Học tiếng Nhật | Tin mới nhất

Lớp học tiếng Nhật online miễn phí

“Lớp tiếng Nhật tình nguyện" đã giúp ích rất nhiều cho du học sinh và thực tập sinh kỹ năng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, với những ai học ở các lớp này vẫn thấy chưa đủ, hoặc không có lớp học như vậy ở gần nơi mình sinh sống thì nên làm thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về Lotus Works, tổ chức pháp nhân phi lợi nhuận đang tổ chức các lớp học một thầy một trò online miễn phí. Lớp học một thầy một trò qua điện thoại video Giáo viên tình nguyện nói chuyện với học sinh qua mạng ...

11/03/2024
  • Top 10 tin nổi bật trong năm 2023

    24/12/2023
    Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm 2023. Khi dịch COVID-19 lắng xuống trên toàn thế giới, ngày càng có nhiều người đi lại mà không đeo khẩu trang ở cả Nhật Bản và Việt Nam. Tuy nhiên, 2023 là một năm đầy thăng trầm khi giá cả toàn cầu tiếp tục tăng và xung đột vũ trang xảy ra giữa Israel và Palestine tại Dải Gaza. Chúng ta hãy cùng nhìn lại những tin tức lớn của năm nay.【Fujita Hironobu】 Tháng 1 ~ tháng 12 Giá cả leo thang, đồng yên mất giá Thủ tướng Kishida Fumio phát biểu về các biện pháp ổn định giá xăng dầu, v.v. = 30/8/2023 Ⓒ Mainichi Shimbun Cơn sốt tăng giá thực phẩm và các mặt hàng khác bắt đầu từ năm 2022 vẫn tiếp tục kéo dài sang năm nay. Trong năm nay, hơn 30.000 mặt hàng thực phẩm và đồ uống đã tăng giá. Điều này là do giá năng lượng như dầu thô và khí đốt tăng vọt, chi phí nguyên liệu thô tăng do đồng yên mất giá. Giá điện, xăng cũng tăng, người tiêu dùng hạn chế mua hàng để tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Thủ tướng Kishida Fumio phát biểu về các biện pháp ổn định giá xăng dầu, v.v. = 30/8/2023 Ⓒ Mainichi Shimbun Cơn sốt tăng giá thực phẩm và các mặt hàng khác bắt đầu từ năm 2022 vẫn tiếp tục kéo dài sang năm nay. Trong năm nay, hơn 30.000 mặt hàng thực phẩm và đồ uống đã tăng giá. Điều này là do giá năng lượng như dầu thô và khí đốt tăng vọt, chi phí nguyên liệu thô tăng do đồng yên mất giá. Giá điện, xăng cũng tăng, người tiêu dùng hạn chế mua hàng để tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Tháng 3 Nhật Bản đứng đầu trong Giải bóng chày cổ điển thế giới Đội tuyển Nhật Bản ăn mừng chiến thắng. Tuyển thủ Otani Shohei nâng cúp vô địch = Hoa Kỳ ngày 21/3/2023 Ⓒ Mainichi Shimbun Giải bóng chày cổ điển thế giới (WBC) được tổ chức 4 năm 1 lần. Sau 3 mùa giải không có cúp, năm nay Nhật Bản đã vô địch thế giới. Trong trận chung kết được tổ chức ở Mỹ vào ngày 21/3, Nhật Bản đánh bại Mỹ với tỷ số 3-2 khiến toàn thể người dân Nhật Bản vô cùng vui mừng. Tuyển thủ Otani Shohei - một thành viên của American Major League Angels đã thi đấu hết mình và thể hiện tài năng ở cả phần ném bóng và đánh bóng. Đội tuyển Nhật Bản ăn mừng chiến thắng. Tuyển thủ Otani Shohei nâng cúp vô địch = Hoa Kỳ ngày 21/3/2023 Ⓒ Mainichi Shimbun Giải bóng chày cổ điển thế giới (WBC) được tổ chức 4 năm 1 lần. Sau 3 mùa giải không có cúp, năm nay Nhật Bản đã vô địch thế giới. Trong trận chung kết được tổ chức ở Mỹ vào ngày 21/3, Nhật Bản đánh bại Mỹ với tỷ số 3-2 khiến toàn thể người dân Nhật Bản vô cùng vui mừng. Tuyển thủ Otani Shohei - một thành viên của American Major League Angels đã thi đấu hết mình và thể hiện tài năng ở cả phần ném bóng và đánh bóng. Tháng 4 Số lượng phụ nữ được bầu trong các cuộc bầu cử địa phương cao nhất từ trước tới nay Vào tháng 4, “Cuộc bầu cử địa phương” trên toàn Nhật Bản đã được tổ chức để bầu ra thống đốc, thị trưởng, nghị sỹ cấp tỉnh. Trong 88 cuộc bầu cử thị trưởng, lần đầu tiên có 7 phụ nữ được bầu, số lượng cao nhất từ trước đến nay. Trong các cuộc bầu cử nghị sỹ cấp tỉnh, có 316 phụ nữ được bầu, con số cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, tỷ lệ phụ nữ trong nghị viện vẫn còn nhỏ. Việc sử dụng AI mở rộng nhanh chóng Việc sử dụng “AI” - trí tuệ nhân tạo để tạo ra văn bản, hình ảnh, video, âm thanh mới, v.v. trở nên phổ biến. Một công ty khởi nghiệp của Mỹ đã sáng tạo ra “Chat GPT” - ứng dụng có thể đối thoại. Phong trào sử dụng “Chat GPT” trong công việc và giáo dục đã bùng nổ trên khắp thế giới. Việc sử dụng “AI” - trí tuệ nhân tạo để tạo ra văn bản, hình ảnh, video, âm thanh mới, v.v. trở nên phổ biến. Một công ty khởi nghiệp của Mỹ đã sáng tạo ra “Chat GPT” - ứng dụng có thể đối thoại. Phong trào sử dụng “Chat GPT” trong công việc và giáo dục đã bùng nổ trên khắp thế giới. Tháng 5 COVID-19 trở thành “Bệnh truyền nhiễm loại 5” Đã hơn 3 năm kể từ khi trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên được xác nhận tại Nhật Bản vào tháng 1 năm 2020. Vào tháng 5 năm nay, COVID-19 đã bị hạ xuống loại 5 trong Luật Kiểm soát bệnh truyền nhiễm ở Nhật, các cá nhân và công ty có quyền quyết định các biện pháp kiểm soát lây nhiễm. Đã hơn 3 năm kể từ khi trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên được xác nhận tại Nhật Bản vào tháng 1 năm 2020. Vào tháng 5 năm nay, COVID-19 đã bị hạ xuống loại 5 trong Luật Kiểm soát bệnh truyền nhiễm ở Nhật, các cá nhân và công ty có quyền quyết định các biện pháp kiểm soát lây nhiễm. Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima G7 = Tháng 5/2023 Ⓒ Mainichi Shimbun Hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức tại Hiroshima từ ngày 19 đến ngày 21/5. 8 quốc gia mới nổi và đang phát triển, có tầm ảnh hưởng quốc tế cũng tham gia hội nghị với tư cách khách mời. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã tham dự hội nghị. Vào ngày cuối cùng, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy của Ukraine cũng tham gia hội nghị và kêu gọi các nước tiếp tục hỗ trợ Ukraine. G7 = Tháng 5/2023 Ⓒ Mainichi Shimbun Hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức tại Hiroshima từ ngày 19 đến ngày 21/5. 8 quốc gia mới nổi và đang phát triển, có tầm ảnh hưởng quốc tế cũng tham gia hội nghị với tư cách khách mời. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã tham dự hội nghị. Vào ngày cuối cùng, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy của Ukraine cũng tham gia hội nghị và kêu gọi các nước tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Tháng 6 ~ tháng 8 Mùa hè nóng kỷ lục Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên hợp quốc và các tổ chức khác, nhiệt độ toàn cầu từ tháng 6 đến tháng 8 năm nay đạt mức cao kỷ lục. Tại Nhật Bản, nhiệt độ trung bình trên cả nước từ tháng 6 đến tháng 8 đạt mức cao nhất kể từ khi Cơ quan Khí tượng Nhật Bản bắt đầu lưu giữ số liệu thống kê. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã nói rằng: “Thời kỳ nóng lên toàn cầu đã qua, thời kỳ sôi sục toàn cầu đã đến”. Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên hợp quốc và các tổ chức khác, nhiệt độ toàn cầu từ tháng 6 đến tháng 8 năm nay đạt mức cao kỷ lục. Tại Nhật Bản, nhiệt độ trung bình trên cả nước từ tháng 6 đến tháng 8 đạt mức cao nhất kể từ khi Cơ quan Khí tượng Nhật Bản bắt đầu lưu giữ số liệu thống kê. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã nói rằng: “Thời kỳ nóng lên toàn cầu đã qua, thời kỳ sôi sục toàn cầu đã đến”. Tháng 9 Johnny's lần đầu thừa nhận tấn công tình dục Johnny's - một trong những công ty tìm kiếm ngôi sao của Nhật Bản lần đầu tiên thừa nhận cố chủ tịch Johnny Kitagawa đã tấn công tình dục nhiều nam giới muốn trở thành ngôi sao. Công ty lần lượt thông báo về việc thay đổi chủ tịch, đổi tên công ty và bồi thường cho các nạn nhân. Tuy nhiên, phản ứng từ xã hội rất gay gắt, nhiều công ty chấm dứt hợp đồng quảng cáo với những ngôi sao có liên kết với công ty này. Tháng 10 Kỳ thủ cờ tướng Nhật Bản Fujii Sota trở thành kỳ thủ đầu tiên trong lịch sử giành được 8 danh hiệu Kỳ thủ Fujii Sota (mép bên trái) Ⓒ Mainichi Shimbun Kỳ thủ Fujii Sota (21 tuổi) đã giành được tất cả 8 danh hiệu cờ tướng Nhật Bản (Shogi) tại Nhật Bản vào ngày 11/10, trở thành kỳ thủ trẻ nhất và đầu tiên trong lịch sử giành được 8 danh hiệu Shogi. Việc giành được tất cả danh hiệu Shogi vô cùng khó khăn. 5 năm trước, 8 danh hiệu Shogi được chia đều cho 8 kỳ thủ. Kỳ thủ Fujii Sota (mép bên trái) Ⓒ Mainichi Shimbun Kỳ thủ Fujii Sota (21 tuổi) đã giành được tất cả 8 danh hiệu cờ tướng Nhật Bản (Shogi) tại Nhật Bản vào ngày 11/10, trở thành kỳ thủ trẻ nhất và đầu tiên trong lịch sử giành được 8 danh hiệu Shogi. Việc giành được tất cả danh hiệu Shogi vô cùng khó khăn. 5 năm trước, 8 danh hiệu Shogi được chia đều cho 8 kỳ thủ. Tháng 11 ~ tháng 12 Nghi ngờ về quỹ đen trong Đảng Dân chủ tự do Các nghị sỹ của “Hội nghiên cứu chính sách Seiwa” (phe Abe) - phe lớn nhất trong Đảng Dân chủ Tự do, đã không báo cáo với Chính phủ Nhật Bản một phần thu nhập họ kiếm được từ việc bán vé tham gia tiệc gây quỹ chính trị. Các phe phái của Đảng Dân chủ Tự do nắm giữ các đảng phái, tổ chức tiệc gây quỹ và sử dụng phí tham gia của những người ủng hộ chính trị làm quỹ chính trị. Luật pháp yêu cầu họ phải báo cáo khoản phí tham gia này cho Chính phủ. Tuy nhiên, phe của Abe đã không báo cáo một phần doanh thu mà thay vào đó là chia cho các nghị sỹ. Các nghị sỹ nhận được số tiền này không phải đóng thuế và giữ bí mật cách chi tiêu. Khi việc này bị phát hiện, một số nghị sỹ có ảnh hưởng lớn trong quốc hội đã bị cách chức, không nắm giữ các vị trí quan trọng, 4 người thuộc phe Abe đã từ chức bộ trưởng. Ngoài ra, vào tháng 12, Văn phòng Công tố Tokyo đã khám xét các văn phòng có liên quan đến phe của Abe. ※ Chức vụ, địa điểm làm việc, độ tuổi tính đến thời điểm đưa tin.
  • Các sự kiện lớn trong năm 2023

    06/01/2023
    Đã gần ba năm kể từ khi đại dịch corona bắt đầu lan rộng khắp thế giới và năm 2023 là năm mà nhiều người kì vọng du lịch quốc tế sẽ nhanh chóng phục hồi. Chúng tôi xin giới thiệu lịch trình diễn ra các sự kiện lớn trong năm 2023. Năm nay cũng là năm đánh dấu kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam. (Mainichi Shimbun, Fujita Hironobu) Ảnh trên: Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Kishida (Nguồn: Mainichi Shimbun) Bộ Văn hoá chuyển trụ sở / Ngày 27 tháng 3 Mô hình của Bộ Văn hóa và các quan chức (Từ trái sang: Thị trưởng Kyoto, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Thống đốc tỉnh Kyoto) Nguồn: Mainichi Shimbun Bộ Văn hoá sẽ chuyển trụ sở từ Tokyo đến Kyoto và bắt đầu hoạt động.・Mục đích là để điều chỉnh tình trạng tập trung quá mức ở Tokyo. ・Kể từ khi các cơ quan trung ương được thành lập từ thời Minh Trị (1868 - 1912) đây là lần đầu tiên một cơ quan trung ương chuyển trụ sở. Mô hình của Bộ Văn hóa và các quan chức (Từ trái sang: Thị trưởng Kyoto, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Thống đốc tỉnh Kyoto) Nguồn: Mainichi Shimbun Bộ Văn hoá sẽ chuyển trụ sở từ Tokyo đến Kyoto và bắt đầu hoạt động.・Mục đích là để điều chỉnh tình trạng tập trung quá mức ở Tokyo. ・Kể từ khi các cơ quan trung ương được thành lập từ thời Minh Trị (1868 - 1912) đây là lần đầu tiên một cơ quan trung ương chuyển trụ sở. Ra mắt Cục Trẻ em và Gia đình / Ngày 1 tháng 4 Dự luật thành lập Cục Trẻ em và Gia đình được ban hành. Nguồn: Mainichi Shimbun Luật cơ bản về Trẻ em được ban hành và Cục Trẻ em và Gia đình được thành lập.・Dựa trên luật này, chính phủ sẽ tăng cường các chính sách đối phó với tỷ lệ sinh giảm và trẻ em nghèo đói.・Hợp nhất các cơ quan liên quan đến trẻ em trước đây thuộc Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi và Văn phòng Nội các. Dự luật thành lập Cục Trẻ em và Gia đình được ban hành. Nguồn: Mainichi Shimbun Luật cơ bản về Trẻ em được ban hành và Cục Trẻ em và Gia đình được thành lập.・Dựa trên luật này, chính phủ sẽ tăng cường các chính sách đối phó với tỷ lệ sinh giảm và trẻ em nghèo đói.・Hợp nhất các cơ quan liên quan đến trẻ em trước đây thuộc Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi và Văn phòng Nội các. Dỡ bỏ lệnh cấm trả lương qua ứng dụng thanh toán / Ngày 1 tháng 4 Với việc Luật tiêu chuẩn lao động được sửa đổi, có thể nhận lương bằng hệ thống nạp tiền của các ứng dụng thanh toán như ví điện tử (sử dụng các ứng dụng cho điện thoại thông minh). Với việc Luật tiêu chuẩn lao động được sửa đổi, có thể nhận lương bằng hệ thống nạp tiền của các ứng dụng thanh toán như ví điện tử (sử dụng các ứng dụng cho điện thoại thông minh). Bầu cử địa phương thống nhất / Tháng 4 Diễn ra các cuộc bầu cử địa phương thống nhất (bầu ra 234 thủ trưởng và 747 nghị viên quốc hội cấp địa phương)・Ngày 9 là cuộc bầu cử thống đốc (9 tỉnh thành, bao gồm Hokkaido, Kanagawa và Osaka) và bầu cử thị trưởng (6 thành phố, bao gồm Sapporo, Shizuoka và Osaka)・Ngày 23 tập trung vào các cuộc bầu cử thị trưởng thành phố lớn (như Mito, Tsu, Nagasaki, v.v.) Diễn ra các cuộc bầu cử địa phương thống nhất (bầu ra 234 thủ trưởng và 747 nghị viên quốc hội cấp địa phương)・Ngày 9 là cuộc bầu cử thống đốc (9 tỉnh thành, bao gồm Hokkaido, Kanagawa và Osaka) và bầu cử thị trưởng (6 thành phố, bao gồm Sapporo, Shizuoka và Osaka)・Ngày 23 tập trung vào các cuộc bầu cử thị trưởng thành phố lớn (như Mito, Tsu, Nagasaki, v.v.) Kỷ niệm 40 năm Tokyo Disneyland / Ngày 15 tháng 4 Tokyo Disneyland kỷ niệm 40 năm kể từ khi mở cửa vào năm 1983. Tokyo Disneyland kỷ niệm 40 năm kể từ khi mở cửa vào năm 1983. Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Hiroshima / Tháng 5 Mái vòm bom nguyên tử ở thành phố Hiroshima. Nguồn: Mainichi Shimbun Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ được tổ chức tại thành phố Hiroshima và lãnh đạo các nước sẽ đến Nhật Bản. Mái vòm bom nguyên tử ở thành phố Hiroshima. Nguồn: Mainichi Shimbun Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ được tổ chức tại thành phố Hiroshima và lãnh đạo các nước sẽ đến Nhật Bản. Khai trương công viên Harry Potter / Mùa hè Công viên Harry Potter thứ hai trên thế giới dự kiến sẽ mở tại địa điểm Toshimaen ở quận Nerima, Tokyo. Công viên Harry Potter thứ hai trên thế giới dự kiến sẽ mở tại địa điểm Toshimaen ở quận Nerima, Tokyo. 100 năm kể từ trận Đại địa chấn Kanto / Ngày 1 tháng 9 Ginza, Tokyo bị tàn phá bởi trận động đất lớn Kanto. Nguồn: Mainichi Shimbun 100 năm đã trôi qua kể từ trận đại địa chấn Kanto năm 1923. Ngày này được chỉ định là “Ngày phòng chống thiên tai” và các cuộc diễn tập sơ tán được tổ chức hàng năm. Ginza, Tokyo bị tàn phá bởi trận động đất lớn Kanto. Nguồn: Mainichi Shimbun 100 năm đã trôi qua kể từ trận đại địa chấn Kanto năm 1923. Ngày này được chỉ định là “Ngày phòng chống thiên tai” và các cuộc diễn tập sơ tán được tổ chức hàng năm. Khai mạc giải vô địch bóng bầu dục thế giới / Ngày 8 tháng 9 Giải vô địch bóng bầu dục thế giới được tổ chức tại Pháp khai mạc. Giải đấu diễn ra cho đến ngày 28 tháng 10. Giải vô địch bóng bầu dục thế giới được tổ chức tại Pháp khai mạc. Giải đấu diễn ra cho đến ngày 28 tháng 10. Hội nghị thượng đỉnh G20 / Ngày 9 tháng 9 Di sản thế giới Taj Mahal ở Ấn Độ Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại Ấn Độ. Di sản thế giới Taj Mahal ở Ấn Độ Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại Ấn Độ. Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản / Ngày 21 tháng 9 Nhật Bản và Việt Nam kỷ niệm 50 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao. “Lễ hội Nhật Bản” và “Lễ hội Việt Nam” sẽ được tổ chức ở cả hai nước trong suốt một năm. Nhật Bản và Việt Nam kỷ niệm 50 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao. “Lễ hội Nhật Bản” và “Lễ hội Việt Nam” sẽ được tổ chức ở cả hai nước trong suốt một năm. Triển khai hệ thống hoá đơn / Ngày 1 tháng 10 “Hệ thống hóa đơn” được áp dụng cho thuế tiêu thụ. Tuy ảnh hưởng đến thủ tục kê khai thuế tiêu thụ của doanh nghiệp nhưng không ảnh hưởng nhiều đến người tiêu dùng nói chung. “Hệ thống hóa đơn” được áp dụng cho thuế tiêu thụ. Tuy ảnh hưởng đến thủ tục kê khai thuế tiêu thụ của doanh nghiệp nhưng không ảnh hưởng nhiều đến người tiêu dùng nói chung.
  • Top 10 tin nổi bật trong năm 2022

    21/12/2022
    Năm 2022 sắp kết thúc. Đây là năm đầy biến động ở cả trong và ngoài Nhật Bản với những sự việc như Nga xâm lược Ukraine, cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị ám sát v.v. Hãy cùng KOKORO điểm lại những tin tức nổi bật trên thế giới trong năm qua. 〈Fujita Hironobu〉 Tháng 2 Khai mạc Olympic Bắc Kinh Lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh © Báo Mainichi Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh lần thứ 24 đã được diễn ra từ ngày 4 đến ngày 20/2. Đoàn Nhật Bản đã giành được 3 huy chương vàng, 6 huy chương bạc, 9 huy chương đồng, tổng cộng là 18 huy chương. Con số 18 này đã vượt qua con số 13 huy chương mà đoàn Nhật Bản đã đạt được tại Thế vận hội Pyeongchang 2018, 18 huy chương là con số đứng đầu tất cả các thế vận hội mùa đông mà Nhật đã tham gia. Lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh © Báo Mainichi Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh lần thứ 24 đã được diễn ra từ ngày 4 đến ngày 20/2. Đoàn Nhật Bản đã giành được 3 huy chương vàng, 6 huy chương bạc, 9 huy chương đồng, tổng cộng là 18 huy chương. Con số 18 này đã vượt qua con số 13 huy chương mà đoàn Nhật Bản đã đạt được tại Thế vận hội Pyeongchang 2018, 18 huy chương là con số đứng đầu tất cả các thế vận hội mùa đông mà Nhật đã tham gia. Chủng Omicron lan rộng Đây là năm thứ ba COVID-19 lây lan trong cộng đồng, “chủng Omicron” - chủng virus biến thể có tính lây lan mạnh đã lan rộng và đưa tổng số người nhiễm vượt quá 5 triệu người vào ngày 28/2, 10 triệu người vào ngày 14/7 và 15 triệu người vào ngày 11/8. Tại các nước u Mỹ, dịch bệnh lây lan nhanh hơn Nhật Bản, số ca bệnh nặng không còn nhiều như trước nên các hạn chế nhập cảnh vào Nhật Bản dần được nới lỏng. Đây là năm thứ ba COVID-19 lây lan trong cộng đồng, “chủng Omicron” - chủng virus biến thể có tính lây lan mạnh đã lan rộng và đưa tổng số người nhiễm vượt quá 5 triệu người vào ngày 28/2, 10 triệu người vào ngày 14/7 và 15 triệu người vào ngày 11/8. Tại các nước u Mỹ, dịch bệnh lây lan nhanh hơn Nhật Bản, số ca bệnh nặng không còn nhiều như trước nên các hạn chế nhập cảnh vào Nhật Bản dần được nới lỏng. Nga xâm lược Ukraine Ngày 24/2, Nga đã xâm lược nước láng giềng Ukraine. Cộng đồng quốc tế lên án Nga rất mạnh mẽ. Ukraine được hỗ trợ vũ khí v.v. từ các nước phương Tây và tiếp tục chiến đấu. Đây là cuộc xâm lược nhằm cảnh cáo sự mở rộng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tuy nhiên, sau cuộc xâm lược của Nga, Thuỵ Điển và Phần Lan đã trở thành thành viên của NATO, kết quả là việc mở rộng của NATO diễn ra trái với những gì Nga mong muốn. Thương mại ngũ cốc và năng lượng ngưng trệ, điều này tác động lớn đến nền kinh tế thế giới. Nhu cầu về điện trở nên cấp bách Vào tháng 3, lần đầu tiên Chính phủ Nhật Bản đưa ra “Cảnh báo nhu cầu cấp bách về điện” đối với công ty Điện lực Tokyo và công ty Điện lực Tohoku. Trận động đất ngày 16/3 khiến các nhà máy nhiệt điện ở tỉnh Fukushima và tỉnh Miyagi phải đóng cửa, việc sử dụng máy sưởi tăng mạnh do thời tiết lạnh giá trái mùa. Vào cuối tháng 6, khi Nhật Bản trải qua đợt nắng nóng kỷ lục, “Thông báo nhu cầu cấp bách về điện” đã được đưa ra và từ tháng 7 đến tháng 9, các công ty và hộ gia đình trên toàn Nhật Bản được yêu cầu tiết kiệm điện sau 7 năm. 4月 Tai nạn chìm tàu du lịch tại Shiretoko Con tàu chìm được cẩu lên mặt nước bằng tàu trục vớt © Báo Mainichi Con tàu du lịch “KAZUI” ở ngoài khơi bán đảo Shiretoko của Hokkaido bị chìm vào ngày 23 tháng 4, toàn bộ 26 hành khách và thủy thủ đoàn đã bị mất tích và có thể đã thiệt mạng. Con tàu chìm được cẩu lên mặt nước bằng tàu trục vớt © Báo Mainichi Con tàu du lịch “KAZUI” ở ngoài khơi bán đảo Shiretoko của Hokkaido bị chìm vào ngày 23 tháng 4, toàn bộ 26 hành khách và thủy thủ đoàn đã bị mất tích và có thể đã thiệt mạng. Thời tiết bất thường trên toàn thế giới Năm 2022 chứng kiến hàng loạt đợt nắng nóng gay gắt, hạn hán và lũ lụt trên khắp thế giới. Kể từ tháng 6, các đợt nắng nóng ở châu u và Bắc Mỹ đã dẫn đến hạn hán và cháy rừng gây ảnh hưởng đến cả ngành nông nghiệp. Vào tháng 7, lần đầu tiên trong lịch sử Anh, Tây Ban Nha, Ý ghi nhận nhiệt độ vượt quá 40 độ C. Kể từ tháng Năm, lũ lụt và sạt lở đất đã xảy ra ở Trung Quốc do mưa lớn kỷ lục. Úc cũng bị lũ lụt thường xuyên. 7月 Vụ ám sát cựu Thủ tướng Abe Gần nơi ông Abe bị bắn © Báo Mainichi Vào ngày 8 tháng 7, cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị bắn chết tại thành phố Nara khi đang diễn thuyết trong chiến dịch bầu cử Quốc hội. Nghi phạm thù hận nhóm tôn giáo “Liên đoàn Gia đình vì Hòa bình và Thống nhất Thế giới" (tên cũ là Giáo hội Thống Nhất) và tin rằng ông Abe đang hỗ trợ nhóm này. Thông qua vụ việc này, mối quan hệ giữa các nghị viên của Đảng Dân chủ Tự do và nhóm này đã trở nên rõ ràng, có rất nhiều chỉ trích xoay quanh vấn đề này. Gần nơi ông Abe bị bắn © Báo Mainichi Vào ngày 8 tháng 7, cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị bắn chết tại thành phố Nara khi đang diễn thuyết trong chiến dịch bầu cử Quốc hội. Nghi phạm thù hận nhóm tôn giáo “Liên đoàn Gia đình vì Hòa bình và Thống nhất Thế giới" (tên cũ là Giáo hội Thống Nhất) và tin rằng ông Abe đang hỗ trợ nhóm này. Thông qua vụ việc này, mối quan hệ giữa các nghị viên của Đảng Dân chủ Tự do và nhóm này đã trở nên rõ ràng, có rất nhiều chỉ trích xoay quanh vấn đề này. Đồng yên tiếp tục mất giá, vật giá leo thang Từ tháng 3 trở đi, đồng yên tiếp tục mất giá. Vào tháng 1, “1 đô la = 110 yên” nhưng tới tháng 10 thì đã tạm thời rơi xuống mức “1 đô la = 150 yên”. Ở Nhật, giá điện, khí đốt và thực phẩm lần lượt tăng. Nguyên nhân chính của việc này là nguồn cung dầu thô và ngũ cốc không ổn định do thiếu hụt toàn cầu và do Nga xâm lược Ukraine. Ngoài ra, sự mất giá của đồng yên đã đẩy giá nhập khẩu nguyên liệu thô tăng cao, điều này càng đẩy nhanh tốc độ tăng giá. Trong tháng 10, có hơn 6.500 mặt hàng thực phẩm bị tăng giá. Từ tháng 3 trở đi, đồng yên tiếp tục mất giá. Vào tháng 1, “1 đô la = 110 yên” nhưng tới tháng 10 thì đã tạm thời rơi xuống mức “1 đô la = 150 yên”. Ở Nhật, giá điện, khí đốt và thực phẩm lần lượt tăng. Nguyên nhân chính của việc này là nguồn cung dầu thô và ngũ cốc không ổn định do thiếu hụt toàn cầu và do Nga xâm lược Ukraine. Ngoài ra, sự mất giá của đồng yên đã đẩy giá nhập khẩu nguyên liệu thô tăng cao, điều này càng đẩy nhanh tốc độ tăng giá. Trong tháng 10, có hơn 6.500 mặt hàng thực phẩm bị tăng giá. Tháng 9 Nữ hoàng Elizabeth qua đời Nữ hoàng Elizabeth sang Nhật vào năm 1975 © Báo Mainichi Vào ngày 8/9, nữ hoàng Elizabeth của Anh qua đời ở tuổi 96. Từ năm 1952, trải qua khoảng 70 năm 7 tháng, bà là nữ hoàng trị vì lâu nhất của Anh. Khoảng 2.000 nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới đã tham dự lễ tang cấp Vương quốc Anh. Thái tử Charles (73 tuổi) kế thừa ngôi vị, trở thành “Vua Charles III” của Vương quốc Anh. Nữ hoàng Elizabeth sang Nhật vào năm 1975 © Báo Mainichi Vào ngày 8/9, nữ hoàng Elizabeth của Anh qua đời ở tuổi 96. Từ năm 1952, trải qua khoảng 70 năm 7 tháng, bà là nữ hoàng trị vì lâu nhất của Anh. Khoảng 2.000 nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới đã tham dự lễ tang cấp Vương quốc Anh. Thái tử Charles (73 tuổi) kế thừa ngôi vị, trở thành “Vua Charles III” của Vương quốc Anh. Tháng 12 Argentina vô địch World Cup sau 36 năm Messi của Argentina cầm trên tay chiếc cúp của World Cup = NHK Giải bóng đá thế giới - World Cup (FIFA) được tổ chức tại Qatar từ ngày 20/11 đến ngày 18/12. Đây là lần đầu tiên giải đấu được tổ chức ở Trung Đông. Đội tuyển quốc gia Nhật Bản đã đánh bại các cường quốc Đức và Tây Ban Nha ở vòng bảng và đứng vị trí đầu tiên vào vòng tứ kết. Nhật Bản đặt ra mục tiêu đứng đầu vòng 1/8 nhưng đã để thua Croatia trong loạt sút luân lưu. Trong trận chung kết, Pháp và Argentina liên tục ghi bàn và Argentina đã giành chức vô địch sau 36 năm nhờ loạt sút luân lưu. Messi của Argentina cầm trên tay chiếc cúp của World Cup = NHK Giải bóng đá thế giới - World Cup (FIFA) được tổ chức tại Qatar từ ngày 20/11 đến ngày 18/12. Đây là lần đầu tiên giải đấu được tổ chức ở Trung Đông. Đội tuyển quốc gia Nhật Bản đã đánh bại các cường quốc Đức và Tây Ban Nha ở vòng bảng và đứng vị trí đầu tiên vào vòng tứ kết. Nhật Bản đặt ra mục tiêu đứng đầu vòng 1/8 nhưng đã để thua Croatia trong loạt sút luân lưu. Trong trận chung kết, Pháp và Argentina liên tục ghi bàn và Argentina đã giành chức vô địch sau 36 năm nhờ loạt sút luân lưu.

Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư

[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]

  • Trước khi du học hãy làm những việc này (phần 2)

    Trước khi du học hãy làm việc này part_2 1. Hoạt động tình nguyện do người Nhật tổ chức 2. Hội nghị sinh viên Việt Nam – Nhật Bản (VJSC) 3. Hội thân hữu Việt Nhật (Câu lạc bộ học tập) 4. Phim truyền hình - Phim Anime – Thời sự 5. Học tại nhà 3 tiếng mỗi ngày 6. Tổng kết Trước khi du học hãy làm việc này part_2 Các bạn có biết không, khởi điểm của những anh chị đã có N1, N2 (JLPT) cũng bắt đầu từ N5 đấy. Hãy học hỏi và vận dụng các phương pháp học tập của các anh chị đi trước để nâng cao năng lực tiếng Nhật của bản thân và có thêm nhiều cơ hội phát triển công việc sau này nhé. Thêm nữa, nếu bạn có ý định đi du học thì trước khi đi hãy cố gắng học thật nhiều tiếng Nhật ở Việt Nam, điều này sẽ giúp quá trình du học của bạn đạt được hiệu quả cao hơn đấy. Vì vậy, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn chuỗi bài viết về phương pháp học tập của các anh chị đã trau dồi tiếng Nhật thật tốt ở Việt Nam trước khi đi du học. Bài viết lần này là câu chuyện về một chị sempai đã có thành tích xuất sắc khi học tập tại trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN. Chúng ta cùng xem chị ấy đã thực hiện nhiều hoạt động đa dạng như thế nào để trau đồi khả năng tiếng Nhật của mình nhé. 1. Hoạt động tình nguyện do người Nhật tổ chức Hình ảnh từ Facebook của quán Lam sach dep Ho Guom voi Ninomiya Mình đã học tiếng Nhật ở đại học và cũng đã đi trao đổi 1 năm. Hiện nay mình đang vận dụng khả năng tiếng Nhật của mình để làm việc tại một doanh nghiệp Nhật Bản ở Hà Nội. Tuy nhiên, không hẳn là chỉ cần đi du học là có thể nói được tiếng Nhật. Mình sẽ giới thiệu với các bạn những phương pháp học tiếng Nhật khác nhau mà mình đã sử dụng khi học đại học nhé. Trong năm thứ nhất, năm thứ hai đại học, mình đã tham gia hoạt động nhặt rác tình nguyện xung quanh hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) vào ngày chủ nhật (khoảng 2 lần 1 tháng). Hoạt động này do người Nhật đứng ra tổ chức, mỗi lần có hơn 20 người Nhật và người Việt tham gia. Sau khi công việc nhặt rác kết thúc, chúng mình cùng nhau đi đến quán cà phê, người Nhật dạy tiếng Nhật cho người Việt, người Việt dạy tiếng Việt cho người Nhật. Mình giao lưu vui vẻ và thoải mái với mọi người, mình cũng nâng cao được khả năng nói tiếng Nhật. Hiện nay mình vẫn tham gia nhóm này. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ]Lam sach dep Ho Guom voi Ninomiya 2. Hội nghị sinh viên Việt Nam – Nhật Bản (VJSC) Hội nghị sinh viên Việt Nam – Nhật bản “Vietnam Japan Student Conference (VJSC) là một câu lạc bộ của các sinh viên đến từ các trường đại học tại Hà Nội, được thành lập năm 2007 dưới sự bảo trợ của Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC Hà Nội), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) v.v. VJSC có trụ sở tại trường đại học Ngoại Thương Hà Nội và thường xuyên tổ chức các hoạt động thúc đẩy giao lưu giữa các sinh viên đại học của Việt Nam và Nhật Bản. Khi học đại học năm thứ nhất, mình đã tham gia chương trình giao lưu của VJSC (trong 8 tháng). 2 lần mỗi tháng, khoảng 10 ~ 20 sinh viên Việt Nam và Nhật Bản tập trung lại với nhau rồi cùng giao lưu, nhờ vậy mình đã không cảm thấy hồi hộp khi nói chuyện với người Nhật. Mình đã dẫn các bạn người Nhật đi tham quan, cùng các bạn ấy chuẩn bị bài giới thiệu văn hóa Nhật Việt bằng tiếng Nhật rồi thuyết trình cho mọi người nghe. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ]Hội nghị Sinh viên Việt Nam Nhật Bản (VJSC) 3. Hội thân hữu Việt Nhật (Câu lạc bộ học tập) Trong năm thứ nhất đại học, mình cũng đã tham gia câu lạc bộ học tập có tên là “Hội thân hữu Việt Nhật”. Câu lạc bộ chia ra các nhóm học từng mảng như Kanji (chữ Hán), Giao tiếp, Ngữ pháp, Đọc hiểu v.v., học phí thấp và được cả người Nhật hướng dẫn nữa. Mình muốn cải thiện khả năng viết và dùng kanji nên mình đã tham gia nhóm học kanji. Hơn nữa, ngoài việc cùng nhau tham gia hoạt động của câu lạc bộ, mình cũng đã miệt mài học ôn thi Năng lực tiếng Nhật (JLPT) cùng với các bạn mình quen trong câu lạc bộ này, kết quả là mình đã đỗ N3 theo mục tiêu đề ra. 4. Phim truyền hình - Phim Anime – Thời sự Trong thời đại này, việc học thông qua các nội dung online cũng không thể thiếu phải không nào. Mình sẽ giới thiệu những nội dung đã giúp mình học tiếng Nhật nhé. ■ Phim truyền hình, phim Anime của Nhật Các bộ phim có lời thoại tiếng Nhật, phụ đề tiếng Việt. Khả năng nghe của mình được nâng cao, bằng việc bắt chước theo những lời thoại mình thích, phát âm của mình cũng đã hay hơn trước. ■ Các kênh học trên Youtube ■ Các bài hát tiếng Nhật Có lúc mình vừa nghe các bài hát tiếng Nhật mình thích vừa làm gì đó. ■ New Web Easy (NHK) Các tin tức được viết bằng tiếng Nhật đơn giản, trên các chữ kanji có viết cả cách đọc nữa. Trang này cũng có tin tức được phát dưới dạng video. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ]News Web Easy 5. Học tại nhà 3 tiếng mỗi ngày Khi học đại học, mình đã học ở nhà 3 tiếng mỗi ngày. Đây là những tài liệu mình muốn giới thiệu với các bạn. Minna no nihongo Giáo trình nhập môn cơ bản và phổ biến. Bộ sách “Shinkanzen Masuta” (新完全マスター) Bộ sách được các bạn ôn thi JLPT đánh giá cao. Bộ này cũng có nhiều bài luyện ôn thi. Quyển “Đọc hiểu” trong bộ này được mọi người đặc biệt yêu thích. Bộ sách “Mimi kara oboeru nihongo noryokushiken” (耳から覚える日本語能力試験) Quyển “Từ vựng” trong bộ này được mọi người yêu thích. Sách có đĩa CD và file nghe MP3 nên bạn có thể vừa nghe vừa ghi nhớ từ vựng. Bộ sách “Sou matome” (日本語総まとめ) Bộ sách này có ít bài tập hơn bộ “Shinkanzen Masuta” (新完全マスター) nhưng sách được thiết kế theo lộ trình mỗi ngày 2 trang và hoàn thành trong 8 tuần nên các bạn tự học cũng dễ dàng duy trì mỗi ngày. 6. Tổng kết Mạnh là một cô gái có thành tích xuất sắc trong trường đại học, để trau dồi cho mình khả năng giao tiếp tiếng Nhật, chị ấy đã cố gắng tận dụng rất nhiều cơ hội khác nhau. Chúng ta cùng nhìn lại những điểm quan trọng trong phương pháp học tập của chị ấy nhé. ✔︎ Tham gia hoạt động tình nguyện giao lưu giữa người Nhật và người Việt✔︎ Tham gia chương trình giao lưu mà các sinh viên đại học ở Hà Nội có thể tham gia (VJSC)✔︎ Học tập ở câu lạc bộ có học phí thấp✔︎ Học nhóm cùng với các bạn quen trong câu lạc bộ học tập✔︎ Học nghe thông qua tin tức trên radio online✔︎ Sử dụng New Web Easy (NHK)✔︎ Học tại nhà 3 tiếng mỗi ngày Đằng sau thành tích xuất sắc của chị ấy là con đường học tập đầy cố gắng như vậy đấy. Hãy tham khảo các phương pháp này để học tiếng Nhật thật tốt và sử dụng nó cho các mục tiêu trong tương lai, bạn nhé! Sempai lần này Lỗ Thị Mạnh Mạnh sinh năm 1997, quê ở Hà Nội. Mạnh vào học khoa Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản, trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN. Năm 2018, chị ấy tham gia chương trình trao đổi sinh viên 1 năm tại trường Đại học Meiji (trong thời gian du học đã đỗ được N2). Năm 2020, chị ấy tốt nghiệp đại học, vào làm việc tại một công ty IT của Nhật Bản ở Hà Nội.

    29/05/2021

  • Trước khi du học hãy làm những việc này (phần 3)

    Trước khi du học hãy làm việc này part_3 1. Làm việc tại công ty thương mại của Nhật Bản 2. Nhớ những gì mình đã học được vào ngày hôm đó trong chính hôm đó 3. Xem Anime và tập trung nghe lời thoại 4. Nói chuyện với chính mình bằng tiếng Nhật 5. Dùng tiếng Nhật trong cuộc sống 6. Tổng kết Trước khi du học hãy làm việc này part_3 Các bạn có biết không, khởi điểm của những anh chị đã có N1, N2 (JLPT) cũng bắt đầu từ N5 đấy. Hãy học hỏi và vận dụng các phương pháp học tập của các anh chị đi trước để nâng cao năng lực tiếng Nhật của bản thân và có thêm nhiều cơ hội phát triển công việc sau này nhé. Thêm nữa, nếu bạn có ý định đi du học thì trước khi đi hãy cố gắng học thật nhiều tiếng Nhật ở Việt Nam, điều này sẽ giúp quá trình du học của bạn đạt được hiệu quả cao hơn đấy. Vì vậy, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn chuỗi bài viết về phương pháp học tập của các anh chị đã trau dồi tiếng Nhật thật tốt ở Việt Nam trước khi đi du học. Bài viết lần này là câu chuyện về phương pháp học tập của một chị sempai đã có thể nói tiếng Nhật như người bản ngữ chỉ thông qua 2 lần đi du học Nhật Bản (tổng thời gian 14 tháng). 1. Làm việc tại công ty thương mại của Nhật Bản Mình đã học kinh tế và chính trị của Nhật Bản tại khoa Phương Đông học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn – ĐHQGHN. Trường của mình không có nhiều giờ học tiếng Nhật như trường Đại học Ngoại Ngữ, nhưng vì đã học thì nên học sao để có thể nói được nên mình đã tự học thêm. Quãng thời gian du học của mình ở Nhật chỉ có 14 tháng thôi nhưng khi học ở Việt Nam, mình đã có thể nói tiếng Nhật mà không gặp trở ngại gì, sau khi được làm việc ở một doanh nghiệp Nhật Bản ở Hà Nội, mình đã được tuyển vào một công ty thương mại của Nhật với tư cách là nhân viên chính thức. Hiện nay mình đang làm việc ở Nhật nhưng mình cũng có nhiều cơ hội đi công tác Việt Nam dài ngày. Mình sẽ giới thiệu với các bạn mình đã trau dồi khả năng tiếng Nhật như thế nào nhé. 2. Nhớ những gì mình đã học được vào ngày hôm đó trong chính hôm đó Mình thích tính cách và cách suy nghĩ của nhân vật “Gintama” trong Anime nên mình có hứng thú với tiếng Nhật, mình học tiếng Nhật lần đầu tiên khi học đại học. So với trường Đại học Ngoại ngữ, trường của mình có ít giờ học tiếng Nhật hơn, nhưng mình đã cố gắng rèn luyện thói quen ôn tập lại những kiến thức trong giờ học trên trường, mình sẽ nhớ những gì mình học được trong ngày hôm đó vào chính hôm đó luôn. Khi có bài kiểm tra cũng vậy, mình đã ôn tập lại một lần nữa. Nói cách khác, đây như là một quá trình ôn thi cho những bài kiểm tra nhỏ (ôn tập thật tốt) diễn ra hàng ngày, trước khi có bài kiểm tra thật thì có 1 lần tổng ôn một lần nữa. Bằng cách này, những gì mình đã học và ghi nhớ trong đầu được tăng lên đáng kể. 3. Xem Anime và tập trung nghe lời thoại Hơn nữa, mình thường vừa xem Anime (lời thoại tiếng Nhật, phụ đề tiếng Việt) để tranh thủ học tiếng Nhật. Mình đã xem Manga và nhớ cốt truyện nên khi xem Anime mình cố gắng tập trung vào phần lời thoại tiếng Nhật. 4. Nói chuyện với chính mình bằng tiếng Nhật Mình thường bắt chuyện với chính mình bằng những gì đã học được. Mình tự báo cáo với mình những sự kiện xảy ra trong ngày, rồi tự đặt câu hỏi, tự trả lời (bằng lời nói). Mình thực hiện tất cả bằng tiếng Nhật và cố gắng sử dụng những từ vựng và ngữ pháp mới được học. Ngoại ngữ là thứ nếu không sử dụng thì sẽ mau quên. Bằng cách nói ra thành tiếng, mình sẽ nhớ hơn, khi giao tiếp thực tế thì mình cũng cố gắng nói ra. Mình đã có N1 và IELTS 7.0, mình nghĩ cách học này đã đem lại hiệu quả cao khi học tiếng Nhật và tiếng Anh. 5. Dùng tiếng Nhật trong cuộc sống Thông qua việc sử dụng những từ vựng và ngữ pháp đã học được để nói chuyện với chính mình bằng tiếng Nhật, mình vừa ghi nhớ các cách nói trong đầu, vừa chuẩn bị sẵn các từ để nói ra dễ dàng hơn. Sau khi làm những việc trên, mình thực hành tiếng Nhật trong thực tế. Nếu bạn dùng tiếng Nhật trong cuộc sống, chắc chắn bạn sẽ nhớ cách nói, cách hành văn. Việc này không cần đi du học mà cũng có thể làm được ở Việt Nam đấy. Giao lưu với người Nhật Trường mình tổ chức các buổi nghiên cứu và phát biểu bằng tiếng Nhật cùng với các bạn sinh viên của Đại học Tokyo mỗi năm 2, 3 lần. Thông qua chương trình này, mình có thêm nhiều cơ hội nói chuyện với người Nhật. Việc nói chuyện với người bản ngữ cũng sẽ làm trình độ ngoại ngữ của bạn tăng lên nhanh chóng đấy. Nâng cao trình độ tiếng Nhật hơn nữa thông qua việc làm thêm Khi học năm thứ ba đại học, mình đã du học ở trường Đại học Tokyo trong 10 tháng. Sau khi kết thúc quá trình du học cho tới khi đi làm chính thức, mình đã dạy tiếng Việt cho người Nhật ở Hà Nội trong khoảng 4 năm. Khi dạy, mình dùng tiếng Nhật để giải thích nên khả năng tiếng Nhật của mình cũng đã tăng lên. Đầu tiên mình chỉ dạy ở lớp, sau đó mình cũng đi làm gia sư. Đối tượng học tiếng Việt là các anh chị người Nhật đang làm việc cho các tổ chức như JICA, JETRO hay các doanh nghiệp, hoặc người thân của các anh chị ấy nên các mối quan hệ của mình cũng được mở rộng. Ngoài ra, mình tìm được việc làm thêm liên quan đến phiên dịch trên Facebook. Việc phiên dịch nhiều tại các sự kiện cũng làm cho mình có nhiều cơ hội sử dụng tiếng Nhật hơn. 6. Tổng kết Diệu Anh có thể nói tiếng Nhật như người bản ngữ. Chị ấy sử dụng tiếng Nhật rất giỏi ở trình độ cao, song phương pháp học tập của chị ấy là những phương pháp cơ bản mà những bạn ở trình độ sơ cấp cũng có thể học theo. Trong số đó, đặc biệt phải kể đến 2 bí quyết quan trọng dưới đây. ✔︎ Nhớ những gì mình đã học được trong ngày hôm đó vào chính hôm đó✔︎ Sử dụng tiếng Nhật đã học được để nói chuyện với chính mình Giai đoạn đầu có lẽ sẽ hơi khó khăn một chút, nếu bạn biến những nỗ lực này trở thành thói quen và duy trì hàng ngày, bạn sẽ đạt được thành quả lớn như Diệu Anh vậy. Nếu bạn quyết tâm học tập, hãy đọc lại phương pháp học này nhé. Sempai lần này Trần Diệu Anh Diệu Anh sinh năm 1993, quê ở Hà Nội. Năm 2011, chị ấy vào học Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2013, chị ấy đi du học Đại học Tokyo (10 tháng). Năm 2016, Diệu Anh nhập học cao học của Đại học Việt Nhật. Năm 2017, chị ấy du học Đại học Tokyo (4 tháng). Năm 2018, chị ấy vào làm việc tại một công ty bảo hiểm Nhật Bản ở Hà Nội. Năm 2020, chị ấy vào làm việc tại một công ty thương mại đa ngành của Nhật Bản (được tuyển dụng tại Tokyo).

    01/06/2021

  • Xây dựng mục tiêu, kế hoạch học tiếng Nhật

    Nếu sang Nhật thì bạn nên trau dồi thêm tiếng Nhật để năng lực của mình càng cao càng tốt, như vậy tương lai cũng sẽ rộng mở hơn. Để giữ được động lực, việc đặt mục tiêu và xây dựng kế hoạch học tập là vô cùng quan trọng. KOKORO sẽ đưa ra một số lời khuyên về cách xây dựng mục tiêu và kế hoạch học tập trong bài viết này. Có rất nhiều anh chị đi du học, làm việc ở Nhật sau khoảng 2 – 3 năm thì có N2 hoặc N1 (JLPT) và nói chuyện được với người Nhật mà không gặp trở ngại gì. Họ đều nói rằng họ đã có một ý chí mạnh mẽ để đạt được mục tiêu của chính mình. Học tập trước khi sang Nhật Trước khi sang Nhật, nhiều du học sinh và người đi làm tham gia các lớp học tiếng Nhật trong khoảng vài tháng đến một năm tại trung tâm tiếng Nhật. Các anh chị giỏi tiếng Nhật đều trả lời rằng mình đã có những nỗ lực như sau. ・ Xem giáo trình, tài liệu, chuẩn bị bài trước khi lên lớp. ・ Ôn tập lại kiến được đã được học trên lớp vào ngày hôm đó hoặc ngày kế tiếp. ・ Không chỉ học theo nội dung trên lớp, tự học cả các nội dung khác trong các sách giáo trình như “Minna no nihongo” v.v. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Câu chuyện của một anh đã nỗ lực học tập trước khi sang Nhật * Trước khi sang Nhật, có người đã có N4~N3. Để đạt được mục tiêu đỗ Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) trước khi sang Nhật, ngoài việc học “Minna no nihongo”, bạn hãy luyện đề JLPT nữa nhé. Mục tiêu và kế hoạch sau khi sang Nhật Sau khi sang Nhật, bạn hãy đặt một mục tiêu là đỗ các kỳ thi năng lực tiếng Nhật như JLPT, JFT-Basic, BJT v.v. Bạn hãy đặt ra là mình muốn đỗ kỳ thi nào, đỗ trình độ nào, nếu học để đạt được mục tiêu đó, bạn sẽ có thêm động lực học. Có nhiều bạn tập trung giải các quyển luyện thi và học bổ trợ thêm qua các trang như Facebook, các lớp học trên Youtube. Đầu tiên, hãy thu thập các quyển giáo trình, tài liệu tương ứng với trình độ của bản thân. Nếu chỉ học 1 lần thôi thì không thể nhớ được nên trước khi đi thi hãy học mỗi tài liệu 2 lần, việc học này sẽ tạo ra kết quả tốt hơn. Để học được mỗi tài liệu 2 lần cho tới khi thi, bạn hãy tính xem mỗi tháng, mỗi tuần bạn nên học bao nhiêu trang, từ đó bạn sẽ biết được mỗi ngày mình cần học bao nhiêu tiếng. Ngoài ra, khi sống ở Nhật, bạn hãy sử dụng những từ mình đã học được để nói chuyện với người Nhật nhé. Nếu sử dụng trong thực tế, bạn sẽ nhớ các từ đó đấy. Tổng kết Việc lập kế hoạch cho việc học tiếng Nhật là vô cùng quan trọng. Một chị thực tập sinh kỹ năng (ngành nông nghiệp) ở Hokkaido đã cùng các bạn sống chung lập ra mục tiêu đỗ kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT). Ngoài thời gian nói chuyện với bố mẹ thì các chị ấy không sử dụng tiếng Việt để nói chuyện với nhau. Ngoài ra, chị ấy đã dùng những từ đã học được để nói chuyện rất nhiều với những người Nhật làm cùng vào giờ nghỉ trưa. Cứ như thế, sau khi sang Nhật khoảng 2 năm rưỡi, chị ấy đã có N2 và năng lực giao tiếp bằng tiếng Nhật. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm của chị tiền bối này|KOKORO (Tiếng Nhật – Tiếng Việt) Có một số trường tiếng Nhật hướng dẫn và quản lý việc tự học của du học sinh. Bạn cũng có thể chọn những trường như vậy, đây cũng là một cách học tiếng Nhật nhé.

    10/09/2021

  • Vol. 29【SỐ ĐẶC BIỆT】Bí quyết ôn thi N1/N2 của những bạn đã đỗ

    Trong Vol 28., chúng tôi đã giới thiệu những công cụ, tài liệu học tập mà các sempai sử dụng để trong vòng 3 năm từ khi sang Nhật thi đỗ được kì thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ N1, N2. Trong số này, chúng tôi xin giới thiệu những bí quyết học tập quý báu mà các sempai chia sẻ với các du học sinh và thực tập sinh kĩ năng đi sau. Sempai 1 (Nữ thực tập sinh kĩ năng, trình độ N1) ・Học tập tại kí túc xá: Sau giờ ăn tối, khi trong nhà ăn ở kí túc xá không còn ai nữa, tôi học một mình bằng video trên YouTube, sách giáo khoa và đĩa CD. ・Hội thoại với người Nhật ở chỗ làm: Ở nơi làm việc, tôi có rất nhiều cơ hội để nói chuyện với người Nhật. Điều này đã giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện trình độ tiếng Nhật của tôi. Mỗi khi trong công việc có điểm gì không hiểu rõ, tôi thường tìm người Nhật để hỏi. Tất cả các sempai người Nhật đều giải đáp cho tôi rất tận tình. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 2 (Nữ du học sinh, trình độ N1) Sử dụng thư viện công cộng ・Nghiêm túc học hành trước khi sang Nhật: Hồi theo học trường Nhật ngữ Đông Du, tôi ở 1 năm trong kí túc xá. Tôi bắt đầu học tiếng Nhật từ con số 0, nhưng sau 1 năm tôi đã đạt trình độ tương đương JLPT N3. Tôi còn tự học vào các buổi tối và ngày nghỉ, bận đến mức còn chẳng có cả thời gian để đi từ thành phố Hồ Chí Minh về nhà ở Vũng Tàu. ・Học trong thư viện: Tôi thường xuyên sử dụng thư viện của trường đại học. Thư viện rất yên tĩnh, lại có điều hoà mát và có nhiều người khác cùng đến để học. Những khi thư viện của trường đại học nghỉ thì tôi đến học tại thư viện công cộng. ・Trung tâm giao lưu quốc tế: Tại “Trung tâm giao lưu quốc tế" do hiệp hội giao lưu quốc tế địa phương vận hành, ngoài việc cung cấp các thông tin liên quan đến học tập cũng như các sự kiện giao lưu dành cho người nước ngoài, ở đây còn tư vấn về các vấn đề như cuộc sống và học tập. Ở đây còn có rất nhiều tài liệu học tiếng Nhật. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 3 (Nữ du học sinh, trình độ N2) ・Trước khi sang Nhật, học tập tại trường tiếng Nhật chi phí thấp: Thời gian học ở trường Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi học tiếng Nhật ở lớp dạy tiếng Nhật tư nhân. Sau khi lấy được chứng chỉ JLPT trình độ N4 thì tôi sang Nhật Bản. Ở Hà Nội, tôi đi học ở lớp học chi phí thấp có tên là SOFL, mỗi tuần khoảng 2, 3 lần. Học phí trong 4 tháng chỉ là 4 triệu đồng. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 4 (Nam thực tập sinh kĩ năng, sau khi sang Nhật 10 tháng thi đỗ N3) ・Dạy và học qua điện thoại video: Ở công ty phái cử, tôi luôn nghiêm túc học tập cả ở trên lớp cũng như hoàn thành bài tập về nhà, ngoài ra, tôi còn học cả qua YouTube. Trong số khoảng 300 học sinh tại công ty phái cử, tôi đạt thành tích học tập cao nhất. Giáo viên của công ty phái cử (trình độ N2) cho đến này vẫn đang giảng ngữ pháp cho tôi qua cuộc gọi video trên ứng dụng messenger. Mỗi buổi học như vậy khoảng 1 tiếng đồng hồ, mỗi tháng học 10 buổi. ・Tranh thủ học trong giờ nghỉ giải lao: Tôi lưu vào điện thoại từ vựng cũng như các bài thi thử được giới thiệu trên Facebook. Trong giờ nghỉ giải lao ở chỗ làm, tôi tranh thủ xem lại để học thuộc. Khi gặp các vấn đề không hiểu, tôi hỏi người Nhật làm cùng và được mọi người tận tình chỉ bảo. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 5 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N1) ・Chuẩn bị bài trước: Giáo trình dùng ở trung tâm dạy tiếng Nhật là bộ “Minna no Nihongo", trong đó, các bài từ 1 đến 25 tương đương trình độ N5, bài từ 26 đến 50 tương đương trình độ N4. Trung tâm mới chỉ dạy đến bài 35, nhưng tôi đã tự học trước đến hết bài 50 rồi mới sang Nhật. Trong số khoảng 200 học sinh ở trung tâm, thành tích của tôi đứng thứ nhất. Tôi cho rằng chính nhờ việc chuẩn bị bài trước nên khi lên lớp tôi nhớ bài rất dễ dàng. ・Tranh thủ học trong giờ làm việc: Sau khi xếp dây thép vào máy, thời gian chờ dây thép từ máy đi ra rất lâu nên tôi tranh thủ khoảng thời gian đó để học tiếng Nhật. ・Từ chối làm thêm giờ để tranh thủ học: Tôi đã xin công ty không sắp xếp cho tôi làm thêm giờ để dành thời gian học vào buổi tối. Khi so sánh giữa “tiền làm thêm giờ trong thời gian 3 năm thực tập kĩ năng" với “số tiền kiếm được rất nhiều năm nữa khi đã học giỏi tiếng Nhật", tôi đã không chọn “lợi ích ngay trước mắt" mà lựa chọn “công việc và cuộc sống tương lai”. ・Sử dụng các cơ sở công cộng: Cuối tuần, tôi thường học tập tại nhà hoặc thư viện công lập của tỉnh. Trong thư viện có điều hoà rất dễ chịu, lại yên tĩnh, là nơi thích hợp nhất cho việc học. ・Lớp dạy tiếng Nhật của các tình nguyện viên: Tại trường đại học ở địa phương có mở lớp tiếng Nhật miễn phí do các tình nguyện viên người Nhật dạy (mỗi buổi 2 tiếng đồng hồ vào Chủ Nhật). Cùng học với tôi ở đây có rất nhiều người đến từ các nước khác. ・Đi thực tập kĩ năng với tinh thần du học: Các bạn cùng kí túc xá với tôi vào ngày nghỉ thường ngủ dậy muộn hoặc mải miết chơi điện thoại, không ai cố gắng học tiếng Nhật. Tôi thì tâm niệm rằng mình “đang vừa du học ở Nhật (du học tự học), vừa kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt" và dành nhiều thời gian hết mức có thể cho việc học. Để tập trung học, trong khoảng thời gian 2 năm đầu gần như tôi bỏ hẳn Facebook. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 6 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Dốc sức học tập trước khi sang Nhật: Tôi đã học tập nửa năm tại công ty phái cử. Trong số 36 học sinh của lớp, thành tích của tôi đứng thứ nhất, thứ nhì. Để có kết quả này, tôi đã nỗ lực tự học. Tôi tự học từ 7 đến 11 giờ sáng và 7 đến 10 giờ tối. Mỗi ngày, thời gian học trên lớp là 4 tiếng còn thời gian tự học là 7 tiếng. Hơn nữa, trước kì thi, tôi còn tự học từ 2 đến 5 giờ sáng. Cũng có rất nhiều người khác cùng nỗ lực cố gắng học tập giống tôi. ・Hãy cố gắng để khi sang Nhật đã nói được đôi chút: Cũng có những người sang Nhật mà hầu như không hề nói được tiếng Nhật. Nếu sang Nhật trong tình trạng như vậy, chắc chắn sẽ rất vất vả. Hơn nữa, năng lực tiếng Nhật cơ bản cũng như thói quen học tập không có, nên dù có sống ở Nhật đến 3 năm đi nữa thì tiếng Nhật cũng không tiến bộ được bao nhiêu. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 7 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Học hằng ngày: Từ khi sang Nhật, ngày nào tôi cũng học. Đến năm thứ 2 ở Nhật, tôi đã đỗ chứng chỉ năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ N2. Vào thứ Bảy và Chủ Nhật, tôi cũng học khoảng 4 tiếng đồng hồ. ・Học tập cả trong thời gian nghỉ giải lao và thời gian di chuyển: Tôi lưu các trang Facebook học từ vựng và ngữ pháp vào điện thoại, rồi tranh thủ lúc nghỉ giải lao và thời gian di chuyển trên xe ô tô để ghi nhớ. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 8 (Nữ phiên dịch viên hàng đầu, du học sinh) ・Học tiếng Nhật ở chỗ làm thêm: Công việc làm thêm đầu tiên của tôi do trường tiếng Nhật giới thiệu, là công việc ở siêu thị. Tuy nhiên, công việc này không có nhiều cơ hội nói chuyện với người Nhật nên sau nửa năm tôi đã nghỉ làm ở đây. Thời đó có rất ít nơi nhận du học sinh vào làm thêm nên gọi điện đến xin việc theo thông tin trên tạp chí tuyển người thì cũng rất khó để được đến phỏng vấn. Vì vậy, tôi đã đến Hellowork và nhờ người phụ trách ở đó gọi điện thoại nói giúp rằng “Hiện nay đang có du học sinh người Việt Nam muốn tìm việc, xin được xem xét”. Sau đó, tôi được đến phỏng vấn và đã trúng tuyển. Tôi làm công việc nhận yêu cầu gọi món của khách và bưng đồ ăn ở quán nhậu izakaya. Ở đây, tôi còn được nói chuyện rất nhiều với chủ quán và các nhân viên, đây là cơ hội rất tốt để rèn luyện tiếng Nhật. ・Thái độ học tập trên lớp và học tập tại thư viện: Ở trường tiếng Nhật, tôi thấy rất nhiều người vì quá mệt mỏi khi đi làm thêm nên ngủ gật trên lớp. Nhưng do đã xác định tư tưởng là phải học tiếng Nhật thật nghiêm túc nên tôi đã cố gắng không ngủ. Ngoài ra, đến cuối tuần tôi lại tới thư viện công cộng gần nhà để học. ・Lớp dạy tiếng Nhật của tình nguyện viên: Một số tình nguyện viên người Nhật đã mở câu lạc bộ tiếng Nhật và trò chuyện với người nước ngoài vào thứ Tư hằng tuần, mỗi buổi khoảng 1 tiếng rưỡi. Vào ngày này, tôi không đăng kí làm thêm để dành thời gian đến lớp. Đây là kiểu lớp học có ít học sinh, một giáo viên chỉ dạy 4, 5 học sinh người nước ngoài. Ngoài ra, tôi còn tham gia lớp dạy nấu ăn miễn phí của các tình nguyện viên. Việc luyện tập hội thoại ở các lớp học như thế này và ở chỗ làm thêm đã giúp tôi cải thiện tiếng Nhật rất nhiều. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 9 (Nữ thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Giao lưu với người Nhật ở chỗ làm: Người Nhật làm cùng chỗ với tôi rất tốt bụng. Các sempai chỉ dẫn công việc cho tôi hết sức kĩ càng. Những ngày tuyết rơi hay trời mưa, khó đi xe đạp, các sempai lại lái xe chở chúng tôi đi mua sắm. Họ còn thường xuyên dẫn chúng tôi đi ăn và đi tham quan nữa. Tôi thường xuyên trò chuyện với các sempai cả khi đi chơi và lúc nghỉ giải lao ở chỗ làm. Như vậy vừa vui, lại vừa luyện được khả năng hội thoại. Tôi nghĩ rằng đối với thực tập sinh kĩ năng, không chỉ tiền lương mà môi trường làm việc cũng rất quan trọng. ・Bảo đảm thời gian học khi có ít giờ làm thêm: Những khi ít giờ làm thêm, khi xong việc, mỗi buổi tối tôi lại dành ra 2 tiếng để học tiếng Nhật. Ngoài ra, do chọn được công ty phái cử tốt nên tôi đã sang Nhật mà không phải vay nợ. ・Lớp tiếng Nhật tình nguyện: Cứ mỗi cuối tuần, tôi lại đến lớp tiếng Nhật miễn phí của các tình nguyện viên người Nhật, (mỗi buổi khoảng 2 tiếng đồng hồ). ・Viết nhật ký bằng tiếng Nhật: Trong 1 năm, tôi viết nhật ký bằng tiếng Nhật và thỉnh thoảng lại nhờ trưởng nhóm ở chỗ làm sửa giúp. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 10 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Ngủ sớm và dậy sớm để đảm bảo thời gian học: Kí túc xá nơi tôi thực tập là phòng ở 4 người nên để có thể tập trung, tôi tranh thủ học vào những lúc các bạn đang ngủ. Tôi đi ngủ lúc 11 giờ tối và dậy từ 4 giờ sáng và học đến 6 giờ sáng. ・Học cả trong giờ nghỉ giải lao: Trong giờ nghỉ trưa, tôi cũng tranh thủ học 30 phút. ・Trò chuyện với người Nhật ở chỗ làm: Nghĩ đến công việc sau khi về nước, tôi nghĩ là cần phải cố gắng học tiếng Nhật chứ không chỉ mải mê kiếm tiền. Vì vậy, ngoài việc tự ngồi học, tôi luôn cố gắng hết sức tạo cơ hội để được luyện hội thoại. Tôi luôn tích cực chủ động nói chuyện với người Nhật ở chỗ làm và vào ngày nghỉ thì giao lưu với thật nhiều người. ・Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện: Hằng tuần vào Chủ Nhật, tôi đi học tiếng Nhật ở lớp do tình nguyện viên người Nhật dạy, mỗi buổi 2 tiếng đồng hồ. Ở đây có học sinh đến từ nhiều nước khác nhau, ngôn ngữ chung chỉ có tiếng Nhật nên ngay cả ngày nghỉ tôi cũng có cơ hội sử dụng tiếng Nhật. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 11 (Nữ du học sinh, trình độ N1) ・Viết nhật ký bằng tiếng Nhật: Thời gian học ở trường tiếng Nhật, tôi thường tích cực hỏi các giáo viên bằng tiếng Nhật. Sau giờ học trên lớp, tôi còn học thêm 3 tiếng đồng hồ tại thư viện. Ngoài ra, hằng ngày, tôi viết nhật ký bằng tiếng Nhật và thỉnh thoảng lại nhờ giáo viên ở trường sửa giúp. ・Trò chuyện với người Nhật ở chỗ làm thêm: Tôi luôn cố gắng nói chuyện thật nhiều với người Nhật. Công việc làm thêm của tôi chủ yếu là ở quán nhậu izakaya, nên ngay cả khi đang làm việc, tôi cũng được luyện hội thoại rất nhiều. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 12 (Nữ du học sinh, trình độ N2) Thời gian trò chuyện với các sempai và kohai người Nhật sau giờ làm việc ở nơi làm thêm ・Tập trung học trong nửa năm: Tôi sang Nhật trong tình trạng hầu như không hiểu tiếng Nhật, nhưng trong nửa năm, tôi không đi làm thêm mà tập trung hết cho việc học tiếng Nhật cả trên lớp cũng như trong thời gian rảnh rỗi. Nhờ vậy, sau nửa năm, tôi đã đạt trình độ JLPT N3. ・Học tiếng Nhật ở chỗ làm thêm: Tôi được trường đại học giới thiệu cho công việc làm thêm tại xưởng chế biến thực phẩm, nhưng do có khả năng hội thoại nên tôi được nhận vào làm ở quán nhậu izakaya và đã làm việc ở đây trong 3 năm rưỡi. Ngoài việc nhận yêu cầu gọi món của khách, giờ nghỉ giải lao cũng như sau giờ làm, tôi trò chuyện rất nhiều với người Nhật làm cùng nên tiếng Nhật rất tiến bộ. ・Sử dụng các từ mới học được trong hội thoại thực tế: Bí quyết của tôi khi học là ghi chữ kanji và các cụm từ ra giấy và đọc thành tiếng để ghi nhớ; sử dụng từ vựng cũng như ngữ pháp mới học được vào hội thoại thực tế; khi không rõ cách dùng cũng như không hiểu rõ nghĩa thì hỏi người Nhật; tích cực sử dụng các ứng dụng như mazii… Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Các bạn thấy thế nào ạ? Đã mất công đến sống ở Nhật, các bạn hãy tận dụng những lời khuyên và kinh nghiệm của các sempai đã thành công để khiến thời gian du học hay thực tập kĩ năng của mình có ích nhé. Các bí quyết học tiếng Nhật đã được tổng kết chi tiết trong trang web dưới đây, các bạn hãy cùng tham khảo nhé. 7 bí quyết để học tốt tiếng Nhật khi đi du học 7 bí quyết để học tốt tiếng Nhật trong quá trình thực tập kỹ năng Trong Vol 28., chúng tôi đã giới thiệu những công cụ, tài liệu học tập mà các sempai sử dụng để trong vòng 3 năm từ khi sang Nhật thi đỗ được kì thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ N1, N2. Trong số này, chúng tôi xin giới thiệu những bí quyết học tập quý báu mà các sempai chia sẻ với các du học sinh và thực tập sinh kĩ năng đi sau. Sempai 1 (Nữ thực tập sinh kĩ năng, trình độ N1) ・Học tập tại kí túc xá: Sau giờ ăn tối, khi trong nhà ăn ở kí túc xá không còn ai nữa, tôi học một mình bằng video trên YouTube, sách giáo khoa và đĩa CD. ・Hội thoại với người Nhật ở chỗ làm: Ở nơi làm việc, tôi có rất nhiều cơ hội để nói chuyện với người Nhật. Điều này đã giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện trình độ tiếng Nhật của tôi. Mỗi khi trong công việc có điểm gì không hiểu rõ, tôi thường tìm người Nhật để hỏi. Tất cả các sempai người Nhật đều giải đáp cho tôi rất tận tình. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 2 (Nữ du học sinh, trình độ N1) ・Nghiêm túc học hành trước khi sang Nhật: Hồi theo học trường Nhật ngữ Đông Du, tôi ở 1 năm trong kí túc xá. Tôi bắt đầu học tiếng Nhật từ con số 0, nhưng sau 1 năm tôi đã đạt trình độ tương đương JLPT N3. Tôi còn tự học vào các buổi tối và ngày nghỉ, bận đến mức còn chẳng có cả thời gian để đi từ thành phố Hồ Chí Minh về nhà ở Vũng Tàu. ・Học trong thư viện: Tôi thường xuyên sử dụng thư viện của trường đại học. Thư viện rất yên tĩnh, lại có điều hoà mát và có nhiều người khác cùng đến để học. Những khi thư viện của trường đại học nghỉ thì tôi đến học tại thư viện công cộng. ・Trung tâm giao lưu quốc tế: Tại “Trung tâm giao lưu quốc tế" do hiệp hội giao lưu quốc tế địa phương vận hành, ngoài việc cung cấp các thông tin liên quan đến học tập cũng như các sự kiện giao lưu dành cho người nước ngoài, ở đây còn tư vấn về các vấn đề như cuộc sống và học tập. Ở đây còn có rất nhiều tài liệu học tiếng Nhật. Sử dụng thư viện công cộng Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 3 (Nữ du học sinh, trình độ N2) ・Trước khi sang Nhật, học tập tại trường tiếng Nhật chi phí thấp: Thời gian học ở trường Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi học tiếng Nhật ở lớp dạy tiếng Nhật tư nhân. Sau khi lấy được chứng chỉ JLPT trình độ N4 thì tôi sang Nhật Bản. Ở Hà Nội, tôi đi học ở lớp học chi phí thấp có tên là SOFL, mỗi tuần khoảng 2, 3 lần. Học phí trong 4 tháng chỉ là 4 triệu đồng. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 4 (Nam thực tập sinh kĩ năng, sau khi sang Nhật 10 tháng thi đỗ N3) ・Dạy và học qua điện thoại video: Ở công ty phái cử, tôi luôn nghiêm túc học tập cả ở trên lớp cũng như hoàn thành bài tập về nhà, ngoài ra, tôi còn học cả qua YouTube. Trong số khoảng 300 học sinh tại công ty phái cử, tôi đạt thành tích học tập cao nhất. Giáo viên của công ty phái cử (trình độ N2) cho đến này vẫn đang giảng ngữ pháp cho tôi qua cuộc gọi video trên ứng dụng messenger. Mỗi buổi học như vậy khoảng 1 tiếng đồng hồ, mỗi tháng học 10 buổi. ・Tranh thủ học trong giờ nghỉ giải lao: Tôi lưu vào điện thoại từ vựng cũng như các bài thi thử được giới thiệu trên Facebook. Trong giờ nghỉ giải lao ở chỗ làm, tôi tranh thủ xem lại để học thuộc. Khi gặp các vấn đề không hiểu, tôi hỏi người Nhật làm cùng và được mọi người tận tình chỉ bảo. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 5 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N1) ・Chuẩn bị trước bài: Giáo trình dùng ở trung tâm dạy tiếng Nhật là bộ “Minna no Nihongo", trong đó, các bài từ 1 đến 25 tương đương trình độ N5, bài từ 26 đến 50 tương đương trình độ N4. Trung tâm mới chỉ dạy đến bài 35, nhưng tôi đã tự học trước đến hết bài 50 rồi mới sang Nhật. Trong số khoảng 200 học sinh ở trung tâm, thành tích của tôi đứng thứ nhất. Tôi cho rằng chính nhờ việc chuẩn bị trước bài nên khi lên lớp tôi nhớ bài rất dễ dàng. ・Tranh thủ học trong giờ làm việc: Sau khi xếp dây thép vào máy, thời gian chờ dây thép từ máy đi ra rất lâu nên tôi tranh thủ khoảng thời gian đó để học tiếng Nhật. ・Từ chối làm thêm giờ để tranh thủ học: Tôi đã xin công ty không sắp xếp cho tôi làm thêm giờ để dành thời gian học vào buổi tối. Khi so sánh giữa “tiền làm thêm giờ trong thời gian 3 năm thực tập kĩ năng" với “số tiền kiếm được rất nhiều năm nữa khi đã học giỏi tiếng Nhật", tôi đã không chọn “lợi ích ngay trước mắt" mà lựa chọn “công việc và cuộc sống tương lai”. ・Sử dụng các cơ sở công cộng: Cuối tuần, tôi thường học tập tại nhà hoặc thư viện công lập của tỉnh. Trong thư viện có điều hoà rất dễ chịu, lại yên tĩnh, là nơi thích hợp nhất cho việc học. ・Lớp dạy tiếng Nhật của các tình nguyện viên: Tại trường đại học ở địa phương có mở lớp tiếng Nhật miễn phí do các tình nguyện viên người Nhật dạy (mỗi buổi 2 tiếng đồng hồ vào Chủ Nhật). Cùng học với tôi ở đây có rất nhiều người đến từ các nước khác. ・Đi thực tập kĩ năng với tinh thần du học: Các bạn cùng kí túc xá với tôi vào ngày nghỉ thường ngủ dậy muộn hoặc mải miết chơi điện thoại, không ai cố gắng học tiếng Nhật. Tôi thì tâm niệm rằng mình “đang vừa du học ở Nhật (du học tự học), vừa kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt" và dành nhiều thời gian hết mức có thể cho việc học. Để tập trung học, trong khoảng thời gian 2 năm đầu gần như tôi bỏ hẳn Facebook. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 6 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Dốc sức học tập trước khi sang Nhật: Tôi đã học tập nửa năm tại công ty phái cử. Trong số 36 học sinh của lớp, thành tích của tôi đứng thứ nhất, thứ nhì. Để có kết quả này, tôi đã nỗ lực tự học. Tôi tự học từ 7 đến 11 giờ sáng và 7 đến 10 giờ tối. Mỗi ngày, thời gian học trên lớp là 4 tiếng còn thời gian tự học là 7 tiếng. Hơn nữa, trước kì thi, tôi còn tự học từ 2 đến 5 giờ sáng. Cũng có rất nhiều người khác cùng nỗ lực cố gắng học tập giống tôi. ・Hãy cố gắng để khi sang Nhật đã nói được đôi chút: Cũng có những người sang Nhật mà hầu như không hề nói được tiếng Nhật. Nếu sang Nhật trong tình trạng như vậy, chắc chắn sẽ rất vất vả. Hơn nữa, năng lực tiếng Nhật cơ bản cũng như thói quen học tập không có, nên dù có sống ở Nhật đến 3 năm đi nữa thì tiếng Nhật cũng không tiến bộ được bao nhiêu. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 7 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Học hằng ngày: Từ khi sang Nhật, ngày nào tôi cũng học. Đến năm thứ 2 ở Nhật, tôi đã đỗ chứng chỉ năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ N2. Vào thứ Bảy và Chủ Nhật, tôi cũng học khoảng 4 tiếng đồng hồ. ・Học tập cả trong thời gian nghỉ giải lao và thời gian di chuyển: Tôi lưu các trang Facebook học từ vựng và ngữ pháp vào điện thoại, rồi tranh thủ lúc nghỉ giải lao và thời gian di chuyển trên xe ô tô để ghi nhớ. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 8 (Nữ phiên dịch viên hàng đầu, du học sinh) ・Học tiếng Nhật ở chỗ làm thêm: Công việc làm thêm đầu tiên của tôi do trường tiếng Nhật giới thiệu, là công việc ở siêu thị. Tuy nhiên, công việc này không có nhiều cơ hội nói chuyện với người Nhật nên sau nửa năm tôi đã nghỉ làm ở đây. Thời đó có rất ít nơi nhận du học sinh vào làm thêm nên gọi điện đến xin việc theo thông tin trên tạp chí tuyển người thì cũng rất khó để được đến phỏng vấn. Vì vậy, tôi đã đến Hellowork và nhờ người phụ trách ở đó gọi điện thoại nói giúp rằng “Hiện nay đang có du học sinh người Việt Nam muốn tìm việc, xin được xem xét”. Sau đó, tôi được đến phỏng vấn và đã trúng tuyển. Tôi làm công việc nhận yêu cầu gọi món của khách và bưng đồ ăn ở quán nhậu izakaya. Ở đây, tôi còn được nói chuyện rất nhiều với chủ quán và các nhân viên, đây là cơ hội rất tốt để rèn luyện tiếng Nhật. ・Thái độ học tập trên lớp và học tập tại thư viện: Ở trường tiếng Nhật, tôi thấy rất nhiều người vì quá mệt mỏi khi đi làm thêm nên ngủ gật trên lớp. Nhưng do đã xác định tư tưởng là phải học tiếng Nhật thật nghiêm túc nên tôi đã cố gắng không ngủ. Ngoài ra, đến cuối tuần tôi lại tới thư viện công cộng gần nhà để học. ・Lớp dạy tiếng Nhật của tình nguyện viên: Một số tình nguyện viên người Nhật đã mở câu lạc bộ tiếng Nhật và trò chuyện với người nước ngoài vào thứ Tư hằng tuần, mỗi buổi khoảng 1 tiếng rưỡi. Vào ngày này, tôi không đăng kí làm thêm để dành thời gian đến lớp. Đây là kiểu lớp học có ít học sinh, một giáo viên chỉ dạy 4, 5 học sinh người nước ngoài. Ngoài ra, tôi còn tham gia lớp dạy nấu ăn miễn phí của các tình nguyện viên. Việc luyện tập hội thoại ở các lớp học như thế này và ở chỗ làm thêm đã giúp tôi cải thiện tiếng Nhật rất nhiều. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 9 (Nữ thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Giao lưu với người Nhật ở chỗ làm: Người Nhật làm cùng chỗ với tôi rất tốt bụng. Các sempai chỉ dẫn công việc cho tôi hết sức kĩ càng. Những ngày tuyết rơi hay trời mưa, khó đi xe đạp, các sempai lại lái xe chở chúng tôi đi mua sắm. Họ còn thường xuyên dẫn chúng tôi đi ăn và đi tham quan nữa. Tôi thường xuyên trò chuyện với các sempai cả khi đi chơi và lúc nghỉ giải lao ở chỗ làm. Như vậy vừa vui, lại vừa luyện được khả năng hội thoại. Tôi nghĩ rằng đối với thực tập sinh kĩ năng, không chỉ tiền lương mà môi trường làm việc cũng rất quan trọng. ・Bảo đảm thời gian học khi có ít giờ làm thêm: Những khi ít giờ làm thêm, khi xong việc, mỗi buổi tối tôi lại dành ra 2 tiếng để học tiếng Nhật. Ngoài ra, do chọn được công ty phái cử tốt nên tôi đã sang Nhật mà không phải vay nợ. ・Lớp tiếng Nhật tình nguyện: Cứ mỗi cuối tuần, tôi lại đến lớp tiếng Nhật miễn phí của các tình nguyện viên người Nhật, (mỗi buổi khoảng 2 tiếng đồng hồ). ・Viết nhật ký bằng tiếng Nhật: Trong 1 năm, tôi viết nhật ký bằng tiếng Nhật và thỉnh thoảng lại nhờ trưởng nhóm ở chỗ làm sửa giúp. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 10 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Ngủ sớm và dậy sớm để đảm bảo thời gian học: Kí túc xá nơi tôi thực tập là phòng ở 4 người nên để có thể tập trung, tôi tranh thủ học vào những lúc các bạn đang ngủ. Tôi đi ngủ lúc 11 giờ tối và dậy từ 4 giờ sáng và học đến 6 giờ sáng. ・Học cả trong giờ nghỉ giải lao: Trong giờ nghỉ trưa, tôi cũng tranh thủ học 30 phút. ・Trò chuyện với người Nhật ở chỗ làm: Nghĩ đến công việc sau khi về nước, tôi nghĩ là cần phải cố gắng học tiếng Nhật chứ không chỉ mải mê kiếm tiền. Vì vậy, ngoài việc tự ngồi học, tôi luôn cố gắng hết sức tạo cơ hội để được luyện hội thoại. Tôi luôn tích cực chủ động nói chuyện với người Nhật ở chỗ làm và vào ngày nghỉ thì giao lưu với thật nhiều người. ・Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện: Hằng tuần vào Chủ Nhật, tôi đi học tiếng Nhật ở lớp do tình nguyện viên người Nhật dạy, mỗi buổi 2 tiếng đồng hồ. Ở đây có học sinh đến từ nhiều nước khác nhau, ngôn ngữ chung chỉ có tiếng Nhật nên ngay cả ngày nghỉ tôi cũng có cơ hội sử dụng tiếng Nhật. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 11 (Nữ du học sinh, trình độ N1) ・Viết nhật ký bằng tiếng Nhật: Thời gian học ở trường tiếng Nhật, tôi thường tích cực hỏi các giáo viên bằng tiếng Nhật. Sau giờ học trên lớp, tôi còn học thêm 3 tiếng đồng hồ tại thư viện. Ngoài ra, hằng ngày, tôi viết nhật ký bằng tiếng Nhật và thỉnh thoảng lại nhờ giáo viên ở trường sửa giúp. ・Trò chuyện với người Nhật ở chỗ làm thêm: Tôi luôn cố gắng nói chuyện thật nhiều với người Nhật. Công việc làm thêm của tôi chủ yếu là ở quán nhậu izakaya, nên ngay cả khi đang làm việc, tôi cũng được luyện hội thoại rất nhiều. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 12 (Nữ du học sinh, trình độ N2) ・Tập trung học trong nửa năm: Tôi sang Nhật trong tình trạng hầu như không hiểu tiếng Nhật, nhưng trong nửa năm, tôi không đi làm thêm mà tập trung hết cho việc học tiếng Nhật cả trên lớp cũng như trong thời gian rảnh rỗi. Nhờ vậy, sau nửa năm, tôi đã đạt trình độ JLPT N3. ・Học tiếng Nhật ở chỗ làm thêm: Tôi được trường đại học giới thiệu cho công việc làm thêm tại xưởng chế biến thực phẩm, nhưng do có khả năng hội thoại nên tôi được nhận vào làm ở quán nhậu izakaya và đã làm việc ở đây trong 3 năm rưỡi. Ngoài việc nhận yêu cầu gọi món của khách, giờ nghỉ giải lao cũng như sau giờ làm, tôi trò chuyện rất nhiều với người Nhật làm cùng nên tiếng Nhật rất tiến bộ. ・Sử dụng các từ mới học được trong hội thoại thực tế: Bí quyết của tôi khi học là ghi chữ kanji và các cụm từ ra giấy và đọc thành tiếng để ghi nhớ; sử dụng từ vựng cũng như ngữ pháp mới học được vào hội thoại thực tế; khi không rõ cách dùng cũng như không hiểu rõ nghĩa thì hỏi người Nhật; tích cực sử dụng các ứng dụng như mazii… Thời gian trò chuyện với các sempai và kohai người Nhật sau giờ làm việc ở nơi làm thêm Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Các bạn thấy thế nào ạ? Đã mất công đến sống ở Nhật, các bạn hãy tận dụng những lời khuyên và kinh nghiệm của các sempai đã thành công để khiến thời gian du học hay thực tập kĩ năng của mình có ích nhé. Các bí quyết học tiếng Nhật đã được tổng kết chi tiết trong trang web dưới đây, các bạn hãy cùng tham khảo nhé. 7 bí quyết để học tốt tiếng Nhật khi đi du học 7 bí quyết để học tốt tiếng Nhật trong quá trình thực tập kỹ năng

    30/04/2020

  • Vol. 28【SỐ ĐẶC BIỆT】Tài liệu ôn thi N1/N2 của những bạn đã đỗ

       Trong các sempai du học sinh hoặc thực tập sinh kĩ năng có câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm được giới thiệu trên trang KOKORO, có những người trong vòng 3 năm đã đỗ được kì thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ N1 hoặc N2. Họ đã dùng những giáo trình, công cụ nào để học nhỉ? Dựa trên nội dung mà ban biên tập đã phỏng vấn những sempai này, chúng tôi xin tổng hợp lại các công cụ, tài liệu học tập đã giúp họ đỗ được chứng chỉ N1, N2. Trước khi sang Nhật     Ở một trường tiếng Nhật nổi tiếng tại Việt Nam, các học sinh ở tại kí túc xá và học tập trong vòng 1 năm, hướng đến mục tiêu là đỗ chứng chỉ N3 trước khi sang Nhật. Ngoài ra, ở một công ty phái cử chất lượng tốt, thực tập sinh học tập trong ít nhất 8 tháng rồi mới sang Nhật. Để có thể đỗ được chứng chỉ N1 hoặc N2 trong vòng 3 năm kể từ ngày sang Nhật thì trước hết, trong năm đầu tiên ở Nhật nên cố gắng đỗ được chứng chỉ N3. Muốn vậy thì trước khi sang Nhật, cần đạt năng lực tiếng Nhật tương đương với trình độ N4.     Trước khi sang Nhật, hãy học đến hết bài 50 (tương đương trình độ N4) trong sách “Minna no Nihongo" (của 3A Network) mà rất nhiều trường tiếng Nhật và trung tâm tiếng Nhật đang dùng nhé. Trong trường hợp ở trường không dạy đến bài 50 thì các bạn hãy tự học cho đủ nhé. Sách giáo khoa, sách luyện thi dùng ở Nhật Hai tài liệu sau đây được nhiều sempai từng đỗ trình độ N1, N2 khuyên dùng nhất. Bộ sách “Shin Kanzen Master Nihongo Noryoku Shiken" Nhà xuất bản: 3A Network ・“Đây là bộ sách đặc biệt hay trong số các tài liệu học tập mà tôi được các sempai và bạn bè giỏi tiếng Nhật giới thiệu cho”. (Một du học sinh trình độ N1) ・“Tôi đã học bằng rất nhiều tài liệu khác nhau, nhưng bộ sách này là hữu ích nhất. Tôi khuyên các bạn đã học đến trình độ nhất định nên dùng bộ sách này”. (Thực tập sinh trình độ N1) Bộ sách “Mimi Kara Oboeru Nihongo Noryoku Shiken” Nhà xuất bản: ALC ・“Tôi thấy bộ sách này là hay nhất. Đặc biệt là phần luyện từ vựng và nghe hiểu rất hữu ích”. (Du học sinh trình độ N1) ・“Tôi lưu đĩa CD kèm theo sách luyện từ vựng vào điện thoại iphone, rồi nghe qua tai nghe trong khi đang làm công việc thực tập. Làm như vậy rất có ích trong việc cải thiện khả năng nghe”. (Thực tập sinh trình độ N1) 【Ngoài các bộ sách được các sempai khuyên dùng kể trên】 Bộ sách “Nihongo Noryoku Shiken Mondaishu Speed Master” Nhà xuất bản: Jresearch Bộ sách “Nihongo Sou Matome” Nhà xuất bản: Ask Bộ sách “Pattern Betsu Tettei Drill Nihongo Noryoku Shiken” Nhà xuất bản: ALC ・“Tôi đã dùng sách này thay cho thi thử ngay trước kì thi JLPT”. (Du học sinh trình độ N1) Sách KANJI LOOK AND LEARN Nhà xuất bản: Japan Times ・“Tôi đã dùng sách này để luyện Kanji trình độ N3”. (Du học sinh trình độ N2) YouTube, Facebook    Thời bây giờ, việc học tiếng Nhật qua các kênh YouTube hay trang Facebook đã trở nên rất phổ biến đối với du học sinh và thực tập sinh rồi nhỉ. [YouTube]     Để bổ sung cho việc học tập thông qua sách vở, các sempai còn học tiếng Nhật qua các kênh YouTube nữa. Dưới đây, xin được giới thiệu với các bạn các kênh học tiếng Nhật trên YouTube được nhiều sempai khuyên dùng. NIHONGONOMORI Riki nihongo ChuHanDonGian ・Ghi nhớ chữ Kanji [Facebook]     Đối với Facebook, rất nhiều sempai đã chụp ảnh màn hình điện thoại để ghi lại các cụm từ, thành ngữ hay từ vựng rồi lưu vào điện thoại di động và tranh thủ học vào những khoảng thời gian ngắn như trên đường đi làm, trên đường đi học hay trong giờ nghỉ giải lao. Có rất nhiều kiểu trang Facebook khác nhau để học nên các bạn hãy hỏi thông tin của sempai hoặc bạn bè để tìm ra trang phù hợp với bản thân nhé. Hình ảnh lưu lại từ trang Facebook.     Vì ở trên YouTube hay Facebook, các chương trình hay trang mới liên tục xuất hiện, nên các bạn hãy tham gia các hội nhóm chia sẻ, trao đổi thông tin luyện thi JLPT để thu thập các thông tin mới nhất. Các thông tin cũng sẽ được đăng thường xuyên trên trang web KOKORO và trang Facebook của KOKORO. Các trang web, ứng dụng     Sau đây, xin được giới thiệu các trang web và ứng dụng mà các sempai đã sử dụng. Trang “News Web Easy" của NHK ・Đây là trang tin tức được viết bằng tiếng Nhật đơn giản. Vì trang này có cả âm thanh nên bạn có thể dùng để luyện nghe nữa. Kênh “SAKURA TV" của NHK ・Kênh tivi phát các tin tức mới nhất bằng tiếng Nhật 24/24 giờ. Phát thanh viên đọc tin với phát âm chuẩn nên có thể dùng để luyện nghe. Từ điển mazii ・Đây là trang web từ điển. Trong trang này, ta có thể xem được tin tức có kèm cách đọc furigana, và cả âm thanh. Từ trang web, có thể tải được ứng dụng về điện thoại. AnkiMobile ・Đây là ứng dụng ghi nhớ từ vựng rất thịnh hành (Phần mềm phải trả phí. Đối với điện thoại Android thì được dùng miễn phí) ・“Ứng dụng này rất hữu dụng trong việc nâng cao vốn từ vựng. Phần mềm này rất có ích đối với tôi”. (Thực tập sinh trình độ N1) Các trang web ban biên tập khuyên dùng Minato ・Trang web học qua mạng miễn phí và bài bản do Quỹ Giao lưu quốc tế Nhật Bản cung cấp. BIKae.net ・Trang web này, ngoài các thông tin học tập phục vụ thi JLPT, còn đăng tải các thông tin hữu ích cho cuộc sống như ăn uống, mua sắm v.v... Chương trình tivi     Có rất nhiều sempai đã nâng cao năng lực nghe hiểu cũng như năng lực hội thoại bằng cách xem các chương trình tivi của Nhật Bản. Các sempai này hiện nay nói tiếng Nhật rất lưu loát. ・“Để luyện nghe, tôi rất hay xem bộ phim ‘Thám tử lừng danh Conan’. Từ khi còn nhỏ, tôi đã xem đi xem lại truyện tranh này bằng tiếng Việt nên nội dung vẫn còn nhớ chút ít, vì vậy, tôi vừa thưởng thức lại bộ phim, vừa học được phát âm và ngữ điệu. Tôi thấy rằng cách học theo kiểu vừa học vừa giải trí như vậy rất dễ duy trì được lâu dài.” (Du học sinh trình độ N1) ・“Khi nhìn đám trẻ nhỏ nói tiếng Nhật ngoài công viên, tôi nghĩ ‘có lẽ người lớn cứ suy nghĩ nhiều quá nên ngôn ngữ mới không giỏi lên được’, và bắt đầu cố gắng xem phim truyền hình và các chương trình hài hước trên tivi. Ngay cả khi đang học, tôi cũng bật tivi để lúc nào tai cũng nghe thấy tiếng Nhật. Khi nghe thấy câu thoại hay trong phim truyền hình, ngày hôm sau, khi đang làm công việc làm thêm, tôi lại nhẩm lại để ghi nhớ. Cứ như vậy trong khoảng nửa năm, cả khả năng nghe và nói của tôi đều tiến bộ.” (Cựu du học sinh, trình độ tiếng Nhật ngang với phiên dịch viên) ・“Tôi xem tin tức và phim truyền hình. Hồi đầu tôi không hiểu được mấy, nhưng dần dần rồi cũng hiểu được.” (Thực tập sinh trình độ N2)     Về việc học tiếng Nhật, xin mời tham khảo trang web dưới đây của KOKORO. Hãy học tiếng Nhật

    29/04/2020

  • Tiếng Nhật -Phương pháp học dễ dàng qua Manga-

       Xin chào các bạn.   Hôm nay chúng ta sẽ tới Góc tiếng Nhật    Việc học tiếng Nhật đôi khi thật nhàm chán và vô vị phải không nào? Không phải ai cũng có khá năng tập trung học liên tục hàng giờ, hàng ngày với các cuốn sách từ vựng và ngữ pháp khô khan, khó hiểu. Ở đây mình giới thiệu cho các bạn một phương pháp học dễ dàng và thoải mái hơn nhé! Đó là: học tiếng Nhật qua truyện tranh (manga) với một loạt các *Hây**Bùm**Chát**Hự*…bằng tiếng Nhật ^^ ◆ Tại sao lại là Manga: Vì rằng mà là …nó bắt đầu rất dễ dàng:  ・ Nội dung của truyện trang sẽ bao gồm 2 phần: phần hình ảnh và phần chữ đi kèm. Dù không sõi tiếng Nhật lắm thì ta cũng có thể đoán được 1 phần nội dung qua hình vẽ.  ・ Nội dung chữ trong truyện tranh chủ yếu là các đoạn hội thoại, sẽ có ích và đỡ nhàm chán. Nhưng lưu ý là văn phong mỗi chuyện 1 khác nên bạn nên chọn kỹ trước khi bắt đầu nhé (cẩn thận với các truyện mà nhân vật nói chuyện khó hiểu quá nhé). ・ Ngữ pháp sử dụng trong truyện tranh thường là những ngữ pháp đơn giản, hay dùng trong trong giao tiếp thường nhật. ・ Có nhiều từ tượng thanh tượng hình, loại từ này rất khó hiểu và khó nhớ nên nếu bạn học qua truyện thành bạn sẽ dễ hình dung hơn (dễ hiểu hơn đọc định nghĩa trong từ điển hay sách giáo khoa nhiều) ・ Các truyện cho trẻ em sẽ có kèm furigana cho Hán tự, nó sẽ giúp ích cho việc làm quen với Hán tự ・ Các từ và mẫu câu trong 1 bộ truyện manga sẽ lặp lại thường xuyên 1 cách ngẫu nhiên giúp cho việc nhớ từ vừa tự nhiên, vừa dễ dàng Vì người tiếng Nhật thì manga còn chứa nhiều kiến thức bổ ích : ・ Vì bản thân các truyện tranh là 1 ấn phẩm văn hóa nên nó chứa bên trong cả kho tàng kiến thức về cuộc sống, khoa học, phong tục dân gian…  ・ Những kiến thức này ta cũng có thể học trên TV, trên báo nhưng học trên truyện tranh giúp ta chủ động được tốc độ tiếp nhận ・ Phải chú ý vì tính giải trí của truyện tranh khá cao nên cần lựa chọn kỹ loại truyện tranh dùng để học sao cho hiệu quả Vì giúp hòa nhập với người Nhật tốt hơn: ・ Truyện tranh và anime là 1 phần văn hóa Nhật Bản và cả người lớn lẫn trẻ em đều đọc và xem. Việc đọc truyện tranh cũng giúp ta có những đề tài nói chuyện phiếm với người Nhật ở chỗ làm việc hay trường học. ・ Như có nói ở trên thì văn phong trong truyện tranh gần với lối giao tiếp thường Nhật và có nhiều từ tượng thanh, tượng hình giúp cho ta có cách nói chuyện dễ hiểu hơn và gần gũi hơn với người Nhật. ・ Hãy học thử và thử bắt chuyện với người Nhật xung quanh về những mẩu chuyện liên quan đến truyện tranh. Bạn có thể sẽ làm những người Nhật xung quanh bất ngờ vì điều đó. ◆ Cách học hiệu quả: Có 3 cách học thông qua manga:  ・ Học bằng các tạp chí manga ra hàng tuần ・ Học bằng các bộ manga đã phát hành riêng theo cuốn ・ Đọc manga trên điện thoại hoặc máy tính* Ở đây mình khuyến khích cách học số 1 và số 2 Các bước chuẩn bị khi tiến hành học: ・ Chọn truyện: Tùy mục đích học ( tiếng Nhật hội thoại, tiếng Nhật chuyên ngành, tiếng Nhật trong công việc, tiếng Nhật thương mại) mà chúng ta sẽ chọn loại truyện tranh phù hợp.    Hãy xem trước nội dung của truyện đó trên Internet (với các truyện mới thì sẽ có giới thiệu bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, với truyện cũ thì có khi có cả tiếng Việt). Nếu bạn không đọc được nội dung tiếng Anh hay tiếng Nhật thì có thể nhờ đến Google Translate xem sao. ・ Mua truyện: Với loại tạp chí hàng tuần thì bạn có thể mua dễ dàng ở các konbini với giá khoảng 300 yên, với truyện bộ thì bạn thử tìm thử ở các cửa hàng sách cũ hoặc tìm mua ở 1 số trang bán hoặc cho đồ cũ trên mạng như ジモティ、メルカリ、ヤフーオークション ・ Dụng cụ đi kèm (có thể tìm thấy ở shop 100 yên): 1 cuốn vở, 1 cây bút và 1 tệp giấy ghi chú sticky note (loại 5cm x 1cm)  ・ Nếu được thì mua ở cửa hàng sách cũ 1 cuốn từ điển bách khoa toàn thư tiếng Nhật, nó sẽ rất hữu ích khi ta tìm nghĩa của từ (nếu không có thì có thể tra từ điển Online hoặc dung các trình dịch thuật Online) ・ Lên lịch trình học: Lúc đầu học thử 1 tuần 1 chương (chap) truyên. Khi quen rồi có thể học nhiều chap 1 tuần hoặc học nhiều truyện cùng 1 lúc Bắt đầu học nào: ・ Bước 1: Đọc sơ qua từng chap truyện và dán miếng sticky note vào những từ hoặc những câu mình chưa hiểu ・ Bước 2: Sau khi tìm được hết các từ hoặc câu mình chưa hiểu thì lật lại đầu chap và bắt đầu tra từ điển về từ hoặc mẫu câu mình chưa biết hãy ghi nghĩa và giải thích vào miếng sticky note (khi học quen ta có thể ghi giải thích bằng tiếng Nhật luôn) ・ Bước 3: Sau khi tra xong bắt đầu đọc lại để nắm nội dung chap truyện và ôn tập từ ngữ, ngữ pháp luôn ・ Bước 4: Chép lại các từ vựng và mẫu câu vào trong cuốn tập (nếu được thì hãy viết mà không cần nhìn miếng sticky note). Lúc viết lại hãy viết lại cách dùng và bối cảnh từ đó xuất hiện và viết vào trong phần giải thích. ・ Bước 5: Sau khi làm hết các bước trên thì bạn thử ngồi viết lại 1 bài học về văn hóa hay kiến thức ở trong chap truyện đó. Việc này không bắt buộc nhưng nếu bạn làm được thì sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn nội dung truyện. Bạn cũng có thể đăng nó dưới dạng Blog lên FaceBook hay Wordpress hoặc nói về nó trong 1 kênh Youtube cá nhân (biết đâu 1 ngày nào đó bạn sẽ nổi tiếng từ đó cũng nên, hehe).      Trên đây là cách mình đã từng học tiếng Nhật thông qua một phương pháp rất dễ bắt đầu. Lý do mình bắt đầu học bằng cách này thì cũng rất cá nhân, đó là mình đã là một con mọt truyện từ hồi ở Việt Nam và ngày trước mình đi phát báo nên hay lượm được truyện cũ khi đi làm. Thêm một lý do nữa là thực ra mình kiểu bị chứng khó đọc ấy, cứ nhìn vào sách giáo khoa lại hoa mày chóng mặt (bắt đầu lý do lý trấu) nên muốn tìm cách học dễ dàng hơn (và vui vẻ hơn nữa). Ngoài ra thì mình thực sự muốn học để giao tiếp hơn là học để lấy bằng JLPT nên bỏ qua luôn việc học theo sách giáo khoa.     Cũng giống như bất cứ phương pháp học nào, để thành công là sự kiên trì, có khoa học và biết sắp xếp kiến thức có hệ thống. Và chìa khóa để học tốt là cách chọn truyện để học, nhưng đây lại là 1 câu chuyện khá dài nên hẹn các bạn ở bài viết lần sau nhé.

    26/03/2020

Đơn vị vận hành

Nhà tài trợ Bạch Kim

Đơn vị hỗ trợ

  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
  • Văn phòng JNTO Hà Nội
  • Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
  • Hội Việt Nam (JAVN)
  • Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
  • Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế

Đơn vị hợp tác

Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)

Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài

WA.SA.Bi.

Danh mục

  • Khác biệt văn hoá

    Khác biệt văn hoá

  • Sinh hoạt - Chi phí

    Sinh hoạt - Chi phí

  • Xuất nhập cảnh - Visa

    Xuất nhập cảnh - Visa

  • Làm thêm - Xin việc

    Làm thêm - Xin việc

  • Bốn mùa - Du lịch

    Bốn mùa - Du lịch

  • Hỗ trợ người nước ngoài

    Hỗ trợ người nước ngoài

  • Cộng đồng

    Cộng đồng

  • Bí quyết học tiếng Nhật

    Bí quyết học tiếng Nhật

  • Y tế - Sức khoẻ

    Y tế - Sức khoẻ

  • Nhà hàng - Siêu thị Việt

    Nhà hàng - Siêu thị Việt

  • Thực tập kỹ năng

    Thực tập kỹ năng

  • Kỹ năng đặc định

    Kỹ năng đặc định

  • Nhân lực chất lượng cao

    Nhân lực chất lượng cao

  • Du học

    Du học

  • Phòng chống thiên tai

    Phòng chống thiên tai