Category | Tin mới nhất

“Seiza” (正座) có phải là kiểu ngồi truyền thống của Nhật Bản không?

Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...

04/05/2024
  • 7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất

    02/05/2024
    Chào các bạn! Mình là nhân viên tổng đài người Việt Nam tại một công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động cho người nước ngoài, chuyên tư vấn hỗ trợ cuộc sống hàng ngày cho khách hàng. Các bạn nghĩ rằng những vấn đề nào mà người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật cần được hỗ trợ nhiều nhất? Có rất nhiều cuộc gọi tư vấn đã gọi đến tổng đài như “Tôi đã nhận được khiếu nại về tiếng ồn”, “Tôi đột nhiên bị cắt điện”, “Tôi muốn đi khám nha khoa”, và “Tôi không biết cách đổ rác”. Trong số đó, mình sẽ nói về nội dung của 7 vấn đề cần được tư vấn nhiều nhất mà mình nhận được và cách xử lý các vấn đề đó. 〈Nội dung〉 1. Hỗ trợ cuộc sống cho người nước ngoài 2. “Tiếng ồn” - vấn đề rắc rối nổi cộm của người Việt 3. Rắc rối với việc đổ rác 4. Hỗ trợ về sử dụng dịch vụ y tế 5. Điện và ga đã bị cắt! 6. Tư vấn liên quan đến hợp đồng nhà ở 7. Câu hỏi liên quan đến tư cách cư trú và visa 8. Bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế 9. Tổng kết 1. Hỗ trợ cuộc sống cho người nước ngoài Chúng mình đang trả lời các cuộc điện thoại của khách hàng tại GTN, công ty chuyên cung cấp dịch vụ bảo lãnh thuê nhà người nước ngoài thuê nhà ở Nhật Bản và các hợp đồng điện thoại di động. Số lượng tư vấn mà chúng mình nhận được chỉ tính riêng ở nhóm Việt Nam (5 người) là hơn 2.000 cuộc gọi mỗi tháng. Trong số đó, mình sẽ giới thiệu 7 vấn đề đặc biệt có nhiều cuộc gọi nhất, bằng các câu chuyện thực tế để giới thiệu đến các bạn. Mình hy vọng rằng những điều mình chia sẻ hôm nay sẽ là những thông tin hữu ích mà các bạn có thể tham khảo để chính bạn và gia đình có thể sống thoải mái tại Nhật Bản. Tham khảo: Dịch vụ tư vấn của GTN bằng ứng dụng [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trợ lý GTN (GTN Assistants) ※Đây là một dịch vụ tùy chọn của GTN Mobile. GTN Mobile có các tính năng đặc trưng sau nên rất được các bạn người nước ngoài mới đến Nhật Bản ưa chuộng và cũng có nhiều cuộc gọi cần tư vấn của người dùng dịch vụ này. ・ Có thể làm hợp đồng mạng mà không cần thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng ・ Thời gian thẩm tra ngắn ・ Có thể làm thủ tục bằng tiếng Việt ・ Bạn có thể đăng ký một thẻ tín dụng cùng lúc. 2. “Tiếng ồn” - vấn đề rắc rối nổi cộm của người Việt Karaoke tại nhà ở Việt Nam Các cuộc gọi tư vấn nhiều nhất từ các bạn Việt Nam mà mình nhận được liên quan đến tiếng ồn. Có cuộc gọi của người Việt Nam như: “Em đã bị cảnh sát nhắc nhở vì hàng xóm bị quấy rầy bởi tiếng ồn do em gây ra”, thì cũng có các cuộc gọi từ công ty quản lý như: “Những người hàng xóm sống ở đây cảm thấy bị quấy rầy bởi tiếng ồn nên tôi muốn nhắc nhở những người sống trong toà nhà này”. Ở Việt Nam, phố xá, nhà cửa sôi động hẳn lên từ sáng sớm. Nhiều gia đình có dàn karaoke tại gia và việc người ta hát karaoke tại nhà vào ban đêm không phải là hiếm. Tuy nhiên, người Nhật thích môi trường sống yên tĩnh nên nếu bạn gây ồn ào trong phòng, hàng xóm sẽ ngay lập tức phàn nàn với công ty quản lý. Nguyên nhân của những phàn nàn về tiếng ồn thường không phải là vấn đề ở Việt Nam, nhưng ở Nhật, nó có thể gây phiền toái cho những người xung quanh bạn. ◆ Ví dụ về “tiếng ồn” gây ra phàn nàn ・ Khi gọi điện thoại, nói chuyện to tiếng khi đang mở cửa sổ. ・ Kết nối điện thoại di động với loa và xem video mở âm lượng to. ・ Tổ chức tiệc đông người trong nhà và gây ồn ào. ・ Bật nhạc nền hát karaoke bằng micro không dây trong nhà. Bên cạnh đó, công ty quản lý thường xuyên nhận được những lời phàn nàn về tiếng đóng mở cửa và tiếng bước chân trong phòng (điều này không chỉ ở người Việt Nam). Có gần 100 cuộc gọi tư vấn về tiếng ồn từ người Việt Nam trong một tháng. Chúng mình đã giải thích văn hóa Nhật Bản và yêu cầu không được tái diễn tình trạng này, nhưng nếu không có cải thiện, công ty quản lý nhà sẽ bắt viết cam kết không tái diễn và trong một số trường hợp sẽ bị buộc phải chuyển ra ngoài. 3. Rắc rối với việc đổ rác Cùng với tiếng ồn, có rất nhiều cuộc gọi tư vấn về cách đổ rác. Có rất nhiều người gọi cho mình khi không biết phải làm gì sau khi bị người quản lý hoặc hàng xóm nhắc nhở về cách đổ rác sai. 〈Tư vấn〉Tôi không biết cách phân loại và thu gom rác. Phương thức phân loại và thu gom rác sẽ khác nhau tùy thuộc vào quận, huyện nơi bạn sinh sống. Khi các tổng đài viên bọn mình nhận được tư vấn sẽ phải kiểm tra cách thức phân loại và đổ rác tại địa phương, sau đó liên hệ với người cần tư vấn và thông báo chi tiết cho họ. 〈Tư vấn〉Tôi không biết nơi đổ rác. Có nhiều điểm thu gom rác mà bạn không được phép bỏ rác cho đến sáng ngày thu gom. Trong trường hợp đó, sẽ khó tìm được điểm thu gom rác nên chúng mình sẽ liên hệ với công ty quản lý nhà ở để tìm hiểu. Rác quá khổ không được thu gom do vứt rác không đúng cách 〈Tư vấn〉Tôi không biết cách bỏ rác quá khổ (rác lớn). Câu hỏi thường gặp nhất về rác là làm thế nào để xử lý rác quá khổ. Các cuộc gọi tư vấn đến như “Em muốn vứt bỏ tấm nệm của mình”, “Em muốn vứt bỏ vali của mình”, “Em muốn vứt bỏ chiếc giường của mình”. Khi vứt rác lớn, ví dụ như ở Tokyo, quy trình sau đây là bắt buộc. ① Đăng ký trước cho “Trung tâm tiếp nhận rác quá khổ” qua điện thoại hoặc internet. ② Mua “phiếu xử lý rác” tại cửa hàng tiện lợi để được thu gom rác. ③ Dán phiếu xử lý rác vào rác cần được xử lý và bỏ rác đúng nơi quy định vào ngày thu gom đã được chỉ định. Tuy nhiên, có nhiều người nước ngoài không thể tự tìm hiểu được nơi để gọi điện thoại hoặc mua phiếu xử lý rác bao nhiêu tiền thì được. Khi đó chúng mình sẽ phải tìm hiểu về cách xử lý rác lớn trong khu vực của người cần được tư vấn, hoặc có khi cũng phải thay mặt họ để gọi cho “Trung tâm tiếp nhận rác quá khổ” để đặt lịch hẹn thu gom giúp. Ngoài ra, đôi khi mình gửi sẵn một văn bản tiếng Nhật cho người gọi tư vấn như “Vui lòng bán cho tôi phiếu xử lý rác giá ◎◎ yên” để đưa cho nhân viên cửa hàng tiện lợi. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Quy định - tập quán trong cuộc sống|KOKORO 4. Hỗ trợ về sử dụng dịch vụ y tế Số lượng cuộc gọi tư vấn khác ngoài tiếng ồn và xử lý rác là tương đương nhau, nhưng trong số đó, hỗ trợ y tế đặc biệt hữu ích cho khách hàng. Trước tiên, hãy để mình giới thiệu các đối ứng cơ bản của chúng mình đối với cuộc gọi cần tư vấn về y tế. ① Tìm kiếm các phòng khám trên internet. Khi đó mình thường phải đọc thật kỹ các bài đánh giá bằng tiếng Nhật. ② Giới thiệu một số phòng khám và nhờ họ lựa chọn. ※ Nếu có phòng khám nói được tiếng Anh hoặc tiếng Việt, chúng mình sẽ ưu tiên giới thiệu.※ Ngoài ra, chúng mình sẽ giới thiệu các phòng khám chấp nhận phiên dịch qua điện thoại. ③ Trong một số trường hợp, sẽ thay mặt người cần tư vấn đặt hẹn phòng khám do họ lựa chọn. ④ Có trường hợp sử dụng ứng dụng điện thoại để phiên dịch (phiên dịch viên y tế) khi người gọi tư vấn đi khám sức khỏe. Các tổng đài viên bọn mình để có thể phiên dịch y tế một cách chính xác thì phải được đào tạo bài bản, tự học và lấy chứng chỉ phiên dịch y tế. Bây giờ chúng ta hãy cùng xem một số ví dụ cụ thể. 〈Tư vấn〉Em muốn điều trị sâu răng Tư vấn y tế phổ biến nhất là tư vấn về điều trị nha khoa. Ngoài việc tìm và cho bạn biết nên đến phòng khám nha khoa nào, mình còn phụ trách việc phiên dịch y tế (qua điện thoại) khi người nhận tư vấn đến khám tại phòng khám nha khoa. 〈Tư vấn〉Em muốn phẫu thuật. ・ Giới thiệu bệnh viện ・ Phiên dịch qua điện thoại khi khám trước phẫu thuật (những việc không nên làm trước khi phẫu thuật, chuẩn bị phẫu thuật, thủ tục nhập viện) 〈Tư vấn〉Em bị nhiễm corona rồi. ・Người cần tư vấn (nam giới), trung tâm y tế công cộng và mình đã có một cuộc gọi ba bên bằng điện thoại có thể kết nối đủ 3 người. ・Dựa trên cuộc nói chuyện qua điện thoại, người cần tư vấn đã được nhập viện gần đó trong một tuần. Mình thường nhận được các cuộc gọi như “Em đã nhận được phiếu tiêm chủng, nhưng em không biết phải làm gì tiếp theo”. Mình sẽ tìm địa điểm tiêm chủng gần nơi bạn ấy sinh sống và đặt lịch tiêm giúp. Cũng có nhiều cuộc gọi thắc mắc của các bạn nữ trẻ “Em muốn được tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung”. 5. Điện và ga đã bị cắt! 〈Tư vấn〉Điện và ga đã bị cắt. Có rất nhiều trường hợp bị cắt điện, ga do không thanh toán hóa đơn. Những cuộc gọi tư vấn nội dung này nhiều nhất là của các bạn du học sinh, những người thanh toán chi phí tại cửa hàng tiện lợi. Có tháng bạn sơ ý quên thanh toán tiền điện, tiền ga, sau đó nhận được giấy nhắc nhở của công ty điện lực nhưng bỏ qua vì không biết đó là gì, và cho đến một ngày điện và ga đã bị cắt. Trong những trường hợp như vậy, mình sẽ liên hệ với công ty điện lực hoặc công ty ga và hỏi họ lý do tại sao điện hoặc ga lại bị cắt. Tuỳ theo trường hợp, mình cùng với người cần tư vấn sẽ nói chuyện với công ty điện lực thông qua cuộc gọi ba bên. Khi biết số tiền chưa thanh toán, sẽ được công ty cho biết mã số nhập vào máy tại cửa hàng tiện lợi. Khi đó mình sẽ giải thích cho người cần tư vấn và yêu cầu họ hoàn tất thủ tục thanh toán tại cửa hàng tiện lợi. 6. Tư vấn liên quan đến hợp đồng nhà ở Mình thường xuyên nhận được những thắc mắc về hợp đồng thuê nhà. 〈Tư vấn〉Thời gian hợp đồng sắp hết hạn. Em nên làm gì để gia hạn? Phương thức gia hạn hợp đồng ở mỗi công ty quản lý sẽ khác nhau, vì vậy mình sẽ gọi điện cho công ty quản lý để tìm hiểu và truyền đạt lại cho người cần tư vấn biết cách thực hiện. 〈Tư vấn〉Hãy chỉ cho em các thủ tục khi ra nhà. Có rất nhiều các cuộc gọi tư vấn về về thủ tục ra nhà (kết thúc hợp đồng) và các chi phí liên quan. “Nên báo trước cho công ty quản lý bao nhiêu ngày?”, “Tiền dọn dẹp phòng đã được thanh toán chưa? Hay bây giờ mới phải trả?”, “Tiền nhà tháng cuối cùng có được tính theo ngày không?”, v.v…là những câu hỏi mình phải tìm hiểu và truyền đạt lại cho người gọi tư vấn. Ở Nhật, nếu bạn thông báo với công ty quản lý về việc chuyển đi muộn, hợp đồng sẽ tự động được gia hạn và bạn sẽ bị tính phí gia hạn (ở vùng Kanto thường là một tháng tiền thuê nhà), vì vậy hãy cẩn thận. 〈Tư vấn〉Tôi không thể chấp nhận chi phí sửa chữa khi ra nhà Không ít trường hợp gặp rắc rối với chủ nhà và công ty quản lý về chi phí sửa chữa khi ra nhà. Nếu bạn đã hút thuốc trong phòng, bạn có thể bị tính phí thay thế giấy dán tường, giấy dán cửa, v.v. Trong nhiều trường hợp, bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc trả tiền. Tuy nhiên, vẫn có chỗ có thể thương lượng vì nó phụ thuộc vào việc bạn đã sống ở nhà này bao lâu và mức độ bẩn của nó. Chúng mình cũng có thể hỗ trợ trong các cuộc đàm phán. 〈Tư vấn〉Điều hoà bị hỏng Có rất nhiều cuộc gọi về các thiết bị trong phòng bị hỏng. Đặc biệt là vào mùa hè, có nhiều cuộc gọi cần tư vấn về việc “máy lạnh bị hỏng”. Có rất nhiều trường hợp mình được nhờ hỗ trợ tư vấn vì “Em đã nói chuyện với công ty quản lý, nhưng bên đó mãi không sửa cho em, nên em muốn được hỗ trợ giúp”. Nếu điều hòa trên 10 năm thì có thể thay thế, còn trường hợp dưới 10 năm thì thường là sẽ được sửa chữa. 7. Câu hỏi liên quan đến tư cách cư trú và visa 〈Tư vấn〉Muốn được hướng dẫn thủ tục nhập cảnh Do sự phức tạp của các thủ tục nhập cảnh vì ảnh hưởng của corona, số lượng các cuộc gọi tư vấn như vậy đã tăng lên. Chúng mình sẽ cho bạn biết nên chuẩn bị những gì trước khi nhập cảnh vào Nhật Bản và những thủ tục cần làm sau khi đến Nhật Bản. Những người đã kí hợp đồng dịch vụ điện thoại với GTN có thể đăng ký tùy chọn dịch vụ Trợ lý GTN (GTN Assistants) và sử dụng dịch vụ tư vấn của chúng mình trước khi đến Nhật Bản. Ở Việt Nam cũng có văn phòng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, và bạn có thể đăng ký điện thoại di động GTN và các dịch vụ tùy chọn trước khi đến Nhật Bản. Cục xuất nhập cảnh 〈Tư vấn〉Tôi là kỹ năng đặc định và có thể bảo lãnh vợ qua Nhật được không? 〈Tư vấn〉Tôi đã nhận được một tài liệu từ cục xuất nhập cảnh, nhưng không hiểu nội dung của nó. 〈Tư vấn〉Em là du học sinh và em nên làm gì để chuyển sang visa lao động hay kỹ năng đặc định? Các cuộc gọi tư vấn như thế này từ ngày xưa đã có rất nhiều. Chúng mình sẽ truyền đạt lại nội dung trong tài liệu, đối với những nội dung khó, sẽ thay mặt người cần tư vấn gọi điện lên cục xuất nhập cảnh và xác nhận thông tin. 8. Bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế 〈Tư vấn〉Em nhận được giấy yêu cầu thanh toán bảo hiểm hưu trí, em phải làm gì? Mình thường nhận được các cuộc gọi như: “Em đã nhận được giấy yêu cầu thanh toán bảo hiểm hưu trí quốc dân và bảo hiểm y tế quốc dân. Em nên làm gì?”. Theo nguyên tắc chung, những khoản này phải được thanh toán. Mình sẽ yêu cầu người gọi tư vấn gửi hình ảnh của giấy tờ và truyền đạt lại nội dung của giấy tờ đó. Trong một số trường hợp, chúng mình sẽ thay cho người cần tư vấn gọi cho uỷ ban thành phố để kiểm tra. 〈Tư vấn〉Em muốn biết số tiền bảo hiểm y tế quốc dân chưa đóng. Chúng mình sẽ đại diện gọi đến uỷ ban thành phố, hoặc sẽ phiên dịch thông qua một cuộc gọi ba bên, bao gồm cả người cần tư vấn. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Những điểm qua trọng liên quan đến bảo hiểm hưu trí|KOKORO Tổng kết Trong bài viết này, mình đã giới thiệu về dịch vụ tư vấn mà nhân viên tổng đài tư vấn qua điện thoại hỗ trợ cuộc sống của chúng mình thường nhận được từ khách hàng Việt Nam và cách trả lời chúng. 7 vấn đề đặc biệt phổ biến cần được tư vấn của người Việt ・ Tiếng ồn・ Rắc rối với việc đổ rác・ Hỗ trợ về sử dụng dịch vụ y tế・ Điện và gas đã bị cắt!・ Tư vấn liên quan đến hợp đồng nhà ở・ Câu hỏi liên quan đến tư cách cư trú và visa・ Bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế Những tổng đài viên tư vấn sẽ cố gắng hết sức để hỗ trợ người dùng Trợ lý GTN (GTN Assistants), nhưng chúng mình hy vọng rằng những bạn đọc khác cũng sẽ tham khảo bài viết này để tránh những rắc rối nhiều nhất có thể và sống một cuộc sống vui vẻ ở Nhật Bản. Tác giả Hoàng Thị Đan Thi Sinh năm 1991. Sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Huế đã làm việc cho một công ty của Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh khoảng một năm rưỡi. Sau khi du học Nhật Bản trong 2 năm từ năm 2013, đã làm nhân viên tổng đài tư vấn của bộ phận hỗ trợ cuộc sống của GTN từ năm 2016. Sở thích là xem phim và đi du lịch.
  • Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...

    18/03/2024
    Ở Nhật Bản, dịch vụ điện thoại di động được cung cấp dưới hình thức hợp đồng với mức cước nghe gọi・dữ liệu rất đắt đỏ. Bài viết lần này sẽ gửi tới các bạn sắp sửa sang Nhật cũng như những ai đang sinh sống tại Nhật mà có ý định đăng ký sử dụng dịch vụ lần đầu hay chuyển công ty điện thoại di động (công ty viễn thông = nhà cung cấp dịch vụ) cách lựa chọn dịch vụ nghe gọi・dữ liệu (SIM) một cách khôn ngoan để tiết kiệm chi phí. 〈Nội dung bài viết〉 1. Những trường hợp cần có hợp đồng nghe gọi・dữ liệu 2. Nhà mạng lớn có chất lượng dịch vụ tốt nhưng giá cao 3. SIM giá rẻ ở Nhật 4. SIM giá rẻ mà người nước ngoài có thể dễ dàng đăng ký tại Nhật 5. Một số ví dụ về các gói cước SIM giá rẻ 6. Nhược điểm của SIM giá rẻ và cách khắc phục 7. Tổng kết 1. Những trường hợp cần có hợp đồng nghe gọi・dữ liệu Ở Nhật, cước dịch vụ di động nghe gọi・dữ liệu hàng tháng rất đắt đỏ. Do đó, có nhiều bạn thực tập sinh kĩ năng chỉ chủ yếu sử dụng Wi-Fi ở ký túc xá của công ty (hoặc nhà riêng) và không hề dùng thẻ SIM cho đến tận khi về nước. Thế nhưng, nếu như bạn là du học sinh hoặc kỹ sư, thì sẽ có những lúc cần có số điện thoại của riêng mình để đi xin việc hoặc liên lạc với chỗ làm. Vì vậy, có thể cuộc sống của bạn sẽ trở nên bất tiện nếu không có số điện thoại (SIM). Ngoài ra, sở hữu số điện thoại (SIM liên lạc) cũng sẽ có ích trong những trường hợp cần gọi cho cảnh sát (110) hay cứu thương (119). Ở Việt Nam, SIM trả trước được sử dụng rất phổ biến, nhưng ở Nhật lại gần như không có hình thức này. Chính vì vậy, bạn cần phải kí hợp đồng với nhà mạng (công ty viễn thông) và trả cước dịch vụ nghe gọi・dữ liệu hàng tháng. Tùy theo nhà mạng cũng như nội dung hợp đồng (gói cước + lựa chọn thêm) mà mức phí hàng tháng này có thể rất khác nhau. 2. Nhà mạng lớn có chất lượng dịch vụ tốt nhưng giá cao 3 nhà mạng lớn 3 nhà mạng (công ty viễn thông) lớn ở Nhật Bản là docomo, au và Softbank, cung cấp dịch vụ dữ liệu tốc độ cao và chất lượng nghe gọi tốt. Các nhà mạng này cũng có nhiều cửa hàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ nghe gọi trong nước không giới hạn và dung lượng dữ liệu cao (không giới hạn) với mức giá cố định. Cước dịch vụ hàng tháng Tuy nhiên, đa số cước dịch vụ nghe gọi・dữ liệu hàng tháng sẽ rơi vào khoảng từ 5,000 đến 8,000 yên. Nếu cộng thêm cả tiền mua điện thoại di động vào thì con số này sẽ vô cùng đắt đỏ. Nếu bạn mua một chiếc điện thoại được nhiều người ưa thích như iPhone chẳng hạn, rồi kí hợp đồng dịch vụ nghe gọi・dữ liệu nữa thì nhiều khả năng số tiền bạn phải trả hàng tháng (gồm tiền cước nghe gọi・dữ liệu + trả góp điện thoại) sẽ vượt quá 10,000 yên. Phí hủy dịch vụ (phí hủy hợp đồng) Tính đến năm 2021, nếu bạn chuyển sang sử dụng nhà mạng khác thì sẽ phải mất khoảng 10,000 yên. Nếu hủy hợp đồng vào giữa thời hạn hợp đồng hai năm, thì phải trả khoảng 10.000 yên "phí vi phạm hợp đồng" và thêm 3,300 yên cho thủ tục chuyển nhượng. Tuy nhiên, hiện nay cả hai khoản phí này đều đã được loại bỏ. Nhưng nếu bạn vẫn đang trả góp tiền điện thoại thì bạn cần phải thanh toán nốt số tiền còn lại khi hủy hợp đồng với nhà mạng. 3. SIM giá rẻ ở Nhật Gần đây, số lượng người sử dụng SIM giá rẻ không phải của các nhà mạng lớn đang dần tăng lên. Nếu bạn muốn giữ cước phí nghe gọi・dữ liệu trên điện thoại di động của mình ở mức thấp, thì hãy thử cân nhắc đến “SIM giá rẻ” nhé. Để sử dụng được SIM giá rẻ thì cần phải có điện thoại chưa lắp SIM, nhưng bù lại lại có những gói cước với giá dưới 1.000 yên mỗi tháng. Ngoài ra còn có cả loại SIM giá rẻ mà bạn có thể đăng ký thông qua website. Nếu chọn ký hợp đồng tại cửa hàng, thì cũng nhiều nơi có nhân viên người Việt, tuy nhiên nếu có người từ đoàn thể, công ty, trường học hoặc bạn bè đi cùng vẫn sẽ an toàn hơn. Các gói cước và mức giá Gói cước có nghe gọi và gói cước chỉ dùng dữ liệu Đối với SIM giá rẻ, có hai loại gói cước chính là “gói cước có nghe gọi” và “gói cước chỉ dùng dữ liệu”. Điểm khác nhau của hai gói cước này chính là khả năng nghe gọi điện thoại. Với gói cước có nghe gọi thì bạn có thể thực hiện cuộc gọi từ số điện thoại có đầu số là 080 hoặc 090. Cước cuộc gọi Giá cước nghe gọi trung bình của gói cước nghe gọi là 22 yên cho 30 giây. Ngoài ra còn có các gói và lựa chọn khác như “cước cố định 5 phút” cho phép bạn thực hiện các cuộc gọi có thời lượng dưới 5 phút không giới hạn số lần, “cước cố định 10 phút”, hay gói “gọi không giới hạn'' cho phép thực hiện cuộc gọi không giới hạn. Tuy nhiên, nếu bạn gọi điện bằng SNS (chẳng hạn như LINE hoặc Messenger) thì sẽ không bị tính phí. Có cả các gói cước nghe gọi với giá dưới 1.000 yên Một số gói SIM giá rẻ có giá dưới 1.000 yên mỗi tháng. Bạn có thể chọn gói cơ bản hoặc các gói lựa chọn tùy thêm dựa trên nhu cầu sử dụng dữ liệu và thời gian nghe gọi của mình. Nếu bạn có thói quen kết nối Internet qua Wi-Fi ở nhà, ký túc xá, trường học, hoặc nơi làm thêm v.v. và không sử dụng Internet nhiều ở những nơi khác, thì có thể đăng ký gói cước có dung lượng dữ liệu thấp. Các giấy tờ cần thiết để ký hợp đồng ・ Giấy tờ chứng minh nhân thân (như thẻ lưu trú v.v.) ・ Trường hợp thanh toán tiền qua tài khoản ngân hàng → Sổ ngân hàng (hoặc thẻ ATM) và con dấu cá nhân ・ Trường hợp thanh toán bằng thẻ tín dụng→Thẻ tín dụng 4. SIM giá rẻ mà người nước ngoài có thể dễ dàng đăng ký tại Nhật GTN Mobile GTN Mobile – Đăng ký không cần tài khoản ngân hàng Nhật Bản hay thẻ tín dụng〈quảng cáo〉 Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn hai loại SIM giá rẻ mà người nước ngoài có thể dễ dàng đăng ký. GTN Mobile chỉ cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài và cũng là một trong những loại SIM rẻ nhất mà người nước ngoài có thể đăng ký tại Nhật Bản. Nó có các ưu điểm như sau: có thể ký hợp đồng ngay cả khi bạn không có tài khoản ngân hàng tại Nhật hoặc thẻ tín dụng, có thể thanh toán tại cửa hàng tiện lợi và có thể đăng ký bằng tiếng Việt. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] GTN Mobile Đặc điểm của GTN Mobile Ngay cả những người mới đến Nhật Bản và chưa có tài khoản ngân hàng ở Nhật hoặc thẻ tín dụng cũng có thể đăng ký. Có thể thanh toán tại cửa hàng tiện lợi hoặc bằng cách tự động trừ tiền từ tài khoản ngân hàng. Có thể sử dụng tiếng Việt (khi đăng ký hoặc liên hệ với nhà mạng). Có thể đăng ký SIM từ nước ngoài và nhận SIM tại sân bay ở Nhật. Có thể đăng ký thẻ tín dụng dành riêng cho người nước ngoài cùng lúc với thẻ SIM. Có thể nhận hỗ trợ, tư vấn miễn phí bằng tiếng Việt. 〈Ví dụ các gói cước có kèm nghe gọi〉 ・3GB:1,200 yên/tháng ・10GB:2,200 yên/tháng ※ Tất cả các cuộc gọi trong nước là 22 yên/ 30 giây (cũng có cả gói cước gọi không giới hạn) ※ Tất cả giá đã bao gồm thuế SIM VÀNG mà người Việt ưa thích Hợp đồng SIM VÀNG yêu cầu phải có thẻ tín dụng được phát hành tại Nhật Bản, nhưng bạn cũng có thể thảo luận về các phương thức thanh toán khác. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] SIM VANG 〈Ví dụ các gói cước có kèm nghe gọi〉 ・1GB:1,628 yên/tháng ・3GB:2,398 yên/tháng ・5GB:2,882 yên/tháng ※ Tất cả các cuộc gọi trong nước là 22 yên/ 30 giây (lựa chọn thêm: gói cước cố định 5 phút, cước cố định 10 phút, cước cố định 15 phút) ※ Tất cả giá đã bao gồm thuế 5. Một số ví dụ về các gói cước SIM giá rẻ Ở Nhật còn rất nhiều loại SIM giá rẻ khác. Nếu tìm kiếm bằng những từ khóa như "SIM giá rẻ", "so sánh", bạn sẽ thấy rất nhiều bài viết so sánh dịch vụ, giá cả của các nhà mạng khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn không có thẻ tín dụng được phát hành tại Nhật Bản thì có thể sẽ khó đăng ký hơn. Chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một số gói SIM giá rẻ của các nhà mạng khác nhau. ※ Có lẽ nhiều người nước ngoài muốn có điện thoại chỉ để liên lạc với nơi làm việc của họ, vì vậy chúng tôi chỉ giới thiệu tới các bạn những gói cước nghe gọi. ※ Bài viết này giả định rằng bạn sẽ kết nối Internet chủ yếu ở nhà, quán cà phê, cửa hàng tiện lợi, v.v. và sẽ giảm thiểu các hoạt động liên lạc dữ liệu khác. ※ Tất cả giá đã bao gồm thuế. ※ Tất cả "cuộc gọi thoại" là cuộc gọi được thực hiện trong phạm vi Nhật Bản (các cuộc gọi quốc tế sẽ được tính phí riêng). ◆ Giá cước một số loại SIM giá rẻ phổ biến tại Nhật (tính đến thời điểm hiện tại là tháng 3 năm 2024) LINEMO ・ 3GB:990 yên/tháng・ 20GB:2,728 yên/tháng・ LINE có gói Giga free (dùng không giới hạn)・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:5 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn) IIJmio (aiaijeimio) ・ 2GB:850 yên/tháng・ 5GB:990 yên/tháng・ 10GB:1,500 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 11 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:5 phút với mức giá cố định, 10 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn) mineo (maineo) ・ 1GB:1,298 yên/tháng・ 5GB:1,518 yên/tháng・ 10GB:1,958 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:10 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn) BIGLOBE Mobile ・ 1GB:1,078 yên/tháng・ 3GB:1,320 yên/tháng・ 6GB:1,870 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Nếu dùng ứng dụng thì là 9.9 yên/30 giây) Rakuten mobile ・ 3GB:1,078 yên/tháng・ 20GB:2,178 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:15 phút với mức giá cố định)(Nếu dùng ứng dụng thì miễn phí) UQmobile 〈Gói cước Mini mini〉・ 4GB:2,365 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây (Lựa chọn thêm:10 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn)〈Gói cước Komi komi〉・ 20GB:3,278 yên/tháng・ Miễn phí cho các cuộc gọi dưới 10 phút, không giới hạn số lần(Nếu vượt quá 10 phút thì cước phí là 22 yên/30 giây đối với thời gian vượt quá giới hạn)(Lựa chọn thêm:Nghe gọi không giới hạn) Y!mobile (waimobile) ・ 4GB:2,365 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:10 phút với mức gia cố định, nghe gọi không giới hạn) 6. Nhược điểm của SIM giá rẻ và cách khắc phục Chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn những nhược điểm của SIM giá rẻ và các cách khắc phục. ① Tốc độ truy cập dữ liệu không ổn định Nhược điểm của SIM giá rẻ là tốc độ truy cập dữ liệu. Các hãng SIM giá rẻ chỉ thuê lại một phần đường truyền của 3 nhà mạng lớn nên trong những khoảng thời gian có nhiều người cùng sử dụng thì tốc độ truy cập dữ liệu thường bị chậm đi. 〈Cách khắc phục〉 ・ Nếu kết nối với Wi-Fi ở nhà, quán cafe hoặc cửa hàng tiện lợi thì sẽ giải quyết được vấn đề tốc độ truy cập dữ liệu. ・ Nên duy trì kết nối Internet ở mức tối thiểu trong các nhà hàng đông đúc hay trên các chuyến tàu vào giờ cao điểm đi lại. ② Hầu như đều thanh toán bằng thẻ tín dụng Thanh toán cước phí hàng tháng của SIM giá rẻ chủ yếu được thực hiện bằng thẻ tín dụng, nhưng cũng có những loại SIM giá rẻ cho phép bạn thanh toán tại cửa hàng tiện lợi hoặc tự động trừ tiền từ tài khoản ngân hàng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] GTN Mobile, không cần thẻ tín dụng ③ Nhà mạng giá rẻ bán ít mẫu điện thoại hơn Nếu mua điện thoại khi ký hợp đồng với các nhà mạng SIM giá rẻ, bạn sẽ thấy có ít mẫu điện thoại có thể lựa chọn hơn so với 3 nhà mạng lớn. 〈Cách khắc phục〉 Gần đây có một số loại điện thoại không có sẵn SIM và có thể sử dụng bằng cách lắp thẻ SIM khác vào, vì vậy bạn có thể mua những chiếc như vậy từ Việt Nam sang, hoặc mua một chiếc đã qua sử dụng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, tùy loại SIM mà có thể xảy ra trường hợp không tương thích với máy, thế nên khi kí hợp đồng thì hãy kiểm tra xem máy có nhận SIM không nhé. ④ Hỗ trợ 3 nhà mạng lớn có rất nhiều cửa hàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ, nhưng nhiều nhà mạng SIM giá rẻ lại thường chỉ hỗ trợ thông qua hình thức chat. 7. Tổng kết Bạn sẽ không thể sử dụng điện thoại di động ở Nhật Bản trừ khi ký hợp đồng với nhà mạng và trả cước hàng tháng. Ba nhà mạng lớn của Nhật Bản cung cấp tốc độ truy cập dữ liệu và chất lượng cuộc gọi tuyệt vời nhưng chúng có giá từ 5.000 đến 8.000 yên mỗi tháng. Tuy nhiên, ở Nhật Bản có rất nhiều loại SIM giá rẻ, và một số gói cước có giá dưới 1.000 yên mỗi tháng. Các cuộc gọi trong nước thường có giá 22 yên/30 giây và có các sự lựa chọn thêm như ''Gọi với mức cước cố định'' cho phép bạn thực hiện bao nhiêu cuộc gọi tùy thích trong vòng 5 phút (hoặc 10, 15 phút) và ''Gọi không giới hạn'' cho phép thực hiện cuộc gọi không giới hạn. Ngoài ra còn có gói "cuộc gọi không giới hạn". Nhược điểm của SIM giá rẻ là khả năng liên lạc có thể không ổn định, nhưng điều này có thể được khắc phục bằng cách sử dụng Wi-Fi của cửa hàng, hoặc hạn chế sử dụng ở khu vực đông người. Ngoài ra, trong khi nhiều nơi yêu cầu phải có thẻ tín dụng phát hành tại Nhật Bản để ký hợp đồng thì cũng có những loại SIM giá rẻ cho phép bạn ký hợp đồng mà không cần có tài khoản ngân hàng hay thẻ tín dụng Nhật Bản.
  • Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản

    13/03/2024
    Sau khi đi du học tốt nghiệp ra trường, mình quyết định ở lại Nhật làm việc từ đó đến giờ thấm thoắt đã hơn 13 năm. Năm 2012, mình kết hôn và sinh được 2 bé. Bé lớn nhà mình đi nhà trẻ (hoikuen) được 4 năm và hiện giờ đã chuyển sang học mẫu giáo (yochien). Bé nhỏ mới được hơn 1 tuổi đang chuẩn bị đi nhà trẻ. Mọi người thường nói với nhau rằng rất khó để giành được một suất vào nhà trẻ ở Nhật Bản. Trong bài viết này, thông qua kinh nghiệm của bản thân, mình sẽ chia sẻ với các bạn một số bí quyết về cách chuẩn bị và nộp đơn nhập học vào nhà trẻ của Nhật Bản. Mình hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm sữa có con ở giai đoạn sắp đi nhà trẻ như mình nhé. (Bài viết được viết vào năm 2022. Sau đó, thông tin về các chế độ đã được cập nhật.) 〈Nội dung〉 1. 5 điểm khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam ・ Khác biệt 1: Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) ・ Khác biệt 2: Nơi nộp hồ sơ ・ Khác biệt 3: Thời gian nhập học và nộp đơn ・ Khác biệt 4: Phí giữ trẻ ・ Khác biệt 5: Phân chia lớp 2. Sự khác biệt giữa nhà trẻ và mẫu giáo 3. Cách chọn nhà trẻ của mình 4. Tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp hồ sơ! 5. Tham quan nhà trẻ sớm 6. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký 7. Bí quyết là biết số điểm mình có 8. Lời kết ◆Nội dung◆ 1. 5 điểm khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam ・ Khác biệt 1: Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) ・ Khác biệt 2: Nơi nộp hồ sơ ・ Khác biệt 3: Thời gian nhập học và nộp đơn ・ Khác biệt 4: Phí giữ trẻ ・ Khác biệt 5: Phân chia lớp 2. Sự khác biệt giữa nhà trẻ và mẫu giáo 3. Cách chọn nhà trẻ của mình 4. Tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp hồ sơ! 5. Tham quan nhà trẻ sớm 6. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký 7. Bí quyết là biết số điểm mình có 8. Lời kết 1. 5 điểm khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam Nhà trẻ ở Nhật Bản Trước tiên, mình sẽ giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu nhất về sự khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam. ◆ Nhà trẻ/ Mẫu giáo ở Việt Nam Các trường mẫu giáo và nhà trẻ ở Việt Nam bao gồm các cơ sở như dưới đây. Và nhà trẻ cũng được phân ra thành trường công lập và trường tư thục. Nhà trẻ Nhà trẻ sẽ đón nhận các bé trong độ tuổi từ 0 tuổi đến 3 tuổi Mẫu giáo Mẫu giáo sẽ đón nhận các bé vào học ở độ tuổi từ 3 tuổi cho đến trước tuổi vào tiểu học Cơ sở giống như trường giữ trẻ ở Nhật:Mầm non Cơ sở có đặc điểm của cả nhà trẻ và mẫu giáo ◆ Nhà trẻ ở Nhật Bản Nhà trẻ ngoài chứng nhận cũng có thể đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau Ở Nhật cũng có nhà trẻ công lập và tư thục, nhưng chủ yếu người ta phân chia nhà trẻ theo nhà trẻ được chứng nhận và nhà trẻ ngoài chứng nhận. Nhà trẻ được chứng nhận là cơ sở giữ trẻ đáp ứng các tiêu chuẩn do chính phủ đặt ra (về quy mô cơ sở, số lượng nhân viên chăm sóc trẻ, có hay không có phòng ăn ở trường, v.v.) và được tỉnh trưởng phê chuẩn. Các nhà trẻ ngoài chứng nhận cũng đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của phụ huynh, nhưng phí giữ trẻ thường cao hơn so với các nhà trẻ được chứng nhận. ◆ Sự khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam Sự khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam bao gồm 5 đặc điểm lớn như dưới đây: ① Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) ② Nơi nộp hồ sơ ③ Thời gian nhập học và nộp đơn ④ Phí giữ trẻ ⑤ Phân chia lớp Khác biệt 1: Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) Nhà trẻ ở Nhật Bản Điểm khác biệt lớn nhất giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam là tiêu chuẩn nhập học (điều kiện xét tuyển). Các trường mẫu giáo công lập tại Việt Nam tiếp nhận con em theo tuyến tức là cứ là cư dân ở địa phương là có quyền nộp đơn. Tuy nhiên, để đăng ký vào nhà trẻ được chứng nhận ở Nhật Bản thì bố mẹ (người giám hộ) phải có lí do chính đáng cho việc không thể chăm sóc con cái của mình như là do công việc, bệnh tật, hay phải chăm sóc bố mẹ bị bệnh hiểm nghèo, v.v. thì mới có thể nộp đơn xin nhập học. Mỗi một khu vực có các tiêu chí xét tuyển do chính phủ thiết lập cho từng vùng và hoàn cảnh của người nộp đơn dựa trên tính thiết yếu của việc gửi sẽ được số hóa theo chỉ số xét tuyển. Các chỉ số xét tuyển được gọi là “điểm”. Nói một cách đơn giản là điểm càng cao thì nhu cầu gửi trẻ đi nhà trẻ càng tăng và ưu tiên được trúng tuyển càng cao. Dưới đây là một vài ví dụ về các yếu tố quyết định điểm số: ・ Số ngày và số giờ làm việc của bố mẹ ・ Ông bà có sống ở gần hay không? ・ Thu nhập của gia đình (thu nhập tính theo hộ gia đình) ・ Hộ gia đình có bố hoặc mẹ đơn thân hoặc hộ gia đình mà bố hoặc mẹ đi làm xa nhà ・ Có anh chị em cũng đang học tại nhà trẻ đó Khác biệt 2: Nơi nộp hồ sơ Nơi nộp hồ sơ nhập học cũng có sự khác biệt lớn. Để vào nhà trẻ ở Việt Nam, dù là nhà trẻ công lập hay tư thục, bố mẹ đều phải trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký tại trường và sau khi có giấy báo trúng tuyển nhập học thì trẻ sẽ được vào học. Nhưng ở Nhật thì lại khác, để vào nhà trẻ được chứng nhận thì bố mẹ phải thông qua ủy ban quận để nộp đơn đăng ký. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn muốn đăng ký cho con mình học tại nhà trẻ ngoài chứng nhận thì bạn có thể nộp đơn xin nhập học trực tiếp tại trường. ・ Ở Việt Nam, vì bố mẹ sẽ nộp đơn trực tiếp vào nhà trẻ nên khi còn chỗ trống (chỉ tiêu tuyển sinh) thì bé có thể vào học. ・ Đối với các nhà trẻ được chứng nhận ở Nhật Bản, ủy ban quận sẽ quyết định bé có thể được nhập học hay không dựa vào hệ thống điểm số nên bố mẹ không thể tự do quyết định nộp đơn đăng ký vào nhà trẻ cụ thể nào. Khác biệt 3: Thời gian nhập học và nộp đơn Kết quả xét tuyển sẽ được công bố vào tháng 1 đến tháng 2. Trong trường hợp không trúng tuyển, bố mẹ có thể nộp đơn cho bé vào đợt tuyển sinh lần 2. Điểm khác biệt thứ ba là thời điểm nhập học. Ở Việt Nam, trẻ em sẽ đi nhà trẻ vào tháng 8 hàng năm, nhưng ở Nhật Bản, thời gian vào nhà trẻ của các bé lại là tháng 4 hàng năm. Ở Nhật Bản, thời hạn nộp hồ sơ để vào nhà trẻ là 5 đến 6 tháng trước khi trẻ nhập học nên bố mẹ cần chuẩn bị sớm các giấy tờ cần thiết. Về cách thức nộp đơn, có một số ủy ban quận nhận đơn trực tiếp, nhưng cũng có những nơi chỉ chấp nhận hồ sơ được gửi qua đường bưu điện. Hạn nộp hồ sơ đăng ký rất quan trọng khi bạn muốn cho trẻ vào nhà trẻ ở Nhật Bản, vì vậy bố mẹ cũng phải cẩn thận để ý thời hạn này nhé! ◆Quy trình từ nộp đơn đăng ký đến khi nhập học nhà trẻ (ví dụ) ・ Nộp hồ sơ tại ủy ban quận: Tháng 10 đến tháng 12 năm trước ・ Xét tuyển: Tháng 1 đến tháng 2 ・ Thông báo kết quả xét tuyển: Tháng 1 đến tháng 2 ・ Phỏng vấn / Kiểm tra sức khỏe: Tháng 2 đến tháng 3 ・ Nhập học: tháng 4 Khác biệt 4: Phí giữ trẻ Phí giữ trẻ tại các nhà trẻ công lập ở Việt Nam là chi phí cố định giống nhau bất kể hoàn cảnh gia đình như thế nào, nhưng mức phí ở các nhà trẻ tư thục là hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào từng trường. Ở Nhật Bản, phí giữ trẻ cho bé từ 0 tuổi đến 2 tuổi đi nhà trẻ được chứng nhận sẽ thay đổi tùy thuộc vào thu nhập của hộ gia đình. Với trẻ em từ 3 đến 5 tuổi ở các nhà trẻ được chứng nhận là miễn phí hoàn toàn. Còn trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học tại các nhà trẻ ngoài chứng nhận thì sẽ được nhận khoản hỗ trợ không hoàn lại tối đa là 37.000 yên mỗi tháng. Khác biệt 5: Phân chia lớp Con trai lớn của mình bắt đầu học từ lớp 1 tuổi (ảnh lúc con 2 tuổi) Trong trường hợp các nhà trẻ công lập ở Việt Nam, các lớp học được xác định theo năm sinh (tháng 1 đến tháng 12), nhưng ở Nhật Bản thì hơi khác một chút. Niên khóa của các trường học, mẫu giáo và nhà trẻ Nhật Bản bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 3 năm sau đó. Vì lý do này, các lớp được phân chia theo niên khóa tính theo mốc tháng 4 hàng năm. Cụ thể, các lớp học và năm học được phân chia theo độ tuổi của bé tính ở thời điểm ngày 1 tháng 4 hàng năm, và cứ vào tháng 4 các em sẽ được lên lớp. Tròn tuổi tính mốc ngày 1 tháng 4 Lớp trực thuộc 5 tuổi Lớp Nencho(trẻ 5 tuổi) 4 tuổi Lớp Nenchu(trẻ 4 tuổi) 3 tuổi Lớp Nensho(trẻ 3 tuổi) 2 tuổi Lớp trẻ 2 tuổi 1 tuổi Lớp trẻ 1 tuổi 0 tuổi Lớp trẻ 0 tuổi Tròn tuổi tính mốc ngày 1 tháng 4 Lớp trực thuộc 5 tuổi Lớp Nencho (trẻ 5 tuổi) 4 tuổi Lớp Nenchu (trẻ 4 tuổi) 3 tuổi Lớp Nensho (trẻ 3 tuổi) 2 tuổi Lớp trẻ 2 tuổi 1 tuổi Lớp trẻ 1 tuổi 0 tuổi Lớp trẻ 0 tuổi 2. Sự khác biệt giữa nhà trẻ và mẫu giáo Chỉ có nhà trẻ mới có thể nhận giữ trẻ dưới 3 tuổi Có rất nhiều điểm khác nhau giữa trường mẫu giáo và nhà trẻ ở Nhật Bản. Mình sẽ tóm tắt thông tin ở bảng bên dưới như sau: Nhóm tuổi đối tượng Các bé từ 0 đến 6 tuổi (trước tuổi đi học tiểu học) có thể đi nhà trẻ, nhưng chỉ có các bé từ 3 tuổi trở lên mới được đi học ở trường mẫu giáo. Các kỳ nghỉ dài Các trường mẫu giáo ở Nhật có nghỉ hè, nghỉ đông và nghỉ xuân nữa. Trong thời gian đó trường không nhận giữ trẻ, nhưng nhà trẻ thì nhận giữ trẻ quanh năm. Thời gian giữ trẻ Trường mẫu giáo hầu hết nhận giữ trẻ từ 9 giờ đến 14 giờ, nếu thời gian có kéo dài thì cũng chỉ là từ 8 giờ đến 17 giờ. Nhưng ở nhà trẻ, đa phần các trường nhận giữ bé từ 7 giờ đến 19 giờ. Vì cả hai vợ chồng mình đều phải đi làm, ông bà cả hai bên đều không ở gần, vì vậy bọn mình không còn cách nào khác là gửi con trai lớn vào nhà trẻ. Tuy nhiên năm ngoái do mình mang thai và nghỉ sinh bé thứ hai, đồng thời chuyển nhà nên hiện mình gửi con trai lớn ở trường mẫu giáo. 3. Cách chọn nhà trẻ của mình Con trai lớn (khi bé 1 tuổi) Mình thực sự bắt đầu công việc chuẩn bị hồ sơ để nộp đăng ký đi nhà trẻ cho con trai đầu (sinh năm 2016) là vào mùa hè năm 2017. Trong tiết trời nóng như đổ lửa, mình vẫn nhớ như in cảm giác vừa bế con vừa đi đến uỷ ban quận rồi tham quan nhà trẻ để lo đầy đủ tất cả các giấy tờ cần thiết. Khi lựa chọn nhà trẻ cho bé, mình đặc biệt chú trọng 4 điểm sau đây: ① Nhà trẻ được chứng nhận (Mình nghĩ sẽ an toàn hơn nếu trường đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc gia) ② Vị trí gần nhà (Vì công ty xa nhà nên mình muốn thời gian đưa đón bé càng ngắn càng tốt) ③ Giáo viên tốt nhiệt tình, đặc biệt chú trọng việc có nhiều thầy cô có kinh nghiệm lâu năm với trẻ nhỏ. ④ Có sân vườn với diện tích vừa đủ (để trẻ thoải mái vận động) Để xác định gần nhà mình có các nhà trẻ như thế nào cách đơn giản nhất là tải bản đồ nhà trẻ từ trên trang chủ của uỷ ban quận các bạn nhé. Đồng thời mình tải luôn danh sách ghi số lượng tuyển sinh của các trường để khoanh vùng tìm nhà trẻ phù hợp. Sau khi đọc cẩn thận và kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin, mình đã chọn ra được 7 trường đáp ứng nhu cầu của mình và lên lịch trình tham quan. 4. Tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp hồ sơ! Trước hết, hãy tập hợp thông tin ở uỷ ban quận và trên trang chủ! Để vào nhà trẻ ở Nhật ai cũng nói là không dễ dàng chút nào. Thế nên trong đơn đăng ký, bạn hãy viết tất cả tên các nhà trẻ mà bạn nghĩ có thể gửi bé vào được theo thứ tự nguyện vọng từ cao xuống thấp nhé. Tuy vậy vì tỷ lệ cạnh tranh cao nên thường thì khả năng được chọn của nguyện vọng một là thấp và thậm chí việc bạn không trúng nguyện vọng nào cũng không có gì là lạ cả. Vậy nên cách tốt nhất là ta phải chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh sai sót và tăng khả năng đỗ cho bé nhé. Đầu tiên, mình đã đến uỷ ban quận hỏi nhân viên tư vấn tuyển sinh nhà trẻ thời hạn nộp hồ sơ và các lưu ý và nhận đơn đăng ký. Bạn cũng có thể kiểm tra thời hạn đăng ký trên trang web hoặc qua điện thoại nhé. Mình đã thất bại trong lần “ra quân đầu tiên”...! Con trai đầu của mình sinh cuối năm 2016 (sau tháng 4 là lúc niên học bên Nhật bắt đầu). Vậy nên mình đã nộp hồ sơ xét tuyển vào tháng 11 năm 2016 để bé có thể đi nhà trẻ vào tháng 4 năm 2017, nhưng đáng tiếc là bé không được chọn. Năm 2017, một lần nữa mình nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển giữa kỳ nhưng lại không đỗ cũng cùng lý do là không còn chỉ tiêu trống cho bé. Vào tháng 11 năm 2017 mình đã nộp hồ sơ lần 3 và cuối cùng cũng đỗ nên con trai lớn của mình bắt đầu đi nhà trẻ từ tháng 4 năm 2018. Mình không có ấn tượng là xin vào nhà trẻ ở Việt Nam khó nên khi trượt hết lần này đến lần khác ở bên này thì mình đã rất bất ngờ. Xin nhà trẻ Nhật mệt thật chứ đùa đâu! Các bố mẹ cũng cần chú ý tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp đơn nhé. Một người bạn Việt Nam của mình đã gặp phải tình cảnh dở khóc dở cười là tuy chỉ nộp hồ sơ muộn có một ngày thôi nhưng đã không được ủy ban quận chấp nhận. Ngay cả khi bé nhà bạn đủ điều kiện nhập học thì cũng sẽ không thể đỗ nếu bạn trễ thời hạn, vì vậy các bố mẹ hãy cẩn thận điểm này nhé! 5. Tham quan nhà trẻ sớm Hãy đến tham quan nhà trẻ trước khi nộp đơn nhé. Nhà trẻ là nơi đầu tiên bé sinh hoạt cộng đồng và là nơi các bạn nhỏ trải qua tương đối thời gian trong 5 năm đầu đời nên mình thực sự rất lưu ý vấn đề này. Thêm một điều nữa là trong đơn đăng ký có cột điền tên nhà trẻ từ nguyện vọng 1 đến nguyện vọng 5 nên mình quyết định dành thời gian tham quan nhà trẻ cũng là để xác định thứ tự trên dưới này cho dễ nữa. Mình đã gọi điện đến từng nhà trẻ và đặt lịch hẹn, sau đó đến thăm 7 nhà trẻ trong chỉ 2 tuần. Khi đến nơi và trực tiếp tham quan các nhà trẻ, mình phát hiện ra rất nhiều điều mà mình không thể biết được nếu chỉ đọc thông tin trên bản đồ hay trang web của nhà trẻ. Ví dụ, có nhà trẻ mặc dù nhìn trên bản đồ thì thấy rất gần nhưng thực tế khi đi thử đến đó thì đoạn đường lại có rất nhiều dốc và phải dừng nhiều vì đèn tín hiệu giao thông nên rốt cuộc có thể lại tốn rất nhiều thời gian cho việc đưa đón con. Ngoài ra, có nhà trẻ mặc dù ban đầu mình không thích lắm vì có vẻ xa nhà nhưng khi đến tận nơi thì mới biết là trường mới và các giáo viên rất tận tình và tất nhiên, ngược lại cũng có nơi gần nhà nhưng cơ sở thiết bị đã cũ lại không có sân vườn nữa. Có rất nhiều điểm mà chỉ sau khi tham quan thực tế bạn mới có thể nhận ra Ngoài ra còn là vấn đề về sở thích nữa. Ví dụ đơn giản là mình thì mình nghĩ là một nhà trẻ có nhiều cây xanh thì tốt quá rồi, nhưng có một cô bạn người Nhật của mình lại chia sẻ rằng: “Nhà trẻ mà có nhiều cây xanh bao quá thì chắc sẽ có nhiều muỗi và côn trùng lắm nên mình không thích lắm đâu!”. Đó là lý do tại sao tốt nhất bạn nên xác định rõ tiêu chuẩn của riêng mình và trực tiếp tham quan trường để xác nhận trước khi ghi nguyện vọng chứ không nên cứ nghe bảo tốt là xin vào. Bạn bận thì không còn cách nào chứ nếu có đôi chút thời gian thì mình khuyên các bạn hãy đến tham quan trường vì thực sự rất hữu ích đó. 6. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký Các hồ sơ đăng ký xét tuyển có thể hơi khác nhau tùy thuộc vào khu vực bạn sinh sống, nhưng nếu bạn sống ở quận Arakawa-ku, Tokyo thì các tài liệu sau đây là bắt buộc. ① Đơn đăng ký nhập học ② Đơn xin hỗ trợ (trợ cấp) ③ Giấy xác nhận các mục quan trọng / Giấy đồng ý ④ Giấy thông báo về tình trạng sức khoẻ của trẻ ⑤ Giấy chứng nhận việc làm * Của cả hai vợ chồng ⑥ Giấy xác nhận tổng thu nhập và số thuế phải đóng của năm gần đây nhất * Của cả hai vợ chồng Mình đã xin giấy ở mục ⑤ từ công ty qua bưu điện và mục ⑥ trực tiếp tại uỷ ban quận. 7. Bí quyết là biết số điểm mình có Kiểm tra các tiêu chí xét tuyển trên trang chủ của uỷ ban quận Ở Nhật Bản, quá trình chuẩn bị cho một đứa trẻ đi học mẫu giáo được gọi là “hoạt động tìm nhà trẻ” (tiếng Nhật đọc là “hokatsu”). Bí quyết hokatsu của mình là phải biết điểm số (chỉ số dùng để xét vào trường) của mình đang có là bao nhiêu. Mình đã tính số điểm mình theo các bước như sau: ◆ Cách kiểm tra điểm số ・ Mình đã kiểm tra các tiêu chí xét tuyển trên trang chủ của uỷ ban quận và tự thử tính điểm cho mình. Tuy nhiên có một vài điểm mình đọc mà vẫn không hiều nên mình đã gọi điện hỏi nhân viên phụ trách tuyển sinh ở uỷ ban quận. Các chuyên viên rất nhiệt tình giúp mình giải đáp mọi thắc mắc nên mình đã xác định tương đối chính xác số điểm của mình trước khi nộp hồ sơ. ・ Thêm nữa là khi đến tham quan thực tế các nhà trẻ, mình đã “khéo” hỏi mức điểm chuẩn để đỗ để xác định xem bé nhà mình có thể vào nhà trẻ với số điểm của mình đang có hay không. Dựa vào đấy để mình cân nhắc khi ghi thứ tự nguyện vọng. Tuy nhiên, một số nhà trẻ có thể không tiết lộ thông tin này nên mình có thu thập thông tin từ các mẹ bỉm trong cùng khu mình sống để có căn cứ phán đoán thêm đấy. ◆ Cách viết đơn đăng ký Trong đơn đăng ký chỉ có 5 dòng để ghi nguyện vọng, nhưng mình đã mạnh dạn viết tên của tất cả các nhà trẻ mà mình mong bé có thể vào được. Thêm vào đó, mình đã viết thêm mong muốn của mình vào rìa đơn đăng ký với nội dung là: “Mong quận xem xét vì đây là cơ hội cuối cùng để tôi có thể quay trở lại làm việc. Bất kỳ trường mẫu giáo nào trong số 7 nguyện vọng của tôi ghi ở trên nếu được chọn tôi cũng xin chấp nhận hết”. Thay vì chỉ đơn giản là yêu cầu giúp đỡ “Hãy cho con tôi vào học” thì sẽ hữu ích hơn nếu bạn viết ra các nội dung một cách cụ thể, chẳng hạn như “Tôi không thể kéo dài thời gian nghỉ chăm sóc bé” hoặc “Ông bà bị bệnh nên tôi không có ai để nhờ trông con hộ được”. Thật may mắn là sau nhiều lần đăng kí không được thì cuối cùng con trai lớn của mình đã vào được trường mẫu giáo mà là nguyện vọng một luôn các bạn ạ. 8. Lời kết Mình và con trai đầu Trong bài viết này, mình đã giới thiệu đến các bạn về một số điểm khác biệt giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam, khác biệt giữa nhà trẻ và trường mẫu giáo của Nhật và những bước chuẩn bị căn bản để đăng kí vào nhà trẻ Nhật dựa trên kinh nghiệm của mình. Có thể là nửa đùa nửa thật thôi nhưng người Nhật có câu nói ví von là “để đỗ vào nhà trẻ ở Nhật Bản khó ngang như thi đại học” các bạn ạ. Cũng chính vì vào nhà trẻ khó nên bản thân mình từng chứng kiến nhiều gia đình bạn bè thậm chí đã phải chuyển nhà chỉ để được trúng nhà trẻ. Hơn nữa, đối với những người nước ngoài như tụi mình lại có thêm rào cản về ngôn ngữ nữa nên việc chọn và đỗ vào nhà trẻ lại càng vất vả hơn nhiều lần. Vì vậy mình viết bài này với mong muốn sẽ giúp ích phần nào cho các phụ huynh dễ dàng hơn trong quá trình tìm hiểu về việc vào nhà trẻ ở Nhật, làm sao để mình chuẩn bị cho hành trang đầu đời của bé thật suôn sẻ nhé. Việc nuôi dạy con cái rồi tìm nhà trẻ ở Nhật quả thật không đơn giản, nhưng mình mong các bạn hãy vững tin. Nghĩ một cách tích cực đi thì mọi vất vả sau này nhìn lại có khi lại thành chuyện vui để kể cũng nên. Vậy ngại gì đâu, chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm để cùng đạt mục tiêu nhé! Tác giả Nguyễn Thùy Nhung Sinh năm 1986 tại Hà Nội. Năm 2004-2009: Khoa Đông phương học, Đại học Quốc gia Hà Nội (Du học 1 năm tại Đại học Tokyo). Năm 2009-2011: Du học tại Khoa Du lịch, Đại học Rikkyo bằng học bổng của Bộ Giáo dục Nhật Bản. Năm 2011: Làm việc tại công ty sản xuất máy móc công nghiệp của Nhật Bản. Kết hôn năm 2012, sinh con trai lớn năm 2016, sinh con trai thứ hai năm 2021. Vừa đi làm vừa chăm con.

Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư

[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]

  • Món ăn Nhật Bản_phần 8: Ngưu bàng xào cà rốt và Trứng xào mộc nhĩ (nấm mèo)

    Vật giá ở Nhật Bản đang leo thang, phần nào ảnh hưởng tới đời sống của mọi người. Trong loạt bài giới thiệu món ăn rẻ tiền, dễ chế biến và bổ dưỡng hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu 1 món phụ và 1 món chính phổ biến trong gia đình người Nhật. Đó là món “Ngưu bàng xào cà rốt” (tiếng Nhật là Kinpira gobou) do một phụ nữ Việt Nam sống lâu ở Nhật chế biến và món xào kiểu Trung Hoa “Trứng xào mộc nhĩ” (tiếng Nhật là Kikurage to Tamago Itame) do một ký giả người Nhật yêu thích nấu ăn chế biến. Ngưu bàng xào cà rốt (Kinpira gobou) Ngưu bàng là loại rau củ, chứa nhiều chất xơ, và nhiều khoáng chất, ví dụ như kali, magie và kẽm. Đặc biệt là chất xơ trong ngưu bàng là loại chất xơ tan trong nước nên có tác dụng ngăn ngừa đường huyết tăng đột ngột. Trong Đông Y, rễ, hạt và lá ngưu bàng đều được sử dụng. Ở Việt Nam gần đây loại canh bổ dưỡng nấu với ngưu bàng, cà rốt, nấm hương… cũng khá phổ biến. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu món Ngưu bàng xào cà rốt, đơn giản và dễ ăn. Nguyên liệu (phần 2~3 người) 1. Ngưu bàng (gobou): 1 củ (độ 150g) 2. Nước để ngâm ngưu bàng: Lượng vừa đủ 3. Cà rốt: 1/3 củ 4. Dầu vừng (dầu mè): 1 thìa canh 5. Vừng rang: lượng vừa đủ Gia vị Đường: 1 thìa canh (có thể gia giảm tùy ý) Bột nêm dashi: 1 thìa cà phê Rượu ngọt mirin: 1 thìa canh Xì dầu shoyu: 1 thìa canh Nước: 3 thìa canh Cách nấu 1Lấy bàn chải hoặc sống dao cọ vỏ ngưu bàng, rửa cho sạch. Sau đó dùng dao thái vát mỏng kiểu gọt bút chì hoặc thái sợi. Ngâm ngưu bàng vào nước một lúc cho ra hết nhựa, rửa sạch rồi vớt ra rổ cho ráo nước. 2Cà rốt gọt vỏ, thái sợi. 3Cho dầu vừng vào chảo, để lửa trung bình. 4Cho ngưu bàng và cà rốt vào chảo để xào. 5Cho các loại gia vị và nước vào chảo đảo cho tan đều. Để lửa nhỏ, vừa đun vừa đảo cho ngấm đều. 6Thấy ngưu bàng và cà rốt mềm và cạn nước là được. 7Bày thành phẩm vào bát và rắc vừng lên lên là xong. 1Lấy bàn chải hoặc sống dao cọ vỏ ngưu bàng, rửa cho sạch. Sau đó dùng dao thái vát mỏng kiểu gọt bút chì hoặc thái sợi. Ngâm ngưu bàng vào nước một lúc cho ra hết nhựa, rửa sạch rồi vớt ra rổ cho ráo nước. 2Cà rốt gọt vỏ, thái sợi. 3Cho dầu vừng vào chảo, để lửa trung bình. 4Cho ngưu bàng và cà rốt vào chảo để xào. 5Cho các loại gia vị và nước vào chảo đảo cho tan đều. Để lửa nhỏ, vừa đun vừa đảo cho ngấm đều. 6Thấy ngưu bàng và cà rốt mềm và cạn nước là được. 7Bày thành phẩm vào bát và rắc vừng lên lên là xong. Trứng xào mộc nhĩ Mộc nhĩ (nấm mèo) được sử dụng nhiều trong món ăn Trung Hoa và trong món Việt Nam. Mộc nhĩ thuộc họ nấm, đặc biệt là nấu xong vẫn giòn sần sật. Đa phần mộc nhĩ bán dưới dạng khô. Khi nấu ăn, ta ngâm nước thì mộc nhĩ lại mềm ra. Mộc nhĩ ít dinh dưỡng nên được nhiều người ưa thích khi ăn kiêng. Trong số những loại nấm có canxi thì mộc nhĩ đứng hàng đầu. Can xin trong mộc nhĩ còn có cả vitamin D được cho là có tác dụng hấp thụ canxi giúp cho việc phát triển xương trong cơ thể. Ngoài ra mộc nhĩ còn có chất sắt và phốt pho nên được coi là một trong những loại thực phẩm tốt cho cơ thể. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu món Trứng xào mộc nhĩ ngon bổ và rẻ tiền. Nguyên liệu (phần 2~3 người) 1. Mộc nhĩ (nấm mèo) khô:15g 2. Nước để ngâm mộc nhĩ: lượng vừa đủ 3. Cà rốt:1/3 củ 4. Hành tây:1/4 củ 5. Rau cải thìa (cải chíp):3 lá 6. Thịt lợn ba chỉ:100g 6. Trứng gà:2 quả 7. Dầu ăn (để xào): Lượng vừa đủ Gia vị 1. Muối: Một chút 2. Rượu sake:1 thìa canh 3. Hạt tiêu xay: Lượng vừa đủ 4. Bột nêm xúp gà:60cc 5. Dầu vừng (dầu mè):1 thìa canh 6. Đường: Lượng vừa đủ 7. Tỏi xay sẵn: Lượng vừa đủ 8. Tương ớt tobanjan: Lượng vừa đủ Cách nấu 1Mộc nhĩ đem ngâm nước trước khi nấu độ 4 đến 5 tiếng. Hôm nay, chúng tôi dùng mộc nhĩ của tỉnh Nagano. 2Sau khi ngâm nước 5 tiếng thì mộc nhĩ nở to như trong ảnh. 3Cà rốt thái lát mỏng, hành tây thái miếng to bản, thịt lợn thái miếng vừa ăn, cải thìa thái miếng vừa ăn. 4Đập trứng vào bát lớn, cho chút muối rồi đánh tan. Bí quyết là nếu dùng nĩa để đánh thì lòng trắng trứng nhanh tan. 5Cho dầu ăn vào chảo, để lửa to. Khi thấy chảo thật nóng thì cho trứng vào đảo nhanh tay. 6Khi thấy trứng bắt đầu chín thì tắt bếp, trút ra bát. Lưu ý khi xào trứng để lửa to và xào nhanh tay trứng sẽ mềm. 7Cho chảo lại lên bếp, cho thêm dầu ăn và xào cà rốt, hành tây và thịt. 8Khi thấy thịt chín thì cho mộc nhĩ vào. 9Đảo cho mộc nhĩ ngấm dầu thì cho rượu sake vào, tiếp tục xào thêm một chút. 10Cho một nêm xúp gà đã hòa nước vào.   11Khi thấy tất cả nguyên liệu chín thì cho dầu vừng , đường và tỏi xay sẵn vào. 12Cho thêm chút tương ớt tobanjan vào thì càng ngon. 13Sau cùng cho rau cải thìa và trứng đã chín vào. 14Nếm thấy vừa miệng là được. Bày vào đĩa là xong. Trứng xào mộc nhĩ ăn cùng với món cơm nấu khoai lang thu hoạch vào mùa thu rất ngon. 1Mộc nhĩ đem ngâm nước trước khi nấu độ 4 đến 5 tiếng. Hôm nay, chúng tôi dùng mộc nhĩ của tỉnh Nagano. 2 3Cà rốt thái lát mỏng, hành tây thái miếng to bản, thịt lợn thái miếng vừa ăn, cải thìa thái miếng vừa ăn. 4Đập trứng vào bát lớn, cho chút muối rồi đánh tan. Bí quyết là nếu dùng nĩa để đánh thì lòng trắng trứng nhanh tan. 5Cho dầu ăn vào chảo, để lửa to. Khi thấy chảo thật nóng thì cho trứng vào đảo nhanh tay. 6Khi thấy trứng bắt đầu chín thì tắt bếp, trút ra bát. Lưu ý khi xào trứng để lửa to và xào nhanh tay trứng sẽ mềm. 7Cho chảo lại lên bếp, cho thêm dầu ăn và xào cà rốt, hành tây và thịt. 8Khi thấy thịt chín thì cho mộc nhĩ vào. 9Đảo cho mộc nhĩ ngấm dầu thì cho rượu sake vào, tiếp tục xào thêm một chút. 10Cho một nêm xúp gà đã hòa nước vào. 11Khi thấy tất cả nguyên liệu chín thì cho dầu vừng , đường và tỏi xay sẵn vào. 12Cho thêm chút tương ớt tobanjan vào thì càng ngon. 13Sau cùng cho rau cải thìa và trứng đã chín vào. 14Nếm thấy vừa miệng là được. Bày vào đĩa là xong. Trứng xào mộc nhĩ ăn cùng với món cơm nấu khoai lang thu hoạch vào mùa thu rất ngon.

    18/10/2022

  • Những từ Katakana kỳ lạ trong tiếng Nhật_02

    Trong tiếng Nhật có rất nhiều “từ Katakana”. Trong số đó, rất nhiều từ được gọi là “Wasei Eigo”, những từ này có nghĩa hơi khác so với tiếng Anh gốc, cũng có những từ không liên quan gì đến tiếng Anh. Khi bạn gặp nó lần đầu tiên và biết nghĩa của nó, có thể bạn sẽ nghĩ “đó là một từ lạ”, nhưng nếu bạn hiểu nguồn gốc và thử sử dụng nó, bạn sẽ thấy có một số từ rất dễ sử dụng. Nối tiếp Phần 1, bài viết này sẽ giới thiệu một số từ Katakana thường dùng. スペック - Supekku 友人:ねえ、聞いた?真子ちゃんに彼氏ができたらしいよ? 私:マジ?その彼氏さんってどんな人? 友人:真子ちゃんによると、まだ20代なのに年収が1000万円もあるんだって!しかも、すごくイケメン!おまけに頭もよくて、料理もできて、やさしいんだって! 私:うわあ、いいなぁ。私もそんなスペックの高い男を捕まえたいわぁ。 Bạn thân: Nè, cậu biết tin gì chưa? Nghe nói Mako có người yêu rồi đấy! Mình: Gì cơ? Anh người yêu đấy là người thế nào? Bạn thân: Mako kể là anh ấy mới chỉ dưới 30 tuổi nhưng lương tính theo năm đã lên tới 10.000.000 yên đấy! Hơn nữa còn cực kỳ đẹp trai! Đã thế lại thông minh, biết nấu ăn, hiền lành nữa chứ! Mình: Ồ, thích nhỉ. Mình cũng muốn kiếm được chàng trai nào có thông số cao như thế. →→ “スペック” là viết tắt của “specification (thông số, tính năng)” trong tiếng Anh. Vốn dĩ từ này thường được dùng để chỉ tính năng của máy tính. “スペックが高いパソコン” = “máy tính có tính năng cao”. Từ ý nghĩa đó, phần lớn giới trẻ đang dùng nó với ý nghĩa là “thuộc tính, năng lực của con người”. Các bạn trẻ dùng “スペックが高い” để chỉ “người có năng lực làm việc cao”, “người yêu hoặc đối tượng kết hôn hội tụ đầy đủ các yếu tố tốt”. “スペックが低い” thì có ý nghĩa ngược lại. ■スペック = スペシフィケーション (thông số, tính năng) ・ スペックが高い (tính năng của sản phẩm cao, người có năng lực cao, thuộc tính tốt)・ ハイスペック (sản phẩm có tính năng cao, người năng lực cao, thuộc tính tốt)・ オーバースペック (tính năng của sản phẩm quá cao so với mục đích sử dụng) ハードル - Hadoru Chiếc rào trong môn chạy vượt chướng ngại vật 友人:リンちゃんはインスタ(SNS)やってる?フォローしたいんだけど。 私:ううん、私やっていないの(笑)。 友人:へー、そうなんだ!インスタは、みんなやってると思ってた。 私:みんなかわいい写真ばかりアップしてるので、私にはハードルが高いの。 Bạn thân: Linh có dùng Insta không? Tớ muốn theo dõi cậu. Mình: Không, mình không dùng. Bạn thân: Ớ, thế à. Mình cứ nghĩ ai cũng dùng Insta. Mình: Mọi người toàn đăng ảnh đáng yêu nên với tớ thì nó quá khó. →→ “ハードル” là một từ rất “nổi tiếng” trong môn chạy vượt chướng ngại vật. “hurdle” trong tiếng Anh là “chướng ngại vật”, “khó khăn”, “trở ngại” v.v. Khi vượt chướng ngại vật, chướng ngại vật càng cao thì càng khó vượt qua. Vì thế, gần đây ở Nhật Bản, mọi người dùng “ハードルが高い” để chỉ mức độ khó cao (khó thực hiện). 【Cơ bản】ハードルが高い = khó ・ ハードルをあげる = làm khó hơn (tăng độ khó)・ ハードルを下げる = làm dễ đi (giảm độ khó) リストラ - Risutora 同僚:今年、会社の景気(業績)が悪いよね〜。そのせいでリストラされる人も増えてきてるらしいよ。 私:そうらしいね。次の四半期のノルマを達成できるように頑張らなきゃ。リストラ予備軍に入れられたら困るものね。 Đồng nghiệp: Năm nay thành tích của công ty chán nhỉ. Mình nghe nói vì thế mà có nhiều người bị cắt giảm đấy. Mình: Mình cũng nghe nói vậy. Phải cố gắng đạt được mục tiêu của quý sau thôi. Nếu bị cho vào danh sách chuẩn bị cắt giảm thì khổ lắm đây. →→ “リストラ” là viết tắt của “restructuring (tái cấu trúc), nó có nghĩa là tái cơ cấu lại dự án v.v. Gần đây, từ này được dùng với ý nghĩa “cắt giảm và sa thải nhân sự của doanh nghiệp”. Khi bị chấm dứt hợp đồng lao động, nhiều người dùng “クビになる” và cách nói “リストラされる” cũng có ý nghĩa tương tự như vậy. ドンピシャ - Donpisha 姉:誕生日おめでとう。プレゼントに普段着用のシャツを送ったんだけど、届いた? 私:うん、昨日受け取った!とってもいい感じのデザインで、私の好みにドンピシャだわ。ありがとう! Chị: Chúc mừng sinh nhật em! Chị gửi cho em một chiếc sơ mi để em mặc hàng ngày, quà đã tới chưa? Mình: Dạ, hôm qua em nhận được rồi ạ! Kiểu áo rất đẹp, cực kỳ đúng với sở thích của em. Em cảm ơn chị ạ! →→ “ドンピシャ” có nghĩa là “cực kỳ đúng”. Trước đây nó được nói là “ドンピシャリ” nhưng gần đây thì nó được nói tắt là “ドンピシャ”. ・ “ドン - don” là từ dùng để nhấn mạnh, nó bắt nguồn từ “ド - do” - nó được dùng để nhấn mạnh như sau: “ド派手 - Dohade” (= cực kỳ loè loẹt), “ド真ん中 - Domannaka” (đúng chính giữa”. ・ “ピシャリ - pishari” là “ピッタリ - pittari” (vừa khít, cực khớp) và được dùng như sau: “ドアをピシャリと閉める” - “đóng khít cửa”. マスト - Masuto 学校の後輩:先輩の会社では、皆さん毎日残業しているんですか? 学校の先輩:うん、毎日結構たくさんの人が残業してるよ。うちの上司は成果重視で、残業がマストではないんだけど、成果を出すにはたくさん働かなければならないからね…。 Em khoá dưới: Ở công ty của chị ấy ạ, mọi người có phải làm tăng ca hàng ngày không ạ? Chị khoá trên: Ừ, ngày nào cũng có khá nhiều người làm tăng ca. Cấp trên của chị là người trọng thành tích, việc tăng ca không phải là việc bắt buộc nhưng để có thành tích thì phải làm rất nhiều… →→ “マスト” bắt nguồn từ trợ động từ “must” trong tiếng Anh. “Must” vốn là từ đi kèm với động từ để thể hiện ý nghĩa “phải làm gì đó”, từ “マスト” (Wasei Eigo) được dùng sử dụng như danh từ với ý nghĩa “thứ (việc) không thể thiếu, tất yếu”. Nếu một anh/chị trong công ty nói là “今月は、契約3本がマストだからね” (Vì tháng này chúng ta phải có 3 hợp đồng), thay vì hiểu theo ý nghĩa “mục tiêu” đơn giản, bạn hãy hiểu đây là “nghĩa vụ”, “mục tiêu cần đạt được” nhé. ピーディーシーエーサイクル - Pidicie saikuru 新人:最近、仕事があまりうまくいってないんですけど、どうしたらいいですか? 先輩:PDCAがきちんとできているか、今一度点検してみてはどうだい? Nhân viên mới vào: Gần đây em thấy công việc không thuận lợi lắm, em nên làm gì ạ? Anh làm cùng: Bây giờ em thử kiểm tra xem em đã làm tốt phần lên kế hoạch → triển khai → đánh giá → cải thiện (PDCA) chưa? →→ “ピーディーシーエー (PDCA)” là những chữ cái đầu của Plan→Do→Check→Action. Người ta cho rằng việc lặp đi lặp lại quy trình Plan (lập kế hoạch), Do (triển khai), Check (đánh giá), Action (cải thiện) sẽ giúp hiệu quả công việc tăng lên và thành tích cũng tăng lên. Việc lặp lại 4 hoạt động này gọi là “PDCAサイクル”. ノウハウ - Nohau 私:あの人、スキルアップするために、いろんな人のやり方を見てメモをとっているよ。 同僚:えらいね!他人のノウハウを盗むことがスキルアップの一番の近道だもんね! Mình: Để nâng cao kỹ năng, mình nhìn cách làm của mọi người và ghi chép lại đấy. Đồng nghiệp: Cậu giỏi đấy! “Ăn cắp” phương pháp, kiến thức của người khác là con đường ngắn nhất để nâng cao kỹ năng mà! →→ “ノウハウ” là “phương pháp, kiến ​​thức, quy trình và mẹo (mang tính chất chuyên môn) để thực hiện công việc gì đó”. Từ này được ghép từ “know” và “how” trong tiếng Anh, nếu trực dịch thì có nghĩa là “biết phương pháp”. Thực ra trong tiếng Anh cũng có từ “know-how” và nó cũng được sử dụng với ý nghĩa “cách làm, mẹo làm việc gì đó”. Thế nhưng, trong tiếng Anh, thay vì dùng “know-how”, người ta thường dùng “knowledge (tri thức)”, “skills (kỹ năng)”, “expertise (kiến thức chuyên môn)” v.v. プッシュ - Pusshu 私:鈴木君は今度の人事で統括に抜擢(ばってき)されたね。私たちの同期の中で一番出世が速いよね! 同僚:部長から猛プッシュがあったらしいよ。 私:部長は日ごろから彼に目をかけているものね! Mình: Trong đợt thay đổi nhân sự lần này, Suzuki đã được lên chức quản lý tổng quát (của dự án) này. Trong số những người cùng vào đợt đó với chúng mình thì bạn ấy thăng tiến nhanh nhất nhờ! Đồng nghiệp: Nghe nói bạn ấy được trưởng phòng tiến cử dữ lắm. Mình: Thường ngày giám đốc vẫn để mắt đến anh ấy mà! →→ “プッシュ” bắt nguồn từ “push” trong tiếng Anh. Trong môi trường thương mại ở Nhật, “プッシュ” nghĩa là “thúc đẩy”, “hỗ trợ từ phía sau”, “tiến cử” v.v., trong ví dụ này thì nó có nghĩa là “tiến cử”. スマート - Sumaato (Cuộc nói chuyện trong điện thoại) リン:ねえ、聞いて!ダイエットに成功して8キロもやせたよ! 母:まあ、本当?よかったわねえ!じゃあ、スマートになったあなたに早く会いたいわ。今度いつベトナムに帰ってくるの? リン:実は、来月、出張でハノイに行けそうだから、そのときに実家に泊まるわ。スマートな私に会えるのを楽しみにしててね! Linh: Mẹ ơi! Con giảm cân thành công nên con gầy đi 8 cân rồi đấy! Mẹ: Thật không? Quá tốt! Mẹ rất mong nhanh được gặp đứa con thon thả của mẹ. Lần tới khi nào con về Việt Nam? Linh: Thực ra là có thể tháng sau con sẽ đi công tác Hà Nội, khi đó con sẽ về nhà ở ạ. Mẹ cứ háo hức gặp đứa con thon thả này nhé! →→ “スマート” có nghĩa là “thon thả”, “gầy”. Trong tiếng Nhật, từ Katakana “スマート” có ý nghĩa là “thon thả” được sử dụng rất nhiều. Thế nhưng, từ gốc của nó là từ “smart” trong tiếng Anh thì không có ý nghĩa như thế. “Smart” trong tiếng Anh có nghĩa là “thông minh”, “ăn diện”, “máy tính hoá” v.v. Trong các từ “スマートフォン” (điện thoại thông minh), “スマート家電” (đồ điện gia dụng thông minh) v.v. đều có bao hàm ý nghĩa “thông minh”, “tính năng cao”. ケーワイ(KY)- Kewai リン:はると君、昨日の放課後、タオちゃんをデートに誘ったけど、断られたんだって。 ヴァン:だって、タオちゃんのお父さんが一昨日入院して、今週手術なんでしょ?デートどころじゃないわよ。そんなタイミングでデートに誘うなんて、はると君はケーワイ(KY)ねえ。 リン:そうなの。彼はイケメンなのに、いつもケーワイだから、女子にもてないのよね…。 Linh: Sau giờ bổ trợ hôm qua, Haruto đã rủ Thảo đi chơi nhưng bị Thảo từ chối. ヴァン: Ừ thì hôm kia bố Thảo phải nhập viện, tuần này sẽ phẫu thuật phải không? Bây giờ đâu phải lúc hẹn hò. Rủ người ta hẹn hò vào thời điểm như vậy mà cũng rủ, Haruto đúng là vô duyên. Linh: Thế à. Nó cũng đẹp trai vậy mà lúc nào cũng vô duyên, bảo sao chẳng cô nào theo. →→ “ケーワイ (KY)” có nghĩa là “空気が読めない - vô duyên - không hiểu tình hình xung quanh”. Người Nhật đã tạo ra từ này dựa trên hai chữ cái đầu là K trong くうき - Kuuki và Y trong よめない - Yomenai. Để không bị nghĩ là “ケーワイ” thì chúng ta hãy lựa chọn ngôn từ phù hợp với ngữ cảnh và tình hình nhé. アジェンダ - Ajenda 部長:リンさん、この打ち合わせの内容を踏まえて次回の全体会議のアジェンダを作成し、明日の夕方までに出席者に配ってください。 リン:かしこまりました。配布する前に部長にお見せしますので、チェックをお願いします。 Trưởng phòng: Linh ơi, dựa trên những nội dung trong cuộc họp này, em hãy xây dựng chủ đề cho buổi họp tới. Trước chiều mai em hãy phát cho những người sẽ tham gia họp nhé. リン: Dạ, em hiểu rồi ạ. Trước khi phát em sẽ đưa anh xem trước ạ. →→ “アジェンダ” trong tiếng Anh là “agenda”, trong tiếng Nhật nó được dùng nhiều với nghĩa là “chủ đề hội nghị”, “chương trình nghị sự”. Cũng có nhiều người Nhật cảm thấy “dùng từ 議題 (gidai) - chủ đề hội nghị là được rồi” nhưng không hiểu sao gần đây trong môi trường thương mại, từ này thường được sử dụng nên các bạn hãy nhớ nó nhé. Tổng kết Bài viết này đã giới thiệu về 11 từ Katakana như “スペック”, “マスト”, “ケーワイ” v.v. Trong số này, có rất nhiều từ được sử dụng với ý nghĩa khác với từ tiếng Anh gốc. スペック - Supekku スペックが高い = Người có tố chất, năng lực cao ハードル - Hadoru ハードルが高い = khó リストラ - Risutora Việc cắt giảm và sa thải nhân sự ドンピシャ - Donpisha Cực kỳ đúng マスト - Sumato Thứ (việc) không thể thiếu, tất yếu PDCAサイクル - Pidicie saikuru Chữ cái đầu của Plan→Do→Check→Action ノウハウ - Nohau Phương pháp, kiến ​​thức, quy trình và mẹo để thực hiện công việc プッシュ - Pusshu Tiến cử スマート - Sumaato (Cơ thể, vóc dáng) thon gọn ケーワイ(KY)- Kewai Vô duyên アジェンダ - Ajenda Chủ đề hội nghị, chương trình nghị sự So với trước đây, những từ Katakana như thế này đã được sử dụng thường xuyên hơn trong môi trường thương mại ở Nhật. Trong phần 1 và phần 2 của “Những từ Katakana kỳ lạ trong tiếng Nhật”, chúng mình đã chọn ra 21 từ để giới thiệu với các bạn. Các bạn hãy biết nguồn gốc và cách sử dụng của chúng để sử dụng tiếng Nhật thật tốt nhé!

    14/10/2022

  • Cửa hàng thuốc Drug store được người nước ngoài yêu thích

    Các cửa hàng thuốc (Drug Store) ở Nhật Bản là nơi bán rất nhiều loại mặt hàng khác nhau. Từ các loại thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, tới các đồ dùng hàng ngày, bánh kẹo với giá rẻ cũng như nhiều mặt hàng miễn thuế nên rất được du khách nước ngoài ưa chuộng. Các cửa hàng này đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Nhật, và số lượng cửa hàng vẫn tiếp tục tăng lên hàng năm. Chúng tôi xin giới thiệu điểm hấp dẫn và những mặt hàng thường bán tại các cửa hàng thuốc này. Số lượng cửa hàng thuốc Drug Store ngày càng tăng Cửa hàng thuốc Drug Store là nơi bán nhiều loại mặt hàng khác nhau. Từ dược phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp đến nhu yếu phẩm hàng ngày, thực phẩm, đồ uống có cồn và văn phòng phẩm. Giá cũng rẻ nên dùng như đi siêu thị. Do mặt hàng phong phú và giá cả phải chăng mà các cửa hàng thuốc này ngày càng phổ biến. Nếu như năm tài chính 2000, cả nước có 11.787 cửa hàng thì đến năm 2018, con số này đã vượt quá 20.000 và vào 1/2022, cả nước có 23.572 cửa hàng. ◆ Số cửa hàng thuộc các chuỗi công ty Drug Store lớn STT Tên hệ thống Tháng 1 2021 Tháng 1 2022 1 Welcia 3,055 3,328 2 DrugSugi 1,724 1,926 3 Tsuruha Drug 1,430 1,529 4 Drug Aoki 1,004 1,238 5 Discount drug cosmos 1,103 1,205 6 Drug siems 893 937 7 Create S.D. 852 926 8 Drugstore Matsumoto Kiyoshi 839 890 9 Sun Drug 833 871 10 Cocokarafine 736 779 11 Medicine Matsumoto Kiyoshi 722 768 ※Điều tra của công ty Nipponsoft Tại sao thực phẩm ở hiệu thuốc lại rẻ Kẹo và thực phẩm chế biến sẵn được bán rất rẻ tại các quầy thuốc. Bạn có thể tìm thấy nhiều loại thực phẩm rẻ hơn siêu thị. Tại sao thực phẩm ở nhà thuốc lại rẻ như vậy? Lý do vì sao giá thực phẩm ở cửa hàng thuốc lại rẻ ・ Do tỷ suất lợi nhuận của dược phẩm và mỹ phẩm cao nên các sản phẩm khác có thể được bán với giá thấp.※ Các nhu yếu phẩm hàng ngày cũng được bán với giá rẻ. ・ Đối với các chuỗi cửa hàng lớn, vì lượng hàng hóa mua vào lớn nên có thể giảm đơn giá. ・ Các chuỗi lớn hợp tác với nhiều công ty thực phẩm và thành công trong việc sản xuất các sản phẩm riêng với giá rẻ, chất lượng cao. Top 15 sản phẩm được du khách nước ngoài ưa chuộng Các cửa hàng thuốc cũng rất nổi tiếng với du khách nước ngoài. Du khách nước ngoài chi khoảng 16.500 yên (tính đến tháng 3 năm 2019) tại các hiệu thuốc, nhiều hơn khoảng 10 lần so với khách du lịch trong nước. Top 15 sản phẩm được du khách nước ngoài ưa chuộng (2019) Vậy loại sản phẩm nào được du khách nước ngoài ưa chuộng? Hãy cùng xem dữ liệu cho năm 2019 (từ tháng 1 đến tháng 12, trước khi dịch bệnh lan tràn) ◆ Top 15 sản phẩm mà du khách nước ngoài thường mua tại hiệu thuốc STT Chủng loại Tên sản phẩm 1 Kem bôi mặt Kao: Kem dưỡng ẩm cho mặt Curel 40g 2 Son dưỡng môi DHC: Son dưỡng môi dược liệu DHC 1.5g 3 Thuốc nhỏ mắt Dược phẩm Santen: Sante FX Neo 12ml 4 UB Care Shiseido: Sữa dưỡng da Anessa Perfect UV 60ml 5 Kẹo Ezaki Glico: Popcan 6 Sữa rửa mặt Shiseido: Senka Perfect Whip n 120g 7 Thuốc cho họng Ryukakusan: Ryukakusan Direct Stick Peach 16 Gói 8 Mặt nạ Phòng thí nghiệm Ishizawa: Mặt nạ gạo dưỡng da gạo Keana Nadeshiko 10 tấm 9 Miếng dán Hisamitsu Pharmaceutical: Salonpas Ae 140 tờ 10 Thuốc cho họng Ryukakusan: Ryukakusan Direct Stick Mint 16 Gói 11 Sô-cô-la Fujiya: Sô-cô-la Anpanman 12 Thuốc cảm Taisho Pharmaceutical: Pabron Gold A dạng viên 44 viên 13 Miếng dán Nichiban: Roihi tsubo thạch cao RT156 156 tờ 14 Mặt nạ Pdc: Wafood Made bã rượu sake gói 170g 15 Hải sản ngon Ohgiya Foods: Cheese Snacks ※ Điều tra của True Data〈năm 2019〉 Mỹ phẩm và dược phẩm được xếp ở đầu danh sách. Ngoài ra, các thực phẩm chức năng cũng được người nước ngoài ưa chuộng. Các loại son dưỡng môi Thuốc nhỏ mắt Cửa hàng miễn thuế Một cửa hàng thuốc miễn thuế ở trung tâm đô thị Các quầy thuốc ở trung tâm thành phố hạn chế về mặt bằng nên chủ yếu kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm chức năng được du khách nước ngoài và giới trẻ ưa chuộng. Các loại thực phẩm chức năng độc đáo của Nhật Bản như tảo xoắn Spirulina và Nattokinase. Một số hiệu thuốc cho phép người nước ngoài có thị thực lưu trú ngắn hạn (có thời hạn lưu trú trong vòng 90 ngày), chẳng hạn như khách du lịch, mua hàng miễn thuế bằng cách xuất trình hộ chiếu của họ. Bạn có thể tiết kiệm từ 8 đến 10% thuế tiêu thụ, đó là một khoản khá lớn đúng không. Bạn có thể mua gì ở cửa hàng thuốc? Góc bánh kẹo và gia vị Các cửa hàng thuốc trong khu dân cư lớn hơn so với trung tâm thành phố và có nhiều loại sản phẩm như thuốc, mỹ phẩm, cũng như các nhu yếu phẩm hàng ngày như chất tẩy rửa, giấy vệ sinh, thực phẩm và các mặt hàng cho trẻ nhỏ. Góc giấy ăn Các cửa hàng ở ngoại thành ngày càng mở rộng về quy mô và họ cũng bán các vật dụng làm vườn như đất và phân bón. Theo số liệu năm 2021 được khảo sát bởi Hiệp hội chuỗi cửa hàng thuốc Nhật Bản (JACDS), cơ cấu doanh thu theo mặt hàng của các cửa hàng thuốc theo thứ tự sau. ① Thực phẩm, các loại khác: 27.7% ② Các sản phẩm vệ sinh nhà cửa : 22.2% ③ Chăm sóc sức khỏe: 18.2% ④ Thuốc bán theo đơn: 13.7% ⑤ Sản phẩm chăm sóc sắc đẹp: 18.1% ◆ Sản phẩm chính bán tại quầy thuốc Thực phẩm, các mặt hàng khác ◆ Thực phầm ・Bánh mì, trứng, sữa, pho mát, đậu phụ, giăm bông, mì ăn liền, mì Ý, gia vị, hạt cà phê, gạo, bột mì, trà, v.v. ・ Có rất nhiều loại bánh kẹo và bạn cũng có thể mua kem nữa. ◆ Đồ uống ・ Nước khoáng, các loại nước ngọt, đồ uống có cồn (rượu vang, bia, rượu sake,   v.v.). Sản phẩm gia dụng ◆ Đồ dùng sinh hoạt, sản phẩm chăm sóc da ・ Xà phòng bánh, sữa tắm, dầu gội, dầu xả, kem dưỡng da tay, sữa rửa mặt, các loại keo tóc, thuốc xịt tóc, v.v. ・ Đồ dùng nhà bếp như chất tẩy rửa nhà bếp, màng thực phẩm, giấy bạc ・ Thuốc diệt côn trùng và chống côn trùng cho quần áo ・ Giấy vệ sinh, chất tẩy rửa vệ sinh, chất làm thơm phòng ◆ Văn phòng phẩm và đồ điện ・ Tuy mặt hàng ít nhưng có bút bi, sổ tay, phong bì, v.v. ・ Đèn huỳnh quang, bóng đèn và pin khô cũng được bán. Đồ chăm sóc sức khoẻ ・ Thuốc cảm, thuốc hạ sốt, thuốc tiêu hóa, thuốc nhỏ mắt và các loại thuốc khác không cần kê đơn (thuốc mua tự do) ・ Các vật dụng điều trị chấn thương như băng gạc các loại, thuốc mỡ, băng vết thương, v.v. ・ Khẩu trang và thuốc sát trùng ・ Thuốc bổ, thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, v.v. Thuốc có đơn ・ Thuốc do dược sĩ bào chế (Cần phải có đơn của bác sĩ) Sản phẩm làm đẹp ・ Mỹ phẩm: Rất nhiều loại kem nền, son môi, mascara,… Có cả hàng cao cấp và hàng bình dân. ・ Các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng da, sữa dưỡng thể và kem dưỡng Sự khác biệt giữa nhà thuốc theo đơn 薬局 và cửa hàng thuốc Drug Store Dược sĩ tìm thuốc theo đơn (tại nhà thuốc theo đơn) Có sự khác biệt giữa các nhà thuốc theo đơn (薬局) và cửa hàng thuốc Drug Store ở Nhật Bản. ① Có hay không có dược sĩ ・ Các nhà thuốc theo đơn có tên gọi chính thức là “nhà thuốc bào chế ” và luôn có một dược sĩ.・ Các cửa hàng thuốc Drug Store không phải chỗ nào cũng có dược sĩ. Nhà thuốc theo đơn (nhà thuốc bào chế) không phải là cửa hàng thuốc Drug Store mà ở đó luôn có dược sĩ cấp phát thuốc theo đơn do bác sĩ cấp. Nếu bạn mang theo đơn thuốc nhận được tại bệnh viện hoặc phòng khám đến hiệu thuốc, họ sẽ chọn các loại thuốc phù hợp với đơn do bác sĩ kê. Thuốc kê đơn được bảo hiểm y tế chi trả, giảm chi phí tự trả. Dược sĩ đang chuẩn bị thuốc theo đơn Tuy nhiên, gần đây đã có sự gia tăng về số lượng các quầy thuốc drug store có dược sĩ chuyên trách. Bạn có thể biết liệu một cửa hàng Drug Store có phải là một nhà thuốc pha chế hay không bằng cách xem có dược sĩ mặc áo choàng trắng hay có một phòng pha chế hay không. ② Sản phẩm bày bán ・ Nhà thuốc pha chế chỉ các loại thuốc được pha chế và các loại dược phẩm.・ Drug Store còn có bán loại thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày. ③ Điểm chung ・ Chúng ta có thể mua các loại thuốc không cần đơn (ví dụ thuốc cảm và thuốc tiêu hóa) tại các nhà thuốc kê đơn và ở cửa hàng thuốc Drug Store. Tổng kết Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu về "Tại sao thực phẩm ở cửa hàng thuốc Drug Store lại rẻ", "Top 15 sản phẩm được khách du lịch nước ngoài ưa chuộng" và "Sự khác biệt giữa nhà thuốc kê đơn và cửa hàng thuốc Drug Store". Chúng ta đã biết các chuỗi cửa hàng thuốc lớn có thể bán các sản phẩm giá rẻ do cơ chế độc đáo như thế nào. Cũng giống như các “Cửa hàng đồng giá 100 yên", các hiệu thuốc Drug Store đang ngày càng gia tăng ở Nhật Bản. Cho dù bạn đến Nhật Bản để du học, làm thực tập sinh, hay đến Nhật Bản du lịch, một khi đã bước chân vào cửa hàng thuốc thì chắc hẳn bạn không thể không mua một thứ gì đó đúng không.

    12/10/2022

  • Những từ Katakana kỳ lạ trong tiếng Nhật_01

    Các bạn có cảm thấy trong tiếng Nhật có những từ Katakana rất khó không? Có rất nhiều từ Katakana có nguồn gốc từ tiếng Anh nhưng người Nhật (đặc biệt là giới trẻ) lại sử dụng những từ này với ý nghĩa hơi khác ý nghĩa gốc. Người nước ngoài như chúng mình khi nghe những từ Katakana này lần đầu sẽ thấy rất kỳ lạ, sau khi biết được cách tạo ra từ đó và cách chúng được sử dụng thì thấy là “ra là thế”. Bài viết này sẽ giới thiệu về 10 từ Katakana khó trong tiếng Nhật. アポ - Apo 部下:部長、アポなしで来られたお客さんがいます。どうすればいいですか? 部長:本来はアポを入れてもらわないと困るんだけど、たまたま私の時間が空いているので、会議室に案内してください。 Cấp dưới: Sếp ơi, có một vị khách tới mà không hẹn trước. Em nên làm thế nào ạ? Cấp trên: Về cơ bản, nếu không có hẹn trước thì bên mình cũng khó xử, tuy nhiên tình cờ là hôm nay anh có thời gian nên em mời khách vào phòng họp nhé. →→ “アポ” là viết tắt của từ “appointment (đặt trước, hẹn trước)” trong tiếng Anh. Nó được sử dụng với ý nghĩa “hẹn gặp mặt”. Đây là từ Katakana được sử dụng rất thường xuyên. Mình gặp từ này lần đầu tiên khi mình vẫn là du học sinh và khi đó mình đi làm thêm ở một văn phòng của công ty Nhật. Khi còn học đại học thì mình không nghe thấy từ này mấy, nhưng khi đi làm thì ở nơi làm việc dùng rất nhiều. Trong công việc, mọi người dùng “アポ取り” để chỉ việc hẹn lịch gặp ai đó. Ví dụ nó được dùng như sau: “リンさん、(私は)◎◎商事の△△さんに今週中に会いたいので、代わりにアポ取りをしてください” (Linh ơi, tôi muốn gặp anh △△ của công ty ◎◎ nên em hãy thay tôi hẹn lịch gặp nhé). ◎アポ = appointment (đặt trước, hẹn trước) ・アポなし = không hẹn trước・アポを取る = đặt lịch hẹn gặp・アポを入れる = hẹn gặp リスケ - Risuke 上司:28日の飲み会だけど、都合の悪い人が多いから、リスケしようか? 部下:あ、そうなんですね。それだったら29日はいかがですか? 上司:じゃ、それでみんなに確認してみるね。 Cấp trên: Ngày 28 có buổi liên hoan nhưng nhiều người bận nên mình chuyển sang ngày khác nhỉ? Cấp dưới: Dạ, vâng ạ. Nếu thế thì 29 có được không ạ? Cấp trên: Vậy thì anh sẽ thử hỏi ý kiến mọi người nhé. →→ “リスケ” là viết tắt của từ “reschedule (thay đổi dự định v.v.)” trong tiếng Anh. Reschedule là động từ nhưng trong tiếng Nhật thì nó được viết bằng Katakana, “リスケ” = “日程変更” - Thay đổi ngày giờ (danh từ), “リスケする” = “日程を変更する” - Thay đổi ngày giờ (động từ). “リスケ” được dùng như là một danh từ. ◎リスケ←reschedule (thay đổi ngày giờ v.v.) ・リスケ = thay đổi ngày giờ (danh từ)・リスケする = thay đổi ngày giờ (động từ) コピペ - Kopipe Cuộc hội thoại trước giờ học. 私:Aくん、課題やった? A:うん、大丈夫。先生が配った資料の中から適当に抜き取ってコピペしたら、すぐに終わったよ! 私:マジ?それで大丈夫かなあ… Mình: A ơi, cậu làm bài tập rồi à? A: Ừ, không có vấn đề gì luôn. Mình chép bừa thông tin trong tài liệu cô phát nên xong luôn rồi! Mình: Gì cơ? Thế có được không nhỉ? →→ “コピペ” là viết tắt của “copy and paste (sao chép và dán)”, vốn dĩ nó là thao tác trên máy tính hoặc điện thoại. Hiện nay, từ này được dùng trong nhiều ngữ cảnh với ý nghĩa “sao chép y nguyên". メアド - Meado 友人:良さそうなインターンシップの情報がメールに届いたんだけど、見る? 私:うん、見たい!私に転送して! 友人:了解。メアドを教えて! Bạn thân: Có mail về đợt thực tập khá hay, cậu xem không? 私: Có, mình muốn xem! Chuyển tiếp cho mình đi! Bạn thân: OK, cho mình email! →→ “メアド” là từ viết tắt của “e-mail address (địa chỉ email). Lần đầu tiên bị nói là “メアドを教えてください”, mình không hiểu là cần phải cung cấp thông tin gì. Người Nhật nói tắt nhiều thật. スタンス - Sutansu Sau khi họp với công ty A, công ty B マイ:「先ほどの商談で、A社のスタンスが最初はよく分からなかったけど、結局は、うちの社に損をさせてでもB社に得をさせたいという偏(かたよ)ったスタンスだったね」 サキ:「そうね。A社には中立のスタンスを期待していただけに、残念だったわ。これからは警戒してかからないとね」 Mai: Trong buổi họp lúc nãy, ban đầu em không hiểu thái độ của công A nhưng cuối cùng thì kể cả công ty mình chịu thiệt thì họ vẫn muốn công ty B có lợi và thiên vị công ty B phải không ạ. Saki: Đúng rồi, Anh đã hy vọng là công ty A sẽ có lập trường trung lập, thật đáng tiếc. Từ giờ chúng ta phải cẩn thận hơn. →→ “スタンス” là từ Katakana bắt nguồn từ “stance (lập trường, thái độ, vị trí chân)”. Trong các ngữ cảnh giao tiếp thương mại, “スタンス” được sử dụng với nhiều ý nghĩa như “thái độ đối với công việc”, “cách làm việc”, “lập trường trong công việc” v.v.. Chúng ta hãy hiểu ý nghĩa của nó ứng với từng hoàn cảnh cụ thể nhé. ダントツ - Dantotsu 私:京都では抹茶系のスイーツがおいしいって聞いたけど、オススメのお店ある? 友人:そうねぇ。抹茶スイーツのお店はいっぱいあるけど、ダントツでおいしいのはこのお店かな。. Mình: Mình nghe nói các loại đồ ngọt làm từ Matcha ở Kyoto rất ngon. Cậu có gợi ý quán nào không? Bạn thân: Ừm, đúng là có rất nhiều quán, nếu nói là ngon và bỏ xa các quán khác thì có quán này này. →→ “ダントツ” là viết tắt của “断然(だんぜん)トップ”, nghĩa là vị trí đứng đầu và bỏ xa vị trí thứ hai. Trong tiếng Việt, “top 1” là cách nói phổ biến nhưng trong tiếng Nhật thì không có cách nói như vậy nên người Nhật dùng từ “ダントツ”. リモート - Rimoto 友人:就職活動はうまく進んでる? 私:良さそうな会社は見つけたけど、その会社ではリモートワークができないから、考え中なの。 友人:最近は会議もリモートが主流だもんね。リモートワークができないとなると、時代に遅れている感じだね。 Bạn thân: Việc đi xin việc thuận lợi chứ? Mình: Mình tìm thấy một công ty khá tốt nhưng công ty ấy không thể làm việc từ xa nên mình đang suy nghĩ. Bạn thân: Gần đây mọi người toàn họp từ xa là chính. Nếu không thể làm việc từ xa thì hơi đi chậm so với thời đại nhỉ. →→ “リモートワーク” là cụm từ được ghép từ “remote (khoảng cách xa, điều khiển từ xa)” và “work (làm việc)”. Từ này được sử dụng với ý nghĩa “làm việc ở nhà hoặc ở xa văn phòng”. Cũng có nhiều trường hợp nó được nói tắt là “リモート”. Do ảnh hưởng của COVID-19, nhiều công ty đã chuyển sang cách làm việc không tới công ty. Hiện nay nếu có mạng là bạn có thể làm việc ở bất cứ đâu. Cách làm việc như thế này trong tiếng Nhật gọi là “リモートワーク”. Trong tiếng Anh thì gọi là “work remotely / remote working”, đây là một trong các loại từ “Wasei Eigo” (người Nhật sáng tạo ra từ ngữ na ná tiếng Anh). ・リモートワーク = làm việc ở nơi xa công ty, không tới công ty・リモート会議 = họp online với những người ở xa・リモート=リモートワーク、リモート会議 ドタキャン - Dotakyan 友人:本当にごめん!急に外せない用事が入ったから、明日からの旅行に行けなくなっちゃった! 私:えー、もう予約とか全部できてたのに!ドタキャンしないでよ! Bạn thân: Thật sự xin lỗi cậu! Tớ có việc bận đột xuất nên ngày mai tớ không đi du lịch được rồi! Mình: Hả, mình đã đặt chỗ rồi làm tất cả mọi thứ rồi mà! Đừng có mà huỷ đột ngột thế chứ! →→ “ドタキャン” là viết tắt của “土壇場(どたんば)でキャンセル”, chỉ việc huỷ hẹn vào phút cuối, ngay trước khi diễn ra. Nếu huỷ vào đúng ngày hôm đó thì chắc chắn là “ドタキャン” nhưng khi có những kế hoạch lớn như đi du lịch, việc huỷ trước đó cả 1 tuần cũng làm nhiều người thấy đó là “ドタキャン” - huỷ đột ngột”. Trong các cuộc hẹn đi liên hoan, đi mua sắm, đi hẹn hò lần đầu thì huỷ trước 2,3 ngày sẽ là “ドタキャン”. Trước đây, nơi hành khuyết được gọi là “土壇場 - dotanba”, hiện nay từ này được dùng với ý nghĩa là “phút cuối”. ステマ - Sutema 同僚:リンちゃん、このYouTuberの動画を見た?このサンドイッチ屋さんはすごくおいしいらしいよ!近いうちに一緒に行かない? 私:あ、おいしいお店のレビュー動画を上げているYouTuberだよね!?あの人の投稿は最近、「ステマ」と指摘されてSNSで炎上してるらしいよ。 同僚:え、本当?知らなかった!やっぱりSNSの情報をうのみしちゃだめだね。 Đồng nghiệp: Linh ơi, cậu xem video của Youtuber này chưa? Nghe nói cửa hàng sandwich này ngon lắm! Sắp tới đi ăn không? Mình: À! anh Youtuber đăng video chia sẻ cảm nhận về các quán có đồ ăn ngon đấy à? Nghe nói những bài đăng gần đây của anh ấy bị chỉ trích là “quảng cáo trá hình” đấy. Đồng nghiệp: Hả, thật á? Mình chẳng biết gì! Đúng là không thể tin thông tin trên mạng được. →→ “ステマ” là viết tắt của “stealth marketing (marketing lén lút)”. “Stealth” là tính từ với ý nghĩa là “không bị phát hiện bởi ra-đa”, từ này được sử dụng trong các máy bay chiến đấu. “Stealth marketing” là “việc che giấu việc quảng cáo, đóng vai người trung lập (người thứ ba) để đánh giá sản phẩm, dịch vụ, đăng tải thông tin quảng cáo. ノルマ - Noruma 同僚:今月の契約ノルマは20件だよ。 私:高い目標だね。がんばらなきゃ! Đồng nghiệp: Mục tiêu của tháng này là 20 hợp đồng đấy. Mình: Mục tiêu cao ghê. Phải cố gắng thôi! →→ “ノルマ” xuất phát từ từ “norma” trong tiếng Nga. Từ này được dùng với ý nghĩa là “mục tiêu đạt được trong công việc” nên các bạn hãy nhớ nó nhé. Từ này còn được dùng nhiều với ý nghĩa gần như “nghĩa vụ bắt buộc” hơn là ý nghĩa đơn giản là “mục tiêu”. Khi nơi làm việc của bạn đưa ra bài toán về “mục tiêu” thì các bạn hãy cẩn trọng hiểu ý nghĩa của nó nhé. Tổng kết Trong bài viết này, mình đã giới thiệu về 10 từ Katakana kỳ lạ. アポ - Apo Hẹn gặp リスケ - Risuke Thay đổi ngày giờ コピペ - Kopipe ・Dán nội dung đã sao chép ・Sao chép y nguyên メアド - Meado Địa chỉ email スタンス - Sutansu ・Thái độ đối với công việc ・Cách làm việc ・Lập trường làm việc ダントツ - Dantotsu Đứng đầu và bỏ xa vị trí thứ 2 リモート - Rimoto ・Làm việc ở nơi xa công ty ・Họp online với những người ở xa ドタキャン - Dotakyan Đột ngột huỷ lịch ステマ - Sutema Che giấu việc quảng cáo, đóng vai người trung lập (người thứ ba) để đánh giá sản phẩm, dịch vụ, đăng tải thông tin quảng cáo ノルマ - Noruma Mục tiêu đặt ra trong công việc (Nghĩa vụ bắt buộc) Có rất nhiều từ Katakana xuất hiện ở nơi làm việc thực tế. Trước tiên, bạn hãy ghi nhớ những từ xuất hiện trong bài viết này và đừng hiểu nhầm ý nghĩa của nó ở nơi làm việc nhé.

    10/10/2022

  • Inuyama: Ngôi thành cổ nhất và dãy phố của thời Edo

    JNTO&KOKORO コラボ企画 “Thành Inuyama” - 1 trong 5 ngôi thành Quốc bảo của Nhật Bản có 4 điểm hấp dẫn như sau. Thứ nhất, đây là ngôi thành cổ nhất còn lại cho tới ngày nay. Thứ hai, thành gần Nagoya và Gifu. Thứ ba, bạn có thể vừa ăn uống vừa đi bộ và cảm nhận vẻ đẹp thời Edo ở Inuyama-jokamachi - dãy phố ngay gần thành. Cuối cùng, bên cạnh thành là ngôi đền nổi tiếng với “Ema trái tim”. Bài viết này sẽ giới thiệu về các điểm đặc biệt của Inuyama - điểm tham quan mà không chỉ các gia đình, các cặp đôi mà những bạn đi một mình cũng có thể thỏa sức vui chơi và trải nghiệm. Cách đi tới Inuyama Meitetsu Nagoya → Inuyama ※Google map Meitetsu Gifu → Inuyama ※Google map Để tới ga Inuyama nằm ở phía bắc tỉnh Aichi (tuyến JR, Meitetsu: thành phố Inuyama tỉnh Aichi), không cần đổi tàu, bạn có thể đi từ Nagoya hoặc Gifu chỉ với 25~35 phút (tuỳ theo giờ tàu chạy). ・ Meitetsu Nagoya → Inuyama (25 phút): Đi tàu Tokkyu - 570 yên (dùng toa thường) ・ Meitetsu Gifu → Inuyama (35 phút) : 460 yên Con đường đầy thú vị dẫn tới thành Cửa tây ga Inuyama Sau khi ra cửa soát vé của ga Inuyama - Meitetsu (tầng 2), mình tìm cầu thang xuống tầng 1 để tới cửa ra. Cửa ra ở đây là “Inuyamaeki Nishiguchi”. Khi mình nhìn thấy bảng hướng dẫn này ở cửa ra, mình thấy mũi tên chỉ xuống cầu thang bên phải để đi tới “Thành Inuyama”. Sau khi xuống cầu thang, mình nhìn thấy một vòng xuyến. Mình đi theo vòng xuyến, hướng về phía mũi tên màu đỏ (hướng tây) rồi ra khỏi vòng xuyến. Mình đi thẳng theo con đường có mũi tên màu đỏ lúc nãy. Có mấy bạn trẻ cũng đi theo cùng hướng với mình. Chắc là các bạn ấy cũng đang đi tới “dãy phố cổ” và “thành Inuyama”. Sau khi đi bộ khoảng 500 mét từ ga Inuyama, bạn sẽ thấy phía bên phải có một bức tường gỗ đen như thế này. Khi đi hết bức tường đen, bạn sẽ thấy có một ngã tư, hãy rẽ phải ở đây nhé. Ở góc rẽ, bạn sẽ thấy có một chiếc cột hướng dẫn như thế này. Trên cột có viết “Ga Inuyama 550m”, “Thành Inuyama 750m”, v.v. Đến đây, bạn đã tới dãy phố cổ mang tên “Inuyama-jokamachi” - nơi còn lưu lại nhiều dấu tích từ thời Edo. Đây là khu phố mua sắm có từ ngày xưa với rất nhiều quán ăn và các cửa hàng lưu niệm. Bạn có thể đi bộ và tận hưởng không gian ở khu phố này. Mình sẽ giới thiệu kỹ hơn về dãy phố này ở phía dưới. Sau khi đi bộ một chút, mình đã nhìn thấy thành Inuyama. Khi đi hết dãy phố cổ (khu phố mua sắm), mình đã tới ngã ba - nơi có chiếc cổng Torii màu trắng được làm bằng đá. Phía bên trái chiếc cổng Torii trắng còn có một chiếc cổng Torii màu đỏ. Mình hướng về chiếc cổng Torii màu đỏ. Ngôi đền của những chiếc Ema trái tim Mình đi qua những chiếc cổng Torii màu đỏ và leo lên phía trên. Rất nhiều chiếc cổng Torii nối tiếp nhau trông thật đẹp. Sau khi leo hết các bậc thang, mình đã tới chính điện của ngồi đền. Đền này có tên là “Sanko Inari” và không mất vé vào cửa. Điểm đặc biệt của ngôi đền này là những chiếc “Ema trái tim”. “Ema” là tấm thẻ gỗ viết lời nguyện ước để kính dâng lên thần linh tại các đền chùa. Ema hình trái tim là dấu ấn đặc trưng ở đây, rất nhiều bạn nữ và các cặp đôi tới đây cầu tình duyên. Quầy có thể mua Ema trái tim Những bạn muốn mua Ema trái tim (500 yên) hãy tới quầy bán Ema ở bên cạnh chính điện nhé. Những chiếc Ema trái tim được treo ở khắp mọi nơi trong đền. Với rất nhiều chiếc Ema được xếp như thế này, bạn sẽ có rất nhiều ảnh “sống ảo” trên Instagram v.v. đấy! Mình đã đọc một vài nguyện ước được ghi trên Ema trái tim. ・恋が実りますように - Mong tình yêu đơm hoa kết trái ・ステキな縁(えん)がありますように - Mong mình có nhân duyên thật tuyệt vời ・◯◯とずっと一緒にいられますように - Mong mình sẽ mãi được ở bên ◯◯ Sau khi ngắm rất nhiều Ema trái tim, mình đi qua những chiếc cổng Torii đỏ ở phía bên phải chính điện để tới thành Inuyama. Quốc bảo - Thành Inuyama Sau khi đi qua rất nhiều chiếc cổng Torii nối tiếp nhau, mình rẽ phải và nhìn thấy con dốc cong cong như thế này. Leo hết con dốc này, mình sẽ tới thành Inuyama. Con đường dốc được bao quanh bởi cây cối xanh mát, rất dễ chịu. Cách mua vé vào thành Inuyama Bên phải là nơi bán vé vào thành Sau khi leo hết con dốc, mình thấy quầy bán vé vào thành ở phía bên phải. Ngôi nhà ở góc bên trái ảnh chính là cửa thành. Ở nơi bán vé có ghi tên của rất nhiều loại vé, mình thấy hơi khó hiểu và không biết nên mua loại nào vì họ bán một số cặp vé bao gồm vé vào thành và vé tham quan một số điểm xung quanh. Ở đây, các bạn hãy chú ý tới máy bán vé ở mép bên phải ảnh. Nếu bấm vào nút này, bạn có thể mua vé vào thành Inuyama (người lớn: 550 yên bao gồm thuế). Quốc bảo - Thành Inuyama Ở cửa vào thành, sau khi đưa vé cho nhân viên soát vé, bước vào bên trong, mình thấy tháp Tenshukaku hiện ra ngay trước mắt mình! Tầng 1 và tầng 2 của thành Inuyama được cho là đã được xây dựng cách đây khoảng 500 năm. Toàn bộ thành được chỉ định là Quốc bảo - Bảo vật Quốc gia. Ở Nhật Bản chỉ có 5 thành được coi là Quốc bảo. 【Các thành được coi là Quốc bảo】 ・ Thành Inuyama (tỉnh Aichi) ・ Thành Matsumoto (tỉnh Nagano) ・ Thành Hikone (tỉnh Shiga) ・ Thành Himeji (tỉnh Hyogo) ・ Thành Matsue (tỉnh Shimane) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] KOKORO|Tham quan các thành ở Kansai (thành Hikone, thành Himeji) Khu vườn trong thành có những cây lá đỏ cổ thụ. Thành Inuyama cũng được biết đến là một nơi ngắm lá đỏ tuyệt đẹp vào mùa thu. Cầu thang bên trong thành Mình cởi giày, đi vào trong tháp và lên cầu thang. Như ảnh mình đã chụp, bạn sẽ thấy cầu thang trong thành rất dốc. Cảnh nhìn từ tầng cao nhất Khi lên tới tầng cao nhất, cảnh sắc tuyệt phẩm sẽ hiện ra! Cảnh được chụp bằng Panorama trông sẽ như thế này. Phía sau thành có một con sông chảy qua. Đây là phần trung lưu của con sông nổi tiếng tên là Kiso. Cùng mình ngắm nhìn quang cảnh được nhìn từ tháp thông qua video này nhé! Khu trưng bày Sau khi ngắm nhìn phong cảnh từ tầng cao nhất, chúng mình hãy tham quan bên trong thành. Nơi đây có trưng bày áo giáp của các samurai trong quá khứ, trông hơi đáng sợ phải không? Ở đây cũng trưng bày tấm bình phong mà trên đó vẽ bản đồ ngày xưa. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin thêm về thành Inuyama của Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản (JNTO) Inuyama-jokamachi: Dãy phố cổ xưa COCOTOMO FARM Sau khi rời khỏi ngôi đền với những chiếc Ema trái tim, mình quay lại dãy phố cổ. Khi vào khu phố mua sắm, mình thấy bên trái có ngôi nhà như trong ảnh, đây là nơi mọi người có thể uống nước, đi vệ sinh miễn phí. Sau khi đi qua chiếc cổng “rất Nhật Bản”, mình thấy một ngôi nhà kiểu châu u. Tên cửa hàng là COCOTOMO FARM. Đây là cửa hàng chuyên bán bánh baumkuchen, ngoài khu cafe (có mất phí), ở đây cũng có khu đồ uống miễn phí. Bên trong cửa hàng được thiết kế cực kỳ lộng lẫy, sang trọng như thế này. Sau khi vào cửa hàng, mình nhìn thấy ở bên trái có quầy đồ uống miễn phí. Mọi người có thể uống nước và 3 loại trà miễn phí. Có những lúc mình còn được thử bánh Baumkuchen miễn phí đấy. Bánh ở đây rất ngon và có nhiều kích cỡ phù hợp với túi tiền của khách hàng. Cá Ayu nướng muối Gần COCOTOMO FARM có một quán bán cá Ayu (cá hương) nướng muối. Cá Ayu chỉ sống ở những con suối trong vắt nên ở thành phố thường không thể ăn cá này. Đây là món cá Ayu được xiên vào que rồi nướng với muối (tấm biển bên phải). Một con Ayu nướng muối giá 650 yên (bao gồm thuế). Đối với những người từ thành phố tới, món này thật sự rất hiếm nên người nào người nấy đều xếp hàng mua. Vừa đi vừa ăn trên dãy phố cổ ngày xưa Inuyama-jokamachi vốn là dãy phố đã có từ xưa với những ngôi nhà san sát nhau mang theo nét lịch sử từ thời Edo tới thời Showa. Khu phố mua sắm ở đây có rất nhiều quán ăn mua mang đi và rất đông người vừa ăn vừa đi bộ. Ở đây có những quán gì nhỉ? Mình cùng ngó qua vài quán nhé. Bạn nghĩ quán này bán gì? Đây là quán bán cơm nắm nướng loại nhỏ (cơm được quết nước tương shoyu sau đó nướng thơm). 1 xiên cơm loại thông thường là 170 yên (bao gồm thuế). Nếu bạn ăn ở trong quán thì thuế tiêu dùng sẽ tăng nên giá sẽ tăng lên vài yên. Đây là quán bán bia Ji (地). Bia Ji chính là bia địa phương. Bia 550~600 yên, hotdog 550 yên, nước chanh Ramune (Cidre) 200 yên. Quán này bán rất nhiều loại thịt xiên. Đối tượng khách chính của quán là người vừa đi bộ vừa ăn nên trong cả khu phố, quán rất bắt mắt và nổi bật. Trong khu phố cũng có quán bán đồ ngọt mát lạnh. Có cả những quán có thể ngồi ăn bên trong. Đây là quán mì udon, katsudon v.v. có giá từ 600 đến 850 yên. Đối với một địa điểm du lịch thì mức giá này cực kỳ hợp lý. Showa Yokocho Ở phía rìa khu Inuyama-jokamachi có một khu ăn uống tên là “Showa Yokocho”. Khu này khá dài và sâu. Bên trong Showa Yokocho có một số quán ngồi kiểu quầy bar. Ở đây cũng có cả những quán bán mang đi như quán mì yakisoba, các loại xiên nướng, dango v.v. Bác ấy đang làm mì yakisoba. Ở đây cũng có không gian để bạn ngồi ăn những món bạn đã mua ở các cửa hàng. Nơi đây đúng là khiến chúng ta nhớ đến các dãy phố với nhiều quán nhậu của Nhật vào thời kỳ Showa (1925~1989). Mình sẽ trở lại ga Inuyama và kết thúc hành trình trong ngày hôm nay ở đây. Tổng kết Ga Meitetsu Inuyama Mình đã giới thiệu về thành Inuyama và Inuyama-jokamachi - nơi bạn có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp của kiến trúc Quốc bảo của Nhật Bản và dãy phố cổ xưa từ thời Edo. Đây là địa điểm du lịch mà bạn có thể dễ dàng đi trong ngày từ Nagoya và Gifu. Ở Nhật chỉ có 5 thành Quốc Bảo, “Thành Inuyama” thật tuyệt vời khi sở hữu góc nhìn trải rộng vùng đồng bằng xung quanh. “Đền Sanko Inari” với những chiếc Ema trái tim được nhiều bạn nữ và các cặp đôi yêu thích. “Inuyama-jokamachi” - vừa ăn vừa đi bộ vui vẻ ở dãy phố cổ, cảm nhận nét hoài cổ thời Showa ở “Showa Yokocho”. Gần thành phố lớn nhưng Inuyama là một địa điểm tham quan ít được biết đến. Ngoài các gia đình, cặp đôi, mình thấy nhiều du khách đi bộ một mình. Bạn có muốn ghé thăm Inuyama không? [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin thêm về Inuyama của Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản (JNTO) ※ Bài viết này nhận được sự hỗ trợ của JNTO. ※ Người viết bài là nhà báo trong ban biên tập KOKORO.

    03/10/2022

  • Việt Nam Ok, Nhật Bản Dame_Vol 32: Quên đi những cuộc hẹn ngẫu hứng

    Nếu đột ngột bạn gọi điện cho một người bạn Nhật nói rằng “Này, chạy ra cà phê tý đi” thì chắc sẽ gây khó cho người bạn đó. Phần do tính cách người Nhật không thích kế hoạch bị đảo lộn và một phần do đa phần họ rất bận với công việc hàng ngày nên khi đang đi làm mà dành ra “1 hoặc 2 giờ đồng hồ” là rất khó. Xin giới thiệu về cảm nhận “giờ làm việc” của người Nhật Bản. Những cuộc hẹn ngẫu hứng Trời đẹp. Bạn nổi hứng đi café ngắm phố. Nếu ở Việt Nam, bạn cứ thoải mái bốc điện thoại ngẫu hứng hẹn ngay ông bạn ra café. Nhưng ở Nhật, bạn có thể sẽ gây khó chịu với kiểu hẹn đột ngột thế này. Sở dĩ tôi nghĩ tới sự khác biệt này là vì chính tôi vừa có một trải nghiệm nhớ đời. Hôm 4/8 vừa qua, tôi trở lại thành phố Fukuoka thăm bạn bè. Dĩ nhiên là tôi có thông báo cho một vài người bạn ở Fukuoka về chuyến đi này, nhưng tôi chưa chốt với họ thời điểm sẽ có mặt. Thành phố Fukuoka Sau chuyến xe bus đêm kéo dài 11 tiếng từ Kyoto, tôi có mặt ở Fukuoka lúc 8 giờ sáng. Sau khi về hostel cất đồ, rửa mặt mũi, ăn bát ramen chống đói, tôi có khoảng 3-4 tiếng rảnh rỗi buổi trưa và quyết định gọi điện hẹn luôn một người bạn Nhật ra café hàn huyên. Chúng tôi gần 2 năm không gặp nhau. Đáng tiếc, kế hoạch thất bại. Người bạn Nhật tỏ ra rất ái ngại khi bị hẹn một cách đột ngột thế này. Cậu ta xin lỗi rất nhiều và rất thẳng thắn nói rằng, lẽ ra tôi nên thông báo kế hoạch từ trước, ít nhất là 2-3 ngày. Một cửa hàng cafe ở Việt Nam Trái lại ở Việt Nam, bạn tôi sẵn sàng tạm ngưng công việc đang dở tay để chạy ra ngồi café với tôi. Ra quán, anh ta cứ nói chuyện được 10 phút lại ngừng 5 phút để giải quyết việc này, việc nọ. Đối với tôi và cả cậu bạn kia, đây là chuyện bình thường. Nhưng đối với người Nhật, đã café thì ra café, công việc ra công việc, không có chuyện lẫn lộn. Một người bạn Nhật cho tôi biết như sau. Ở Nhật, trong giờ làm việc nếu không có lý do đặc biệt thì không mấy ai đi ra ngoài lâu cả. Kể cả những người làm công việc phải đi ra ngoài thì cũng có kế hoạch chặt chẽ cả ngày, nếu không xong việc thì công việc bị ứ đọng. Vì thế mà nếu có ai đột nhiên gọi điện rủ đi cà phê thì ít có ai có thể nhận lời được. Đa phần người Nhật đều có lịch làm việc chặt chẽ Người Nhật cũng có người nọ người kia nhưng nhìn chung họ không thích làm những gì nằm ngoài kế hoạch.Tôi đã nghĩ rằng đó là do văn hóa nhưng cũng không hẳn vậy. Người Nhật, đã đi làm thì không thể tranh thủ ra ngoài lâu được hoặc công việc có đi làm ở ngoài thì kế hoạch cũng rất chặt chẽ, không thể bỏ dở để cà phê đột xuất được. Vậy nên ai kết bạn với người Nhật thì chú ý sự khác biệt thú vị này nhé. Tại sao gạo Việt Nam được bán tại Nhật? Món ăn Việt với gạo Việt Nam Vào tháng 7 vừa qua, tại Tokyo diễn ra sự kiện quảng bá sản phẩm gạo Việt Nam lần đầu tiên được bày bán tại thị trường Nhật Bản. Người Nhật vốn chỉ ăn gạo trong nước nên sự kiện quảng bá gạo Việt Nam tại Nhật cũng trở thành đề tài được bàn tán. Về cơ bản thì người Nhật ăn gạo Japonica - giống gạo có hạt ngắn, tròn, cơm dẻo. Trong khi đó, gạo Việt Nam thuộc giống Indica, với hạt gạo dài, khô. Gạo Japonica dẻo và dính nên rất thích hợp để làm sushi. Nhưng gạo Việt Nam thì không làm sushi được. Vậy tại sao gạo Việt Nam đang được quảng bá ở Nhật như vậy? Món ăn dùng gạo Việt Nam Năm 2023 sẽ đánh dấu 50 năm hai nước Việt – Nhật thiết lập quan hệ ngoại giao. Chính phủ và các lĩnh vực tư nhân đều mong muốn nhân dịp này tăng cường mối quan hệ giữa hai bên. Một trong những nỗ lực này là việc quảng bá cho gạo của Việt Nam dựa trên một tập quán khá thú vị của người Nhật. Bạn có thể tò mò rằng tập quán đó là gì? Đó là việc người Nhật rất tôn trọng tập quán ẩm thực. Nếu như người Nhật nghĩ “À, hôm nay mình muốn nấu món Việt Nam” thì thường họ sẽ tìm mua gạo cũng như nguyên liệu nấu món ăn của Việt Nam để chế biến. Ban tổ chức sự kiện, có thể phần nào nắm bắt được đặc tính này của người Nhật và quảng bá cho gạo Việt Nam dựa trên thói quen này chăng. Ngược lại, nếu bạn đang ở Việt Nam và bỗng dưng thèm sushi. Tôi dám cá rằng bạn sẵn sàng dùng luôn gạo ở nhà để cuốn sushi, thay vì chạy ra siêu thị mua gạo Japonica. Nhưng với người Nhật, họ muốn món ăn đó ngoài hình thức, còn có cả hương vị gần giống với nguyên bản. Đây có thể sẽ là một dịp tốt cho gạo Việt Nam tại Nhật Bản. Học sinh đi du lịch không được mang điện thoại di động Con bạn đang học cấp 2 và nhà trường tổ chức một chuyến đi dã ngoại 3 ngày 2 đêm. Bạn sắm sửa đồ đạc cho con và dĩ nhiên là không quên nhét vào cặp con một chiếc điện thoại để “bố mẹ còn gọi điện hỏi thăm, cập nhật tình hình”. Chuyện bình thường đúng không? Nhưng ở Nhật, sẽ chẳng có chiếc điện thoại nào cả. Hầu hết các trường học ở Nhật tổ chức một chuyến đi du lịch, dã ngoại hoặc du lịch kết hợp học tập rất bài bản và nguyên tắc. Học sinh tuyệt đối không được mang theo điện thoại và thậm chí số tiền tiêu vặt mang theo người cũng bị giới hạn. Các chuyến “du lịch” ở trường tiểu học và trung học cơ sở của Nhật đều là một phần của “giờ học” nên việc không được mang điện thoại di động là điều hiển nhiên. Vì đây là “giờ học” mà. Quả là một lý do khá thú vị đúng không. Học sinh đi du lịch học tập (Đền Toshogun, tỉnh Tochigi) Nếu như ở Việt Nam cha mẹ sẽ rất lo lắng nếu con đi du lịch theo trường mà không mang theo điện thoại di động. Nhưng ở trường học Nhật Bản thì việc quản lý học sinh khá chặt chẽ. Trong thời gian con đi du lịch với trường thì các thầy cô sẽ có trách nhiệm quản lý học sinh. Nhà trường sẽ bố trí người chụp ảnh cho học sinh, gửi vào email mà phụ huynh đăng ký để bố mẹ cập nhật tình hình con cái. Vậy là đủ. Ngoài ra, nếu mang theo điện thoại, các em sẽ có xu hướng dùng điện thoại trong thời gian dài và không có dịp trò chuyện với bạn bè cùng lớp. Đây cũng là một lý do thú vị. Tuy nhiên theo một phụ huynh người Nhật thì đối với học sinh trung học phổ thông thì việc mang theo điện thoại di động khi đi du lịch theo trường cũng là điều bình thường. Ở những trường dù cấm mang theo điện thoại thì cũng có những trường hợp học sinh giấu diếm mang điện thoại theo người.

    28/09/2022

Đơn vị vận hành

Nhà tài trợ Bạch Kim

Đơn vị hỗ trợ

  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
  • Văn phòng JNTO Hà Nội
  • Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
  • Hội Việt Nam (JAVN)
  • Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
  • Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế

Đơn vị hợp tác

Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)

Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài

WA.SA.Bi.

Danh mục

  • Khác biệt văn hoá

    Khác biệt văn hoá

  • Sinh hoạt - Chi phí

    Sinh hoạt - Chi phí

  • Xuất nhập cảnh - Visa

    Xuất nhập cảnh - Visa

  • Làm thêm - Xin việc

    Làm thêm - Xin việc

  • Bốn mùa - Du lịch

    Bốn mùa - Du lịch

  • Hỗ trợ người nước ngoài

    Hỗ trợ người nước ngoài

  • Cộng đồng

    Cộng đồng

  • Bí quyết học tiếng Nhật

    Bí quyết học tiếng Nhật

  • Y tế - Sức khoẻ

    Y tế - Sức khoẻ

  • Nhà hàng - Siêu thị Việt

    Nhà hàng - Siêu thị Việt

  • Thực tập kỹ năng

    Thực tập kỹ năng

  • Kỹ năng đặc định

    Kỹ năng đặc định

  • Nhân lực chất lượng cao

    Nhân lực chất lượng cao

  • Du học

    Du học

  • Phòng chống thiên tai

    Phòng chống thiên tai