Blog | Tin mới nhất

Lớp học tiếng Nhật online miễn phí

“Lớp tiếng Nhật tình nguyện" đã giúp ích rất nhiều cho du học sinh và thực tập sinh kỹ năng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, với những ai học ở các lớp này vẫn thấy chưa đủ, hoặc không có lớp học như vậy ở gần nơi mình sinh sống thì nên làm thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về Lotus Works, tổ chức pháp nhân phi lợi nhuận đang tổ chức các lớp học một thầy một trò online miễn phí. Lớp học một thầy một trò qua điện thoại video Giáo viên tình nguyện nói chuyện với học sinh qua mạng ...

11/03/2024
  • Người nước ngoài cũng có thể dễ dàng đăng ký SIM giá rẻ ở Nhật Bản

    04/02/2024
    Ở Việt Nam, nếu bạn đến cửa hàng điện thoại, chỉ chưa đầy 20 phút là bạn có thể mua SIM và có số điện thoại. Thế nhưng ở Nhật Bản, bạn phải ký hợp đồng với công ty điện thoại (nhà mạng) và nếu không trả cước phí hàng tháng thì không thể dùng SIM. Ngoài việc có ít gói cước giá rẻ, nhiều nhà mạng chỉ có phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng của Nhật nên mình rất khó tìm được nhà mạng phù hợp. Lần này là lần đầu tiên mình ký hợp đồng với 1 hãng SIM giá rẻ. Mình sẽ giới thiệu với các bạn phương thức thanh toán và so sánh giá cước, đặc điểm của các nhà mạng mà mình đã tìm được.〈Vân Hoàng〉 Lý do cần số điện thoại Tháng 10 năm 2020 mình sang Nhật và đây là lần du học thứ 3 của mình. Lúc mới sang, để cuộc sống thuận lợi và suôn sẻ thì mình đã phải làm những việc sau. ① Làm thủ tục tại UBND thành phố ② Mở tài khoản ngân hàng ③ Ký hợp đồng với nhà mạng Thủ tục (nộp đơn chuyển đổi chỗ ở v.v.) ở UBND thành phố và việc mở tài khoản ngân hàng mình đã làm xong mà không gặp vấn đề gì. Tiếp theo, một thứ không thể thiếu đó là số điện thoại phải không nào. Thông thường mình có thể gọi điện qua các ứng dụng SNS là được nhưng trong những trường hợp khẩn cấp hay khi làm các thủ tục hành chính thì đúng là cần tới số điện thoại di động. Trong trường hợp của mình, mình đã cần dùng số điện thoại vào các việc sau. ✔︎ Mình nhận học bổng Chính phủ nên khi làm thủ tục online để nhận học bổng của Bộ Giáo dục, Văn hoá, Khoa học, Thể thao và Công nghệ Nhật Bản, mình cần nhập số điện thoại. ✔︎ Trường mình theo học có hệ thống quản lý thông tin của sinh viên, khi đăng ký thông tin trên hệ thống đó cũng cần nhập số điện thoại. ✔︎ Lần này sau khi du học 1 năm, mình quyết định ở lại Nhật làm việc, khi đi xin việc thì mình cũng phải viết số điện thoại vào sơ yếu lý lịch v.v. ✔︎ Khi mua hàng online thì cũng có lúc cần số điện thoại. Gói cước rẻ nhất của SB là 5000 yên/tháng! Trong lần du học đầu tiên (năm 2007~) và lần du học thứ hai (năm 2010~) mình đều sử dụng Softbank (SB). Lý do lần đầu mình chọn SB vì lúc đó SB có chiến dịch miễn phí cước điện thoại nội mạng, những bạn du học sinh xung quanh mình đều dùng SB. Khi đó, mình mua cả máy điện thoại nữa nên tính cả tiền trả góp mua máy hàng tháng thì mình mất 3000 ~ 4000 yên (khoảng 816.000 đồng) mỗi tháng. Lần thứ hai, mình không cần mua điện thoại nên mình đã chọn gói rẻ nhất không dùng internet, chỉ có cước gọi điện thoại. ※100 yên = 16.690 đồng (tỉ giá ngày 24/7/2023) Vì vậy lần thứ ba này mình cũng đến cửa hàng của SB để tìm hiểu và xin tư vấn, nhưng mình được giới thiệu gói cước rẻ nhất là khoảng 5000 yên/tháng. Mình đã rất sốc! Các gói bây giờ không chỉ có cước điện thoại mà còn bao gồm cả dung lượng internet nữa nên đắt hơn ngày trước. Trước khi sang Nhật, mình dùng SIM của Viettel, một tháng chỉ mất 90.000 đồng (khoảng 440 yên) mà lại được dùng internet không giới hạn. Ở Nhật mình không dùng đến internet mấy mà tại sao 1 tháng phải trả tới 5.000 yên nhỉ? Thật là khó tin. Mình đã thử hỏi nhân viên tư vấn là “Mình sống ở ký túc xá nên trong phòng đã có wifi rồi, có gói cước nào rẻ hơn nữa không?” nhưng mình bị từ chối thẳng thừng là “Công ty chúng tôi không có gói cước nào rẻ hơn”. Và thế là mình đã từ bỏ việc ký hợp đồng với SB. Phương thức thanh toán tiền của nhiều gói cước SIM giá rẻ Ở Nhật thì ngoài SB còn có docomo hay Au nhưng các nhà mạng lớn này đều không khác nhiều so với SB nên mình quyết định tìm một nhà mạng nhỏ. Mình đã liên lạc với người bạn thân đã ở Nhật 10 năm và một em khoá dưới vừa hoàn thành chương trình du học để hỏi và thu thập thông tin. LINE mobile Em khoá dưới của mình đã dùng “LINE mobile”. Theo lời em ấy, để ký được hợp đồng với LINE mobile thì cần làm các thủ tục như sau. ① Tạo tài khoản LINE của Nhật bằng số điện thoại ở Nhật ② Đăng ký LINE pay bằng tài khoản LINE của Nhật ③ Ký hợp đồng với LINE mobile với điều kiện thanh toán bằng LINE pay Em ấy nói đã được người quen cho dùng LINE Pay của người đó. Mình cũng có thể nhờ bạn bè hoặc người quen nhưng mình muốn thử tìm xem có nhà mạng nào thân thiện hơn không. ※Sau đó, LINE mobile đã ngừng cung cấp dịch vụ đăng ký tài khoản mới vào tháng 3 năm 2021. Chỉ có phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng Ở Nhật có nhiều hãng SIM giá rẻ nhưng phần lớn các hãng đều chỉ cho trả cước phí bằng thẻ tín dụng của Nhật. Trước đây người em của mình đã được một nhân viên trong cửa hàng bán đồ điện tử gia dụng ở Tokyo tư vấn là “thẻ tín dụng của Việt Nam cũng được chấp nhận” và em ấy đã đăng ký sim giá rẻ của “Bic SIM”. Thế nhưng, sau đó, nhà mạng liên lạc lại là “thẻ tín dụng của bạn không thể thanh toán tiền” và em ấy phải huỷ hợp đồng. Mặc dù đây không phải lỗi từ phía khách hàng, nhưng em ấy vẫn bị phạt khoảng 2000 yên vì huỷ hợp đồng giữa chừng. Mình và em ấy nói chuyện với nhau rồi tìm thấy nhà mạng giá rẻ tên là “UQ mobile” có vẻ có thể trả tiền bằng cách chuyển khoản nên mình thử đăng ký online. Thế nhưng, UQ mobile đã nhanh chóng phản hồi với nội dung chính là “sau khi xét duyệt, chúng tôi không thể tiếp nhận hợp đồng thanh toán bằng cách chuyển khoản ngân hàng hoặc tự động chuyển khoản”. Email thông báo kết quả xét duyệt của UQ mobile. “Chúng tôi không thể chấp nhận hợp đồng thanh toán bằng cách chuyển khoản ngân hàng. Quý khách hãy xem xét đến việc thanh toán bằng thẻ tín dụng”. “Rakuten mobile” cũng là một hãng lớn trong các hãng SIM giá rẻ và ngoài hình thức trả qua thẻ tín dụng, có vẻ họ cũng chấp nhận thanh toán bằng cách chuyển khoản ngân hàng, nhưng vẫn cần xét duyệt. SIM giá rẻ chấp nhận chuyển khoản ngân hàng LINE mobile, UQ mobile, Rakuten mobile mình đều không đăng ký được, đúng lúc khó khăn thì bạn thân của mình đã tìm thấy một nhà mạng mà từ trước đến giờ mình chưa nghe thấy tên và bạn ấy đã giới thiệu cho mình. Đó là nhà mạng “GTN mobile”, khi vào trang chủ của nhà mạng này, bạn sẽ thấy website của họ hỗ trợ đa ngôn ngữ và có cả tiếng Việt. ◆Gói dữ liệu kèm chức năng nghe gọi GTN (hàng tháng - bao gồm thuế) Dung lượng Cước phí (bao gồm thuế) 3G ¥1,200 10G ¥2,200 30G ¥4,200 50G ¥6,200 ※Có thể đăng ký SIM và mở thẻ tín dụng (Credit card) cùng một lúc. Khi thanh toán bằng thẻ tín dụng đó, cước phí hàng tháng giảm 220 yên.※Có thể đăng ký từ nước ngoài (Có thể nhận SIM ở sân bay của Nhật).※Cước gọi mỗi 30 giây là 22 yên (bao gồm thuế). Thế là nhà mạng SIM giá rẻ này đã đáp ứng được 2 nhu cầu của mình là “gói cước rẻ” và chấp nhận “thanh toán qua cửa hàng tiện lợi hoặc chuyển khoản ngân hàng”. Đây là nhà mạng mình nghe tên lần đầu nhưng vì người quen của bạn mình đang làm việc ở đó nên mình tin tưởng và đăng ký online. Ngay lập tức, 2 hôm sau SIM và hợp đồng đã được gửi tới địa chỉ của mình, sau khi cho SIM vào điện thoại thì máy đã có thể nghe gọi. Mình quá đỗi vui mừng! Thật không thể tin được là mình có thể mua được SIM giá rẻ một cách đơn giản như vậy. Vấn đề về SIM điện thoại của mình cũng đã được giải quyết! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang chủ của GTN mobile (đa ngôn ngữ) Ngoài ra, gần đây mình cũng được bạn mình giới thiệu một nhà mạng SIM giá rẻ tên là SIM VÀNG. Đây là SIM giá rẻ, chủ yếu phục vụ người Việt, người Myanmar, người Indonesia sống ở Nhật. Cũng giống như GTN mobile, người nước ngoài có thể thanh toán qua cửa hàng tiện lợi hoặc chuyển khoản ngân hàng. ◆Gói SIM VÀNG (hàng tháng - chưa gồm thuế) Dung lượng dữ liệu SIM dữ liệu SIM nghe gọi 1GB ¥600 ¥1,480 3GB ¥1,080 ¥2,180 5GB ¥1,380 ¥2,620 10GB ¥2,800 ¥4,180 25GB ¥3,180 ¥4,980 30GB ¥3,380 ¥5,180 ※SIM dữ liệu kèm chức năng nhận tin nhắn SMS: 150 yên/tháng.※SIM nghe gọi có cước phí mỗi 30 giây 20 yên.※Có SIM nghe gọi thoả thích (gọi miễn phí dưới 5 phút mỗi lần: 680 yên/tháng, dưới 10 phút: 850 yên/tháng, dưới 15 phút: 1,150 yên/tháng). [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang chủ của SIM VÀNG (Tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] KOKORO:Lựa chọn công ty điện thoại di động (SIM) một cách khôn ngoan Tổng kết Mình sẽ tổng kết lại bài viết về cước phí điện thoại và các phương thức thanh toán như sau nhé. ✔︎ Các nhà mạng lớn thường có cước phí cao. ✔︎ Nhiều hãng SIM giá rẻ chỉ cho phép thanh toán bằng thẻ tín dụng. ✔︎ GTN mobile hay SIM VÀNG là những hãng SIM giá rẻ hướng tới đối tượng là người nước ngoài nên khách hàng có thể thanh toán bằng cách chuyển khoản ngân hàng hoặc thanh toán qua cửa hàng tiện lợi. Rất mong các bạn tham khảo các thông tin trong bài viết của mình.
  • Lừa đảo vé máy bay – đâu là những thủ đoạn và dấu hiệu?

    26/11/2022
    Các bạn đã bao giờ thấy các bài đăng quảng cáo bán vé máy bay trên Facebook chưa? Bạn mình sau khi tin và đặt vé máy bay thông qua những bài đăng đó đã bị lừa mất 78 vạn yên (khoảng 140,000,000 VND). Đây là một trong số những vụ lừa đảo vé máy bay đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng người Việt. Mình sẽ giới thiệu những hình thức lừa đảo vé máy bay phổ biến cũng như biện pháp đề phòng thông qua câu chuyện có thật của bạn mình và một vài dẫn chứng khác.《Trần Ngọc Anh》 〈Nội dung bài viết〉 Lừa đảo vé máy bay là gì? Vì chiếc vé “9 man” mà mất trắng 78 man! Lừa đảo bằng mã đặt vé thật Hết nạn nhân này đến nạn nhân khác Sự hỗ trợ khiêm tốn từ phía cảnh sát Thủ đoạn và dấu hiệu nhận biết lừa đảo vé máy bay là gì? Tổng kết: Làm sao để chấm dứt nạn lừa đảo Lừa đảo vé máy bay là gì? Khi tìm kiếm từ khóa “vé máy bay” trên những trang mạng như Facebook, các bài viết với chủ đề rao bán vé máy bay sẽ hiện ra nhiều vô kể. Chỉ cần người mua tìm được chuyến bay ưng ý, người bán sẽ báo giá và bắt đầu giao dịch sau khi có sự đồng thuận của cả hai bên. Tuy nhiên, những trường hợp như “dù đã chuyển tiền nhưng không nhận được vé” hoặc “vé mua trên mạng khi xuất trình tại sân bay thì phát hiện là vé giả” đang xảy ra ngày càng thường xuyên. Đây được gọi là hiện tượng “Lừa đảo vé máy bay”. Vì chiếc vé “9 man” mà mất trắng 78 man! Ảnh chụp màn hình lúc bạn mình liên hệ với bên Vietnam Airlines Mình có một người bạn quen từ thời cấp ba (hiện đang là sinh viên đại học năm 4) vừa sang Nhật để tham gia chương trình trao đổi 5 tháng tại một đại học ở Tokyo. Do muốn tìm mua vé máy bay rẻ nên vừa sang Nhật xong, bạn ấy đã nhanh chóng tìm mua vé máy bay để bay về. Một lần, khi tình cờ tìm được một bài viết rao bán vé máy bay giá rẻ trên nhóm Facebook có tên “Tokyo Baito”, bạn ấy đã liên hệ với người đăng bài qua Messenger. Sau khi bày tỏ mong muốn mua vé máy bay về Hà Nội, người bán đã yêu cầu bạn gửi ảnh chụp hộ chiếu và chuyển khoản 9 man. Khi đó bạn mình vẫn chưa có tài khoản ngân hàng Nhật nên mình đã chuyển hộ cho bạn ấy 9 man theo như bạn ấy đã nhờ. Tuy nhiên, sang ngày hôm sau bạn ấy đã nhận được tin nhắn sau từ người đăng bài: “Không biết có phải do em chuyển tiền vào thứ bảy không nhưng anh vẫn chưa nhận được tiền. Nếu không nhận tiền và hoàn tất thủ tục mua ngay thì giá vé sẽ tăng đấy. Anh sẽ chuyển trả em số tiền ban đầu em đã chuyển. Vậy nên bây giờ em thử chuyển tiền bằng ngân hàng khác được không? Nếu em chuyển bằng ngân hàng đó thì chắc chắn anh sẽ nhận được tiền ngay.” Đến đây mình cũng có chút nghi ngờ, nhưng thấy bạn năn nỉ mãi nên mình đã chuyển thêm 9 man vào tài khoản ngân hàng mà người bán chỉ định. Tuy nhiên, ngày hôm sau, người đăng bài lại đòi chuyển khoản thêm 10 man nữa, lí do là “muốn xác nhận giao dịch đã được thực hiện”. Lúc đó mình đã nghĩ không thể tin tưởng đối tượng này được nữa, nhưng bạn mình vẫn van nài là “Chuyển nốt lần nữa thôi”. Mình cũng bó tay nên đã chuyển tiền lần thứ ba. Sau lần đó, người bán vé lại yêu cầu chuyển tiền thêm hai lần nữa (lần thứ tư 15 man, lần thứ năm 10 man) và bạn mình cũng đáp ứng. Mình đã được bạn nhờ và chuyển tiền tổng cộng 5 lần, với tổng số tiền là 53 man nhưng cuối cùng vẫn không nhận được vé từ người đăng bài. Bạn mình khi đó cũng đã bắt đầu yêu cầu người kia trả lại tiền, nhưng có vẻ đối phương đã xóa tài khoản Facebook, toàn bộ tin nhắn của đối phương đã biến mất và không tìm thấy trang cá nhân nữa. Các tin nhắn của đối phương đều biến mất và không thể liên hệ được Ngoài mình ra, bạn mình còn nhờ 3 người bạn khác chuyển tiền hộ và đã mất tổng cộng 78 man. Do phải trả toàn bộ số tiền đã vay nên ngân sách cho chuyến du học của bạn ấy đã cạn kiệt. Thật ra bản thân bạn mình cũng đã có sự nghi ngờ khi bị yêu cầu chuyển tiền dồn dập. Tuy nhiên, do bị đối phương sử dụng những cái cớ như “Nếu không chuyển tiền lần này thì toàn bộ số tiền trước đó sẽ không được hoàn trả”, hay “Không phải tôi mà bên Vietnam Airlines là người đang yêu cầu bạn chuyển tiền” để đe dọa, bạn mình đã bị thuyết phục và tin theo. Lừa đảo bằng mã đặt vé thật Bài báo liên quan đến vấn nạn buôn bán vé máy bay Vietnam Airlines giả tại Nhật (3/2016) Số lượng người lao động và du học sinh Việt Nam đến Nhật Bản ngày càng tăng dẫn đến số trường hợp người Việt lừa đảo vé máy bay cũng tăng theo. Gần đây, hãng hàng không Vietnam Airlines cũng đang kêu gọi khách hàng nâng cao cảnh giác với nạn lừa đảo vé máy bay. Theo như bài báo trên, Vietnam Airlines đã bắt đầu đưa ra cảnh bảo về những vụ lừa đảo vé máy bay trên Facebook từ năm 2016. Thủ đoạn lừa đảo như sau: Đối tượng lừa đảo (người đăng bài) đặt vé qua website của VNA theo hình thức giữ mã đặt chỗ trên hệ thống và trả tiền sau, sau đó gửi mã đến người bị hại. Nạn nhân liên lạc với Vietnam Airlines, kiểm tra thấy đúng mã hành trình, tin rằng mã đó là đúng và chuyển khoản cho người đăng bài. Chuyển khoản xong, nạn nhân mất liên lạc với người đối tượng lừa đảo. Hết nạn nhân này đến nạn nhân khác Có rất nhiều bài viết liên quan đến việc lừa đảo vé máy bay được đăng trên những nhóm Facebook có nhiều người Việt trao đổi và mua bán vé máy bay như HỘI VÉ MÁY BAY NHẬT VIỆT v.v. Chị Trang nói rằng chị ấy đã bị lừa tiền vé máy bay và tố cáo tài khoản trong ảnh – thủ phạm và cũng là thành viên đã đăng bài rao bán vé máy bay trong nhóm. Theo bài đăng, sau khi thấy bài đăng của tài khoản trong ảnh, chị Trang đã tin nhắn và chuyển khoản 5 man để mua vé máy bay nhưng không nhận được vé. Đối tượng giải thích: “Không xuất vé được là do lỗi hệ thống. Chị vừa phải gửi yêu cầu hoàn tiền, chắc phải cuối tháng mới nhận được.”, sau đó đối tượng lừa đảo bặt vô âm tín. Theo lời chị Trang, chị còn quen một người bạn ở Đà Nẵng cũng đã gặp phải trường hợp tương tự. Trên group Facebook “VÉ MÁY BAY NHẬT - VIỆT”, chị Quy cũng đã cảnh báo rằng tài khoản trong ảnh là tài khoản lừa đảo. Theo lời chị Quy, người đăng bài (cũng là người bán hàng) là nữ, khi gọi điện thoại nói chuyện có nghe thấy giọng em bé, thấy tội nên đã quyết định mua vé ủng hộ. Sau khi chuyển khoản để đặt mua vé máy bay từ Nhật về Việt Nam, chị không nhận được vé nên đã nhận ra mình bị lừa. Ở dưới bài viết cũng có rất nhiều bình luận từ những nạn nhân của các vụ lừa đảo tương tự. Sự hỗ trợ khiêm tốn từ phía cảnh sát Sau khi biết chắc mình đã bị lừa, mình và bạn mình đã ra đồn cảnh sát báo cáo lại sự việc. Cảnh sát đã tiếp nhận “Báo cáo thiệt hại” của chúng mình và nói sẽ liên hệ với ngân hàng để khóa tài khoản của đối tượng đăng bài, nhưng họ cũng không chắc số tiền đã mất có được trả lại hay không. Để lấy lại tiền thì phải cần có bằng chứng chứng minh mình là nạn nhân của vụ lừa đảo. Tuy nhiên, đa phần các tài khoản ngân hàng mà đối tượng lừa đảo sử dụng để nhận tiền là tài khoản đã được mua lại từ những người Việt đã về nước, do đó, việc xác định kẻ tình nghi là rất khó. Ở vụ việc này, có hai trong số năm tài khoản ngân hàng được chỉ định bởi người đăng bài là tài khoản đứng tên người Nhật. Theo mình, mục đích của thủ đoạn này là làm tăng mức độ tin cậy của nạn nhân với giao dịch, tuy nhiên, việc mua bán tài khoản ngân hàng như vậy là vi phạm pháp luật. Bản thân mình cũng không ngờ rằng cũng có những người Nhật vì cần tiền mà bán tài khoản ngân hàng đi như vậy. Thủ đoạn và dấu hiệu nhận biết lừa đảo vé máy bay là gì? Việc trao đổi và mua vé máy bay từ những người kinh doanh bán lẻ trên Facebook là khá rủi ro. Hiện nay mọi người có thể mua vé máy bay giá rẻ từ những nhà phân phối chính thức nên tốt nhất là bạn hãy mua vé từ những trang web đáng tin cậy được liệt kê dưới đây. Ngoài ra, khi xem các bài đăng rao bán vé máy bay trên Facebook, bạn hãy lưu ý những điều sau: 〈Đặc điểm của các bài đăng lừa đảo và những điều cần lưu ý〉 Có dấu hiệu mua like và comment: các bài đăng có rất nhiều lượt like và bình luận, nhưng đa phần các bình luận có nội dung giống nhau. Trang cá nhân đăng ít ảnh Sử dụng địa chỉ Email đáng ngờ: ví dụ như: vietnamairlinees@gmail.com, v.v. Giấy tờ tùy thân: đối tượng lừa đảo sử dụng giấy tờ tùy thân của người khác hoặc giấy tờ tùy thân giả mạo để có được sự tin tưởng từ người mua. Bạn mình cũng đã nhận được ảnh chứng minh nhân dân của người bán vé nhưng tên trên giấy tờ và tên Facebook lại không khớp nhau. Khi bị hỏi lý do, đối tượng đã lờ đi và chuyển sang chủ đề khác. Review giả mạo: Bạn mình đã nhận được ảnh chụp màn hình những review (đánh giá) dịch vụ của các khách hàng trước đó. Giờ nghĩ lại mới nhận ra đó là những review giả mạo. Giục thanh toán: Kẻ lừa đảo có thể sử dụng những lý do sau để hối thúc nạn nhân trả tiền: “Không nhanh thì hết chỗ”, “Ưu tiên người thanh toán trước”, “Để tránh trường hợp quỵt tiền, khách hàng vui lòng thanh toán trước”, v.v. Tài khoản ngân hàng không chính chủ: Kẻ lừa đảo mua lại tài khoản ngân hàng của những người về sẽ về nước và dùng nó làm địa chỉ nhận tiền trong các vụ lừa đảo. Đối tượng có thể dùng lí “Đây là tài khoản của người nhà” để yêu cầu bạn chuyển tiền đến tài khoản đó. Tổng kết: Làm sao để chấm dứt nạn lừa đảo Mình và bạn mình do không đủ kiến thức về những vụ việc lừa đảo như vậy nên đã phải chịu tổn thất lớn. Để nạn lừa đảo không còn tiếp diễn, mình hi vọng các bạn hãy chia bài viết này và tuyệt đối nói không với việc bán hoặc chuyển nhượng thẻ hoặc sổ ngân hàng cho người khác. Ngoài ra, khi mua vé máy bay, các bạn nên cố gắng mua vé từ những cửa hàng đại lý du lịch đáng tin cậy hoặc trang web của các cửa hàng đó. 〈Một vài trang web bán vé máy bay đáng tin cậy〉 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Skyscanner (tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] skyticket (tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Expedia (tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Airtrip (tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] HIS※ Công ty buôn bán vé máy bay giá rẻ lớn tại Nhật, có cả các cửa hàng chi nhánh. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Vietjet (tiếng Việt) Khi sử dụng các trang web trên (trừ trang của Vietjet), bạn có thể tìm thấy vé máy bay giá rẻ. Để hoàn tất thủ tục đặt vé/thanh toán, giao dịch của bạn có thể được chuyển sang một trang web khác. Ngoài ra, các trang này còn có các ứng dụng rất thuận tiện cho việc đặt vé bằng điện thoại. Phương thức thanh toán của mỗi trang có sự khác nhau nhưng thường là thanh toán bằng thẻ Credit, thẻ Debit, chuyển khoản ngân hàng, thanh toán ở cửa hàng tiện lợi v.v.
  • Các cửa hàng bán thực phẩm Việt Nam – Tỉnh Aichi

    24/03/2022
    Trong bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu về các cửa hàng bán thực phẩm Việt Nam trong thành phố Nagoya. Lần này, chúng tôi xin giới thiệu các cửa hàng chính nằm trong tỉnh Aichi (ngoại trừ thành phố Nagoya). Trong các cửa hàng dưới đây, có nhiều cửa hàng bán trứng vịt lộn, sắn… là những mặt hàng được người Việt ưa chuộng. 〈このページの内容〉 Chợ Việt Nhật (Ichinomiya-shi) Quán Việt Aichi (Seto-shi) Chợ Việt Kasugai (Kasugai-shi) K Mart Chợ Việt Komaki (Komaki-shi) Thực Phẩm Việt Iwakura (Iwakura-shi) Phố Việt Market - Kanie (Kanie-cho) An Phú Mart - Obu (Obu-shi) Chợ Việt Sen Vàng Hekinan (Hekinan-shi) Chợ thịt Việt Nam Kyouei Foods (Kariya-shi) Anh Gạck Mark Toyotashi (Toyota-shi) Chợ Việt Đại Đô (Nishio) Thực Phẩm Việt Chiryu (Chiryu) Sản Phẩm Việt (Chiryu) Thái Dương Mart - Inuyama (Inuyama) Chợ Việt Nhật (Ichinomiya-shi) Quán Chợ Việt Nhật nằm ở vị trí thuận tiện tại trung tâm thành phố Ichinomiya, trong phố chợ, cách ga Meitetsu Ichinomiya khoảng 300 mét. Quán bán nhiều mặt hàng rau quả tươi theo mùa, thịt đông lạnh và các mặt hàng khác như trứng vịt lộn, khuôn làm xôi... Quán cũng thường nhập bánh chưng, bánh giò, nhưng trước khi đi mua các bạn nhớ gọi điện hỏi xem còn hàng không nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Chợ Việt Nhật Chợ Việt Nhật Ichinomiya-shi, Honmachi 2-3-11 090-1832-2512 Ngày thường 11:00~20:00 Thứ Bảy, CN 10:00~20:00 Ngày nghỉ: Thứ Hai hàng tuần Quán Việt Aichi (Seto-shi) Quán Việt Aichi nằm trong thành phố Seto, ngay cạnh một bưu điện nhỏ. Quán bán hầu hết những mặt hàng chủ yếu làm nguyên liệu nấu món Việt Nam. Quán thường xuyên nhập những mặt hàng đặc sản như bánh tét chuối nước dừa, các loại rau quả theo mùa như khổ qua (mướp đắng), rau thơm các loại. Vào dịp cuối năm quán có tổ chức chương trình trúng thưởng với nhiều phần quà là các nguyên liệu, đồ ăn cho dịp Tết. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Quán Việt Aichi Quán Việt Aichi Seto-shi, Takane-cho 1-45 0561-58-3701 10:00~20:00  Ngày thường nghỉ trưa từ 12:00~15:00  Ngày nghỉ: Thứ Ba hàng tuần Chợ Việt Kasugai (Kasugai-shi) Quán Chợ Việt Kasugai nằm trong thành phố Kasugai, cách ga JR Kasugai khoảng 7 phút đi bộ. Quán nằm tại khu dân cư, phía trước có chỗ để xe. Ngoài rất nhiều mặt hàng rau, thịt, cá để nấu các món ăn Việt Nam, quán cũng nhập bán những mặt hàng thú vị như mũ cối, thuốc lá Thăng Long... ・ Ship miễn phí vào chủ nhật với các đơn hàng trên 8.000 yên trong bán kính 15km. ・ Miễn phí ship trên toàn quốc với các đơn hàng trên 10.000 yên. ・ Có những đợt sale đặt biệt như gần đây, cửa hàng miễn phí 1 trà xanh với đơn hàng trên 3.000 yên, miễn phí 1 vịt với đơn hàng trên 10.000 yên mua tại cửa hàng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Chợ Việt Kasugai Chợ Việt Kasugai Kasugai-shi, Chuo dori 2-78 070-2213-4567 9:00~20:00 Ngày nghỉ: Thứ Tư hàng tuần K Mart Chợ Việt Komaki (Komaki-shi) Quán nằm trong thành phố Komaki, đối diện với siêu thị đồ gia dụng Kaiz. Ngoài các nguyên liệu thường có, quán nhập bán gà nguyên con, trứng vịt lộn, mía… và nhiều nguyên liệu khác ít bán. Quán cũng bán các sản phẩm thường ngày sản xuất tại Việt Nam như dầu gió, kem đánh răng. Cửa hàng cũng thường nhập bán bánh giò, bánh pía… [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của K Mart Chợ Việt Komaki K Mart Chợ Việt Komaki Komaki-shi, Futaebori 230-1 080-9896-3139 9:30~19:30 Ngày nghỉ: Thứ Hai hàng tuần Nếu thứ Hai là ngày nghỉ lễ thì có mở cửa Thực Phẩm Việt Iwakura (Iwakura-shi) Quán nằm trong vị trí khá thuận tiện ở thành phố Iwakura, cách ga Meitetsu Iwakura 6 phút đi bộ. Ngoài các loại thịt, rau, cá, đồ khô nguyên liệu nấu ăn khác, quán cũng bán một số sản phẩm thiết yếu hàng ngày nhập từ Việt Nam. Quán cũng bán bánh chưng và lá dong để gói bánh chưng. Quán còn bán nhiều sản phẩm đông lạnh nhập từ Việt Nam như các loại cá sông, nem hải sản… [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Thực phẩm Việt Iwakura Thực Phẩm Việt Iwakura Iwakura-shi, Honcho, Shimoteramawari 2-2 090-2801-8991 10:00~19:30 Ngày nghỉ: Thứ Hai hàng tuần Nếu thứ Hai là ngày nghỉ lễ thì có mở cửa Phố Việt Market - Kanie (Kanie-cho) Phố Việt Market -Kanie nằm tại thành phố Kanie, tại giữa khu dân cư, phía trước cửa hàng có chỗ đỗ xe nhỏ. Cửa hàng chuyên đồ gia vị Việt, thực phẩm- rau củ quả tươi Việt Nam. Ngoài các thực phẩm khô, đông lạnh, rau, quán bán nhiều loại hoa quả theo mùa như mận, sầu riêng. Quán cũng thường bán thịt gà trống chọi, lòng mề… [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Phố Việt Market- KanieのFacebook Phố Việt Market - Kanie Kanie-cho, Gakuto 1-253 0594-28-8649 10:00~20:00 Ngày nghỉ: Thứ Hai hàng tuần An Phú Mart - Obu (Obu-shi) Cửa hàng nằm trong khu dân cư yên tĩnh của thành phố Obu, trước cửa hàng có bãi đỗ xe nhỏ. Cửa hàng bán các loại rau, thịt phục vụ việc nấu ăn món Việt Nam, trong đó thịt bò tươi và gà nướng nguyên con là mặt hàng bán rất chạy. Đặc biệt cửa hàng có chương trình thẻ tích điểm dành cho khách hàng. Cửa hàng cũng thưởng nhập bánh gai, mít, ngô nếp, xoài… nhưng trước khi tới mua các bạn hãy gọi điện hỏi xem còn hàng không nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của An Phú Mart-Obu An Phú Mart - Obu Obu-shi, Kajita-cho 6-239 090-1204-2173 10:00~21:00 Ngày nghỉ: Thứ Ba hàng tuần Chợ Việt Sen Vàng Hekinan (Hekinan-shi) Là cửa hàng bán các nguyên liệu đồ ăn Việt Nam tại thành phố Hekinan, quán nằm ở vị trí khá thuận tiện, cách ga Meitetsu Hekinan Chuo khoảng 8 phút đi bộ, phía trước cửa hàng có nơi đỗ xe. Cửa hàng bán nhiều nguyên liệu tươi, bánh chưng của miền Bắc, bánh tét miền Nam, lá dong gói bánh… ・ Freeship hóa đơn trên 7.000 yên bán kính 10km. ・ Với hóa đơn trên 10.000 yên ship miễn phí trên toàn nước Nhật. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Chợ Việt Sen Vàng Hekinan Chợ Việt Sen Vàng Hekinan Hekinan-shi, Nodamachi 216 090-9338-8668 9:00~20:30 Ngày nghỉ: Thứ Hai hàng tuần Chợ thịt Việt Nam Kyouei Foods (Kariya-shi) Cửa hàng Chợ thịt Việt Nam nằm ở thành phố Kariya, chủ yếu bán nhiều loại thịt và các loại gia vị Việt Nam. Vào các dịp Tết cửa hàng cũng nhập bánh chưng, bánh tét. Ngoài ra quán cũng nhập thêm các loại rau củ quả theo mùa. Gần đây quán cũng giới thiệu nhiều sản phẩm ăn vặt của Việt Nam, dừa Thái và nhiều gia vị nước ngoài. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Kyouei Foods Chợ thịt Việt Nam Kyouei Foods Kariya-shi, Nodashinmachi 1-606 0566-28-5400 8:00~17:00 Ngày nghỉ: Thứ Tư hàng tuần Anh Gạck Mark Toyotashi (Toyota-shi) Quán là một chi nhánh nữa của cửa hàng Anh Gạck Mart tại Nagoya, nằm tại Toyota, chỉ cách ga Meitetsu Toyotashi 6 phút đi bộ. Diện tích quán khá rộng với các sản phẩm được bày đẹp mắt. Quán chuyên cung cấp đồ thực phẩm, gia vị, bánh kẹo Việt Nam, đồ ăn vặt... Món chè Việt Nam, các hoa quả như nhãn, mít cũng thường được bày bán ở cửa hàng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Anh Gạck MarkToyotashi Anh Gạck Mark Toyotashi Toyota-shi, Tsukimi-cho 1-8-7 080-4212-9296 Thứ Ba, Tư, Năm 10:00~21:00 Thứ Sáu, Bảy, CN 9:00~21:00 Ngày nghỉ: Thứ Hai hàng tuần Nếu thứ Hai là ngày nghỉ lễ thì có mở cửa Chợ Việt Đại Đô (Nishio-shi) Quán Chợ Việt Đại Đô nằm ở thành phố Nishio, bán đầy đủ các mặt hàng nguyên liệu thực phẩm làm món ăn Việt Nam, đồ hải sản phong phú. Quán cũng bán các loại hoa quả Việt Nam theo mùa. Vào mùa thu, quán có bán sắn dây, là một món rất phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên các bạn hãy chú ý là mùa sắn dây rất ngắn nhé. Đặc biệt quán có bán rất nhiều món ăn sáng ở Việt Nam như bún chả, bún bò, hủ tiếu, cháo lòng, bún thịt nướng … [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Chợ Việt Đại Đô Chợ Việt Đại Đô Nishio-shi, Sumiyoshi-cho 1-45-3 090-6095-5945 Ngày thường 10:00~19:00 Thứ Bảy, CN 9:00~21:00 Ngày nghỉ: Thứ Hai hàng tuần Thực Phẩm Việt Chiryu (Chiryu-shi) Quán nằm trong thành phố Chiryu, chỉ cách ga Chiryu và ga Mikawa Chiryu của tuyến đường sắt Meitetsu 3 phút đi bộ. Mặt hàng chủ yếu của quán là thực phẩm đông lạnh như thịt heo, gà, bò, cá, cua, ốc. Hàng nông sản tươi, khô những giống rau Việt Nam như su hào, cải canh, ngọn khoai lang, rau đay , rau bí… Đặc biệt hoa quả cũng được nhập theo mùa, đa dạng như sầu riêng, nhãn, vải… ・ Quán có áp dụng chế độ tích điểm thẻ cho khách : 100 yên = 1 điểm , 1 điểm = 1 yên. ・ Vào dịp lễ tết khi tới mua hàng khách hàng được tặng quà kèm theo giá trị mỗi đơn hàng. ・ Quán gửi hàng online trên toàn quốc, miễn phí đơn hàng từ 9.900 yên trở lên. ・ Free ship trực tiếp với khách hàng khu vực bán kính 12km gần quán. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Thực Phẩm Việt Chiryu Thực Phẩm Việt Chiryu Chiryu-shi, Shintomi 2-38 0566-70-7683 / 080-7220-6466 Ngày thường 10:00~19:00 Thứ Bảy, CN 9:00~19:00 Không có ngày nghỉ Sản Phẩm Việt (Chiryu-shi) Sản phẩm Việt là một nhóm cửa hàng chung với nhà hàng Hương Quê tại cùng thành phố Chiryu. Ngoài các loại thực phẩm, nguyên liệu nấu món ăn Việt Nam, tùy theo thời điểm, quán cũng nhập thịt chó, đầu heo. Quán có những đợt tổ chức bán live ở Facebook với giá hấp dẫn cho nhiều mặt hàng. Thông tin live sẽ được cập nhật trên Facebook của quán. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Sản Phẩm Việt Sản Phẩm Việt Chiryu-shi, Showa 1-1-1 0566-68-0089 / 080-2654-9857 Thứ Hai, thứ Tư 9:00~18:00 Thứ Năm 8:00~18:00 Thứ Sáu, Bảy 8:00~20:00 CN 9:00~20:00 Không có ngày nghỉ Thái Dương Mart - Inuyama (Inuyama-shi) Đây là một trong các cửa hàng thuộc hệ thống Thái Dương Mart – Nhà hàng Sen Việt, bao gồm các cơ sở Thái Dương Mart trong khu vực tỉnh Aichi và Mie. Cửa hàng cách ga Meitetsu Inuyama chỉ 1 phút đi bộ. Cửa hàng có bán hàng đông lạnh với nhiều loại phong phú: bò, gà, heo,thuỷ sản Việt Nam. Giống các cửa hàng khác của Thái Dương Mart,cửa hàng đang nhập khẩu trực tiếp rất nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam như: hành, sả, dừa, sầu riêng, măng, miến, mộc nhĩ… ・ Khi mua hàng online khách hàng sẽ được tích điểm đổi quà. ・ Mua hàng tại cửa hàng thì có rất nhiều đợt khuyến mại giảm giá theo từng đợt lễ lớn trong năm. ・ Ship miễn phí với bán kính 15km từ ga Inuyama với đơn hàng hơn 5.000 yên. ・ Ship hàng online toàn quốc miễn phí với hoá đơn trên 10.000 yên. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Thái Dương Mart - Inuyama Thái Dương Mart - Inuyama Inuyama-shi, Tenjin-cho 1-17 0568-54-6315 10:00~21:00 Không có ngày nghỉ

Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư

[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]

  • Việt Nam OK – Nhật Bản DAME_15: Xin đừng quăng dép lung tung

    Bạn sẽ phải chịu những cái cau mày của người Nhật nếu bước vào nhà mà vứt giày dép lộn xộn, thản nhiên hút thuốc ở bất cứ chỗ nào. Câu chuyện sẽ còn tệ hại hơn cả cái cau mày nếu bạn không biết cách phân loại rác. 【Thạch Long】 Giày dép xin đừng để lộn xộn Hãy thử lục lại trí nhớ xem có đúng là hồi bé đọc Doraemon, mẹ Nobita thường xuyên mắng anh chàng hậu đậu này vì vội vội vàng vàng chạy vào nhà mà không sắp xếp giày dép cho gọn gàng hay không? Tôi cá với bạn là không dưới một lần tình tiết đó xuất hiện trong bộ manga huyền thoại này. Ở Việt Nam, bạn cởi đôi giày ra bước từ ngoài đường vào nhà có thể thoải mái vứt chiếc chân phải ở đằng Đông, chân trái ra đằng Tây, cái hướng mũi vào trong nhà, cái lại hướng mũi ra ngoài cửa. Ôi dào chả ai hơi đâu lại cúi xuống xếp gọn gàng làm gì. Nhưng ở Nhật, bạn sẽ bị coi là vô cùng bất lịch sự nếu bước vào nhà mà mỗi chiếc giày lại nằm một xó khác nhau. Người Nhật có một nguyên tắc bất thành văn là: Khi bước vào nhà, hãy cởi giày và xếp chúng gọn gàng, với phần mũi giày hướng ra ngoài cửa. Tôi cá là sau khi tháo giày bước vào nhà một người Nhật, bạn sẽ thấy đôi dép đi trong nhà của họ được xếp cạnh nhau và mũi dép hướng vào trong nhà. Để làm gì? Để chúng ta có thể xỏ đôi giày, đôi dép một cách thuận tiện mà không cần phải xoay nó lại hoặc xoay người lại. Người Nhật rất ám ảnh chuyện gọn gàng, ngăn nắp nên thôi chúng ta cứ nhập gia tuỳ tục vậy. Ở gần như tất cả các nơi trên đất Nhật bạn sẽ thấy giày dép được người Nhật sắp xếp gọn gàng và theo đúng chiều thế này. Đừng vứt tất cả các loại rác vào một túi Ở Việt Nam, bạn có thể thoải mái tận dụng một cái túi nilon ngoài siêu thị làm túi rác và nhét trăm thứ bà giằn vào đó: nào là thức ăn thừa, vỏ chai lọ, cốc thuỷ tinh vỡ vân vân. Ở Nhật làm thế là phiền to đấy nhé. Ở mỗi tỉnh thành sẽ có sự khác nhau nhưng về cơ bản thì rác ở Nhật sẽ chia làm 4 loại: Rác có thể đốt, rác không thể đốt, rác tái chế và rác cỡ lớn (ví dụ như xe đạp, máy giặt, tivi, tủ lạnh…). Mỗi loại rác này sẽ được đựng trong những túi rác khác nhau và được đổ vào những ngày khác nhau. Tài liệu hướng dẫn phân biệt rác của địa phương Cá biệt với loại rác cỡ lớn như đồ điện tử, xe đạp… nếu tự động vứt ra sẽ không được thu gom. Bạn cần phải liên hệ với cơ quan thu dọn rác ở địa phương, hẹn ngày, giờ. Nếu rác lớn phải mua tem trả tiền, dán vào đồ định vứt rồi mới được thu gom. Tùy nơi mà chi phí để vứt những đồ không quá lớn, ví dụ một chiếc bàn để là quần áo chẳng hạn là từ 200 trở lên. Còn nếu thuê công ty thu gom đến nhà chở đi thì cũng tốn vài nghìn yên. Nên trước khi vứt rác, các bạn hãy tìm hiểu cho kỹ nhé. Thêm một chi tiết đáng chú ý: Nếu như ở Việt Nam, bạn có thể thoải mái vứt túi nilon rác ra gốc cây và nhân viên vệ sinh môi trường sẽ ném nó lên xe rác giúp bạn thì ở Nhật, mỗi căn hộ/khu chung cư sẽ có một địa điểm bỏ rác tuân theo quy chuẩn. Địa điểm đó phải giữ một khoảng cách nhất định với nhà dân và phải được che chắn bằng lưới cẩn thận. Tại sao lại phải che chắn cho rác? Ở Nhật rất nhiều quạ, nên nếu rác không được che chắn kỹ càng, lũ quạ sẽ xé toang đống rác của bạn tìm thức ăn, khiến bao nhiêu thứ bẩn thỉu vương vãi ra khắp nơi. Cạnh nhà tôi có một quán nhậu. Chỉ vì nhân viên quên mất không chặn hòn gạch vào tấm lưới che rác mà chỉ sau vỏn vẹn 20 phút đã bị lũ quạ phá tan tành. Nhân viên phải cặm cụi nhặt từng thứ vương vãi trong phạm vi lên tới 5 mét để bỏ lại vào túi mới. Đừng hút thuốc bừa bãi Ở Việt Nam, những địa điểm cấm hút thuốc được quy định bằng tấm biển “Cấm hút thuốc” treo trên tường. Thật ra thì ở Nhật cũng vậy. Chỉ có điều, xã hội Nhật đã thống nhất một bộ quy tắc ứng xử ràng buộc những người hút thuốc không được (hoặc không nên) nhả khói ở một số địa điểm công cộng. Biển báo khu vực cấm cấm hút thuốc trên đường Nếu vừa đi vừa hút thuốc trên đường phố sẽ bị phạt 2.000 yên (tương đương 400.000 đồng) Theo tôi được biết ở Nhật Bản, quy định “chỉ được hút thuốc ở nơi quy định” đang ngày càng trở nên phổ biến. Ở những tòa nhà lớn thì người ta có thể đặt địa điểm hút thuốc ngay bên trong nhưng đa phần nơi hút thuốc được đặt ở bên ngoài. Việc hút thuốc lá bị cấm ở những địa điểm như bến chờ xe bus, bên trong nhà ga xe điện hoặc trên đường đi… Ở những khu phố buôn bán sầm uất, trung tâm thương mại… nơi có nhiều người qua lại bạn cũng được khuyến khích không nên hút thuốc. Lý do là bạn không có quyền khiến những người không hút thuốc rơi vào trạng thái “hút thuốc thụ động”. Ngoài ra, để phòng tránh tình trạng bị hút thuốc thụ động (tức là hít phải khói thuốc lá), từ tháng 4/2020, luật bảo vệ sức khỏe đã được sửa đổi một phần. Theo luật này, hút thuốc hay không, không còn là “cách cư xử” nữa mà đã trở thành “quy định” . Về nguyên tắc các nhà hàng phải cấm hút thuốc và phải quy định nơi hút thuốc trong cửa hàng. Tùy quy mô của cửa hàng hoặc chính quyền địa phương mà việc xử lý có khác nhau nhưng nếu phát hiện ra sai phạm, có thể bị phạt tối đa là 500.000 yên (tương đương với khoảng trên 100 triệu đồng). Nước Nhật, nơi các bạn đang làm việc và học tập, những nơi được phép hút thuốc đang ngày càng ít đi. Kinh nghiệm của cá nhân tôi là ở những khu phố đông khách du lịch, trong đền/chùa hoặc trung tâm thương mại lớn kiểu gì cũng sẽ có những phòng hoặc khu vực cho phép hút thuốc. Đừng ngại hỏi người dân ở đó và hút thuốc đúng nơi quy định bạn nhé. Một địa điểm hút thuốc tại cơ quan

    16/03/2021

  • Việt Nam OK – Nhật Bản DAME_14: Không bắt chuyện với trẻ con trên đường

    Bạn có thể gặp chút rắc rối ngoài ý muốn nếu chụp ảnh bằng điện thoại mà không phát ra tiếng “tách” hoặc tự tiện bắt chuyện với một cô/cậu học sinh nào đó ở Nhật… Chụp ảnh trong im lặng Ở Việt Nam, bạn thích để điện thoại phát ra tiếng “tách” khi chụp ảnh hay thích nó tuyệt đối yên tĩnh là quyền của bạn, và thực tế thì cũng chẳng ai quan tâm. Tuy nhiên, ở Nhật, sẽ có người quan tâm nếu bạn chụp một tấm ảnh mà chiếc dế yêu của bạn chẳng phát ra âm thanh gì. Một vài người từng mua Iphone ở Nhật đều sẽ bất ngờ khi bạn không thể tắt được âm thanh khi chụp ảnh. Tại sao lại như vậy? Bắt đầu từ năm 2001, để đối phó với việc chụp ảnh trộm, các công ty điện thoại di động ở Nhật Bản đã tự áp dụng quy định điện thoại buộc phải phát ra âm thanh khi chụp ảnh và sau đó các nhà sản xuất điện thoại đã đi theo quy định này. Evacomics Nguyên nhân là vào năm 2000, có một nhân vật đình đám trong giới nghệ sĩ, dùng điện thoại chụp lén dưới váy của 1 phụ nữ đi thang cuốn tại 1 nhà ga ở Tokyo, bị phát hiện và bị thông báo cho cảnh sát. Sau đó nhân vật này bị truy tố về tội Vi phạm Sắc lệnh chống Hành vi gây phiền toái của thủ đô Tokyo. Sau sự việc này, 1 công ty điện thoại di động của Nhật đã quyết định chỉ để chế độ chụp ảnh phát ra tiếng. Dần dà, các công ty khác cũng áp dụng theo. Cũng chính vì vậy để ngăn hành vi thiếu đạo đức này, ngoài việc dán các cảnh báo ở ga tàu thì các nhà mạng ở Nhật khi bán điện thoại cũng sẽ khóa luôn chức năng tắt tiếng chụp ảnh. Vì vậy nếu bạn mua điện thoại ở Nhật thì không thể thay đổi được chức năng im lặng khi chụp ảnh. Ngoài ra, tại một số nơi cấm chụp ảnh như viện bảo tàng, shop thời trang thì việc chiếc điện thoại phát ra âm thanh cũng sẽ ngăn cản được hiện tượng chụp trộm các tác phẩm trong bảo tàng hoặc sản phẩm trong cửa hàng. Tuy nhiên cũng vẫn có những người cài đặt ứng dụng chụp ảnh không phát ra âm thanh để thử chụp trộm. Đừng tự ý bắt chuyện với học sinh Đây là một câu chuyện có thật: Năm ngoái, bạn tôi mời mẹ (từ giờ gọi là cô A) sang Nhật vừa để du lịch, vừa tiện giúp cô ấy trông em bé. Trước khi sang Nhật, cô A có trải qua một lớp học tiếng Nhật giao tiếp nên cũng bặp bẹ nói được dăm ba câu xã giao. Vào một ngày đẹp trời, cô A đang đi dạo tập thể dục thì gặp một nhóm học sinh cấp 1 đang tan học. Ở Việt Nam, dăm ba câu hỏi xã giao như: “Cháu học lớp mấy, trường nào”, “Nhà cháu ở đâu”… hoàn toàn vô hại. Người hỏi thật ra cũng chẳng quan tâm cho lắm đến câu trả lời. Giữ nguyên thói quen đó, cô A rất hồn nhiên hỏi một cậu bé Nhật đang đứng trước cổng trường những câu tương tự. Chú bé bỗng dưng thay đổi sắc mặt, vội vã chạy vào trường… mách thầy giáo về việc đột nhiên có người lạ tiếp cận. Thầy giáo vội vàng chạy ra cổng trường tra hỏi, chất vấn cô A cả nửa tiếng, thậm chí còn định báo cảnh sát. Ở Nhật là vậy các bạn ạ. Học sinh đi học thậm chí còn phải báo cáo cả quãng đường đi và về cho nhà trường quản lý nên có bất kỳ điều gì khác thường xảy ra sẽ gây ra vô số phiền hà không đáng có. Trước kia, Nhật Bản không đến mức thận trọng như vậy nhưng đã từng xảy ra việc học sinh trên đường đi học bị bắt cóc hoặc bị lạm dụng tình dục khiến cho các bậc phụ huynh nâng cao ý thức tự bảo vệ do lo ngại khả năng bảo vệ trẻ em của cộng đồng địa phương bị giảm đi. Đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 1988 đến 1989, đã xảy ra vụ án 4 bé gái ở Tokyo và Saitama bị bắt cóc và sau đó bị giết hại (kẻ gây ra tội ác là nam giới, sau đó bị bắt và phải chịu án tử hình). Việc này ảnh hưởng lớn tới câu chuyện nói trên. Ngoài ra thì cá tính chung của người Nhật cũng khá rụt rè. Người Nhật rất đề cao quyền riêng tư nên hiếm khi chủ động bắt chuyện hoặc ngỏ ý giúp đỡ người lạ. Một cô bạn người Mỹ của tôi kể rằng, cô phải di chuyển ở nhà ga xe điện với 2 chiếc vali lớn nhưng không có người Nhật nào chủ động giúp đỡ. Tuy nhiên, khi cô ngỏ ý nhờ giúp đỡ thì một người đàn ông Nhật đi ngang qua lại cực kỳ nhiệt tình. Nhiều người cho rằng “người Nhật lạnh lùng”, nhưng thực tế, có nhiều người Nhật rất nhiệt tình giúp đỡ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng đang học tập và làm việc tại Nhật. Còn tại sao họ không thể hiện được nhiệt tình hơn, thì đó là văn hóa và tinh thần của người Nhật. Cho tiền người vô gia cư Ở Việt Nam, bạn tình cờ gặp một người vô gia cư trên đường. Lòng trắc ẩn nổi lên, bạn giúp đỡ bằng cách cho họ tiền, quần áo. Tốt thôi, bạn thậm chí có thể nổi tiếng nếu ai đó tình cờ ghi lại câu chuyện và đăng lên mấy trang Facebook có đông người theo dõi. Nhưng ở Nhật, chưa chắc gì người vô gia cư đã thật sự cần sự giúp đỡ của bạn đâu nhé. Ở Nhật, đa phần người vô gia cư sẽ cố gắng tự làm một việc gì đó, như đi nhặt ống bơ, chai nhựa để bán, lấy tiền sinh sống, hoặc sống bằng sự hỗ trợ của các tổ chức về đồ ăn, nhu yếu phẩm. Trên trang reddit, một người đàn ông Úc từng chia sẻ việc anh ta bị người vô gia cư từ chối khi định cho họ chút tiền bố thí. Câu hỏi của anh này nhận được rất nhiều trả lời từ chính người Nhật. Đa phần khuyên anh bạn Úc rằng, nếu muốn giúp đỡ họ thì hãy làm một cách có tổ chức. Xin phép chính quyền, tạo ra một địa điểm phát đồ ăn, nhu yếu phẩm. Người Nhật muốn tạo ra công bằng xã hội và người vô gia cư cũng không phải là ngoại lệ. Nếu bạn chỉ giúp đỡ đơn lẻ một người thì những người khác sẽ ra sao? Chẳng có gì lằng nhằng ở đây cả. Đó đơn giản là tác phong của người Nhật thôi. Thạch Long

    02/02/2021

  • Việt Nam OK – Nhật Bản DAME_13: Không được sạc pin ở quán cà phê?

    Bạn đừng mong có thể sạc thêm chút pin điện thoại ở quán café, khi qua đường phải nhìn hai bên cẩn thận thấy không có xe ô tô chạy tới mới sang đường và đừng thử đồ nếu chưa hỏi nhân viên! Sạc pin? Đừng hy vọng ở quán café Vào một ngày trời thu Hà Nội, bạn thong dong đi dạo quanh phố đi bộ Hồ Gươm rồi chợt nhận ra điện thoại sắp hết pin. Chuyện quá đơn giản ở Việt Nam: bạn cứ chạy đại vào một quán café nào đó, gọi một ly nước, tranh thủ nghỉ ngơi và cắm nhờ cái sạc pin. Tuy nhiên, chuyện tưởng như rất đơn giản này lại không hề đơn giản ở Nhật đâu nhé. Rất nhiều bạn Việt Nam và cả quốc tế tỏ ra ngỡ ngàng khi vô số quán café ở Nhật không cho phép bạn cắm sạc pin. Họ dán hẳn thông báo bằng cả tiếng Nhật lẫn tiếng Anh về việc: “Không được sử dụng ổ cắm điện”. Chủ đề này đã từng được thảo luận cực kỳ sôi nổi trên Quora và TripAdvisor sau khi một anh chàng người Mỹ bị từ chối sạc pin trong quán café ở Tokyo và tỏ ra vô cùng khó chịu vì điều đó.  Không hiếm gặp những thông báo thế này ở các địa điểm công cộng tại Nhật Lý giải rất đơn giản: Ổ cắm của quán café hay các cửa hàng tiện lợi thuộc quyền sở hữu của người chủ, không phải của bạn. Người Nhật rất rõ ràng chuyện này. Vậy nên Nhật Bản mới rộ lên dịch vụ cho thuê… sạc pin di động ở các cửa hàng tiện lợi hoặc bạn phải sử dụng dịch vụ ở một số cửa hàng cho phép sạc pin như quán café Starbucks, siêu thị Donkihote, quán café internet.  Muốn qua đường hãy đi ở vạch ngựa vằn Đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật: Chị họ tôi sống bên Nhật tính đến nay đã 15 năm. Mới đây, chị đưa 2 cậu con trai về Việt Nam chơi và đã phải trải qua một phen hồn bay phách lạc, khi chứng kiến cậu con trai lớn suýt nữa thì bị ô tô tải đâm.  Hóa ra chàng ta thấy đèn xanh cho người đi bộ đã bật sáng và cứ thế thong dong qua đường trên vạch ngựa vằn ở ngã tư. Một chiếc ô tô phóng tới, cậu ta đinh ninh rằng xe sẽ dừng lại nhường đường cho người đi bộ. Nhưng chiếc xe không những không giảm tốc mà còn bóp còi inh ỏi, hùng hổ lao về phía trước suýt nữa thì tông trúng cậu cháu của tôi. Muốn qua đường ở Nhật hãy sử dụng vạch ngựa vằn Ở Việt Nam, nhận thức của một bộ phận lái xe về quyền lợi của người đi bộ còn hạn chế. Nhưng ở Nhật, người đi bộ lại chính là đối tượng… quyền lực nhất trên đường. Một khi đèn xanh dành cho người đi bộ đã bật sáng, bạn có thể điềm nhiên qua đường trong sự nhường nhịn tuyệt đối của các phương tiện khác. Ngay cả một chiếc xe được phép rẽ trái hay rẽ phải khi đèn xanh cho phép người qua đường thì cũng phải dừng lại khi có người đi bộ đang băng qua vạch ngựa vằn, chờ đến khi người đi bộ thật sự an toàn mới dám lăn bánh. Ở Nhật Bản, khi học lấy bằng lái xe, học viên được hướng dẫn triệt để về “Quy định ưu tiên người đi bộ”. Vạch ngựa vằn ở những ngã tư bình thường cho phép người đi bộ và xe đạp cùng đi qua. Tuy nhiên, ở Nhật Bản còn có một kiểu vạch ngựa vằn ở những ngã tư, ngã năm được gọi là scramble crossing – nơi mà khi đèn xanh bật sáng tất cả mọi người ở các bên đều có thể qua đường cùng một lúc. Ví dụ như ngã tư huyền thoại Shibuya. Theo ước tính của bộ giao thông Nhật thì ngã tư Shibuya có thể chứng kiến… 3.000 người qua đường cùng một lúc. Ở những nơi qua đường kiểu này, cả người đi xe đạp cũng phải xuống xe dẫn qua đường chứ không được đi như ở những nơi có vạch ngựa vằn bình thường khác. Vì vậy nếu đang đi xe đạp, hãy xuống dắt xe bạn nhé. Vì người đi bộ có quyền lực rất lớn nên chúng ta hãy đàng hoàng qua đường trên vạch ngựa vằn nhé. Tuy nhiên ngay cả khi đèn xanh cho phép qua đường thì chúng ta vẫn cần phải thận trọng. Trẻ em Nhật khi còn ở tiểu học luôn được dạy rằng “Trước khi qua đường, phải nhìn trái, nhìn phải, xác nhận không có xe ô tô thì vừa giơ 1 tay lên vừa qua đường”.  Có lẽ chính vì cả người lái xe và người đi bộ đều được giáo dục kỹ về quy định an toàn nên tai nạn giao thông ở Nhật khá thấp. Đừng thử đồ nếu chưa hỏi nhân viên Đa phần các shop thời trang ở Việt Nam cho phép bạn thử đồ thoải mái mà không cần phải báo cho nhân viên mỗi lần mang đồ vào thử. Nhưng ở Nhật, bạn nên báo cho nhân viên nếu cần thử đồ. Có 2 nguyên nhân tại sao bạn nên làm việc này. Thứ nhất, để nhân viên shop kiểm soát số lượng đồ bạn mang vào phòng thử. Thứ hai, liên quan tới dịch vụ của Nhật: Người Nhật muốn mang tới cho bạn sự phục vụ tốt nhất có thể nên hãy tận hưởng nó. Thường ở trước cửa vào khu thử quần áo sẽ có ít nhất một nhân viên đứng đó, hỏi số lượng bạn mang vào thử, hướng dẫn bạn vào phòng thử. Rồi khi bạn đã vào phòng thử, họ giúp bạn xếp lại đôi giày ngay ngắn, đứng chờ để đổi size cho bạn hoặc có thêm bất kỳ tư vấn cá nhân nào. Hãy tận hưởng niềm vui của một thượng đế các bạn nhé. 

    04/01/2021

  • Việt Nam OK – Nhật Bản DAME_12: Không xông vào thang máy

    Mặc bộ đồ ra đường, xông vào thang máy khi người bên trong còn chưa đi ra, đèo người trên 6 tuổi ở yên sau xe đạp, hỏi quá nhiều thông tin cá nhân là những điều có thể chấp nhận ở Việt Nam nhưng ở Nhật thì xin đừng. Bộ đồ chỉ để mặc ở nhà Vào ngày Halloween cách đây vài năm, mạng xã hội Việt Nam từng xôn xao lan truyền hình ảnh 3 anh chàng ngoại quốc hóa trang thành 3 bà nội trợ thuần Việt. Họ đội nón, mặc bộ đồ lụa trông rất khôi hài. Trên trang Facebook Hanoi expats (người nước ngoài sống ở Việt Nam), dân mạng quốc tế vui vẻ thừa nhận, chuyện người Việt tặc lưỡi mặc nguyên bộ đồ ở nhà chạy ù ra đầu phố đi chợ là bình thường và khá đặc trưng. Nếu bạn có thói quen đó, ở Việt Nam thì ok nhưng sang Nhật thì đừng bạn nhé. Bạn đã từng nghe chuyện người Nhật kể cả có chạy ù ra combini cũng phải trang điểm chưa? Thật ra đây chỉ là một câu chuyện phóng đại, nhưng phần nào đó nó đúng với thực tế. Người Nhật rất chỉnh chu, coi trọng hình thức nên họ luôn muốn xuất hiện một cách đẹp đẽ nhất ở nơi công cộng và là cách tôn trọng những người xung quanh. 3 anh chàng tây hóa trang thành bà nội trợ chuẩn Việt Ở Nhật, những trang phục ở nhà thì chỉ nên mặc ở nhà thôi, còn ra đường tốt nhất là nên chỉnh chu nhất có thể nếu không muốn trở nên lạc lõng giữa cả một cộng đồng ai ai cũng quần là áo lượt bạn nhé. Đừng vội vàng xông vào thang máy Tôi có thâm niên hơn 10 năm làm việc ở các tòa nhà văn phòng kiểu mẫu ở Hà Nội trước khi sang Nhật nên tôi biết rất rõ thói quen đi thang máy của dân văn phòng nói riêng và người Việt nói chung. Rất rất nhiều người có thói quen đứng chắn cửa thang máy, vừa mở cửa là vội vàng xông vào đôi khi đâm sầm luôn vào người đang bước ra. Chuyện này ở Việt Nam chắc chỉ gây khó chịu thôi chứ không bị lên án. Nhưng sang Nhật, bạn có thể nhận về những cái lườm nguýt khó chịu, thậm chí là lời góp ý nếu cửa thang máy vừa mở đã vội xông vào. Văn hóa đi thang máy ở Nhật rất lịch thiệp: Cửa thang mở, người đứng ngoài sẽ chờ dịch về 2 bên thang, tạo một lối đi cho người ở trong đi ra. Kể cả bên trong không có ai thì người Nhật cũng chủ động bước nép về một phía. Người đứng sát bảng điều khiển thang, dù không ai phân công, nhưng sẽ giữ nút “mở cửa” nếu có ai đó muốn đi ra, và trong đa số trường hợp thì người giữ nút mở cửa sẽ là người ra cuối cùng để đảm bảo chắc chắn rằng không ai bị cửa thang máy kẹp phải. Ngoài ra thì kể từ khi Covid-19 bùng phát, chính phủ Nhật có khuyến khích người dân nên sử dụng thang bộ nếu chỉ phải lên 1-2 tầng, vừa tăng cường sức khỏe, vừa tránh nguy cơ. Vậy nên nếu được thì chỉ định lên 1-2 tầng thì ta hãy hạn chế dùng thang máy bạn nhé. Hỏi han quá nhiều về thông tin cá nhân Ở Việt Nam, đôi khi chỉ sau tầm 20-30 phút nói chuyện với một người mới quen, nếu cảm thấy hạp hạp ý, bạn có thể tương đối thoải mái hỏi đối tác những thông tin cá nhân như gia đình, nhà cửa, sở thích, thậm chí cả… mức lương. Người Việt chúng ta thân thiện bậc nhất thế giới mà (có bảng xếp hạng hẳn hoi). Điều này không có nghĩa là người Nhật kém thân thiện đâu, chỉ là thói quen của họ rất ngại và cảm thấy vô cùng kỳ lạ nếu bạn hỏi quá nhiều câu hỏi mang tính đời tư cá nhân. Tôi có người bạn. Anh này nói chuyện được dăm ba chục phút với một cô phục vụ thân thiện đã hỏi nhà cô ấy ở đâu, gia đình có mấy người, bố trước làm nghề gì… Mặt cô ấy chuyển hẳn sắc thái rồi tế nhị từ chối và bỏ đi. Người Nhật tương đối nguyên tắc và hơi “quy trình hóa” mọi việc nên ngay cả chuyện làm bạn với ai, họ cũng cần thời gian, quá trình để bắt đầu cảm thấy nên chia sẻ những thông tin cá nhân. Đèo nhau trên chiếc xe đạp Thú nhận đi, nhắc tới biểu tượng tuổi học trò, tôi tin rằng đa phần bạn đọc sẽ ngay lập tức tưởng tượng hình ảnh những cô cậu học trò đèo nhau trên chiếc xe đạp, tà áo dài bay bay, trên đầu hoa phượng nở. Nó là kinh điển rồi. Nhưng hình ảnh kinh điển ở Việt Nam sang tới Nhật lại là… phạm pháp nhé. Luật giao thông đường bộ ở Nhật quy định trường hợp 2 người được đèo nhau như sau: 1. Người điều khiến xe đạp phải từ 16 tuổi trở lên. 2. Phải lắp ghế ngồi dành cho trẻ em và 3. Chỉ được phép đèo trẻ em từ 6 tuổi trở xuống. Đây là những quy định cơ bản và còn có những quy định chi tiết hơn nữa. Vì thế việc 2 người lớn đèo nhau là vị phạm luật giao thông của Nhật. Ngoài ra ở Nhật đã từ lâu cấm việc uống rượu rồi đi xe đạp. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Việt Nam quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt ban hành ngày 30/12/2019 thì người đi xe đạp nếu uống rượu bia cũng bị xử phạt. Như vậy dù ở Nhật Bản hay ở Việt Nam, dù đi xe máy hay xe đạp thì đã uống rượu rồi thì đừng đi xe bạn nhé. (Thạch Long)

    04/12/2020

  • Việt Nam OK – Nhật Bản DAME_11: Không ngủ ngay sau khi ăn

    Căng cơ bụng thì trùng cơ mắt. Nhưng điều đó chỉ được vui vẻ chấp nhận ở Việt Nam thôi chứ ở Nhật thì không nhé. Để lộ ngón tay cái khi nhìn thấy xe tang Khoảng hơn 1 năm trước, vào một ngày trời mưa, tôi mang ô đến trường cho con gái rồi nhân tiện cùng con đi bộ về nhà. Tôi đi phía sau, con gái cùng các bạn của cháu tung tăng phía trước. Đột nhiên một cô bé hét toáng lên: “Giấu ngón tay cái đi” khi nhìn thấy một chiếc xe màu đen chuẩn bị đi ngang qua. Cô bé vội vàng giấu cả 2 bàn tay ra sau lưng, những cô bé khác cũng nhanh chóng làm theo. Chỉ có tôi và con gái ngơ ngác không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Hỏi ra mới biết, trẻ con Nhật được người lớn dạy phải giấu ngón tay cái khi nhìn thấy xe tang. Người Nhật coi mỗi ngón tay đại diện cho một thành viên trong gia đình và ngón tay cái chính là “ngón tay cha mẹ”. Vậy nên những trẻ em Nhật cảm thấy có trách nhiệm phải bảo vệ cha mẹ khi nhìn thấy xe tang, chiếc xe được coi là điều xui xẻo. Hơn nữa từ xưa, người Nhật cho rằng giấu ngón tay cái đi thì ma quỷ sẽ không thể nhập vào người được hoặc nắm ngón tay cái thì tinh thần được củng cố có thể tự bảo vệ mình. Trải qua năm tháng, việc giấu ngón tay cái đã khiến người ta liên tưởng tới “cha mẹ” và việc giấu ngón tay trở thành phong tục nhằm tránh việc “không được ở bên cha mẹ lúc lâm chung” hoặc “không khiến cha mẹ qua đời sớm”. Tìm hiểu sâu hơn lại càng bất ngờ khi chuyện giấu ngón tay cái đã xuất hiện từ thời xa xưa. Trong truyện dân gian Nhật Bản từng đề cập chuyện trẻ em phải giấu ngón tay cái khi đi bộ vào buổi tối nếu không muốn bị lừa bởi một con cáo hoặc để tránh khỏi những dịch bệnh. Ngày nay, có rất nhiều người Nhật Bản trưởng thành vẫn có thói quen giấu ngón tay cái một cách bản năng khi nhìn thấy xe tang. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành mà. Cọng trà trong cốc – điềm báo may mắn Bạn pha một ấm trà ngon, rót ra chén, hít hà và thưởng thức. Đó là một quy trình đầy nghệ thuật, thanh tao, thư giãn. Ly trà thơm, bốc khói, xanh biếc, trong vắt thì còn gì tuyệt vời hơn? Nhưng bỗng dưng trong ly trà của bạn xuất hiện một cọng trà nhỏ từ trong ấm rơi ra, bạn sẽ làm gì? Vớt nó lên và vứt đi chứ làm gì nữa. Ở Việt Nam thì OK, nhưng ở Nhật thì đừng. Nếu bạn nhìn thấy trong chén trà của mình một nhánh trà thì nó được gọi bằng từ Chabashira. Nếu cọng trà đó nổi đứng trong tách trà, người ta nói “Chabashira ga tatsu - cọng trà đứng”. Người Nhật coi nhánh trà có thể đứng trong cốc nước giống như một điềm báo may mắn, mang lại sự thịnh vượng và sức khỏe cho gia đình. Cũng có truyền thuyết cho rằng chuyện này bắt nguồn từ việc ngày xưa có người thương nhân không bán được hết loại trà kém chất lượng nên bịa ra chuyện chabashira để dễ bán hàng. Còn nhớ mấy năm trước, có một đoạn phim quảng cáo trà có liên quan tới chabashira. Đoạn phim quay cảnh 2 vợ chồng già đang uống trà. Người chồng nhìn thấy cốc trà của mình có cọng chabashira, nhân lúc vợ không để ý, ông lặng lẽ chuyển cốc trà đó cho vợ. Cảnh người chồng quan tâm tới vợ trong đoạn phim quảng cáo thể hiện tình cảm vợ chồng thật cảm động. Đừng ngủ sau khi ăn Ở Việt Nam, chuyện căng cơ bụng kéo theo chùng cơ mắt diễn ra hàng ngày. Ngả lưng làm một giấc ngắn sau bữa cơm trưa thì còn gì tuyệt vời hơn. Nhưng ở Nhật, nhiều trẻ con tin rằng chúng sẽ bị biến thành một con bò nếu nằm ngủ ngay sau khi ăn. Người Nhật dùng cách này để dạy trẻ em phép lịch sự. Đây là nét văn hóa được lưu truyền từ khá lâu. Thời xa xưa, người Nhật ngồi bệt xuống sàn gỗ để dùng bữa nên chuyện ngả lưng ngay lập tức sau bữa ăn diễn ra tương đối thường xuyên. Rất nhiều người già coi đây là một hành động lười biếng và bất lịch sự. Vậy nên thế hệ trước mới nghĩ ra chuyện “biến thành bò” để đám trẻ con sợ và không lười biếng thả phịch xuống sàn sau bữa ăn. Thời nay, chuyện ngủ ngay sau khi ăn còn được coi là hành động của những kẻ lười biếng và béo phì. Khá nhiều người nói rằng, hành động ngủ ngay sau khi ăn thuộc đặc quyền của những vận động viên Sumo – những người muốn tăng cân thật nhanh. Người Nhật rất chú trọng đến thể hình nên họ rất sợ việc lên cân. (Thạch Long)

    03/11/2020

  • Việt Nam OK – Nhật Bản DAME_09: Không nên cắt móng tay vào buổi tối

    Đừng ngạc nhiên nếu người Nhật hoàng hốt ngăn bạn cắt móng tay vào buổi tối hoặc tỏ ra ái ngại khi thấy bạn trộn thức ăn chung với cơm và thưởng thức ngon lành. Không cắt móng tay vào buổi tối Vào một buổi tối, chẳng cần biết là có mát trời hay không, bạn cảm thấy móng tay mình đã quá dài và muốn “xử lý” chúng. Nếu bạn đang ở Việt Nam thì xin mời, nhưng nếu đang ở Nhật và đặc biệt là nếu đang sống chung với một gia đình Nhật thì xin đừng. Cắt móng tay vào buổi tối là việc kiêng kị ở Nhật. Ảnh: Livejapan Có 2 lý do mà người Nhật rất kiêng kị việc cắt móng tay vào buổi tối. Thứ nhất, từ “móng tay buổi tối” trong tiếng Nhật sẽ phát âm là 夜爪 (yo-tsume). Từ này đồng âm với từ 世詰 (yo-tsume) có nghĩa là “rút ngắn tuổi thọ”. Vì thế việc cắt móng tay vào buổi tối làm người ta liên tưởng tới việc “chết sớm”. Thứ 2 là vào thời kỳ Edo, người ta cho rằng “Móng tay móng chân là một phần của cơ thể do cha mẹ truyền lại nên nếu cắt móng trong lúc tối trời thì sẽ không được nhìn thấy lúc cha mẹ qua đời” và việc này được coi như hành động bất hiếu. Cách suy nghĩ này được truyền tới tận bây giờ. Lý do của cách suy nghĩ này có thể là do vào thời Edo (1603-1868), người Nhật cắt móng tay bằng… dao găm. Mà thời đó thì đã làm gì có điện, nên khi mặt trời khuất núi là nhà cửa tối mù tối mịt. Cắt móng tay vào buổi tối bằng dao, trong điều kiện không có ánh sáng khác nào tự sát. Vì vậy cha mẹ muốn tránh không để xảy ra nguy hiểm nên mới dùng cách nói “chết sớm” hoặc “không được nhìn thấy lúc cha mẹ qua đời” để răn con cái chăng. Không được làm gãy lược Người Nhật rất quý trọng chiếc lược của họ. Ảnh: Nomakenolife Làm vỡ gương ở Việt Nam được coi là điềm xấu, còn ở Nhật thì vai trò tạo ra điềm xấu của chiếc gương được chuyển sang cái lược. Người Nhật sẽ rất sợ hãi khi chẳng may làm gãy những chiếc răng lược. Tại sao? Điều này liên quan tới một câu chuyện thần thoại về thủy thần Izanagi. Trong quá trình bị kẻ thù truy đuổi, thủy thần Izanagi đã ném chiếc lược làm bằng tre xuống đất và những chiếc răng lược mọc lên thành một rừng măng tre. Tận dụng lúc kẻ thù mải ăn những búp măng ấy, Izanagi đã kịp chạy trốn. Câu chuyện này truyền miệng qua nhiều đời, lâu dần khiến người ta tin rằng chiếc lược là vật cứu mạng. Ngoài ra còn một lý do khác là ngày xưa chiếc lược được coi là vật quý giá. Những cô con gái đi lấy chồng thường được mẹ tặng lược coi như kỷ vật. Vì giá trị của nó mà người Nhật rất quý trọng chiếc lược của mình. Phải tắm sạch trước khi ngâm bồn Các gia đình Việt Nam ít có thói quen sử dụng bồn tắm. Nhưng ở Nhật, bạn sẽ thấy sự xuất hiện của bồn tắm ở bất kỳ đâu, từ hộ gia đình cho tới phòng khách sạn. Tôi đã gặp nhiều bạn Việt Nam vào tắm bồn ngay sau khi xả đầy nước nóng. Nhưng đây là cách sử dụng bồn tắm sai hoàn toàn trong mắt người Nhật. Điều này có thể khiến họ cảm thấy khó chịu. Thường thì nhà tắm ở các căn hộ truyền thống của Nhật sẽ có cấu trúc thế này: một chiếc ghế nhựa thấp đặt cạnh vòi hoa sen để bạn tắm thật sạch sẽ. Sau khi cơ thể đã được gột rửa bạn mới bước vào bồn tắm để thư giãn. Người Nhật rất chú trọng vệ sinh bồn tắm của họ nên đừng sử dụng sai mục đích của nó nhé. Phòng tắm trong một căn hộ truyền thống ở Nhật Không trộn thức ăn và nước xốt với cơm Đối với thế hệ 8x Việt Nam trở về trước, khi ăn những món ăn đi kèm nước xốt (thịt kho tàu, thịt/cá xốt cà chua…), chúng ta thường có thói quen chan nước xốt vào cơm rồi trộn thức ăn, nước xốt với cơm và bắt đầu thưởng thức. Thật ra cá nhân tôi cho rằng cách ăn này rất ngon. Tuy nhiên, trong lần mời một gia đình Nhật tới nhà dùng bữa, họ rất ngạc nhiên khi tôi làm vậy. Phải rất thân thì người bạn Nhật mới nói với tôi rằng, người Nhật coi việc trộn lẫn như vậy là… bẩn. Người Nhật sẽ chấm cơm vào nước xốt chứ không tưới nước xốt vào cơm Người Nhật có một số món ăn Donburi – các món trộn cơm với thức ăn và nước xốt như cơm bò (Gyudon), cơm gà trứng (Oyakodon), hay cơm hải sản (Kaisen don). Tuy nhiên, với những món ăn mặn vốn được dọn riêng, người Nhật sẽ gắp từng món vào bát và ăn riêng chứ không trộn lẫn vào nhau. Khi ăn cơm ở Nhật, đừng biến bát cơm của mình thành một “khối thống nhất” giữa cơm và nước xốt bạn nhé.

    04/09/2020

Đơn vị vận hành

Nhà tài trợ Bạch Kim

Đơn vị hỗ trợ

  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
  • Văn phòng JNTO Hà Nội
  • Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
  • Hội Việt Nam (JAVN)
  • Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
  • Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế

Đơn vị hợp tác

Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)

Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài

WA.SA.Bi.

Danh mục

  • Khác biệt văn hoá

    Khác biệt văn hoá

  • Sinh hoạt - Chi phí

    Sinh hoạt - Chi phí

  • Xuất nhập cảnh - Visa

    Xuất nhập cảnh - Visa

  • Làm thêm - Xin việc

    Làm thêm - Xin việc

  • Bốn mùa - Du lịch

    Bốn mùa - Du lịch

  • Hỗ trợ người nước ngoài

    Hỗ trợ người nước ngoài

  • Cộng đồng

    Cộng đồng

  • Bí quyết học tiếng Nhật

    Bí quyết học tiếng Nhật

  • Y tế - Sức khoẻ

    Y tế - Sức khoẻ

  • Nhà hàng - Siêu thị Việt

    Nhà hàng - Siêu thị Việt

  • Thực tập kỹ năng

    Thực tập kỹ năng

  • Kỹ năng đặc định

    Kỹ năng đặc định

  • Nhân lực chất lượng cao

    Nhân lực chất lượng cao

  • Du học

    Du học

  • Phòng chống thiên tai

    Phòng chống thiên tai