Blog | Tin mới nhất

Lớp học tiếng Nhật online miễn phí

“Lớp tiếng Nhật tình nguyện" đã giúp ích rất nhiều cho du học sinh và thực tập sinh kỹ năng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, với những ai học ở các lớp này vẫn thấy chưa đủ, hoặc không có lớp học như vậy ở gần nơi mình sinh sống thì nên làm thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về Lotus Works, tổ chức pháp nhân phi lợi nhuận đang tổ chức các lớp học một thầy một trò online miễn phí. Lớp học một thầy một trò qua điện thoại video Giáo viên tình nguyện nói chuyện với học sinh qua mạng ...

11/03/2024
  • Người nước ngoài cũng có thể dễ dàng đăng ký SIM giá rẻ ở Nhật Bản

    04/02/2024
    Ở Việt Nam, nếu bạn đến cửa hàng điện thoại, chỉ chưa đầy 20 phút là bạn có thể mua SIM và có số điện thoại. Thế nhưng ở Nhật Bản, bạn phải ký hợp đồng với công ty điện thoại (nhà mạng) và nếu không trả cước phí hàng tháng thì không thể dùng SIM. Ngoài việc có ít gói cước giá rẻ, nhiều nhà mạng chỉ có phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng của Nhật nên mình rất khó tìm được nhà mạng phù hợp. Lần này là lần đầu tiên mình ký hợp đồng với 1 hãng SIM giá rẻ. Mình sẽ giới thiệu với các bạn phương thức thanh toán và so sánh giá cước, đặc điểm của các nhà mạng mà mình đã tìm được.〈Vân Hoàng〉 Lý do cần số điện thoại Tháng 10 năm 2020 mình sang Nhật và đây là lần du học thứ 3 của mình. Lúc mới sang, để cuộc sống thuận lợi và suôn sẻ thì mình đã phải làm những việc sau. ① Làm thủ tục tại UBND thành phố ② Mở tài khoản ngân hàng ③ Ký hợp đồng với nhà mạng Thủ tục (nộp đơn chuyển đổi chỗ ở v.v.) ở UBND thành phố và việc mở tài khoản ngân hàng mình đã làm xong mà không gặp vấn đề gì. Tiếp theo, một thứ không thể thiếu đó là số điện thoại phải không nào. Thông thường mình có thể gọi điện qua các ứng dụng SNS là được nhưng trong những trường hợp khẩn cấp hay khi làm các thủ tục hành chính thì đúng là cần tới số điện thoại di động. Trong trường hợp của mình, mình đã cần dùng số điện thoại vào các việc sau. ✔︎ Mình nhận học bổng Chính phủ nên khi làm thủ tục online để nhận học bổng của Bộ Giáo dục, Văn hoá, Khoa học, Thể thao và Công nghệ Nhật Bản, mình cần nhập số điện thoại. ✔︎ Trường mình theo học có hệ thống quản lý thông tin của sinh viên, khi đăng ký thông tin trên hệ thống đó cũng cần nhập số điện thoại. ✔︎ Lần này sau khi du học 1 năm, mình quyết định ở lại Nhật làm việc, khi đi xin việc thì mình cũng phải viết số điện thoại vào sơ yếu lý lịch v.v. ✔︎ Khi mua hàng online thì cũng có lúc cần số điện thoại. Gói cước rẻ nhất của SB là 5000 yên/tháng! Trong lần du học đầu tiên (năm 2007~) và lần du học thứ hai (năm 2010~) mình đều sử dụng Softbank (SB). Lý do lần đầu mình chọn SB vì lúc đó SB có chiến dịch miễn phí cước điện thoại nội mạng, những bạn du học sinh xung quanh mình đều dùng SB. Khi đó, mình mua cả máy điện thoại nữa nên tính cả tiền trả góp mua máy hàng tháng thì mình mất 3000 ~ 4000 yên (khoảng 816.000 đồng) mỗi tháng. Lần thứ hai, mình không cần mua điện thoại nên mình đã chọn gói rẻ nhất không dùng internet, chỉ có cước gọi điện thoại. ※100 yên = 16.690 đồng (tỉ giá ngày 24/7/2023) Vì vậy lần thứ ba này mình cũng đến cửa hàng của SB để tìm hiểu và xin tư vấn, nhưng mình được giới thiệu gói cước rẻ nhất là khoảng 5000 yên/tháng. Mình đã rất sốc! Các gói bây giờ không chỉ có cước điện thoại mà còn bao gồm cả dung lượng internet nữa nên đắt hơn ngày trước. Trước khi sang Nhật, mình dùng SIM của Viettel, một tháng chỉ mất 90.000 đồng (khoảng 440 yên) mà lại được dùng internet không giới hạn. Ở Nhật mình không dùng đến internet mấy mà tại sao 1 tháng phải trả tới 5.000 yên nhỉ? Thật là khó tin. Mình đã thử hỏi nhân viên tư vấn là “Mình sống ở ký túc xá nên trong phòng đã có wifi rồi, có gói cước nào rẻ hơn nữa không?” nhưng mình bị từ chối thẳng thừng là “Công ty chúng tôi không có gói cước nào rẻ hơn”. Và thế là mình đã từ bỏ việc ký hợp đồng với SB. Phương thức thanh toán tiền của nhiều gói cước SIM giá rẻ Ở Nhật thì ngoài SB còn có docomo hay Au nhưng các nhà mạng lớn này đều không khác nhiều so với SB nên mình quyết định tìm một nhà mạng nhỏ. Mình đã liên lạc với người bạn thân đã ở Nhật 10 năm và một em khoá dưới vừa hoàn thành chương trình du học để hỏi và thu thập thông tin. LINE mobile Em khoá dưới của mình đã dùng “LINE mobile”. Theo lời em ấy, để ký được hợp đồng với LINE mobile thì cần làm các thủ tục như sau. ① Tạo tài khoản LINE của Nhật bằng số điện thoại ở Nhật ② Đăng ký LINE pay bằng tài khoản LINE của Nhật ③ Ký hợp đồng với LINE mobile với điều kiện thanh toán bằng LINE pay Em ấy nói đã được người quen cho dùng LINE Pay của người đó. Mình cũng có thể nhờ bạn bè hoặc người quen nhưng mình muốn thử tìm xem có nhà mạng nào thân thiện hơn không. ※Sau đó, LINE mobile đã ngừng cung cấp dịch vụ đăng ký tài khoản mới vào tháng 3 năm 2021. Chỉ có phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng Ở Nhật có nhiều hãng SIM giá rẻ nhưng phần lớn các hãng đều chỉ cho trả cước phí bằng thẻ tín dụng của Nhật. Trước đây người em của mình đã được một nhân viên trong cửa hàng bán đồ điện tử gia dụng ở Tokyo tư vấn là “thẻ tín dụng của Việt Nam cũng được chấp nhận” và em ấy đã đăng ký sim giá rẻ của “Bic SIM”. Thế nhưng, sau đó, nhà mạng liên lạc lại là “thẻ tín dụng của bạn không thể thanh toán tiền” và em ấy phải huỷ hợp đồng. Mặc dù đây không phải lỗi từ phía khách hàng, nhưng em ấy vẫn bị phạt khoảng 2000 yên vì huỷ hợp đồng giữa chừng. Mình và em ấy nói chuyện với nhau rồi tìm thấy nhà mạng giá rẻ tên là “UQ mobile” có vẻ có thể trả tiền bằng cách chuyển khoản nên mình thử đăng ký online. Thế nhưng, UQ mobile đã nhanh chóng phản hồi với nội dung chính là “sau khi xét duyệt, chúng tôi không thể tiếp nhận hợp đồng thanh toán bằng cách chuyển khoản ngân hàng hoặc tự động chuyển khoản”. Email thông báo kết quả xét duyệt của UQ mobile. “Chúng tôi không thể chấp nhận hợp đồng thanh toán bằng cách chuyển khoản ngân hàng. Quý khách hãy xem xét đến việc thanh toán bằng thẻ tín dụng”. “Rakuten mobile” cũng là một hãng lớn trong các hãng SIM giá rẻ và ngoài hình thức trả qua thẻ tín dụng, có vẻ họ cũng chấp nhận thanh toán bằng cách chuyển khoản ngân hàng, nhưng vẫn cần xét duyệt. SIM giá rẻ chấp nhận chuyển khoản ngân hàng LINE mobile, UQ mobile, Rakuten mobile mình đều không đăng ký được, đúng lúc khó khăn thì bạn thân của mình đã tìm thấy một nhà mạng mà từ trước đến giờ mình chưa nghe thấy tên và bạn ấy đã giới thiệu cho mình. Đó là nhà mạng “GTN mobile”, khi vào trang chủ của nhà mạng này, bạn sẽ thấy website của họ hỗ trợ đa ngôn ngữ và có cả tiếng Việt. ◆Gói dữ liệu kèm chức năng nghe gọi GTN (hàng tháng - bao gồm thuế) Dung lượng Cước phí (bao gồm thuế) 3G ¥1,200 10G ¥2,200 30G ¥4,200 50G ¥6,200 ※Có thể đăng ký SIM và mở thẻ tín dụng (Credit card) cùng một lúc. Khi thanh toán bằng thẻ tín dụng đó, cước phí hàng tháng giảm 220 yên.※Có thể đăng ký từ nước ngoài (Có thể nhận SIM ở sân bay của Nhật).※Cước gọi mỗi 30 giây là 22 yên (bao gồm thuế). Thế là nhà mạng SIM giá rẻ này đã đáp ứng được 2 nhu cầu của mình là “gói cước rẻ” và chấp nhận “thanh toán qua cửa hàng tiện lợi hoặc chuyển khoản ngân hàng”. Đây là nhà mạng mình nghe tên lần đầu nhưng vì người quen của bạn mình đang làm việc ở đó nên mình tin tưởng và đăng ký online. Ngay lập tức, 2 hôm sau SIM và hợp đồng đã được gửi tới địa chỉ của mình, sau khi cho SIM vào điện thoại thì máy đã có thể nghe gọi. Mình quá đỗi vui mừng! Thật không thể tin được là mình có thể mua được SIM giá rẻ một cách đơn giản như vậy. Vấn đề về SIM điện thoại của mình cũng đã được giải quyết! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang chủ của GTN mobile (đa ngôn ngữ) Ngoài ra, gần đây mình cũng được bạn mình giới thiệu một nhà mạng SIM giá rẻ tên là SIM VÀNG. Đây là SIM giá rẻ, chủ yếu phục vụ người Việt, người Myanmar, người Indonesia sống ở Nhật. Cũng giống như GTN mobile, người nước ngoài có thể thanh toán qua cửa hàng tiện lợi hoặc chuyển khoản ngân hàng. ◆Gói SIM VÀNG (hàng tháng - chưa gồm thuế) Dung lượng dữ liệu SIM dữ liệu SIM nghe gọi 1GB ¥600 ¥1,480 3GB ¥1,080 ¥2,180 5GB ¥1,380 ¥2,620 10GB ¥2,800 ¥4,180 25GB ¥3,180 ¥4,980 30GB ¥3,380 ¥5,180 ※SIM dữ liệu kèm chức năng nhận tin nhắn SMS: 150 yên/tháng.※SIM nghe gọi có cước phí mỗi 30 giây 20 yên.※Có SIM nghe gọi thoả thích (gọi miễn phí dưới 5 phút mỗi lần: 680 yên/tháng, dưới 10 phút: 850 yên/tháng, dưới 15 phút: 1,150 yên/tháng). [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang chủ của SIM VÀNG (Tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] KOKORO:Lựa chọn công ty điện thoại di động (SIM) một cách khôn ngoan Tổng kết Mình sẽ tổng kết lại bài viết về cước phí điện thoại và các phương thức thanh toán như sau nhé. ✔︎ Các nhà mạng lớn thường có cước phí cao. ✔︎ Nhiều hãng SIM giá rẻ chỉ cho phép thanh toán bằng thẻ tín dụng. ✔︎ GTN mobile hay SIM VÀNG là những hãng SIM giá rẻ hướng tới đối tượng là người nước ngoài nên khách hàng có thể thanh toán bằng cách chuyển khoản ngân hàng hoặc thanh toán qua cửa hàng tiện lợi. Rất mong các bạn tham khảo các thông tin trong bài viết của mình.
  • Lừa đảo vé máy bay – đâu là những thủ đoạn và dấu hiệu?

    26/11/2022
    Các bạn đã bao giờ thấy các bài đăng quảng cáo bán vé máy bay trên Facebook chưa? Bạn mình sau khi tin và đặt vé máy bay thông qua những bài đăng đó đã bị lừa mất 78 vạn yên (khoảng 140,000,000 VND). Đây là một trong số những vụ lừa đảo vé máy bay đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng người Việt. Mình sẽ giới thiệu những hình thức lừa đảo vé máy bay phổ biến cũng như biện pháp đề phòng thông qua câu chuyện có thật của bạn mình và một vài dẫn chứng khác.《Trần Ngọc Anh》 〈Nội dung bài viết〉 Lừa đảo vé máy bay là gì? Vì chiếc vé “9 man” mà mất trắng 78 man! Lừa đảo bằng mã đặt vé thật Hết nạn nhân này đến nạn nhân khác Sự hỗ trợ khiêm tốn từ phía cảnh sát Thủ đoạn và dấu hiệu nhận biết lừa đảo vé máy bay là gì? Tổng kết: Làm sao để chấm dứt nạn lừa đảo Lừa đảo vé máy bay là gì? Khi tìm kiếm từ khóa “vé máy bay” trên những trang mạng như Facebook, các bài viết với chủ đề rao bán vé máy bay sẽ hiện ra nhiều vô kể. Chỉ cần người mua tìm được chuyến bay ưng ý, người bán sẽ báo giá và bắt đầu giao dịch sau khi có sự đồng thuận của cả hai bên. Tuy nhiên, những trường hợp như “dù đã chuyển tiền nhưng không nhận được vé” hoặc “vé mua trên mạng khi xuất trình tại sân bay thì phát hiện là vé giả” đang xảy ra ngày càng thường xuyên. Đây được gọi là hiện tượng “Lừa đảo vé máy bay”. Vì chiếc vé “9 man” mà mất trắng 78 man! Ảnh chụp màn hình lúc bạn mình liên hệ với bên Vietnam Airlines Mình có một người bạn quen từ thời cấp ba (hiện đang là sinh viên đại học năm 4) vừa sang Nhật để tham gia chương trình trao đổi 5 tháng tại một đại học ở Tokyo. Do muốn tìm mua vé máy bay rẻ nên vừa sang Nhật xong, bạn ấy đã nhanh chóng tìm mua vé máy bay để bay về. Một lần, khi tình cờ tìm được một bài viết rao bán vé máy bay giá rẻ trên nhóm Facebook có tên “Tokyo Baito”, bạn ấy đã liên hệ với người đăng bài qua Messenger. Sau khi bày tỏ mong muốn mua vé máy bay về Hà Nội, người bán đã yêu cầu bạn gửi ảnh chụp hộ chiếu và chuyển khoản 9 man. Khi đó bạn mình vẫn chưa có tài khoản ngân hàng Nhật nên mình đã chuyển hộ cho bạn ấy 9 man theo như bạn ấy đã nhờ. Tuy nhiên, sang ngày hôm sau bạn ấy đã nhận được tin nhắn sau từ người đăng bài: “Không biết có phải do em chuyển tiền vào thứ bảy không nhưng anh vẫn chưa nhận được tiền. Nếu không nhận tiền và hoàn tất thủ tục mua ngay thì giá vé sẽ tăng đấy. Anh sẽ chuyển trả em số tiền ban đầu em đã chuyển. Vậy nên bây giờ em thử chuyển tiền bằng ngân hàng khác được không? Nếu em chuyển bằng ngân hàng đó thì chắc chắn anh sẽ nhận được tiền ngay.” Đến đây mình cũng có chút nghi ngờ, nhưng thấy bạn năn nỉ mãi nên mình đã chuyển thêm 9 man vào tài khoản ngân hàng mà người bán chỉ định. Tuy nhiên, ngày hôm sau, người đăng bài lại đòi chuyển khoản thêm 10 man nữa, lí do là “muốn xác nhận giao dịch đã được thực hiện”. Lúc đó mình đã nghĩ không thể tin tưởng đối tượng này được nữa, nhưng bạn mình vẫn van nài là “Chuyển nốt lần nữa thôi”. Mình cũng bó tay nên đã chuyển tiền lần thứ ba. Sau lần đó, người bán vé lại yêu cầu chuyển tiền thêm hai lần nữa (lần thứ tư 15 man, lần thứ năm 10 man) và bạn mình cũng đáp ứng. Mình đã được bạn nhờ và chuyển tiền tổng cộng 5 lần, với tổng số tiền là 53 man nhưng cuối cùng vẫn không nhận được vé từ người đăng bài. Bạn mình khi đó cũng đã bắt đầu yêu cầu người kia trả lại tiền, nhưng có vẻ đối phương đã xóa tài khoản Facebook, toàn bộ tin nhắn của đối phương đã biến mất và không tìm thấy trang cá nhân nữa. Các tin nhắn của đối phương đều biến mất và không thể liên hệ được Ngoài mình ra, bạn mình còn nhờ 3 người bạn khác chuyển tiền hộ và đã mất tổng cộng 78 man. Do phải trả toàn bộ số tiền đã vay nên ngân sách cho chuyến du học của bạn ấy đã cạn kiệt. Thật ra bản thân bạn mình cũng đã có sự nghi ngờ khi bị yêu cầu chuyển tiền dồn dập. Tuy nhiên, do bị đối phương sử dụng những cái cớ như “Nếu không chuyển tiền lần này thì toàn bộ số tiền trước đó sẽ không được hoàn trả”, hay “Không phải tôi mà bên Vietnam Airlines là người đang yêu cầu bạn chuyển tiền” để đe dọa, bạn mình đã bị thuyết phục và tin theo. Lừa đảo bằng mã đặt vé thật Bài báo liên quan đến vấn nạn buôn bán vé máy bay Vietnam Airlines giả tại Nhật (3/2016) Số lượng người lao động và du học sinh Việt Nam đến Nhật Bản ngày càng tăng dẫn đến số trường hợp người Việt lừa đảo vé máy bay cũng tăng theo. Gần đây, hãng hàng không Vietnam Airlines cũng đang kêu gọi khách hàng nâng cao cảnh giác với nạn lừa đảo vé máy bay. Theo như bài báo trên, Vietnam Airlines đã bắt đầu đưa ra cảnh bảo về những vụ lừa đảo vé máy bay trên Facebook từ năm 2016. Thủ đoạn lừa đảo như sau: Đối tượng lừa đảo (người đăng bài) đặt vé qua website của VNA theo hình thức giữ mã đặt chỗ trên hệ thống và trả tiền sau, sau đó gửi mã đến người bị hại. Nạn nhân liên lạc với Vietnam Airlines, kiểm tra thấy đúng mã hành trình, tin rằng mã đó là đúng và chuyển khoản cho người đăng bài. Chuyển khoản xong, nạn nhân mất liên lạc với người đối tượng lừa đảo. Hết nạn nhân này đến nạn nhân khác Có rất nhiều bài viết liên quan đến việc lừa đảo vé máy bay được đăng trên những nhóm Facebook có nhiều người Việt trao đổi và mua bán vé máy bay như HỘI VÉ MÁY BAY NHẬT VIỆT v.v. Chị Trang nói rằng chị ấy đã bị lừa tiền vé máy bay và tố cáo tài khoản trong ảnh – thủ phạm và cũng là thành viên đã đăng bài rao bán vé máy bay trong nhóm. Theo bài đăng, sau khi thấy bài đăng của tài khoản trong ảnh, chị Trang đã tin nhắn và chuyển khoản 5 man để mua vé máy bay nhưng không nhận được vé. Đối tượng giải thích: “Không xuất vé được là do lỗi hệ thống. Chị vừa phải gửi yêu cầu hoàn tiền, chắc phải cuối tháng mới nhận được.”, sau đó đối tượng lừa đảo bặt vô âm tín. Theo lời chị Trang, chị còn quen một người bạn ở Đà Nẵng cũng đã gặp phải trường hợp tương tự. Trên group Facebook “VÉ MÁY BAY NHẬT - VIỆT”, chị Quy cũng đã cảnh báo rằng tài khoản trong ảnh là tài khoản lừa đảo. Theo lời chị Quy, người đăng bài (cũng là người bán hàng) là nữ, khi gọi điện thoại nói chuyện có nghe thấy giọng em bé, thấy tội nên đã quyết định mua vé ủng hộ. Sau khi chuyển khoản để đặt mua vé máy bay từ Nhật về Việt Nam, chị không nhận được vé nên đã nhận ra mình bị lừa. Ở dưới bài viết cũng có rất nhiều bình luận từ những nạn nhân của các vụ lừa đảo tương tự. Sự hỗ trợ khiêm tốn từ phía cảnh sát Sau khi biết chắc mình đã bị lừa, mình và bạn mình đã ra đồn cảnh sát báo cáo lại sự việc. Cảnh sát đã tiếp nhận “Báo cáo thiệt hại” của chúng mình và nói sẽ liên hệ với ngân hàng để khóa tài khoản của đối tượng đăng bài, nhưng họ cũng không chắc số tiền đã mất có được trả lại hay không. Để lấy lại tiền thì phải cần có bằng chứng chứng minh mình là nạn nhân của vụ lừa đảo. Tuy nhiên, đa phần các tài khoản ngân hàng mà đối tượng lừa đảo sử dụng để nhận tiền là tài khoản đã được mua lại từ những người Việt đã về nước, do đó, việc xác định kẻ tình nghi là rất khó. Ở vụ việc này, có hai trong số năm tài khoản ngân hàng được chỉ định bởi người đăng bài là tài khoản đứng tên người Nhật. Theo mình, mục đích của thủ đoạn này là làm tăng mức độ tin cậy của nạn nhân với giao dịch, tuy nhiên, việc mua bán tài khoản ngân hàng như vậy là vi phạm pháp luật. Bản thân mình cũng không ngờ rằng cũng có những người Nhật vì cần tiền mà bán tài khoản ngân hàng đi như vậy. Thủ đoạn và dấu hiệu nhận biết lừa đảo vé máy bay là gì? Việc trao đổi và mua vé máy bay từ những người kinh doanh bán lẻ trên Facebook là khá rủi ro. Hiện nay mọi người có thể mua vé máy bay giá rẻ từ những nhà phân phối chính thức nên tốt nhất là bạn hãy mua vé từ những trang web đáng tin cậy được liệt kê dưới đây. Ngoài ra, khi xem các bài đăng rao bán vé máy bay trên Facebook, bạn hãy lưu ý những điều sau: 〈Đặc điểm của các bài đăng lừa đảo và những điều cần lưu ý〉 Có dấu hiệu mua like và comment: các bài đăng có rất nhiều lượt like và bình luận, nhưng đa phần các bình luận có nội dung giống nhau. Trang cá nhân đăng ít ảnh Sử dụng địa chỉ Email đáng ngờ: ví dụ như: vietnamairlinees@gmail.com, v.v. Giấy tờ tùy thân: đối tượng lừa đảo sử dụng giấy tờ tùy thân của người khác hoặc giấy tờ tùy thân giả mạo để có được sự tin tưởng từ người mua. Bạn mình cũng đã nhận được ảnh chứng minh nhân dân của người bán vé nhưng tên trên giấy tờ và tên Facebook lại không khớp nhau. Khi bị hỏi lý do, đối tượng đã lờ đi và chuyển sang chủ đề khác. Review giả mạo: Bạn mình đã nhận được ảnh chụp màn hình những review (đánh giá) dịch vụ của các khách hàng trước đó. Giờ nghĩ lại mới nhận ra đó là những review giả mạo. Giục thanh toán: Kẻ lừa đảo có thể sử dụng những lý do sau để hối thúc nạn nhân trả tiền: “Không nhanh thì hết chỗ”, “Ưu tiên người thanh toán trước”, “Để tránh trường hợp quỵt tiền, khách hàng vui lòng thanh toán trước”, v.v. Tài khoản ngân hàng không chính chủ: Kẻ lừa đảo mua lại tài khoản ngân hàng của những người về sẽ về nước và dùng nó làm địa chỉ nhận tiền trong các vụ lừa đảo. Đối tượng có thể dùng lí “Đây là tài khoản của người nhà” để yêu cầu bạn chuyển tiền đến tài khoản đó. Tổng kết: Làm sao để chấm dứt nạn lừa đảo Mình và bạn mình do không đủ kiến thức về những vụ việc lừa đảo như vậy nên đã phải chịu tổn thất lớn. Để nạn lừa đảo không còn tiếp diễn, mình hi vọng các bạn hãy chia bài viết này và tuyệt đối nói không với việc bán hoặc chuyển nhượng thẻ hoặc sổ ngân hàng cho người khác. Ngoài ra, khi mua vé máy bay, các bạn nên cố gắng mua vé từ những cửa hàng đại lý du lịch đáng tin cậy hoặc trang web của các cửa hàng đó. 〈Một vài trang web bán vé máy bay đáng tin cậy〉 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Skyscanner (tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] skyticket (tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Expedia (tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Airtrip (tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] HIS※ Công ty buôn bán vé máy bay giá rẻ lớn tại Nhật, có cả các cửa hàng chi nhánh. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Vietjet (tiếng Việt) Khi sử dụng các trang web trên (trừ trang của Vietjet), bạn có thể tìm thấy vé máy bay giá rẻ. Để hoàn tất thủ tục đặt vé/thanh toán, giao dịch của bạn có thể được chuyển sang một trang web khác. Ngoài ra, các trang này còn có các ứng dụng rất thuận tiện cho việc đặt vé bằng điện thoại. Phương thức thanh toán của mỗi trang có sự khác nhau nhưng thường là thanh toán bằng thẻ Credit, thẻ Debit, chuyển khoản ngân hàng, thanh toán ở cửa hàng tiện lợi v.v.
  • Các cửa hàng bán thực phẩm Việt Nam – Tỉnh Aichi

    24/03/2022
    Trong bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu về các cửa hàng bán thực phẩm Việt Nam trong thành phố Nagoya. Lần này, chúng tôi xin giới thiệu các cửa hàng chính nằm trong tỉnh Aichi (ngoại trừ thành phố Nagoya). Trong các cửa hàng dưới đây, có nhiều cửa hàng bán trứng vịt lộn, sắn… là những mặt hàng được người Việt ưa chuộng. 〈このページの内容〉 Chợ Việt Nhật (Ichinomiya-shi) Quán Việt Aichi (Seto-shi) Chợ Việt Kasugai (Kasugai-shi) K Mart Chợ Việt Komaki (Komaki-shi) Thực Phẩm Việt Iwakura (Iwakura-shi) Phố Việt Market - Kanie (Kanie-cho) An Phú Mart - Obu (Obu-shi) Chợ Việt Sen Vàng Hekinan (Hekinan-shi) Chợ thịt Việt Nam Kyouei Foods (Kariya-shi) Anh Gạck Mark Toyotashi (Toyota-shi) Chợ Việt Đại Đô (Nishio) Thực Phẩm Việt Chiryu (Chiryu) Sản Phẩm Việt (Chiryu) Thái Dương Mart - Inuyama (Inuyama) Chợ Việt Nhật (Ichinomiya-shi) Quán Chợ Việt Nhật nằm ở vị trí thuận tiện tại trung tâm thành phố Ichinomiya, trong phố chợ, cách ga Meitetsu Ichinomiya khoảng 300 mét. Quán bán nhiều mặt hàng rau quả tươi theo mùa, thịt đông lạnh và các mặt hàng khác như trứng vịt lộn, khuôn làm xôi... Quán cũng thường nhập bánh chưng, bánh giò, nhưng trước khi đi mua các bạn nhớ gọi điện hỏi xem còn hàng không nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Chợ Việt Nhật Chợ Việt Nhật Ichinomiya-shi, Honmachi 2-3-11 090-1832-2512 Ngày thường 11:00~20:00 Thứ Bảy, CN 10:00~20:00 Ngày nghỉ: Thứ Hai hàng tuần Quán Việt Aichi (Seto-shi) Quán Việt Aichi nằm trong thành phố Seto, ngay cạnh một bưu điện nhỏ. Quán bán hầu hết những mặt hàng chủ yếu làm nguyên liệu nấu món Việt Nam. Quán thường xuyên nhập những mặt hàng đặc sản như bánh tét chuối nước dừa, các loại rau quả theo mùa như khổ qua (mướp đắng), rau thơm các loại. Vào dịp cuối năm quán có tổ chức chương trình trúng thưởng với nhiều phần quà là các nguyên liệu, đồ ăn cho dịp Tết. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Quán Việt Aichi Quán Việt Aichi Seto-shi, Takane-cho 1-45 0561-58-3701 10:00~20:00  Ngày thường nghỉ trưa từ 12:00~15:00  Ngày nghỉ: Thứ Ba hàng tuần Chợ Việt Kasugai (Kasugai-shi) Quán Chợ Việt Kasugai nằm trong thành phố Kasugai, cách ga JR Kasugai khoảng 7 phút đi bộ. Quán nằm tại khu dân cư, phía trước có chỗ để xe. Ngoài rất nhiều mặt hàng rau, thịt, cá để nấu các món ăn Việt Nam, quán cũng nhập bán những mặt hàng thú vị như mũ cối, thuốc lá Thăng Long... ・ Ship miễn phí vào chủ nhật với các đơn hàng trên 8.000 yên trong bán kính 15km. ・ Miễn phí ship trên toàn quốc với các đơn hàng trên 10.000 yên. ・ Có những đợt sale đặt biệt như gần đây, cửa hàng miễn phí 1 trà xanh với đơn hàng trên 3.000 yên, miễn phí 1 vịt với đơn hàng trên 10.000 yên mua tại cửa hàng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Chợ Việt Kasugai Chợ Việt Kasugai Kasugai-shi, Chuo dori 2-78 070-2213-4567 9:00~20:00 Ngày nghỉ: Thứ Tư hàng tuần K Mart Chợ Việt Komaki (Komaki-shi) Quán nằm trong thành phố Komaki, đối diện với siêu thị đồ gia dụng Kaiz. Ngoài các nguyên liệu thường có, quán nhập bán gà nguyên con, trứng vịt lộn, mía… và nhiều nguyên liệu khác ít bán. Quán cũng bán các sản phẩm thường ngày sản xuất tại Việt Nam như dầu gió, kem đánh răng. Cửa hàng cũng thường nhập bán bánh giò, bánh pía… [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của K Mart Chợ Việt Komaki K Mart Chợ Việt Komaki Komaki-shi, Futaebori 230-1 080-9896-3139 9:30~19:30 Ngày nghỉ: Thứ Hai hàng tuần Nếu thứ Hai là ngày nghỉ lễ thì có mở cửa Thực Phẩm Việt Iwakura (Iwakura-shi) Quán nằm trong vị trí khá thuận tiện ở thành phố Iwakura, cách ga Meitetsu Iwakura 6 phút đi bộ. Ngoài các loại thịt, rau, cá, đồ khô nguyên liệu nấu ăn khác, quán cũng bán một số sản phẩm thiết yếu hàng ngày nhập từ Việt Nam. Quán cũng bán bánh chưng và lá dong để gói bánh chưng. Quán còn bán nhiều sản phẩm đông lạnh nhập từ Việt Nam như các loại cá sông, nem hải sản… [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Thực phẩm Việt Iwakura Thực Phẩm Việt Iwakura Iwakura-shi, Honcho, Shimoteramawari 2-2 090-2801-8991 10:00~19:30 Ngày nghỉ: Thứ Hai hàng tuần Nếu thứ Hai là ngày nghỉ lễ thì có mở cửa Phố Việt Market - Kanie (Kanie-cho) Phố Việt Market -Kanie nằm tại thành phố Kanie, tại giữa khu dân cư, phía trước cửa hàng có chỗ đỗ xe nhỏ. Cửa hàng chuyên đồ gia vị Việt, thực phẩm- rau củ quả tươi Việt Nam. Ngoài các thực phẩm khô, đông lạnh, rau, quán bán nhiều loại hoa quả theo mùa như mận, sầu riêng. Quán cũng thường bán thịt gà trống chọi, lòng mề… [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Phố Việt Market- KanieのFacebook Phố Việt Market - Kanie Kanie-cho, Gakuto 1-253 0594-28-8649 10:00~20:00 Ngày nghỉ: Thứ Hai hàng tuần An Phú Mart - Obu (Obu-shi) Cửa hàng nằm trong khu dân cư yên tĩnh của thành phố Obu, trước cửa hàng có bãi đỗ xe nhỏ. Cửa hàng bán các loại rau, thịt phục vụ việc nấu ăn món Việt Nam, trong đó thịt bò tươi và gà nướng nguyên con là mặt hàng bán rất chạy. Đặc biệt cửa hàng có chương trình thẻ tích điểm dành cho khách hàng. Cửa hàng cũng thưởng nhập bánh gai, mít, ngô nếp, xoài… nhưng trước khi tới mua các bạn hãy gọi điện hỏi xem còn hàng không nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của An Phú Mart-Obu An Phú Mart - Obu Obu-shi, Kajita-cho 6-239 090-1204-2173 10:00~21:00 Ngày nghỉ: Thứ Ba hàng tuần Chợ Việt Sen Vàng Hekinan (Hekinan-shi) Là cửa hàng bán các nguyên liệu đồ ăn Việt Nam tại thành phố Hekinan, quán nằm ở vị trí khá thuận tiện, cách ga Meitetsu Hekinan Chuo khoảng 8 phút đi bộ, phía trước cửa hàng có nơi đỗ xe. Cửa hàng bán nhiều nguyên liệu tươi, bánh chưng của miền Bắc, bánh tét miền Nam, lá dong gói bánh… ・ Freeship hóa đơn trên 7.000 yên bán kính 10km. ・ Với hóa đơn trên 10.000 yên ship miễn phí trên toàn nước Nhật. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Chợ Việt Sen Vàng Hekinan Chợ Việt Sen Vàng Hekinan Hekinan-shi, Nodamachi 216 090-9338-8668 9:00~20:30 Ngày nghỉ: Thứ Hai hàng tuần Chợ thịt Việt Nam Kyouei Foods (Kariya-shi) Cửa hàng Chợ thịt Việt Nam nằm ở thành phố Kariya, chủ yếu bán nhiều loại thịt và các loại gia vị Việt Nam. Vào các dịp Tết cửa hàng cũng nhập bánh chưng, bánh tét. Ngoài ra quán cũng nhập thêm các loại rau củ quả theo mùa. Gần đây quán cũng giới thiệu nhiều sản phẩm ăn vặt của Việt Nam, dừa Thái và nhiều gia vị nước ngoài. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Kyouei Foods Chợ thịt Việt Nam Kyouei Foods Kariya-shi, Nodashinmachi 1-606 0566-28-5400 8:00~17:00 Ngày nghỉ: Thứ Tư hàng tuần Anh Gạck Mark Toyotashi (Toyota-shi) Quán là một chi nhánh nữa của cửa hàng Anh Gạck Mart tại Nagoya, nằm tại Toyota, chỉ cách ga Meitetsu Toyotashi 6 phút đi bộ. Diện tích quán khá rộng với các sản phẩm được bày đẹp mắt. Quán chuyên cung cấp đồ thực phẩm, gia vị, bánh kẹo Việt Nam, đồ ăn vặt... Món chè Việt Nam, các hoa quả như nhãn, mít cũng thường được bày bán ở cửa hàng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Anh Gạck MarkToyotashi Anh Gạck Mark Toyotashi Toyota-shi, Tsukimi-cho 1-8-7 080-4212-9296 Thứ Ba, Tư, Năm 10:00~21:00 Thứ Sáu, Bảy, CN 9:00~21:00 Ngày nghỉ: Thứ Hai hàng tuần Nếu thứ Hai là ngày nghỉ lễ thì có mở cửa Chợ Việt Đại Đô (Nishio-shi) Quán Chợ Việt Đại Đô nằm ở thành phố Nishio, bán đầy đủ các mặt hàng nguyên liệu thực phẩm làm món ăn Việt Nam, đồ hải sản phong phú. Quán cũng bán các loại hoa quả Việt Nam theo mùa. Vào mùa thu, quán có bán sắn dây, là một món rất phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên các bạn hãy chú ý là mùa sắn dây rất ngắn nhé. Đặc biệt quán có bán rất nhiều món ăn sáng ở Việt Nam như bún chả, bún bò, hủ tiếu, cháo lòng, bún thịt nướng … [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Chợ Việt Đại Đô Chợ Việt Đại Đô Nishio-shi, Sumiyoshi-cho 1-45-3 090-6095-5945 Ngày thường 10:00~19:00 Thứ Bảy, CN 9:00~21:00 Ngày nghỉ: Thứ Hai hàng tuần Thực Phẩm Việt Chiryu (Chiryu-shi) Quán nằm trong thành phố Chiryu, chỉ cách ga Chiryu và ga Mikawa Chiryu của tuyến đường sắt Meitetsu 3 phút đi bộ. Mặt hàng chủ yếu của quán là thực phẩm đông lạnh như thịt heo, gà, bò, cá, cua, ốc. Hàng nông sản tươi, khô những giống rau Việt Nam như su hào, cải canh, ngọn khoai lang, rau đay , rau bí… Đặc biệt hoa quả cũng được nhập theo mùa, đa dạng như sầu riêng, nhãn, vải… ・ Quán có áp dụng chế độ tích điểm thẻ cho khách : 100 yên = 1 điểm , 1 điểm = 1 yên. ・ Vào dịp lễ tết khi tới mua hàng khách hàng được tặng quà kèm theo giá trị mỗi đơn hàng. ・ Quán gửi hàng online trên toàn quốc, miễn phí đơn hàng từ 9.900 yên trở lên. ・ Free ship trực tiếp với khách hàng khu vực bán kính 12km gần quán. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Thực Phẩm Việt Chiryu Thực Phẩm Việt Chiryu Chiryu-shi, Shintomi 2-38 0566-70-7683 / 080-7220-6466 Ngày thường 10:00~19:00 Thứ Bảy, CN 9:00~19:00 Không có ngày nghỉ Sản Phẩm Việt (Chiryu-shi) Sản phẩm Việt là một nhóm cửa hàng chung với nhà hàng Hương Quê tại cùng thành phố Chiryu. Ngoài các loại thực phẩm, nguyên liệu nấu món ăn Việt Nam, tùy theo thời điểm, quán cũng nhập thịt chó, đầu heo. Quán có những đợt tổ chức bán live ở Facebook với giá hấp dẫn cho nhiều mặt hàng. Thông tin live sẽ được cập nhật trên Facebook của quán. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Sản Phẩm Việt Sản Phẩm Việt Chiryu-shi, Showa 1-1-1 0566-68-0089 / 080-2654-9857 Thứ Hai, thứ Tư 9:00~18:00 Thứ Năm 8:00~18:00 Thứ Sáu, Bảy 8:00~20:00 CN 9:00~20:00 Không có ngày nghỉ Thái Dương Mart - Inuyama (Inuyama-shi) Đây là một trong các cửa hàng thuộc hệ thống Thái Dương Mart – Nhà hàng Sen Việt, bao gồm các cơ sở Thái Dương Mart trong khu vực tỉnh Aichi và Mie. Cửa hàng cách ga Meitetsu Inuyama chỉ 1 phút đi bộ. Cửa hàng có bán hàng đông lạnh với nhiều loại phong phú: bò, gà, heo,thuỷ sản Việt Nam. Giống các cửa hàng khác của Thái Dương Mart,cửa hàng đang nhập khẩu trực tiếp rất nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam như: hành, sả, dừa, sầu riêng, măng, miến, mộc nhĩ… ・ Khi mua hàng online khách hàng sẽ được tích điểm đổi quà. ・ Mua hàng tại cửa hàng thì có rất nhiều đợt khuyến mại giảm giá theo từng đợt lễ lớn trong năm. ・ Ship miễn phí với bán kính 15km từ ga Inuyama với đơn hàng hơn 5.000 yên. ・ Ship hàng online toàn quốc miễn phí với hoá đơn trên 10.000 yên. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Thái Dương Mart - Inuyama Thái Dương Mart - Inuyama Inuyama-shi, Tenjin-cho 1-17 0568-54-6315 10:00~21:00 Không có ngày nghỉ

Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư

[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]

  • Nhật Bản – Đất nước nhiều bão ~Cách tính số cơn bão của Việt Nam khác với cách tính ở Nhật Bản~

       Bão là hiện tượng áp thấp nhiệt đới, thường di chuyển ở biển Thái Bình Dương xung quanh khu vực Đông Á, mang theo gió mạnh và mưa lớn. Hàng năm từ tháng 7 đến tháng 9, bão thường tiếp cận hoặc đổ bộ vào quần đảo Nhật Bản.    Mưa lớn và gió mạnh do bão gây ra thường khiến nước sông dâng cao, lở đất, gây mất điện hoặc mất nước. Trong năm 2018, đã có tới 29 cơn bão hình thành, trong đó có 21 cơn bão đã tiếp cận hoặc đổ bộ vào Nhật Bản, con số này cao sơn mức trung bình hàng năm. Bão gây thiệt hại nặng nề, khiến nhiều người chết và bị thương.    Ngày 9/9 năm nay, cơn bão số 15 đổ bộ vào Nhật Bản gây ra thiệt hại quy mô lớn tại tỉnh Chiba. Hiện tại đây, tình trạng mất điện vẫn diễn ra.    Có dịp nói chuyện với một người bạn hiểu biết nhiều về thông tin dự báo thời tiết, tôi nói “Ở Nhật nhiều bão ghê. Nghe tin tức thấy họ nói nào là ‘cơn bão số 15’, hoặc ‘cơn bão số 20’… Ở Việt Nam mình hình như không nhiều thế nhỉ?”. Nghe vậy bạn tôi cười và bảo “Ấy, không phải thế. Chẳng qua cách tính số cơn bão ở Việt Nam khác thôi!”. Ơ, thế khác nhau ư? Khác thế nào nhỉ?    Thế là bạn tôi cho biết như sau. Sở dĩ ở Nhật nghe thấy số cơn bão nhiều là do Nhật Bản tính tất cả mọi cơn bão hình thành trong khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, không kể là cơn bão đó có tiếp cận hoặc đổ bộ vào Nhật Bản hay không. Nhật Bản đếm số cơn bão bắt đầu từ tháng 1 hàng năm trở đi, khi cơn bão số 1 hình thành cho tới khi hết năm. Trong khi đó ở Việt Nam chỉ tính những cơn bão tiếp cận vào khu vực Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông). Vì thế khi mà ở Nhật Bản, người ta đưa tin rằng “Cơn bão số 20 đang đến gần Nhật Bản” thì có khả năng ở Việt Nam, đó mới chỉ là “cơn bão số 2” mà thôi.  Nghe bạn nói, tôi mới ngỡ ngàng và thầm nghĩ từ nay trở đi, nếu có điều kiện mình muốn tìm hiểu thêm nhiều về thông tin thời tiết cũng như cách đếm số cơn bão, cách đặt tên bão nữa.

    02/10/2019

  • Hội người Việt tại Niigata

    Tại Niigata, các bạn trẻ người Việt thường vui vẻ tụ họp, đi tham quan, học nấu ăn hay cùng nhau ăn uống. Các bạn trẻ này là thành viên “Hội người Việt tại Niigata”. Từng tham gia một chuyến tham quan ngắn của hội nên trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ lại với các bạn trải nghiệm của mình. Hội người Việt tại Niigata Tại thành phố Niigata, tôi đã phỏng vấn chị Phạm Phương Linh (26 tuổi), hiện đang điều hành công ty sau khi tốt nghiệp cao học tại Niigata. Thời du học, chị Linh đã cùng bạn bè lập ra “Hội người Việt ở Niigata”, tổ chức rất nhiều sự kiện như Tết Nguyên đán hay lớp dạy nấu ăn mà người Nhật cũng có thể tham gia. Sau hôm phỏng vấn, các thành viên hội tổ chức cùng nhau lái xe đi du lịch nên tôi cũng được tham gia chuyến đi này. Các thành viên đa dạng Buổi sáng, chúng tôi tập trung tại ga JR Uchino cách ga JR Niigata hơn 20 phút. Chúng tôi khởi hành trên 3 chiếc xe riêng, dọc đường có thêm một xe nữa nhập hội. Có 15 người tham gia chuyến đi, một trong số đó là người Philippines. Trong đoàn có tôi và một người nữa là người Nhật. Thành phần tham gia đoàn gồm có: ・Nhân viên công ty (cựu du học sinh, mới đi làm năm đầu tiên) ・ Kỹ sư (năm thứ 2 tại Nhật Bản) ・ Người có tư cách lưu trú kỹ năng đặc định (cựu thực tập sinh kỹ năng) ・ Học sinh trường senmon ・ Sinh viên đại học ・ Bác sĩ mới sang Nhật để du học Từ ga Uchino đến Teradomari Tôi ngồi xe của anh Tiến (29 tuổi), đang làm việc tại nghiệp đoàn (đoàn thể quản lý) có thực tập sinh kỹ năng. Anh Tiến giỏi tiếng Nhật, còn bạn kỹ sư tên là Giang đi cùng xe với tôi cũng cố gắng hết sức để trò chuyện với tôi bằng tiếng Nhật. Nơi đầu tiên chúng tôi đến là “Khu phố chợ cá Teradomari” ở thành phố Nagaoka, tỉnh Niigata. Trên đường đến đó, khi dọc theo bờ biển, tôi nhìn thấy được đảo Sadoga ngoài khởi. Khu phố chợ cá Chúng tôi đã đến “Khu phố chợ cá”. Ở đây tập trung khoảng mười mấy cửa hàng bán hải sản và đồ ăn, trông như các quán hàng dựng lên vào dịp lễ hội. Có thể mang đồ ăn mua tại đây ra ghế băng và ghế ngồi ngoài trời để ăn. Hôm đó là một ngày thứ Bảy cuối tháng 11. Khoảng thời gian đó, dịch COVID-19 đã lắng xuống nên khu chợ rất náo nhiệt. Nào là cá, mực, tôm, gà nướng... Tôi phân vân chẳng biết nên mua gì. Súp miso cua giá 200 yên! Tụ tập trên vỉa hè để ăn bữa chính và đồ tráng miệng. Khu chợ này giá cả nhìn chung là rẻ, và ngay cả lựa chọn đồ thôi cũng đã rất vui. Mọi người trong nhóm chọn mua món mình thích, từ sushi, sò điệp, gà nướng, đồ chiên cho đến kem và cùng nhau ăn trưa rất vui vẻ. Đến đền Yahiko Khi đã no bụng, chúng tôi đến điểm dừng chân tiếp theo là đền Yahiko (làng Yahiko, tỉnh Niigata). Theo ý của chị Linh là “để giao lưu được với nhiều người”, lần này, tôi ngồi xe của chị Giang, nhân viên công ty. Sau khi tốt nghiệp Đại học Quốc gia Hà Nội, chị Giang đi du học tại một trường đại học ở Tokyo và hiện nay đang làm việc tại một công ty sản xuất bánh kẹo. Chị Giang (trái) và chị Linh (tại đền Yahiko) Chúng tôi đến đền Yahiko. Đây là ngôi đền có nhiều người đến viếng nhất Niigata. Ngôi đền nằm giữa rừng cây xanh, tạo cảm giác rất linh thiêng. Chụp ảnh kỉ niệm trước cổng Torii "Bánh gấu trúc trắng nướng" Có nhiều cửa hàng ở quảng trường trước cửa công viên Chúng tôi đi sang “Công viên Yahiko”, một điểm ngắm lá thu nổi tiếng cách Đền Yahiko 10 phút đi bộ. Trước khi vào công viên, chúng tôi nghỉ chân ở quảng trường cạnh đó. Gần đó còn có một quán bán "Bánh gấu trúc trắng nướng", bên trong có nhân zunda (các loại đậu như đậu nành edamame, đậu răng ngựa soramame… nghiền nhỏ). Nghe nói rằng loại bánh này đã giành giải quán quân trên "Bảng xếp hạng đồ ăn nhẹ địa phương toàn Nhật Bản lần thứ 1". "Bánh gấu trúc trắng nướng" mà tôi mua đương nhiên là một chú gấu trúc trắng rồi. Nó dễ thương đến mức tôi chẳng nỡ ăn. Khi ăn thử sẽ thấy lớp vỏ làm từ bột gạo dai dai, tạo cảm giác ngon miệng, còn nhân "zunda" bên trong cũng rất tuyệt! Công viên Yahiko Trong Công viên Yahiko có cả dãy hàng quán đón du khách đến ngắm lá thu. Nhưng lá thu ở đây dường như đã vào độ đẹp nhất cách đó 1 tuần, nên thời điểm chúng tôi đến lá gần như đã héo hoặc rụng mất. Tuy nhiên, chúng tôi trêu đùa nhau, rồi tươi cười chụp ảnh kỷ niệm. Vì có thể giao lưu được như thế nên mọi người đều không cảm thấy thất vọng. Một chút lá thu thật đẹp còn sót lại. Cửa hàng rượu sake Chúng tôi chia tay nhau tại Công viên Yahiko. Những người có thời gian thì đi tiếp đến ga JR Niigata trên 3 xe ô tô. Ponshukan Có một cửa hàng lớn tên là "Ponshukan" bên trong ga Niigata. "Ponshu" có nghĩa là rượu sake. Tại đây bán rất nhiều rượu sake, đồ ngọt và thực phẩm làm từ sake. Tại Ponshukan, bạn có thể nếm thử 5 loại rượu sake với giá 500 yên. Có khoảng 100 loại để khách nếm thử. Ba phụ nữ người Việt cũng uống thử, nhưng có vẻ không hợp khẩu vị cho lắm. Bữa tối Cuối cùng, 11 người còn lại trong đoàn cùng nhau dùng bữa tối. Chúng tôi uống vừa phải và trò chuyện rất nhiều. Tôi đã có hẳn một ngày ở cùng các thành viên Hội người Việt ở Niigata. Mọi người đều vô cùng thân thiện. Tất cả những ai ở Niigata, những ai có kế hoạch đi Niigata, nếu thấy trên trang Facebook của hội có sự kiện nào mà bạn quan tâm, hãy thử liên hệ với họ xem sao nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hội người Việt Nam tại Niigata (Facebook)

    18/01/2022

  • Chỉ mất 3 giây để tải bộ phim dài 2 tiếng!? “5G” quá đỉnh!

         Gần đây, chắc hẳn các bạn đã nhiều lần bắt gặp chữ “5G". 5G tiếng Nhật đọc là 「ファイブジー」(faibujii), là tiêu chuẩn mạng viễn thông thế hệ tiếp theo, thế hệ thứ 5. Đây là tiêu chuẩn mạng viễn thông truyền thông tin tốc độ siêu cao, những bộ phim dài 2 tiếng đồng hồ mà mạng 4G hiện nay nhiều người đang dùng phải mất 5 phút để tải về thì mạng 5G chỉ mất 3 giây. Để dùng được mạng viễn thông thế hệ mới này thì phải mua điện thoại thông minh dùng được mạng 5G. Từ tháng 3 năm nay, các hãng điện thoại di động lớn tại Nhật cũng bắt đầu cung cấp dịch vụ dành cho người dùng cá nhân và bán thiết bị đầu cuối. Mùa Thu năm nay, công ty Google của Mỹ sẽ bán điện thoại thông minh thế hệ mới sử dụng được mạng 5G. Công ty Apple của Mỹ dự kiến cũng sẽ bắt đầu bán điện thoại iPhone sử dụng được mạng 5G từ khoảng tháng 10 này, khiến việc mạng 5G đồng loạt trở nên phổ cập là hoàn toàn khả thi. Mạng 5G ngoài tốc độ siêu cao còn có “độ trễ siêu thấp” với khả năng truyền tin không bị lag nên có đặc trưng là xử lý được nhiều thiết bị kết nối đồng thời. Nhờ đó, cùng một thời điểm, mạng này có thể kết nối Internet rất nhiều thiết bị đầu cuối và máy móc. Vì vậy, mạng 5G trở thành nền tảng cho “IoT" (Internet vạn vật) kết nối Internet tất cả các thiết bị bao gồm cả đồ điện gia dụng. Tận dụng các tính năng trên, nhà mạng Softbank đã bắt đầu cung cấp hàng loạt các dịch vụ mới phong phú, cải tiến sâu rộng trải nghiệm nghe nhìn trên điện thoại thông minh. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một số trong các dịch vụ này. Hiển thị ảnh ảo của thần tượng để chụp hình đôi Hiển thị ảnh ảo của thần tượng để chụp hình đôi ◇ “AR SQUARE": Sử dụng công nghệ AR (thực tế ảo tăng cường) để phóng to, thu nhỏ, xoay hình nhân vật để thưởng thức. Qua camera trên điện thoại, người dùng có thể cho hiển thị hình ảnh thần tượng của mình và chụp ảnh hoặc quay phim cùng khung hình với thần tượng (Ảnh minh hoạ). ◇ “VR SQUARE": Khi đeo kính VR (thực tế ảo), người dùng có thể xem hoà nhạc trực tiếp hay thể thao dưới dạng 3D. Tại hiện trường có nhiều camera được bố trí để quay chụp, nhờ vậy, người dùng có thể dùng điện thoại thông minh để tự do thay đổi góc nhìn và thưởng thức như đang ngồi trên ghế VIP. ◇ “FR SQUARE": Trên màn hình điện thoại, người dùng có thể chọn (tối đa) 3 nhân vật mình yêu thích trong nhóm nhạc đang biểu diễn và cài đặt để khi xem chỉ hiển thị các nhân vật đã chọn. Màn hình điện thoại sẽ hiện hình ảnh như các nhân vật đó là nhân vật chính. ◇ “GAME SQUARE”: Chơi được ngay trên điện thoại các trò chơi máy tính đòi hỏi khả năng xử lý dữ liệu cao. 《Các thông tin chuyên sâu hơn》 Tiêu chuẩn hệ thống viễn thông di động thường khoảng 10 năm lại được đổi mới một lần. Tính năng và độ tiện dụng của điện thoại cũng theo đó mà phát triển. 5G là tiêu chuẩn thế hệ thứ 5. Mạng viễn thông analog thời những năm 1980 là thế hệ đầu tiên, với điện thoại gắn trên xe ô tô và điện thoại khoác vai. Ở thế hệ thứ 2, mạng viễn thông được số hoá, với trọng tâm là truyền tải âm thanh, điện thoại di động được phổ cập đến người dùng cá nhân, người dùng có thể gửi tin nhắn và gửi mail qua điện thoại. Với mạng 3G, người dùng có thể dùng điện thoại di động để kết nối mạng Internet, còn với mạng 4G sử dụng được bằng hầu hết điện thoại thông minh hiện nay, các dịch vụ như truyền hình ảnh động đã chính thức được cung cấp Như đã trình bày ở phần trên, mạng 5G có thể truyền thông tin với tốc độ siêu cao, nhờ “độ trễ siêu thấp" nên có thể kết nối đồng thời rất nhiều thiết bị. Hiện nay, người ta kì vọng các đặc tính này của mạng 5G sẽ được ứng dụng triệt để vào hạ tầng xã hội như cải thiện việc vận chuyển hàng bằng máy móc điều khiển tự động, khám chữa bệnh từ xa trong tình trạng khẩn cấp, giải quyết các vấn đề thiếu hụt lao động hay già hoá dân số bằng máy móc nông nghiệp không người lái… Thời đại vận hành máy cấy lúa tự lái bằng điện thoại thông minh đang đến gần Ⓒ Báo Mainichi Thời đại vận hành máy cấy lúa tự lái bằng điện thoại thông minh đang đến gần Ⓒ Báo Mainichi

    28/08/2020

  • KOBAN – Nơi nhờ cậy của người dân

         Các bạn đã từng nhờ cậy việc gì ở KOBAN của Nhật bao giờ chưa? KOBAN là để chỉ chỗ làm việc của cảnh sát, nhưng so với đồn công an ở Việt Nam thì về cảm giác vẫn có những khác biệt nhỏ phải không nhỉ. Lần này, chúng tôi xin được giới thiệu về KOBAN, niềm hãnh diện với thế giới của Nhật Bản. Trải nghiệm của một phụ nữ người Việt Dưới đây là câu chuyện tôi ghi chép lại từ lời kể của một người bạn. Câu chuyện kể về lần con gái nhỏ của chị bị thương ngoài phố hồi gia đình chị mới sang Nhật. Tôi từng một lần được giúp đỡ của KOBAN. Một buổi cuối tuần hồi mới sang Nhật, gia đình 4 người chúng tôi cùng nhau đi mua sắm đồ dùng sinh hoạt thiết yếu. Mới sang, rất nhiều thứ phải mua nên hôm đó chúng tôi mua đồ đến gần 11 giờ đêm mới xong, đồ đạc rất nhiều thứ cồng kềnh lỉnh kỉnh. Cả chồng tôi và tôi đều hai tay đầy ắp đồ đạc nên chúng tôi phải nhờ cậu con trai 8 tuổi đẩy giúp xe đẩy mà con gái nhỏ đang ngồi. Không may, xe đẩy vấp vào gờ đường và lật úp khiến con gái tôi ngã sấp xuống đường, dưới cằm con bé có một vết rách máu chảy đầm đìa.      Vì là đêm khuya, các bệnh viện bình thường đều đã đóng cửa và chỉ nhận các ca cấp cứu. Chúng tôi gọi taxi định nhờ đưa đến bệnh viện gần nhất nhận cấp cứu, nhưng khi nhìn thấy con gái tôi máu tuôn xối xả, tài xế taxi đã từ chối không chịu chở. Đang lúc hoảng hốt không biết phải làm sao, tôi bỗng chợt nhớ đến KOBAN. Từng nghe nói rằng “nhân viên cảnh sát ở KOBAN luôn sẵn sàng giúp đỡ người dân gặp khó khăn” nên tôi nghĩ “đến đó hỏi thăm có khi lại được trợ giúp cũng nên”. Cũng chẳng còn nơi nào để nhờ vả, tôi thử đi đến KOBAN.      Quả đúng như lời đồn, khi chúng tôi tới nơi, các anh cảnh sát tỏ ra rất lo lắng cho tình hình con gái tôi và còn gọi giúp luôn cả xe cứu thương. Chúng tôi chờ xe cứu thương ngay tại KOBAN và sau đó cả nhà cùng lên xe đi tới bệnh viện. May sao, vết thương con gái tôi không nặng và mọi chuyện cuối cùng cũng êm xuôi. Đó cũng là lần đầu tiên tôi ngồi trên xe cứu thương và câu chuyện đêm hôm đó trở thành kỉ niệm rất khó quên trong cuộc sống của chúng tôi nơi đất khách quê người. Nhiệm vụ của KOBAN Ngoài những công việc thường lệ của cảnh sát như xử lý vấn đề liên quan đến vụ án, tai nạn, tuần tra khu vực xung quanh, nhiệm vụ của cảnh sát tại KOBAN còn bao gồm rất nhiều việc khác như chỉ đường, tiếp nhận thông tin đồ thất lạc, các hoạt động bảo vệ trẻ em đến trường, điều phối giao thông, đi thăm hỏi nhà người cao tuổi v.v… Một đặc trưng về văn hoá vẫn được ca ngợi ở Nhật Bản là “rất dễ tìm lại được đồ đánh rơi". Tôi cho rằng một phần lý do khiến văn hoá này được hình thành là do ở Nhật Bản đâu đâu cũng có KOBAN. Một trong những đồ vật nếu làm rơi sẽ rất phiền phức là ví tiền. Theo trung tâm quản lý đồ thất lạc của Cục cảnh sát, trong năm 2018, tổng số tiền mặt bị đánh rơi được đưa đến KOBAN hoặc sở cảnh sát trong nội đô Tokyo lên tới khoảng 3,8 tỷ yên. Trong đó, số trả lại được cho người đánh mất là khoảng 2,8 tỷ yên, tức là hơn 70%. Có lẽ, do từ trước đến nay, khi còn nhỏ, người Nhật đã được dạy rằng “nhặt được của rơi phải đưa đến KOBAN", với tính cách nghiêm chỉnh của người dân, lại thêm KOBAN có mặt ở khắp nơi trên cả nước nên ở Nhật rất dễ tìm lại được đồ thất lạc. Tôi tin rằng Nhật Bản là đất nước mà không chỉ người Nhật mà cả người nước ngoài cũng thấy việc báo cáo và tìm đồ thất lạc là rất dễ dàng. “Hệ thống KOBAN" vươn ra khắp thế giới Hệ thống KOBAN của Nhật Bản đã vươn ra khắp thế giới, có nước còn dùng nguyên biển hiệu ghi chữ KOBAN. Singapore là quốc gia đầu tiên ở châu Á quan tâm đến hệ thống KOBAN và đã triển khai hệ thống này từ năm 1983. Indonesia thì bắt đầu triển khai từ năm 2004, ở Campuchia cũng có KOBAN. Các nước Mỹ Latin như Brazil, Honduras và El Salvador đã triển khai hệ thống KOBAN, trong đó Brazil là nơi hệ thống này mang lại hiệu quả ấn tượng. Ở Brazil, hệ thống KOBAN bắt đầu được triển khai từ năm 1997 trên cơ sở tham khảo mô hình của Nhật Bản. Năm 2005, theo đề nghị của Chính phủ Brazil, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã cử chuyên gia đến bang San Paolo và bắt đầu triển khai “Dự án Hoạt động cảnh sát khu vực". Mục đích của dự án là để ổn định “Hệ thống KOBAN” nhằm bảo vệ sự yên ổn và an toàn cho khu vực dựa trên các điểm KOBAN. Hiện nay, ở đây đã có hơn 270 KOBAN được thiết lập. Kết quả là trong khu vực địa phận quản lý của một KOBAN nọ, so với tình hình khoảng 10 năm trước, số lượng các vụ phạm tội đã giảm xuống còn dưới 1/15. Hiệu quả của việc thiết lập các KOBAN gồm có: Một là, sự hiện diện thường xuyên và cận kề của cảnh sát đã ngăn chặn tình trạng phạm tội; Hai là, sự hiện diện thường xuyên và gần gũi trong khu vực khiến lòng tin của người dân dành cho cảnh sát tăng lên v.v… Có thể nói rằng các lợi ích này của KOBAN được phát huy và đã khiến hình thành các chách suy nghĩ: không phải là xảy ra vụ án hay tai nạn rồi mới xử lý mà “phòng ngừa trước khi xảy ra”. Để KOBAN trở nên tiện lợi hơn nữa Hiện nay KOBAN đang phấn đấu để tạo nên sự gần gũi, thân thiện hơn nữa với mọi người dân trong khu vực. Quanh tôi có rất nhiều người từng được KOBAN giúp đỡ. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài chúng ta, luôn tồn tại một sự lo lắng về “rào cản ngôn ngữ". Để đáp ứng nhu cầu này, cảnh sát Nhật Bản đang nỗ lực để có thể làm việc được cả bằng tiếng nước ngoài. Các biện pháp đang được thực hiện gồm có: bố trí nhân viên cảnh sát biết ngoại ngữ hoặc người phiên dịch ở những nơi người nước ngoài đến nhiều như các điểm du lịch hay điểm giao thông quan trọng trên toàn quốc để có thể giao tiếp suôn sẻ với người nước ngoài. Hiện nay, Cục cảnh sát đang thực hiện thí điểm bố trí ít nhất 1 nhân viên cảnh sát biết ngoại ngữ thường trực ở KOBAN Kabukicho (sở cảnh sát Shinjuku) và KOBAN Shibuya Ekimae (sở cảnh sát Shibuya). Sở cảnh sát Osaka thì hiện đang áp dụng mô hình KOBAN sử dụng được tiếng nước ngoài tại KOBAN Terminal trong Sân bay Quốc tế Kansai bằng cách bố trí người phiên dịch tiếng Anh có mặt 24/24 giờ. Ngoài ra, những năm gần đây, trường đào tạo cảnh sát cũng tổ chức các khoá học ngoại ngữ cho học viên, trong đó có cả tiếng Việt.

    17/07/2020

  • Tiếng Nhật dùng trong công việc

    Khi bắt đầu làm việc ở Nhật, bạn sẽ nhận ra một số cách dùng tiếng Nhật khác với những gì bạn đã được học trong sách vở đấy! Thứ khiến mình bị bất ngờ đầu tiên là “ngôn ngữ chào hỏi”. Một hôm, mình làm thêm từ sáng ở một nhà hàng và đã gặp một chuyện như thế này. Bạn đồng nghiệp người Nhật đến làm vào buổi chiều nhưng khi đó bạn ấy lại chào là “おはようございます”. Mình thấy hơi lăn tăn, buổi chiều mà cũng có thể chào là “おはよう” hay lịch sự hơn là “おはようございます” à? Người Nhật dùng thì chắc là có thể dùng như vậy, tuy nhiên mình vẫn muốn biết rõ nguồn gốc và cách sử dụng đúng nên mình đã ngập ngừng thử hỏi những người xung quanh. 1. Ngôn ngữ chào hỏi trong công ty Dù là buổi chiều cùng chào “おはようございます” Như các bạn đã biết, “おはようございます” là câu chào vào buổi sáng. Nhưng ở một số nơi làm việc, vào buổi chiều, khi gặp đối phương lần đầu tiên, họ cũng chào là “おはようございます”. Đặc biệt là những nhà hàng, quán ăn hay các nơi có liên quan tới nghệ thuật, dù đã tối khuya thì họ cũng có thói quen chào như vậy. Hơn nữa, ngày càng nhiều các bạn trẻ hay các bạn sinh viên hiện nay cất tiếng chào là “おはようございます” với người mình gặp lần đầu vào buổi chiều. Điều này có thể là vì các bạn sinh viên làm thêm tại các nhà hàng, quán ăn v.v. đã bị “ngấm” cách chào của nơi làm thêm nên đã đem cách chào đó vào trường đại học cũng như trường chuyên môn v.v. Thông thường, vào buổi chiều mọi người sẽ chào “こんにちは” nhưng đối với những người thân thiết hay những người ngày nào mình cũng gặp, nếu chào là “こんにちは” thì sẽ có cảm giác xa cách nên hơi khó sử dụng. Vì vậy, thay vào đó, cách chào được sử dụng phổ biến là “お疲れさま”, một số nơi thì chào là “おはよう(ございます)”. Đối với bạn bè, mình có thể chào là “おはよう”, nhưng đối với khách hàng hoặc người lớn tuổi hơn, mình phải chào một cách lịch sự là “おはようございます”. Tuy nhiên, nhiều công ty sử dụng "おはようございます" vào buổi sáng và "お疲れさまです" khi bạn gặp nhau lần đầu tiên vào buổi chiều. Các bạn hãy quan sát thói quen chào hỏi tại nơi làm việc nhé. Lời chào vạn năng “お疲れさまです” Có một lời chào vạn năng để giữ vững các mối quan hệ trong đời sống, đó chính là “お疲れさまです(でした)” (bạn đã vất vả rồi). Câu chào này được xếp ngang hàng với những câu như “ありがとうございます” (cảm ơn), “すみません” (xin lỗi) v.v., đây là một trong những lời chào tạo nên mối quan hệ tốt tại nơi làm việc ở Nhật. Tại nơi làm việc, những người ở lại sẽ nói với người về trước là “お疲れさまでした”. Còn bản thân người về trước sẽ nói “お疲れさまでした” hoặc “お先に失礼します” (tôi xin phép về trước). “お疲れさまです” còn có thể sử dụng để nói với sempai (tiền bối), đồng nghiệp khi họ từ bên ngoài về văn phòng, hoặc nói với người mình gặp lần đầu tiên vào buổi chiều. Nếu bạn làm việc bên ngoài công ty vào buổi sáng, sau đó về công ty làm việc vào buổi chiều thì bạn sẽ chào những người trong công ty là “お疲れさまです”. Khi đó những người nhận được lời chào đó cũng sẽ chào lại là “お疲れさまです”. Với những đồng nghiệp thân thiết hoặc kohai (hậu bối), bạn cũng có thể chào ngắn gọn là “お疲れさま”. Không chào là “ご苦労さま” với người trên Có một hôm, sau thi kết thúc công việc và định ra về, mình được sếp chào là “ご苦労さまです” (bạn đã vất vả rồi). Vậy thì “ご苦労さまです” và “お疲れさまです” khác nhau như thế nào nhỉ? Theo nguyên tắc, “ご苦労さまです” không dùng với người trên. Lời chào này thường được người trên (sếp) chào người dưới (nhân viên). Nếu bạn được sếp chào như vậy thì không có vấn đề gì, nhưng bạn đừng chào lại sếp là “ご苦労さまでした” nhé. Ngược lại, “お疲れさまです” có thể dùng để chào cả người ngang hàng mình và người trên. Đối với người trên, nếu bạn chào là “お疲れさまでございます” thì càng lịch sự hơn. 2. Những câu chào hỏi đối với đối tác Cách nói お世話になっております “お世話になっております” là một lời chào được coi như tiêu chuẩn đối với các bên là đối tác kinh doanh. Bạn sẽ thường nghe thấy cách nói này khi bắt đầu một công việc hoặc dự án. Bạn cũng có thể đã từng nghe thấy cụm từ “お世話になります”. Vậy, sự khác biệt giữa hai cách nói này là gì? “お世話になっております” thể hiện lòng biết ơn vì đã "tiếp tục giúp đỡ" chẳng hạn như khi có một giao dịch "đã được giúp đỡ" và “お世話になります”để nói về các giao dịch và mối quan hệ sẽ tới "trong tương lai". Nó được sử dụng để truyền đạt kỳ vọng và lòng biết ơn với đối tác. Ngoài ra, “お世話になっております” và “お世話になります” không chỉ được dùng khi gặp trực tiếp, mà còn được dùng khi gọi điện thoại hoặc gửi email. 3. Cách diễn đạt thường thấy trong email 何卒(なにとぞ)よろしくお願いいたします Khi gửi email cho một đối tác kinh doanh, chúng ta thường sử dụng một câu chào như "いつもお世話になっております" ở đầu câu và một câu nói như "引き続きよろしくお願いいたします" ở cuối câu. Có lần mình đã thấy một email từ một đối tác kinh doanh có ghi là “何卒よろしくお願い申し上げます”. Ơ, "何卒よろしくお願い申し上げます" có nghĩa là gì? Từ này được sử dụng để nhấn mạnh ý nghĩa. Nó có nghĩa tương tự với từ "どうか", nhưng "何卒お願いいたします" phù hợp là một từ dùng trong kinh doanh hơn là "どうかお願いいたします". Ý nghĩa của "よろしくお願いいたします" là vậy nhưng nếu bạn muốn đưa ra một yêu cầu mạnh mẽ, hãy thêm "何卒" vào trước nó. Nhân tiện thì, "よろしくお願いいたします" là một cách diễn đạt lịch sự hơn "よろしくお願いします" đấy. Và cách nói "よろしくお願い申し上げます" là cách nói lịch sự nhất trong tất cả. "申し上げます" là một cách diễn đạt khiêm tốn, đưa cái tôi thấp xuống so với đối phương (khiêm nhường ngữ). 4. Những từ dùng trong giao tiếp qua điện thoại với đối tác Nếu được hỏi điều băn khoăn nhất khi lần đầu tiên làm việc tại Nhật Bản là gì, với mình chính là việc "nhận liên lạc từ đối tác qua điện thoại". Mình lo lắng về việc sử dụng các kính ngữ khác nhau và thường không biết chính xác tên và yêu cầu của đối tác kinh doanh là gì. Ngoài ra, có khi xảy ra những sự nhầm lẫn lên đến đỉnh điểm bởi vì mình không biết sự khác biệt giữa cuộc gọi cần được chuyển tiếp cho người trong công ty và những cuộc gọi chỉ bán hàng quảng cáo. Bạn có thể sử dụng các cụm từ “承知しました” hay “承知いたしました”, “かしこまりました” trong khi trả lời các cuộc gọi điện thoại này. Cả hai đều là cách diễn đạt lịch sự để diễn đạt bạn "đã hiểu" và "đã rõ vấn đề" đối với những giải thích và yêu cầu của đối phương. Tuy nhiên, thay vì tiếp tục trả lời những từ tương tự như かしこまりました lặp lại mọi lúc, hãy thử trả lời bằng cách dùng khác đi các từ hay dùng nhiều như “かしこまりました” hay “承知いたしました”. Từ đó, có thể phát triển cách nói tiếng Nhật kinh doanh một cách tự nhiên hơn. Lần này, mình đã giới thiệu các từ chào hỏi được sử dụng trong các tình huống công việc khác nhau. Hãy quan sát cách những người Nhật xung quanh bạn sử dụng những lời chào bạn và đặc biệt, hãy chú ý họ dùng những từ này "với ai", "khi nào" và "trong tình huống nào" nhé!

    02/08/2021

  • “Dị ứng phấn hoa” – nỗi niềm mùa xuân ở Nhật Bản

    Từ trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, ở Nhật Bản đã có rất nhiều người đeo khẩu trang từ khoảng nửa cuối tháng 2 đến nửa đầu tháng 5 hằng năm. Đây là biện pháp để chống chọi với chứng “kafunsho” (dị ứng phấn hoa), là triệu chứng dị ứng nặng xảy ra khi niêm mạc mắt, mũi phản ứng với phấn hoa mà rất nhiều người ở Nhật mắc phải. Chính bản thân tôi khi sang Nhật cũng bị mắc chứng kafunsho này. Sau đây, tôi xin được chia sẻ lại trải nghiệm của mình với kafunsho và các biện pháp để đối phó. “Kafunsho” là gì? ⬤ Triệu chứng của kafunsho Các triệu chứng đặc trưng của “kafunsho” là ngứa mũi, ngứa mắt, hắt hơi nhiều lần, ngoài ra, có thể kèm theo các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu. Hai loại cây đặc biệt dễ gây ra kafunsho là sugi (tuyết tùng) và hinoki (bách xoắn). Hai loại cây này được trồng rất nhiều ở các vùng núi ở Nhật Bản. Trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5, nếu gặp phải những triệu chứng sau đây thì đáng tiếc thay, có thể nói là bạn đã bị mắc chứng kafunsho hoặc sau này có khả năng cao sẽ bị kafunsho: - Ngứa mũi và thường xuyên hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi - Ngứa mắt - Ngứa rát họng - Nhức đầu, chóng mặt ⬤ Người Việt như tôi cũng bị kafunsho Qua xét nghiệm máu, tôi được chẩn đoán là dị ứng với cây sugi và hinoki Kafunsho không phải là chứng bệnh gì nguy hiểm đến tính mạng, nhưng do triệu chứng tồn tại trong thời gian dài nên người mắc phải cảm thấy vô cùng khổ sở. Bản thân tôi đã bị mắc kafunsho từ 5 năm trước. Ngày đó, tôi bị ngứa mũi, hắt hơi còn mắt thì ngứa khủng khiếp và tình trạng đó kéo dài suốt cả tuần rồi đến 10 ngày sau cũng không thuyên giảm. Không thể chịu đựng nổi nữa, tôi đi khám tai mũi họng và nhờ đó mới biết là mình đã bị “kafunsho”. Kafunsho là bệnh của toàn dân Nhật Bản? Tại sao ở Nhật lại có nhiều người bị kafunsho nhỉ? Chứng bệnh này bắt đầu trở nên phổ biến từ khoảng năm 1970. Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, trong khoảng thời gian 20 năm kể từ năm 1945, người Nhật trồng rất nhiều cây sugi và hinoki trên khắp các vùng miền để làm nguyên liệu gỗ, vì vậy, hoa của các cây này bắt đầu nở từ khoảng năm 1970. Oái oăm thay, người ta cho rằng có đến khoảng ¼ dân số Nhật Bản dị ứng với phấn hoa của 2 loại cây này. Nguyên nhân gây kafunsho chính là phấn hoa từ các khu vực rừng núi của Nhật Bản bay tới, vì vậy, chỉ cần rời khỏi Nhật Bản là các triệu chứng lập tức biến mất. Tôi nghe nói rằng vào khoảng thời gian này, người Nhật mà sang Việt nam để đi du lịch hoặc công tác thì vô cùng sảng khoái vì được giải phóng bởi nạn kafunsho. Làm thế nào để phân biệt COVID-19 và kafunsho Năm nay, vi-rút corona chưa qua phấn hoa đã tới, quả thật là hoạ vô đơn chí. Khi bị ho, ngạt mũi, mệt mỏi… nhiều bạn chắc sẽ hoang mang không biết mình bị làm sao, chỉ bị kafunsho hay là nhiễm vi-rút corona mất rồi. Tuy nhiên, bệnh do vi-rút corona gây ra và kafunsho có điểm khác biệt rất lớn. “Ngứa mũi kinh khủng”, “hắt hơi không ngừng”, “ngứa mắt” là những triệu chứng rất đặc trưng của kafunsho. Ngoài ra, người bị kafunsho về cơ bản sẽ không có các triệu chứng như sốt cao hay đau mỏi cơ như bệnh do vi-rút corona gây ra. Tuy nhiên, nếu cảm thấy lo lắng thì các bạn hãy đến khám tại các cơ sở y tế nhé. Cách đối phó với kafunsho (bằng dược phẩm) Quầy bán các sản phẩm đối phó với kafunsho ở hiệu thuốc Vì hằng năm đều phải chiến đấu với kafunsho nên người Nhật đã nghĩ ra nhiều “vũ khí” và “chiến lược” để đối phó với chứng bệnh này. Dưới đây, tôi xin chia sẻ với các bạn kinh nghiệm rút ra sau 5 năm chống chọi với kafunsho. Nếu không may bị kafunsho thì các bạn hãy thử áp dụng xem sao nhé. Trước hết là các biện pháp dùng thuốc. ⬤ Các loại thuốc khắc phục chứng kafunsho Thuốc nhỏ mắt cho người bị kafunsho Phương pháp hữu hiệu nhất đối với tôi là dùng dược phẩm. Cứ đến mùa kafunsho là các hiệu thuốc ở khắp nơi trên đất nước Nhật Bản lại dựng một quầy hàng riêng bày bán các sản phẩm có dòng chữ 花粉症対策 (đối phó với kafunsho). ■ Thuốc uống Giảm nhẹ các triệu chứng kafunsho. Các loại thuốc uống này đa số gây buồn ngủ nhưng vẫn có cả các loại thuốc quảng cáo là không gây buồn ngủ nữa. Giá cả của từng loại thuốc là rất khác nhau nhưng trường hợp của tôi thì mỗi tháng tốn khoảng 3.800 yên. ■ Thuốc nhỏ mũi Chữa triệu chứng sổ mũi và nghẹt mũi. Giá tiền từ 700 ~ 800 yên. ■ Thuốc nhỏ mắt Đây là thuốc làm giảm triệu chứng ngứa mắt. Giá của các loại thuốc này rất khác nhau, dao động từ vài trăm lên đến vài nghìn yên. ⬤ Mua thuốc theo đơn kê của bác sĩ sẽ rẻ hơn Ưu điểm của các loại thuốc kể trên là có thể mua dễ dàng tại các hiệu thuốc hoặc mua qua mạng, không cần có đơn kê của bác sĩ. (Tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay chắc cũng sẽ khiến nhiều người không muốn đến bệnh viện khám phải không nhỉ). Tuy nhiên, các loại thuốc này thường có giá cao. Trong khi đó, nếu đi khám tại phòng khám hoặc bệnh viện, các bạn sẽ nhận được đơn thuốc của bác sĩ. Những ai tham gia bảo hiểm y tế và sử dụng bảo hiểm này khi mua thuốc thì một phần tiền thuốc sẽ được bảo hiểm chi trả và giá sẽ rẻ hơn so với tự mua thuốc ngoài cửa hiệu. Cách đối phó với kafunsho (ngoài dùng thuốc) Kính phòng chống kafunsho bán tại cửa hàng 100 yên Ngoài thuốc ra, còn có một số biện pháp đối phó với kafunsho như dưới đây. ■ Đeo khẩu trang Bây giờ, khẩu trang đã trở thành vật dụng quen thuộc hằng ngày. Dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa qua đi nên hãy thường xuyên đeo khẩu trang nhé. ■ Rửa mắt Rửa trôi phấn hoa bám trên niêm mạc mắt. Có cả dung dịch chuyên dụng để rửa. ■ Rửa mũi Bằng cách súc rửa mũi, ta có thể rửa trôi phấn hoa khỏi khoang mũi. Khi chưa quen với việc này, có thể sẽ bị đau nhưng quen rồi thì sẽ cảm thấy rất dễ chịu. Có cả dung dịch chuyên dùng để rửa mũi. ■ Kính chống phấn hoa Để bảo vệ mắt khỏi phấn hoa, mỗi khi ra đường tôi luôn đeo kính chống phấn hoa. Các loại kính này có phần chụp bảo vệ để chắn không cho phấn hoa bay vào mắt. Có cả các loại kính quảng cáo là "ngăn chặn được 90% phấn hoa". Có thể mua được kính chống phấn hoa tại các cửa hàng 100 yên. ■ Không phơi quần áo, chăn đệm ra ngoài trời Để phấn hoa không dính vào quần áo và chăn đệm, có thể phơi quần áo trong nhà hoặc dùng máy sấy quần áo. Việc phơi quần áo trong nhà còn có tác dụng tránh bị dính cát vàng bay từ Trung Quốc sang vào mùa này. ■ Dùng máy lọc không khí Nếu có điều kiện, hãy sắm máy lọc không khí loại tốt dùng trong nhà. Ngoài việc trực tiếp lọc phấn hoa, nếu dùng tính năng giữ ẩm thì cũng có thể ngăn chặn bớt phấn hoa bay trong phòng. Trong bài viết lần này, tôi đã chia sẻ với các bạn về chứng kafunsho (dị ứng phấn hoa) mà rất nhiều người Nhật mắc phải. Chắc hẳn có nhiều bạn chưa từng nghe nói đến “kafunsho” trước khi sang Nhật Bản, nhưng cũng có trường hợp vừa sang Nhật đã bị mắc luôn như tôi. Nếu không may bị kafunsho thì các bạn hãy nhớ lại các nội dung bài viết này nhé.

    12/03/2021

Đơn vị vận hành

Nhà tài trợ Bạch Kim

Đơn vị hỗ trợ

  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
  • Văn phòng JNTO Hà Nội
  • Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
  • Hội Việt Nam (JAVN)
  • Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
  • Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế

Đơn vị hợp tác

Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)

Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài

WA.SA.Bi.

Danh mục

  • Khác biệt văn hoá

    Khác biệt văn hoá

  • Sinh hoạt - Chi phí

    Sinh hoạt - Chi phí

  • Xuất nhập cảnh - Visa

    Xuất nhập cảnh - Visa

  • Làm thêm - Xin việc

    Làm thêm - Xin việc

  • Bốn mùa - Du lịch

    Bốn mùa - Du lịch

  • Hỗ trợ người nước ngoài

    Hỗ trợ người nước ngoài

  • Cộng đồng

    Cộng đồng

  • Bí quyết học tiếng Nhật

    Bí quyết học tiếng Nhật

  • Y tế - Sức khoẻ

    Y tế - Sức khoẻ

  • Nhà hàng - Siêu thị Việt

    Nhà hàng - Siêu thị Việt

  • Thực tập kỹ năng

    Thực tập kỹ năng

  • Kỹ năng đặc định

    Kỹ năng đặc định

  • Nhân lực chất lượng cao

    Nhân lực chất lượng cao

  • Du học

    Du học

  • Phòng chống thiên tai

    Phòng chống thiên tai