Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định | Tin mới nhất

Giải thích cách nhận “bảo hiểm lao động” để chi trả chi phí y tế khi bị thương...

Bảo hiểm lao động của Nhật là hệ thống chi trả chi phí y tế và chi phí sinh hoạt khi người lao động bị thương hoặc bị bệnh do công việc hoặc đi lại (đi đến chỗ làm và về nhà). Dù chỉ tuyển dụng 1 công nhân thì các công ty cũng phải tham gia bảo hiểm lao động. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu các loại bảo hiểm lao động, đối tượng được nhận bảo hiểm (người được nhận tiền bảo hiểm), cách đăng ký nhận bảo hiểm v.v. 〈Nội dung〉 1. Bảo hiểm lao động là gì? ...

27/12/2023
  • Cách người nước ngoài sắp bị sa thải vì mang thai đã khiến công ty rút lại việc...

    17/12/2023
    Ở Nhật Bản, các công ty không thể sa thải người lao động, kể cả lao động người nước ngoài vì lý do mang thai. Người nước ngoài cũng có thể nghỉ thai sản và chăm con, sau đó tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động. Thực tập sinh kỹ năng cũng có thể tạm dừng thực tập để sinh con hoặc chăm con, sau đó tiếp tục thực tập sau khi hết thời gian nghỉ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu hai người Việt (người có kỹ năng đặc định và thực tập sinh kỹ năng) sắp bị sa thải tại Nhật vì mang thai đã làm thế nào để có thể tiếp tục làm việc tại Nhật. 〈Nội dung〉 1. Không cần nghỉ việc, về nước khi có thai 2. Gia hạn visa trước khi về nước sinh con 3. Thực tập sinh kỹ năng bị buộc phải ký vào đơn xin thôi việc vì lý do mang thai đã làm thế nào để quay lại làm việc? 4. Trường hợp người có kỹ năng đặc định suýt bị sa thải vì lý do mang thai 5. Khi gặp khó khăn, bạn hãy trao đổi với những nơi này! 6. Những hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản dành cho người mang thai, sinh con, chăm con 7. Tổng kết 1. Không cần nghỉ việc, về nước khi có thai Việc sa thải người lao động vì lý do mang thai hoặc sinh con là bất hợp pháp Luật pháp Nhật Bản nghiêm cấm công ty đối xử bất công với nhân viên (chẳng hạn như sa thải v.v.) vì lý do mang thai hoặc sinh con. Thực tập sinh kỹ năng, người có kỹ năng đặc định và tất cả người lao động nước ngoài cũng được Luật này bảo vệ. Vì lý do này, việc một công ty yêu cầu lao động nước ngoài nghỉ việc hoặc về nước vì người ấy đang mang thai là bất hợp pháp. Hợp đồng lao động có nội dung như vậy cũng là bất hợp pháp. Thực tập sinh có thể tạm dừng thực tập Sau khi có thai, thực tập sinh vẫn có thể tiếp tục quá trình thực tập. Không cần nghỉ việc khi có thai. Không cần về nước vì lý do mang thai. Dù thực tập sinh đã hứa với công ty phái cử thì cũng không cần phải thực hiện lời hứa đó. Thực tập sinh có thể tiếp tục làm việc khi đang mang thai và có thể nghỉ thai sản (trước và sau sinh). Trong quá trình nghỉ trước và sau khi sinh con, thực tập sinh có thể tạm dừng quá trình thực tập, tiếp tục thực tập sau khi nghỉ. Thời gian trong khi nghỉ không tính vào tổng thời gian thực tập. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Không cần phải nghỉ việc - về nước khi có thai|KOKORO 2. Gia hạn visa trước khi về nước sinh con Khi bạn trở về Việt Nam để sinh con và quay lại Nhật Bản sau khi sinh, thời gian lưu trú tại Nhật Bản của bạn có thể đã kết thúc trước khi bạn quay trở lại. Trong trường hợp đó, để lấy được tư cách lưu trú khi ở Việt Nam, bạn sẽ mất nhiều chi phí và phải làm các thủ tục phức tạp. Vì vậy, bạn nên gia hạn tư cách lưu trú (visa) tại Cục quản lý xuất nhập cảnh trước khi trở về Việt Nam để thời gian lưu trú của bạn được duy trì khi bạn quay lại Nhật Bản sau khi sinh con. Để được gia hạn tư cách lưu trú tại Cục quản lý xuất nhập cảnh trước khi trở về Việt Nam sinh con, ngoài mẫu đơn xin gia hạn, bạn cần phải nộp những giấy tờ sau. Hợp đồng lao động (Bản sao) Sổ tay theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em (Bản sao) Giấy khám bệnh của bác sĩ Lý do xin gia hạn Vé máy bay về nước (Bản sao) “Lý do xin gia hạn” là giấy nêu nguyện vọng và lý do gia hạn. Ví dụ: “Tôi muốn về Việt Nam sinh con và sau đó quay lại Nhật làm việc nên hãy để thời gian lưu trú của tôi dài hơn để tôi quay lại Nhật Bản”. Thông thường, nghiệp đoàn sẽ viết hộ bạn. Đối với việc xin gia hạn tư cách lưu trú trước khi về nước để sinh con, thời gian xét duyệt của Cục xuất nhập cảnh sẽ nhanh hơn xin gia hạn tư cách lưu trú thông thường. 3. Thực tập sinh kỹ năng bị buộc phải ký vào đơn xin thôi việc vì lý do mang thai đã làm thế nào để quay lại làm việc? Cô Yoshimizu - Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật (bên phải) và bạn Giang Ký vào đơn xin nghỉ việc vì lý do mang thai Ngày 15/6/2023, Hội hỗ trợ người Việt mang tên “Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật” đã nhận được tin nhắn (SNS) bằng tiếng Việt như sau. “Em làm ở công ty hiện tại được khoảng 7 tháng thì có thai (trong dịp nghỉ lễ, em đến gặp chồng đang thực tập kỹ năng ở tỉnh Gifu). Nghiệp đoàn của em nói rằng công ty nói là không còn việc nhẹ nên em được nghỉ làm khoảng một tuần. Công ty không cho em sống trong ký túc xá nữa. Nếu mọi chuyện cứ tiếp diễn như thế này, rất có thể em sẽ bị đưa về Việt Nam. Em nên làm gì ạ?” Đây là tin nhắn của Giang (20 tuổi), thực tập sinh kỹ năng đang làm việc tại một nhà máy chế biến thực phẩm ở tỉnh Fukuoka. Đại diện của hội hỗ trợ là cô Yoshimizu đã đi từ Tokyo đến Fukuoka vào ngày 16 (ngay ngày hôm sau) để gặp Giang và đưa ra gợi ý “Chúng ta hãy cùng đi đến Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT)”. Tuy nhiên, Giang bị suy sụp tinh thần nên không đi đến OTIT vào ngày hôm đó. Sau khi cô Yoshimizu về Tokyo, nghiệp đoàn nói với Giang là bị công ty nói rằng “Vì không có việc mà phụ nữ mang thai có thể làm được nên cô hãy nghỉ việc và về Việt Nam đi”. Giang đã ký vào giấy xin nghỉ việc. Sau đó, Giang đến chỗ chồng làm việc ở tỉnh Gifu. OTIT tiếp nhận thông tin tư vấn rồi chỉ đạo công ty và nghiệp đoàn Giang (bên trái) và cô Yoshimizu = Năm 2023 ở tỉnh Gifu Cô Yoshimizu đã hỏi ý kiến văn phòng OTIT Nagoya, một đại diện của OTIT đã đến gặp Giang và cô Yoshimizu ở Gifu. Việc sa thải nhân viên vì lý do mang thai là bất hợp pháp. Ngoài ra, trách nhiệm của công ty là phải nghĩ ra những công việc mà phụ nữ mang thai có thể làm. Đại diện của OTIT đã lắng nghe câu chuyện của Giang và cô Yoshimizu, sau đó chỉ đạo nghiệp đoàn và công ty thực hiện đúng theo luật pháp. Ngoài ra, theo lời khuyên của cô Yoshimizu, Giang đã tham gia liên đoàn lao động tên là “Tomoiki Union”. Liên đoàn đề nghị công ty của Giang cùng nói chuyện 3 bên (dantaikosho) về công việc của Giang. “Tomoiki Union” là liên đoàn lao động dành cho người nước ngoài và có kết nối với liên đoàn lao động lớn có tên là “Liên hợp Union Tokyo”. Bằng việc nói chuyện 3 bên với sự có mặt của liên đoàn lao động, công ty phải hủy đơn xin nghỉ việc Nói chuyện 3 bên (dantaikosho - thương lượng đoàn thể) là quyền được Hiến pháp bảo vệ nên khi liên đoàn lao động đề nghị nói chuyện 3 bên thì công ty phải chấp nhận. Trong buổi nói chuyện 3 bên (online) vào ngày 7/7, Giang nói là “muốn quay lại công ty”. Công ty của Giang đã nhận được chỉ thị từ OTIT và đã nói chuyện với liên đoàn lao động hiểu rõ về luật nên họ đã chấp thuận đề nghị của Giang ngay lập tức. Giang đã được quay lại làm việc. Tạm dừng thực tập kỹ năng, về Việt Nam để sinh con và chăm con Sau đó, với sự giúp đỡ của Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật và nghiệp đoàn, Giang đã nộp đơn lên Cục quản lý xuất nhập cảnh để gia hạn tư cách lưu trú. Cục xuất nhập cảnh đã đổi thẻ lưu trú cũ (hiệu lực đến tháng 8/2023) sang thẻ lưu trú mới (hiệu lực đến tháng 7/2024). Giang dự sinh vào khoảng tháng 2/2024 nhưng do sức khỏe không tốt nên Giang đã về Việt Nam trước đó khoảng 6 tháng. Giang định sinh con ở Việt Nam rồi quay lại Nhật để tiếp tục thực tập trước khi thẻ lưu trú mới hết hạn. 4. Trường hợp người có kỹ năng đặc định suýt bị sa thải vì lý do mang thai Sau khi báo cáo đang mang thai, nhận được thông báo thực chất là thông báo sa thải Chị Nga ngoài 30 tuổi, đang là người có kỹ năng đặc định và làm việc ở nông trại cà chua ở tỉnh Aichi. Chị ấy đã có thai. Chị Nga vốn là thực tập sinh kỹ năng trong ngành may mặc. Sau khi hoàn thành 3 năm thực tập kỹ năng, do ảnh hưởng của COVID-19 nên chị khó về nước. Chị ở lại Nhật theo diện đặc biệt và tiếp tục làm trong ngành may. Trong thời gian đó, chị đã thi đỗ kỳ thi kỹ năng ngành nông nghiệp nên chị đã chuyển sang làm việc cho một công ty giới thiệu và cung cấp nhân sự tạm thời (haken). Từ tháng 9/2022, chị được cử đến làm ở nông trại cà chua. Vào tháng 10, chị phát hiện mình đã có thai. Vào tháng 12, chị Nga đã hỏi ý kiến công ty giới thiệu nhân sự. Ngay lập tức, công ty nói với chị là “chị đang bị ốm nên không thể làm việc. Chúng tôi sẽ trả 60% mức lương hàng tháng trong 2 tháng tới. Từ tháng thứ 3 trở đi, chị hãy dựa vào bảo hiểm thất nghiệp để sinh sống”. Mặc dù công ty không sử dụng từ “sa thải”, nhưng công ty nói hãy sử dụng bảo hiểm thất nghiệp - loại bảo hiểm chỉ được chi trả cho người đã kết thúc hợp đồng lao động nên thực chất đây là thông báo sa thải. Liên đoàn lao động đề nghị công ty nói chuyện 3 bên Nói chuyện 3 bên (dantaikosho) online Tháng 1/2023, chị Nga gửi tin nhắn (bằng tiếng Việt) tới “Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật”. Ngay sau đó, cô Yoshimizu và 1 người nữa trong hội hỗ trợ đã đến tỉnh Aichi để gặp và hỏi thăm tình hình của chị Nga. Sau đó, chị Nga tham gia liên đoàn lao động “Tomoiki Union”. Liên đoàn lao động đã đề nghị công ty giới thiệu nhân sự nói chuyện 3 bên (dantaikosho). Công ty hứa sẽ cho làm tiếp sau khi nghỉ Buổi nói chuyện diễn ra online, ngoài chị Nga và phiên dịch, cô Yoshimizu và đại diện của “Liên hợp Union Tokyo” cũng tham dự. Liên đoàn lao động yêu cầu công ty tiếp tục hợp đồng với chị Nga và cho phép chị ấy nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con. Khi đó, một người trong ban điều hành của công ty đã chấp nhận yêu cầu và giải thích rằng: “Việc nhân viên này nhận được thông báo sa thải là một sự nhầm lẫn. Người phụ trách đã phát ngôn theo quan điểm của riêng mình, đó không phải là phương châm của công ty”. Như vậy là chị Nga đã có thể tiếp tục làm việc. Ngoài ra, liên đoàn lao động còn đưa ra những yêu cầu sau giúp chị Nga và đã được công ty đồng ý: Tôi muốn nghỉ phép trước khi sinh và sau khi sinh. Tôi cũng muốn được trả lương trong thời gian đó. Tôi muốn được công ty giúp gia hạn tư cách lưu trú (visa) trước khi trở về Việt Nam để sinh con. Tôi muốn công ty làm các thủ tục để xin Trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con. Tôi cũng muốn công ty nộp đơn xin nghỉ chăm con. Tôi muốn được công ty hỗ trợ để đi khám thai sản. Gia hạn tư cách lưu trú trước khi về nước để sinh con Chị Nga dự sinh vào tháng 6/2023 và thời hạn lưu trú của chị là đến tháng 7/2023. Nếu cứ để như vậy thì sau khi chị về Việt Nam sinh con và quay lại Nhật, thẻ lưu trú của chị đã hết hạn. Vì vậy, với sự giúp đỡ của công ty, chị Nga đã nộp đơn lên Cục quản lý xuất nhập cảnh để xin gia hạn tư cách lưu trú trước khi về nước. Ngay sau đó, thẻ lưu trú mới được cấp sau khoảng một tuần và thời gian lưu trú được kéo dài đến tháng 7 năm 2024. Sau khi về Việt Nam sinh con, quay lại Nhật làm việc Sau đó, chị Nga tiếp tục làm việc tại nông trại cà chua. Chị về Việt Nam vào tháng 4/2023 và sinh con vào tháng 6/2023. Sau khi nghỉ thai sản và nghỉ chăm con, chị định quay lại Nhật vào tháng 7 năm 2024 và tiếp tục làm việc tại công ty giới thiệu và cung cấp nhân sự tạm thời. 5. Khi gặp khó khăn, bạn hãy trao đổi với những nơi này! Cô Yoshimizu - đại diện của Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật (bên trái) Nếu bạn bị buộc phải nghỉ việc hoặc về nước vì lý do mang thai, hãy xin tư vấn từ Cục tiêu chuẩn lao động. Nếu bạn là thực tập sinh kỹ năng, hãy liên hệ với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT). Bạn có thể gửi tin nhắn bằng tiếng Việt. Nếu nghiệp đoàn của bạn không hỗ trợ bạn tạm dừng thực tập kỹ năng rồi trở lại làm việc hoặc không giúp bạn quay trở lại Nhật Bản sau khi sinh con, hãy xin tư vấn từ OTIT. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cổng tư vấn bằng tiếng mẹ đẻ của OTIT Nếu bạn đã xin ý kiến từ Cục tiêu chuẩn lao động hoặc OTIT nhưng vẫn không hiệu quả, hãy nhận hỗ trợ từ các tổ chức hỗ trợ tư nhân đã có nhiều thành tích trong việc tư vấn cho người lao động. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật|KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt|KOKORO 6. Những hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản dành cho người mang thai, sinh con, chăm con Người nước ngoài cũng có thể nhận được nhiều hỗ trợ công khi mang thai, sinh con và nuôi con ở Nhật Bản. Hãy tìm hiểu và biết trước những thông tin này và nhờ công ty hỗ trợ các thủ tục khi cần thiết. Hỗ trợ dành cho người đang mang thai Sổ tay theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em Khám sức khỏe thai phụ Hỗ trợ đối với việc sinh con - chăm con Trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con (500,000 yên) Tiền trợ cấp sinh sản Tiền trợ cấp nghỉ chăm con Miễn bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm hưu trí quốc dân Trợ cấp chi phí khám chữa bệnh dành cho trẻ sơ sinh Trợ cấp chăm con Trợ cấp hỗ trợ nuôi con Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về điều kiện và số tiền trợ cấp, phụ cấp nêu trên. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hệ thống hỗ trợ, phụ cấp và trợ cấp cho việc sinh con và chăm sóc trẻ em (tóm tắt)|KOKORO 7. Tổng kết Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu người có kỹ năng đặc định và thực tập sinh kỹ năng sắp bị sa thải do mang thai đã làm gì để có thể tiếp tục làm việc. Ở Nhật Bản, kể cả lao động người nước ngoài cũng không bị sa thải vì đang mang thai. Điều này cũng áp dụng với thực tập sinh kỹ năng và người có kỹ năng đặc định. Nếu bạn là thực tập sinh, bạn có thể tạm dừng thực tập, nghỉ sinh con, chăm con và tiếp tục thực tập khi hết thời gian nghỉ phép. Khi đang làm việc tại Nhật, nếu bạn có thai và bị công ty gây áp lực buộc bạn phải nghỉ việc hoặc về nước, bạn cũng không cần phải tuân theo. Hãy xin ý kiến và nhận hỗ trợ từ Cục tiêu chuẩn lao động, OTIT hoặc các tổ chức hỗ trợ tư nhân.
  • Người nước ngoài không cần phải nghỉ việc – về nước khi có thai! –...

    13/12/2023
    Theo một khảo sát của Cục quản lý xuất nhập cảnh, dưới 40% thực tập sinh kỹ năng biết rằng: “thực tập sinh có thể tiếp tục quá trình thực tập sau khi nghỉ thai sản”, “khi có thai, thực tập sinh có thể về nước sinh con sau đó quay lại Nhật để tiếp tục thực tập ”, “sau khi sinh con, thực tập sinh sẽ nhận được tiền thai sản từ bảo hiểm y tế”. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu các chế độ hỗ trợ cho người lao động nước ngoài, bao gồm cả thực tập sinh kỹ năng và người có kỹ năng đặc định khi họ mang thai và sinh con, và những việc cần làm nếu sắp bị sa thải vì lý do mang thai. 〈Nội dung〉 1. Không thể cưỡng chế người lao động nghỉ việc hoặc về nước vì lý do mang thai 2. Cổng thông tin tư vấn cho người nước ngoài về việc mang thai và sinh con 3. Những hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản dành cho người đang mang thai 4. Nghỉ sinh con và chăm con 5. Các khoản phụ cấp và trợ cấp liên quan đến việc sinh con và chăm con 6. Quá trình thực tập kỹ năng có thể tạm dừng và tiếp tục sau khi sinh con 7. Tổng kết 1. Không thể cưỡng chế người lao động nghỉ việc hoặc về nước vì lý do mang thai Việc sa thải người lao động vì lý do mang thai hoặc sinh con là bất hợp pháp Nhật Bản có “Luật cơ hội việc làm bình đẳng nam nữ”, nghiêm cấm đối xử bất công với nhân viên (chẳng hạn như sa thải v.v.) vì lý do mang thai hoặc sinh con. Thực tập sinh kỹ năng, người có kỹ năng đặc định và tất cả người lao động nước ngoài cũng được luật này bảo vệ. Vì lý do này, việc một công ty yêu cầu lao động nước ngoài nghỉ việc hoặc về nước vì người ấy đang mang thai là bất hợp pháp. Hợp đồng lao động có nội dung như vậy cũng là bất hợp pháp. Ví dụ, ngay cả khi thực tập sinh có ký hợp đồng hoặc hứa hẹn với công ty phái cử trước khi đến Nhật rằng “sẽ bị sa thải nếu có thai” thì hợp đồng đó không có hiệu lực ở Nhật. Khi thực tập sinh mang thai, sinh con Ngay cả khi thực tập sinh mang thai hoặc sinh con, họ vẫn có thể xin nghỉ rồi tiếp tục quá trình thực tập. ・ Không cần nghỉ việc khi mang thai. Luật pháp Nhật Bản nghiêm cấm đối xử bất công với người lao động vì lý do mang thai - sinh con. ・ Không cần về nước vì lý do mang thai. Dù thực tập sinh đã hứa với công ty phái cử thì cũng không cần phải thực hiện lời hứa đó. ・ Thực tập sinh có thể tiếp tục làm việc khi đang mang thai. Trước và sau khi sinh con, thực tập sinh có thể nghỉ phép theo quy định của pháp luật. ・ Trong quá trình nghỉ trước và sau khi sinh con, thực tập sinh có thể tạm dừng quá trình thực tập, tiếp tục thực tập sau khi nghỉ. Thời gian trong khi nghỉ không tính vào tổng thời gian thực tập. ・ Khi mang thai, thực tập sinh hãy báo cáo việc này với nghiệp đoàn và công ty, xin ý kiến về chương trình thực tập trong tương lai. Nếu nghiệp đoàn, công ty không có cách đối xử phù hợp, hãy xin ý kiến của Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT). Công việc của thực tập sinh trước và sau khi sinh con Nếu thực tập sinh mang thai, công ty phải đối xử như sau. ・ Công ty không được cho thực tập sinh đang mang thai hoặc mới sinh con mang vác vật nặng hoặc làm việc ở khu vực thải ra khí độc hại. ・ Nếu thực tập sinh đang mang thai hoặc mới sinh con muốn làm tăng ca, làm việc vào ngày nghỉ, làm ca đêm thì công ty không thể cho phép thực tập sinh làm những việc đó. ・ Công ty phải cho phép thực tập sinh đang mang thai hoặc mới sinh con có thời gian đi khám ở bệnh viện v.v. ※ Nếu công ty, nghiệp đoàn vi phạm nghiêm trọng các quy định này, công ty đó sẽ không thể tuyển dụng thực tập sinh trong 5 năm và nghiệp đoàn sẽ không thể thực hiện các công việc liên quan đến đào tạo thực tập kỹ năng trong 5 năm. 2. Cổng thông tin tư vấn cho người nước ngoài về việc mang thai và sinh con Nếu bạn có thai ngoài ý muốn và lo lắng về việc liệu bạn có thể tiếp tục làm việc hoặc ở lại Nhật hay không, hãy liên lạc với các cơ quan chính phủ, tổ chức hỗ trợ tư nhân v.v để nhận được hỗ trợ. ・ Bạn có thể tham khảo ý kiến của Hiệp hội giao lưu quốc tế tại các địa phương về các thủ tục và các hỗ trợ khác nhau liên quan đến việc mang thai, sinh con và chăm con. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cổng thông tin tư vấn tại các tỉnh thành của Nhật Bản ・ Nếu nghiệp đoàn không hỗ trợ bạn trong các vấn đề như tạm dừng thực tập kỹ năng, tiếp tục quay lại thực tập sau khi nghỉ, về nước để sinh con và quay lại Nhật sau khi sinh v.v., bạn hãy xin tư vấn từ Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT). ・ Khi tạm dừng thực tập kỹ năng, bạn sẽ thay đổi kế hoạch thực tập, làm mới tư cách lưu trú (đổi thẻ lưu trú). Thông thường, nghiệp đoàn sẽ làm các thủ tục này. Nếu nghiệp đoàn của bạn không hỗ trợ bạn, hãy xin tư vấn từ OTIT. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cổng tư vấn bằng tiếng mẹ đẻ của OTIT ・ Nếu bạn không thể tự mình giải quyết vấn đề bằng cách tham khảo ý kiến của Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động hoặc OTIT, hãy tham khảo ý kiến ​​của các tổ chức hỗ trợ tư nhân đã có nhiều thành tích trong việc tư vấn cho người lao động. Hãy tham khảo bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt|KOKORO 3. Những hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản dành cho người đang mang thai Sổ tay theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em Người Nhật và người nước ngoài đang sinh sống ở Nhật khi mang thai sẽ nhận được những hỗ trợ sau từ Chính phủ Nhật Bản. Sổ tay theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em Khi bạn biết mình có thai, hãy lấy sổ tay theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Boshi Techo) tại cơ quan hành chính của nơi bạn sống. Khi nhận được sổ tay theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bạn sẽ nhận được các thông tin về các hỗ trợ và nhận được liên lạc từ cơ quan hành chính trong quá trình mang thai. Khám sức khỏe thai phụ Nếu bạn có thai, hãy thường xuyên đi “khám sức khỏe thai phụ” tại bệnh viện hoặc phòng khám. Bạn không thể sử dụng bảo hiểm y tế để khám thai. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng “Phiếu khám sức khỏe” mà bạn nhận được cùng với sổ tay theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bạn có thể được hỗ trợ một phần chi phí khám thai. 4. Nghỉ sinh con và chăm con Chúng tôi sẽ giới thiệu chế độ nghỉ sinh con dành những người đang làm việc tại Nhật Bản, bao gồm cả người lao động nước ngoài. Thực tập sinh kỹ năng cũng có thể tiếp tục thực tập sau thời gian nghỉ. Nghỉ trước và sau sinh (Nghỉ thai sản) ・ Nhật Bản có chế độ “nghỉ trước và sau khi sinh (nghỉ thai sản)” và người lao động nước ngoài cũng có thể sử dụng chế độ này. Điều này được quy định trong Luật tiêu chuẩn lao động. ・ Nghỉ trước khi sinh: Bạn có thể nghỉ tối đa 6 tuần (14 tuần đối với cặp song sinh trở lên) trước ngày dự kiến sinh. Vì vậy hãy nộp đơn xin nghỉ cho công ty. Nếu việc sinh con diễn ra sau ngày dự kiến sinh, thời gian nghỉ sẽ được gia hạn tương ứng. ・ Nghỉ sau khi sinh: Theo luật, bạn không được làm việc trong vòng 8 tuần sau khi sinh con. Tuy nhiên, sau khi đã quá 6 tuần sau khi sinh, nếu bạn có nguyện vọng đi làm, bạn có thể làm những công việc mà bác sĩ cho phép. Nghỉ chăm con ・ Sau khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản, bạn có thể “nghỉ chăm con” đến trước ngày sinh nhật 1 tuổi của con. Tuy nhiên, điều này áp dụng cho đối tượng là “người có hợp đồng lao động có thể kéo dài tới ngày con tròn 18 tháng tuổi”. Vì vậy, nếu bạn là thực tập sinh, hãy chú ý tới thời gian thực tập còn lại. ・ Nếu không thể đăng ký cho con đi học ở nhà trẻ, bạn có thể nghỉ đến trước ngày sinh nhật 2 tuổi của con. 5. Các khoản phụ cấp và trợ cấp liên quan đến việc sinh con và chăm con Trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con Khi sinh con, những người tham gia Bảo hiểm y tế hoặc Bảo hiểm y tế quốc dân có thể nhận được “Trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con”. Thực tập sinh kỹ năng và người có kỹ năng đặc định cũng tham gia bảo hiểm nên có thể nhận được khoản tiền này. ・ Khoản tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con: 500.000 yên cho mỗi trẻ sơ sinh (cũng có trường hợp ngoại lệ là 488.000 yên). Trong trường hợp sinh đôi v.v., số tiền trợ cấp được nhân lên tương ứng với số trẻ sơ sinh. ・ Ngay cả khi bạn về nước và sinh con, bạn vẫn có thể nhận được trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con của Nhật Bản. Tuy nhiên, trong thời gian nghỉ, bạn cần tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách thanh toán Trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con, v.v. | Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản ※ Bạn sẽ tự chi trả tiền vé máy bay về Việt Nam và quay lại Nhật Bản. ※ Nếu bạn sinh con ở Nhật, hầu hết khoản trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con sẽ được dùng để trả tiền viện phí v.v.. Nếu bạn sinh con ở Việt Nam thì có thể chi phí sẽ rẻ hơn. Trợ cấp thai sản Nếu người đang tham gia bảo hiểm y tế nghỉ việc để sinh con và không nhận lương trong thời gian đó thì hiệp hội bảo hiểm y tế mà nơi làm việc tham gia v.v. sẽ chi trả “trợ cấp thai sản”. Tiền trợ cấp nghỉ chăm con Nếu bạn nghỉ việc để nuôi con dưới 1 tuổi, bạn sẽ nhận được “tiền trợ cấp nghỉ chăm con” từ bảo hiểm thất nghiệp. Công ty của bạn sẽ đăng ký xin trợ cấp từ Hello Work. ※ Hãy đọc bài viết dưới đây để biết thông tin về khoản tiền, thời hạn cấp tiền, cách thức đăng ký, v.v. của từng khoản trợ cấp. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hệ thống hỗ trợ, phụ cấp và trợ cấp cho việc sinh con và chăm sóc trẻ em|KOKORO Miễn đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm hưu trí ・ Nhân viên công ty, thực tập sinh, người có kỹ năng đặc định v.v. không cần đóng tiền “bảo hiểm y tế”, “bảo hiểm hưu trí” trong thời gian nghỉ thai sản và nghỉ chăm con. Công ty sẽ giúp bạn làm thủ tục miễn đóng tiền. ・ Du học sinh được miễn đóng tiền “bảo hiểm y tế quốc dân” trong 4 tháng trước và sau khi sinh (6 tháng đối với cặp song sinh v.v.). Bạn hãy làm thủ tục ở cơ quan hành chính địa phương. 6. Quá trình thực tập kỹ năng có thể tạm dừng và tiếp tục sau khi sinh con Nếu thực tập sinh có thai, họ có thể nghỉ phép, tạm dừng việc thực tập và tiếp tục làm việc sau khi sinh con. Tạm dừng và tiếp tục thực tập kỹ năng Trong thời gian nghỉ thai sản hoặc nghỉ chăm con, việc thực tập kỹ năng có thể tạm dừng và tiếp tục lại sau khi thời gian nghỉ kết thúc. Công ty hoặc nghiệp đoàn sẽ làm thủ tục này. Ví dụ: Nếu bạn còn 15 tháng thực tập kỹ năng và bạn bắt đầu nghỉ thai sản, nghỉ chăm con từ thời điểm đó thì sau khi nghỉ phép, bạn có thể tiếp tục thực tập ở công ty cũ 15 tháng. Hãy gia hạn thời gian lưu trú ở Cục xuất nhập cảnh trước khi về nước Khi bạn trở về Việt Nam để sinh con và quay lại Nhật Bản sau khi sinh, thời gian lưu trú tại Nhật Bản của bạn có thể đã kết thúc trước khi bạn quay trở lại. Trong trường hợp đó, để lấy được tư cách lưu trú khi ở Việt Nam, bạn sẽ mất nhiều chi phí và phải làm các thủ tục phức tạp. Vì vậy, bạn nên gia hạn tư cách lưu trú (visa) tại Cục quản lý xuất nhập cảnh trước khi trở về Việt Nam để thời gian lưu trú của bạn được duy trì khi bạn quay lại Nhật Bản sau khi sinh con. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Ví dụ thực tế về 2 người Việt đã gia hạn visa trước khi về nước sinh con|KOKORO 7. Tổng kết Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu những quy định liên quan đến việc có thai khi đang làm việc tại Nhật Bản. Luật pháp Nhật Bản nghiêm cấm sa thải hoặc đối xử bất công với người lao động vì lý do mang thai hoặc sinh con. Việc ép buộc người lao động nghỉ việc hoặc về nước vì lý do mang thai là bất hợp pháp. Nếu bạn bị sa thải hoặc phải về nước vì lý do mang thai, hãy xin ý kiến của Cục quản lý tiêu chuẩn lao động hoặc OTIT. Việc bắt bạn phải ký đơn xin nghỉ việc, v.v. dù bạn thực sự không muốn cũng là vi phạm pháp luật. Thực tập sinh kỹ năng có thể nghỉ sinh con, chăm con, tạm dừng thực tập kỹ năng và tiếp tục thực tập sau khi nghỉ phép. Thời gian nghỉ sinh con, chăm con không tính vào thời gian thực tập. Khi con bạn chào đời, bạn sẽ nhận được khoản trợ cấp 1 lần là 500.000 yên.
  • 〈Tổng hợp bài viết〉Trước khi chọn công ty phái cử hãy biết trước những thông...

    05/05/2022
    Chúng tôi đã tổng hợp những thông tin cần thiết và không thể thiếu để các bạn đang muốn đi thực tập ở Nhật cũng như gia đình của các bạn tham khảo. Tuỳ vào từng công ty phái cử, chi phí phải bỏ ra có thể khác nhau tới vài nghìn đô la. Không những thế, dù đã trả nhiều tiền cho công ty phái cử thì cũng có rất nhiều người nhận mức lương ở Nhật rất thấp. Vì vậy, chúng tôi sẽ gửi đến các bạn những thông tin thiết yếu để có thể đi Nhật với khoản chi phí hợp lý và có cuộc sống thực tập đầy ý nghĩa. Q1. Trong quá trình thực tập kỹ năng có thể tiết kiệm được bao nhiêu? Đầu tiên, số tiền mà bạn có thể tiết kiệm được trong 3 năm thực tập kỹ năng là khoảng bao nhiêu? ・ Tiền lương tại Nhật mỗi tháng và các chi phí sinh hoạt khoảng bao nhiêu? ・ Trong 3 năm, có thể gửi về Việt Nam bao nhiêu tiền? Để trả lời những câu hỏi trên, một tờ báo của Nhật đã thu thập thông tin từ rất nhiều thực tập sinh kỹ năng người Việt. Số đặc biệt: Thực tập sinh thực sự tiết kiệm được bao nhiêu tiền? Q2. Có thể hoàn toàn yên tâm với công ty phái cử do người quen giới thiệu!? ・ Đừng chỉ tin vào sự giới thiệu từ người quen, với việc tự mình tìm công ty phái cử, bạn có thể tiết kiệm được vài nghìn đô la chi phí phải trả cho công ty phái cử! ・ Tuỳ từng công ty phái cử mà nội dung học tiếng Nhật, những hỗ trợ sau khi sang Nhật sẽ có sự khác biệt lớn. Có rất nhiều công ty tốt mà chi phí lại thấp, ngược lại, cũng có nhiều công ty chi phí cao mà chất lượng không tốt! Để lựa chọn công ty phái cử cần phải có bí quyết. Báo KOKORO – Tờ báo nhận được sự hỗ trợ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã tổng hợp cách tìm công ty phái cử ở Việt Nam. Số đặc biệt: Cách lựa chọn công ty phái cử_01 Q3. Tuỳ từng công ty mà chi phí phái cử khác nhau đến thế sao!? ・ Tuỳ từng công ty phái cử mà chi phí khác nhau tới vài nghìn đô la. Công ty phái cử có chi phí thấp nhất khoảng bao nhiêu? Công ty phái cử có chi phí cao nhất khoảng bao nhiêu? ・ Có rất nhiều trường hợp “Đã trả rất nhiều tiền cho công ty phái cử nhưng mức lương ở Nhật lại thấp”, ngược lại, “Đã trả ít tiền cho công ty phái cử nhưng lương ở Nhật lại cao hơn mức trung bình”. ・ Vậy thì, các công ty phái cử có chi phí khác nhau như vậy là vì sao? Câu trả lời cho những câu hỏi và hiện tượng trên nằm trong bài viết này. Số đặc biệt: Phí trả cho công ty phái cử khác nhau đến mức nào Văn hoá Nhật Bản Cuối cùng, các bạn hãy thoả sức tìm hiểu sự khác nhau trong văn hoá Việt Nam và Nhật Bản nhé. Chủ đề lần này là: ・ Lau đũa trong quán ăn là kỳ lạ?・ Người Nhật thường không gọi điện cho bố mẹ?・ Người Nhật ghét cho mượn điện thoại? Việt Nam OK – Nhật Bản DAME_18 Tổng kết ・ Với việc tự mình tìm công ty phái cử, bạn có thể tiết kiệm được vài nghìn đô la chi phí phải trả cho công ty phái cử. ・ Tuỳ vào từng công ty phái cử mà nội dung học tiếng Nhật, những hỗ trợ sau khi sang Nhật có sự khác biệt lớn. ・ Có rất nhiều công ty phái cử tốt mà chi phí lại thấp, cũng có công ty phái cử chi phí cao song chất lượng không tốt! ・ Có rất nhiều trường hợp “Đã trả rất nhiều tiền cho công ty phái cử nhưng mức lương ở Nhật lại thấp”. Lần này, chúng tôi đã giới thiệu các bài viết liên quan đến những thông tin nêu trên. KOKORO là trang web nhận được hỗ trợ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Các bạn hãy tìm hiểu thông tin trong các bài viết của KOKORO và tự mình tìm công ty phái cử nhé.

Bài viết nổi bật

  • Cách người nước ngoài sắp bị sa thải vì mang...

    Ở Nhật Bản, các công ty không thể sa thải người lao động, kể cả lao động người nước ngoài vì lý do mang thai. Người nước ngoài cũng có thể nghỉ thai sản và chăm con, sau đó tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động. Thực tập sinh kỹ năng cũng có thể tạm dừng thực tập để sinh con hoặc chăm con, sau đó tiếp tục thực tập sau khi hết thời gian nghỉ. Trong bài viết này,...

  • Văn hoá doanh nghiệp Nhật Bản_02: Không đặt...

    Ở Việt Nam, chúng ta thường thấy nhiều người đặt mua đồ trên mạng và chọn địa chỉ giao hàng là nơi làm việc của mình, song ở Nhật thì không làm như vậy được. Ngoài ra, sau mỗi kì nghỉ dài, người Nhật sẽ trở về trạng thái “bật chế độ làm việc”, ngay từ ngày đầu tiên quay lại với công việc. Mình có 9 năm làm việc ở Việt Nam và ba lần du học, hiện nay mình đang...

  • ★ Thông tin cơ bản: Kỹ năng đặc định (Bài...

    <Nội dung bài viết> 1. Chế độ Kỹ năng đặc định là gì? 2. Nội dung chế độ Kỹ năng đặc định 3. Cách lấy tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định 4. Đặc điểm của tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định 5. Tổng kết Trước...

  • Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện (Tóm tắt)

    Không phải cứ đến Nhật rồi là tự động nói được tiếng Nhật. Các bạn kỹ sư và thực tập sinh ở Nhật đều đang đi làm nên hầu như không có cơ hội học tiếng Nhật. Thêm nữa, các bạn lưu học sinh cũng nên có thêm nhiều cơ hội giao tiếp bằng tiếng Nhật. Đối với các bạn sắp sang Nhật hoặc đã ở Nhật được vài năm, KOKORO khuyến khích các bạn nên tham gia các lớp học...

Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư

[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]

  • ★ Thông tin cơ bản: Những điểm cần chú ý trong chế độ thực tập kỹ năng và phí dịch vụ

    Chính phủ Việt Nam có đưa ra quy định về chi phí đào tạo thực tập sinh kỹ năng. Trong thực tế, có nhiều trường hợp chi phí cao hơn mức đã quy định. Vì thế, bài viết này sẽ giải thích một cách dễ hiểu về nguyên nhân và lý do dẫn đến việc phát sinh nhiều chi phí cũng như cách đối phó với điều này. Ngoài ra, bạn cũng nên biết về lý lịch làm việc giả. 〈Nội dung bài viết〉 Chi phí đi thực tập kỹ năng Nguyên nhân của việc chi phí cao Nếu bị tính phí cao Tự tìm công ty phái cử Cẩn thận với lý lịch làm việc giả Nếu bị vướng vào rắc rối Học tiếng Nhật trước khi sang Nhật Chi phí đi thực tập kỹ năng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có đưa ra quy định đối với khoản thu phí tối đa mà các công ty phái cử được phép nhận từ thực tập sinh kỹ năng. ・ Nếu thực tập kỹ năng trong 3 năm, mức phí từ 3.600 USD trở xuống (1 năm là từ 1.200 USD trở xuống). ・ “Phí đào tạo trước khi sang Nhật” đối với khoá học tiếng Nhật trong khoảng 520 tiếng là dưới 5.900.000 đồng. Ngoài ra, cấm thu “Tiền kí quỹ (tiền đặt cọc)” với mục đích phòng chống thực tập sinh bỏ trốn tại Nhật. Tuy nhiên, rất nhiều thực tập sinh phải trả một khoản phí cao hơn mức đã được quy định, cũng có nhiều trường hợp bị giữ tiền ký quỹ. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Mức trần phí thực tập kỹ năng|Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cần trả bao nhiêu tiền để đi Nhật?|Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Nguyên nhân của việc chi phí cao Nguyên nhân của việc chi phí cao như sau. ① Tiền cảm ơn nghiệp đoàn = (Đối với 1 đơn tuyển dụng) 1.000~1.500 USD Khi nhận được đơn tuyển dụng thực tập sinh từ đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn), công ty phái cử thường đưa cho nghiệp đoàn một khoản tiền cảm ơn. Theo thị trường, khoản tiền cảm ơn đối với mỗi đơn tuyển dụng thường từ 1.000~1.500 USD. ② Thiết đãi nghiệp đoàn hoặc công ty tiếp nhận = (Đối với 1 đơn tuyển dụng) vài trăm USD Công ty phái cử sẽ mời những người thuộc cấp cao của các nghiệp đoàn và công ty tiếp nhận đi ăn uống và đi tăng 2 v.v. khi họ đến Việt Nam để phỏng vấn ứng viên. ③ Trả phí cho người giới thiệu (người môi giới) = (Đối với 1 đơn tuyển dụng) 500~1.500 USD Công ty phái cử sẽ trả tiền cảm ơn cho người đã giới thiệu ứng viên đi thực tập kỹ năng. Người nhận phí giới thiệu được gọi là “người môi giới”. ★Trong nhiều trường hợp, chi phí ①②③ sẽ được cộng vào chi phí mà công ty phái cử thu từ các thực tập sinh. Vì vậy chi phí bị đội lên cao. ★ Tuy nhiên cũng có những công ty phái cử giữ mức chi phí ở mức tối thiểu và không làm tăng thêm gánh nặng cho thực tập sinh. Hãy tham khảo bài viết “Tự tìm công ty phái cử” trong đường link bên dưới. Nếu bị tính phí cao Khi bị tính phí cao ① Không trả tiền ngay, xác nhận kĩ nội dung các khoản thu. ② Sau khi trả tiền, nhất định phải lấy phiếu thu (phiếu thanh toán). Sau này, nếu biết là mình bị lừa thì có bằng chứng để lấy lại tiền. ③ Nếu không hiểu rõ về các loại chi phí, hãy chọn công ty phái cử khác. Khi bị đòi tiền ký quỹ Cả Nhật Bản và Việt Nam đều không cho phép công ty phái cử hoặc đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) ký hợp đồng lấy tiền ký quỹ (tiền đặt cọc) hoặc tiền phạt. Nếu bị yêu cầu ký hợp đồng có tiền ký quỹ hoặc tiền phạt, bạn đừng nộp tiền, hãy báo với Cục Quản lý lao động ngoài nước (DOLAB) hoặc Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Về tiền ký quỹ|Đại sứ quán Nhật Bản Tự tìm công ty phái cử ・ Bị đòi một mức phí không thoả đáng. ・ Bị đòi tiền ký quỹ.     ↓ Nếu rơi vào trường hợp như vậy, hãy báo với Cục Quản lý lao động ngoài nước (DOLAB), v.v., đồng thời, dừng hợp đồng với cơ quan phái cử và cố gắng tự tìm công ty phái cử mới. Ở Việt Nam, nhiều người đi thực tập qua công ty phái cử do người thân, người quen giới thiệu, nhưng gần đây, một số người đã tự tìm công ty phái cử và tiết kiệm được hàng nghìn đô la (USD). Về cách tìm công ty phái cử, có những bài viết đặc san được các nhà chuyên môn viết một cách dễ hiểu. Đây là nội dung cần đọc và không có trên các website khác. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách tìm công ty phái cử_01|KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách tìm công ty phái cử_02|KOKORO Cẩn thận với lý lịch làm việc giả Thực tập kỹ năng là quá trình học việc tại Nhật với nội dung công việc giống như những gì bạn đã làm ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế là phần lớn các cơ quan phái cử đã làm giả sơ yếu lý lịch (làm giả phần kinh nghiệm làm việc) để lấy được tư cách lưu trú thực tập kỹ năng. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo thực tập kỹ năng, nếu bạn muốn quay lại Nhật Bản để đi du học hoặc tìm việc nhưng khi đó lý lịch làm việc giả của bạn bị phát hiện, bạn sẽ khó có được tư cách lưu trú mới. Do đó, hãy chọn một cơ quan phái cử cho bạn xem tất cả các giấy tờ cần nộp cho Cục quản lý xuất nhập cảnh. Ngoài ra, hãy giữ lại một bản sao cho chính mình. Nếu bị vướng vào rắc rối Nếu bạn gặp rắc rối với công ty phái cử hoặc người môi giới trước khi sang Nhật, hãy tham khảo ý kiến ​​của Đại sứ quán Nhật Bản hoặc các nhóm hỗ trợ như IEVJ v.v. Các vấn đề rắc rối xảy ra sau khi sang Nhật Bản sẽ được giải thích trong “★ Thông tin cơ bản: Giải quyết các rắc rối trong quá trình đào tạo thực tập sinh kỹ năng (sau khi sang Nhật Bản)”. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Đại sứ quán Nhật Bản luôn ở bên các bạn [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trung tâm Cứu trợ Thiệt hại cho người Việt Nam đi Nhật Bản(Facebook) Học tiếng Nhật trước khi sang Nhật Thực tập sinh kỹ năng sẽ học tiếng Nhật tại các trung tâm tiếng Nhật trước khi sang Nhật. Các bạn sẽ sống ở Nhật trong một thời gian dài nên hãy học tiếng Nhật cho thật chắc nhé. Điều quan trọng là chuẩn bị bài và xem lại bài đã học. Nếu làm như vậy thì tốc độ nâng cao tiếng Nhật của bạn sau khi sang Nhật sẽ hoàn toàn khác đấy. Nếu bạn đạt được một trình độ tiếng Nhật nhất định, bạn sẽ có thể giao tiếp tốt với những người xung quanh và bạn sẽ được yêu mến ở nơi làm việc. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm việc bằng tiếng Nhật sau khi về Việt Nam. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Sau khi thực tập, trở thành giám đốc chi nhánh ở Việt Nam|KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Đỗ N1 sau 3 năm thực tập kỹ năng|KOKORO

    06/01/2022

  • Văn hoá doanh nghiệp Nhật Bản_02: Không đặt hàng cá nhân đến địa chỉ nơi làm việc

    Ở Việt Nam, chúng ta thường thấy nhiều người đặt mua đồ trên mạng và chọn địa chỉ giao hàng là nơi làm việc của mình, song ở Nhật thì không làm như vậy được. Ngoài ra, sau mỗi kì nghỉ dài, người Nhật sẽ trở về trạng thái “bật chế độ làm việc”, ngay từ ngày đầu tiên quay lại với công việc. Mình có 9 năm làm việc ở Việt Nam và ba lần du học, hiện nay mình đang làm nhân viên chính thức trong một công ty ở Nhật. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn về sự khác nhau giữa văn hoá doanh nghiệp của Việt Nam và Nhật Bản. 〈Vân Hoàng〉 Chuyển chế độ “ON” - “OFF” Khi làm việc ở Hà Nội, mình luôn cảm thấy ghen tị vì các các doanh nghiệp Nhật Bản có nhiều ngày nghỉ lễ hơn các công ty của Việt Nam. Từ tháng 10 năm 2021, mình vào làm việc tại một công ty ở Tokyo. Ngoài kỳ nghỉ Tết dương lịch, gần như tháng nào mình cũng có ba ngày nghỉ liên tiếp. Mình thấy rất vui vì điều này nhưng nó cũng làm cho mình khổ sở. Mình gặp khó khăn với việc chuyển chế độ “ON” và “OFF” giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Vấn đề của mình là làm thế nào để nhanh chóng thay đổi tâm trạng sau mỗi kỳ nghỉ dài. Những đồng nghiệp người Nhật xung quanh mình đều là những người làm việc rất chuyên nghiệp, sau kỳ nghỉ dài, họ đã ở trạng thái “bật chế độ làm việc” ngay từ buổi sáng đầu tiên đi làm lại. Ở Nhật, vào thời gian cuối năm cũ và đầu năm mới, mọi người sẽ nghỉ khoảng một tuần. Vào ngày đi làm đầu tiên của tháng 1, giám đốc sẽ gửi lời chúc mừng năm mới đến toàn thể nhân viên. Sau khi kết thúc màn chào hỏi đầu năm, tất cả các đồng nghiệp của mình đã “bật chế độ làm việc”, và họ tập trung vào công việc như không hề có kỳ nghỉ một tuần trước đó. Ở Việt Nam có câu “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Ý nghĩa của câu nói này là ngoài mấy ngày Tết, mọi người sẽ có tâm trạng “ăn Tết, chơi Tết”, kéo dài khoảng một tháng từ trước Tết cho tới sau Tết. Trước khi nghỉ dài, mọi người sẽ chuẩn bị đón Tết, mua sắm, nghĩ xem mình sẽ làm gì trong mấy ngày Tết. Sau kì nghỉ dài, mọi người lại mải mê nghĩ về các hoạt động như tổ chức tiệc chúc mừng năm mới, đi lễ chùa đầu năm, đi du xuân v.v. Khi làm việc cùng người Nhật, mình thấy rất ấn tượng với cách người Nhật chuyển chế độ “ON” - “OFF” và hiểu ra rằng đó cũng là một trong những điều khiến Nhật Bản đạt được những thành quả kinh tế to lớn như ngày hôm nay. Phân chia rõ ràng giữa việc công và việc tư Với người Nhật, họ chia rõ “thời gian làm việc” và “thời gian cho bản thân”, đồng thời họ cũng phân rõ việc nào là việc công, việc nào là việc tư. Ví dụ, trong giờ làm việc, đồng nghiệp của mình đều tập trung vào công việc, hầu như không nói chuyện phiếm hay kể chuyện về gia đình. Ngoài ra, nhân viên trong các công ty của Nhật cũng không đặt đồ cá nhân về địa chỉ của công ty. Ở Việt Nam, khi mua hàng trên mạng, nhiều người đã nhờ các cửa hàng giao đồ đến công ty. Mình cũng đã làm như vậy. Tuy nhiên, trong các công ty của Nhật thì không có ai làm thế. Bây giờ, khi mua hàng trên mạng, mình cũng thường nhận hàng ở nhà riêng vào cuối tuần. Nghỉ vào giờ nghỉ trưa thì thế nào? Người Nhật đúng là làm việc chăm chỉ, đâu ra đấy nhưng có khi họ làm việc quá nhiều, hay có vẻ họ không giỏi tận dụng thời gian OFF của mình. Điều này thể hiện trong giờ nghỉ trưa hàng ngày. Sau khi vào công ty Nhật làm việc, mình thấy bất ngờ nhất với cách người Nhật nghỉ trưa. Trước đây, khi dạy tiếng Nhật tại một trường đại học ở Hà Nội, một đồng nghiệp người Nhật (luật sư phụ trách giờ dạy Luật Nhật Bản) từng nói với mình, “Ở Nhật, nhiều người chỉ ăn trưa trong vòng 5 phút”. Khi nghe anh ấy nói vậy, mình đã nghĩ là anh ấy “phóng đại” mà thôi. Thế nhưng, khi làm việc trong công ty ở Nhật, mình hiểu ra rằng chuyện đó không phải là bịa đặt. Ở công ty mình đang làm, có người rút ngắn giờ nghỉ trưa, có người không ăn trưa mà làm việc liên tục. Ngoài ra, ở Nhật có khi mọi người vừa ăn trưa vừa tham gia một cuộc họp nào đó, một điều gần như không thể xảy ra ở Việt Nam. Việt Nam có câu “Trời đánh tránh miếng ăn”. Câu nói này khuyến khích mọi người hãy trân trọng giờ ăn của mình. Chắc hẳn phần lớn nhân viên chính thức ở Nhật đều có thời gian nghỉ trưa được ghi trong hợp đồng lao động là một tiếng đúng không nào? Mỗi người đều có quyền sử dụng thời gian đó theo cách của mình, nhưng thiết nghĩ nếu dành thời gian đó cho bản thân nhiều hơn một chút thì chẳng phải là rất tốt hay sao? Mình cho rằng nếu nghỉ ngơi đủ thì năng suất làm việc cũng sẽ cao hơn. Ngoài ra, việc thong thả ăn trưa và nói chuyện với đồng nghiệp cũng là một việc rất có ý nghĩa. Nếu là người Việt, vào giờ nghỉ giải lao, mọi người có thể nói bất kì chuyện gì với nhau, kể cả các chuyện riêng tư, chuyện gia đình, con cái. Điều này khiến mọi người hiểu nhau hơn, quan hệ giữa hai bên cũng ngày càng tốt đẹp hơn. Tổng kết Sau khi vào làm việc trong công ty của Nhật, mình hiểu thêm về cách làm việc cũng như văn hoá làm việc của người Nhật và thấy rằng mình cần học từ họ rất nhiều. Cách làm việc ở Nhật có nhiều điểm khác với cách làm việc ở Việt Nam. Đấy là sự khác biệt về văn hoá nên mình nghĩ nó không phải là thứ để đánh giá là cái nào tốt, cái nào kém. Tuy nhiên, nếu có thể cải thiện cách làm việc nhờ tiếp thu văn hoá của người Nhật thì mình nghĩ đó cũng là một việc nên làm. Trong bài viết này, mình đã giới thiệu với các bạn hai điểm tốt trong môi trường làm việc ở Nhật, đó là cách người Nhật “chuyển chế độ ON-OFF” và “phân chia việc công - việc tư”, còn một điểm mình thấy hơi đáng tiếc là “cách dùng thời gian nghỉ trưa” của họ. Qua bài viết, hi vọng mọi người hiểu thêm về văn hoá doanh nghiệp của hai nước và cùng giúp đỡ nhau nhiều hơn trong công việc!

    17/02/2022

  • Những điều công ty không được phép làm

    Dù là người nước ngoài hay người Nhật thì đều có quyền làm việc trong môi trường an toàn, an tâm. Chuyện công ty làm ngơ tình trạng bạo lực ở chỗ làm, hay giám đốc hoặc cấp trên dùng từ ngữ tồi tệ là không thể chấp nhận được. Ngoài ra, việc công ty hay ai đó thu giữ hộ chiếu hoặc sổ ngân hàng của người lao động cũng bị cấm. Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu các quy định tại nơi làm việc của Nhật Bản. Bạo lực ở chỗ làm là phạm pháp Dưới đây là những việc mà pháp luật cấm giám đốc hoặc cấp trên làm đối với nhân viên của mình. Ngoài ra, nếu những việc này xảy ra nhưng công ty dù biết mà vẫn làm ngơ thì cũng là sai trái. ・ Bạo hành ・ Dùng lời lẽ tồi tệ để mắng nhiếc ・ Bắt nạt ・ Lạm dụng tình dục ・ Thu tiền phạt khi rời chỗ ngồi để đi vệ sinh trong giờ làm việc Khi công ty hoặc ai đó vi phạm những điều nêu trên, nếu là thực tập sinh kỹ năng, hãy trao đổi với nghiệp đoàn (đoàn thể quản lý). Nếu làm như vậy rồi mà vẫn không cải thiện được tình hình thì hãy trao đổi với các đầu mối tư vấn dưới đây. Ngoài OTIT ra, các đơn vị còn lại cũng nhận tư vấn cho người nước ngoài có tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” hay tư cách Kỹ năng đặc định... [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hiệp hội Thực tập Kỹ năng Quốc tế (OTIT) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Số điện thoại tư vấn (đa ngôn ngữ) dành cho người lao động người nước ngoài của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cơ quan giám sát tiêu chuẩn lao động toàn quốc Thu giữ hộ chiếu và sổ ngân hàng là phạm pháp Trước đây, từng có công ty tiếp nhận thu giữ hộ chiếu hoặc thẻ lưu trú để phòng ngừa thực tập sinh kỹ năng bỏ trốn. Tuy nhiên, nếu công ty sử dụng lao động người nước ngoài thu giữ thẻ lưu trú thì sẽ là hạn chế việc tự do đi lại của người nước ngoài, là một hành vi phạm pháp. Dù người nước ngoài nhờ đi nữa thì cũng không được phép giữ hộ. Việc giữ sổ ngân hàng cũng là không được phép. Nếu việc như vậy xảy ra, hãy trao đổi với nghiệp đoàn hoặc OTIT. Về môi trường làm việc Doanh nghiệp Nhật Bản và các tổ chức khác phải tạo cho người lao động môi trường làm việc an toàn và lành mạnh. Về môi trường làm việc Công ty và các tổ chức phải kiểm tra các điểm dưới đây về môi trường làm việc, trường hợp cần thiết thì phải cải thiện. ・ Không khí: Trong không khí tại nơi làm việc có bụi hay các vật chất có hại cho cơ thể hay không. ・ Nhiệt độ, độ ẩm: Kiểm tra xem nhiệt độ có lạnh quá hay nóng quá không. Nếu làm việc ngoài trời thì có đang thực hiện các biện pháp nào để giảm bớt cái lạnh hay cái nóng hay không. ・ Độ sáng: Nơi làm việc có tối quá hay sáng quá không. ・ Âm thanh: Có tiếng ồn hay không. ・ Độ rộng: Có bị chật hẹp quá không. Có đảm bảo đường đi lối lại hay không. Về công việc Công ty và các tổ chức phải ra quy định về cách làm việc đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho người lao động. Cụ thể là phải xây dựng và kiểm tra các bản hướng dẫn về nội dung, thời gian, phương pháp làm việc phù hợp. Về sức khoẻ của người lao động Công ty phải thực hiện kiểm tra sức khoẻ cho người lao động. ・ Mỗi năm phải thực hiện khám sức khoẻ ít nhất 1 lần. ・ Bố trí phòng nghỉ hoặc phòng tắm, đảm bảo tình trạng sạch sẽ. ・ Bố trí bộ phận tư vấn sức khoẻ (tốt nhất là bộ phận tư vấn ngoài, độc lập với công ty). Nếu bạn gặp vướng mắc do những điều này không được tuân thủ thì hãy liên lạc với các đơn vị tư vấn đã ghi ở trên. Về tiền thuê kí túc xá và về thiết bị Đối với thực tập sinh kỹ năng, công ty tiếp nhận phải chuẩn bị kí túc xá (như nhà căn hộ chẳng hạn). Tiền thuê kí túc xá, tiền điện, nước, ga sẽ được trừ từ lương hằng tháng. Ở đây có một số điểm cần lưu ý. Đối với ký túc xá, có các quy định dưới đây. ・ Không được phép thu từ thực tập sinh số tiền vượt quá chi phí ký túc xá, tiền điện, nước, ga thực tế. ・ Diện tích phòng ngủ mỗi người phải từ 4.5㎡ trở lên. ・ Cho mỗi người 1 chỗ cất đồ có khoá. ・ Có cửa sổ với kích thước phù hợp. ・ Có thiết bị sưởi. ・ Trong trường hợp có thực tập sinh làm ca ngày, ca đêm, do thời gian sinh hoạt khác nhau nên phải bố trí phòng ngủ riêng biệt. Đối với tiền thuê nhà, ví dụ như công ty thuê phòng 80.000 yên/tháng và cho 4 thực tập sinh kỹ năng ở thì công ty chỉ được thu tối đa mỗi người 20.000 yên/tháng tiền nhà (80.000 yên/4 người = 20.000 yên). Tương tự với tiền điện, nước, ga, Wi-Fi. Có rất nhiều trường hợp công ty chi trả giúp một phần chi phí thuê nhà và tiền điện, nước, ga… Nếu công ty không thực hiện đúng các quy định này, trước hết hãy trao đổi với nghiệp đoàn (đoàn thể quản lý), nếu làm như vậy vẫn không giải quyết được thì hãy trao đổi với OTIT. Tổng kết Bất kể là tư cách lưu trú nào, nếu bạn gặp phải tình trạng bạo lực hay bị dùng lời lẽ để bạo hành thì hãy liên hệ với các đơn vị tư vấn chính thức. Nếu là thực tập sinh kỹ năng, khi bị thu giữ hộ chiếu hay sổ ngân hàng, hoặc tiền thuê ký túc xá quá cao..., hãy trao đổi với nghiệp đoàn hoặc OTIT…

    16/02/2022

  • ★ Thông tin cơ bản: Mức lương, tiền làm thêm giờ, nghỉ phép

    Mức thu nhập trung bình của người nước ngoài làm việc ở Nhật là bao nhiêu? Ngoài ra, cơ chế trả tiền làm thêm giờ (tăng ca), cấp ngày nghỉ phép như thế nào? Nếu không nhận được tiền làm thêm giờ thì nên làm thế nào? Mức lương tiêu chuẩn của người nước ngoài Đây là thông tin mà Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã công bố năm 2021 về mức lương không bao gồm tiền làm thêm giờ của lao động người nước ngoài. ◆Mức lương đối với từng tư cách lưu trú Tư cách lưu trú (Visa) Mức lương (Yên) Mức lương (VNĐ) "Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế" v.v. ¥302,200 59,523,000 ₫ Kỹ năng đặc định ¥174,600 34,390,000 ₫ Thực tập kỹ năng ¥161,700 31,849,000 ₫ ※ 100 yên = 19.697 VNĐ (thời điểm ngày 4/2/2022) ※ 100 yên = 19.697 VNĐ (thời điểm ngày 4/2/2022) Sau khi cộng thêm hoặc trừ đi một số khoản dưới đây, ta sẽ được “tiền lương về tay”. Các khoản cộng thêm hoặc trừ đi này thay đổi tuỳ theo điều kiện và môi trường làm việc. Các khoản tiền được cộng thêm (Ví dụ) Trợ cấp làm ngoài giờ (tiền làm thêm giờ) Phụ cấp làm đêm Trợ cấp đi làm vào ngày nghỉ Phí đi lại Các khoản tiền bị trừ đi (Ví dụ) Tiền bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm hưu trí phúc lợi, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp v.v.) Thuế thu nhập Thuế cư trú (từ năm thứ hai ở Nhật) Nhiều người nước ngoài có tư cách Kỹ năng đặc định, thực tập sinh kỹ năng sẽ bị trừ thêm một số khoản tiền như “tiền ký túc xá”, “tiền điện – nước – ga” v.v. Theo như dữ liệu KOKORO đã thu thập được từ vài chục thực tập sinh kỹ năng, “tiền nhận được” hàng tháng của họ sau khi trừ đi các khoản như tiền ký túc xá này là từ 100.000 đến 150.000 yên, nhiều người sau 3 năm đã gửi về Việt Nam 2.000.000 đến 3.000.000 yên. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thực tập sinh thực sự tiết kiệm được bao nhiêu tiền? Mức lương tiêu chuẩn của tư cách Thực tập kỹ năng ・ Phần lớn mức lương của thực tập sinh kỹ năng chỉ bằng hoặc cao hơn “mức lương tối thiểu” một chút. Mức lương tối thiểu là mức lương theo giờ thấp nhất tuỳ theo từng tỉnh, thành phố. Ngoài ra, có một mức lương tối thiểu áp dụng cho một số ngành đặc thù. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Mức lương tối thiểu tại các tỉnh, thành phố Mức lương tiêu chuẩn của tư cách Kỹ năng đặc định, Kỹ nhân quốc v.v. ・ Người nước ngoài có tư cách Kỹ năng đặc định hay tư cách Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế sẽ nhận được mức lương bằng hoặc cao hơn mức lương của người Nhật làm cùng công ty (làm cùng một lĩnh vực). ・ Mức lương này không thể thấp hơn người Nhật vì những lý do như năng lực tiếng Nhật kém v.v. Mức lương tăng thêm Khi làm thêm giờ v.v., người lao động sẽ được trả “Mức lương tăng thêm” cao hơn mức lương thông thường. Mức lương tăng thêm như sau. ・ Trợ cấp làm thêm giờ (tiền làm thêm giờ): Nếu làm việc trên 8 tiếng một ngày, trên 40 tiếng 1 tuần thì mức lương được tính đối với “lao động ngoài giờ” là gấp 1,25 lần so với mức lương thông thường. ・ Phụ cấp làm đêm: Nếu làm việc từ 22:00 ~ 5:00 thì nhận mức lương gấp 1,25 lần so với mức lương thông thường. ・ Trợ cấp đi làm vào ngày nghỉ: Nếu làm vào ngày nghỉ thì nhận mức lương gấp 1,35 lần so với mức lương thông thường. Mức lương tăng thêm này được quy định trong Luật lao động tiêu chuẩn. Trước khi nhập cảnh, nếu bạn ký hợp đồng lao động với mức lương thấp hơn mức kể trên thì đó là vi phạm pháp luật và hợp đồng đó không có hiệu lực. Nghỉ phép (nghỉ có lương) Thương lượng với công ty, có được ngày nghỉ có lương! Sau khi bắt đầu làm việc được 6 tháng, người lao động có quyền nhận 10 ngày nghỉ phép (nghỉ có lương). Tính từ thời điểm đó, trong 1 năm tiếp theo, người lao động có thể dùng ngày nghỉ đó, nhưng nếu không dùng hết thì cũng chỉ được cộng dồn thêm 1 năm nữa. Ngoài ra, sau 1 năm rưỡi đi làm, người lao động có thể nhận được 11 ngày nghỉ phép mới. Số năm làm việc 0.5 1.5 2.5 3.5 4.5 Số ngày nghỉ phép (nghỉ có lương) 10 11 12 14 16 Về nguyên tắc, người lao động có thể chỉ định thời gian nghỉ phép (nghỉ có lương). Chỉ khi việc nghỉ phép gây ảnh hưởng đến công việc, công ty có thể đề xuất đổi ngày nghỉ sang ngày khác. Trong ngành nông nghiệp và một số ngành khác, công ty không được phép yêu cầu nhân viên làm việc theo hình thức “trời mưa nên đột ngột hôm đó trở thành ngày nghỉ phép (nghỉ có lương)”. Nếu không nhận được tiền làm thêm giờ, không được nghỉ phép (nghỉ có lương), bạn hãy liên lạc với Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động, Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) v.v. để xin tư vấn nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt

    11/02/2022

  • ★ Thông tin cơ bản: Người nước ngoài làm việc ở Nhật (Tổng quát)

    Trước khi có đại dịch COVID-19, số người nước ngoài sinh sống tại Nhật đã liên tục tăng lên. Đặc biệt, vào năm 2020, Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc để vươn lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng các quốc gia có nhiều người sinh sống tại Nhật. Gần nửa số người Việt tại Nhật là thực tập sinh kỹ năng và con số này chiếm hơn nửa tổng số thực tập sinh kỹ năng tại Nhật. Số người nước ngoài sống tại Nhật tăng nhanh ◆ Số người nước ngoài sinh sống tại Nhật ・ Vào thời điểm tháng 6 năm 2021, có 2.823.565 người nước ngoài sinh sống tại Nhật (bao gồm cả người vĩnh trú). Số người nước ngoài sinh sống tại Nhật 3,000,000 2,500,000 2,000,000 1,500,000 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 ※Số liệu tổng hợp vào cuối tháng 12 hàng năm, riêng năm 2021 là cuối tháng 6 ・ Từ năm 2020 trở đi, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, việc nhập cảnh mới vào Nhật Bản bị hạn chế. So với năm 2019 – năm có số người nước ngoài đông nhất (2.933.137 người), tổng số người nước ngoài tại Nhật có giảm đi một chút. Tuy nhiên, tổng số người nước ngoài vào năm 2019 gấp 1.44 lần tổng số người nước ngoài vào năm 2012, điều này cho thấy những năm gần đây số người nước ngoài tại Nhật liên tục tăng. ◆ Nguyên nhân gia tăng Nhân lực người nước ngoài đang bổ sung cho sự thiếu hụt nguồn nhân lực do Nhật có tỷ lệ sinh giảm, dân số già hoá và đang có các sự chuyển dịch sau. ・ Số doanh nghiệp Nhật Bản tuyển dụng người nước ngoài tăng nhanh ・ Đặc biệt, việc tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng tăng lên ・ Chính phủ Nhật Bản khuyến khích mở cửa tiếp nhận người nước ngoài có trình độ học vấn cao và sinh viên quốc tế ◆ Số lao động người nước ngoài Năm 2020, có khoảng 2.887.000 người nước ngoài lưu trú tại Nhật. Trong đó có 1.724.000 người là người lao động. Chúng ta hãy xem bảng phân bố chi tiết bên dưới. Bảng phân bố chi tiết về tư cách lao động của 1.724.000 người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản (Năm 2020) Tư cách lưu trú dựa trên nhân thân Người định trú (chủ yếu là người gốc Nhật), người vĩnh trú, vợ/chồng và con cái của người Nhật, v.v. 546.000 người Thực tập kỹ năng Giữ vai trò "đóng góp cho quốc tế bằng cách truyền lại các kỹ thuật của Nhật cho người nước ngoài" 402.000 người Hoạt động ngoài tư cách Việc làm thêm của du học sinh 370.000 người Tư cách lưu trú dựa trên mục đích lao động Giáo sư, ngành nghề chuyên môn cao, kinh doanh - quản lý, pháp luật - kế toán, y tế, nghiên cứu, giáo dục, kỹ thuật - tri thức nhân văn - nghiệp vụ quốc tế, chuyển công tác trong nội bộ công ty, điều dưỡng, kỹ năng, kỹ năng đặc định 360.000 người Hoạt động đặc định Y tá, hộ lý, ứng viên điều dưỡng người nước ngoài theo Hiệp định EPA, "Working Holiday" - làm việc kết hợp du học, công nhân xây dựng người nước ngoài, công nhân đóng tàu người nước ngoài, v.v. 46.000 người Số người nước ngoài theo từng quốc tịch ◆ Theo quốc tịch, đứng đầu là Trung Quốc, thứ hai là Việt Nam Trong số 2.823.565 người nước ngoài sinh sống tại Nhật (năm 2021), các quốc gia có nhiều người sống tại Nhật được xếp hạng như sau. Quốc gia Số người Trung Quốc 745,411 Việt Nam 450,046 Hàn Quốc 416,389 Philipines 277,341 Brazil 206,365 Vào năm 2020, Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc để vươn lên vị trí thứ hai. Sự thay đổi về số lượng người nước ngoài sống tại Nhật Bản (theo quốc tịch) ◆ Trong tổng số người Việt tại Nhật thì nhiều nhất là? Trong khoảng 450.000 người Việt sinh sống tại Nhật ・ Tư cách lưu trú (Visa) nhiều nhất là “Thực tập kỹ năng”: 202.365 người (45%) ・ Thứ hai là “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”: 64.093 người (14.2%) ・ Thứ ba là “Du học”: 51.337 người (11.4%) Số thực tập sinh kỹ năng người Việt chiếm 57% tổng số thực tập sinh toàn Nhật Bản. Việt Nam cũng là nước có nhiều thực tập sinh nhất. Tư cách lưu trí chính của người Việt Nam tại Nhật 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 Thực tập sinh Kỹ - Nhân - Quốc Du học Hoạt động đặc định Lưu trú cùng gia đình Người bỏ trốn, tội phạm người Việt Mặt khác, số người Việt trở thành tội phạm, người lưu trú bất hợp pháp (bỏ trốn, v.v.) tại Nhật cũng ngày càng tăng lên. Số người lưu trú bất hợp pháp (Tháng 1 năm 2020) Người Việt Nam 15,561 người Người Hàn Quốc 12,563 người Người Trung Quốc 10,902 người 技能実習生の失踪者数(2019年) Người Việt Nam 6,105 người Người Hàn Quốc 1,330 người Người Campuchia 462 người 刑法犯検挙数(2019年) Người Việt Nam 3,021 vụ Người Hàn Quốc 1,795 vụ Người Trung Quốc 795 vụ Khi sang Nhật để thực tập kỹ năng, du học, có người đã phải nợ một khoản tiền lớn, do bị đối xử bất công ở nơi làm việc nên họ đã bất mãn, tìm đến những hội nhóm tội phạm lưu trú bất hợp pháp, lao động bất hợp pháp (bỏ trốn v.v.). ・ Để có thể sang Nhật mà không phải vay nợ hoặc vay một khoản rất nhỏ, hãy tham khảo bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách tìm công ty phái cử ・ Trước khi bỏ trốn, làm các việc trái luật pháp, hãy đọc bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bỏ trốn sẽ thiệt lớn (Kinh nghiệm của tôi) Số người nước ngoài theo từng tỉnh thành ・ Tổng số người nước ngoài sinh sống tại Nhật là 2.823.565 người. Các tỉnh thành có nhiều người nước ngoài được xếp hạng như sau. Các tỉnh thành có nhiều người nước ngoài (Tháng 6 năm 2021) Các tỉnh thành Số người nước ngoài % 1 Tokyo 541,807 19.2 2 Aichi 269,685 9.6 3 Osaka 250,071 8.9 4 Kanagawa 230,301 8.2 5 Saitama 198,548 7.0 6 Chiba 168,048 6.0 7 Hyogo 113,772 4.0 8 Shizuoka 99,143 3.5 9 Fukuoka 79,206 2.8 10 Ibaraki 72,279 2.6 11 Gunma 63,174 2.2 12 Tokyo 59,825 2.1 13 Gifu 58,412 2.1 14 Mie 55,331 2.0 15 Hiroshima 53,604 1.9

    24/01/2022

  • ★ Thông tin cơ bản: Tổng hợp về tư cách “Thực tập kỹ năng”

    Đây là bài viết tổng hợp về chế độ thực tập kỹ năng. Để thực hiện ước mơ của mình bằng việc đi thực tập kỹ năng, trước hết, chúng ta hãy cùng hiểu đúng về bức tranh toàn cảnh của việc thực tập kỹ năng. <Nội dung bài viết> Tư cách lưu trú “hot” để đi làm Quốc tịch và ngành nghề của thực tập sinh kỹ năng Điểm cần chú ý trong thời gian thực tập kỹ năng! Công ty phái cử và đoàn thể quản lý (Nghiệp đoàn) Vai trò của Nghiệp đoàn sau khi thực tập sinh sang Nhật Điểm khác biệt với những tư cách lưu trú khác Tư cách lưu trú “hot” để đi làm ◆ Người nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản (các tư cách lưu trú chính) Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tỉ lệ Tổng 2,561,848 2,731,093 2,933,137 2,887,116 2,823,565 100.0 Người vĩnh trú 749,191 771,568 793,164 807,517 817,805 29.0 Thực tập kỹ năng 274,233 328,360 410,972 378,200 354,104 12.5 Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế 189,273 225,724 271,999 283,380 283,259 10.0 Du học 311,505 337,000 345,791 280,901 227,844 8.1 Người định trú 179,834 192,014 204,787 201,329 199,288 7.1 Sống cùng gia đình 166,561 182,452 201,423 196,622 190,010 6.7 Vợ/chồng của người Nhật v.v. 140,839 142,381 145,254 142,735 140,987 5.0 Kỹ năng đặc định 1,621 15,663 29,144 1.0 ※ Số liệu thống kê vào tháng 12, riêng năm 2021 là vào tháng 6 (Thống kê của Bộ Tư Pháp) ※ Không bao gồm những người có thời gian lưu trú ngắn hạn dưới 3 tháng Số người nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản là 2.823.565 người (tháng 6/2021), trong đó có 354.104 người là thực tập sinh kỹ năng, trừ tư cách người vĩnh trú đặc biệt và vĩnh trú thì đây là tư cách chiếm số lượng lớn nhất trong số các tư cách lưu trú còn lại. Do ảnh hưởng của COVID19, trong năm 2020 và 2021 số lượng thực tập sinh giảm mạnh, tuy nhiên con số này đã liên tục tăng nhanh cho tới trước thời điểm bùng phát dịch bệnh. Quốc tịch và ngành nghề của thực tập sinh kỹ năng ◆ Quốc tịch của thực tập sinh kỹ năng Quốc tịch Số người Tỉ lệ Tổng 354,104 100.0% Việt Nam 202,365 57.1% Trung Quốc/td> 55,522 15.7% Indonesia 30,978 8.7% Philippines 28,132 7.9% Thái Lan 9,511 2.7% ・ Những quốc gia có nhiều thực tập sinh kỹ năng tại Nhật được xếp theo thứ tự như sau: Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia. ・ Ngành nghề của thực tập sinh kỹ năng đã được quyết định sẵn. Ba ngành nghề tiếp nhận nhiều đó là: xây dựng, chế biến thực phẩm, gia công cơ khí – kim khí, sau đó đến các ngành như nông nghiệp, dệt may v.v. Điểm cần chú ý trong thời gian thực tập kỹ năng! ・ Thực tập kỹ năng bao gồm các loại như sau: số 1 (năm thứ nhất), số 2 (năm thứ hai, thứ ba), số 3 (năm thứ tư, thứ năm). Phần lớn thực tập sinh sẽ thuộc loại số 1 và số 2, tổng thời gian thực tập là 3 năm. ・ Để chuyển sang giai đoạn tiếp theo, thực tập sinh phải đỗ kì thi kiểm tra tay nghề. ※ Số 1 → Số 2 (chuyên môn + tay nghề) ※ Số 2 → Số 3 (tay nghề) ・ Đại đa số các ngành nghề (có 85 ngành tới thời điểm năm 2021) có thể chuyển từ thực tập kỹ năng số 1 sang số 2, tuy nhiên cũng có ngành chỉ có thể làm 1 năm với tư cách số 1. Nếu thực tập sinh không biết về điều này và ứng tuyển những ngành như thế thì sau khi sang Nhật sẽ gặp khó khăn. Các bạn hãy kiểm tra thật kỹ trước khi phỏng vấn ở Việt Nam xem ngành nghề mình định ứng tuyển có thể làm 3 năm hay không nhé. ・ Cũng có điểm cần chú ý đối với những bạn muốn làm 5 năm. Chỉ có 77 ngành (tới thời điểm năm 2021) được chuyển từ thực tập kỹ năng số 2 sang số 3. Thêm vào đó còn có một điều kiện nữa, đó là nghiệp đoàn cũng như công ty của bạn cần nhận được đánh giá “tốt” của Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT). Công ty phái cử và đoàn thể quản lý (Nghiệp đoàn) Chế độ thực tập kỹ năng có sự tham gia của công ty phái cử (nước của thực tập sinh) và đoàn thể quản lý (Nhật Bản). Nếu có nhiều đoàn thể quản lý thì sẽ được gọi là “Hợp tác xã” (thường gọi là “Nghiệp đoàn”). Sau đây là vai trò của tổ chức đó cũng như quy trình thực tập kỹ năng. ※ Mặc dù là một con số nhỏ, nhưng cũng có chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ năng chỉ dành cho một cá thể công ty, trong đó công nhân của các công ty con ở nước ngoài được đào tạo tại một công ty mẹ của Nhật Bản. Quy trình tới khi bắt đầu thực tập kỹ năng (Toàn bộ) Công ty phái cử Nghiệp đoàn Công ty tiếp nhận ① Tìm ứng cử viên ① Tìm đơn tuyển dụng (Làm việc với công ty tiếp nhận) ② Tìm nhân viên ④ Giới thiệu ứng cử viên ③ Nhờ giới thiệu ứng cử viên ⑤ Đào tạo ⑤ Phỏng vấn ⑥ Lấy tư cách lưu trú ⑦ Tập huấn sau khi sang Nhật ⑧ Bắt đầu thực tập Làm việc → Đưa đơn tuyển dụng → Nhờ giới thiệu ứng viên ・ Nghiệp đoàn làm việc với công ty tiếp nhận, tìm đơn tuyển dụng. ・ Sau khi nhận được đơn tuyển dụng, nghiệp đoàn nhờ công ty phái cử giới thiệu ứng viên. Tuyển ứng viên → Giới thiệu ứng viên ・ Thông thường, công ty phái cử sẽ tuyển ứng viên muốn làm thực tập sinh kỹ năng. ※ Có rất nhiều công ty phái cử nhờ những người có ảnh hưởng tại địa phương, giáo viên và cựu thực tập sinh giới thiệu ứng viên và khi công ty phái cử nhận được giới thiệu, họ sẽ gửi tiền cảm ơn cho người đã giới thiệu. Tác hại của phần tiền cảm ơn này sẽ được giải thích tại đường link bên dưới. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chi phí trả cho các công ty phái cử khác nhau đến mức nào ・ Sau khi nhận đơn tuyển dụng từ nghiệp đoàn bên Nhật, công ty phái cử sẽ giới thiệu ứng viên. Phỏng vấn – Tuyển dụng ・ Nếu tập hợp được các ứng viên, công ty tiếp nhận và nghiệp đoàn (hoặc chỉ có nghiệp đoàn) sẽ đến công ty phái cử để phỏng vấn và quyết định sẽ tuyển dụng ai. Đào tạo → Cử đi Nhật ・ Công ty phái cử sẽ tiến hành dạy tiếng Nhật v.v. cho những người đã được tuyển (khoá học thường từ 3~6 tháng), sau khi ứng viên lấy được tư cách lưu trú (visa) sẽ cử những ứng viên đó sang Nhật. Thông thường, ứng viên sẽ học tập tại trung tâm tiếng Nhật nội trú. ・ Cũng có những công ty phái cử đào tạo cho ứng viên từ trước khi đỗ phỏng vấn. Tập huấn sau khi sang Nhật ・ Nghiệp đoàn sẽ tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng sang Nhật Bản rồi đưa về cơ sở lưu trú, sau đó tập huấn về tiếng Nhật và cuộc sống tại Nhật trong thời gian hơn 1 tháng. Bắt đầu thực tập ・ Thực tập sinh sẽ đi đến công ty của mình, bắt đầu thực tập kỹ năng. Vai trò của Nghiệp đoàn sau khi thực tập sinh sang Nhật Sau khi thực tập sinh bắt đầu thực tập kỹ năng, đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) cũng có những vai trò (nghĩa vụ) sau đây. Kiểm tra xem công ty có quản lý việc đào tạo thực tập sinh kỹ năng đúng cách hay không và báo cáo với Cục quản lý xuất nhập cảnh (hơn 1 lần trong 3 tháng). Đối với công ty có thực tập sinh năm đầu tiên, tới công ty để kiểm tra hơn 1 lần mỗi tháng. Trao đổi với thực tập sinh về nội dung công việc, chế độ đãi ngộ, cuộc sống, v.v. bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Nếu nghiệp đoàn không làm tròn vai trò như vậy sau khi bạn sang Nhật và để xảy ra sự cố, bạn hãy xem bài viết được liên kết bên dưới và tham khảo ý kiến ​​của Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) hoặc các nhóm hỗ trợ. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bài tổng hợp – Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt Điểm khác biệt với những tư cách lưu trú khác Sống cùng gia đình Vợ chồng và con cái của thực tập sinh không lấy được tư cách lưu trú “sống cùng gia đình” để cùng sống với thực tập sinh ở Nhật = Khác với tư cách Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế và tư cách Kỹ năng đặc định số 2. Chuyển việc Về nguyên tắc là không thể chuyển nơi làm việc = Khác với tư cách Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế và tư cách Kỹ năng đặc định số 1, số 2. Chuyển việc (Ngoại lệ) Nếu thực tập sinh gặp vấn đề với nghiệp đoàn và công ty tiếp nhận thì có thể đổi nơi thực tập. Hãy tham khảo bài viết trong đường link bên dưới. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Giải quyết rắc rối của thực tập kỹ năng (Sau khi sang Nhật)

    06/01/2022

Đơn vị vận hành

Nhà tài trợ Bạch Kim

Đơn vị hỗ trợ

  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
  • Văn phòng JNTO Hà Nội
  • Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
  • Hội Việt Nam (JAVN)
  • Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
  • Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế

Đơn vị hợp tác

Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)

Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài

WA.SA.Bi.

Danh mục

  • Khác biệt văn hoá

    Khác biệt văn hoá

  • Sinh hoạt - Chi phí

    Sinh hoạt - Chi phí

  • Xuất nhập cảnh - Visa

    Xuất nhập cảnh - Visa

  • Làm thêm - Xin việc

    Làm thêm - Xin việc

  • Bốn mùa - Du lịch

    Bốn mùa - Du lịch

  • Hỗ trợ người nước ngoài

    Hỗ trợ người nước ngoài

  • Cộng đồng

    Cộng đồng

  • Bí quyết học tiếng Nhật

    Bí quyết học tiếng Nhật

  • Y tế - Sức khoẻ

    Y tế - Sức khoẻ

  • Nhà hàng - Siêu thị Việt

    Nhà hàng - Siêu thị Việt

  • Thực tập kỹ năng

    Thực tập kỹ năng

  • Kỹ năng đặc định

    Kỹ năng đặc định

  • Nhân lực chất lượng cao

    Nhân lực chất lượng cao

  • Du học

    Du học

  • Phòng chống thiên tai

    Phòng chống thiên tai