Category | Tin mới nhất

“Seiza” (正座) có phải là kiểu ngồi truyền thống của Nhật Bản không?

Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...

04/05/2024
  • 7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất

    02/05/2024
    Chào các bạn! Mình là nhân viên tổng đài người Việt Nam tại một công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động cho người nước ngoài, chuyên tư vấn hỗ trợ cuộc sống hàng ngày cho khách hàng. Các bạn nghĩ rằng những vấn đề nào mà người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật cần được hỗ trợ nhiều nhất? Có rất nhiều cuộc gọi tư vấn đã gọi đến tổng đài như “Tôi đã nhận được khiếu nại về tiếng ồn”, “Tôi đột nhiên bị cắt điện”, “Tôi muốn đi khám nha khoa”, và “Tôi không biết cách đổ rác”. Trong số đó, mình sẽ nói về nội dung của 7 vấn đề cần được tư vấn nhiều nhất mà mình nhận được và cách xử lý các vấn đề đó. 〈Nội dung〉 1. Hỗ trợ cuộc sống cho người nước ngoài 2. “Tiếng ồn” - vấn đề rắc rối nổi cộm của người Việt 3. Rắc rối với việc đổ rác 4. Hỗ trợ về sử dụng dịch vụ y tế 5. Điện và ga đã bị cắt! 6. Tư vấn liên quan đến hợp đồng nhà ở 7. Câu hỏi liên quan đến tư cách cư trú và visa 8. Bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế 9. Tổng kết 1. Hỗ trợ cuộc sống cho người nước ngoài Chúng mình đang trả lời các cuộc điện thoại của khách hàng tại GTN, công ty chuyên cung cấp dịch vụ bảo lãnh thuê nhà người nước ngoài thuê nhà ở Nhật Bản và các hợp đồng điện thoại di động. Số lượng tư vấn mà chúng mình nhận được chỉ tính riêng ở nhóm Việt Nam (5 người) là hơn 2.000 cuộc gọi mỗi tháng. Trong số đó, mình sẽ giới thiệu 7 vấn đề đặc biệt có nhiều cuộc gọi nhất, bằng các câu chuyện thực tế để giới thiệu đến các bạn. Mình hy vọng rằng những điều mình chia sẻ hôm nay sẽ là những thông tin hữu ích mà các bạn có thể tham khảo để chính bạn và gia đình có thể sống thoải mái tại Nhật Bản. Tham khảo: Dịch vụ tư vấn của GTN bằng ứng dụng [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trợ lý GTN (GTN Assistants) ※Đây là một dịch vụ tùy chọn của GTN Mobile. GTN Mobile có các tính năng đặc trưng sau nên rất được các bạn người nước ngoài mới đến Nhật Bản ưa chuộng và cũng có nhiều cuộc gọi cần tư vấn của người dùng dịch vụ này. ・ Có thể làm hợp đồng mạng mà không cần thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng ・ Thời gian thẩm tra ngắn ・ Có thể làm thủ tục bằng tiếng Việt ・ Bạn có thể đăng ký một thẻ tín dụng cùng lúc. 2. “Tiếng ồn” - vấn đề rắc rối nổi cộm của người Việt Karaoke tại nhà ở Việt Nam Các cuộc gọi tư vấn nhiều nhất từ các bạn Việt Nam mà mình nhận được liên quan đến tiếng ồn. Có cuộc gọi của người Việt Nam như: “Em đã bị cảnh sát nhắc nhở vì hàng xóm bị quấy rầy bởi tiếng ồn do em gây ra”, thì cũng có các cuộc gọi từ công ty quản lý như: “Những người hàng xóm sống ở đây cảm thấy bị quấy rầy bởi tiếng ồn nên tôi muốn nhắc nhở những người sống trong toà nhà này”. Ở Việt Nam, phố xá, nhà cửa sôi động hẳn lên từ sáng sớm. Nhiều gia đình có dàn karaoke tại gia và việc người ta hát karaoke tại nhà vào ban đêm không phải là hiếm. Tuy nhiên, người Nhật thích môi trường sống yên tĩnh nên nếu bạn gây ồn ào trong phòng, hàng xóm sẽ ngay lập tức phàn nàn với công ty quản lý. Nguyên nhân của những phàn nàn về tiếng ồn thường không phải là vấn đề ở Việt Nam, nhưng ở Nhật, nó có thể gây phiền toái cho những người xung quanh bạn. ◆ Ví dụ về “tiếng ồn” gây ra phàn nàn ・ Khi gọi điện thoại, nói chuyện to tiếng khi đang mở cửa sổ. ・ Kết nối điện thoại di động với loa và xem video mở âm lượng to. ・ Tổ chức tiệc đông người trong nhà và gây ồn ào. ・ Bật nhạc nền hát karaoke bằng micro không dây trong nhà. Bên cạnh đó, công ty quản lý thường xuyên nhận được những lời phàn nàn về tiếng đóng mở cửa và tiếng bước chân trong phòng (điều này không chỉ ở người Việt Nam). Có gần 100 cuộc gọi tư vấn về tiếng ồn từ người Việt Nam trong một tháng. Chúng mình đã giải thích văn hóa Nhật Bản và yêu cầu không được tái diễn tình trạng này, nhưng nếu không có cải thiện, công ty quản lý nhà sẽ bắt viết cam kết không tái diễn và trong một số trường hợp sẽ bị buộc phải chuyển ra ngoài. 3. Rắc rối với việc đổ rác Cùng với tiếng ồn, có rất nhiều cuộc gọi tư vấn về cách đổ rác. Có rất nhiều người gọi cho mình khi không biết phải làm gì sau khi bị người quản lý hoặc hàng xóm nhắc nhở về cách đổ rác sai. 〈Tư vấn〉Tôi không biết cách phân loại và thu gom rác. Phương thức phân loại và thu gom rác sẽ khác nhau tùy thuộc vào quận, huyện nơi bạn sinh sống. Khi các tổng đài viên bọn mình nhận được tư vấn sẽ phải kiểm tra cách thức phân loại và đổ rác tại địa phương, sau đó liên hệ với người cần tư vấn và thông báo chi tiết cho họ. 〈Tư vấn〉Tôi không biết nơi đổ rác. Có nhiều điểm thu gom rác mà bạn không được phép bỏ rác cho đến sáng ngày thu gom. Trong trường hợp đó, sẽ khó tìm được điểm thu gom rác nên chúng mình sẽ liên hệ với công ty quản lý nhà ở để tìm hiểu. Rác quá khổ không được thu gom do vứt rác không đúng cách 〈Tư vấn〉Tôi không biết cách bỏ rác quá khổ (rác lớn). Câu hỏi thường gặp nhất về rác là làm thế nào để xử lý rác quá khổ. Các cuộc gọi tư vấn đến như “Em muốn vứt bỏ tấm nệm của mình”, “Em muốn vứt bỏ vali của mình”, “Em muốn vứt bỏ chiếc giường của mình”. Khi vứt rác lớn, ví dụ như ở Tokyo, quy trình sau đây là bắt buộc. ① Đăng ký trước cho “Trung tâm tiếp nhận rác quá khổ” qua điện thoại hoặc internet. ② Mua “phiếu xử lý rác” tại cửa hàng tiện lợi để được thu gom rác. ③ Dán phiếu xử lý rác vào rác cần được xử lý và bỏ rác đúng nơi quy định vào ngày thu gom đã được chỉ định. Tuy nhiên, có nhiều người nước ngoài không thể tự tìm hiểu được nơi để gọi điện thoại hoặc mua phiếu xử lý rác bao nhiêu tiền thì được. Khi đó chúng mình sẽ phải tìm hiểu về cách xử lý rác lớn trong khu vực của người cần được tư vấn, hoặc có khi cũng phải thay mặt họ để gọi cho “Trung tâm tiếp nhận rác quá khổ” để đặt lịch hẹn thu gom giúp. Ngoài ra, đôi khi mình gửi sẵn một văn bản tiếng Nhật cho người gọi tư vấn như “Vui lòng bán cho tôi phiếu xử lý rác giá ◎◎ yên” để đưa cho nhân viên cửa hàng tiện lợi. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Quy định - tập quán trong cuộc sống|KOKORO 4. Hỗ trợ về sử dụng dịch vụ y tế Số lượng cuộc gọi tư vấn khác ngoài tiếng ồn và xử lý rác là tương đương nhau, nhưng trong số đó, hỗ trợ y tế đặc biệt hữu ích cho khách hàng. Trước tiên, hãy để mình giới thiệu các đối ứng cơ bản của chúng mình đối với cuộc gọi cần tư vấn về y tế. ① Tìm kiếm các phòng khám trên internet. Khi đó mình thường phải đọc thật kỹ các bài đánh giá bằng tiếng Nhật. ② Giới thiệu một số phòng khám và nhờ họ lựa chọn. ※ Nếu có phòng khám nói được tiếng Anh hoặc tiếng Việt, chúng mình sẽ ưu tiên giới thiệu.※ Ngoài ra, chúng mình sẽ giới thiệu các phòng khám chấp nhận phiên dịch qua điện thoại. ③ Trong một số trường hợp, sẽ thay mặt người cần tư vấn đặt hẹn phòng khám do họ lựa chọn. ④ Có trường hợp sử dụng ứng dụng điện thoại để phiên dịch (phiên dịch viên y tế) khi người gọi tư vấn đi khám sức khỏe. Các tổng đài viên bọn mình để có thể phiên dịch y tế một cách chính xác thì phải được đào tạo bài bản, tự học và lấy chứng chỉ phiên dịch y tế. Bây giờ chúng ta hãy cùng xem một số ví dụ cụ thể. 〈Tư vấn〉Em muốn điều trị sâu răng Tư vấn y tế phổ biến nhất là tư vấn về điều trị nha khoa. Ngoài việc tìm và cho bạn biết nên đến phòng khám nha khoa nào, mình còn phụ trách việc phiên dịch y tế (qua điện thoại) khi người nhận tư vấn đến khám tại phòng khám nha khoa. 〈Tư vấn〉Em muốn phẫu thuật. ・ Giới thiệu bệnh viện ・ Phiên dịch qua điện thoại khi khám trước phẫu thuật (những việc không nên làm trước khi phẫu thuật, chuẩn bị phẫu thuật, thủ tục nhập viện) 〈Tư vấn〉Em bị nhiễm corona rồi. ・Người cần tư vấn (nam giới), trung tâm y tế công cộng và mình đã có một cuộc gọi ba bên bằng điện thoại có thể kết nối đủ 3 người. ・Dựa trên cuộc nói chuyện qua điện thoại, người cần tư vấn đã được nhập viện gần đó trong một tuần. Mình thường nhận được các cuộc gọi như “Em đã nhận được phiếu tiêm chủng, nhưng em không biết phải làm gì tiếp theo”. Mình sẽ tìm địa điểm tiêm chủng gần nơi bạn ấy sinh sống và đặt lịch tiêm giúp. Cũng có nhiều cuộc gọi thắc mắc của các bạn nữ trẻ “Em muốn được tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung”. 5. Điện và ga đã bị cắt! 〈Tư vấn〉Điện và ga đã bị cắt. Có rất nhiều trường hợp bị cắt điện, ga do không thanh toán hóa đơn. Những cuộc gọi tư vấn nội dung này nhiều nhất là của các bạn du học sinh, những người thanh toán chi phí tại cửa hàng tiện lợi. Có tháng bạn sơ ý quên thanh toán tiền điện, tiền ga, sau đó nhận được giấy nhắc nhở của công ty điện lực nhưng bỏ qua vì không biết đó là gì, và cho đến một ngày điện và ga đã bị cắt. Trong những trường hợp như vậy, mình sẽ liên hệ với công ty điện lực hoặc công ty ga và hỏi họ lý do tại sao điện hoặc ga lại bị cắt. Tuỳ theo trường hợp, mình cùng với người cần tư vấn sẽ nói chuyện với công ty điện lực thông qua cuộc gọi ba bên. Khi biết số tiền chưa thanh toán, sẽ được công ty cho biết mã số nhập vào máy tại cửa hàng tiện lợi. Khi đó mình sẽ giải thích cho người cần tư vấn và yêu cầu họ hoàn tất thủ tục thanh toán tại cửa hàng tiện lợi. 6. Tư vấn liên quan đến hợp đồng nhà ở Mình thường xuyên nhận được những thắc mắc về hợp đồng thuê nhà. 〈Tư vấn〉Thời gian hợp đồng sắp hết hạn. Em nên làm gì để gia hạn? Phương thức gia hạn hợp đồng ở mỗi công ty quản lý sẽ khác nhau, vì vậy mình sẽ gọi điện cho công ty quản lý để tìm hiểu và truyền đạt lại cho người cần tư vấn biết cách thực hiện. 〈Tư vấn〉Hãy chỉ cho em các thủ tục khi ra nhà. Có rất nhiều các cuộc gọi tư vấn về về thủ tục ra nhà (kết thúc hợp đồng) và các chi phí liên quan. “Nên báo trước cho công ty quản lý bao nhiêu ngày?”, “Tiền dọn dẹp phòng đã được thanh toán chưa? Hay bây giờ mới phải trả?”, “Tiền nhà tháng cuối cùng có được tính theo ngày không?”, v.v…là những câu hỏi mình phải tìm hiểu và truyền đạt lại cho người gọi tư vấn. Ở Nhật, nếu bạn thông báo với công ty quản lý về việc chuyển đi muộn, hợp đồng sẽ tự động được gia hạn và bạn sẽ bị tính phí gia hạn (ở vùng Kanto thường là một tháng tiền thuê nhà), vì vậy hãy cẩn thận. 〈Tư vấn〉Tôi không thể chấp nhận chi phí sửa chữa khi ra nhà Không ít trường hợp gặp rắc rối với chủ nhà và công ty quản lý về chi phí sửa chữa khi ra nhà. Nếu bạn đã hút thuốc trong phòng, bạn có thể bị tính phí thay thế giấy dán tường, giấy dán cửa, v.v. Trong nhiều trường hợp, bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc trả tiền. Tuy nhiên, vẫn có chỗ có thể thương lượng vì nó phụ thuộc vào việc bạn đã sống ở nhà này bao lâu và mức độ bẩn của nó. Chúng mình cũng có thể hỗ trợ trong các cuộc đàm phán. 〈Tư vấn〉Điều hoà bị hỏng Có rất nhiều cuộc gọi về các thiết bị trong phòng bị hỏng. Đặc biệt là vào mùa hè, có nhiều cuộc gọi cần tư vấn về việc “máy lạnh bị hỏng”. Có rất nhiều trường hợp mình được nhờ hỗ trợ tư vấn vì “Em đã nói chuyện với công ty quản lý, nhưng bên đó mãi không sửa cho em, nên em muốn được hỗ trợ giúp”. Nếu điều hòa trên 10 năm thì có thể thay thế, còn trường hợp dưới 10 năm thì thường là sẽ được sửa chữa. 7. Câu hỏi liên quan đến tư cách cư trú và visa 〈Tư vấn〉Muốn được hướng dẫn thủ tục nhập cảnh Do sự phức tạp của các thủ tục nhập cảnh vì ảnh hưởng của corona, số lượng các cuộc gọi tư vấn như vậy đã tăng lên. Chúng mình sẽ cho bạn biết nên chuẩn bị những gì trước khi nhập cảnh vào Nhật Bản và những thủ tục cần làm sau khi đến Nhật Bản. Những người đã kí hợp đồng dịch vụ điện thoại với GTN có thể đăng ký tùy chọn dịch vụ Trợ lý GTN (GTN Assistants) và sử dụng dịch vụ tư vấn của chúng mình trước khi đến Nhật Bản. Ở Việt Nam cũng có văn phòng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, và bạn có thể đăng ký điện thoại di động GTN và các dịch vụ tùy chọn trước khi đến Nhật Bản. Cục xuất nhập cảnh 〈Tư vấn〉Tôi là kỹ năng đặc định và có thể bảo lãnh vợ qua Nhật được không? 〈Tư vấn〉Tôi đã nhận được một tài liệu từ cục xuất nhập cảnh, nhưng không hiểu nội dung của nó. 〈Tư vấn〉Em là du học sinh và em nên làm gì để chuyển sang visa lao động hay kỹ năng đặc định? Các cuộc gọi tư vấn như thế này từ ngày xưa đã có rất nhiều. Chúng mình sẽ truyền đạt lại nội dung trong tài liệu, đối với những nội dung khó, sẽ thay mặt người cần tư vấn gọi điện lên cục xuất nhập cảnh và xác nhận thông tin. 8. Bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế 〈Tư vấn〉Em nhận được giấy yêu cầu thanh toán bảo hiểm hưu trí, em phải làm gì? Mình thường nhận được các cuộc gọi như: “Em đã nhận được giấy yêu cầu thanh toán bảo hiểm hưu trí quốc dân và bảo hiểm y tế quốc dân. Em nên làm gì?”. Theo nguyên tắc chung, những khoản này phải được thanh toán. Mình sẽ yêu cầu người gọi tư vấn gửi hình ảnh của giấy tờ và truyền đạt lại nội dung của giấy tờ đó. Trong một số trường hợp, chúng mình sẽ thay cho người cần tư vấn gọi cho uỷ ban thành phố để kiểm tra. 〈Tư vấn〉Em muốn biết số tiền bảo hiểm y tế quốc dân chưa đóng. Chúng mình sẽ đại diện gọi đến uỷ ban thành phố, hoặc sẽ phiên dịch thông qua một cuộc gọi ba bên, bao gồm cả người cần tư vấn. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Những điểm qua trọng liên quan đến bảo hiểm hưu trí|KOKORO Tổng kết Trong bài viết này, mình đã giới thiệu về dịch vụ tư vấn mà nhân viên tổng đài tư vấn qua điện thoại hỗ trợ cuộc sống của chúng mình thường nhận được từ khách hàng Việt Nam và cách trả lời chúng. 7 vấn đề đặc biệt phổ biến cần được tư vấn của người Việt ・ Tiếng ồn・ Rắc rối với việc đổ rác・ Hỗ trợ về sử dụng dịch vụ y tế・ Điện và gas đã bị cắt!・ Tư vấn liên quan đến hợp đồng nhà ở・ Câu hỏi liên quan đến tư cách cư trú và visa・ Bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế Những tổng đài viên tư vấn sẽ cố gắng hết sức để hỗ trợ người dùng Trợ lý GTN (GTN Assistants), nhưng chúng mình hy vọng rằng những bạn đọc khác cũng sẽ tham khảo bài viết này để tránh những rắc rối nhiều nhất có thể và sống một cuộc sống vui vẻ ở Nhật Bản. Tác giả Hoàng Thị Đan Thi Sinh năm 1991. Sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Huế đã làm việc cho một công ty của Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh khoảng một năm rưỡi. Sau khi du học Nhật Bản trong 2 năm từ năm 2013, đã làm nhân viên tổng đài tư vấn của bộ phận hỗ trợ cuộc sống của GTN từ năm 2016. Sở thích là xem phim và đi du lịch.
  • Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...

    18/03/2024
    Ở Nhật Bản, dịch vụ điện thoại di động được cung cấp dưới hình thức hợp đồng với mức cước nghe gọi・dữ liệu rất đắt đỏ. Bài viết lần này sẽ gửi tới các bạn sắp sửa sang Nhật cũng như những ai đang sinh sống tại Nhật mà có ý định đăng ký sử dụng dịch vụ lần đầu hay chuyển công ty điện thoại di động (công ty viễn thông = nhà cung cấp dịch vụ) cách lựa chọn dịch vụ nghe gọi・dữ liệu (SIM) một cách khôn ngoan để tiết kiệm chi phí. 〈Nội dung bài viết〉 1. Những trường hợp cần có hợp đồng nghe gọi・dữ liệu 2. Nhà mạng lớn có chất lượng dịch vụ tốt nhưng giá cao 3. SIM giá rẻ ở Nhật 4. SIM giá rẻ mà người nước ngoài có thể dễ dàng đăng ký tại Nhật 5. Một số ví dụ về các gói cước SIM giá rẻ 6. Nhược điểm của SIM giá rẻ và cách khắc phục 7. Tổng kết 1. Những trường hợp cần có hợp đồng nghe gọi・dữ liệu Ở Nhật, cước dịch vụ di động nghe gọi・dữ liệu hàng tháng rất đắt đỏ. Do đó, có nhiều bạn thực tập sinh kĩ năng chỉ chủ yếu sử dụng Wi-Fi ở ký túc xá của công ty (hoặc nhà riêng) và không hề dùng thẻ SIM cho đến tận khi về nước. Thế nhưng, nếu như bạn là du học sinh hoặc kỹ sư, thì sẽ có những lúc cần có số điện thoại của riêng mình để đi xin việc hoặc liên lạc với chỗ làm. Vì vậy, có thể cuộc sống của bạn sẽ trở nên bất tiện nếu không có số điện thoại (SIM). Ngoài ra, sở hữu số điện thoại (SIM liên lạc) cũng sẽ có ích trong những trường hợp cần gọi cho cảnh sát (110) hay cứu thương (119). Ở Việt Nam, SIM trả trước được sử dụng rất phổ biến, nhưng ở Nhật lại gần như không có hình thức này. Chính vì vậy, bạn cần phải kí hợp đồng với nhà mạng (công ty viễn thông) và trả cước dịch vụ nghe gọi・dữ liệu hàng tháng. Tùy theo nhà mạng cũng như nội dung hợp đồng (gói cước + lựa chọn thêm) mà mức phí hàng tháng này có thể rất khác nhau. 2. Nhà mạng lớn có chất lượng dịch vụ tốt nhưng giá cao 3 nhà mạng lớn 3 nhà mạng (công ty viễn thông) lớn ở Nhật Bản là docomo, au và Softbank, cung cấp dịch vụ dữ liệu tốc độ cao và chất lượng nghe gọi tốt. Các nhà mạng này cũng có nhiều cửa hàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ nghe gọi trong nước không giới hạn và dung lượng dữ liệu cao (không giới hạn) với mức giá cố định. Cước dịch vụ hàng tháng Tuy nhiên, đa số cước dịch vụ nghe gọi・dữ liệu hàng tháng sẽ rơi vào khoảng từ 5,000 đến 8,000 yên. Nếu cộng thêm cả tiền mua điện thoại di động vào thì con số này sẽ vô cùng đắt đỏ. Nếu bạn mua một chiếc điện thoại được nhiều người ưa thích như iPhone chẳng hạn, rồi kí hợp đồng dịch vụ nghe gọi・dữ liệu nữa thì nhiều khả năng số tiền bạn phải trả hàng tháng (gồm tiền cước nghe gọi・dữ liệu + trả góp điện thoại) sẽ vượt quá 10,000 yên. Phí hủy dịch vụ (phí hủy hợp đồng) Tính đến năm 2021, nếu bạn chuyển sang sử dụng nhà mạng khác thì sẽ phải mất khoảng 10,000 yên. Nếu hủy hợp đồng vào giữa thời hạn hợp đồng hai năm, thì phải trả khoảng 10.000 yên "phí vi phạm hợp đồng" và thêm 3,300 yên cho thủ tục chuyển nhượng. Tuy nhiên, hiện nay cả hai khoản phí này đều đã được loại bỏ. Nhưng nếu bạn vẫn đang trả góp tiền điện thoại thì bạn cần phải thanh toán nốt số tiền còn lại khi hủy hợp đồng với nhà mạng. 3. SIM giá rẻ ở Nhật Gần đây, số lượng người sử dụng SIM giá rẻ không phải của các nhà mạng lớn đang dần tăng lên. Nếu bạn muốn giữ cước phí nghe gọi・dữ liệu trên điện thoại di động của mình ở mức thấp, thì hãy thử cân nhắc đến “SIM giá rẻ” nhé. Để sử dụng được SIM giá rẻ thì cần phải có điện thoại chưa lắp SIM, nhưng bù lại lại có những gói cước với giá dưới 1.000 yên mỗi tháng. Ngoài ra còn có cả loại SIM giá rẻ mà bạn có thể đăng ký thông qua website. Nếu chọn ký hợp đồng tại cửa hàng, thì cũng nhiều nơi có nhân viên người Việt, tuy nhiên nếu có người từ đoàn thể, công ty, trường học hoặc bạn bè đi cùng vẫn sẽ an toàn hơn. Các gói cước và mức giá Gói cước có nghe gọi và gói cước chỉ dùng dữ liệu Đối với SIM giá rẻ, có hai loại gói cước chính là “gói cước có nghe gọi” và “gói cước chỉ dùng dữ liệu”. Điểm khác nhau của hai gói cước này chính là khả năng nghe gọi điện thoại. Với gói cước có nghe gọi thì bạn có thể thực hiện cuộc gọi từ số điện thoại có đầu số là 080 hoặc 090. Cước cuộc gọi Giá cước nghe gọi trung bình của gói cước nghe gọi là 22 yên cho 30 giây. Ngoài ra còn có các gói và lựa chọn khác như “cước cố định 5 phút” cho phép bạn thực hiện các cuộc gọi có thời lượng dưới 5 phút không giới hạn số lần, “cước cố định 10 phút”, hay gói “gọi không giới hạn'' cho phép thực hiện cuộc gọi không giới hạn. Tuy nhiên, nếu bạn gọi điện bằng SNS (chẳng hạn như LINE hoặc Messenger) thì sẽ không bị tính phí. Có cả các gói cước nghe gọi với giá dưới 1.000 yên Một số gói SIM giá rẻ có giá dưới 1.000 yên mỗi tháng. Bạn có thể chọn gói cơ bản hoặc các gói lựa chọn tùy thêm dựa trên nhu cầu sử dụng dữ liệu và thời gian nghe gọi của mình. Nếu bạn có thói quen kết nối Internet qua Wi-Fi ở nhà, ký túc xá, trường học, hoặc nơi làm thêm v.v. và không sử dụng Internet nhiều ở những nơi khác, thì có thể đăng ký gói cước có dung lượng dữ liệu thấp. Các giấy tờ cần thiết để ký hợp đồng ・ Giấy tờ chứng minh nhân thân (như thẻ lưu trú v.v.) ・ Trường hợp thanh toán tiền qua tài khoản ngân hàng → Sổ ngân hàng (hoặc thẻ ATM) và con dấu cá nhân ・ Trường hợp thanh toán bằng thẻ tín dụng→Thẻ tín dụng 4. SIM giá rẻ mà người nước ngoài có thể dễ dàng đăng ký tại Nhật GTN Mobile GTN Mobile – Đăng ký không cần tài khoản ngân hàng Nhật Bản hay thẻ tín dụng〈quảng cáo〉 Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn hai loại SIM giá rẻ mà người nước ngoài có thể dễ dàng đăng ký. GTN Mobile chỉ cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài và cũng là một trong những loại SIM rẻ nhất mà người nước ngoài có thể đăng ký tại Nhật Bản. Nó có các ưu điểm như sau: có thể ký hợp đồng ngay cả khi bạn không có tài khoản ngân hàng tại Nhật hoặc thẻ tín dụng, có thể thanh toán tại cửa hàng tiện lợi và có thể đăng ký bằng tiếng Việt. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] GTN Mobile Đặc điểm của GTN Mobile Ngay cả những người mới đến Nhật Bản và chưa có tài khoản ngân hàng ở Nhật hoặc thẻ tín dụng cũng có thể đăng ký. Có thể thanh toán tại cửa hàng tiện lợi hoặc bằng cách tự động trừ tiền từ tài khoản ngân hàng. Có thể sử dụng tiếng Việt (khi đăng ký hoặc liên hệ với nhà mạng). Có thể đăng ký SIM từ nước ngoài và nhận SIM tại sân bay ở Nhật. Có thể đăng ký thẻ tín dụng dành riêng cho người nước ngoài cùng lúc với thẻ SIM. Có thể nhận hỗ trợ, tư vấn miễn phí bằng tiếng Việt. 〈Ví dụ các gói cước có kèm nghe gọi〉 ・3GB:1,200 yên/tháng ・10GB:2,200 yên/tháng ※ Tất cả các cuộc gọi trong nước là 22 yên/ 30 giây (cũng có cả gói cước gọi không giới hạn) ※ Tất cả giá đã bao gồm thuế SIM VÀNG mà người Việt ưa thích Hợp đồng SIM VÀNG yêu cầu phải có thẻ tín dụng được phát hành tại Nhật Bản, nhưng bạn cũng có thể thảo luận về các phương thức thanh toán khác. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] SIM VANG 〈Ví dụ các gói cước có kèm nghe gọi〉 ・1GB:1,628 yên/tháng ・3GB:2,398 yên/tháng ・5GB:2,882 yên/tháng ※ Tất cả các cuộc gọi trong nước là 22 yên/ 30 giây (lựa chọn thêm: gói cước cố định 5 phút, cước cố định 10 phút, cước cố định 15 phút) ※ Tất cả giá đã bao gồm thuế 5. Một số ví dụ về các gói cước SIM giá rẻ Ở Nhật còn rất nhiều loại SIM giá rẻ khác. Nếu tìm kiếm bằng những từ khóa như "SIM giá rẻ", "so sánh", bạn sẽ thấy rất nhiều bài viết so sánh dịch vụ, giá cả của các nhà mạng khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn không có thẻ tín dụng được phát hành tại Nhật Bản thì có thể sẽ khó đăng ký hơn. Chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một số gói SIM giá rẻ của các nhà mạng khác nhau. ※ Có lẽ nhiều người nước ngoài muốn có điện thoại chỉ để liên lạc với nơi làm việc của họ, vì vậy chúng tôi chỉ giới thiệu tới các bạn những gói cước nghe gọi. ※ Bài viết này giả định rằng bạn sẽ kết nối Internet chủ yếu ở nhà, quán cà phê, cửa hàng tiện lợi, v.v. và sẽ giảm thiểu các hoạt động liên lạc dữ liệu khác. ※ Tất cả giá đã bao gồm thuế. ※ Tất cả "cuộc gọi thoại" là cuộc gọi được thực hiện trong phạm vi Nhật Bản (các cuộc gọi quốc tế sẽ được tính phí riêng). ◆ Giá cước một số loại SIM giá rẻ phổ biến tại Nhật (tính đến thời điểm hiện tại là tháng 3 năm 2024) LINEMO ・ 3GB:990 yên/tháng・ 20GB:2,728 yên/tháng・ LINE có gói Giga free (dùng không giới hạn)・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:5 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn) IIJmio (aiaijeimio) ・ 2GB:850 yên/tháng・ 5GB:990 yên/tháng・ 10GB:1,500 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 11 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:5 phút với mức giá cố định, 10 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn) mineo (maineo) ・ 1GB:1,298 yên/tháng・ 5GB:1,518 yên/tháng・ 10GB:1,958 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:10 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn) BIGLOBE Mobile ・ 1GB:1,078 yên/tháng・ 3GB:1,320 yên/tháng・ 6GB:1,870 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Nếu dùng ứng dụng thì là 9.9 yên/30 giây) Rakuten mobile ・ 3GB:1,078 yên/tháng・ 20GB:2,178 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:15 phút với mức giá cố định)(Nếu dùng ứng dụng thì miễn phí) UQmobile 〈Gói cước Mini mini〉・ 4GB:2,365 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây (Lựa chọn thêm:10 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn)〈Gói cước Komi komi〉・ 20GB:3,278 yên/tháng・ Miễn phí cho các cuộc gọi dưới 10 phút, không giới hạn số lần(Nếu vượt quá 10 phút thì cước phí là 22 yên/30 giây đối với thời gian vượt quá giới hạn)(Lựa chọn thêm:Nghe gọi không giới hạn) Y!mobile (waimobile) ・ 4GB:2,365 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:10 phút với mức gia cố định, nghe gọi không giới hạn) 6. Nhược điểm của SIM giá rẻ và cách khắc phục Chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn những nhược điểm của SIM giá rẻ và các cách khắc phục. ① Tốc độ truy cập dữ liệu không ổn định Nhược điểm của SIM giá rẻ là tốc độ truy cập dữ liệu. Các hãng SIM giá rẻ chỉ thuê lại một phần đường truyền của 3 nhà mạng lớn nên trong những khoảng thời gian có nhiều người cùng sử dụng thì tốc độ truy cập dữ liệu thường bị chậm đi. 〈Cách khắc phục〉 ・ Nếu kết nối với Wi-Fi ở nhà, quán cafe hoặc cửa hàng tiện lợi thì sẽ giải quyết được vấn đề tốc độ truy cập dữ liệu. ・ Nên duy trì kết nối Internet ở mức tối thiểu trong các nhà hàng đông đúc hay trên các chuyến tàu vào giờ cao điểm đi lại. ② Hầu như đều thanh toán bằng thẻ tín dụng Thanh toán cước phí hàng tháng của SIM giá rẻ chủ yếu được thực hiện bằng thẻ tín dụng, nhưng cũng có những loại SIM giá rẻ cho phép bạn thanh toán tại cửa hàng tiện lợi hoặc tự động trừ tiền từ tài khoản ngân hàng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] GTN Mobile, không cần thẻ tín dụng ③ Nhà mạng giá rẻ bán ít mẫu điện thoại hơn Nếu mua điện thoại khi ký hợp đồng với các nhà mạng SIM giá rẻ, bạn sẽ thấy có ít mẫu điện thoại có thể lựa chọn hơn so với 3 nhà mạng lớn. 〈Cách khắc phục〉 Gần đây có một số loại điện thoại không có sẵn SIM và có thể sử dụng bằng cách lắp thẻ SIM khác vào, vì vậy bạn có thể mua những chiếc như vậy từ Việt Nam sang, hoặc mua một chiếc đã qua sử dụng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, tùy loại SIM mà có thể xảy ra trường hợp không tương thích với máy, thế nên khi kí hợp đồng thì hãy kiểm tra xem máy có nhận SIM không nhé. ④ Hỗ trợ 3 nhà mạng lớn có rất nhiều cửa hàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ, nhưng nhiều nhà mạng SIM giá rẻ lại thường chỉ hỗ trợ thông qua hình thức chat. 7. Tổng kết Bạn sẽ không thể sử dụng điện thoại di động ở Nhật Bản trừ khi ký hợp đồng với nhà mạng và trả cước hàng tháng. Ba nhà mạng lớn của Nhật Bản cung cấp tốc độ truy cập dữ liệu và chất lượng cuộc gọi tuyệt vời nhưng chúng có giá từ 5.000 đến 8.000 yên mỗi tháng. Tuy nhiên, ở Nhật Bản có rất nhiều loại SIM giá rẻ, và một số gói cước có giá dưới 1.000 yên mỗi tháng. Các cuộc gọi trong nước thường có giá 22 yên/30 giây và có các sự lựa chọn thêm như ''Gọi với mức cước cố định'' cho phép bạn thực hiện bao nhiêu cuộc gọi tùy thích trong vòng 5 phút (hoặc 10, 15 phút) và ''Gọi không giới hạn'' cho phép thực hiện cuộc gọi không giới hạn. Ngoài ra còn có gói "cuộc gọi không giới hạn". Nhược điểm của SIM giá rẻ là khả năng liên lạc có thể không ổn định, nhưng điều này có thể được khắc phục bằng cách sử dụng Wi-Fi của cửa hàng, hoặc hạn chế sử dụng ở khu vực đông người. Ngoài ra, trong khi nhiều nơi yêu cầu phải có thẻ tín dụng phát hành tại Nhật Bản để ký hợp đồng thì cũng có những loại SIM giá rẻ cho phép bạn ký hợp đồng mà không cần có tài khoản ngân hàng hay thẻ tín dụng Nhật Bản.
  • Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản

    13/03/2024
    Sau khi đi du học tốt nghiệp ra trường, mình quyết định ở lại Nhật làm việc từ đó đến giờ thấm thoắt đã hơn 13 năm. Năm 2012, mình kết hôn và sinh được 2 bé. Bé lớn nhà mình đi nhà trẻ (hoikuen) được 4 năm và hiện giờ đã chuyển sang học mẫu giáo (yochien). Bé nhỏ mới được hơn 1 tuổi đang chuẩn bị đi nhà trẻ. Mọi người thường nói với nhau rằng rất khó để giành được một suất vào nhà trẻ ở Nhật Bản. Trong bài viết này, thông qua kinh nghiệm của bản thân, mình sẽ chia sẻ với các bạn một số bí quyết về cách chuẩn bị và nộp đơn nhập học vào nhà trẻ của Nhật Bản. Mình hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm sữa có con ở giai đoạn sắp đi nhà trẻ như mình nhé. (Bài viết được viết vào năm 2022. Sau đó, thông tin về các chế độ đã được cập nhật.) 〈Nội dung〉 1. 5 điểm khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam ・ Khác biệt 1: Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) ・ Khác biệt 2: Nơi nộp hồ sơ ・ Khác biệt 3: Thời gian nhập học và nộp đơn ・ Khác biệt 4: Phí giữ trẻ ・ Khác biệt 5: Phân chia lớp 2. Sự khác biệt giữa nhà trẻ và mẫu giáo 3. Cách chọn nhà trẻ của mình 4. Tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp hồ sơ! 5. Tham quan nhà trẻ sớm 6. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký 7. Bí quyết là biết số điểm mình có 8. Lời kết ◆Nội dung◆ 1. 5 điểm khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam ・ Khác biệt 1: Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) ・ Khác biệt 2: Nơi nộp hồ sơ ・ Khác biệt 3: Thời gian nhập học và nộp đơn ・ Khác biệt 4: Phí giữ trẻ ・ Khác biệt 5: Phân chia lớp 2. Sự khác biệt giữa nhà trẻ và mẫu giáo 3. Cách chọn nhà trẻ của mình 4. Tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp hồ sơ! 5. Tham quan nhà trẻ sớm 6. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký 7. Bí quyết là biết số điểm mình có 8. Lời kết 1. 5 điểm khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam Nhà trẻ ở Nhật Bản Trước tiên, mình sẽ giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu nhất về sự khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam. ◆ Nhà trẻ/ Mẫu giáo ở Việt Nam Các trường mẫu giáo và nhà trẻ ở Việt Nam bao gồm các cơ sở như dưới đây. Và nhà trẻ cũng được phân ra thành trường công lập và trường tư thục. Nhà trẻ Nhà trẻ sẽ đón nhận các bé trong độ tuổi từ 0 tuổi đến 3 tuổi Mẫu giáo Mẫu giáo sẽ đón nhận các bé vào học ở độ tuổi từ 3 tuổi cho đến trước tuổi vào tiểu học Cơ sở giống như trường giữ trẻ ở Nhật:Mầm non Cơ sở có đặc điểm của cả nhà trẻ và mẫu giáo ◆ Nhà trẻ ở Nhật Bản Nhà trẻ ngoài chứng nhận cũng có thể đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau Ở Nhật cũng có nhà trẻ công lập và tư thục, nhưng chủ yếu người ta phân chia nhà trẻ theo nhà trẻ được chứng nhận và nhà trẻ ngoài chứng nhận. Nhà trẻ được chứng nhận là cơ sở giữ trẻ đáp ứng các tiêu chuẩn do chính phủ đặt ra (về quy mô cơ sở, số lượng nhân viên chăm sóc trẻ, có hay không có phòng ăn ở trường, v.v.) và được tỉnh trưởng phê chuẩn. Các nhà trẻ ngoài chứng nhận cũng đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của phụ huynh, nhưng phí giữ trẻ thường cao hơn so với các nhà trẻ được chứng nhận. ◆ Sự khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam Sự khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam bao gồm 5 đặc điểm lớn như dưới đây: ① Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) ② Nơi nộp hồ sơ ③ Thời gian nhập học và nộp đơn ④ Phí giữ trẻ ⑤ Phân chia lớp Khác biệt 1: Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) Nhà trẻ ở Nhật Bản Điểm khác biệt lớn nhất giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam là tiêu chuẩn nhập học (điều kiện xét tuyển). Các trường mẫu giáo công lập tại Việt Nam tiếp nhận con em theo tuyến tức là cứ là cư dân ở địa phương là có quyền nộp đơn. Tuy nhiên, để đăng ký vào nhà trẻ được chứng nhận ở Nhật Bản thì bố mẹ (người giám hộ) phải có lí do chính đáng cho việc không thể chăm sóc con cái của mình như là do công việc, bệnh tật, hay phải chăm sóc bố mẹ bị bệnh hiểm nghèo, v.v. thì mới có thể nộp đơn xin nhập học. Mỗi một khu vực có các tiêu chí xét tuyển do chính phủ thiết lập cho từng vùng và hoàn cảnh của người nộp đơn dựa trên tính thiết yếu của việc gửi sẽ được số hóa theo chỉ số xét tuyển. Các chỉ số xét tuyển được gọi là “điểm”. Nói một cách đơn giản là điểm càng cao thì nhu cầu gửi trẻ đi nhà trẻ càng tăng và ưu tiên được trúng tuyển càng cao. Dưới đây là một vài ví dụ về các yếu tố quyết định điểm số: ・ Số ngày và số giờ làm việc của bố mẹ ・ Ông bà có sống ở gần hay không? ・ Thu nhập của gia đình (thu nhập tính theo hộ gia đình) ・ Hộ gia đình có bố hoặc mẹ đơn thân hoặc hộ gia đình mà bố hoặc mẹ đi làm xa nhà ・ Có anh chị em cũng đang học tại nhà trẻ đó Khác biệt 2: Nơi nộp hồ sơ Nơi nộp hồ sơ nhập học cũng có sự khác biệt lớn. Để vào nhà trẻ ở Việt Nam, dù là nhà trẻ công lập hay tư thục, bố mẹ đều phải trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký tại trường và sau khi có giấy báo trúng tuyển nhập học thì trẻ sẽ được vào học. Nhưng ở Nhật thì lại khác, để vào nhà trẻ được chứng nhận thì bố mẹ phải thông qua ủy ban quận để nộp đơn đăng ký. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn muốn đăng ký cho con mình học tại nhà trẻ ngoài chứng nhận thì bạn có thể nộp đơn xin nhập học trực tiếp tại trường. ・ Ở Việt Nam, vì bố mẹ sẽ nộp đơn trực tiếp vào nhà trẻ nên khi còn chỗ trống (chỉ tiêu tuyển sinh) thì bé có thể vào học. ・ Đối với các nhà trẻ được chứng nhận ở Nhật Bản, ủy ban quận sẽ quyết định bé có thể được nhập học hay không dựa vào hệ thống điểm số nên bố mẹ không thể tự do quyết định nộp đơn đăng ký vào nhà trẻ cụ thể nào. Khác biệt 3: Thời gian nhập học và nộp đơn Kết quả xét tuyển sẽ được công bố vào tháng 1 đến tháng 2. Trong trường hợp không trúng tuyển, bố mẹ có thể nộp đơn cho bé vào đợt tuyển sinh lần 2. Điểm khác biệt thứ ba là thời điểm nhập học. Ở Việt Nam, trẻ em sẽ đi nhà trẻ vào tháng 8 hàng năm, nhưng ở Nhật Bản, thời gian vào nhà trẻ của các bé lại là tháng 4 hàng năm. Ở Nhật Bản, thời hạn nộp hồ sơ để vào nhà trẻ là 5 đến 6 tháng trước khi trẻ nhập học nên bố mẹ cần chuẩn bị sớm các giấy tờ cần thiết. Về cách thức nộp đơn, có một số ủy ban quận nhận đơn trực tiếp, nhưng cũng có những nơi chỉ chấp nhận hồ sơ được gửi qua đường bưu điện. Hạn nộp hồ sơ đăng ký rất quan trọng khi bạn muốn cho trẻ vào nhà trẻ ở Nhật Bản, vì vậy bố mẹ cũng phải cẩn thận để ý thời hạn này nhé! ◆Quy trình từ nộp đơn đăng ký đến khi nhập học nhà trẻ (ví dụ) ・ Nộp hồ sơ tại ủy ban quận: Tháng 10 đến tháng 12 năm trước ・ Xét tuyển: Tháng 1 đến tháng 2 ・ Thông báo kết quả xét tuyển: Tháng 1 đến tháng 2 ・ Phỏng vấn / Kiểm tra sức khỏe: Tháng 2 đến tháng 3 ・ Nhập học: tháng 4 Khác biệt 4: Phí giữ trẻ Phí giữ trẻ tại các nhà trẻ công lập ở Việt Nam là chi phí cố định giống nhau bất kể hoàn cảnh gia đình như thế nào, nhưng mức phí ở các nhà trẻ tư thục là hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào từng trường. Ở Nhật Bản, phí giữ trẻ cho bé từ 0 tuổi đến 2 tuổi đi nhà trẻ được chứng nhận sẽ thay đổi tùy thuộc vào thu nhập của hộ gia đình. Với trẻ em từ 3 đến 5 tuổi ở các nhà trẻ được chứng nhận là miễn phí hoàn toàn. Còn trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học tại các nhà trẻ ngoài chứng nhận thì sẽ được nhận khoản hỗ trợ không hoàn lại tối đa là 37.000 yên mỗi tháng. Khác biệt 5: Phân chia lớp Con trai lớn của mình bắt đầu học từ lớp 1 tuổi (ảnh lúc con 2 tuổi) Trong trường hợp các nhà trẻ công lập ở Việt Nam, các lớp học được xác định theo năm sinh (tháng 1 đến tháng 12), nhưng ở Nhật Bản thì hơi khác một chút. Niên khóa của các trường học, mẫu giáo và nhà trẻ Nhật Bản bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 3 năm sau đó. Vì lý do này, các lớp được phân chia theo niên khóa tính theo mốc tháng 4 hàng năm. Cụ thể, các lớp học và năm học được phân chia theo độ tuổi của bé tính ở thời điểm ngày 1 tháng 4 hàng năm, và cứ vào tháng 4 các em sẽ được lên lớp. Tròn tuổi tính mốc ngày 1 tháng 4 Lớp trực thuộc 5 tuổi Lớp Nencho(trẻ 5 tuổi) 4 tuổi Lớp Nenchu(trẻ 4 tuổi) 3 tuổi Lớp Nensho(trẻ 3 tuổi) 2 tuổi Lớp trẻ 2 tuổi 1 tuổi Lớp trẻ 1 tuổi 0 tuổi Lớp trẻ 0 tuổi Tròn tuổi tính mốc ngày 1 tháng 4 Lớp trực thuộc 5 tuổi Lớp Nencho (trẻ 5 tuổi) 4 tuổi Lớp Nenchu (trẻ 4 tuổi) 3 tuổi Lớp Nensho (trẻ 3 tuổi) 2 tuổi Lớp trẻ 2 tuổi 1 tuổi Lớp trẻ 1 tuổi 0 tuổi Lớp trẻ 0 tuổi 2. Sự khác biệt giữa nhà trẻ và mẫu giáo Chỉ có nhà trẻ mới có thể nhận giữ trẻ dưới 3 tuổi Có rất nhiều điểm khác nhau giữa trường mẫu giáo và nhà trẻ ở Nhật Bản. Mình sẽ tóm tắt thông tin ở bảng bên dưới như sau: Nhóm tuổi đối tượng Các bé từ 0 đến 6 tuổi (trước tuổi đi học tiểu học) có thể đi nhà trẻ, nhưng chỉ có các bé từ 3 tuổi trở lên mới được đi học ở trường mẫu giáo. Các kỳ nghỉ dài Các trường mẫu giáo ở Nhật có nghỉ hè, nghỉ đông và nghỉ xuân nữa. Trong thời gian đó trường không nhận giữ trẻ, nhưng nhà trẻ thì nhận giữ trẻ quanh năm. Thời gian giữ trẻ Trường mẫu giáo hầu hết nhận giữ trẻ từ 9 giờ đến 14 giờ, nếu thời gian có kéo dài thì cũng chỉ là từ 8 giờ đến 17 giờ. Nhưng ở nhà trẻ, đa phần các trường nhận giữ bé từ 7 giờ đến 19 giờ. Vì cả hai vợ chồng mình đều phải đi làm, ông bà cả hai bên đều không ở gần, vì vậy bọn mình không còn cách nào khác là gửi con trai lớn vào nhà trẻ. Tuy nhiên năm ngoái do mình mang thai và nghỉ sinh bé thứ hai, đồng thời chuyển nhà nên hiện mình gửi con trai lớn ở trường mẫu giáo. 3. Cách chọn nhà trẻ của mình Con trai lớn (khi bé 1 tuổi) Mình thực sự bắt đầu công việc chuẩn bị hồ sơ để nộp đăng ký đi nhà trẻ cho con trai đầu (sinh năm 2016) là vào mùa hè năm 2017. Trong tiết trời nóng như đổ lửa, mình vẫn nhớ như in cảm giác vừa bế con vừa đi đến uỷ ban quận rồi tham quan nhà trẻ để lo đầy đủ tất cả các giấy tờ cần thiết. Khi lựa chọn nhà trẻ cho bé, mình đặc biệt chú trọng 4 điểm sau đây: ① Nhà trẻ được chứng nhận (Mình nghĩ sẽ an toàn hơn nếu trường đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc gia) ② Vị trí gần nhà (Vì công ty xa nhà nên mình muốn thời gian đưa đón bé càng ngắn càng tốt) ③ Giáo viên tốt nhiệt tình, đặc biệt chú trọng việc có nhiều thầy cô có kinh nghiệm lâu năm với trẻ nhỏ. ④ Có sân vườn với diện tích vừa đủ (để trẻ thoải mái vận động) Để xác định gần nhà mình có các nhà trẻ như thế nào cách đơn giản nhất là tải bản đồ nhà trẻ từ trên trang chủ của uỷ ban quận các bạn nhé. Đồng thời mình tải luôn danh sách ghi số lượng tuyển sinh của các trường để khoanh vùng tìm nhà trẻ phù hợp. Sau khi đọc cẩn thận và kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin, mình đã chọn ra được 7 trường đáp ứng nhu cầu của mình và lên lịch trình tham quan. 4. Tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp hồ sơ! Trước hết, hãy tập hợp thông tin ở uỷ ban quận và trên trang chủ! Để vào nhà trẻ ở Nhật ai cũng nói là không dễ dàng chút nào. Thế nên trong đơn đăng ký, bạn hãy viết tất cả tên các nhà trẻ mà bạn nghĩ có thể gửi bé vào được theo thứ tự nguyện vọng từ cao xuống thấp nhé. Tuy vậy vì tỷ lệ cạnh tranh cao nên thường thì khả năng được chọn của nguyện vọng một là thấp và thậm chí việc bạn không trúng nguyện vọng nào cũng không có gì là lạ cả. Vậy nên cách tốt nhất là ta phải chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh sai sót và tăng khả năng đỗ cho bé nhé. Đầu tiên, mình đã đến uỷ ban quận hỏi nhân viên tư vấn tuyển sinh nhà trẻ thời hạn nộp hồ sơ và các lưu ý và nhận đơn đăng ký. Bạn cũng có thể kiểm tra thời hạn đăng ký trên trang web hoặc qua điện thoại nhé. Mình đã thất bại trong lần “ra quân đầu tiên”...! Con trai đầu của mình sinh cuối năm 2016 (sau tháng 4 là lúc niên học bên Nhật bắt đầu). Vậy nên mình đã nộp hồ sơ xét tuyển vào tháng 11 năm 2016 để bé có thể đi nhà trẻ vào tháng 4 năm 2017, nhưng đáng tiếc là bé không được chọn. Năm 2017, một lần nữa mình nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển giữa kỳ nhưng lại không đỗ cũng cùng lý do là không còn chỉ tiêu trống cho bé. Vào tháng 11 năm 2017 mình đã nộp hồ sơ lần 3 và cuối cùng cũng đỗ nên con trai lớn của mình bắt đầu đi nhà trẻ từ tháng 4 năm 2018. Mình không có ấn tượng là xin vào nhà trẻ ở Việt Nam khó nên khi trượt hết lần này đến lần khác ở bên này thì mình đã rất bất ngờ. Xin nhà trẻ Nhật mệt thật chứ đùa đâu! Các bố mẹ cũng cần chú ý tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp đơn nhé. Một người bạn Việt Nam của mình đã gặp phải tình cảnh dở khóc dở cười là tuy chỉ nộp hồ sơ muộn có một ngày thôi nhưng đã không được ủy ban quận chấp nhận. Ngay cả khi bé nhà bạn đủ điều kiện nhập học thì cũng sẽ không thể đỗ nếu bạn trễ thời hạn, vì vậy các bố mẹ hãy cẩn thận điểm này nhé! 5. Tham quan nhà trẻ sớm Hãy đến tham quan nhà trẻ trước khi nộp đơn nhé. Nhà trẻ là nơi đầu tiên bé sinh hoạt cộng đồng và là nơi các bạn nhỏ trải qua tương đối thời gian trong 5 năm đầu đời nên mình thực sự rất lưu ý vấn đề này. Thêm một điều nữa là trong đơn đăng ký có cột điền tên nhà trẻ từ nguyện vọng 1 đến nguyện vọng 5 nên mình quyết định dành thời gian tham quan nhà trẻ cũng là để xác định thứ tự trên dưới này cho dễ nữa. Mình đã gọi điện đến từng nhà trẻ và đặt lịch hẹn, sau đó đến thăm 7 nhà trẻ trong chỉ 2 tuần. Khi đến nơi và trực tiếp tham quan các nhà trẻ, mình phát hiện ra rất nhiều điều mà mình không thể biết được nếu chỉ đọc thông tin trên bản đồ hay trang web của nhà trẻ. Ví dụ, có nhà trẻ mặc dù nhìn trên bản đồ thì thấy rất gần nhưng thực tế khi đi thử đến đó thì đoạn đường lại có rất nhiều dốc và phải dừng nhiều vì đèn tín hiệu giao thông nên rốt cuộc có thể lại tốn rất nhiều thời gian cho việc đưa đón con. Ngoài ra, có nhà trẻ mặc dù ban đầu mình không thích lắm vì có vẻ xa nhà nhưng khi đến tận nơi thì mới biết là trường mới và các giáo viên rất tận tình và tất nhiên, ngược lại cũng có nơi gần nhà nhưng cơ sở thiết bị đã cũ lại không có sân vườn nữa. Có rất nhiều điểm mà chỉ sau khi tham quan thực tế bạn mới có thể nhận ra Ngoài ra còn là vấn đề về sở thích nữa. Ví dụ đơn giản là mình thì mình nghĩ là một nhà trẻ có nhiều cây xanh thì tốt quá rồi, nhưng có một cô bạn người Nhật của mình lại chia sẻ rằng: “Nhà trẻ mà có nhiều cây xanh bao quá thì chắc sẽ có nhiều muỗi và côn trùng lắm nên mình không thích lắm đâu!”. Đó là lý do tại sao tốt nhất bạn nên xác định rõ tiêu chuẩn của riêng mình và trực tiếp tham quan trường để xác nhận trước khi ghi nguyện vọng chứ không nên cứ nghe bảo tốt là xin vào. Bạn bận thì không còn cách nào chứ nếu có đôi chút thời gian thì mình khuyên các bạn hãy đến tham quan trường vì thực sự rất hữu ích đó. 6. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký Các hồ sơ đăng ký xét tuyển có thể hơi khác nhau tùy thuộc vào khu vực bạn sinh sống, nhưng nếu bạn sống ở quận Arakawa-ku, Tokyo thì các tài liệu sau đây là bắt buộc. ① Đơn đăng ký nhập học ② Đơn xin hỗ trợ (trợ cấp) ③ Giấy xác nhận các mục quan trọng / Giấy đồng ý ④ Giấy thông báo về tình trạng sức khoẻ của trẻ ⑤ Giấy chứng nhận việc làm * Của cả hai vợ chồng ⑥ Giấy xác nhận tổng thu nhập và số thuế phải đóng của năm gần đây nhất * Của cả hai vợ chồng Mình đã xin giấy ở mục ⑤ từ công ty qua bưu điện và mục ⑥ trực tiếp tại uỷ ban quận. 7. Bí quyết là biết số điểm mình có Kiểm tra các tiêu chí xét tuyển trên trang chủ của uỷ ban quận Ở Nhật Bản, quá trình chuẩn bị cho một đứa trẻ đi học mẫu giáo được gọi là “hoạt động tìm nhà trẻ” (tiếng Nhật đọc là “hokatsu”). Bí quyết hokatsu của mình là phải biết điểm số (chỉ số dùng để xét vào trường) của mình đang có là bao nhiêu. Mình đã tính số điểm mình theo các bước như sau: ◆ Cách kiểm tra điểm số ・ Mình đã kiểm tra các tiêu chí xét tuyển trên trang chủ của uỷ ban quận và tự thử tính điểm cho mình. Tuy nhiên có một vài điểm mình đọc mà vẫn không hiều nên mình đã gọi điện hỏi nhân viên phụ trách tuyển sinh ở uỷ ban quận. Các chuyên viên rất nhiệt tình giúp mình giải đáp mọi thắc mắc nên mình đã xác định tương đối chính xác số điểm của mình trước khi nộp hồ sơ. ・ Thêm nữa là khi đến tham quan thực tế các nhà trẻ, mình đã “khéo” hỏi mức điểm chuẩn để đỗ để xác định xem bé nhà mình có thể vào nhà trẻ với số điểm của mình đang có hay không. Dựa vào đấy để mình cân nhắc khi ghi thứ tự nguyện vọng. Tuy nhiên, một số nhà trẻ có thể không tiết lộ thông tin này nên mình có thu thập thông tin từ các mẹ bỉm trong cùng khu mình sống để có căn cứ phán đoán thêm đấy. ◆ Cách viết đơn đăng ký Trong đơn đăng ký chỉ có 5 dòng để ghi nguyện vọng, nhưng mình đã mạnh dạn viết tên của tất cả các nhà trẻ mà mình mong bé có thể vào được. Thêm vào đó, mình đã viết thêm mong muốn của mình vào rìa đơn đăng ký với nội dung là: “Mong quận xem xét vì đây là cơ hội cuối cùng để tôi có thể quay trở lại làm việc. Bất kỳ trường mẫu giáo nào trong số 7 nguyện vọng của tôi ghi ở trên nếu được chọn tôi cũng xin chấp nhận hết”. Thay vì chỉ đơn giản là yêu cầu giúp đỡ “Hãy cho con tôi vào học” thì sẽ hữu ích hơn nếu bạn viết ra các nội dung một cách cụ thể, chẳng hạn như “Tôi không thể kéo dài thời gian nghỉ chăm sóc bé” hoặc “Ông bà bị bệnh nên tôi không có ai để nhờ trông con hộ được”. Thật may mắn là sau nhiều lần đăng kí không được thì cuối cùng con trai lớn của mình đã vào được trường mẫu giáo mà là nguyện vọng một luôn các bạn ạ. 8. Lời kết Mình và con trai đầu Trong bài viết này, mình đã giới thiệu đến các bạn về một số điểm khác biệt giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam, khác biệt giữa nhà trẻ và trường mẫu giáo của Nhật và những bước chuẩn bị căn bản để đăng kí vào nhà trẻ Nhật dựa trên kinh nghiệm của mình. Có thể là nửa đùa nửa thật thôi nhưng người Nhật có câu nói ví von là “để đỗ vào nhà trẻ ở Nhật Bản khó ngang như thi đại học” các bạn ạ. Cũng chính vì vào nhà trẻ khó nên bản thân mình từng chứng kiến nhiều gia đình bạn bè thậm chí đã phải chuyển nhà chỉ để được trúng nhà trẻ. Hơn nữa, đối với những người nước ngoài như tụi mình lại có thêm rào cản về ngôn ngữ nữa nên việc chọn và đỗ vào nhà trẻ lại càng vất vả hơn nhiều lần. Vì vậy mình viết bài này với mong muốn sẽ giúp ích phần nào cho các phụ huynh dễ dàng hơn trong quá trình tìm hiểu về việc vào nhà trẻ ở Nhật, làm sao để mình chuẩn bị cho hành trang đầu đời của bé thật suôn sẻ nhé. Việc nuôi dạy con cái rồi tìm nhà trẻ ở Nhật quả thật không đơn giản, nhưng mình mong các bạn hãy vững tin. Nghĩ một cách tích cực đi thì mọi vất vả sau này nhìn lại có khi lại thành chuyện vui để kể cũng nên. Vậy ngại gì đâu, chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm để cùng đạt mục tiêu nhé! Tác giả Nguyễn Thùy Nhung Sinh năm 1986 tại Hà Nội. Năm 2004-2009: Khoa Đông phương học, Đại học Quốc gia Hà Nội (Du học 1 năm tại Đại học Tokyo). Năm 2009-2011: Du học tại Khoa Du lịch, Đại học Rikkyo bằng học bổng của Bộ Giáo dục Nhật Bản. Năm 2011: Làm việc tại công ty sản xuất máy móc công nghiệp của Nhật Bản. Kết hôn năm 2012, sinh con trai lớn năm 2016, sinh con trai thứ hai năm 2021. Vừa đi làm vừa chăm con.

Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư

[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]

  • 20 địa điểm ngắm lá đỏ nổi tiếng được độc giả bình chọn〈Miền Đông Nhật Bản〉

    Bạn đã nghe tới cụm từ “Momiji-zensen” bao giờ chưa? Vào mùa xuân, chúng ta có cụm từ “Sakura-zensen”, với ý nghĩa đề cập đến sự nở rộ của hoa anh đào trên khắp Nhật Bản vào cùng một thời điểm. Tương tự như vậy, khi mùa thu tới, khi những cây phong đổi màu cùng một lúc sẽ được gọi là "momiji-zensen". Khí hậu trở nên lạnh dần hơn từ Bắc xuống Nam vào mùa thu, do đó, những tán lá cũng đổi màu từ phía bắc xuống phía nam. Khi những chiếc lá trên cây chuyển sang màu đỏ và vàng, các thung lũng, núi, công viên, đền thờ và những ngôi chùa cổ kính sẽ là những điểm đến tuyệt vời để thưởng thức mùa thu Nhật Bản. Trong bài viết này, một nhà báo sống lâu năm ở Tokyo đã chọn lọc và sẽ giới thiệu 12 địa điểm ngắm lá đỏ nổi tiếng ở vùng Kanto, 8 địa điểm nổi bật ở các vùng lân cận. 12 địa điểm nổi tiếng vùng Kanto 花貫渓谷(Thung lũng Hananuki - Tỉnh Ibaraki) ・Chiêm ngưỡng quang cảnh hữu tình từ Cầu treo Shiomidaki, cây cầu treo dài 60m bắc qua thung lũng. ・Bạn cũng có thể khám phá, tận hưởng thung lũng lá mùa thu khi đi dạo qua các đường mòn. ▶︎︎Nakatogawa・Ono, thành phố Takahagi, tỉnh Ibaraki ▶︎Từ ga JR Takahagi, di chuyển bằng Shuttle Bus khoảng 25 phút đến Bãi đỗ xe Hananuki (Có phí) ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): Đầu tháng 11 đến giữa tháng 11 ※Thời gian chiếu sáng năm 2022: từ 12 tháng 11 đến 27 tháng 11 ▶︎Miễn phí ▶︎Trang web chính thức 本土寺(Chùa Hondo - Tỉnh Chiba) ・Mùa thu tới, có khoảng hơn 1.000 cây phong được nhuộm một màu đỏ tươi trong khuôn viên. Sự kết hợp giữa kiến trúc của ngôi chùa năm tầng và những chiếc lá mùa thu tạo nên một khung cảnh thật yên bình, trang nhã. ・Ngoài ra còn chiếu sáng (light up) vào ban đêm ▶︎63 Hiraga, thành phố Matsudo, tỉnh Chiba ▶︎Từ ga JR Kitakogane, đi bộ 750m ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): Từ giữa tháng 11 đến đầu tháng 12 ▶︎Giá vé:Học sinh Trung học cơ sở trở lên: 500 yên, học sinh tiểu học: miễn phí ▶︎Trang web chính thức 国営武蔵丘陵森林公園 (Công viên quốc gia Musashi Kyuryo - Tỉnh Saitama) ・Kaeda-en (Vườn phong) là địa điểm chính để ngắm lá đỏ. Nơi đây tập trung khoảng hơn 500 cây phong. ・Tại sự kiện “Momij-mi Night” trong mùa lá rụng, nghệ thuật chiếu sáng cũng sẽ được tổ chức. Dọc đường đi , hàng trăm chiếc đèn lồng giấy được thắp sáng, sắp đặt một cách nghệ thuật. ▶︎1920 Yamada, thị trấn Namegawa, tỉnh Saitama ▶︎Cách di chuyển: Khoảng 10 phút đi xe buýt từ tuyến Tobu ga Shinrin Koen, xuống tại "Shinrin Koen Nishiguchi" ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm):Giữa tháng 11 đến cuối tháng 11 ※Sự kiện “Momij-mi Night” 2022:từ 12 tháng 11 đến 27 tháng 11 ▶︎Vé vào cửa:Học sinh Trung học phổ thông trở lên: 450 yên, học sinh Trung học cơ sở trở xuống: miễn phí ▶︎Trang web chính thức 長瀞(Nagatoro - Tỉnh Saitama) ・Bạn có thể chiêm ngưỡng những chiếc lá mùa thu tuyệt đẹp như cây phong, cây sồi, v.v. dọc theo sông Arakawa. ・Công viên Tsukinoishi Momiji có rất nhiều cây phong và được chiếu sáng vào ban đêm. ▶︎Nagatoro-cho, tỉnh Saitama ▶︎Khu Iwadatami, sông Arakawa: cách Chichibu Railway ga Nagatoro 350m ▶︎Công viên Tsukinoishi Momiji: cách Chichibu Railway ga Kaminagatoro 500m ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): đầu tháng 11 đến cuối tháng 11 ※Lịch chiếu sáng tại Công viên Tsukinoishi Momiji năm 2022: từ ngày 11 đến ngày 27 tháng 11 ▶︎Sự kiện chiếu sáng tại Công viên Tsukinoishi Momiji: 200 yên cho học sinh trung học cơ sở trở lên, học sinh tiểu học trở xuống miễn phí ▶︎Trang web chính thức 六義園(Vườn Rikugi-en – Tokyo) ・Một khu vườn theo kiểu Nhật Bản đại diện cho Tokyo, được trang trí bởi nhiều cây phong và cây bạch quả. ・Vị trí thuận tiện ở trung tâm thành phố ▶︎6-16-3 Honkomagome, quận Bunkyo, Tokyo ▶︎Từ tuyến JR hoặc Tokyo Metro, ga Komagome đi bộ khoảng 400m ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): cuối tháng 11 đến đầu tháng 12 ※Thời gian chiếu sáng 2022: từ 23 tháng 11 đến 4 tháng 12 ▶︎Vé vào cửa: học sinh THPT trở lên: 300 yên; học sinh cấp 2 sống và học tại Tokyo, học sinh tiểu học: miễn phí ▶︎Vé vào cửa đặc biệt vào ban đêm trong thời gian chiếu sáng là 1,000 yên cho học sinh trung học cơ sở trở lên và miễn phí cho học sinh tiểu học trở xuống.(Chỉ nhận thanh toán trước qua website) ▶︎Trang web chính thức 国営昭和記念公園 (Công viên Kokuei Showa Kinen – Tokyo) ・Công viên có con đường với 2 hàng cây gồm 200m (khoảng 106 cây) và 300m (khoảng 98 cây) cây bạch quả cổ thụ vàng rực khi thu về. ・Ngoài nổi tiếng với lá vàng của icho, mùa thu tại Showakinen còn đỏ rực với khoảng 300 cây phong lá đỏ ở khu vườn Nhật. ▶︎Akishima-shi, Tachikawa, Tokyo ▶︎Đi bộ từ ga JR Nishitachikawa ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): đầu tháng 11 đến cuối tháng 11 ▶︎Vé vào cửa:Học sinh Trung học phổ thông trở lên: 450 yên, học sinh Trung học cơ sở trở xuống: miễn phí ▶︎Trang web chính thức 明治神宮外苑 (Meiji-jingu Gaien – Tokyo) ・146 cây bạch quả dọc theo hai bên đường. ・Địa điểm nằm ở trung tâm thành phố, đi lại rất thuận tiện. ▶︎1-1 Kasumigaoka-mach, quận Shinjuku, Tokyo ▶︎Tàu điện ngầm Tokyo metro, ga Gaien-mae hoặc ga Aoyama-Icchome đi bộ khoảng 200~250m ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): giữa tháng 11 đến đầu tháng 12 ▶︎Miễn phí ▶︎Trang web chính thức 高尾山(Núi Takao – Tokyo) ・Chiêm ngưỡng vẻ đẹp con đường tạo bởi lá mùa thu dọc theo cáp treo từ ga Kiyotaki dưới chân núi đến ga Takaosan (cao 472m so với mực nước biển). ▶︎Thành phố Hachioji, Tokyo ▶︎Từ tuyến Keio, ga Takaosanguchi đến nơi lên cáp treo khoảng 350m ▶︎Thời điểm đẹp nhất để ngắm lá đỏ (Hằng năm): giữa tháng 11 đến đầu tháng 12 ▶︎Miễn phí ▶︎Trang web tham khảo 大山寺(Chùa Ooyama – Tỉnh Kanagawa) ・Những cây phong nhuộm đỏ bao phủ các bậc thang dẫn lên lối đi và những dãy đèn đá. ▶︎724 Oyama, thành phố Isehara, tỉnh Kanagawa ▶︎Khoảng 25 phút đi xe buýt từ lối ra phía bắc của tuyến Odakyu ga Isehara, xuống tại "Daisen Cable", chuyển sang cáp và xuống tại điểm dừng "Daisenji", đi bộ 200m ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): giữa tháng 11 đến cuối tháng 11 ※Sự kiện chiếu sáng 2022: từ 19 tháng 11 đến 27 tháng 11 ▶︎Vào cửa miễn phí ▶︎Trang web chính thức 三渓園(Vườn Sankei-en – Tỉnh Kanagawa) ・Khu vườn được mở bởi doanh nhân Tomitaro Hara (bút danh: Sankei). Trong khu vườn rộng 17.5 ha, có nhiều công trình kiến trúc lịch sử, và được trồng rất nhiều cây bạch quả, cây phong. ▶︎58-1 Sannotani, Honmoku, quận Naka, thành phố Yokohama ▶︎Từ JR Negishi, bắt xe buýt thành phố (58, 99, 101) và xuống tại "Honmoku", sau đó đi bộ 10 phút. Ngoài ra, bắt Burari Sankeien Bus từ JR Sakuragicho (chỉ chạy vào các ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ) và xuống tại “Sankeien”. Từ ga Yokohama cũng có xe bus ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): giữa tháng 11 đến giữa tháng 12 ▶︎Giá vé: học sinh THPT trở lên: 700 yên, học sinh tiểu học, THCS: 200 yên ※Có thể thanh toán bằng ví điện tử ▶︎Trang web chính thức いろは坂 (Iroha-zaka – Tỉnh Tochigi) ・Con đường ngắm cảnh tuyệt đẹp nối liền thành phố Nikko và hồ Chuzenji. Có đường Irohazaka đầu tiên đi xuống và đường Irohazaka thứ hai đi lên. Thông thường, sẽ mất khoảng 20 phút để leo bộ, nhưng trong mùa lá đỏ có thể mất từ 2 đến 3 giờ do tắc đường. ・Từ đài quan sát Akechidaira trên dốc Irohazaka thứ hai, bạn có thể nhìn thấy những ngọn núi đầy màu sắc, Hồ Chuzenji và Thác Kegon. Phong cảnh nhìn từ Đài quan sát Akechidaira ▶︎Nikko-shi, Tỉnh Tochigi ▶︎"Irohazaka" là đường lái xe ▶︎Đài quan sát Akechidaira: Khoảng 40 phút đi xe buýt từ JR Nikko hoặc tuyến Tobu ga Nikko, xuống tại bến xe buýt "Akechidaira", đi cáp treo khoảng 3 phút đến đài quan sát ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 10 ▶︎Đi qua Irohazaka miễn phí ▶︎Trang web chính thức 伊香保温泉 ( Suối nước nóng Ikaho – Tỉnh Gunma) ・Khu vực xung quanh Cầu Kajika được bao bọc bởi khung cảnh thiên nhiên. Những cây phong, cây sồi răng cưa và cây sơn thù du đồng loạt đổi màu. Khu vực này cũng được chiếu sáng vào ban đêm trong mùa lá rụng. ▶︎590 Ikaho, Thị trấn Ikaho, thành phố Shibukawa, tỉnh Gunma ▶︎Khoảng 25 phút đi xe buýt từ JR Shibukawa ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): đầu tháng 11 đến giữa tháng 11 ▶︎Miễn phí ▶︎Trang web chính thức 8 điạ điểm nổi tiếng quanh vùng Kanto Dưới đây, tác giả sẽ giới thiệu 8 địa điểm chọn lọc về lá mùa thu nổi tiếng quanh vùng Kanto. 昇仙峡(Shosenkyo – Tỉnh Yamanashi) ・Hẻm núi kéo dài khoảng 5 km, cùng với sự khác biệt về độ cao, thời gian thay đổi màu lá cũng khác nhau, nhờ vậy bạn có thể tận hưởng những tán lá mùa thu trong hơn một tháng. ▶︎Thị trấn Igari, thành phố Kofu, tỉnh Yamanashi ▶︎Khoảng 30 phút đi xe buýt từ JR Kofu, xuống tại Shosenkyoguchi ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 11 ▶︎Trang web chính thức 修善寺虹の郷(Shuzenji Niji-no-Sato – Tỉnh Shizuoka) ・Khoảng 2,000 cây thay màu sắc vào mùa thu. Vào ban đêm khi chiếu sáng, những tán lá mùa thu phản chiếu trong ao thực sự là một tuyệt tác! ▶︎4279-3 Shuzenji, thành phố Izu, tỉnh Shizuoka ▶︎Khoảng 20 phút đi xe buýt Tokai (đi Niji no Sato) từ lối ra phía nam của ga Shuzenji trên tuyến Đường sắt Izuhakone, xuống tại "Niji no Sato" ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): giữa tháng 11 đến giữa tháng 12 ▶︎Vé vào cổng: học sinh THCS trở lên: 1220 yên, học sinh tiểu học và trẻ em từ 4 tuổi: 610 yên ▶︎Trang web chính thức 鎌池(Hồ Kama – Tỉnh Nagano) ・Một hồ nước bí ẩn được bao quanh bởi một khu rừng sồi. Đi dọc con đường dài khoảng 2 km bao quanh hồ, khung cảnh cây cối màu sắc và bầu trời phản chiếu trên mặt nước đẹp đến nghẹt thở. ▶︎Làng Otari, tỉnh Nagano ▶︎Khoảng 40 phút đi xe buýt từ JR Minami Otari, xuống tại "Amakazari Kogen", đi bộ khoảng 3,5 km ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): khoảng giữa tháng 10 ▶︎Miễn phí ▶︎Trang web tham khảo 仙人池(Hồ Sennin - Tỉnh Nagano) ・Một hồ nước (chu vi khoảng 500m) không thông ra sông, nằm ở độ cao 1340m. ・Bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp lá mùa thu và núi xung quanh hồ được phản chiếu trên mặt nước như một tấm gương. ▶︎Cao nguyên Sasagamine Suginosawa, thành phố Myoko, tỉnh Nagano ▶︎Từ tuyến Echigo Tokimeki/ tuyến Shinano ga "Myoko Kogen", bắt "xe buýt đi thẳng Sasagamine" trong 35 phút và xuống tại "Senninike". Lưu ý xe buýt trực tiếp đến Sasagamine chỉ chạy từ đầu tháng Bảy đến cuối tháng Mười. ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 ▶︎Miễn phí ▶︎Trang web tham khảo 弥彦公園 (Công viên Yahiko – Tỉnh Niigata) ・Những tán lá đỏ tươi nhìn từ cây cầu màu đỏ son. ・Ngoài ra còn có đèn chiếu sáng vào buổi tối. ▶︎Làng Yahiko, tỉnh Niigata ▶︎Đi bộ một chút từ ga JR Yahiko ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): cuối tháng 10 tới giữa tháng 11 ▶︎Miễn phí ▶︎Trang web chính thức 鳴子峡(Thung lũng Naruko – Tỉnh Miyagi) ・Đây là một thung lũng với những vách đá cao khoảng 100m và kéo dài vài km. Vào mùa thu, cây cối xung quanh dần chuyển sang màu đỏ. ・Bạn có thể tận hưởng khung cảnh lá mùa thu quanh hẻm núi khi đi bộ dọc theo lối đi bộ dài 2,2 km. ▶︎Naruko Onsen, thành phố Osaki, tỉnh Miyagi ▶︎Đi bộ khoảng 3km từ ga JR Nakayamadaira Onsen đến Narukokyo Rest House ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): giữa tháng 10 đến giữa tháng 11 ▶︎Miễn phí ▶︎Trang web chính thức 中尊寺(Chùa Chuson – Tỉnh Iwate) ・Đây là một địa điểm rất nổi tiếng đã được đăng ký là Di sản Thế giới. Vào mùa thu, lối đi đến đền thờ (Tsukimi-zaka) và những cây phong xung quanh hồ có màu sắc tuyệt đẹp. ▶︎202 Hiraizumi Koromonoseki, thị trấn Hiraizumi, tỉnh Iwate ▶︎1,5 km đi bộ từ ga JR Hiraizumi. Ngoài ra, từ Ga Hiraizumi, bạn có thể đi xe buýt khoảng 10 phút xuống tại Chusonji và đi bộ 1 phút. ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): cuối tháng 10 tới giữa tháng 11 ▶︎Miễn phí ▶︎Trang web chính thức 奥入瀬渓流(Suối Oirase – Tỉnh Aomori) ・Một trong ba con suối đẹp nhất Nhật Bản ・Suối Oirase chảy từ Hồ Towada được bao phủ bởi những tán cây đầy màu sắc. Tùy thuộc vào vị trí, sẽ có những khoảng suối chảy êm đềm. Khi đi bộ quanh dòng suối, tại đây âm thanh của suối, cảnh nước và lá mùa thu tuyệt đẹp,.. chắc chắn sẽ lay động năm giác quan của bạn. ▶︎︎Okuse, thành phố Towada, tỉnh Aomori ▶︎︎Khu Yakeyama: Khoảng 140 phút đi xe bus từ JR Aomori đến bến xe Yakeyama, khoảng 90 phút từ JR Hachinohe. Sau khi xuống xe, đi bộ một vài phút. ▶︎Khu Nenokuchi: Khoảng 170 phút đi bus từ ga JR Aomori, khoảng 120 phút từ JR Hachinohe đến bến xe buýt Nenokuchi. Sau khi xuống xe, đi bộ một vài phút. ▶︎︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): từ giữa tháng 10 tới đầu tháng 11 ▶︎︎Miễn phí ▶︎Trang web chính thức

    15/11/2022

  • 20 địa điểm ngắm lá đỏ nổi tiếng được độc giả bình chọn〈Phía Tây Nhật Bản〉| Kokoro

    Dưới đây là 20 địa điểm ngắm lá thu nổi tiếng ở phía Tây Nhật Bản (trong bài viết này là phía Tây tỉnh Aichi) được một phóng viên Nhật Bản đã chọn lọc và giới thiệu. Các địa điểm này được lựa chọn cẩn thận, chắt lọc từ những địa điểm nổi tiếng trên Instagram, những điểm được người Nhật rất ưa chuộng, những điểm được các chuyên gia du lịch lựa chọn, và những địa điểm muốn người nước ngoài biết đến. Các bạn hãy tham khảo cho chuyến du lịch mùa thu sắp tới nhé. Khu vực Tokai Tại khu vực Tokai, chúng tôi sẽ giới thiệu 2 địa điểm tại tỉnh Aichi. 香嵐渓 (Korankei - Tỉnh Aichi) ・ Đây là một địa điểm nổi tiếng để ngắm lá đỏ đại diện cho khu vực Tokai. Vào tháng 11, khi khoảng 4,000 cây xanh được thay màu, tại đây còn có sự kiện chiếu sáng (light up) vào ban đêm. ・ Không thể bỏ qua khung cảnh tuyệt đẹp từ trên cầu và những tán lá mùa thu phản chiếu trên mặt sông. ・ Bạn cũng có thể tận hưởng khung cảnh tại thị trấn cổ gần đó. ▶︎ Iimori, Asuke-cho, Thành phố Toyoda, tỉnh Aichi ▶︎ Từ Ga Meitetsu Toyotashi hoặc Ga Meitetsu Higashi-Okazaki, đổi sang Xe buýt Meitetsu và xuống tại điểm dừng Korankei. Hoặc, từ Ga Meitetsu Josui, chuyển sang Xe buýt Toyota Oiden và xuống tại trạm Korankei. ▶︎ Thời điểm thích hợp (Hằng năm): Giữa tháng 11 đến cuối tháng 11 ▶︎ Miễn phí ▶︎ Trang web tham khảo 白鳥庭園 (Vườn Shirotori - Tỉnh Aichi) ・ Là khu vườn kiểu Nhật Bản lớn nhất tại Nagoya, nơi đây bạn có thể thưởng thức khoảng 1,500 loài cây lá đỏ như cây phong và cây đỗ quyên. ・ Ngoài ra còn có chiếu sáng (light up) vào ban đêm. ▶︎ 2-5Nishimachi, quận Atsuta, Thành phố Nagoya ▶︎ Từ Lối ra số 4 của Ga Tàu điện ngầm Jingu-nishi, đi bộ khoảng 750m. Ngoài ra, bắt xe buýt (số 25) từ ga JR Kanayama và xuống ở Shiratoribashi, đi bộ khoảng 350m. ▶︎ Thời điểm thích hợp (Hằng năm): Giữa tháng 11 đến cuối tháng 11 ▶︎ Vé vào cửa: Người lớn 300 yên, Từ cấp 2 trở xuống: miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Khu vực Kansai Tại khu vực Kansai, chúng tôi sẽ giới thiệu 10 địa điểm nổi tiếng về lá đỏ mùa thu, chủ yếu ở Kyoto. Đây là một số địa điểm nổi tiếng mà tác giả đã chọn lọc dựa trên kinh nghiệm của một nhà báo yêu thích du lịch. メタセコイア並木 (Metasekoia Namiki - Tỉnh Saga) ・ Con đường tuyệt đẹp với khoảng hơn 500 cây thông (Metasekoia) nối tiếp nhau. ・ Con đường Metasekoia Namiki là một địa điểm chụp ảnh rất nổi tiếng trên Instagram! ▶︎ Hiroguchi, Makino-cho, Thành phố Takashima, Tỉnh Saga ▶︎ Khoảng 6 phút đi xe buýt từ ga JR Makino, xuống tại Makino Pick Land ▶︎ Thời điểm thích hợp (Hằng năm): Cuối tháng 11 đến đầu tháng 12 ▶︎ Miễn phí ▶︎ Trang web tham khảo 嵐山 (Arashiyama – Kyoto) Nguồn: Báo Mainichi ・ Một địa điểm ngắm lá đỏ mùa thu nổi tiếng ở Kyoto. Bạn có thể nhìn thấy những ngọn núi đầy màu sắc từ một cây cầu hoặc từ một chiếc thuyền. ・ Hãy bắt đầu chuyến tham quan từ biểu tượng của khu vực Arashiyama, “Cầu Togetsukyo". ・ Tại đây còn có một con đường đi bộ nằm yên tĩnh trong rừng tre lớn và tàu Torokko. ▶︎ Cầu Togetsukyo: 1-5 Susukinobabacho, Saga Tenryuji, Quận Ukyo, Kyoto ▶︎ Cách đi Đến Cầu Togetsukyo: Từ Keifuku Densha, ga Arashiyama đi bộ 190m, Từ Hankyu Arashiyama đi khoảng 700m. Từ JR Arashiyama đi bộ khoảng 850m. ▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm lá đỏ (Hằng năm): Cuối tháng 11 đến đầu tháng 12. Lễ hội lá đỏ Arashiyama được tổ chức vào 13 tháng 11 năm 2022 ▶︎ Miễn phí ▶︎ Trang web tham khảo 圓光寺 (Enkoji – Kyoto) ・ Đây là một địa điểm ngắm lá đỏ nổi tiếng. Ngôi chùa nằm khuất dưới chân núi, khuôn viên rộng và có nhiều cây cối. ・ Lá mùa thu trong khu vườn rất đẹp, thảm lá rụng cũng rất tuyệt vời. Nguồn: Báo Mainichi ▶︎ 13 Otarimachi, Ichijoji, Quận Sakyo, Kyoto ▶︎ Từ ga JR Kyoto, khoảng 50 phút đi xe buýt thành phố Kyoto (số 5), xuống tại trạm Ichijoji Sagarimatsu, đi bộ khoảng 700m. ▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm lá đỏ (Hàng năm): Giữa tháng 11 đến đầu tháng 12 ▶︎ Trang web chính thức (Tiếng Anh, Tiếng Nhật) ▶︎ Giá vé vào mùa lá đỏ (12 tháng 11 đến 4 tháng 12 năm 2022) (Chỉ nhận đặt trước): Người lớn: 1000 yên, Tiểu học, Trung học, Cấp 3: 500 yên →Link đặt trước (Tiếng Anh, Tiếng Nhật) 高台寺 (Kodaiji – Kyoto) ・ Là địa điểm ngắm lá mùa thu ở Kyoto nổi tiếng đến mức mọi người phải nói: "Khi bạn nghĩ đến những tán lá mùa thu đang bừng sáng, thì đền Kodaiji là nơi bạn nên đến!" ・ Những chiếc lá mùa thu được chiếu sáng phản chiếu trong hồ nước vào ban đêm, tạo ra khung cảnh màu sắc tuyệt vời. ▶︎ 526 Kodaiji, Shimogawaramachi, Quận Higashiyama, Kyoto ▶︎ Từ ga Kyoto, di chuyển khoảng 10 phút bằng xe buýt (số 206), xuống tại Higashiyama Yasui, đi bộ 450m. ▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm lá đỏ (Hàng năm): Giữa tháng 11 đến đầu tháng 12 ▶︎ Vé thăm quan: Người lớn: 600 yên, Học sinh cấp 2,3: 250 yên ▶︎ Trang web chính thức 永観堂 (Eikando – Kyoto) ・ Khoảng 3,000 cây phong được nhuộm đỏ khiến bạn choáng ngợp trước vẻ đẹp lộng lẫy của chúng. ・ Tận hưởng những chiếc lá mùa thu đầy màu sắc phản chiếu dưới mặt hồ. ▶︎ 48 Eikando-cho, quận Sakyo, Kyoto ▶︎ Từ ga Kyoto, đi xe buýt khoảng 30 phút, xuống tại Nanzenji Eikando, đi bộ khoảng 350m. ▶︎ Thời điểm đẹp nhất để ngắm lá mùa thu (thường niên): Giữa tháng 11 đến cuối tháng 11 ※ Thời gian chiếu sáng (light up) ban đêm năm 2022: từ ngày 5 tháng 11 đến ngày 4 tháng 12 ▶︎ Phí vào cửa trong khoảng thời gian thắp đèn: Người lớn 1000 yên, học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông 400 yên, thêm 600 yên khi vào thời điểm bắt đầu lên đèn. ▶︎ Trang web tham khảo 東福寺 (Tofukuji - Kyoto) ・ Một trong những địa điểm ngắm lá mùa thu đẳng cấp nhất Kansai. Có khoảng hơn 2000 cây phong và nhiều loại cây khác trong khuôn viên rộng 20 ha. ・ Hành lang Tsutenkyo kết nối các khuôn viên, được xây dựng ở một nơi cao. Và những chiếc lá mùa thu nhìn từ đó thật đặc biệt! ・ Khu vườn phủ đầy lá mùa thu giống như một tấm thảm thiên nhiên vậy. ▶︎ 15-778 Honmachi, Higashiyama, Kyoto ▶︎ Cách ga JR Tofukuji khoảng 450 m ▶︎ Phí vào cửa mùa lá đỏ (10/11 đến 30/11): [Khu vực Vườn] Học sinh cấp 3 trở lên: 500 yên, học sinh tiểu học và trung học cơ sở: 300 yên [Khu vực Cầu Tsutenkyo, v.v.] Học sinh cấp 3 trở lên: 1000 yên, học sinh tiểu học và trung học cơ sở: 300 yên ▶︎ Trang web chính thức 瑠璃光院 (Rurikoin – Kyoto) ・ Sự nổi tiếng của ngôi đền đã tăng lên khi các bức ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội. Vẻ đẹp của những chiếc lá mùa thu được chiếu sáng phản chiếu trên bàn của nơi giảng kinh, sẽ làm say đắm lòng bạn. ・ Những chiếc lá mùa thu (cây phong tầng) phản chiếu trên hành lang sơn mài. ・ Trong mùa lá đỏ, cần đặt trước. Trước đây, đã từng có lúc phải đợi đến hơn 4 tiếng. ▶︎ 55 Higashiyama Kamitakano, quận Sakyo, Kyoto ▶︎ Từ ga tàu điện ngầm Kokusaikaikan, vài phút đi xe buýt Kyoto (số 19), xuống trạm Yase Ekimae đi bộ khoảng 500m. Từ Hieizan Cable Yase đi bộ khoảng 500m. Cách Eizan Electric Railway Yase-Hieizanguchi khoảng 400m ▶︎ Cần đặt trước trong mùa lá đỏ (từ ngày 1 tháng 11 đến ngày 4 tháng 12 năm 2022) → Nhấp vào đây để đặt chỗ trước ▶︎ Trang web chính thức (Tiếng Anh, Tiếng Nhật) 箕面大滝 (Thác nước Minoh – Tỉnh Osaka) ・ Một trong những thác nước đẹp nhất Nhật Bản, Thác nước Minoh có chiều cao 33m. Điểm nhấn là sự kết hợp của cảnh thác nước và cây phong lá đỏ. ・ Đường đi từ ga xuống thác là đường đi dạo ven suối, có rất nhiều hàng quán. ▶︎ Công viên Minoh, Thành phố Minoh, Osaka ▶︎ Từ ga Hankyu Minoh đến Minoh Otaki khoảng 2.8km ▶︎ Thời điểm đẹp nhất để ngắm lá đỏ (hằng năm): Giữa tháng 11 đến đầu tháng 12 ※ Sự kiện chiếu sáng ban đêm năm 2022: từ ngày 12 tháng 11 đến ngày 4 tháng 12 ▶︎ Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức 談山神社 (Đền Tanzan - Tỉnh Nara) ・ Có khoảng 3.000 cây phong rực rỡ sắc màu trong khuôn viên. ・ Khung cảnh những tán lá mùa thu xung quanh ngôi chùa mười ba tầng (ảnh trên) và những tán lá mùa thu nhìn cận cảnh từ hành lang cao (ảnh dưới) thật ngoạn mục. ▶︎ 319 Tomine, Thành phố Sakurai, Tỉnh Nara ▶︎ Khoảng 25 phút đi xe buýt từ ga Kintetsu Sakurai (Lối ra phía Nam), xuống tại trạm Tanzan-Jinza, đi bộ khoảng 350m ▶︎ Thời điểm đẹp nhất để ngắm lá đỏ (hằng năm): Giữa tháng 11 đến đầu tháng 12 ▶︎ Vé vào cửa: học sinh trung học cơ sở trở lên 600 yên, học sinh tiểu học 300 yên ▶︎ Trang web chính thức 姫路城・好古園 (Kokoen, Thành Himeji - Tỉnh Hyogo) ・ Chín khu vườn nhìn ra được Lâu đài Himeji. Bạn có thể cảm nhận được vẻ đẹp truyền thống của Nhật Bản nhờ sự kết hợp của hồ nước và lá mùa thu. ・ Vào mùa lá rụng, sẽ có sự kiện thắp đèn rực rỡ vào ban đêm. ▶︎ 68 Honmachi, Thành phố Himeji, Tỉnh Hyogo ▶︎ 5 phút đi xe buýt từ ga JR Himeji (Lối ra phía Bắc), xuống tại điểm dừng “Chokaku Tokubetsushiengakkou Kokoen-mae", đi bộ khoảng 400 m ▶︎ Thời điểm đẹp nhất để ngắm lá đỏ (hằng năm): Giữa tháng 11 đến đầu tháng 12 ※ Thời gian chiếu sáng vào năm 2022 sẽ từ ngày 18 tháng 11 đến ngày 4 tháng 12. ▶︎ Vé vào cửa: Trên 18 tuổi 310 yên, Học sinh tiểu học, trung học, cấp 3: 150 yên ▶︎ Trang web chính thức Khu vực Chugoku, Shikoku Trong khu vực Chugoku, chúng tôi sẽ giới thiệu một địa điểm của tỉnh Okayama, một địa điểm của tỉnh Hiroshima, và ở khu vực Shikoku, chúng tôi sẽ giới thiệu một địa điểm của tỉnh Ehime và hai địa điểm của tỉnh Kagawa. 奥津渓 (Okutsukei - Tỉnh Okayama) ・ Địa điểm ngắm lá mùa thu tiêu biểu của tỉnh Okayama. ・ Có một lối đi dạo dài khoảng 800 m dọc theo núi, và bạn có thể tận hưởng sự kết hợp của dòng suối trong vắt và lá mùa thu. ▶︎ Okutsugawa Nishi, Kagamino-cho, Tỉnh Okayama ▶︎ Khoảng 60 phút đi xe buýt từ ga JR Tsuyama, xuống tại Obata, đi bộ khoảng 3 phút ▶︎ Thời điểm đẹp nhất để ngắm lá đỏ (hằng năm): cuối tháng 10 đến giữa tháng 11 ▶︎ Miễn phí ▶︎ Trang web tham khảo 佛通寺 (Butsutsuji – Tỉnh Hiroshima) ・ Địa điểm ngắm lá mùa thu nổi tiếng nhất tỉnh Hiroshima. ・ Ngoài ra còn có sự kiện chiếu sáng (light up). ▶︎ 22 Motoyama, Takasaka-cho, Thành phố Mihara, Tỉnh Hiroshima ▶︎ Cách ga JR Mihara khoảng 40 phút đi xe buýt. Hoặc khoảng 30 phút đi xe buýt từ ga JR Hongo. ▶︎ Thời điểm đẹp nhất để ngắm lá đỏ (hằng năm): Đầu tháng 11 đến giữa tháng 11 ▶︎ Phí chỉ áp dụng trong mùa lá đỏ vào tháng 11: Người lớn 300 yên; ọc sinh cấp 2, cấp 3, sinh viên đại học 200 yên; Học sinh tiểu học trở xuống miễn phí ▶︎ Trang web chính thức 寒霞渓 (Kankakei - Tỉnh Kagawa) ・ Địa điểm ngắm lá mùa thu nổi tiếng của Shikoku. Bạn có thể nhìn thấy những ngọn núi được nhuộm bằng nhiều màu sắc khác nhau từ cáp treo. ・ Cũng từ cáp treo, bạn có thể nhìn thấy phong cảnh hòn đảo tuyệt đẹp của vùng biển Seto. ▶︎ Shodoshima-cho, tỉnh Kagawa ▶︎ Khoảng 1 giờ đi xe buýt từ cảng Tonosho trên Shodoshima. Hoặc bằng taxi, ô tô riêng (phà đến Shodoshima). ▶︎ Thời điểm đẹp nhất để ngắm lá đỏ (hằng năm): Đầu tháng 11 đến cuối tháng 11 ▶︎ Cáp treo (khứ hồi): học sinh trung học cơ sở trở lên 1890 yên, học sinh tiểu học 950 yên ▶︎ Trang web chính thức 栗林公園 (Công viên Ritsurin - Tỉnh Kagawa) ・ Một khu vườn có sáu hồ khác nhau nằm dưới chân một ngọn núi nhỏ. Hãy tận hưởng sự kết hợp của kiến trúc truyền thống Nhật Bản: nước hồ và lá mùa thu trong khu vườn kiểu Nhật. ・ Những tán lá mùa thu sẽ được thắp sáng vào ban đêm. ▶︎ 1-20-16 Ritsurin-cho, Thành phố Takamatsu ▶︎ Khoảng 260 m từ Lối ra phía Bắc của JR Ritsurin-Koen ▶︎ Thời điểm đẹp nhất để ngắm lá đỏ (hằng năm): Cuối tháng 11 đến đầu tháng 12 ▶︎ Phí vào cửa: học sinh trung học trở lên 410 yên, học sinh tiểu học và trung học cơ sở 170 yên ▶︎ Trang web chính thức 小田深山渓谷 (Thung lũng Odamiyama - Tỉnh Ehime) ・ Sự kết hợp của thung lũng, con suối và lá mùa thu. ・ Có đường riêng để đi dạo. ▶︎ Oda, Uchiko-cho, tỉnh Ehime ▶︎ Di chuyển bằng ô tô ▶︎ Thời điểm đẹp nhất để ngắm lá đỏ (hằng năm): Cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 ▶︎ Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Khu vực Kyushu Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ giới thiệu ba địa điểm ngắm lá mùa thu nổi tiếng ở khu vực Kyushu. 秋月城跡 (Di tích thành Akizuki - Tỉnh Fukuoka) ・ Sự tương phản tuyệt vời giữa cánh cổng đen và cây phong đỏ. ・ Akizuki là một thị trấn quyến rũ được gọi là "Kyoto thu nhỏ của Chikuzen". ▶︎ 663 Akizuki no Tori, thành phố Asakura, tỉnh Fukuoka. ▶︎ Khoảng 20 phút đi xe buýt từ Ga Amagi, xuống tại Hakubutsukan-mae và đi bộ khoảng 8 phút ▶︎ Thời điểm đẹp nhất để ngắm lá đỏ (hằng năm): Cuối tháng 11 đến đầu tháng 12 ▶︎ Miễn phí ▶︎ Trang web tham khảo 宝満宮竈門 (Đền Homangukamado - Tỉnh Fukuoka) ・ Khoảng 300 cây như cây bạch quả và cây phong chuyển màu theo thứ tự, cực kỳ sinh động. ・ Những tán lá mùa thu được chiếu sáng rực rỡ vào ban đêm. ▶︎ 883 Yama, thành phố Dazaifu, tỉnh Fukuoka ▶︎ Từ Nishitetsu Dazaifu, sử dụng xe buýt đi khoảng 10 phút ▶︎ Thời điểm đẹp nhất để ngắm lá đỏ (hằng năm): Giữa tháng 11 đến cuối tháng 11 ▶︎ Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức 富貴寺 (Fukiji - Tỉnh Oita) ・ Sảnh chính của chùa Fukiji là tòa nhà bằng gỗ lâu đời nhất còn tồn tại ở Kyushu và được coi là bảo vật quốc gia. ・ Sự kết hợp tuyệt vời giữa thảm lá rụng và kiến trúc cổ của Nhật Bản. ・ Vào cuối tuần trong mùa lá đỏ, nơi đây được thắp sáng vào ban đêm. ▶︎ 2395 Bungotakadashi Tashibufuki, Thành phố Bungotakada, Tỉnh Oita ▶︎ Cách ga JR Usa khoảng 15 km (25-30 phút đi taxi) ▶︎ Thời điểm đẹp nhất để ngắm lá đỏ (hằng năm): Cuối tháng 11 đến đầu tháng 12 ※ Vào cuối tuần trong mùa lá rụng, công viên được thắp sáng vào ban đêm. ▶︎ Phí thăm quan: Học sinh trung học phổ thông trở lên 300 yên; Học sinh tiểu học và trung học cơ sở 150 yên ▶︎ Trang web tham khảo

    08/11/2022

  • Việt Nam Ok, Nhật Bản Dame_Vol 33: Người Nhật không thích nước hoa quá thơm

    Ở Việt Nam, bạn trở nên quyến rũ hơn, thu hút hơn nhờ mùi hương từ một chai nước hoa xịn sò. Nếu như bạn dùng một mùi hương hơi mạnh một chút thì mọi người cũng không để ý gì. Nhưng ở Nhật thì khác. Nếu như bạn xịt nước hoa hơi mạnh một chút thì người ta sẽ “tránh xa”. Trong bài này chúng tôi xin giới thiệu về “cảm nhận về nước hoa thơm nồng” và “quan niệm về để râu” tại Nhật Bản. Nguyên tắc khi sử dụng nước hoa Trong khoảng 5-6 năm gần đây, xu hướng chơi nước hoa ở Việt Nam ngày càng trở nên thông dụng. Trên các nền tảng như Youtube hay Tiktok, không khó để bắt gặp những video khuyến khích các chàng trai, cô gái “không cần đẹp, không cần sang, chỉ cần thơm là ghi điểm”. Tôi có một cậu bạn trước khi sang Nhật du học có nhắn tin hỏi tôi vài kinh nghiệm sống. Trong cuộc trao đổi cậu tâm sự “em sẽ mang thật nhiều nước hoa sang để bản thân luôn được thơm tho”. Tôi hốt hoảng khuyên cậu ta dừng ngay ý định này. Quá thơm ở Nhật sẽ không được chào đón đâu. Ở Nhật, cách nói “Smell harassment”, tiếng Nhật viết là スメハラ (sumehara), có nghĩa là quấy rối mùi, dạo gần đây không còn lạ lẫm gì nữa. Đây là hiện tượng mùi của cơ thể hoặc ở miệng gây ảnh hưởng tới những người xung quanh. Ngoài mùi cơ thể, miệng, mùi mồ hôi, mùi thuốc lá…, mùi nước hoa đậm cũng gây cảm giác khó chịu với những người xung quanh. Người Nhật cũng có người thích dùng nước hoa, nhưng đa phần là loại thơm nhẹ nhàng. Nhưng nhiều người không thích những loại mùi nồng và mạnh. Sang tới Nhật bạn sẽ nhận ra những người Nhật xung quanh bạn hầu như không xịt nước hoa sử dụng bất kỳ hương liệu mạnh nào. Tôi có vài người bạn phương Tây sử dụng các mùi nước hoa nồng và nói chuyện với tôi rằng nhiều lúc trên xe điện họ thấy người Nhật tránh né ngồi cạnh... Người Nhật không thích nước hoa quá nồng Ở Nhật một số cửa hàng sushi thậm chí còn có hẳn quy định yêu cầu thực khách không xịt nước hoa mùi nồng khi vào cửa hàng. Bởi mùi thơm có thể sẽ lấn át cả mùi vị của thức ăn, ảnh hưởng tới quá trình thưởng thức thuần tuý của các thực khách khác. Vậy nên ở Việt Nam các bạn cứ xịt nước hoa thoải mái nhưng sang Nhật, nếu vẫn mê xịt nước hoa quá thì dùng những mùi nhẹ nhàng thôi, chứ đừng dùng quá hắc và khi xịt thì cũng xịt vừa phải thôi nhé. Đừng chơi mốt râu ria xồm xoàm Có lẽ do ảnh hưởng của văn hoá phương Tây mà rất nhiều đàn ông Việt coi một bộ râu rậm là biểu hiện của sự nam tính, bụi bặm. Đặc biệt sau khi trào lưu sử dụng xe phân khối lớn kết hợp với một cây jeans, đi giày Red Wings, nuôi râu rậm rạp này nọ được du nhập mạnh mẽ qua những bộ phim thì xu hướng giới trẻ để râu ngày càng mạnh. Tuy nhiên, văn hóa Nhật Bản, nhất là tại các công ty ở Nhật thì lại không coi việc để râu là một xu hướng thời thượng. Trong quá khứ, từ giai đoạn thế kỷ 16 – 17, để râu là biểu hiện của quyền lực ở Nhật. Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ 2, văn hoá Nhật đã có sự thay đổi mạnh mẽ. Công nghiệp và kinh tế phát triển, thế hệ những salaryman (người làm công ăn lương) ra đời. Họ đi làm công sở, mặc những bộ vest bảnh chọe và xu hướng mặt mũi láng cóng trở nên thịnh hành. Một người đàn ông với tóc tai gọn gàng, ăn mặc lịch sự, mặt mũi nhẵn nhụi được coi là chuẩn mực ở Nhật. Gần đây, nhiều phụ nữ trẻ Nhật Bản bỏ nhiều tiền vào việc triệt lông toàn thân. Tôi có một vài người bạn nam giới người Nhật thậm chí còn không ngần ngại ghé các salon hoặc thẩm mỹ viện để triệt lông mặt, lông tay, lông chân. Họ cho rằng đó mới là tiêu chuẩn của sự gọn gàng, sạch sẽ. Thậm chí trong thời gian gần đây, xu hướng triệt cả lông nách cũng bắt đầu nở rộ. Tàu điện Metro Osaka Câu chuyện râu ria thậm chí từng trở thành một chủ đề được bàn tán xôn xao vào năm 2016, sau khi 2 nhân viên lái tàu của hãng Metro Osaka đâm đơn kiện chính quyền thành phố Osaka vì “họ đã bị đánh giá thấp năng lực làm việc, đơn giản chỉ vì họ không tuân theo quy định phải cạo râu”. Sau đó tòa ra phán quyết “Để râu là quyền tự do của con người” và ra lệnh cho chính quyền thành phố Osaka phải đền bù cho 2 nhân viên đó tới 440.000 yên. Sau câu chuyện “ầm ĩ” này, có lẽ định kiến của người Nhật đối với người để râu cũng phần nào giảm bớt. Tuy nhiên, việc các chàng trai Nhật ham mê việc triệt lông cũng một phần là do họ cho rằng “Việc triệt lông và cạo râu sẽ tạo ấn tượng tốt đối với các cô gái”. Vậy nên các bạn nào mà thích một bộ râu xồm xoàn, nam tính kiểu Mỹ thì “tém tém” lại nếu sống ở Nhật nhé.

    04/11/2022

  • Vol. 77 Làm việc tại trường Đại học ở Nhật Bản

      Sau khi học tiếng Nhật tại một trường đại học ở Hà Nội và học tiếp lên cao học tại Nhật Bản theo diện học bổng của chính phủ, Trang đã ở lại làm việc Nhật Bản và kết hôn. Ở cao học, Trang đã dành nhiều thời gian nghiên cứu đến tận khuya,

    02/11/2022

  • Túi quà may mắn cực kỳ được yêu thích và “nhất định phải mua” 2023

    Năm nào cũng thế, thời điểm cuối năm cũ đầu năm mới là lúc rất nhiều cửa hàng bán “Fukubukuro - túi quà may mắn” để gửi lời tri ân tới tất cả các khách hàng. Phần lớn các túi quà may mắn trong dịp tết thường có số lượng giới hạn, những túi quà “hot" được nhiều khách hàng yêu thích thường “cháy hàng" nhanh chóng. Vì thế, gần đây, để tất cả các khách hàng đều có cơ hội mua những túi quà “hot" này, nhiều cửa hàng đã chuyển sang hình thức rút thăm hoặc đặt trước trên mạng từ đầu tháng 11. Trong bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu những túi quà may mắn mà bạn nên “nên sở hữu" và có những túi quà sẽ bắt đầu đăng ký mua từ tháng 11 năm 2022. <Nội dung> ・ Mister Donut ・ Starbucks ・ Kaldi ・ Muji ・ Shimamura ・ 3COINS ・ Yodobashi Camera và Bic Camera ・ Don Quijote Mister Donut Chiếc túi may mắn được yêu thích nhất! Chiếc túi may mắn của Mister Donut là chiếc túi chứa nhiều quà tặng mà giá cả lại vô cùng hợp lý nên hai mạng xã hội Twitter và Instagram đã công bố đây đây là chiếc túi được yêu thích nhất trong số những chiếc “Túi may mắn năm 2022”! Thực tế, có một số cửa hàng đã bán hết những chiếc túi này chỉ sau 2 tiếng mở bán. Túi quà may mắn của Mister Donut năm nào cũng có hình của các nhân vật hoạt hình, túi quà của năm 2023 cũng sẽ là hình “Pokemon” đấy. Vào tháng 12 năm 2021, mình đã mua túi quà may mắn của năm 2022. Túi quà này có các sản phẩm có hình Pikachu và phiếu mua donut, nó được bán từ trưa ngày 26 tháng 12. Trong số 4 loại mệnh giá (1000 yên, 2000 yên, 3000 yên, 5000 yên và chưa bao gồm thuế), mình đã mua túi loại 3000 yên. Bên trong túi quà may mắn Trong túi quà may mắn của năm 2022 có những sản phẩm sau đây. Có tất cả là 7 sản phẩm nên mình cực kỳ bất ngờ. Phiếu đổi donut Túi Eco Lịch năm 2022 Sổ tay Ví nhỏ Túi Zipper Băng dính dán Trong túi may mắn có “phiếu đổi donut” ・ 2 thẻ đổi bánh donut “loại bánh 160 yên (chưa bao gồm thuế) x 15 cái” = 4800 yên ・ 8 phiếu “ưu đãi đổi bánh donut có giá 130 yên (chưa bao gồm thuế)” (khi mua 4 chiếc trở lên sẽ nhận được thêm 1 chiếc dưới dạng coupon = 1040 yên Với mức giá là 3000 yên, mình đã mua được phiếu đổi donut có trị giá tới 5840 yên, hơn nữa lại có thêm cả 6 sản phẩm có hình Pokemon. Về các sản phẩm trong túi quà may mắn năm 2022 của Mister Donut, bạn hãy tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây. Mình đã giới thiệu đã những thông tin cơ bản về túi quà may mắn trong bài viết này. KOKORO|“Fukubukuro”: Túi quà may mắn đầu năm Cách mua ・ Chỉ bán trực tiếp ở tiệm (không nhận đặt và giao hàng online) ・ Bắt đầu mở bán từ trưa ngày 26 tháng 12 hàng năm ※ Có cửa hàng có thể đặt trước, có cửa hàng không thể đặt trước. ・ Phương thức đặt hàng trước: Gọi điện thoại trực tiếp đến cửa hàng → Bạn hãy cung cấp những thông tin cần thiết như tên họ, số điện thoại v.v., sau đó chọn ngày đến lấy và đến lấy hàng vào ngày mà bạn đã đặt trước. Nếu bạn không đến lấy vào ngày bạn đã chọn, đơn hàng của bạn sẽ bị hủy. ※ Đối với những cửa hàng nằm trong trung tâm thương mại, bạn có thể sử dụng dịch vụ “đặt trước qua mạng”. Khi đó, bạn hãy chọn cửa hàng, ngày nhận hàng, thời gian nhận hàng, thanh toán trước bằng PayPay hoặc thẻ tín dụng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tham khảo: Trang chủ của Mister Donut Starbucks Túi quà có giá trị gấp đôi giá bán! Trong túi quà may mắn của Starbucks có túi Tote bag và bình đựng nước phiên bản giới hạn chỉ dành cho túi may mắn nên chiếc túi quà may mắn này được các bạn trẻ vô cùng yêu thích. Chiếc túi quà may mắn của năm 2022 có giá 7500 yên (bao gồm thuế và tiền vận chuyển), các sản phẩm bên trong túi có trị giá tương đương 18000 yên. Túi Tote bag cỡ lớn và cỡ nhỏ Bình đựng nước phiên bản giới hạn Quà phiên bản giới hạn Cà phê Phiếu mua đồ uống Các sản phẩm khác Cách mua Bên trong chiếc túi may mắn của năm 2022 Túi quà may mắn của Starbucks được bán bằng hình thức “rút thăm ngẫu nhiên”. Bạn có thể rút thăm trên trang chủ của Starbucks. ① Đăng ký thành viên tại "My Starbucks" ② Đăng ký tham gia rút thăm ③ Chờ kết quả ④ Mua trực tuyến nếu bạn được chọn ⑤ Nhận hàng qua dịch vụ chuyển phát Thời gian đăng ký mua túi may mắn của năm 2022 là từ ngày 8 tháng 11 đến ngày 19 tháng 11 năm 2021, kết quả được công bố vào ngày 29 tháng 11. Thời gian đăng ký tham dự sẽ thay đổi hàng năm vì vậy bạn hãy tham khảo thông tin ở trang web chính thức của Starbucks. Thời gian đăng ký sớm hay muộn sẽ không ảnh hưởng đến kết quả nên trong thời gian mở đăng ký thì bạn hãy đăng ký nhé. Kaldi Bên trong túi quà may mắn “Kaldi” là cửa hàng bán cà phê và các loại thực phẩm nhập khẩu. Túi quà may mắn của năm 2022 gồm 2 loại, đó là “Túi thực phẩm may mắn” và “Túi cà phê may mắn”. Túi quà được yêu thích nhất là “Túi thực phẩm may mắn”, trong túi có các sản phẩm có giá trị gấp đôi giá mua túi. “Túi thực phẩm may mắn” năm 2022: 4000 yên (bao gồm thuế) Tote bag 19 sản phẩm: Mì spaghetti 500g, dầu ô liu cao cấp 500ml, mật ong, đậu đỏ nghiền, hàu hầm ô liu, kẹo socola xoài, kẹo mật ong, trà quế v.v. “Túi cà phê Premium may mắn” năm 2022: 7000 yên (bao gồm thuế) Túi Tote bag 3 loại cà phê dạng bột 3 loại cà phê đóng túi Cách mua Kệ hàng của Kaldi Bạn có thể đăng ký mua thông qua trang web hoặc app chính thức của Kaldi. Thời gian đăng ký trên web và app sẽ khác nhau. Thời gian tiếp nhận đăng ký mua “Túi thực phẩm may mắn” năm 2022 trên website diễn ra từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 11 và đăng ký trên App từ ngày 24 tháng 11 năm 2021. Bạn hãy tham khảo thời gian đăng ký mua túi may mắn của năm 2023 tại web chính thức của Kaldi nhé. Muji “Hộp quà may mắn” có chứa thẻ quà tặng “Muji” là cửa hàng bán rất nhiều các sản phẩm như quần áo, đồ dùng gia đình, thực phẩm v.v. với chất lượng tốt và thiết kế đẹp, các sản phẩm của Muji được rất nhiều người yêu thích. Trước đây, Muji có bán túi quà may mắn nhưng gần đây cửa hàng đã thay “túi quà may mắn” thành “hộp quà may mắn”. Trong hộp quà may mắn này có thẻ quà tặng của Muji và các con vật cầu may được làm thủ công. Tuỳ theo từng năm, có năm có thêm ví nhỏ, bookmark v.v. Giá của chiếc hộp quà may mắn này trùng với số năm dương lịch. Năm 2020 là 2020 yên, năm 2021 là 2021 yên, năm 2022 là 2022 yên. Cách mua Kệ hàng của Muji Hộp quà may mắn của Muji sẽ được bán thông qua hình thức bốc thăm ngẫu nhiên. Quy trình bán hộp quà may mắn năm 2022 như sau. ・ Thời gian rút thăm (cửa hàng online của Muji): Từ ngày 18 tháng 11 đến ngày 28 tháng 11 năm 2021 ・ Công bố kết quả (xem kết quả tại phần lịch sử mua hàng của bạn): Từ ngày 10 tháng 12 ・ Thời gian nhận hộp quà (nhận tại cửa hàng đã đăng ký): Từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 10 tháng 1 năm 2022 Tham khảo thời gian đăng ký dành cho hộp quà may mắn của năm 2023 tại web chính thức của Muji. Shimamura Túi chứa nhiều loại quần áo Cửa hàng quần áo giá rẻ “Shimamura” được rất nhiều bạn thực tập sinh và du học sinh yêu thích. Shimamura thường bán “Túi quà may mắn dành cho nữ” và “Túi quà may mắn dành cho nam”. Với mức giá từ 2000 yên trở lên, bạn có thể chọn mua túi quà có áo khoác, đồ ngủ, túi xách v.v. So với giá bán gốc thì bạn sẽ rất “lãi” đấy! Cách mua Thời gian đặt trước túi may mắn năm 2022 tại cửa hàng trực tuyến là từ ngày 5 tháng 12 đến ngày 11 tháng 12 năm 2021 (chỉ giao hàng tại nhà). Bạn sẽ rất háo hức vì không biết túi may mắn của Shimamura sẽ chứa những gì bên trong. Tới tháng 12, bạn hãy tham khảo thông tin trên trang web chính thức của Shimamura nhé. Khi đặt trước bạn cần đăng ký thành viên. 3COINS Happy box Đây là cửa hàng bán rất nhiều sản phẩm như đồ trang trí nội thất, đồ dùng nhà bếp, tất, đồ trang sức với mức giá chính là 300 yên. Túi quà may mắn của 3COINS có tên là “Happy box” và được chia thành từng nhóm sản phẩm riêng. Mỗi nhóm sản phẩm đều có 4 sản phẩm. Đồ trang trí nội thất (hoa giả, bình hoa, postcard v.v.) Đồ dùng nhà bếp (cốc đong, giá đựng đồ v.v.) Đồ thời trang (thắt lưng, tất, gương cầm tay v.v.) Đồ trang sức (khuyên hoặc bông tai) Happy box có chứa đồ trang trí nội thất, đồ dùng nhà bếp, đồ thời trang có giá 550 yên (bao gồm thuế), Happy box có chứa đồ trang sức có giá 330 yên (bao gồm thuế). Cách mua Kệ hàng của 3COINS Không phải đặt trước hay chờ đợi kết quả bốc thăm, bạn có thể mua túi may mắn của 3COINS tại các cửa hàng. Về thời gian bắt đầu bán, bạn hãy tham khảo trang web chính thức của 3COINS. ※ Lưu ý: một số cửa hàng của 3COINS không bán túi may mắn. Yodobashi Camera và Bic Camera Túi quà may mắn có chứa các loại sản phẩm riêng biệt như đồ gia dụng v.v. Yodobashi Camera và Bic Camera đều là các chuỗi cửa hàng bán các loại đồ gia dụng, máy tính, máy ảnh v.v. với số lượng lớn. Hai cửa hàng này có bán các loại túi may mắn với từng loại sản phẩm riêng biệt như máy tính, điện thoại, đồng hồ đeo tay v.v. Mức giá: 5000 yên ~ 80000 yên (bao gồm thuế) Cách mua Yodobashi Camera và Bic Camera đều bán túi may mắn dưới hình thức rút thăm may mắn. Yodobashi Camera Thời gian đăng ký mua túi may mắn của năm 2022 là từ ngày 29 tháng 11 đến ngày 5 tháng 12 năm 2021. Bạn hãy tham khảo trang web chính thức của Yodobashi Camera để biết được thời gian đăng ký mua túi may mắn của năm 2023 nhé. Bic Camera Thời gian đăng ký mua túi may mắn năm 2022 chỉ vỏn vẹn trong 3 ngày từ ngày 8 tháng 12 đến ngày 10 tháng 12 năm 2021. Bạn hãy tham khảo trang web chính thức của Bic Camera để biết được thời gian đăng ký mua túi may mắn của năm 2023 nhé. Tăng tỉ lệ may mắn Dưới đây là cách làm tăng tỉ lệ may mắn khi đăng ký rút thăm. Thành viên của Yodobashi Camera hoặc Bic Camera Đã từng mua hàng tại Yodobashi Camera hoặc Bic Camera (mua tại cửa hàng hoặc mua online) Những thành viên đã hoàn thành việc chia sẻ điểm thưởng trước khi bắt đầu bốc thăm (chỉ áp dụng với hệ thống Yodobashi Camera) Don Quijote Túi may mắn đa chủng loại Don Quijote là một cửa hàng giá rẻ với nhiều loại sản phẩm như thực phẩm, bát đĩa, hàng hiệu, chăn ga gối đệm, đồ dùng nhà bếp và đồ gia dụng. Vốn dĩ hàng hóa trong cửa hàng đã được giảm giá nhưng nếu mua túi may mắn thì bạn còn có thể mua được với giá tốt hơn. Có rất nhiều loại túi may mắn có giá từ 1000 yên (chưa bao gồm thuế), bạn có thể mua các sản phẩm như thực phẩm, đồ điện, sản phẩm hàng hiệu v.v. Cách mua Kệ hàng của Don Quijote Túi quà may mắn chỉ mở bán ở các cửa hàng Don Quijote từ ngày 1 tháng 1 hoặc từ ngày cửa hàng đó mở cửa đầu năm. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web chính thức của Don Quijote Tổng kết Bài viết trên đã giới thiệu về những chiếc túi may mắn quen thuộc với mọi người như “Mister Donut”, “Starbucks”, “Kaldi”, “Muji”, “Shimamura”, “3COINS”, “Yodobashi Camera và Bic Camera”, “Don Quijote”. Bây giờ là cuối tháng 10 năm 2022, nhiều cửa hàng vẫn chưa công bố thời gian đăng ký rút thăm may mắn hoặc ngày phát hành túi may mắn của năm 2023. Nếu bạn đang nghĩ đến việc mua túi may mắn theo hình thức rút thăm, bạn hãy thường xuyên kiểm tra trang web chính thức của các cửa hàng nhé. Ngay cả những thương hiệu không bán túi may mắn thì họ cũng có những đợt giảm giá lớn để chào đón năm mới. Bạn có thể mua hàng với giá rẻ hơn bình thường, vì vậy hãy nhớ kiểm tra trang web của các cửa hàng bách hóa, trung tâm mua sắm và từng cửa hàng riêng biệt nhé!

    31/10/2022

  • Phương ngữ Tohoku – Những điều chưa biết

    Ở Nhật Bản, mỗi vùng miền lại có phương ngữ (tiếng địa phương) mang sắc thái riêng. Phương ngữ của khu vực Tohoku (Đông Bắc) của Nhật Bản, được gọi là “Tiếng Tohoku”. Nhiều người Việt Nam khi mới đến học tập và làm việc tại khu vực này cho biết ban đầu mặc dù biết tiếng Nhật mà không thể hiểu được tiếng Nhật ở khu vực này. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu một vài cách nói đại diện của phương ngữ Tohoku. Khu vực Tohoku Khu vực Tohoku của Nhật Bản bao gồm 6 tỉnh là Aomori, Akita, Iwate, Yamagate, Miyagi và Fukushima. Từng tỉnh lại có những phương ngữ riêng. Trong bài này chúng tôi giới thiệu một số cách nói được sử dụng khá rộng rãi trong khu vực Tohoku. 「んだ」 (nda) Chúng tôi từ Tokyo chuyển đến sinh sống tại khu vực Tohoku và đây là mùa thu đầu tiên của chúng tôi tại đây. Nhận xét thời tiết vào mùa thu, tôi nói với người bạn. Tôi: 東北の10月は東京よりもずっとすずしいね。 (So với Tokyo thì tháng 10 ở Tohoku lạnh hơn nhỉ.) Bạn: んだ(そうだ)。 (Đúng rồi) →→ 「んだ」 được dùng khi ta muốn thể hiện sự đồng ý với ý kiến của người đối diện. Cách nói này tương đương với 「そうだ」 trong tiếng phổ thông, dùng khi nói chuyện với bạn bè thân thiết. Có thể vừa nói vừa gật đầu ra hiệu nhất trí. Khi nói thì ta không nhấn mạnh tới âm 「ん」 mà nhấn mạnh tới từ 「だ」. →→ Trường hợp nếu nói 「んだな」 thì sẽ tương đương với 「そうだね」 trong tiếng phổ thông còn 「んだ」thì tương đương với「そうだ」. 〈Cơ bản〉 んだ = そうだ ・んだんず!=そうでしょ!・んだはんで=だから・んだばって=だけど 「〜だべ」 (~dabe) Giáo viên tiểu học ra bài tập cho trò và trò thì tỏ ra khổ sở vì thấy lượng bài tập nhiều. Thấy vậy giáo viên nói. Giáo viên: こじぇげだな しゅくだえ(こんな宿題)、じょさねぇんだべ(すぐにできるでしょ)? (Nhìn thế chứ chỗ bài tập này, chỉ một lúc là xong thôi phải không?) →→ 「だべ」 là một cách nói phổ biến nhất ở Tohoku nhưng được sử dụng rộng rãi từ khu vực Hokkaido đến khu vực Kanto. Nhiều trường hợp, cách nói này có nghĩa như 「~でしょう?」 「~だろう」, nghĩa là “đấy chứ”. Tuy nhiên tùy vùng mà hàm ý cũng có khác nhau đôi chút. →→ 「じょさね」 là cách nói phổ biến ở vùng Tohoku, vốn là cách nói 「造作ない」 nghĩa là “không mất công lắm” bị nói chệch đi mà thành. Cách nói này có địa phương nói thành 「ぞさね」. 〈Cơ bản〉 ~だべ =〜でしょう ・だっぺ = Tỉnh Ibaraki・だんべえ = Tỉnh Gunma, Saitama・だんべ = Tỉnh Kanagawa 「おしょすい」 (oshosui) Khi thấy con trai tự nhiên hát ầm ĩ trong siêu thị, bà mẹ nói. Người mẹ: おしょすい! 静かにしなさい! (Xấu hổ quá! Khẽ đi con!) →→ 「おしょすい」là phương ngữ của tỉnh Miyagi, có nghĩa là「恥ずかしい」(xấu hổ). Trong trường hợp này, người mẹ muốn dạy con rằng “Nếu hát to trong siêu thị thì là điều xấu hổ đấy”. →→ Cách nói「おしょすい」còn hàm nghĩa “cảm ơn” nữa, nên khi nói 「おしょしさんでござりす」 thì câu nói này có nghĩa là 「ありがとうございます」 (Xin cảm ơn). 「おだつ」 (odatsu) Trẻ em trong gia đình đang chơi đùa với nhau, dần dần tiếng cười đùa, tranh cãi tăng cao, cha mẹ sẽ nhắc nhở. Cha mẹ: おだつんでない! (Không được ồn ào quá như vậy!) →→ Trường hợp này, cha mẹ muốn nhắc nhở con cái 「騒ぐんじゃないよ!」, nghĩa là không được quá ồn ào. Cách nói này được sử dụng rộng rãi ở khu vực Hokkaido, tương đương với cách nói「ふざけないで」(đừng có vờ vịt) hoặc「調子に乗らないで」(đừng quá trớn). 「ごしゃぐ」 (goshagu) Trong giờ học, có một số học sinh chơi đùa quá trớn, không làm sao nói được. Không chịu nổi nữa nên giáo viên nói. Giáo viên: しずねど、ごしゃぐど(静かにしないと、おこるよ)!おだってばりいでて(ふざけてばかりいては)わがんね(だめだ)! (Nếu không trật tự thì thầy sẽ bực mình đấy. Không được quá trớn như thế!) Học sinh (sau khi về nhà, kể với cha mẹ): 今日は先生にしったげ ごしゃがれだ(すごく怒られた)。 (Hôm nay, thầy rất bực mình) →→ 「ごしゃぐ」trong tiếng phổ thông là「おこる」(có nghĩa là cáu, giận). Đặc biệt phổ biến tại tỉnh Miyagi. 「めんこい」 (menkoi) Tôi dẫn con gái 2 tuổi về thăm quê ở Tohoku. Tôi: 大きくなったでしょ?先月2歳になったの。 (Ông/bà thấy cháu lớn không. Cháu được 2 tuổi tháng trước đấy ạ) Ông bà: めんこいなぁ。 (Dễ thương quá) →→ 「めんこい」trong tiếng phổ thông là「かわいい」, có nghĩa là “dễ thương”, “đáng yêu”. →→ Cách nói này nếu ở tỉnh Iwate, Fukushima và Yamagata là 「めんこい」, còn ở tỉnh Akita sẽ biến thành 「めんけぇ」. Phía nam tỉnh Iwate thì cách nói này biến âm thành 「めごい」. Ở tỉnh Iwate còn có một đài truyền hình có tên là “Iwate Menkoi Terebi”. 「けやぐ」 (keyagu) Sau khi về nhà, mẹ nói với tôi rằng. Mẹ: けやぐから電話あたよ(友だちから電話があったよ)。 (Bạn con vừa gọi điện thoại đến đấy) Tôi: めやぐだじゃ(ありがとう)。 (Dạ, con cảm ơn.) →→ Trong phương ngữ Tsugaru ở tỉnh Aomori, 「けやぐ」 có nghĩa là 「友だち」 Khi đã thân thiết với ai thì ta có cách nói 「いっつが けやぐだね(もう友だちだね)!」 nghĩa là “Chúng ta đã là bạn của nhau rồi nhỉ”. →→ Trong tiếng địa phương ở Aomori thì 「めやぐだ」 hoặc 「めやぐだじゃ」 còn có nghĩa là "Cảm ơn". 「おどげでなえ」 (odokedenae) Vào ngày nghỉ, trời có mưa nhỏ nhưng vì đã hứa nên vợ chồng chúng tôi định dẫn con đi vườn thú. Tôi: 息子を連れて動物園に行ってくるね。 (Chúng con đưa cháu đi vườn thú đây ạ.) Bố: 今日は雨降ってっがら(今日は雨が降っているので)、動物園さ行くんな(動物園に行くのは)おどげでなえんでねが(大変なんじゃないの)? (Hôm nay trời mưa thế này mà đi vườn thú thì có vất vả không con?) →→ Cách nói 「おどげでなえ」 này ở tỉnh Yamagata có nghĩa là “vất vả quá”. Trong khi đó ở tỉnh Miyagi thì cách nói này được dùng với ý “vượt quá sự tưởng tượng” hoặc “không phải như thế”. 「ほんずなす」 (honzunasu) Khi con gái bị điểm kiểm tra kém và về nhà nói chuyện với bố. Con: おどど、かにかに(お父さん、ごめんごめん)。 (Bố ơi, con xin lỗi, xin lỗi bố ạ) Bố: なんぼ ほんずねぇな(本当にどうしようもないね)。 (Thật, bố không biết nói gì nữa) →→ Cách nói 「ほんずなす」 hoặc 「ほんずなし」 là phương ngữ phổ biến ở tỉnh Aomori. Cách nói này tương đương với từ 「ばか」 ở khu vực Kanto hoặc từ 「あほ」 ở khu vực Kansai, với nghĩa là “đồ ngu”. 「ほんずなす」 vốn là cách nói 「本地無し」 (honji nashi) bị nói chệch đi, trong đó「本地」hàm nghĩa “bản tính” hoặc sự “tỉnh táo”. Ví dụ như trong câu 「酒を飲んで本地をなくす」 (Uống rượu xong mất hết sự tỉnh táo”. 「ございん」 (gozain) Tôi có người bạn sống ở vùng Tohoku. Nhân tiện du lịch tới đây, tôi gọi điện cho bạn. Tôi: 来週の週末、東北に旅行するので、あなたのところに寄ってもいいですか? (Mình du lịch tới Tohoku, muốn ghé qua chỗ bạn được không?) Bạn: ございん(どうぞおいでください)。 (Nhất định ghé nhé.) →→ 「ございん」 là tiếng địa phương của tỉnh Miyagi, có nghĩa là 「来てください」 (hãy đến) 「お越しください」 (xin mời đến). 「いがす」 (igasu) Khi đi mua hàng ở siêu thị, tôi hỏi nhân viên thu ngân rằng có thể trả tiền bằng thẻ đi tàu được không, và nhân viên thu ngân trả lời. Tôi: このカード、使っていいべが(いいですか)? (Có thể trả tiền bằng thẻ này được không ạ?) Nhân viên: いがす(いいですよ)。レジ袋は要らねえべが(要りませんか)? (Được. Thế quý khách có cần túi đựng hàng không?) Tôi: いがす(いりません)。 (Không cần đâu ạ) →→ 「いがす」 là cách nói phổ biến ở vùng Kesennuma, khu vực cực Bắc của tỉnh Miyagi, có nghĩa là “không cần” , đồng thời cũng có nghĩa là “cũng được”. Cùng một cách nói mà tùy theo ngữ cảnh, ý nghĩa khác hẳn nhau. 「たごまる」 (tagomaru) Bạn tôi ngồi bệt trên sàn trong thời gian dài và khi đứng lên bạn nói. Bạn: ズボンのすそぁたごまって(ズボンのすそが寄って)、えんずぇごどぁ(違和感があるなぁ)。 (Ống quần bị cộm lên thế này. Khó chịu ghê) →→ Cách nói 「たごまる」 vốn là từ dùng trong nghư nghiệp, dùng để mô tả trạng thái các loại dây bị rối không gỡ ra được. Khi mặc quần áo mà ta cảm thấy vướng víu, không thoải mái thì người dân Tohoku dùng cách nói vậy まとめ Trong bài này chúng tôi đã giới thiệu 12 cách nói phương ngữ khá độc đáo của khu vực Tohoku. 「んだ」(nda) 「〜だべ」(~dabe) 「おしょすい」(oshosui) 「おだつ」(odatsu) 「ごしゃぐ」(goshagu) 「めんこい」(menkoi) 「けやぐ」(keyagu) 「おどげでなえ」(odogedenae) 「ほんずなす」(honzunasu) 「ございん」(gozain) 「いがす」(igasu) 「たごまる」(tagomaru) Dù gọi là “Phương ngữ Tohoku” thì cũng tùy theo từng khu vực hoặc từng tỉnhmà có nhiều cách nói khác nhau. Khác với phương ngữ vùng Kansai, phương ngữ Tohoku nói chệch đi khá nhiều và khá khó hiểu. Chính vì vậy mà nhiều người xuất thân từ khu vực Tohoku, khi đến sinh sống và làm việc ở Tokyo cũng ít khi sử dụng tiếng địa phương của mình. Các bạn Việt Nam nếu có dịp du học hoặc đến làm việc tại khu vực này, hãy thử tìm hiểu và làm quen với phương ngữ Tohoku để sớm hòa đồng với cuộc sống địa phương nhé.

    21/10/2022

Đơn vị vận hành

Nhà tài trợ Bạch Kim

Đơn vị hỗ trợ

  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
  • Văn phòng JNTO Hà Nội
  • Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
  • Hội Việt Nam (JAVN)
  • Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
  • Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế

Đơn vị hợp tác

Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)

Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài

WA.SA.Bi.

Danh mục

  • Khác biệt văn hoá

    Khác biệt văn hoá

  • Sinh hoạt - Chi phí

    Sinh hoạt - Chi phí

  • Xuất nhập cảnh - Visa

    Xuất nhập cảnh - Visa

  • Làm thêm - Xin việc

    Làm thêm - Xin việc

  • Bốn mùa - Du lịch

    Bốn mùa - Du lịch

  • Hỗ trợ người nước ngoài

    Hỗ trợ người nước ngoài

  • Cộng đồng

    Cộng đồng

  • Bí quyết học tiếng Nhật

    Bí quyết học tiếng Nhật

  • Y tế - Sức khoẻ

    Y tế - Sức khoẻ

  • Nhà hàng - Siêu thị Việt

    Nhà hàng - Siêu thị Việt

  • Thực tập kỹ năng

    Thực tập kỹ năng

  • Kỹ năng đặc định

    Kỹ năng đặc định

  • Nhân lực chất lượng cao

    Nhân lực chất lượng cao

  • Du học

    Du học

  • Phòng chống thiên tai

    Phòng chống thiên tai