Giải quyết khó khăn | Tin mới nhất

Cách người nước ngoài sắp bị sa thải vì mang thai đã khiến công ty rút lại việc...

Ở Nhật Bản, các công ty không thể sa thải người lao động, kể cả lao động người nước ngoài vì lý do mang thai. Người nước ngoài cũng có thể nghỉ thai sản và chăm con, sau đó tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động. Thực tập sinh kỹ năng cũng có thể tạm dừng thực tập để sinh con hoặc chăm con, sau đó tiếp tục thực tập sau khi hết thời gian nghỉ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu hai người Việt (người có kỹ năng đặc định và thực tập sinh kỹ năng) sắp bị sa thải tại Nhật vì mang thai đã làm thế nào để có thể tiếp tục...

17/12/2023
  • Người nước ngoài không cần phải nghỉ việc – về nước khi có thai! –...

    13/12/2023
    Theo một khảo sát của Cục quản lý xuất nhập cảnh, dưới 40% thực tập sinh kỹ năng biết rằng: “thực tập sinh có thể tiếp tục quá trình thực tập sau khi nghỉ thai sản”, “khi có thai, thực tập sinh có thể về nước sinh con sau đó quay lại Nhật để tiếp tục thực tập ”, “sau khi sinh con, thực tập sinh sẽ nhận được tiền thai sản từ bảo hiểm y tế”. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu các chế độ hỗ trợ cho người lao động nước ngoài, bao gồm cả thực tập sinh kỹ năng và người có kỹ năng đặc định khi họ mang thai và sinh con, và những việc cần làm nếu sắp bị sa thải vì lý do mang thai. 〈Nội dung〉 1. Không thể cưỡng chế người lao động nghỉ việc hoặc về nước vì lý do mang thai 2. Cổng thông tin tư vấn cho người nước ngoài về việc mang thai và sinh con 3. Những hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản dành cho người đang mang thai 4. Nghỉ sinh con và chăm con 5. Các khoản phụ cấp và trợ cấp liên quan đến việc sinh con và chăm con 6. Quá trình thực tập kỹ năng có thể tạm dừng và tiếp tục sau khi sinh con 7. Tổng kết 1. Không thể cưỡng chế người lao động nghỉ việc hoặc về nước vì lý do mang thai Việc sa thải người lao động vì lý do mang thai hoặc sinh con là bất hợp pháp Nhật Bản có “Luật cơ hội việc làm bình đẳng nam nữ”, nghiêm cấm đối xử bất công với nhân viên (chẳng hạn như sa thải v.v.) vì lý do mang thai hoặc sinh con. Thực tập sinh kỹ năng, người có kỹ năng đặc định và tất cả người lao động nước ngoài cũng được luật này bảo vệ. Vì lý do này, việc một công ty yêu cầu lao động nước ngoài nghỉ việc hoặc về nước vì người ấy đang mang thai là bất hợp pháp. Hợp đồng lao động có nội dung như vậy cũng là bất hợp pháp. Ví dụ, ngay cả khi thực tập sinh có ký hợp đồng hoặc hứa hẹn với công ty phái cử trước khi đến Nhật rằng “sẽ bị sa thải nếu có thai” thì hợp đồng đó không có hiệu lực ở Nhật. Khi thực tập sinh mang thai, sinh con Ngay cả khi thực tập sinh mang thai hoặc sinh con, họ vẫn có thể xin nghỉ rồi tiếp tục quá trình thực tập. ・ Không cần nghỉ việc khi mang thai. Luật pháp Nhật Bản nghiêm cấm đối xử bất công với người lao động vì lý do mang thai - sinh con. ・ Không cần về nước vì lý do mang thai. Dù thực tập sinh đã hứa với công ty phái cử thì cũng không cần phải thực hiện lời hứa đó. ・ Thực tập sinh có thể tiếp tục làm việc khi đang mang thai. Trước và sau khi sinh con, thực tập sinh có thể nghỉ phép theo quy định của pháp luật. ・ Trong quá trình nghỉ trước và sau khi sinh con, thực tập sinh có thể tạm dừng quá trình thực tập, tiếp tục thực tập sau khi nghỉ. Thời gian trong khi nghỉ không tính vào tổng thời gian thực tập. ・ Khi mang thai, thực tập sinh hãy báo cáo việc này với nghiệp đoàn và công ty, xin ý kiến về chương trình thực tập trong tương lai. Nếu nghiệp đoàn, công ty không có cách đối xử phù hợp, hãy xin ý kiến của Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT). Công việc của thực tập sinh trước và sau khi sinh con Nếu thực tập sinh mang thai, công ty phải đối xử như sau. ・ Công ty không được cho thực tập sinh đang mang thai hoặc mới sinh con mang vác vật nặng hoặc làm việc ở khu vực thải ra khí độc hại. ・ Nếu thực tập sinh đang mang thai hoặc mới sinh con muốn làm tăng ca, làm việc vào ngày nghỉ, làm ca đêm thì công ty không thể cho phép thực tập sinh làm những việc đó. ・ Công ty phải cho phép thực tập sinh đang mang thai hoặc mới sinh con có thời gian đi khám ở bệnh viện v.v. ※ Nếu công ty, nghiệp đoàn vi phạm nghiêm trọng các quy định này, công ty đó sẽ không thể tuyển dụng thực tập sinh trong 5 năm và nghiệp đoàn sẽ không thể thực hiện các công việc liên quan đến đào tạo thực tập kỹ năng trong 5 năm. 2. Cổng thông tin tư vấn cho người nước ngoài về việc mang thai và sinh con Nếu bạn có thai ngoài ý muốn và lo lắng về việc liệu bạn có thể tiếp tục làm việc hoặc ở lại Nhật hay không, hãy liên lạc với các cơ quan chính phủ, tổ chức hỗ trợ tư nhân v.v để nhận được hỗ trợ. ・ Bạn có thể tham khảo ý kiến của Hiệp hội giao lưu quốc tế tại các địa phương về các thủ tục và các hỗ trợ khác nhau liên quan đến việc mang thai, sinh con và chăm con. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cổng thông tin tư vấn tại các tỉnh thành của Nhật Bản ・ Nếu nghiệp đoàn không hỗ trợ bạn trong các vấn đề như tạm dừng thực tập kỹ năng, tiếp tục quay lại thực tập sau khi nghỉ, về nước để sinh con và quay lại Nhật sau khi sinh v.v., bạn hãy xin tư vấn từ Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT). ・ Khi tạm dừng thực tập kỹ năng, bạn sẽ thay đổi kế hoạch thực tập, làm mới tư cách lưu trú (đổi thẻ lưu trú). Thông thường, nghiệp đoàn sẽ làm các thủ tục này. Nếu nghiệp đoàn của bạn không hỗ trợ bạn, hãy xin tư vấn từ OTIT. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cổng tư vấn bằng tiếng mẹ đẻ của OTIT ・ Nếu bạn không thể tự mình giải quyết vấn đề bằng cách tham khảo ý kiến của Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động hoặc OTIT, hãy tham khảo ý kiến ​​của các tổ chức hỗ trợ tư nhân đã có nhiều thành tích trong việc tư vấn cho người lao động. Hãy tham khảo bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt|KOKORO 3. Những hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản dành cho người đang mang thai Sổ tay theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em Người Nhật và người nước ngoài đang sinh sống ở Nhật khi mang thai sẽ nhận được những hỗ trợ sau từ Chính phủ Nhật Bản. Sổ tay theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em Khi bạn biết mình có thai, hãy lấy sổ tay theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Boshi Techo) tại cơ quan hành chính của nơi bạn sống. Khi nhận được sổ tay theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bạn sẽ nhận được các thông tin về các hỗ trợ và nhận được liên lạc từ cơ quan hành chính trong quá trình mang thai. Khám sức khỏe thai phụ Nếu bạn có thai, hãy thường xuyên đi “khám sức khỏe thai phụ” tại bệnh viện hoặc phòng khám. Bạn không thể sử dụng bảo hiểm y tế để khám thai. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng “Phiếu khám sức khỏe” mà bạn nhận được cùng với sổ tay theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bạn có thể được hỗ trợ một phần chi phí khám thai. 4. Nghỉ sinh con và chăm con Chúng tôi sẽ giới thiệu chế độ nghỉ sinh con dành những người đang làm việc tại Nhật Bản, bao gồm cả người lao động nước ngoài. Thực tập sinh kỹ năng cũng có thể tiếp tục thực tập sau thời gian nghỉ. Nghỉ trước và sau sinh (Nghỉ thai sản) ・ Nhật Bản có chế độ “nghỉ trước và sau khi sinh (nghỉ thai sản)” và người lao động nước ngoài cũng có thể sử dụng chế độ này. Điều này được quy định trong Luật tiêu chuẩn lao động. ・ Nghỉ trước khi sinh: Bạn có thể nghỉ tối đa 6 tuần (14 tuần đối với cặp song sinh trở lên) trước ngày dự kiến sinh. Vì vậy hãy nộp đơn xin nghỉ cho công ty. Nếu việc sinh con diễn ra sau ngày dự kiến sinh, thời gian nghỉ sẽ được gia hạn tương ứng. ・ Nghỉ sau khi sinh: Theo luật, bạn không được làm việc trong vòng 8 tuần sau khi sinh con. Tuy nhiên, sau khi đã quá 6 tuần sau khi sinh, nếu bạn có nguyện vọng đi làm, bạn có thể làm những công việc mà bác sĩ cho phép. Nghỉ chăm con ・ Sau khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản, bạn có thể “nghỉ chăm con” đến trước ngày sinh nhật 1 tuổi của con. Tuy nhiên, điều này áp dụng cho đối tượng là “người có hợp đồng lao động có thể kéo dài tới ngày con tròn 18 tháng tuổi”. Vì vậy, nếu bạn là thực tập sinh, hãy chú ý tới thời gian thực tập còn lại. ・ Nếu không thể đăng ký cho con đi học ở nhà trẻ, bạn có thể nghỉ đến trước ngày sinh nhật 2 tuổi của con. 5. Các khoản phụ cấp và trợ cấp liên quan đến việc sinh con và chăm con Trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con Khi sinh con, những người tham gia Bảo hiểm y tế hoặc Bảo hiểm y tế quốc dân có thể nhận được “Trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con”. Thực tập sinh kỹ năng và người có kỹ năng đặc định cũng tham gia bảo hiểm nên có thể nhận được khoản tiền này. ・ Khoản tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con: 500.000 yên cho mỗi trẻ sơ sinh (cũng có trường hợp ngoại lệ là 488.000 yên). Trong trường hợp sinh đôi v.v., số tiền trợ cấp được nhân lên tương ứng với số trẻ sơ sinh. ・ Ngay cả khi bạn về nước và sinh con, bạn vẫn có thể nhận được trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con của Nhật Bản. Tuy nhiên, trong thời gian nghỉ, bạn cần tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách thanh toán Trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con, v.v. | Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản ※ Bạn sẽ tự chi trả tiền vé máy bay về Việt Nam và quay lại Nhật Bản. ※ Nếu bạn sinh con ở Nhật, hầu hết khoản trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con sẽ được dùng để trả tiền viện phí v.v.. Nếu bạn sinh con ở Việt Nam thì có thể chi phí sẽ rẻ hơn. Trợ cấp thai sản Nếu người đang tham gia bảo hiểm y tế nghỉ việc để sinh con và không nhận lương trong thời gian đó thì hiệp hội bảo hiểm y tế mà nơi làm việc tham gia v.v. sẽ chi trả “trợ cấp thai sản”. Tiền trợ cấp nghỉ chăm con Nếu bạn nghỉ việc để nuôi con dưới 1 tuổi, bạn sẽ nhận được “tiền trợ cấp nghỉ chăm con” từ bảo hiểm thất nghiệp. Công ty của bạn sẽ đăng ký xin trợ cấp từ Hello Work. ※ Hãy đọc bài viết dưới đây để biết thông tin về khoản tiền, thời hạn cấp tiền, cách thức đăng ký, v.v. của từng khoản trợ cấp. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hệ thống hỗ trợ, phụ cấp và trợ cấp cho việc sinh con và chăm sóc trẻ em|KOKORO Miễn đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm hưu trí ・ Nhân viên công ty, thực tập sinh, người có kỹ năng đặc định v.v. không cần đóng tiền “bảo hiểm y tế”, “bảo hiểm hưu trí” trong thời gian nghỉ thai sản và nghỉ chăm con. Công ty sẽ giúp bạn làm thủ tục miễn đóng tiền. ・ Du học sinh được miễn đóng tiền “bảo hiểm y tế quốc dân” trong 4 tháng trước và sau khi sinh (6 tháng đối với cặp song sinh v.v.). Bạn hãy làm thủ tục ở cơ quan hành chính địa phương. 6. Quá trình thực tập kỹ năng có thể tạm dừng và tiếp tục sau khi sinh con Nếu thực tập sinh có thai, họ có thể nghỉ phép, tạm dừng việc thực tập và tiếp tục làm việc sau khi sinh con. Tạm dừng và tiếp tục thực tập kỹ năng Trong thời gian nghỉ thai sản hoặc nghỉ chăm con, việc thực tập kỹ năng có thể tạm dừng và tiếp tục lại sau khi thời gian nghỉ kết thúc. Công ty hoặc nghiệp đoàn sẽ làm thủ tục này. Ví dụ: Nếu bạn còn 15 tháng thực tập kỹ năng và bạn bắt đầu nghỉ thai sản, nghỉ chăm con từ thời điểm đó thì sau khi nghỉ phép, bạn có thể tiếp tục thực tập ở công ty cũ 15 tháng. Hãy gia hạn thời gian lưu trú ở Cục xuất nhập cảnh trước khi về nước Khi bạn trở về Việt Nam để sinh con và quay lại Nhật Bản sau khi sinh, thời gian lưu trú tại Nhật Bản của bạn có thể đã kết thúc trước khi bạn quay trở lại. Trong trường hợp đó, để lấy được tư cách lưu trú khi ở Việt Nam, bạn sẽ mất nhiều chi phí và phải làm các thủ tục phức tạp. Vì vậy, bạn nên gia hạn tư cách lưu trú (visa) tại Cục quản lý xuất nhập cảnh trước khi trở về Việt Nam để thời gian lưu trú của bạn được duy trì khi bạn quay lại Nhật Bản sau khi sinh con. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Ví dụ thực tế về 2 người Việt đã gia hạn visa trước khi về nước sinh con|KOKORO 7. Tổng kết Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu những quy định liên quan đến việc có thai khi đang làm việc tại Nhật Bản. Luật pháp Nhật Bản nghiêm cấm sa thải hoặc đối xử bất công với người lao động vì lý do mang thai hoặc sinh con. Việc ép buộc người lao động nghỉ việc hoặc về nước vì lý do mang thai là bất hợp pháp. Nếu bạn bị sa thải hoặc phải về nước vì lý do mang thai, hãy xin ý kiến của Cục quản lý tiêu chuẩn lao động hoặc OTIT. Việc bắt bạn phải ký đơn xin nghỉ việc, v.v. dù bạn thực sự không muốn cũng là vi phạm pháp luật. Thực tập sinh kỹ năng có thể nghỉ sinh con, chăm con, tạm dừng thực tập kỹ năng và tiếp tục thực tập sau khi nghỉ phép. Thời gian nghỉ sinh con, chăm con không tính vào thời gian thực tập. Khi con bạn chào đời, bạn sẽ nhận được khoản trợ cấp 1 lần là 500.000 yên.
  • 5 trường hợp thực tế bị bắt vì “làm việc dễ kiếm tiền”

    02/12/2023
    Khi sống ở Nhật Bản, người nước ngoài nhận được nhiều lời đề nghị “kiếm tiền tiêu vặt” từ người quen hoặc thông qua mạng xã hội. Ví dụ: “Tôi sẽ mua thẻ rút tiền hoặc sổ ngân hàng của bạn với giá cao. Những bạn về nước hãy bán lại thẻ và sổ ngân hàng nhé”, “Nếu bạn giúp tôi rút tiền mặt từ máy ATM, tôi sẽ đưa bạn ○ vạn yên”, “Tôi sẽ mua điện thoại di động của bạn với giá cao”, “Bạn chỉ cần mang giúp tôi hành lý, bạn sẽ nhận được ○ vạn yên” v.v. Thoạt nhìn, đây có vẻ như là “một công việc dễ kiếm tiền” nhưng thực chất lại rất nguy hiểm. Nếu bạn nhận những công việc như vậy, bản thân điều đó đã là một tội phạm. Việc này cũng trở thành việc tiếp tay cho một tội phạm lớn nào đó. Chúng tôi sẽ giới thiệu một vài trường hợp người nước ngoài nhận làm những việc như vậy và thực sự đã bị bắt. <Nội dung> 1. Bị bắt vì cho người khác dùng tài khoản của mình 2. Bị bắt vì rút tiền từ tài khoản của người khác 3. Bị bắt vì mua điện thoại di động do người khác ký hợp đồng 4. Bị bắt vì nhận và vận chuyển tiền mặt 5. Bị bắt vì làm thêm “vận chuyển đồ để nhận 2 vạn yên” 6. Tổng kết 1. Bị bắt vì cho người khác dùng tài khoản của mình ※Ảnh minh hoạ Năm 2023, cảnh sát tỉnh Saitama bắt giữ một du học sinh Việt Nam 22 tuổi sống ở thành phố Niigata vì tình nghi lừa đảo sau khi mở tài khoản ngân hàng. Du học sinh giải thích rằng “tài khoản này sẽ dùng để gửi và rút tiền trang trải chi phí sinh hoạt” nhưng thực tế là để người khác sử dụng. Đây là tội lừa đảo vì du học sinh này đã lừa dối ngân hàng. Theo cảnh sát, du học sinh này đã mở tài khoản tại một ngân hàng ở thành phố Niigata, sau đó chia sẻ mật khẩu ngân hàng (Internet banking) và các thông tin của mình với người khác, cho phép họ tự do sử dụng tài khoản. Trong 13 tháng sau đó, khoảng 650 triệu yên đã được chuyển vào tài khoản này trong 400 lần giao dịch từ nhiều tài khoản của người Việt Nam (ở Nhật Bản và Việt Nam). Số tiền được chuyển vào tài khoản này là tiền lừa được từ nhiều nạn nhân và sau đó được chuyển sang các tài khoản khác và bị người khác rút tiền mặt. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Mua bán thẻ ATM hoặc sổ ngân hàng là phạm tội!|KOKORO 2. Bị bắt vì rút tiền từ tài khoản của người khác Năm 2023, Sở Cảnh sát Thủ đô (cảnh sát Tokyo) thông báo đã bắt giữ một người đàn ông Trung Quốc thất nghiệp (33 tuổi) vì tình nghi trộm cắp vì rút tiền từ máy ATM bằng thẻ ngân hàng của người khác. Có khả năng cao là người đàn ông này đã sử dụng 184 thẻ rút tiền mặt của người khác để rút hơn 50 triệu yên. Người đàn ông này bị bắt vì rút tổng cộng 776.000 yên từ máy ATM tại 9 cửa hàng tiện lợi ở Tokyo bằng thẻ ngân hàng của người Việt Nam. Việc rút tiền bằng thẻ ATM của người khác bị coi là hành vi trộm cắp. Rất nhiều nạn nhân mua sản phẩm từ trang mua sắm trực tuyến giả mạo do nhóm lừa đảo điều hành đã chuyển tiền vào tài khoản này. Trang web giới thiệu quần áo và đồng hồ với giá rẻ, nhưng đó là một trang lừa đảo. Trang web sẽ không gửi hàng ngay cả khi khách hàng đã thanh toán đơn hàng. Nhóm lừa đảo này đã vận hành một số trang web như vậy và được cho là đã lừa đảo khoảng 5000 người trên khắp Nhật Bản với số tiền hơn 100 triệu yên. Những người bán thẻ rút tiền hoặc sổ ngân hàng cũng là tội phạm vì vi phạm Luật phòng chống chuyển tiền có được từ các hành vi phạm pháp. 3. Bị bắt vì mua điện thoại di động do người khác ký hợp đồng Năm 2023, Cảnh sát tỉnh Saitama đã bắt giữ một người đàn ông Việt Nam 26 tuổi sống trong tỉnh vì nghi ngờ người này vi phạm Luật phòng chống sử dụng điện thoại di động bất chính vì anh ta đã mua điện thoại di động do người khác ký hợp đồng. Anh ta bị tình nghi là đã mua 4 chiếc điện thoại di động và 4 thẻ SIM do một phụ nữ nước ngoài ở độ tuổi 60 ký hợp đồng. Đồng phạm của người đàn ông này đã sử dụng mạng xã hội để tìm người bán điện thoại di động và người phụ nữ này đã đăng ký làm việc này. Sau đó, người phụ nữ này được yêu cầu đến một cửa hàng điện thoại di động, ký hợp đồng, mua một chiếc điện thoại di động và bán cho người đàn ông. Việc mua hoặc bán điện thoại di động có SIM là tội phạm. 4. Bị bắt vì nhận và vận chuyển tiền mặt Năm 2023, một người phụ nữ lớn tuổi ở tỉnh Saitama nhận được điện thoại từ một người đàn ông tự xưng là con trai bà và nói rằng: “Hôm nay con phải gửi tiền cho đối tác kinh doanh nhưng con đã đánh mất túi xách có tiền của công ty trong đó. Mẹ hãy giúp con”. Sau đó, một người đàn ông đóng giả là cấp dưới của con trai bà đến gần nhà bà và bà đưa cho anh ta 1,3 triệu yên tiền mặt. Tuy nhiên, ngày hôm sau, bà lại nhận được một cuộc điện thoại nói: “Chúng con vẫn chưa có đủ tiền. Cấp dưới của con sẽ lại đến lấy tiền”. Bà thấy đáng nghi nên đã thử tự mình gọi điện cho con trai mình. Sau đó, bà nhận ra người gọi hôm qua không phải là con trai bà. Bà gọi cảnh sát và họ đã nấp sẵn để đợi “người đàn ông cấp dưới” đến lấy tiền. Một người đàn ông Việt Nam (28 tuổi) xuất hiện ở đó và bị bắt giữ. Người đàn ông này từng là thực tập sinh kỹ năng và đã bỏ trốn. Sau khi bỏ trốn, anh ta chỉ có thể tìm được công việc làm thêm ngắn hạn và đang gặp khó khăn về tiền bạc. Lúc đó, anh ta thấy một bài đăng trên mạng xã hội với nội dung “Có ai đang tìm việc không?”. Khi liên hệ với người đăng bài đó, anh ta được giới thiệu với một người Nhật đóng vai trò là người sai việc. Công việc được sai là nhận tiền mặt của người lớn tuổi, mang đến công viên và đưa cho một người Nhật. Người đàn ông Việt Nam này đã thực hiện nhiệm vụ này 4-5 lần trong khoảng hai tháng trước khi bị bắt. Với “công việc” cuối cùng, anh ta đã nhận được 30.000 yên. Người đàn ông này bị buộc tội âm mưu lừa đảo và bị kết án 3 năm tù giam và 4 năm tù treo. Loại lừa đảo này được gọi là “lừa đảo đặc biệt”. Vào năm 2022, số người nước ngoài bị cảnh sát bắt giữ vì liên quan đến lừa đảo đặc biệt là 145 người, cao nhất từ trước đến nay. Khoảng 58% trong số này đảm nhận vai trò nhận tiền mặt (Ukeko) và khoảng 20% ​​đảm nhận vai trò rút tiền mặt từ máy ATM (Deshiko). 5. Bị bắt vì làm thêm “vận chuyển đồ để nhận 2 vạn yên” Năm 2022, một người đàn ông Việt Nam (25 tuổi), từng là thực tập sinh kỹ năng, đang mang theo một gói hàng theo yêu cầu của một người khác ở thành phố Osaka thì bị cảnh sát bao vây và bắt giữ vì vi phạm Luật ma túy đặc biệt. Bên trong gói hàng là MDMA, một loại ma túy tổng hợp. Người đàn ông này nhận được lời nhờ vả của một người đàn ông giống người Việt mà anh ta gặp ở khu trung tâm thành phố cách đây một tháng. “Kẹo được chuyển đến phòng của tôi, nhưng tôi không muốn gặp chủ nhà vì tôi đóng tiền thuê nhà và trả hóa đơn tiền điện gas muộn. Tôi muốn bạn lấy đồ của tôi và mang đến cho tôi”. Sau khi bỏ trốn khỏi chương trình thực tập kỹ năng, người đàn ông này không tìm được việc làm ổn định và đang gặp khó khăn về tiền bạc nên đã nhận “công việc” này với mức thù lao 20.000 yên. Anh ta đến căn hộ được chỉ định, nhận gói hàng từ người giao hàng, khi mở hộp ra thì thấy bên trong có hạt cà phê và một hộp sôcôla. Thấy vậy, anh ta thở phào nhẹ nhõm, cho đồ vào túi xách và khi rời khỏi căn hộ thì bị bắt ngay sau đó. Gói hàng được vận chuyển bằng đường hàng không từ Đức và trong quá trình kiểm tra hải quan, 985 viên MDMA (với giá cuối cùng khoảng 4,93 triệu yên) đã được tìm thấy trong túi hạt cà phê. Cảnh sát đang điều tra xem liệu bên trong có bị thay thế bằng thứ khác hay không và gói hàng sẽ được mang đi đâu. Người đàn ông bị kết án 1 năm 6 tháng tù giam, 3 năm tù treo. 6. Tổng kết Nếu bạn bán thẻ ngân hàng hoặc điện thoại di động của mình cho người khác, hoặc giúp ai đó mang hành lý với mục đích “kiếm tiền tiêu vặt”, thì bản thân điều đó đã là một tội phạm. Việc này cũng trở thành việc tiếp tay cho một tội phạm nào đó. Nếu bạn nhẹ dạ và nhận lời mời làm việc với suy nghĩ rằng “có thể kiếm tiền bằng một công việc đơn giản”, bạn có thể bị cảnh sát bắt giữ như một tội phạm, hoặc trong một số trường hợp, bạn có thể bị trục xuất về nước. Hãy cẩn thận với những “việc ngon” và “câu chuyện đáng ngờ” - có thể kiếm được rất nhiều tiền với một công việc dễ dàng! ① Mua bán tài khoản ngân hàng ・ Việc bán thẻ rút tiền hoặc sổ ngân hàng của bạn cho người khác là tội phạm (Vi phạm Luật phòng chống chuyển tiền có được từ các hành vi phạm pháp). Tài khoản đó sẽ được dùng để bắt nạn nhân bị lừa đảo chuyển tiền vào v.v. ・ Việc mở tài khoản của chính mình với mục đích cho người khác sử dụng cũng là tội phạm (lừa đảo). ② Rút tiền bằng tài khoản của mình Việc rút tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng của bạn và gửi vào tài khoản khác hoặc đưa cho người khác là tội phạm (Vi phạm Luật phòng chống chuyển tiền có được từ các hành vi phạm pháp). Số tiền đó là tiền liên quan đến lừa đảo và chuyển tiền bất hợp pháp. ③ Rút tiền mặt từ ngân hàng của người khác Việc rút tiền từ ATM bằng thẻ của người khác là tội phạm (trộm cắp). ④ Mua bán điện thoại di động Việc bán điện thoại di động cho người khác là tội phạm (Vi phạm Luật phòng chống sử dụng điện thoại di động bất chính). Điện thoại đó được sử dụng cho các tội phạm như lừa đảo v.v.. ⑤ Nhận tiền từ người lạ Việc nhận tiền từ người khác theo yêu cầu của ai đó là việc bạn đang tiếp tay cho một tội phạm (chẳng hạn như lừa đảo v.v.). ⑥ Nhận, giao, vận chuyển đồ, hành lý Việc nhận đồ, vận chuyển đồ, gửi đồ đi đâu đó cũng có nguy cơ cao trở thành tội phạm (lừa đảo, vi phạm Luật kiểm soát chất kích thích v.v.).
  • Bạn có thể trở thành tội phạm mà không hề hay biết – Hãy cẩn thận với...

    30/11/2023
    Khi sống ở Nhật, người nước ngoài thường nhận được lời đề nghị “bán thẻ ngân hàng hoặc điện thoại di động” từ người quen hoặc thông qua mạng xã hội. Bạn có thể nhận được lời đề nghị “làm thêm” những công việc như: dùng thẻ của người khác để rút tiền mặt ở ATM, mang hành lý hộ người khác v.v. Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng “có thể kiếm tiền bằng công việc nhẹ nhàng” nhưng “việc ngon” như thế này lại rất nguy hiểm. Nếu bạn nhẹ dạ và nhận những công việc như thế này, bạn có thể bị cảnh sát bắt giữ như một tội phạm hoặc bạn đang tiếp tay cho cho một tội ác lớn nào đó. Hơn thế nữa, bạn còn có thể bị trục xuất về nước. <Nội dung> 1. 6 “việc làm thêm” trở thành tội phạm là? 2. Bán thẻ ngân hàng hoặc điện thoại di động = Tội phạm 3. Rút tiền hộ người khác = Tội phạm 4. Nhận và vận chuyển tiền hộ người lạ = Tội phạm 5. Nhận và mang hành lý hộ người khác = Tội phạm 6. Dù có viện cớ là “không biết” thì cũng không được bỏ qua 7. Tổng kết 1. 6 “việc làm thêm” trở thành tội phạm là? Có một số trường hợp những việc bạn làm như một “việc làm thêm” hoặc “việc kiếm tiền tiêu vặt” lại khiến bạn phạm tội. Bảng dưới đây giới thiệu 6 loại việc làm thêm điển hình. Hãy thật cẩn thận vì nhiều khi bạn sẽ được người Việt trên mạng xã hội rủ làm những công việc này. ◆ 6 loại tội mà người nước ngoài dễ phạm phải Bán thẻ, sổ ngân hàng Vi phạm Luật phòng chống chuyển tiền có được từ các hành vi phạm pháp Rút tiền hộ người khác bằng tài khoản của mình Vi phạm Luật phòng chống chuyển tiền có được từ các hành vi phạm pháp Rút tiền từ tài khoản của người khác Trộm cắp Bán điện thoại di động (kèm SIM) Vi phạm Luật phòng chống sử dụng điện thoại di động bất chính Nhận và vận chuyển tiền hộ người lạ Lừa đảo v.v. Nhận và mang hành lý hộ người khác Lừa đảo, vi phạm Luật kiểm soát chất kích thích v.v. Nếu bạn chấp nhận một yêu cầu hoặc lời mời với suy nghĩ đơn giản rằng “có thể kiếm được tiền bằng một công việc đơn giản” thì những gì bạn làm cũng sẽ là một hành vi phạm tội và bạn sẽ tiếp tay cho một nhóm tội phạm. Kết quả là bạn có thể bị cảnh sát bắt giữ như một tội phạm và trong một số trường hợp, bạn có thể bị trục xuất về nước. Sau đây chúng tôi sẽ giải thích chi tiết từng việc làm một. 2. Bán thẻ ngân hàng hoặc điện thoại di động = Tội phạm Việc bán thẻ ngân hàng v.v. = Tội phạm Trên các trang Facebook (bằng tiếng Việt) dành cho người Việt ở Nhật, chúng ta thường bắt gặp những bài đăng có nội dung như “Mua thẻ và sổ ngân hàng với giá cao. Những bạn về nước hãy bán đi”. Nếu bạn phản hồi những bài viết như vậy và bán thẻ v.v., bạn có thể nhận được vài vạn yên. Tuy nhiên, những người đăng những bài viết như thế này có liên quan đến tội phạm và nếu bạn bán thẻ hoặc sổ ngân hàng thì bạn cũng sẽ phạm tội (Vi phạm Luật phòng chống chuyển tiền có được từ các hành vi phạm pháp). Sau đó, tài khoản của bạn có thể bị nhóm lừa đảo sử dụng để lừa ai đó chuyển tiền vào hoặc thực hiện chuyển tiền bất chính. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra nếu bạn chia sẻ số tài khoản ngân hàng trực tuyến hoặc mật khẩu của mình với người khác. Khi hành vi phạm tội bị phát hiện và cảnh sát điều tra, người bán tài khoản sẽ ngay lập tức được xác định danh tính, bị cảnh sát thẩm vấn và bắt giữ. ◎ Hãy hủy các tài khoản không cần thiết khi bạn về nước. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Mua bán thẻ ATM hoặc sổ ngân hàng là phạm tội!|KOKORO Việc bán điện thoại di động = Tội phạm Khi bạn bán điện thoại di động của mình cho người khác, điện thoại đó có thể bị kẻ xấu sử dụng để lừa đảo và bắt người khác chuyển tiền. Ví dụ: họ dùng điện thoại để gọi cho đối phương (nạn nhân) hoặc đưa ra chỉ dẫn cho đồng bọn. Ngay cả khi bạn không trực tiếp tiếp tay cho hành vi lừa đảo, việc bán hoặc tặng điện thoại di động của bạn cho người khác cũng là một hành vi phạm tội, vi phạm Luật phòng chống sử dụng điện thoại di động bất chính. ※Nếu điện thoại di động của bạn không có SIM, bạn có thể đưa nó cho người khác. 3. Rút tiền hộ người khác = Tội phạm Rút tiền hộ người khác bằng tài khoản của mình = Tội phạm Nếu bạn giúp ai đó rút một khoản tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng của bạn, sau đó gửi số tiền đó vào tài khoản khác hoặc đưa cho người khác thì đó là hành vi vi phạm Luật phòng chống chuyển tiền có được từ các hành vi phạm pháp. Số tiền đó là tiền chuyển khoản mà kẻ xấu đã lừa ai đó, hoặc là tiền liên quan đến việc chuyển tiền bất chính. Rút tiền từ tài khoản của người khác = Tội phạm Việc rút tiền từ máy ATM bằng thẻ ngân hàng của người khác cũng là tội phạm. Việc rút tiền từ tài khoản của người khác là hành vi trộm cắp. Khi kẻ xấu lừa ai đó chuyển tiền, chúng sẽ bắt nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản mà chúng đã mua từ người khác. Nếu bạn rút tiền từ máy ATM, bạn có thể bị nhận dạng bởi đoạn phim camera an ninh của máy ATM và bạn có thể bị cảnh sát thẩm vấn hoặc bắt giữ. Trong nhóm lừa đảo, người chịu trách nhiệm rút tiền từ máy ATM được gọi là “Dashiko”. Vì “Dashiko” có nguy cơ bị cảnh sát bắt rất cao nên các nhóm tội phạm thuê người khác làm “dashiko”. 4. Nhận và vận chuyển tiền hộ người lạ = Tội phạm Nhận và vận chuyển tiền mặt = Tội phạm Nếu bạn được ai đó nhờ nhận tiền hộ và bạn đồng ý làm việc đó thì bạn đang tiếp tay cho một tội phạm nào đó như là lừa đảo v.v. Khi một người xấu lừa dối ai đó và nhận tiền của nạn nhân, họ bắt nạn nhân gửi tiền vào tài khoản hoặc nhận tiền trực tiếp ở đâu đó. Nếu bạn giữ vai trò là người nhận, bạn sẽ tiếp tay cho hành vi lừa đảo và sẽ bị bắt giữ nếu bị cảnh sát phát hiện. Trong nhóm lừa đảo, người nhận tiền từ nạn nhân được gọi là “Ukeko”. Công an thường ẩn náu gần địa điểm giao tiền. Người nhận tiền thường bị bắt nên các nhóm lừa đảo thuê người làm nhiệm vụ nhận tiền. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Ví dụ thực tế về người giữ vai trò nhận tiền bị bắt|KOKORO 5. Nhận và mang hành lý hộ người khác = Tội phạm Nhận, giao, vận chuyển đồ = Tội phạm “Việc làm thêm” nhận đồ được giao tới nhà rồi mang đồ đó tới chỗ khác hoặc gửi tới nơi khác cũng là tội phạm. Việc bị quy vào tội phạm nào tuỳ thuộc vào nội dung bên trong gói hàng. Gói hàng bạn nhận được có liên quan đến một tội phạm. Nội dung gói hàng có thể là ma túy hoặc chất kích thích. Buôn bán chất kích thích, ma túy là một tội phạm nghiêm trọng nên dù bạn có bào chữa bằng cách nói rằng “mình không biết bên trong có gì” thì bạn cũng sẽ bị buộc tội. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Ví dụ thực tế về người vận chuyển đồ bị bắt|KOKORO “Hakobiya” Vận chuyển hành lý bằng máy bay = Tội phạm Có thể bạn sẽ bị nhờ như sau: “Tôi sẽ gửi bạn tiền cảm ơn, vì vậy tôi muốn bạn mang hành lý của tôi lên máy bay và đưa nó cho một người bạn của tôi ở sân bay bạn hạ cánh” hoặc “Tôi sẽ trả cho bạn vài vạn yên để bạn ra nước ngoài và mang quà lưu niệm về”. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ chấp nhận những lời đề nghị như vậy. Gói hàng đó có thể chứa chất bất hợp pháp (chất kích thích hoặc ma túy), mặt hàng bị cấm nhập khẩu hoặc hàng nguy hiểm. Ngay cả khi bạn nói rằng “mình đã vận chuyển mà không biết nội dung bên trong”, bạn vẫn bị buộc tội. 【Vi phạm Luật Kiểm soát chất kích thích, Luật Hải quan, v.v.】 6. Dù có viện cớ là “không biết” thì cũng không được bỏ qua Việc “hakobiya” - vận chuyển chất kích thích hoặc ma túy là tội nghiêm trọng và sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Ngay cả khi đó là hành lý bạn giữ hộ người khác, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm khi bạn tự mang nó. Ngay cả khi bạn khẳng định rằng “không biết bên trong có gì” hoặc “không hiểu bên trong có gì”, thì điều đó cũng không dễ dàng được chấp nhận. Nếu ai đó nói rằng mình đã bị một tổ chức ma túy lợi dụng và “vận chuyển mà không biết đồ bên trong” thì người đó có thể được trắng án tại phiên tòa nếu thẩm phán tin điều đó. Nhưng đây là một điều vô cùng khó khăn. Để những gì bạn nói được thừa nhận trước tòa, bạn phải nhờ một người biết hoàn cảnh xung quanh việc giao gói hàng làm chứng v.v. để chứng minh rằng lời giải thích của bạn là đúng, Ngoài ra, những điều sau đây sẽ được xác nhận trong phiên tòa hình sự. Ai đã nhờ bạn và đã nhờ bạn như thế nào? Tiền cảm ơn mà họ hứa là bao nhiêu? Trong quá trình nhận nhiệm vụ, có tình huống hoặc tương tác nào khiến bạn nghi ngờ có khả năng xảy ra tội phạm không? Tại sao bạn tin đó là hàng hợp pháp? Mục đích của chuyến đi là gì? Ví dụ: nếu thẩm phán xác định rằng “ngay cả khi bạn không thể phân biệt rõ bên trong gói hàng của mình là chất kích thích hoặc ma tuý, bạn vẫn có thể nghi ngờ rằng chúng có thể chứa thứ gì đó bất hợp pháp", thì bạn sẽ có khả năng bị kết tội cao. 7. Tổng kết Nếu bạn bán thẻ ngân hàng, điện thoại di động của mình cho người khác hoặc mang hành lý giúp ai đó để kiếm một chút tiền tiêu vặt thì đó là một tội phạm. Nếu bạn nhận bất kỳ “công việc” hoặc “việc làm thêm” nào được liệt kê dưới đây, bạn có thể bị cảnh sát bắt giữ, vì vậy hãy thật cẩn thận. ① Bán thẻ rút tiền và sổ ngân hàng ② Rút tiền hộ người khác bằng tài khoản của mình ③ Rút tiền từ tài khoản của người khác ④ Bán điện thoại di động (có SIM) ⑤ Nhận và vận chuyển tiền hộ người lạ ⑥ Nhận và mang hành lý hộ người khác

Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư

[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]

  • Chùa Tokurinji, chốn dừng chân ở Nagoya

         Tôi đến thăm chùa Tokurinji ở thành phố Nagoya vào một ngày đầu tháng sáu. Có khoảng chục phòng (chỗ ở) tại ngôi chùa, và khoảng 40 người Việt Nam cùng hai người Sri Lanka đang tá túc tại đó. Họ là những người gặp khó khăn trong cuộc sống tại Nhật do ảnh hưởng của vi-rút corona chủng mới.      Một trong số họ có Hanh (tên đã được thay đổi, 25 tuổi), sang Nhật với tư cách là thực tập sinh kỹ năng tại một công trường xây dựng ở tỉnh Okinawa vào năm 2018. Có lần khi Hanh mắc lỗi trong công việc, cấp trên của Hanh đã dùng thanh thép xây dựng đánh vào đầu từ phía trên mũ bảo hiểm của Hanh. Một ngày nọ, sau khi bị đánh vào cẳng chân bằng thanh thép, Hanh thấy đau dữ dội và đã xin tư vấn với tổ chức quản lý chăm lo thực tập sinh (tức nghiệp đoàn tiếp nhận). Tuy nhiên, người phụ trách của nghiệp đoàn đã đến kiểm tra mà không có người phiên dịch cũng không xem xét kỹ lưỡng sự việc, chỉ bố trí cho Hanh đi khám bệnh và đề nghị cho Hanh một ngày nghỉ phép. Những chuỗi ngày sau đó, việc bắt nạt bằng cách dùng thanh sắt đánh vào đầu Hanh vẫn tiếp tục và khoảng 2 tháng sau đó Hanh đã trốn đi. Thực tập sinh trốn khỏi nơi làm việc sẽ trở thành người cư trú bất hợp pháp, nhưng vẫn có những công ty hoạt động trái phép giới thiệu công việc cho họ. Hanh tìm đến các công ty này và bắt đầu cuộc sống nay đây mai đó trên khắp nước Nhật. Làm công việc bán thời gian được khoảng một năm rưỡi thì Hanh bị mất việc do ảnh hưởng của vi-rút corona, cuối cùng bạn đã đến đầu thú tại Cục quản lý xuất nhập cảnh ở Nagoya. Được phép của Cục quản lý xuất nhập cảnh, Hanh được ở tại chùa Tokurinji cho đến khi rời Nhật Bản. Ảnh: Bạn Hanh (phía bên trái)      Người chăm lo cho những người đang tá túc tại chùa Tokurinji là chị Dương Thị Thuỳ Dương (41 tuổi), Phó chủ tịch Hội người Việt Nam tại Tokai. Chị Dương đến Nhật Bản từ năm 2001 và phụ trách việc tư vấn cho người Việt Nam tại địa phương. Chị đã trao đổi với nhà sư trụ trì Takaoka Shucho (76 tuổi), về việc giúp đỡ các thực tập sinh và lưu học sinh gặp khó khăn trong cuộc sống, và từ tháng Tư chùa Tokurinji bắt đầu cưu mang cho người Việt Nam. Khu nghỉ trọ tại chùa Phòng ngủ của khu trọ tại chùa      Người tạm trú ở đây chủ yếu là những thực tập sinh kỹ năng, lưu học sinh... đến từ khắp nơi như Hokkaido, Kanagawa, Osaka, Kagoshima, v.v. nhưng bị mất việc và đã liên lạc với chị Dương thông qua Facebook. Trong khoảng 40 người tại đây thì 70-80% vốn là thực tập sinh kỹ năng, và hơn một nửa trong số họ là người cư trú bất hợp pháp giống như Hanh. Ngoài ra, còn có những người từng là du học sinh hay kỹ sư hiện không thể về nước được.      Từ khoảng 30 năm trước, chùa Tokurinji bắt đầu tiếp nhận những người nghèo khó và người tị nạn, và năm 2011 chùa cũng tiếp nhận các nạn nhân của trận Đại động đất Đông Nhật Bản năm 2011 tới tá túc tại chùa. Nhà sư trụ trì Takaoka cho biết “Những người cư trú bất hợp pháp dù có đầu thú với Cục xuất nhập cảnh thì cũng không thể làm việc được. Chúng tôi tiếp nhận họ bởi cần phải có ai đó hỗ trợ cuộc sống cho họ. Do ảnh hưởng của vi-rút corona chủng mới nên không biết khi nào họ mới có thể về nước, cần phải tiếp tục hỗ trợ chi phí và thực phẩm cho họ.” Chùa cung cấp chỗ ở và thực phẩm, còn Hội người Việt Nam phụ trách phần còn lại, mỗi bên có vai trò riêng của mình. Các bạn sống ở đây tự nấu ăn, dọn dẹp và giặt giũ.      Để chuẩn bị cho số người cần cưu mang có thể tăng lên, những người Việt Nam tá túc tại chùa đang giúp xây dựng nơi ở trọ mới (tháng 6/2020). 【Chùa Tokurinji】 ◇ Địa chỉ: 〒468-0037, Aioi Nonami, Tenpaku-ku, Nagoya-shi, Nhật Bản ◇ Tư vấn liên quan đến đời sống và công việc: Chị Dương, Phó chủ tịch - Hội người Việt Nam tại Tokai (080-3610-6997) ◇ Liên hệ quyên góp (thực phẩm, tiền) = Sư trụ trì Takaoka Shucho (052-896-1606)

    12/06/2020

  • Hành trình về Việt Nam của thực tập sinh kỹ năng

    Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, có rất nhiều thực tập sinh và du học sinh người Việt bị mắc kẹt tại Nhật Bản và không thể về nước. Tuy nhiên, quy trình về nước đang dần dần trở nên nhanh chóng, thuận tiện hơn. Ngày 9/11 vừa qua, chị Ngọc (21 tuổi), thực tập sinh kỹ năng tại thành phố Nagoya, đã về được Việt Nam trên chuyến bay tự trả phí cách li của hãng VietJet. Chị Ngọc (bên phải) thời còn đang thực tập kỹ năng 〈Năm 2019〉 Về nước bằng chuyến bay tự trả phí cách li xuất phát từ Kagoshima Chị Ngọc thực tập kỹ năng tại một nhà máy ở thành phố Nagoya. Tháng 7 năm nay, chị đã hoàn thành chương trình thực tập kỹ năng, tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, chị đã không thể về nước và ở lại nhà máy để làm các công việc như hướng dẫn cho thực tập sinh lứa sau... Khi biết thông tin trên trang web của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản rằng chuyến bay tự trả phí cách li từ Kagoshima về Việt Nam đang nhận đơn đăng ký, chị đã ghi tên ngay. Ngày 6/11, chị nhận được thông báo từ Đại sứ quán rằng mình sẽ được về nước. Sau đó, tối ngày 9/11, chị đã từ Kagoshima bay về sân bay Vân Đồn ở phía Bắc và hiện tại đang cách ly tại một khách sạn trông ra biển. chuyến bay tự trả phí cách li hạ cánh tại sân bay Vân Đồn〈Ngày 9/11/2020〉 Chi phí về nước và cách ly Dưới đây là chi phí về nước và cách ly (đã bao gồm thuế). Toàn bộ tiền vé máy bay của chị Ngọc do công ty tiếp nhận thực tập chi trả. Trước khi xuất phát, chị Ngọc đã chuyển khoản toàn bộ các chi phí cho hãng hàng không và khách sạn. 1Tiền vé máy bay từ Nagoya đến Kagoshima: 16.240 yên 2Tiền vé máy bay từ Kagoshima đến sân bay Vân Đồn: 12.900.000 đồng (khoảng 58.800 yên) 3Chi phí cách ly tại khách sạn ở Hạ Long (2 tuần): 18.700.000 đông (khoảng 85.300 yên) 1Tiền vé máy bay từ Nagoya đến Kagoshima: 16.240 yên 2Tiền vé máy bay từ Kagoshima đến sân bay Vân Đồn: 12.900.000 đồng (khoảng 58.800 yên) 3Chi phí cách ly tại khách sạn ở Hạ Long (2 tuần): 18.700.000 đông (khoảng 85.300 yên) Vé điện tử chuyến bay VietJet của chị Ngọc (ảnh chụp màn hình điện thoại) Giấy tờ cần thiết khi về nước Khi về nước, chị Ngọc được công ty tiếp nhận thực tập và đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) chuẩn bị sẵn cho các giấy tờ như “Giấy chứng nhận hoàn thành thực tập kỹ năng”, “Giấy chứng nhận đóng bảo hiểm lương hưu”... Dường như phía công ty tiếp nhận muốn chị Ngọc ở lại Nhật Bản lâu thêm một chút nữa, nhưng chị Ngọc đã nhờ Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) chỉ đạo, nhờ đó, trước khi chị lên đường về nước, công ty tiếp nhận đã chuẩn bị sẵn các hồ sơ cho chị. Theo quy định về chế độ thực tập kỹ năng, công ty tiếp nhận thực tập phải thanh toán toàn bộ tiền vé máy bay sang Nhật và về nước của thực tập sinh. Vì vậy, nhờ chỉ đạo của OTIT mà chị đã được công ty tiếp nhận thanh toán toàn bộ tiền vé máy bay. Các giấy tờ cần thiết của chị Ngọc Bay từ Nagoya đến Kagoshima và từ Kagoshima về Việt Nam 4 giờ sáng ngày 9/11, người phụ trách của đoàn thể quản lý đã tới đón chị Ngọc tại kí túc xá công ty và đưa chị ra sân bay quốc tế Chubu ở Nagoya (sân bay Centrair) bằng xe ô tô. Máy bay xuất phát lúc 6 giờ 30 phút sáng từ sân bay Centrair và hạ cánh tại sân bay Kagoshima lúc 8 giờ sáng. Vì thủ tục check-in bắt đầu từ lúc 11 giờ trưa nên chị ngồi chờ ở sân bay. Trong thời gian chờ đợi, chị đã gặp một thực tập sinh nam của một công ty khác từng làm việc trong nhà máy ở gần Nagoya. Ngọc và bạn thực tập sinh này đã từng gặp nhau nhiều lần trong các buổi liên hoan nhóm thực tập sinh trong khu vực, nhưng vì đã lâu không liên lạc với nhau nên khi gặp ở đây, cả hai đều rất bất ngờ. 11 giờ trưa, thủ tục check-in bắt đầu. Sau khi hoàn thành các thủ tục kiểm tra xuất cảnh, khi tới cửa ra máy bay, tất cả mọi người đều được phát quần áo bảo hộ và mặc ngay vào. Cùng lên chuyến bay này có rất nhiều thực tập sinh khác. Tại sân bay Kagoshima, chị Ngọc gặp lại một thực tập sinh làm việc ở nhà máy gần nơi chị thực tập〈Ngày 9/11〉 Việt Nam sau 3 năm xa cách! Đêm đó, máy bay hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vân Đồn. Chị Ngọc vẫn phải mặc nguyên quần áo bảo hộ làm thủ tục nhập cảnh rồi lên xe buýt. Xe chạy khoảng 1 tiếng đồng hồ thì về tới khách sạn trong thành phố Hạ Long. Chị Ngọc ở trong phòng khách sạn rất đẹp cùng một phụ nữ lớn tuổi hơn. Người phụ nữ này nói rằng mình đi sang thăm cháu từ tháng 3 năm nay và có thời hạn lưu trú 6 tháng, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên đã không thể về nước. Bữa sáng tại khách sạn hôm sau khi về nước〈Ngày 10/11〉 Bữa sáng hôm sau khi về nước có món phở. Khi cách ly tại khách sạn, không ai được phép ra hành lang, ăn uống ngay tại phòng. Mặc dù không được ra khỏi phòng như vậy cũng bất tiện, nhưng từ cửa sổ phòng khách sạn, chị Ngọc có thể trông thấy biển và đường phố nên vẫn có thể ngắm cảnh. Dự định tối ngày 23/11, gia đình chị ở Hải Dương sẽ đến khách sạn để đón chị về. Vì đã xa nhà 3 năm 4 tháng nên chị Ngọc đang đếm từng ngày để được gặp lại gia đình. Phong cảnh nhìn từ phòng khách sạn〈Thành phố Hạ Long, ngày 10/11〉 Khi gặp khó khăn, trước hết, hãy trao đổi với OTIT Khi chị Ngọc bắt đầu chuẩn bị về nước, công ty tiếp nhận thực tập của chị đã không chuẩn bị ngay tiền vé máy bay và giấy tờ cho chị. Ngày 6/11, khi nhận được thông báo từ đại sứ quán cho biết mình được bay chuyến thuê bao về nước, chị đã nghỉ làm để đi đến văn phòng của OTIT tại Nagoya. Trước đó, chị đã nhận tư vấn từ các đoàn thể hỗ trợ ở Nagoya như Hội hỗ trợ thực tập sinh người nước ngoài (Gaikokujin Jissyusei Shien)... và chuẩn bị sẵn một lá thư đơn giản để mang đến văn phòng OTIT. Trong thư có ghi tên tuổi, số thẻ lưu trú và ngày giờ với nội dung: “Tôi là thực tập sinh kỹ năng ở thành phố Nagoya. Tháng 7 vừa qua, tôi đã kết thúc quá trình thực tập nhưng do dịch COVID-19, tôi đang mắc kẹt lại Nhật Bản”, và “Tôi đã đặt được vé máy bay về nước, nhưng công ty không trả ngay tiền vé máy bay cho tôi”... Sau khi đưa thư này cho văn phòng OTIT, có hai người phụ trách bộ phận đến gặp và lắng nghe chị trình bày sự việc. Hội hỗ trợ thực tập sinh người nước ngoài(Facebook) Trang tư vấn của OTIT Sau khi nghe chuyện của chị Ngọc, hai cán bộ này đã liên lạc với công ty và đoàn thể quản lý để thúc giục các đơn vị này nhanh chóng giải quyết. Khi chị Ngọc quay về công ty, ngay trong ngày hôm đó chị nhận được đầy đủ giấy tờ cần thiết cũng như tiền vé máy bay để về nước. Trong khách sạn cách ly〈Thành phố Hạ Long, ngày 10/11〉 Lời nhắn nhủ của chị Ngọc Dưới đây là lời nhắn nhủ của chị Ngọc dành cho các độc giả người Việt. Gửi các bạn thực tập sinh Việt Nam Nếu may mắn, khi đến Nhật Bản, các bạn sẽ gặp được công ty và những người tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có quá trình thực tập kỹ năng thuận lợi và may mắn. Vì vậy, những khi gặp khó khăn, khổ sở, hãy trao đổi với những người có thể trợ giúp các bạn. Tuyệt đối đừng im lặng mãi cho đến lúc không chịu đựng nổi lại bỏ trốn khỏi chỗ làm. Thay vào đó, hãy cố gắng tìm cách trao đổi và xin tư vấn của những người hoặc các đơn vị hỗ trợ hoặc OTIT, các bạn nhé! Gửi các bạn thực tập sinh Việt Nam Nếu may mắn, khi đến Nhật Bản, các bạn sẽ gặp được công ty và những người tốt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có quá trình thực tập kỹ năng thuận lợi và may mắn. Vì vậy, những khi gặp khó khăn, khổ sở, hãy trao đổi với những người có thể trợ giúp các bạn. Tuyệt đối đừng im lặng mãi cho đến lúc không chịu đựng nổi lại bỏ trốn khỏi chỗ làm. Thay vào đó, hãy cố gắng tìm cách trao đổi và xin tư vấn của những người hoặc các đơn vị hỗ trợ hoặc OTIT, các bạn nhé! Quá trình học tiếng Nhật của chị Ngọc Lá thư chị Ngọc đưa cho OTIT được viết bằng tiếng Nhật. Chị Ngọc cũng giải thích toàn bộ tình hình cho cán bộ của OTIT bằng tiếng Nhật. Đúng là OTIT có nhân viên phiên dịch, nhưng không phải lúc nào họ cũng có mặt để hỗ trợ. Hơn nữa, khi có thêm người phiên dịch, để có thể trình bày được chính xác tình hình và được hiểu rõ hoàn cảnh sẽ mất rất nhiều thời gian. Chính nhờ năng lực tiếng Nhật mà OTIT đã giải quyết khó khăn cho chị nhanh chóng như vậy. Chị Ngọc sang Nhật từ tháng 7/2017 và không lâu sau đó chị đăng ký học tiếng Nhật với tổ chức phi lợi nhuận “Lotus Works”, mỗi tuần học 2 lần qua Skype. Mỗi tuần, chị Ngọc luyện viết tiếng Nhật hơn 20 trang vở và nộp bài cho giáo viên của Lotus Works. Tháng 12/2019, chị đỗ kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ N2, và khi được KOKORO phỏng vấn để viết bài trải nghiệm, chị cũng đối đáp trôi chảy bằng tiếng Nhật. Mặc dù đỗ vào trường đại học quốc lập danh tiếng, nhưng do hoàn cảnh gia đình, chị Ngọc đã không đi học đại học mà chọn sang Nhật Bản. Người viết bài này rất mong chị Ngọc có thể phát huy kinh nghiệm có được ở Nhật cũng như năng lực tiếng Nhật của mình để có thể mở ra một tương lai sáng lạm ở Việt Nam. Lotus Works (2 thứ tiếng) Bài viết “Kinh nghiệm của tôi” về chị Ngọc: “Thi đỗ trường đại học quốc lập nhưng sang Nhật làm thực tập sinh kỹ năng” (2 thứ tiếng) Vở học tiếng Nhật của chị Ngọc

    19/11/2020

  • Mang theo dao đi ngoài đường có thể bị bắt!?

    Người Việt Nam ở Nhật rất hay mang theo thực phẩm và dụng cụ làm bếp sang nhà bạn bè hoặc ra ngoài trời để tổ chức liên hoan. Tuy nhiên, những dịp như vậy, nếu bạn mang theo dao, kéo với mục đích nấu nướng thì tuỳ từng trường hợp có thể sẽ bị cảnh sát bắt. Bài viết lần này sẽ chia sẻ những điểm cần chú ý liên quan đến việc mang theo dao làm bếp và dao kéo nói chung đi ngoài đường. Bị đưa về đồn cảnh sát do mang theo dao: Câu chuyện ① Trước đây, thời còn là du học sinh, tôi từng làm thêm (baito) tại một cửa hàng thuộc chuỗi quán nhậu (izakaya) có mặt trên cả nước. Quán này nằm ở Shibuya, Tokyo. Những khi quán chúng tôi quá bận rộn, nhân viên từ quán cùng chuỗi gần đó lại chạy qua hỗ trợ và ngược lại, khi quán ở gần quán mình đông khách thì quán chúng tôi lại cử ai đó sang trợ giúp. Một hôm, vào khoảng 8 giờ tối, trưởng quán chỗ tôi bảo một đồng nghiệp của tôi cũng là du học sinh người Việt rằng “Hãy mang dao sang quán bên cạnh để hỗ trợ”. Đó là con dao dùng để làm bếp. Thời gian đó, chuyện cầm dao đi sang cửa hàng khác làm giúp là phổ biến nên cậu nhân viên đó đã bọc con dao vào giấy báo rồi cứ thế cầm ra khỏi quán. Phố xá sầm uất ở Shibuya Cậu ấy vừa đi khỏi quán được khoảng vài trăm mét thì bị 2 nhân viên cảnh sát chặn lại giữa đường và hỏi về nghề nghiệp. Ở Nhật, chuyện cảnh sát thấy ai đó có dấu hiệu khả nghi và chặn lại rất hay xảy ra. Bạn có thể bị hỏi là làm nghề gì và tuỳ từng trường hợp có thể bị khám xét đồ mang theo. Do cậu nhân viên quán cầm theo con dao bọc trong giấy báo nên đã bị đưa về đồn cảnh sát. Cậu ấy đã giải thích sự thể với cảnh sát, nhưng vì mới sang Nhật năm thứ 2 nên tiếng Nhật còn chưa đủ để trình bày được hết ý. Cuối cùng thì cảnh sát gọi điện thoại đến quán chúng tôi và báo rằng “Nhân viên quý quán cầm dao đi trên phố đông đúc nên đang bị tạm giữ tại đồn cảnh sát”. Trưởng quán đã đi đến đồn cảnh sát để giải trình và cuối cùng cũng được cảnh sát chấp nhận. Tuy nhiên, cả trưởng quán lẫn cậu đồng nghiệp của tôi đều bị cảnh sát nhắc nhở rằng “Đi ngoài đường cầm theo dao trong trạng thái có thể sử dụng được ngay là một điều nguy hiểm”. Từ lúc đồng nghiệp tôi ra khỏi quán cho đến khi được cảnh sát thả cũng đã mất khoảng 2 tiếng đồng hồ. Bị đưa về đồn cảnh sát do mang theo dao: Câu chuyện ② Hoa anh đào đêm ở Công viên Ueno Sống lâu ở Tokyo, tôi thường hay đi liên hoan, ngắm hoa anh đào hoặc lá vàng lá đỏ cùng các bạn người Việt. Những lúc như vậy, chúng tôi thường phân công nhau chuẩn bị đồ ăn, thức uống, hoa quả, bát đũa v.v. Có lần nhóm hơn 20 người chúng tôi rủ nhau đi ngắm hoa anh đào ở Công viên Ueno, Tokyo hồi mùa xuân năm 2017 cũng vậy. Lần đó, một bạn du học sinh được phân công mang theo dao để gọt hoa quả và kéo để cắt thịt. Cậu bạn này cho dao và chiếc kéo to vào túi rồi đi tàu điện và xuống tàu ở ga Ueno. Tuy nhiên, cậu bị cảnh sát ở gần ga chặn lại hỏi nghề nghiệp, và vì trong túi có dao nên cuối cùng bị đưa về đồn cảnh sát. Cậu bạn đó chưa thạo tiếng Nhật nên không giải thích được rõ lý do tại sao lại mang theo dao. Đã thế, do bình thường chỉ liên lạc với bạn bè qua mạng xã hội bằng cách kết nối điện thoại di động với Wi-Fi nên điện thoại của cậu cũng không có thẻ SIM. Vì vậy, lúc ở chỗ cảnh sát, do không có Wi-Fi nên cậu ấy cũng chẳng có cách nào liên lạc được với chúng tôi. Cảnh sát đã phải gọi điện thoại đến trường tiếng Nhật của cậu. Người phụ trách ở trường cùng với người phiên dịch đã phải tới đồn cảnh sát để giải trình và cuối cùng cũng được cảnh sát chấp nhận. Từ lúc cậu du học sinh nọ bị giữ lại hỏi nghề nghiệp cho đến khi được thả mất khoảng 4 tiếng rưỡi đồng hồ. Luật liên quan đến dao kéo của Nhật Ở Nhật Bản có luật cấm mang theo súng và các loại dao kéo. Dao làm bếp và các loại dao khác hay kéo v.v. là những đồ vật cần thiết trong công việc và cuộc sống hằng ngày nên được phép tự do sở hữu. Tuy nhiên, việc cầm theo các đồ vật đó đi ngoài đường mà không có lý do chính đáng lại bị cấm theo luật pháp. Việc cầm theo dao kéo có thể liên quan đến hành vi phạm pháp, nên trong những trường hợp cần thiết, cảnh sát được phép xét hỏi. Luật này quy định rằng đối với các loại dao kéo có phần lưỡi dài hơn 6cm thì “nếu không có lý do chính đáng liên quan đến công việc hoặc mục đích khác thì không được phép mang theo người”. Nếu vi phạm quy định này sẽ bị xử phạt. Ở đây, “lý do chính đáng liên quan đến công việc hoặc mục đích khác” có ý nghĩa như sau. Về lý do “công việc”, ví dụ như trường hợp đầu bếp để dao trong túi mang đến chỗ làm sẽ là “mục đích công việc” nên vẫn hợp pháp. Ngoài ra, “lý do chính đáng khác (ngoài mục đích công việc)” là để chỉ những trường hợp như bạn đi mua dao ở cửa hàng, để dao vào túi trong tình trạng vẫn được đóng gói và mang về nhà. Tuy nhiên, việc mang theo dao ra đường để tự vệ thì không được coi là “lý do chính đáng” và là hành vi vi phạm pháp luật. Việc nhân viên làm thêm của quán nhậu (izakaya) mang theo dao đi sang cửa hàng khác thì đúng là vì mục đích công việc. Tuy nhiên, chỉ bọc dao bằng giấy báo rồi cầm theo ra đường, con dao đó ở trong tình trạng có thể sử dụng được ngay và từ ngoài nhìn vào thì rất nguy hiểm. Do đó, làm như vậy sẽ bị cảnh sát tra hỏi nghiêm ngặt. Dù có cho dao vào trong túi, nhưng lại không cất trong vỏ hay hộp thì lấy từ túi ra vẫn ở trong trạng thái có thể dùng được ngay, cũng cùng mức độ nguy hiểm, nên vẫn có thể bị cảnh sát xét hỏi kỹ lưỡng. Không chỉ thế, ngay cả đối với các loại dao kéo có chiều dài lưỡi dao dưới 6cm vẫn bị cấm theo luật khác và phải có lý do chính đáng mới được mang theo. Nếu mang theo dao kéo đi ngoài đường mà không có lý do chính đáng thì sẽ gây lo ngại cho người xung quanh, và tuỳ từng trường hợp vẫn có thể bị cảnh sát bắt giữ. Có thể nói rằng về cơ bản ở Nhật, không nên mang theo dao kéo ra đường.

    16/11/2021

  • Chú ý lừa đảo! – Nhật Bản có chắc chắn an toàn? –

     Nhiều người nước ngoài cho rằng Nhật Bản là một đất nước có trị an tốt nhưng thực tế cũng có những mặt không phải như vậy. Khi ở Nhật, tôi đã có những trải nghiệm ngoài sức tưởng tượng ví dụ như bạn tôi bị mất cắp máy tính, tôi bị trộm xe đạp.  Đặc biệt, điều khiến tôi cảm thấy “thực sự kinh khủng!” đó là việc dụ dỗ, lôi kéo tôn giáo.  Đó là câu chuyện xảy ra khi tôi tham gia lớp học nấu ăn Việt Nam do đơn vị tình nguyện tổ chức. Sau khi lớp học kết thúc, lúc đang tán gẫu với những người cùng tham gia, có người phụ nữ khoảng 40 tuổi đến bắt chuyện tôi. Sau một hồi nói chuyện chị ta gợi ý kết bạn LINE. Vài ngày sau, tôi thấy có tin nhắn tới “Đi ăn không em?” và đã quyết định đi cùng. Trong buổi nói chuyện chị ta dần dẫn dắt sang chủ đề tôn giáo, và sau khi ăn xong chị ta tiếp tục rủ “Mình đổi địa điểm khác nói chuyện tiếp nhé”. Thấy chị ta nài nỉ nên tôi rất sợ và bằng cách nào đó tôi đã từ chối được và về nhà. Tuy nhiên, vào hôm khác lại có người đến bấm chuông nhà tôi nhiều lần và kể từ đó tôi sống trong nỗi bất an. Nghĩ lại những trải nghiệm đó, tôi cảm thấy Nhật Bản không thực sự là một đất nước an toàn.  Nhật Bản hiện đã thay đổi niên hiệu là “Reiwa” và thuế tiêu dùng tăng kể từ tháng 10. Lợi dụng sự thay đổi này, xuất hiện nhiều cuộc lừa đảo đóng giả nhân viên ngân hàng, cán bộ thị chính địa phương. Ngoài ra, trên tin tức thời sự còn đưa tin những vụ lừa đảo mua hàng online bởi các tổ chức phạm tội và truy cập bất chính vào Internet Banking. Dụ dỗ “nhận đồ”, “rút tiền”, “mua bán, chuyển nhượng tài khoản” bằng hình thức “làm thêm giờ”, những thủ đoạn phạm tội này dễ nhắm vào du học sinh người nước ngoài, do đó cảnh sát cũng kêu gọi cảnh giác đừng ai để bị mắc bẫy những lời mật ngọt như “làm ít thời gian mà có thể kiếm nhiều tiền”.  Nhằm ngăn chặn lừa đảo, trên đường phố có rất nhiều hình ảnh, poster kêu gọi chú ý cảnh giác. Các bạn Việt Nam mới sang Nhật, nếu có từ nào không hiểu hãy hỏi han những người xung quanh để nắm được thủ đoạn của những kẻ lừa đảo và không phải chịu ảnh hưởng.

    25/11/2019

Đơn vị vận hành

Nhà tài trợ Bạch Kim

Đơn vị hỗ trợ

  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
  • Văn phòng JNTO Hà Nội
  • Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
  • Hội Việt Nam (JAVN)
  • Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
  • Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế

Đơn vị hợp tác

Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)

Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài

WA.SA.Bi.

Danh mục

  • Khác biệt văn hoá

    Khác biệt văn hoá

  • Sinh hoạt - Chi phí

    Sinh hoạt - Chi phí

  • Xuất nhập cảnh - Visa

    Xuất nhập cảnh - Visa

  • Làm thêm - Xin việc

    Làm thêm - Xin việc

  • Bốn mùa - Du lịch

    Bốn mùa - Du lịch

  • Hỗ trợ người nước ngoài

    Hỗ trợ người nước ngoài

  • Cộng đồng

    Cộng đồng

  • Bí quyết học tiếng Nhật

    Bí quyết học tiếng Nhật

  • Y tế - Sức khoẻ

    Y tế - Sức khoẻ

  • Nhà hàng - Siêu thị Việt

    Nhà hàng - Siêu thị Việt

  • Thực tập kỹ năng

    Thực tập kỹ năng

  • Kỹ năng đặc định

    Kỹ năng đặc định

  • Nhân lực chất lượng cao

    Nhân lực chất lượng cao

  • Du học

    Du học

  • Phòng chống thiên tai

    Phòng chống thiên tai