Category | Tin mới nhất
Các bạn người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc ở Tokyo đã bao giờ “muốn nhận được tư vấn từ người mình tin tưởng” khi gặp khó khăn trong công việc và cuộc sống chưa? Khi đó, chắc hẳn bạn sẽ tìm kiếm thông tin do người Việt viết trên mạng xã hội. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng thường ẩn chứa nhiều thông tin sai lệch. Khi “muốn nhận được tư vấn từ người đáng tin cậy”, “muốn xin tư vấn từ chuyên gia có kiến thức về pháp luật”, bạn thử dùng “東京都多言語相談ナビ (Tokyo Multilingual Consultation Navi - Tư vấn đa ngôn ngữ...
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hợp tác với bệnh viện đại học của Nhật...
16/01/2025Các sự kiện lớn trong năm 2025
14/01/2025“Seiza” (正座) có phải là kiểu ngồi truyền thống của Nhật Bản không?
04/05/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Hầu hết các bạn du học sinh ở Nhật thường đi làm thêm. Vậy các bạn ấy thường làm những công việc gì nhỉ? Trong bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu kinh nghiệm của các anh chị từng làm việc ở cửa hàng tiện lợi, siêu thị, khách sạn, nhà trẻ và xưởng. Thông qua việc đi làm thêm, ngoài việc có thêm thu nhập, bạn còn có thêm nhiều cơ hội nói tiếng Nhật và tích luỹ thật nhiều kinh nghiệm quý báu nữa. ※ Ở bài viết trước, chúng mình đã giới thiệu kinh nghiệm làm thêm tại các nhà hàng - quán ăn, các bạn tham khảo nhé! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm đi làm thêm của 5 du học sinh_Công việc ở quán ăn Cách tìm việc làm thêm Các bạn du học sinh có thể tìm việc làm thêm bằng những cách sau: ・ Trường học giới thiệu・ Các anh chị khóa trên, bạn bè giới thiệu・ Trang web của các công ty giới thiệu việc làm・ Tạp chí giới thiệu việc làm・ Tờ rơi dán tại các cửa hàng・ Hellowork・ Hội nhóm trên các trang mạng xã hội của du học sinh Các bạn có thể xem thông tin chi tiết ở bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] KOKORO|★ Thông tin cơ bản: Cách tìm việc làm thêm baito (Bản 2022) Vậy thì, các anh chị mà chúng mình đã phỏng vấn đã tìm việc như thế nào nhỉ? Hai chị đã làm việc tại nhà trẻ và xưởng chia sẻ rằng bạn của hai chị ấy đã giới thiệu những công việc này. Với công việc tại cửa hàng tiện lợi, khách sạn, siêu thị, các anh chị đã tự tìm được thông qua các trang web và ứng dụng tìm việc làm (Townwork, Baitoru, LINE Baito, v.v.) Khi tìm việc làm thêm trên mạng, các bạn cần lưu ý điểm sau đây. Trước khi bấm nút tìm kiếm, các bạn đừng quên tích vào mục 「留学生歓迎」(hoan nghênh du học sinh), hoặc「外国人活躍中」(đang có người nước ngoài làm việc). WA. SA. Bi. cũng có thể giới thiệu việc làm thêm cho bạn đó! Chúng mình có thể tư vấn bằng tiếng Việt nên nếu có thắc mắc gì, các bạn hãy gửi mail tới địa chỉ này nhé! go-en@morikosan.co.jp Cửa hàng tiện lợi Có thể nói việc làm thêm ở cửa hàng tiện lợi (combini) là một trong những công việc được du học sinh lựa chọn nhiều nhất. Bạn Leong (người Ma Cao) hiện đang làm việc tại công ty của Nhật từ tháng 4 này. Trước đây, khi du học ở một trường đại học ở Osaka, bạn ấy đã làm thêm ở cửa hàng tiện lợi. Leong sẽ chia sẻ về kinh nghiệm đi làm thêm của mình. Điểm tốt của công việc này Nhiều cơ hội nói tiếng Nhật: Năng lực tiếng Nhật của mình đã tăng lên rất nhiều nhờ được nói chuyện bằng tiếng Nhật với cả khách hàng lẫn đồng nghiệp. Hơn thế, mình còn học được cách nói theo kiểu Kansai (Kansaiben) đấy. Được kết bạn với du học sinh nước khác: Mình đã chơi thân với bạn đồng nghiệp là du học sinh người Indonesia. Làm ca đêm nên có ít khách hàng: Mình làm ca từ 10 giờ đêm ~ 6 giờ sáng. Đây là khoảng thời gian hầu như không có khách nên so với ca sáng và trưa, mình thấy làm ca đêm thoải mái hơn. Điểm khó của công việc này Sự mệt mỏi khi làm ca đêm: Ca làm của mình kết thúc lúc 6 giờ sáng. Vào những ngày có tiết học buổi sáng, sau khi về nhà, mình không có thời gian ngủ mà phải đi học ngay. Mình đã rất chật vật trong việc chiến đấu với cơn buồn ngủ trong giờ học. Mối quan hệ với đồng nghiệp: Làm cùng ca với mình còn có 2-3 người khác. Một ngày làm việc của mình có thoải mái hay không phụ thuộc khá nhiều vào mối quan hệ của mình với những người đồng nghiệp đó. Môi trường nói tiếng Nhật Nói chuyện với đồng nghiệp: Có một chú người Nhật khoảng 40 tuổi thường làm cùng ca với mình. Mình rất hay nói chuyện với chú ấy vào lúc rảnh rỗi. Mình vừa được luyện giao tiếp bằng tiếng Nhật, vừa được chia sẻ với chú nhiều câu chuyện thường ngày, khoảng thời gian đó thật vui biết bao. Siêu thị Bạn Vân hiện đang theo học tại cao học tại Đại học Osaka. Cho tới khi nghỉ hẳn, Vân đã làm ở siêu thị tròn 3 năm rưỡi. Công việc của bạn ấy gồm có: thu ngân, dọn dẹp, tiếp khách v.v. Điểm tốt của công việc này Tiếp thu được văn hóa “hiếu khách” (Omotenashi) của Nhật Bản: Dù đã nghe mọi người nói là những cửa hàng ở Nhật Bản luôn đứng đầu thế giới trong việc phục vụ, nhưng cho đến tận khi làm tại siêu thị, mình mới thực sự được trải nghiệm văn hóa này, cũng như thấu hiểu và tiếp thu nó. Nhân viên sẽ đối xử công bằng, lễ phép, thân thiện với tất cả các khách hàng. Phục vụ khách hàng: Mình đã học cách nói chuyện, cách tiếp xúc với khách hàng và cả cách xử lý khi có vấn đề phát sinh. Ngoài ra, mình cũng quan tâm tới những vị khách lớn tuổi, người khuyết tật, phụ nữ đang mang thai, mình đã giúp họ mang đồ từ quầy thanh toán ra bàn xếp đồ v.v. Điểm khó của công việc này Đứng lâu: Vì công việc chính vẫn là thu ngân nên mình phải đứng liên tục suốt 5 tiếng. Nhiều việc phải nhớ: Mình phải ghi nhớ rất nhiều việc: cách dùng thẻ tín dụng, thẻ tích điểm, quy trình trả hàng, v.v. Môi trường nói tiếng Nhật Giao tiếp với khách hàng:Khi làm thu ngân, mình thường nói những câu cố định như “いらっしゃいませ” (kính chào quý khách), “◯◯円になります” (Hoá đơn của anh/chị hết … yên), “レジ袋はご入り用ですか?” (Anh/chị có muốn sử dụng túi nilon không ạ?) v.v. Vì siêu thị thường bổ sung và sắp xếp lại sản phẩm nên có rất nhiều khách hỏi về vị trí đồ hoặc đồ mà họ đang kiếm có hay không. Mình từng bị hỏi là “みそはどこにありますか?” (Miso ở chỗ nào thế?), “タバスコは置いていますか?” (Có Tabasco không?) v.v. Lúc đầu mình không tài nào nhớ hết được, nhưng vì mình muốn phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng nên mình đã cố gắng nhớ tên các loại đồ ăn, thực phẩm. Khách sạn Hiện tại Chí đang là nhân viên chính thức ở Tokyo. Hồi còn là sinh viên, bạn ấy từng làm việc tại khách sạn ở Nara. Công việc chính của bạn ấy là chuẩn bị buffet ăn sáng. Chí phụ trách quản lý đồ ăn ở quầy buffet: chuyển đồ ăn từ bếp ra và bổ sung thêm đồ khi đồ ăn đã hết. Điểm tốt của công việc này Suất ăn nhân viên tuyệt đỉnh: Suất ăn dành cho nhân viên được gọi là “Makanai”. Sau khi kết thúc công việc, mình có thể nhận suất ăn này. Đồ ăn của mình giống với đồ ăn của khách nên cực kỳ ngon và đầy đủ. Khách hàng vui thì bản thân cũng vui lây: Ở quầy buffet, khách sạn mình phục vụ sữa tươi (nhiệt độ thường) và sữa chua có kèm hoa quả. Tuy nhiên, nếu khách muốn uống sữa nóng hoặc sữa chua không hoa quả thì mình sẽ phục vụ riêng theo yêu cầu của khách. Có một số khách quen có thói quen ăn uống như vậy nên mình đã mang đồ ra bàn trước khi khách yêu cầu. Những vị khách đó đã rất vui khi thấy mình làm vậy. Khi tiếp khách, gương mặt tươi cười là chìa khóa rất quan trọng nên khi ở nhà, mình đã tập cười trước gương đấy. Điểm khó của công việc này Đồng nghiệp lơ là công việc: Ở khách sạn của mình, 1 người sẽ làm lễ tân, 1 người sẽ đảm nhiệm công việc chuẩn bị bữa sáng. Tuy nhiên, nếu người được phân công làm cùng mình hôm đó trốn việc hoặc không thể làm việc đó thì mình sẽ phải gánh vác hết các nhiệm vụ. Môi trường nói tiếng Nhật Nói chuyện với đồng nghiệp: Mình thường vừa chuẩn bị bữa sáng vừa nói chuyện với các cô, các bác làm bếp và làm lễ tân. Ở đây có khá nhiều bác đã lớn tuổi nên mình không mấy khi giao lưu với mọi người ngoài giờ làm việc. Nhà trẻ Hiện nay Trâm đang đi làm ở Osaka, hồi còn học đại học, bạn ấy đã làm thêm khoảng 3 năm rưỡi ở một nhà trẻ có nhiều trẻ con người Việt (thành phố Yao, tỉnh Osaka). Điểm tốt của công việc này Học được nhiều tiếng Nhật: Công việc chính của mình là dịch các thông báo của nhà trẻ sang tiếng Việt. Mình đã dịch các nội dung liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh, các thực đơn cho trẻ v.v. Ngoài ra, mình cũng phụ trách phiên dịch cho các phụ huynh người Việt. Khi làm việc, mình dùng tiếng Nhật thường xuyên nên năng lực tiếng Nhật của mình tăng lên nhanh chóng. Khi có những từ ngữ mà mình tra từ điển nhưng vẫn không hiểu, mình được các nhân viên người Nhật chỉ bảo rất tận tình. Cứ như thế, khi bắt đầu làm thêm ở đây vào năm thứ nhất đại học, mình mới chỉ có N3 (JLPT), nhưng khi lên năm thứ hai đại học, mình đã đỗ N1. Hơn thế, mình còn đạt được điểm tuyệt đối cho phần đọc, 60/60 điểm! Kỹ năng ứng xử trong kinh doanh: Mình cũng đã học được tác phong làm việc và các kỹ năng ứng xử của người Nhật. Tạo được ấn tượng khi đi xin việc: Việc làm thêm ở nhà trẻ là một việc khá hiếm nên khi viết điều này vào hồ sơ xin việc, mình đã nhận được sự quan tâm từ các nhà tuyển dụng. Trong khi phỏng vấn, mình cũng có thể kể rất nhiều trải nghiệm của bản thân. Điểm khó của công việc này Biên dịch: Có những loại thực phẩm mà chỉ Nhật mới có nên mới đầu, mình gặp khó khăn khi dịch thực đơn cho các bữa ăn ở trường. Kiểm tra phân: Ở nhà trẻ có rất nhiều em bé nên mọi người thường phải kiểm tra phân để xem mình có đang bị nhiễm bệnh dễ truyền nhiễm không. Mình đã gặp khó khăn với việc kiểm tra này. Chơi với trẻ con: Khi không có việc cần biên dịch, mình sẽ chơi với các bé khoảng 2 tuổi. Ban đầu mình chưa quen chơi với trẻ con nên mình hơi bị bỡ ngỡ, không biết nên tiếp xúc với các bé như thế nào. Xưởng socola Ngoài việc làm thêm ở siêu thị, vào cuối tuần, Vân cũng đã làm thêm ở xưởng sản xuất kẹo socola. Điểm tốt của công việc này Ca làm linh hoạt: Mình đăng ký ca làm là 17~22 giờ, tuy nhiên mình có thể làm dài hơn số giờ đã đăng ký (mình vẫn đảm bảo việc làm dưới 28 tiếng/ tuần). Ngoài ra, ở đây cũng nhận các bạn chỉ làm vào cuối tuần. Công việc đơn giản: Ở băng chuyền của mình có 3 công việc chính. Đó là việc thả kẹo lên băng chuyền; kiểm tra xem có cái kẹo nào bị hỏng, bị xấu không; cho các kẹo đã được kiểm tra vào thùng và dán tem. Ba người sẽ cùng phụ trách 1 băng chuyền và cứ 30 phút thì đổi ca 1 lần. Công việc ở đây khá đơn giản nên rất thoải mái. Môi trường nói tiếng Nhật Nhiều người Việt: Ở nơi làm thêm của mình, ngoài nhóm trưởng và quản đốc là người Nhật, có khoảng 30 bạn người Việt làm thêm cùng mình. Vậy nên mình thường nói tiếng Việt với các bạn đồng nghiệp, ít có cơ hội được nói tiếng Nhật. Vì thế, vào lúc nghỉ trưa hay lúc rảnh rỗi, mình cố gắng nói chuyện phiếm với nhóm trưởng người Nhật. Tổng kết Lần này, chúng mình đã giới thiệu về kinh nghiệm đi làm thêm của các bạn từng làm ở cửa hàng tiện lợi, siêu thị, khách sạn, nhà trẻ, xưởng sản xuất kẹo socola. Ngoài mục tiêu là kiếm tiền, việc làm thêm còn bạn còn đem lại những ưu điểm sau đây. ・ Tăng cơ hội giao tiếp bằng tiếng Nhật ・ Có thêm nhiều bạn bè ・ Tích lũy nhiều kinh nghiệm Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp và đi xin việc ở Nhật, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để viết vào Sơ yếu lý lịch và Đơn xin ứng tuyển (Entry Sheet). Bạn hãy cố gắng giải thích thật dễ hiểu những khó khăn và những điều bạn đã học được thông qua các công việc làm thêm nhé.
09/06/2022
Về việc làm thêm baito ở Nhật Bản, ban biên tập đã tổng hợp thông tin và mong muốn những bạn đang du học hay có ý định đi du học Nhật Bản cần biết trước những thông tin này. Dưới đây là một số điểm về "cách tìm việc làm thêm" và "các mẹo và chuẩn bị cho phỏng vấn làm thêm". Ngoài ra, chúng tôi sẽ cho bạn biết những điều quan trọng về “các vấn đề liên quan đến quy định của cục quản lý xuất nhập cảnh" và "thuế của việc làm thêm". Bạn không thể trang trải toàn bộ chi phí học tập và sinh hoạt bằng việc làm thêm, nhưng bạn có thể tạo cơ hội nói tiếng Nhật và tăng số lượng bạn bè của mình. Hãy cùng theo dõi cách tìm việc làm thêm và những điểm cần lưu ý nhé ! 1. Cách tìm việc làm thêm baito Có những cách sau đây để tìm việc làm thêm. ・ Trường học giới thiệu・ Sempai hoặc bạn bè giới thiệu・ Trang web của các công ty giới thiệu việc làm・ Tạp chí thông tin việc làm miễn phí・ Thông tin tuyển dụng dán tại cửa hàng・ Hellowork・ Hội nhóm trên mạng xã hội của du học sinh Gần đây, các bạn chủ yếu tìm việc làm thêm thông qua "Trang web của các công ty giới thiệu việc làm" và " sempai hoặc bạn bè giới thiệu”. Chi tiết về các trang giới thiệu thông tin việc làm và các liên kết được ghi trong bài viết tiếp theo. Bài viết này cũng hướng dẫn bạn cách để có được một cuộc phỏng vấn mà không cần gọi điện thoại. Cách tìm việc làm thêm baito (bản 2022) 2. Các mẹo và chuẩn bị cho phỏng vấn làm thêm ・ Khi phỏng vấn, bạn sẽ luôn được hỏi "Tại sao bạn lại ứng tuyển vào công việc này?". Những điểm quan trọng trong việc trả lời câu hỏi này là gì? ・ Hãy cẩn thận về trang phục và kiểu tóc khi đi phỏng vấn. ・ Nên mang gì khi đi phỏng vấn? ・ Hãy đến địa điểm phỏng vấn sớm một chút. Vì vậy, hãy xem trước thời gian tàu chạy, các chuyến đổi tàu, các tuyến đường từ nhà ga đến nơi phỏng vấn. Nếu bạn muốn biết thêm, hãy đọc bài viết sau đây. Bí quyết khi đi phỏng vấn xin việc làm thêm 3. Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh Khi đi du học Nhật Bản tự túc, bạn chỉ có thể trang trải chi phí học tập và cuộc sống của mình bằng công việc làm thêm trong những trường hợp sau. ・ Nhận được số tiền học bổng lớn (Ví dụ có thành tích học tập tốt). ・ Được miễn toàn bộ hoặc hơn một nửa học phí (Ví dụ có thành tích học tập tốt). Trong những trường hợp khác, các bạn sẽ trang trải chi phí du học từ sự hỗ trợ của bố mẹ và lương làm thêm. Thời gian làm thêm của du học sinh tại Nhật Bản được giới hạn là 28 tiếng mỗi tuần, nhưng nếu bạn làm thêm quá mức đó (làm thêm quá giờ), bạn có thể không gia hạn được tư cách lưu trú du học. Hãy ghi nhớ những điều sau: ・ Có rất nhiều anh chị sempai đã phải trở về nước do không thể gia hạn tư cách lưu trú vì làm thêm quá giờ. ・ Làm thêm quá giờ sẽ bị Cục Quản lý xuất nhập cảnh biết. ・Có cách để đếm thời gian làm thêm "28 tiếng một tuần" chính xác. Đó là bất kể bạn đếm từ thứ mấy trong tuần, thì trong một tuần thời gian làm thêm chỉ được trong 28 tiếng. ・ Những người muốn làm việc tại Nhật Bản phải nộp giấy khấu trừ thuế tại nguồn khi nơi làm việc được quyết định và thay đổi tư cách cư trú. Hãy giữ giấy khấu trừ thuế tại nguồn được gửi cho bạn mỗi năm một lần từ công việc làm thêm của mình. Nếu bạn muốn biết thêm về hệ thống thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh khi làm thêm quá giờ, hãy đọc bài viết sau. Thông tin cơ bản: Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh 4. Việc làm thêm của Du học sinh và Thuế Biết chính xác về thuế đối với việc làm thêm của Du học sinh sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề. ・ Đối với người Việt Nam, du học sinh khi làm thêm cũng sẽ bị tính “thuế thu nhập” tương ứng với mức thu nhập đó. Đây là khoản thuế nộp cho nhà nước và tự động bị trừ từ lương hàng tháng. ・ Du học sinh không thể tham gia “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi”, “Bảo hiểm y tế”, “Bảo hiểm thất nghiệp” nên các khoản phí này không bị trừ vào lương làm thêm. Thay vào đó, tự du học sinh phải tham gia “Bảo hiểm hưu trí quốc dân” và “Bảo hiểm y tế quốc dân”. ・ Du học sinh có thể tham gia “Bảo hiểm tai nạn lao động” nên sẽ có trường hợp phí bảo hiểm được trừ vào lương. “Khoản thu nhập bị tính thuế” là số tiền nhận được sau khi trừ các khoản này, số thuế phải đóng là “khoản thu nhập bị tính thuế” nhân với thuế suất. ・ Thuế suất của năm đầu tiên và của năm thứ hai và các năm tiếp theo là khác nhau. Thuế suất sẽ thấp hơn sau năm thứ hai. Nếu bạn muốn biết thêm, hãy đọc bài viết dưới đây. Việc làm thêm của du học sinh và thuế 5. Kinh nghiệm đi làm thêm Ngoài việc kiếm tiền, đi làm thêm còn có những điểm đáng giá khác như "có thêm cơ hội nói tiếng Nhật" và "có thêm nhiều bạn bè". Bạn có thể biết thêm được các thông tin bổ ích khi đọc kinh nghiệm của các anh chị sempai về nội dung công việc, các điểm lợi, cơ hội nói tiếng Nhật,… đối với từng loại công việc làm thêm. Kinh nghiệm đi làm thêm của 5 du học sinh_Công việc ở quán ăn Kinh nghiệm đi làm thêm của du học sinh_ Công việc ở cửa hàng tiện lợi, siêu thị, khách sạn, nhà trẻ, công xưởng 6. Tổng kết Trong bài viết này, Ban biên tập đã giới thiệu những thông tin dưới đây để cung cấp cho những bạn đang có ý định hoặc những bạn đang đi du học đi du học Nhật Bản . ・ Các cách phổ biến nhất để tìm việc làm thêm là " Trang web của các công ty giới thiệu việc làm" và " sempai hoặc bạn bè giới thiệu”. ・ Nếu bạn đi du học Nhật Bản tự túc, bạn sẽ không thể trang trải chi phí học tập và sinh hoạt chỉ bằng công việc làm thêm mà không có học bổng lớn hoặc miễn học phí. ・ Nếu bạn làm hơn 28 tiếng một tuần (làm thêm quá giờ), bạn có thể không được gia hạn tư cách lưu trú du học. Trên thực tế, có rất nhiều anh chị sempai đã phải trở về nước do không thể gia hạn tư cách lưu trú vì làm thêm quá giờ. ・ Bất kể bạn đếm từ thứ mấy trong tuần, thì trong một tuần thời gian làm thêm chỉ được trong 28 tiếng. ・ Đối với người Việt Nam, du học sinh khi làm thêm cũng sẽ bị tính “thuế thu nhập” tương ứng với mức thu nhập đó. ・ Du học sinh không thể tham gia “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi”, “Bảo hiểm y tế”, “Bảo hiểm thất nghiệp”. Thay vào đó, tự du học sinh phải tham gia “Bảo hiểm hưu trí quốc dân” và “Bảo hiểm y tế quốc dân”. Hãy tìm một công việc làm thêm tốt và làm phong phú thêm cuộc sống du học của bạn nhé !
07/06/2022
Cuối tháng 4 năm 2022, trên thị trường hối đoái, 1 đô la (USD) đổi được 131 yên, đây là tỉ giá thấp nhất trong 20 năm kể từ tháng 4 năm 2002. Việc đồng yên mất giá, đồng đô la tăng giá sẽ kéo dài đến khi nào? Những người Việt đang sống ở Nhật xử lý ra sao với việc này? Bài viết này sẽ giải thích về bối cảnh đồng yên giảm giá và những gợi ý để các bạn đối phó với tình hình này. Yên giảm - Đô la tăng sau gần 20 năm ◎ Cuối tháng 4 năm 2022, 1 đô la = 131 yên, đồng yên giảm và đồng đô la tăng sau gần 20 năm kể từ tháng 4 năm 2002. ◎ Sau đó, đồng yên dần dần tăng lên, tới ngày 31/5/2022, 1 đô la = 127 yên, so với tỷ giá ngày 31/5/2021 là 1 đô la = 109,54 yên thì có sự chênh lệch đáng kể khi giá yên giảm - giá đô la tăng. ◎ Vậy thì, tình trạng yên giảm - đô la tăng sẽ kéo dài tới khi nào? Hơn thế, những người Việt đang sống ở Nhật nên đối phó với tình hình này như thế nào? Ảnh hưởng tới người Việt ở Nhật Nếu là người Việt gửi tiền về Việt Nam Ví dụ, nếu 2 tháng 1 lần, bạn gửi về cho gia đình ở Việt Nam 150.000 yên, vào tháng 7/2021 thì 150.000 yên = khoảng 31.280.000 đồng. Gần đây, mức tiền đã giảm xuống còn 27.330.000 đồng. Sự chênh lệch lên tới 3.950.000 đồng là một con số rất lớn! ※100 yên = 20,850 đồng (tỷ giá ngày 26/7/2021) ※100 yên = 18,220 đồng (tỷ giá ngày 30/5/2022) 【Gợi ý】 Có những bạn đi làm văn phòng và những bạn thực tập sinh quyết định “cho tới khi tỷ giá yên được cải thiện thì sẽ không gửi tiền về Việt Nam, tạm thời tích tiền trong ngân hàng của Nhật”. Nếu bây giờ không có khoản nợ cần phải trả ngay thì đây cũng là một cách làm thông minh. Vậy thì, khi nào tỉ giá yên sẽ được cải thiện? Chúng ta sẽ suy nghĩ về vấn đề này trong phần tiếp theo. Nếu là du học sinh ◎ Nếu du học sinh nhận tiền từ Việt Nam gửi sang rồi đổi sang yên thì sẽ nhận được nhiều yên hơn. Như vậy, cùng là 1 khoản tiền Việt nhưng khi sống ở Nhật thì sẽ dễ sống hơn trước. ◎ Vì vậy, có những du học sinh đã lên kế hoạch “trong thời gian yên giảm, nhận tiền từ gia đình nhiều hơn trước rồi tích lại. Khi đồng yên tăng giá trở lại thì giảm lượng tiền nhận từ gia đình, dùng tiền tiết kiệm”. ※Trong thời gian du học, du học sinh hãy hạn chế tối đa việc đi làm thêm, việc gửi tiền về gia đình hãy để sau khi tốt nghiệp và bắt đầu đi làm ở Nhật. Nguyên nhân khiến đồng yên giảm Vậy thì, đồng yên sẽ giảm tới khi nào? Đầu tiên, chúng ta hãy xem nguyên nhân gần đây khiến yên giảm. Xu hướng giảm giá yên từ sau năm 2013 Trên thị trường hối đoái, trước khi ông Kuroda Haruhiko nhận chức Thống đốc ngân hàng Nhật Bản, vào tháng 3 năm 2013, 1 đô la = 90 yên. Thế nhưng, sau khi ông Kuroda Haruhiko trở thành thống đốc và áp dụng các chính sách nới lỏng tiền tệ, đồng yên liên tục mất giá nhanh chóng. “Nới lỏng tiền tệ” là việc giảm lãi suất, tăng lượng tiền lưu hành trên thị trường. Ngược lại, việc tăng lãi suất và hạn chế cung cấp tiền ra thị trường được gọi là “siết chặt tiền tệ”. Ngân hàng Nhật Bản đã luôn nới lỏng tiền tệ để nhắm tới mục tiêu sau đây ・Giảm lãi suất và tăng lượng tiền lưu hành để các doanh nghiệp huy động vốn dễ hơn, thúc đẩy hoạt động kinh doanh. ・Khi các doanh nghiệp hoạt động sôi nổi, tình hình kinh tế sẽ được cải thiện. Thế nhưng, khi lãi suất của đồng yên thấp đi do việc nới lỏng tiền tệ, người dân và các doanh nghiệp sẽ gửi tiền bằng ngoại tệ (đô la v.v.) thay vì gửi bằng đồng yên. Sau đó, ngoại tệ sẽ được tích lại thành vốn và đắt lên, việc thoái vốn làm yên giảm đi. Thực tế, tỷ giá hối đoái bắt đầu chuyển dịch khi lãi suất được dự đoán là tăng hoặc giảm. Và như thế, tháng 6/2015, đồng yên giảm giá, 1 đô la = 125 yên. Việc yên tiếp tục giảm nhanh sau năm 2021 ◎ Tháng 3/2021, 1 đô la = 110 yên. Thế nhưng, kể từ tháng 10/2021, giá dầu tăng vọt gây ra lạm phát ở Mỹ khiến mọi người kỳ vọng rằng Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ (FRB) sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ. Vì điều này nên việc đô la tăng - yên giảm tiếp tục kéo dài. Vào tháng 11/2021, sau gần 5 năm, 1 đô la = 115 yên. Trụ sở chính của ngân hàng Nhật Bản (Tokyo) Sau đó, vào tháng 2/2022, việc Nga bắt đầu xâm lược Ukraine khiến giá dầu thô và các nguồn tài nguyên khác tiếp tục leo thang. Chịu ảnh hưởng của điều này, tháng 3/2022, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ (FRB) đã công bố chính sách tăng lãi suất như một biện pháp chống lạm phát. Mặt khác, vào cuối tháng 4, Ngân hàng Nhật Bản đã quyết định tiếp tục nới lỏng tiền tệ như trước đây (lãi suất thấp, v.v.). Do đó, chắc chắn là sự chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ ngày càng lớn, phong trào mua đô la sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời giá trị của đồng đô la và đồng yên sẽ tăng và giảm nhanh chóng trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2022. Cho đến cuối tháng 4, trong khoảng 2 tháng, đồng yên đã giảm hơn 15 yên. Việc yên giảm - đô la tăng sẽ kéo dài tới khi nào? Vậy thì, tình hình yên giảm như hiện nay sẽ kéo dài tới khi nào? Trong giới chuyên môn, nhiều người cho rằng tình hình yên giảm, đô la tăng sẽ còn kéo dài trong một thời gian nữa. Đây là những căn cứ cho nhận định này. Những yếu tố khiến người ta mua yên 【Chính sách của Ngân hàng Nhật Bản】 ◎ Tháng 4/2022, Ngân hàng Nhật Bản quyết định tiếp tục nới lỏng tiền tệ. Do đó, ít nhất là cho tới khi Thống đốc Kuroda Haruhiko hết nhiệm kỳ vào tháng 4/2023, việc nới lỏng tiền tệ trên phạm vi rộng vẫn sẽ được tiếp tục. 【Cung và cầu】 ◎ Thâm hụt thương mại của Nhật Bản cũng là một yếu tố khiến đồng yên mất giá. Một trong những nguyên nhân chính của nhập siêu là do giá dầu tăng cao và dự báo tình hình này sẽ còn kéo dài. 【Khả năng mua yên của chính phủ Nhật Bản】 ◎ Chính phủ Nhật đưa ra chính sách mua đồng yên để làm dịch chuyển thị trường nhưng nếu chính phủ Hoa Kỳ không hợp tác để mua đồng yên thì hiệu quả của chính sách này sẽ bị hạn chế. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ muốn kiềm chế lạm phát hiện tại, do đó, đồng đô la mạnh hơn, làm giảm giá nhập khẩu sẽ tốt hơn. Vì lý do này, sự hợp tác của Hoa Kỳ khó có thể xảy ra. Những yếu tố khiến người ta mua đô la Như vậy, hiện tại, không có lý do nào để người ta mua đồng yên. Khi điều đó xảy ra, đồng yên có ngừng giảm giá hay không phụ thuộc vào việc đồng đô la có được bán ra hay không. 【Lãi suất của đồng đô la】 ◎ Nếu lãi suất ở Mỹ giảm, các quỹ trên thị trường sẽ không chọn đồng đô la mà chuyển sang dòng tiền khác, đồng đô la sẽ yếu đi và đồng yên sẽ mạnh lên. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ được cho là sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ (lãi suất cao, v.v.) như một biện pháp chống lạm phát trong thời điểm hiện tại. 【Tình hình kinh tế của Mỹ】 ◎ Nếu nền kinh tế Mỹ được dự đoán xấu đi, đồng đô la sẽ được bán ra. Tuy nhiên, giá cả tiếp tục tăng ở Hoa Kỳ, việc thuê mướn nhân công đang diễn ra tốt đẹp. Không có yếu tố nào có khả năng làm cho nền kinh tế trở nên xấu đi. Sự mất giá của đồng yên có thể được cải thiện từ mùa thu năm 2022 ◎ Như đã nói ở trên, không có lý do để mua đồng yên hoặc bán đồng đô la, vì vậy có khả năng đồng yên sẽ suy yếu và đồng đô la sẽ mạnh lên cho đến mùa hè năm 2022. Một số chuyên gia nhận định rằng đồng đô la có thể đạt 135 yên hoặc hơn. ◎ Tuy nhiên, nếu lãi suất của Hoa Kỳ tăng quá cao, có thể sẽ có một cuộc suy thoái kinh tế. Ngoài ra, sự tăng giá tại Hoa Kỳ dự kiến sẽ hạ nhiệt do việc tăng lãi suất và các yếu tố khác. Một số chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ xảy ra vào khoảng mùa thu năm 2022 và khi đó sẽ xuất hiện xu hướng từ chối mua đô la. ◎ Nếu Đảng cầm quyền và Đảng dân chủ bị đánh bại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2022, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thức được nguy cơ trì trệ trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Đây cũng có thể là một yếu tố để kiềm chế việc mua đô la. 【Kết luận】 ◎ Mặc dù sự mất giá của đồng yên sẽ không phục hồi đáng kể vào năm 2022, song sự mất giá của đồng yên sẽ đạt đỉnh vào mùa hè rồi từ mùa thu đến cuối năm, giá trị của đồng yên sẽ phục hồi trở lại, về khoảng 1 đô la = 130 yên. ◎ Tuy nhiên, do có nhiều bất ổn như chiến tranh Ukraine, dịch COVID-19 và những hạn chế về nguồn cung nguyên liệu thô toàn cầu, dự đoán có thể sẽ bị sai lệch. Nếu lạm phát tiếp tục xảy ra ở Hoa Kỳ hoặc lãi suất sẽ tăng cao hơn, đồng yên có thể tiếp tục suy yếu hơn nữa.
02/06/2022
Tháng 6-7 ở Nhật Bản là mùa mưa và được gọi là "tsuyu". Vào thời gian này, hoa cẩm tú cầu nở rực rỡ ở nhiều vùng khác nhau của Nhật Bản. Dưới đây là một số hình ảnh của các công viên và ngôi chùa (vùng Kanto và Kansai), nơi có nhiều hoa cẩm tú cầu nở và cách đi đến đó. Các khu vực nổi tiếng để ngắm cẩm tú cầu ở Kanto Chùa Hasedera (tỉnh Kanagawa) Hơn 2500 bông hoa cẩm tú cầu đầy màu sắc được trồng dọc theo lối đi ngắm cảnh. Bạn cũng có thể nhìn thấy biển từ khu vực bên trong chùa. ▶︎︎︎︎ ︎︎3-11-2 Hase, thành phố Kamakura, tỉnh Kanagawa ▶︎︎︎︎ 400 m từ Ga Enoden Hase ▶︎︎︎︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa: từ giữa đến cuối tháng 6 ▶︎︎︎︎ Phí vào cửa: 400 Yên, vé vào cửa "con đường hoa cẩm tú cầu": 300 Yên ▶︎︎︎︎ ︎Trang web chính thức Thiền viện Meigetsuin (tỉnh Kanagawa) Điểm ngắm hoa cẩm tú cầu hàng đầu của Kamakura cùng với chùa Haseji. Các khu vực được nhuộm bằng khoảng 2.500 loài hoa cẩm tú cầu Hime với màu xanh lam nhạt được gọi là "Màu xanh thiền viện Meigetsuin". ▶︎︎︎︎ ︎189 Yamanouchi, Thành phố Kamakura, tỉnh Kanagawa ▶︎︎︎︎ 650m từ Ga JR Kita Kamakura ▶︎︎︎︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa: từ giữa đến cuối tháng 6 ▶︎︎︎︎ Phí vào cửa: học sinh phổ thông trở lên 500 yên, học sinh tiểu học và trung học cơ sở 300 yên, người khuyết tật miễn phí. ▶︎︎︎︎ ︎Trang web tham khảo Bảo tàng rừng thủy tinh Hakone (tỉnh Kanagawa) Trong “vườn hoa cẩm tú cầu” trải dài theo suối nước nguồn, khoảng 70 loài và 4500 bông hoa cẩm tú cầu nở từ sớm đến muộn. ▶︎︎︎︎ 940-48 Sengokuhara, Hakonemachi, Kanagawa ▶︎︎︎︎ Khoảng 40 phút đi xe buýt từ ga JR Odawara, xuống tại “Hyoseki Hakone Glass Morimae" ▶︎︎︎︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa: từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 7 ▶︎︎︎︎ Phí vào cửa: Người lớn 1800 yên, sinh viên đại học / học sinh phổ thông 1300 yên, học sinh tiểu học và trung học cơ sở 600 yên ▶︎︎︎︎ ︎Trang web chính thức Công viên Odawara Joushi (tỉnh Kanagawa) Bạn có thể thưởng thức 2500 bông hoa cẩm tú cầu và khoảng 10.000 ha hoa diên vĩ cùng một lúc. Tại "Lễ hội hoa diên vĩ, hoa cẩm tú cầu" có tổ chức lễ hội ánh sáng. ▶︎︎︎︎ Bên trong khuôn viên lâu đài của thành phố Odawara, tỉnh Kanagawa ▶︎︎︎︎ 10 phút đi bộ từ ga JR Odawara ▶︎︎︎︎ "Lễ hội hoa viên dĩ, hoa cẩm tú cầu": từ 28 tháng 5 đến 19 tháng 6 năm 2022 ▶︎︎︎︎ Vào cửa miễn phí ▶︎︎︎︎ ︎Trang web tham khảo Thị trấn Kaiseimachi (tỉnh Kanagawa) Khoảng 5.000 bông hoa cẩm tú cầu được trồng trên diện tích đồng rộng lớn gấp khoảng 3,6 lần sân vận động Tokyo Domes. Tại "Lễ hội hoa cẩm tú cầu", màn trình diễn nhạc cụ sẽ được trình diễn. ▶︎︎︎︎ Thị trấn Kaiseimachi, tỉnh Kanagawa ▶︎︎︎︎ 40 phút đi bộ từ ga Kaisei tuyến Odakyu. Xe đưa đón (có phí) hoạt động trong thời gian Lễ hội hoa cẩm tú cầu. ▶︎︎︎︎ Lễ hội hoa cẩm tú cầu thị trấn Kaiseimachi: từ ngày 4 đến 12 tháng 6 ▶︎︎︎︎ Vào cửa miễn phí ▶︎︎︎︎ ︎Trang web tham khảo Núi Minamisawa Ajisai (Tokyo) Vườn hoa cẩm tú cầu với khoảng 10.000 bông hoa trải dài dưới những tán cây trên sườn núi. Bạn chỉ có thể đi tham quan núi trong thời gian mở cửa và xe đưa đón sẽ hoạt động trong thời gian này. ▶︎︎︎︎ 368 Fukasawa, Thành phố Akiruno, Tokyo ▶︎︎︎︎ 40 phút đi bộ từ ga JR Musashi Gokaichi. Dịch vụ xe đưa đón trong thời gian mở cửa. ▶︎︎︎︎ Thời gian mở cửa: từ 11 tháng 6 đến 10 tháng 7 ▶︎︎︎︎ Vé thăm quan: Học sinh trung học trở lên 500 yên, học sinh tiểu học trở xuống 300 yên. ▶︎︎︎︎ ︎Trang web chính thức Chùa Takahata Fudoson Kongoji (Tokyo) Lễ hội hoa cẩm tú cầu được tổ chức kết hợp với mùa hoa cẩm tú cầu nở rộ từ các khu vực trong chùa cho đến các ngọn núi. Khoảng 200 loài cẩm tú cầu núi với 7.500 bông hoa được trồng. ▶︎︎︎︎ 733 Takahata, Thành phố Hino, Tokyo ▶︎︎︎︎ 200 m từ ga Takahata Fudo tuyến Keio ▶︎︎︎︎ Lễ hội hoa cẩm tú cầu: từ ngày 1 đến ngày 30 tháng 6 ▶︎︎︎︎ Vào cửa miễn phí ▶︎︎︎︎ ︎Trang web chính thức Đền Hakusan (Tokyo) Khoảng 3000 bông hoa cẩm tú cầu tô sắc cho đền Hakusan và công viên Hakusan như một nét đặc trưng của mùa mưa. ▶︎︎︎︎ 5-31-26 Hakusan, Bunkyo-ku, Tokyo ▶︎︎︎︎ 3 phút đi bộ từ ga Hakusan tuyến tàu điện ngầm Toei, 5 phút đi bộ từ Tokyo Metro ga Honkomagome ▶︎︎︎︎ Lễ hội hoa cẩm tú cầu Bunkyo: từ ngày 11 đến ngày 19 tháng 6 ▶︎︎︎︎ Vào cửa miễn phí ▶︎︎︎︎ ︎Trang web tham khảo Satte Gongendo Sakurazutsumi (tỉnh Saitama) Khoảng 100 loài và 16.000 bông hoa cẩm tú cầu rực rỡ sắc màu trên các sườn núi. Đặc biệt là khi 3000 bông hoa Anabel nở rộ, toàn bộ bề mặt được nhuộm một màu trắng. ▶︎︎︎︎ 887-3, Uchigouma, thành phố Satte, tỉnh Saitama ▶︎︎︎︎ 2 km từ ga Satte tuyến Tobu ▶︎︎︎︎ Lễ hội hoa cẩm tú cầu Satte : từ ngày 4 đến ngày 26 tháng 6 năm 2022 (thay đổi tùy theo tình hình hoa nở) ▶︎︎︎︎ Vào cửa miễn phí ▶︎︎︎︎ ︎Trang web tham khảo Chùa Hondoji (tỉnh Chiba) Được gọi là "Chùa Ajisai", với hơn 50.000 bông hoa cẩm tú cầu nở trong khuôn viên. Có những điểm chụp ảnh như chùa năm gian và lối đi phía sau chính điện. ▶︎︎︎︎ 63 Hiraga, Thành phố Matsudo, Quận Chiba ▶︎︎︎︎ 0,8 km từ Ga JR Kitakogane ▶︎︎︎︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa: từ giữa đến cuối tháng 6 ▶︎︎︎︎ Phí vào cửa: học sinh trung học cơ sở trở lên 500 yên, học sinh tiểu học trở xuống miễn phí ▶︎︎︎︎ ︎Trang web chính thức Công viên Ogikubo hệ thống môi trường (tỉnh Gunma) Đây là công viên có khoảng 16.000 bông hoa cẩm tú cầu thuộc 10 loài nở rộ, ngoài ra còn có suối nước nóng tự nhiên (có phí) và bán hàng nông sản trực tiếp. Bạn cũng có thể ngắm đom đóm vào mùa hoa cẩm tú cầu. ▶︎︎︎︎ 530-1 Thị trấn Ogikubo, Thành phố Maebashi, tỉnh Gunma ▶︎︎︎︎ Khoảng 35 phút đi xe buýt Nagai từ ga JR Maebashi, xuống tại "Công viên Ogikubo", 1 phút đi bộ ▶︎︎︎︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 ▶︎︎︎︎ Vào cửa miễn phí ▶︎︎︎︎ ︎Trang web tham khảo Công viên Kurobane Joushi (tỉnh Tochigi) Khoảng 6000 bông hoa cẩm tú cầu được trồng và "Lễ hội hoa cẩm tú cầu Kurobane" được tổ chức. Có nhiều cây hoa cẩm tú cầu cao bằng một người. ▶︎︎︎︎ Maeda, Thành phố Otahara, tỉnh Tochigi ▶︎︎︎︎ Khoảng 40 phút đi xe buýt thành phố Otahara từ ga JR Nasu-Shiobara, xuống tại "cổng vào Daiouji" và đi bộ khoảng 10 phút ▶︎︎︎︎ Lễ hội hoa cẩm tú cầu Kurobane: từ 25 tháng 6 đến 3 tháng 7 ▶︎︎︎︎ Vào cửa miễn phí ▶︎︎︎︎ ︎Trang web tham khảo Chùa Amebikiyama Rakuhoji (tỉnh Ibaraki) Nơi đây còn được gọi là "Amebiki Kannon". Khoảng 3000 hoa của 10 loài cẩm tú cầu được trồng cách đây khoảng 40 năm được đánh giá cao. Trong số đó, loài “cẩm tú cầu dưới nước” với những bông hoa cẩm tú cầu nổi khắp mặt ao trong khuôn viên là một đặc điểm nổi bật nơi đây. ▶︎︎︎︎ 1 Motoki, thành phố Sakuragawa, tỉnh Ibaraki ▶︎︎︎︎ 18 phút đi xe buýt từ ga JR Iwase, xuống tại "Amebiki Kannon" ▶︎︎︎︎ Lễ hội hoa cẩm tú cầu Amebiki Kannon: 10 tháng 6 đến 20 tháng 7 ▶︎︎︎︎ Vào cửa miễn phí ▶︎︎︎︎ ︎Trang web chính thức Công viên Shimoda (tỉnh Shizuoka) Công viên có tầm nhìn đẹp nhìn ra thành phố Shimoda và cảng Shimoda. Khoảng 150.000 bông hoa cẩm tú cầu nở rộ trên khuôn viên rộng lớn. ▶︎︎︎︎ 3-chome, thành phố Shimoda, tỉnh Shizuoka ▶︎︎︎︎ 20 phút đi bộ từ ga Shimoda tuyến Izukyu. Hoặc có thể bắt xe buýt từ ga Shimoda mất 5 phút và xuống tại "Công viên Shimoda". ▶︎︎︎︎ Lễ hội hoa cẩm tú cầu: từ ngày 1 đến 30 tháng 6 ▶︎︎︎︎ Vào cửa miễn phí ▶︎︎︎︎ ︎Trang web chính thức Các khu vực nổi tiếng để ngắm cẩm tú cầu ở Kansai Hồ Yogoko - Vườn hoa cẩm tú cầu (tỉnh Shiga) Khoảng 10.000 bông hoa cẩm tú cầu nở rộ trên khoảng 600 m dọc theo bờ hồ Yogoko. Với chu vi 6,4 km mỗi vòng hồ là nơi lý tưởng để đi xe đạp và đi bộ đường dài. ▶︎︎︎︎ Kawanami, Yogomachi, thành phố Nagahama, tỉnh Shiga ▶︎︎︎︎ 2,8 km từ ga JR Yogo. Có xe đạp cho thuê tại nhà ga (0749-86-2291). ▶︎︎︎︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 ▶︎︎︎︎ Vào cửa miễn phí ▶︎︎︎︎ ︎Trang web tham khảo Công viên văn hoá và tự nhiên Maizuru (phủ Kyoto) Khoảng 100.000 bông hoa cẩm tú cầu nở rộ trong “vườn hoa cẩm tú cầu” rộng khoảng 2ha, được ví như “biển hoa cẩm tú cầu”. Bạn cũng có thể nhìn thấy biển thực sự từ công viên. ▶︎︎︎︎ 24-12 Taneji, Thành phố Maizuru, phủ Kyoto ▶︎︎︎︎ Khoảng 30 phút đi xe buýt Kyoto Kotsu từ ga JR Higashi Maizuru, xuống tại "Công viên văn hóa thiên nhiên Maizuru" ▶︎︎︎︎ Thời gian mở cửa của vườn hoa cẩm tú cầu: từ ngày 10 đến 26 tháng 6 ▶︎︎︎︎ Phí vào cửa: học sinh trung học trở lên 500 yên, học sinh tiểu học và trung học cơ sở 250 yên, trẻ mẫu giáo miễn phí ▶︎︎︎︎ ︎Trang web chính thức Chùa Quan âm Tanshu Hana Kannonji (phủ Kyoto) Khoảng 10.000 bông hoa cẩm tú cầu màu trắng, xanh, tím, hồng nở rộ trong khuôn viên chùa, nên người ta còn gọi là "Chùa Ajisai". ▶︎︎︎︎ 1067 Kannonji, Thành phố Fukuchiyama, Tỉnh Kyoto ▶︎︎︎︎ 1,2 km từ Ga JR Ishihara ▶︎︎︎︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa: Đầu tháng 6 đến đầu tháng 7 ▶︎︎︎︎ Phí vào cửa: 18 tuổi trở lên 400 yên, học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông 300 yên, học sinh tiểu học trở xuống miễn phí ▶︎︎︎︎ ︎Trang web chính thức Đền thần đạo Fujimori (thành phố Kyoto) Bạn có thể thưởng thức khoảng 3.500 bông hoa cẩm tú cầu tại hai "vườn hoa cẩm tú cầu" trong khuôn viên. Hanachozui (ảnh) với những bông hoa cẩm tú cầu nổi trên mặt nước là địa điểm nổi tiếng trên instagram. ▶︎︎︎︎ 609 Fukakusa Toriizaki-cho, Fushimi-ku, Kyoto ▶︎︎︎︎ Cách ga Sumizome tuyến Keihan 550 m, cách ga JR Fujimori 800 m ▶︎︎︎︎ Thời gian mở cửa vườn hoa cẩm tú cầu (dự kiến): Khoảng một tháng từ ngày 4 tháng 6 ▶︎︎︎︎ Phí vào cửa "vườn hoa cẩm tú cầu": 300 yên ▶︎︎︎︎ ︎Trang web chính thức Chùa Mimurotoji (phủ Kyoto) Khoảng 20.000 bông hoa cẩm tú cầu nở rộ rực rỡ giữa những cây tuyết tùng. Đây còn được gọi là "Chùa Ajisai" và là một trong những điểm ngắm hoa cẩm tú cầu đẹp nhất ở Kansai. ▶︎︎︎︎ 21 Shigaya, Kaido, Thành phố Uji, Tỉnh Kyoto ▶︎︎︎︎ 1,3 km từ ga Mimurodo tuyến Keihan ▶︎︎︎︎ Thời gian mở cửa "Vườn hoa cẩm tú cầu": từ ngày 1 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7 năm 2022 ▶︎︎︎︎ Phí vào cửa (thời gian mở cửa Vườn hoa cẩm tú cầu) : học sinh trung học trở lên 1.000 yên, học sinh trung học cơ sở trở xuống 500 yên ▶︎︎︎︎ ︎Trang web chính thức Chùa Yokokuji Yanagidani Kannon (phủ Kyoto) Khi xuyên qua khu rừng trúc sẽ thấy ngôi chùa ở đây. Khoảng 5.000 bông hoa cẩm tú cầu nở rất đẹp, và Hanachozu (ảnh) với những bông hoa cẩm tú cầu nổi trên mặt nước là một địa điểm chụp ảnh phổ biến trên instagram. ▶︎︎︎︎ 2 Jododani Donotani, thành phố Nagaokakyo, phủKyoto ▶︎︎︎︎ 1,3 km từ ga Nagaoka Tenjin tuyến Hankyu ▶︎︎︎︎ Tuần hoa cẩm tú cầu: từ ngày 1 đến 30 tháng 6 ▶︎︎︎︎ Phí vào cửa (tuần hoa cẩm tú cầu): người lớn 700 yên, học sinh trung học phổ thông trở xuống miễn phí ▶︎︎︎︎ ︎Trang web chính thức Đảo Awaji・Công viên quốc gia Akashi Kaikyo (tỉnh Hyogo) 16 loài với khoảng 14.000 bông hoa cẩm tú cầu nở rộ. Vào mùa hoa cẩm tú cầu, có các xe điện chạy dọc tuyến đường ngắm hoa cẩm tú cầu. ▶︎︎︎︎ 8-10 Yumebutai, thành phố Awaji ▶︎︎︎︎ Đi bằng ô tô ▶︎︎︎︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : đầu tháng 6 đến đầu tháng 7 ▶︎︎︎︎ Phí vào cửa: người lớn 450 yên, học sinh trung học cơ sở trở xuống miễn phí ▶︎︎︎︎ ︎Trang web tham khảo Vườn thực vật rừng thành phố Kobe (thành phố Kobe) Khoảng 50.000 bông hoa cẩm tú cầu nở rộ trong rừng. Màu xanh của cẩm tú cầu nơi đây nổi tiếng là đặc biệt đẹp. ▶︎︎︎︎ 1-2 Nagao, Uetanigami, Yamada-cho, Kita-ku, Kobe ▶︎︎︎︎ Khoảng 10 phút đi xe buýt đưa đón miễn phí từ ga Kita Suzurandai tuyến đường sắt Kobe ▶︎︎︎︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : đầu tháng 6 đến giữa tháng 7 ▶︎︎︎︎ Phí vào cửa : 15 tuổi trở lên 300 yên, học sinh tiểu học và trung học cơ sở 150 yên ▶︎︎︎︎ ︎Trang web chính thức Chùa Hasedera (tỉnh Nara) Chùa Hasedera được biết đến với cái tên "Chùa hoa". Mặc dù ngôi chùa hơi xa trung tâm thành phố, nhưng đây là một ngôi chùa có khung cảnh khiến ta xao xuyến và là một điểm du lịch tiềm ẩn ở Kansai. ▶︎︎︎︎ 731-1 Hatsuse, thành phố Sakurai, tỉnh Nara ▶︎︎︎︎ 1,4 km từ ga Haseji tuyến Kintetsu ▶︎︎︎︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : giữa tháng 6 đến giữa tháng 7 ▶︎︎︎︎ Phí vào cửa: Người lớn 500 yên, học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông 500 yên, học sinh tiểu học 250 yên ▶︎︎︎︎ ︎Trang web chính thức Chùa Yatadera (tỉnh Nara) Ở đây bạn có thể thưởng thức khoảng 10.000 bông hoa cẩm tú cầu và nhiều tượng Phật địa tạng. Ngôi chùa này còn được gọi là "Chùa Ajisai". ▶︎︎︎︎ 3549 Yata-cho, Yamatokoriyamashi, tỉnh Nara ▶︎︎︎︎ Vào mùa hoa cẩm tú cầu, xe buýt Nara vận hành một chuyến xe buýt tạm thời đi Yatadera từ ga Kintetsu Koriyama và ga JR Horyuji. ▶︎︎︎︎ Thời gian mở cửa "Vườn hoa cẩm tú cầu": 28 tháng 5 đến 3 tháng 7 năm 2022 ▶︎︎︎︎ Phí vào cửa: học sinh trung học cơ sở trở lên 500 yên, học sinh tiểu học 200 yên ▶︎︎︎︎ ︎Trang web chính thức Công viên rừng Nukata của người dân phủ Osaka (thành phố Higashi Osaka) Bạn có thể thưởng thức khoảng 25.000 bông hoa cẩm tú cầu dọc theo đường dạo bộ hoa cẩm tú cầu dài 1.500m. Vào mùa hoa cẩm tú cầu, ở đây còn có các cửa hàng bán đồ uống và kem. ▶︎︎︎︎ Yamatecho, thành phố Higashi Osaka ▶︎︎︎︎ Khoảng 80 phút đi bộ từ ga Kintetsu Hiraoka hoặc ga Kakuda qua một lộ trình đi bộ đường dài. Hoặc là đi bộ từ Kintetsu Ikoma ga Ikoma Yamagami ▶︎︎︎︎ Thời điểm đẹp để ngắm hoa : giữa tháng 6 đến giữa tháng 7 ▶︎︎︎︎ Vào cửa miễn phí ▶︎︎︎︎ ︎Trang web chính thức Công viên thực vật Nagai (thành phố Osaka) Khoảng 10.000 bông hoa cẩm tú cầu nở rộ trong "vườn hoa cẩm tú cầu" giống như một thung lũng trên núi nơi có suối nguồn chảy ra và bạn có thể thưởng thức khung cảnh quê hương Nhật Bản xưa. ▶︎︎︎︎ 1-23 Nagaikoen, Higashi Sumiyoshi, thành phố Osaka ▶︎︎︎︎ 800 m từ lối ra số 3 của ga Osaka Metro Nagai, 1.000 m từ ga JR Nagai ▶︎︎︎︎ Thời gian mở cửa của "công viên hoa cẩm tú cầu” : từ 28 tháng 5 đến 26 tháng 6 năm 2022 ▶︎︎︎︎ Phí vào cửa: học sinh trung học trở lên 200 Yên, học sinh trung học cơ sở trở xuống miễn phí ▶︎︎︎︎ ︎Trang web chính thức Chùa Chokeiji (phủ Osaka) Ở hai bên bậc cầu thang đá và “thung lũng hoa cẩm tú cầu” có khoảng 6.000 bông hoa cẩm tú cầu nở bao trùm toàn bộ ngôi đền. Nơi này còn được gọi là "Chùa Ajisai." Bạn cũng có thể nhìn thấy sân bay Quốc tế Kansai và Đảo Awaji. ▶︎︎︎︎ 815 Shindachiichiba, thành phố Sennan, phủ Osaka ▶︎︎︎︎ 1,2 km từ ga JR Izumi Sunagawa ▶︎︎︎︎ Vào cửa miễn phí ▶︎︎︎︎ ︎Trang web tham khảo
31/05/2022
Trong thời gian du học ở Nhật, chắc hẳn các bạn đều muốn nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Nhật nhỉ. Vậy thì, chúng mình nên đi làm thêm ở đâu và làm công việc gì? Bạn hãy tham khảo kinh nghiệm đi làm thêm của các bạn du học sinh và tự tìm cho mình nơi làm việc phù hợp nhé. Bài viết lần này sẽ giới thiệu kinh nghiệm của 5 bạn du học sinh. Vẫn biết mục tiêu lớn nhất của việc đi làm thêm là “kiếm tiền” song điểm tốt của việc đi làm thêm là bạn có thể tích lũy kinh nghiệm khi làm việc. Lần này, chúng mình đã phỏng vấn 5 bạn người Việt có kinh nghiệm đi làm ở nhà hàng - quán ăn. Công việc làm thêm ở nhà hàng - quán ăn có những ưu điểm gì, có những vất vả như thế nào nhỉ? Cách tìm việc làm thêm Để tìm việc làm thêm, các bạn du học sinh đã dùng những cách sau đây. ・ Trường học giới thiệu・ Các anh chị khóa trên, bạn bè giới thiệu・ Trang web của các công ty giới thiệu việc làm・ Tạp chí giới thiệu việc làm・ Thông tin dán tại các cửa hàng・ Hellowork・ Hội nhóm trên các trang mạng xã hội của du học sinh Những thông tin chi tiết có trong bài viết này. KOKORO|Cách tìm việc làm thêm Trong số 5 bạn chúng mình phỏng vấn này thì có 4 bạn đã tìm được việc thông qua lời giới thiệu của anh chị khóa trên và bạn bè. Còn 1 bạn thì tìm được việc ở quán cơm bò (gyudon) qua thông tin đăng tải trên trang “Baitoru” (バイトル). WA. SA. Bi. cũng giới thiệu việc làm thêm cho du học sinh. Bạn có thể xin tư vấn bằng tiếng Việt, hãy gửi thư cho địa chỉ email dưới đây. go-en@morikosan.co.jp Nội dung công việc ở quán ăn Ở Nhật có rất nhiều nhà hàng, quán ăn nên việc làm thêm ở những nơi này cũng là dễ tìm nhất. Tại các quán ăn, bạn có thể làm việc trong bếp hoặc làm phục vụ bàn. Những bạn chưa nói được nhiều tiếng Nhật thì chỉ có thể làm trong bếp, nếu nói được một chút thì bạn hãy tìm việc phục vụ bàn nhé. Việc phục vụ bàn sẽ đem lại cho bạn nhiều cơ hội nói tiếng Nhật hơn đấy. Việc phục vụ thường bao gồm những đầu việc như sau. ① Nghe khách gọi món và ghi chép lại② Báo với nhà bếp đơn khách gọi③ Chuẩn bị đồ uống và đem ra cho khách④ (Quán nhậu) Đem món khai vị (món ăn kèm) cho khách⑤ Đem món ăn mà khách đã gọi ra bàn⑥ Thu dọn đĩa ăn mà khách đã dùng xong⑦ Tính tiền tại quầy⑧ Dọn dẹp và vệ sinh bàn ăn, quán ăn Quán cơm bò Chúng mình sẽ giới thiệu từng kinh nghiệm của các bạn du học sinh. Đầu tiên là kinh nghiệm của Bảo - bạn sinh viên đại học đang làm thêm ở một quán cơm bò ở Kyoto từ nửa năm trước. Điểm tốt của công việc này Khách hàng thân thiện: Khi làm ca đêm, mình nhận được lời động viên “Cố lên nhé” từ các khách hàng. Điểm khó của công việc này Khách hàng đa dạng: Đây là quán ăn mà mọi người dễ dàng ghé qua. Thỉnh thoảng cũng có những khách bị khiếm thị, bị câm vào ăn. Mình và mọi người trong quán cần linh hoạt trong việc tiếp đón để tất cả những khách hàng như vậy cũng cảm thấy thoải mái khi tới quán. Làm 1 mình: Vào những khung thời gian ít khách, có những lúc mình phải làm việc 1 mình. Đây là việc rất vất vả và có lúc mình đã tính nghỉ việc nhưng vì vẫn còn rất nhiều điều cần học hỏi nên mình cố gắng làm tiếp. Môi trường nói tiếng Nhật Công việc của mình là phục vụ bàn nhưng ở quán mình thì trong giờ làm việc không được “nói chuyện phiếm” với khách nên mình chỉ toàn nói theo những gì có trong sách hướng dẫn. Tuy nhiên, khi làm việc với quản lý cửa hàng và các anh chị đồng nghiệp, mình có nhiều cơ hội nói tiếng Nhật. Kính ngữ: Mình làm việc ở đây và nhớ được rất nhiều “kính ngữ”. Khi nói chuyện với khách, đương nhiên là mình phải sử dụng kính ngữ. Các nhân viên như mình được học kính ngữ thông qua một vài video mà quán đã chuẩn bị sẵn. Ngoài ra, khi các anh chị và các bạn làm cùng tiếp khách thì mình đã nghe nội dung mà mọi người nói, sau đó mình bắt chước theo. Ví dụ, mình đã nhớ những câu như sau. ・ 少々お待ちください。(Xin quý khách chờ một chút.) ・ (Khi nghe khách gọi món) おうかがい致します。(Em/cháu xin nghe ạ.)・ (Khi các món ăn được đem ra không theo thứ tự mà khách hàng đã gọi) 順番前後させていただきます。(Các món sẽ được đem ra lần lượt theo thứ tự chế biến.)・ 申し訳ございません。(Em/cháu xin lỗi ạ.)・ (Khi nhận đủ tiền từ khách) ちょうどお預かりします。(Em/cháu đã nhận được tiền ạ.) Hơn nữa, nhờ việc đọc tin nhắn trong nhóm LINE của đồng nghiệp, mình đã học thêm được nhiều từ ngữ dùng trong văn nói và cách nói bằng tiếng Kansai. Nhà hàng lẩu Shabu Shabu Tiếp theo là kinh nghiệm của Thanh - sinh viên đại học. Thanh đã làm gần 1 năm rưỡi ở nhà hàng lẩu Shabu Shabu ở tỉnh Osaka. Điểm tốt của công việc này Tăng lương giờ: Ở nhà hàng này, mình được tăng lương dựa trên kinh nghiệm và thái độ, tác phong làm việc. Mức lương khởi điểm của mình là 1000 yên, sau đó tăng lên thành 1040 yên và bây giờ là 1070 yên. Tiền đi lại: Mình nhận được 500 yên 1 ngày. Mình đi làm bằng xe đạp nhưng nhà hàng vẫn trả cho mình 500 yên. Cách anh quản lý nhà hàng hướng dẫn và chỉ bảo mình: Khi mình đi muộn hay làm sai gì đó, sếp và các anh chị cũng có nhắc nhở nhưng chưa bao giờ mắng mỏ mình. Mọi người nhắc mình “Lần sau đừng để chuyện này xảy ra nhé”. Khách hàng thân thiện: Nhân viên chúng mình thường nhận được bánh kẹo từ những vị khách quen. Khi ra về, họ cũng được động viên mọi người “cố gắng làm việc nhé”. Điểm khó của công việc này Có rất nhiều việc: Vì đồng thời phải làm nhiều việc cùng một lúc nên ban đầu mình không hiểu việc và không biết nên làm gì. Dần dần mình nhớ nội dung được dạy trong sách hướng dẫn, bắt chước cách làm của các anh chị đã làm lâu và quen việc hơn. Môi trường nói tiếng Nhật Nói chuyện với khách: Ghế ngồi trong nhà hàng của mình được thiết kế theo kiểu quầy bar nên mình làm việc ngay trước mặt khách. Nếu khách bắt chuyện với mình thì mình có thể trả lời và nói chuyện với khách nên mình có nhiều cơ hội nói tiếng Nhật, trình độ của mình cũng đã tăng lên. Ví dụ, khi khách nhận ra mình là người Việt, khách sẽ hỏi về Việt Nam hoặc về việc du học của mình. Giao lưu với đồng nghiệp: Đây là một nơi làm việc rất tốt, mình thường xuyên giao lưu với anh quản lý nhà hàng, các anh chị đã làm trước đó và các bạn làm cùng. Vào ngày nghỉ định kỳ, mọi người cùng nhau đi nhậu, khi hết ca làm thì vài người cùng ở lại thêm khoảng 1 tiếng để trò chuyện ở phía trong nhà hàng. Mình thấy công việc ở đây rất vui, mình có thể xin lời khuyên từ mọi người về bất cứ vấn đề gì. Quán bánh bắp cải nướng Bây giờ Trâm đang đi làm tại một công ty của Nhật nhưng thời đi du học, bạn ấy đã làm tại một quán bánh bắp cải nướng. Điểm tốt của công việc này Học hỏi về “Xã hội”: Mình thấy mình với cô quản lý đầu tiên không hợp nhau, nếu không cố gắng hoà hợp thì không thể làm tiếp được. Thế nhưng, nếu cứ tiếp tục cố gắng, biết đâu sẽ có những mối nhân duyên tốt hơn. Cô quản lý tiếp theo là người rất thân thiện, nhờ thế mà mình đã có thể làm việc ở quán khoảng 4 năm. Điểm khó của công việc này Cách nướng bánh bắp cải: Việc nướng bánh bánh bắp cải (bột mì và bắp cải) thành hình tròn rất khó, mình vụng về nên mãi mới có thể nướng được. Xử lý các vấn đề phát sinh: Để có thể xử lý được các tình huống khi đông khách, khi bị khách mắng thì mình đã mất khoảng 3 tháng. Môi trường nói tiếng Nhật Giao lưu với cô quản lý và đồng nghiệp: Công việc rất bận nên trong giờ làm mình không có cơ hội nói chuyện với đồng nghiệp và khách hàng. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp ở nơi làm việc rất tốt, vào ngày nghỉ, cô quản lý người Trung, cô người Nhật và nhân viên chúng mình (người Trung và người Việt) thường tổ chức ăn liên hoan. Những lúc đó, mọi người nói chuyện với nhau bằng tiếng Nhật. Nhà hàng Trung hoa Bữa ăn sau khi làm xong Linh đang học đại học ở Việt Nam, bạn ấy đã có 1 năm du học đại học ở Nhật theo chương trình trao đổi. Trong thời gian đó, Linh đã làm thêm ở một nhà hàng Trung hoa do một gia đình người Nhật tự kinh doanh. Điểm tốt của công việc này Nhớ tên các món ăn Trung hoa: Ở nhà hàng này, mọi người sẽ đổi nhiệm vụ làm việc với nhau theo ngày, 1 người làm trong bếp, 1 người làm phục vụ bàn. Thế nên mình vừa được tiếp khách, vừa có cơ hội nấu món Trung hoa. Nhờ thế mà mình đã biết tên và nhớ cách làm các món Trung hoa. Trải nghiệm văn hóa Nhật Bản: Khi làm việc vào buổi trưa, mình nhận ra là các khách hàng người Nhật thường ăn trưa rất nhanh vì họ biết rằng có các vị khách khác đang chờ. Từ đó mình hiểu được văn hoá nghĩ tới người xung quanh của người Nhật. Ông chủ nhà hàng tốt bụng: Vào ngày nghỉ định kỳ, ông lái xe ô tô đưa mình và bạn người Việt làm cùng đi tham quan những nơi xa như thành Himeji, Kobe, đảo Awaji v.v. Ông chủ nhà hàng đã đưa chúng mình đi đảo Awaji Điểm khó của công việc này Kính ngữ: Ông bà chủ nhà hàng nói với mình là khi tiếp khách thì nói dạng văn lịch sự cũng được, song vì muốn nâng cao khả năng nói tiếng Nhật, mình đã tự ý thức và tập sử dụng kính ngữ. Ví dụ, khi muốn dọn bớt bát đĩa mà khách đã ăn xong, mình sẽ không nói “取ってもいいですか?”, mình đã nói là “お下げしてもよろしいですか?” (cả hai câu đều có nghĩa là em/cháu có thể dọn cái này được không ạ?”). Ngoài ra, khi nhà hàng đã kín khách, mình đã nói là “本当に申し訳ございませんが、今は席が空いていないので、少々お待ちくださいませんか?” (Chúng em/chúng cháu thật sự xin lỗi, hiện nay nhà hàng không còn bàn trống, quý khách có thể chờ một chút không ạ?”. Môi trường nói tiếng Nhật Giao tiếp với khách hàng: Mình được các vị khách bắt chuyện và được hỏi về việc học tập của mình, về những điều liên quan đến Việt Nam. Mình trả lời bằng tiếng Nhật và kết thân với một số vị khách. Đây là một nơi làm việc mà mình có nhiều cơ hội nói chuyện với khách. Khi nhà hàng không có khách, mình thường nói chuyện với ông chủ hoặc bà chủ quán. Quán Okonomiyaki Chí đang làm ở Tokyo, thời đi du học, bạn ấy đã làm phục vụ ở một quán Okonomiyaki ở Nara. Điểm tốt của công việc này Văn hóa hiếu khách: Có những ngày mình làm ca 8 tiếng và rất mệt nhưng luôn tươi cười khi tiếp khách. Điều này mình học được từ các anh chị làm cùng. Mình thấm nhuần “Văn hóa hiếu khách” thông qua những việc như thế này. Các anh chị người Việt: Quán lúc nào cũng đông, so với những nơi khác thì lương theo giờ cũng hơi thấp nhưng đổi lại mình và mọi người trong quán rất thân nhau. Mình đã cùng anh chủ quán, anh chị người Việt, bạn đồng nghiệp người Nhật đi nhậu, đi du lịch. Công viên Nara - Ảnh chụp khi đi chơi cùng một bác khách Giao lưu với khách hàng: Mình có quan hệ tốt với một vài vị khách.Vào ngày nghỉ, mình đã cùng một bác khách đi chụp ảnh, bác và mình đã chụp lại những cảnh đẹp ở Nara. Điểm khó của công việc này Nghe khách gọi món: Ban đầu, khi khách nói tắt tên của các món, mình đã không hiểu đấy là món gì. Mình đã mất khoảng 1 tháng để quen và hiểu được. Môi trường nói tiếng Nhật Mình cũng có rất nhiều cơ hội nói chuyện với khách tới quán. Tổng kết Lần này, chúng mình đã giới thiệu kinh nghiệm đi làm thêm tại “nhà hàng - quán ăn” của các bạn du học sinh. 5 địa điểm làm việc đã được giới thiệu là “Quán cơm bò”, “Nhà hàng lẩu Shabu Shabu”, “Quán bánh bắp cải nướng”, “Nhà hàng Trung hoa”, “Quán Okonomiyaki”. Dù cùng là việc phục vụ bàn nhưng thông qua lời kể của các bạn du học sinh, chắc hẳn mọi người đã nhận ra là tuỳ từng nhà hàng, quán ăn mà cơ hội giao tiếp với khách sẽ nhiều hoặc ít. Ngoài ra, một điểm quan trọng nữa là mình có thể xây dựng mối quan hệ tốt với người quản lý và đồng nghiệp hay không. Bạn hãy tham khảo kinh nghiệm của các anh chị đi trước và tìm cho mình một nơi làm việc tốt, nâng cao cơ hội giao tiếp bằng tiếng Nhật nhé. Ngoài ra, hãy thường xuyên đi chơi cùng mọi người, xây dựng các mối quan hệ và tìm cho mình người mà mình có thể xin tư vấn bất kỳ lúc nào nhé.
24/05/2022
Làm thế nào để có thể duy trì cuộc sống khi giá hàng hóa tăng mà tiền lương không tăng? Các bạn trẻ đang làm việc và sinh sống ở Nhật vốn luôn tiết kiệm. Vậy làm thế nào để có thể duy trì cuộc sống trong bối cảnh vật giá gia tăng? Kokoro xin giới thiệu một vài bí quyết tiết kiệm trong bối cảnh hiện nay. Giá điện nước ga và giá thực phẩm tăng Giá thực phẩm tăng Giá các mặt hàng thực phẩm đã chế biến, ví dụ như mỳ cốc, thực phẩm đông lạnh và các loại gia vị đang gia tăng nhanh chóng. Đây cũng là xu hướng chung đang diễn ra trên thế giới. Nguyên nhân có thể kể đến như sau. ・Giá bột mỳ, đậu tương, đường… tăng mạnh (do thời tiết hoặc ảnh hưởng của tình hình xã hội) ・Giá dầu thô tăng dẫn tới giá bao bì tăng ・Giá dầu tăng dẫn đến chi phí vận chuyển tăng Theo một công ty khảo sát thì trong năm 2022 có tới 105 công ty sẽ tăng giá đối với 6.167 mặt hàng. Tiền điện, ga tăng Do giá dầu thô và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng cao nên 5 trong số 10 công ty điện lực lớn của Nhật sẽ bắt đầu tăng giá điện từ tháng 6 năm nay. Ví dụ, tiền điện trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng điện của công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), từ tháng 6 sẽ là 8.565 yên, tăng 60 yên so với tháng 5 và tăng 1.652 yên so với năm trước đó. Bốn công ty hơi đốt lớn cũng tăng giá. Công ty Tokyo Gas cho biết tiền ga trung bình của một hộ gia đình từ tháng 6 là 5.808 yên, tăng 1.111 yên so với năm ngoái. Giá hơi đốt trung bình một tháng của công ty Osaka Gas dự tính sẽ là 6.360 yên. Tiền lương không tăng mấy Trong khi đó, mức tăng lương nói chung không đáng là bao. Vậy làm thế nào để duy trì cuộc sống trong bối cảnh giá thực phẩm và nhiên liệu gia tăng như vậy. Chúng tôi xin giới thiệu một vài bí quyết đơn giản trong cuộc sống để các bạn cùng tham khảo. Tiết kiệm điện nước ga Chúng ta có thể tiết kiệm điện, ga và nước bằng cách sau. Tiết kiệm điện, nước, ga ① Thổi cơm một lần rồi chia thành từng phần, bọc màng bọc thực phẩm đông đá, khi nào ăn thì quay nóng lại. ② Chế biến những món ăn rẻ tiền mà vẫn tốt cho sức khỏe. ③ Mùa hè, khi dùng điều hòa không để nhiệt độ quá thấp và kết hợp với quạt máy sẽ làm không khí điều hòa tốt hơn. ④ Vào ngày nghỉ, tận dụng các địa điểm công cộng miễn phí. ⑤ Bát đĩa, đồ dùng nhà bếp lau sạch dầu mỡ rồi mới rửa. ① Thổi cơm nhiều một lần rồi chia nhỏ đông đá ・ Thổi cơm nhiều một lần ・ Sau khi cơm chín, chia nhỏ từng phần, bọc màng bọc thực phẩm ・ Cho vào túi zip để trong ngăn đông đá ・ Khi ăn chỉ việc lấy ra quay lò vi sóng là được Làm như trên ta có thể giảm bớt số lần thổi cơm để tiết kiệm điện. Hơn nữa, cơm được đông đá sẽ giữ được thành phần nước trong cơm, nên khi quay nóng lại cơm vẫn rất ngon. ② Sử dụng các loại nguyên liệu rẻ tiền mà dinh dưỡng cao Củ cải khô (khi chưa chế biến) Củ cải khô xào với đậu phụ rán và cà rốt Giá xào ③ Cách sử dụng máy điều hòa Vào mùa hè, đừng để nhiệt độ quá thấp. Ngoài ra nên kết hợp máy điều hòa với quạt máy, quạt thông gió thì hiệu quả sẽ cao hơn. ④ Tận dụng các cơ sở công cộng [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] KOKORO|Thư viện công – Không gian rộng rãi, miễn phí Tận dụng các cơ sở công cộng như thư viện, trung tâm thương mại chúng ta vừa tiết kiệm được điện gia đình vừa có thời gian thư giãn. ⑤ Lau sạch dầu mỡ trên bát đĩa rồi mới rửa Khi rửa bát đĩa có dính dầu mỡ, hãy dùng giẻ cũ cắt từ quần áo bỏ đi thành miếng nhỏ hoặc giấy nhà bếp lau sạch rồi mới rửa. Làm như vậy vừa tiết kiệm được nước vừa giảm lượng thải dầu mỡ ra ngoài, góp phần bảo vệ môi trường. Mua thực phẩm giá rẻ Biết cách mua các loại thực phẩm, đồ ăn giá rẻ hoặc mua được thực phẩm giá rẻ để bảo quản, ta sẽ tiết kiệm được chi phí sinh hoạt. Mua đồ thực phẩm hạ giá tại siêu thị ・ Trước khi đóng cửa 2 hoặc 3 tiếng, các cửa hàng siêu thị thường bán hạ giá các mặt hàng sắp tới hạn sử dụng (gọi là sale) ※ Vài giờ trước khi đóng cửa, nhiều siêu thị thường bán hạ giá 20% các mặt hàng còn nhiều. Trước khi đóng cửa họ có thể hạ giá tới 50%. ※ Trường hợp giảm 50% thì bảng giá sẽ ghi là “半額” (nửa giá) ・ Thứ Bảy hoặc Chủ Nhật, ngay sau khi mở cửa, các siêu thị thường hạ giá các mặt hàng của hôm trước. ・ Các mặt hàng được chỉ định bán hạ giá ngay từ khi mở cửa được gọi là “特売品” ※ Hãy theo dõi giấy quảng cáo của cửa hàng để biết được ngày nào và mặt hàng nào cửa hàng bán những mặt hàng kiểu “特売品”. Tờ quảng cáo thường được dán ở các cửa hàng hoặc trên trang web. Khi mua được nhiều thực phẩm rẻ hãy chia nhỏ, đông đá Trường hợp mua được các loại rau củ, thịt cá rẻ… ta có thể sơ chế, chia thành từng phần đông lạnh ăn dần. ・ Các loại rau đều có thể luộc sơ qua, thái miếng vừa ăn, vắt bớt nước rồi chia thành từng phần, bọc lại để đông đá ăn dần. ・ Khi đông đá, sử dụng túi zip để bảo quản rất tiện lợi. ・ Các loại thực thẩm đã chế biến, chia nhỏ đông đá, cũng rất tiện dụng. ・ Các loại nấm như nấm hải sản, nấm chân gà… cắt bỏ chân, chia nhỏ đông đá, khi chế biến sẽ ngon hơn (xem ảnh). ・ Nấm shiitake thì thái nhỏ rồi mới đông đá sẽ rất tiện dụng. Luôn sắp xếp tủ lạnh gọn gàng Do bận rộn ít có thời gian đi chợ, nên có xu hướng mỗi lần đi chợ chúng ta thường mua nhiều đồ ăn về cất trong tủ lạnh. Nhưng đôi khi vì có quá nhiều đồ ăn nên ta có thể không nhìn thấy những đồ ăn cất kỹ nên cuối cùng đồ ăn quá hạn vứt đi bị lãng phí. Vì vậy hãy sắp xếp trong tủ lạnh sao cho gọn gàng, dễ thấy dễ lấy, tránh vứt đồ ăn thừa lãng phí. Tổng kết Trên đây, chúng tôi vừa giới thiệu với các bạn một số “bí quyết” để có thể duy trì cuộc sống trong bối cảnh vật giá đang tăng cao hiện nay. Có thể tóm tắt lại như sau: ・ 〈Tiết kiệm điện〉Bằng cách thổi nhiều cơm một lúc, chia nhỏ, bọc màng bọc thực phẩm rồi đông đá. ・ Sử dụng các mặt hàng thực phẩm rẻ có giá trị dinh dưỡng cao. ・ 〈Tiết kiệm điện〉Bằng cách sử dụng điều hòa kết hợp với quạt máy, không để nhiệt độ quá thấp. ・ 〈Tiết kiệm điện〉Bằng cách tận dụng các cơ sở công cộng. ・ 〈Tiết kiệm nước〉Bằng cách lau sạch dầu mỡ trên đĩa bát rồi mới rửa. ・ Mua thực phẩm vào khung giờ bán hạ giá ở siêu thị. ・ Mua các loại thực phẩm bán hạ giá theo định kỳ ở siêu thị. ・ Nếu mua được nhiều thực phẩm giá rẻ thì chia nhỏ, đông lạnh để ăn dần. ・ Không để thực phẩm quá hạn sử dụng. Còn rất nhiều các bí quyết tiết kiệm khác trong cuộc sống. Chúng ta cùng tìm hiểu học hỏi lẫn nhau để có thể điều chỉnh tốt cuộc sống trong bối cảnh mới nhé.
19/05/2022
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài