Category | Tin mới nhất

“Seiza” (正座) có phải là kiểu ngồi truyền thống của Nhật Bản không?

Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...

04/05/2024
  • 7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất

    02/05/2024
    Chào các bạn! Mình là nhân viên tổng đài người Việt Nam tại một công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động cho người nước ngoài, chuyên tư vấn hỗ trợ cuộc sống hàng ngày cho khách hàng. Các bạn nghĩ rằng những vấn đề nào mà người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật cần được hỗ trợ nhiều nhất? Có rất nhiều cuộc gọi tư vấn đã gọi đến tổng đài như “Tôi đã nhận được khiếu nại về tiếng ồn”, “Tôi đột nhiên bị cắt điện”, “Tôi muốn đi khám nha khoa”, và “Tôi không biết cách đổ rác”. Trong số đó, mình sẽ nói về nội dung của 7 vấn đề cần được tư vấn nhiều nhất mà mình nhận được và cách xử lý các vấn đề đó. 〈Nội dung〉 1. Hỗ trợ cuộc sống cho người nước ngoài 2. “Tiếng ồn” - vấn đề rắc rối nổi cộm của người Việt 3. Rắc rối với việc đổ rác 4. Hỗ trợ về sử dụng dịch vụ y tế 5. Điện và ga đã bị cắt! 6. Tư vấn liên quan đến hợp đồng nhà ở 7. Câu hỏi liên quan đến tư cách cư trú và visa 8. Bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế 9. Tổng kết 1. Hỗ trợ cuộc sống cho người nước ngoài Chúng mình đang trả lời các cuộc điện thoại của khách hàng tại GTN, công ty chuyên cung cấp dịch vụ bảo lãnh thuê nhà người nước ngoài thuê nhà ở Nhật Bản và các hợp đồng điện thoại di động. Số lượng tư vấn mà chúng mình nhận được chỉ tính riêng ở nhóm Việt Nam (5 người) là hơn 2.000 cuộc gọi mỗi tháng. Trong số đó, mình sẽ giới thiệu 7 vấn đề đặc biệt có nhiều cuộc gọi nhất, bằng các câu chuyện thực tế để giới thiệu đến các bạn. Mình hy vọng rằng những điều mình chia sẻ hôm nay sẽ là những thông tin hữu ích mà các bạn có thể tham khảo để chính bạn và gia đình có thể sống thoải mái tại Nhật Bản. Tham khảo: Dịch vụ tư vấn của GTN bằng ứng dụng [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trợ lý GTN (GTN Assistants) ※Đây là một dịch vụ tùy chọn của GTN Mobile. GTN Mobile có các tính năng đặc trưng sau nên rất được các bạn người nước ngoài mới đến Nhật Bản ưa chuộng và cũng có nhiều cuộc gọi cần tư vấn của người dùng dịch vụ này. ・ Có thể làm hợp đồng mạng mà không cần thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng ・ Thời gian thẩm tra ngắn ・ Có thể làm thủ tục bằng tiếng Việt ・ Bạn có thể đăng ký một thẻ tín dụng cùng lúc. 2. “Tiếng ồn” - vấn đề rắc rối nổi cộm của người Việt Karaoke tại nhà ở Việt Nam Các cuộc gọi tư vấn nhiều nhất từ các bạn Việt Nam mà mình nhận được liên quan đến tiếng ồn. Có cuộc gọi của người Việt Nam như: “Em đã bị cảnh sát nhắc nhở vì hàng xóm bị quấy rầy bởi tiếng ồn do em gây ra”, thì cũng có các cuộc gọi từ công ty quản lý như: “Những người hàng xóm sống ở đây cảm thấy bị quấy rầy bởi tiếng ồn nên tôi muốn nhắc nhở những người sống trong toà nhà này”. Ở Việt Nam, phố xá, nhà cửa sôi động hẳn lên từ sáng sớm. Nhiều gia đình có dàn karaoke tại gia và việc người ta hát karaoke tại nhà vào ban đêm không phải là hiếm. Tuy nhiên, người Nhật thích môi trường sống yên tĩnh nên nếu bạn gây ồn ào trong phòng, hàng xóm sẽ ngay lập tức phàn nàn với công ty quản lý. Nguyên nhân của những phàn nàn về tiếng ồn thường không phải là vấn đề ở Việt Nam, nhưng ở Nhật, nó có thể gây phiền toái cho những người xung quanh bạn. ◆ Ví dụ về “tiếng ồn” gây ra phàn nàn ・ Khi gọi điện thoại, nói chuyện to tiếng khi đang mở cửa sổ. ・ Kết nối điện thoại di động với loa và xem video mở âm lượng to. ・ Tổ chức tiệc đông người trong nhà và gây ồn ào. ・ Bật nhạc nền hát karaoke bằng micro không dây trong nhà. Bên cạnh đó, công ty quản lý thường xuyên nhận được những lời phàn nàn về tiếng đóng mở cửa và tiếng bước chân trong phòng (điều này không chỉ ở người Việt Nam). Có gần 100 cuộc gọi tư vấn về tiếng ồn từ người Việt Nam trong một tháng. Chúng mình đã giải thích văn hóa Nhật Bản và yêu cầu không được tái diễn tình trạng này, nhưng nếu không có cải thiện, công ty quản lý nhà sẽ bắt viết cam kết không tái diễn và trong một số trường hợp sẽ bị buộc phải chuyển ra ngoài. 3. Rắc rối với việc đổ rác Cùng với tiếng ồn, có rất nhiều cuộc gọi tư vấn về cách đổ rác. Có rất nhiều người gọi cho mình khi không biết phải làm gì sau khi bị người quản lý hoặc hàng xóm nhắc nhở về cách đổ rác sai. 〈Tư vấn〉Tôi không biết cách phân loại và thu gom rác. Phương thức phân loại và thu gom rác sẽ khác nhau tùy thuộc vào quận, huyện nơi bạn sinh sống. Khi các tổng đài viên bọn mình nhận được tư vấn sẽ phải kiểm tra cách thức phân loại và đổ rác tại địa phương, sau đó liên hệ với người cần tư vấn và thông báo chi tiết cho họ. 〈Tư vấn〉Tôi không biết nơi đổ rác. Có nhiều điểm thu gom rác mà bạn không được phép bỏ rác cho đến sáng ngày thu gom. Trong trường hợp đó, sẽ khó tìm được điểm thu gom rác nên chúng mình sẽ liên hệ với công ty quản lý nhà ở để tìm hiểu. Rác quá khổ không được thu gom do vứt rác không đúng cách 〈Tư vấn〉Tôi không biết cách bỏ rác quá khổ (rác lớn). Câu hỏi thường gặp nhất về rác là làm thế nào để xử lý rác quá khổ. Các cuộc gọi tư vấn đến như “Em muốn vứt bỏ tấm nệm của mình”, “Em muốn vứt bỏ vali của mình”, “Em muốn vứt bỏ chiếc giường của mình”. Khi vứt rác lớn, ví dụ như ở Tokyo, quy trình sau đây là bắt buộc. ① Đăng ký trước cho “Trung tâm tiếp nhận rác quá khổ” qua điện thoại hoặc internet. ② Mua “phiếu xử lý rác” tại cửa hàng tiện lợi để được thu gom rác. ③ Dán phiếu xử lý rác vào rác cần được xử lý và bỏ rác đúng nơi quy định vào ngày thu gom đã được chỉ định. Tuy nhiên, có nhiều người nước ngoài không thể tự tìm hiểu được nơi để gọi điện thoại hoặc mua phiếu xử lý rác bao nhiêu tiền thì được. Khi đó chúng mình sẽ phải tìm hiểu về cách xử lý rác lớn trong khu vực của người cần được tư vấn, hoặc có khi cũng phải thay mặt họ để gọi cho “Trung tâm tiếp nhận rác quá khổ” để đặt lịch hẹn thu gom giúp. Ngoài ra, đôi khi mình gửi sẵn một văn bản tiếng Nhật cho người gọi tư vấn như “Vui lòng bán cho tôi phiếu xử lý rác giá ◎◎ yên” để đưa cho nhân viên cửa hàng tiện lợi. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Quy định - tập quán trong cuộc sống|KOKORO 4. Hỗ trợ về sử dụng dịch vụ y tế Số lượng cuộc gọi tư vấn khác ngoài tiếng ồn và xử lý rác là tương đương nhau, nhưng trong số đó, hỗ trợ y tế đặc biệt hữu ích cho khách hàng. Trước tiên, hãy để mình giới thiệu các đối ứng cơ bản của chúng mình đối với cuộc gọi cần tư vấn về y tế. ① Tìm kiếm các phòng khám trên internet. Khi đó mình thường phải đọc thật kỹ các bài đánh giá bằng tiếng Nhật. ② Giới thiệu một số phòng khám và nhờ họ lựa chọn. ※ Nếu có phòng khám nói được tiếng Anh hoặc tiếng Việt, chúng mình sẽ ưu tiên giới thiệu.※ Ngoài ra, chúng mình sẽ giới thiệu các phòng khám chấp nhận phiên dịch qua điện thoại. ③ Trong một số trường hợp, sẽ thay mặt người cần tư vấn đặt hẹn phòng khám do họ lựa chọn. ④ Có trường hợp sử dụng ứng dụng điện thoại để phiên dịch (phiên dịch viên y tế) khi người gọi tư vấn đi khám sức khỏe. Các tổng đài viên bọn mình để có thể phiên dịch y tế một cách chính xác thì phải được đào tạo bài bản, tự học và lấy chứng chỉ phiên dịch y tế. Bây giờ chúng ta hãy cùng xem một số ví dụ cụ thể. 〈Tư vấn〉Em muốn điều trị sâu răng Tư vấn y tế phổ biến nhất là tư vấn về điều trị nha khoa. Ngoài việc tìm và cho bạn biết nên đến phòng khám nha khoa nào, mình còn phụ trách việc phiên dịch y tế (qua điện thoại) khi người nhận tư vấn đến khám tại phòng khám nha khoa. 〈Tư vấn〉Em muốn phẫu thuật. ・ Giới thiệu bệnh viện ・ Phiên dịch qua điện thoại khi khám trước phẫu thuật (những việc không nên làm trước khi phẫu thuật, chuẩn bị phẫu thuật, thủ tục nhập viện) 〈Tư vấn〉Em bị nhiễm corona rồi. ・Người cần tư vấn (nam giới), trung tâm y tế công cộng và mình đã có một cuộc gọi ba bên bằng điện thoại có thể kết nối đủ 3 người. ・Dựa trên cuộc nói chuyện qua điện thoại, người cần tư vấn đã được nhập viện gần đó trong một tuần. Mình thường nhận được các cuộc gọi như “Em đã nhận được phiếu tiêm chủng, nhưng em không biết phải làm gì tiếp theo”. Mình sẽ tìm địa điểm tiêm chủng gần nơi bạn ấy sinh sống và đặt lịch tiêm giúp. Cũng có nhiều cuộc gọi thắc mắc của các bạn nữ trẻ “Em muốn được tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung”. 5. Điện và ga đã bị cắt! 〈Tư vấn〉Điện và ga đã bị cắt. Có rất nhiều trường hợp bị cắt điện, ga do không thanh toán hóa đơn. Những cuộc gọi tư vấn nội dung này nhiều nhất là của các bạn du học sinh, những người thanh toán chi phí tại cửa hàng tiện lợi. Có tháng bạn sơ ý quên thanh toán tiền điện, tiền ga, sau đó nhận được giấy nhắc nhở của công ty điện lực nhưng bỏ qua vì không biết đó là gì, và cho đến một ngày điện và ga đã bị cắt. Trong những trường hợp như vậy, mình sẽ liên hệ với công ty điện lực hoặc công ty ga và hỏi họ lý do tại sao điện hoặc ga lại bị cắt. Tuỳ theo trường hợp, mình cùng với người cần tư vấn sẽ nói chuyện với công ty điện lực thông qua cuộc gọi ba bên. Khi biết số tiền chưa thanh toán, sẽ được công ty cho biết mã số nhập vào máy tại cửa hàng tiện lợi. Khi đó mình sẽ giải thích cho người cần tư vấn và yêu cầu họ hoàn tất thủ tục thanh toán tại cửa hàng tiện lợi. 6. Tư vấn liên quan đến hợp đồng nhà ở Mình thường xuyên nhận được những thắc mắc về hợp đồng thuê nhà. 〈Tư vấn〉Thời gian hợp đồng sắp hết hạn. Em nên làm gì để gia hạn? Phương thức gia hạn hợp đồng ở mỗi công ty quản lý sẽ khác nhau, vì vậy mình sẽ gọi điện cho công ty quản lý để tìm hiểu và truyền đạt lại cho người cần tư vấn biết cách thực hiện. 〈Tư vấn〉Hãy chỉ cho em các thủ tục khi ra nhà. Có rất nhiều các cuộc gọi tư vấn về về thủ tục ra nhà (kết thúc hợp đồng) và các chi phí liên quan. “Nên báo trước cho công ty quản lý bao nhiêu ngày?”, “Tiền dọn dẹp phòng đã được thanh toán chưa? Hay bây giờ mới phải trả?”, “Tiền nhà tháng cuối cùng có được tính theo ngày không?”, v.v…là những câu hỏi mình phải tìm hiểu và truyền đạt lại cho người gọi tư vấn. Ở Nhật, nếu bạn thông báo với công ty quản lý về việc chuyển đi muộn, hợp đồng sẽ tự động được gia hạn và bạn sẽ bị tính phí gia hạn (ở vùng Kanto thường là một tháng tiền thuê nhà), vì vậy hãy cẩn thận. 〈Tư vấn〉Tôi không thể chấp nhận chi phí sửa chữa khi ra nhà Không ít trường hợp gặp rắc rối với chủ nhà và công ty quản lý về chi phí sửa chữa khi ra nhà. Nếu bạn đã hút thuốc trong phòng, bạn có thể bị tính phí thay thế giấy dán tường, giấy dán cửa, v.v. Trong nhiều trường hợp, bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc trả tiền. Tuy nhiên, vẫn có chỗ có thể thương lượng vì nó phụ thuộc vào việc bạn đã sống ở nhà này bao lâu và mức độ bẩn của nó. Chúng mình cũng có thể hỗ trợ trong các cuộc đàm phán. 〈Tư vấn〉Điều hoà bị hỏng Có rất nhiều cuộc gọi về các thiết bị trong phòng bị hỏng. Đặc biệt là vào mùa hè, có nhiều cuộc gọi cần tư vấn về việc “máy lạnh bị hỏng”. Có rất nhiều trường hợp mình được nhờ hỗ trợ tư vấn vì “Em đã nói chuyện với công ty quản lý, nhưng bên đó mãi không sửa cho em, nên em muốn được hỗ trợ giúp”. Nếu điều hòa trên 10 năm thì có thể thay thế, còn trường hợp dưới 10 năm thì thường là sẽ được sửa chữa. 7. Câu hỏi liên quan đến tư cách cư trú và visa 〈Tư vấn〉Muốn được hướng dẫn thủ tục nhập cảnh Do sự phức tạp của các thủ tục nhập cảnh vì ảnh hưởng của corona, số lượng các cuộc gọi tư vấn như vậy đã tăng lên. Chúng mình sẽ cho bạn biết nên chuẩn bị những gì trước khi nhập cảnh vào Nhật Bản và những thủ tục cần làm sau khi đến Nhật Bản. Những người đã kí hợp đồng dịch vụ điện thoại với GTN có thể đăng ký tùy chọn dịch vụ Trợ lý GTN (GTN Assistants) và sử dụng dịch vụ tư vấn của chúng mình trước khi đến Nhật Bản. Ở Việt Nam cũng có văn phòng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, và bạn có thể đăng ký điện thoại di động GTN và các dịch vụ tùy chọn trước khi đến Nhật Bản. Cục xuất nhập cảnh 〈Tư vấn〉Tôi là kỹ năng đặc định và có thể bảo lãnh vợ qua Nhật được không? 〈Tư vấn〉Tôi đã nhận được một tài liệu từ cục xuất nhập cảnh, nhưng không hiểu nội dung của nó. 〈Tư vấn〉Em là du học sinh và em nên làm gì để chuyển sang visa lao động hay kỹ năng đặc định? Các cuộc gọi tư vấn như thế này từ ngày xưa đã có rất nhiều. Chúng mình sẽ truyền đạt lại nội dung trong tài liệu, đối với những nội dung khó, sẽ thay mặt người cần tư vấn gọi điện lên cục xuất nhập cảnh và xác nhận thông tin. 8. Bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế 〈Tư vấn〉Em nhận được giấy yêu cầu thanh toán bảo hiểm hưu trí, em phải làm gì? Mình thường nhận được các cuộc gọi như: “Em đã nhận được giấy yêu cầu thanh toán bảo hiểm hưu trí quốc dân và bảo hiểm y tế quốc dân. Em nên làm gì?”. Theo nguyên tắc chung, những khoản này phải được thanh toán. Mình sẽ yêu cầu người gọi tư vấn gửi hình ảnh của giấy tờ và truyền đạt lại nội dung của giấy tờ đó. Trong một số trường hợp, chúng mình sẽ thay cho người cần tư vấn gọi cho uỷ ban thành phố để kiểm tra. 〈Tư vấn〉Em muốn biết số tiền bảo hiểm y tế quốc dân chưa đóng. Chúng mình sẽ đại diện gọi đến uỷ ban thành phố, hoặc sẽ phiên dịch thông qua một cuộc gọi ba bên, bao gồm cả người cần tư vấn. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Những điểm qua trọng liên quan đến bảo hiểm hưu trí|KOKORO Tổng kết Trong bài viết này, mình đã giới thiệu về dịch vụ tư vấn mà nhân viên tổng đài tư vấn qua điện thoại hỗ trợ cuộc sống của chúng mình thường nhận được từ khách hàng Việt Nam và cách trả lời chúng. 7 vấn đề đặc biệt phổ biến cần được tư vấn của người Việt ・ Tiếng ồn・ Rắc rối với việc đổ rác・ Hỗ trợ về sử dụng dịch vụ y tế・ Điện và gas đã bị cắt!・ Tư vấn liên quan đến hợp đồng nhà ở・ Câu hỏi liên quan đến tư cách cư trú và visa・ Bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế Những tổng đài viên tư vấn sẽ cố gắng hết sức để hỗ trợ người dùng Trợ lý GTN (GTN Assistants), nhưng chúng mình hy vọng rằng những bạn đọc khác cũng sẽ tham khảo bài viết này để tránh những rắc rối nhiều nhất có thể và sống một cuộc sống vui vẻ ở Nhật Bản. Tác giả Hoàng Thị Đan Thi Sinh năm 1991. Sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Huế đã làm việc cho một công ty của Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh khoảng một năm rưỡi. Sau khi du học Nhật Bản trong 2 năm từ năm 2013, đã làm nhân viên tổng đài tư vấn của bộ phận hỗ trợ cuộc sống của GTN từ năm 2016. Sở thích là xem phim và đi du lịch.
  • Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...

    18/03/2024
    Ở Nhật Bản, dịch vụ điện thoại di động được cung cấp dưới hình thức hợp đồng với mức cước nghe gọi・dữ liệu rất đắt đỏ. Bài viết lần này sẽ gửi tới các bạn sắp sửa sang Nhật cũng như những ai đang sinh sống tại Nhật mà có ý định đăng ký sử dụng dịch vụ lần đầu hay chuyển công ty điện thoại di động (công ty viễn thông = nhà cung cấp dịch vụ) cách lựa chọn dịch vụ nghe gọi・dữ liệu (SIM) một cách khôn ngoan để tiết kiệm chi phí. 〈Nội dung bài viết〉 1. Những trường hợp cần có hợp đồng nghe gọi・dữ liệu 2. Nhà mạng lớn có chất lượng dịch vụ tốt nhưng giá cao 3. SIM giá rẻ ở Nhật 4. SIM giá rẻ mà người nước ngoài có thể dễ dàng đăng ký tại Nhật 5. Một số ví dụ về các gói cước SIM giá rẻ 6. Nhược điểm của SIM giá rẻ và cách khắc phục 7. Tổng kết 1. Những trường hợp cần có hợp đồng nghe gọi・dữ liệu Ở Nhật, cước dịch vụ di động nghe gọi・dữ liệu hàng tháng rất đắt đỏ. Do đó, có nhiều bạn thực tập sinh kĩ năng chỉ chủ yếu sử dụng Wi-Fi ở ký túc xá của công ty (hoặc nhà riêng) và không hề dùng thẻ SIM cho đến tận khi về nước. Thế nhưng, nếu như bạn là du học sinh hoặc kỹ sư, thì sẽ có những lúc cần có số điện thoại của riêng mình để đi xin việc hoặc liên lạc với chỗ làm. Vì vậy, có thể cuộc sống của bạn sẽ trở nên bất tiện nếu không có số điện thoại (SIM). Ngoài ra, sở hữu số điện thoại (SIM liên lạc) cũng sẽ có ích trong những trường hợp cần gọi cho cảnh sát (110) hay cứu thương (119). Ở Việt Nam, SIM trả trước được sử dụng rất phổ biến, nhưng ở Nhật lại gần như không có hình thức này. Chính vì vậy, bạn cần phải kí hợp đồng với nhà mạng (công ty viễn thông) và trả cước dịch vụ nghe gọi・dữ liệu hàng tháng. Tùy theo nhà mạng cũng như nội dung hợp đồng (gói cước + lựa chọn thêm) mà mức phí hàng tháng này có thể rất khác nhau. 2. Nhà mạng lớn có chất lượng dịch vụ tốt nhưng giá cao 3 nhà mạng lớn 3 nhà mạng (công ty viễn thông) lớn ở Nhật Bản là docomo, au và Softbank, cung cấp dịch vụ dữ liệu tốc độ cao và chất lượng nghe gọi tốt. Các nhà mạng này cũng có nhiều cửa hàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ nghe gọi trong nước không giới hạn và dung lượng dữ liệu cao (không giới hạn) với mức giá cố định. Cước dịch vụ hàng tháng Tuy nhiên, đa số cước dịch vụ nghe gọi・dữ liệu hàng tháng sẽ rơi vào khoảng từ 5,000 đến 8,000 yên. Nếu cộng thêm cả tiền mua điện thoại di động vào thì con số này sẽ vô cùng đắt đỏ. Nếu bạn mua một chiếc điện thoại được nhiều người ưa thích như iPhone chẳng hạn, rồi kí hợp đồng dịch vụ nghe gọi・dữ liệu nữa thì nhiều khả năng số tiền bạn phải trả hàng tháng (gồm tiền cước nghe gọi・dữ liệu + trả góp điện thoại) sẽ vượt quá 10,000 yên. Phí hủy dịch vụ (phí hủy hợp đồng) Tính đến năm 2021, nếu bạn chuyển sang sử dụng nhà mạng khác thì sẽ phải mất khoảng 10,000 yên. Nếu hủy hợp đồng vào giữa thời hạn hợp đồng hai năm, thì phải trả khoảng 10.000 yên "phí vi phạm hợp đồng" và thêm 3,300 yên cho thủ tục chuyển nhượng. Tuy nhiên, hiện nay cả hai khoản phí này đều đã được loại bỏ. Nhưng nếu bạn vẫn đang trả góp tiền điện thoại thì bạn cần phải thanh toán nốt số tiền còn lại khi hủy hợp đồng với nhà mạng. 3. SIM giá rẻ ở Nhật Gần đây, số lượng người sử dụng SIM giá rẻ không phải của các nhà mạng lớn đang dần tăng lên. Nếu bạn muốn giữ cước phí nghe gọi・dữ liệu trên điện thoại di động của mình ở mức thấp, thì hãy thử cân nhắc đến “SIM giá rẻ” nhé. Để sử dụng được SIM giá rẻ thì cần phải có điện thoại chưa lắp SIM, nhưng bù lại lại có những gói cước với giá dưới 1.000 yên mỗi tháng. Ngoài ra còn có cả loại SIM giá rẻ mà bạn có thể đăng ký thông qua website. Nếu chọn ký hợp đồng tại cửa hàng, thì cũng nhiều nơi có nhân viên người Việt, tuy nhiên nếu có người từ đoàn thể, công ty, trường học hoặc bạn bè đi cùng vẫn sẽ an toàn hơn. Các gói cước và mức giá Gói cước có nghe gọi và gói cước chỉ dùng dữ liệu Đối với SIM giá rẻ, có hai loại gói cước chính là “gói cước có nghe gọi” và “gói cước chỉ dùng dữ liệu”. Điểm khác nhau của hai gói cước này chính là khả năng nghe gọi điện thoại. Với gói cước có nghe gọi thì bạn có thể thực hiện cuộc gọi từ số điện thoại có đầu số là 080 hoặc 090. Cước cuộc gọi Giá cước nghe gọi trung bình của gói cước nghe gọi là 22 yên cho 30 giây. Ngoài ra còn có các gói và lựa chọn khác như “cước cố định 5 phút” cho phép bạn thực hiện các cuộc gọi có thời lượng dưới 5 phút không giới hạn số lần, “cước cố định 10 phút”, hay gói “gọi không giới hạn'' cho phép thực hiện cuộc gọi không giới hạn. Tuy nhiên, nếu bạn gọi điện bằng SNS (chẳng hạn như LINE hoặc Messenger) thì sẽ không bị tính phí. Có cả các gói cước nghe gọi với giá dưới 1.000 yên Một số gói SIM giá rẻ có giá dưới 1.000 yên mỗi tháng. Bạn có thể chọn gói cơ bản hoặc các gói lựa chọn tùy thêm dựa trên nhu cầu sử dụng dữ liệu và thời gian nghe gọi của mình. Nếu bạn có thói quen kết nối Internet qua Wi-Fi ở nhà, ký túc xá, trường học, hoặc nơi làm thêm v.v. và không sử dụng Internet nhiều ở những nơi khác, thì có thể đăng ký gói cước có dung lượng dữ liệu thấp. Các giấy tờ cần thiết để ký hợp đồng ・ Giấy tờ chứng minh nhân thân (như thẻ lưu trú v.v.) ・ Trường hợp thanh toán tiền qua tài khoản ngân hàng → Sổ ngân hàng (hoặc thẻ ATM) và con dấu cá nhân ・ Trường hợp thanh toán bằng thẻ tín dụng→Thẻ tín dụng 4. SIM giá rẻ mà người nước ngoài có thể dễ dàng đăng ký tại Nhật GTN Mobile GTN Mobile – Đăng ký không cần tài khoản ngân hàng Nhật Bản hay thẻ tín dụng〈quảng cáo〉 Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn hai loại SIM giá rẻ mà người nước ngoài có thể dễ dàng đăng ký. GTN Mobile chỉ cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài và cũng là một trong những loại SIM rẻ nhất mà người nước ngoài có thể đăng ký tại Nhật Bản. Nó có các ưu điểm như sau: có thể ký hợp đồng ngay cả khi bạn không có tài khoản ngân hàng tại Nhật hoặc thẻ tín dụng, có thể thanh toán tại cửa hàng tiện lợi và có thể đăng ký bằng tiếng Việt. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] GTN Mobile Đặc điểm của GTN Mobile Ngay cả những người mới đến Nhật Bản và chưa có tài khoản ngân hàng ở Nhật hoặc thẻ tín dụng cũng có thể đăng ký. Có thể thanh toán tại cửa hàng tiện lợi hoặc bằng cách tự động trừ tiền từ tài khoản ngân hàng. Có thể sử dụng tiếng Việt (khi đăng ký hoặc liên hệ với nhà mạng). Có thể đăng ký SIM từ nước ngoài và nhận SIM tại sân bay ở Nhật. Có thể đăng ký thẻ tín dụng dành riêng cho người nước ngoài cùng lúc với thẻ SIM. Có thể nhận hỗ trợ, tư vấn miễn phí bằng tiếng Việt. 〈Ví dụ các gói cước có kèm nghe gọi〉 ・3GB:1,200 yên/tháng ・10GB:2,200 yên/tháng ※ Tất cả các cuộc gọi trong nước là 22 yên/ 30 giây (cũng có cả gói cước gọi không giới hạn) ※ Tất cả giá đã bao gồm thuế SIM VÀNG mà người Việt ưa thích Hợp đồng SIM VÀNG yêu cầu phải có thẻ tín dụng được phát hành tại Nhật Bản, nhưng bạn cũng có thể thảo luận về các phương thức thanh toán khác. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] SIM VANG 〈Ví dụ các gói cước có kèm nghe gọi〉 ・1GB:1,628 yên/tháng ・3GB:2,398 yên/tháng ・5GB:2,882 yên/tháng ※ Tất cả các cuộc gọi trong nước là 22 yên/ 30 giây (lựa chọn thêm: gói cước cố định 5 phút, cước cố định 10 phút, cước cố định 15 phút) ※ Tất cả giá đã bao gồm thuế 5. Một số ví dụ về các gói cước SIM giá rẻ Ở Nhật còn rất nhiều loại SIM giá rẻ khác. Nếu tìm kiếm bằng những từ khóa như "SIM giá rẻ", "so sánh", bạn sẽ thấy rất nhiều bài viết so sánh dịch vụ, giá cả của các nhà mạng khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn không có thẻ tín dụng được phát hành tại Nhật Bản thì có thể sẽ khó đăng ký hơn. Chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một số gói SIM giá rẻ của các nhà mạng khác nhau. ※ Có lẽ nhiều người nước ngoài muốn có điện thoại chỉ để liên lạc với nơi làm việc của họ, vì vậy chúng tôi chỉ giới thiệu tới các bạn những gói cước nghe gọi. ※ Bài viết này giả định rằng bạn sẽ kết nối Internet chủ yếu ở nhà, quán cà phê, cửa hàng tiện lợi, v.v. và sẽ giảm thiểu các hoạt động liên lạc dữ liệu khác. ※ Tất cả giá đã bao gồm thuế. ※ Tất cả "cuộc gọi thoại" là cuộc gọi được thực hiện trong phạm vi Nhật Bản (các cuộc gọi quốc tế sẽ được tính phí riêng). ◆ Giá cước một số loại SIM giá rẻ phổ biến tại Nhật (tính đến thời điểm hiện tại là tháng 3 năm 2024) LINEMO ・ 3GB:990 yên/tháng・ 20GB:2,728 yên/tháng・ LINE có gói Giga free (dùng không giới hạn)・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:5 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn) IIJmio (aiaijeimio) ・ 2GB:850 yên/tháng・ 5GB:990 yên/tháng・ 10GB:1,500 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 11 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:5 phút với mức giá cố định, 10 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn) mineo (maineo) ・ 1GB:1,298 yên/tháng・ 5GB:1,518 yên/tháng・ 10GB:1,958 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:10 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn) BIGLOBE Mobile ・ 1GB:1,078 yên/tháng・ 3GB:1,320 yên/tháng・ 6GB:1,870 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Nếu dùng ứng dụng thì là 9.9 yên/30 giây) Rakuten mobile ・ 3GB:1,078 yên/tháng・ 20GB:2,178 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:15 phút với mức giá cố định)(Nếu dùng ứng dụng thì miễn phí) UQmobile 〈Gói cước Mini mini〉・ 4GB:2,365 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây (Lựa chọn thêm:10 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn)〈Gói cước Komi komi〉・ 20GB:3,278 yên/tháng・ Miễn phí cho các cuộc gọi dưới 10 phút, không giới hạn số lần(Nếu vượt quá 10 phút thì cước phí là 22 yên/30 giây đối với thời gian vượt quá giới hạn)(Lựa chọn thêm:Nghe gọi không giới hạn) Y!mobile (waimobile) ・ 4GB:2,365 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:10 phút với mức gia cố định, nghe gọi không giới hạn) 6. Nhược điểm của SIM giá rẻ và cách khắc phục Chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn những nhược điểm của SIM giá rẻ và các cách khắc phục. ① Tốc độ truy cập dữ liệu không ổn định Nhược điểm của SIM giá rẻ là tốc độ truy cập dữ liệu. Các hãng SIM giá rẻ chỉ thuê lại một phần đường truyền của 3 nhà mạng lớn nên trong những khoảng thời gian có nhiều người cùng sử dụng thì tốc độ truy cập dữ liệu thường bị chậm đi. 〈Cách khắc phục〉 ・ Nếu kết nối với Wi-Fi ở nhà, quán cafe hoặc cửa hàng tiện lợi thì sẽ giải quyết được vấn đề tốc độ truy cập dữ liệu. ・ Nên duy trì kết nối Internet ở mức tối thiểu trong các nhà hàng đông đúc hay trên các chuyến tàu vào giờ cao điểm đi lại. ② Hầu như đều thanh toán bằng thẻ tín dụng Thanh toán cước phí hàng tháng của SIM giá rẻ chủ yếu được thực hiện bằng thẻ tín dụng, nhưng cũng có những loại SIM giá rẻ cho phép bạn thanh toán tại cửa hàng tiện lợi hoặc tự động trừ tiền từ tài khoản ngân hàng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] GTN Mobile, không cần thẻ tín dụng ③ Nhà mạng giá rẻ bán ít mẫu điện thoại hơn Nếu mua điện thoại khi ký hợp đồng với các nhà mạng SIM giá rẻ, bạn sẽ thấy có ít mẫu điện thoại có thể lựa chọn hơn so với 3 nhà mạng lớn. 〈Cách khắc phục〉 Gần đây có một số loại điện thoại không có sẵn SIM và có thể sử dụng bằng cách lắp thẻ SIM khác vào, vì vậy bạn có thể mua những chiếc như vậy từ Việt Nam sang, hoặc mua một chiếc đã qua sử dụng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, tùy loại SIM mà có thể xảy ra trường hợp không tương thích với máy, thế nên khi kí hợp đồng thì hãy kiểm tra xem máy có nhận SIM không nhé. ④ Hỗ trợ 3 nhà mạng lớn có rất nhiều cửa hàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ, nhưng nhiều nhà mạng SIM giá rẻ lại thường chỉ hỗ trợ thông qua hình thức chat. 7. Tổng kết Bạn sẽ không thể sử dụng điện thoại di động ở Nhật Bản trừ khi ký hợp đồng với nhà mạng và trả cước hàng tháng. Ba nhà mạng lớn của Nhật Bản cung cấp tốc độ truy cập dữ liệu và chất lượng cuộc gọi tuyệt vời nhưng chúng có giá từ 5.000 đến 8.000 yên mỗi tháng. Tuy nhiên, ở Nhật Bản có rất nhiều loại SIM giá rẻ, và một số gói cước có giá dưới 1.000 yên mỗi tháng. Các cuộc gọi trong nước thường có giá 22 yên/30 giây và có các sự lựa chọn thêm như ''Gọi với mức cước cố định'' cho phép bạn thực hiện bao nhiêu cuộc gọi tùy thích trong vòng 5 phút (hoặc 10, 15 phút) và ''Gọi không giới hạn'' cho phép thực hiện cuộc gọi không giới hạn. Ngoài ra còn có gói "cuộc gọi không giới hạn". Nhược điểm của SIM giá rẻ là khả năng liên lạc có thể không ổn định, nhưng điều này có thể được khắc phục bằng cách sử dụng Wi-Fi của cửa hàng, hoặc hạn chế sử dụng ở khu vực đông người. Ngoài ra, trong khi nhiều nơi yêu cầu phải có thẻ tín dụng phát hành tại Nhật Bản để ký hợp đồng thì cũng có những loại SIM giá rẻ cho phép bạn ký hợp đồng mà không cần có tài khoản ngân hàng hay thẻ tín dụng Nhật Bản.
  • Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản

    13/03/2024
    Sau khi đi du học tốt nghiệp ra trường, mình quyết định ở lại Nhật làm việc từ đó đến giờ thấm thoắt đã hơn 13 năm. Năm 2012, mình kết hôn và sinh được 2 bé. Bé lớn nhà mình đi nhà trẻ (hoikuen) được 4 năm và hiện giờ đã chuyển sang học mẫu giáo (yochien). Bé nhỏ mới được hơn 1 tuổi đang chuẩn bị đi nhà trẻ. Mọi người thường nói với nhau rằng rất khó để giành được một suất vào nhà trẻ ở Nhật Bản. Trong bài viết này, thông qua kinh nghiệm của bản thân, mình sẽ chia sẻ với các bạn một số bí quyết về cách chuẩn bị và nộp đơn nhập học vào nhà trẻ của Nhật Bản. Mình hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm sữa có con ở giai đoạn sắp đi nhà trẻ như mình nhé. (Bài viết được viết vào năm 2022. Sau đó, thông tin về các chế độ đã được cập nhật.) 〈Nội dung〉 1. 5 điểm khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam ・ Khác biệt 1: Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) ・ Khác biệt 2: Nơi nộp hồ sơ ・ Khác biệt 3: Thời gian nhập học và nộp đơn ・ Khác biệt 4: Phí giữ trẻ ・ Khác biệt 5: Phân chia lớp 2. Sự khác biệt giữa nhà trẻ và mẫu giáo 3. Cách chọn nhà trẻ của mình 4. Tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp hồ sơ! 5. Tham quan nhà trẻ sớm 6. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký 7. Bí quyết là biết số điểm mình có 8. Lời kết ◆Nội dung◆ 1. 5 điểm khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam ・ Khác biệt 1: Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) ・ Khác biệt 2: Nơi nộp hồ sơ ・ Khác biệt 3: Thời gian nhập học và nộp đơn ・ Khác biệt 4: Phí giữ trẻ ・ Khác biệt 5: Phân chia lớp 2. Sự khác biệt giữa nhà trẻ và mẫu giáo 3. Cách chọn nhà trẻ của mình 4. Tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp hồ sơ! 5. Tham quan nhà trẻ sớm 6. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký 7. Bí quyết là biết số điểm mình có 8. Lời kết 1. 5 điểm khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam Nhà trẻ ở Nhật Bản Trước tiên, mình sẽ giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu nhất về sự khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam. ◆ Nhà trẻ/ Mẫu giáo ở Việt Nam Các trường mẫu giáo và nhà trẻ ở Việt Nam bao gồm các cơ sở như dưới đây. Và nhà trẻ cũng được phân ra thành trường công lập và trường tư thục. Nhà trẻ Nhà trẻ sẽ đón nhận các bé trong độ tuổi từ 0 tuổi đến 3 tuổi Mẫu giáo Mẫu giáo sẽ đón nhận các bé vào học ở độ tuổi từ 3 tuổi cho đến trước tuổi vào tiểu học Cơ sở giống như trường giữ trẻ ở Nhật:Mầm non Cơ sở có đặc điểm của cả nhà trẻ và mẫu giáo ◆ Nhà trẻ ở Nhật Bản Nhà trẻ ngoài chứng nhận cũng có thể đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau Ở Nhật cũng có nhà trẻ công lập và tư thục, nhưng chủ yếu người ta phân chia nhà trẻ theo nhà trẻ được chứng nhận và nhà trẻ ngoài chứng nhận. Nhà trẻ được chứng nhận là cơ sở giữ trẻ đáp ứng các tiêu chuẩn do chính phủ đặt ra (về quy mô cơ sở, số lượng nhân viên chăm sóc trẻ, có hay không có phòng ăn ở trường, v.v.) và được tỉnh trưởng phê chuẩn. Các nhà trẻ ngoài chứng nhận cũng đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của phụ huynh, nhưng phí giữ trẻ thường cao hơn so với các nhà trẻ được chứng nhận. ◆ Sự khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam Sự khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam bao gồm 5 đặc điểm lớn như dưới đây: ① Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) ② Nơi nộp hồ sơ ③ Thời gian nhập học và nộp đơn ④ Phí giữ trẻ ⑤ Phân chia lớp Khác biệt 1: Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) Nhà trẻ ở Nhật Bản Điểm khác biệt lớn nhất giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam là tiêu chuẩn nhập học (điều kiện xét tuyển). Các trường mẫu giáo công lập tại Việt Nam tiếp nhận con em theo tuyến tức là cứ là cư dân ở địa phương là có quyền nộp đơn. Tuy nhiên, để đăng ký vào nhà trẻ được chứng nhận ở Nhật Bản thì bố mẹ (người giám hộ) phải có lí do chính đáng cho việc không thể chăm sóc con cái của mình như là do công việc, bệnh tật, hay phải chăm sóc bố mẹ bị bệnh hiểm nghèo, v.v. thì mới có thể nộp đơn xin nhập học. Mỗi một khu vực có các tiêu chí xét tuyển do chính phủ thiết lập cho từng vùng và hoàn cảnh của người nộp đơn dựa trên tính thiết yếu của việc gửi sẽ được số hóa theo chỉ số xét tuyển. Các chỉ số xét tuyển được gọi là “điểm”. Nói một cách đơn giản là điểm càng cao thì nhu cầu gửi trẻ đi nhà trẻ càng tăng và ưu tiên được trúng tuyển càng cao. Dưới đây là một vài ví dụ về các yếu tố quyết định điểm số: ・ Số ngày và số giờ làm việc của bố mẹ ・ Ông bà có sống ở gần hay không? ・ Thu nhập của gia đình (thu nhập tính theo hộ gia đình) ・ Hộ gia đình có bố hoặc mẹ đơn thân hoặc hộ gia đình mà bố hoặc mẹ đi làm xa nhà ・ Có anh chị em cũng đang học tại nhà trẻ đó Khác biệt 2: Nơi nộp hồ sơ Nơi nộp hồ sơ nhập học cũng có sự khác biệt lớn. Để vào nhà trẻ ở Việt Nam, dù là nhà trẻ công lập hay tư thục, bố mẹ đều phải trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký tại trường và sau khi có giấy báo trúng tuyển nhập học thì trẻ sẽ được vào học. Nhưng ở Nhật thì lại khác, để vào nhà trẻ được chứng nhận thì bố mẹ phải thông qua ủy ban quận để nộp đơn đăng ký. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn muốn đăng ký cho con mình học tại nhà trẻ ngoài chứng nhận thì bạn có thể nộp đơn xin nhập học trực tiếp tại trường. ・ Ở Việt Nam, vì bố mẹ sẽ nộp đơn trực tiếp vào nhà trẻ nên khi còn chỗ trống (chỉ tiêu tuyển sinh) thì bé có thể vào học. ・ Đối với các nhà trẻ được chứng nhận ở Nhật Bản, ủy ban quận sẽ quyết định bé có thể được nhập học hay không dựa vào hệ thống điểm số nên bố mẹ không thể tự do quyết định nộp đơn đăng ký vào nhà trẻ cụ thể nào. Khác biệt 3: Thời gian nhập học và nộp đơn Kết quả xét tuyển sẽ được công bố vào tháng 1 đến tháng 2. Trong trường hợp không trúng tuyển, bố mẹ có thể nộp đơn cho bé vào đợt tuyển sinh lần 2. Điểm khác biệt thứ ba là thời điểm nhập học. Ở Việt Nam, trẻ em sẽ đi nhà trẻ vào tháng 8 hàng năm, nhưng ở Nhật Bản, thời gian vào nhà trẻ của các bé lại là tháng 4 hàng năm. Ở Nhật Bản, thời hạn nộp hồ sơ để vào nhà trẻ là 5 đến 6 tháng trước khi trẻ nhập học nên bố mẹ cần chuẩn bị sớm các giấy tờ cần thiết. Về cách thức nộp đơn, có một số ủy ban quận nhận đơn trực tiếp, nhưng cũng có những nơi chỉ chấp nhận hồ sơ được gửi qua đường bưu điện. Hạn nộp hồ sơ đăng ký rất quan trọng khi bạn muốn cho trẻ vào nhà trẻ ở Nhật Bản, vì vậy bố mẹ cũng phải cẩn thận để ý thời hạn này nhé! ◆Quy trình từ nộp đơn đăng ký đến khi nhập học nhà trẻ (ví dụ) ・ Nộp hồ sơ tại ủy ban quận: Tháng 10 đến tháng 12 năm trước ・ Xét tuyển: Tháng 1 đến tháng 2 ・ Thông báo kết quả xét tuyển: Tháng 1 đến tháng 2 ・ Phỏng vấn / Kiểm tra sức khỏe: Tháng 2 đến tháng 3 ・ Nhập học: tháng 4 Khác biệt 4: Phí giữ trẻ Phí giữ trẻ tại các nhà trẻ công lập ở Việt Nam là chi phí cố định giống nhau bất kể hoàn cảnh gia đình như thế nào, nhưng mức phí ở các nhà trẻ tư thục là hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào từng trường. Ở Nhật Bản, phí giữ trẻ cho bé từ 0 tuổi đến 2 tuổi đi nhà trẻ được chứng nhận sẽ thay đổi tùy thuộc vào thu nhập của hộ gia đình. Với trẻ em từ 3 đến 5 tuổi ở các nhà trẻ được chứng nhận là miễn phí hoàn toàn. Còn trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học tại các nhà trẻ ngoài chứng nhận thì sẽ được nhận khoản hỗ trợ không hoàn lại tối đa là 37.000 yên mỗi tháng. Khác biệt 5: Phân chia lớp Con trai lớn của mình bắt đầu học từ lớp 1 tuổi (ảnh lúc con 2 tuổi) Trong trường hợp các nhà trẻ công lập ở Việt Nam, các lớp học được xác định theo năm sinh (tháng 1 đến tháng 12), nhưng ở Nhật Bản thì hơi khác một chút. Niên khóa của các trường học, mẫu giáo và nhà trẻ Nhật Bản bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 3 năm sau đó. Vì lý do này, các lớp được phân chia theo niên khóa tính theo mốc tháng 4 hàng năm. Cụ thể, các lớp học và năm học được phân chia theo độ tuổi của bé tính ở thời điểm ngày 1 tháng 4 hàng năm, và cứ vào tháng 4 các em sẽ được lên lớp. Tròn tuổi tính mốc ngày 1 tháng 4 Lớp trực thuộc 5 tuổi Lớp Nencho(trẻ 5 tuổi) 4 tuổi Lớp Nenchu(trẻ 4 tuổi) 3 tuổi Lớp Nensho(trẻ 3 tuổi) 2 tuổi Lớp trẻ 2 tuổi 1 tuổi Lớp trẻ 1 tuổi 0 tuổi Lớp trẻ 0 tuổi Tròn tuổi tính mốc ngày 1 tháng 4 Lớp trực thuộc 5 tuổi Lớp Nencho (trẻ 5 tuổi) 4 tuổi Lớp Nenchu (trẻ 4 tuổi) 3 tuổi Lớp Nensho (trẻ 3 tuổi) 2 tuổi Lớp trẻ 2 tuổi 1 tuổi Lớp trẻ 1 tuổi 0 tuổi Lớp trẻ 0 tuổi 2. Sự khác biệt giữa nhà trẻ và mẫu giáo Chỉ có nhà trẻ mới có thể nhận giữ trẻ dưới 3 tuổi Có rất nhiều điểm khác nhau giữa trường mẫu giáo và nhà trẻ ở Nhật Bản. Mình sẽ tóm tắt thông tin ở bảng bên dưới như sau: Nhóm tuổi đối tượng Các bé từ 0 đến 6 tuổi (trước tuổi đi học tiểu học) có thể đi nhà trẻ, nhưng chỉ có các bé từ 3 tuổi trở lên mới được đi học ở trường mẫu giáo. Các kỳ nghỉ dài Các trường mẫu giáo ở Nhật có nghỉ hè, nghỉ đông và nghỉ xuân nữa. Trong thời gian đó trường không nhận giữ trẻ, nhưng nhà trẻ thì nhận giữ trẻ quanh năm. Thời gian giữ trẻ Trường mẫu giáo hầu hết nhận giữ trẻ từ 9 giờ đến 14 giờ, nếu thời gian có kéo dài thì cũng chỉ là từ 8 giờ đến 17 giờ. Nhưng ở nhà trẻ, đa phần các trường nhận giữ bé từ 7 giờ đến 19 giờ. Vì cả hai vợ chồng mình đều phải đi làm, ông bà cả hai bên đều không ở gần, vì vậy bọn mình không còn cách nào khác là gửi con trai lớn vào nhà trẻ. Tuy nhiên năm ngoái do mình mang thai và nghỉ sinh bé thứ hai, đồng thời chuyển nhà nên hiện mình gửi con trai lớn ở trường mẫu giáo. 3. Cách chọn nhà trẻ của mình Con trai lớn (khi bé 1 tuổi) Mình thực sự bắt đầu công việc chuẩn bị hồ sơ để nộp đăng ký đi nhà trẻ cho con trai đầu (sinh năm 2016) là vào mùa hè năm 2017. Trong tiết trời nóng như đổ lửa, mình vẫn nhớ như in cảm giác vừa bế con vừa đi đến uỷ ban quận rồi tham quan nhà trẻ để lo đầy đủ tất cả các giấy tờ cần thiết. Khi lựa chọn nhà trẻ cho bé, mình đặc biệt chú trọng 4 điểm sau đây: ① Nhà trẻ được chứng nhận (Mình nghĩ sẽ an toàn hơn nếu trường đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc gia) ② Vị trí gần nhà (Vì công ty xa nhà nên mình muốn thời gian đưa đón bé càng ngắn càng tốt) ③ Giáo viên tốt nhiệt tình, đặc biệt chú trọng việc có nhiều thầy cô có kinh nghiệm lâu năm với trẻ nhỏ. ④ Có sân vườn với diện tích vừa đủ (để trẻ thoải mái vận động) Để xác định gần nhà mình có các nhà trẻ như thế nào cách đơn giản nhất là tải bản đồ nhà trẻ từ trên trang chủ của uỷ ban quận các bạn nhé. Đồng thời mình tải luôn danh sách ghi số lượng tuyển sinh của các trường để khoanh vùng tìm nhà trẻ phù hợp. Sau khi đọc cẩn thận và kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin, mình đã chọn ra được 7 trường đáp ứng nhu cầu của mình và lên lịch trình tham quan. 4. Tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp hồ sơ! Trước hết, hãy tập hợp thông tin ở uỷ ban quận và trên trang chủ! Để vào nhà trẻ ở Nhật ai cũng nói là không dễ dàng chút nào. Thế nên trong đơn đăng ký, bạn hãy viết tất cả tên các nhà trẻ mà bạn nghĩ có thể gửi bé vào được theo thứ tự nguyện vọng từ cao xuống thấp nhé. Tuy vậy vì tỷ lệ cạnh tranh cao nên thường thì khả năng được chọn của nguyện vọng một là thấp và thậm chí việc bạn không trúng nguyện vọng nào cũng không có gì là lạ cả. Vậy nên cách tốt nhất là ta phải chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh sai sót và tăng khả năng đỗ cho bé nhé. Đầu tiên, mình đã đến uỷ ban quận hỏi nhân viên tư vấn tuyển sinh nhà trẻ thời hạn nộp hồ sơ và các lưu ý và nhận đơn đăng ký. Bạn cũng có thể kiểm tra thời hạn đăng ký trên trang web hoặc qua điện thoại nhé. Mình đã thất bại trong lần “ra quân đầu tiên”...! Con trai đầu của mình sinh cuối năm 2016 (sau tháng 4 là lúc niên học bên Nhật bắt đầu). Vậy nên mình đã nộp hồ sơ xét tuyển vào tháng 11 năm 2016 để bé có thể đi nhà trẻ vào tháng 4 năm 2017, nhưng đáng tiếc là bé không được chọn. Năm 2017, một lần nữa mình nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển giữa kỳ nhưng lại không đỗ cũng cùng lý do là không còn chỉ tiêu trống cho bé. Vào tháng 11 năm 2017 mình đã nộp hồ sơ lần 3 và cuối cùng cũng đỗ nên con trai lớn của mình bắt đầu đi nhà trẻ từ tháng 4 năm 2018. Mình không có ấn tượng là xin vào nhà trẻ ở Việt Nam khó nên khi trượt hết lần này đến lần khác ở bên này thì mình đã rất bất ngờ. Xin nhà trẻ Nhật mệt thật chứ đùa đâu! Các bố mẹ cũng cần chú ý tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp đơn nhé. Một người bạn Việt Nam của mình đã gặp phải tình cảnh dở khóc dở cười là tuy chỉ nộp hồ sơ muộn có một ngày thôi nhưng đã không được ủy ban quận chấp nhận. Ngay cả khi bé nhà bạn đủ điều kiện nhập học thì cũng sẽ không thể đỗ nếu bạn trễ thời hạn, vì vậy các bố mẹ hãy cẩn thận điểm này nhé! 5. Tham quan nhà trẻ sớm Hãy đến tham quan nhà trẻ trước khi nộp đơn nhé. Nhà trẻ là nơi đầu tiên bé sinh hoạt cộng đồng và là nơi các bạn nhỏ trải qua tương đối thời gian trong 5 năm đầu đời nên mình thực sự rất lưu ý vấn đề này. Thêm một điều nữa là trong đơn đăng ký có cột điền tên nhà trẻ từ nguyện vọng 1 đến nguyện vọng 5 nên mình quyết định dành thời gian tham quan nhà trẻ cũng là để xác định thứ tự trên dưới này cho dễ nữa. Mình đã gọi điện đến từng nhà trẻ và đặt lịch hẹn, sau đó đến thăm 7 nhà trẻ trong chỉ 2 tuần. Khi đến nơi và trực tiếp tham quan các nhà trẻ, mình phát hiện ra rất nhiều điều mà mình không thể biết được nếu chỉ đọc thông tin trên bản đồ hay trang web của nhà trẻ. Ví dụ, có nhà trẻ mặc dù nhìn trên bản đồ thì thấy rất gần nhưng thực tế khi đi thử đến đó thì đoạn đường lại có rất nhiều dốc và phải dừng nhiều vì đèn tín hiệu giao thông nên rốt cuộc có thể lại tốn rất nhiều thời gian cho việc đưa đón con. Ngoài ra, có nhà trẻ mặc dù ban đầu mình không thích lắm vì có vẻ xa nhà nhưng khi đến tận nơi thì mới biết là trường mới và các giáo viên rất tận tình và tất nhiên, ngược lại cũng có nơi gần nhà nhưng cơ sở thiết bị đã cũ lại không có sân vườn nữa. Có rất nhiều điểm mà chỉ sau khi tham quan thực tế bạn mới có thể nhận ra Ngoài ra còn là vấn đề về sở thích nữa. Ví dụ đơn giản là mình thì mình nghĩ là một nhà trẻ có nhiều cây xanh thì tốt quá rồi, nhưng có một cô bạn người Nhật của mình lại chia sẻ rằng: “Nhà trẻ mà có nhiều cây xanh bao quá thì chắc sẽ có nhiều muỗi và côn trùng lắm nên mình không thích lắm đâu!”. Đó là lý do tại sao tốt nhất bạn nên xác định rõ tiêu chuẩn của riêng mình và trực tiếp tham quan trường để xác nhận trước khi ghi nguyện vọng chứ không nên cứ nghe bảo tốt là xin vào. Bạn bận thì không còn cách nào chứ nếu có đôi chút thời gian thì mình khuyên các bạn hãy đến tham quan trường vì thực sự rất hữu ích đó. 6. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký Các hồ sơ đăng ký xét tuyển có thể hơi khác nhau tùy thuộc vào khu vực bạn sinh sống, nhưng nếu bạn sống ở quận Arakawa-ku, Tokyo thì các tài liệu sau đây là bắt buộc. ① Đơn đăng ký nhập học ② Đơn xin hỗ trợ (trợ cấp) ③ Giấy xác nhận các mục quan trọng / Giấy đồng ý ④ Giấy thông báo về tình trạng sức khoẻ của trẻ ⑤ Giấy chứng nhận việc làm * Của cả hai vợ chồng ⑥ Giấy xác nhận tổng thu nhập và số thuế phải đóng của năm gần đây nhất * Của cả hai vợ chồng Mình đã xin giấy ở mục ⑤ từ công ty qua bưu điện và mục ⑥ trực tiếp tại uỷ ban quận. 7. Bí quyết là biết số điểm mình có Kiểm tra các tiêu chí xét tuyển trên trang chủ của uỷ ban quận Ở Nhật Bản, quá trình chuẩn bị cho một đứa trẻ đi học mẫu giáo được gọi là “hoạt động tìm nhà trẻ” (tiếng Nhật đọc là “hokatsu”). Bí quyết hokatsu của mình là phải biết điểm số (chỉ số dùng để xét vào trường) của mình đang có là bao nhiêu. Mình đã tính số điểm mình theo các bước như sau: ◆ Cách kiểm tra điểm số ・ Mình đã kiểm tra các tiêu chí xét tuyển trên trang chủ của uỷ ban quận và tự thử tính điểm cho mình. Tuy nhiên có một vài điểm mình đọc mà vẫn không hiều nên mình đã gọi điện hỏi nhân viên phụ trách tuyển sinh ở uỷ ban quận. Các chuyên viên rất nhiệt tình giúp mình giải đáp mọi thắc mắc nên mình đã xác định tương đối chính xác số điểm của mình trước khi nộp hồ sơ. ・ Thêm nữa là khi đến tham quan thực tế các nhà trẻ, mình đã “khéo” hỏi mức điểm chuẩn để đỗ để xác định xem bé nhà mình có thể vào nhà trẻ với số điểm của mình đang có hay không. Dựa vào đấy để mình cân nhắc khi ghi thứ tự nguyện vọng. Tuy nhiên, một số nhà trẻ có thể không tiết lộ thông tin này nên mình có thu thập thông tin từ các mẹ bỉm trong cùng khu mình sống để có căn cứ phán đoán thêm đấy. ◆ Cách viết đơn đăng ký Trong đơn đăng ký chỉ có 5 dòng để ghi nguyện vọng, nhưng mình đã mạnh dạn viết tên của tất cả các nhà trẻ mà mình mong bé có thể vào được. Thêm vào đó, mình đã viết thêm mong muốn của mình vào rìa đơn đăng ký với nội dung là: “Mong quận xem xét vì đây là cơ hội cuối cùng để tôi có thể quay trở lại làm việc. Bất kỳ trường mẫu giáo nào trong số 7 nguyện vọng của tôi ghi ở trên nếu được chọn tôi cũng xin chấp nhận hết”. Thay vì chỉ đơn giản là yêu cầu giúp đỡ “Hãy cho con tôi vào học” thì sẽ hữu ích hơn nếu bạn viết ra các nội dung một cách cụ thể, chẳng hạn như “Tôi không thể kéo dài thời gian nghỉ chăm sóc bé” hoặc “Ông bà bị bệnh nên tôi không có ai để nhờ trông con hộ được”. Thật may mắn là sau nhiều lần đăng kí không được thì cuối cùng con trai lớn của mình đã vào được trường mẫu giáo mà là nguyện vọng một luôn các bạn ạ. 8. Lời kết Mình và con trai đầu Trong bài viết này, mình đã giới thiệu đến các bạn về một số điểm khác biệt giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam, khác biệt giữa nhà trẻ và trường mẫu giáo của Nhật và những bước chuẩn bị căn bản để đăng kí vào nhà trẻ Nhật dựa trên kinh nghiệm của mình. Có thể là nửa đùa nửa thật thôi nhưng người Nhật có câu nói ví von là “để đỗ vào nhà trẻ ở Nhật Bản khó ngang như thi đại học” các bạn ạ. Cũng chính vì vào nhà trẻ khó nên bản thân mình từng chứng kiến nhiều gia đình bạn bè thậm chí đã phải chuyển nhà chỉ để được trúng nhà trẻ. Hơn nữa, đối với những người nước ngoài như tụi mình lại có thêm rào cản về ngôn ngữ nữa nên việc chọn và đỗ vào nhà trẻ lại càng vất vả hơn nhiều lần. Vì vậy mình viết bài này với mong muốn sẽ giúp ích phần nào cho các phụ huynh dễ dàng hơn trong quá trình tìm hiểu về việc vào nhà trẻ ở Nhật, làm sao để mình chuẩn bị cho hành trang đầu đời của bé thật suôn sẻ nhé. Việc nuôi dạy con cái rồi tìm nhà trẻ ở Nhật quả thật không đơn giản, nhưng mình mong các bạn hãy vững tin. Nghĩ một cách tích cực đi thì mọi vất vả sau này nhìn lại có khi lại thành chuyện vui để kể cũng nên. Vậy ngại gì đâu, chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm để cùng đạt mục tiêu nhé! Tác giả Nguyễn Thùy Nhung Sinh năm 1986 tại Hà Nội. Năm 2004-2009: Khoa Đông phương học, Đại học Quốc gia Hà Nội (Du học 1 năm tại Đại học Tokyo). Năm 2009-2011: Du học tại Khoa Du lịch, Đại học Rikkyo bằng học bổng của Bộ Giáo dục Nhật Bản. Năm 2011: Làm việc tại công ty sản xuất máy móc công nghiệp của Nhật Bản. Kết hôn năm 2012, sinh con trai lớn năm 2016, sinh con trai thứ hai năm 2021. Vừa đi làm vừa chăm con.

Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư

[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]

  • Việt Nam OK, Nhật Bản DAME_30: Hai mùa trong năm khiến người Nhật phải đeo khẩu trang trước cả khi có dịch covid-19

    Đối với người Nhật, kể cả trước khi dịch Covid-19 bùng nổ thì khẩu trang vẫn được nhiều người sử dụng hằng ngày. Có 2 mùa trong năm mà đường phố ở Nhật có rất nhiều người đeo khẩu trang. Tại sao vậy? Ngoài ra, khi hỏi người Nhật “Bạn sống ở đâu?” thì câu trả lời bạn nhận được sẽ khá đặc biệt. Hãy cùng tìm hiểu về sự khác biệt văn hoá này. (Thạch Long) Tại sao người Nhật đeo khẩu trang Năm 2014 - thời điểm dĩ nhiên là nhân loại hoàn toàn chưa biết gì về sự tồn tại của con virus Covid-19 - tôi lần đầu tiên sang Nhật. Bước lên một chuyến tàu từ ga Shinjuku đi về hostel vào lúc 9 giờ tối, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy rất nhiều người Nhật đeo khẩu trang trên tàu. Vào thời điểm đó, tôi chưa có nhu cầu tìm hiểu về lý do tại sao lại có rất nhiều người đeo khẩu trang trong một không gian kín như trên tàu. Cho đến năm 2016, tôi trở lại Nhật lần 2 và tiếp tục chứng kiến cảnh tượng tương tự: Khắp các ga tàu từ Osaka đến Tokyo, những người che đi khuôn mặt dưới chiếc khẩu trang trắng nhiều vô số kể. Đợt đó tôi ở nhờ nhà một người bạn đã sống ở Nhật được 13 năm. Tôi đem chuyện khẩu trang ra hỏi thì nhận được lời giải thích như sau: Một năm có 2 mùa mà nhiều người Nhật thường đeo khẩu trang. ・Đó là mùa cúm influenza (mùa đông) ・Và mùa các cây tuyết tùng phát tán phấn hoa ra khắp không khí (từ tháng 2~4) Phần lớn người Nhật đeo khẩu trang để không lây cúm (cảm) từ người khác, đồng thời nếu mình bị bệnh, thì cũng không để virus cúm đi lây cho những người xung quanh. Còn trong mùa phấn hoa bay khắp nơi thì chiếc khẩu trang là để chống căn bệnh dị ứng phấn hoa. “Dị ứng phấn hoa” – nỗi niềm mùa xuân ở Nhật Bản Trước khi dịch Covid-19 bùng nổ, đa phần người Việt không có thói quen đeo khẩu trang để ngăn ngừa bệnh tật và Việt Nam cũng không có bệnh dị ứng phấn hoa. Chiếc khẩu trang ở Việt Nam chỉ có duy nhất tác dụng là ngăn bụi và chống nắng khi đi xe máy. Vậy nên kể cả khi một người Việt bị cảm cúm, họ cũng không nghĩ đến việc đeo khẩu trang để tránh lây cho người khác. Sau khi dịch COVID-19 bùng nổ, việc đeo khẩu trang đối với nhiều người dân Việt Nam là một nghĩa vụ nên việc này không trở thành thói quen. Chúng ta sẽ không lạ lẫm gì với cảnh người dân đeo khẩu trang chỉ để tránh việc bị công an phạt. Chỉ cần xuống khỏi xe máy, họ sẽ ngay lập tức tháo khẩu trang và sinh hoạt bình thường. Vậy nên nếu sang tới Nhật Bản, các bạn hãy nhớ rằng việc đeo khẩu trang khi bị cảm sốt nhức đầu là thể hiện trách nhiệm với cộng đồng nhé. Sự khác biệt khi hỏi “bạn sống ở đâu” Quang cảnh một khu phố ở Việt Nam Ví dụ bạn đang sống ở Hà Nội và mới quen một người bạn thú vị, bạn có nhu cầu hỏi đối phương đang sống ở mạn nào để lần sau còn hẹn hò, bạn thường sẽ hỏi thế nào? Tôi dám chắc đa phần sẽ hỏi: “Cậu ở phố nào”. Đó là Hà Nội. Còn trong thành phố Hồ Chí Minh, cũng với tình huống như trên, dân Sài Gòn sẽ hỏi: “Cậu ở quận nào”. Vậy các bạn có biết người Nhật khi muốn đặt câu hỏi cho tình huống trên, họ sẽ hỏi thế nào không? Đại khái người ta cũng sẽ hỏi “Cậu sống ở đâu”. Nhưng tùy khu vực mà ý củacâu hỏi sẽ khác đi. Ví dụ ở những khu vực đô thị, hệ thống đường sắt phát triển thì câu hỏi “Cậu sống ở đâu” sẽ hàm nghĩa “Cậu sống ở gần ga nào”. Cảnh nhà ga ở khu vực đô thị Nhật Bản Hơn nữa, việc đánh số nhà ở Nhật là dựa vào tên khu vực chứ không dựa vào tên đường phố. Mà tên các khu dân cư thì nhiều vô kể, chỉ có người sống ở đó mới biết nên khi được hỏi “Cậu sống ở đâu” thì câu trả lời thường sẽ là “Tớ ở gần ga Hachioji” hoặc “Tớ ở Hachioji”, tức là nói tên của nhà ga gần nhất. Tuy nhiên ở các khu vực đô thị, nhà ga cũng nhiều vô kể và trong trường hợp người ấy sống ở một ga không có nhiều người biết đến thì họ sẽ cho biết tên nhà ga lớn gần nhất mà đa phần ai cũng biết đến. Bản đồ dân cư ở Nhật không đánh tên phố mà đánh tên khu vực (được khoanh đỏ) Nếu như ở Việt Nam khi được hỏi đường đi đâu đó, chúng ta thường nói: “đi theo đường này, cách độ 3, 4km, đến ngã tư thì thì rẽ phải…” đại loại thế. Nhưng nếu ở Nhật thì thường người ta ước tính quãng đường bằng số phút tàu, xe bus chạy. Ví dụ: “Đi tới đó mất độ 40 phút đi tàu thường hoặc tàu điện ngầm. Lên ga ABC của đường sắt JR, rồi xuống ga XYZ , sau đó đổi sang tàu điện ngầm, đi thêm 3, 4 ga nữa” câu trả lời đại khái có nội dung như thế. Nhưng một khi về địa phương thì khi được hỏi “Cậu sống ở đâu” thì thông thường người ta cũng sẽ trả lời tên địa phương mình sống giống như ở Việt Nam vậy. Vì khác với khu vực đô thị, các khu vực địa phương hệ thống giao thông công cộng cũng không phát triển như ở đô thị. Những người đi ăn một mình Cửa hàng ăn Tachigui bán mỳ soba, udon Ở Nhật, nhiều người thích đi ăn một mình và có nhiều cửa hàng đáp ứng nhu cầu đi ăn một mình của người dân. Thông thường một cửa hàng ăn có 2 loại chỗ ngồi: ngồi ở quầy và ngồi ở bàn. Về nguyên tắc, ngồi ở quầy sẽ chỉ có từ 1 hoặc 2 người, còn ngồi ở bàn là từ 2 người trở lên. Ở những cửa hàng bán món cơm thịt bò Gyudon hoặc mỳ Ramen thường chỉ có chỗ ngồi ở quầy. Ở khu vực đô thị lớn như Tokyo hoặc Osaka còn có nhiều cửa hàng ăn hoặc quán bả không có ghế, khách hàng đứng ăn uống tại quầy, tiếng Nhật gọi là Tachigui. Những quán này luôn đông khách nên nếu chỉ có một mình, bạn có thể thoải mái vào mà không ngần ngại gì. Ở Hà Nội, bạn sẽ ít khi gặp những người đi ăn một mình. Dĩ nhiên việc đi ăn một mình ở Việt Nam không có gì kỳ quặc và cũng chẳng ai phán xét. Tuy nhiên, đa phần thì các quán ăn truyền thống ở Hà Nội thực tế chưa có những chỗ ngồi được thiết kế để đáp ứng nhu cầu và cảm hứng của những người đi ăn một mình.

    04/07/2022

  • Những địa điểm nổi tiếng để ngắm hoa sen (Toàn quốc)

    Người Việt Nam và người Nhật Bản đều rất thích hoa sen và hoa sen mang một ý nghĩa là "trái tim trong sáng". Có rất nhiều ngôi chùa và khu vườn ở Nhật Bản mà bạn có thể chiêm ngưỡng hoa sen. Sự hài hòa giữa kiến trúc tao nhã và những bông hoa sen tinh khiết tạo ra khung cảnh tuyệt đẹp. Một thế giới tuyệt mỹ gợi nhớ đến miền Tây phương cực lạc mở rộng ra. Và bên cạnh đó cũng có các địa điểm nổi tiếng để bạn có thể thưởng thức ánh sáng của hồ hoa sen vào ban đêm. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những địa điểm ngắm hoa sen nổi tiếng khắp Nhật Bản hiện đang nhận được nhiều lượt yêu thích trên Instagram. Khu vực Tohoku Công viên Saruka (tỉnh Aomori) Trong hồ của công viên Saruka, có một loài sen tên là Waren nở rất đẹp. Waren là một loài sen có nguồn gốc từ lâu đời ở Nhật Bản. Bạn cũng có thể thưởng ngoạn quang cảnh của ngọn núi xinh đẹp Iwaki thường được gọi là "Tsugaru Fuji". ▶︎ Saruka Ikegami , thành phố Hirakawa ▶︎ 1,6 km từ ga Tsugaru Onoe tuyến Konan ▶︎ Lễ hội hoa sen thành phố Hirakawa: Cuối tháng 7 đến cuối tháng 8 ▶︎ Miễn phí ▶︎ Trang web tham khảo Công viên Senshu (tỉnh Akita) Công viên Senshu, nơi lưu giữ dấu tích của lâu đài Kubota. Vào mùa hè, lá của hoa sen phát triển tươi tốt, tầng tầng lớp lớp, như thể lấp đầy hào nước của công viên cùng với những bông hoa màu hồng nở rộ. ▶︎ 1-1 Senshu Koen, thành phố Akita, tỉnh Akita ▶︎ 650m từ ga JR Akita ▶︎ Miễn phí ▶︎ Trang web tham khảo Izunuma・Uchinuma (tỉnh Miyagi) Izunuma nổi tiếng là nơi đến của các loài chim di cư như thiên nga, nhưng hoa sen vào mùa hè cũng rất đáng để chiêm ngưỡng. Ngoài ra còn có một du thuyền và ngồi trên đó bạn có thể ngắm nhìn cận cảnh những bông hoa sen. ▶︎ 17-2 Wakayanagi Uehata Okashiki Aji, Thành phố Kurihara ▶︎ 650 m từ Ga JR Nitta đến Trung tâm Thánh địa Izunuma・Uchinuma ▶︎ Lễ hội hoa sen: Từ 23 tháng 7 đến 28 tháng 8 ▶︎ Vé vào cửa: học sinh trung học cơ sở trở lên 800 yên, học sinh tiểu học 500 yên ▶︎ Trang web tham khảo Oyama Kamiike・Shimoike (tỉnh Yamagata) Tại Oyama Kamiike và Shimoike mang đầy vẻ quyến rũ của thiên nhiên thì thời điểm đẹp nhất để ngắm hoa sen muộn hơn khu vực Kanto khoảng một tháng. Từ mùa hè đến đầu mùa thu, hoa sen nở rộ khiến cả mặt hồ được nhuộm một màu hồng. ▶︎ 23-71 Tomoe-cho, thành phố Tsuruoka ▶︎ 1,6 km từ ga JR Hazen Oyama đến Oyama Kamiike ▶︎ Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Khu vực Kanto Công viên tổng hợp Koga (tỉnh Ibaraki) Công viên tổng hợp Koga rộng 25 ha. Những bông hoa to bằng lòng bàn tay nở rộ trên cánh đồng hoa sen rộng 3.000 m2 ở cuối phía bắc của công viên. Sen Oga nở rộ từ đầu đến giữa tháng 7 hàng năm, và đặc biệt các bạn nên ngắm hoa vào buổi sáng. ▶︎ 399-1 Konosu, thành phố Koga, tỉnh Ibaraki ▶︎ Cách ga JR Koga khoảng 2 km (Trong trường hợp đi xe buýt thì đi bộ khoảng 800 m) ▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Cuối tháng 6 đến đầu tháng 8 ▶︎ Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Kodaihasunosato (tỉnh Saitama) Đây là một địa điểm nổi tiếng về hoa sen đại diện cho vùng Kanto với khoảng 120.000 bông hoa sen nở khắp hồ. Hoa nở vào buổi sáng sớm và kết thúc vào buổi trưa. Các bạn hãy dậy sớm và đến đây ngắm hoa nhé. ▶︎ 2375-1 Kobari, thành phố Gyouda, tỉnh Saitama ▶︎ Từ cửa Đông ga JR Yukita đi xe buýt nội thành và xuống xe ở bến Kodaihasunosato ▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa: Giữa tháng 6 đến đầu tháng 8 ▶︎ Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Công viên Suigo Sawara Ayame (tỉnh Chiba) Công viên Suigo Sawara Ayame là nơi bạn có thể tận hưởng không khí của một thị trấn nước hoài cổ với những hòn đảo và cây cầu trong hồ. Ngoài ra còn có các quán cà phê và công viên giải trí cho trẻ em. Tại Lễ hội Hoa sen, bạn có thể thưởng thức hơn 300 loài hoa sen khác nhau. ▶︎ 1837-2 Ogishima, thành phố Katori, tỉnh Chiba ▶︎ Từ ga JR Sahara đi bằng xe buýt Sawara mất khoảng 17 phút, xuống tại bến công viên Suigo Sawara Ayame cách khoảng 600 m ▶︎ Lễ hội Hoa sen : từ 2 tháng 7 đến 14 tháng 8 năm 2022 ▶︎ Vé vào cửa (tháng 5-8): học sinh trung học trở lên 600 yên, học sinh tiểu học và trung học cơ sở 300 yên ▶︎ Trang web chính thức Hồ Shinobazunoike (Tokyo) Shinobazunoike là một hồ nước tự nhiên rộng lớn trong công viên Ueno Onshi, nơi đây một địa điểm thu hút khách du lịch ở Tokyo. Có ba cái hồ, bao gồm hồ hoa sen Hasuike - nơi bề mặt được bao phủ bởi hoa sen, hồ chèo thuyền Boudoike - nơi bạn có thể chèo thuyền, và hồ chim cốc Unoike - nơi vịt và chim sống ở nước sinh sống, và nó được gọi là Ốc đảo của đô thị. ▶︎ Công viên Ueno, Taito-ku ▶︎ Cách ga JR Ueno khoảng 450 m ▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa: Đầu tháng 7 đến cuối tháng 8 ▶︎ Miễn phí ▶︎ Trang web tham khảo Công viên Yakushiike (Tokyo) Có một cánh đồng sen ở cuối phía bắc của công viên, và sen Oga đang nở rộ. Hoa sen nở chậm từ bình minh và tàn sau trưa nên khách ngắm hoa đến từ sáng sớm không ngớt. ▶︎ Thị trấn Notsuda, thành phố Machida ▶︎ Đi xe buýt số 21 ở cửa ra phía bắc của Ga Odakyu Machida và xuống tại bến Yakushiike hoặc Yakushigaoka. ▶︎ Miễn phí ▶︎ Trang web tham khảo Khu vực Tokai Vườn Sen Oga (tỉnh Gifu) Trong vườn sen Oga rộng khoảng 5100 m2, một giàn giáo có tổng chiều dài khoảng 300 m được dựng lên như một hành lang và bạn có thể ngắm nhìn cận cảnh những bông sen màu hồng nhạt. Vào tháng 7, nhiều sự kiện khác nhau như buổi chụp ảnh người mẫu và buổi hòa nhạc nhỏ sẽ được tổ chức. ▶︎ Maeno, Kuwabara-cho, thành phố Hashima ▶︎ Từ ga Meitetsu Shin Hashima hoặc ga JR Gifu Hashima bằng xe buýt mất khoảng 35 phút, xuống tại bến Hashima Onsen, cách khoảng 180 m ▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Giữa tháng 7 ▶︎ Miễn phí ▶︎ Trang web tham khảo Morikawa Hana Hasuda (tỉnh Aichi) Morikawa Hana Hasuda có hoa sen đỏ, hồng và trắng. Thành phố Aisai là một trong những khu vực sản xuất củ sen hàng đầu. ▶︎ 27 Igetanishi, Morikawa-cho, thành phố Aisai ▶︎ 2 km từ Ga Meitetsu Saya ▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Cuối tháng 6 đến đầu tháng 8 ▶︎ Miễn phí  ▶︎ Trang web tham khảo Khu vực Kansai Công viên thực vật thủy sinh Mizunomori (tỉnh Shiga) Hơn 150 loài hoa súng được trồng và bắt đầu nở vào đầu tháng sáu. Ngoài ra, rất nhiều hoa sen cũng được trồng. Mì Udon sen và kem vị sen cũng đang được bán. ▶︎ 1091 Oroshimocho, thành phố Kusatsu, tỉnh Shiga ▶︎ Từ lối ra phía Tây của ga JR Kusatsu đi xe buýt của công ty đường sắt Ohmi mất khoảng 14 phút, xuống tại bến Green Plaza Karasuma, cách khoảng 400 m ▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Đầu tháng 6 đến đầu tháng 9 ▶︎ Vé vào cửa : Người lớn 300 yên, sinh viên đại học / trung học phổ thông 250 yên, học sinh trung học cơ sở trở xuống miễn phí, từ 65 tuổi trở lên 150 yên ▶︎ Trang web chính thức Chùa Mimuroto (phủ Kyoto) Chùa Mimuroto cũng là một trong những điểm ngắm hoa cẩm tú cầu nổi tiếng nhất ở Kansai. Khoảng 250 cây sen đủ màu sắc đang nở rộ trước chính điện, và nó còn được gọi là Chùa Sen. ▶︎ 21 Todoshigatani, thành phố Uji ▶︎ 1,3 km từ Keihan ga Mimurodo ▶︎ Thời gian mở cửa Vườn hoa sen : Cuối tháng 6 - đầu tháng 8 ▶︎ Vé vào cửa (thời gian mở cửa Vườn hoa cẩm tú cầu : đến ngày 10/7): học sinh cấp 3 trở lên 1.000 yên, học sinh trung học cơ sở trở xuống 500 yên ▶︎ Vé vào cửa (bình thường): học sinh cấp 3 trở lên 500 yên, học sinh trung học cơ sở trở xuống 300 yên cho ▶︎ Trang web chính thức Nagaoka Tenmangu (phủ Kyoto) Nagaoka Tenmangu là một địa điểm nổi tiếng để ngắm hoa sen. Trong hồ trồng khoảng 300 cây sen với những bông hoa màu hồng nhạt nở rộ. Chúng tôi khuyên bạn nên thử ngắm nhìn hoa sen từ trên cây cầu bắc ngang qua hồ. ▶︎ 2-15-13 Tenjin, thành phố Nagaokakyo ▶︎ Cách ga JR Nagaokakyo khoảng 1,1 km, cách ga Hankyu Nagaoka Tenjin khoảng 500 m ▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Cuối tháng 6 đến đầu tháng 8 ▶︎ Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Chùa Kikoji (tỉnh Nara) Chùa Kikoji ở thành phố Nara bắt đầu trồng hoa sen trong khuôn viên của chùa từ năm 1995, và hiện nơi đây là điểm ngắm hoa sen nổi tiếng với 250 chậu hoa. Những bông hoa màu trắng và hồng đang nở rộ. ▶︎ 508, Sugahara-cho, thành phố Nara ▶︎ Cách ga Kintetsu Amagatsuji khoảng 900 m ▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Giữa tháng 6 đến đầu tháng 8 ▶︎ Vé vào cửa : học sinh cấp 3 trở lên 500 yên, 300 yên cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở 300 yên, trẻ em chưa đến tuổi tiểu học miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Công viên Hiraike (tỉnh Hyogo) Công viên Hiraike là một kho tàng báu vật với nhiều loài thực vật thủy sinh như sen cổ thụ Oga, các loại sen quý hiếm, diên vĩ và hoa súng. ▶︎ 453-1 Higashikose, thành phố Kato, tỉnh Hyogo ▶︎ Từ ga JR Sannomiya hoặc các tuyến đường sắt ga Sannomiya đi xe buýt Shinki khoảng 80 phút, xuống tại bến Nanbo cách khoảng 250 m ▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Cuối tháng 6 đến đầu tháng 8 ▶︎ Miễn phí ▶︎ Trang web tham khảo Vùng Chugoku・Shikoku Vườn Okayama Korakuen (tỉnh Okayama) Vườn Okayama Korakuen là một trong ba khu vườn nổi tiếng ở Nhật Bản, cùng với Kairakuen ở Mito và Kenrokuen ở Kanazawa. Đây cũng là một địa điểm nổi tiếng về hoa sen, vào chủ nhật đầu tiên của tháng 7, công viên mở cửa lúc 4 giờ sáng và có sự kiện ngắm những bông hoa sen bắt đầu nở vào lúc bình minh. ▶︎ 11 Korakuen, quận Kita, tỉnh Okayama ▶︎ 4 phút đi xe điện trên mặt đất từ ga JR Okayama, xuống tại Joka, cách khoảng 550 m ▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Giữa tháng 6 đến đầu tháng 8 ▶︎ Vé vào cửa : Người lớn (15-64 tuổi, không bao gồm học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông) 400 yên, học sinh trung học phổ thông trở xuống miễn phí, người từ 65 tuổi trở lên 140 yên ▶︎ Trang web chính thức Bảo tàng Kojindani (tỉnh Shimane) Trong Bảo tàng Kojindani, các cổ vật được khai quật ở di tích gần đó như kiếm đồng và bụi đồng đang được trưng bày. Trong hồ trồng rất nhiều sen cổ đại, và bạn có thể dành cả một ngày để cảm nhận lịch sử trong khu di tích và sen cổ. ▶︎ 873-8 Kanba, Hikawa-cho, thành phốIzumo ▶︎ Từ ga JR Shobara khoảng 3,2 km ▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 ▶︎ Phòng triển lãm: Người lớn 205 yên, sinh viên đại học 102 yên, học sinh trung học 102 yên, học sinh trung học cơ sở 51 yên, Học sinh tiểu học 51 yên, trẻ em dưới độ tuổi tiểu học miễn phí (Miễn phí nếu chỉ ngắm hoa sen) ▶︎ Trang web chính thức Công viên Ritsurin (tỉnh Kagawa) Công viên Ritsurin nằm dưới chân một ngọn núi nhỏ và là một khu vườn có 6 cái hồ. Một trong sáu hồ được bao phủ bởi hoa sen và những bông sen nở rất đẹp. ▶︎ 1-20-16 Ritsurincho, thành phố Takamatsu ▶︎ Từ cửa ra phía Bắc ga JR Ritsurin-koen cách khoảng 260 m ▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Đầu tháng 7 đến đầu tháng 8 ▶︎ Vé vào cửa : học sinh trung học trở lên 410 Yên, học sinh tiểu học và trung học cơ sở 170 Yên, trẻ em dưới độ tuổi tiểu học miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Khu vực Kyushu Vườn sen Karako (tỉnh Nagasaki) Vườn sen Karako là địa điểm nổi tiếng có thể ngắm nhìn 13 loài hoa sen và hoa súng trong hồ sen rộng 2 ha ở công viên đầm lầy Karako. Mùa hoa đẹp nhất trong năm là vào đầu tháng bảy. ▶︎ Karako Higashi, Moriyama-cho, thành phố Isahaya ▶︎ Khoảng 40 phút đi xe buýt từ ga JR Isahaya, xuống tại bến Karakoshako, cách khoảng 200 m ▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Giữa tháng 6 đến tháng 10 ▶︎ Miễn phí ▶︎ Trang web tham khảo Thành Shimabara (tỉnh Nagasaki) Thành Shimabara là một địa điểm nổi tiếng để ngắm hoa. Đây là nơi bạn có thể thưởng thức nhiều loại hoa khác nhau tùy theo mùa, và vào mùa hè hoa sen nở đẹp nhất. ▶︎ 1-1183-1 Jonai, thành phố Shimabara ▶︎ 700 m từ đường sắt Shimabara ga Shimabara ▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Cuối tháng 7 đến đầu tháng 8 ▶︎ Phí vào tham quan thành : người lớn 550 yên, học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông 280 yên (miễn phí nếu chỉ ngắm hoa sen) ▶︎ Trang web chính thức Tượng Phật đá Usuki (tỉnh Oita) Trong Công viên tượng Phật đá, nơi đặt tượng Phật đá Usuki, có năm loài hoa sen đang nở rộ trên cánh đồng sen rộng 4.400 m2. ▶︎ 804-1 Fukata, thành phố Usuki ▶︎ Từ ga JR Usuki đi xe buýt khoảng 20 phút, xuống tại bến Tượng Phật đá Usuki, cách 250 m ▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Đầu tháng 7 đến đầu tháng 8 ▶︎ Vé tham quan tượng Phật đá: học sinh trung học trở lên 550 yên, học sinh tiểu học và trung học cơ sở 270 yên (miễn phí nếu chỉ ngắm hoa sen) ▶︎ Trang web chính thức Hồ Kosuigaike (tỉnh Miyazaki) Hồ Kosuigaike có chu vi khoảng 1 km, được bao phủ bởi màu xanh của lá và màu trắng của hoa sen vào mùa hè. ▶︎ Hioki, Shintomicho, tỉnh Miyazaki ▶︎ 1,2 km từ ga JR Hyuga Shintomi (có xe buýt từ ga) ▶︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : Giữa tháng 7 đến giữa tháng 8 ▶︎ Miễn phí ▶︎ ︎Trang web tham khảo

    30/06/2022

  • Vol. 73 Chuyển từ Thực tập kỹ năng sang Kỹ năng đặc định (Nhà máy)

    Sau 5 năm làm việc ở nhà máy sản xuất các sản phẩm bằng nhựa, chị Hương đã được chuyển sang tư cách Kỹ năng đặc định. Chị đang làm việc cùng khoảng 90 công nhân khác và trong số đó có tới 1/3 là người Việt. Chị thân thiết với cả đồng nghiệp người

    29/06/2022

  • Tiện ích của cửa hàng tiện lợi! ~Cách dùng máy photocopy~

    Lần đầu đến các cửa hàng tiện lợi ở Nhật, mình rất bất ngờ vì các cửa hàng ở Nhật có quá nhiều tiện ích so với các cửa hàng ở Việt Nam. Chẳng hạn như có thể dùng máy photo; dùng ATM mà không cần ra ngân hàng; thanh toán tiền điện, tiền gas v.v.; nhận hàng chuyển phát. Quả đúng là “Combini - cửa hàng tiện lợi” (Tên đầy đủ trong tiếng Nhật là Combiniensu sutoa: convenience store) nhỉ. Để có thể tận dụng tối đa công dụng của combini, ở bài viết lần này, mình (Ngọc Anh) sẽ giới thiệu với các bạn các cách dùng máy photo nhé! ■ Mục lục ・ Cách photo ・ Cách in (Dùng ứng dụng) ・ Cách in (Dùng USB) ・ Cách lấy Juminhyo ・ Cách lấy vé xem hòa nhạc, thi đấu thể thao Các công dụng của máy photo Ở Việt Nam, nếu bạn trả tiền cho hàng photo, bạn sẽ được họ photo hoặc in các loại tài liệu, ảnh, poster v.v. giúp mình phải không? Thế nhưng, ở Nhật thì không như vậy. Bạn phải tự mình thao tác máy để photo hoặc in. Phải nói thêm, bạn có thể in rất nhiều thứ bằng máy photo - máy in ở combini của Nhật. Ví dụ, bạn có thể lấy (in) bản sao của Juminhyo (Chứng nhận đang sống ở địa chỉ nào đó ở Nhật) để làm nhiều thủ tục hành chính, đặt mua - lấy (in) vé của các buổi hòa nhạc, các buổi thi đấu thể thao v.v. Nếu bạn biết cách dùng, bạn sẽ thấy nó cực kỳ tiện! Cách dùng máy photo ở các combini có chút khác nhau. Lần này, mình sẽ giới thiệu các cách dùng máy photo ở Seven-Eleven và Family Mart bằng video nhé. Cách photo Mình đã thử photo sổ của mình. Các bạn hãy xem video nhé. Cách photo (Seven-Eleven) Cách photo (Family Mart) 【Điểm cần chú ý】 Ngoài in đen trắng, bạn có thể chọn in màu. Tuy nhiên, giá in màu cao hơn giá in đen trắng. Ở máy photo của Family Mart, giá in như sau. Cách in Để in được, bạn phải nhập dữ liệu muốn in vào máy photo - máy in. Bạn có thể nhập bằng cách dùng ứng dụng chuyên dụng hoặc dùng USB. Mình thì thường dùng ứng dụng hơn là dùng USB. Nếu chưa quen dùng, các bạn sẽ thấy có vẻ khó nhưng thật ra là rất đơn giản và tiện lợi. In bằng ứng dụng Tuỳ vào combini mà ứng dụng in sẽ khác nhau. Ở Seven-Eleven thì chỉ có thể dùng được ứng dụng tên là “かんたんnetprint”. Thế nhưng cũng có những ứng dụng có thể dùng ở nhiều combini. Ví dụ, ứng dụng “PrintSmash” là ứng dụng có thể dùng cho máy photo ở Family Mart, Lawson, MINISTOP. Tên ứng dụng かんたんnetprint PrintSmash Icon Combini có thể dùng được Seven-Eleven Family Mart, Lawson, MINISTOP, v.v. Mình sẽ giải thích cách in cụ thể qua video. In bằng「かんたんnetprint」 In bằng「プリントスマッシュ」 In bằng USB Tiếp theo là cách in bằng USB. Những bạn không thích dùng ứng dụng có thể dùng USB nhé! In bằng USB Cách lấy Juminhyo Nếu bạn có Thẻ mã số cá nhân (My number card), bạn có thể lấy được các loại chứng nhận ở combini mà không cần đi tới các cơ quan hành chính như shiyakusho v.v. Các loại giấy chứng nhận mà mình có thể lấy là: bản sao Juminhyo, giấy chứng nhận con dấu, các loại giấy chứng nhận về thuế, giấy chứng nhận hộ khẩu v.v. Mình sẽ giới thiệu với các bạn cách lấy Juminhyo - loại giấy được dùng phổ biến nhất. Lấy Juminhyo ở combini Đặt mua và lấy các loại vé Ở máy photo trong combini, bạn còn có thể đặt mua và lấy (in) các loại vé như vé xem phim, xem biểu diễn, vé của các sự kiện, vé tàu xe v.v. Mình sẽ giới thiệu về cách mua vé xe khách chạy cao tốc nhé. 【Bước 1】 Trên màn hình của máy photo, bấm “チケット”. 【Bước 2】 Tiếp theo, chọn “高速バス乗車券”. 【Bước 3】 Sau khi chọn “高速バス乗車券”, bạn sẽ thấy màn hình phía trên. Đến đây, bạn chọn “新規予約” - đặt mới hoặc “予約済み” - đã đặt. Sau đó làm theo các thủ tục hiển thị trên máy. ① 新規予約 - Đặt mới: Nếu bạn chưa đặt mua vé, bạn hãy chọn ngày đi, nơi đến rồi thanh toán tiền. Sau khi làm xong các bước, máy sẽ tự in vé cho bạn. ② 予約済み - Đã đặt: Nếu bạn đã đặt trước thông qua điện thoại, internet, máy sẽ yêu cầu bạn thanh toán tiền, sau đó sẽ tự in vé. Bạn hãy chuẩn bị sẵn “予約番号” - Mã số đặt vé nhé. Tổng kết Trong bài viết này, thông qua video và hình ảnh, mình đã giới thiệu tới các bạn các cách dùng tiện ích của máy photo - máy in ở combini như sau: ・Cách photo ・Cách in ・Cách lấy Juminhyo ・Cách lấy vé xe khách chạy cao tốc Ở lần đầu sử dụng, có thể bạn sẽ thấy khó nhưng nếu dùng thử, chắc chắn là bạn sẽ quen ngay thôi. Về các tiện ích khác của combini như khu ăn uống, cách dùng ATM, dịch vụ chuyển phát (gửi hoặc nhận), mình sẽ giới thiệu trong bài viết sau nhé.

    28/06/2022

  • Món ăn Nhật Bản_phần 5: Củ cải khô xào cà rốt và đậu phụ rán

    Vật giá ở Nhật Bản đang leo thang, phần nào gây ảnh hưởng tới cuộc sống của mọi người. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu 2 món ăn Nhật Bản rẻ tiền, dễ chế biến và dễ ăn. Đó là món “Củ cải khô xào cà rốt và đậu phụ rán” và món “Chả cá chikuwa rán kiểu isobeyaki”. Đây là những món ăn đơn giản nhưng ngon miệng và bổ dưỡng. Chúng ta cùng làm thử nhé. Củ cải khô xào cà rốt và đậu phụ rán mỏng Củ cải là loại rau củ có tới 90% là nước. Khi phơi khô, nước trong củ cải bốc hơi, và do tia cực tím mà các chất trong củ cải được chuyển hóa thành vị umami, tức vị ngon và các yếu tố dinh dưỡng trong củ cải tăng lên nhiều. So sánh củ cải thái sợi phơi khô với củ cải tươi thì lượng canxi tốt cho xương và răng tăng khoảng 23 lần, chất sắt để ngừa thiếu máu, tăng khoảng 49 lần, vitamin B1 và B2, những sinh tố thúc đẩy trao đổi chất cũng tăng khoảng 10 lần. Ngoài ra, củ cải khô còn chứa nhiều chất xơ lignin không tan có khả năng làm tăng vi khuẩn có lợi cho đường ruột, cải thiện tình trạng đường ruột và hấp thụ nước, từ đó làm tăng lượng phân, giúp cải thiện tình trạng táo bón. Vì vậy nếu ta dùng củ cải khô để nấu cùng với các loại rong biển có chất xơ có thể tan được thì càng tốt. Hiện nay củ cải được bán quanh năm ở siêu thị, nên các bạn thử tự làm củ cải khô xem nhé. Nguyên liệu (phần 2 người) 1. Củ cải thái sợi phơi khô: 50g 2. Cà-rốt: 1/3 củ 3. Đậu phụ rán mỏng abura-age: 1 bìa ※ Gia vị 4. Nước: 150cc 5. Bột dashi: 1 thìa cà phê 6. Xì dầu shoyu: 1,5 thìa cà phê 7. Rượu ngọt mirin: 1 thìa canh Cách chế biến 1Ngâm củ cải khô vào nước độ 30 phút. Vớt ra rổ, vắt nhẹ cho bớt nước. 2Cà rốt thái chỉ. 3Đậu phụ rán abura-age cắt dọc làm đôi rồi thái ngang, dày độ 5mm. 4Cho tất cả gia vị ở mục A vào nồi rồi đun sôi. 5Cho củ cải vào, lấy đũa đảo nhẹ, đậy vung và đun nhỏ lửa. Thỉnh thoảng dùng đũa đảo nhẹ. 6Khi thấy nước cạn thì nếm thử và gia giảm tùy ý. Nếu thích có thể cho thêm chút dầu ăn sẽ càng ngon. 7Bày củ cải vào đĩa là xong. Ở Việt Nam có món củ cải khô ngâm xì dầu chua ngọt cũng rất ngon. Cách làm đơn giản: củ cải khô ngâm nước cho mềm. Vắt bớt nước, đem ngâm với xì-dầu, đường, giấm, tỏi ớt độ 1 ngày là ăn được. Các bạn làm thử nhé. 1Ngâm củ cải khô vào nước độ 30 phút. Vớt ra rổ, vắt nhẹ cho bớt nước. 2Cà rốt thái chỉ. 3Đậu phụ rán abura-age cắt dọc làm đôi rồi thái ngang, dày độ 5mm. 4Cho tất cả gia vị ở mục A vào nồi rồi đun sôi. 5Cho củ cải vào, lấy đũa đảo nhẹ, đậy vung và đun nhỏ lửa. Thỉnh thoảng dùng đũa đảo nhẹ. 6Khi thấy nước cạn thì nếm thử và gia giảm tùy ý. Nếu thích có thể cho thêm chút dầu ăn sẽ càng ngon. 7Bày củ cải vào đĩa là xong. Ở Việt Nam có món củ cải khô ngâm xì dầu chua ngọt cũng rất ngon. Cách làm đơn giản: củ cải khô ngâm nước cho mềm. Vắt bớt nước, đem ngâm với xì-dầu, đường, giấm, tỏi ớt độ 1 ngày là ăn được. Các bạn làm thử nhé. Chả cá chikuwa tẩm bột rán isobeyaki Nguyên liệu làm chả cá chikuwa là loại cá thịt trắng nên đây là loại thực phẩm có chất đạm rất cao mà lại ít mỡ. Người Nhật thường sử dụng loại chả cá này trong các món ăn như ninh, oden, canh tương miso, rán tempura hoặc tẩm bột rán kiểu isobeyaki. Chả cá chikuwa thường có 2 loại chính. Loại ngắn, phần giữa có màu vàng ruộm và nhạt dần về 2 đầu và một loại dài, chuyên dùng cho các món ninh, bề mặt có nhiều và có nhiều nốt rán phồng rộp màu nâu sẫm. Cả 2 loại đều đã được gia nhiệt nên cứ thể ăn ngay cũng được. Tuy nhiên, loại chikuwa được dùng một số loại cá khác để khi ninh, gia vị dễ ngấm, ngon hơn. Chikuwa có nhiều muối nên nếu ai sợ mặn thì trước khi nấu, nên luộc qua. Nguyên liệu (phần 2 người) 1. Chiwuka loại dài: 2 chiếc 2. Dầu ăn: 1,5 thìa canh ※ Phần bột 3. Bột mỳ: 1 thìa canh 4. Bột năng katakuriko:1/2 thìa canh 5. Nước: 1 thìa canh 6. Rong biển bột aonori: 1/2 thìa canh 7. Muối: một chút Cách chế biến 1Cho toàn bộ nguyên liệu trong mục A vào bát lớn, trộn đều. 2Thái vát chikuwa thành từng miếng dày độ 1cm. 3Cho chikuwa đã thái vào bát đựng bột đã hòa nước ở mục 1, trộn đều. 4Cho dầu ăn vào chảo, bật bếp cho nóng. 5Khi thấy chảo nóng, cho chikuwa vào rán đều cho 2 mặt vàng ruộm là được. 6Bày ra đĩa, ăn nóng. Nếu thích có thể ăn cùng với xốt mayonnaise càng ngon. 1Cho toàn bộ nguyên liệu trong mục A vào bát lớn, trộn đều. 2Thái vát chikuwa thành từng miếng dày độ 1cm. 3Cho chikuwa đã thái vào bát đựng bột đã hòa nước ở mục 1, trộn đều. 4Cho dầu ăn vào chảo, bật bếp cho nóng. 5Khi thấy chảo nóng, cho chikuwa vào rán đều cho 2 mặt vàng ruộm là được. 6Bày ra đĩa, ăn nóng. Nếu thích có thể ăn cùng với xốt mayonnaise càng ngon.

    24/06/2022

  • Vol.72 Cuộc sống thoải mái tại vùng quê cùng những anh chị tốt bụng

    Sau khi học xây dựng tại một trường đại học ở Việt Nam, Tiên và Anh đã học tiếng Nhật trong khoảng một năm và sang Nhật theo diện kỹ sư. Các anh chị ở công ty không những dạy việc cho các bạn rất cẩn thận mà ngay cả trong cuộc sống, các anh

    23/06/2022

Đơn vị vận hành

Nhà tài trợ Bạch Kim

Đơn vị hỗ trợ

  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
  • Văn phòng JNTO Hà Nội
  • Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
  • Hội Việt Nam (JAVN)
  • Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
  • Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế

Đơn vị hợp tác

Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)

Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài

WA.SA.Bi.

Danh mục

  • Khác biệt văn hoá

    Khác biệt văn hoá

  • Sinh hoạt - Chi phí

    Sinh hoạt - Chi phí

  • Xuất nhập cảnh - Visa

    Xuất nhập cảnh - Visa

  • Làm thêm - Xin việc

    Làm thêm - Xin việc

  • Bốn mùa - Du lịch

    Bốn mùa - Du lịch

  • Hỗ trợ người nước ngoài

    Hỗ trợ người nước ngoài

  • Cộng đồng

    Cộng đồng

  • Bí quyết học tiếng Nhật

    Bí quyết học tiếng Nhật

  • Y tế - Sức khoẻ

    Y tế - Sức khoẻ

  • Nhà hàng - Siêu thị Việt

    Nhà hàng - Siêu thị Việt

  • Thực tập kỹ năng

    Thực tập kỹ năng

  • Kỹ năng đặc định

    Kỹ năng đặc định

  • Nhân lực chất lượng cao

    Nhân lực chất lượng cao

  • Du học

    Du học

  • Phòng chống thiên tai

    Phòng chống thiên tai