Category | Tin mới nhất
Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...
7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
02/05/2024Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
13/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Số người Việt Nam sinh sống và làm việc ở Nhật Bản đang tăng lên và do vậy số gia đình người Việt Nam ở Nhật cũng tăng lên. Có nhiều trường hợp những người có tư cách kỹ sư hoặc du học sinh sang Nhật trước rồi sau đó đón gia đình sang đoàn tụ. Trường hợp như vậy thì thủ tục đón gia đình ra sao, việc tìm nhà ở hoặc trường học cho con cái như thế nào. Chúng tôi đã gặp 3 gia đình người Việt Nam sang đoàn tụ với vợ hoặc chồng tại Nhật Bản. Xin giới thiệu cùng các bạn. Người trả lời phỏng vấn ◎ Anh Hà Nam Ninh (nhân viên công ty) ・ Từ năm 2018: Sang Nhật làm cho công ty vận tải tàu biển của Nhật (tại tỉnh Fukuoka) ・ Sau khi sang Nhật 3 năm thì đón được vợ và con trai (đang học trung học cơ sở) sang Nhật. ◎ Chị Phạm Trang Vân (du học sinh cao học) ・ Từ năm 2018: Học tại trường đại học quốc lập trong khoảng 2 năm rưỡi ・ Từ 3/2022: Vào học chương trình MBA tại trường đại học Doshisha (tỉnh Kyoto) ・ Từ 6/2022: Đón chồng và 2 con (con lớn học lớp 8 trung học cơ sở, con nhỏ học lớp 5 tiểu học) ◎ Chị Nguyễn Thị Bích Thảo (du học sinh cao học) ・ Từ năm 2020: Sinh viên cao học (khóa tiến sĩ), trường Đại học Tsukuba ・ Từ 2/2022: Đón chồng và 2 con sang Nhật Về nhà ở ―― Các anh chị tìm nhà ở Nhật Bản như thế nào? Anh Nam Ninh: Công ty chuẩn bị sẵn nơi ở Tôi sang Nhật du học vào năm 2005 theo chế độ học bổng của Bộ Văn hóa Khoa học và Kỹ thuật Nhật Bản (MEXT), và học cao học trong 4 năm tại trường Đại học Hàng Hải Tokyo. Sau đó trở lại Việt Nam làm việc. Năm 2018, tôi vào làm việc tại một công ty quản lý tàu biển của Nhật Bản tại tỉnh Fukuoka. Tôi không giỏi tiếng Nhật lắm. Sau khi sang Nhật được khoảng 3 năm rưỡi thì tôi đón được vợ và con trai sang Nhật. Nhà ở của chúng tôi là do công ty thuê sẵn cho. Tiền nhà do chúng tôi trả nhưng trong 5 năm đầu thì công ty có hỗ trợ tiền thuê nhà. Chị Trang Vân: Tự mình đi thuê nhà Link tham khảo: Cách tìm nhà ở Nhật Bản Tôi đang học cao học tại trường đại học tư lập ở thành phố Kyoto. Trước đó, tôi đã từng theo học tại trường Đại học Quốc lập Kyushu và cũng đã đón gia đình sang. Đây là lần thứ 2 tôi đón gia đình sang Nhật. Lần trước tôi sống tại ký túc xá của trường, nhưng lần này thì tôi tự mình tìm nhà và tự ký hợp đồng thuê nhà. Về trường học cho con cái Trường quốc tế (Ảnh mang tính chất minh họa) Anh Nam Ninh: Cho con vào học trường quốc tế Con trai tôi (khi sang Nhật đang là học sinh trung học cơ sở) và tôi cho cháu vào học tại trường quốc tế (học bằng tiếng Anh). Tiền học 1 năm khá đắt, khoảng 2 triệu yên và công ty không hỗ trợ cho mặt này nên khá là vất vả. Chị Trang Vân: Con gái tôi vào trường tiểu học công và cháu nắm bắt tiếng Nhật khá nhanh Học sinh nước ngoài học tiếng Nhật (ảnh minh họa) Khi đến Nhật lần đầu, tôi cho 2 cháu vào học trường công ở nơi mình sống (không tốn học phí, chỉ mất tiền ăn trưa). Cháu lớn lúc sang Nhật đang học lớp 4 nên về mặt ngôn ngữ rất vất vả. Sau khi vào học, các cháu được hỗ trợ học tiếng Nhật. Ban đầu, tuần 2 buổi các cháu tham gia 1 lớp học hỗ trợ tiếng Nhật đặc biệt dành cho người nước ngoài ở một trường tiểu học khác, cách xa nhà khoảng 5 cây số. Việc đi lại khá vất vả. Sau đó chúng tôi chuyển nhà và các cháu cũng chuyển sang trường mới thì có lớp hỗ trợ tiếng Nhật tại trường. Cái khó nhất trong việc học tiếng Nhật là chữ Hán. Cháu phải luyện đi luyện lại sách tập viết chữ Hán do nhà trường phát. Cứ như vậy, sau 1 năm thì trình độ tiếng Nhật của cháu đã đạt được độ 50%, và sau 2 năm thì cháu có thể hiểu được tiếng Nhật tới 90%. Ngược lại, cháu thứ 2 thì khi sang Nhật cháu mới vào lớp 1 tiểu học, nên cháu làm quen tiếng Nhật khá nhanh, hầu như không có vấn đề gì. Lần sang Nhật thứ hai này, cháu lớn vào trung học cơ sở, cháu bé học tiểu học và hoàn toàn không có vấn đề gì về ngôn ngữ. Chị Bích Thảo: Thành phố Tsukuba tích cực hỗ trợ trẻ người nước ngoài Tôi đến Nhật và bắt đầu sống ở Nhật từ năm nay (2022). Cháu đầu là con trai, hiện học lớp 4 tiểu học và con gái nhỏ học lớp 1 tiểu học ở trường công (không mất học phí, chỉ mất tiền ăn). Thành phố Tsukuba có nhiều trẻ em người nước ngoài Trước khi đón con sang, tôi đã xin tư vấn với ủy ban giáo dục ở thành phố Tsukuba. Tsukuba là một “Thành phố Khoa học” do chính phủ Nhật Bản thành lập tại tỉnh Ibaraki. Nơi đây có khoảng 300 cơ sở nghiên cứu và khoảng 20.000 người nước ngoài đang nghiên cứu và học tập. Vì lý do này mà các trường tiểu học và trung học cơ sở công lập ở Tsukuba có nhiều trẻ em người nước ngoài theo học. Các cháu nhà tôi vào học tại trường tiểu học công lập Azuma. Lớp của con trai tôi có 33 học sinh thì có tới 5 cháu là người nước ngoài. Còn lớp của con gái tôi có 31 cháu thì có 5 cháu là người nước ngoài. Chương trình hỗ trợ tiếng Nhật Bản cho người nước ngoài Học sinh nước ngoài học tiếng Nhật (ảnh minh họa) ・ Tại trường tiểu học Azuma có chương trình dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài (tuần 4 buổi học đặc biệt). Các buổi học này hỗ trợ các em học sinh người nước ngoài tùy theo trình độ của từng em. ・ Tuy trường tiểu học Azuma cách xa nhà tôi (ký túc xá của trường đại học) độ 4 cây số. Nhưng tôi quyết định chọn trường này là vì trường có nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp nhận học sinh người nước ngoài. Các cháu nhà tôi đi học bằng xe buýt theo tuyến thông thường. ・ Lớp 4 của con trai tôi có một bạn học sinh người Việt Nam đã học tại đây từ lớp 1 nên bạn hỗ trợ cho cháu nhà tôi. Trong khi ở trường nếu có gì không hiểu thì bạn đó dịch giúp cháu. Cách xin COE và visa Giấy chứng nhận tư cách lưu trú ở Nhật Bản (COE)(bản chụp) Thân nhân của những người đi làm việc hoặc du học sinh đang sinh sống tại Nhật nếu có tư cách “Lưu trú gia đình ” tức có tư cách lưu trú ở Nhật Bản (COE) thì có thể sống tại Nhật. Để có được tư cách này thì cần phải có 2 loại giấy tờ như sau. ① Giấy chứng nhận tư cách lưu trú ở Nhật Bản (COE) Cần nộp hồ sơ tại Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh Nhật Bản (Nyukan). ② Visa (thị thực) Sau khi có được giấy COE thì sẽ nộp hồ sơ lên Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã xin visa. ■ Giấy tờ để xin COE Hồ sơ xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú ở Nhật Bản Ảnh (4cm×3cm) Phong bì để gửi trả kết quả *Có đề tên và địa chỉ người nhận *Dán tem 440 yên *Khi có kết quả, cơ quan chức năng sẽ gửi trả lại cho người nộp hồ sơ Giấy chứng minh quan hệ thân nhân (1 trong số những giấy tờ sau) *Bản sao hộ tịch *Bản sao giấy đăng ký kết hôn *Bản sao giấy chứng nhận kết hôn *Bản sao giấy khai sinh *Hoặc loại giấy tờ nào có thể thay thế những giấy tờ nói trên Thẻ cư trú và hộ chiếu của người gửi đơn xin (bản sao) Giấy chứng nhận đang làm việc và thu nhập ①Trường hợp người gửi đơn xin là doanh nhân hoặc người đi làm *Giấy chứng nhận tại chức hoặc giấy phép kinh doanh (bản sao) *Giấy chứng nhận đóng thuế địa phương và nộp thuế thu nhập (Nếu có ghi rõ tình trạng nộp thuế trong 1 năm thì 1 trong 2 loại này là được (giấy do tòa thị chính địa phương cấp) ②Trường hợp là du học sinh *Giấy chứng nhận số dư tài khoản hoặc giấy chứng nhận học bổng Anh Nam Ninh: Công ty hỗ trợ trong việc xin COE cho gia đình Từ trái sang: Con trai,vợ, tôi (Nam Ninh) và con gái lớn đã du học tại Nhật Khi tôi sang Nhật thì việc xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE) và visa của tôi là do công ty làm. Nhưng khi đón gia đình sang thì tôi phải tự làm hồ sơ với sự hỗ trợ của công ty. Để có được COE cho con trai, tôi cần phải chuẩn bị những giấy tờ như sau. 〈COE〉 ・ Đơn xin COE (tự viết) ・ Bản sao giấy khai sinh (do Việt Nam cấp) ・ Giấy đăng ký thường trú (lấy tại cửa hàng tiện lợi conbini) ・ Giấy chứng nhận tại chức (công ty cấp) ・ Hợp đồng lao động (công ty cấp) ・ Giấy chứng nhận nộp thuế thu nhập (tiếng Nhật) ・ Giấy chứng nhận tiền lương (công ty cấp) ・ Sổ ngân hàng (bản sao) ・ Thẻ lưu trú (bản sao) ・ Hộ chiếu của con trai (bản sao) ・ Giấy chứng nhận không mắc bệnh lao của con trai (do phía Việt Nam cấp) Clip hướng dẫn lấy giấy đăng ký thường trú tại conbini (Tiếng Việt) 〈VISA〉 ・ Đơn xin visa ・ Giấy COE của con trai ・ Giấy bảo lãnh (do công ty cấp) ・ Lý do mời sang Nhật (do công ty cấp) ・ Hộ chiếu của con trai (bản gốc) ・ Giấy khai sinh của con trai Sau khi có được COE, tôi đã thông qua một công ty để nộp hồ sơ lên Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để xin visa. Trên trang web của Đại sứ quán có ghi danh sách các công ty được Đại sứ quán công nhận có tư cách làm đại lý. Chị Trang Vân: Tự mình làm hồ sơ để xin COE Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh (Nyukan), chi nhánh Osaka Tôi đến Nhật Bản vào tháng 2/2022 và một tháng sau tôi nộp hồ sơ xin COE cho gia đình tại Nyukan chi nhánh ở Osaka. Tôi nghĩ lâu nhất thì cũng chỉ 3 tuần là được cấp COE nhưng lần này hóa ra là mất tận 6 tuần mới xin được COE. Sau khi có COE, gia đình tiến hành nộp hồ sơ xin visa lên Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội. Bản thân tôi khi xin visa phải mất 3 tuần, nhưng gia đình thì chỉ sau 1 tuần là có visa. Có lẽ thời điểm gia đình tôi xin visa thì số người nộp hồ sơ xin visa ít hơn trước chăng. Toàn bộ hồ sơ xin COE nộp cho Nyukan (tiếng Nhật), tôi đều từ làm lấy, bên trường không hỗ trợ gì. Tùy theo trường đại học mà khi làm thủ tục xin COE cho sinh viên thì trường hỏi xem có đón gia đình không để xin luôn COE cho gia đình. Lần này vì nhà trường nơi tôi đang theo học không có chế độ đó, nên tôi phải tự làm lấy tất cả hồ sơ. Chị Bích Thảo: Tôi tự làm hồ sơ xin COE cho gia đình Trường Đại học Tsukuba Tôi nộp hồ sơ xin COE cho chồng con tại Nyukan chi nhánh ở thành phố Mito. Tôi tải toàn bộ hồ sơ từ trên mạng xuống. Giấy tờ có 2 mẫu, bằng tiếng Nhật và tiếng Anh, tôi chọn mẫu bằng tiếng Anh. Sau khi điền xong những giấy tờ cần thiết, tôi chuẩn bị toàn bộ bản sao hộ chiếu của chồng, con, giấy khai sinh của các con, giấy chứng nhận kết hôn, thẻ sinh viên (bản sao), thẻ lưu trú (bản sao), rồi nộp lên Nyukan. Tại trường Đại học Tsukuba việc lấy bản sao thẻ sinh viên và giấy chứng nhận học bổng rất đơn giản. Chỉ cần cho thẻ sinh viên vào máy ở trường là có thể lấy được. Sau khi nộp hồ sơ lên Nyukan thì sau khoảng 1 tháng(vào 1/2021) tôi nhận được COE cho gia đình và sau đó gửi về cho gia đình để tiến hành làm hộ chiếu. Tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch corona mà tới tận tháng 2/2022 gia đình tôi mới tới Nhật được. Cuộc sống ở Nhật Gia đình chị Trang Vân ―― Ngoài những vấn đề về nhà ở và trường học, xin anh chị cho biết về cuộc sống tại Nhật. Anh Nam Ninh ① Ngôn ngữ sử dụng ở chỗ làm Tôi không nói được nhiều tiếng Nhật, nhưng công việc quản lý tàu đang hoạt động trên biển thì lại dùng tiếng Anh và nhân viên người Nhật cũng phải dùng tiếng Anh. Ngoài ra, trong công ty thông thường mọi người nói tiếng Nhật, riêng lĩnh vực mà tôi phụ trách thì mọi người đều nói tiếng Anh nên đối với tôi, ngôn ngữ không có vấn đề gì. ② Giao thông công cộng Mặc dù hệ thống giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện ở Nhật rất phát triển, nhưng những thông báo trên tàu xe hoặc bản đồ hướng dẫn lại chủ yếu bằng tiếng Nhật nên việc “chuẩn bị trước” là rất quan trọng. Mỗi khi đi đâu, thì tôi đều tìm hiểu kỹ càng xem chuyến tàu tôi định đi xuất phát ở sân ga nào, vào lúc nào, đi mấy ga thì xuống hoặc tới ga nào thì chuyển tàu. Lúc đầu, tôi thường dùng ứng dụng hướng dẫn cách đi tàu 「乗換案内」というYahooアプリ nhưng ứng dụng này chỉ có tiếng Nhật nên cũng vất vả. Sau này tôi sử dụng Google map phiên bản tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Tham khảo: Các ứng dụng điện thoại hữu ích trong cuộc sống (Phần công cụ tra cứu đường đi) ③ Các loại giấy tờ chứng nhận liên quan tới hành chính Một số giấy chứng nhận hành chính, ví dụ giấy đăng ký thường trú có thể tự động lấy được tại các cửa hàng tiện lợi conbini. Còn những loại giấy tờ khác, nếu phải đến tận nơi để xin thì tôi phải tìm hiểu kỹ trước trên các trang web của cơ quan hành chính địa phương để chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết rồi mới đi. Như vậy thì dù có không nói được nhiều tiếng Nhật cũng không khó khăn lắm. Chị Trang Vân ① Mua SIM điện thoại Tham khảo: Cước (SIM) điện thoại giá rẻ cho người nước ngoài Tôi vốn làm việc trong ngành điện thoại viễn thông Việt Nam nhưng không thể lý giải được cách bán SIM điện thoại ở Nhật Bản. ・ Ở Nhật phải ký hợp đồng với nhà mạng để mua SIM điện thoại ・ Để ký hợp đồng với nhà mạng thì cần phải có tài khoản ở ngân hàng ở Nhật ・ Nhưng để mở tài khoản thì lại phải cần số điện thoại Rất may là ngân hàng Yucho (ngân hàng bưu điện) của Nhật được phép mở tài khoản và khi nào có số điện thoại thì đăng ký sau nên tôi chọn mở tài khoản Yucho. Sau khi có tài khoản, tôi mới ký hợp đồng được với nhà mạng để mua SIM điện thoại. ② Tùy theo trường đại học và sự hỗ trợ khác nhau Trường Đại học Kyushu Lần đầu sang du học tại trường Đại học Kyushu thì trường có hệ thống hỗ trợ sinh viên 24/24. Ví dụ nếu bị ốm đột xuất hoặc cần hỗ trợ thì chỉ cần nhắn tin vào hệ thống sẽ có người hỗ trợ. Ví dụ có lần bạn tôi bị đau bụng đột ngột, nhóm hỗ trợ đã gọi xe cấp cứu hộ. Nhưng trường đại học hiện nay tôi đang theo học thì không có chế độ này. Chị Bích Thảo ① Thủ tục hành chính (hỗ trợ của nơi tiếp nhận) Khi tôi đến Nhật thì trường Đại học Tsukuba cử một người tutor (người hỗ trợ đời sống) người Nhật đến để giúp tôi làm những thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính. Nhưng khi đón gia đình sang, tôi phải tự làm những thủ tục này. Do không nói được nhiều tiếng Nhật nên khi nào khó tôi dùng tiếng Anh. Nhưng những lúc tiếng Anh mà hai bên vẫn không hiểu được thì tôi sử dụng ứng dụng dịch trên Google. Ngoài ra cũng có lúc tôi phải sử dụng dịch vụ dịch trực tuyến nữa. Tham khảo: Các ứng dụng điện thoại tiện ích cho cuộc sống ở Nhật Bản (Phần công cụ giao tiếp) ② Tiền sinh hoạt Sau khi đến Nhật, chồng tôi đi làm thêm tại một cửa hàng sushi, 1 tuần làm việc độ 28 giờ làm. Mặc dù tôi có học bổng và tiền học của các con là miễn phí, nhưng việc đi học của các cháu cũng có nhiều thứ phải trang trải. Nhờ có thêm thu nhập của chồng mà chúng tôi có thể dần dần mua sắm đủ đồ dùng học tập cho các cháu. Tóm lược Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu về quá trình làm thủ tục để đón gia đình sang Nhật chung sống của những người Việt Nam là kỹ sư hoặc du học sinh đang ở Nhật Bản cũng như những trải nghiệm ở trường học của con cái họ. Gần đây, các trường tiểu học, trung học ở Nhật cũng có nhiều cơ chế hỗ trợ học sinh người nước ngoài. Tùy từng trường mà hình thức hỗ trợ có khác nhau nhưng nhiều em học sinh, với sự hỗ trợ nhiệt tình của thầy cô mà chỉ sau 2 hoặc 3 năm là đã có trình độ tiếng Nhật tốt, đủ để hiểu bài giảng. Chúng tôi mong các bạn Việt Nam đang sinh sống tại Nhật có thể tham khảo bài viết khi muốn đón gia đình sang đoàn tụ và nếu có bạn bè cần tìm hiểu thông tin, mong các bạn cùng chia sẻ, giới thiệu với họ bài viết này nhé.
07/09/2022
Trong loạt bài giới thiệu cách nấu các món ăn Nhật Bản rẻ tiền và bổ dưỡng, hôm nay chúng tôi xin giới thiệu món “Kakiage với mướp đắng” (khổ qua), loại quả quen thuộc với người Việt Nam và món “Thịt lợn rim củ cải”. Món “Kakiage” do một phụ nữ Việt Nam sống lâu năm ở Nhật Bản chế biến còn món “Thịt lợn rim củ cải” do một nam ký giả người Nhật thích nấu ăn thực hiện. Chúng ta cùng thử nấu nhé. Kakiage với mướp đắng (Khổ qua) Mướp đắng (khổ qua) là một trong những loại rau củ thân thuộc với người Việt Nam và cũng được sử dụng trong nhiều món ăn ở Nhật Bản. Ở Nhật phổ biến nhất là món Goya chamburu của Okinawa gồm mướp đắng xào với thịt lợn, trứng và đậu phụ. ◆Thành phần dinh dưỡng của mướp đắng Vị đắng đặc trưng của mướp đắng chính là chất momordici. Chất này được cho là giúp tăng cảm giác thèm ăn, giảm đường huyết. Ngoài ra mướp đắng còn có chất charantin cũng được cho là có tác dụng giảm đường huyết và cholesterol. Trong mướp đắng còn có nhiều loại vitamin như β-Carotene, vitamin C rất hợp với dầu mỡ, nên khi chế biến theo kiểu xào, rán thì khiến việc hấp thụ có hiệu quả hơn. Sau đây là cách làm món Kakiage với mướp đắng. Nguyên liệu (phần 2~3 người) 1. Hành tây: 1 củ vừa (độ 100g) 2. Cà rốt:50g 3. Mướp đắng (khổ qua):100g 4. Tép sakura khô:10g 5. Bột Tempura:khoảng 50g 6. Nước ngâm đá:150㏄ Cách nấu 1Hành bóc vỏ rồi thái lát mỏng, cà rốt thái sợi. Mướp đắng bổ dọc làm đôi, bỏ ruột rồi thái lát mỏng. 2Cho tất cả nguyên liệu trong mục 1 và bột tempura vào bát lớn. 3Dùng đũa trộn đều bột với các loại ra, khi thấy bột bám đều là được. 4Cho nước ngâm đá vào nguyên liệu ở mục 3 trộn nhẹ. 5Cho dầu vào chảo rán sâu, ngập độ 10cm. Bật bếp. 6Đợi cho dầu nóng độ 170~180 độ C (cho đũa vào chảo dầu, thấy nhiều bọt khí bám xung quanh đầu đũa là nhiệt độ đã được), thì bắt đầu rán. 7Cho nguyên liệu vào một chiếc muôi chuyên dụng làm kakiage hoặc dùng đũa và thìa gắp nguyên liệu cho vào chảo rán cũng được. 8Khi thấy kakiage vàng ruộm thì vớt ra, để lên khay lưới cho ráo dầu. 9Khi ăn, bày lên đĩa có lót giấy nhà bếp. Có thể ăn với muối hoặc nước chấm tsuyu cũng ngon. 1Hành bóc vỏ rồi thái lát mỏng, cà rốt thái sợi. Mướp đắng bổ dọc làm đôi, bỏ ruột rồi thái lát mỏng. 2Cho tất cả nguyên liệu trong mục 1 và bột tempura vào bát lớn. 3Dùng đũa trộn đều bột với các loại ra, khi thấy bột bám đều là được. 43 trộn nhẹ. 5Cho dầu vào chảo rán sâu, ngập độ 10cm. Bật bếp.6Đợi cho dầu nóng độ 170~180 độ C (cho đũa vào chảo dầu, thấy nhiều bọt khí bám xung quanh đầu đũa là nhiệt độ đã được), thì bắt đầu rán. 7Cho nguyên liệu vào một chiếc muôi chuyên dụng làm kakiage hoặc dùng đũa và thìa gắp nguyên liệu cho vào chảo rán cũng được. 8Khi thấy kakiage vàng ruộm thì vớt ra, để lên khay lưới cho ráo dầu. 9Khi ăn, bày lên đĩa có lót giấy nhà bếp. Có thể ăn với muối hoặc nước chấm tsuyu cũng ngon. Thịt lợn rim củ cải Thịt lợn thường được bán ở siêu thị với giá khá rẻ nên nếu gặp ta mua về để đông lạnh ăn dần cũng rất tiện. Củ cải được bán quanh năm và từ mùa Hè với mùa Thu rất ngon và nhiều nước. Ta có thể dùng củ cải chế biến nhiều món khác nhau như củ cải ninh, làm salad… cũng rất ngon. Nguyên liệu (phần 2 người) 1. Thịt lợn ba chỉ: độ 6 miếng 2. Củ cải:1/4củ ◆Gia vị 1. Rượu ngọt mirin:2 thìa canh 2. Xì dầu shoyu:2 thìa canh 3. Nước dùng shirodashi:1 thìa cà phê 4. Nước:100~150cc Cách nấu 1Bổ củ cái dọc làm 4 rồi thái lát mỏng độ 5mm. 2Thịt lợn ba chỉ cắt miếng dài độ 5cm. 3Cho dầu ăn vào chảo, cho củ cải vào xào lên. 4Khi thấy củ cải mềm thì cho thịt vào. 5Khi thấy thịt không còn màu đỏ nữa thì cho gia vị trong mục 1 2 3 vào, trộn đều. 6Tiếp theo, cho nước vào. 7Dùng đũa đảo nhẹ, rồi rim nhỏ lửa. 8Khi thấy cạn nước là được. 9Bày vào bát, nếu cho thêm gừng thái chỉ và đậu cô ve luộc chín bày chung sẽ đẹp mắt và bổ dưỡng hơn. 1Bổ củ cái dọc làm 4 rồi thái lát mỏng độ 5mm. 2Thịt lợn ba chỉ cắt miếng dài độ 5cm. 3Cho dầu ăn vào chảo, cho củ cải vào xào lên. 4Khi thấy củ cải mềm thì cho thịt vào. 5Khi thấy thịt không còn màu đỏ nữa thì cho gia vị trong mục 1,2,3 vào, trộn đều. 6Tiếp theo, cho nước vào. 7Dùng đũa đảo nhẹ, rồi rim nhỏ lửa. 8Khi thấy cạn nước là được. 9Bày vào bát, nếu cho thêm gừng thái chỉ và đậu cô ve luộc chín bày chung sẽ đẹp mắt và bổ dưỡng hơn. Tổng kết Trong bài này, chúng tôi đã giới thiệu món “Kakiage với mướp đắng” và “Thịt lợn rim củ cải”. Cả hai món đều dùng nguyên liệu rẻ tiền mà vẫn có hàm lượng dinh dưỡng cao và dễ chế biến. Các bạn du học sinh, thực tập sinh kỹ năng hoặc tokuteikino dù cuộc sống phải tiết kiệm nhưng vẫn nên gìn giữ sức khỏe. Hãy cùng nấu những món ăn đơn giản, bổ dưỡng và rẻ tiền để duy trì sức khỏe và có cuộc sống thoải mái ở Nhật Bản.
05/09/2022
Ở Nhật Bản, mỗi vùng miền lại có những “phương ngữ” - “tiếng địa phương" mang theo những đặc trưng riêng. Phương ngữ của người dân ở khu vực Kansai (phía tây Nhật Bản) - Osaka, Hyogo, Kyoto v.v. được gọi là “Kansaiben”. Khi mới sang Nhật, những bạn du học sinh ở Osaka như mình thỉnh thoảng không hiểu người dân địa phương ở đây đang nói gì. Thế nhưng, khi hiểu ý nghĩa của những câu nói đó thì mình lại thấy chúng “rất dễ thương”, bây giờ thì mình cũng thỉnh thoảng dùng luôn những cách nói đó. Hiện nay có rất nhiều bạn đang sống ở Osaka, Kyoto cũng như muốn đi du lịch ở khu vực Kansai nên bài viết này mình sẽ giới thiệu về những cụm từ, cách nói tiêu biểu trong phương ngữ Kansai nhé. *Tất cả những hình vẽ trong bài viết này đều do WA. SA. Bi. thiết kế. “そうなんや” Một lần, ở trong trường đại học, mình đã nói chuyện với một người bạn sinh ra và lớn lên ở Osaka như thế này. Mình: 私、先週沖縄に行ったよ! (Tuần trước mình đi Okinawa đấy) Bạn mình: へー、そうなんや! (Ồ, thế à!) →→ “そうなんや” là cách nói mà mình chưa bao giờ được học, nhưng theo mạch câu chuyện thì mình hiểu nó có nghĩa là “そうなんだ!” và đúng là như vậy. Sau đó, khi nói chuyện với các bạn khác, mình dùng “そうなんや” thì có bạn rất vui và nói là “え、関西弁も使えるんやね (関西弁も使えるんだね)!” (Ồ, cậu cũng dùng Kansaiben nhỉ!). 〈Cơ bản〉そうなんや!=そうなんだ! ・そうなん? = そうなの? ・そうやな = そうだな ・そうやね = そうだね ・そやね = dạng ngắn của “そうやね” ・せやね = dạng biến thể của “そやね” “~てもうた” Đây là câu chuyện của mình với một bạn người Osaka. Mình: タメ語でいいよって言ったのに! (Mình đã nói là cậu cứ nói bình thường theo kiểu bạn bè là được mà!) Bạn mình: ごめん!敬語になってもうた(笑) (Mình xin lỗi, mình lại dùng kính ngữ mất rồi…) →→ Mình đã nói chuyện với một người bạn mới ở trong trường đại học. Ban đầu bạn ấy dùng kính ngữ (cách nói lịch sự) khi nói chuyện với mình. Mình đã nói với bạn ấy là “Nói theo kiểu lịch sự thì khổ lắm, cứ nói bình thường theo kiểu bạn bè thôi nhé”. Bạn ấy cũng nói theo kiểu bạn bè nhưng rồi có lúc lại nhầm và nói theo kiểu lịch sự nên chúng mình có đoạn hội thoại phía trên. Lúc đầu mình nghe “敬語になってもうた” là “なっても歌 ??” và chẳng hiểu gì nhưng sau khi hỏi bạn ấy thì được bạn ý giải thích là “敬語になってしまった”. Cách nói này chỉ dùng với người bằng vai với mình, với bạn bè thì không có vấn đề gì. Thế nhưng khi nói chuyện với cấp trên ở nơi làm thêm thì không được dùng “〜てもうた” nhé. 〈Cơ bản〉〜てもうた = 〜してしまった ・言うてもうた = 言ってしまった ・やってもうた = やってしまった (gây ra điều không hay) “ええよ”, “ええわ” Mình: 隣に座っていい? (Mình ngồi đây được không?) A: うん!ええよ(うん、いいよ)! (Ừ, được nhé!) Mình: Aちゃんさ、この夏休みどんな予定がある? (A này, nghỉ hè cậu có dự định gì chưa?) A: 福井県の友だちから“遊びに来て!”って言われたので、福井に会いに行く予定やで(予定だよ)。あんたは? (Một người bạn ở Fukui đã rủ mình “Đến Fukui chơi đi” nên mình định đi Fukui gặp bạn ý. Thế còn cậu thì sao?) Mình: 私、9月にアメリカに行くねん(行くんだ)! (Mình à, tháng 9 mình sẽ đi Mỹ đấy!) A: え、めっちゃええやん(すごくいいじゃない)!うらやましい〜 (Ồ, thích ghê! Ghen tị với cậu ghê!) →→ “ええ” là cách nói siêu phổ thông trong Kansaiben. Trong tiếng Nhật chuẩn thì nó có nghĩa là “いい” (良い, かまわない) (tốt, không có vấn đề gì), cách phát âm trong tiếng Kansai cũng na ná với tiếng chuẩn nên khá dễ nhớ. Trong hội thoại hàng ngày, từ này xuất hiện rất nhiều nên các bạn hãy nhớ nó nhé! 〈Cơ bản〉ええ = いい(良い、かまわない) ・ええな! = いいね! ・ええやん! = いいね! ・ええで 、ええよ= いいよ(かまわないよ) “〜へん” Trong giờ học: Mình: 先生が今言ったことわかる? (Cậu có hiểu cái cô vừa nói không?) A: 全然わからへん(全然わからない! (Mình chẳng hiểu gì cả!) →→“〜へん” cũng là một cách nói phổ biến trong Kansaiben. Nó có ý nghĩa là “〜ない” (phủ định) và cách dùng cũng rất đơn giản. Nếu muốn chuyển từ cách nói chuẩn sang Kansaiben, bạn chỉ cần đổi “ない” thành “へん” là được. Bật mí với các bạn, mình dùng cực kì nhiều “わからへん”. Mình thường không hiểu lời thầy cô giáo giảng hihi. 〈Cơ bản〉〜へん = 〜ない ・覚えてへん = 覚えていない ・せえへん = しない ・かまわへんで、かまわへんよ = かまわないよ ・かまへんで、かまへんよ = dạng ngắn của かまわへんで, かまわへんよ (※ Dạng đầy đủ thường được dùng nhiều hơn) “あかん”, “〜なあかん” Mình: Aちゃん、映画見に行かない? (A ơi, đi xem phim không?) A: ごめん!今日中にせなあかん(しなければならない)課題があるねん(あるの)。 (Xin lỗi cậu, trong hôm nay tớ có bài phải hoàn thành.) Mình: え、どの宿題? (Ớ, bài gì thế?) A: 専門セミナーの宿題やで(宿題だよ)! (Bài tập trong giờ Seminar ấy!) Mình: やばい、すっかり忘れてたわ!あかんわ(だめだ)! (Chết thật, mình cũng quên mất. Không xong rồi!) A: 宿題は忘れたらなあかんよ(忘れたらだめだよ)。 (Bài tập thì không được quên đâu đấy nhé!) →→ “あかん” là một cách nói trong Kansaiben mà mình rất thích vì ngữ điệu của nó khá hay. Hơn nữa, từ này khác xa với từ chuẩn trong tiếng Nhật nên nó càng thể hiện rõ nó là “Kansaiben” và để lại ấn tượng rất mạnh đối với mọi người. 〈Cơ bản〉“あかん”=“だめ” Cách dùng như thế này ・頑張ったけど、あかんかったわ(だめだったわ)。 ・“これ、食べてもいい?”“あかん(だめ)” 〈Cơ bản〉“~なあかん”=“〜しなければならない” ・やせるためには、食べる量を減らさなあかん(減らさなければならない)。 ・うまくなりたいなら、もっと練習せなあかんよ(練習しなければならないよ)。 ※ “~な” là dạng ngắn của “~しなければ” (giả định - nếu không làm) , khi ghép cùng “あかん (だめ)” thì nó trở thành “~しなければだめ”, nghĩa là “~しなければならない” (nếu không làm thì không được → phải làm ~). “〜ちゃう?” Câu chuyện trước khi vào tiết học (trong lớp). Mình: ねえAちゃん、今日、日傘をなくしたんよ!最悪! (A ơi, hôm nay mình bị mất ô che nắng. Thật quá đen!) A: それは大変やね(大変だね)!今日はめっちゃ(すごく)晴れてんのに(晴れているのに)。キャンパス内でなくしたん(なくしたの)? (Thế thì đúng là khổ. Hôm nay trời nắng ghê thế này cơ mà. Cậu bị mất trong khuôn viên trường à?) Mình: ちゃうよ(違うよ)、電車に置き忘れた。 (Không phải, mình để quên trên tàu điện.) A: 電車やったら、忘れ物センターにあるんちゃう(あるんじゃない)? (Nếu là để quên trên tàu thì nó sẽ ở trung tâm đồ thất lạc đấy?) Mình: へー、知らんかった。明日行ってみるわ。ありがとう! (Ồ, mình không biết đấy. Ngày mai mình sẽ đi thử xem sao. Cảm ơn cậu nhé!) →→ Lần đầu tiên mình gặp từ “ちゃう” khi mình nhắn LINE với bạn người Osaka. Lúc đầu mình nghĩ là do bạn ấy viết sai chính tả, nhưng sau khi hỏi bạn ấy thì bạn đã bảo mình là “nó có nghĩa là “違う” (không phải thế, sai rồi, không đúng). Ngoài ra, “ちゃう?” còn có nghĩa là “〜ではないですか?” (Chẳng phải thế hay sao?). 〈Cơ bản〉ちゃう = 違う ・ちゃうで! = 違うよ! ・全然ちゃうやん! = 全然違うじゃない! 〈Cơ bản〉〜ちゃう? = 〜じゃない?(〜ではないですか?) ・顔色が悪いよ。気分、悪いんちゃう(悪いんじゃないの)? “なんぼ?” Ở cửa hàng mình vào mua đồ ăn có một câu chuyện như thế này. Nhân viên: まいど(いらっしゃいませ)! (Kính mời quý khách!) Khách: これ、なんぼ(これはいくら)? (Cái này bao nhiêu tiền?) Nhân viên: 3個で1000円です。おいしい桃ですよ! (1000 yên 3 quả ạ. Đào ngon lắm ạ!) →→ Mình sống ở gần khu phố mua sắm nên mình thường tới đó mua đồ. Ở khu phố mua sắm, mình thường nghe thấy mọi người hỏi là “なんぼ?”, ban đầu mình không hiểu nó có nghĩa là gì. Nếu đi qua hoặc ghé vào những hàng bán rau củ quả, bán cá thì lại càng nghe thấy nhiều hơn. Cuối cùng mình đã hiểu nó có nghĩa là “いくら?” (Bao nhiêu tiền). 〈Cơ bản〉なんぼ? = いくら? ・このバナナ、なんぼ? “〜はる”, “~はった” Bạn mình: その問題集よりこの問題集の方がええねんて(いいんだって)。 (Nghe nói quyển đề này hay hơn quyển đề đó đấy) Mình: そうなん(そうなの)? (Thế á) Bạn mình: うん。先輩がそう言うてはった(言っておられた)。 (Ừ, một chị đã nói với mình thế.) →→ “〜はる” là kính ngữ trong Kansaiben, “〜はった” là dạng quá khứ của “〜はる”. 〈Cơ bản〉〜はる = 〜なさる、〜られる ・あの人、きれいな服を着てはるな(着ておられるね)。 ・先輩がお菓子を買ってくれはった(買ってくださった)。 “ほんなら”, “ほんで” Mình với bạn hẹn nhau đi ăn nhưng bạn mình đến muộn 10 phút. B: 今日は早いな(早いね)! (Hôm nay đến sớm nhỉ!) Mình: 今日は珍しく遅れたね。何かあったの?. Hôm nay cậu tới muộn thế, cậu gặp phải chuyện gì à? B: 待たせてごめん!何もなかったよ! (Xin lỗi vì bắt cậu phải chờ, chả có việc gì đâu!) Mình: そうなん(そうなの)?じゃあ、どうしたん(どうしたの)? Thế á? Thế thì, làm sao thế? B: あんた(あなた)、待ち合わせにいつも遅れるやろ(遅れるでしょ)?ほんで(それで)、今日も遅れるやろな(遅れるだろうな)と思って、わざと遅めに来てん(来たの)。ごめんね! Chẳng phải lúc nào cậu cũng tới muộn hơn giờ hẹn còn gì. Thế nên hôm nay tớ nghĩ là tớ cũng sẽ tới muộn nên tớ cố tình đến muộn đấy. Xin lỗi cậu nhé! Mình: そうなんや(そうなんだ)。私もごめんね。ほんだら(それなら)、これからは私も気を付けるわ。 Thế à. Tớ cũng xin lỗi cậu. Nếu vậy thì từ lần sau tớ sẽ chú ý hơn. →→私は“ほんで”という言葉を何回も聞いたことがありますが、最近やっと意味が分かりました。“それで”という意味でした。 →→ Mình đã nghe thấy mọi người nói “ほんで” không biết bao nhiêu lần nhưng gần đây mình mới hiểu ý nghĩa của nó. Nó có nghĩa là “それで” (vậy nên, thế nên). 〈Cơ bản〉ほんなら=それなら ・ほんなら、いらんわ。=それなら、いらない。 〈Cơ bản〉ほんで=それで(そのため) ・ほんで、わからへんかってん。=それで、わからなかったの。 “ほんま” Đây là câu chuyện của mình và bạn mình trong một quán sushi được nhiều mọi người yêu thích. Bạn mình: ようやくこのお店の予約を取れたな(取れたね)! (Cuối cùng cũng đặt được bàn ở quán này nhỉ!) Mình: そうやね(そうだね)、楽しみやね(楽しみだね)! (Đúng thế, háo hức ghê!) Bạn mình: はい、サーモンです。 (Này, cá hồi này.) Bạn mình: (一口食べて)うわあ、ほんまにおいしいわ(本当においしい)! ((Sau khi ăn một miếng) Ôi, thật là ngon quá đi mất thôi!) →→ “ほんま” là cách nói rất phổ biến, nó có nghĩa là “本当” (thật, thật là, thật sự). “ほんまに” là “本当に”. Trong tiếng Anh, nó sẽ là “Really?”. Từ này mình nghe thấy rất nhiều khi ở trường, ở trên tàu, trong các quán ăn v.v. 〈Cơ bản〉ほんま = 本当 ・ほんまにやばい! = 本当にやばい! ・それ、ほんま? = それ、本当? “せやから” Đây là đoạn nói chuyện của nhân viên A và sếp B. Họ cùng nhau đi đến văn phòng của khách hàng. Thế nhưng, vì tàu bị muộn 10 phút nên A đã không kịp giờ hẹn với sếp. Khi gặp được A, sếp B có vẻ mặt hơi giận dữ. B: 何時に家を出たんや(出たんだ)? (Cậu ra khỏi nhà lúc mấy giờ?) A: 7時に家を出ました。通常なら、ぎりぎりで間に合うはずだったんですが、、 (Em ra khỏi nhà lúc 7 giờ ạ. Như mọi khi thì em sẽ kịp giờ hẹn ạ…) B: 今日は大事な仕事なんやから(仕事なんだから)、電車の遅れも見越してはよ出なあかんやろ(早く出ないといけないでしょう)! (Hôm nay là ngày có việc quan trọng, cậu phải nghĩ tới cả việc tàu sẽ muộn và ra khỏi nhà sớm hơn mới phải!) A: うっかりしていました。 (Em quên mất điều này ạ.) B: せやから(だから)、約束より10分早く着くように行動しなさいといつも言ってるやろ(言っているだろ)?。今度から気い付けや(気を付けなさいよ)。 (Vì thế nên lúc nào tôi cũng nói với cậu là hãy làm sao để tới trước giờ hẹn khoảng 10 phút đúng không. Từ lần sau thì chú ý hơn nữa đi.) →→ “せやから” được dùng rất nhiều và nó có nghĩa là “だから”. Từ này không được dùng để nói với người trên mình nhưng khi nói chuyện với người thân thiết hoặc khi cảm xúc lên đến đỉnh điểm thì người ta thường nói “せやから”. Phải nói thêm, trong Kansaiben cũng có từ “せやさかい” cùng ý nghĩa với “せやから”. Thế nhưng mình nghe nói là gần đây ít người sử dụng từ này. 〈Cơ bản〉せやから = だから ・せやから、嫌やねん。= だから、嫌なんだ。 “なおす” Mình đến thăm nhà của một người bạn ở Osaka và được mời ăn “Takopa” (takoyaki party). Sau khi ăn xong, mẹ của bạn mình rửa bát đĩa còn chúng mình thì dọn dẹp bàn ăn. Mẹ của bạn mình: ソースとマヨネーズをなおしてちょうだい(しまってちょうだい)。 (Con cất lọ sốt và lọ Mayonnaise đi nhé.) Bạn mình: はーい! (Vâng!) →→ Mình nghe đoạn hội thoại đó và không hiểu “ソースやマヨネーズを修理する - sửa lọ sốt và lọ Mayonnaise” nghĩa là gì nhỉ? Sau khi nhìn chằm chằm xem bạn mình làm gì, mình thấy bạn ấy cho lọ sốt và lọ Mayonnaise vào tủ lạnh cất đi. Thì ra là người Kansai thường không nói là “しまう” (cất) mà nói là “なおす”. 〈Cơ bản〉なおす = しまう (cất cái gì đó trở về chỗ cũ) ・この道具、なおしといてね(しまっておいてね)。 LINEスタンプ Khi nhắn tin qua LINE với các bạn người Kansai, mình thường nhận được các hình dán có Kansaiben. Ví dụ như là hình dán có ghi “好きやで” - nghĩa là “すきだよ”, “大丈夫やで” nghĩa là “大丈夫だよ” v.v. Mình thấy thích thích mấy cái này và cũng đã mua mấy bộ. Bộ hình dán rẻ nhất có giá 50 xu LINE (120 yên). Các bộ hình dán này đều không có hạn sử dụng nên sau khi mua, bạn có thể dùng mãi mãi nhé. Tổng kết Trong bài viết này, mình đã giới thiệu về 12 cách nói tiêu biểu trong Kansaiben - phương ngữ Kansai. ・“そうなんや” ・“〜てもうた” ・“ええよ”, “ええわ” ・“〜へん” ・“あかん”, “〜なあかん” ・“〜ちゃう?” ・“なんぼ?” ・“〜はる”, “〜はった” ・“ほんなら”, “ほんで” ・“ほんま” ・“せやから” ・“なおす” Chúng ta không hề được học về những cách nói này nhưng chúng được dùng rất nhiều ở khu vực Kansai và có cả những người nổi tiếng trên tivi cũng sử dụng Kansaiben đấy. Nếu bạn hiểu ý nghĩa của từng câu nói, bạn sẽ thấy những từ ngữ này rất hợp với tính cách và khí chất của người Kansai. Những bạn đang sống ở Osaka, Hyogo, Kyoto v.v. hãy thử làm quen với những từ ngữ địa phương (Kansaiben) và cùng sống thật vui vẻ với những con người Kansai thân thiện nhé!
23/08/2022
Thạch Long là một nhiếp ảnh gia không chuyên người Việt Nam. Anh đã sống ở Nhật Bản được khoảng 3 năm. Những bức ảnh của anh về phong cảnh núi Phú sĩ, cố đô Kyoto, biển, núi hoặc lễ hội v.v. của Nhật Bản luôn đầy ắp cảm xúc và những góc nhìn mới lạ. Xin được giới thiệu cùng các bạn. Núi Phú Sĩ và hồ Kawaguchi Công viên Arakurayama-Sengen ・ Yamanashi-ken, Fujiyoshida-shi ・ Chụp vào tháng 8 ・ Đây là địa điểm nổi tiếng để chụp cảnh núi Phú Sĩ. Vào mùa xuân, hoa anh đào ở đây nở rất đẹp. Để chụp được ảnh ở góc này, ta phải leo 398 bậc thang lên tới đài quan sát. Địa điểm này nằm gần hồ Kawaguchi và hồ Yamanakako, là một trong những địa điểm nổi tiếng không thể bỏ qua nếu đi chụp ảnh núi Phú Sĩ. Bình minh trên hồ Kawaguchi ・ Thị trấn Kawaguchi-cho, núi Phú Sĩ, tỉnh Yamanashi ・ Chụp vào tháng 8 ・ Hồ Kawaguchi, một trong số ngũ hồ dưới chân núi Phú Sĩ. Bình minh vừa lên, mặt hồ được ánh bình minh nhuộm tím vô cùng thơ mộng. Sương mù trên hồ Kawaguchi ・ Chụp vào tháng 8 ・ Đạp xe vào 5 giờ sáng, đây là khung cảnh tôi được chiêm ngưỡng khi mặt trời đã bắt đầu lên. Màn sương bao phủ toàn bộ mặt hồ tạo ra một phong cảnh vô cùng huyền bí. Hè Kyoto Dốc Nineizaka ・ Kyoto-shi, Higashiyama-ku ・ Chụp vào tháng 7 ・ Chùa Kiyomizu-dera là một trong những địa danh du lịch nổi tiếng nhất của thành phố Kyoto. Đây là đường lên chùa có tên gọi Nineizaka (cũng có lúc đọc là Ninenzaka), 2 bên đường là những ngôi nhà với kiến trúc truyền thống của Nhật Bản. Thường ngày, con đường này luôn đông đúc náo nhiệt nhưng bức ảnh này được chụp vào thời điểm Nhật Bản liên tục tuyên bố trình trạng khẩn cấp vì Covid-19, nên vắng vẻ. Tháp Yasaka ・ Kyoto-shi, Higashiyama-ku ・ Chụp vào tháng 7 ・ Một con đường khác dẫn tới chùa Kyomizu-dera, được gọi là Yasaka no tou. Đây là tháp 5 tầng của chùa Houkanji. Địa điểm này cách bến xe buýt Kyomizumichi khoảng 70m. Sông Kamo ・ Kyoto-shi ・ Chụp vào tháng 8 ・ Kyoto là cố đô của Nhật Bản. Kyoto không có biển nhưng lại có dòng sông Kamo như mạch máu chạy xuyên thành phố theo hướng bắc - nam. Đây là địa điểm hóng mát, tập thể dục ưa thích của người dân Kyoto. Bên dòng sông Kamo ・ Chụp vào tháng 7 ・ Nằm dài ở triền sông Kamo vào một buổi chiều mát mẻ là điều mà người dân Kyoto khuyên khách du lịch nên trải nghiệm khi tới thăm cố đô của nước Nhật. Bên bờ đê sông Kamo ・ Chụp vào tháng 7 ・ Vào mùa hè, những hàng quán truyền thống này được dựng lên ở khu vực triền đê, gần cầu Shijo-ohhashi ở thành phố Kyoto. Các hàng quán này được gọi là Kawadoko. Lối vào các hàng quán nằm ở phía sau. Tuy có nhiều hàng quán cao cấp nhưng cũng có những quán có giá cả hợp lý. Phố trong ngày hè rực lửa ・ Kyoto-shi ・ Chụp vào tháng 7 ・ Thành phố Kyoto nằm ở khu vực thấp, xung quanh là núi bao bọc nên mùa hè khí hậu rất nóng nực. Bức ảnh này được chụp vào một ngày nhiệt độ thực tế lên tới 43 độ. Chùa Nazen-ji ・ Kyoto-shi, Sakyou-ku ・ Chụp vào tháng 7 ・ Chùa Nanzenji nằm cách chùa Kyomizu-dera khoảng 2 cây số. Một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Kyoto. Đây là nơi ưa thích của người dân và khách du lịch khi mùa thu tới nhưng phong cảnh mùa xuân và mùa cũng rất hấp dẫn. Cảnh đẹp không tên Góc phố không tên ・ Thành phố Nagasaki ・ Chụp vào tháng 7 ・ Trên đường dẫn lên khu vườn Glover Garden, một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố Nagasaki, có góc phố với những ngôi nhà mang phong cách cổ điển như thế này. Cánh đồng vàng ・ Fukuoka-ken Itoshima-shi ・ Chụp vào tháng 7 ・ Một cánh đồng lúa mỳ chín vàng rực. Nhật Bản thường trồng lúa nước nhưng đôi khi cũng có những cánh đồng lúa mỳ như thế này. Chiều trên đường quê ・ Fukuoka-ken, Itoshima-shi ・ Chụp vào tháng 8 ・ Trên đường đạp xe về nhà tôi vô tình đi lạc đường. Vì khá mệt nên tôi dừng chân dưới gốc cây để nghỉ. Mặt trời bắt đầu lặn, cảnh tượng một người nông dân đi làm về khiến tôi nhớ tới hình ảnh những người cha tần tảo ở Việt Nam. Đoàn tàu xanh với các nhân vật anime ・ Fukuoka-shi, Kashii ・ Chụp vào tháng 8 ・ Kashii là một trong những khu dân cư mới ở Fukuoka. Nơi đây nổi tiếng với một công viên rộng lớn, những ngôi nhà được thiết kế rất có gu và đặc biệt là hình ảnh đoàn tàu in những nhân vật ngộ nghĩnh chạy qua sân chơi. Lễ Hội Lễ hội Hakata Gion Yamagasa ・ Fukuoka-shi ・ Chụp vào tháng 7 ・ Đây là khung cảnh lễ hội Yamakasa, tổ chức từ ngày 1~15 Chụp vào tháng 7 hàng năm. Cùng với lễ hội Hakata Dontaku, đây là một trong những lễ hội lớn nhất và có tuổi đời lâu nhất của Fukuoka. Lễ hội Hakata Gion Yamagasa ・ Chụp vào tháng 7 ・ Người dân mặc áo Happi (trang phục truyền thống của lễ hội) và rước những chiếc kiệu rất nặng chạy dọc theo tuyến phố được quy định. Thường sẽ có 2 người được ngồi trên kiệu và 2 người này bắt buộc phải là người dân gốc thành phố Fukuoka. Phong cảnh truyền thống Nhật Bản Làng cổ Shirakawago ・ Gifu-ken, Shirakawa-mura ・ Chụp vào tháng 8 ・ Làng Shirakawago nằm ở vùng rừng núi, phong cảnh truyền thống còn giữ lại được ở đây là một trong những địa điểm được nhiếp ảnh gia người nước ngoài yêu thích. Người ta cho rằng đây chính là nơi Fujiko Fujio, họa sĩ truyện tranh manga, đã thai nghén nên bộ manga huyền thoại Doraemon. Làng cổ Shirakawago ・ Chụp vào tháng 8 ・ Làng Shirakawago là một ngôi làng với những ngôi nhà truyền thống theo lối kiến trúc Gassho-zukuri vô cùng độc đáo. Ngôi làng này được công nhận là di sản thế giới. Phong cảnh sông, biển Thác Shiraito ・ Fukuoka-ken, Itoshima-shi ・ Chụp vào tháng 8 ・ Thác Shiraito nằm ở lưng chừng núi, là một địa điểm du lịch được ưa thích ở Fukuoka khi mùa hè tới. Tại đây, bạn có thể vừa ngắm dòng thác tuyệt đẹp, câu cá và thú vị hơn là ăn món mỳ somen trôi ống tre. Đường ra biển ・ Sakurai Futamigaura(Fukuoka-ken,Itoshima-shi) ・ Chụp vào tháng 8 ・ Bãi biển Sakurai Futamigaura là niềm tự hào của thành phố Fukuoka. Ngoài bãi biển xanh như ngọc, nơi đây còn nổi tiếng với một cổng torii hướng thẳng ra phiến đá “phu thê”. Đây là một trong những điểm chụp ưa thích của tôi. Cô gái ngồi xích đu ・ Sakurai Futamigaura ・ Chụp vào tháng 8 ・ Chiếc xích đu trong ảnh là một điểm check-in rất được ưa thích Sakurai Futamigaura. Lướt sóng hoàng hôn ・ Fukuoka-ken, Fukutsu-shi ・ Chụp vào tháng 9 ・ Lướt sóng là một trong những hoạt động thể thao được chuộng nhất ở Nhật vào mùa hè. Tại bãi biển, các địa điểm cho thuê ván lướt sóng thậm chí còn nhận dạy lướt sóng cho người mới bắt đầu. Hẻm núi Takachiho ・ Miyazaki-ken, Takachiho-cho ・ Chụp vào tháng 7 ・ Hẻm núi Takachiho là một địa danh du lịch rất nổi tiếng của tỉnh Miyazaki. Hẻm núi này được hình thành sau một trận phun trào của núi lửa Asozan của tỉnh Miyazaki bên cạnh. Những con đường rợp bóng cây Đường dẫn đến công viên ・ Fukuoka-shi ・ Chụp vào tháng 9 ・ Đây là con đường dẫn tới một công viên rất lớn ở Fukuoka. Con dốc lúc hoàng hôn ・ Fukuoka-ken, Chuo-ku ・ Chụp vào tháng 9 ・ Một buổi chiều tuyệt đẹp ở vườn bách thảo Botanical Garden, nằm trên đỉnh một ngọn đồi. Do không bị các toà nhà cao tầng che khuất tầm nhìn nên ta có thể ngắm cảnh hoàng hôn rất đẹp. Vườn bách thảo Fukuoka Botanical Garden ・ Chụp vào tháng 9 ・ Chiếc cầu thang rất dài dẫn lên đỉnh vườn bách thảo Botanical Garden. Khu vực này rất đẹp nhưng tiếc là gần như không được quảng cáo rầm rộ. Dưới chân núi chính là vườn thú Fukuoka. Cổng Torii ở bãi biển Imajyuku ・ Bãi biển Imajuku ở Fukuoka-shi ・ Chụp vào tháng 8 ・ Chiếc cổng torii này nằm sâu trong một cánh rừng và hướng thẳng ra biển. Không nhiều người biết về địa điểm này ngoại trừ dân địa phương và những người tình cờ… lạc đường như tôi. Tóm lược Thành Himeji (Hyogo-ken) Chúng tôi vừa giới thiệu về loạt ảnh về mùa hè ở nhiều địa điểm khác nhau như núi Phú Sĩ, biển, núi v.v của Thạch Long, một nhiếp ảnh gia không chuyên. Nếu có dịp đi du lịch, các bạn cũng hãy thử tìm ra những địa điểm chụp ảnh đẹp của riêng mình nhé.
22/08/2022
JNTO&KOKORO コラボ企画 Các bạn đã biết về “Ngôi nhà đồ ngọt” không khác gì ngôi nhà trong thế giới truyện tranh Anime và phong cảnh đầy hữu tình ở tỉnh Shiga - ngay cạnh Kyoto chưa? Khu tham quan này có tên là Omihachiman. Chỉ mất 35 phút đi tàu nhanh của JR (Shinkaisoku) từ Kyoto, 65 phút từ Osaka, 97 phút từ Nagoya, bạn có thể đến với nơi đây và chiêm ngưỡng những cửa hàng cổ kính, con kênh xanh xanh, ngôi nhà “La Collina” đầy tươi mát với chiếc mái được lợp bằng cỏ. Đi tới Omihachiman Cách đi tới ga JR Omihachiman (Năm 2022) ・ Đi tàu nhanh (Shinkaisoku) từ ga Osaka mất khoảng 65 phút (không cần đổi tàu): 1,520 yên ・ Đi tàu nhanh từ ga Kyoto mất khoảng 35 phút (không cần đổi tàu): 680 yên ・ Đi tàu nhanh và các loại tàu khác từ ga Nagoya mất ít nhất 97 phút (đổi tàu 1,2 lần): 1,980 yên ※ 100 yên = Khoảng 17,530 VNĐ (Tỷ giá ngày 14/8/2022) Mình đã đi tàu nhanh (Shinkaisoku) từ ga Osaka. Không cần đổi tàu, bạn đã có thể tới ga Omihachiman. Đi từ ga JR Omihachiman tới La Collina Ga Omihachiman chỉ có 1 cửa soát vé. Sau khi ra khỏi cửa soát vé, mình rẽ trái để đi về phía “Cửa Bắc”. Khi đi từ tầng 2 xuống tầng 1, ra khỏi cửa Bắc, bạn sẽ nhìn thấy bến xe buýt ở phía đằng xa. Trên đường đi tới bến xe buýt, bạn sẽ đi qua khu hướng dẫn tham quan, nếu có thời gian thì bạn hãy lấy tờ rơi và bản đồ hướng dẫn nhé! Từ bến buýt số 6, chúng ta sẽ lên xe đi “Chomeiji” hoặc “Kyukamura Omihachiman”. Nếu vẫn hơi lo lắng thì bạn hãy hỏi chú lái xe xem xe đó có đi qua La Collina không. Điểm mình cần xuống là “Kitanosho La Collina mae”, đi mất khoảng 9 phút (370 yên). Cõi thần tiên “La Collina Omihachiman” Sau khi xuống ở bến “Kitanosho La Collina mae”, bạn sẽ nhìn thấy ngay lối vào của “La Collina Omihachiman”. La Collina trong tiếng Ý có nghĩa là “đồi”. Sau khi đi qua cổng, bạn sẽ nhìn thấy cảnh sắc như thế này và chợt nghĩ “đi tới ngôi nhà bên trong thật là xa” thì… Bạn sẽ nhìn thấy ngôi nhà (cửa hàng chính) hiện ra ngay trước mắt mình. Đây là ngôi nhà có mái được lợp bằng cỏ, thật là thú vị. Nhà mái cỏ, núi non, cánh đồng, thật giống như thế giới truyện tranh Anime Ngôi nhà này chính là ngôi nhà đồ ngọt (cửa hàng chính), nó có 2 tầng. Chúng ta cùng vào nhé. La Collina là ngôi nhà do “Tập đoàn Taneya” vận hành và kinh doanh các sản phẩm đồ ngọt nổi tiếng của “Taneya” và loại bánh Baumkuchen cực kỳ nổi tiếng của “Club Harie”. Tầng 1 là cửa hàng của “Club Harie”. Ở tầng 1 cũng có cửa hàng của “Taneya”. Đây đều là những loại đồ ngọt cao cấp kiểu Nhật, trông rất đẹp mắt. Ở đây cũng có khu vực bán bánh kẹo của Nhật mà bạn có thể mua được bằng 1 đồng tiền xu. Tầng 2 là khu vực quán cà phê. Điểm đặc sắc của quán này là bạn có thể được thưởng thức bánh Baumkuchen vừa nướng xong. Thiết kế của trần nhà cực kỳ phá cách và cá tính. Món được yêu thích nhất ở đây là “Yakitate Baumkuchen set” (Giá bao gồm thuế 1000 yên = Khoảng 175,300 VNĐ) ※ Tỷ giá ngày 14/8/2022 Đây là đĩa bánh Baumkuchen trong set. Vì là “yakitate” - vừa nướng xong nên bánh vẫn đang âm ấm. Set này có kèm nước trái cây và có giá là 1000 yên. Hơi ít một chút nhưng mùi vị thì không cần phải bàn, cực kỳ ngon. Ở tầng 1 cũng có quầy bán đồ ngọt mua mang đi. Kem tươi có giá 550 yên (bao gồm thuế), v.v. Với những đồ ăn được mua ở phía trong, bạn có thể mang ra ngoài và thưởng thức cùng với không gian xanh mướt như thế này. Ở mép của mái nhà có hệ thống phun sương nên phía trong khá mát mẻ. Ngoài cửa hàng chính, nơi đây còn có “Food Court” (khu ăn uống), “Gift shop” (khu quầy lưu niệm), “Castella shop” (khu bán bánh castella), v.v. Nếu đi đến hết khu quầy hàng chính, ra phía bên ngoài, bạn sẽ thấy một cánh đồng lúa như thế này! Ngôi nhà được lớp mái cỏ ở phía sâu bên trong là cửa hàng Castella. Trong cửa hàng Castella cũng có quán cà phê. Trong ảnh có rất nhiều người đang xếp hàng để được vào bên trong. Khi đi qua hành lang này, bạn sẽ đến với khu ăn uống. Đây là các bàn ăn ở khu ăn uống. Phía sâu bên trong có các cửa hàng bán đồ ăn. Bạn nữ nhân viên trong bức ảnh đang cầm bánh pizza dài (750 yên bao gồm thuế). Ở đây còn có bánh hotdog (450 yên), đá bào (500 yên ~ 600 yên), cơm korokke (400 yên). Bên cạnh khu ăn uống là cửa hàng lưu niệm. Ở đây có một chiếc xe buýt 2 tầng! Đây không chỉ là một cửa hàng đơn thuần, đây là nơi tham quan mà cả gia đình có thể tới chơi. Ở khu này có rất nhiều loại bánh kẹo mà khu cửa hàng chính không bán. Mình từ từ tham quan các nơi rồi quay lại La Collina. La Collina Omihachiman ▶︎︎ Omihachiman Kitanoshocho 615-1 ▶︎︎ Điện thoại: 0748-33-6666 ▶︎︎ 9:00~18:00 (Mở cửa quanh năm) Tham quan kênh đào của Omihachiman Mình lên xe buýt và đi ngược về hướng ga Omihachiman, mình xuống ở bến “Hachimanbori - Hachimanyama Ropeway guchi”. Thời gian đi xe buýt chỉ mất 3,4 phút (240 yên). Sau khi xuống xe buýt, bạn hãy đi bộ khoảng 70 mét hướng về phía mũi tên màu đỏ trong ảnh. Bạn sẽ thấy ở phía bên trái có 1 ngôi nhà theo kiểu châu Âu rất đẹp mang tên “Hakuunkan”. Nó được xây dựng vào năm 1877 và trước đây là một trường tiểu học, vé vào cửa miễn phí. Bạn có thể mua quà lưu niệm, lấy tờ rơi ở bên trong ngôi nhà. Hakuunkan ▶︎︎ Omihachiman Ishinchomoto9-1 ▶︎︎ 10:00~17:00 Đối diện Hakuunkan là chiếc cổng Tori của ngôi đền mang tên “Himure Hachimangu”. Khi đi qua chiếc cổng này, bạn hãy chú ý tới chiếc cầu nhỏ nhỏ nhé. Đây là cảnh nhìn từ chiếc cầu (Hakuun Bashi). Từ phía hông của cầu, bạn có thể đi xuống con kênh phía dưới. Sau khi xuống phía dưới, chúng ta cùng đi bộ men theo con kênh nhé. Đây là con kênh Hachiman-bori dài gần 5km, là tuyến đường giao thông huyết mạch của thành phố Omihachiman trong quá khứ. Ngày nay, nhờ được bảo tồn cẩn thận, khu vực kênh đào vẫn giữ gìn được cảnh quan truyền thống và hiện đang đón nhiều du khách tới tham quan. Ngày xưa (chủ yếu trong thời kỳ Edo), các thương nhân được gọi là “thương nhân Omi” sống ở khu vực này và họ có các cửa hàng và nhà kho ở đây. “Omi” là tên cũ của khu vực này. Những con đường rải đá cứ nối tiếp nhau, thật hữu tình. Các thương gia Omi đã sử dụng con kênh nhân tạo này để vận chuyển hàng hóa trên suốt một quãng đường dài. Kênh được kết nối với hồ Biwa. Con đường đi bộ tràn ngập màu xanh Sau khi đi bộ khá mệt, mình quyết định lên thuyền. Giá vé lên thuyền là 1000 yên 1 người lớn (bao gồm thuế). Thuyền sẽ chạy 1 vòng khoảng 3km trong 35 phút. Tuỳ vào điểm bạn lên thuyền, giá vé sẽ thay đổi một chút nên bạn hãy kiểm tra giá vé nhé. Điểm mình lên là điểm gần cầu Hakuun. Khi lên thuyền, bạn sẽ cởi giày rồi ngồi lên chiếu trong khoang thuyền. [video width="1540" height="1180" mp4="https://www.kokoro-vj.org/wp-content/uploads/2022/08/045-canal.mp4"][/video] Hãy cùng chiêm ngưỡng khung cảnh của những ngôi nhà, những nhà kho cổ từ ngày xưa khi ngồi trên thuyền nhé! [video width="1540" height="1180" mp4="https://www.kokoro-vj.org/wp-content/uploads/2022/08/046-canal.mp4"][/video] Khi ngồi trên thuyền, mình đã được thỏa sức ngắm cảnh sắc hai bên kênh với những làn gió nhè nhẹ. Các bạn hãy thử ngắm cảnh đẹp thiên nhiên có trong video này nhé! Quán bán đá bào Rất nhiều ngôi nhà cổ nằm dọc theo con kênh. Giây phút xoa dịu tâm hồn với nước, cây xanh và sự yên bình Bạn có thể đi bộ hoặc ngồi thuyền để ngắm nhìn khung cảnh của thị trấn nơi các thương nhân Omi đã sinh sống ngày xưa. Mình cảm thấy “có thể tận hưởng những cảnh sắc như thế này mà chỉ mất 1000 yên thì thật là quá rẻ!” Mình đã quay lại cầu Hakuun. Chuyến tham quan của mình sẽ dừng lại tại đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin thêm về thị trấn Omihachiman của Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản (JNTO) Tổng kết Vẫn chưa có nhiều người biết đến thị trấn mà nơi đó ta có thể tận hưởng khung cảnh thần tiên và những dãy nhà cổ kính của Nhật Bản trong một ngày. Nơi này chỉ cách Kyoto 35 phút đi tàu thường JR và có thể dễ dàng đi về trong ngày từ Osaka và Nagoya. Bài viết này đã giới thiệu về vẻ đẹp và sức hút của “Omihachiman”. ◆ La Collina Omihachiman Nơi đây là một cửa hàng bánh kẹo khổng lồ nhưng khuôn viên của nó tràn đầy màu sắc thiên nhiên nên nó rất tuyệt phải không nào. Bạn sẽ được thưởng thức bánh kẹo chất lượng cao và được làm dịu mát tâm hồn nhờ màu xanh của cây cối nơi đây. ◆ Omihachiman Đây là khu vực còn lưu giữ lại cảnh quan cổ kính của Nhật nên thường được dùng làm địa điểm quay các bộ phim truyền hình cổ trang Nhật Bản. Bạn hãy đi bộ hoặc đi thuyền để thưởng thức cảnh sắc được kết hợp bởi màu xanh của cây cối và các ngôi nhà cổ nhé. Khu Omihachiman vẫn còn rất nhiều các cửa hàng và quán cà phê nằm trong các tòa nhà cổ. Ngoài du thuyền ở Omihachiman, nơi đây cũng có du thuyền “Suigo Meguri” để bạn có thể đi quanh các con kênh ở vùng nông thôn. Bạn hãy trải nghiệm theo cách riêng của mình nhé! ※ Bài viết này nhận được sự hỗ trợ của JNTO. ※ Người viết bài là nhà báo trong ban biên tập KOKORO.
19/08/2022
Ở Việt Nam có rất nhiều món như phở, bún v.v. còn ở Nhật có rất nhiều loại mì thơm ngon. Đã có rất nhiều người nước ngoài sống ở Nhật trở thành “fan” của các loại mì ở đây. Đặc biệt, món mì Udon và Soba truyền thống cực kỳ dễ ăn. Lần này, chúng mình sẽ giới thiệu về các món mì đặc trưng của Nhật như là mì Ramen, Udon, Soba, Somen, Reimen. Ramen Ramen là loại mì quen thuộc ở Nhật, nó khá giống mì Hảo Hảo của Việt Nam. Mì ăn liền cũng được mọi người rất thích nhưng ở Nhật có rất nhiều quán Ramen nhé. Điều khiến mình ngạc nhiên nhất khi đến Nhật Bản là số lượng quán Ramen nhiều vô kể. Ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng có các quán mì Ramen của Nhật nên nhiều bạn đã biết về hương vị của mì rồi nhưng mì và nước súp của mì Ramen ở Nhật ở một đẳng cấp hoàn toàn khác. Có rất nhiều bạn người Việt bị nghiện các loại Ramen sau khi đến Nhật. Ramen ở Nhật có bốn vị chính tương ứng với bốn loại nước súp: vị shoyu, vị miso, vị muối và vị tonkotsu. Ngoài ra, loại mì ăn cùng với nước súp sệt được gọi là “Tsukemen”. ◎ Tonkotsu Ramen Tonkotsu Ramen Nước dùng của món mì này có màu trắng đục - đây là nước xương heo được ninh trong thời gian dài. Với hương vị đậm đà, đây là loại Ramen được các bạn người Việt của mình yêu thích nhất. Mì Tonkotsu Ramen có các nhân đi kèm như “chashu” (thịt lợn vị shoyu), “nori” (rong biển), “aonegi” (hành lá), “kikurage” (mộc nhĩ). Trên khắp Nhật Bản có rất nhiều quán nổi tiếng, song Kyushu được xem là nơi có nhiều quán mì Tonkotsu Ramen. Ngoài ra còn có một số chuỗi quán ăn trên toàn quốc mang đậm hương vị Kyushu như là “Ichiran”, “Ippudo”, v.v. ◎ Shoyu Ramen Nước dùng của món mì này được chế biến từ nước hầm xương gà và nước tương. Đúng như tên gọi, nước tương là nguyên liệu chính nhưng vị ngọt thanh của nước hầm xương gà vẫn rất đậm đà nhé. Ramen của Nhật được du nhập từ Trung Quốc và cho tới ngày nay, nó đã được chế biến theo nhiều cách khác nhau. Ngày xưa, Shoyu Ramen mang tên là “Chuka Soba” và chỉ là món tập trung vào vị nước tương đơn giản. Sau này, Shoyu Ramen trở thành một loại Ramen truyền thống của Nhật, và được một số người gọi là “Vua của các loại Ramen”. ◎ Shio Ramen Nước dùng là sự kết hợp giữa nước hầm xương gà và xương heo cùng với muối. Vì vậy nó không đơn giản chỉ là vị mặn của muối mà còn có vị ngon ngon của nước hầm xương. Lần đầu ăn món này, mình chỉ cảm thấy “ôi đây là muối!”, “hơi mặn", nhưng khi ăn tiếp thì vị ngon của nước súp bắt đầu lan toả trong miệng và nó làm mình thấy được vị thanh mà không thể tìm thấy ở một loại Ramen nào khác. Ở Nhật có rất nhiều quán nổi tiếng về Shio Ramen và cũng có rất nhiều bạn là “fan cứng” của loại Ramen này. ◎ Miso Ramen Như tên gọi của nó thì nguyên liệu chính sẽ là Miso (một loại tương của Nhật) nhưng vì ngoài Miso thì cũng có nhiều nguyên liệu khác được thêm vào nên vị của Miso ramen cũng sẽ có chút khác nhau tùy theo mỗi quán. Miso Ramen nổi tiếng nhất ở Hokkaido. Nếu có dịp đến Hokkaido thì bạn đừng bỏ qua món Miso Ramen này nhé. ◎ Tsukemen Tsukemen được mệnh danh là “Bạn của Ramen” với nước súp sệt và mì được để riêng biệt. Sợi mì của Tsukemen sẽ dày hơn mì ramen bình thường và khi ăn thì mình sẽ chấm mì vào nước súp sệt. Với nước súp sệt còn dư lại sau khi ăn hết mì, bạn có thể cho thêm súp bình thường vào để uống nhé. Cách uống này thật đặc biệt nhưng rất ngon. Nhân viên của quán sẽ mang súp cho bạn nếu bạn yêu cầu. Udon Mì Udon là món ăn rất độc đáo của Nhật Bản, giống như Ramen, Udon được làm từ bột mì. Sợi Udon dày và to hơn sợi Ramen hoặc Soba. Hầu hết các loại mì đều là loại ăn cùng với nước súp nóng, nhưng cũng có một số loại được ăn với súp lạnh. Tùy theo sở thích, bạn có thể ăn kèm với ớt nhé. Có rất nhiều quán Udon và Soba trên khắp Nhật Bản, nhưng ở khu vực Kinki với các tỉnh như Osaka và Kyoto thì nhiều quán Udon hơn Soba. Ngoài ra, tại tỉnh Kagawa - quê hương của Udon có rất nhiều quán mì Udon nổi tiếng. ◎ Kake Udon Đây là món Udon không có nhân. Tùy vào sở thích của mỗi người, chúng ta sẽ cho thêm hành lá hoặc gừng đập dập. Nước súp được làm từ nước của cá ngừ vằn (katsuo), tảo bẹ (konbu), gia vị là shoyu, mirin v.v. Món có vị thanh nhưng vẫn mang đậm hương vị riêng có của nó. Gần đây, những quán Udon tự phục vụ đã nhiều lên, khách hàng sẽ tự cho thứ mình thích (đậu rán, tempura v.v.) lên mỳ rồi đem tới quầy thanh toán. Trong các loại nhân thì “Tenkasu” (vụn tempura) thường được miễn phí nên mọi người hãy ăn kèm với mì nhé. Những miếng Tenkasu này sẽ làm cho nước mì trở nên ngọt hơn đấy. Bật mí thêm với các bạn, người Nhật gọi nước súp của Udon, Soba là “Tsuyu” hoặc “Dashi”, còn nước súp của Ramen là “Suupu” đấy. ◎ Kitsune Udon Kitsune Udon và Tenkasu “Kitsune” (con cáo) là một loại động vật nhưng món “Kitsune Udon” không hề có thịt cáo ở trong đó. Màu của miếng đậu rán là “màu lông cáo” nên món Udon có đậu rán được gọi là “Kitsune Udon”. Với Udon, tuỳ vào các loại nhân có trong mì mà người ta sẽ gọi đó là “◎◎ Udon”. Mì Ramen thì tên gọi sẽ thay đổi theo tên nước súp, còn Udon, Soba thì tên gọi sẽ thay đổi theo tên của các loại nhân ăn kèm. “Kitsune Udon” là một trong những món Udon được yêu thích nhất. Nhân tiện, món Soba có đậu rán được gọi là “Tanuki Soba”. Những món Udon được yêu thích là “Niku Udon”, “Tempura Udon”, “Wakame Udon”, v.v. ◎ Bukkake Udon “Bukkake Udon” là món mì Udon lạnh rưới nước tương Udon đậm đặc. Với cách ăn này, bạn có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị thơm ngon của sợi Udon. Khi ăn kèm với “Tenkasu” (vụn tempura), món ăn sẽ càng thêm phần hấp dẫn. Tỉnh Kagawa - nơi nổi tiếng với nhiều quán Udon có rất nhiều người ăn món này. Với “Bukkake Udon”, bạn có thể cảm nhận trọn vẹn độ dai dai của sợi mì. Có thể nói đây là món Udon mà chúng ta có thể hiểu rõ “sự dẻo dai” của sợi mỳ. ◎ Zaru Udon Tempura Zaru Udon (Ten Zaru Udon) Sợi Udon đã luộc chín được cho ngay vào nước lạnh, sau đó đặt lên rá được gọi là “Zaru Udon”. Khi ăn chúng ta sẽ chấm mì vào nước tương (Tsuyu). Món Udon này vừa mát vừa ngon, rất hợp cho mùa hè oi bức. ◎ Misonikomi Udon Misonikomi Udon Misonikomi Udon - món ăn nổi tiếng của Nagoya, đúng với tên gọi của nó, đây là món Udon đậm đà hương vị miso và nó được nấu trong nước súp vị miso. Sau khi ăn hết Udon, nếu bạn chan nước Udon vào cơm, bạn sẽ lại có một món cực kỳ ngon đấy. ◎ Kamaage Udon Khi ăn Kamaage Udon, chúng ta sẽ lấy đũa gắp Udon từ trong bát gỗ (oke), chấm nước tương (tsuyu) rồi ăn. Cách ăn này giống với cách ăn Zaru Udon. Chúng ta có thể dễ dàng làm món này tại nhà nhé. Soba Soba cũng là một loại mì truyền thống của Nhật. “Soba” được làm từ bột soba (một loại ngũ cốc). Sợi Soba có màu xám xanh rêu. Hiện nay, loại Soba chỉ làm từ bột soba có giá rất cao nên phần lớn soba thường được trộn thêm bột mì. ◎ Zaru Soba Đây là “Zaru Udon” phiên bản Soba. Người Nhật cực kỳ thích món này, thậm chí nó còn phổ biến hơn “Zaru Udon” đấy. Nếu món Zaru Soba này có thêm Tempura thì tên của nó sẽ là “Ten Zaru Soba”. ◎ Sansai Soba Soba cũng giống như Udon, tuỳ vào từng loại nhân có trong mì mà mọi người đặt tên cho chúng là “◎◎ Soba”. Trong số đó, “Sansai Soba” là mì có các loại rau của rừng như “nấm nametake”, “rau zenmai”, “rau warabi”. ◎ Toshikoshi Soba Người Nhật sẽ ăn món này vào ngày Oomisoka (ngày 31/12). Tên gọi của nó là “Toshikoshi Soba”. Bạn có thể ăn Toshikoshi Soba với bất cứ loại nhân nào song mọi người thường ăn cùng với “Ebiten” (Tempura tôm). Người Nhật quan niệm rằng tôm thể hiện cho sự mong cầu trường thọ nên họ ăn để đón một năm mới tốt lành. Somen Sẽ là không nói quá nếu gọi Somen là món mỳ tiêu biểu cho mùa hè của Nhật. Somen là loại mỳ sợi nhỏ nhất trong các loại Udon, chúng ta sẽ chấm mì lạnh sẽ chấm sợi mì lạnh vào nước tương (tsuyu) rồi ăn. Sợi Somen khá giống sợi bún, trắng và thon dài. Khi ăn Somen, người Nhật thường ăn cùng với hành lá, myoga, trứng chiên v.v. nhưng những khi không có thời gian, lười chế biến thì không cần thêm bất cứ thứ gì, chỉ ăn mì với nước tương (tsuyu) thôi cũng rất ngon rồi. Somen thường được mọi người ăn ở nhà nhiều hơn là ăn ở quán. Mình đã được một bạn người Nhật giới thiệu cho món mì này. Ở siêu thị, somen rất rẻ, hơn nữa chỉ cần luộc 2 phút là mình đã có thể thưởng thức ngay nên mình ăn thường xuyên lắm. Somen có vị đặc trưng của mùa hè Nhật Bản đấy! Reimen Reimen là loại mì được du nhập từ Hàn Quốc. Hiện nay, các quán thịt nướng của Nhật thường ăn reimen như một món “chốt hạ” cuối cùng. Reimen cũng nằm trong danh sách những món ăn được yêu thích khi ăn gọi món đơn lẻ. Vị chua chua kết hợp với vị shoyu tạo ra một sự cân bằng bất ngờ. Reimen cũng rất ngon đấy nhé. Tổng kết Trong bài viết này, chúng mình đã giới thiệu tới các bạn những món mì tiêu biểu của Nhật. ・Ramen (vị tonkotsu, vị shoyu, vị muối, vị miso), Tsukemen ・Udon (kake, kitsune, bukkake, zaru, misonikomi, kamaage) ・Soba (zaru, sansai, toshikoshi) ・Somen ・Reimen Chúng ta có thể dễ dàng nấu các món mỳ này ở nhà, nhưng cũng có rất nhiều quán ăn ngon để bạn lựa chọn nhé. Lời khuyên của chúng mình là các bạn hãy ăn các món mỳ ở những quán “chuyên” loại mì đó nhé. Nếu là mì udon thì ăn ở quán udon, mì ramen thì ăn ở quán ramen. Các trang web của Nhật có giới thiệu thông tin về bảng xếp hạng của từng quán ăn theo từng loại mì. Bạn cũng có thể hỏi bạn bè, đồng nghiệp người Nhật xem quán nào ngon. Chúng ta cùng thưởng thức những món mì thượng hạng của Nhật Bản nhé!
16/08/2022
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài