Du lịch - ăn uống | Tin mới nhất
Mùa hè ở Nhật có rất nhiều sự kiện như Tanabata (Thất tịch), kỳ nghỉ lễ Obon, lễ hội mùa hè, pháo hoa v.v. Khác với Việt Nam, Nhật Bản tổ chức lễ hội pháo hoa vào mùa hè. Đây là “lễ hội pháo hoa” làm bao người say mê bởi những bông pháo hoa to và đẹp nhuộm bầu trời đêm mùa hè. Khi người nước ngoài lần đầu xem pháo hoa của Nhật, họ sẽ bị ngạc nhiên bởi chất lượng và số lượng pháo được bắn lên bầu trời. Trong bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu cách thưởng thức lễ hội pháo hoa - điểm đặc trưng của mùa hè Nhật Bản cũng...
Mình đã đi thăm quan nhà máy sản xuất bia và bánh kẹo!
20/06/2023Những quán Takoyaki nổi tiếng ở phía nam Osaka
13/03/2023Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Ở Nhật Bản, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, các đại biểu quốc hội được lựa chọn bằng cách bầu cử. Quốc hội sẽ chỉ định “Naikaku sori daijin”- thủ tướng từ một trong những thành viên Quốc hội. Bài viết này sẽ giới thiệu một cách khái về hệ thống chính trị và lịch sử kinh tế của Nhật. 3 nguyên tắc trong Hiến pháp Nhật Bản Nền chính trị của Nhật được tổ chức dựa trên Hiến pháp. Đây là chế độ “Quân chủ lập hiến”. Hiến pháp Nhật Bản có 3 nguyên tắc sau đây. ・ Nhân dân làm chủ ・ Tôn trọng nhân quyền cơ bản ・ Chủ nghĩa hoà bình Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Phòng họp chính của toà Nghị sự Quốc hội Chủ nghĩa dân chủ theo chế độ nghị viện Hiến pháp Nhật Bản quy định rằng “Quyền làm chủ thuộc về nhân dân”. Đây gọi là “nhân dân làm chủ”. Quyền làm chủ là “quyền quyết định cuối cùng về việc tổ chức chính trị như thế nào”. “Nhân dân làm chủ” có nghĩa là nhân dân nắm quyền quyết định cuối cùng về các vấn đề liên quan đến chính trị. Cụ thể, trong Quốc hội, với tư cách là đại diện của nhân dân - các thành viên của quốc hội được bầu bởi nhân dân (người nắm quyền) sẽ quyết định luật pháp và ngân sách. Vì thế, Hiến pháp quy định “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước”. Hệ thống mà nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua nghị viện được gọi là “Chủ nghĩa dân chủ theo chế độ nghị viện”. Đặc trưng của Quốc hội Nhật Bản ・ Chế độ lưỡng viện: Thượng viện (Tham nghị viện) và Hạ viện (Chúng nghị viện) ・ Nghị sĩ trong cả hai viện đều được nhân dân trực tiếp bầu ra. ・ Người nước ngoài không thể trở thành nghị sĩ. Chế độ “Thiên hoàng là biểu tượng” Nhân dân được nắm quyền làm chủ từ khi Hiến pháp hiện hành được thiết lập vào sau chiến tranh thế giới thứ II. Trong Hiến pháp trước khi xảy ra chiến tranh, người nắm quyền là Thiên hoàng. Trong hiến pháp hiện nay, Thiên hoàng là “biểu tượng của đất nước Nhật Bản”. ・ Chế độ cha truyền con nối ・ Thiên hoàng không có quyền lực liên quan đến chính trị, chỉ thực hiện những “công việc nhà nước” dưới sự tư vấn và phê duyệt của Nội các. Chế độ nghị sĩ Nội các Vì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nên “Nội các” – cơ quan quản lý hành chính (hành pháp) nằm dưới sự kiểm soát của Quốc hội. ・ Quốc hội chỉ định người đứng đầu Nội các là “Naikaku sori daijin” (Thủ tướng) trong số những thành viên Quốc hội, lập ra Nội các. ・ Thủ tướng phải chọn ra hơn 50% thành viên của Nội các từ các thành viên Quốc hội. ・ Thủ tướng và Nội các cùng chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Như vậy, chế độ này gọi là “Chế độ nghị sĩ Nội các”. Hạ viện có thể bỏ phiếu không tín nhiệm Nội các. Trong trường hợp đó, Nội các sẽ đồng loạt từ chức hoặc thủ tướng sẽ giải tán Hạ viện. Hành chính Tòa Nghị sự Quốc hội (bên phải) và khu vực tập trung các cơ quan chính phủ của Nhật Bản (phía trước bên trái) ・ Nội các phụ trách các công việc hành chính. Cụ thể là thực hiện các chính sách dựa trên luật pháp và ngân sách do Quốc hội quy định. ・ Nội các đệ trình các dự thảo luật và ngân sách cho Quốc hội, kí kết các hiệp ước. ・ Thành viên của Nội các (Bộ Trưởng) chỉ đạo và giám sát với tư cách là người đứng đầu mỗi cơ quan hành chính của đất nước. Cơ quan hành chính của Nhật Bản bao gồm Văn phòng Nội các và 12 bộ. Tam quyền phân lập Hiến pháp Nhật Bản chia quyền lực chính trị thành ba phần: lập pháp – Quốc hội thực hiện, hành pháp – Nội các đảm nhiệm, tư pháp – Toà án phụ trách. Ngoài ra còn có một hệ thống trong đó ba cơ quan quyền lực kiểm soát lẫn nhau. ・ Quốc hội (Quyền lập pháp) → Nội các (Quyền hành pháp): Chế độ nghị sĩ Nội các, đưa ra nghị quyết không tín nhiệm Nội các. ・ Nội các → Quốc hội: Có quyền cho giải tán Hạ viện (Thủ tướng) ・ Quốc hội → Toà án (Quyền tư pháp): Quốc hội có thể mở phiên toà xét xử và buộc tội thẩm phán đã phạm tội. ・ Toà án → Quốc hội: Tòa án có quyền thẩm định luật pháp do Quốc hội ban hành có vi phạm Hiến pháp hay không. Quyền tự trị tại các địa phương Toà thị chính của địa phương ・ Nhật Bản có 47 tỉnh thành với khoảng 1700 thành phố, quận, huyện v.v. Các tỉnh, thành phố, quận, huyện và 23 quận trong Tokyo được gọi là “Chiho kokyo dantai - Tập thể công cộng địa phương” hoặc “Chiho jichi tai – Thể tự trị địa phương”. ・ Mỗi chính quyền địa phương có một số quy định riêng, chẳng hạn như cách xử lý rác, dịch vụ y tế - phúc lợi v.v. Một số quy định có hiệu lực tương tự như luật. Đây được gọi là “Sắc lệnh”. Sắc lệnh do hội đồng địa phương ban hành và chỉ áp dụng cho chính quyền địa phương đó. Kinh tế Nhật Bản Đồ điện gia dụng được dùng phổ biến vào thời kì tăng trưởng kinh tế cao độ của Nhật Tăng trưởng kinh tế cao độ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, từ năm 1955 đến năm 1973, tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế của Nhật Bản đã vượt mức bình quân 10% hàng năm, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh (tăng trưởng kinh tế cao) chưa từng có ở các nước khác. Trong thời kỳ này đã xảy ra những điều sau đây. ・ Chuyển đổi năng lượng từ than đá sang dầu mỏ ・ “Kế hoạch nhân đôi thu nhập” của Nội các vào thời điểm đó ・ Cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ (sản phẩm làm từ sợi tổng hợp, nhựa, thiết bị gia dụng v.v.) ・ Mở rộng tổ hợp hoá dầu ・ Ô tô cá nhân được phổ biến ・ Cách mạng phân phối, lưu thông hàng hoá (sự phát triển của hệ thống siêu thị v.v.) Thu nhập của người dân tăng lên, tủ lạnh, máy giặt, tivi đen trắng, điện thoại v.v. trở nên phổ biến, đời sống nhân dân ngày càng ấm no. Tuy nhiên, ở Nhật cũng nảy sinh một số vấn đề như giá cả tăng cao, tình trạng quá tải ở các khu vực đô thị, dân số giảm ở các vùng nông thôn và ô nhiễm môi trường. Mức tăng trưởng cao đã bị dừng lại bởi cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973. Kinh tế bong bóng Khách sạn Plaza Hội nghị Plaza (Plaza Accord) được tổ chức tại khách sạn Plaza ở New York năm 1985 với sự tham gia của các Bộ trưởng tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương của 5 nước phát triển (Nhật, Mỹ, Anh, Pháp, Tây Đức) đã bàn về nội dung “điều chỉnh cân đối cán cân thanh toán quốc tế bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối”. Theo Hiệp định Plaza này, giá trị của đồng yên đã tăng lên so với mức giá thấp trước đây, đồng đô la Mỹ cũng không cao như trước nữa. Theo Hiệp định, giá “1 đô la = 230 yên” trước khi có thỏa thuận trở thành “1 đô la = 120 yên” vào cuối năm 1987. Kết quả là, các công ty Nhật Bản đã mở rộng ra nước ngoài, một nền kinh tế bùng nổ được gọi là “nền kinh tế bong bóng” ra đời. Tình hình hiện nay Trong bảng xếp hạng GDP năm 2020, Nhật Bản đứng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, gấp gần 15 lần so với Việt Nam (thứ 38). Được bao quanh bởi biển nên Nhật Bản có nguồn thủy sản dồi dào, nhiều núi nên tài nguyên rừng tương đối phong phú. Tuy nhiên, do khan hiếm tài nguyên khoáng sản nên Nhật phải nhập khẩu hơn 80% nguyên liệu và năng lượng. Ngoài các ngành công nghiệp nặng như thép, máy móc và ô tô, các ngành công nghiệp như hóa chất, thuốc, dệt may, thực phẩm và vận tải đang phát triển, kỹ thuật xây dựng nhà cửa và công trình dân dụng (cầu đường) cũng ở đẳng cấp thế giới.
28/01/2022
【Collaboration blog】 Trong những thành phố lớn tại Nhật, có rất nhiều những quán cà phê nên sẽ băn khoăn không biết nên chọn quán nào thì hơn. Lần này, các bạn nữ người Việt sẽ giới thiệu tới các bạn 8 quán tuyệt vời trong thành phố Osaka. Chúng mình đã tập trung chọn những quán nổi tiếng trên mạng xã hội Insta. 〈Nội dung của bài viết lần này〉 EELK SHINSAIBASHI MOONKERY & ISLAND KITAHAMA ASAKARA GOOD STORE Cafe No.888 Picco Latte TAIYOU NO TOU GREEN WEST BLUE BOTTLE CAFE UMEDA CHAYAMACHI Những địa điểm trên được giới thiệu bởi 3 bạn nữ Việt Nam đang học tập và làm việc tại Osaka, 1 bạn sinh viên đại học, 1 bạn sinh viên cao học và 1 bạn hiện tại đang đi làm. Mỗi bạn đã lựa chọn ra những quán cà phê yêu thích của bản thân cũng như cũng quán cà phê nổi tiếng trên mạng xã hội, và trải nghiệm thực tế tại quán. ELK SHINSAIBASHI Quán nằm tại khu vực Shinsaibashi - một trong những địa điểm nổi tiếng được yêu thích bởi giới trẻ, cách ga Shinsaibashi, Yotsubashi vài phút đi bộ. Với những bức tường trắng làm chủ đạo cùng với những chiếc ghế sofa mềm mại, các bạn có thể thư giãn một cách thoải mái. ・ Bánh pancake mềm xốp nổi tiếng! ・ Cà phê capuchino 3D (720 yên) được các bạn nữ trẻ ưa thích (chỉ có trong ngày thường) Cà phê capuchino 3D được yêu thích (bên trái) và bánh pancake. ELK SHINSAIBASHI 1-10-28 Nishishinsaibashi, Chuo-ku, Osaka 7 phút đi bộ từ ga Shinsaibashi, khoảng 120m từ ga Yotsubashi 40 chỗ ngồi (4 chỗ ngoài ban công) 11:00~20:00 Ngày nghỉ: Chỉ những ngày lễ đầu năm Bánh pancake: 880 yên ~ ▽ Thức uống theo set pancake: +250 yên ▽ Mỳ ý của ngày hôm đó: 1100 yên ▽ Cà phê: 580 yên MOONKERY Trong khu vực Shinsaibashi chúng mình giới thiệu thêm 1 quán nữa. Tại tầng 2 của quán, có khối hình mặt trăng (đèn) khổng lồ. Đó trở thành một đề tài rất hot trên Instagram, cũng là lý do khiến cho đông đảo phái nữ và các bạn học sinh thường xuyên đến quán. Ở tầng 2 của quán, bạn có thể vừa thưởng thức đồ uống thơm ngon vừa có thể ngắm mặt trăng khổng lồ tuyệt đẹp. Những kiểu ảnh check in siêu nổi tiếng của giới trẻ tại đây. MOONKERY 1-14-15 Minamihorie, Nishi-ku, Osaka Khoảng 370m từ ga Yotsubashi 11:00~19:00 Không có ngày nghỉ cố định Trà sữa Đài Loan (4 loại) 650 yên ▽ Trà lạnh Đài Loan (4 loại) 600 yên ▽ Cafe au lait 600 yên & ISLAND KITAHAMA Ngay trước tòa thị chính thành phố Osaka, dọc theo men dòng sông với những chiếc ghế được đặt tại ban công. Vào những ngày thời tiết ấm áp, vừa tận hưởng những cơn gió mát lành trong khi ngắm bầu trời hoàng hôn lãng mạn thật là thích nhỉ. Khi nhìn sang phía bên kia dòng sông bạn còn có thể nhìn thấy “Hội trường Công cộng Trung tâm Thành phố Osaka” nổi tiếng với những viên gạch màu đỏ thẫm. ・ Ngắm nhìn thành phố tại chỗ ngồi ban công quả thật rất đẹp! Đẹp nhất là lúc hoàng hôn. ・ Nội thất bên trong quán cũng được bài trí đẹp mắt. ・ Quán có cả thực đơn đồ uống có cồn. Đối diện là “Hội trường Công cộng Trung tâm Thành phố Osaka”với màu gạch đỏ thẫm. & ISLAND KITAHAMA 2-1-23 Kitahama, Chuo-ku, Osaka 5 phút đi bộ từ ga Yodoyabashi, 5 phút đi bộ từ ga Kitahama, khoảng 170m từ ga Naniwabashi 11:00~22:00 (lần gọi món cuối cho đồ uống 21:30) Không có ngày nghỉ cố định Cà phê 400 yên ▽ Nước cam 400 yên ▽ Cơm thịt bò nướng 1000 yên (ăn trưa) ▽ Cơm heo quay 900 yên (ăn trưa) ASAKARA GOOD STORE Là quán cà phê cung cấp các loại bánh sandwich chủ yếu làm từ những nguyên liệu như rau xanh và trái cây đa. Ngoài ra, quán cũng có những thực đơn chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, thực đơn chay và thực đơn bằng tiếng Anh. Điểm đặc trưng nổi bật của quán làm đó chính là khách hàng có thể thuê set đồ dành cho việc đi dã ngoại bao gồm rỏ cũng như xe đẩy… và tận hưởng chuyến dã ngoại của mình tại khu vực gần lâu đài Osaka. ・ Set đồ dã ngoại (miễn phí) : Xe đẩy, giỏ đựng, bàn, ghế ngồi, chăn ・ Khi sử dụng set đồ dã ngoại: "Đặt trước qua điện thoại (06-6467-4009)" + "Đặt món từ 1200 yên trở lên/người" ASAKARA GOODSTORE 1-4-6 Hoenzaka, Chuo-ku, Osaka 8-10 phút đi bộ từ ga Tanimachi 4-chome, ga Tanimachi 6-chome, ga Morinomiya Các ngày trong tuần 8:00 - 17:00 Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ 7:00-18:00 Ngày nghỉ: thứ 3 Sandwich 1000 yên ~ ▽ sinh tố 1100 yên ~ ▽ Sữa chuối lắc ( banana milkshake) 800 yên Cafe No.888 Trong khu vực các nhà máy nhỏ và những hộ gia đình được đặt cạnh nhau tại phường Hirano, thành phố Osaka, tách biệt với không gian xung quanh là quán cà phê với phong cách Hàn Quốc. Bên ngoài quán được làm hoàn toàn bằng kính với nội thất bên trong rất phong cách. Với số lượng chỗ ngồi chỉ 20 chỗ, bạn có thể thoải mái tận hưởng không gian sang trọng này. Ngoài ra, quán còn món bánh Tiramisu rất được ưa chuộng. Cafe No.888 6-2-3 Kamikita, Hirano-ku, Osaka Khoảng 620m từ ga Hirano 10:00~18:30 Ngày nghỉ: thứ 4 hàng tuần Cà phê 470 yên ▽ Trà Assam 450 yên ▽ Nước cam 450 yên ▽ Tiramisu (dâu) 750 yên Picco Latte Nằm tại khu vực Nakazakicho tiếp giáp với Umeda, trung tâm của Osaka. Nội thất được trang trí bằng tông màu hồng và tím của hoa khô, mọi ngóc ngách trong quán đều có thể giúp bạn có những bức ảnh đẹp để đăng trên Instagram. Xung quanh khu vực quán có nhiều những trường chuyên môn nên cũng có rất nhiều nhóm nữ sinh ghé thăm. Bánh phô mai( bên trái ) nổi tiếng tại quán. PICCO LATTE 4-1-8 Nakazaki Nishi, Kita-ku, Osaka Khoảng 240m từ ga Nakazakicho 11:30~19:00 Ngày nghỉ: thứ 2, thứ 3 của tuần thứ 3 trong tháng Set bánh phomai 980 yên ~ ▽ Đồ uống kèm đồ ăn nhẹ 750 yên ▽ Cà phê 550 yên TAIYOU NO TOU GREEN WEST Cũng nằm tại khu vực Nakazakicho nơi có những địa điểm cửa hàng ăn uống sành điệu, chúng mình giới thiệu tới bạn thêm 1 quán nữa. Ở quán này, cách bố trí bên trong cửa hàng đem lại cho chúng ta một cảm giác hoài cổ của những thập niên trước. Món ăn, món tráng miệng đều trông dễ thương khiến bất kỳ vị khách nào cũng đều muốn chụp ảnh. TAIYOU NO TOU GREEN WEST 2-4-36 Nakazaki Nishi, Kita-ku, Osaka Khoảng 290m từ ga Nakazakicho 50 chỗ ngồi 11:00~23:30 Ngày nghỉ cố định : nghỉ lễ cuối năm đầu năm Loco moco 1045 yên ▽ Cơm Taco 1045 yên ▽ Bánh set 1078 yên ~ ▽ Kem soda (7 loại) 814 yên BLUE BOTTLE CAFE UMEDA CHAYAMACHI Là quán cà phê với thiết kế không gian đơn giản Nằm tại khu vực Chayamachi, Umeda. Là một chuỗi cà phê có trụ sở tại Hoa Kỳ, đang ngày phát triển với các quán cà phê mang phong cách hiện đại trên khắp đất nước Nhật Bản. Trên lối lên tầng hai, chiếc đèn chùm làm bằng thuỷ tinh hình cầu màu nâu của cà phê chào đón bạn bằng ánh sáng ấm áp. Tầng 2 là một không gian tràn đầy sắc xanh huyền ảo với cái tên "Sense Lounge" nơi bạn có thể thư giãn, thả lỏng trong bầu không gian xanh mơ mộng. BLUE BOTTLE CAFE UMEDA CHAYAMACHI 15-22 Chayamachi, Kita-ku, Osaka 3 phút đi bộ từ ga Hankyu / Osaka Umeda, 8 phút đi bộ từ ga JR Osaka 8:00~22:00 (hiện tại thì~21:00) Không có ngày nghỉ cố định Cà phê 495 yên ~ ▽ Espresso 495 yên ▽ Nước táo 495 yên Tổng kết Qua bài viết lần này, được các bạn du học sinh và các bạn cựu du học sinh đang sinh sống tại đây gợi ý, chúng mình giới thiệu đến các bạn 8 quán cà phê tuyệt vời trong thành phố Osaka. Nếu các bạn cảm thấy mệt mỏi trước việc học, công việc, đi làm thêm hay khi đi tìm việc, hãy đến những quán cà phê để giúp bản thân thư giãn và lấy lại tinh thần học tập và làm việc nhé.
27/01/2022
Nhật Bản là một đất nước có nhiều thiên tai. Có rất nhiều trận động đất. Ngoài trận động đất Hanshin năm 1995 (6.334 người chết), trận động đất Miền đông Nhật Bản năm 2011 (18.428 người chết), các cơn bão quy mô ngày càng lớn do biến đổi khí hậu, các trận thiên tai do mưa lớn tuy không phải bão, cũng xảy ra thường xuyên hơn, rất cần phải ứng phó với rủi ro, chuẩn bị thực phẩm và đồ dùng sinh hoạt phòng khi khẩn cấp. Thiên tai xảy ra, các cửa hàng hết sạch hàng hóa rất nhanh Các bạn nên chuẩn bị dự phòng từ trước. Khoảng 10% số trận động đất trên thế giới là xảy ra tại Nhật Bản và vùng lân cận. Hầu hết các trận động đất xảy ra gần ranh giới giữa các mảng kiến tạo trên bề mặt trái đất. Nhật Bản là một trong những đất nước dễ xảy ra động đất nhất trên thế giới, do 4 mảng kiến tạo lớn (Eurasia, Bắc Mỹ, Thái Bình Dương, mảng kiến tạo biển Philippines) va chạm vào nhau. Bình thường các mảng kiến tạo va chạm vào nhau, tạo ra “vùng lõm”, và động đất xảy ra. Nhưng nằm tại vùng giáp giao nhau của những mảng kiến tạo lớn như Nhật Bản thì cường độ rất lớn, tiếp diễn trong cả vài năm. Ở Việt Nam hầu như không có động đất, nhưng ở đất nước nhiều động đất lớn như Nhật Bản thì hoạt động diễn tập lánh nạn tại trường học hay nơi làm việc được tổ chức thường xuyên. Những việc ứng phó như “Động đất khiến nhà cửa rung lắc thì trốn xuống gầm bàn” hay “Nếu đang nấu nướng thì tắt lửa ngay” là những điều được học ở trường từ khi còn nhỏ. Về việc chuẩn bị ứng phó thiên tai và lánh nạn…, xin tham khảo bài“Sống ở Nhật Bản Số 12 Khẩn Cấp - Thiên Tai” Trận động đất Hanshin (năm 1995) Thành phố Kobe Thành phố Kobe Thành phố Kobe Trận đại động đất Miền đông Nhật Bản (năm 2011) Thành phố Natori tỉnh Miyagi Thành phố Natori tỉnh Miyagi Thành phố Iwanuma tỉnh Miyagi Thành phố Rikuzentakada tỉnh Iwate Thị trấn Minamisanriku tỉnh Miyagi
29/04/2020
Các sự kiện diễn ra theo mùa tại Nhật Bản ・ Sự kiện của mùa xuân ・ Sự kiện của mùa hạ ・ Sự kiện của mùa thu ・ Sự kiện của mùa đông ・ Các ngày lễ trong một năm Các sự kiện diễn ra theo mùa tại Nhật Bản Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn đã sang Nhật những sự kiện lớn diễn ra trong 1 năm. Nhật Bản là đất nước có 4 mùa và có rất nhiều sự kiện liên quan đến các mùa. Sau khi đọc xong bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn về ý nghĩa của các sự kiện theo mùa cũng như những văn hóa quan trọng trong đời sống của Nhật Bản. Sự kiện của mùa xuân Nhắc tới nét thi vị của mùa xuân Nhật Bản là phải nhắc tới hoa anh đào (sakura). Do ảnh hưởng của hiện tượng trái đất nóng lên, thời gian hoa anh đào nở rộ đang dần dần sớm lên nhưng đây là mùa mà nhiều người dân Nhật Bản cầu mong cho một sự khởi đầu mới trong không khí tươi sáng do hoa anh đào và ánh nắng, sự ấm áp của mùa xuân đem lại. Vào tháng 4, các công ty, trường học bắt đầu một năm làm việc, học tập mới. Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những sự kiện của mùa xuân Nhật Bản. Ngày 3 tháng 3: Lễ hội búp bê Nhật Bản (Hina matsuri) Lễ hội búp bê Nhật Bản là ngày lễ cầu mong cho các bé gái hạnh phúc, lớn lên khỏe mạnh v.v. Vào dịp này, nhiều nhà trang trí các con búp bê có tên là “hina”, ăn sushi chirashi, bỏng gạo và cùng đón lễ hội với gia đình. Ngày 14 tháng 3: Valentine trắng Đây là ngày các chàng trai nhận được socola trong ngày Valentine đáp lễ cho các cô gái. Nếu đáp lễ bằng đồ ngọt thì mỗi loại có ý nghĩa như sau: “kẹo” - “tôi thích bạn”, “bánh cookies” - “chúng ta là bạn nhé”, “marshmallow hoặc kẹo dẻo” - “tôi không thích bạn”, còn những loại bánh kẹo khác thì không được biết đến. Trong số những chàng trai đã nhận được quà tặng từ người yêu, bạn gái mà mình thích vào ngày Valentine thì cũng có một số trường hợp được bạn gái kì vọng về một món quà đáp lễ có giá trị. Món quà đáp lễ có thể không phải là đồ ngọt. Tháng 3: Lễ tốt nghiệp Tháng 3 là mùa các trường học tốt nghiệp. Thời gian thi đầu vào thường nằm trong khoảng tháng 1 ~ tháng 3, có nhiều lễ tốt nghiệp được tổ chức vào giữa tháng 3, sau khi lễ nhập học kết thúc. Hạ tuần tháng 3 ~ Thượng tuần tháng 4: Hanami Hanami là việc ngắm hoa anh đào. Thời gian hoa nở ở mỗi địa phương có sự khác nhau nhưng vào tầm này, những bông hoa bung nở trên khắp Nhật Bản. Có người vừa đi vừa ngắm hoa, có người trải bạt dưới gốc cây hoa anh đào, ăn cơm đã chuẩn bị sẵn, uống rượu, tận hưởng cùng bạn bè. Ngày 1 tháng 4: Cá tháng tư Đây là ngày bạn có thể nói dối. Gia đình và bạn bè thường nói những câu nửa đùa nửa thật với nhau. Cũng có những doanh nghiệp nói đùa thông qua SNS để làm cho khách hàng vui. Ví dụ, đưa thông tin phát hành sản phẩm không có thật, chuyển các kí tự chữ của màn hình game online sang kí tự viết tay để đùa vui trong ngày này. Ngày 1 tháng 4: Năm tài khóa mới Các cơ quan hành chính, doanh nghiệp, trường học ở Nhật bắt đầu năm tài khóa mới vào tháng 4. Lễ chào đón nhân viên mới, lễ nhập học được tổ chức vào thượng tuần tháng 4, đối với các em thiếu nhi và học sinh thì một năm học mới lại bắt đầu. Ngày 29 tháng 4 ~ ngày 5 tháng 5: Golden Week Thời gian có nhiều ngày nghỉ và nghỉ lễ từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 được gọi là Golden Week (GW). Vì có nhiều người đi chơi vào dịp này nên dễ xảy ra tình trạng đông đúc ở trên tàu điện, máy bay; các khách sạn hết chỗ, hết phòng; các đường cao tốc cũng tắc nghẽn. Tiền thuê khách sạn và tiền vé máy bay cũng sẽ tăng lên. Cũng có người tránh đi xa, thay vào đó là tận hưởng các sự kiện ở gần nhà. ※4 ngày lễ: ngày 29 tháng 4 (ngày Chiêu Hòa), ngày 3 tháng 5 (ngày kỉ niệm Hiến pháp), ngày 4 tháng 5 (ngày cây xanh), ngày 5 tháng 5 (ngày thiếu nhi) và thêm thứ 7, chủ nhật tạo nên một kì nghỉ dài. Cũng có nhiều người Việt đang du học hoặc làm thực tập kỹ năng ở nhiều nơi khác nhau thường cùng nhau đi du lịch, đến thăm nhau trong thời gian này. Ngày 5 tháng 5: Ngày thiếu nhi (ngày lễ) Lễ hội búp bê ngày 3 tháng 3 là sự kiện dành cho bé gái còn ngày 5 tháng 5 là ngày cầu chúc may mắn cho các bé trai. Người Nhật có phong tụ cầu chúc cho các bé trai lớn lên khỏe mạnh, có sự nghiệp trong tương lai bằng hình ảnh đèn lồng cá chép = hình ảnh = được treo ở nơi có gió thổi qua như ở trong vườn v.v. Tuy nhiên, gần đây số lượng gia đình treo cá chép đang giảm đi, ngược lại, số lượng các địa phương treo cá chép cỡ lớn đang tăng lên. Nửa đầu tháng 5 (chủ nhật tuần thứ 2 của tháng): Ngày của Mẹ Ngày của Mẹ là ngày chủ nhật tuần thứ hai của tháng. Đây là ngày mọi người gửi đến mẹ của mình lòng biết ơn thông qua những bông hoa cẩm chướng và những món quà. Sự kiện của mùa hạ Mùa hè ở Việt Nam cũng nóng nhưng mùa hè ở Nhật cũng có độ ẩm cao và nhiều ngày oi bức kéo dài. Vào mùa này có kì nghỉ hè nhưng ngắn hơn kì nghỉ hè của các trường ở Việt Nam. Thêm vào đó, kì nghỉ hè của người đi làm kéo dài khoảng 1 tuần, ngắn thì chỉ 4-5 ngày (nghỉ Obon), không giống như kì nghỉ dài của các nước u Mỹ. Trong thời gian khoảng 1 tuần này, nhiều người đi du lịch nước ngoài. Ngày 1 tháng 6: Ngày đổi trang phục mùa hè Tại Nhật Bản, ở nhiều địa phương, từ ngày 1 tháng 6, mọi người đồng loạt đổi trang phục sang đồ mùa hè, cho tới ngày đổi trang phục mùa đông (ngày 1 tháng 10) thì sẽ mặc vest mỏng, áo cộc tay v.v. Thêm nữa, để tiết kiệm năng lượng sử dụng cho máy lạnh thì gần đây phong trào “Cool Biz” – mặc đồ mỏng đang lan rộng, với mong muốn dù không mặc áo vest bên ngoài, thắt cà vạt thì cũng không phải là điều thất lễ với đối tác. Thời gian áp dụng Cool Biz được các công ty tự quyết định, có công ty đặt ra thời gian dài hơn thời gian đổi trang phục. Tháng 6 (chủ nhật tuần thứ 3 của tháng) Ngày của Bố Đây là ngày biết ơn bố nhưng ở Nhật thì ngày này không có dấu ấn mạnh bằng ngày của Mẹ. Tháng 6 ~ tháng 7: Mùa mưa (Tsuyu) Tại Nhật Bản, từ tháng 6 đến tháng 7 thường mưa nhiều. Chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, trong tiếng Nhật gọi là “tsuyu zensen” nên độ dài của mùa mưa hơi khác nhau theo từng năm. Sau khi ảnh hưởng của rãnh áp thấp yếu đi, mùa mưa kết thúc, Cục khí tượng sẽ thông báo “hết mùa mưa” (tsuyu ake). Vào mùa mưa, hoa cẩm tú cầu (ajisai) = hình ảnh = nở rất đẹp. Tầm ngày 21 tháng 6: Hạ chí Đây là ngày có thời gian ban ngày ngắn nhất trong 1 năm. Sau ngày này, thời gian ban ngày ngày càng ít đi và ngắn nhất là vào ngày Đông chí trong tháng 12. Tại Nhật Bản, thời gian ban ngày vào mùa hè và mùa đông có sự khác nhau rõ rệt. Ngày 7 tháng 7: Thất tịch (Tanabata) Mọi người viết ước nguyện lên một tờ giấy dài gọi là tanzaku rồi treo lên cây tre để cầu cho điều ước trở thành hiện thực. Các lễ hội liên quan đến Tanabata được tổ chức ở nhiều nơi khác nhau, đặc biệt, lễ hội Tanabata của thành phố Sendai rất nổi tiếng. Do thần thánh ngăn cản, Hikoboshi (Ngưu Lang) và Orihime (Chức Nữ) phải chia xa, một năm chỉ được gặp nhau một lần trên sông Ngân hà vào ngày Tanabata. Tháng 7 ~ tháng 8: Lễ hội pháo hoa Các địa phương ở Nhật đều tổ chức lễ hội pháo hoa. Tại các khu tổ chức lễ hội có cả những gian bán đồ ăn. Người Nhật sẽ ra khỏi nhà từ khi trời chưa tối để tìm chỗ, sau khi mặt trời lặn thì ngắm pháo hoa được bắn lên trên bầu trời. Có nhiều cô gái đi ngắm pháo hoa trong trang phục yukata, và đây cũng là nét đặc sắc lớn nhất của mùa hè ở Nhật Bản. Có một số bạn lưu học sinh, thực tập sinh kỹ năng người Việt thuê yukata hoặc mua yukata rẻ để tận hưởng mùa hè Nhật Bản. Trung tuần tháng 8: Nghỉ Obon Obon là dịp để các gia đình đón người thân đã mất trở về từ thế giới bên kia, diễn ra trong 4 ngày từ 13 đến 16 tháng 8. Vào thời gian này, có nhiều người về quê, đi chơi (giải trí) v.v. Nếu tính thêm “Ngày của Núi” – ngày 11 tháng 8 (ngày lễ) hoặc thứ bảy, chủ nhật trước hoặc sau, thêm cả ngày nghỉ có lương thì cơ hội có kì nghỉ dài trên 5 ngày rất cao nên những ngày này và Golden Week, nghỉ cuối năm cũ đầu năm mới được trở thành “những ngày toàn dân di chuyển” (minzoku daiido). Các phương tiện giao thông hỗn loạn, tiền thuê khách sạn và tiền máy bay cũng tăng lên. Kì nghỉ hè của các doanh nghiệp Nhật Bản thường là 5 ~ 8 ngày và tập trung vào thời gian obon, nhưng cũng có doanh nghiệp tránh nghỉ vào dịp này và cho nhân viên lấy ngày nghỉ khác. Kì nghỉ hè của học sinh tiểu học và THCS kéo dài khoảng 40 ngày từ cuối tháng 7 đến giữa tháng 8, các trường THPT và đại học cũng nghỉ hè dài. Cũng có những người sử dụng kì nghỉ hè để đi du lịch nước ngoài. Các sự kiện diễn ra theo mùa tại Nhật Bản Sự kiện của mùa thu Sau khi trải qua mùa hè nóng nực, trước khi mùa đông lạnh giá kéo đến, mùa thu là một khoảng thời gian dễ chịu. Đặc biệt là tháng 10, tháng 11 rất dễ chịu nên nhiều trường học tổ chức hội thao, dã ngoại v.v. trong thời gian này. Tháng 9 ~ giữa tháng 10: Đêm rằm Mùa thu của Nhật Bản không nóng, không lạnh, bầu trời rất trong nên thích hợp để ngắm trăng, sao. Đêm rằm đều thay đổi hàng năm nhưng vào ngày này mọi người vừa ngắm trăng tròn, vừa cầu mong cho mùa màng bội thu. Các nhà trang trí chè vè (susuki), ăn dango và ngắm trăng. Ngày 1 tháng 10: Ngày đổi trang phục mùa thu đông Đây là ngày đổi trang phục mùa thu. Mọi người sẽ đồng loạt đổi từ áo ngắn tay sang áo dài tay, từ vest mỏng sang vest dày. Ngày 31 tháng 10: Lễ Halloween Đây là ngày cầu chúc mùa màng cho mùa thu và xua đuổi tà ma, ngày này được du nhập từ Mỹ. Tại Nhật Bản mọi người cũng mặc quần áo hóa trang. Tại các con phố có nhiều người trẻ như khu Shibuya của Tokyo thì mọi người mặc quần áo hóa trang rồi đi đi lại lại. Ngày càng có nhiều sự kiện Halloween được tổ chức tại trường Nhật ngữ, trường chuyên môn dành cho lưu học sinh ở Nhật = hình ảnh. Ngày 15 tháng 11: Lễ “Bảy - năm - ba” (shichi-go-san) Đây là ngày lễ cầu chúc cho trẻ con trưởng thành, bé gái 3 và 7 tuổi, bé trai 5 tuổi sẽ mặc haregi (kimono v.v.) rồi đến đền để lễ. Các bé cũng sẽ được chụp ảnh kỉ niệm cùng với gia đình. Tại các đền, sau khi được cầu phúc, các em bé sẽ nhận được kẹo dài có tên là chitose ame. Tháng 11~12: Ngắm lá đỏ Mùa thu đến, các cánh rừng, công viên ở Nhật Bản sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc vàng. Hiện tượng này gọi là “koyo”. Tai các địa điểm nổi tiếng, nhiều người tập trung đông dúc như đi ngắm hoa vào mùa xuân. Hình ảnh này được chụp ở Arashiyama – Kyoto. Khu vực Hokkaido, Đông Bắc thường có mùa lá đỏ sớm hơn khu vực Tokyo, Osaka, Kyoto. Sự kiện của mùa đông Mùa thu ngắn ngủi qua đi, mùa đông dài đằng đẵng đang chờ. Từ tháng 12 đến tháng 3 là mùa lạnh, tại các khu vực Hokkaido, Đông Bắc thì thời gian lạnh kéo dài hơn các vùng khác. Trời nhanh tối, khi kết thúc công việc thì bên ngoài đã tối đen. Mặt khác, những khu phố được trang trí lấp lánh trong giáng sinh hay khung cảnh thành phố nhộn nhịp cuối năm cũ đầu năm mới cũng để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ. Tại các gia đình hay các quán rượu, những nồi lẩu thơm ngon cũng được bày lên bàn nhiều hơn, cũng có nhiều người thích đi du lịch tắm onsen vào cuối tuần. Ngày 21 hoặc 22 tháng 12: Đông chí Đây là ngày ngày ngắn nhất trong năm. Từ ngày này trở đi thì thời gian ban ngày sẽ dần dần dài hơn, khoảng thời gian của ngày và đêm sẽ giống như ngày Xuân phân của tháng 3. Vào ngày Đông chí, Nhật Bản có phong tục ăn bí ngô và tắm nước thanh yên (yuzu) để cầu chúc sức khoẻ. Nước thanh yên là nước tắm có quả thanh yên nổi lên trên, quả này giúp cho máu lưu thông tốt. Ngày 24-25 tháng 12: Ngày Giáng sinh Ngay từ đầu tháng 12, các loại đèn trang trí bắt đầu xuất hiện trên khắp đường phố Nhật Bản, không khí giáng sinh tràn ngập mọi nẻo đường. Trẻ con ở Nhật Bản bảo rằng vào đêm 24 tháng 12 thì ông già Nô en sẽ đem quà đến đặt ở bên cạnh gối. Và vào ngày 25 thì mọi người sẽ ăn bánh ngọt và thịt gà. Ở Nhật thì cả ngày 24 và 25 đều không phải là ngày lễ, nhưng vào buổi tối thì mọi người thường đi hẹn hò với người yêu hoặc tổ chức các bữa tiệc cùng bạn bè. Đối với các cặp đôi, giáng sinh là sự kiện lớn nhất trong một năm. Ngày 31 tháng 12: Ngày cuối cùng trong năm (Omisoka) Ngày cuối cùng của một năm được gọi là “omisoka”. Nhiều người sẽ xem chương trình âm nhạc cuối năm “Kohaku Uta Gassen” của NHK được phát sóng trong khoảng thời gian dài từ buổi chiều. Ngoài ra, vào buổi tối của ngày cuối cùng trong năm, người Nhật thường ăn soba với mong muốn sẽ có thể sống lâu như sợi mì soba. Loại mì soba này được gọi là “toshikoshi soba”. Thêm vào đó, vào 12 giờ đêm (thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới), các ngôi chùa ở khắp nơi sẽ rung chuông. Họ sẽ rung chuông 108 lần. Tiếng chuông này được gọi là “tiếng chuông đêm giao thừa”. Ngày 1 tháng 1: Mùng 1 Tết (ngày lễ) Ở Việt Nam, Tết diễn ra trong khoảng từ tháng 1 ~ tháng 2, nhưng ở Nhật Bản thì ngày 1 tháng 1 sẽ là ngày đầu năm mới. Vào mùng 1 Tết có nhiều người đi đến các đền và chùa để cầu nguyện (hatsumoude), nhiều gia đình sẽ ăn món ăn truyền thống = hình ảnh = tên là “osechi ryori”. Một số nhà có bày một loại mochi gọi là kagami mochi ở trong nhà. Xin nói thêm, vào ngày Tết Việt Nam thì ở Nhật không có sự kiện gì diễn ra cả. Giữa tháng 1 (ngày thứ hai của tuần thứ hai): Lễ trưởng thành (ngày lễ) Nghi lễ trưởng thành sẽ được tổ chức tại các hội trường của thành phố ở khắp Nhật Bản. Những người tròn 20 tuổi vào năm đó (tính từ tháng 4 năm trước cho đến tháng 3 năm sau đó) sẽ tham gia buổi lễ. Nam giới thường mặc vest, nữ giới thường mặc kimono (furisode), sau buổi nghi lễ thì có các buổi họp lớp. Gần đây, nhiều người sử dụng kimono thuê. Ngày 3 tháng 2: Ngày Tiết phân Trước đây ở Nhật Bản, bệnh truyền nhiễm và tai ương được cho là do quỷ gây ra. Để xua tan đi những linh hồn xấu của quỷ, người ta thường rải đậu khô khắp phòng và nói “ma quỷ ra ngoài, phúc lành vào trong”. Hành động này được gọi là “mamemaki”. Ngoài ra, người ta còn cho rằng nếu ăn cơm cuộn thì phúc lành sẽ đến. Loại cơm cuộn này được gọi là “Ehoumaki”. Ở các đền và chùa cũng có tổ chức Lễ Tiết phân. Ngày 14 tháng 2: Ngày Valentine Tại Nhật Bản, chịu ảnh hưởng từ chiến dịch của các hãng bánh kẹo, từ những năm 1970 bắt đầu có phong tục nữ giới tặng socola cho nam giới vào ngày lễ Valentine. Những năm gần đây, “giri choco” - socola tặng cho nam giới là bạn bè, đồng nghiệp và cấp trên cũng trở nên phổ biến. Cho dù là socola giá rẻ thì nếu bạn tặng giri choco ở nơi làm việc thì họ cũng sẽ vui mừng. Các ngày lễ trong một năm Cuối cùng, chúng tôi sẽ giới thiệu về các ngày lễ của Nhật Bản. Ngày 1 tháng 1 Mùng 1 Tết Vào thời điểm bắt đầu một năm, các gia đình, họ hàng thường tập trung lại để cùng đón chào năm mới. Xin nói thêm, ở Nhật thì vào Tết m lịch mọi người không làm gì cả. Ngày thứ hai tuần thứ 2 của tháng 1 Lễ trưởng thành Đây là ngày chúc mừng những người đã trưởng thành. Trước đây ngày này được tổ chức vào ngày 15 tháng 1, nhưng theo chiến dịch Happy Monday (tăng thêm các ngày nghỉ lễ vào thứ hai để tạo ra 3 ngày nghỉ liên tiếp) thì từ năm 2000 ngày lễ này được tổ chức vào ngày thứ hai tuần thứ 2 của tháng 1. Ngày 11 tháng 2 Ngày kỷ niệm Kiến quốc Ở Nhật Bản, ngày lên ngôi của Thiên Hoàng đầu tiên trong truyện thần thoại được xem là ngày Kiến quốc. Ngày 23 tháng 2 Ngày sinh nhật Thiên Hoàng Đây là ngày sinh nhật của Thiên Hoàng. Ngày 19-22 tháng 3 Ngày xuân phân Ngày này thay đổi theo từng năm. Đây là ngày thể hiện sự trân trọng với tự nhiên và sinh vật. Ngày 29 tháng 4 Ngày Chiêu Hoà Ngày sinh nhật của Thiên hoàng trong thời đại Chiêu Hoà. Đây là ngày để tưởng nhớ lại thời đại Chiêu Hoà với sự phục hưng sau chiến tranh và đạt được phát triển kinh tế cao độ, đồng thời cầu chúc cho sự thịnh vượng của đất nước trong tương lai. Ngày 3 tháng 5 Ngày kỷ niệm Hiến pháp Vào ngày này năm 1947, Hiến pháp của nước Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực. Ngày 4 tháng 5 Ngày cây xanh Đây là ngày thể hiện sự gắn kết với thiên nhiên, biết ơn những gì mà tạo hoá đã ban tặng. Ngày 5 tháng 5 Ngày thiếu nhi Đây là ngày để cầu nguyện cho trẻ em (đặc biệt là các bé trai) trưởng thành khoẻ mạnh và có được thành công trong tương lai. Ngày thứ hai của tuần thứ 3 tháng 7 Ngày của Biển Đây là ngày thể hiện sự biết ơn với những gì biển cả ban tặng, đồng thời cầu chúc cho vùng biển của đất nước Nhật Bản luôn phồn vinh. Ngày 11 tháng 8 Ngày của Núi Đây là ngày thể hiện sự gắn kết với núi rừng, biết ơn những gì núi rừng ban tặng. Ngày thứ hai của tuần thứ 3 tháng 9 Ngày Kính lão Đây là ngày thể hiện lòng thành kính và cầu chúc trường thọ cho những người cao tuổi. Ngày 22-24 tháng 9 Ngày Thu phân Ngày này thay đổi theo từng năm. Đây là ngày tưởng niệm những người đã mất, thể hiện sự kính trọng với tổ tiên. Có nhiều người sẽ đi thăm mộ vào ngày này. Ngày thứ hai của tuần thứ 2 tháng 10 Ngày thể thao Đây là ngày dâng hiến cho thể thao, nuôi dưỡng cho tâm hồn và thể chất luôn khoẻ mạnh. Cho tới năm 2019 thì ngày này đã được gọi là "Ngày Thể dục". Vốn được đặt ra để kỉ niệm lễ khai mạc của Olympic Tokyo được tổ chức vào ngày 10/10/1964, nhưng từ sau năm 2000 do chiến dịch Happy Monday nên được chọn vào ngày thứ hai tuần thứ 2 của tháng 10. Ngày này được chọn để tổ chức lễ khai mạc Olympic là vì theo thống kê thì tỉ lệ trời nắng trong ngày này rất cao. Ngày 3 tháng 11 Ngày Văn hoá Đây là ngày Hiến pháp Nhật Bản được công bố vào năm 1946, Hiến pháp Nhật Bản chú trọng đến hoà bình và văn hoá nên ngày này đã được chọn làm "Ngày Văn hoá". Ngày 23 tháng 11 Ngày Cảm tạ lao động Đây là ngày nhớ về sự cao quý của việc lao động và mọi người cùng biết ơn nhau điều đó.
01/04/2021
Các phương tiện giao thông công cộng của Nhật Bản rất phát triển và được sử dụng để đi học, đi làm. Bài viết này sẽ giới thiệu về cách đi tàu điện – xe buýt – xe khách đường dài cũng như cách trả tiền vé, cách mua và sử dụng thẻ IC v.v. Thẻ IC dùng trong việc đi lại Cách mua và sử dụng thẻ IC|KOKORO Bạn có thẻ dùng thẻ IC để trả tiền tàu điện và xe buýt của rất nhiều công ty. ✔ Nếu nạp tiền vào thẻ IC, bạn sẽ Ibạn sẽ đỡ mất công mua vé tàu cho mỗi lần di chuyển. ✔ Bạn có thể mua thẻ IC ở các máy bán vé, phòng vé ở ga hoặc các nơi vận hành xe buýt. ✔ Cũng có trường hợp tiền vé sẽ rẻ hơn so với khi mua bằng tiền mặt. ■ Các loại thẻ IC phổ biến Hokkaido Kitaca(キタカ) Kanto Suica(スイカ)、PASMO(パスモ) Chubu TOICA(トイカ)、manaca(マナカ) Kinki ICOCA(イコカ)、PiTaPa(ピタパ) Kyushu SUGOCA(スゴカ) Fukuoka はやかけん(hayakaken)、nimoca(ニモカ) Nếu có 1 trong các loại thẻ này, bạn có thể sử dụng ở cả các khu vực khá nữa. Tuy nhiên, một số loại thẻ ở Tokyo (SUICA) và Osaka (ICOCA) không thể dùng để đi sang khu vực khác. ■ Thẻ ghi danh ✔ Thẻ có ghi tên người sử dụng. ✔ Cần đăng ký tên, số điện thoại, ngày sinh, giới tính v.v. ✔ Dù bị mất thẻ thì cũng có thể xin cấp lại. ■ Thẻ không ghi danh ✔ Thẻ không ghi tên người sử dụng. ✔ Nếu làm mất thẻ sẽ không được cấp lại. ■ Tiền đặt cọc ✔ Khi mua thẻ, bạn thường phải trả thêm một khoản tiền đặt cọc. ✔ Khoản tiền đặt cọc này sẽ được hoàn lại khi bạn trả lại thẻ IC. Đường sắt Đường sắt tại Nhật Bản rất phát triển, nó trở thành một phương tiện giao thông quen thuộc của người dân để đi học, đi làm. Cách đi tàu điện ① Dùng bản đồ đường tàu v.v. để xác nhận điểm đến. Có thể tra bằng ứng dụng trên điện thoại. ② Mua vé đến nơi muốn đến → Cho vé vào máy soát vé tự động hoặc áp thẻ IC lên máy soát vé. ③ Sau khi đến nơi, đi qua cửa soát vé rồi ra ngoài (cho vé vào máy soát vé tự động hoặc áp thẻ IC lên máy soát vé). ※ Số tiền trong thẻ IC được trừ tự động. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các ứng dụng điện thoại hữu ích trong cuộc sống (Phần công cụ tra cứu đường đi)|KOKORO Các loại vé tàu ① Vé đi tàu (loại vé thông thường) ② Vé định kì = Sử dụng để đi học, đi làm trong một phạm vi nhất định. Vé định kì sẽ rẻ hơn vé thông thường khá nhiều. ※ Thời gian sử dụng: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng v.v. ※ Có thể xuống ở bất kì ga nào trong phạm vi đăng ký mua vé. ■ Vé tốc hành đặc biệt v.v. Khi đi tàu tốc hành đặc biệt (bao gồm cả Shinkansen), ngoài vé đi tàu, bạn cần mua thêm vé tốc hành đặc biệt. Nếu muốn chọn chỗ ngồi thì mua “Shiteiseki tokkyuken” (指定席特急券), nếu ngồi tự do thì mua “Jiyuseki tokkyuken” (自由席特急券). Ngoài ghế chỉ định thông thường, còn có 1 loại cao cấp hơn là ghế “tàu xanh”, nếu muốn đi loại này thì cần mua “green seki tokkyuken” (グリーン席特急券) nhưng hầu như các bạn thực tập sinh, du học sinh không sử dụng loại này. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Sự khác nhau giữa tàu tốc hành đặc biệt (Tokkyu), tàu tốc hành (Kyuko) và tàu nhanh (Kaisoku)|KOKORO ■ Vé thanh xuân 18 Đây là vé tàu có thể đi thoải mái trong 1 ngày tất cả các loại tàu thường và tàu nhanh của JR (chỗ ngồi tự do), hệ thống phà của JR Nishi Nihon Miyajima v.v. ✔ Vé gồm 5 lần đi, mức giá 14.050 yên (2.835.000 VNĐ) = Giá vé 1 lần là 2.410 yên ※ 100 yên = 20.178 VNĐ (tỷ giá ngày 21/12/2021) ✔ Vé này không thể đi tàu tốc hành đặc biệt và tàu Shinkansen nhưng nếu không ngại tốn thời gian một chút thì có thể đi bất cứ đâu với mức giá rất rẻ. ✔ Tên của vé là “thanh xuân 18” nhưng bất kì ai cũng có thể sử dụng, không phân biệt độ tuổi. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách mua vé tàu giá rẻ|KOKORO Xe buýt Xe khách đường dài Nhật Bản có rất nhiều xe khách – xe buýt chạy đường dài. Ở Nhật cũng có rất nhiều xe khách chạy đêm nên bạn có thể di chuyển đi xa với mức giá tiết kiệm. ✔ Có thể đặt và mua vé trên Web hoặc ứng dụng trên điện thoại. ✔ Có thể mua vé tại các phòng vé (gần nơi xuất phát) hoặc đại lý bán vé. ✔ Giá vé của mỗi công ty khác nhau, có sự thay đổi theo ngày. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] So sánh giá vé xe khách ※ Khi mua vé trên Web, ngoài cách thanh toán là trả bằng thẻ tín dụng, bạn có thể đặt vé trước, sau đó trả tiền tại cửa hàng tiện lợi rồi nhận vé. Xe buýt thông thường ① Trường hợp đồng giá vé cho mọi điểm dừng ・ Khi xuống xe, cho tiền mặt vào hộp thu tiền hoặc áp thẻ IC vào máy tính tiền. Hộp thu tiền sẽ không trả lại tiền thừa nên hãy đổi tiền bằng máy đổi tiền ở bên cạnh hộp thu tiền. ② Trường hợp giá vé thay đổi tuỳ theo điểm dừng ・ Lấy phiếu ghi số ở máy tự động khi lên xe. Khi xuống xe, nhìn số tiền tương ứng với số trên phiếu đã lấy ở bảng tính tiền trên đầu xe buýt, cho cả tiền và phiếu ghi số vào hộp thu tiền. ・ Nếu dùng thẻ IC thì khi lên và khi xuống đều áp thẻ vào máy để tự động tính tiền. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trò chuyện cùng Sempai: Giao thông ở Nhật Bản|KOKORO
28/12/2021
Vé Thanh xuân 18 ・ Vé Thanh xuân 18 là gì ・ Cách sử dụng vé Thanh xuân 18 ・ Cách mua vé Thanh xuân 18 ・ Vé tàu mùa thu đi thỏa thích Vé Thanh xuân 18 “Vé Thanh xuân 18” là vé tàu đi thỏa thích các tuyến tàu thường và tàu nhanh (kaisoku) của hãng JR. Vé có giá trị 12.050 yên cho 5 lần sử dụng (1 ngày 2.410 yên). Đây là vé tàu tự do lên xuống, trong 1 ngày có thể đi đến bất cứ đâu, cứ như một giấc mơ vậy. Vé Thanh xuân 18 là gì? Vé Thanh xuân 18 là vé tàu mà bạn có thể lên xuống tự do trong một ngày, đi đến bất cứ đâu bạn muốn bằng tàu thường và tàu nhanh (kaisoku) (ghế ngồi tự do) của hãng JR trên toàn Nhật Bản và phà JR Nishi Nihon Miyajima Ferry. Tiền đi lại trong 1 ngày chỉ có 2.410 yên ! Mặc dù không thể đi tàu tốc hành (tokkyu) và tàu siêu tốc (shinkansen) nhưng nếu bỏ ra một chút thời gian thì với số tiền đó bạn có thể đi từ Tokyo đến Kyushu đấy! Thời gian sử dụng vé Thanh xuân 18 Thời gian bán vé và thời gian sử dụng vé Thanh xuân 18 hàng năm như bảng dưới đây. Đây là khoảng thời gian phù hợp với kì nghỉ hè của các trường ở Nhật, song nó cũng bao gồm cả khoảng thời gian nghỉ Obon, nghỉ đón năm mới nên không chỉ có lưu học sinh, thực tập sinh kỹ năng và kỹ sư cũng có thể sử dụng vé. Không chỉ có sinh viên, rất nhiều người đi làm ở Nhật cũng sử dụng vé này đấy. Vé có tên là “Thanh xuân 18” nhưng không giới hạn độ tuổi, ai cũng có thể sử dụng. Thời gian bán vé Thời gian sử dụng ① 20 tháng 2 ~ 31 tháng 3 1 tháng 3 ~ 10 tháng 4 ② 1 tháng 7 ~ 31 tháng 8 20 tháng 7 ~ 10 tháng 9 ③ 1 tháng 12 ~ 31 tháng 12 10 tháng 12 ~ 10 tháng 1 Cách sử dụng vé Thanh xuân 18 Điểm quan trọng của vé Thanh xuân 18 ✔︎ Sử dụng thỏa thích các tàu thường và tàu nhanh (kaisoku) của hãng JR trên toàn Nhật Bản. Có thể lên xuống tàu bao nhiêu lần cũng được. ✔︎ Dù có mua vé tốc hành (特急券) thì cũng không được sử dụng tàu nhanh (kyuko), tàu tốc hành (tokkyu) và tàu siêu tốc (shinkansen). ✔︎ 1 vé tàu tương đương với 5 lần sử dụng = 12.050 yên (người lớn và trẻ em cùng một mức giá) ✔︎ Không giới hạn độ tuổi Cách sử dụng vé Thanh xuân 18 ✔︎ Bạn sẽ được đóng dấu ngày tháng sử dụng lên vé tại cửa soát vé đầu tiên bạn vào. ✔︎ Nếu ga bạn vào không có nhân viên nhà ga, bạn sẽ được thêm ngày đi trên tàu. ✔︎ Khi lên tàu và xuống tàu, bạn sẽ đi qua cửa soát vé có nhân viên nhà ga. Sau khi được đóng dấu ngày sử dụng, bạn chỉ cần đưa cho nhân viên nhà ga xem vé là có thể đi qua. Vé này không sử dụng được ở cửa soát vé tự động. ✔︎ Trên vé có 5 ô để đóng dấu ngày sử dụng, sau khi có 5 dấu, vé sẽ hết hiệu lực. Trong thời gian được sử dụng, bạn có thể chọn ngày tùy theo ý thích. ✔︎ Nếu bạn không sử dụng hết 5 lần, bạn có thể bán lại vé cho người khác. ✔︎ Vé không thể sử dụng trong mùa tiếp theo. Đi thỏa thích trong 1 ngày Trước khi lên tàu lần đầu, bạn sẽ được đóng dấu ngày sử dụng tại cửa soát vé có nhân viên nhà ga. Sau đó, trong ngày hôm đó bạn có thể lên tàu và xuống tàu thỏa thích, đi đến bất kì đâu trong 24 giờ. Với những tàu hoạt động sang cả ngày hôm sau, sau khi quá 12 giờ đêm, vé có hiệu lực đến ga đầu tiên bạn xuống. Ngoài ra, ở những khu vực đặc biệt của Tokyo, Osaka, bạn có thể sử dụng cho tới chuyến tàu cuối cùng. Có thể sử dụng 1 tấm vé cho cả nhóm Hai người trở lên có thể đi cùng nhau chỉ với 1 chiếc vé tàu. Ví dụ, nếu bạn đi du lịch cùng 2 bạn khác, 3 bạn sẽ cùng nhau đến cửa soát vé ở ga đầu tiên, sau đó nhân viên nhà ga sẽ đóng 3 dấu lên vé. Như vậy thì 3 lần trong 5 lần sử dụng vé được dùng trong 1 ngày. Sau đó, bạn có thể đi tàu thỏa thích trong 1 ngày, nhưng khi lên tàu hay xuống tàu thì cả 3 bạn phải đi cùng nhau. Cách mua vé Thanh xuân 18 ① “Cửa Midori” của JR Bạn có thể mua vé tại “Cửa Midori” tại các ga lớn của hãng JR. Bạn chỉ cần nói “Seishun kippu” hoặc “jyuhachi kippu” là nhân viên sẽ hiểu nên những bạn không có tự tin về tiếng Nhật thì cũng dễ dàng mua được vé. ② Máy bán vé của hãng JR Tại máy bán vé tự động màu xanh lá cây, nếu bạn bấm vào mục “おトクなきっぷの購入” (mua vé tiết kiệm) thì màn hình sẽ hiện ra một số lựa chọn. Trong số đó, nếu bạn bấm chọn “青春18きっぷ” và cho tiền vào thì cũng mua được vé đấy! ③ Cửa hàng kinken (金券ショップ) Những vé mới hoặc đã sử dụng nhưng chưa hết cũng được bán tại cửa hàng kinken. Giá cả ở đây cũng khác nhau, ví dụ vé tàu còn 2 lần sử dụng không có giá “2.410 yên x 2 = 4.820 yên” mà có giá cao hơn. Nếu bạn có vé Thanh xuân 18 nhưng nhưng không sử dụng hết 5 lần thì có thể bán lại cho cửa hàng kinken. Tuy nhiên, nếu thời gian sử dụng vé còn lại không dài thì giá thu mua cũng sẽ thấp đi. ④ Trang bán đấu giá (オークションサイト) Vé cũng được bán trên các trang bán đấu giá, đây cũng là cách bạn có thể mua được rẻ nhất. Tuy nhiên, cũng có một chút rủi ro vì không biết người bán có gửi hàng tới trước ngày mình cần hay không. Vé tàu mùa thu đi thỏa thích “Vé tàu mùa thu đi thỏa thích” là vé tàu có thể đi thoải thích tàu thường và tàu nhanh (kaisoku) của tuyến JR trên toàn Nhật Bản trong 3 ngày. Tuy nhiên, vé này cũng giống như vé Thanh xuân 18, dù có mua vé tốc hành thì cũng không thể đi tàu tốc hành (tokkyu). Nói cách khác, đây là “vé Thanh xuân 18 của mùa thu”. Thời gian sử dụng vé trong năm 2020 là từ ngày 3 ~ ngày 25 tháng 10, dài hơn thường lệ (vé năm 2021 vẫn chưa công bố thời gian). Mức giá vé trong năm 2020 là người lớn: 7.850 yên, trẻ em 3.920 yên. Bạn có thể mua vé tại các “Cửa Midori” ở các ga lớn và các máy bán vé tự động. Từ năm 2020, vé có thể đi qua cửa soát vé tự động. Điểm khác biệt với vé Thanh xuân 18 như sau: ✔︎ Vé chỉ được sử dụng trong 3 ngày ✔︎ 1 vé không thể sử dụng cho nhiều người ✔︎ Có giá vé dành cho trẻ em
12/04/2021
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài