Học tiếng Nhật | Tin mới nhất
“Lớp tiếng Nhật tình nguyện" đã giúp ích rất nhiều cho du học sinh và thực tập sinh kỹ năng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, với những ai học ở các lớp này vẫn thấy chưa đủ, hoặc không có lớp học như vậy ở gần nơi mình sinh sống thì nên làm thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về Lotus Works, tổ chức pháp nhân phi lợi nhuận đang tổ chức các lớp học một thầy một trò online miễn phí. Lớp học một thầy một trò qua điện thoại video Giáo viên tình nguyện nói chuyện với học sinh qua mạng ...
Top 10 tin nổi bật trong năm 2023
24/12/2023Các sự kiện lớn trong năm 2023
06/01/2023Top 10 tin nổi bật trong năm 2022
21/12/2022Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Nếu được hỏi "Khi học tiếng Nhật thì cái gì khó nhất?”, có lẽ đa phần người nước ngoài sẽ trả lời là: “Kính ngữ!”. Mình cũng vậy. Kính ngữ vừa nhiều vừa phức tạp nhỉ. Hơn nữa, chúng mình thường dùng kính ngữ với “người trên” nên mình luôn phải “căng não” suy nghĩ xem kính ngữ mà mình dùng có đúng hay không. Nếu các bạn muốn “vượt qua nỗi sợ kính ngữ” thì hãy tham khảo bài viết này để học cách ghi nhớ và sử dụng kính ngữ chính xác nhé! Các loại kính ngữ Vậy bản chất kính ngữ là gì? Kính ngữ thực ra chỉ là những cách nói được dùng để bày tỏ “thái độ tôn trọng đối phương”. Kính ngữ gồm 3 loại chính sau đây. Tôn kính ngữ (Sonkeigo) Được dùng để mô tả hành động của đối phương, nhằm mục đích tôn cao vị thế của họ. Chủ ngữ thường là người trên. Khiêm nhường ngữ (Kenjogo) Được dùng để mô tả hành động của bản thân, nhằm mục đích hạ thấp mình và nâng cao vị thế đối phương. Chủ ngữ thường là bản thân hoặc người cùng nhóm người với mình. Từ ngữ lịch sự (Teineigo) Là cách nói lịch sự để thể hiện sự tôn trọng đối phương. So với tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ, từ ngữ lịch sự chỉ thể hiện một chút thái độ tôn trọng. Chú ý tới người thực hiện hành động (誰が) và đối tượng mà hành động hướng tới (誰に) Kể cả có thuộc lòng các loại kính ngữ thì chúng ta cũng tốn kha khá thời gian để có thể phân biệt và sử dụng thành thạo. Vì vậy, khi dùng kính ngữ, đầu tiên, bạn hãy xác định ai là người thực hiện hành động và đối tượng mà hành động hướng tới. Nói cách khác, hãy trả lời hai câu hỏi:「だれが?」(Chủ ngữ là ai?) và「だれに?」(Hành động hướng tới ai?). Chúng ta cùng xem các ví dụ cụ thể nhé. 【Ví dụ】 ✕ 社長が私に「いつもありがとう。これからもがんばってね!」と言いました。 ◎ 社長が私に「いつもありがとう。これからもがんばってね!」とおっしゃいました。 →→ Chủ ngữ của「言いました」(=だれが)là giám đốc (người trên). Vì vậy, chúng ta sẽ chuyển「言いました」sang tôn kính ngữ. ・ Kính ngữ của「言う」:「おっしゃる」 ・ Dạng quá khứ của「おっしゃる」:「おっしゃった」 ・ Cách nói lịch sự của「おっしゃった」:「おっしゃいました」 【Ví dụ】 ✕ 私は社長に「ありがとうございます!頑張ります!」と言いました。 ◎ 私は社長に「ありがとうございます!頑張ります!」と申し上げました。 →→ Chủ ngữ của「言いました」là “tôi" (người nói) và đối tượng hướng đến là giám đốc. Nói cách khác,「言いました」là hành động của người nói, hướng tới đối tượng là người trên nên「言いました」cần được chuyển sang tôn kính ngữ. ・ Tôn kính ngữ của「言う」:「申し上げる」 ・ Dạng quá khứ của「申し上げる」:「申し上げた」 ・ Cách nói lịch sự của「申し上げた」:「申し上げました」 Các cách nói「おっしゃいました」,「申し上げました」và「言いました」tưởng giống mà lại khác nhau hoàn toàn nhỉ! Chúng ta phải nhớ từng cách sử dụng riêng, khó ghê! Các lỗi kính ngữ mà người nước ngoài thường mắc phải Ở phần này, mình sẽ giới thiệu những lỗi kính ngữ mà người nước ngoài chúng mình hay mắc phải. Các bạn có thấy các câu trả lời ở dưới có điểm chưa hợp lý không? Cùng suy nghĩ nhé! 【Tìm lỗi sai】 Đối phương: あなたの弟さんはどこに住んでいますか?Mình: 私の弟さんは名古屋に住んでいます。 (Câu đúng) 私の弟は名古屋に住んでいます。 (Giải thích) Đối phương dùng cách gọi「弟さん」để thể hiện sự tôn trọng với người nghe (tôi) và em trai của người nghe. Tuy nhiên, “mình" không được thêm「さん」 vào sau cách gọi những người thân của mình. Đây chính là một trong những lỗi mà người nước ngoài hay gặp nhất! 【Tìm lỗi sai】 Một đối tác đã đến công ty của mình và hỏi như sau. Đối phương: こんにちは。社長さんはいらっしゃいますか?Mình: いらっしゃいません。あいにく、社長さんは外出しておられます。 (Câu đúng) おりません。あいにく、社長は外出しております。 (Giải thích) 「外出しておられます」là tôn kính ngữ của「外出しています」. Do chủ ngữ là giám đốc - người trên, nên chắc sẽ có nhiều bạn nghĩ mình nên sử dụng tôn kính ngữ để mô tả hành động「外出する」. Tuy nhiên, trong trường hợp trả lời người không thuộc công ty của mình, cách suy nghĩ này là sai. Lí do là vì người ở ngoài công ty cần được đưa lên vị thế cao hơn mình và những người thuộc công ty mình. Bên cạnh đó, việc dùng cách gọi「さん」cho giám đốc (người trong công ty) cũng là không chính xác. 【Tìm lỗi sai】 Một vị khách đã tới cửa hàng mình làm việc và hỏi “Chủ cửa hàng có ở đây không?”. Mình đã mời vị khách đó ngồi và đi thông báo cho chủ cửa hàng biết. Mình: お客様が参りました。(お客様は)あちらでお待ちしています。 (Câu đúng) お客様がいらっしゃいました。(お客様は)あちらでお待ちになっています。 (Giải thích) Vì chủ ngữ của「来ました」là「お客様」nên chúng ta cần chuyển「来ました」thành「いらっしゃいました」.「参りました」là khiêm nhường ngữ của「来ました」. Khiêm nhường ngữ chỉ được dùng trong trường hợp chủ ngữ là người thân hoặc thuộc cùng một nhóm người với mình. Nếu sử dụng khiêm nhường ngữ để mô tả hành động của khách thì sẽ bị cho là thất lễ đó! 【Tìm lỗi sai】 Mình đến thăm khách hàng/đối tác và được mời ăn bánh ngọt. Sau đó, mình kể lại việc đó cho sếp khi đã quay trở lại công ty. Mình: 私はケーキを召し上がりました。とてもおいしかったです。 (Câu đúng) 私はケーキをいただきました。とてもおいしかったです。 (Giải thích) Ở đây, chủ ngữ của hành động ăn bánh chính là “mình”. Do chủ ngữ là “mình" nên「食べました」cần được chuyển thành khiêm nhường ngữ「いただきました」. 「召し上がる」là tôn kính ngữ của「食べる」nên đừng sử dụng khi người thực hiện hành động là bản thân mình nhé! 【Tìm lỗi sai】 Đối tác: 私がお渡しした資料の動画をご覧になりましたか? Mình: はい、いただいた資料の動画をご覧になりました。 (Câu đúng) はい、いただいた資料の動画を拝見しました。 (Giải thích) Do chủ ngữ của「見ました」là “mình” nên chúng ta cần sử dụng khiêm nhường ngữ của 「見ました」là「拝見しました」. 「ご覧になりました」là tôn kính ngữ của「見ました」nên đừng sử dụng khi người thực hiện hành động là bản thân mình nhé! 3 bí quyết để dùng kính ngữ chính xác Vậy thì, để tránh sai kính ngữ, chúng ta cần lưu ý những điểm gì? 3 bí quyết sau đây sẽ giúp bạn dùng kính ngữ một cách thuần thục. ① Luôn xác định chủ ngữ Nguyên nhân lớn nhất của việc dùng sai kính ngữ là do người nói không xác định chính xác chủ ngữ của câu. Chỉ cần trả lời câu hỏi “Người thực hiện hành động đó là ai?”, các bạn sẽ biết ngay chủ ngữ của câu đó thôi. Sau khi xác định được chủ ngữ rồi, hãy áp dụng các quy tắc sau để giảm lỗi sai kính ngữ nhé! ・ Khi chủ ngữ là đối phương hoặc người khác (đa phần là người trên) → Dùng tôn kính ngữ ・ Khi chủ ngữ là bản thân hoặc những người thân, cùng nhóm với mình →Dùng khiêm nhường ngữ ② Ghi nhớ các loại kính ngữ thường sử dụng Việc lặp lại và ghi nhớ các câu kính ngữ hay dùng cũng vô cùng quan trọng. Ngoài ra, các bạn cũng có thể chú ý nghe cách sử dụng kính ngữ của những người xung quanh (như ở nơi làm việc chẳng hạn). Việc này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn cách dùng kính ngữ mình đã học đó! Tôn kính ngữ Khiêm nhường ngữ Cách nói đề cao đối phương một cách trực tiếp Cách nói đề cao đối phương bằng việc hạ thấp mình Chủ ngữ Đa phần là người trên Bản thân mình hoặc những người xung quanh mình (gia đình, đồng nghiệp, v.v.) する なさる、される いたす、させていただく 言う おっしゃる、言われる 申す、申し上げる 行く 行かれる うかがう、参る 来る いらっしゃる、来られる、お越しになる 参る、うかがう 食べる 召し上がる、お食べになる いただく 見る ご覧になる 拝見する 読む お読みになる 拝読する 聞く お聞きになる 拝聴する、うかがう 会う お会いになる、会われる お目にかかる 帰る お帰りになる、帰られる おいとまする 会社 貴社、御社(おんしゃ) 弊社(へいしゃ) ③ "Tuyệt chiêu” tìm kiếm với Google Có một phương pháp giúp bạn tra cứu cách dùng kính ngữ chính xác trên Google, bạn đã biết chưa? Ví dụ, bạn muốn kiểm tra câu「ご時間をいただきますでしょうか」có đúng hay không. Khi đó, hãy thêm dấu ngoặc kép “ ” ở đầu và cuối câu rồi thử tìm kiếm “お時間をいただきますでしょうか” trên Google xem sao nhé! Ngay lập tức, câu “お時間をいただけますでしょうか” sẽ xuất hiện đằng sau chữ “Có phải bạn muốn tìm” (tiếng Nhật là「もしかして」). Thông thường, đề xuất này của Google sẽ là cách nói đúng. Tổng kết Nguyên tắc khi sử dụng kính ngữ là xác định người thực hiện hành động (chủ ngữ là ai?). Nếu chủ ngữ là người trên thì dùng tôn kính ngữ, nếu chủ ngữ là mình hoặc người thân - cùng nhóm với mình thì dùng khiêm nhường ngữ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi sử dụng kính ngữ là “Đối phương có cảm nhận được thái độ tôn trọng của mình không?”. Ví dụ, các câu như 「お召し上がりになってください」 và 「お伺いいたします」 đang mắc phải một lỗi sai được gọi là “lỗi lặp kính ngữ” (二重敬語). Tuy nhiên, cách nói này lại giúp thể hiện sự tôn trọng nhiều hơn so với cách dùng kính ngữ chính xác (「召し上がってください」và「伺います」) nên lỗi lặp kính ngữ vẫn “được” rất nhiều người Nhật sử dụng. Ngoài ra, những lúc không thể “bật ra” ngay câu sử dụng kính ngữ, các bạn cũng đừng nên suy nghĩ quá nhiều mà hãy sử dụng dạng「〜です」,「〜ます」quen thuộc nhé! Chúng ta nên ưu tiên hiệu quả của việc giao tiếp, còn cách dùng kính ngữ thì chúng ta có thể tra cứu sau và ghi nhớ dần dần mà!
03/05/2022
Bạn sẽ không thể nói được nhiều tiếng Nhật nếu chỉ theo học tại một trường tiếng Nhật ở Nhật. Dựa trên dữ liệu đã thu thập được từ các cuộc phỏng vấn với nhiều giáo viên người Nhật và các anh chị tiền bối, KOKORO đã tổng hợp 6 bí quyết để thành công khi đi du học. Các bạn hãy tham khảo nhé! 6 điểm quan trọng để thành công khi đi du học 1. Học thật nhiều trước khi sang Nhật 2. Chọn trung tâm tiếng Nhật tốt ở Việt Nam 3. Sang Nhật với khoản nợ nhỏ 4. Chọn việc làm thêm 5. Khi du học hãy lấy việc học tập làm đầu, việc kiếm tiền để sau khi đi làm 6. Giao lưu với người Nhật thật nhiều 1. Học thật nhiều trước khi sang Nhật Không phải cứ đi Nhật là tự động giỏi tiếng Nhật. ① Nền tảng: Học tập trước khi đi du học, tự học trong thời gian du học ② Lợi ích của việc du học: các giờ học tiếng Nhật chất lượng cao, có môi trường sử dụng tiếng Nhật Nếu không có ① “nền tảng”, sẽ không có ② “lợi ích của việc du học”. Dù là trước khi đi du học hay sau khi đi du học, việc tự học rất quan trọng. So với những bạn chỉ học một chút để đi du học, những bạn học tập thật chăm chỉ và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đi du học sẽ nhanh chóng nâng cao khả năng tiếng Nhật hơn. Anh Phước đã đỗ N3 (JLPT) rồi mới bắt đầu du học (Tiếng Việt + Tiếng Nhật) 2. Chọn trung tâm tiếng Nhật tốt ở Việt Nam Ở Việt Nam cũng có những trường và trung tâm tiếng Nhật có chất lượng cao. Sau đây là một số trường và trung tâm như vậy. ◆ Trường Nhật ngữ Đông Du (Hồ Chí Minh) ・Học trong 1 năm, sống ở kí túc xá ・Du học một trường tiếng Nhật sau khi đã lựa chọn kỹ lưỡng ・Nhiều học sinh của trường học tiếp lên đại học khi du học được 2, 3 năm ・Phần lớn các học sinh học tiếp lên đại học công lập, quốc lập [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Đỗ vào đại học công lập trong năm thứ 3 du học ◆ Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản – Nam Định ・Học trong 1 năm rưỡi đến 2 năm, sống ở kí túc xá ・Đi du học sau khi có N3 (JLPT) ・Có người đi du học sau khi đã đi thực tập kỹ năng ・Có người bắt đầu du học từ đại học [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Có được N2 rồi bắt đầu du học từ đại học Ngoài 2 nơi kể trên, còn rất nhiều trường tiếng Nhật, trung tâm tiếng Nhật tốt khác. Bạn hãy tìm hiểu thông tin trên mạng và qua lời kể các anh chị đã đi trước, hãy lựa chọn cho mình một nơi học tập tốt nhé. Nếu bạn có N3 rồi mới đi du học, quá trình du học của bạn sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. Bạn có thể hiểu rõ nội dung của các giờ học, có thể nói chuyện với người Nhật. Như vậy, bạn sẽ rút ngắn được thời gian để vào đại học hoặc trường chuyên môn, hơn nữa, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền cho việc du học. 3. Sang Nhật với khoản nợ nhỏ Các bạn học sinh có nhu cầu đi du học sẽ được trường hoặc trung tâm tiếng Nhật (công ty giới thiệu du học) tại Việt Nam giới thiệu trường học bên Nhật. Các bạn ấy cũng sẽ được học tiếng Nhật trước khi sang Nhật. Tùy vào từng trường học hoặc trung tâm, các điểm dưới đây sẽ có sự khác nhau. ・Học phí ・Chất lượng giờ học và lượng kiến thức học được (Theo khoá học) ・Có giáo viên người Nhật hay không ・Phí giới thiệu du học Các trường và trung tâm có thể phải trả thêm tiền giới thiệu (môi giới), khoản tiền này được tính thêm vào tiền mà du học sinh sẽ trả cho trường hoặc trung tâm. Ngoài những chi phí này, rất nhiều học sinh phải đóng trước tiền nhập học và học phí năm đầu của trường sẽ du học. Gia đình của các học sinh này có thể phải nợ một khoản tiền lớn. Nếu nợ quá nhiều, tiền lãi cao, du học sinh sẽ nghĩ đến việc đi làm thêm kiếm tiền để lấy tiền trả nợ và gửi về nhà. Thế nhưng, khi làm quá nhiều, du học sinh sẽ mệt và không thể học được. Hơn nữa, nếu làm quá số giờ quy định, Cục xuất nhập cảnh sẽ không cho phép du học sinh đó tiếp tục du học, thực tế là đã có những người đi trước phải nghỉ học vì vướng vào những việc như thế. Để tránh xảy ra những việc không đáng có, bạn hãy tìm hiểu thông tin trên mạng, hỏi những người đã có kinh nghiệm du học, lựa chọn cho mình một trường hoặc trung tâm tiếng Nhật có mức chi phí du học phù hợp nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chi phí sinh hoạt và thu nhập trong khi đi du học 4. Chọn việc làm thêm Các bạn cùng làm thêm ở quán nhậu Sau khi có trình độ tiếng Nhật cao, nhiều du học sinh thử sức mình với các công việc làm thêm có nhiều cơ hội nói chuyện với khách và đồng nghiệp người Nhật. Khi đó, họ vừa làm việc, vừa có cơ hội luyện tập tiếng Nhật, có thể sử dụng những kiến thức về tiếng Nhật đã học trong trường. ・Công việc phải nói chuyện với khách ở quán nhậu (bồi bàn) ・Công việc đứng thanh toán ở siêu thị, cửa hàng tiện lợi Ban đầu, có thể bạn sẽ chưa thể làm được những công việc như trên, nhưng sau khi học thật chăm chỉ, hãy nhanh chóng chuyển sang những việc như thế này nhé. Tuy nhiên, nếu trình độ tiếng Nhật quá thấp, bạn chỉ có thể xin được những công việc không nói tiếng Nhật một chút nào. ・Kiểm kê, phân loại hàng hoá trong kho ・Làm cơm hộp trong các nhà máy thực phẩm Các công việc như thế này thường kéo dài từ nửa đêm tới rạng sáng, bạn sẽ buồn ngủ và không học được. Như vậy, trình độ tiếng Nhật cũng không tăng lên, dù có ở Nhật bao lâu đi nữa thì cũng không thể chuyển sang công việc khác. Để tránh những việc như vậy xảy ra, hãy học thật nhiều trước khi sang Nhật. 5. Khi du học hãy lấy việc học tập làm đầu, việc kiếm tiền để sau khi đi làm Việc kiếm tiền để sau khi đi làm Đã có rất nhiều bạn đi du học với mục đích là gửi tiền về nhà. Thế nhưng, thời gian gần đây, Cục xuất nhập cảnh xử lý rất nghiêm đối với những du học sinh làm quá số giờ quy định (trên 28 tiếng một tuần). Việc du học với mục đích “kiếm tiến” như thế này không thể tiếp tục lâu dài. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Việc làm thêm và quy định của Cục xuất nhập cảnh Nếu quyết tâm đi du học, bạn hãy vạch rõ mục tiêu trong tương lai và đi du học để tiến gần hơn đến mục tiêu đó. Ngoài ra, hãy hạn chế đi làm thêm và tập trung vào việc học tập, bạn có thể đạt được các điều dưới đây. ・Thành tích học tập tốt, có cơ hội nhận học bổng. ・Thành tích học tập tốt, có thể được miễn giảm học phí. ・Có tri thức và năng lực tiếng Nhật tốt, có thể xin được việc tốt (có thể nhận được thu nhập dài hạn). 6. Giao lưu với người Nhật thật nhiều Sau khi sang Nhật, hãy tích cực giao lưu với người Nhật. Cơ hội nói chuyện với người bản xứ là chìa khoá để bạn nâng cao năng lực ngoại ngữ của bản thân. ・Bạn học cùng trường (trường chuyên môn, cao đẳng – đại học) ・Bạn cùng câu lạc bộ của trường ・Anh chị, bạn cùng làm thêm ・Thầy cô giáo ở lớp tiếng Nhật Không chỉ giao lưu với người Việt, bạn hãy tạo thêm nhiều cơ hội giao lưu bằng tiếng Nhật với người Nhật và du học sinh của các nước khác nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Có thêm nhiều bạn người Nhật, nâng cao khả năng tiếng Nhật
28/02/2022
Nếu trở thành thực tập sinh và sang Nhật sống trong 3 năm, bạn hãy tận dụng quãng thời gian đó để nói được tiếng Nhật nhé! Khi nói được tiếng Nhật, bạn có thể làm nhiều công việc trong tương lai, mức lương bạn nhận được cũng sẽ cao hơn. Các anh chị đi trước đã làm gì để có thể nói được tiếng Nhật nhỉ, KOKORO sẽ giới thiệu các bí quyết ấy trong bài viết này nhé. 〈Nội dung bài viết〉 1. Nhắm tới N4 khi ở học Việt Nam 2. Chọn công ty phái cử thu phí thấp 3. Lập mục tiêu và học hàng ngày 4. Tích cực nói chuyện tại nơi làm việc 5. Trân trọng thời gian trống 6. Tham gia lớp học tiếng Nhật tình nguyện 1. Nhắm tới N4 khi học ở Việt Nam Trước khi sang Nhật, thực tập sinh sẽ học tại trung tâm tiếng Nhật của công ty phái cử. Các anh chị đi trước đã cố gắng học tiếng Nhật từ trước khi sang Nhật và đạt được thành tích tốt nên trong quá trình thực tập kỹ năng, họ có thể rèn luyện và nói được tiếng Nhật. Ví dụ, đã có nhiều thực tập sinh cố gắng tự học "Minna no Nihongo" tới bài 50, trong khi ở trung tâm chỉ dạy tới bài 25. Nếu bạn có thể nói được tiếng Nhật ở một trình độ nhất định rồi mới sang Nhật, bạn sẽ dễ dàng làm thân với người Nhật ở nơi làm việc, có nhiều cơ hội giao tiếp với họ, trình độ tiếng Nhật của bạn cũng nhờ đó mà nhanh chóng được nâng cao. Trong thời gian ở Việt Nam, hãy nhắm tới trình độ N4 (JLPT), sau khi sang Nhật hãy đặt mục tiêu có được N3 trở lên nhé. 2. Chọn công ty phái cử thu phí thấp Hai anh thực tập sinh sang Nhật mà không phải vay nợ Chi phí đi thực tập của các công ty phái cử rất khác nhau. Bạn hãy cố gắng tìm cho mình công ty phái cử thu phí càng thấp càng tốt. Khi sang Nhật mà không vay nợ quá nhiều, bạn sẽ giảm được gánh nặng về tinh thần và có động lực học tiếng Nhật. Nếu nợ ít, bạn có thể mua sách học tiếng Nhật, có tiền tàu xe để đi đến các lớp tiếng Nhật tình nguyện. Ngoài ra, các công ty phái cử thu phí thấp là các công ty tốt, họ cũng thường liên kết với các đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) tốt. Các nghiệp đoàn tốt thường hỗ trợ thực tập sinh học thêm tiếng Nhật. Để có cơ hội gặp được các nghiệp đoàn như thế, bạn hãy chọn một công ty phái cử tốt nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách tìm công ty phái cử 3. Lập mục tiêu và học hàng ngày Vào buổi tối và các ngày cuối tuần, có anh chị thường chơi điện tử cả ngày, song cũng có anh chị dành hơn 2 tiếng mỗi tối và cả cuối tuần để học thêm tiếng Nhật. Nếu bạn dành thời gian buổi tối và các ngày cuối tuần để học và rèn luyện để có thể nói được tiếng Nhật, bạn có thể làm nhiều công việc trong tương lai, mức lương bạn nhận được cũng sẽ cao hơn. Nếu bạn đặt mục tiêu lớn như là đỗ N3 hay N2 (JLPT), bạn sẽ có động lực để học liên tục mỗi ngày. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Câu chuyện của một anh đã đỗ N2 trong khi đi thực tập kỹ năng [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Đừng tham cái lợi trước mắt mà hãy nghĩ đến thu nhập lâu dài / Bí quyết học để thi đỗ N1 của tôi 4. Tích cực nói chuyện tại nơi làm việc Đi chơi cùng những đồng nghiệp người Nhật thân thiết vào ngày nghỉ Với việc sử dụng vốn tiếng Nhật đã học được vào các cuộc nói chuyện thực tế, năng lực ngoại ngữ của bạn sẽ được mài giũa và đó mới chính là cách nâng cao năng lực tiếng Nhật. Đối với các bạn thực tập sinh, con đường ngắn nhất để nâng cao năng lực tiếng Nhật (đặc biệt là khả năng nghe hiểu) là tích cực và chủ động nói chuyện với người Nhật ở nơi làm việc. Mới đầu, bạn sẽ không nghe được người Nhật nói gì, hoặc dù có nghe được gì đó thì cũng không thể trả lời toàn bộ ý mình muốn nói. Tuy nhiên, đừng mất tinh thần, hãy tiếp tục trò chuyện mỗi ngày, chắc chắn bạn sẽ hiểu người đối diện đang nói gì và bạn sẽ có thể truyền tải được điều bạn muốn nói. Đầu tiên, khi gặp người Nhật ở nơi làm việc, hãy tập cho mình thói quen chào to, rõ ràng với một nụ cười trên môi. Những câu chào như “Ohayo gozaimasu” (chào buổi sáng), “Otsukaresama” (chào trong khi làm việc), “Osakini shitsureishimasu” (xin phép về trước) v.v. là bước khởi đầu vô cùng quan trọng để bạn có thể kết thân với người Nhật ở nơi làm việc. 5. Trân trọng thời gian trống Thẻ chữ Hán để đọc vào thời gian rảnh rỗi Trong thời gian thực tập kỹ năng, nhiều anh chị đã nói được tiếng Nhật đã trân trọng cả quãng thời gian nghỉ giải lao để làm những việc sau đây. ・ Đọc lại sổ tay từ vựng, vở mà mình tự viết ・ Xem danh sách từ vựng đã lưu trong điện thoại ・ Tích cực nói chuyện với người Nhật ・ Hỏi người Nhật về những câu mình không hiểu khi tự học ở kí túc xá Các bạn thực tập sinh làm ở công trường xây dựng có thể có tới 2 tiếng nghỉ giải lao. Việc sử dụng khoảng thời gian đó như thế nào mỗi ngày có thể tạo ra khoảng cách khác biệt. Thời gian nghỉ giải lao ở công trường, trang trại cũng tạo ra các cơ hội nói chuyện với người Nhật đấy. Hãy cùng tận dụng thời gian nghỉ giải lao, thời gian đi đến nơi làm việc (nếu đi làm bằng tàu điện) nhé. 6. Tham gia lớp học tiếng Nhật tình nguyện Lớp tiếng Nhật tình nguyện (tỉnh Shizuoka) Ngoài việc tự học ở kí túc xá, thư viện, bạn hãy tham gia cả lớp tiếng Nhật tình nguyệntại địa phương nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể học các lớp tiếng Nhật online qua Skype hoặc ZOOM nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Lớp tiếng Nhật tình nguyện [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Lớp học tiếng Nhật online miễn phí
26/02/2022
Không phải cứ đến Nhật rồi là tự động nói được tiếng Nhật. Các bạn kỹ sư và thực tập sinh ở Nhật đều đang đi làm nên hầu như không có cơ hội học tiếng Nhật. Thêm nữa, các bạn lưu học sinh cũng nên có thêm nhiều cơ hội giao tiếp bằng tiếng Nhật. Đối với các bạn sắp sang Nhật hoặc đã ở Nhật được vài năm, KOKORO khuyến khích các bạn nên tham gia các lớp học tiếng Nhật tình nguyện. 〈Nội dung bài viết〉 1. Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện là gì 2. Cách tìm lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện 3. Cách tìm lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện (ứng dụng thực tế) 4. Trải nghiệm của tiền bối ①: Cả hai vợ chồng được cô giáo giúp đỡ 5. Trải nghiệm của tiền bối ②: Giao lưu với các giáo viên ngoài giờ học 6. Các trải nghiệm đa dạng của tiền bối (có kèm link bài viết) 1. Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện là gì Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện là gì Ở Nhật có rất nhiều lớp dạy tiếng Nhật miễn phí hoặc học phí thấp do các tổ chức giao lưu quốc tế, hội nhóm người Việt tổ chức. Tại những lớp học này, các tình nguyện viên hoặc bán tình nguyện viên người Nhật và sempai người Việt sẽ trở thành giáo viên đứng lớp, hỗ trợ các bạn người nước ngoài và các hậu bối người Việt nâng cao năng lực tiếng Nhật. Các lớp đông học sinh thường có chương trình học và các bài kiểm tra định kì. Tuy nhiên, phần lớn các lớp không tập trung vào dạy từ vựng và ngữ pháp như các trường học tiếng, mà tập trung nâng cao kỹ năng giao tiếp của học sinh. Cũng có những lớp học 1 thầy 1 trò, nội dung bài học không theo chương trình cố định mà được điều chỉnh sao cho phù hợp với đề xuất và nhu cầu của học sinh. Một số lưu học sinh cũng đã mang sách vở ôn thi định kì ở trường Nhật ngữ (có trả học phí) đến lớp tiếng Nhật tình nguyện để nhờ thầy cô ôn tập cho. Ưu điểm của lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện Đến với lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện, bạn không chỉ được nâng cao năng lực tiếng Nhật. Bạn có thể giao lưu, trao đổi thông tin với những bạn người nước ngoài học cùng, trao đổi với thầy cô giáo về các vấn đề khó khăn khi sống ở Nhật v.v. Có cố vấn người Nhật ở bên cạnh thì bạn cũng sẽ vững tin hơn khi sống ở Nhật phải không nào. 2. Cách tìm lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện 【Cách 1】 Hỏi các bộ phận hỗ trợ người nước ngoài hoặc phụ trách giao lưu quốc tế của các tỉnh thành trên khắp Nhật Bản. 【Cách 2】 Hỏi các tổ chức giao lưu quốc tế của địa phương, thành phố, quận, huyện v.v. ※Thông thường, trên trang chủ của các tổ chức giao lưu quốc tế đều có giới thiệu về lớp dạy tiếng Nhật. Danh sách các tổ chức quốc tế hóa và các tổ chức giao lưu quốc tế trên toàn Nhật Bản (tiếng Nhật) 【Cách 3】 Tìm kiếm các lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện trên toàn Nhật Bản thông qua website: U-Biq (Thông tin về các lớp tiếng Nhật tình nguyện trên toàn Nhật Bản) 【Cách 4】 Càng ngày càng có nhiều các lớp tiếng Nhật do các hội nhóm người Việt và các tiền bối người Việt đứng ra tổ chức. Hội người Việt ở Sendai (SenTVA) mở lớp dạy tiếng Nhật quy mô lớn ở thành phố Sendai tỉnh Miyagi. Hội người Việt tại Ibaraki cũng bắt đầu mở lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện từ năm 2021. Tại tỉnh Miyazaki, các anh chị người Việt đầy tâm huyết đã mở lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện từ năm 2020. Bạn hãy thử tìm các đoàn thể và hội nhóm người Việt của nơi mình đang sống thông qua Facebook nhé! 3. Cách tìm lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện (ứng dụng thực tế) Trải nghiệm của tiền bối (du học sinh, nữ giới) Nói về trường hợp của tôi thì ngay sau khi sang Nhật, tôi đã đến UBND Quận Suginami (Tokyo) để làm thủ tục đăng kí nơi ở, sau đó tôi được nhân viên hành chính phát cho tập tài liệu nói về cách sống ở Nhật, các thông tin liên quan đến cuộc sống ở địa phương. Trong số các tài liệu đó có tờ rơi về lớp học tiếng Nhật do “Hội giao lưu Quận Suginami” tổ chức, trên tờ rơi có giới thiệu lớp tiếng Nhật (sơ cấp ~ trung cấp) và lớp luyện thi Năng lực tiếng Nhật. Có nhiều thể loại lớp học như lớp 1 thầy 1 trò, lớp nhiều người, lớp có thể dẫn theo con v.v. Học phí của các lớp cũng rất đa dạng, lớp miễn phí, lớp có học phí 2000 yên cho 10 buổi, lớp có học phí cao nhất cũng chỉ 800 yên / buổi. Hội giao lưu Quận Suginami (lớp tiếng Nhật học phí thấp) Tôi đã tham gia lớp học này và tìm kiếm thêm cả những lớp học khác nữa vì tôi muốn luyện tập giao tiếp tiếng Nhật thêm. Vì vậy, tôi đã hỏi thêm các bạn cùng lớp ở quận Suginami, thu thập tờ rơi của các trường tiếng sau đó tìm thêm được lớp của thành phố Fuchu và thành phố Musashino (đều ở Tokyo), tôi đã đi học cả 2 lớp đó. Theo kinh nghiệm của tôi, cách nhanh nhất để bạn có thể tìm ra lớp học phù hợp với mình là đến trực tiếp lớp học để xem tình hình như thế nào rồi trao đổi với người phụ trách. Salon Giao lưu quốc tế Fuchu (Hỗ trợ học tiếng Nhật miễn phí) Hội giao lưu quốc tế thành phố Musashino (Lớp tiếng Nhật học phí thấp) 4. Trải nghiệm của tiền bối ①: Cả hai vợ chồng được cô giáo giúp đỡ Bộ kimono cô giáo lớp tiếng Nhật đã mang đến cho vợ chồng tôi Trải nghiệm của sempai (kỹ sư, nam giới) Vợ tôi cũng đã theo tôi sang Nhật khi tôi đang làm kĩ sư ở tỉnh Gunma, chẳng bao lâu cô ấy đã mang bầu nhưng khi đó vợ tôi không hiểu tiếng Nhật nên đã rất khổ sở. Cuối tuần thì chúng tôi ở cùng nhau nhưng ngày thường thì xung quanh cô ấy không có bạn bè người Việt. Người đã giúp đỡ cô ấy chính là các thầy cô giáo người Nhật ở lớp dạy tiếng Nhật miễn phí. Ban đầu, vợ tôi dùng xe đạp đi đến lớp học cách nhà 5km, 2 buổi 1 tuần. Hai cô giáo lớn tuổi của lớp đó không chỉ dạy tiếng Nhật cho vợ tôi, hai cô ấy còn rất quan tâm đến vợ tôi, cùng cô ấy đi khám ở bệnh viện, đi mua sắm v.v. Thêm vào đó, khi bụng vợ tôi to hơn, không thể đi đến lớp thì hai cô ấy đã thay phiên nhau tới nhà dạy tiếng Nhật và hỗ trợ vợ chồng tôi rất nhiều. Chúng tôi đã được giúp đỡ rất nhiều, các cô ấy là ân nhân của chúng tôi. Kết bạn tại lớp học tiếng Nhật Sau đó, tôi đã chuyển từ tỉnh Gunma đến tỉnh Kanagawa để làm việc. Ở nơi làm việc mới chỉ có tôi là người nước ngoài. Tại lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện ở nơi tôi chuyển đến, tôi đã gặp được 3 gia đình người Việt có hoàn cảnh giống vợ chồng tôi. Nhóm chúng tôi đã cùng nhau tổ chức ăn uống, giao lưu giữa các cặp vợ chồng và con cái, vợ tôi đã có nhóm bạn mới “nhóm các bà mẹ”. 5. Trải nghiệm của sempai ②: Giao lưu với giáo viên ngoài giờ học Trải nghiệm của tiền bối (thực tập sinh kỹ năng, nữ giới) Tôi đang tham gia lớp dạy tiếng Nhật miễn phí do Hội giao lưu quốc tế của địa phương tổ chức. Tại nhà máy ở tỉnh Osaka nơi tôi làm việc có khoảng 10 người Việt đang làm kỹ năng đặc định hoặc thực tập sinh kỹ năng nhưng chỉ có mình tôi là nữ. Tôi cũng không quen bạn nữ nào ở gần nhà, nhưng các cô giáo ở lớp dạy tiếng Nhật đã coi tôi như con gái, mời tôi tới nhà rồi cùng nấu ăn, cùng trò chuyện. Khi tôi đỗ N3 (JLPT), 2 cô đã chiêu đãi tôi thịt nướng. (= Ảnh) 6. Các trải nghiệm đa dạng của tiền bối (có kèm link bài viết) Bạn cũng có thể đọc thêm trải nghiệm tham gia lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện của các tiền bối khác theo link đính kèm dưới đây. ◇ Vợ của lưu học sinh (tỉnh Osaka) Ban đầu học tiếng Nhật ở lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện, sau đó nhập học trường Nhật ngữ (có trả học phí) từ trình độ trung cấp ◇ Thực tập sinh kỹ năng (tỉnh Mie) Học ôn thi N2 tại lớp dạy tiếng Nhật miễn phí qua Skype ◇ Thực tập sinh kỹ năng (tỉnh Nara) Rèn luyện kĩ năng giao tiếp tại lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện, sau đó yêu và kết hôn với người Nhật ◇ Thực tập sinh kỹ năng (tỉnh Tochigi) Học tiếng Nhật 2 tiếng mỗi thứ bảy, chủ nhật ở lớp tiếng Nhật miễn phí ◇ Thực tập sinh kỹ năng (tỉnh Yamanashi) Đừng tham cái lợi trước mắt mà hãy nghĩ đến thu nhập lâu dài / Bí quyết học để thi đỗ N1 của tôi ◇ Thực tập sinh kỹ năng (tỉnh Shizuoka) Học tiếng Nhật và tham gia nhiều hoạt động địa phương ở tổ chức giao lưu quốc tế
24/03/2021
Xin chào tất cả mọi người. Bạn sử dụng loại từ điển nào khi học tiếng Nhật? Gần đây, số lượng người sử dụng từ điển giấy đã giảm xuống, song song với đó số người sử dụng ứng dụng từ điển trên điện thoại thông minh cũng tăng lên. Những ứng dụng từ điển này rất hữu ích, nhưng vì số lượng quá nhiều ứng dụng, nhiều người có thể không biết nên chọn ứng dụng nào hoặc ứng dụng nào phù hợp với trình độ của mình. Lần này, mình sẽ giới thiệu các ứng dụng phù hợp với từng cấp độ tiếng Nhật từ sơ cấp đến nâng cao. Ngoài ra, mình cũng sẽ giới thiệu các tính năng về chức năng từ điển của từng ứng dụng và chức năng hỗ trợ học tập. Mazii (Mazii 2) Mazii được biết đến là ứng dụng đa chức năng bao gồm tra từ điển, dịch thuật văn bản và cung cấp thông tin, gần đây Mazii 2 cũng đã được phát hành. Khi tra nghĩa của từ hoặc câu trong Mazii, bạn có thể tra cứu từ bằng giọng nói cũng như ghi bằng tay. Ngoài ra, khi bạn chụp ảnh một từ hoặc câu bằng máy ảnh, ứng dụng sẽ đọc nó và dịch nó cho bạn. Tính năng này cũng gần giống như Google Dịch. Ngoài chức năng từ điển, Mazii còn có các nội dung hỗ trợ học tập như " Đọc bản tin tiếng Nhật đơn giản", "Luyện thi JLPT (Kỳ thi Năng lực Nhật ngữ)", "Bài kiểm tra thử JLPT". Chức năng dịch (trái), Luyện thi JLPT (phải) Đọc bản tin tiếng Nhật đơn giản (trái), Bài kiểm tra thử JLPT (phải) Ưu điểm của Mazzi ✔︎ Bạn có thể nhập các từ bạn muốn tra cứu bằng giọng nói hoặc hình ảnh (ảnh chụp). ✔︎ Có mục bình luận (comment) được viết bởi người dùng đã đăng ký thành viên trong phần bình luận cuối từng từ, rất hữu ích. ✔︎ Có nội dung học tiếng Nhật qua hình thức e-learning. ✔︎ Có hỗ trợ cả phiên bản ứng dụng điện thoại và phiên bản web tra qua máy tính. Nhược điểm của Mazzi ✔︎ Có nhiều quảng cáo. Nếu không muốn thấy quảng cáo, bạn cần nâng cấp lên "Premium". Mazzi phù hợp với người học trình độ: Sơ cấp, Trung cấp Đánh giá cá nhân SUGE DICT Ứng dụng này được phát triển bởi một nhóm sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Có rất nhiều ứng dụng từ điển dành cho điện thoại thông minh, nhưng ứng dụng này có thể hơi khó sử dụng so với các ứng dụng khác. Ứng dụng này phù hợp với những người muốn tìm hiểu ý nghĩa của tiếng Nhật trong cả tiếng Việt và tiếng Anh. Ứng dụng này có chức năng hiển thị liên tục màn hình. Ngay cả khi bạn đang học trong khi sử dụng ứng dụng, nếu bạn tiếp tục không chạm vào màn hình, chức năng ngủ (tạm dừng) sẽ hoạt động và màn hình sẽ biến mất. Vì lý do này, bạn phải đánh thức chức năng tạm dừng của điện thoại thông minh mỗi khi tra từ. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng chức năng hiển thị liên tục của ứng dụng, màn hình sẽ không biến mất, và bạn sẽ không phải nhấn nút đánh thức mỗi khi sử dụng từ điển. Tính năng ① Có thể nhập bằng chữ viết tay, nhập bằng giọng nói và nhập qua camera. ② Được liên kết với Google Dịch (bản dịch trực tuyến) ③ Có chức năng đọc to văn bản. ④ Bạn có thể tìm kiếm Kanji theo Bộ thủ. Nhập liệu bằng chữ viết tay (trái), bản dịch trực tuyến (phải) Chức năng đọc to văn bản (trái), chức năng tìm kiếm tìm kiếm Kanji theo Bộ thủ(phải) Ưu điểm của SUGE DICT ✔︎ Phiên bản miễn phí cũng có sẵn nhiều tính năng. ✔︎ Có các công cụ phân tích văn bản có thể giúp bạn cải thiện khả năng đọc hiểu của mình. ✔︎ Có chức năng hiển thị liên tục màn hình. Nhược điểm của SUGE DICT ✔︎ Nếu bạn không thường xuyên nâng cấp, các vấn đề có thể xảy ra. ✔︎ Một số từ được giải thích kém và cần được điều tra thêm bằng các cách khác để hiểu đầy đủ ý nghĩa của các từ đó. SUGE DICT phù hợp với người học trình độ: Sơ cấp, Trung cấp Đánh giá cá nhân Jdict Jdict đã được phát triển với mục đích dễ sử dụng cho những người đang học tiếng Nhật hoặc làm việc bằng tiếng Nhật, và nội dung của từ điển cũng xác thực. Các chức năng khác với từ điển bao gồm hiển thị lịch sử, đăng ký yêu thích, nhập bằng chữ viết tay (thậm chí ngoại tuyến), tìm kiếm từ trong romaji và đọc từ. Tìm kiếm từ (trái), nhập bằng chữ viết tay (phải) Tìm kiếm từ Romaji (trái), đọc từ (phải) Ưu điểm của Jdict ✔︎ Thiết kế đơn giản và dễ nhìn. Màn hình tìm kiếm được hiển thị ngay khi bạn mở ứng dụng. ✔︎ Chuyển trang mượt mà và ổn định. ✔︎ Liên kết với Google Dịch. ✔︎ Có các công cụ phân tích văn bản có thể giúp bạn cải thiện khả năng đọc hiểu của mình. ✔︎ Mục đóng góp từ người dùng cũng hữu ích. Nhược điểm của Jdict ✔︎ Có nhiều quảng cáo. Bạn cần nâng cấp lên phiên bản trả phí để loại bỏ quảng cáo. ✔︎ Một số từ được giải thích kém và cần điều tra thêm bằng các cách khác để hiểu đầy đủ ý nghĩa của từ đó. Jdict phù hợp với người học trình độ: Sơ cấp, Trung cấp Đánh giá cá nhân Weblio国語辞典 Weblio chắc chắn một trong những cái tên tiêu biểu của các từ điển Nhật-Nhật tra cứu qua web và gần đây, đã cho ra mắt một phiên bản ứng dụng tra cứu qua điện thoại. Ngoài chức năng tra từ, còn có nhiều câu ví dụ, rất hữu ích cho việc nâng cao khả năng đọc hiểu. Ngoài ra còn có nội dung được gọi là "Lịch sử tìm kiếm" hiển thị lịch sử các từ bạn đã tìm kiếm và mục "Xu hướng" hiển thị bảng xếp hạng các từ được tìm kiếm nhiều trong thời gian gần đây. Tra cứu từ bằng chữ viết tay (trái), Mục xu hướng (phải) Lịch sử tìm kiếm (trái), Các từ mới (phải) Ưu điểm của Weblio ✔︎ Đôi khi các từ khó xuất hiện trong phần giải thích nghĩa, nhưng khi bạn nhấp vào một trong các từ được gạch chân, nghĩa của từ đó cũng sẽ đồng thời được hiển thị. ✔︎ Thông tin từ lấy từ nguồn của "Digital Daijisen" được sử dụng cho nội dung tra cứu nên độ tin cậy và chính xác được đảm bảo cao. ✔︎ Bạn cũng có thể tra cứu các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, câu ví dụ và cách sử dụng từ cùng một lúc. ✔︎ Ngoài ra còn có phiên bản web. Nhược điểm của Weblio ✔︎ Kích thước của quảng cáo trên màn hình lớn. ✔︎ Đối với người ở trình độ sơ cấp và người học trung cấp, đôi khi việc giải thích nghĩa hoàn toàn bằng tiếng Nhật sẽ khá khó hiểu. Weblio phù hợp với người học trình độ: Trung cấp, Cao cấp Đánh giá cá nhân Kết luận Trong nội dung bài viết này, mình đã giới thiệu các tính năng của các ứng dụng từ điển nổi bật gần đây và phân theo các cấp độ tiếng Nhật của người dùng tương ứng. Mình cũng đã ghi rõ đây là quan điểm đánh giá cá nhân (mang tính chất tham khảo). Do đó, tùy người sử dụng sẽ có các trải nghiệm khác nhau nên các bạn hãy tải về và dùng thử nhé. Mỗi ứng dụng đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, vì vậy hãy tìm một ứng dụng phù hợp với trình độ và sở thích tiếng Nhật của bạn và dùng nó để học. Bạn sẽ tiến bộ trong việc học tiếng nhiều hơn khi bạn quen thuộc với việc sử dụng từ điển đấy. Mình hy vọng các bạn có thể ngày càng nâng cao trình độ tiếng Nhật của bản thân! ^^
14/09/2021
Trước khi du học hãy làm việc này part_1 1. Bắt đầu học tiếng Nhật và đỗ N3 sau 10 tháng 2. Bí quyết ôn thi N3 của mình 3. Tiếng Nhật trong cuộc sống 4. Tổng kết Trước khi du học hãy làm việc này part_1 Các bạn có biết không, khởi điểm của những anh chị đã có N1, N2 (JLPT) cũng bắt đầu từ N5 đấy. Hãy học hỏi và vận dụng các phương pháp học tập của các anh chị đi trước để nâng cao năng lực tiếng Nhật của bản thân và có thêm nhiều cơ hội phát triển công việc sau này nhé. Thêm nữa, nếu bạn có ý định đi du học thì trước khi đi hãy cố gắng học thật nhiều tiếng Nhật ở Việt Nam, điều này sẽ giúp quá trình du học của bạn đạt được hiệu quả cao hơn đấy. Vì vậy, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn chuỗi bài viết về phương pháp học tập của các anh chị đã trau dồi tiếng Nhật thật tốt ở Việt Nam trước khi đi du học. Bài viết lần này là câu chuyện về một anh sempai đã tốt nghiệp Cao Đẳng, đi làm, sau đó bỏ việc, bắt đầu học tiếng Nhật, có được bằng N3 sau 10 tháng học tập nên đã rút ngắn được 1 năm du học ở Nhật. 1. Bắt đầu học tiếng Nhật và đỗ N3 sau 10 tháng Mình đã học nấu ăn ở một trường Cao Đẳng, sau đó lấy được Chứng chỉ đầu bếp của Việt Nam. Trong thời gian học tập ở trường Cao Đẳng, mình đã làm thêm tại một nhà hàng thịt nướng của Nhật ở Hà Nội. Ngay trước khi tốt nghiệp, mình trở thành nhân viên chính thức của nhà hàng đó và đã được phụ trách nấu các món ăn Nhật Bản nhưng với nguyện vọng muốn nấu được các món Nhật Bản chuẩn vị hơn, mình đã quyết định đi du học Nhật Bản. Mình nghỉ việc ở nhà hàng thịt nướng rồi bắt đầu tham gia lớp học tiếng Nhật vào tháng 9 năm 2013, lần đầu tiên mình học tiếng Nhật. Mình cần tiếng Nhật như một phương tiện để học nấu ăn nên đã cố gắng học tập chăm chỉ, sau 3 tháng mình đã đỗ được N5 (JLPT).Mình đã bị trượt trong lần đầu tiên xin tư cách lưu trú để đi du học, nên dự định ban đầu của mình là tháng 7 năm 2014 đã phải chuyển thành tháng 4 năm 2015. Thời gian bắt đầu đi du học đã bị muộn 9 tháng nên trong khoảng thời gian đó mình đã cố gắng học tiếng Nhật hơn nữa, tháng 7 năm 2014 mình đã đỗ N3. Sau đây, mình sẽ giới thiệu với các bạn phương pháp học tiếng Nhật của mình nhé. 2. Bí quyết ôn thi N3 của mình Học ở nhà 3 tiếng mỗi ngày Trong vòng 1 năm rưỡi trước khi bắt đầu đi du học, ngoài việc học tiếng Nhật trên lớp, mình đã cố gắng làm những việc sau. ✔︎ Ngay cả khi ở nhà cũng học hơn 3 tiếng mỗi ngày, tập cho mình thói quen ngồi vào bàn học.✔︎ Học trước nhiều ngày các nội dung sẽ được học trên lớp.✔︎ Tự tạo cho mình cuốn tay sổ từ vựng, ngữ pháp phân loại theo cách của cá nhân để dễ dàng học tập.✔︎ Ngoài bộ sách “Minna no nihongo”, mình đã dùng thêm bộ sách “Shinkanzen Masuta”. Ngoài những việc kể trên, mình cũng cố gắng sử dụng tiếng Nhật trong đời sống hàng ngày. Tiết kiệm 1 năm chi phí du học! Bằng cách này, từ khi sinh ra, lần đầu tiên mình tập trung học trong suốt 1 năm rưỡi ở Việt Nam và đỗ được N3 trước khi đi du học. Hơn thế nữa, mình cũng đã cố gắng sử dụng thật nhiều tiếng Nhật trong cuộc sống thực tế. Nhờ vậy, sau khi sang Nhật, mình đã được bỏ qua năm thứ 1, lên thẳng năm thứ 2 và đã tốt nghiệp Nhật ngữ trong một năm. Vì các khóa học thường kéo dài 2 năm nên mình đã tiết kiệm được 1 năm chi phí du học. 3. Tiếng Nhật trong cuộc sống Kênh radio online mình dùng để học nghe Trước khi đi du học, trong cuộc sống hàng ngày, mình đã tạo cho mình những cơ hội tiếp xúc với tiếng Nhật như thế nào nhỉ. Mình sẽ giới thiệu thông qua bảng dưới đây nhé. ■ Tin tức trên radio online Mỗi buổi tối, mình nghe tin tức thời sự bằng tiếng Nhật trên radio online trong 20 phút. Các tin tức này đều có thể điều chỉnh tốc độ âm thanh. Ban đầu mình nghe mà không hiểu gì, nhưng sau nửa năm mình cũng đã bắt đầu quen và có thể nghe hiểu được. Mình vẫn tiếp tục nghe sau khi sang Nhật. ■ Kết bạn với người Nhật Bạn du học sinh người Nhật cùng làm việc với mình ở nhà hàng (Hà Nội) đã trở thành bạn luyện tập hội thoại tiếng Nhật với mình. Hơn nữa, thông qua sự giới thiệu của bạn ấy, mình đã quen thêm những bạn du học sinh người Nhật khác và chúng mình cùng giao lưu với nhau bằng tiếng Nhật. ■ Bắt chước lại những câu từ tiếng Nhật đã nghe được Mình nghe tiếng Nhật của người Nhật rồi bắt chước lại những câu từ nghe được. Bắt đầu từ những câu đơn giản như “otsukaresamadesu” (bạn đã vất vả rồi), “arigatogozaimasu” (cảm ơn) v.v. ■ Sử dụng những câu từ mình nhớ (khi đi làm thêm) Sau khi có N3, mình đã làm thêm ở một khách sạn có nhiều khách người Nhật trong 3 tháng. Mình đã làm công việc tiếp khách tại quầy lễ tân, tại nhà hàng trong khách sạn, nhờ đó mình có thể nghe các nhóm khách nói chuyện với nhau và nhớ được một số từ cách nói chuyện của người Nhật. Thi thoảng mình cũng có cơ hội giao tiếp với khách Nhật tại khách sạn để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của mình. ■ Sử dụng những câu từ mình nhớ (dạy cho người khác) Sau khi có N3, mình đã làm giáo viên dạy tiếng Nhật trong 7 tháng. Việc dạy tiếng Nhật cũng trở thành việc ôn luyện cho chính bản thân mình. ■ Cài đặt ngôn ngữ của điện thoại là tiếng Nhật (sau khi sang Nhật) Sau khi sang Nhật mình cố gắng tạo cho mình môi trường chỉ sử dụng tiếng Nhật. Chẳng hạn, mình chuyển chế độ ngôn ngữ của điện thoại sang tiếng Nhật. Đã nhiều lần mình định chuyển về chế độ tiếng Việt nhưng tiếng Nhật hiển thị trên màn hình điện thoại rất khó hiểu nên mình không thể chuyển lại được. Nhờ vậy mỗi lần sử dụng điện thoại là một lần học tiếng Nhật và chiếc điện thoại cũng là một người thầy dạy tiếng Nhật của mình. 4. Tổng kết Anh sempai trong bài viết lần này chưa bao giờ chuyên tâm học tập cho đến khi đưa ra quyết tâm nhớ tiếng Nhật để có thể học nấu ăn. Sau khi tìm ra mục tiêu lớn trong cuộc đời là học tiếng Nhật để sử dụng nó trong việc học nấu ăn, anh ấy đã nghiêm túc học tập. Cuối cùng, chúng ta cùng nhìn lại các điểm quan trọng trong phương pháp học của anh sempai này nhé. ✔︎ Ngay cả khi ở nhà cũng học hơn 3 tiếng mỗi ngày, tập cho mình thói quen ngồi vào bàn học.✔︎ Học trước nhiều ngày các nội dung sẽ được học trên lớp. ✔︎ Học nghe tiếng Nhật bằng tin tức trên radio online✔︎ Kết bạn và giao lưu với người Nhật✔︎ Tìm công việc làm thêm sử dụng tiếng Nhật Đây đều là những phương pháp học tiếng Nhật quen thuộc mà bạn cũng có thể làm phải không. Hãy tham khảo chúng để có thêm cơ hội tiếp xúc với tiếng Nhật và sử dụng nó cho các mục tiêu trong tương lai nhé! Sempai lần này Nguyễn Bá Phước Anh Phước sinh năm 1992, quê ở Sơn Tây, Hà Nội. Năm 2012, anh trở thành nhân viên chính thức của một nhà hàng thịt nướng Nhật Bản ở Hà Nội. Tháng 9 năm 2013, anh nghỉ việc rồi bắt đầu chuẩn bị đi du học. Tháng 12 năm đó, anh đã đỗ N5. Tháng 7 năm 2014, anh đỗ N3. Anh du học ở Nhật từ tháng 4 năm 2015. Anh đã học ở trường Nhật ngữ trong 1 năm, trường chuyên môn nấu ăn trong 2 năm và đã đi làm tại khách sạn ở Nhật. Sau 2 năm làm việc, anh nhận được quyết định chuyển việc về một nhà hàng ở Tokyo nhưng vì ảnh hưởng của COVID-19, anh đã bị hủy hợp đồng. Sau đó, anh được nhận vào làm việc tại một hệ thống nhà hàng lớn của Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại – tháng 5 năm 2021, anh đang chuẩn bị về nước.
27/05/2021
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài