Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định | Tin mới nhất
Bảo hiểm lao động của Nhật là hệ thống chi trả chi phí y tế và chi phí sinh hoạt khi người lao động bị thương hoặc bị bệnh do công việc hoặc đi lại (đi đến chỗ làm và về nhà). Dù chỉ tuyển dụng 1 công nhân thì các công ty cũng phải tham gia bảo hiểm lao động. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu các loại bảo hiểm lao động, đối tượng được nhận bảo hiểm (người được nhận tiền bảo hiểm), cách đăng ký nhận bảo hiểm v.v. 〈Nội dung〉 1. Bảo hiểm lao động là gì? ...
Cách người nước ngoài sắp bị sa thải vì mang thai đã khiến công ty rút lại việc...
17/12/2023Người nước ngoài không cần phải nghỉ việc – về nước khi có thai! –...
13/12/2023〈Tổng hợp bài viết〉Trước khi chọn công ty phái cử hãy biết trước những thông...
05/05/2022Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Trong trang trước, chúng tôi đã giải thích rằng nếu như tự mình tìm kiếm công ty phải cử, số tiền lãi thực tế sau 3 năm thực tập kỹ năng (tính bằng tổng số tiền gửi về nhà trong 3 năm trừ đi số tiền trả cho công ty phái cử) của bạn có thể thay đổi đến hàng nghìn đôla Mỹ. Ngoài ra, tuỳ theo chất lượng công ty phái cử và đoàn thể quản lý mà mức độ quan tâm chăm sóc ở Nhật Bản cũng khác nhau rất nhiều. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn cách lựa chọn công ty phái cử và đoàn thể quản lý. <Nội dung bài viết> 1. Tại sao phải lựa chọn công ty phái cử? 2. Các bước lựa chọn công ty phái cử 3. Các bài viết kinh nghiệm thực tế trên trang web KOKORO 1. Tại sao phải lựa chọn công ty phái cử? Nhiều thực tập sinh kỹ năng ở cùng một căn phòng ký túc xá tại chung cư này đã bỏ trốn Để tránh bị thiệt thòi hoặc thất bại trong quá trình thực tập kỹ năng, các bạn nên hiểu rõ trước những điểm dưới đây về công ty phái cử và đoàn thể quản lý. ① Đừng chỉ nghe theo lời giới thiệu của bạn bè, người quen, họ hàng hoặc thầy cô giáo khi lựa chọn công ty phái cử. Nhờ việc tự tìm kiếm công ty phái cử mà bạn có thể tiết kiệm được số tiền phí lên đến hàng nghìn đôla. ② Tuỳ từng công ty phái cử mà mức phí cũng như nội dung chương trình học tiếng Nhật có thể rất khác nhau. ③ Không phải cứ đi qua công ty phái cử có mức phí cao thì sang Nhật sẽ có mức lương cao hay được chăm sóc tử tế. Có nhiều trường hợp chỉ trả mức phí vừa phải nhưng vẫn được giới thiệu nơi thực tập tốt. ④ Nếu mức phí trả cho công ty phái cử quá cao thì nhiều trường hợp tiền lãi thực tế thu được sau 3 năm còn thấp hơn mức trung bình. Ngoài ra, nếu phải vay nợ khoản tiền lớn thì sẽ trở thành gánh nặng trong quá trình thực tập và dễ dẫn đến việc bỏ trốn. 2. Các bước lựa chọn công ty phái cử Giờ học ở công ty phái cử Vậy thì làm thế nào để tìm được công ty phái cử và đoàn thể quản lý tốt? Chúng tôi xin chia sẻ cách thức tìm kiếm và lựa chọn cụ thể như sau. Thu thập thông tin trên mạng internet ・Các bạn có thể đọc các câu chuyện kinh nghiệm thực tế trên trang web của KOKORO để biết thông tin cụ thể về quá trình thực tập kỹ năng. Qua đó, các bạn có thể biết được mức phí trả cho công ty phái cử, số tiền gửi được về nhà, chế độ đãi ngộ cũng như cuộc sống ở nơi thực tập v.v... Chúng tôi cũng giới thiệu các công ty phái cử và đoàn thể quản lý mà các sempai cảm thấy hài lòng. ・Các bạn nên tìm hiểu thêm về công ty phái cử trên các trang web khác nữa. (Hãy đặc biệt chú ý đọc bình luận đánh giá về các công ty này). Thu thập thông tin từ các sempai làm thực tập sinh kỹ năng ・Các bạn hãy thu thập thông tin từ các sempai làm thực tập sinh kỹ năng. Tuy nhiên, so với người đã về nước thì thông tin từ các thực tập sinh hiện đang thực tập ở Nhật Bản sẽ hữu ích hơn. Những người đang thực tập thường sẽ trao đổi thông tin cả với thực tập sinh ở các công ty khác nên họ nắm được cả thông tin về công ty phái cử và đoàn thể quản lý khác. Mặt khác, có nhiều trường hợp thực tập sinh sau khi về nước đã ký kết với một công ty phái cử nhất định và giới thiệu thực tập sinh mới cho công ty phái cử đó để gỡ lại khoản phí đã chi trả. Liên hệ trực tiếp với công ty phái cử ・Chỉ cần tự liên lạc trực tiếp với công ty phái cử để đăng ký, bạn đã có thể tiết kiệm được khoản phí môi giới (từ 500 ~ 1.500 đôla). Ngay cả khi bạn được bạn bè hay người quen giới thiệu thì vẫn có nhiều trường hợp công ty phái cử trả cho người đó phí giới thiệu, và khoản tiền này sẽ bị tính thêm vào số tiền bạn phải trả cho công ty phái cử. Liên hệ trực tiếp với đoàn thể quản lý ・Nếu liên lạc với đoàn thể quản lý mà bạn thấy thích, có thể đoàn thể quản lý đó sẽ giới thiệu bạn với công ty phái cử mà họ đang hợp tác. Trường hợp này, bạn cũng không bị mất phí môi giới. Nếu bạn chú trọng việc được chăm sóc tử tế sau khi sang Nhật thì lựa chọn kĩ đoàn thể quản lý ngay từ đầu là một cách hay. Việc chăm sóc sau khi sang Nhật là vô cùng quan trọng. Trong các bài viết trải nghiệm thực tế của KOKORO, có cả bài viết ghi cách thức liên hệ với đoàn thể quản lý nên các bạn có thể dùng để tham khảo. Đến tham quan công ty phái cử ・Hãy liên lạc và hỏi thăm nhiều công ty phái cử rồi chọn những nơi trả lời tử tế để đến xem. Sau đó hãy so sánh giữa các công ty phái cử đó để đưa ra quyết định cuối cùng. Hãy đến công ty phải cử, và nếu có thể, hãy tham quan giờ học ở đó 3. Các bài viết kinh nghiệm thực tế trên trang web KOKORO Trang web KOKORO đã đăng hàng chục bài viết kinh nghiệm thực tế của thực tập sinh kỹ năng sempai dựa trên kết quả phỏng vấn của phóng viên báo. 5 bài viết kể về các trường hợp phí trả cho công ty phái cử thấp, tiền lãi thực tế (tiền dôi dư) sau 3 năm cao có ghi tên thật của công ty phái cử và đoàn thể quản lý. (※Tuy nhiên, bạn vẫn phải chịu trách nhiệm đối với quyết định cuối cùng của mình). Năm bắt đầu thực tập A: Số tiền trả cho công ty phái cử B: Số tiền gửi được hoặc dự kiến gửi được từ Nhật Bản về Việt Nam (trong thời gian 3 năm) Số tiền dôi dư(B-A) Ngành nghề thực tập kỹ năng ① 2017 95,000,000 ₫ ¥3,000,000 667,053,900 ₫ 572,053,900 ₫ Nông nghiệp ② 2019 105,000,000 ₫ ¥3,000,000 667,053,900 ₫ 562,053,900 ₫ Nhà máy thực phẩm ③ 2019 115,000,000 ₫ ¥2,500,000 555,878,250 ₫ 440,878,250 ₫ Xưởng bánh mì ④ 2015 90,000,000 ₫ ¥2,000,000 444,702,600 ₫ 354,702,600 ₫ Nhà máy ⑤ 2018 100,000,000 ₫ ¥2,000,000 444,702,600 ₫ 344,702,600 ₫ Trang trại dâu tây [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] ❶ Chuyển sang tư cách lưu trú kỹ năng đặc định sau khi hoàn thành chương trình thực tập tại nông trại (Giới thiệu trường dạy tiếng Nhật ở Việt Nam) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] ❷ Hành trình của một thực tập sinh không “ôm nợ” nhờ lựa chọn được cơ quan phái cử tốt (Giới thiệu công ty phái cử) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] ❸ Câu chuyện về SỨC TRẺ – NỤ CƯỜI và NHỮNG CHIẾC BÁNH (Giới thiệu công ty phái cử và đoàn thể quản lý) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] ❹ Cuộc sống vui vẻ ở Nhật với sempai tốt bụng và thật nhiều bè bạn (Giới thiệu công ty phái cử) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] ❺ Mong muốn dạy lại cho con gái vốn tiếng Nhật học được trong quá trình thực tập kỹ năng (Giới thiệu đoàn thể quản lý) Chúng tôi chia sẻ rất nhiều bài viết về mức phí trả cho công ty phái cử, số tiền gửi về nhà, sự quan tâm chăm sóc của đoàn thể quản lý và các chính sách đãi ngộ khác ngoài tiền lương v.v...
12/04/2021
<Nội dung bài viết> 1. Những điểm quan trọng khi lựa chọn công ty phái cử 2. Giấy phép của DOLAB, tiêu chuẩn của VAMAS 1. Những điểm quan trọng khi lựa chọn công ty phái cử Chúng tôi xin chia sẻ với các bạn những điểm cần chú ý khi thu thập thông tin về công ty phái cử. ① Số tiền mà các sempai đã chi trả Tình trạng công ty phái cử trả tiền cảm ơn (lại quả) từ 1.000 ~ 1.500 đôla trên mỗi thực tập sinh cho lãnh đạo của đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) khi nghiệp đoàn giới thiệu công ty tiếp nhận thực tập sinh (đơn tuyển người) cho công ty phái cử là rất phổ biến. Số tiền này xét cho cùng lại làm tăng thêm khoản phí mà thực tập sinh trả cho công ty phái cử. Khi so sánh mức phí mà các sempai trả cho công ty phái cử, bạn có thể phần nào nhận ra được các công ty phái cử dạng này. ② Tiền lương, chi phí sinh hoạt, số tiền gửi về Ví dụ, trong các bài viết kinh nghiệm thực tế trên trang KOKORO thường ghi cụ thể số tiền mà các sempai phải trả cho công ty phái cử và số tiền họ gửi về nhà. Chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản cũng được liệt kê rõ ràng. Các bạn hãy tham khảo các thông tin này để nắm được giá cả thị trường và tìm kiếm công ty phái cử và đoàn thể quản lý tốt. ③ Nội dung chương trình học tiếng Nhật ở công ty phái cử ・Hãy tìm hiểu nội dung, thời gian học tập và trình độ của giáo viên v.v... Tuỳ từng công ty phái cử mà các nội dung này có thể khác nhau. Có cả trường hợp chỉ dạy vài tuần đầu tiên hoặc vài tuần cuối cùng, còn lại là cho nghỉ. ・Nếu học tiếng Nhật đến một trình độ nhất định trước khi sang Nhật thì bạn sẽ dễ hoà nhập với môi trường làm việc hơn và khi sang đến nơi sẽ nhanh tiến bộ về tiếng Nhật. Tiếng Nhật bạn càng giỏi thì càng có lợi cho công việc sau này. ・Ngược lại, trong số các thực tập sinh bỏ trốn, nhiều trường hợp là do trình độ tiếng Nhật còn yếu, không đủ năng lực để giao tiếp cơ bản. ・Tốt nhất là trong mỗi lớp học tiếng Nhật chỉ có khoảng mười mấy học sinh. Các bạn hãy cố gắng xin tham quan giờ học tiếng Nhật ở công ty phái cử nhé. ④ Chế độ đãi ngộ ngoài lương, mức độ quan tâm chăm sóc của đoàn thể quản lý Trong quá trình thực tập, các chế độ đãi ngộ khác ngoài lương và sự chăm sóc của đoàn thể quản lý là cực kỳ quan trọng. Ví dụ, dù mức lương thấp nhưng tiền ký túc xá hay tiền điện, nước, ga lại rẻ thì vẫn có thể gửi được nhiều tiền về nhà. Ngoài ra, việc đoàn thể quản lý có nhiệt tình chăm lo đến các vướng mắc hay bất an của thực tập sinh hay không cũng tạo nên sự khác biệt lớn. Sự quan tâm chăm sóc của đoàn thể quản lý đối với thực tập sinh cũng tạo nên sự khác biệt lớn. ⑤ Có trả phí giới thiệu (tiền cảm ơn người môi giới) hay không Nếu công ty phái cử không trả phí môi giới thì nhiều khả năng công ty đó tuân thủ nghiêm túc quy định của chính phủ, và có thể hy vọng họ có tâm khi giới thiệu công việc và sẽ quan tâm chăm sóc chu đáo. ⑥ Công ty có thu tiền ký quỹ hay không Một số công ty phái cử thu của thực tập sinh tiền ký quỹ từ vài trăm đến 1.000 đôla trước khi sang Nhật Bản. Nếu quá trình thực tập diễn ra suôn sẻ, không vướng mắc gì thì khi thực tập sinh về nước, công ty sẽ trả lại số tiền ký quỹ này. Tuy nhiên, việc thu khoản tiền ký quỹ như vậy là vi phạm quy định của chính phủ Việt Nam. Tốt nhất là các bạn hãy tránh xa những công ty phái cử kiểu này. ⑦ Công ty có thường xuyên đổi tên hay không Có trường hợp công ty do vi phạm pháp luật, không được tiếp tục phái cử thực tập sinh nữa nên đã đổi tên để tiếp tục hoạt động. ⑧ Có thực hiện hoạt động phái cử trên danh nghĩa của chính công ty mình hay không Có trường hợp công ty phái cử cho công ty khác mượn danh nghĩa để kinh doanh còn thực tế không thực hiện nghiệp vụ gì. Nên tránh cả công ty cho mượn và mượn danh nghĩa của công ty phái cử khác. Khi đến thăm văn phòng của công ty phái cử bạn sẽ phần nào nắm được điều này. 2. Giấy phép của DOLAB, tiêu chuẩn của VAMAS Giấy phép của DOLAB Các công ty phái cử lao động người Việt Nam ra nước ngoài phải có giấy phép của Cục quản lý lao động ngoài nước (DOLAB) thuộc Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội (MOLISA). Trong khi đó, danh sách các doanh nghiệp có giấy phép phái cử thực tập sinh kỹ năng sang Nhật Bản (công ty phái cử) được DOLAB thông báo cho Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) của Nhật Bản, và được đăng trên trang web của OTIT. Danh sách các công ty có giấy phép phái cử thực tập của chính phủ nước ngoài (OTIT) Bảng xếp hạng của VAMAS Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS) hằng năm công bố bảng xếp hạng các công ty phái cử và đánh giá chất lượng các công ty phái cử theo số sao. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] ・Trang web của VAMAS [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] ・Danh sách các công ty phái cử hạng 6 sao [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] ・Danh sách các công ty phái cử hạng 5 sao [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] ・Danh sách các công ty phái cử hạng 4 sao [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] ・Danh sách các công ty phái cử hạng 3 sao Tuy nhiên, theo những người có liên quan, trong số các công ty có nhiều sao theo xếp hạng của VAMAS vẫn có cả công ty phái cử không tốt. Vì vậy, đừng chỉ dựa vào mỗi bảng xếp hạng này mà chỉ nên dùng để tham khảo.
11/04/2021
(Chia sẻ từ anh Bùi Bình Minh, thành viên ban lãnh đạo của một công ty nhân lực ở Nhật) Tôi đã sống ở Nhật khoảng 30 năm và là một trong những thành viên ban lãnh đạo của một công ty Nhật Bản được 5 năm. Xã hội Nhật Bản xác lập một chuẩn mực rất cao về việc đúng giờ. Trễ giờ vài phút có thể chưa phải là nghiêm trọng, nhưng tới 15 phút thì ở ngưỡng chịu đựng, còn trễ 30 phút có thể coi là “miễn bình luận”. Người nước ngoài thường choáng với mức độ chi tiết trong lịch làm việc của các đoàn công tác Nhật Bản. Sự chính xác giờ giấc của phương tiện giao thông công cộng cũng là một kỳ tích với những người mới bước chân tới Nhật Bản. Không giữ đúng giờ, dù chỉ là khoảng thời gian trong khuôn khổ mà một người nước ngoài có thể xuề xòa bỏ qua thì ở Nhật lại được nhìn nhận là không giữ lời hứa và rất khó được châm chước. Vấn đề không phải là ít phút đó quan trọng từ khía cạnh thời gian. Vấn đề là người Nhật sẽ đánh giá bạn là người thiếu tin cậy, thậm chí thiếu tôn trọng người khác khi để người khác phải lãng phí thời gian đợi bạn. Trễ hẹn trong những dịp quan trọng như phỏng vấn hay lần tiếp xúc đầu tiên với khách hàng sẽ để lại ấn tượng đặc biệt tiêu cực và ảnh hưởng lớn lên quyết định đối với bạn. Theo cách hiểu thông thường ở Nhật, “đúng giờ” trong công việc không có nghĩa là tới điểm hẹn đúng giờ mà cần được hiểu là đến trước chừng 10 phút. Và để có thể đảm bảo tới điểm hẹn trước 10 phút trong cả trường hợp gặp trục trặc trên đường đi, bạn cần phải tính toán để có một khoảng dự phòng dài hơn thế, tuỳ theo quãng đường di chuyển đến điểm hẹn. Vậy thì phải làm thế nào nếu bạn rơi vào tình huống có nhiều khả năng bị lỡ hẹn? Nhìn chung, nếu như nhận thấy khả năng bị trễ, hãy tìm cách thông báo càng sớm càng tốt. Nếu có thể tính toán được thời gian dự định sẽ trễ hẹn, đừng quên cộng thêm một khoảng dự phòng đủ an toàn để bạn chắc chắn tới trước giờ đã báo. Trường hợp không dự tính được thời gian, hãy thông báo rằng bạn sẽ liên lạc ngay khi biết được thời gian dự định. Ngay cả khi đang rất vội vã để tới được điểm hẹn sớm nhất, việc liên lạc cần được ưu tiên để người đợi bạn không phải bị động chờ đợi. Nỗ lực của bạn sẽ được ghi nhận và trong hầu hết các trường hợp, ảnh hưởng của việc trễ hẹn sẽ giảm nhẹ đi đáng kể. Nếu là một cuộc hẹn trong nội bộ công ty, bạn nên thông báo đúng về lý do trễ hẹn, ngay cả khi đó là lý do chủ quan của cá nhân bạn. Nếu là cuộc hẹn với bên ngoài, một lý do quá rõ ràng do sự bất cẩn của cá nhân bạn có thể ảnh hưởng đến uy tín của cả công ty. Trường hợp đó, tốt nhất là nên đưa ra cách giải thích hay một lý do dễ chấp nhận hơn. Đương nhiên, điều cần làm là tránh không để bị rơi vào tình huống như vậy. Lên lịch cẩn thận, di chuyển sớm, dành khoảng thời gian thích hợp cho chuẩn bị, đến trước hẹn còn giúp bạn có phong thái tốt nhất trước cuộc gặp và chắc chắn có tác động tích cực lên ấn tượng của người gặp. Có một điểm thú vị cần lưu ý là nếu bạn tới điểm hẹn là nhà hay văn phòng của người bạn gặp quá sớm, bạn lại cần đợi cho tới trước giờ hẹn chừng 5, 10 phút mới nên xuất hiện. Xuất hiện quá sớm cũng có thể gây phiền hà cho người phải tiếp đón bạn và khiến họ bối rối. Nhưng nói người Nhật đúng giờ thì có khi lại chỉ đúng một nửa. Có vẻ như người Nhật chỉ nghiêm khắc về thời điểm bắt đầu, nhưng lại dễ dãi trong thời điểm kết thúc một cuộc hẹn. Những cuộc họp lê thê tưởng chừng như bất tận, rồi những cuộc nhậu không hồi kết là thứ không hề hiếm hoi. Chẳng mấy ai nhận thức được rằng kết thúc cũng cần phải đúng hẹn như bắt đầu. Vậy nên, nếu bạn cần kết thúc một cuộc hẹn đúng giờ, ngay khi bắt đầu, hãy thông báo trước thời gian bạn có kèm theo lý do. Khi đó chắc chắn người bạn gặp sẽ hiểu và thu xếp thời gian cuộc gặp trong khuôn khổ mà bạn đã yêu cầu.
01/07/2020
Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn những kiến thức cần thiết để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khi thực tập kỹ năng và nơi có thể nhận tư vấn khi gặp phải các vấn đề như ▽ Không được trả tiền lương làm tăng ca ▽ Không nhận được ngày nghỉ phép (nghỉ có lương) ▽ Muốn bỏ trốn và tìm công việc khác ▽ Có vẻ sẽ bị sa thải ▽ Muốn chuyển sang việc khác ▽ Mang thai v.v. Các vấn đề thường gặp phải và nơi xin tư vấn Thông qua việc thực tập kỹ năng, nhiều anh chị đi trước đã thực hiện được ước mơ của mình. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều vấn đề xảy ra xoay quanh việc thực tập này. Các vấn đề thường gặp phải là vấn đề về lương làm tăng ca, chịu bạo lực, bạo ngôn, ngày nghỉ phép (nghỉ có lương), bị sa thải, v.v. Ngoài ra vấn đề liên quan đến chuyện mang thai cũng đang tăng lên. Cổng thông tin tư vấn của chính phủ Với những vấn đề như không được nhận tiền lương làm tăng ca, chịu bạo lực, bạo ngôn, v.v. bạn có thể xin đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) tư vấn. Nếu vẫn không thể giải quyết được vấn đề, hãy liên lạc với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang tư vấn bằng tiếng Việt của OTIT Nếu bạn phải chịu bất lợi từ công ty hay nghiệp đoàn vì đã báo cáo lên trên, hãy báo lại với OTIT một lần nữa hoặc thử xin lời khuyên từ các đoàn thể hỗ trợ phi chính phủ (được giới thiệu ở phía dưới). Ngoài ra, bạn cũng có thể xin Cục quản lý tiêu chuẩn lao động hoặc FRESC tư vấn. Ngoài ra, các trung tâm giao lưu văn hoá tại các địa phương cũng có khu vực tư vấn dành cho người nước ngoài đấy. Dù chưa giải quyết được vấn đề sau một lần xin tư vấn, bạn cũng đừng bỏ trốn, hãy đến nhiều cơ quan và đoàn thể để xin tư vấn nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cục quản lý tiêu chuẩn lao động toàn Nhật Bản [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] FRESC Các cơ quan, tổ chức hỗ trợ phi chính phủ Ở Nhật Bản có rất nhiều đoàn thể hỗ trợ phi chính phủ. Mỗi đoàn thể, tổ chức có quy mô khác nhau, tuy nhiên bạn có thể xin tư vấn miễn phí về những vấn đề như lao động, việc làm, sinh hoạt, tư cách lưu trú (visa), tìm việc mới, mang thai v.v. 〈Ví dụ về các đoàn thể hỗ trợ〉 Cổng tư vấn cho thực tập sinh người nước ngoài (SNS) Hội Hỗ trợ Cộng sinh Việt Nhật Liên đoàn lao động Gifu chi nhánh người nước ngoài số 2 Hội người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ) Hội người Việt tại Sendai (SenTVA) Hội người Việt tại tỉnh Ibaraki Các bạn có thể tìm thấy các tổ chức tư vấn thông qua đường link dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bài tổng hợp – Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt Các vấn đề và cách giải quyết Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những tri thức cần thiết để giải quyết các vấn đề nảy sinh, tham khảo cách giải quyết để tránh bị rắc rối và bị thiệt nhé. Muốn bỏ trốn và tìm việc khác Có rất nhiều trường hợp “bất mãn với công ty tiếp nhận (do vấn đề lương làm tăng ca, bạo lực – bạo ngôn v.v.) nên muốn bỏ trốn và tìm việc khác”. Nếu bạn tư ý rời khỏi công ty mình thực tập, việc đó gọi là “bỏ trốn”. Ngoài ra, trên Facebook v.v. có nhiều bài viết giới thiệu các công việc có mức lương cao, làm cho việc bỏ trốn ngày càng ra tăng. Thế nhưng, dù thực tập sinh có bỏ trốn và làm việc khác thì mức thu nhập cao ấy cũng không ổn định. Thêm vào đó, thực tập sinh còn phải chịu rất nhiều rủi ro và bất lợi như sau. 〈Bất lợi do bỏ trốn〉 Khi làm công việc khác thì bị coi là lưu trú bất hợp pháp, lao động bất hợp pháp. Việc làm không ổn định, mức thu nhập lâu dài thấp hơn so với công ty ban đầu. Khi bị bệnh, bị thương nặng thì không được bảo hiểm hỗ trợ. Mặc dù bị thương nặng khi đang làm việc nhưng phần lớn là không được bồi thường. Vì là lưu trú bất hợp pháp (tội phạm) nên không thể tự do đi lại. Có thể bị lừa lấy tiền hoa hồng khi tìm việc làm mới. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tình hình lao động bất hợp pháp trong thời gian bỏ trốn (Kinh nghiệm của tôi) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bỏ trốn, lao động bất hợp pháp và mất việc (Kinh nghiệm của tôi) Không được lợi gì khi bỏ trốn. Trước khi bỏ trốn, hãy xin OTIT và các đoàn thể tư vấn nhé. Muốn chuyển sang việc khác Nếu công ty tiếp nhận không trả tiền lương làm tăng ca, có những hành động vi phạm pháp luật như bạo lực v.v., sau khi nhận hỗ trợ từ OTIT, thực tập sinh có thể chuyển sang công ty khác. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thực tập sinh chuyển việc sau khi nhận được sự hỗ trợ của đoàn thể hỗ trợ và OTIT (Kinh nghiệm của tôi) Có vẻ sẽ bị sa thải (bị ép về nước) Có trường hợp công ty tiếp nhận, nghiệp đoàn không thích thực tập sinh và cố tình để họ nghỉ việc, cho về nước giữa chừng. Chuyện kinh khủng hơn là có trường hợp bị dẫn ra tận sân bay để cho về nước. Phần lớn thực tập sinh phải viết một văn bản thể hiện là mình tự ý nghỉ việc và bị ép ký tên vào đó. Tuy nhiên, luật pháp Nhật Bản quy định là nếu không có “lý do bất khả kháng”, công ty không được phép tự ý huỷ hợp đồng giữa chừng. Có nhiều thực tập sinh đã được các tổ chức hỗ trợ giúp đỡ và thoát khỏi việc bị ép về nước, hơn nữa còn tìm được việc mới. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trường hợp bị ép về nước_01 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trường hợp bị ép về nước_02 Không nhận được ngày nghỉ phép Chị Sim đã tự thương lượng với công ty và có được 1 tuần nghỉ có lương Thực tập sinh kỹ năng có quyền lấy ngày nghỉ phép (nghỉ có lương). Bạn hãy tự thương lượng với công ty hoặc nhờ OTIT, các tổ chức hỗ trợ tư vấn nhé. Bị giữ hộ chiếu, thẻ lưu trú Có công ty tiếp nhận và nghiệp đoàn giữ hộ chiếu, thẻ lưu trú của thực tập sinh. Điều này là trái với pháp luật, bạn hãy liên lạc với OTIT nhé. OTIT sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Nếu xin chứng nhận tị nạn thì có thể làm việc ở Nhật? Người môi giới ác ý có thể đưa ra lời đề nghị là “6 tháng sau khi nộp đơn xin tị nạn, bạn sẽ được tự do làm việc tại Nhật Bản.” Tuy nhiên, hiện nay, những người không phải là người tị nạn khi xin chứng nhận sẽ không được cấp phép và có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam. Chưa có trường hợp thực tập sinh kỹ năng nào được công nhận là người tị nạn tại Nhật. Mang thai Số thực tập sinh mang thai trong thời gian thực tập đang tăng lên. Nhiều trường hợp bị nói là phải về nước và kết thúc thực tập giữa chừng nhưng pháp luật quy định không được lấy lý do là mang thai để huỷ hợp đồng với thực tập sinh. Có thể bạn sẽ cần ai đó giúp bạn chăm sóc cho con sau khi sinh, song bạn có thể nghỉ một thời gian rồi quay lại thực tập tiếp. Tổ chức hỗ trợ “Hội Hỗ trợ Cộng Sinh Việt Nhật” đã có kinh nghiệm trong việc hỗ trợ này.
06/01/2022
Có rất nhiều may rủi trong việc lựa chọn công ty phái cử. Tuỳ từng công ty phái cử mà mức phí và nội dung chương trình dạy tiếng Nhật có thể khác nhau rất nhiều. Nếu bạn không phó mặc hết cho người quen mà bỏ công sức tự tìm hiểu thông tin và lựa chọn công ty phái cử thì rất có thể sẽ giảm được đáng kể chi phí cũng như các khoản vay nợ để sang Nhật. Ngoài ra, nếu học tiếng Nhật đến một trình độ nhất định rồi mới đi thì công việc ở nơi thực tập sẽ thuận lợi hơn, và bạn sẽ có nhiều cơ hội tạo lập được những mối quan hệ tốt và có những kỉ niệm đẹp ở Nhật Bản. <Nội dung bài viết> 1. Tuỳ theo công ty phái cử mà số tiền có thể khác nhau đến vài nghìn đôla Mỹ? 2. Có thật là “phí càng cao thì càng tốt”? 3. Tại sao có mức phí cao? 1. Tuỳ theo công ty phái cử mà số tiền có thể khác nhau đến vài nghìn đôla Mỹ? Để sang Nhật thực tập kỹ năng thì bạn sẽ phải nhờ cậy đến công ty phái cử ở Việt Nam. Rất nhiều người lựa chọn công ty phải cử thông qua giới thiệu của họ hàng, bạn bè, người quen, thầy cô giáo ở trường v.v... Tuy nhiên, tuỳ vào việc lựa chọn công ty phái cử mà số tiền lãi thực tế của bạn sau quá trình thực tập kỹ năng có thể khác nhau đến hàng nghìn đôla Mỹ. Ngoài ra, nếu sang Nhật mà hầu như không biết chút tiếng Nhật nào thì nhiều khả năng bạn sẽ phải nếm trải nhiều cay đắng ở nơi thực tập. Tuỳ thuộc vào kiến thức và hành động của cha mẹ các thực tập sinh kỹ năng mà cuộc sống cũng như khoản tiền lãi thực tế thu được cũng khác nhau rất nhiều. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các ví dụ thực tế. 2. Có thật là “phí càng cao thì càng tốt”? Có người vẫn nghĩ “công ty phái cử phí thấp là không đáng tin cậy”, “cứ chọn công ty phái cử mà bạn bè đã từng đi qua là yên tâm”. Thế nhưng có thật là như vậy không? Dưới đây là bảng số liệu “mức thu chi trong 3 năm” mà ban biên tập KOKORO tổng hợp từ kết quả phỏng vấn trực tiếp các thực tập sinh kỹ năng hoặc cựu thực tập sinh kỹ năng. Sau khi phân tích thử số liệu trong bảng, ta sẽ biết được những sự thật bất ngờ. ◆ Các ví dụ thực tế về số tiền trả cho công ty phái cử và số tiền gửi về nhà trong thời gian 3 năm (sắp xếp theo số tiền dôi dư từ cao xuống thấp) Năm bắt đầu thực tập A: Số tiền trả cho công ty phái cử B: Số tiền gửi được hoặc dự kiến gửi được từ Nhật Bản về Việt Nam (trong thời gian 3 năm) Số tiền dôi dư (B-A) Ngành nghề thực tập kỹ năng ① 2018 140,000,000 ₫ ¥3,500,000 778,229,550 ₫ 638,229,550 ₫ Xây dựng ② 2017 95,000,000 ₫ ¥3,000,000 667,053,900 ₫ 572,053,900 ₫ Nông nghiệp ③ 2019 105,000,000 ₫ ¥3,000,000 667,053,900 ₫ 562,053,900 ₫ Nhà máy thực phẩm ④ 2017 124,000,000 ₫ ¥3,000,000 667,053,900 ₫ 543,053,900 ₫ Nhà máy ⑤ 2018 135,000,000 ₫ ¥3,000,000 667,053,900 ₫ 532,053,900 ₫ Trang trại nuôi gà ⑥ 2018 135,000,000 ₫ ¥3,000,000 667,053,900 ₫ 532,053,900 ₫ Nhà máy ⑦ 2016 145,000,000 ₫ ¥2,800,000 622,583,640 ₫ 477,583,640 ₫ Nhà máy thực phẩm ⑧ 2019 115,000,000 ₫ ¥2,500,000 555,878,250 ₫ 440,878,250 ₫ Xưởng bánh mì ⑨ 2015 90,000,000 ₫ ¥2,000,000 444,702,600 ₫ 354,702,600 ₫ Nhà máy ⑩ 2018 100,000,000 ₫ ¥2,000,000 444,702,600 ₫ 344,702,600 ₫ Trang trại dâu tây ⑪ 2016 220,000,000 ₫ ¥2,500,000 555,878,250 ₫ 335,878,250 ₫ Nhà máy thực phẩm ⑫ 2014 142,000,000 ₫ ¥2,000,000 444,702,600 ₫ 302,702,600 ₫ Nhà máy ⑬ 2017 187,500,000 ₫ ¥2,000,000 444,702,600 ₫ 257,202,600 ₫ Nhà máy thực phẩm ⑭ 2015 180,000,000 ₫ ¥1,500,000 333,526,950 ₫ 153,526,950 ₫ Nhà máy ⑮ 2018 150,000,000 ₫ Bỏ trốn Bỏ trốn Rất ít Xây dựng ⑯ 2017 147,000,000 ₫ Bỏ trốn Rất ít Nhà máy ・Thu thập thông tin: KOKORO ※100 yên=22.235VND (tỉ giá ngày 26/01/2021) Cột đóng khung màu đỏ là số tiền dôi dư (lãi thực tế), bằng “Số tiền gửi được hoặc dự kiến gửi được từ Nhật Bản về Việt Nam (trong thời gian 3 năm)” trừ đi “Số tiền trả cho công ty phái cử”. Bảng trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của cột này. Từ bảng trên, ta có thể rút ra những điều sau đây. Có thực là “phí càng cao thì càng tốt”? Các ô màu vàng đánh dấu 5 trường hợp có mức phí trả cho công ty phái cử cao bất thường. Mức phí cao nhất là trường hợp số ⑪ (220.000.000 đồng), cao hơn gấp đôi so với trường hợp ⑨ (90.000.000 đồng) và ② (95.000.000 đồng). Tuy nhiên, số tiền gửi được về Việt Nam trong 3 năm thì ngược lại, trường hợp ② cao hơn so với trường hợp ⑪ khoảng 111.000.000 đồng. Trường hợp ⑨ mặc dù số tiền gửi về nhà ít hơn so với trường hợp ⑪ nhưng lãi thực tế lại cao hơn trường hợp ⑪. Công ty phái cử phí rẻ có mức lãi thực tế cao hơn mức trung bình Trong bảng này, mức phí bình quân trả cho công ty phái cử là khoảng 140.000.000 đồng. Trừ trường hợp ⑦ thì 10 trường hợp có mức tiền dôi dư cao nhất đều là đi qua công ty phái cử có mức phí thấp hơn trung bình. Các ô màu xanh là 5 trường hợp có mức phí trả cho công ty phái cử đặc biệt thấp. Các trường hợp này có mức phí trả cho công ty phái cử thấp hơn mức trung bình từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, còn số tiền dôi dư (lãi thực tế) trong 3 năm lại cao hơn so với mức trung bình. Việc vay nợ số tiền lớn dễ dẫn đến bỏ trốn ⑮ và ⑯ là hai trường hợp thực tập sinh kỹ năng đã bỏ trốn. Khoản vay nợ lớn trước khi đi Nhật sẽ trở thành gánh nặng đối với thực tập sinh và dễ dẫn đến việc bỏ trốn. Khi bạn bỏ trốn, công việc và cuộc sống sẽ không ổn định, đa số các trường hợp bỏ trốn tổng số tiền gửi về nhà bị thấp đi. Hơn nữa, khi hết thời hạn lưu trú sẽ trở thành “ở quá thời hạn” (là phạm pháp). 3. Tại sao có mức phí cao? Theo quy định của Chính phủ Việt Nam, tiền học tiếng Nhật trả cho công ty phải cử không được vượt quá 5.900.000 đồng cho khoảng 520 giờ học, và phí thủ tục phái cử không được vượt quá 3.600 đôla Mỹ (đối với hợp đồng 3 năm). Tuy nhiên, số tiền chi trả trên thực tế cao hơn các con số này khá nhiều. Dưới đây là các yếu tố khiến cho mức phí này cao lên. Các con số nêu dưới đây là giá cả thị trường mà chúng tôi thu thập được thông qua phỏng vấn nhiều người có liên quan đến lĩnh vực này. ① Số tiền “lại quả” cho đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) ở Nhật Bản = Mỗi thực tập sinh khoảng 1.000 ~ 1.500 đôla(USD) ② Tiền tiếp đãi đoàn thể quản lý hoặc công ty tiếp nhận của Nhật = Mỗi thực tập sinh khoảng vài trăm đôla(USD) ③ Trả cho người giới thiệu thực tập sinh cho công ty phái cử (người môi giới) = Mỗi thực tập sinh khoảng 500 ~ 1.500 đôla(USD) Đa số các trường hợp, đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) phía Nhật Bản tìm kiếm công ty tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng (đơn tuyển người), rồi giới thiệu đơn tuyển người đó cho công ty phái cử phía Việt Nam. Việc công ty phái cử chi cho lãnh đạo bên phía đoàn thể quản lý số tiền cảm ơn từ 1.000 ~ 1.500 đôla trên mỗi thực tập sinh trở nên rất phổ biến. Ngoài ra, khi người của đoàn thể quản lý và công ty tiếp nhận sang Việt Nam để thị sát hoặc phỏng vấn thì công ty phái cử lại đứng ra tiếp đãi. Những khoản tiền này sẽ làm cho mức phí mà thực tập sinh phải trả cho công ty phái cử bị đội lên. Tuy nhiên, thời gian gần đây, số lượng các công ty phái cử không chi tiền “lại quả” và các đoàn thể quản lý không nhận tiền “lại quả” đang dần dần tăng lên. Các công ty phái cử và đoàn thể quản lý này có xu hướng chỉ thu các quản phí thích hợp và còn chăm sóc thực tập sinh tận tình. Để biết cách tìm ra các công ty phái cử và đoàn thể quản lý như vậy, xin mời các bạn xem trang tiếp theo dưới đây.
26/07/2019
<Nội dung bài viết> 1. Chế độ Kỹ năng đặc định là gì? 2. Nội dung chế độ Kỹ năng đặc định 3. Cách lấy tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định 4. Đặc điểm của tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định 5. Tổng kết Trước đây, người nước ngoài có thể làm các công việc không đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật cao (hay còn gọi là lao động giản đơn) ở Nhật Bản chủ yếu thuộc 3 loại tư cách lưu trú dưới đây: ❶ “Người vĩnh trú" hay “Người kết hôn với người Nhật" v.v… (có thể làm bất kì loại công việc nào, có thể làm toàn thời gian) ❷ Người có tư cách lưu trú “Du học" và được cấp phép thực hiện hoạt động ngoài tư cách lưu trú. (Về nguyên tắc, mỗi tuần chỉ được làm không quá 28 giờ) ❸ Tư cách lưu trú “Thực tập kỹ năng" (83 ngành nghề/toàn thời gian) Ngoài các loại tư cách lưu trú nêu trên, từ năm 2019 đã có thêm một loại tư cách lưu trú mới gọi là “Kỹ năng đặc định". Tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định có 2 loại: “Kỹ năng đòi hỏi phải có tri thức và kinh nghiệm ở mức độ nhất định (Kỹ năng đặc định số 1)” và “Kỹ năng đã thành thạo (Kỹ năng đặc định số 2)”. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu những điểm chính trong chế độ Kỹ năng đặc định. 【Văn phòng luật Global HR Strategy・Luật sư Sugita Shohei】 1. Chế độ Kỹ năng đặc định là gì? Người nước ngoài có tư cách lưu trú kỹ năng đặc định ngành nông nghiệp (Tỉnh Miyazaki) Mục đích của chế độ Kỹ năng đặc định Năm 2019, “Luật quản lý xuất nhập cảnh và người tị nạn (Luật xuất nhập cảnh)” của Nhật Bản được sửa đổi, lập ra 2 tư cách lưu trú mới là “Kỹ năng đặc định số 1” và “Kỹ năng đặc định số 2”. Đây là chế độ chấp nhận lao động người nước ngoài có kỹ năng có thể làm việc trong các ngành sản xuất và dịch vụ đang thiếu nhân lực trầm trọng mà không cần phải qua huấn luyện, thực tập. Các ngành nghề có thể làm việc bằng tư cách Kỹ năng đặc định Số 1 Số 2 Hộ lý, điều dưỡng 〇 Vệ sinh toà nhà 〇 Gia công vật liệu 〇 Chế tạo máy móc sản xuất 〇 Điện, thông tin điện tử 〇 Xây dựng 〇 〇 Công nghiệp đóng tàu 〇 〇 Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô 〇 Hàng không 〇 Khách sạn 〇 Nông nghiệp 〇 Ngư nghiệp 〇 Sản xuất thực phẩm, đồ uống 〇 Dịch vụ ăn uống 〇 Những ngành nghề nào đang thiếu nhân lực trầm trọng? Các ngành nghề có thể tiếp nhận lao động Kỹ năng đặc định số 1 (các ngành nghề đặc định) bao gồm 14 ngành nghề trong bảng trên đây. Trong các ngành này, có cả một số ngành mà thực tập sinh kỹ năng không được làm, ví dụ như “dịch vụ ăn uống". Chỉ có 2 ngành nghề được tiếp nhận lao động Kỹ năng đặc định số 2 là ngành xây dựng và công nghiệp đóng tàu. Vị thế của tư cách Kỹ năng đặc định Các bạn hãy xem sơ đồ trên. Ô “Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật” phía trên bên trái là để chỉ các loại tư cách lưu trú cụ thể như “Nhân lực chuyên môn cao (số 1, 2)” hoặc “Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế”. Những người có tư cách lưu trú thuộc các loại này còn được gọi chung là “Nhân lực chất lượng cao". Ở Nhật, trước khi tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định ra đời thì chỉ tiếp nhận nhân lực người nước ngoài thuộc “Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật”. Trong khi đó, “Thực tập kỹ năng" được xem như chế độ vừa làm việc vừa học kỹ năng nên không được tính là tiếp nhận lao động nước ngoài đến Nhật Bản. “Kỹ năng đặc định số 1” là tư cách lưu trú được lập ra với vị thế nằm ở giữa “Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật" và “Thực tập kỹ năng". “Kỹ năng đặc định số 2” là tư cách tư cách lưu trú có tiêu chuẩn kỹ năng ngang bằng với “Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật", làm việc tại địa điểm sản xuất và cung ứng dịch vụ. 2. Nội dung chế độ Kỹ năng đặc định Các bên tham gia vào chế độ Kỹ năng đặc định Tham gia vào chế độ Kỹ năng đặc định gồm có 3 đối tượng chủ yếu sau: Lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài Công ty tiếp nhận (Đơn vị sử dụng lao động Kỹ năng đặc định) Đơn vị đăng ký hỗ trợ Chúng tôi sẽ tập trung giới thiệu nhiệm vụ của các bên tham gia đối với trường hợp “Kỹ năng đặc định số 1”. Đối với chế độ Kỹ năng đặc định, có thể chỉ cần ký hợp đồng hai bên giữa lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài và công ty tiếp nhận. Ví dụ, thực tập sinh kỹ năng khi muốn tiếp tục làm việc tại công ty tiếp nhận với tư cách Kỹ năng đặc định số 1 thì việc ký kết hợp đồng giữa hai bên là rất đơn giản. Hỗ trợ lao động kỹ năng đặc định số 1 người nước ngoài Tuy nhiên, trường hợp công ty tiếp nhận và lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài chỉ ký hợp đồng hai bên thì công ty vẫn phải thực hiện phần trách nhiệm gọi là “Hỗ trợ lao động kỹ năng đặc định số 1 người nước ngoài”. ■ Nội dung công việc hỗ trợ lao động kỹ năng đặc định số 1 người nước ngoài ① Hướng dẫn trước về cuộc sống ② Đón tại sân bay khi mới sang, đưa ra sân bay khi về nước ③ Hỗ trợ việc đảm bảo chỗ ở (bao gồm cả việc bảo lãnh thuê nhà) ④ Định hướng cuộc sống trong thời gian ở Nhật (Bao gồm cả việc hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng và ký kết hợp đồng sử dụng điện thoại di động) ⑤ Hỗ trợ việc học tiếng Nhật để phục vụ cho đời sống ⑥ Giải quyết các vấn đề mà người lao động cần trao đổi hoặc phàn nàn ⑦ Cung cấp thông tin và hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính (đi cùng) ⑧ Tạo cơ hội giao lưu với người Nhật ⑨ Dù không có trách nhiệm với người lao động nhưng vẫn phải hỗ trợ người lao động chuyển việc trong trường hợp cho thôi việc Công ty tiếp nhận phải lập kế hoạch thực hiện các công việc hỗ trợ nói trên và thực thi theo kế hoạch. Các mục được khoanh hoặc đánh dấu màu cam trong hình vẽ và bảng trên phải được thực hiện bằng ngôn ngữ mà lao động người nước ngoài đó hiểu được. Trong trường hợp công ty tiếp nhận không tự thực hiện được các nội dung hỗ trợ này thì cần phải uỷ thác cho đơn vị đăng ký hỗ trợ. Công ty phái cử Những người đang du học, thực tập kỹ năng hoặc đang làm việc ở Nhật Bản muốn chuyển sang tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định thì có thể tìm việc ngay tại Nhật. Tuy nhiên, người đang ở Việt Nam muốn sang Nhật và làm việc với tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định thì phải tìm đơn vị tiếp nhận thông qua công ty phái cử ở Việt Nam. Vì vậy, cũng giống như khi đi thực tập kỹ năng, việc tìm kiếm và lựa chọn công ty phái cử là rất quan trọng. Về cách tìm kiếm công ty phái cử, các bạn có thể tham khảo đường link dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách lựa chọn công ty phái cử *Nội dung trong trang này có sử dụng biểu tượng do APACHE LICENSE2.0 cung cấp 3. Cách lấy tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định Đề bài từng ra trong Kỳ thi kỹ năng ngành khách sạn 2 con đường để trở thành lao động Kỹ năng đặc định người nước ngoài Có 2 con đường để lấy được tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định số 1 như sau: ① Con đường thi cử: Chứng minh năng lực bằng kỳ thi tiếng Nhật và kiểm tra kỹ năng ② Con đường thực tập kỹ năng: Hoàn thành tốt quá trình thực tập kỹ năng số 2 (thực tập kỹ năng số 1 và số 2, tổng thời gian là 3 năm) Con đường thi cử ・Thi tiếng Nhật: Đỗ kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) từ trình độ N4 trở lên, hoặc đỗ kỳ thi JFT-Basic do Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản tổ chức ※ Đối với ngành hộ lý, ngoài điều kiện trên, phải đỗ kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Nhật ngành hộ lý. ※ JLPT mỗi năm tổ chức 2 lần, JFT-Basic mỗi năm tổ chức 6 lần. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Có thể dự thi JFT-Basic ở Nhật ・Kiểm tra kỹ năng (kỳ thi kỹ năng): Đỗ kỳ thi viết của ngành tương ứng Nếu thi đỗ kỳ thi tiếng Nhật và kỳ thi kỹ năng như trên thì dù chưa từng đến Nhật Bản, bạn cũng có thể trở thành lao động Kỹ năng đặc định số 1. Ngoài ra, số người đang du học ở Nhật Bản hoặc đang làm việc với tư cách lưu trú khác đi thi với mục đích chuyển đổi sang tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định đang gia tăng. Con đường thực tập kỹ năng Những ai đã thực tập kỹ năng từ 2 năm 10 tháng trở lên với “kết quả tốt” thì có thể chuyển sang tư cách lưu trú kỹ năng đặc định số 1 cùng ngành nghề đã thực tập mà không phải thi cử. Để xác nhận rằng mình đã thực tập kỹ năng với “kết quả tốt” thì điều quan trọng là trong năm thực tập thứ 3, các bạn cần đỗ kỳ thi kiểm tra kỹ năng cấp 3 và kỳ thi đánh giá kết quả thực tập kỹ năng (cấp chuyên môn). Ngoài ra, nếu muốn làm việc theo tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định trong công việc khác với ngành đã thực tập thì chỉ cần đỗ kỳ thi kỹ năng của ngành đó. Trường hợp này, nếu đã hoàn thành quá trình 3 năm thực tập kỹ năng với kết quả tốt thì cũng sẽ được miễn thi năng lực tiếng Nhật. Để chuyển lên tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định số 2 Kỹ năng đặc định số 2 là tư cách lưu trú để làm “công việc đòi hỏi kỹ năng đã thành thạo” nên phải đỗ kỳ thi kiểm tra kỹ năng cấp 1 hoặc kỳ thi cấp độ tương đương với nội dung rất khó. Có thể nói là để lên được tư cách lưu trú kỹ năng đặc định số 2 thì cần phải nỗ lực rất nhiều. 4. Đặc điểm của tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định Thời hạn lưu trú của tư cách Kỹ năng đặc định ・Kỹ năng đặc định số 1: Tổng thời gian lưu trú tối đa là 5 năm (gia hạn 1 năm, 6 tháng hoặc 4 tháng một lần) ・Kỹ năng đặc định số 2: Có thể gia hạn tư cách lưu trú nhiều lần (gia hạn 3 năm, 1 năm hoặc 6 tháng một lần). Điểm khác biệt so với các tư cách lưu trú khác ・Khác biệt so với tư cách lưu trú thực tập kỹ năng: ① Có thể chuyển việc sang công ty khác ở Nhật Bản ② Nhận được mức đãi ngộ tương đương với người Nhật ・Khác biệt so với tư cách lưu trú “Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế”: Dù trình độ học vấn thế nào đi nữa vẫn có thể lấy được tư cách lưu trú Điểm khác nhau giữa tư cách lưu trú kỹ năng đặc định số 1 và số 2 (có thể đưa gia đình sang Nhật sống cùng) ・Người có tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định số 2 có thể đưa gia đình sang Nhật sống cùng còn Kỹ năng đặc định số 1 thì không. Về tư cách “vĩnh trú” Có lẽ là trong thời gian sống ở Nhật Bản, có nhiều người muốn lấy tư cách lưu trú “người vĩnh trú”. Để lấy được tư cách “người vĩnh trú”, về nguyên tắc, phải sống tại Nhật Bản trong 10 năm liên tục trở lên. Ngoài ra, trong 10 năm đó, phải cư trú trong 5 năm liên tục trở lên với tư cách lao động hoặc tư cách cư trú (ví dụ như kết hôn với người Nhật v.v...) Trường hợp này, “thực tập kỹ năng” và “kỹ năng đặc định số 1” không được coi là “tư cách lao động”, nhưng “kỹ năng đặc định số 2” lại được tính. Nghĩa là nếu bạn ở Nhật liên tục trong 10 năm trở lên, trong đó có 5 năm trở lên theo dạng Kỹ năng đặc định số 2 thì có thể chuyển sang tư cách “vĩnh trú”. 5.Tổng kết Chúng tôi xin tổng kết lại những điểm chính của chế độ Kỹ năng đặc định như sau: Tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định có vị thế ở giữa tư cách Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật và Thực tập kỹ năng Có 14 ngành nghề có thể xin được tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định số 1 Có thể ký hợp đồng với công ty tiếp nhận mà không thông qua đơn vị đăng ký hỗ trợ Có hai con đường để trở thành người nước ngoài có kỹ năng đặc định (thực tập kỹ năng và thi cử) Có mức lương ngang với người Nhật và có thể chuyển việc (khác với tư cách lưu trú thực tập kỹ năng) Không có yêu cầu về học vấn (khác với tư cách lưu trú Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế) Chế độ Kỹ năng đặc định vừa mới được lập ra, thủ tục còn phức tạp. Tuy nhiên, đây là cơ hội mới để có thể làm việc tại Nhật Bản. Các bạn hãy hiểu rõ chế độ này và xem xét kĩ lưỡng xem chế độ này có phù hợp với cách làm việc và con đường sự nghiệp mà bạn mong muốn hay không, nếu có phù hợp thì hãy tận dụng cơ hội nhé.
05/04/2021
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài