Blog | Tin mới nhất
“Lớp tiếng Nhật tình nguyện" đã giúp ích rất nhiều cho du học sinh và thực tập sinh kỹ năng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, với những ai học ở các lớp này vẫn thấy chưa đủ, hoặc không có lớp học như vậy ở gần nơi mình sinh sống thì nên làm thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về Lotus Works, tổ chức pháp nhân phi lợi nhuận đang tổ chức các lớp học một thầy một trò online miễn phí. Lớp học một thầy một trò qua điện thoại video Giáo viên tình nguyện nói chuyện với học sinh qua mạng ...
Người nước ngoài cũng có thể dễ dàng đăng ký SIM giá rẻ ở Nhật Bản
04/02/2024Lừa đảo vé máy bay – đâu là những thủ đoạn và dấu hiệu?
26/11/2022Các cửa hàng bán thực phẩm Việt Nam – Tỉnh Aichi
24/03/2022Ở Nhật Bản, dịch vụ điện thoại di động được cung cấp dưới hình thức hợp đồng với mức cước nghe gọi・dữ liệu rất đắt đỏ. Bài viết lần này sẽ gửi tới các bạn sắp sửa sang Nhật cũng như những ai đang sinh sống tại Nhật mà có ý định đăng ký sử dụng dịch vụ lần đầu hay chuyển công ty điện thoại di động (công ty viễn thông = nhà cung cấp dịch vụ) cách...
Ở Việt Nam, chúng ta thường thấy nhiều người đặt mua đồ trên mạng và chọn địa chỉ giao hàng là nơi làm việc của mình, song ở Nhật thì không làm như vậy được. Ngoài ra, sau mỗi kì nghỉ dài, người Nhật sẽ trở về trạng thái “bật chế độ làm việc”, ngay từ ngày đầu tiên quay lại với công việc. Mình có 9 năm làm việc ở Việt Nam và ba lần du học, hiện nay mình đang...
Nếu du học sinh trang trải cả học phí và sinh hoạt phí chỉ với việc đi làm thêm thì rất vất vả. Một số trung tâm du học (trung tâm tiếng Nhật) và người môi giới đã giải thích cho học sinh là “Có thể trang trải chi phí du học bằng việc đi làm thêm” để hưởng một khoản “tiền hoa hồng” lớn. Trước khi trả các khoản chi phí, hãy có những hiểu biết chính xác về chi phí...
Nhật Bản là một đất nước có nhiều thiên tai. Có rất nhiều trận động đất. Ngoài trận động đất Hanshin năm 1995 (6.334 người chết), trận động đất Miền đông Nhật Bản năm 2011 (18.428 người chết), các cơn bão quy mô ngày càng lớn do biến đổi khí hậu, các trận thiên tai do mưa lớn tuy không phải bão, cũng xảy ra thường xuyên hơn, rất cần phải ứng phó với rủi ro, chuẩn...
Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Ở bài viết này, tôi sẽ gửi thông tin các địa điểm du lịch đến những bạn muốn thưởng ngoạn Kyoto vào mùa xuân. Tất nhiên, Chùa Kim Các Tự - Kinkakuji (hay còn được gọi với tên thân thuộc là chùa Vàng) và chùa Thanh Thuỷ - Kiyomizudera luôn là địa điểm hoàn hảo để tham quan, nhưng hiện tại đang là mùa hoa anh đào, tại sao bạn không thử ghé thăm các thắng cảnh vào mùa xuân của Kyoto? Trong thời gian du học một năm ở Kyoto, tôi đã đạp xe quanh Kyoto và hôm nay tôi sẽ giới thiệu những điểm du lịch vào mùa xuân mà ngay cả những người dân địa phương cũng rất yêu thích. Lộ trình tản bộ trong nửa ngày Có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng ở Kyoto vào mùa xuân, nhưng tôi muốn gợi ý một vài lộ trình để các bạn có thể đi bộ trong nửa ngày. Đây là lộ trình tham quan 5 địa điểm, "Chùa Ngân Các Tự (Chùa Bạc)", "Con đường Triết học", "Chùa Nanzenji (Nam Thiền Tự) ", "Con dốc Keage " và "Khu vực đền Heian Jingu". Tôi sẽ giới thiệu cụ thể về các địa điểm này. Con đường triết học "Con đường Triết học" là con đường đi bộ dọc theo kênh nước dài khoảng 2 km nối giữa chùa Ngân Các Tự (Chùa Bạc) và chùa Nanzenji. Nước trong kênh là từ hồ Biwa (thuộc tỉnh Shiga) chảy xuống. Vào mùa xuân (cuối tháng 3 đến đầu tháng 4), hình ảnh hoa anh đào và con kênh tạo nên một bức tranh hoàn mỹ. Ngân Các Tự (Chùa Bạc) Nhiều người nước ngoài thường đến thăm Chùa Vàng và không nhiều người tìm đến Ngân Các Tự (Chùa Bạc). Không hào nhoáng như Chùa Vàng, Ngân Các Tự mang một không khí cổ kính của Nhật Bản và là ngôi chùa được nhiều người yêu thích. Tên chính thức của chùa là "Đông Sơn Từ Chiếu Tự". Chùa nằm ngay gần lối vào con đường Triết học, bạn hãy thử ghé qua nơi đây trước tiên nhé! “Ngân Các Tự - Con đường Triết học” ・ 2 Ginkakuji-cho, Sakyo-ku, Kyoto ・ 8:30~17:00(Từ tháng 3 ~ tháng 11) ・ Học sinh trung học phổ thông trở lên giá vé 500 yên ・ Cách di chuyển: bắt xe buýt từ ga JR Kyoto, giá vé 230 Yên/1 lượt. Có 2 cách đi như sau: ① Lên xe buýt số 17, bến A2, trước ga Kyoto, xuống ở điểm “Ginkakuji-michi” ② Lên xe buýt số 5, bến A1, trước ga Kyoto, xuống ở điểm “Ginkakuji-michi” “Ngân Các Tự - Con đường Triết học” ・ 2 Ginkakuji-cho, Sakyo-ku, Kyoto ・ 8:30~17:00(Từ tháng 3 ~ tháng 11) ・ Học sinh trung học phổ thông trở lên giá vé 500 yên ・ Cách di chuyển: bắt xe buýt từ ga JR Kyoto, giá vé 230 Yên/1 lượt. Có 2 cách đi như sau: ① Lên xe buýt số 17, bến A2, trước ga Kyoto, xuống ở điểm “Ginkakuji-michi” ② Lên xe buýt số 5, bến A1, trước ga Kyoto, xuống ở điểm “Ginkakuji-michi” Chùa Nanzenji (Nam Thiền Tự) Đường dẫn nước của chùa Nanzenji Sau khi đi bộ qua "Con đường Triết học" từ chùa Ngân Các Tự, đi thêm một đoạn, bạn sẽ đến chùa Nanzenji. Đây cũng là một ngôi chùa nổi tiếng, lá đỏ vào mùa thu rất đẹp, nhưng màu xanh tươi mát của mùa xuân cũng thật sự ngoạn mục. Có đường dẫn nước trong chùa. Thời xưa, cây cầu xây bằng gạch này từng được sử dụng làm đường dẫn nước, giờ đây nó trở thành một địa điểm cực kỳ nổi tiếng trên Instagram. Ngoài ra, còn có một cánh cổng lớn tên là "Tam môn", khi leo lên đó bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Kyoto. Con dốc Keage (Keage Incline) Ngày xưa, có một tuyến đường thủy nối hồ Biwa và Kyoto, tàu bè cũng hoạt động tấp nập ở đó. Tuy nhiên, ở khu vực có độ cao thấp chênh lệch lớn thì tàu không thể đi qua nên mọi người phải dùng xe đẩy để vận chuyển tàu. Incline chỉ tuyến đường sắt (đường ray xe lửa) được thiết kế nghiêng và kết nối với các tuyến đường thủy. "Keage Incline" gần chùa Nanzenji có độ dài 640 m. Vào mùa xuân, hoa anh đào rất đẹp và mọi người đổ xô về đây để chụp ảnh post lên instagram (xem ảnh bên dưới). Ảnh chụp của tác giả “Đường ray nghiêng Keage” ・339, Higashikomonoza-cho, Higashiyama-ku, Kyoto ・Miễn phí ・Cách di chuyển: đi tàu điện ngầm từ ga Kyoto, giá vé 260 yên. Xuất phát từ ga Kyoto, đổi tàu ở Karasuma Oike, xuống ga Kegae, đi bộ thêm một chút sẽ đến. Khu vực đền Heian Jingu Ảnh chụp của tác giả Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi vì sự đông đúc ở chùa Nazenji và con dốc Keage, hãy thử ngồi nghỉ trên một băng ghế dài ngay gần đó, khu vực bao gồm đền thờ Heian Jingu, công viên Okazaki và bảo tàng mỹ thuật nối tiếp nhau. Chiếc cổng Torii khổng lồ của đền Heian Jingu và những hàng cây anh đào dọc theo con kênh rất tuyệt vời. Sông Kamogawa Ảnh chụp của tác giả "Lộ trình tản bộ nửa ngày" đã kết thúc. Cuối cùng, tôi muốn giới thiệu đến các bạn địa điểm yêu thích của tôi - sông Kamogawa. Bạn có thể đi bộ đến Kamogawa từ các khu vực thuộc trung tâm thành phố như Kawaramachi hay Sanjo. Nếu còn đủ thời gian và thể lực, hãy ghé qua trước khi đi ăn tối. Nơi đây có những rặng anh đào và chỉ cần ngắm nhìn mặt sông vào buổi chiều tà thôi cũng khiến cho tâm trí bạn dịu lại. Tổng kết Đường kênh gần công viên Okazaki (Ảnh chụp của tác giả) Kyoto là một thành phố rất đẹp. Tôi đã sống ở Tokyo được 3 tuần, từng đặt chân đến nhiều thành phố khác như Nagoya, Osaka hay Nara, nhưng tôi nghĩ Kyoto là nơi đẹp nhất. Bốn mùa ở Kyoto đều đẹp, nhưng mùa xuân khi hoa anh đào nở thì thực sự tuyệt vời. Người viết bài Nguyễn Thị Oanh Oanh tốt nghiệp trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại ngữ, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản vào tháng 3 năm 2022. Cô đã du học tại Đại học Kyoto một năm từ tháng 9 năm 2020. Oanh sinh năm 1997, đến từ Hà Nội.
22/03/2022
Giang sắp tốt nghiệp một trường Đại học tư lập ở Okayama và bạn ấy sẽ bắt đầu đi làm từ tháng 4 năm nay. Giang nhận được học bổng toàn phần trong 4 năm học đại học song do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, bạn ấy cũng đã phải trải qua quá trình đi tìm việc đầy gian nan. Thế nhưng sự kiên trì trong suốt thời gian đi tìm việc của Giang đã được đền đáp, cuối cùng Giang đã nhận được quyết định tuyển dụng (Naitei) từ công ty mà Giang muốn vào làm. Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn du học sinh muốn đi làm ở Nhật bí quyết đi tìm việc theo cách truyền thống của Giang. Đầu tiên là bắt đầu với việc phân tích bản thân Mình bắt đầu quá trình đi tìm việc vào khoảng đầu năm 3 đại học. ・ Mình tham gia các lớp học “Định hướng nghề nghiệp” của trường đại học và học về các bước chuẩn bị cho quá trình đi tìm việc. ・ Để tìm được công việc phù hợp với mình, mình bắt đầu với việc phân tích bản thân. Mình đã tham khảo kết quả phân tích tính cách của Mynavi và xin ý kiến từ thầy cô giáo. Bài phân tích tính cách trên Mynavi đưa ra kết quả là mình có “khả năng giao tiếp cao". Tuy nhiên, các câu trả lời trong bài phân tích này có thể không thật sự đúng với bản thân mỗi người nên kết quả phân tích cũng có giới hạn của nó. Vì vậy, mình tham khảo kết quả phân tích và cũng tham khảo thêm ý kiến của thầy cô trong trường đại học, từ đó mình đã tự hoàn thành phần phân tích bản thân. Nhờ có quá trình đó mà mình đã hiểu ra mình muốn làm công việc như thế nào nên mình đã bắt tay vào việc tìm hiểu ngành nghề và các doanh nghiệp tương ứng. Sự hỗ trợ từ phía nhà trường Trường Đại học Thái Bình Dương (IPU) nơi mình theo học đã hỗ trợ mình rất nhiều trong quá trình đi tìm việc. Các lớp học liên quan đến quá trình tìm việc bắt đầu có từ năm 2 và các thầy cô hỗ trợ mình đến khi mình kết thúc quá trình tìm việc. Dưới đây là những hỗ trợ từ phía trường IPU dành cho sinh viên quốc tế. ・ Mở tiết học về những kiến thức cơ bản liên quan đến quá trình tìm việc ・ Giáo viên hỗ trợ sinh viên trong việc phân tích bản thân (sinh viên năm 3) ・ Giáo viên tư vấn 1- 1 với sinh viên, cùng sinh viên viết sơ yếu lý lịch (sinh viên năm 3) ・ Trường cung cấp thông tin về các buổi giới thiệu doanh nghiệp hay thông tin của các công ty đang tuyển dụng người nước ngoài ・ Giáo viên luyện tập phỏng vấn với sinh viên nhiều lần (sử dụng cả việc gọi video để luyện tập) ・ Tư vấn cho sinh viên bất kỳ khi nào Vào giữa năm 3, lúc đó là tháng 11/2020, mình đã hoàn thành những mục quan trọng trong Đơn xin ứng tuyển (Entry Sheet) và Sơ yếu lý lịch đó là “Việc bạn đã dốc sức trong thời sinh viên" và “Tự PR bản thân". Mặc dù mình có tiết học hướng dẫn về việc viết sơ yếu lý lịch nhưng để hoàn thành được sơ yếu lý lịch đó mình đã phải lên trên văn phòng hướng nghiệp tới 4 lần đề nhờ các thầy cô hướng dẫn. Lịch trình đi tìm việc của mình Từ tháng 3 của năm thứ 3, mình đã tham gia rất nhiều những buổi giới thiệu về nhiều doanh nghiệp. Mình đã gửi Entry sheet tới khoảng 20 công ty (10 công ty trên Mynavi, 10 công ty trên Rikunabi). Trong số các công ty mình đã nộp thì có khoảng 80% là công ty bán lẻ, phần còn lại là công ty có trụ sở tại Việt Nam. Mình đã vượt qua vòng loại hồ sơ và đi đến vòng phỏng vấn với khoảng 10 công ty. Nếu mình bị trượt 1 công ty, mình sẽ lại gửi Entry Sheet mới tới 1 công ty khác. Thêm nữa, mình dành thời gian để tìm hiểu kỹ về công ty đó cũng như suy nghĩ về những câu hỏi có thể sẽ được hỏi trong khi phỏng vấn và chăm chỉ luyện tập trả lời các câu hỏi đó. Các thầy cô trong trường cũng luyện tập phỏng vấn cùng mình. Mình đã sử dụng những phương tiện sau để tìm hiểu về nội dung công việc trong các công ty. ・ Trang giới thiệu việc làm tên là Mynavi và Rikunabi (phần thông tin công ty) ・ Trang chủ của các công ty ・ Nếu là các doanh nghiệp ở Okayama thì tìm hiểu thông tin tại phòng hướng nghiệp của trường đại học (thông tin có ở trường sẽ chi tiết và cụ thể hơn thông tin trên trang chủ của các công ty) Ngoài ra, trường mình (4 lần) và các đoàn thể, tổ chức trong tỉnh Okayama cũng đứng ra tổ chức những buổi giới thiệu về nhiều doanh nghiệp. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, có nhiều buổi giới thiệu được tổ chức dưới hình thức trực tuyến. Các doanh nghiệp tuyển dụng du học sinh Thay vì gửi nhiều đơn đăng ký ứng tuyển thì mình tập trung tìm hiểu và gửi đơn ứng tuyển vào những công ty có ý định tuyển dụng du học sinh. Bởi vì nếu ứng tuyển vào những công ty không định tuyển du học sinh thì tỷ lệ trượt gần như là 100%, kết quả cuối cùng cũng sẽ là bị đánh rớt và nếu nhận nhiều thư thông báo không trúng tuyển thì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của mình. Với những công ty có ý định tuyển du học sinh, mình tập trung vào những điểm sau. ・ Trong phần thông tin về công ty trên trang giới thiệu việc làm có mục “tích cực tuyển dụng du học sinh". ・ Trong phần thông tin của công ty có mục ghi rõ số lượng du học sinh đã tuyển dụng. ・ Những công ty tuyển dụng nhiều sinh viên mới tốt nghiệp sẽ tổ chức một buổi giới thiệu dành riêng cho du học sinh. ・ Phòng hướng nghiệp, trung tâm hướng nghiệp của các trường đại học có thể biết được thông tin về các doanh nghiệp đang tích cực tuyển dụng du học sinh. Quyết định tuyển dụng - Naitei Lên tàu Shinkansen đến Tokyo để tham dự phỏng vấn (ảnh bên trái), ảnh chụp trong công ty khi tới phỏng vấn Mình đã gửi Entry sheet tới khoảng 20 công ty, tham gia phỏng vấn với khoảng 10 công ty và nhận được quyết định tuyển dụng - Naitei từ 2 công ty. Công ty mình nhận được Naitei đầu tiên là công ty kinh doanh hệ thống siêu thị. Sau đây mình sẽ giới thiệu quá trình từ khi ứng tuyển đến khi mình nhận được Naitei ở công ty này. ・ Gửi Entry sheet trên Mynavi và tham gia buổi giới thiệu về công ty (cuối tháng 4) ・ Gửi sơ yếu lý lịch bằng đường bưu điện trong vòng 1 tuần kể từ khi tham dự buổi giới thiệu công ty (vòng loại hồ sơ) ・ Tham gia phỏng vấn vòng 1 - Online (đầu tháng 5) ・ Tham gia phỏng vấn vòng cuối - Online (giữa tháng 5) ・ Thông báo về Quyết định tuyển dụng - Naitei (cuối tháng 5) Sau đó, mình tiếp tục tìm việc và vào tháng 11, mình nhận được lời mời làm việc từ một công ty con của Takashimaya có tên là Toshin Development. Công việc chính của mình là quản lý các tòa nhà thương mại, công ty đã có các trung tâm thương mại ở Việt Nam nên mình nghĩ sau này mình có thể làm việc tại Việt Nam. Nói về cơ duyên với công ty này, một công ty có tên là Mynavi Global sau khi nhìn thấy thông tin mình đăng ký trên Mynavi thì họ đã gửi cho mình thông tin tuyển dụng của công ty này (chỉ dành riêng cho sinh viên tốt nghiệp đại học là người Việt Nam). Mình lựa chọn công ty này là vì nội dung công việc cũng như môi trường làm việc trong công ty. Trong quá trình tìm việc, mọi người có cơ hội tiếp xúc với những người trong phòng nhân sự và Giám đốc điều hành của từng công ty. Điểm mấu chốt mà mình nghĩ bạn nên cân nhắc khi đưa ra quyết định làm vào ở một công ty nào đó là bạn có bạn muốn làm việc cùng những người đó hay không. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 Ảnh tham gia buổi giới thiệu doanh nghiệp trực tuyến tại trường Đại học Khó khăn lớn nhất khi đi tìm việc mùa Covid-19 là tình hình suy thoái kinh tế làm cho thị trường tuyển dụng trở nên ảm đạm và khó khăn hơn trước đây. Sau khi mình kết thúc quá trình tìm việc, cô giáo ở phòng Hướng nghiệp cũng nói rằng việc tìm việc trong năm nay khó hơn bao giờ hết. Hai bạn cùng lớp với mình đạt được điểm TOEIC tối đa nhưng họ cũng đã rất vất vả trong khi đi tìm việc. Thêm nữa, các buổi giới thiệu, phỏng vấn diễn ra trực tuyến khá nhiều, mình ít có các hoạt động chung với các bạn học nên mình cảm thấy khá cô đơn. Vì thế, trường IPU đã tập hợp các bạn sinh viên trong trường và tạo điều kiện để các sinh viên cùng tham gia các buổi giới thiệu công ty cùng nhau. Nhờ đó mà mình đã có cơ hội nói chuyện với thầy cô, bạn bè, tâm trạng mình đã tốt hơn rất nhiều. Các buổi giới thiệu được tổ chức trên hình thức trực tuyến khá nhiều nên việc có thể tham gia được nhiều buổi phỏng vấn là một điểm tốt. “Hôm nay mình có thể tham buổi giới thiệu của công ty ở Tokyo, ngày mai mình có thể tham gia buổi giới thiệu của công ty ở Osaka", việc tham gia các buổi giới thiệu trực tuyến giúp mình tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại. Tổng kết và lời khuyên Sau đây, mình xin chia sẻ với các bạn sắp đi tìm việc theo cách truyền thống một chút cảm nhận của mình sau khi kết thúc quá trình tìm việc. Bằng cấp Những chứng chỉ mình đã ghi trong sơ yếu lý lịch của mình gồm có: Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) N1, Kỳ thi năng lực tiếng Nhật thương mại (BJT) J2, TOEIC 860 điểm. Điều mà mình cảm nhận được sau khi kết thúc quá trình tìm việc đó là bằng tiếng Nhật rất quan trọng. Mình khuyên các bạn nên lấy N1 (nếu khó quá thì lấy N2) thay vì lấy các bằng cấp khác trước kỳ học mùa đông của năm thứ 3 đại học. Thêm vào đó, BJT cũng là 1 chứng chỉ được nhiều công ty biết đến nên mình cảm thấy thật may vì đã tham gia kỳ thi này. Hồi cấp 3, mình tập trung học tiếng Anh nên mình đã lấy được 860 điểm TOEIC. Tuy nhiên, trong quá trình đi tìm việc, mình cảm thấy điểm TOEIC không quá quan trọng. Không từ bỏ cho đến khi thực sự hài lòng Mình nhận được lời mời làm việc đầu tiên vào tháng 5 - đầu năm thứ 4, lần thứ hai là vào tháng 11 và mình đã chọn vào công ty thứ hai. Lần đầu tiên mình nhận được Naitei là khi mình nhận được thư từ chối từ công ty mà mình muốn vào nhất, khi đó mình đã rất thất vọng. Các bạn của mình đều bắt đầu nhận được Naitei nên mình cũng cuống lên vì mình chưa có gì trong tay. Mặc dù chưa thật sự hài lòng nhưng khi nhận được Naitei của công ty kinh doanh hệ thống siêu thị, mình đã định vào đó làm việc. Mình nhận được lời mời làm việc đầu tiên vào tháng 5 - đầu năm thứ 4, lần thứ hai là vào tháng 11 và mình đã chọn vào công ty thứ hai. Lần đầu tiên mình nhận được Naitei là khi mình nhận được thư từ chối từ công ty mà mình muốn vào nhất, khi đó mình đã rất thất vọng. Các bạn của mình đều bắt đầu nhận được Naitei nên mình cũng cuống lên vì mình chưa có gì trong tay. Mặc dù chưa thật sự hài lòng nhưng khi nhận được Naitei của công ty kinh doanh hệ thống siêu thị, mình đã định vào đó làm việc. Tuy nhiên, mình đã nhận được Naitei từ 1 công ty rồi nên mình nghĩ mình nên tích cực thử thách bản thân ở 1 công ty khác và mình sẽ tiếp tục quá trình tìm việc cho đến khi mình thấy hài lòng với kết quả mình đạt được. Mình nghĩ mình có duyên với công ty mình nhận được Naitei vào tháng 11 vừa qua. Các bạn có thể cảm thấy bồn chồn và mệt mỏi, nhưng đừng bỏ cuộc, hãy tiếp tục đi tìm việc cho đến khi đạt được thành quả mình mong muốn. Mình cũng hy vọng các bạn sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình tìm việc, không ngần ngại trong việc chia sẻ ý kiến, trao đổi với các giáo viên và bạn bè ở trường. Cố gắng lên nhé! Chúc các bạn may mắn!
17/03/2022
Là người Việt, cũng từng chứng kiến vô số ngôi nhà tận dụng phòng khách làm nơi dựng xe máy, xe đạp và hiện tại là cả ô tô, nên tôi không lấy làm lạ. Tuy nhiên, đối với người Nhật thì chuyện này sẽ vô cùng lạ lẫm. Ngoài ra, nếu các bạn bị ốm, các bạn nghĩ rằng có thể ghé đại hiệu thuốc nào đó để mua thuốc bệnh thì quên giấc mơ đó đi nhé. Ở Nhật, mua thuốc không đơn giản như các bạn nghĩ đâu. Đỗ ô tô trong phòng khách? Dịp Tết Nhâm Dần vừa rồi tôi được một người bạn mời tới nhà chơi. Anh ấy khoe mới mua được một căn biệt thự khang trang, thoáng mát. Quả thật là nhà anh ấy rất đẹp và rộng rãi. Chúng tôi ngồi ăn uống, đàm đạo đến tận 11h đêm mới ra về. Anh tiễn tôi ra cửa, sau đó lên chiếc ô tô đỗ ngoài mặt tiền ngôi nhà rồi lùi vào phòng khách. Phòng khách của anh rất rộng, chứa vừa một chiếc ô tô 7 chỗ và 3 chiếc xe máy. Ban ngày, anh mang xe ra để trước cửa để sử dụng phòng khách đúng mục đích tiếp khách. Đến tối, anh dẹp bàn ghế vào trong bếp để lùi ô tô vào nhà cho an toàn. Tôi hỏi tại sao anh không xây tầng hầm để đỗ xe. Anh nói, do thời tiết Hà Nội mùa mưa dễ ngập, mùa xuân thì nồm nên tầng hầm hộ gia đình thực tế rất bất tiện. Tôi cũng hiểu vấn đề này. Vì là người Việt, cũng từng chứng kiến vô số ngôi nhà tận dụng phòng khách làm nơi dựng xe máy, xe đạp và hiện tại là cả ô tô, nên tôi không lấy làm lạ. Tuy nhiên, đối với người Nhật thì chuyện này sẽ vô cùng lạ lẫm. Một kiểu nhà có gara ở Nhật Ở Nhật, nếu là nhà một căn thì thường khi xây, người Nhật bao giờ cũng dành chỗ cho bãi đậu xe. Nhiều nhà xây nhà 3 tầng, và dành tầng 1 làm gara. Nếu khi xây nhà mà biết tính trước, để dành chỗ cho chỗ đậu xe như ở Nhật Bản là tốt nhất, nhưng vẫn còn một bộ phận lớn người Việt suy nghĩ rằng, cứ xây nhà trước rồi sau này có ô tô tính sau. Và điều đó dẫn tới những màn đỗ xe ô tô trong phòng khách, hoặc thú vị hơn là nửa thân xe trong phòng khách, nửa còn lại ngoài sân. Nhà ở Nhật không được phép xây 100% diện tích đất Một căn nhà ở Việt Nam Một người bạn Nhật của tôi ở Hà Nội có nói với tôi rằng “Ở Việt Nam, có vẻ mọi người xây nhà trên 100% diện tích đất của mình. Tôi thấy ngạc nhiên thật sự”. Chính vì việc này mà mới dẫn tới hiện tượng cất xe trong phòng khách như tôi vừa đề cập phía trên. Tuy nhiên, ở Nhật thì khác. Không thể xây nhà trên 100% diện tích đất được. Lý do là vì luật xây dựng của Nhật Bản có quy định về tỷ lệ được xây dựng so với diện tích mặt đất. Theo luật hành chính của Nhật thì đất được chia thành nhiều loại khác nhau. Cơ bản nhất là chia làm 2 loại: “Khu vực dân cư”, “Khu vực công nghiệp” và “Khu vực thương mại”. Trong đất thuộc “Khu vực dân cư” thì lại chia thành nhiều loại khác nhau và tùy từng loại đất mà tỷ lệ xây dựng nhà so với diện tích đất có quy định khác nhau. Vì thế khi thiết kế xây nhà thì không được vượt qua tỷ lệ đã được quy định. Ví dụ với mảnh đất diện tích 150 mét vuông và tỷ lệ xây dựng là 60% thì diện tích được phép xây dựng là 90 mét vuông (150m2 x 60%). Phần 60 mét vuông còn lại chỉ được phép sử dụng vào việc làm bãi đậu xe hoặc làm vườn. Sở dĩ như vậy là đứng trên góc độ phải tính tới việc phòng cháy chữa cháy cũng như để quy hoạch cảnh quan đô thị. Một căn nhà ở Nhật Ngoài ra, quy định xây dựng của Nhật còn có “Tỷ lệ diện tích sàn”. Đây là tỷ lệ giữa diện tích đất và diện tích sàn sử dụng ở mỗi tầng. Đa phần nhà ở khu vực dân cư thì tỷ lệ này là từ 50 đến 500%, còn các tòa nhà ở khu “Khu vực thương mại” thì tỷ lệ này là từ 200 đến 1000%. Tùy theo khu vực mà tỷ lệ này khác nhau rất lớn. Ví dụ, một miếng đất 150 mét vuông, với tỷ lệ xây dựng là 60% và tỷ lệ diện tích sàn là 200% thì ta sẽ có diện tích căn nhà và diện tích sàn sử dụng như sau: ・ Diện tích được phép xây dựng: 150m2 x 60% = 90m2 ・ Diện tích sàn sử dụng: 150m2 x 200% = 300m2 Vì thế theo luật xây dựng ở Nhật Bản thì nếu bạn có mảnh đất diện tích đất là 90 mét vuông thì chỉ được phép xây dựng một ngôi nhà 3 tầng (với diện tích sàn sử dụng là 270 mét vuông) nhưng với diện tích đất là 75 mét vuông thì ta có thể xây dựng một căn nhà 4 tầng với diện tích sàn sử dụng là 300 mét vuông. Có những thứ thuốc không thể dễ dàng mua ở cửa hàng thuốc? Lại liên quan tới chuyện mua bán, tại các thành phố lớn ở Việt Nam, nói không quá khi cứ trung bình 100 mét bạn lại bắt gặp một tiệm bán thuốc. Cần mua kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc bất kỳ loại biệt dược nào, cứ việc ghé vào hiệu thuốc là mua được. Nhưng Nhật Bản thì khác. Năm 2019, tôi bị đau dạ dày cấp tính và phải dùng thuốc kháng sinh. Đầu tiên, tôi lang thang khắp nơi nhưng việc tìm hiệu thuốc ở Nhật không hề dễ dàng. Sau khi tìm kiếm trên google, tôi cũng tìm ra một cửa hiệu bán thuốc. Tôi tự tin đến đó yêu cầu mua kháng sinh rồi bị… từ chối. Lý do là: Tôi bắt buộc phải có đơn của bác sĩ mới được phép mua các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm. Luật pháp của Nhật Bản quy định một số loại thuốc bệnh nhất định phải có kê đơn của bác sĩ mới được phép bán (tiếng Nhật là 処方せん-Shohosen). Đơn của bác sĩ Kê đơn – Shohosen nghĩa là bác sĩ khám bệnh và dựa trên tình trạng bệnh hoặc vết thương của bệnh nhân để ghi rõ bệnh nhân cần được dùng loại thuốc, liều lượng, được bào chế theo cách nào … Khi mang tới cửa hàng thuốc, dược sĩ sẽ theo đơn đó mà chuẩn bị thuốc cho bệnh nhân. Chính vì vậy mà nếu muốn mua thuốc kháng sinh có nghĩa là phải đi khám bệnh, được bác sĩ kê đơn đàng hoàng mới có thể mua thuốc. Ở Nhật Bản, không phải cửa hàng thuốc nào cũng có bán thuốc theo đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, những loại thuốc đơn giản không có trong quy định thì không cần đơn của bác sĩ cũng có thể mua được. Các bạn nhớ rõ điều này để đỡ mất công đi tìm hiệu thuốc.
11/03/2022
Không phải công viên hay bãi đất trống nào ở Nhật bạn cũng có thể lôi bếp nướng ra nướng đồ ăn, và nếu các bạn có thói quen ngồi vỉa hè uống cốc trà đá hoặc nhậu với bạn bè thì sang Nhật bạn sẽ không có được trải nghiệm đó một cách thoải mái đâu. Công viên không phải nơi nướng đồ ăn Nếu các bạn sống ở Hà Nội và thường ghé thăm công viên Yên Sở chắc đã rất quen thuộc với hình ảnh người dân trải bạt ngồi chơi hoặc cắm trại trên những bãi đất trống và bên cạnh thì hiếm khi nào thiếu một cái bếp nướng. Tuy nhiên, nếu các bạn nghĩ rằng có thể làm điều tương tự ở Nhật thì xin hãy cẩn thận. Nhật Bản quy định rõ những khu vực được phép nướng đồ ăn. Thường thì công viên là nơi người dân tập thể dục, chơi thể thao, ngồi thư giãn bằng một chút đồ ăn nhẹ chứ không phải là nơi tụ tập nướng đồ ăn hay kéo loa ra hát karaoke. Trừ mùa hoa anh đào nở, khi đó ta hay gặp cảnh người người trải tấm nilon và vừa ăn uống vui vẻ vừa ngắm hoa anh đào nở rộ. Những khu vực được phép nướng đồ ăn thường là các địa điểm picnic nằm khá tách biệt với khu dân cư và phải đảm bản an toàn về việc thoát khói, phòng cháy chữa cháy. Có những cơ sở cho phép người sử dụng tự mang bếp đến nhưng cũng có những nơi cho thuê đồ dùng. Ngồi nhậu ở vỉa hè là vi phạm nếp sống Dân Việt Nam ta đặc thù sống bám đường phố. Chúng ta có quán nước vỉa hè, quán phở vỉa hè, quán nhậu vỉa hè. Nói chung mọi hoạt động của dân ta đều có thể làm trên vỉa hè. Bản thân tôi cũng là fan của một ly trà nóng kèm theo kẹo lạc vỉa hè. Tôi giữ nét văn hoá này sang tới Nhật. Còn nhớ một lần, sau khi mua một ly café và cái bánh bao từ cửa hàng tiện lợi, tôi có rủ anh bạn cùng lớp ra một góc vỉa hè ngồi nhâm nhi, nói chuyện phiếm. Chuyện tưởng như rất bình thường này của chúng tôi lại trở nên kỳ lạ trong mắt người Nhật. Ai đi qua cũng liếc nhìn chúng tôi rồi nói điều gì đó nhưng vì chưa hiểu nên bọn tôi cũng không thắc mắc quá nhiều. Dân Việt Nam ta đặc thù sống bám đường phố. Chúng ta có quán nước vỉa hè, quán phở vỉa hè, quán nhậu vỉa hè. Nói chung mọi hoạt động của dân ta đều có thể làm trên vỉa hè. Bản thân tôi cũng là fan của một ly trà nóng kèm theo kẹo lạc vỉa hè. Tôi giữ nét văn hoá này sang tới Nhật. Còn nhớ một lần, sau khi mua một ly café và cái bánh bao từ cửa hàng tiện lợi, tôi có rủ anh bạn cùng lớp ra một góc vỉa hè ngồi nhâm nhi, nói chuyện phiếm. Chuyện tưởng như rất bình thường này của chúng tôi lại trở nên kỳ lạ trong mắt người Nhật. Ai đi qua cũng liếc nhìn chúng tôi rồi nói điều gì đó nhưng vì chưa hiểu nên bọn tôi cũng không thắc mắc quá nhiều. Rồi mùa hoa anh đào tới. Trong lúc đi ngang qua công viên trung tâm thành phố Fukuoka, tôi có nhìn thấy một nhóm người Việt (họ treo cả cờ tổ quốc lên xe đạp) trải bạt ngồi uống bia ở một góc vỉa hè, hình như là trước cửa ngôi nhà mà họ đang sống. Rất nhiều người Nhật đi qua nhìn họ bằng ánh mắt ngạc nhiên, kèm theo chút ái ngại. Ở Nhật mà trải bạt ra trên vỉa hè để nhậu nhẹt là vi phạm nếp sống. Thật ra, vào mùa hoa anh đào nở, người Nhật có phong tục “Hanami” - tức là ngắm hoa. Họ cũng trải bạt dưới tán cây anh đào, ngồi ăn uống vui vẻ. Thế những trải bạt trên vỉa hè trước cửa nhà để ngồi uống bia/rượu và cười nói ầm ĩ gây ảnh hưởng tới xung quanh là không được đâu nhé. Nếu chỉ đơn thuần là uống bia, uống rượu, người Nhật thích vào những quán rượu nhỏ, kín đáo một chút, riêng tư một chút chứ không ngồi vỉa hè rồi nhậu nhẹt om xòm cả một góc phố. Xe bus và những sự khác biệt Xe buýt ở Việt Nam Xe bus ở Việt Nam trong quá khứ thường mang tiếng xấu là hung thần đường phố vì những cú phóng nhanh, phanh gấp, vào bến đột ngột. Rất nhiều bậc phụ huynh căn dặn con em mình khi tham gia giao thông ở Hà Nội thì cứ tránh ông xe bus cho lành. Thời kỳ những năm 1990 đến 2000, có những lúc xe buýt ở Hà Nội còn không đỗ hẳn khi vào bến mà chạy chậm chậm để khách phải tự bám xe để lên xuống. Bản thân tôi cũng nhiều lần phải bám xe buýt đang chạy để lên xe như vậy. Thế nhưng gần đây, thái độ của các tài xế xe buýt đã cải thiện đáng kể. Xe đã sạch sẽ hơn, không còn những cú phóng xanh, dừng đột ngột và khi vào bến là xe đỗ đàng hoàng. Việc bấm còi cũng ít hơn trước. Việc đi xe buýt không còn là những chuyến đi “mạo hiểm” nữa. Tuy vậy các bậc phụ huynh cẩn thận vẫn cứ căn dặn con cái mình cẩn thận khi gặp xe buýt. Tuy nhiên, xe bus ở Nhật lại chẳng có gì đáng sợ cả, vì đây là phương tiện giao thông nằm trong Top những phương tiện tuân thủ luật pháp nhất trên đường. Xe bus ở Nhật chạy rất từ tốn, và nếu đường chỉ có 2 làn đường thì trên nguyên tắc xe buýt chỉ chạy bên lề trái. Trên xe, lái xe sẽ báo trước khi xe chuẩn bị vào bến, vào bến tên gì, thậm chí báo khi xe chuyển hướng để hành khách đứng giữ thăng bằng không bị ngã. Hành khách cũng tuân thủ quy định khi đi xe. Chỉ khi nào xe dừng hẳn mới đứng lên để xuống xe. Thiết bị trên xe buýt ở Nhật: Biển báo “Hành khách hãy ngồi yên khi xe chưa dừng hẳn và chưa mở cửa” (ảnh trái) và máy bỏ tiền hoặc đọc thẻ thu tiền đi xe (ảnh phải) Tôi lại có một kỷ niệm xin được kể. Thời mới sang Nhật, tôi có một lần lên xe bus. Do mang hành lý nặng nề nên tôi hơi luống cuống để tìm một chỗ đứng hợp lý, vì nghĩ rằng xe bus sẽ chạy ngay sau khi hành khách cuối cùng lên xe. Tuy nhiên, xe vẫn tiếp tục dừng cho đến khi tôi có thể yên vị ở ghế, chỉnh hành lý thật ngay ngắn mới bắt đầu chạy. Hỏi ra mới biết, tài xế xe bus ở Nhật luôn quan sát xem hành khách đã ổn định chỗ ngồi chỗ đứng hay chưa rồi mới khởi hành chứ không đột ngột cho xe di chuyển khi hành khách còn chưa ổn định vị trí. Đây cũng là một chú ý cho các bạn: Khi lên xe bus, hãy cố gắng ổn định thật nhanh vị trí của mình để lái xe có thể cho xe ra khỏi bến. Ngoài ra, hãy xếp hàng xuống xe ở cửa quy định chứ đừng tiện chân nhảy luôn xuống ở cửa lên xe khi thấy số lượng người xuống quá đông vì xe buýt ở Nhật có quy định rõ ràng cửa lên và cửa xuống.
03/02/2022
Bạn đang ở Nhật và thấy cảnh đẹp, bạn liền gọi video call về cho gia đình và bạn bè để cùng chia sẻ. Nhưng hãy lưu ý: nếu như ở Việt Nam bạn bạn bật loa ngoài thì không sao nhưng ở Nhật thì sẽ rất phiền phức đấy. Ngoài ra trong khi gọi video call cần lưu ý tới vấn đề riêng tư của người xung quanh nữa. Gọi video call đừng để âm thanh quá to! Bạn đang ngắm lá vàng, lá đỏ, bạn đang thơ thẩn nhìn hoa anh đào bay trong gió. Bạn muốn chia sẻ nét đẹp đặc trưng của Nhật Bản với gia đình, bạn bè ở quê nhà. Tôi đoán chắc rằng trong hoàn cảnh đó thì một cuộc gọi video trên điện thoại di động (video call, facetime…) là lựa chọn hợp lý nhất. Nếu ở Việt Nam, bạn cứ thoải mái bật video lên, bật luôn loa ngoài lên để bắt đầu một cuộc hội thoại mà những người đứng trong bán kính 2-3 mét đều có thể nghe được. Về cơ bản thì cũng chẳng ai để ý bạn đang nói gì, dù về mặt vật lý họ đều có thể nghe được. Tuy nhiên nếu như đang ở Nhật thì đừng làm như vậy nhé. Hãy đeo tai phone và chọn cho bản thân một âm lượng hợp lý, đừng để xung quanh nghe thấy. Nói nhỏ là một ý thức khi gọi điện thoại nơi công cộng. Hơn nữa khi bạn là người nước ngoài và bạn đang nói thứ ngôn ngữ mà người Nhật chẳng hiểu gì. Đây chính là sự khác biệt về cảm nhận cũng như nhận thức của người dân. Tôi có người bạn Việt Nam ở Nhật khá lâu có kể cho tôi nghe chuyện một hôm bạn và 1 người khác cùng lên xe điện và nói chuyện khá to. Bất ngờ một người đàn ông Nhật đứng tuổi ngồi đối diện đang đọc sách nhìn sang, đưa ngón tay trỏ lên ngang miệng (dấu hiệu nhắc nhở hãy im lặng) và nói: Suỵt. Hơi ồn ào đấy! Bạn kể rằng lúc đó thấy rất xấu hổ và tự nhắc mình sẽ lưu ý. Ở Nhật Bản, khi nói chuyện qua điện thoại di động hoặc nói chuyện với bạn bè trên xe điện thì ý thức nói chung là “nói nhỏ”. Hoặc khi đang ở trên thang máy thì nếu được hãy giữ im lặng. Chúng ta hãy nhớ “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” nhé. Quay video và việc bảo vệ quyền riêng tư Đi kèm với câu chuyện để âm lượng cao khi gọi điện nơi công cộng nói trên, còn một vấn đề nghiêm trọng hơn khi quay video nơi công cộng. Đó là rất nhiều người hồn nhiên chĩa camera khắp nơi, thậm chí chĩa cả vào mặt người lạ trong quá trình video call với người nhà. Đây là hành động vi phạm sự riêng tư và nếu gặp đúng ngày xấu trời, bạn có thể gặp rắc rối lớn đó. Tôi và cậu bạn người Việt vào mùa Thu năm ngoái có ghé qua một khu dân cư khá đẹp ở thành phố Fukuoka. Bạn tôi rút điện thoại ra quay một đoạn clip, nhưng vô tình lại dính cả một nhóm nữ sinh trung học đang tan học vào trong video. Chỉ 10 phút sau, một nữ sinh đã báo sự việc này với thầy giáo và vị giáo viên này thậm chí đã chọn cách gọi cảnh sát can thiệp. Bạn tôi được yêu cầu phải xoá những đoạn video có dính mặt các nữ sinh, vì vi phạm quyền riêng tư. Ở Nhật Bản người ta không thích hình ảnh của mình được đưa lên mạng xã hội nếu không cho phép. Nhất là đối với trẻ em và phụ nữ thì đây là vấn đề khá nhạy cảm. Dù không cố ý, nhưng đây cũng là một bài học đắt giá cho những hành động quá đỗi hồn nhiên mà chúng ta không hề nghĩ rằng nó đang vi phạm một vài điều cấm kỵ ở Nhật Bản. Đèn cảnh báo – Ý nghĩa và cách sử dụng khác nhau Vào tháng 8 năm ngoái, tôi đi nhờ xe một cậu bạn Việt Nam từ Kyoto lên hồ Kawaguchi để ngắm núi Phú Sĩ. Cậu bạn này là dân lái xe chuyên nghiệp ở Việt Nam, sang Nhật làm thủ tục đổi bằng, và dễ dàng vượt qua cuộc thi lý thuyết và sát hạch kỹ năng. Lái xe trong hoàn cảnh giao thông ngăn nắp, ít xe máy như ở Nhật, công bằng mà nói, là tương đối dễ. Vậy nên chuyến đi của chúng tôi khá suôn sẻ. Tới một ngã tư thì xẩy ra một việc. Tôi vẫn nhớ là cậu bạn tôi tăng tốc vượt qua ngã tư khi đèn xanh chuyển sang đèn vàng. Như một thói quen, cậu ấn vào đèn cảnh báo nguy hiểm (hazard lamps) rồi dễ dàng băng qua ngã tư. Bỗng dưng có một chiếc motor cảnh sát tiếp cận, ra dấu hiệu cho xe tôi dừng lại. Hoá ra viên cảnh sát đó chỉ muốn hỏi rằng chúng tôi có ổn không, xe cộ có gặp vấn đề gì không mà tại sao lại bật đèn cảnh báo nguy hiểm. Cậu bạn tôi lúc đó mới ngơ ngác thanh minh rằng không có chuyện gì cả, chỉ bấm theo thói quen mà thôi. Tôi xin xác nhận thói quen này. Tôi có hơn 10 năm lái xe ở Việt Nam và đã chứng kiến nhiều người bật đèn cảnh báo khi băng qua ngã tư hoặc đơn giản chỉ là quay đầu xe. Nhiều tài xế ở Việt Nam nghĩ rằng đèn hazard lamps là để thông báo với những lái xe khác hãy “ưu tiên” cho họ trong những tình huống như vậy. Trong khi đó ở Nhật Bản, đèn cảnh báo nguy hiểm chỉ được sử dụng trong trường hợp xe gặp sự cố, xe phải dừng ở làn khẩn cấp, xe đang thay lốp, xe đang sửa chữa… để báo cho những xe sau biết rằng xe mình đang dừng lại. Ý nghĩa của việc bật đèn cảnh báo nguy hiểm ở Việt Nam khác hẳn so với ở Nhật Bản. Nếu bạn đăng ký học lái xe từ đầu ở Nhật, bạn sẽ được dạy rất kỹ chi tiết này. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ là dân đổi bằng, việc bạn cần làm là vượt qua buổi thi lý thuyết và thực hành, bạn sẽ không biết kỹ về ngôn ngữ của đèn cảnh báo nguy hiểm ở Nhật. Ngoài ra, khi chuyển làn đường thì lái xe cũng thường nháy đèn cảnh báo nguy hiểm 2 hoặc 3 lần để cảm ơn người lái xe phía sau đã nhường đường cho mình. Một việc làm thật dễ thương phải không các bạn.
05/01/2022
Một cái ôm mà nhiều người Việt coi là thể hiện sự thân thiện có thể sẽ không được hiểu là “thân thiện” ở Nhật đâu nhé. Trong số này, hãy tìm hiểu cách tiếp nhận kiểu chào bằng cách ôm ra sao, văn hóa cúi người để chào và cách chào khi tiễn nhau của người Nhật như thế nào nhé. Người Nhật không thích ôm nhau khi chào Hãy tưởng tượng một tình huống thế này: Bạn đi du lịch và chọn việc trải nghiệm cuộc sống cùng người bản địa. Sau 1 tuần được chủ nhà tiếp đón nồng hậu, bạn rất cảm động. Giờ chia tay đã đến và bạn cảm thấy cần phải làm điều gì đó để thể hiện lòng biết ơn của mình trước tấm thịnh tình của gia chủ. Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây nên một cái ôm tặng gia chủ là hoàn toàn bình thường. Thậm chí trong quá trình trải nghiệm cuộc sống cùng chủ nhà, bạn có thể khoác vai thân mật một chút với chủ nhà trong lúc đôi bên đang nhâm nhi vài chén rượu hoặc đơn giản là dùng chung bữa tối. Tuy nhiên, đừng làm điều tương tự với người Nhật nhé. Dù có thân thiết tới đâu thì người Nhật cũng ít chào nhau bằng cách ôm hoặc không bá vai bá cổ nhau khi ăn uống. Ngoài vợ chồng, người yêu của nhau hoặc người trong gia đình ra, người Nhật ít khi bắt tay hoặc ôm hôn để bày tỏ tình cảm. Đây là văn hóa của Nhật Bản. Có nhiều trường hợp một cái ôm như vậy có thể bị coi là không đúng cách. Khu vực Nakasu Để tôi kể thêm cho bạn một câu chuyện: Tại một hostel có tên Hana nằm ở khu Nakasu Kawabata (thành phố Fukuoka), trong cả phòng thay đồ và nhà vệ sinh đều có dán tấm bảng bằng tiếng Anh ghi thông điệp: In Japan, we don’t hug. We say Thank you (Arigatou gozaimasu) nghĩa là “Nếu bạn vui vẻ, hãy nói cảm ơn, đừng ôm. Chúng tôi không quen với những cái ôm”. Hỏi ra mới biết, 3 nữ tiếp tân làm việc tại đây thường xuyên phải từ chối khéo những cái ôm từ các vị khách phương Tây, đặc biệt là khách nam. Không phải họ chảnh hay xa cách đâu, mà trong văn hoá Nhật Bản thì những cử chỉ dẫn tới quá nhiều đụng chạm cơ thể sẽ gây sự mất tự nhiên, đặc biệt với phụ nữ. Văn hóa cúi chào của người Nhật Từ câu chuyện trên, hẳn nhiều người sẽ thắc mắc: Không ôm hôn, vậy người Nhật tạm biệt nhau một cách trịnh trọng bằng cách nào? Câu trả lời là: Họ cúi chào. Ngôn ngữ của sự cúi chào ở Nhật rất đa dạng. Tùy độ cúi chào cao thấp mà ý nghĩa khác nhau. Nếu như ở Việt Nam có văn hoá gặp nhau là bắt tay, uống xong một ly với nhau cũng bắt tay thì ở Nhật, dù cũng có bắt tay nhưng đã phần thì mọi người cúi chào nhiều hơn. Cách cúi chào của người Nhật có 4 cấp độ khác nhau. Cụ thể như sau: Cúi người ở góc khoảng 15 độ: Một lời chào thông thường. Cúi người thấp hơn, ở góc khoảng 30 độ: Thêm một chút trịnh trọng cho lời chào Cúi gập người ở góc 45 độ: Thể hiện lòng cảm tạ và sự tôn trọng Cúi gập hơn 45 độ: Là lời cảm tạ và tôn trọng sâu sắc nhất Ngoài việc bày tỏ sự “Cảm tạ”, “Tôn trọng” , việc cúi chào còn thể hiện sự “Xin lỗi”. Trường hợp xin lỗi thì càng cúi gập người bao nhiêu, càng tỏ ý chân thành bấy nhiêu. Cách tiễn khách lịch sự Đó là lời chào. Còn khi người Nhật tạm biệt nhau thì sự khác biệt sẽ thế nào. Trong cuộc sống đời thường, bạn có thể tạm biệt bạn bè của mình theo bất kỳ cách nào: Vẫy tay, bye bye… tuỳ. Điều này cũng giống ở Việt Nam. Nhưng trong văn hoá doanh nghiệp, nếu như Việt Nam sẽ thể hiện sự trịnh trọng bằng cách nhấn mạnh kính ngữ “Em chào anh ạ”, “Em xin phép về ạ”… thì người Nhật sẽ vừa nói và vừa cúi chào rất nhiều lần. Đối với người chức vụ càng cao thì mức độ cúi chào càng thấp hơn. Hoặc khi tiếp khách quan trọng, khi ra về, người ta sẽ tiễn ra tận thang máy hoặc cửa ra vào và cúi chào thật thấp. Và họ sẽ cúi chào cho tới khi cửa thang máy đóng lại mới thôi. Đối với người được tiễn ra tận cửa thì sau khi cúi chào, sẽ đi vài bước rồi quay lại chào lần nữa và đi một đoạn cho tới lúc không nhìn thấy nhau nữa lại nhìn lại và cúi chào lần nữa mới đi và người đi tiễn thì đợi cho tới khi khách đi khuất mới quay trở vào. Sống ở Nhật thì hãy làm quen với điều đó, đừng bye bye sếp rồi quay lưng đi ngay, như thế sẽ bị coi là bất kính đấy nhé. Văn hoá cảm ơn, xin lỗi Một blogger người Mỹ sống ở Tokyo từng live stream trên Facebook cá nhân về chủ đề “2 tuần đầu tiên trải nghiệm văn hoá Nhật Bản” nói vui rằng anh chưa từng sống ở đâu mà 2 từ “cảm ơn” và “xin lỗi” được nói nhiều như ở Nhật. Người Nhật cảm ơn và xin lỗi trong mọi tình huống diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Có một số tình huống mà cá nhân tôi cảm thấy lời cảm ơn và xin lỗi hơi gượng gạo. Ví dụ như bạn đang đứng trong thang máy, cửa thang sắp đóng thì một người Nhật bước vào và bỗng dưng nói: Xin lỗi. Có lẽ anh ý cảm thấy rằng vì mình chạy bổ vào nên thang máy bị chậm một chút nhưng tôi không hiểu họ đang xin lỗi vì điều gì. Trên khía cạnh này, đem người Nhật và người Việt lên bàn cân sẽ nhận ra sự khác biệt rất lớn khi người Việt thường bị chê là quá ít khi nói cảm ơn hoặc xin lỗi. Sự khác biệt này một phần do thói quen ứng xử mà thôi. Trong khi người Nhật thường chọn những cách trịnh trọng và lịch sự để thể hiện sự biết ơn và ái ngại, thì người Việt lại có xu hướng chọn những cách ít trịnh trọng hơn để biểu đạt. Ví dụ, một cháu bé được người lớn tặng cho một cái kẹo. Ở Nhật bé sẽ nói “cảm ơn” rất trang trọng, còn người Việt thường hay nói: Em/con xin cô/chú ạ. Bạn chẳng may giẫm vào giày người lạ. Người Nhật sẽ ngay lập tức “xin lỗi”, còn người Việt có thể nói: “Ôi, tôi vô ý quá”. Trong việc cảm ơn và xin lỗi, văn hóa Việt Nam và Nhật Bản có phần khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu văn hóa của nhau, để có thể “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, hãy chọn cách ứng xử phù hợp nhé.
09/12/2021
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài