Category | Tin mới nhất
Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...
7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
02/05/2024Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
13/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Khi hỗ trợ các bạn du học sinh đang đi tìm việc ở Nhật, chúng mình thường nhận được câu hỏi là “Trước khi vào công ty, em nên học trước điều gì?”. Câu trả lời của chúng mình là “Bạn nên tìm hiểu trước về các quy tắc ứng xử". Trước khi đi làm chính thức, nếu biết trước những quy tắc cơ bản, bạn sẽ xuất phát sớm hơn các bạn khác một bước. Vì vậy, chúng mình sẽ giới thiệu về những quy tắc ứng xử dành cho các bạn mới đi làm trong hai bài viết. Lần này, chúng mình sẽ nói về “Cách nhận điện thoại”, “Cách mời khách uống trà”, và một quy tắc mà tất cả các công ty đều xem trọng, đó là “Hou - Ren - Sou". Nhận điện thoại trong vòng 3 tiếng chuông Nếu không nhấc điện thoại lên, bạn sẽ không biết ai là người gọi tới công ty của bạn. Vì vậy, điều quan trọng là bạn luôn ý thức rằng “Khi nhận điện thoại, bạn đang đại diện cho cả công ty". Đầu tiên, khi có điện thoại tới, bạn không nên để đối phương phải chờ lâu, bạn hãy nhấc máy càng sớm càng tốt. Con người sẽ cảm thấy không thoải mái nếu phải chờ hơn 10 giây. Khi gọi điện thoại, nếu nghe nhạc chờ quá lâu, đối phương rất dễ có ấn tượng xấu về công ty của bạn. Một lần đổ chuông kéo dài khoảng 3 giây. 3 tiếng chuông sẽ mất khoảng 10 giây. Bạn hãy cố gắng nhấc máy trong 3 tiếng chuông đổ lại nhé. “Sẽ có ai đấy nhận điện thoại thôi" là một suy nghĩ không tốt chút nào, bạn sẽ ỷ lại vào người khác. Ở nhiều nơi làm việc, có một quy tắc bất thành văn là người có ít kinh nghiệm, chưa có thâm niên là người nhận điện thoại trước. Trong 1, 2 năm đầu sau khi vào làm việc, trừ những lúc bạn bận việc khác và không thể rời tay thì bạn hãy cố gắng là người nhấc máy đầu tiên nhé. Tuy nhiên, nếu hồi chuông đầu tiên chưa dứt mà bạn đã trả lời điện thoại thì bạn sẽ khiến đối phương ngạc nhiên. Vì vậy, bạn hãy cố gắng nhấc máy ở sau 1 hoặc 2 hồi chuông. Cách nhận điện thoại Đây là những điều cơ bản mà bạn sẽ nói khi có điện thoại gọi tới công ty. ①私 : はい、〇〇(自分の会社名)でございます。お電話ありがとうございます。 ②相手: 私、〇〇(会社名)の△△と申します。お世話になっております。 ③私 : 〇〇の△△様でいらっしゃいますね。お世話になっております。 ④相手: 様はいらっしゃいますか? Xác nhận danh tính của đối phương Nếu bạn không nghe rõ tên công ty hoặc tên của người gọi, bạn hãy hỏi lại chính xác tên của người ấy. Bạn hãy dùng câu hỏi “恐れ入りますが、もう一度会社名とお名前をお伺いしてもよろしいでしょうか”. Khi đó, người gọi sẽ nói tên công ty và tên của họ một lần nữa nên bạn có thể nói lại với người phụ trách là “〇〇社の△△様からお電話です”. Khi người gọi không nói tên mình mà hỏi về một ai đó, bạn hãy hỏi “恐れ入りますが、お宅様(おたくさま)のお名前を教えて頂けますか?”. Giới thiệu tên của mình Nếu người gọi đến không chỉ định gặp ai và bạn có thể trả lời nội dung của cuộc điện thoại đó thì trước khi chào いつもお世話になっております, bạn hãy giới thiệu tên mình qua câu nói “私は☆☆と申します”. Đây cũng là một cách cảm ơn đối phương vì họ đã nói tên của họ. Khi bạn nói chuyện với ai đó, bạn hãy giới thiệu tên của mình nhé. Khi nhận điện thoại chậm Nếu bạn để điện thoại kêu quá lâu rồi mới bắt máy, trước khi nói “お電話ありがとうございます”, bạn hãy xin lỗi bằng câu nói “大変お待たせしました”. Cách mời khách uống trà Thông thường, khi có khách tới công ty của bạn, bạn sẽ mời họ uống trà. Có một số công ty mời khách uống cà phê. Dưới đây là quy tắc mời khách uống trà hoặc cà phê. ① Gõ cửa 3 lần và nói “失礼します” rồi vào phòng. ② Nếu trong phòng tiếp khách có bàn ở sát tường, bạn hãy đặt khay trà lên bàn đó và chuẩn bị mời khách uống trà. Nếu trong phòng đó không có bàn trống thì bạn hãy cầm khay bằng một tay, tay còn lại thì lấy trà mời khách. ③ Cầm tách và đĩa trà bằng cả hai tay, vừa đưa trà mời khách vừa nói “どうぞ”, “失礼します”. Hãy mời khách có chức vụ cao trước, sau đó là đến các vị trí còn lại. Về thứ tự mời trà, đầu tiên, bạn hãy mời người ngồi xa cửa vào nhất - vị trí “Kamiza". Đối với người ngồi ở vị trí gần cửa vào nhất - vị trí “Shimoza", bạn hãy mời cuối cùng. Sau khi mời khách xong, bạn hãy mời người trong công ty mình. Về cách phân biệt vị trí Kamiza và Shimoza, bạn hãy tham khảo bài viết này nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Quy tắc ứng xử khi dùng bữa với người lớn hơn ④ Sau khi mời trà xong, khi đứng trước cửa ra, bạn hãy cúi đầu và nói “失礼しました” rồi ra ngoài. ⑤ Khi ra khỏi phòng, bạn hãy hướng về phía khách, cúi đầu và đóng cửa lại. Không thể thiếu “Hou - Ren - Sou” Khi làm việc ở trong các công ty của Nhật, bạn sẽ thường nghe thấy cụm từ “Hou - Ren - Sou”. Đây là từ đầu tiên trong 3 cụm từ dưới đây. ・ホウ=報告(ほうこく) = Báo cáo・レン=連絡(れんらく) = Liên lạc・ソウ=相談(そうだん) = Xin ý kiến, xin tư vấn “Báo cáo - Liên lạc - Xin ý kiến” là những điều rất cơ bản trong cuộc sống hàng ngày. Trong công việc, việc “Báo cáo - Liên lạc - Xin ý kiến” vào lúc nào, như thế nào là việc rất quan trọng. ❌ Không báo cáo tiến độ công việc Khi được cấp trên hoặc người khác giao việc, bạn hãy “báo cáo” tiến độ công việc cho họ thường xuyên nhé. Để cấp trên và đồng nghiệp có thể hỗ trợ bạn, đưa ra lời khuyên cho bạn, điều chỉnh lượng công việc, đưa ra những chỉ thị tiếp theo vào lúc thích hợp thì bạn cần báo cáo tình hình công việc hiện tại cho họ. Để được như vậy, bạn phải thường xuyên báo cáo tình hình công việc với cấp trên hoặc đồng nghiệp. Ở các công ty Nhật Bản, việc siêng “báo cáo” được coi là việc rất quan trọng. ❌ Không nhắc lại Khi đối phương rất bận, họ không thể xử lý được những thông tin mà bạn báo cáo - liên lạc - xin ý kiến - nhờ giúp đỡ v.v. Trong trường hợp này, bạn hãy tìm thời điểm thích hợp, hỏi lại đối phương một lần nữa. ❌ Hành động theo phán đoán của bản thân Nếu bạn là nhân viên mới, chắc chắn là có rất nhiều điều mà bạn chưa biết. Trong các công việc của bạn, nếu có điều gì đó bạn không hiểu hoặc không thể đưa ra quyết định, bạn đừng ngại, hãy hỏi ý kiến của cấp trên và các anh chị đồng nghiệp. Tổng kết Lần này, mình đã giới thiệu với các bạn những quy tắc ứng xử cơ bản dành cho nhân viên mới đi làm như “Cách nhận điện thoại”, “Cách mời khách uống trà”, “Hou - Ren - Sou”. ・ Nhận điện thoại trong vòng 3 tiếng chuông. ・ Khi trả lời điện thoại, hãy nói rõ tên của bạn khi cần thiết. ・ Khi trả lời điện thoại, hãy hỏi tên công ty và tên đối phương khi cần thiết. ・ Cách mời khách uống trà. ・ Thường xuyên báo cáo với cấp trên và các anh chị đồng nghiệp về tiến độ công việc. ・ Khi cấp trên bận và không thể trả lời ngay, thực hiện “Hou-Ren-Sou” một lần nữa. ・ Khi có điều gì không hiểu thì trao đổi trực tiếp với cấp trên hoặc các anh chị đồng nghiệp. Sau khi vào làm việc khoảng 1 tháng, các bạn hãy cố gắng thực hiện nhuần nhuyễn những quy tắc ứng xử cơ bản này nhé. Ngoài ra, bạn hãy nhớ những thông tin này từ bây giờ. Khi bắt đầu làm việc thực tế, bạn hãy thỉnh thoảng nhớ lại và thực hiện những điều này, chúng sẽ trở thành thói quen của bạn. Chúng ta hãy tìm hiểu các quy tắc ứng xử và làm việc thật tốt trong các doanh nghiệp của Nhật nhé.
28/01/2023
“Chăm con và bếp núc chủ yếu là công việc của phụ nữ.” Những giá trị cũ của Nhật Bản như vậy đã phai nhạt gần đây, và xã hội có một xu hướng khuyến khích nam giới tham gia tích cực vào việc chăm sóc trẻ đang dần lan rộng. Trong hoàn cảnh như vậy, những người đàn ông tích cực tham gia chăm sóc con cái được gọi bằng một cái tên rất ấn tượng. Đó là Ikumen. ”Ikumen” nghĩa là gì? Ở Việt Nam, việc các ông bố đưa con đến trường và cùng nhau chơi ở công viên vào những ngày nghỉ và sau giờ học là điều rất phổ biến. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, những ông bố như vậy khá ít và được gọi bằng những cái tên rất thú vị - "Ikumen". Ở Việt Nam, không hiếm những ông bố đưa con đến trường từ sáng sớm và đón con khi xe cộ đông đúc vào thời điểm tan tầm. Tôi là một trong số họ. Tôi thường có thời gian rảnh vào buổi chiều nên hàng ngày tôi hay đưa đón con, nấu bữa tối. Việt Nam có kha khá những người đàn ông như vậy so với Nhật Bản. Vì vậy, những ông bố như vậy cũng ít khi được gọi với cái tên đặc biệt nào. Ikumen là sự kết hợp giữa “Iku” trong “chăm sóc trẻ em” và “men”, là cách diễn đạt của “nam” trong tiếng Anh. Nó khác với "Ikemen" dùng để chỉ những người đàn ông đẹp trai. Chữ “men” trong “ikemen” có hai nghĩa: “men” nghĩa là khuôn mặt và “men” nghĩa là đàn ông. Còn "Ikumen" dùng để chỉ những người đàn ông tích cực trong việc tham gia chăm sóc con cái. Vậy tại sao lại có từ này? Điều này có thể được hiểu bằng cách nhìn vào lịch sử của xã hội Nhật Bản. Trong thời kỳ Nhật Bản tăng trưởng kinh tế nhanh chóng (1955-1973), đàn ông với tư cách là "trụ cột kinh tế của gia đình" và ưu tiên công việc hàng đầu. Ngay cả sau thời kỳ đó, làm việc nhiều giờ và làm việc vào các ngày lễ vẫn là cái gì đó khá phổ biến của nhiều người đàn ông Nhật Bản. Một nghiên cứu xã hội học đăng trên một tờ báo của Anh năm 2018 cho thấy trong những năm 1980, các ông bố Nhật Bản dành trung bình chưa đến 40 phút mỗi ngày để tiếp xúc với con cái. Thậm chí, thời xưa còn có câu: “Động đất, sấm sét, lửa cháy, ông già”. Với việc liệt kê những điều đáng sợ, có thể thấy người cha là một sự tồn tại khá bề trên, trang trọng và đáng sợ trong gia đình. Tuy nhiên, gần đây, xã hội Nhật Bản đã bắt đầu khuyến khích nam giới tham gia chăm sóc con cái, chẳng hạn như cho phép nam giới có kỳ nghỉ phép chăm con. Việc nhìn thấy những người đàn ông chăm con vào các ngày trong tuần ngày càng trở nên phổ biến. Những hình ảnh cha con tươi cười vui đùa trong công viên cũng không còn hiếm nữa. Để móng tay dài? Không hiếm đàn ông Việt sinh vào thập niên 70, 80 có ngón cái dài và móng út dài. Khi tôi còn học tiểu học và trung học cơ sở, chúng tôi thậm chí còn có xu hướng thi đua trong lớp để xem ai có móng tay dài nhất và cứng nhất. Tôi có nhiều người bạn vẫn đang để móng tay mà không cắt gọn gàng. Tuy nhiên, phần lớn đàn ông Nhật Bản cắt ngắn móng tay gọn gàng và tôi hiếm khi thấy móng tay dài ra quá mức bình thường. Mặt khác, nhiều phụ nữ giữ cho móng tay của họ dài ra và tạo kiểu cho chúng bằng sơn móng tay hoặc các loại móng tay giả. Tôi có một người bạn đang là sinh viên của một trường đại học tư thục ở Kyoto và làm việc bán thời gian tại một cửa hàng Ramen. Anh ấy ban đầu có để móng tay. Tuy nhiên, vào ngày đầu tiên đi làm thêm, người chủ bảo anh cắt móng tay ngay. Công việc của anh ta là nhận gọi món, dọn dẹp và rửa bát đĩa. Tuy anh ta vẫn có thể làm được việc của mình, nhưng chủ cửa hàng không thích móng tay để dài. Điều này là do mọi người coi là mất vệ sinh, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà hàng. Khi đàn ông để móng tay ở Nhật Bản, cần phải cân nhắc kĩ đến cách người khác nhìn nhận về nó. Sự khác biệt giữa bóng đá Việt Nam và Nhật Bản Việt Nam là đất nước yêu bóng đá. Khi còn là học sinh tiểu học và trung học cơ sở, tôi thường đến công viên, sân bóng và đuổi theo những quả bóng với những người bạn của mình. Lớn lên một chút, tôi và các bạn đồng trang lứa thường thuê sân để tập luyện và thi đấu. Đó là những kỉ niệm không bao giờ phai trong cuộc đời tôi. Người Nhật cũng thích bóng đá. Năm 2022, họ đánh bại các cường quốc Đức và Tây Ban Nha ở World Cup, giành vị trí đầu tiên ở bảng đấu vòng loại có bốn đội và lọt vào top 16. Có một lý do tại sao đội tuyển quốc gia Nhật Bản đã trở nên mạnh như vậy. Đối với học sinh cấp 3, đa số người Nhật không tụ tập bạn bè để chơi đơn thuần, mà tập luyện một cách nghiêm túc trong các câu lạc bộ bài bản của trường. Trường mạnh thuê quản lý, huấn luyện viên giỏi và tập luyện hàng ngày để đạt thành tích tốt trong các giải lớn. Giải đấu lớn nhất của bóng đá học sinh trung học là "Giải bóng đá học sinh trung học quốc gia" và mỗi tỉnh có vòng loại vào mùa thu. 48 trường đại diện từ mỗi tỉnh thi đấu từ cuối năm đến đầu năm mới (riêng Tokyo được hai suất). Giải đấu được tổ chức vào năm 2021-2022 là giải đấu kỷ niệm 100 năm thành lập. Ngoài ra, trường còn có Giải bóng đá các trường đại học toàn Nhật Bản, và các đội mạnh luyện tập có hệ thống trong nhiều giờ mỗi ngày. Những người chơi chính của các đội này còn có cơ hội lên đội chuyên nghiệp và thi đấu tại các giải nhà nghề. Khi tôi sống ở tỉnh Fukuoka trong ba tháng, tôi đã xem một đội sinh viên tập bóng đá. Các bài tập cũng như tiếng hò hét giữa các cầu thủ có cảm giác ngang bằng với các vận động viên chuyên nghiệp. Ngay cả các đội câu lạc bộ nhỏ cũng thuê huấn luyện viên bên ngoài. Bằng cách này, trình độ nền tảng của bóng đá Nhật Bản đã được nâng lên và bằng cách đào tạo thêm các cầu thủ được chọn, họ sẽ có thể phát triển thành những cầu thủ có thể tham gia các câu lạc bộ tại châu Âu. Với việc tích lũy kinh nghiệm ở châu Âu và tham gia các trận đấu quốc tế với tư cách đội tuyển quốc gia, việc những cầu thủ Nhật Bản đã có được sức mạnh không thua kém các cường quốc tại World Cup là điều khá dễ hiểu.
22/01/2023
Việt, đã xin nghỉ học giữa chừng tại Đại học Bách khoa Hà Nội để theo đuổi đam mê theo học thiết kế và hoạt hình tại Cao đẳng FPT Polytechnic và trường chuyên môn tại Nhật Bản. Sau khi du học trở về Việt Nam, Việt trở thành một nhà thiết kế đồ hoạ
18/01/2023
Chắc hẳn các bạn người Việt đang sống ở Nhật sẽ thỉnh thoảng có cơ hội đi ăn cùng thầy cô giáo, các anh chị trong trường cũng như cấp trên ở nơi làm việc, các bác người Nhật v.v. Có một số quy tắc bất thành văn khi chúng ta đi ăn cùng người lớn hơn. Nếu các bạn không nắm rõ những điểm quan trọng này thì rất có thể chúng ta sẽ làm phật ý đối phương. Hầu hết mọi người sẽ không dạy bạn các quy tắc khi ăn uống nên trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu về quy tắc ứng xử trong khi dùng bữa ở Nhật. Không ngồi trong cùng Khi hỏi những người Nhật thường tiếp xúc với người Việt, họ nói rằng rất nhiều người Nhật để ý đến vị trí ngồi trong bữa ăn còn người Việt thì không. Ở Nhật, “vị trí trong cùng” là vị trí ngồi của người lớn hơn, cấp trên, khách hàng. Vị trí này gọi là “Kamiza”. Khi nhà hàng có rất nhiều bàn và khó nhận biết đâu là “Kamiza”, bạn hãy nghĩ “Kamiza” là chỗ xa lối vào. Trong hình phía trên, nếu tính từ lối vào thì số ① là vị trí cao nhất, số ② là vị trí cao tiếp theo. Ngược lại, số ③, ④ gần lối vào vào nên vị trí này gọi là “Shimoza”, chỗ ngồi dành cho người nhỏ hơn, vị trí thấp hơn. Giữa số ③ và số ④ thì số 4 là vị trí thấp nhất. Ví dụ, nếu bạn đi ăn cùng thầy/cô giáo, anh/chị tiền bối (sempai), bạn cùng lớp (4 người) thì vị trí số ① là thầy/cô giáo, số ② là anh/chị tiền bối (sempai), số ③ và số ④ là bạn cùng lớp và bạn. Khi ngồi trong phòng kiểu Nhật, có góc trang trí Đối với phòng có góc trang trí (nơi có treo tranh chữ v.v.), dù lối vào ở vị trí nào thì “Kamiza” cũng là vị trí ở phía trước góc trang trí. Trong hình phía trên, số ① là vị trí cao nhất, số ② là vị trí cao tiếp theo. Nếu trong phòng không có góc trang trí thì số ③ sẽ là vị trí cao nhất, số ④ là vị trí cao tiếp theo. Ví dụ, nếu bạn đi ăn cùng khách hàng, cấp trên, anh/chị sempai (4 người) thì vị trí số ① là khách hàng, số ② là cấp trên, số ③ là anh/chị sempai, số ④ là bạn. Khi ngồi bàn tròn Khi ngồi bàn tròn thì chỗ ngồi sẽ hơi phức tạp. Vị trí xa lối vào nhất sẽ là vị trí cao nhất - số 1, tiếp theo là các vị trí được đánh số từ bé đến lớn. Khi có nhiều bàn Vị trí ngồi trong các phòng riêng sẽ được sắp xếp như phần giải thích phía trên. Khi ngồi trong phòng lớn và có nhiều bàn, bạn sẽ hơi khó phán đoán đâu là vị trí Kamiza. Vì thế, mình đã tổng hợp các quy tắc chỗ ngồi thông qua hình vẽ trên. Trong phòng lớn, vị trí “xa lối vào”, “vị trí sát tường” là vị trí Kamiza. Mời người lớn hơn ngồi vào vị trí Kamiza Khi bạn dùng bữa với người lớn hơn, bạn hãy để người ấy vào ngồi trước. Khi bạn ngồi sau cùng, hãy đảm bảo rằng đối phương đã ngồi vào vị trí cao nhất. Tuy nhiên, có nhiều người giữ ý và định ngồi vào vị trí thấp hơn. Khi thấy khách hàng định ngồi vào vị trí thấp hơn, bạn hãy nhanh chóng mời họ vào vị trí Kamiza nhé. Đây chính là quy tắc cơ bản khi dùng bữa của Nhật Bản. Nếu đối phương nói là muốn ngồi vị trí thấp hơn (Shimoza), bạn hãy để họ ngồi ở vị trí đó nhưng đây chỉ là ngoại lệ, nếu được thì hãy để họ ngồi ở vị trí cao. Nếu bạn hẹn ai đó ở nhà hàng, bạn hãy đến trước và ngồi chờ ở vị trí thấp hơn nhé. Dùng đũa chuyên để gắp thức ăn Gắp thức ăn từ đĩa lớn vào đĩa nhỏ của mình bằng đũa chuyên để gắp thức ăn Ở nhiều quốc gia, khi dùng bữa và ăn chung với ai đó, mọi người thường tự dùng đũa của mình để gắp thức ăn. Thế nhưng, ở Nhật Bản thì khác. Khi ăn, ngoài đũa của cá nhân, người Nhật thường dùng “Toribashi” - đũa chuyên để gắp thức ăn. Khi ăn chung, họ sẽ dùng Toribashi để gắp thức ăn từ đĩa lớn vào đĩa nhỏ của mình rồi đặt Toribashi về chỗ cũ, dùng đũa của mình để ăn. Khi ăn ở bên ngoài, nếu không có Toribashi, bạn hãy nhờ nhân viên nhà hàng mang đũa cho bạn nhé. Khi thấy người lớn hơn dùng Toribashi để gắp thức ăn vào đĩa của cá nhân, bạn cũng lấy và ăn món đó nhé. Nếu bạn chủ động mời người lớn hơn ăn món gì đó thì càng tốt nhé. Cách rót bia, rượu Khi uống bia (chai), rượu Nhật (Nihonshu), bạn sẽ phải tự rót đồ uống vào cốc, chén của mình. Mình sẽ giới thiệu về quy tắc rót bia, rượu trong trường hợp này. Khi rót cho người lớn hơn ・ Đối với chén đầu tiên, hãy chú ý quan sát và để người nhỏ hơn rót rượu cho người lớn hơn. Sau đó, khi chén của đối phương không còn rượu, bạn hãy rót thêm. Nếu đối phương nói “đủ rồi - もういいです” hoặc “từ giờ để tôi tự rót - 後は自分でやります” thì bạn sẽ dừng lại ở đó và không rót thêm. ・ Khi rót bia, bạn hãy quay nhãn của chai bia lên trên và cầm chai bằng tay phải. Bạn sẽ đỡ nhẹ phần dưới chai bằng tay trái. ・ Khi rót rượu Nhật từ bình, bạn hãy cầm bình bằng cả hai tay. Khi được người lớn hơn rót rượu cho Bạn hãy cầm cốc, chén bằng cả hai tay. Bạn sẽ cầm chắc bằng một tay, tay còn lại (phần đầu ngón tay) thì để dưới đáy cốc, chén. Khi ngồi trong phòng kiểu Nhật, một số người sẽ ngồi quỳ và cầm cốc, chén. Trước và sau khi được rót rượu cho, bạn hãy nói “cảm ơn - ありがとうございます”. Việc để nguyên cốc, chén trên bàn và giữ cốc bằng một tay, chờ đối phương rót rượu cho là việc thất lễ đối với người Nhật nên bạn hãy chú ý tới điều này và không làm như thế nhé. “Itadakimasu”, “Gochisosamadeshita” Người Nhật sẽ nói “Itadakimasu” trước khi ăn và “Gochisosamadeshita” sau khi ăn xong. Không cần nói thì các bạn cũng biết đây là lời mời trước khi ăn và lời nói cảm ơn sau bữa ăn của người Nhật. Thế nhưng, khi đi ăn cùng người lớn hơn (cấp trên, sempai v.v.) và người đó trả phần lớn tiền ăn thì đây là những lời nói quan trọng và cần thiết. Thêm vào đó, hãy để người lớn hơn ăn trước nhé. Sau khi tính tiền xong cũng nói “Gochisosamadeshita” Sau khi ăn xong, bạn sẽ nói “Gochisosamadeshita” nhưng ngay khi vừa thanh toán xong hoặc khi vừa ra khỏi cửa hàng, bạn hãy nói với người đã trả phần lớn tiền ăn là “Gochisosamadeshita”. Khi nói với cấp trên, người lớn hơn, câu nói này có nghĩa là “Cảm ơn bác/anh/chị đã mời cháu/em”. Khi nói với người của nhà hàng là “Gochisosamadeshita”, câu nói thể hiện ý nghĩa “đồ ăn rất ngon”, “ở đây rất thoải mái”, “cháu/em sẽ quay lại” v.v. “Gochisosamadeshita” là cách nói thể hiện lòng biết ơn nên bạn đừng quên nhé. Tổng kết Trong bài viết này, mình đã giới thiệu về quy tắc ứng xử khi dùng bữa ở Nhật, đặc biệt là thứ tự chỗ ngồi “Kamiza” và “Shimoza” v.v. Thêm vào đó, mình cũng đã giới thiệu thói quen sử dụng Toribashi - đũa chuyên để gắp thức ăn và cách rót rượu. Những quy tắc này sẽ giúp các mối quan hệ của bạn được bền chặt nên bạn hãy ứng dụng những quy tắc này vào thực tế nhé. Thêm vào đó, bạn đừng quên nói “Itadakimasu” và “Gochisosamadeshita”. Việc quen với tất cả các văn hoá của Nhật là một điều khó khăn nhưng nếu biết về các văn hoá này thì bạn có thể dễ dàng làm theo nên để xây dựng quan hệ với mọi người, chúng ta hãy cùng cư xử theo văn hoá của Nhật nhé.
10/01/2023
Đã gần ba năm kể từ khi đại dịch corona bắt đầu lan rộng khắp thế giới và năm 2023 là năm mà nhiều người kì vọng du lịch quốc tế sẽ nhanh chóng phục hồi. Chúng tôi xin giới thiệu lịch trình diễn ra các sự kiện lớn trong năm 2023. Năm nay cũng là năm đánh dấu kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam. (Mainichi Shimbun, Fujita Hironobu) Ảnh trên: Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Kishida (Nguồn: Mainichi Shimbun) Bộ Văn hoá chuyển trụ sở / Ngày 27 tháng 3 Mô hình của Bộ Văn hóa và các quan chức (Từ trái sang: Thị trưởng Kyoto, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Thống đốc tỉnh Kyoto) Nguồn: Mainichi Shimbun Bộ Văn hoá sẽ chuyển trụ sở từ Tokyo đến Kyoto và bắt đầu hoạt động.・Mục đích là để điều chỉnh tình trạng tập trung quá mức ở Tokyo. ・Kể từ khi các cơ quan trung ương được thành lập từ thời Minh Trị (1868 - 1912) đây là lần đầu tiên một cơ quan trung ương chuyển trụ sở. Mô hình của Bộ Văn hóa và các quan chức (Từ trái sang: Thị trưởng Kyoto, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Thống đốc tỉnh Kyoto) Nguồn: Mainichi Shimbun Bộ Văn hoá sẽ chuyển trụ sở từ Tokyo đến Kyoto và bắt đầu hoạt động.・Mục đích là để điều chỉnh tình trạng tập trung quá mức ở Tokyo. ・Kể từ khi các cơ quan trung ương được thành lập từ thời Minh Trị (1868 - 1912) đây là lần đầu tiên một cơ quan trung ương chuyển trụ sở. Ra mắt Cục Trẻ em và Gia đình / Ngày 1 tháng 4 Dự luật thành lập Cục Trẻ em và Gia đình được ban hành. Nguồn: Mainichi Shimbun Luật cơ bản về Trẻ em được ban hành và Cục Trẻ em và Gia đình được thành lập.・Dựa trên luật này, chính phủ sẽ tăng cường các chính sách đối phó với tỷ lệ sinh giảm và trẻ em nghèo đói.・Hợp nhất các cơ quan liên quan đến trẻ em trước đây thuộc Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi và Văn phòng Nội các. Dự luật thành lập Cục Trẻ em và Gia đình được ban hành. Nguồn: Mainichi Shimbun Luật cơ bản về Trẻ em được ban hành và Cục Trẻ em và Gia đình được thành lập.・Dựa trên luật này, chính phủ sẽ tăng cường các chính sách đối phó với tỷ lệ sinh giảm và trẻ em nghèo đói.・Hợp nhất các cơ quan liên quan đến trẻ em trước đây thuộc Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi và Văn phòng Nội các. Dỡ bỏ lệnh cấm trả lương qua ứng dụng thanh toán / Ngày 1 tháng 4 Với việc Luật tiêu chuẩn lao động được sửa đổi, có thể nhận lương bằng hệ thống nạp tiền của các ứng dụng thanh toán như ví điện tử (sử dụng các ứng dụng cho điện thoại thông minh). Với việc Luật tiêu chuẩn lao động được sửa đổi, có thể nhận lương bằng hệ thống nạp tiền của các ứng dụng thanh toán như ví điện tử (sử dụng các ứng dụng cho điện thoại thông minh). Bầu cử địa phương thống nhất / Tháng 4 Diễn ra các cuộc bầu cử địa phương thống nhất (bầu ra 234 thủ trưởng và 747 nghị viên quốc hội cấp địa phương)・Ngày 9 là cuộc bầu cử thống đốc (9 tỉnh thành, bao gồm Hokkaido, Kanagawa và Osaka) và bầu cử thị trưởng (6 thành phố, bao gồm Sapporo, Shizuoka và Osaka)・Ngày 23 tập trung vào các cuộc bầu cử thị trưởng thành phố lớn (như Mito, Tsu, Nagasaki, v.v.) Diễn ra các cuộc bầu cử địa phương thống nhất (bầu ra 234 thủ trưởng và 747 nghị viên quốc hội cấp địa phương)・Ngày 9 là cuộc bầu cử thống đốc (9 tỉnh thành, bao gồm Hokkaido, Kanagawa và Osaka) và bầu cử thị trưởng (6 thành phố, bao gồm Sapporo, Shizuoka và Osaka)・Ngày 23 tập trung vào các cuộc bầu cử thị trưởng thành phố lớn (như Mito, Tsu, Nagasaki, v.v.) Kỷ niệm 40 năm Tokyo Disneyland / Ngày 15 tháng 4 Tokyo Disneyland kỷ niệm 40 năm kể từ khi mở cửa vào năm 1983. Tokyo Disneyland kỷ niệm 40 năm kể từ khi mở cửa vào năm 1983. Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Hiroshima / Tháng 5 Mái vòm bom nguyên tử ở thành phố Hiroshima. Nguồn: Mainichi Shimbun Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ được tổ chức tại thành phố Hiroshima và lãnh đạo các nước sẽ đến Nhật Bản. Mái vòm bom nguyên tử ở thành phố Hiroshima. Nguồn: Mainichi Shimbun Hội nghị thượng đỉnh G7 sẽ được tổ chức tại thành phố Hiroshima và lãnh đạo các nước sẽ đến Nhật Bản. Khai trương công viên Harry Potter / Mùa hè Công viên Harry Potter thứ hai trên thế giới dự kiến sẽ mở tại địa điểm Toshimaen ở quận Nerima, Tokyo. Công viên Harry Potter thứ hai trên thế giới dự kiến sẽ mở tại địa điểm Toshimaen ở quận Nerima, Tokyo. 100 năm kể từ trận Đại địa chấn Kanto / Ngày 1 tháng 9 Ginza, Tokyo bị tàn phá bởi trận động đất lớn Kanto. Nguồn: Mainichi Shimbun 100 năm đã trôi qua kể từ trận đại địa chấn Kanto năm 1923. Ngày này được chỉ định là “Ngày phòng chống thiên tai” và các cuộc diễn tập sơ tán được tổ chức hàng năm. Ginza, Tokyo bị tàn phá bởi trận động đất lớn Kanto. Nguồn: Mainichi Shimbun 100 năm đã trôi qua kể từ trận đại địa chấn Kanto năm 1923. Ngày này được chỉ định là “Ngày phòng chống thiên tai” và các cuộc diễn tập sơ tán được tổ chức hàng năm. Khai mạc giải vô địch bóng bầu dục thế giới / Ngày 8 tháng 9 Giải vô địch bóng bầu dục thế giới được tổ chức tại Pháp khai mạc. Giải đấu diễn ra cho đến ngày 28 tháng 10. Giải vô địch bóng bầu dục thế giới được tổ chức tại Pháp khai mạc. Giải đấu diễn ra cho đến ngày 28 tháng 10. Hội nghị thượng đỉnh G20 / Ngày 9 tháng 9 Di sản thế giới Taj Mahal ở Ấn Độ Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại Ấn Độ. Di sản thế giới Taj Mahal ở Ấn Độ Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại Ấn Độ. Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản / Ngày 21 tháng 9 Nhật Bản và Việt Nam kỷ niệm 50 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao. “Lễ hội Nhật Bản” và “Lễ hội Việt Nam” sẽ được tổ chức ở cả hai nước trong suốt một năm. Nhật Bản và Việt Nam kỷ niệm 50 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao. “Lễ hội Nhật Bản” và “Lễ hội Việt Nam” sẽ được tổ chức ở cả hai nước trong suốt một năm. Triển khai hệ thống hoá đơn / Ngày 1 tháng 10 “Hệ thống hóa đơn” được áp dụng cho thuế tiêu thụ. Tuy ảnh hưởng đến thủ tục kê khai thuế tiêu thụ của doanh nghiệp nhưng không ảnh hưởng nhiều đến người tiêu dùng nói chung. “Hệ thống hóa đơn” được áp dụng cho thuế tiêu thụ. Tuy ảnh hưởng đến thủ tục kê khai thuế tiêu thụ của doanh nghiệp nhưng không ảnh hưởng nhiều đến người tiêu dùng nói chung.
06/01/2023
Các bạn Việt Nam thân mến, năm 2023 theo âm lịch sẽ là năm Quý Mão, ở Việt Nam có nghĩa là con mèo nhưng có thể các bạn cũng đã biết, ở Nhật Bản, Mão có nghĩa là con thỏ. Việt Nam và Nhật Bản cùng có 12 con giáp nhưng trong số đó có 4 con vật khác nhau. Bài viết này tìm hiểu về ý nghĩa của từng con vật trong 12 con giáp này ở Việt Nam và Nhật Bản. Khởi nguồn của 12 con giáp 12 con giáp vốn bắt nguồn từ Trung Quốc. Truyền thuyết cho rằng thứ tự của 12 con giáp này là bắt nguồn từ việc Ngọc Hoàng tổ chức một cuộc thi chạy giữa các loài thú tới chúc mừng Ngọc Hoàng vào ngày 1 tháng 1, và lấy tên 12 con vật đến trước đặt tên cho mỗi năm. Trong cuộc thi, con trâu đến sớm nhất. Nhưng chú chuột lại ẩn trong tai trâu và khi chú trâu gần tới đích thì chuột ta nhảy ra tới đích sớm nhất. Con mèo không có tên trong 12 con giáp là do bị chú chuột đánh lừa nên ngày 2 tháng 1 mới đến chào Ngọc Hoàng Mão ở Nhật là con thỏ, còn ở Việt Nam là con mèo Vậy tại sao, cùng là chữ Mão (tiếng Hán viết là 卯) mà người Việt Nam lại đưa con mèo vào vị trí con thỏ trong 12 con giáp? Có nhiều cách lý giải, có thể kể tới 2 thuyết như sau. ・Chữ Mão「卯」trong tiếng Trung Quốc phát âm là 「Ma-o」, gần giống với từ “Mèo” trong tiếng Việt. ・Ở Việt Nam, thỏ không phải là loài động vật phổ biến trong cuộc sống của con người. Ngược lại, mèo chuyên bắt chuột không để chuột phá thóc, nên được coi là loài động vật thân thiết gần gũi với con người. Có thể vì vậy mà người Việt Nam chọn đưa con mèo vào 12 con giáp của mình. Ý nghĩa và tính cách liên quan tới 12 con giáp Nhật Bản Cách đọc Ý nghĩa Việt Nam Khác nhau Tính cách (theo văn hóa Nhật Bản) 子 Ne Chuột Tý Nhanh nhạy, con đàn cháu đống. 丑 Ushi Bò Sửu Trâu Nghiêm túc, chăm chỉ. Mạnh mẽ ra thành thực. 寅 Tora Hổ Dần Anh dũng, có năng lực phán đoán. 卯 U Thỏ Mão/mẹo Mèo Hiền lành, dịu dàng và an toàn. 辰 Tatsu Rồng Thìn Có năng lực lãnh đạo. 巳 Mi Rắn Tỵ Thông minh, hiểu biết và trường thọ. 午 Uma Ngựa Ngọ Hào phóng, dịu dàng. Khỏe mạnh và phong lưu. 未 Hitsuji Cừu Mùi Dê Người tốt tính, dễ tiếp xúc. Luôn bình tĩnh. 申 Saru Khỉ Thân Có trí thức cao, có năng lực thực hiện. 酉 Tori Gà Dậu Kiên trì, kinh doanh thịnh vượng. 戌 Inu Chó Tuất Trung thực, chăm chỉ. 亥 I Lợn rừng Hợi Lợn Khỏe mạnh, nhiệt huyết. Chữ viết và cách đọc tên 12 con giáp ở Nhật Bản như sau : 子 – Ne (Tý), 丑 – Ushi (Bò), 寅- Tora (Dần), 卯 – U (Thỏ), 辰 – Tatsu (Thìn), 巳 – Mi (Tỵ), 午 – Uma (Ngọ), 未 – Hitsuji (Cừu), 申 – Saru (Thân), 酉 – Tori (Dậu), 戌 – Inu (Tuất) và 亥- I (Lợn rừng). Trong 12 con giáp của Nhật Bản, ngoài Thố (thỏ) ra, còn có 3 con khác cũng không giống với Việt Nam. Đó là: Sửu ở Nhật là con bò, Mùi ở Nhật là con cừu và Hợi ở Nhật là con lợn rừng. Có thể là người Việt Nam đã thay thế tên những loài động vật gần gũi với cuộc sống con người để phù hợp với văn hóa của nước mình. Điểm đặc biệt là chỉ có Nhật Bản mới dùng từ “lợn rừng” (đọc là Inoshishi) vào năm Hợi (猪), còn các nước khác văn hóa 12 con giáp như Việt Nam, Tây Tạng, Thái Lan, Belarus, Bulgaria… thì đều dùng tên của con lợn chỉ con giáp “Hợi”. Một điểm thú vị là trong tiếng Nhật, từ Inoshishi (nghĩa là “lợn rừng”), được viết bằng tiếng Hán là “猪”, có nghĩa là “lợn” trong tiếng Trung Quốc. Còn trong tiếng Trung Quốc, khi muốn nói “lợn rừng”, người ta dùng chữ “野猪” (lợn hoang dã). Có lẽ do những yếu tố nói trên mà 12 con giáp của Việt Nam và Nhật Bản có những điểm khác nhau. Tuy nhiên, “Can chi” (干支)và “Thập nhị chi” (12 con giáp) là khác nhau. Nhưng ở Nhật Bản đa phần hiện nay chỉ dùng từ “干支” ( eto) để gọi chung. Ở Việt Nam nhiều người vẫn tin rằng tính cách của một con người có liên quan tới Can chi, nhưng ở Nhật thì hầu như không ai tin việc này. Ngược lại, nhiều người cho rằng tính cách con người phụ thuộc vào nhóm máu. Khi tôi còn nhỏ, hàng xóm có một bà lão rất hiền lành và biết nhiều về tính cách con người dựa trên ngày tháng và giờ sinh. Một hôm bà bảo “Cháu là con trâu. Sau này cuộc sống vất vả đấy. Nhưng may là sinh vào giờ buổi trưa nên cũng đỡ được phần nào”. Lúc đó tôi không hiểu lắm ý nghĩa của câu chuyện và cứ phân vân “Sao mình lại là con trâu”. Nhưng vì còn quá nhỏ nên không dám hỏi lại bà. Hiện nay, nhiều người Việt Nam vẫn tin rằng ngày sinh tháng đẻ có ảnh hưởng nhiều tới tính cách cũng như cuộc sống của con người. Tóm lược Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu sự khác nhau trong 12 con giáp của Việt Nam và Nhật Bản. Khởi nguồn từ truyền thuyết Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi chạy để chọn ra 12 con vật đến sớm nhất đặt tên cho mỗi năm. Tuy cùng ảnh hưởng văn hóa từ Trung Quốc nhưng 12 con giáp của Việt Nam có 4 con vật khác với 12 con giáp của Nhật Bản. Ngoài ra, người Nhật hiện không dùng 12 con giáp này để tiên đoán về tính cách và vận mệnh của con người. Năm nay là năm Quý Mão, chắc ở Việt Nam, hình ảnh của những chú mèo dễ thương sẽ tràn ngập khắp mơi. Ở Nhật là năm con Thỏ nên chắc sẽ không có những hình ảnh đó. Nếu có dịp về ăn Tết, các bạn hãy chụp nhiều ảnh để kỷ niệm năm Quý Mão nhé.
04/01/2023
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài