Category | Tin mới nhất

“Seiza” (正座) có phải là kiểu ngồi truyền thống của Nhật Bản không?

Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...

04/05/2024
  • 7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất

    02/05/2024
    Chào các bạn! Mình là nhân viên tổng đài người Việt Nam tại một công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động cho người nước ngoài, chuyên tư vấn hỗ trợ cuộc sống hàng ngày cho khách hàng. Các bạn nghĩ rằng những vấn đề nào mà người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật cần được hỗ trợ nhiều nhất? Có rất nhiều cuộc gọi tư vấn đã gọi đến tổng đài như “Tôi đã nhận được khiếu nại về tiếng ồn”, “Tôi đột nhiên bị cắt điện”, “Tôi muốn đi khám nha khoa”, và “Tôi không biết cách đổ rác”. Trong số đó, mình sẽ nói về nội dung của 7 vấn đề cần được tư vấn nhiều nhất mà mình nhận được và cách xử lý các vấn đề đó. 〈Nội dung〉 1. Hỗ trợ cuộc sống cho người nước ngoài 2. “Tiếng ồn” - vấn đề rắc rối nổi cộm của người Việt 3. Rắc rối với việc đổ rác 4. Hỗ trợ về sử dụng dịch vụ y tế 5. Điện và ga đã bị cắt! 6. Tư vấn liên quan đến hợp đồng nhà ở 7. Câu hỏi liên quan đến tư cách cư trú và visa 8. Bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế 9. Tổng kết 1. Hỗ trợ cuộc sống cho người nước ngoài Chúng mình đang trả lời các cuộc điện thoại của khách hàng tại GTN, công ty chuyên cung cấp dịch vụ bảo lãnh thuê nhà người nước ngoài thuê nhà ở Nhật Bản và các hợp đồng điện thoại di động. Số lượng tư vấn mà chúng mình nhận được chỉ tính riêng ở nhóm Việt Nam (5 người) là hơn 2.000 cuộc gọi mỗi tháng. Trong số đó, mình sẽ giới thiệu 7 vấn đề đặc biệt có nhiều cuộc gọi nhất, bằng các câu chuyện thực tế để giới thiệu đến các bạn. Mình hy vọng rằng những điều mình chia sẻ hôm nay sẽ là những thông tin hữu ích mà các bạn có thể tham khảo để chính bạn và gia đình có thể sống thoải mái tại Nhật Bản. Tham khảo: Dịch vụ tư vấn của GTN bằng ứng dụng [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trợ lý GTN (GTN Assistants) ※Đây là một dịch vụ tùy chọn của GTN Mobile. GTN Mobile có các tính năng đặc trưng sau nên rất được các bạn người nước ngoài mới đến Nhật Bản ưa chuộng và cũng có nhiều cuộc gọi cần tư vấn của người dùng dịch vụ này. ・ Có thể làm hợp đồng mạng mà không cần thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng ・ Thời gian thẩm tra ngắn ・ Có thể làm thủ tục bằng tiếng Việt ・ Bạn có thể đăng ký một thẻ tín dụng cùng lúc. 2. “Tiếng ồn” - vấn đề rắc rối nổi cộm của người Việt Karaoke tại nhà ở Việt Nam Các cuộc gọi tư vấn nhiều nhất từ các bạn Việt Nam mà mình nhận được liên quan đến tiếng ồn. Có cuộc gọi của người Việt Nam như: “Em đã bị cảnh sát nhắc nhở vì hàng xóm bị quấy rầy bởi tiếng ồn do em gây ra”, thì cũng có các cuộc gọi từ công ty quản lý như: “Những người hàng xóm sống ở đây cảm thấy bị quấy rầy bởi tiếng ồn nên tôi muốn nhắc nhở những người sống trong toà nhà này”. Ở Việt Nam, phố xá, nhà cửa sôi động hẳn lên từ sáng sớm. Nhiều gia đình có dàn karaoke tại gia và việc người ta hát karaoke tại nhà vào ban đêm không phải là hiếm. Tuy nhiên, người Nhật thích môi trường sống yên tĩnh nên nếu bạn gây ồn ào trong phòng, hàng xóm sẽ ngay lập tức phàn nàn với công ty quản lý. Nguyên nhân của những phàn nàn về tiếng ồn thường không phải là vấn đề ở Việt Nam, nhưng ở Nhật, nó có thể gây phiền toái cho những người xung quanh bạn. ◆ Ví dụ về “tiếng ồn” gây ra phàn nàn ・ Khi gọi điện thoại, nói chuyện to tiếng khi đang mở cửa sổ. ・ Kết nối điện thoại di động với loa và xem video mở âm lượng to. ・ Tổ chức tiệc đông người trong nhà và gây ồn ào. ・ Bật nhạc nền hát karaoke bằng micro không dây trong nhà. Bên cạnh đó, công ty quản lý thường xuyên nhận được những lời phàn nàn về tiếng đóng mở cửa và tiếng bước chân trong phòng (điều này không chỉ ở người Việt Nam). Có gần 100 cuộc gọi tư vấn về tiếng ồn từ người Việt Nam trong một tháng. Chúng mình đã giải thích văn hóa Nhật Bản và yêu cầu không được tái diễn tình trạng này, nhưng nếu không có cải thiện, công ty quản lý nhà sẽ bắt viết cam kết không tái diễn và trong một số trường hợp sẽ bị buộc phải chuyển ra ngoài. 3. Rắc rối với việc đổ rác Cùng với tiếng ồn, có rất nhiều cuộc gọi tư vấn về cách đổ rác. Có rất nhiều người gọi cho mình khi không biết phải làm gì sau khi bị người quản lý hoặc hàng xóm nhắc nhở về cách đổ rác sai. 〈Tư vấn〉Tôi không biết cách phân loại và thu gom rác. Phương thức phân loại và thu gom rác sẽ khác nhau tùy thuộc vào quận, huyện nơi bạn sinh sống. Khi các tổng đài viên bọn mình nhận được tư vấn sẽ phải kiểm tra cách thức phân loại và đổ rác tại địa phương, sau đó liên hệ với người cần tư vấn và thông báo chi tiết cho họ. 〈Tư vấn〉Tôi không biết nơi đổ rác. Có nhiều điểm thu gom rác mà bạn không được phép bỏ rác cho đến sáng ngày thu gom. Trong trường hợp đó, sẽ khó tìm được điểm thu gom rác nên chúng mình sẽ liên hệ với công ty quản lý nhà ở để tìm hiểu. Rác quá khổ không được thu gom do vứt rác không đúng cách 〈Tư vấn〉Tôi không biết cách bỏ rác quá khổ (rác lớn). Câu hỏi thường gặp nhất về rác là làm thế nào để xử lý rác quá khổ. Các cuộc gọi tư vấn đến như “Em muốn vứt bỏ tấm nệm của mình”, “Em muốn vứt bỏ vali của mình”, “Em muốn vứt bỏ chiếc giường của mình”. Khi vứt rác lớn, ví dụ như ở Tokyo, quy trình sau đây là bắt buộc. ① Đăng ký trước cho “Trung tâm tiếp nhận rác quá khổ” qua điện thoại hoặc internet. ② Mua “phiếu xử lý rác” tại cửa hàng tiện lợi để được thu gom rác. ③ Dán phiếu xử lý rác vào rác cần được xử lý và bỏ rác đúng nơi quy định vào ngày thu gom đã được chỉ định. Tuy nhiên, có nhiều người nước ngoài không thể tự tìm hiểu được nơi để gọi điện thoại hoặc mua phiếu xử lý rác bao nhiêu tiền thì được. Khi đó chúng mình sẽ phải tìm hiểu về cách xử lý rác lớn trong khu vực của người cần được tư vấn, hoặc có khi cũng phải thay mặt họ để gọi cho “Trung tâm tiếp nhận rác quá khổ” để đặt lịch hẹn thu gom giúp. Ngoài ra, đôi khi mình gửi sẵn một văn bản tiếng Nhật cho người gọi tư vấn như “Vui lòng bán cho tôi phiếu xử lý rác giá ◎◎ yên” để đưa cho nhân viên cửa hàng tiện lợi. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Quy định - tập quán trong cuộc sống|KOKORO 4. Hỗ trợ về sử dụng dịch vụ y tế Số lượng cuộc gọi tư vấn khác ngoài tiếng ồn và xử lý rác là tương đương nhau, nhưng trong số đó, hỗ trợ y tế đặc biệt hữu ích cho khách hàng. Trước tiên, hãy để mình giới thiệu các đối ứng cơ bản của chúng mình đối với cuộc gọi cần tư vấn về y tế. ① Tìm kiếm các phòng khám trên internet. Khi đó mình thường phải đọc thật kỹ các bài đánh giá bằng tiếng Nhật. ② Giới thiệu một số phòng khám và nhờ họ lựa chọn. ※ Nếu có phòng khám nói được tiếng Anh hoặc tiếng Việt, chúng mình sẽ ưu tiên giới thiệu.※ Ngoài ra, chúng mình sẽ giới thiệu các phòng khám chấp nhận phiên dịch qua điện thoại. ③ Trong một số trường hợp, sẽ thay mặt người cần tư vấn đặt hẹn phòng khám do họ lựa chọn. ④ Có trường hợp sử dụng ứng dụng điện thoại để phiên dịch (phiên dịch viên y tế) khi người gọi tư vấn đi khám sức khỏe. Các tổng đài viên bọn mình để có thể phiên dịch y tế một cách chính xác thì phải được đào tạo bài bản, tự học và lấy chứng chỉ phiên dịch y tế. Bây giờ chúng ta hãy cùng xem một số ví dụ cụ thể. 〈Tư vấn〉Em muốn điều trị sâu răng Tư vấn y tế phổ biến nhất là tư vấn về điều trị nha khoa. Ngoài việc tìm và cho bạn biết nên đến phòng khám nha khoa nào, mình còn phụ trách việc phiên dịch y tế (qua điện thoại) khi người nhận tư vấn đến khám tại phòng khám nha khoa. 〈Tư vấn〉Em muốn phẫu thuật. ・ Giới thiệu bệnh viện ・ Phiên dịch qua điện thoại khi khám trước phẫu thuật (những việc không nên làm trước khi phẫu thuật, chuẩn bị phẫu thuật, thủ tục nhập viện) 〈Tư vấn〉Em bị nhiễm corona rồi. ・Người cần tư vấn (nam giới), trung tâm y tế công cộng và mình đã có một cuộc gọi ba bên bằng điện thoại có thể kết nối đủ 3 người. ・Dựa trên cuộc nói chuyện qua điện thoại, người cần tư vấn đã được nhập viện gần đó trong một tuần. Mình thường nhận được các cuộc gọi như “Em đã nhận được phiếu tiêm chủng, nhưng em không biết phải làm gì tiếp theo”. Mình sẽ tìm địa điểm tiêm chủng gần nơi bạn ấy sinh sống và đặt lịch tiêm giúp. Cũng có nhiều cuộc gọi thắc mắc của các bạn nữ trẻ “Em muốn được tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung”. 5. Điện và ga đã bị cắt! 〈Tư vấn〉Điện và ga đã bị cắt. Có rất nhiều trường hợp bị cắt điện, ga do không thanh toán hóa đơn. Những cuộc gọi tư vấn nội dung này nhiều nhất là của các bạn du học sinh, những người thanh toán chi phí tại cửa hàng tiện lợi. Có tháng bạn sơ ý quên thanh toán tiền điện, tiền ga, sau đó nhận được giấy nhắc nhở của công ty điện lực nhưng bỏ qua vì không biết đó là gì, và cho đến một ngày điện và ga đã bị cắt. Trong những trường hợp như vậy, mình sẽ liên hệ với công ty điện lực hoặc công ty ga và hỏi họ lý do tại sao điện hoặc ga lại bị cắt. Tuỳ theo trường hợp, mình cùng với người cần tư vấn sẽ nói chuyện với công ty điện lực thông qua cuộc gọi ba bên. Khi biết số tiền chưa thanh toán, sẽ được công ty cho biết mã số nhập vào máy tại cửa hàng tiện lợi. Khi đó mình sẽ giải thích cho người cần tư vấn và yêu cầu họ hoàn tất thủ tục thanh toán tại cửa hàng tiện lợi. 6. Tư vấn liên quan đến hợp đồng nhà ở Mình thường xuyên nhận được những thắc mắc về hợp đồng thuê nhà. 〈Tư vấn〉Thời gian hợp đồng sắp hết hạn. Em nên làm gì để gia hạn? Phương thức gia hạn hợp đồng ở mỗi công ty quản lý sẽ khác nhau, vì vậy mình sẽ gọi điện cho công ty quản lý để tìm hiểu và truyền đạt lại cho người cần tư vấn biết cách thực hiện. 〈Tư vấn〉Hãy chỉ cho em các thủ tục khi ra nhà. Có rất nhiều các cuộc gọi tư vấn về về thủ tục ra nhà (kết thúc hợp đồng) và các chi phí liên quan. “Nên báo trước cho công ty quản lý bao nhiêu ngày?”, “Tiền dọn dẹp phòng đã được thanh toán chưa? Hay bây giờ mới phải trả?”, “Tiền nhà tháng cuối cùng có được tính theo ngày không?”, v.v…là những câu hỏi mình phải tìm hiểu và truyền đạt lại cho người gọi tư vấn. Ở Nhật, nếu bạn thông báo với công ty quản lý về việc chuyển đi muộn, hợp đồng sẽ tự động được gia hạn và bạn sẽ bị tính phí gia hạn (ở vùng Kanto thường là một tháng tiền thuê nhà), vì vậy hãy cẩn thận. 〈Tư vấn〉Tôi không thể chấp nhận chi phí sửa chữa khi ra nhà Không ít trường hợp gặp rắc rối với chủ nhà và công ty quản lý về chi phí sửa chữa khi ra nhà. Nếu bạn đã hút thuốc trong phòng, bạn có thể bị tính phí thay thế giấy dán tường, giấy dán cửa, v.v. Trong nhiều trường hợp, bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc trả tiền. Tuy nhiên, vẫn có chỗ có thể thương lượng vì nó phụ thuộc vào việc bạn đã sống ở nhà này bao lâu và mức độ bẩn của nó. Chúng mình cũng có thể hỗ trợ trong các cuộc đàm phán. 〈Tư vấn〉Điều hoà bị hỏng Có rất nhiều cuộc gọi về các thiết bị trong phòng bị hỏng. Đặc biệt là vào mùa hè, có nhiều cuộc gọi cần tư vấn về việc “máy lạnh bị hỏng”. Có rất nhiều trường hợp mình được nhờ hỗ trợ tư vấn vì “Em đã nói chuyện với công ty quản lý, nhưng bên đó mãi không sửa cho em, nên em muốn được hỗ trợ giúp”. Nếu điều hòa trên 10 năm thì có thể thay thế, còn trường hợp dưới 10 năm thì thường là sẽ được sửa chữa. 7. Câu hỏi liên quan đến tư cách cư trú và visa 〈Tư vấn〉Muốn được hướng dẫn thủ tục nhập cảnh Do sự phức tạp của các thủ tục nhập cảnh vì ảnh hưởng của corona, số lượng các cuộc gọi tư vấn như vậy đã tăng lên. Chúng mình sẽ cho bạn biết nên chuẩn bị những gì trước khi nhập cảnh vào Nhật Bản và những thủ tục cần làm sau khi đến Nhật Bản. Những người đã kí hợp đồng dịch vụ điện thoại với GTN có thể đăng ký tùy chọn dịch vụ Trợ lý GTN (GTN Assistants) và sử dụng dịch vụ tư vấn của chúng mình trước khi đến Nhật Bản. Ở Việt Nam cũng có văn phòng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, và bạn có thể đăng ký điện thoại di động GTN và các dịch vụ tùy chọn trước khi đến Nhật Bản. Cục xuất nhập cảnh 〈Tư vấn〉Tôi là kỹ năng đặc định và có thể bảo lãnh vợ qua Nhật được không? 〈Tư vấn〉Tôi đã nhận được một tài liệu từ cục xuất nhập cảnh, nhưng không hiểu nội dung của nó. 〈Tư vấn〉Em là du học sinh và em nên làm gì để chuyển sang visa lao động hay kỹ năng đặc định? Các cuộc gọi tư vấn như thế này từ ngày xưa đã có rất nhiều. Chúng mình sẽ truyền đạt lại nội dung trong tài liệu, đối với những nội dung khó, sẽ thay mặt người cần tư vấn gọi điện lên cục xuất nhập cảnh và xác nhận thông tin. 8. Bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế 〈Tư vấn〉Em nhận được giấy yêu cầu thanh toán bảo hiểm hưu trí, em phải làm gì? Mình thường nhận được các cuộc gọi như: “Em đã nhận được giấy yêu cầu thanh toán bảo hiểm hưu trí quốc dân và bảo hiểm y tế quốc dân. Em nên làm gì?”. Theo nguyên tắc chung, những khoản này phải được thanh toán. Mình sẽ yêu cầu người gọi tư vấn gửi hình ảnh của giấy tờ và truyền đạt lại nội dung của giấy tờ đó. Trong một số trường hợp, chúng mình sẽ thay cho người cần tư vấn gọi cho uỷ ban thành phố để kiểm tra. 〈Tư vấn〉Em muốn biết số tiền bảo hiểm y tế quốc dân chưa đóng. Chúng mình sẽ đại diện gọi đến uỷ ban thành phố, hoặc sẽ phiên dịch thông qua một cuộc gọi ba bên, bao gồm cả người cần tư vấn. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Những điểm qua trọng liên quan đến bảo hiểm hưu trí|KOKORO Tổng kết Trong bài viết này, mình đã giới thiệu về dịch vụ tư vấn mà nhân viên tổng đài tư vấn qua điện thoại hỗ trợ cuộc sống của chúng mình thường nhận được từ khách hàng Việt Nam và cách trả lời chúng. 7 vấn đề đặc biệt phổ biến cần được tư vấn của người Việt ・ Tiếng ồn・ Rắc rối với việc đổ rác・ Hỗ trợ về sử dụng dịch vụ y tế・ Điện và gas đã bị cắt!・ Tư vấn liên quan đến hợp đồng nhà ở・ Câu hỏi liên quan đến tư cách cư trú và visa・ Bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế Những tổng đài viên tư vấn sẽ cố gắng hết sức để hỗ trợ người dùng Trợ lý GTN (GTN Assistants), nhưng chúng mình hy vọng rằng những bạn đọc khác cũng sẽ tham khảo bài viết này để tránh những rắc rối nhiều nhất có thể và sống một cuộc sống vui vẻ ở Nhật Bản. Tác giả Hoàng Thị Đan Thi Sinh năm 1991. Sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Huế đã làm việc cho một công ty của Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh khoảng một năm rưỡi. Sau khi du học Nhật Bản trong 2 năm từ năm 2013, đã làm nhân viên tổng đài tư vấn của bộ phận hỗ trợ cuộc sống của GTN từ năm 2016. Sở thích là xem phim và đi du lịch.
  • Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...

    18/03/2024
    Ở Nhật Bản, dịch vụ điện thoại di động được cung cấp dưới hình thức hợp đồng với mức cước nghe gọi・dữ liệu rất đắt đỏ. Bài viết lần này sẽ gửi tới các bạn sắp sửa sang Nhật cũng như những ai đang sinh sống tại Nhật mà có ý định đăng ký sử dụng dịch vụ lần đầu hay chuyển công ty điện thoại di động (công ty viễn thông = nhà cung cấp dịch vụ) cách lựa chọn dịch vụ nghe gọi・dữ liệu (SIM) một cách khôn ngoan để tiết kiệm chi phí. 〈Nội dung bài viết〉 1. Những trường hợp cần có hợp đồng nghe gọi・dữ liệu 2. Nhà mạng lớn có chất lượng dịch vụ tốt nhưng giá cao 3. SIM giá rẻ ở Nhật 4. SIM giá rẻ mà người nước ngoài có thể dễ dàng đăng ký tại Nhật 5. Một số ví dụ về các gói cước SIM giá rẻ 6. Nhược điểm của SIM giá rẻ và cách khắc phục 7. Tổng kết 1. Những trường hợp cần có hợp đồng nghe gọi・dữ liệu Ở Nhật, cước dịch vụ di động nghe gọi・dữ liệu hàng tháng rất đắt đỏ. Do đó, có nhiều bạn thực tập sinh kĩ năng chỉ chủ yếu sử dụng Wi-Fi ở ký túc xá của công ty (hoặc nhà riêng) và không hề dùng thẻ SIM cho đến tận khi về nước. Thế nhưng, nếu như bạn là du học sinh hoặc kỹ sư, thì sẽ có những lúc cần có số điện thoại của riêng mình để đi xin việc hoặc liên lạc với chỗ làm. Vì vậy, có thể cuộc sống của bạn sẽ trở nên bất tiện nếu không có số điện thoại (SIM). Ngoài ra, sở hữu số điện thoại (SIM liên lạc) cũng sẽ có ích trong những trường hợp cần gọi cho cảnh sát (110) hay cứu thương (119). Ở Việt Nam, SIM trả trước được sử dụng rất phổ biến, nhưng ở Nhật lại gần như không có hình thức này. Chính vì vậy, bạn cần phải kí hợp đồng với nhà mạng (công ty viễn thông) và trả cước dịch vụ nghe gọi・dữ liệu hàng tháng. Tùy theo nhà mạng cũng như nội dung hợp đồng (gói cước + lựa chọn thêm) mà mức phí hàng tháng này có thể rất khác nhau. 2. Nhà mạng lớn có chất lượng dịch vụ tốt nhưng giá cao 3 nhà mạng lớn 3 nhà mạng (công ty viễn thông) lớn ở Nhật Bản là docomo, au và Softbank, cung cấp dịch vụ dữ liệu tốc độ cao và chất lượng nghe gọi tốt. Các nhà mạng này cũng có nhiều cửa hàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ nghe gọi trong nước không giới hạn và dung lượng dữ liệu cao (không giới hạn) với mức giá cố định. Cước dịch vụ hàng tháng Tuy nhiên, đa số cước dịch vụ nghe gọi・dữ liệu hàng tháng sẽ rơi vào khoảng từ 5,000 đến 8,000 yên. Nếu cộng thêm cả tiền mua điện thoại di động vào thì con số này sẽ vô cùng đắt đỏ. Nếu bạn mua một chiếc điện thoại được nhiều người ưa thích như iPhone chẳng hạn, rồi kí hợp đồng dịch vụ nghe gọi・dữ liệu nữa thì nhiều khả năng số tiền bạn phải trả hàng tháng (gồm tiền cước nghe gọi・dữ liệu + trả góp điện thoại) sẽ vượt quá 10,000 yên. Phí hủy dịch vụ (phí hủy hợp đồng) Tính đến năm 2021, nếu bạn chuyển sang sử dụng nhà mạng khác thì sẽ phải mất khoảng 10,000 yên. Nếu hủy hợp đồng vào giữa thời hạn hợp đồng hai năm, thì phải trả khoảng 10.000 yên "phí vi phạm hợp đồng" và thêm 3,300 yên cho thủ tục chuyển nhượng. Tuy nhiên, hiện nay cả hai khoản phí này đều đã được loại bỏ. Nhưng nếu bạn vẫn đang trả góp tiền điện thoại thì bạn cần phải thanh toán nốt số tiền còn lại khi hủy hợp đồng với nhà mạng. 3. SIM giá rẻ ở Nhật Gần đây, số lượng người sử dụng SIM giá rẻ không phải của các nhà mạng lớn đang dần tăng lên. Nếu bạn muốn giữ cước phí nghe gọi・dữ liệu trên điện thoại di động của mình ở mức thấp, thì hãy thử cân nhắc đến “SIM giá rẻ” nhé. Để sử dụng được SIM giá rẻ thì cần phải có điện thoại chưa lắp SIM, nhưng bù lại lại có những gói cước với giá dưới 1.000 yên mỗi tháng. Ngoài ra còn có cả loại SIM giá rẻ mà bạn có thể đăng ký thông qua website. Nếu chọn ký hợp đồng tại cửa hàng, thì cũng nhiều nơi có nhân viên người Việt, tuy nhiên nếu có người từ đoàn thể, công ty, trường học hoặc bạn bè đi cùng vẫn sẽ an toàn hơn. Các gói cước và mức giá Gói cước có nghe gọi và gói cước chỉ dùng dữ liệu Đối với SIM giá rẻ, có hai loại gói cước chính là “gói cước có nghe gọi” và “gói cước chỉ dùng dữ liệu”. Điểm khác nhau của hai gói cước này chính là khả năng nghe gọi điện thoại. Với gói cước có nghe gọi thì bạn có thể thực hiện cuộc gọi từ số điện thoại có đầu số là 080 hoặc 090. Cước cuộc gọi Giá cước nghe gọi trung bình của gói cước nghe gọi là 22 yên cho 30 giây. Ngoài ra còn có các gói và lựa chọn khác như “cước cố định 5 phút” cho phép bạn thực hiện các cuộc gọi có thời lượng dưới 5 phút không giới hạn số lần, “cước cố định 10 phút”, hay gói “gọi không giới hạn'' cho phép thực hiện cuộc gọi không giới hạn. Tuy nhiên, nếu bạn gọi điện bằng SNS (chẳng hạn như LINE hoặc Messenger) thì sẽ không bị tính phí. Có cả các gói cước nghe gọi với giá dưới 1.000 yên Một số gói SIM giá rẻ có giá dưới 1.000 yên mỗi tháng. Bạn có thể chọn gói cơ bản hoặc các gói lựa chọn tùy thêm dựa trên nhu cầu sử dụng dữ liệu và thời gian nghe gọi của mình. Nếu bạn có thói quen kết nối Internet qua Wi-Fi ở nhà, ký túc xá, trường học, hoặc nơi làm thêm v.v. và không sử dụng Internet nhiều ở những nơi khác, thì có thể đăng ký gói cước có dung lượng dữ liệu thấp. Các giấy tờ cần thiết để ký hợp đồng ・ Giấy tờ chứng minh nhân thân (như thẻ lưu trú v.v.) ・ Trường hợp thanh toán tiền qua tài khoản ngân hàng → Sổ ngân hàng (hoặc thẻ ATM) và con dấu cá nhân ・ Trường hợp thanh toán bằng thẻ tín dụng→Thẻ tín dụng 4. SIM giá rẻ mà người nước ngoài có thể dễ dàng đăng ký tại Nhật GTN Mobile GTN Mobile – Đăng ký không cần tài khoản ngân hàng Nhật Bản hay thẻ tín dụng〈quảng cáo〉 Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn hai loại SIM giá rẻ mà người nước ngoài có thể dễ dàng đăng ký. GTN Mobile chỉ cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài và cũng là một trong những loại SIM rẻ nhất mà người nước ngoài có thể đăng ký tại Nhật Bản. Nó có các ưu điểm như sau: có thể ký hợp đồng ngay cả khi bạn không có tài khoản ngân hàng tại Nhật hoặc thẻ tín dụng, có thể thanh toán tại cửa hàng tiện lợi và có thể đăng ký bằng tiếng Việt. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] GTN Mobile Đặc điểm của GTN Mobile Ngay cả những người mới đến Nhật Bản và chưa có tài khoản ngân hàng ở Nhật hoặc thẻ tín dụng cũng có thể đăng ký. Có thể thanh toán tại cửa hàng tiện lợi hoặc bằng cách tự động trừ tiền từ tài khoản ngân hàng. Có thể sử dụng tiếng Việt (khi đăng ký hoặc liên hệ với nhà mạng). Có thể đăng ký SIM từ nước ngoài và nhận SIM tại sân bay ở Nhật. Có thể đăng ký thẻ tín dụng dành riêng cho người nước ngoài cùng lúc với thẻ SIM. Có thể nhận hỗ trợ, tư vấn miễn phí bằng tiếng Việt. 〈Ví dụ các gói cước có kèm nghe gọi〉 ・3GB:1,200 yên/tháng ・10GB:2,200 yên/tháng ※ Tất cả các cuộc gọi trong nước là 22 yên/ 30 giây (cũng có cả gói cước gọi không giới hạn) ※ Tất cả giá đã bao gồm thuế SIM VÀNG mà người Việt ưa thích Hợp đồng SIM VÀNG yêu cầu phải có thẻ tín dụng được phát hành tại Nhật Bản, nhưng bạn cũng có thể thảo luận về các phương thức thanh toán khác. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] SIM VANG 〈Ví dụ các gói cước có kèm nghe gọi〉 ・1GB:1,628 yên/tháng ・3GB:2,398 yên/tháng ・5GB:2,882 yên/tháng ※ Tất cả các cuộc gọi trong nước là 22 yên/ 30 giây (lựa chọn thêm: gói cước cố định 5 phút, cước cố định 10 phút, cước cố định 15 phút) ※ Tất cả giá đã bao gồm thuế 5. Một số ví dụ về các gói cước SIM giá rẻ Ở Nhật còn rất nhiều loại SIM giá rẻ khác. Nếu tìm kiếm bằng những từ khóa như "SIM giá rẻ", "so sánh", bạn sẽ thấy rất nhiều bài viết so sánh dịch vụ, giá cả của các nhà mạng khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn không có thẻ tín dụng được phát hành tại Nhật Bản thì có thể sẽ khó đăng ký hơn. Chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một số gói SIM giá rẻ của các nhà mạng khác nhau. ※ Có lẽ nhiều người nước ngoài muốn có điện thoại chỉ để liên lạc với nơi làm việc của họ, vì vậy chúng tôi chỉ giới thiệu tới các bạn những gói cước nghe gọi. ※ Bài viết này giả định rằng bạn sẽ kết nối Internet chủ yếu ở nhà, quán cà phê, cửa hàng tiện lợi, v.v. và sẽ giảm thiểu các hoạt động liên lạc dữ liệu khác. ※ Tất cả giá đã bao gồm thuế. ※ Tất cả "cuộc gọi thoại" là cuộc gọi được thực hiện trong phạm vi Nhật Bản (các cuộc gọi quốc tế sẽ được tính phí riêng). ◆ Giá cước một số loại SIM giá rẻ phổ biến tại Nhật (tính đến thời điểm hiện tại là tháng 3 năm 2024) LINEMO ・ 3GB:990 yên/tháng・ 20GB:2,728 yên/tháng・ LINE có gói Giga free (dùng không giới hạn)・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:5 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn) IIJmio (aiaijeimio) ・ 2GB:850 yên/tháng・ 5GB:990 yên/tháng・ 10GB:1,500 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 11 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:5 phút với mức giá cố định, 10 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn) mineo (maineo) ・ 1GB:1,298 yên/tháng・ 5GB:1,518 yên/tháng・ 10GB:1,958 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:10 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn) BIGLOBE Mobile ・ 1GB:1,078 yên/tháng・ 3GB:1,320 yên/tháng・ 6GB:1,870 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Nếu dùng ứng dụng thì là 9.9 yên/30 giây) Rakuten mobile ・ 3GB:1,078 yên/tháng・ 20GB:2,178 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:15 phút với mức giá cố định)(Nếu dùng ứng dụng thì miễn phí) UQmobile 〈Gói cước Mini mini〉・ 4GB:2,365 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây (Lựa chọn thêm:10 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn)〈Gói cước Komi komi〉・ 20GB:3,278 yên/tháng・ Miễn phí cho các cuộc gọi dưới 10 phút, không giới hạn số lần(Nếu vượt quá 10 phút thì cước phí là 22 yên/30 giây đối với thời gian vượt quá giới hạn)(Lựa chọn thêm:Nghe gọi không giới hạn) Y!mobile (waimobile) ・ 4GB:2,365 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:10 phút với mức gia cố định, nghe gọi không giới hạn) 6. Nhược điểm của SIM giá rẻ và cách khắc phục Chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn những nhược điểm của SIM giá rẻ và các cách khắc phục. ① Tốc độ truy cập dữ liệu không ổn định Nhược điểm của SIM giá rẻ là tốc độ truy cập dữ liệu. Các hãng SIM giá rẻ chỉ thuê lại một phần đường truyền của 3 nhà mạng lớn nên trong những khoảng thời gian có nhiều người cùng sử dụng thì tốc độ truy cập dữ liệu thường bị chậm đi. 〈Cách khắc phục〉 ・ Nếu kết nối với Wi-Fi ở nhà, quán cafe hoặc cửa hàng tiện lợi thì sẽ giải quyết được vấn đề tốc độ truy cập dữ liệu. ・ Nên duy trì kết nối Internet ở mức tối thiểu trong các nhà hàng đông đúc hay trên các chuyến tàu vào giờ cao điểm đi lại. ② Hầu như đều thanh toán bằng thẻ tín dụng Thanh toán cước phí hàng tháng của SIM giá rẻ chủ yếu được thực hiện bằng thẻ tín dụng, nhưng cũng có những loại SIM giá rẻ cho phép bạn thanh toán tại cửa hàng tiện lợi hoặc tự động trừ tiền từ tài khoản ngân hàng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] GTN Mobile, không cần thẻ tín dụng ③ Nhà mạng giá rẻ bán ít mẫu điện thoại hơn Nếu mua điện thoại khi ký hợp đồng với các nhà mạng SIM giá rẻ, bạn sẽ thấy có ít mẫu điện thoại có thể lựa chọn hơn so với 3 nhà mạng lớn. 〈Cách khắc phục〉 Gần đây có một số loại điện thoại không có sẵn SIM và có thể sử dụng bằng cách lắp thẻ SIM khác vào, vì vậy bạn có thể mua những chiếc như vậy từ Việt Nam sang, hoặc mua một chiếc đã qua sử dụng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, tùy loại SIM mà có thể xảy ra trường hợp không tương thích với máy, thế nên khi kí hợp đồng thì hãy kiểm tra xem máy có nhận SIM không nhé. ④ Hỗ trợ 3 nhà mạng lớn có rất nhiều cửa hàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ, nhưng nhiều nhà mạng SIM giá rẻ lại thường chỉ hỗ trợ thông qua hình thức chat. 7. Tổng kết Bạn sẽ không thể sử dụng điện thoại di động ở Nhật Bản trừ khi ký hợp đồng với nhà mạng và trả cước hàng tháng. Ba nhà mạng lớn của Nhật Bản cung cấp tốc độ truy cập dữ liệu và chất lượng cuộc gọi tuyệt vời nhưng chúng có giá từ 5.000 đến 8.000 yên mỗi tháng. Tuy nhiên, ở Nhật Bản có rất nhiều loại SIM giá rẻ, và một số gói cước có giá dưới 1.000 yên mỗi tháng. Các cuộc gọi trong nước thường có giá 22 yên/30 giây và có các sự lựa chọn thêm như ''Gọi với mức cước cố định'' cho phép bạn thực hiện bao nhiêu cuộc gọi tùy thích trong vòng 5 phút (hoặc 10, 15 phút) và ''Gọi không giới hạn'' cho phép thực hiện cuộc gọi không giới hạn. Ngoài ra còn có gói "cuộc gọi không giới hạn". Nhược điểm của SIM giá rẻ là khả năng liên lạc có thể không ổn định, nhưng điều này có thể được khắc phục bằng cách sử dụng Wi-Fi của cửa hàng, hoặc hạn chế sử dụng ở khu vực đông người. Ngoài ra, trong khi nhiều nơi yêu cầu phải có thẻ tín dụng phát hành tại Nhật Bản để ký hợp đồng thì cũng có những loại SIM giá rẻ cho phép bạn ký hợp đồng mà không cần có tài khoản ngân hàng hay thẻ tín dụng Nhật Bản.
  • Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản

    13/03/2024
    Sau khi đi du học tốt nghiệp ra trường, mình quyết định ở lại Nhật làm việc từ đó đến giờ thấm thoắt đã hơn 13 năm. Năm 2012, mình kết hôn và sinh được 2 bé. Bé lớn nhà mình đi nhà trẻ (hoikuen) được 4 năm và hiện giờ đã chuyển sang học mẫu giáo (yochien). Bé nhỏ mới được hơn 1 tuổi đang chuẩn bị đi nhà trẻ. Mọi người thường nói với nhau rằng rất khó để giành được một suất vào nhà trẻ ở Nhật Bản. Trong bài viết này, thông qua kinh nghiệm của bản thân, mình sẽ chia sẻ với các bạn một số bí quyết về cách chuẩn bị và nộp đơn nhập học vào nhà trẻ của Nhật Bản. Mình hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm sữa có con ở giai đoạn sắp đi nhà trẻ như mình nhé. (Bài viết được viết vào năm 2022. Sau đó, thông tin về các chế độ đã được cập nhật.) 〈Nội dung〉 1. 5 điểm khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam ・ Khác biệt 1: Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) ・ Khác biệt 2: Nơi nộp hồ sơ ・ Khác biệt 3: Thời gian nhập học và nộp đơn ・ Khác biệt 4: Phí giữ trẻ ・ Khác biệt 5: Phân chia lớp 2. Sự khác biệt giữa nhà trẻ và mẫu giáo 3. Cách chọn nhà trẻ của mình 4. Tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp hồ sơ! 5. Tham quan nhà trẻ sớm 6. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký 7. Bí quyết là biết số điểm mình có 8. Lời kết ◆Nội dung◆ 1. 5 điểm khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam ・ Khác biệt 1: Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) ・ Khác biệt 2: Nơi nộp hồ sơ ・ Khác biệt 3: Thời gian nhập học và nộp đơn ・ Khác biệt 4: Phí giữ trẻ ・ Khác biệt 5: Phân chia lớp 2. Sự khác biệt giữa nhà trẻ và mẫu giáo 3. Cách chọn nhà trẻ của mình 4. Tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp hồ sơ! 5. Tham quan nhà trẻ sớm 6. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký 7. Bí quyết là biết số điểm mình có 8. Lời kết 1. 5 điểm khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam Nhà trẻ ở Nhật Bản Trước tiên, mình sẽ giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu nhất về sự khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam. ◆ Nhà trẻ/ Mẫu giáo ở Việt Nam Các trường mẫu giáo và nhà trẻ ở Việt Nam bao gồm các cơ sở như dưới đây. Và nhà trẻ cũng được phân ra thành trường công lập và trường tư thục. Nhà trẻ Nhà trẻ sẽ đón nhận các bé trong độ tuổi từ 0 tuổi đến 3 tuổi Mẫu giáo Mẫu giáo sẽ đón nhận các bé vào học ở độ tuổi từ 3 tuổi cho đến trước tuổi vào tiểu học Cơ sở giống như trường giữ trẻ ở Nhật:Mầm non Cơ sở có đặc điểm của cả nhà trẻ và mẫu giáo ◆ Nhà trẻ ở Nhật Bản Nhà trẻ ngoài chứng nhận cũng có thể đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau Ở Nhật cũng có nhà trẻ công lập và tư thục, nhưng chủ yếu người ta phân chia nhà trẻ theo nhà trẻ được chứng nhận và nhà trẻ ngoài chứng nhận. Nhà trẻ được chứng nhận là cơ sở giữ trẻ đáp ứng các tiêu chuẩn do chính phủ đặt ra (về quy mô cơ sở, số lượng nhân viên chăm sóc trẻ, có hay không có phòng ăn ở trường, v.v.) và được tỉnh trưởng phê chuẩn. Các nhà trẻ ngoài chứng nhận cũng đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của phụ huynh, nhưng phí giữ trẻ thường cao hơn so với các nhà trẻ được chứng nhận. ◆ Sự khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam Sự khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam bao gồm 5 đặc điểm lớn như dưới đây: ① Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) ② Nơi nộp hồ sơ ③ Thời gian nhập học và nộp đơn ④ Phí giữ trẻ ⑤ Phân chia lớp Khác biệt 1: Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) Nhà trẻ ở Nhật Bản Điểm khác biệt lớn nhất giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam là tiêu chuẩn nhập học (điều kiện xét tuyển). Các trường mẫu giáo công lập tại Việt Nam tiếp nhận con em theo tuyến tức là cứ là cư dân ở địa phương là có quyền nộp đơn. Tuy nhiên, để đăng ký vào nhà trẻ được chứng nhận ở Nhật Bản thì bố mẹ (người giám hộ) phải có lí do chính đáng cho việc không thể chăm sóc con cái của mình như là do công việc, bệnh tật, hay phải chăm sóc bố mẹ bị bệnh hiểm nghèo, v.v. thì mới có thể nộp đơn xin nhập học. Mỗi một khu vực có các tiêu chí xét tuyển do chính phủ thiết lập cho từng vùng và hoàn cảnh của người nộp đơn dựa trên tính thiết yếu của việc gửi sẽ được số hóa theo chỉ số xét tuyển. Các chỉ số xét tuyển được gọi là “điểm”. Nói một cách đơn giản là điểm càng cao thì nhu cầu gửi trẻ đi nhà trẻ càng tăng và ưu tiên được trúng tuyển càng cao. Dưới đây là một vài ví dụ về các yếu tố quyết định điểm số: ・ Số ngày và số giờ làm việc của bố mẹ ・ Ông bà có sống ở gần hay không? ・ Thu nhập của gia đình (thu nhập tính theo hộ gia đình) ・ Hộ gia đình có bố hoặc mẹ đơn thân hoặc hộ gia đình mà bố hoặc mẹ đi làm xa nhà ・ Có anh chị em cũng đang học tại nhà trẻ đó Khác biệt 2: Nơi nộp hồ sơ Nơi nộp hồ sơ nhập học cũng có sự khác biệt lớn. Để vào nhà trẻ ở Việt Nam, dù là nhà trẻ công lập hay tư thục, bố mẹ đều phải trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký tại trường và sau khi có giấy báo trúng tuyển nhập học thì trẻ sẽ được vào học. Nhưng ở Nhật thì lại khác, để vào nhà trẻ được chứng nhận thì bố mẹ phải thông qua ủy ban quận để nộp đơn đăng ký. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn muốn đăng ký cho con mình học tại nhà trẻ ngoài chứng nhận thì bạn có thể nộp đơn xin nhập học trực tiếp tại trường. ・ Ở Việt Nam, vì bố mẹ sẽ nộp đơn trực tiếp vào nhà trẻ nên khi còn chỗ trống (chỉ tiêu tuyển sinh) thì bé có thể vào học. ・ Đối với các nhà trẻ được chứng nhận ở Nhật Bản, ủy ban quận sẽ quyết định bé có thể được nhập học hay không dựa vào hệ thống điểm số nên bố mẹ không thể tự do quyết định nộp đơn đăng ký vào nhà trẻ cụ thể nào. Khác biệt 3: Thời gian nhập học và nộp đơn Kết quả xét tuyển sẽ được công bố vào tháng 1 đến tháng 2. Trong trường hợp không trúng tuyển, bố mẹ có thể nộp đơn cho bé vào đợt tuyển sinh lần 2. Điểm khác biệt thứ ba là thời điểm nhập học. Ở Việt Nam, trẻ em sẽ đi nhà trẻ vào tháng 8 hàng năm, nhưng ở Nhật Bản, thời gian vào nhà trẻ của các bé lại là tháng 4 hàng năm. Ở Nhật Bản, thời hạn nộp hồ sơ để vào nhà trẻ là 5 đến 6 tháng trước khi trẻ nhập học nên bố mẹ cần chuẩn bị sớm các giấy tờ cần thiết. Về cách thức nộp đơn, có một số ủy ban quận nhận đơn trực tiếp, nhưng cũng có những nơi chỉ chấp nhận hồ sơ được gửi qua đường bưu điện. Hạn nộp hồ sơ đăng ký rất quan trọng khi bạn muốn cho trẻ vào nhà trẻ ở Nhật Bản, vì vậy bố mẹ cũng phải cẩn thận để ý thời hạn này nhé! ◆Quy trình từ nộp đơn đăng ký đến khi nhập học nhà trẻ (ví dụ) ・ Nộp hồ sơ tại ủy ban quận: Tháng 10 đến tháng 12 năm trước ・ Xét tuyển: Tháng 1 đến tháng 2 ・ Thông báo kết quả xét tuyển: Tháng 1 đến tháng 2 ・ Phỏng vấn / Kiểm tra sức khỏe: Tháng 2 đến tháng 3 ・ Nhập học: tháng 4 Khác biệt 4: Phí giữ trẻ Phí giữ trẻ tại các nhà trẻ công lập ở Việt Nam là chi phí cố định giống nhau bất kể hoàn cảnh gia đình như thế nào, nhưng mức phí ở các nhà trẻ tư thục là hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào từng trường. Ở Nhật Bản, phí giữ trẻ cho bé từ 0 tuổi đến 2 tuổi đi nhà trẻ được chứng nhận sẽ thay đổi tùy thuộc vào thu nhập của hộ gia đình. Với trẻ em từ 3 đến 5 tuổi ở các nhà trẻ được chứng nhận là miễn phí hoàn toàn. Còn trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học tại các nhà trẻ ngoài chứng nhận thì sẽ được nhận khoản hỗ trợ không hoàn lại tối đa là 37.000 yên mỗi tháng. Khác biệt 5: Phân chia lớp Con trai lớn của mình bắt đầu học từ lớp 1 tuổi (ảnh lúc con 2 tuổi) Trong trường hợp các nhà trẻ công lập ở Việt Nam, các lớp học được xác định theo năm sinh (tháng 1 đến tháng 12), nhưng ở Nhật Bản thì hơi khác một chút. Niên khóa của các trường học, mẫu giáo và nhà trẻ Nhật Bản bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 3 năm sau đó. Vì lý do này, các lớp được phân chia theo niên khóa tính theo mốc tháng 4 hàng năm. Cụ thể, các lớp học và năm học được phân chia theo độ tuổi của bé tính ở thời điểm ngày 1 tháng 4 hàng năm, và cứ vào tháng 4 các em sẽ được lên lớp. Tròn tuổi tính mốc ngày 1 tháng 4 Lớp trực thuộc 5 tuổi Lớp Nencho(trẻ 5 tuổi) 4 tuổi Lớp Nenchu(trẻ 4 tuổi) 3 tuổi Lớp Nensho(trẻ 3 tuổi) 2 tuổi Lớp trẻ 2 tuổi 1 tuổi Lớp trẻ 1 tuổi 0 tuổi Lớp trẻ 0 tuổi Tròn tuổi tính mốc ngày 1 tháng 4 Lớp trực thuộc 5 tuổi Lớp Nencho (trẻ 5 tuổi) 4 tuổi Lớp Nenchu (trẻ 4 tuổi) 3 tuổi Lớp Nensho (trẻ 3 tuổi) 2 tuổi Lớp trẻ 2 tuổi 1 tuổi Lớp trẻ 1 tuổi 0 tuổi Lớp trẻ 0 tuổi 2. Sự khác biệt giữa nhà trẻ và mẫu giáo Chỉ có nhà trẻ mới có thể nhận giữ trẻ dưới 3 tuổi Có rất nhiều điểm khác nhau giữa trường mẫu giáo và nhà trẻ ở Nhật Bản. Mình sẽ tóm tắt thông tin ở bảng bên dưới như sau: Nhóm tuổi đối tượng Các bé từ 0 đến 6 tuổi (trước tuổi đi học tiểu học) có thể đi nhà trẻ, nhưng chỉ có các bé từ 3 tuổi trở lên mới được đi học ở trường mẫu giáo. Các kỳ nghỉ dài Các trường mẫu giáo ở Nhật có nghỉ hè, nghỉ đông và nghỉ xuân nữa. Trong thời gian đó trường không nhận giữ trẻ, nhưng nhà trẻ thì nhận giữ trẻ quanh năm. Thời gian giữ trẻ Trường mẫu giáo hầu hết nhận giữ trẻ từ 9 giờ đến 14 giờ, nếu thời gian có kéo dài thì cũng chỉ là từ 8 giờ đến 17 giờ. Nhưng ở nhà trẻ, đa phần các trường nhận giữ bé từ 7 giờ đến 19 giờ. Vì cả hai vợ chồng mình đều phải đi làm, ông bà cả hai bên đều không ở gần, vì vậy bọn mình không còn cách nào khác là gửi con trai lớn vào nhà trẻ. Tuy nhiên năm ngoái do mình mang thai và nghỉ sinh bé thứ hai, đồng thời chuyển nhà nên hiện mình gửi con trai lớn ở trường mẫu giáo. 3. Cách chọn nhà trẻ của mình Con trai lớn (khi bé 1 tuổi) Mình thực sự bắt đầu công việc chuẩn bị hồ sơ để nộp đăng ký đi nhà trẻ cho con trai đầu (sinh năm 2016) là vào mùa hè năm 2017. Trong tiết trời nóng như đổ lửa, mình vẫn nhớ như in cảm giác vừa bế con vừa đi đến uỷ ban quận rồi tham quan nhà trẻ để lo đầy đủ tất cả các giấy tờ cần thiết. Khi lựa chọn nhà trẻ cho bé, mình đặc biệt chú trọng 4 điểm sau đây: ① Nhà trẻ được chứng nhận (Mình nghĩ sẽ an toàn hơn nếu trường đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc gia) ② Vị trí gần nhà (Vì công ty xa nhà nên mình muốn thời gian đưa đón bé càng ngắn càng tốt) ③ Giáo viên tốt nhiệt tình, đặc biệt chú trọng việc có nhiều thầy cô có kinh nghiệm lâu năm với trẻ nhỏ. ④ Có sân vườn với diện tích vừa đủ (để trẻ thoải mái vận động) Để xác định gần nhà mình có các nhà trẻ như thế nào cách đơn giản nhất là tải bản đồ nhà trẻ từ trên trang chủ của uỷ ban quận các bạn nhé. Đồng thời mình tải luôn danh sách ghi số lượng tuyển sinh của các trường để khoanh vùng tìm nhà trẻ phù hợp. Sau khi đọc cẩn thận và kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin, mình đã chọn ra được 7 trường đáp ứng nhu cầu của mình và lên lịch trình tham quan. 4. Tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp hồ sơ! Trước hết, hãy tập hợp thông tin ở uỷ ban quận và trên trang chủ! Để vào nhà trẻ ở Nhật ai cũng nói là không dễ dàng chút nào. Thế nên trong đơn đăng ký, bạn hãy viết tất cả tên các nhà trẻ mà bạn nghĩ có thể gửi bé vào được theo thứ tự nguyện vọng từ cao xuống thấp nhé. Tuy vậy vì tỷ lệ cạnh tranh cao nên thường thì khả năng được chọn của nguyện vọng một là thấp và thậm chí việc bạn không trúng nguyện vọng nào cũng không có gì là lạ cả. Vậy nên cách tốt nhất là ta phải chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh sai sót và tăng khả năng đỗ cho bé nhé. Đầu tiên, mình đã đến uỷ ban quận hỏi nhân viên tư vấn tuyển sinh nhà trẻ thời hạn nộp hồ sơ và các lưu ý và nhận đơn đăng ký. Bạn cũng có thể kiểm tra thời hạn đăng ký trên trang web hoặc qua điện thoại nhé. Mình đã thất bại trong lần “ra quân đầu tiên”...! Con trai đầu của mình sinh cuối năm 2016 (sau tháng 4 là lúc niên học bên Nhật bắt đầu). Vậy nên mình đã nộp hồ sơ xét tuyển vào tháng 11 năm 2016 để bé có thể đi nhà trẻ vào tháng 4 năm 2017, nhưng đáng tiếc là bé không được chọn. Năm 2017, một lần nữa mình nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển giữa kỳ nhưng lại không đỗ cũng cùng lý do là không còn chỉ tiêu trống cho bé. Vào tháng 11 năm 2017 mình đã nộp hồ sơ lần 3 và cuối cùng cũng đỗ nên con trai lớn của mình bắt đầu đi nhà trẻ từ tháng 4 năm 2018. Mình không có ấn tượng là xin vào nhà trẻ ở Việt Nam khó nên khi trượt hết lần này đến lần khác ở bên này thì mình đã rất bất ngờ. Xin nhà trẻ Nhật mệt thật chứ đùa đâu! Các bố mẹ cũng cần chú ý tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp đơn nhé. Một người bạn Việt Nam của mình đã gặp phải tình cảnh dở khóc dở cười là tuy chỉ nộp hồ sơ muộn có một ngày thôi nhưng đã không được ủy ban quận chấp nhận. Ngay cả khi bé nhà bạn đủ điều kiện nhập học thì cũng sẽ không thể đỗ nếu bạn trễ thời hạn, vì vậy các bố mẹ hãy cẩn thận điểm này nhé! 5. Tham quan nhà trẻ sớm Hãy đến tham quan nhà trẻ trước khi nộp đơn nhé. Nhà trẻ là nơi đầu tiên bé sinh hoạt cộng đồng và là nơi các bạn nhỏ trải qua tương đối thời gian trong 5 năm đầu đời nên mình thực sự rất lưu ý vấn đề này. Thêm một điều nữa là trong đơn đăng ký có cột điền tên nhà trẻ từ nguyện vọng 1 đến nguyện vọng 5 nên mình quyết định dành thời gian tham quan nhà trẻ cũng là để xác định thứ tự trên dưới này cho dễ nữa. Mình đã gọi điện đến từng nhà trẻ và đặt lịch hẹn, sau đó đến thăm 7 nhà trẻ trong chỉ 2 tuần. Khi đến nơi và trực tiếp tham quan các nhà trẻ, mình phát hiện ra rất nhiều điều mà mình không thể biết được nếu chỉ đọc thông tin trên bản đồ hay trang web của nhà trẻ. Ví dụ, có nhà trẻ mặc dù nhìn trên bản đồ thì thấy rất gần nhưng thực tế khi đi thử đến đó thì đoạn đường lại có rất nhiều dốc và phải dừng nhiều vì đèn tín hiệu giao thông nên rốt cuộc có thể lại tốn rất nhiều thời gian cho việc đưa đón con. Ngoài ra, có nhà trẻ mặc dù ban đầu mình không thích lắm vì có vẻ xa nhà nhưng khi đến tận nơi thì mới biết là trường mới và các giáo viên rất tận tình và tất nhiên, ngược lại cũng có nơi gần nhà nhưng cơ sở thiết bị đã cũ lại không có sân vườn nữa. Có rất nhiều điểm mà chỉ sau khi tham quan thực tế bạn mới có thể nhận ra Ngoài ra còn là vấn đề về sở thích nữa. Ví dụ đơn giản là mình thì mình nghĩ là một nhà trẻ có nhiều cây xanh thì tốt quá rồi, nhưng có một cô bạn người Nhật của mình lại chia sẻ rằng: “Nhà trẻ mà có nhiều cây xanh bao quá thì chắc sẽ có nhiều muỗi và côn trùng lắm nên mình không thích lắm đâu!”. Đó là lý do tại sao tốt nhất bạn nên xác định rõ tiêu chuẩn của riêng mình và trực tiếp tham quan trường để xác nhận trước khi ghi nguyện vọng chứ không nên cứ nghe bảo tốt là xin vào. Bạn bận thì không còn cách nào chứ nếu có đôi chút thời gian thì mình khuyên các bạn hãy đến tham quan trường vì thực sự rất hữu ích đó. 6. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký Các hồ sơ đăng ký xét tuyển có thể hơi khác nhau tùy thuộc vào khu vực bạn sinh sống, nhưng nếu bạn sống ở quận Arakawa-ku, Tokyo thì các tài liệu sau đây là bắt buộc. ① Đơn đăng ký nhập học ② Đơn xin hỗ trợ (trợ cấp) ③ Giấy xác nhận các mục quan trọng / Giấy đồng ý ④ Giấy thông báo về tình trạng sức khoẻ của trẻ ⑤ Giấy chứng nhận việc làm * Của cả hai vợ chồng ⑥ Giấy xác nhận tổng thu nhập và số thuế phải đóng của năm gần đây nhất * Của cả hai vợ chồng Mình đã xin giấy ở mục ⑤ từ công ty qua bưu điện và mục ⑥ trực tiếp tại uỷ ban quận. 7. Bí quyết là biết số điểm mình có Kiểm tra các tiêu chí xét tuyển trên trang chủ của uỷ ban quận Ở Nhật Bản, quá trình chuẩn bị cho một đứa trẻ đi học mẫu giáo được gọi là “hoạt động tìm nhà trẻ” (tiếng Nhật đọc là “hokatsu”). Bí quyết hokatsu của mình là phải biết điểm số (chỉ số dùng để xét vào trường) của mình đang có là bao nhiêu. Mình đã tính số điểm mình theo các bước như sau: ◆ Cách kiểm tra điểm số ・ Mình đã kiểm tra các tiêu chí xét tuyển trên trang chủ của uỷ ban quận và tự thử tính điểm cho mình. Tuy nhiên có một vài điểm mình đọc mà vẫn không hiều nên mình đã gọi điện hỏi nhân viên phụ trách tuyển sinh ở uỷ ban quận. Các chuyên viên rất nhiệt tình giúp mình giải đáp mọi thắc mắc nên mình đã xác định tương đối chính xác số điểm của mình trước khi nộp hồ sơ. ・ Thêm nữa là khi đến tham quan thực tế các nhà trẻ, mình đã “khéo” hỏi mức điểm chuẩn để đỗ để xác định xem bé nhà mình có thể vào nhà trẻ với số điểm của mình đang có hay không. Dựa vào đấy để mình cân nhắc khi ghi thứ tự nguyện vọng. Tuy nhiên, một số nhà trẻ có thể không tiết lộ thông tin này nên mình có thu thập thông tin từ các mẹ bỉm trong cùng khu mình sống để có căn cứ phán đoán thêm đấy. ◆ Cách viết đơn đăng ký Trong đơn đăng ký chỉ có 5 dòng để ghi nguyện vọng, nhưng mình đã mạnh dạn viết tên của tất cả các nhà trẻ mà mình mong bé có thể vào được. Thêm vào đó, mình đã viết thêm mong muốn của mình vào rìa đơn đăng ký với nội dung là: “Mong quận xem xét vì đây là cơ hội cuối cùng để tôi có thể quay trở lại làm việc. Bất kỳ trường mẫu giáo nào trong số 7 nguyện vọng của tôi ghi ở trên nếu được chọn tôi cũng xin chấp nhận hết”. Thay vì chỉ đơn giản là yêu cầu giúp đỡ “Hãy cho con tôi vào học” thì sẽ hữu ích hơn nếu bạn viết ra các nội dung một cách cụ thể, chẳng hạn như “Tôi không thể kéo dài thời gian nghỉ chăm sóc bé” hoặc “Ông bà bị bệnh nên tôi không có ai để nhờ trông con hộ được”. Thật may mắn là sau nhiều lần đăng kí không được thì cuối cùng con trai lớn của mình đã vào được trường mẫu giáo mà là nguyện vọng một luôn các bạn ạ. 8. Lời kết Mình và con trai đầu Trong bài viết này, mình đã giới thiệu đến các bạn về một số điểm khác biệt giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam, khác biệt giữa nhà trẻ và trường mẫu giáo của Nhật và những bước chuẩn bị căn bản để đăng kí vào nhà trẻ Nhật dựa trên kinh nghiệm của mình. Có thể là nửa đùa nửa thật thôi nhưng người Nhật có câu nói ví von là “để đỗ vào nhà trẻ ở Nhật Bản khó ngang như thi đại học” các bạn ạ. Cũng chính vì vào nhà trẻ khó nên bản thân mình từng chứng kiến nhiều gia đình bạn bè thậm chí đã phải chuyển nhà chỉ để được trúng nhà trẻ. Hơn nữa, đối với những người nước ngoài như tụi mình lại có thêm rào cản về ngôn ngữ nữa nên việc chọn và đỗ vào nhà trẻ lại càng vất vả hơn nhiều lần. Vì vậy mình viết bài này với mong muốn sẽ giúp ích phần nào cho các phụ huynh dễ dàng hơn trong quá trình tìm hiểu về việc vào nhà trẻ ở Nhật, làm sao để mình chuẩn bị cho hành trang đầu đời của bé thật suôn sẻ nhé. Việc nuôi dạy con cái rồi tìm nhà trẻ ở Nhật quả thật không đơn giản, nhưng mình mong các bạn hãy vững tin. Nghĩ một cách tích cực đi thì mọi vất vả sau này nhìn lại có khi lại thành chuyện vui để kể cũng nên. Vậy ngại gì đâu, chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm để cùng đạt mục tiêu nhé! Tác giả Nguyễn Thùy Nhung Sinh năm 1986 tại Hà Nội. Năm 2004-2009: Khoa Đông phương học, Đại học Quốc gia Hà Nội (Du học 1 năm tại Đại học Tokyo). Năm 2009-2011: Du học tại Khoa Du lịch, Đại học Rikkyo bằng học bổng của Bộ Giáo dục Nhật Bản. Năm 2011: Làm việc tại công ty sản xuất máy móc công nghiệp của Nhật Bản. Kết hôn năm 2012, sinh con trai lớn năm 2016, sinh con trai thứ hai năm 2021. Vừa đi làm vừa chăm con.

Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư

[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]

  • VOL. 80 Ước mơ khởi nghiệp với nghề nông tại quê hương

    Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Lợi đã học tiếng Nhật khoảng một năm rưỡi tại một trường dạy tiếng ở Nam Định do chị gái giới thiệu. Nhờ đó, Lợi đã có thể bắt đầu học đại học ngay sau khi qua Nhật, và sau khi tốt nghiệp, Lợi trở thành nhân viên chính

    29/12/2022

  • Những ngôi đền, chùa nổi tiếng cả nước để đi lễ đầu năm

    Trong những ngày đầu năm mới ở Nhật Bản, từ ngày mùng một tháng một, có nhiều người đến đền, chùa để đi lễ đầu năm (Hoạt động này tiếng Nhật gọi là “Hatsumode’). Khi đến đền chùa để đi lễ đầu năm, bạn có thể bắt gặp nhiều người phụ nữ trong trang phục Kimono, và cũng có thể thưởng thức những món ăn được bán ở các sạp hàng xếp thành dãy trong khuôn viên đền, chùa. Người dân Nhật Bản gắn bó với đền, chùa như nhau, nhưng đi lễ đầu năm, mọi người thường đi đến đền. Dựa trên số liệu của cơ quan Cảnh sát quốc gia v.v., chúng tôi đã tổng hợp các đền thờ và chùa được nhiều người ghé thăm dịp năm mới nhất trên toàn quốc. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu đến các bạn các địa điểm ở khu vục Kanto, Chubu, Kansai, Kyushu và một số nơi khác. Những ngôi đền, chùa đón nhiều khách hành hương đầu năm: Khu vực Kanto Khu vực Kanto (bao gồm Tokyo, Chiba, Saitama, Kanagawa, Irabaki, Tochigi, và Gunma), dân cư đông đúc, có sáu ngôi đền đón hơn hai triệu người đi lễ đầu năm, mà trước hết phải kể đến là đền Meiji Jingu với số lượng khách đến hành hương đầu năm nhiều nhất cả nước (khoảng 3,2 triệu lượt khách). Chúng tôi sẽ giới thiệu các địa điểm có lượt khách đến từ cao xuống thấp. Meiji Jingu (Tokyo) Ngôi đền là nơi thờ thiên hoàng Minh Trị và hoàng hậu, nằm ở trung tâm Tokyo, mỗi năm, nơi đây đều thu hút nhiều khách đi lễ vào dịp đầu năm nhất Nhật Bản. Khuôn viên của ngôi đền rộng gấp 15 lần Tokyo Dome, từ ba lối vào mất khoảng 10 phút đi bộ để đến điện thờ chính. Trong khuôn viên của ngôi đền, có nhiều điểm tham quan như bảo tàng Meiji Jingu (có thu phí) v.v.. ▶︎ 1-1 Yoyogikamizonocho, quận Shibuya, Tokyo ▶︎ Ở ngay ga JR Harajuku hoặc ga Meiji Jingumae tuyến Tokyo Metro (Có thể đi bộ trong năm phút từ ga Kitasando tuyến Tokyo Metro, hoặc ga Yoyogi tuyến JR hay tuyến Toei, hoặc ga Sangubashi tuyến Odakyu) ▶︎ Vé vào cửu: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Naritasan Shinshoji (Tỉnh Chiba) Naritasan Shinshoji là ngôi chùa có lịch sử hơn 1080 năm, và thu hút hơn 10 triệu khách hành hương mỗi năm. Trong khuôn viên rộng lớn của chùa, có nhiều đền và công viên với thiên nhiên phong phú. Dọc con đường dẫn vào chùa từ ga Narita, chỉ bằng cách đi bộ, bạn có thể chiêm ngưỡng nhiều tòa nhà vẫn còn lưu giữ dấu tích của thời Edo. Ngoài ra, có hơn 150 quán ăn uống và cửa hàng đồ lưu niệm nối tiếp nhau, nơi bạn có thể thưởng thức cà phê và nhiều món ăn khác nhau. ▶︎ 1 Narita, thành phố Narita, tỉnh Chiba ▶︎ Cách khoảng 1,4 km từ ga Keisei Narita hoặc Ga JR Keisei ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Kawasaki Daishi (Tỉnh Kanagawa) Kawasaki Daishi nổi tiếng là vị thần xua đuổi vận rủi và những điều bất hạnh, được nhiều người trên cả nước đến viếng thăm. Trên con đường vào chùa, có khu mua sắm “Nakamise”, với rất nhiều cửa hàng bán kẹo “Tankiri” hay “Sarashi”. Những viên kẹo này được cho là có tác dụng “giảm ho”. ▶︎ 4-48 Daishi-machi, Kawasaki-ku, thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa ▶︎ Cách khoảng 400m từ ga Kawasaki Daishi tuyến Keikyu ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Tsurugaoka Hachimangu (Tỉnh Kanagawa) Vào đầu năm, bậc thang này sẽ chật kín người hành hương. Đây là ngôi đền được gia đình nhà Minamoto, gia tộc cai trị thời mạc phủ Kamakura, xây dựng năm 1180. Khu vực xung quanh có nhiều đền, chùa nổi tiếng có thể tham quan. Phố “Komachi-dori” nối ga Kamakura và đền Tsurugaoka Hachimangu, là con phố mua sắm rất sôi động, thu hút nhiều người. ▶︎ 2-1-31 Yukinoshita, thành phố Kamakura, tỉnh Kanagawa ▶︎ Khoảng 750m từ ga Kamakura tuyến Enoden hoặc tuyến JR ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Sensoji (Tokyo) Sensoji là ngôi chùa cổ nhất ở Tokyo với lịch sử gần 1400 năm, đây là điểm tham quan du lịch không thể bỏ qua của du khách nước ngoài. Cổng “Kaminarimon” ở lối vào là địa điểm chụp ảnh nổi tiếng. Nakamise (phố mua sắm) Ngoài ra, trên con đường 250m từ cổng Kaminarimon đến chùa, có nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm và bánh kẹo, được gọi là “Nakamise”. ▶︎ 2-3-1 Asakusa, quận Taito, Tokyo ▶︎ 100m từ ga Asakusa tuyến Tokyo Metro. Có thể đi bộ trong năm phút từ ga Asakusa tuyến Tobu, Tsukuba Express hoặc tuyến Toei. ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Đền Musashi Ichinomiya Hikawa (Tỉnh Saitama) Đền Musashi Ichinomiya Hikawa là trung tâm của nhiều đền thờ Hikawa nằm rải rác trong lưu vực Arakawa ở tỉnh Saitama và Tokyo. Ngôi đền được cho là đã được xây dựng cách đây khoảng 2400 năm, thuộc một trong những ngôi đền cổ nhất Nhật Bản. ▶︎ 1-407 Takahana-cho, Omiya-ku, thành phố Saitama, tỉnh Saitama ▶︎ Cách ga JR Omiya khoảng 1,6km. Và khoảng 550m từ ga Kita Omiya tuyến Tobu ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Các đền thờ nổi tiếng khác Ngoài các địa điểm kể trên, các ngôi đền sau đây đón khoảng 600.000 đến 800.000 lượt khách hành hương đầu năm mới. ・ Đền Kasama Inari (Tỉnh Ibaraki) ・ Đền Kashima (Tỉnh Ibaraki) ・ Đền Chiba (Tỉnh Chiba) ・ Chùa Nishiarai Daishi (Tokyo) Những ngôi đền, chùa đón nhiều khách hành hương đầu năm: Khu vực Chubu Tại khu vực Chubu (Aichi, Gifu, Mie, Nagano, Shizuoka) với trung tâm là thành phố Nagoya tỉnh Aichi, lượng du khách đến thăm đền Atsuta (tỉnh Aichi) dịp năm mới là hơn 2 triệu lượt, trong khi đó ở Toyokawa Inari (tỉnh Aichi) là hơn 1 triệu lượt. Đền Atsuta (Tỉnh Aichi) Đền Atsuta nằm ở thành phố Nagoya và được gọi một cách trìu mến là "Atsuta-san". Đây được biết đến là nơi cất giữ Kusanagi no Tsurugi (Thanh kiếm Kusanagi) - một trong ba báu vật thần thánh. Trong khuôn viên rộng khoảng 19 ha của ngôi đền, có cây long não cành lá sum suê hơn 1000 năm tuổi. ▶︎ 1-1-1 Jingu, Atsuta-ku, thành phố Nagoya, tỉnh Aichi ▶︎ Từ ga Jingu tuyến Meitetsu, ga JR Atsuta, hoặc ga Jingunishi, ga Tenmacho trên tuyến tàu điện ngầm mất khoảng từ một đến bốn phút ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Toyokawa Inari (Tỉnh Aichi) Tên chính thức là “Myogonji”, và mặc dù không phải một ngôi đền mà là một ngôi chùa, nhưng nó có cổng Tori ở lối vào. Từ xa xưa, người ta đã đến đây để cầu nguyện cho việc buôn bán phát đạt và sự bình an cho gia đình. “Toyokawa Inarizushi”, được bán ở khu vực xung quanh, là một món ăn rất phổ biến và có giả thuyết cho rằng nó chính là nguồn gốc của món ăn nổi tiếng Nhật Bản có tên “Inarizushi”. Cùng với Fushimi Inari Taisha (Kyoto) và đền Kasama Inari (tỉnh Ibaraki), Toyokawa Inari được biết đến là một trong “Tam đại đền Inari ở Nhật Bản” và được bao quanh bởi những bức tượng cáo bằng đá, biểu trưng của đền chùa Inari. ▶︎ 1 Toyokawa-cho, thành phố Toyokawa, tỉnh Aichi ▶︎ Cách ga JR Toyokawa 500m ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Các đền thờ nổi tiếng khác Bên cạnh các đền chùa nêu trên, các ngôi đền sau đây đón khoảng 400.000 đến 700.000 lượt khách hành hương đầu năm mới. ・ Đền Inaba (Tỉnh Gifu) ・ Ise Jingu (Tỉnh Mie) ・ Mishima Taisha (Tỉnh Shizuoka) ・ Zenkoji (Tỉnh Nagano) Những ngôi đền đón nhiều khách hành hương đầu năm: Khu vực Kansai Ở vùng Kinki (Osaka, Kyoto, Kobe, Nara, Wakayama, Shiga), còn được gọi là "Kansai", có Fushimi Inari Taisha (Kyoto) với khoảng 2,77 triệu người đến thăm vào dịp năm mới, và Sumiyoshi Taisha (Osaka) với 2,35 triệu lượt. Đền Ikuta (tỉnh Hyogo) và đền Yasaka (Kyoto) cũng đón khoảng 1,05 đến 1,55 triệu người đến thăm vào dịp năm mới. Ngoài ra, tại tỉnh Nara, Kasuga Taisha là nơi có số lượng du khách lớn nhất với 820.000 người. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn từng địa điểm một. Fushimi Inari Taisha (Kyoto) Fushimi Inari Taisha là ngôi đền đứng đầu trong số khoảng 30.000 ngôi đền Inari trên toàn quốc và cực kỳ nổi tiếng với khách du lịch nước ngoài. Đền Inari thờ cúng vị thần nông nghiệp Inari. Senbon Torii (Nghìn cổng Tori) "Senbon Torii" nổi tiếng là một đường hầm màu đỏ son tuyệt đẹp với nhiều cổng Tori màu đỏ son sống động. Đó là một cảnh tượng huyền ảo khiến bạn cảm thấy như thể đang lạc vào một thế giới khác. ▶︎ 68 Yabunouchi-cho, Fukakusa, Fushimi-ku, thành phố Kyoto ▶︎ Phía trước ga JR Inari. Cách ga Fushimi Inari tuyến Keihan khoảng 250m ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Sumiyoshi Taisha (Osaka) ' Cầu Taiko, biểu tượng của Sumiyoshi Taisha Sumiyoshi Taisha là ngôi đền đứng đầu trong số 2.300 ngôi đền Sumiyoshi trên toàn quốc. Đối với người dân Osaka, nhắc đến đi lễ đầu năm, câu trả lời chắc chắn sẽ là “Sumiyossan”. Vào đêm giao thừa (ngày 31 tháng 12), trước cổng đền sẽ trật kín người, và trống taiko sẽ được đánh vào đúng 0 giờ ngày mùng một tết. ▶︎ 2-9-89 Sumiyoshi, Sumiyoshi-ku, thành phố Osaka ▶︎ Ngay trước ga Sumiyoshi Torii tuyến Hankai. Cách khoảng 100m từ ga Sumiyoshitaisha tuyến Nankai. Cách khoảng 300m từ ga Sumiyoshi Higashi tuyến Nankai. ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Đền Ikuta (Tỉnh Hyogo) Đền Ikuta là ngôi đền nằm ở trung tâm khu vực Sannomiya, ngay trung tâm thành phố Kobe, được biết đến là nơi thờ vị thần hôn nhân và tình yêu viên mãn. Bên trong khuôn viên đền có cây long não linh thiêng với tuổi thọ hàng trăm năm. ▶︎ 1-2-1 Shimoyamate-dori, Chuo-ku, thành phố Kobe, tỉnh Hyogo ▶︎ Cách ga Sannomiya tuyến tàu điện ngầm khoảng 100m. Cách ga Sannomiya tuyến Hankyu khoảng 200m. Khoảng 10 phút đi bộ từ ga JR Sannomiya hoặc từ ga Sannomiya tuyến Hanshin. ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức 八坂神社(京都府) Vì nằm ở khu vực Gion, trung tâm của Kyoto, đền Yasaka được người dân yêu mến gọi là "Gion san" . Lễ hội Gion, một trong ba lễ hội lớn của Nhật Bản, là sự kiện của đền Yasaka, bắt nguồn từ việc cầu nguyện để làm lắng dịu dịch bệnh. Đền Yasaka cũng là điểm khởi đầu của con phố chính “Shijo-dori” của Kyoto. Từ đền Yasaka đến địa điểm chụp ảnh nổi tiếng, nơi có thể nhìn thấy "tháp Yasaka" là khoảng 600m ▶︎ 625 phía Bắc khu phố Gion, Higashiyama-ku, thành phố Kyoto ▶︎ Cách ga Gion Shijo tuyến Keihan khoảng 500m. Khoảng 700m từ ga Kyoto Kawaramachi tuyến Hankyu. Từ ga JR Kyoto đi xe buýt thành phố tuyến số 100 hoặc 206 xuống tại Gion. ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Kasuga Taisha (Tỉnh Nara) Ngôi đền được công nhận là di sản thế giới. Gian chính nổi tiếng với màu sơn đỏ rực rỡ, đây là ngôi đền khởi nguồn cho khoảng 3000 ngôi đền Kasuga trên toàn quốc. Ngay bên cạnh là chùa Todai nổi tiếng với bức tượng phật lớn. Cả Kasuga Taisha và chùa Todai đều nằm trong khuôn viên công viên Nara rộng lớn. Bạn có thể bắt gặp nhiều hươu hoang dã trên đường dẫn đến ngôi đền. ▶︎ 160 Kasugano-cho, thành phố Nara ▶︎ Cách ga Kintetsu Nara khoảng 800m. Cách ga JR Nara khoảng 1,5km. Từ mỗi ga cũng có sẵn xe buýt. ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Các đền thờ nổi tiếng khác Ngoài những đền nêu trên, những ngôi đền dưới đây cũng đón khoảng 400.000 đến 900.000 người đến hành hương đầu năm. ・ Đền Minatogawa (Tỉnh Hyogo) ・ Kashihara Jingu (Tỉnh Nara) ・ Đền Nagata (Tỉnh Hyogo) ・ Kitano Tenmangu (Kyoto) ・ Taga Taisha (Tỉnh Shiga) ・ Đền Nishinomiya (Tỉnh Hyogo) Những ngôi đền đón nhiều khách hành hương đầu năm: Khu vực Kyushu Tại Kyushu, có khoảng 2,3 triệu người từ khắp Nhật Bản đến đền Dazaifu Tenmangu (tỉnh Fukuoka), nơi vốn nổi tiếng thờ “thần học tập”, để đi lễ đầu năm. Bên cạnh đó, đền Miyajidake (tỉnh Fukuoka) nơi có phong cảnh tuyệt đẹp cũng đón khoảng 1,1 triệu lượt khách đến thăm. Dazaifu Tenmangu (Tỉnh Fukuoka) Đền thờ Dazaifu Tenmangu, ngôi đền Tenmangu nổi tiếng nhất Nhật Bản, thờ phụng Sugawara no Michizane, người được tôn là vị thần học vấn, thu hút nhiều sĩ tử và gia đình từ khắp mọi nơi trên cả nước đến cầu nguyện cho thi cử đỗ đạt. "Umegae mochi (Món bánh gạo nhân đậu đỏ truyền thống)” được bán ở khu vực xung quanh đền cũng nổi tiếng trên toàn quốc. Ngoài ra, đền Homangu Kamado phía sau ngôi đền này cũng đang trở nên nổi tiếng khi được biết đến như là vùng thánh địa trong anime “Kimetsu no Yaiba”. ▶︎ 4-7-1 Saifu, thành phố Dazaifu, tỉnh Fukuoka ▶︎ Cách ga Dazaifu tuyến Nishitetsu khoảng 300m ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Đền Miyajidake (Tỉnh Fukuoka) Đền Miyajidake nổi tiếng với ba cái nhất ở Nhật Bản như dưới đây: ・ Dây rơm Shimenawa lớn nặng 3 tấn (hình trên) ・ Trống Taiko với đường kính 2,2m ・ Quả chuông đồng lớn nặng 450 kg Con đường ánh sáng (Hikari no michi) Từ trên những bậc thang dẫn lên đền, bạn có thể nhìn thấy con đường thẳng tắp trải dài ra tận biển. Con đường này tỏa sáng lấp lánh dưới ánh nắng hoàng hôn nên được gọi là "Con đường ánh sáng (Hikari no michi)". ▶︎ 7-1 Motomachi Miyaji, thành phố Fukutsu, tỉnh Fukuoka ▶︎ Cách ga JR Fukuma khoảng 2km. Đi xe buýt khoảng năm phút từ ga Fukuma, sau đó xuống tại "Miyajidake Jinja-mae" và đi bộ khoảng 200m. ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Các đền thờ nổi tiếng khác Ngoài hai ngôi đền kể trên, các ngôi đền dưới đây cũng đón khoảng 400.000 đến 700.000 người đến hành hương đầu năm mới ・ Đền Washio Atago (Tỉnh Fukuoka) ・ Munakata Taisha (tỉnh Fukuoka) ・ Đền thờ Yutoku Inari (tỉnh Saga) ・ Đền Kato (tỉnh Kumamoto) Những ngôi đền đón nhiều khách hành hương đầu năm: Khu vực Hokkaido, Tohoku và Chugoku Hokkaido Jingu (Hokkaido) Là ngôi đền nằm cạnh công viên Maruyama của thành phố Sapporo. Ngôi đền đón khoảng 800.000 người đến hành hương vào dịp năm mới, con số lớn nhất ở Hokkaido. ▶︎ 474 Miyagaoka, Chuo-ku, thành phố Sapporo, Hokkaido ▶︎ Cách ga Maruyama Koen tuyến tàu điện ngầm khoảng 700m ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Đền Shiogama (Tỉnh Miyagi) Đây là ngôi đền khởi nguồn cho các ngôi đền Shiogama trên khắp Nhật Bản. Nơi đây thờ vị thần đã truyền lại cho người dân cách làm muối. Ngôi đền này và đền Takekoma được giới thiệu tiếp theo, có khoảng 450.000 người đến thăm lễ đầu năm mới, nhiều nhất ở vùng Tohoku. ▶︎宮城県塩竈市一森山1-1 ▶︎JR本塩釜から約400m ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Đền Takekoma (Tỉnh Miyagi) Cũng có giả thuyết cho rằng đền Takekoma mới là một trong "Tam đại đền Inari ở Nhật Bản", cùng với đền Fushimi Inari ở Kyoto và đền Kasama Inari ở tỉnh Ibaraki. ▶︎ 1-1 Ichimoriyama, thành phố Shiogama, tỉnh Miyagi ▶︎ Khoảng 400m từ ga JR Honshiogama ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Đền Hiroshima Gokoku (Tỉnh Hiroshima) Đền Hiroshima Gokoku từng bị lửa thiêu rụi bởi bom nguyên tử trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Cùng với việc phục hưng thành phố Hiroshima, một ngôi đền mới đã được xây dựng trong khuôn viên của lâu đài Hiroshima. Có khoảng 600.000 người đến ngôi đền này đi lễ vào dịp năm mới, đây là con số lớn nhất ở tỉnh Hiroshima. Ngôi đền nằm trong khuôn viên của lâu đài Hiroshima ▶︎ 21-2 Moto-machi, Naka-ku, thành phố Hiroshima ▶︎ Cách khoảng 800m từ ga Kencho-Mae tuyến Astram ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Hofu Tenmangu (Tỉnh Yamaguchi) Nhật Bản có khoảng 12.000 ngôi đền thờ Michizane Sugawara, nhưng Hofu Tenmangu được cho là ngôi đền được xây dựng đầu tiên trong số đó. Đền Hatsumode đón khoảng 430.000 người hành hương vào đầu năm mới, con số lớn nhất ở tỉnh Yamaguchi. ▶︎ 14-1 Matsuzaki-cho, thành phố Hofu, tỉnh Yamaguchi ▶︎ Khoảng 1,3 km từ ga JR Hofu ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Phần kết Ở Nhật Bản, vào đầu tháng Giêng, nhiều người đến các đền thờ và chùa để đi lễ đầu năm. Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu 38 ngôi đền, chùa trên khắp Nhật Bản, những nơi có số lượng lớn du khách đến hành hương vào dịp năm mới. Vào thời gian du khách đến hành hương đầu xuân, trong khuôn viên đền chùa, các sạp hàng sẽ được xếp thành dãy, bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn khác nhau tại đây. Ngoài ra, tại một số đền, chùa lớn, nhiều cửa hàng nối tiếp nhau dọc theo lối dẫn vào đền, chùa. Bạn sẽ thử tận hưởng văn hóa Hatsumode vào tháng Giêng của Nhật Bản chứ?

    26/12/2022

  • Vol. 79 Cuộc gặp gỡ định mệnh tại địa điểm thi JLPT

    Với mong muốn sau khi trở về nước, được làm ở một vị trí tốt trong công ty Nhật, chị Oanh đã sang Nhật Bản với tư cách thực tập sinh kỹ năng. Trong thời gian đó, chị Oanh vừa làm vừa học, chỉ sau khoảng ba năm, chị đã có thể giao tiếp tốt

    27/12/2022

  • Món ăn Nhật Bản_phần 9:Món ăn Năm mới Osechi

    Vào dịp Năm mới, trên bàn ăn của nhiều gia đình Nhật Bản đều có món ăn mừng Năm mới gọi là Osechi được bày trong một chiếc hộp vuông nhiều tầng. Những món ăn Osechi của Nhật Bản mang ý nghĩa “cầu chúc cho mọi người một năm mới mạnh khỏe”. Trước đây, những món ăn này đều do các gia đình tự chế biến nhưng ngày nay các cửa hàng bách hóa hoặc siêu thị, các quán và thậm chí cả các cửa hàng trên mạng đều có bán. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu 3 món dễ chế biến và với khẩu vị người Việt Nam. Chúng ta cùng vào bếp nhé. Món củ cải và cà rốt dầm giấm Kohaku namasu Món củ cải cà rốt dầm giấm Kohaku namasu không chỉ có mặt trên bàn ăn ngày Năm mới và còn được xuất hiện trong các dịp lễ mừng khác. Từ “kouhaku”, có nghĩa là “hồng bạch” mang ý nghĩa chúc mừng, được thể hiện bằng màu trắng của củ cải và màu đỏ của cà rốt thái sợi. Ngoài ra, giấm và đường dùng để chế biến món ăn, cũng giúp cho cơ thể đỡ mệt mỏi. Trong cà rốt có chất kali có tác dụng phòng huyết áp cao và β-Carotene (có trong màu vàng sậm) có tác dụng tăng cường miễn dịch. Trong củ cải có nhiều vitamin C và có chất oxidase giúp tiêu hóa tốt. Nguyên liệu (phần 2~3 người) 1. Củ cải: 1/4 củ 2. Cà rốt: 1/3 củ ◆ Gia vị ・Muối: 1 thìa cà phê ・Đường: 2 thìa canh ・Giấm: 3 thìa canh ※Tùy ý thích có thể cho thêm vài lát ớt và một chút vỏ chanh Yuzu của Nhật. Cách chế biến 1Củ cải và cà rốt gọt bỏ vỏ, thái mỏng như trong ảnh. 2Sau đó thái chỉ. 3Rắc muối vào và bóp nhẹ, để độ 10 phút cho ngấm. 4Sau 10 phút, rau đã ra nước, dùng tay vắt nhẹ cho kỹ. 5Cho củ cải, cà rốt vào một chiếc túi zip, cho giấm và đường vào, dùng tay bóp nhẹ cho ngấm đều. Sau cùng nếu thích thì cho thêm vài lát ớt và vỏ chanh yuzu vào. 6Cho vào tủ lạnh độ vài tiếng hoặc 1 ngày sau là có thể ăn được. 1Củ cải và cà rốt gọt bỏ vỏ, thái mỏng như trong ảnh. 2Sau đó thái chỉ 3Rắc muối vào và bóp nhẹ, để độ 10 phút cho ngấm 4Sau 10 phút, rau đã ra nước, dùng tay vắt nhẹ cho kỹ. 5Cho củ cải, cà rốt vào một chiếc túi zip, cho giấm và đường vào, dùng tay bóp nhẹ cho ngấm đều. Sau cùng nếu thích thì cho thêm vài lát ớt và vỏ chanh yuzu vào. 6Cho vào tủ lạnh độ vài tiếng hoặc 1 ngày sau là có thể ăn được. Củ cải tròn kabu tỉa hoa cúc ngâm giấm Củ cải tròn tỉa hoa cúc ngâm giấm là một món ăn đẹp, không chỉ dùng trong món ăn Năm mới và còn được dùng trong nhiều dịp lễ mừng khác. Thời gian ngâm hơi lâu nhưng cách làm đơn giản. Từ một loại rau bình thường nhưng qua chế biến, kabu đã trở thành một món ăn đẹp. Nguyên liệu (phần 2~3 người) 1. Củ cải tròn kabu (loại nhỏ) 4 củ ◆ Gia vị (A) Phần để sơ chế ・Nước:250cc ・Muối:1/2 thìa canh (B) Phần để ngâm ・Giấm:50cc ・Đường: 2 thìa canh ・Muối: 1/2 thìa cà phê ・Vài lát ớt khô Cách chế biến 1Cắt bỏ phần lá của kabu. 2Dùng 2 chiếc đũa gỗ kẹp lấy củ kabu, thái lát dày khoảng 2mm, sâu độ 3/4 củ. 3Xoay củ kabu 90 độ, thái ngang với độ dày 2mm. 4Củ kabu thái xong như trong ảnh là được. 5Cho gia vị phần A vào bát lớn, hòa cho tan, sau đó cho kabu đã thái xong vào, ngâm độ 30 phút. 6Lấy kabu ra, dùng 2 tay vắt nhẹ cho bớt nước. 7Cho gia vị trong mục B vào túi zip hòa cho tan, cho kabu đã vắt nước vào, bóp nhẹ. Cho vào tủ lạnh độ 2 giờ sau có thể ăn được. 8Lấy kabu ra, bày vào bát, sửa sang lại cho thành hình gọn gàng, rồi cho vài lát ớt lên trên là xong. 1Cắt bỏ phần lá của kabu. 2Dùng 2 chiếc đũa gỗ kẹp lấy củ kabu, thái lát dày khoảng 2mm, sâu độ 3/4 củ. 3Xoay củ kabu 90 độ, thái ngang với độ dày 2mm. 4Củ kabu thái xong như trong ảnh là được. 5Cho gia vị phần A vào bát lớn, hòa cho tan, sau đó cho kabu đã thái xong vào, ngâm độ 30 phút. 6Lấy kabu ra, dùng 2 tay vắt nhẹ cho bớt nước. 7Cho gia vị trong mục B vào túi zip hòa cho tan, cho kabu đã vắt nước vào, bóp nhẹ. Cho vào tủ lạnh độ 2 giờ sau có thể ăn được. 8Lấy kabu ra, bày vào bát, sửa sang lại cho thành hình gọn gàng, rồi cho vài lát ớt lên trên là xong. Đậu đen ninh đường Kuromame Đậu đen, tiếng Nhật là “kuromane”. Từ “mame” mang ý nghĩa cầu mong cho sức khỏe, mạnh mẽ, chăm chỉ, với mong muốn cầu cho mọi người luôn “ mạnh khỏe, làm việc chăm chỉ” nên từ xa xưa món kuromame ninh đường luôn không thể thiếu được trong món Osechi của người Nhật. Chúng tôi xin giới thiệu cách nấu món kuromame đơn giản. Nguyên liệu (phần 3~4 người) 1. Đậu đen kuromame (đậu khô):200g 2. Nước:1200cc 3. Nước thêm vào khi ninh:100~150㏄ 4. Đường (loại nào cũng được):170g 5. Xì dầu shoyu:2 thìa canh 6. Muối: 1/2 thìa cà phê 7. Đinh rỉ ( nếu có): khoảng 10 chiếc cho vào chiếc túi giấy lọc trà hoặc một vật bằng thép như trong ảnh Cách chế biến 1Cho nước vào 1 chiếc bát lớn, rồi cho đậu đen vào rửa nhẹ nhàng rồi vớt ra. Khi rửa nếu có hạt đậu nổi lên thì có thể hạt đậu đó bị hỏng, nên bỏ đi. 2Cho nước, đường, xì dầu shoyu, muối và viên sắt (đinh rỉ) vào nồi đun sôi. 3Sau khi nước sôi thì tắt bếp, cho ngay đậu vào, ngâm đậu qua đêm (thời gian ngâm đậu tối thiểu từ 10~12 tiếng). 4Cho nồi lên bếp, để lửa to. Khi nước sôi thì vớt bọt. Sau đó cho 1/2 phần nước cho thêm vào (phần nước trong mục (3). Tiếp tục hớt bọt và cho thêm phần nước còn lại (tất cả độ 2~3 lần). 5Sau đó, cho một chiếc vung chặn (otoshibuta) lên trên (không có cũng không sao). Đậy vung nồi và ninh nhỏ lửa trong vòng từ 3~4 tiếng. Lưu ý khi ninh luôn để nước ngập đỗ. Nếu thấy đỗ nhô lên mặt nước thì cho thêm nước sôi. Thử xem thấy đỗ nhừ thì bắt đầu ninh cho nước cạn cho tới khi đỗ nhô khỏi mặt nước là được.Lưu ý: Khi cho thêm nước phải dùng nước sôi, không được dùng nước lạnh vì nếu dùng nước lạnh, đỗ dễ bị nứt vỏ. 6 Sau đó vớt đinh hoặc viên sắt ra. 7Để vào hộp đựng, đợi cho đậu nguội hẳn thì cho tủ lạnh bảo quản. 8Khi ăn, lấy một phần ra bày vào đĩa hoặc bát là xong. Đậu để vài ngày sẽ ngấm và lên màu đen bóng rất đẹp. 1Cho nước vào 1 chiếc bát lớn, rồi cho đậu đen vào rửa nhẹ nhàng rồi vớt ra. Khi rửa nếu có hạt đậu nổi lên thì có thể hạt đậu đó bị hỏng, nên bỏ đi. 2Cho nước, đường, xì dầu shoyu, muối và viên sắt (đinh rỉ) vào nồi đun sôi. 3Sau khi nước sôi thì tắt bếp, cho ngay đậu vào, ngâm đậu qua đêm (thời gian ngâm đậu tối thiểu từ 10~12 tiếng). 4Cho nồi lên bếp, để lửa to. Khi nước sôi thì vớt bọt. Sau đó cho 1/2 phần nước cho thêm vào (phần nước trong mục (3). Tiếp tục hớt bọt và cho thêm phần nước còn lại (tất cả độ 2~3 lần). 5Sau đó, cho một hiếc vung chặn (otoshibuta) lên trên (không có cũng không sao). Đậy vung nồi và ninh nhỏ lửa trong vng từ 3~4 tiếng. Lưu ý khi ninh luôn để nước ngập đỗ. Nếu thấy đỗ nhô lên mặt nước thì cho thêm nước sôi. Thử xem thấy đỗ nhừ thì bắt đầu ninh cho nước cạn cho tới khi đỗ nhô khỏi mặt nước là được.Lưu ý: Khi cho thêm nước phải dùng nước sôi, không được dùng nước lạnh vì nếu dùng nước lạnh, đỗ dễ bị nứt vỏ. 6 Sau đó vớt đinh hoặc viên sắt ra. 7Để vào hộp đựng, đợi cho đậu nguội hẳn thì cho tủ lạnh bảo quản. 8Khi ăn, lấy một phần ra bày vào đĩa hoặc bát là xong. Đậu để vài ngày sẽ ngấm và lên màu đen bóng rất đẹp.

    26/12/2022

  • Top 10 tin nổi bật trong năm 2022

    Năm 2022 sắp kết thúc. Đây là năm đầy biến động ở cả trong và ngoài Nhật Bản với những sự việc như Nga xâm lược Ukraine, cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị ám sát v.v. Hãy cùng KOKORO điểm lại những tin tức nổi bật trên thế giới trong năm qua. 〈Fujita Hironobu〉 Tháng 2 Khai mạc Olympic Bắc Kinh Lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh © Báo Mainichi Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh lần thứ 24 đã được diễn ra từ ngày 4 đến ngày 20/2. Đoàn Nhật Bản đã giành được 3 huy chương vàng, 6 huy chương bạc, 9 huy chương đồng, tổng cộng là 18 huy chương. Con số 18 này đã vượt qua con số 13 huy chương mà đoàn Nhật Bản đã đạt được tại Thế vận hội Pyeongchang 2018, 18 huy chương là con số đứng đầu tất cả các thế vận hội mùa đông mà Nhật đã tham gia. Lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh © Báo Mainichi Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh lần thứ 24 đã được diễn ra từ ngày 4 đến ngày 20/2. Đoàn Nhật Bản đã giành được 3 huy chương vàng, 6 huy chương bạc, 9 huy chương đồng, tổng cộng là 18 huy chương. Con số 18 này đã vượt qua con số 13 huy chương mà đoàn Nhật Bản đã đạt được tại Thế vận hội Pyeongchang 2018, 18 huy chương là con số đứng đầu tất cả các thế vận hội mùa đông mà Nhật đã tham gia. Chủng Omicron lan rộng Đây là năm thứ ba COVID-19 lây lan trong cộng đồng, “chủng Omicron” - chủng virus biến thể có tính lây lan mạnh đã lan rộng và đưa tổng số người nhiễm vượt quá 5 triệu người vào ngày 28/2, 10 triệu người vào ngày 14/7 và 15 triệu người vào ngày 11/8. Tại các nước u Mỹ, dịch bệnh lây lan nhanh hơn Nhật Bản, số ca bệnh nặng không còn nhiều như trước nên các hạn chế nhập cảnh vào Nhật Bản dần được nới lỏng. Đây là năm thứ ba COVID-19 lây lan trong cộng đồng, “chủng Omicron” - chủng virus biến thể có tính lây lan mạnh đã lan rộng và đưa tổng số người nhiễm vượt quá 5 triệu người vào ngày 28/2, 10 triệu người vào ngày 14/7 và 15 triệu người vào ngày 11/8. Tại các nước u Mỹ, dịch bệnh lây lan nhanh hơn Nhật Bản, số ca bệnh nặng không còn nhiều như trước nên các hạn chế nhập cảnh vào Nhật Bản dần được nới lỏng. Nga xâm lược Ukraine Ngày 24/2, Nga đã xâm lược nước láng giềng Ukraine. Cộng đồng quốc tế lên án Nga rất mạnh mẽ. Ukraine được hỗ trợ vũ khí v.v. từ các nước phương Tây và tiếp tục chiến đấu. Đây là cuộc xâm lược nhằm cảnh cáo sự mở rộng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tuy nhiên, sau cuộc xâm lược của Nga, Thuỵ Điển và Phần Lan đã trở thành thành viên của NATO, kết quả là việc mở rộng của NATO diễn ra trái với những gì Nga mong muốn. Thương mại ngũ cốc và năng lượng ngưng trệ, điều này tác động lớn đến nền kinh tế thế giới. Nhu cầu về điện trở nên cấp bách Vào tháng 3, lần đầu tiên Chính phủ Nhật Bản đưa ra “Cảnh báo nhu cầu cấp bách về điện” đối với công ty Điện lực Tokyo và công ty Điện lực Tohoku. Trận động đất ngày 16/3 khiến các nhà máy nhiệt điện ở tỉnh Fukushima và tỉnh Miyagi phải đóng cửa, việc sử dụng máy sưởi tăng mạnh do thời tiết lạnh giá trái mùa. Vào cuối tháng 6, khi Nhật Bản trải qua đợt nắng nóng kỷ lục, “Thông báo nhu cầu cấp bách về điện” đã được đưa ra và từ tháng 7 đến tháng 9, các công ty và hộ gia đình trên toàn Nhật Bản được yêu cầu tiết kiệm điện sau 7 năm. 4月 Tai nạn chìm tàu du lịch tại Shiretoko Con tàu chìm được cẩu lên mặt nước bằng tàu trục vớt © Báo Mainichi Con tàu du lịch “KAZUI” ở ngoài khơi bán đảo Shiretoko của Hokkaido bị chìm vào ngày 23 tháng 4, toàn bộ 26 hành khách và thủy thủ đoàn đã bị mất tích và có thể đã thiệt mạng. Con tàu chìm được cẩu lên mặt nước bằng tàu trục vớt © Báo Mainichi Con tàu du lịch “KAZUI” ở ngoài khơi bán đảo Shiretoko của Hokkaido bị chìm vào ngày 23 tháng 4, toàn bộ 26 hành khách và thủy thủ đoàn đã bị mất tích và có thể đã thiệt mạng. Thời tiết bất thường trên toàn thế giới Năm 2022 chứng kiến hàng loạt đợt nắng nóng gay gắt, hạn hán và lũ lụt trên khắp thế giới. Kể từ tháng 6, các đợt nắng nóng ở châu u và Bắc Mỹ đã dẫn đến hạn hán và cháy rừng gây ảnh hưởng đến cả ngành nông nghiệp. Vào tháng 7, lần đầu tiên trong lịch sử Anh, Tây Ban Nha, Ý ghi nhận nhiệt độ vượt quá 40 độ C. Kể từ tháng Năm, lũ lụt và sạt lở đất đã xảy ra ở Trung Quốc do mưa lớn kỷ lục. Úc cũng bị lũ lụt thường xuyên. 7月 Vụ ám sát cựu Thủ tướng Abe Gần nơi ông Abe bị bắn © Báo Mainichi Vào ngày 8 tháng 7, cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị bắn chết tại thành phố Nara khi đang diễn thuyết trong chiến dịch bầu cử Quốc hội. Nghi phạm thù hận nhóm tôn giáo “Liên đoàn Gia đình vì Hòa bình và Thống nhất Thế giới" (tên cũ là Giáo hội Thống Nhất) và tin rằng ông Abe đang hỗ trợ nhóm này. Thông qua vụ việc này, mối quan hệ giữa các nghị viên của Đảng Dân chủ Tự do và nhóm này đã trở nên rõ ràng, có rất nhiều chỉ trích xoay quanh vấn đề này. Gần nơi ông Abe bị bắn © Báo Mainichi Vào ngày 8 tháng 7, cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị bắn chết tại thành phố Nara khi đang diễn thuyết trong chiến dịch bầu cử Quốc hội. Nghi phạm thù hận nhóm tôn giáo “Liên đoàn Gia đình vì Hòa bình và Thống nhất Thế giới" (tên cũ là Giáo hội Thống Nhất) và tin rằng ông Abe đang hỗ trợ nhóm này. Thông qua vụ việc này, mối quan hệ giữa các nghị viên của Đảng Dân chủ Tự do và nhóm này đã trở nên rõ ràng, có rất nhiều chỉ trích xoay quanh vấn đề này. Đồng yên tiếp tục mất giá, vật giá leo thang Từ tháng 3 trở đi, đồng yên tiếp tục mất giá. Vào tháng 1, “1 đô la = 110 yên” nhưng tới tháng 10 thì đã tạm thời rơi xuống mức “1 đô la = 150 yên”. Ở Nhật, giá điện, khí đốt và thực phẩm lần lượt tăng. Nguyên nhân chính của việc này là nguồn cung dầu thô và ngũ cốc không ổn định do thiếu hụt toàn cầu và do Nga xâm lược Ukraine. Ngoài ra, sự mất giá của đồng yên đã đẩy giá nhập khẩu nguyên liệu thô tăng cao, điều này càng đẩy nhanh tốc độ tăng giá. Trong tháng 10, có hơn 6.500 mặt hàng thực phẩm bị tăng giá. Từ tháng 3 trở đi, đồng yên tiếp tục mất giá. Vào tháng 1, “1 đô la = 110 yên” nhưng tới tháng 10 thì đã tạm thời rơi xuống mức “1 đô la = 150 yên”. Ở Nhật, giá điện, khí đốt và thực phẩm lần lượt tăng. Nguyên nhân chính của việc này là nguồn cung dầu thô và ngũ cốc không ổn định do thiếu hụt toàn cầu và do Nga xâm lược Ukraine. Ngoài ra, sự mất giá của đồng yên đã đẩy giá nhập khẩu nguyên liệu thô tăng cao, điều này càng đẩy nhanh tốc độ tăng giá. Trong tháng 10, có hơn 6.500 mặt hàng thực phẩm bị tăng giá. Tháng 9 Nữ hoàng Elizabeth qua đời Nữ hoàng Elizabeth sang Nhật vào năm 1975 © Báo Mainichi Vào ngày 8/9, nữ hoàng Elizabeth của Anh qua đời ở tuổi 96. Từ năm 1952, trải qua khoảng 70 năm 7 tháng, bà là nữ hoàng trị vì lâu nhất của Anh. Khoảng 2.000 nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới đã tham dự lễ tang cấp Vương quốc Anh. Thái tử Charles (73 tuổi) kế thừa ngôi vị, trở thành “Vua Charles III” của Vương quốc Anh. Nữ hoàng Elizabeth sang Nhật vào năm 1975 © Báo Mainichi Vào ngày 8/9, nữ hoàng Elizabeth của Anh qua đời ở tuổi 96. Từ năm 1952, trải qua khoảng 70 năm 7 tháng, bà là nữ hoàng trị vì lâu nhất của Anh. Khoảng 2.000 nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới đã tham dự lễ tang cấp Vương quốc Anh. Thái tử Charles (73 tuổi) kế thừa ngôi vị, trở thành “Vua Charles III” của Vương quốc Anh. Tháng 12 Argentina vô địch World Cup sau 36 năm Messi của Argentina cầm trên tay chiếc cúp của World Cup = NHK Giải bóng đá thế giới - World Cup (FIFA) được tổ chức tại Qatar từ ngày 20/11 đến ngày 18/12. Đây là lần đầu tiên giải đấu được tổ chức ở Trung Đông. Đội tuyển quốc gia Nhật Bản đã đánh bại các cường quốc Đức và Tây Ban Nha ở vòng bảng và đứng vị trí đầu tiên vào vòng tứ kết. Nhật Bản đặt ra mục tiêu đứng đầu vòng 1/8 nhưng đã để thua Croatia trong loạt sút luân lưu. Trong trận chung kết, Pháp và Argentina liên tục ghi bàn và Argentina đã giành chức vô địch sau 36 năm nhờ loạt sút luân lưu. Messi của Argentina cầm trên tay chiếc cúp của World Cup = NHK Giải bóng đá thế giới - World Cup (FIFA) được tổ chức tại Qatar từ ngày 20/11 đến ngày 18/12. Đây là lần đầu tiên giải đấu được tổ chức ở Trung Đông. Đội tuyển quốc gia Nhật Bản đã đánh bại các cường quốc Đức và Tây Ban Nha ở vòng bảng và đứng vị trí đầu tiên vào vòng tứ kết. Nhật Bản đặt ra mục tiêu đứng đầu vòng 1/8 nhưng đã để thua Croatia trong loạt sút luân lưu. Trong trận chung kết, Pháp và Argentina liên tục ghi bàn và Argentina đã giành chức vô địch sau 36 năm nhờ loạt sút luân lưu.

    21/12/2022

  • Vol. 78 Du học tại Niigata với mục tiêu khởi nghiệp

    Linh đã đi thực tập ở Nhật Bản trong một năm khi đang theo học tại một trường đại học ở Hà Nội để cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình, sau đó tiếp tục học lên cao học ở tỉnh Niigata. Linh học về kinh doanh ở bậc cao học và với sự

    16/12/2022

Đơn vị vận hành

Nhà tài trợ Bạch Kim

Đơn vị hỗ trợ

  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
  • Văn phòng JNTO Hà Nội
  • Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
  • Hội Việt Nam (JAVN)
  • Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
  • Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế

Đơn vị hợp tác

Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)

Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài

WA.SA.Bi.

Danh mục

  • Khác biệt văn hoá

    Khác biệt văn hoá

  • Sinh hoạt - Chi phí

    Sinh hoạt - Chi phí

  • Xuất nhập cảnh - Visa

    Xuất nhập cảnh - Visa

  • Làm thêm - Xin việc

    Làm thêm - Xin việc

  • Bốn mùa - Du lịch

    Bốn mùa - Du lịch

  • Hỗ trợ người nước ngoài

    Hỗ trợ người nước ngoài

  • Cộng đồng

    Cộng đồng

  • Bí quyết học tiếng Nhật

    Bí quyết học tiếng Nhật

  • Y tế - Sức khoẻ

    Y tế - Sức khoẻ

  • Nhà hàng - Siêu thị Việt

    Nhà hàng - Siêu thị Việt

  • Thực tập kỹ năng

    Thực tập kỹ năng

  • Kỹ năng đặc định

    Kỹ năng đặc định

  • Nhân lực chất lượng cao

    Nhân lực chất lượng cao

  • Du học

    Du học

  • Phòng chống thiên tai

    Phòng chống thiên tai