Blog | Tin mới nhất
“Lớp tiếng Nhật tình nguyện" đã giúp ích rất nhiều cho du học sinh và thực tập sinh kỹ năng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, với những ai học ở các lớp này vẫn thấy chưa đủ, hoặc không có lớp học như vậy ở gần nơi mình sinh sống thì nên làm thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về Lotus Works, tổ chức pháp nhân phi lợi nhuận đang tổ chức các lớp học một thầy một trò online miễn phí. Lớp học một thầy một trò qua điện thoại video Giáo viên tình nguyện nói chuyện với học sinh qua mạng ...
Người nước ngoài cũng có thể dễ dàng đăng ký SIM giá rẻ ở Nhật Bản
04/02/2024Lừa đảo vé máy bay – đâu là những thủ đoạn và dấu hiệu?
26/11/2022Các cửa hàng bán thực phẩm Việt Nam – Tỉnh Aichi
24/03/2022Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Fujita Hironobu Từ ngày 1/10, thuế tiêu dùng tại Nhật Bản từ mức 8% trước đó đã tăng lên đến mức 10%. Trừ các loại đồ uống có cồn, thuế tiêu dùng đối với các loại nước uống và thực phẩm vẫn là 8%. Tuy nhiên nếu đi ăn ở nhà hàng thì thuế tiêu dùng đối với các loại nước uống và thực phẩm vẫn chịu mức thuế 10%. Ví dụ nếu mua một bát gyudon (cơm phủ thịt bò ninh) ở cửa hàng Yoshinoya mang về ăn thì thuế tiêu dùng là 8%, nhưng nếu ăn tại chỗ thì thuế tiêu dùng sẽ là 10%. Vì vậy khi mua một bát gyudon cỡ “thông thường” giá 352 yên, nếu mang về thì giá là 380 yên, nhưng nếu ăn tại chỗ thì giá sẽ là 387 yên. Ngày 30/9 vừa qua, một ngày trước khi thuế tiêu dùng tăng, nhiều người đã tranh thủ đi mua những mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống, ví dụ như giấy vệ sinh... khiến cho nhiều cửa hàng siêu thị, cửa hàng thuốc hoặc cửa hàng điện gia dụng đông nghẹt người mua bán. Các cửa hàng tiện lợi và các cửa hàng ăn mở cửa 24/24 giờ vẫn bán hàng vào ngày 30/9 thì từ 0 giờ ngày 1/10 đã hoàn tất việc thay biển giá, chuyển đổi chế độ tính theo bảng thuế mới. Thuế tiêu dùng ở Nhật Bản được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1989 với mức 3%. Sau đó tới năm 1997 tăng lên 5% và đến năm 2014 thì tăng lên 8%.
08/10/2019
Chúng ta đã bước sang năm 2022 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn tiếp diễn. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu các sự kiện nổi bật liên quan đến hai nước Nhật Bản và Việt Nam trong năm nay. 〈Fujita Hironobu・Báo Mainichi〉 ◆ Olympic Mùa đông Bắc Kinh Ngày 4/2 Thế vận hội Mùa đông sẽ khai mạc tại Bắc Kinh. Mỹ và một số nước châu u tuyên bố “tẩy chay ngoại giao” sự kiện, vì cho rằng việc Chính phủ Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở khu tự trị Tân Cương là vi phạm nhân quyền. Nhật Bản dự kiến cũng sẽ không cử quan chức chính phủ tham dự Thế vận hội này. 〈Ảnh: Làng vận động viên Thế vận hội Bắc Kinh Ⓒ Báo Mainichi〉 ◆ Paralympic Mùa đông Bắc Kinh Ngày 4/3 Khai mạc Paralympic Mùa đông Bắc Kinh. ◆ Vòng loại cuối cùng World Cup Ngày 29/3 Vòng loại cuối cùng World Cup Qatar 2022: Việt Nam – Nhật Bản ◆ Hạ độ tuổi thành niên của người Nhật Ngày 1/4 Luật Dân sự sửa đổi hạ độ tuổi thành niên của người Nhật từ 20 tuổi xuống 18 tuổi sẽ có hiệu lực. Người thành niên sẽ được tự mình ký các loại hợp đồng mà không cần sự đồng ý của cha mẹ. Tuy nhiên, uống rượu và hút thuốc là các hành vi vẫn chỉ được thực hiện từ khi tròn 20 tuổi. ◆ Tròn 50 năm Okinawa được trao trả Ngày 15/5 Tháng 5/1972, Mỹ đã trao trả lại quyền điều hành chính trị (quyền thực thi lập pháp, tư pháp, hành chính) tại Okinawa cho Nhật Bản. Từ sau Thế chiến thứ 2 cho đến thời điểm đó, Okinawa nằm dưới sự điều hành của Mỹ. 〈Ảnh: Thành phố Naha, tỉnh Okinawa〉 ◆ 50 năm bình thường hoá quan hệ Nhật – Trung Ngày 29/9 Từ sau Thế chiến thứ 2, giữa Nhật Bản và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949 không có quan hệ ngoại giao. Ngày 29/9/1972, Nhật Bản và Trung Quốc ký kết “Tuyên bố chung Nhật - Trung”, đặt quan hệ ngoại giao giữa hai nước. 〈Ảnh: Thủ tướng Trung Quốc Chu n Lai và Thủ tướng Nhật Bản Tanaka Kakuei. Tháng 9/1972. Ⓒ Báo Mainichi〉 ◆ Nâng mức tự chi trả chi phí y tế của người cao tuổi Ngày 1/10 Mức tự chi trả chi phí y tế của người từ 75 tuổi trở lên và có thu nhập ở một mức nhất định sẽ tăng từ 10% hiện nay lên 20%. ◆ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN Tháng 10 ~ 11 Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ được tổ chức tại nước chủ tịch Campuchia. 〈Ảnh: Phnom Penh〉 ◆ Bầu cử giữa nhiệm kì tại Mỹ Ngày 8/11 Tại Mỹ, bầu cử tổng thống diễn ra 4 năm 1 lần. 2 năm sau cuộc bầu cử này, cuộc “bầu cử giữa nhiệm kỳ” thống nhất ở cấp quốc gia và địa phương sẽ được tổ chức. Tại Quốc hội sẽ diễn ra bầu cử lại đối với 34 ghế Thượng nghị sĩ, tức khoảng 1/3 số ghế Thượng viện (nhiệm kỳ 6 năm, tổng số ghế 100) và toàn bộ ghế Hạ nghị sĩ (nhiệm kỳ 2 năm, tổng số ghế 435). ◆ Giải Vô địch Bóng đá Thế giới – World Cup Ngày 21/11 Giải Vô địch Bóng đá Thế giới – World Cup 2022 Qatar sẽ khai mạc. Đây là lần thứ 2 World Cup diễn ra tại châu Á, lần trước là năm 2002, tổ chức tại Nhật Bản và Hàn Quốc. 〈Ảnh: Thủ đô Doha của Qatar〉
11/01/2022
Tư cách lưu trú ở Nhật Bản sau khi du học xong Sau khi du học tại trường đại học hoặc trường chuyên môn ở Nhật Bản, nếu bạn muốn làm việc tại Nhật thì phải chuyển đổi tư cách lưu trú. Khi đó, loại tư cách lưu trú phổ biến nhất là “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”. Tuy nhiên, trên thực tế, tuỳ loại trường và tuỳ theo chuyên ngành học mà khả năng chuyển được sang loại tư cách lưu trú này có thể khác nhau. Nếu như đi du học mà không nắm rõ điều này thì có khả năng bạn sẽ không được làm công việc đúng như mong muốn ở Nhật, vì vậy các bạn hãy hết sức chú ý nhé. (Luật sư Sugita Shohei - Văn phòng luật Century) Đặc điểm của tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Về nguyên tắc, đây là loại tư cách lưu trú để làm các công việc mang tính chất tri thức, phần lớn là công việc như “kỹ sư”, “phiên dịch”, “biên dịch” v.v... Với loại tư cách lưu trú này, bạn có thể được làm việc tại các nhà máy nhưng công việc phải liên quan tới kỹ thuật, tri thức chuyên môn của bạn chứ không được phép làm công việc lao động giản đơn. * Kỹ thuật: Là những công việc sử dụng kỹ thuật hoặc tri thức về khoa học tự nhiên học tại trường đại học hoặc trường chuyên môn. * Tri thức nhân văn: Công việc sử dụng tri thức về khoa học xã hội như pháp luật, kinh tế học, học tại trường đại học hoặc trường chuyên môn. * Nghiệp vụ quốc tế: Công việc đòi hỏi khả năng tư duy và cảm thụ đối với văn hoá nước ngoài. Ở đây các bạn cần lưu ý một số điểm. Tư cách lưu trú “Kỹ thuật” hay “Tri thức nhân văn” được mặc định là dùng để thực hiện các công việc sử dụng kỹ thuật hay kiến thức học được tại trường đại học hoặc trường chuyên môn. Tương tự, tư cách lưu trú “Nghiệp vụ quốc tế” dùng để chỉ các công việc sử dụng khả năng tư duy và cảm thụ văn hoá nước ngoài. Bạn sẽ không được làm các công việc không sử dụng các kiến thức hay khả năng cảm thụ nói trên bằng loại tư cách lưu trú này. Chẳng hạn như từng có trường hợp người có tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” làm đầu bếp tại nhà hàng. Trường hợp này là lao động bất hợp pháp. Nơi bạn có thể làm việc phụ thuộc vào cách lựa chọn trường và ngành học Trường hợp sau khi du học xong và muốn đi làm với tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”, bạn có thể làm các công việc phù hợp với nội dung (chuyên ngành) của “Kỹ thuật” hoặc “Tri thức nhân văn” đã học tại trường đại học hoặc trường chuyên môn. ⚫ Trường hợp tốt nghiệp đại học Khi xét xem ngành học và công việc có phù hợp với nhau hay không thì nếu bạn tốt nghiệp đại học ra thì sẽ được xem xét thoáng hơn, còn nếu bạn tốt nghiệp trường chuyên môn ra thì sẽ bị xem xét chặt chẽ hơn. Ví dụ như nếu đã tốt nghiệp đại học ngành văn học, pháp luật hay kinh tế v.v... thì dù tốt nghiệp trường nào ra thì với tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” loại hình công việc có thể làm được cũng không khác nhau lắm. Trong trường hợp này, “trường đại học” không nhất thiết phải là đại học ở Nhật Bản mà nếu bạn có tốt nghiệp đại học ở Việt Nam đi nữa thì cũng sẽ được xem xét, đánh giá giống như tốt nghiệp đại học ở Nhật. Cũng có trường hợp đã tốt nghiệp trường đại học ở Việt Nam rồi sang Nhật du học. ⚫ Trường hợp tốt nghiệp trường chuyên môn Trường hợp tốt nghiệp trường chuyên môn ra, khi bạn đăng ký xin chuyển đổi sang tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” thì mức độ liên quan giữa ngành học trong trường chuyên môn và nội dung công việc sẽ bị xét duyệt rất khắt khe. Vì vậy, khi quyết định học lên trường chuyên môn, bạn cần phải suy nghĩ rất kỹ lưỡng về nghề nghiệp trong tương lai khi lựa chọn trường. Các trường chuyên môn tử tế thường có tư vấn cụ thể về khoá học trước khi các bạn nhập học, vì vậy, hãy tích cực tư vấn với trường nhé. Để có thể tiến gần hơn đến mục tiêu của mình thông qua việc “du học”, các bạn hãy tham khảo thêm câu chuyện kinh nghiệm thực tế của các du học sinh đi trước do KOKORO giới thiệu rồi lựa chọn trường học cũng như khoá học thật phù hợp với mình nhé.
21/01/2021
Năm 2021 sắp kết thúc. Suốt một năm qua, đại dịch COVID-19 tiếp tục có những tác động to lớn, ví dụ như lần đầu tiên trong lịch sử một kỳ Thế vận hội đã diễn ra mà không có khán giả. Hãy cùng KOKORO điểm lại những tin tức nổi bật trên thế giới trong năm qua. 〈Fujita Hironobu〉 Tháng 1 Ông Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ Ngày 20/1, ông Joe Biden (đảng Dân Chủ) đã nhậm chức Tổng thống Mỹ. Khác với chính quyền tổng thống tiền nhiệm Donald Trump (đảng Cộng Hoà) đặt lợi ích của Mỹ lên trên hết, chính quyền của ông Biden chuyển sang phương châm hợp tác với các nước, nỗ lực giải quyết các vấn đề trên thế giới, tôn trọng hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, chính quyền mới không từ bỏ lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc. Ngày 20/1, ông Joe Biden (đảng Dân Chủ) đã nhậm chức Tổng thống Mỹ. Khác với chính quyền tổng thống tiền nhiệm Donald Trump (đảng Cộng Hoà) đặt lợi ích của Mỹ lên trên hết, chính quyền của ông Biden chuyển sang phương châm hợp tác với các nước, nỗ lực giải quyết các vấn đề trên thế giới, tôn trọng hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, chính quyền mới không từ bỏ lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc. Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân có hiệu lực “Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân”, khuôn khổ pháp lý quốc tế đầu tiên cấm toàn diện vũ khí hạt nhân, có hiệu lực từ ngày 22/1. Hiệp ước này được thông qua tại Liên Hợp Quốc, với sự tán thành của 122 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước sở hữu vũ khí hạt nhân như Mỹ, Nga... hay các nước dựa vào vũ khí hạt nhân, bao gồm cả Nhật Bản, thì phản đối và không tham gia hiệp ước. Tháng 2 Đảo chính tại Myanmar Ngày 1/2, quân đội Myanmar đã tiến hành đảo chính, bắt giữ người đứng đầu chính quyền, cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, và lập ra chính quyền quân sự. Đông đảo người dân phản đối chính quyền quân sự đã tiên tục biểu tình và bị quân đội trấn áp bằng vũ lực. Tháng 9, “Chính phủ Thống nhất Quốc gia” do phong trào đòi dân chủ lập ra tuyên bố bắt đầu cuộc chiến chống lại quân đội. Tình hình tại Myanmar vẫn tiếp tục rối ren. 〈Ảnh thành phố Yangon〉 Ngày 1/2, quân đội Myanmar đã tiến hành đảo chính, bắt giữ người đứng đầu chính quyền, cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, và lập ra chính quyền quân sự. Đông đảo người dân phản đối chính quyền quân sự đã tiên tục biểu tình và bị quân đội trấn áp bằng vũ lực. Tháng 9, “Chính phủ Thống nhất Quốc gia” do phong trào đòi dân chủ lập ra tuyên bố bắt đầu cuộc chiến chống lại quân đội. Tình hình tại Myanmar vẫn tiếp tục rối ren. 〈Ảnh thành phố Yangon〉 Tháng 4 Chính quyền mới tại Việt Nam Ngày 5/4, Quốc hội Việt Nam đã bầu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (66 tuổi) làm chủ tịch Quốc hội. Thủ tướng mới được bầu, ông Phạm Minh Chính (62 tuổi), Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng Sản, đã thành lập chính quyền mới. Nhiệm kì của ông là 5 năm. Lãnh đạo cấp cao nhất là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (76 tuổi) tiếp tục tại nhiệm. Xác định mục tiêu trung hoà các-bon Tại cuộc họp thượng đỉnh về biến đổi khí hậu diễn ra vào tháng 4, Thủ tướng Nhật Bản lúc đó là ông Suga Yoshihide đã nâng đáng kể mục tiêu cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính: “Đến năm 2030 phải cắt giảm 46% so với mức của năm 2013”. Nhiều nước tham gia “Hiệp định Paris”, hiệp định đặt mục tiêu giảm phát thải ròng khí gây hiệu ứng nhà kính xuống mức 0, tuyên bố sẽ “đạt được mục tiêu vào năm 2050” và hướng đến xã hội không phát thải CO2. Tháng 7 Sạt lở đất ở Atami làm 27 người thiệt mạng và mất tích Ngày 3/7 tại thành phố Atami, tỉnh Shizuoka, đã xảy ra lở bùn quy mô lớn. Dòng bùn lở trải dài khoảng 2km, độ rộng tới 160m, khiến 26 người thiệt mạng và 1 người mất tích. Do dải front mùa mưa gây mưa kéo dài, tổng cộng 55.500 mét khối đất đã bị sạt lở và tràn xuống. Ngày 3/7 tại thành phố Atami, tỉnh Shizuoka, đã xảy ra lở bùn quy mô lớn. Dòng bùn lở trải dài khoảng 2km, độ rộng tới 160m, khiến 26 người thiệt mạng và 1 người mất tích. Do dải front mùa mưa gây mưa kéo dài, tổng cộng 55.500 mét khối đất đã bị sạt lở và tràn xuống. Thế vận hội Tokyo được tổ chức không có khán giả trong bối cảnh bị chỉ trích Olympic và Paralympic Tokyo được tổ chức từ tháng 7 đến tháng 9 dưới hình thức đặc biệt là "Về nguyên tắc không có khán giả". Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy số người muốn hủy hoặc hoãn sự kiện này do đại dịch vi-rút corona nhiều hơn số người mong sự kiện được tổ chức. Trong khi lập trường “kiên quyết tổ chức Thế vận hội” của Chính phủ Nhật Bản và Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) vấp phải nhiều chỉ trích, thì màn trình diễn của các vận động viên lại khiến mọi người xúc động nên người ta lại một lần nữa nhắc nhau về ý nghĩa của Thế vận hội. Olympic và Paralympic Tokyo được tổ chức từ tháng 7 đến tháng 9 dưới hình thức đặc biệt là "Về nguyên tắc không có khán giả". Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy số người muốn hủy hoặc hoãn sự kiện này do đại dịch vi-rút corona nhiều hơn số người mong sự kiện được tổ chức. Trong khi lập trường “kiên quyết tổ chức Thế vận hội” của Chính phủ Nhật Bản và Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) vấp phải nhiều chỉ trích, thì màn trình diễn của các vận động viên lại khiến mọi người xúc động nên người ta lại một lần nữa nhắc nhau về ý nghĩa của Thế vận hội. Tháng 9 Xúc tiến tiêm vắc-xin Cuối tháng 9, khi số người tiêm đủ 2 mũi vắc-xin COVID-19 tại Nhật Bản đạt tới khoảng 60%, số ca nhiễm giảm mạnh và tình trạng khẩn cấp cũng như các biện pháp phòng dịch trọng điểm đã được dỡ bỏ hoàn toàn sau khoảng nửa năm áp dụng. Tình trạng lây nhiễm trên thế giới không hạ nhiệt, người ta đang kì vọng vào việc cho ra đời các loại thuốc uống có hiệu quả tương đương với vắc-xin. Cuối tháng 9, khi số người tiêm đủ 2 mũi vắc-xin COVID-19 tại Nhật Bản đạt tới khoảng 60%, số ca nhiễm giảm mạnh và tình trạng khẩn cấp cũng như các biện pháp phòng dịch trọng điểm đã được dỡ bỏ hoàn toàn sau khoảng nửa năm áp dụng. Tình trạng lây nhiễm trên thế giới không hạ nhiệt, người ta đang kì vọng vào việc cho ra đời các loại thuốc uống có hiệu quả tương đương với vắc-xin. Tháng 10 Nhật Bản có thủ tướng mới Ngày 4/10, Nội các của Thủ tướng Suga Yoshihide từ chức. Thủ tướng Kishida Fumio, người được bầu lên sau cuộc bỏ phiếu chọn thủ tướng tại Quốc hội, đã cho ra mắt nội các mới. Ngày 14/10, Thủ tướng Kishida giải tán Hạ viện. Trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra ngày 31/10, đảng Dân chủ Tự do giành được đa số phiếu ổn định. Thủ tướng Kishida chủ trương khôi phục lại nền kinh tế bị thiệt hại bởi đại dịch COVID-19 và dồn lực vào việc xoá bỏ các chênh lệch. 〈Ảnh: Thủ tướng Kishida và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính〉 Ngày 4/10, Nội các của Thủ tướng Suga Yoshihide từ chức. Thủ tướng Kishida Fumio, người được bầu lên sau cuộc bỏ phiếu chọn thủ tướng tại Quốc hội, đã cho ra mắt nội các mới. Ngày 14/10, Thủ tướng Kishida giải tán Hạ viện. Trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra ngày 31/10, đảng Dân chủ Tự do giành được đa số phiếu ổn định. Thủ tướng Kishida chủ trương khôi phục lại nền kinh tế bị thiệt hại bởi đại dịch COVID-19 và dồn lực vào việc xoá bỏ các chênh lệch. 〈Ảnh: Thủ tướng Kishida và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính〉 Tháng 11 Ohtani Shohei giành 13 danh hiệu bao gồm cầu thủ xuất sắc nhất Cầu thủ Ohtani Shohei (27 tuổi) đang chơi cho đội Los Angeles Angels trong giải bóng chày Major League của Mỹ đã được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất (MVP). Với 46 cú home run và 9 chiến thắng, với khả năng đánh bóng - ném bóng song toàn, Ohtani có màn trình diễn lịch sử, giành được tổng cộng 13 danh hiệu, bao gồm cầu thủ xuất sắc nhất năm do tạp chí “Baseball America” bầu chọn và danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất năm do các cầu thủ thuộc Major League bình chọn... Cầu thủ Ohtani Shohei (27 tuổi) đang chơi cho đội Los Angeles Angels trong giải bóng chày Major League của Mỹ đã được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất (MVP). Với 46 cú home run và 9 chiến thắng, với khả năng đánh bóng - ném bóng song toàn, Ohtani có màn trình diễn lịch sử, giành được tổng cộng 13 danh hiệu, bao gồm cầu thủ xuất sắc nhất năm do tạp chí “Baseball America” bầu chọn và danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất năm do các cầu thủ thuộc Major League bình chọn... ※ Chức vụ và tuổi tính theo thời điểm đăng tin tức.
28/12/2021
Phương tiện giao thông công cộng phổ biến nhất tại Nhật Bản là tàu điện, việc sử dụng thẻ Suica sẽ giúp TTS, Du học sinh Việt thanh toán vé tàu dễ dàng và tiết kiệm hơn rất nhiều. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn làm và sử dụng thẻ Suica khi đi tàu ở Nhật. 1. Thẻ Suica là gì? a. Suica là một thẻ IC (thẻ thanh toán) của Japan East JR giúp bạn có thể thanh toán và mua vé tàu dễ dàng mà không cần đứng xếp hàng. Để sử dụng thẻ Suica bạn cần phải nạp tiền vào tài khoản trước, đặc biệt ngoài việc thanh toán vé tàu điện, thẻ suica còn có thể thanh toán được vé xe buýt hay mua sắm ở một số nhà hàng, cửa hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động và nhiều dịch vụ khác. Có nhiều địa điểm du lịch còn áp dụng chế độ ưu đãi giảm giá khi sử dụng thẻ Suica. b. Các loại thẻ Suica phổ biến tại Nhật Bản Suica Teikiken: Đây chính là vé tháng và được các bạn du học sinh Việt lựa chọn nhiều nhất giúp bạn tiết kiệm chi phí đi lại trong 1 tháng. Khi sử dụng Suica Teikiken bạn sẽ được giảm một phần tiền (50% hoặc 70% tùy trường hợp). Để có thể đăng kí Suica Teikiken, du học sinh Việt cần xin giấy xác nhận của trường để đăng ký thẻ (cái này khá giống khi làm vé tháng xe buýt tại Việt Nam) My Suica: là loại Suica có thông tin cá nhân của bạn. Với My Suica, bạn sẽ đăng ký thông tin về tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, v.v tại thời điểm phát hành thẻ. Với loại thể này nếu bạn mất thẻ, JR sẽ căn cứ vào thông tin đăng ký của bạn để cấp lại thẻ mới cho bạn. Lưu ý là thẻ MySuica cần bạn cung cấp số điện thoại tại Nhật, vì vậy bạn cần đăng kí số điện thoại trước Suica bình thường Thẻ này có giá trị như thẻ My Suica. Tuy nhiên, nếu mất bạn sẽ không được cấp lại, và thẻ này không dùng cho trẻ em. Ngoài ra, cũng có thẻ Mobile Suica, theo đó bạn sẽ dùng điện thoại thông minh có tích hợp Suica để quẹt mà không cần thẻ 2. Mua thẻ Suica mất bao nhiêu tiền? Chi phí làm thẻ Suica thường mất 2000 yên trong đó 500 yên là tiền phát hành thẻ và 1500 yên sẽ được chuyển vào thẻ để sử dụng. Ngoài ra bạn cũng có nhiều những lựa chọn khác như hình dưới. Lưu ý khi nạp tiền thẻ suica: Nếu bạn nạp thẻ tại máy bán vé tự động tại ga trước khi vào cổng soát vé thì bạn có thể nạp tiền từ mức 500 yên. Tuy nhiên nếu nếu nạp tiền tại các máy nạp tiền gần cổng ra, ở phía trong cổng soát vé trong ga, hay nạp tiền tại các cửa hàng tiện lợi thì chỉ có thể nạp theo đơn vị 1000 yên trở lên. 3. Hướng dẫn mua thẻ Suica ở Nhật Bản Mua thẻ Suica khá dễ. Bạn có thể mua ở các ga tàu điện bằng cách điền vào form yêu cầu mua Suica rồi chuyển cho nhân viên kiểm soát ở ga đó để đóng tiền mua, hoặc là mua bằng máy bán vé tự động. Dưới đây là clip hướng dẫn các bạn mua thẻ Suica bằng máy bán vé tự động https://www.youtube.com/watch?v=BW-iVmKmOyE&feature=youtu.be ① Như vậy là hoàn thành đăng ký làm thẻ để nạp tiền vào thẻ bạn sẽ bạn đưa thẻ vào khe thẻ ② Chọn số tiền cần nạp ③ Đưa tiền vào khe nhét tiền giấy hoặc thả tiền xu vào ô bên cạnh Vậy là đã hoàn tất, máy sẽ trả lại thẻ và tiền thừa (nếu có) ở phía bên dưới. 4. Hướng dẫn sử dụng thẻ Suica khi đi tàu tại Nhật Bản Để sử dụng thẻ Suica, bạn chỉ cần chạm thẻ vào bảng điện tử trên cửa soát vé, hoặc tại quầy thanh toán các cửa hàng là có thể sử dụng. Trên đây là một số hướng dẫn làm và sử dụng thẻ Suica khi đi tàu dành cho TTS, du học sinh Việt khi sinh sống tại Nhật Bản. Các bạn nếu đã từng đi Nhật Bản và sử dụng phương tiện công cộng này thì hãy đóng góp ý kiến cho chúng tôi được biết nhé. Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ.
30/01/2020
Người nước ngoài khi mới sang Nhật Bản thường không biết cách làm thế nào để đi tới nơi mình muốn hoặc sử dụng phương tiện giao thông nào là phù hợp nhất. Thậm chí, ngay cả những hoạt động thường nhật như đi học hay mua sắm cũng chẳng dễ dàng chứ đừng nói đến chuyện đi tham quan các địa danh nổi tiếng hoặc đến các cửa hàng bán nguyên liệu nấu ăn món Việt Nam v.v… Tuy nhiên, nếu biết cách dùng các ứng dụng điện thoại miễn phí có tính năng tra cứu đường đi cũng như chọn phương tiện phù hợp nhất thì bạn hoàn toàn có thể dễ dàng đi đến nơi mình muốn. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu các ứng dụng tra cứu đường đi trên điện thoại mà các sempai người Việt sử dụng phổ biến nhất. 〈Các ứng dụng giới thiệu trong bài〉 ・Google Maps ・Yahoo Norikae Annai (ヤフー乗換案内) ・Norikae Annai (乗換案内) ・Japan Transit Planner 1. Google Maps Thao tác cơ bản trên ứng dụng ➊ Khi mở ứng dụng, bản đồ khu vực bạn đang đứng sẽ lập tức hiện ra (※ Trong phần cài đặt chung của điện thoại, cần chỉnh cài đặt sang chế độ cho phép Google Maps truy cập thông tin vị trí). Tại đây, bạn có thể nhập địa điểm muốn đến vào cửa sổ tìm kiếm để tra cứu đường đi. ➋ Bản đồ khu vực bạn đang đứng (※ Có thể tuỳ chỉnh trên ứng dụng để bản đồ hiện ra dạng ảnh chụp vệ tinh hay dạng bản đồ thường.) ※ ➊ Bản đồ khu vực bạn đang đứng (※ Có thể tuỳ chỉnh trên ứng dụng để bản đồ hiện ra dạng ảnh chụp vệ tinh hay dạng bản đồ thường.) ; ➋ Bản đồ khu vực điểm đến ➌ Khi bấm vào nút “Đường đi", các lựa chọn cách đi khác nhau tới điểm cần đến sẽ hiện ra. Sau đó, nếu bạn bấm vào biểu tượng tàu điện thì sẽ biết được các thông tin như ga xuất phát, ga chuyển tuyến, số tiền và thời gian di chuyển. ➍ Thông thường, khi chọn tra cứu cách đi bằng tàu điện thì nhiều lựa chọn khác nhau về thời gian và tuyến đường sẽ hiện ra. Bạn chỉ cần bấm chọn một trong số các cách đi là thông tin chi tiết về tuyến đường đó sẽ xuất hiện. ※ ➌ Các gợi ý đường đi tới điểm muốn đến ; ➍ Thông tin chi tiết về tuyến đường đã chọn Trên màn hình nêu chi tiết tuyến đường, ngoài các thông tin như tuyến tàu, ga xuất phát, thời gian xuất phát, ga chuyển tuyến, giờ đến nơi v.v… bạn còn biết được mình cần phải đi tới đường ray số bao nhiêu trong ga nữa. Ngoài ra còn có cả thông tin cho biết là nếu bạn lên toa tàu số bao nhiêu thì sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức khi chuyển tuyến. ƯU ĐIỂM ・Được sử dụng trên toàn thế giới, người Việt cũng dùng nhiều. ・Cách tra cứu phong phú → Tra cứu bằng địa chỉ → Tra cứu bằng địa danh → Chọn địa điểm ngay trên bản đồ → Tra cứu bằng tên nhà ga ・Không cần phải biết trước nhà ga hay bến xe buýt gần nhất. ・Có thể tra cứu cả bằng chữ Latinh. Chỉ cần nhập thông tin là các gợi ý địa điểm thích hợp với thông tin tìm kiếm sẽ hiện ra. Hoàn toàn không biết tiếng Nhật cũng có thể tra cứu được. ・Có thể tra cứu nhiều phương tiện giao thông khác nhau (ô tô, tàu điện, xe buýt, đi bộ v.v…) Sau khi chọn phương tiện đi lại xong, ta biết được luôn cả thời gian cũng như chi phí dự kiến để đi bằng phương tiện đó. ・Tính năng tra cứu tích hợp chung với bản đồ, hiển thị được cả bản đồ từ điểm đầu đến điểm cuối. Trường hợp cần sử dụng nhiều phương tiện giao thông khác nhau thì thông tin liên quan đến chuyển phương tiện cũng hiển thị đầy đủ. NHƯỢC ĐIỂM ・Thỉnh thoảng cũng có trường hợp giờ tàu xe không chính xác. ・Có thể lựa chọn cách đi theo các tiêu chuẩn như ưu tiên cách đi rẻ, nhàn hoặc tránh phải đi bộ nhiều v.v.. nhưng không tuỳ chỉnh chi tiết được cách tra cứu (ví dụ như không sử dụng tàu cao tốc, shinkansen v.v…) 2. Yahoo Norikae Annai (ヤフー乗換案内) Thao tác cơ bản trên ứng dụng ➊ Khi mở ứng dụng lên, màn hình tra cứu chính sẽ hiện ra. ➊ Màn hình tra cứu chính ➋・Sau khi nhập ga đi và ga đến rồi bấm nút「検索」(tra cứu), sẽ hiển thị tuyến đường đi. ・Trường hợp muốn tra cứu bằng bản đồ hay địa điểm hiện tại thì bấm vào nút 「駅・バス停・スポット」(Ga tàu, điểm dừng xe buýt, địa điểm). ・Từ màn hình này có thể tuỳ chỉnh thời gian xuất phát hoặc thời gian đến nơi v.v… Ngoài ra, trường hợp không muốn đi bằng tàu cao tốc hoặc shinkansen thì bấm vào nút 「交通指定あり」(Chọn phương tiện đi lại) để tuỳ chỉnh. ➋ Màn hình tra cứu theo các ga tàu ở gần điểm hiện tại và tra cứu bằng bản đồ ➌ Sau khi đã chọn xong điểm đi và điểm đến thì các tuyến đường đi sẽ được hiển thị. ➌ Màn hình lựa chọn các tuyến đường ➍ Trên màn hình hiển thị các tuyến đường, có thể chọn sắp xếp các cách đi theo thứ tự ưu tiên về thời gian tới điểm cần đến, nhanh trước chậm sau (早)(Nhanh), ưu tiên cách đi có số lần chuyển tuyến ít (楽)(Nhàn) hoặc ưu tiên cách đi có giá rẻ (安)(Rẻ). Sau khi chọn tuyến đường mà bạn thích thì màn hình chi tiết về tuyến đường đó sẽ hiện ra. ➍ Màn hình chi tiết tuyến đường ƯU ĐIỂM ・Có thể dễ dàng lựa chọn tuyến đường theo các tiêu chuẩn “Nhanh”, “Nhàn”, “Rẻ”. ・Có thể tuỳ chỉnh tìm đường đi không sử dụng tàu cao tốc hoặc shinkansen. Tính năng này rất hữu ích đối với các bạn du học sinh hay thực tập sinh muốn tiết kiệm chi phí. ・Có thông tin hướng dẫn lên toa tàu nào để chuyển tàu được nhanh chóng và đỡ mất công sức. ・Đây là ứng dụng chuyên để tra cứu phương tiện giao thông công cộng nên có thể dễ dàng tra cứu giờ tàu và giờ xe buýt. ・Trong ứng dụng cũng có cả thông tin tai nạn hay dừng tàu cũng như hướng dẫn cách đi vòng tránh khu vực tàu đang không vận hành. NHƯỢC ĐIỂM ・Giao diện và thông tin nhập vào chỉ có tiếng Nhật. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để học tiếng Nhật. ・Tính năng tra cứu theo địa danh hoặc bản đồ không tiện dụng như Google Maps. 3. Norikae Annai (乗換案内) Thao tác cơ bản trên ứng dụng ➊ Sau khi mở ứng dụng, màn hình tra cứu đường đi sẽ hiện ra. ➊ Màn hình tra cứu đường đi ➋ Trên màn hình này, có thể nhập thông tin điểm đi và điểm đến. Có thể lựa chọn luôn thời gian xuất phát hoặc thời gian đến nơi trên màn hình. Ngoài ra, có thể bấm vào nút 「地図」(Bản đồ) để mở màn hình tra cứu bằng bản đồ. ➋ Màn hình tra cứu bằng bản đồ ➌・Có thể tra cứu ga tàu và điểm dừng xe buýt trên màn hình này. ・Sau khi chọn xong điểm đi và điểm đến, màn hình các tuyến đường sẽ hiện ra. ➌ Màn hình liệt kê các tuyến đường và màn hình thông tin chi tiết tuyến đường (thao tác tương tự như ứng dụng Yahoo Norikae Annai) ƯU ĐIỂM ・Thao tác tương tự như ứng dụng Yahoo Norikae Annai, tuy nhiên, trong ứng dụng Norikae Annai này, bạn có thể tra cứu đường đi cả bằng địa danh. Ngoài ra, ga tàu hoặc bến xe buýt gần điểm đi và điểm đến sẽ tự động hiện ra. ・Cũng giống như Google Maps, bạn có thể tìm đường đi bằng cách chọn trên bản đồ. ・Có thể lựa chọn hiển thị các tuyến đường theo thứ tự ưu tiên “Nhanh", “Nhàn", “Rẻ". ・Có thông tin hướng dẫn lên toa tàu nào để chuyển tuyến cho nhanh và đỡ mất công sức. ・Có thể tuỳ chỉnh tra cứu đường không sử dụng tàu cao tốc hay shinkansen. Tính năng này rất hữu ích đối với du học sinh và thực tập sinh muốn tiết kiệm chi phí. ・Đây là ứng dụng chuyên để tra cứu phương tiện giao thông công cộng nên có thể dễ dàng tra cứu giờ tàu và giờ xe buýt. ・Trong ứng dụng cũng có cả thông tin tai nạn hay dừng tàu cũng như hướng dẫn cách đi vòng tránh khu vực tàu đang không vận hành. NHƯỢC ĐIỂM ・Giao diện và thông tin nhập vào chỉ có tiếng Nhật. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để học tiếng Nhật. 4. Japan Transit Planner Thao tác cơ bản trên ứng dụng ➊ Khi mở ứng dụng lên, màn hình tra cứu sẽ hiện ra. ➊ Màn hình tra cứu ➋ Có thể nhập điểm đi và điểm đến trên màn hình này. Việc tuỳ chỉnh thời gian đi và đến cũng thực hiện luôn tại đây. Khi đã chọn xong điểm đi và điểm đến, bấm vào nút “Tìm kiếm" thì màn hình thông tin tuyến đường sẽ hiện ra. ➋ Màn hình tuyến đường Trên màn hình này có thể biết được thông tin chi tiết của tuyến đường (bao gồm thời gian, chi phí, thông tin chuyển tuyến v.v…) Ngoài ra, trên màn hình này cũng có thể chọn các tuyến đường khác nhau. ƯU ĐIỂM ・Có giao diện 12 thứ tiếng, bao gồm cả tiếng Việt. ・Tính năng cơ bản cũng tương tự như các ứng dụng tra cứu đường đi khác. Có thể tra cứu bằng địa danh, ga tàu và điểm dừng xe buýt gần điểm đi và điểm đến cũng tự động hiện ra. ・Các tuyến đường cũng được xếp theo các tiêu chuẩn “Nhanh", “Nhàn", “Rẻ". ・Có thể tuỳ chỉnh tìm đường không sử dụng tàu cao tốc hoặc shinkansen v.v.. Tính năng này rất hữu ích đối với du học sinh hay thực tập sinh muốn tiết kiệm chi phí. ・Đây là ứng dụng chuyên để tra cứu phương tiện giao thông công cộng nên có thể dễ dàng tra cứu giờ tàu và giờ xe buýt. ・Có cả thông tin gợi ý về các điểm tham quan, du lịch nổi tiếng. NHƯỢC ĐIỂM ・Không tra cứu được bằng bản đồ. ・Không biết được lên toa tàu nào thì chuyển tuyến sẽ nhanh và đỡ tốn công sức hơn. ・Không hiển thị thông tin tai nạn, dừng tàu hay thông tin đường vòng tránh khi tàu không vận hành. Các phương tiện giao thông công cộng ở Nhật Bản rất phát triển và tiện lợi. Nếu biết cách khéo léo lựa chọn phương tiện giao thông công cộng thì cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Các bạn hãy dùng thử các ứng dụng trên và chọn ra ứng dụng phù hợp nhất với mình nhé!
24/02/2021
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài