau đây là những trải nghiệm của em trong chuyến đi tới Nhật vừa qua. Bị hoãn đến Nhật do đại dịch corona Em đã được cấp tư cách cư trú tại Nhật từ tháng 2 năm nay, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên đã không nhập học đúng kỳ. Đến ngày 01/10/2020 cuối cùng thì Nhật Bản đã tuyên bố nới lỏng hạn chế nhập cảnh đối với người Việt Nam. Khi Đại sứ quán ra thông báo sẽ nhận đơn xin visa mới cho các du học sinh và thực tập sinh đã được cấp visa trước ngày 27/03 thì chúng em đã nhanh chóng được công ty Du học Thanh Giang làm hồ sơ xin cấp lại visa. Quá trình xin visa lần này cần nhiều giấy tờ hơn so với năm trước. Gồm: Giấy xác nhận công nhận tư cách lưu trú, đơn xin cấp visa, bản cam kết “Residence Track”, phiếu câu hỏi, các loại giấy tờ xác thực văn bằng... Cuối cùng, sau bao ngày chờ đợi Đại sứ quán duyệt hồ sơ thì đến ngày 04/11 chúng em đã được cấp Visa. Quả thực, khi đó cảm xúc như vỡ òa! Visa du học của bạn em Hành trình từ Hà Nội đến Narita Ngay khi nhận được visa vào ngày 4/11, công ty Thanh Giang Seikou đã liên hệ đặt vé máy bay cho chúng em. Trường Nhật ngữ cũng liên lạc với chúng em hướng dẫn thời gian và địa điểm cách ly sau khi đến Nhật. Sau bao ngày chuẩn bị thì đến tối ngày 19/11 chúng em đã hoàn thành thủ tục xuất cảnh. Vì là bay vào lúc 23h40 (giờ Việt Nam) nên khi hạ cánh bên Nhật Bản là 06:25 sáng (giờ Nhật Bản). 20 giờ ngày 19/11, người phụ trách của Công ty Thanh Giang Seikou đã hẹn 8 người chúng em tại cửa D2, tầng 3 nhà ga T2 của Sân bay Nội Bài để tập trung hướng dẫn thủ tục xuất cảnh và làm thủ tục check in chuyến bay của hãng hàng không ANA. Sau khi chúng em chia tay người thân, chúng em tiến hành thủ tục kiểm tra hành lý và xuất cảnh rồi tới cửa ra máy bay để chuẩn bị vào phòng chờ bay. Vì bay vào thời kỳ dịch Covid 19 nên tất cả mọi người đều phải mang khẩu trang và sát khuẩn nhưng không phải mặc đồ bảo hộ. Xuất phát từ sân bay Nội Bài Nhập cảnh vào Nhật Bản Sau hơn 4 tiếng đồng hồ bay thì chúng em cũng đã đến Nhật Bản. Khi xuống khỏi máy bay, chúng em được nhân viên ở Sân bay Narita – Nhật Bản hướng dẫn tận tình những giấy tờ cần thiết. Sau đây là những giấy tờ cần thiết khi nhập cảnh Nhật Bản: ◎ Hộ chiếu ◎ Giấy Báo Nhập Học ◎ Giấy nhập cảnh ◎ Giấy xin phép làm thêm ◎ Hộ chiếu ◎ Giấy Báo Nhập Học ◎ Giấy nhập cảnh ◎ Giấy xin phép làm thêm Lưu ý: Trong các loại giấy tờ trên thì “Giấy xin phép làm thêm” rất quan trọng, nên nếu không nộp các bạn sẽ không được đóng dấu đi làm thêm vào thẻ ngoại kiều đâu nhé. Và như vậy sẽ không được phép làm thêm. Các bạn nhớ chú ý nha. Trước khi rời khỏi quầy thủ tục, nhân viên xuất nhập cảnh tại sân bay trả lại cho chúng em hộ chiếu và giao chúng em 1 thẻ gọi là “Thẻ lưu trú”. Giấy xin phép làm thêm Cơ sở vật chất và chi phí cách ly tại Nhật Bản. Sau khi ra khỏi sân bay chúng em được xe buýt của trường Nhật ngữ đón về khách sạn để cách ly. Khoảng 1 tiếng sau chúng em đến khách sạn dành cho người đi công tác (business hotel) tại quận Koto ở Tokyo. Mỗi người ở một phòng và nhận một suất ăn trưa riêng. Đây là bữa ăn đầu tiên của chúng em từ khi đến Nhật. ◎ Chi phí cách ly: Mỗi người phải tự trả 72.500 yên Tiền phòng: 4.400 yên/ 1 đêm (kể cả tiền thuế), tổng cộng 14 đêm là 61.600 yên. Nhờ có nhà trường hỗ trợ nên mỗi người chỉ phải trả 50.000 yên. Ngoài ra tiền ăn 1 ngày 3 bữa là 1.500 yên (tổng cộng 15 ngày là 22.500 yên). ◎ Phí đưa đón Chúng em được miễn phí đưa đón từ sân bay đến khách sạn và từ khách sạn đến trường. Bữa ăn đầu tiên tại Nhật Cuộc sống ở khu cách ly Trong thời gian 2 tuần cách ly tại khách sạn, chúng em hầu như không ra khỏi phòng, ăn uống ngay tại phòng. Mặc dù không được ra khỏi phòng như vậy cũng bất tiện, nhưng chúng em có thể sử dụng wifi nên mỗi ngày 3 tiếng trường tiếng Nhật hướng dẫn chúng em học qua mạng ngay tại phòng của mình. Mỗi sáng, từ cửa sổ phòng khách sạn, chúng em có thể ngắm cảnh mặt trời mọc thật đẹp. Chúng em cũng có thể đi mua hàng ở cửa hàng tiện lợi gần đó nếu chỉ đi nhanh rồi về. Học online qua mạng Kết thúc cách ly, đến trường Nhật ngữ Ngày 04/12, kết thúc cách ly, trường Nhật ngữ SAMU đưa xe buýt đến khách sạn đón chúng em về ký túc xá của trường. Từ ngày 5 trở đi chúng em sẽ bắt đầu quá trình học tập của mình tại Nhật Bản. Tuổi trẻ là dám mơ ước, dám làm những điều mình muốn. Vậy nên, mục tiêu mà bạn đã đặt ra thì hãy quyết tâm thực hiện nhé. Chúc các bạn sắp tới Nhật Bản có chuyến đi thật tốt đẹp. Chúng em lên Bus về trường sau khi kết thúc cách ly. Các bạn cách ly ở khách sạn khác cũng lên xe cùng
11/12/2020
◆ Câu hỏi 1: Giờ học online có được tính vào thời gian học chính thức (tính học phần) hay không? Trả lời: Trong trường hợp trường tổ chức học online để phòng tránh lây nhiễm thì thời gian học đó được tính vào thời gian học tập chính thức. Trường hợp này cũng giống học sinh ở nước ngoài học online do không thể nhập cảnh mới hoặc tái nhập cảnh vào Nhật Bản. Đây được công nhận là biện pháp đối phó khẩn cấp. ◆ Câu hỏi 2: Trường hợp du học sinh không học đủ thời lượng do ảnh hưởng của Covid-19 thì có thể tiếp tục học tại trường tiếng Nhật lâu hơn 2 năm, là thời gian được phép du học thông thường hay không? Trả lời: Trường hợp du học sinh đang theo học tại trường tiếng Nhật không học đủ thời lượng như kế hoạch ban đầu do ảnh hưởng của Covid-19 thì có thể xin gia hạn tư cách lưu trú “du học sinh" vượt giới hạn 2 năm và tiếp tục học tập ở trường hiện tại. ◆ Câu hỏi 3: Trường hợp du học sinh theo kế hoạch sẽ nhập học vào tháng 4/2020 nhưng do ảnh hưởng của Covid-19 nên không nhập cảnh được, sau đó nhập học giữa chừng thì chương trình học sẽ ra sao? Trả lời: Trường hợp tiến độ học tập quá chậm thì sẽ được tổ chức các lớp học bù trong kì nghỉ dài. ◆ Câu hỏi 4: Trường hợp hết hạn tư cách lưu trú mà vẫn chưa thể về nước thì có thể gia hạn tư cách lưu trú “du học sinh" được không? Trả lời: ① Đối với du học sinh tốt nghiệp năm 2020 (có tư cách lưu trú “du học sinh” và được cấp phép thực hiện hoạt động ngoài tư cách lưu trú) mà không có chuyến bay về nước thì có thể tiếp tục làm baito mỗi tuần không quá 28 tiếng cho đến khi hết hạn tư cách lưu trú. ② Trường hợp tư cách lưu trú sắp hết hạn thì được đặc cách chấp nhận cho chuyển sang tư cách “Hoạt động đặc định (thời hạn 6 tháng)”. Sau khi chuyển đổi tư cách lưu trú thì không cần xin cấp phép thực hiện hoạt động ngoài tư cách lưu trú vẫn có thể làm baito không quá 28 tiếng mỗi tuần. ③ Trường hợp tiếp tục học tại trường hiện tại thì có thể gia hạn tư cách lưu trú “du học sinh" (tối đa thêm 6 tháng). Trường hợp này thì tổng thời gian học tiếng Nhật có thể vượt quá giới hạn 2 năm. ◆ Câu hỏi 5: Trường hợp không nhận được thư tuyển dụng hoặc đề nghị tuyển dụng bị huỷ do ảnh hưởng của Covid-19, tư cách lưu trú sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Trả lời: Trường hợp du học sinh tốt nghiệp đại học hoặc trường chuyên môn nhưng không nhận được thư tuyển dụng, muốn tiếp tục tìm việc thì có thể xin tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định (thời hạn 1 năm)” loại để tìm việc làm. Trường hợp này có thể làm baito mỗi tuần không quá 28 tiếng. Ngoài ra, nếu du học sinh bị huỷ đề nghị tuyển dụng thì có thể xin tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định (thời hạn 1 năm)” loại để duy trì công việc. Loại tư cách lưu trú này không bị giới hạn thời gian làm việc.
31/08/2020
Khi đi du học Nhật Bản, hãy cố gắng tận dụng hết mức có thể thông tin từ các tổ chức công. Sau đây, xin được giới thiệu các trang web liên quan đến du học Nhật Bản mà các bạn nhất định nên đọc do ban biên tập KOKORO lựa chọn. Thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đăng tải rất nhiều thông tin quan trọng liên quan đến du học Nhật Bản. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] Trang Facebook của Đại sứ quán Nhật Bản Trang web của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam (Thông tin du học Nhật Bản)[iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] Trang tiếng Việt: Thông tin từ JASSO Văn phòng đại diện tại Việt Nam của Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản (JASSO) là cơ quan xúc tiến du học của Chính phủ Nhật Bản. Các bạn hãy tận dụng những thông tin phong phú do JASSO và Văn phòng JASSO Việt Nam đăng tải nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] Trang Facebook của Văn phòng JASSO Việt Nam [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] Trang web của Văn phòng JASSO Việt Nam [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] Sách Hướng dẫn du học Nhật Bản (tiếng Việt) 〈Ví dụ về nội dung〉・Kế hoạch du học ▽ Lịch trình du học ▽ Chế độ giáo dục ở Nhật Bản・Thông tin trường đại học (các khoa), trường đại học ngắn hạn ▽ Sau đại học ▽ Các khoá học bằng tiếng Anh để lấy văn bằng ▽ Du học ngắn ngày, hệ chuyển tiếp ▽ Trường trung cấp nghề ▽ Trường chuyên môn ▽ Trường tiếng Nhật・Thủ tục nhập cảnh ▽ Chi phí sinh hoạt - vật giá ▽ Học phí ▽ Học bổng ▽ Nơi ở ▽ Bảo hiểm y tế, bảo hiểm tổn thất・Thực tập ▽ Tìm việc làm ở Nhật Bản Kì thi du học Nhật Bản (EJU) EJU (Kì thi du học Nhật Bản) là kì thì đánh giá năng lực tiếng Nhật và học lực cơ sở của các đối tượng du học sinh người nước ngoài có nguyện vọng vào học tại các trường đại học của Nhật Bản. Kì thi này được tổ chức vào tháng 6 và tháng 11 tại các địa phương của Nhật Bản và ở Việt Nam là tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. ・Các môn thi: Tiếng Nhật, Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hoá học, Sinh học), Môn tổng hợp, Toán (1 và 2)・Hầu hết các trường đại học quốc lập đều sử dụng kết quả kì thi EJU trong quá trình tuyển sinh・Những thí sinh đạt kết quả cao trong kì thi này có quyền lợi là được nhận học bổng JASSO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] Trang web của JASSO liên quan đến kì thi EJU (Tiếng Nhật và tiếng Anh) Trước khi quyết định lựa chọn cơ sở tư vấn du học ・Cơ sở tư vấn du học mà bạn đang sử dụng có giấy phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo hay không?[iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] Danh sách các cơ sở có giấy phép tư vấn du học (Trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] Cơ sở tư vấn du học mà bạn đang sử dụng có bị bị đình chỉ đại diện xin cấp visa hay không? Nếu bạn cảm thấy cơ sở tư vấn du học có gì đó bất minh… Trong trường hợp bạn thấy cơ sở tư vấn du học có điểm đáng ngờ hay khi bạn gặp vướng mắc, hãy trao đổi với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra, tại Hà Nội có trung tâm tư vấn do cả luật sư người Việt và người Nhật cùng các tình nguyện viên có tâm huyết lập ra. Ngoài việc tư vấn qua điện thoại, thư điện tử và mạng xã hội cho các trường hợp gặp vướng mắc với cơ sở tư vấn du học, trung tâm còn đăng tải các thông tin giúp các bạn không bị lừa đảo bởi các cơ sở tư vấn không đàng hoàng. ・Dự án trao đổi thông tin cho người Việt Nam đi Nhật Bản (IEVJ) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] Trang web của IEVJ (có góc gửi thư điện tử cho dự án) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] Trang Facebook của IEVJ (có thể gửi nội dung cần tư vấn qua tính năng messenger) Trang web liên quan đến bí quyết du học Nhật Bản Trong phần này, xin được giới thiệu các trang web liên quan đến du học Nhật Bản của các tổ chức công hoặc trang web do các tổ chức công vận hành. Trước khi quyết định việc đi du học, các bạn có thể đọc câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của các du học sinh sempai do phóng viên phỏng vấn đăng trên trang web của KOKORO và ghi nhớ những thông tin quan trọng rồi tham khảo các trang web dưới đây để biết những bí quyết có tính kỹ thuật về việc đi du học. ・Study in Japan (Học tập ở Nhật Bản) Đây là trang web thông tin tổng hợp về du học Nhật Bản do JASSO vận hành. Các thông tin được tổng hợp đăng tải trên trang này gồm có tính hấp dẫn của việc du học Nhật Bản, cách chọn trường để du học, thủ tục nhập cảnh, cuộc sống tại Nhật Bản… Thông tin được đăng tải bằng một số ngôn ngữ bao gồm cả tiếng Anh, tiếng Nhật... ・JAPAN STUDY SUPPORT (Hỗ trợ du học Nhật Bản) Đây là trang web do nhiều đơn vị vận hành, trong đó có Hiệp hội Văn hóa Sinh viên Châu Á ABK. Trên trang web này có đăng tải các thông tin như: Thông tin của khoảng 1.300 trường đang tuyển sinh du học sinh nước ngoài bao gồm trường đại học, sau đại học, đại học ngắn hạn, trường chuyên môn hay các thông tin về học bổng, thông tin về đời sống… Thông tin được đăng cả bằng tiếng Việt.
29/04/2020
Các bạn du học sinh thân mến! Về lịch trình cho hành trình tìm việc tại Nhật các đã biết được những điều gì rồi? Trong trường học, các thầy cô thường nói với mình rằng “hoạt động tìm việc sẽ bắt đầu từ tháng 4” thế nhưng thực tế chờ tới thời điểm hoạt động này chính thức bắt đầu rồi mới bắt đầu suy nghĩ về đi tìm việc thì các bạn đang bị chậm đó! Tại sao lại nói là bị chậm thì hãy cùng đọc hết các nội dung của bài viết này để biết lý do nha. Quy trình tổng quát khi đi xin việc Đầu tiên, là về quy trình tổng quát khi đi xin việc. ● Tháng 3 ~ Tháng 5: Tổ chức các buổi giới thiệu về công ty Các công ty sẽ tổ chức buổi giới thiệu để các ứng viên hiểu rõ hơn về công ty. Mỗi công ty sẽ có hình thức tổ chức khác nhau, có thể là những buổi giới thiệu độc lập, và cũng có thể là những buổi giới thiệu tập trung. ● Tháng 6 ~ Tháng 9: Tổ chức phỏng vấn, đưa ra quyết định tuyển dụng không chính thức (Nainaitei) Sau khi vượt qua vòng loại hồ sơ và nhận được liên lạc từ phía công ty, các ứng viên sẽ đến trực tiếp công ty rồi tham dự phỏng vấn.Thông thường, "Quyết định tuyển dụng không chính thức" sẽ được đưa ra trước tháng 9, còn “Quyết định tuyển dụng chính thức” (Naitei) sẽ được đưa ra trong buổi công bố tuyển dụng (thường diễn ra vào tháng 10). (Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của COVID-19, các buổi phỏng vấn online tăng lên khá nhiều.) ● Tháng 12 ~ khi vào công ty: Các thủ tục chuẩn bị đi làm chính thức -> Chuẩn bị các thủ tục trước khi đi làm chính thức ※ Sau khi biết được quy trình trên, các bạn cần phải chuẩn bị hành trang gì nào? Lội ngược dòng lịch trình Khung cảnh hội chợ việc làm Job fair (các công ty cùng giới thiệu) Trong tiếng Nhật có cụm từ 俯瞰逆算(ふかんぎゃくさん)dùng để chỉ việc xác định rõ đích đến sau đó lên kế hoạch bằng cách đi ngược từ vạch đích trở về điểm xuất phát. Cách suy nghĩ này có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt trong hoạt động tìm việc thì càng quan trọng hơn. Vậy, cụ thể cách tính toán theo lối đi “ngược dòng” này là như thế nào nhỉ? 【1】 Đầu tiên, xác định rõ mục tiêu Mục tiêu của bạn sau khi tốt nghiệp là gì? Hãy chọn 1 trong 2 lựa chọn sau: ① Làm việc tại Nhật Bản ② Về nước Nếu bạn chọn ①, hãy đọc tiếp những thông tin dưới đây nhé! 【2】 Tháng 10 ~ Tháng 3 (ngay trước khi tốt nghiệp) Thông thường,thời điểm tốt nghiệp sẽ là vào tháng 3 thì trước đó trong khoảng thời gian từ tháng 1 ~ 2 là quá trình để đăng ký chuyển đổi tư cách lưu trú. Để có thể xin chuyển tư cách lưu trú thì tất nhiên là điều kiện cần và đủ ở đây đó là bạn phải có trong tay “Quyết định tuyển dụng” (Naitei) 【3】 Tháng 3 (trước khi tốt nghiệp 1 năm) ~ Tháng 9 ・ Tháng 3 ~ Tháng 5: Tham gia buổi giới thiệu công ty + Nộp hồ sơ ứng tuyển Ứng viên sẽ tham gia buổi giới thiệu công ty, đồng thời gửi hồ sơ ứng tuyển (Entry Sheet - ES) và sơ yếu lý lịch cho công ty mình muốn vào làm. Công ty sẽ dựa trên những hồ sơ này để tiến hành tuyển chọn. ・ Tháng 6 ~ Tháng 9: Tham dự phỏng vấn Sau khi vượt qua vòng loại hồ sơ sẽ bước sang vòng phỏng vấn. Số lần phỏng vấn tùy thuộc vào từng công ty nhưng đa phần là 2-3 lần. Chẳng hạn như ví dụ bên dưới. Tuy nhiên cũng có những công ty tổ chức phỏng vấn sớm hơn thời gian nêu trên. Lần 1: Nhân viên phòng nhân sự phỏng vấn Lần 2: Trưởng phòng phỏng vấn Lần 3: Giám đốc phỏng vấn Có thể ứng tuyển vào bao nhiêu công ty? Cho đến đây có thể sẽ có nhiều bạn thấy rằng đâu có tốn mấy thời gian để nhận được “Quyết định tuyển dụng" (naitei) tuy nhiên thì nó đâu có gì là đơn giản như vậy! Ví dụ dưới đây sẽ phần nào giúp bạn mường tượng ra dễ dàng hơn. ✔︎ Bạn Trang đã tham gia buổi giới thiệu của công ty A vào ngày 1 tháng 4 ✔︎ Sau khi tham gia, bạn ấy đã gửi hồ sơ ứng tuyển, sơ yếu lý lịch để ứng tuyển vào công ty. Việc tuyển chọn hồ sơ thường diễn ra trong 1 đến 2 tuần nên trong thời gian đó bạn ấy chỉ chờ đợi kết quả thôi. ✔︎ 2 tuần sau đó, vào ngày 15 tháng 4 bạn ấy đã nhận được kết quả. Thật tiếc là bạn ấy đã bị trượt. Vì vậy, bạn ấy tham gia buổi giới thiệu của công ty tiếp theo rồi lại nộp hồ sơ ứng tuyển, sơ yếu lý lịch. Nếu cứ lặp đi lặp lại quy trình này, trong 1 tháng bạn ấy có thể ứng tuyển nhiều nhất là 2 công ty. Và vẫn tiếp tục quy trình trong khi chưa nhận được “Quyết định tuyển dụng” của công ty nào thì từ tháng 4 đến tháng 9, trong vòng 6 tháng cũng chỉ có thể ứng tuyển vào 12 công ty. Bạn có tự tin rằng mình nhất định có thể nhận được "Quyết định tuyển dụng" của 1 trong 12 công ty đó không? Sinh viên người Nhật thông thường sẽ ứng tuyển vài chục công ty mới nhận được Naitei, vậy với các bạn du học sinh số lượng ứng tuyển ít nhiều cũng phải bằng hoặc phải hơn, điều này đồng nghĩa với việc các bạn cần tích cực hơn và hơn thật nhiều!!! Thêm vào đó, để có thể vượt qua vòng loại hồ sơ và vòng phỏng vấn, bạn phải hiểu rất rõ công ty mà bạn đang ứng tuyển. Để làm được điều này thì việc tìm kiếm thông tin trên internet là lẽ đương nhiên, nhưng việc hỏi kinh nghiệm, thông tin từ các tiền bối cũng sẽ có lợi cho bạn. Ngoài ra, sau khi phân tích bản thân để nhận thức rõ ràng với ưu điểm và kinh nghiệm của cá nhân, bạn có thể cống hiến như thế nào cho công ty đó; bạn cũng sẽ phải viết hồ sơ ứng tuyển, sơ yếu lý lịch v.v. và tham dự phỏng vấn nữa. Để có thể chuẩn bị chỉnh chu cho các công việc này cũng phải mất tới vài tháng. Việc chuẩn bị trước là vô cùng quan trọng! Như các bạn đã thấy, trước khi hoạt động tìm việc chính thức bắt đầu vào tháng 4, chúng ta cần chuẩn bị trong thời gian dài. Vậy những công việc chuẩn bị đó cụ thể là những gì? ① Nâng cao năng lực tiếng Nhật Bạn sẽ có lợi thế khi đi xin việc nếu có được bằng cấp cao trong Kì thi Năng lực tiếng Nhật (JLPT) nhưng cũng có các kỳ thi kiểm tra năng lực khác như “Kỳ thi Năng lực tiếng Nhật thương mại BJT”. Đây là kỳ thi kiểm tra năng lực giao tiếp tiếng Nhật trong thương mại, sau khi thi xong sẽ biết điểm ngay trong ngày hôm đó. Ngoài JLPT, nếu bạn có điểm BJT thì bạn càng có lợi thế hơn khi đi làm. Kì thi Năng lực tiếng Nhật (JLPT) Kì thi Năng lực tiếng Nhật thương mại BJT ② Tham gia khóa thực tập ngắn hạn Nếu bạn là sinh viên đại học thì các khóa thực tập ngắn hạn bắt đầu từ mùa hè của năm thứ 3. Bạn có thể nhận được thông tin về các nơi thực tập nếu bạn đến “Phòng hỗ trợ việc làm” (キャリアセンター) của trường mình. Việc thực tập ngắn hạn này rất quan trọng và cần thiết cho việc tiến hành phân tích bản thân và nghiên cứu về công việc. Sau khi làm thử một công việc thực tế, bạn sẽ biết được mình có phù hợp với công việc đó không, bản thân bạn có thế mạnh gì, có bài toán gì đặt ra trước mắt không, khi lựa chọn công ty thì cần chú ý đến những điểm gì v.v. bạn sẽ nhìn ra được rất nhiều điều. ✔︎ Hiểu cụ thể nội dung công việc ✔︎ Hiểu thế mạnh và bài toán của bản thân ✔︎ Biết được những kiến thức, năng lực, kỹ năng cần thiết cho công việc ✔︎ Là kinh nghiệm để tự PR bản thân trong hồ sơ ứng tuyển hoặc khi phỏng vấn ✔︎ Nhận được nhiều lời góp ý ✔︎ Nuôi dưỡng suy nghĩ tinh tế khi lựa chọn công ty ③ Nghiên cứu ngành nghề và doanh nghiệp, tìm kiếm thông tin tuyển dụng Bạn có thể vừa tích lũy kinh nghiệm khi thực tập ngắn hạn vừa phân tích bản thân (mối quan tâm, sở trường v.v.), nghiên cứu các ngành nghề, công ty thông qua website hoặc đến thăm các công ty có tiền bối đang làm việc. Nếu làm như vậy thì bạn sẽ quyết định được bạn muốn làm trong ngành nào, làm việc ở công ty như thế nào. Để làm được điều này, bạn sẽ đi tìm công ty (có thông tin tuyển dụng). Dưới đây là 1 số các website giới thiệu thông tin tuyển dụng tiêu biểu và cách sử dụng. Mynavi (Trang thông tin việc làm cho sinh viên) Đây là một trong các trang thông tin tuyển dụng lớn của Nhật Bản, trên trang này cũng có thông tin tuyển dụng dành riêng cho người nước ngoài. Đầu tiên, đăng ký thành viên Khi đăng ký thành viên, nếu bạn bấm chọn ô “có nguyện vọng nhận thông tin miễn phí cho du học sinh người nước ngoài" thì bạn sẽ nhận được thông báo qua email về các thông tin liên quan đến sự kiện, thông tin đặc biệt dành cho du học sinh. Tiếp theo, tìm kiếm thông tin tuyển dụng Sau khi nhập các điều kiện mong muốn, bạn bấm vào ô「検索」(tìm kiếm), các thông tin tuyển dụng sẽ xuất hiện. Thông qua trang web này, bạn cũng có thể nộp hồ sơ ứng tuyển, sơ yếu lý lịch v.v. cho doanh nghiệp, đăng ký tham gia buổi giới thiệu công ty v.v. Bạn cũng có thể đọc thông tin của công ty, thông tin tuyển dụng, bài viết đặc biệt, đánh giá và nhận xét công ty của tiền bối v.v. Viết hồ sơ ứng tuyển, sơ yếu lý lịch v.v. Trang Mynavi cũng có hỗ trợ viết hồ sơ ứng tuyển và sơ yếu lý lịch nhưng trang WA.SA.Bi.(Trang hỗ trợ người nước ngoài đa ngôn ngữ) cũng đã và đang là người bạn đồng hành thân thiện với nhiều du học sinh trong quá trình tìm việc tại Nhật.Ngoài việc nhận được thông tin tuyển dụng từ trang web và trang facebook WA.SA.Bi. VN nếu bạn có câu hỏi muốn được giải đáp hay tư vấn cá nhân liên quan đến việc tìm việc làm. WA.SA.Bi.Hãy liên lạc với WA.SA.Bi. thông qua LINE nhé! Mã QR LINE Hỗ trợ viết sơ yếu lý lịch Sau khi đăng ký thành viên trên trang WA.SA.Bi., bạn có thể sử dụng tính năng viết sơ yếu lý lịch trong mục MyPage (trang cá nhân). Thông tin tuyển dụng Thông tin tuyển dụng được cập nhật liên tục trong mục JobHunting. Đặc biệt, bạn có thể đọc thông tin tuyển dụng đó bằng tiếng Việt. Hỗ trợ cá nhân WA.SA.Bi. tổ chức rất nhiều hoạt động hỗ trợ tìm việc như là cung cấp thông tin cơ bản về hoạt động tìm việc trên trang Facebook, tổ chức buổi phỏng vấn thử và luyện tập phỏng vấn cho các bạn có nguyện vọng. Các thành viên của WA.SA.Bi. có tiền thân là du học sinh hoặc đang là du học sinh. Với mong muốn có thể hỗ trợ và giúp đỡ thật nhiều các bạn du học sinh có được cuộc sống ổn định hơn tại Nhật Bản, đừng ngần ngại, các bạn hãy liên lạc đến WA.SA.Bi. chúng mình nhé!!!
05/04/2021
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài