Category | Tin mới nhất

Đồng minh vững chắc của người nước ngoài sinh sống, làm việc, học tập ở Tokyo...

Các bạn người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc ở Tokyo đã bao giờ “muốn nhận được tư vấn từ người mình tin tưởng” khi gặp khó khăn trong công việc và cuộc sống chưa? Khi đó, chắc hẳn bạn sẽ tìm kiếm thông tin do người Việt viết trên mạng xã hội. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng thường ẩn chứa nhiều thông tin sai lệch. Khi “muốn nhận được tư vấn từ người đáng tin cậy”, “muốn xin tư vấn từ chuyên gia có kiến thức về pháp luật”, bạn thử dùng “東京都多言語相談ナビ (Tokyo Multilingual Consultation Navi - Tư vấn đa ngôn ngữ...

26/02/2025
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hợp tác với bệnh viện đại học của Nhật...

    16/01/2025
    Tháng 10 năm 2024, Giáo sư Lê Hữu Song - Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (một trong những cơ sở y tế hàng đầu Việt Nam), Giáo sư Lâm Khánh - nguyên Phó giám đốc cùng đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với 5 cơ sở y tế của Nhật Bản. Đoàn công tác của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) về việc hợp tác với Bệnh viện đại học Toyama và Bệnh viện trực thuộc Khoa Y Đại học Công lập Osaka. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đang hướng tới sự hợp tác như thế nào với các bệnh viện Nhật Bản? Phóng viên báo Mainichi đã phỏng vấn Giáo sư. Tiến sĩ Lê Hữu Song, Giám đốc Bệnh viện. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là 1 trong những bệnh viện hàng đầu Việt Nam ――Xin Giám đốc hãy giới thiệu đôi nét về Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Giám đốc Lê Hữu Song: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một trong 5 bệnh viện hạng đặc biệt quốc gia hàng đầu Việt Nam và là bệnh viện đa khoa, chiến lược tuyến cuối của quân đội. Chúng tôi có khoảng 3.000 nhân viên bao gồm bác sĩ và y tá, tiếp nhận khoảng 5.000 bệnh nhân ngoại trú mỗi ngày và chăm sóc khoảng 1.800 - 2.000 bệnh nhân nội trú. Bệnh viện cũng được tin tưởng giao trọng trách chăm sóc sức khỏe cán bộ cấp cao trong và ngoài quân đội. Chúng tôi đã được chăm sóc và điều trị cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến những giây phút cuối cùng vào tháng 7/2024. Bên cạnh nhiệm vụ chăm sóc, điều trị cho các cán bộ trong quân đội và bộ đội tại ngũ hoặc đã nghỉ hưu, chúng tôi còn tạo mọi điều kiện để các bệnh nhân không phải là quân nhân cũng có thể đến khám và điều trị tại Bệnh viện. Bệnh viện chúng tôi thường xuyên được đầu tư, trang bị những trang thiết bị, máy móc y tế tân tiến nhất và quy tụ những bác sĩ hàng đầu Việt Nam, với nhiều bác sĩ có trình độ đẳng cấp thế giới. Nói cách khác, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế với trang thiết bị tối tân và công nghệ tiên tiến nhất tại Việt Nam. Giám đốc Lê Hữu Song: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là một trong 5 bệnh viện hạng đặc biệt quốc gia hàng đầu Việt Nam và là bệnh viện đa khoa, chiến lược tuyến cuối của quân đội. Chúng tôi có khoảng 3.000 nhân viên bao gồm bác sĩ và y tá, tiếp nhận khoảng 5.000 bệnh nhân ngoại trú mỗi ngày và chăm sóc khoảng 1.800 - 2.000 bệnh nhân nội trú. Bệnh viện cũng được tin tưởng giao trọng trách chăm sóc sức khỏe cán bộ cấp cao trong và ngoài quân đội. Chúng tôi đã được chăm sóc và điều trị cho cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến những giây phút cuối cùng vào tháng 7/2024. Bên cạnh nhiệm vụ chăm sóc, điều trị cho các cán bộ trong quân đội và bộ đội tại ngũ hoặc đã nghỉ hưu, chúng tôi còn tạo mọi điều kiện để các bệnh nhân không phải là quân nhân cũng có thể đến khám và điều trị tại Bệnh viện. Bệnh viện chúng tôi thường xuyên được đầu tư, trang bị những trang thiết bị, máy móc y tế tân tiến nhất và quy tụ những bác sĩ hàng đầu Việt Nam, với nhiều bác sĩ có trình độ đẳng cấp thế giới. Nói cách khác, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế với trang thiết bị tối tân và công nghệ tiên tiến nhất tại Việt Nam. ――Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có công nghệ đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực y tế nào? Giám đốc Lê Hữu Song: Bệnh viện chúng tôi nhìn chung có trình độ công nghệ cao, nhưng điểm nhấn quan trọng có thể kể đến các lĩnh vực như ghép gan, ghép tế bào gốc, ghép tủy xương, chẩn đoán hình ảnh và điều trị các bệnh mạch máu não bằng phương pháp đặt ống thông (catheter). Hợp tác với Nhật Bản - quốc gia gần gũi về mặt địa lý và văn hóa ――Vì sao Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 lại quyết định hợp tác với các bệnh viện đại học của Nhật Bản? Giám đốc Lê Hữu Song: Cho tới hiện tại, chúng tôi đã hợp tác với ngành y tế ở nhiều nước. Ví dụ: Đức, Úc, Mỹ, Pháp, v.v. Trong số đó, Nhật Bản là quốc gia không chỉ gần Việt Nam về khoảng cách địa lý, mà còn có độ chênh lệch múi giờ nhỏ (2 tiếng); ngoài ra, hai quốc gia còn có nhiều điểm tương đồng về mặt văn hóa. Vào tháng 11 năm 2023, lãnh đạo hai nước Việt Nam và Nhật Bản đã tuyên bố nâng cấp quan hệ hai nước từ “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á” lên “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”. “Đối tác chiến lược toàn diện” là cấp độ cao nhất của quan hệ song phương trong ngoại giao của Việt Nam và các quốc gia khác. Hiện nay, ngoài Nhật Bản, chỉ có 5 quốc gia là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Với quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” ở cấp quốc gia, sự hợp tác giữa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và các bệnh viện Nhật Bản có thêm nhiều cơ sở để triển khai một cách hiệu quả và bền chặt. Thăm 3 bệnh viện đại học mà Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có mối quan hệ chặt chẽ Bệnh viện trực thuộc Khoa Y Đại học Công lập Osaka ――Trong chuyến làm việc này, đoàn công tác của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tới thăm những bệnh viện đại học nào của Nhật Bản? Giám đốc Lê Hữu Song: Lần này, chúng tôi đã hội đàm cấp cao với 3 bệnh viện: Bệnh viện trực thuộc Khoa Y Đại học Công lập Osaka, Bệnh viện Đại học Toyama và Trung tâm Y tế Đại học Toho (Tokyo). Trong đó, chúng tôi đã ký biên bản ghi nhớ (MOU) về việc trao đổi công nghệ y tế trong tương lai với Osaka và Toyama. ――Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã có mối quan hệ như thế nào với các đại học này cho tới thời điểm hiện tại? Giám đốc Lê Hữu Song: Đối với Đại học Công lập Osaka (tiền thân là Đại học Thành phố Osaka), ngoài việc đã ký kết MOU từ lâu và đã liên tục trao đổi thông tin về công nghệ y tế, chúng tôi đã cử nhiều bác sĩ trẻ sang đào tạo với tư cách du học sinh, trong đó có 1 người đã có bằng tiến sĩ, 3 người đã hoàn thành chương trình du học ngắn hạn ba tháng, và 1 người hiện đang nghiên cứu bậc tiến sĩ. Đây là cơ sở để chúng tôi tiếp tục ký kết MOU mới giữa hai bệnh viện. Chúng tôi cũng đã ký MOU về việc trao đổi sinh viên với Đại học Toyama, nơi đã có 4 bác sĩ của bệnh viện chúng tôi nhận bằng tiến sĩ và 2 bác sĩ đang du học. Trong chuyến thăm này, chúng tôi đã tiến hành gia hạn MOU với Đại học Toyama và ký MOU mới về việc trao đổi công nghệ y tế với bệnh viện trực thuộc đại học này. Về phía Đại học Toho, chúng tôi đã cử bác sĩ từ bệnh viện mình sang tham gia chương trình du học ngắn hạn tại đại học. Cử bác sĩ đến Nhật để học công nghệ y tế ――Trên cơ sở đó, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hướng tới sự hợp tác như thế nào với Bệnh viện trực thuộc Khoa Y Đại học Công lập Osaka? Tiến sĩ Tsuruta Daisuke - Trưởng khoa Y học tại Đại học Công lập Osaka và Giám đốc Lê Hữu Song Giám đốc Lê Hữu Song: Thỏa thuận MOU lần này có những mục đích chính như là: ➀ Cử các bác sĩ từ bệnh viện của chúng tôi sang Osaka với mục đích chuyển giao (học hỏi) công nghệ y tế, ➁ hợp tác để thực hiện các đề tài nghiên cứu chung giữa hai bệnh viện, ③ mời các bác sĩ của bệnh viện Đại học Công lập Osaka tới bệnh viện chúng tôi để hướng dẫn và giảng dạy về những công nghệ y tế tiên tiến, ④ hợp tác để tổ chức các hội nghị chuyên đề về y khoa giữa hai bệnh viện. ――Vậy đối với Bệnh viện trực thuộc Đại học Toyama, các ông kỳ vọng sự hợp tác như thế nào? Giám đốc Hayashi Atsushi (ở giữa) và các thành viên trong Ban lãnh đạo của Bệnh viện Đại học Toyama và Giám đốc Lê Hữu Song Giám đốc Lê Hữu Song: Điều chúng tôi đặc biệt muốn học hỏi từ Bệnh viện trực thuộc Đại học Toyama là phương pháp điều trị ung thư tuyến tụy (bao gồm phẫu thuật), phương pháp phẫu thuật ung thư vú và phương pháp điều trị các bệnh về mắt. Trước tiên, chúng tôi muốn mời các giáo sư và chuyên gia y tế từ bệnh viện phía bạn tới bệnh viện chúng tôi để giảng dạy. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hy vọng có cơ hội được cử các bác sĩ từ bệnh viện mình sang Toyama để học hỏi trong vòng 3 - 6 tháng về các công nghệ y tế liên quan đến phẫu thuật/điều trị ung thư tuyến tụy. ――Các ông có sự liên kết thế nào với Trung tâm Y tế Đại học Toho? Giám đốc Lê Hữu Song và Ông Watanabe Manabu - Giám đốc Bệnh viện Ohashi thuộc Trung tâm Y tế Đại học Toho Giám đốc Lê Hữu Song: Trung tâm Y tế Đại học Toho là một bệnh viện rất khang trang và nằm ở trung tâm Tokyo nên tôi nghĩ bệnh viện cũng có thể điều trị cho những người Việt Nam là các công chức làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật, hoặc những cán bộ cấp cao sống tại Tokyo. Tôi mong muốn trong tương lai giữa hai bệnh viện sẽ có mối quan hệ hợp tác sâu sắc hơn. Vào tháng 4 năm nay, chúng tôi đã đón Phó Giáo sư Nagata Takuya của Khoa Y Đại học Toho - chuyên gia về điều trị ung thư vú, đến tham quan bệnh viện của chúng tôi. Trong tương lai gần, với sự giúp đỡ của bác sĩ Nagata, chúng tôi hy vọng sẽ thành lập được khoa chuyên về ung thư vú tại bệnh viện của chúng tôi (hiện tại chúng tôi đang tiếp nhận các ca ung thư vú tại khoa sản phụ khoa). Công nghệ y tế mà Việt Nam muốn chia sẻ với Nhật Bản ――Ngược lại, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 muốn chuyển giao những công nghệ y tế gì cho các bệnh viện đại học Nhật Bản? Giám đốc Lê Hữu Song: Trong chuyến thăm này, chúng tôi đã giới thiệu những thế mạnh sau đây của bệnh viện chúng tôi đến các bệnh viện đại học ở Nhật Bản. Thứ nhất, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có số lượng bệnh nhân rất lớn với những ca bệnh hiếm gặp ở Nhật Bản, nên chúng tôi có thể trở thành đối tác có giá trị trong việc hợp tác nghiên cứu. Thứ hai, bệnh viện chúng tôi có nhiều bác sĩ trẻ và có ý chí phấn đấu, nên chúng tôi cũng là đối tác phù hợp để thực hiện các dự án quốc tế, chuyển giao công nghệ, kiến thức y tế và cùng nhau phát triển. Những ca bệnh hiếm gặp ở Nhật có thể kể đến là ca mắc bệnh nhiệt đới như sốt rét và sốt xuất huyết. Ngoài ra, bệnh viện chúng tôi cũng tiếp nhận nhiều ca điều trị chấn thương nặng do tai nạn xe máy, xe ô tô. Các ca nhiễm sốt rét ở Nhật đang bắt đầu tăng do hiện tượng biến đổi khí hậu ngày một trở nên nghiêm trọng; hơn nữa, như chúng ta đã thấy ở đại dịch COVID-19, sự hợp tác đa quốc gia nhằm ứng phó với những bệnh truyền nhiễm mang tính toàn cầu đang ngày càng trở nên quan trọng hơn. Hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam trong lĩnh vực y tế là vô cùng quan trọng và tôi mong muốn tiếp tục nỗ lực củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác này. Lê Hữu Song Giáo sư kiêm Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Thiếu tướng Quân đội Việt Nam. Viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học Y Dược Lâm sàng 108. Lĩnh vực chuyên môn là các bệnh truyền nhiễm (các bệnh lây nhiễm qua virus, vi khuẩn), các bệnh hô hấp, bệnh tiêu hóa, bệnh nhiệt đới (VD: sốt rét, sốt xuất huyết, v.v.)
  • Các sự kiện lớn trong năm 2025

    14/01/2025
    Năm 2025 đã bắt đầu. Trong năm nay, tại Nhật và trên toàn thế giới sẽ có những sự kiện nào nhỉ? Chúng tôi sẽ giới thiệu với những bạn sắp sang Nhật hoặc đang sinh sống ở Nhật những sự kiện chính trong năm nay, chủ yếu là sự kiện của Nhật Bản.【Fujita Hironobu】 Tròn 30 năm kể từ thảm họa động đất Hanshin - Awaji (Ngày 17/01) Đường cao tốc bị sập trong trận động đất = Thành phố Kobe, ngày 17/1/1995 (Báo Mainichi cung cấp) Đã 30 năm trôi qua kể từ khi xảy ra trận động đất Hanshin-Awaji khiến 6.434 người thiệt mạng và mất tích. Đường cao tốc bị sập trong trận động đất = Thành phố Kobe, ngày 17/1/1995 (Báo Mainichi cung cấp) Đã 30 năm trôi qua kể từ khi xảy ra trận động đất Hanshin-Awaji khiến 6.434 người thiệt mạng và mất tích. Tổng thống Donald Trump chính thức nhậm chức tại Mỹ (Ngày 20/1) Nhà trắng Ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ nhậm chức. Với khẩu hiệu "America First - Nước Mỹ trên hết", Hoa Kỳ đang cố gắng bắt đầu một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và các nước khác thông qua thuế quan. Thế giới đứng trước lo ngại về sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu. Nhà trắng Ngày 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ nhậm chức. Với khẩu hiệu "America First - Nước Mỹ trên hết", Hoa Kỳ đang cố gắng bắt đầu một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và các nước khác thông qua thuế quan. Thế giới đứng trước lo ngại về sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu. 3 năm kể từ khi bắt đầu xung đột ở Ukraine (Ngày 24/2) Thủ đô Kiev của Ukraine Sắp tròn 3 năm kể từ khi bắt đầu xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine. Liệu thỏa thuận ngừng bắn có thể đạt được vào trước thời điểm đó không? Thủ đô Kiev của Ukraine Sắp tròn 3 năm kể từ khi bắt đầu xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine. Liệu thỏa thuận ngừng bắn có thể đạt được vào trước thời điểm đó không? Khai mạc Kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (Ngày 5/3) Kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc vào tháng 3 năm 2024 (Báo Mainichi cung cấp) Kỳ họp thứ hai Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc sẽ được khai mạc. Điều đáng chú ý là chính sách đối ngoại mà Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ đưa ra. Kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc vào tháng 3 năm 2024 (Báo Mainichi cung cấp) Kỳ họp thứ hai Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc sẽ được khai mạc. Điều đáng chú ý là chính sách đối ngoại mà Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ đưa ra. Khai mạc giải bóng chày nhà nghề Mỹ - MLB (Major League Baseball) (Ngày 18/3) Mùa giải bóng chày MLB của Mỹ sắp bắt đầu. Đội Los Angeles Dodgers của Shohei Otani và đội Chicago Cubs của Suzuki Seiya sẽ đối đầu tại Tokyo Dome. Mùa giải bóng chày MLB của Mỹ sắp bắt đầu. Đội Los Angeles Dodgers của Shohei Otani và đội Chicago Cubs của Suzuki Seiya sẽ đối đầu tại Tokyo Dome. Kỷ niệm 100 năm phát thanh trên sóng radio (Ngày 22/3) Tròn 100 năm kể từ khi Nhật Bản bắt đầu phát thanh trên sóng radio. Mặc dù việc phát sóng truyền hình bắt đầu 28 năm sau đó (năm 1953), nhưng phải mất một thời gian dài để truyền hình trở nên phổ biến và trong thời gian đó, đài phát thanh vẫn là nơi thu thập thông tin và giải trí chính trong các gia đình Nhật Bản. Tròn 100 năm kể từ khi Nhật Bản bắt đầu phát thanh trên sóng radio. Mặc dù việc phát sóng truyền hình bắt đầu 28 năm sau đó (năm 1953), nhưng phải mất một thời gian dài để truyền hình trở nên phổ biến và trong thời gian đó, đài phát thanh vẫn là nơi thu thập thông tin và giải trí chính trong các gia đình Nhật Bản. Khai mạc triển lãm Thế giới EXPO 2025 Osaka, Kansai Địa điểm đăng cai tổ chức Osaka - Kansai Expo (Báo Mainichi cung cấp) Triển lãm Thế giới Nhật Bản 2025 (gọi tắt là "Osaka - Kansai EXPO") sẽ khai mạc. Dự kiến 158 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tham gia Kansai EXPO 2025. Triển lãm sẽ kết thúc sau 6 tháng mở cửa, vào ngày 13 tháng 10. Địa điểm đăng cai tổ chức Osaka - Kansai Expo (Báo Mainichi cung cấp) Triển lãm Thế giới Nhật Bản 2025 (gọi tắt là "Osaka - Kansai EXPO") sẽ khai mạc. Dự kiến 158 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ tham gia Kansai EXPO 2025. Triển lãm sẽ kết thúc sau 6 tháng mở cửa, vào ngày 13 tháng 10. Tròn 40 năm xảy ra vụ tai nạn máy bay JAL (Ngày 12/8) Cánh chính của máy bay được tìm thấy tại hiện trường vụ tai nạn = Ngày sau vụ tai nạn (Báo Mainichi cung cấp) Đã 40 năm kể từ khi một chiếc máy bay của hãng Japan Airlines rơi xuống núi Osutaka ở tỉnh Gunma, khiến 520 người thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn tồi tệ nhất trong lịch sử hàng không dân dụng Nhật Bản. Cánh chính của máy bay được tìm thấy tại hiện trường vụ tai nạn = Ngày sau vụ tai nạn (Báo Mainichi cung cấp) Đã 40 năm kể từ khi một chiếc máy bay của hãng Japan Airlines rơi xuống núi Osutaka ở tỉnh Gunma, khiến 520 người thiệt mạng. Đây là vụ tai nạn tồi tệ nhất trong lịch sử hàng không dân dụng Nhật Bản. Tròn 80 năm kết thúc chiến tranh thế giới (Ngày 15/8) Người dân Nhật Bản nghe Nhật hoàng Showa tuyên bố kết thúc chiến tranh qua radio = Ảnh chụp ngày 15/8/1945 (Báo Mainichi cung cấp) 80 năm đã trôi qua kể từ khi Nhật Bản bị đánh bại trong Thế chiến thứ hai. Nhiều nghi lễ khác nhau sẽ được tổ chức trong dịp kỷ niệm này. Người dân Nhật Bản nghe Nhật hoàng Showa tuyên bố kết thúc chiến tranh qua radio = Ảnh chụp ngày 15/8/1945 (Báo Mainichi cung cấp) 80 năm đã trôi qua kể từ khi Nhật Bản bị đánh bại trong Thế chiến thứ hai. Nhiều nghi lễ khác nhau sẽ được tổ chức trong dịp kỷ niệm này. Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (Ngày 2/9) Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Tròn 80 năm ngày thành lập nước Việt Nam. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, cố Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Tròn 80 năm ngày thành lập nước Việt Nam. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, cố Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  • “Seiza” (正座) có phải là kiểu ngồi truyền thống của Nhật Bản không?

    04/05/2024
    Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở Nhật Bản cách đây không lâu. Vậy thì ngồi “seiza” đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản từ khi nào và như thế nào ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé. Bài viết này được thực hiện với sự hợp tác của JAPO, một nền tảng truyền thông sử dụng năm thứ tiếng. Tại Việt Nam, mỗi tháng trang web của JAPO nhận được 150.000 lượt truy cập, đồng thời phát hành 20.000 bản tạp chí. Bên cạnh đó JAPO cũng có các chương trình truyền hình của riêng mình. Ngày xưa tư thế phổ biến là “ngồi chống một bên chân” (tatehiza) và “ngồi xếp bằng” (agura) Ngồi xếp bằng (agura) Trước đây tư thế phổ biến là “ngồi chống một bên chân” (tatehiza) và “ngồi xếp bằng” (agura) “Seiza” được cho là đã được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản trong thời kì Nara (710-784). Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài thì dường như tư thế ngồi “seiza” chỉ được sử dụng trong các buổi cầu nguyện với Thần, Phật, hoặc khi cúi lạy những người quyền quý. Cho đến tận thời Edo (1603-1868), đàn ông và phụ nữ vẫn thường ngồi theo kiểu chống một chân lên (tatehiza) ngay cả ở nơi công cộng. Sau này, kiểu ngồi gọi là “ngồi xếp bằng” (agura) như hình trên, tương tự như kiểu ngồi tọa thiền (zazen), cũng trở nên phổ biến. Kimono thập nhị đơn (12 lớp) Từ thời Heian (794-1185) đã có những bức tranh mô tả các phụ nữ quý tộc và nữ quan làm việc trong cung đình, mặc một loại trang phục trang trọng là bộ kimono có tên “thập nhị đơn” (Juni Hitoe). Bộ kimono này được thiết kế mở rộng ở phần thân dưới để có thể bắt chéo chân. Ngoài ra, các bức tranh từ thời Heian cũng vẽ lại cảnh những người phụ nữ đang thư giãn trong tư thế “ngồi bệt với hai chân xếp sang một bên” (yokozawari), một dạng khác của seiza. Cách ngồi của các võ sĩ hoặc trong một buổi trà đạo Võ sĩ ngồi xếp bằng (agura) Cho đến thời Edo, các võ sĩ thường ngồi theo kiểu “xếp bằng” (agura), “chống một bên chân” (tatehiza) hoặc “ngồi xổm” (sonkyo). Lí do là bởi nếu ngồi theo kiểu “seiza” thì sẽ bị tê chân, và phải mất nhiều thời gian mới có thể đứng dậy được, vì vậy sẽ không thể phản ứng nếu xung quanh có ai đó bất ngờ tấn công. Sen no Rikyu Mặt khác, mặc dù hiện nay người ta thường ngồi seiza khi thực hiện một buổi trà đạo, nhưng trước đây thì dường như kiểu “ngồi xếp bằng” (agura) cũng được sử dụng. Chúng ta có thể biết được điều đó từ những bức tranh đương thời vẽ về trà sư nổi tiếng nhất là Sen no Rikyu (1522-1591) trong tư thế “ngồi xếp bằng” (agura) tại một buổi trà đạo. “Seiza” bắt đầu phổ biến từ thế kỉ 17 Những vị tướng quân đã bắt đầu kiểu ngồi seiza Sự lan rộng của seiza đã bắt đầu từ đầu thời Edo (1603-1868) khi các shogun (tướng quân, hay cũng có thể hiểu là những võ sĩ đứng đầu trong nước) gặp mặt các daimyo (lãnh chúa, còn được coi là những samurai đứng đầu ở mỗi vùng) hay các gia thần (kashin: cấp dưới thân cận). Trong những cuộc gặp này, đối phương thường được yêu cầu ngồi seiza. Vì các tướng quân cũng có thể coi là vua của các samurai nên khó có thể cho rằng họ muốn thần thánh hóa bản thân. Khi bạn yêu cầu đối phương ngồi theo kiểu seiza thì người đó sẽ khó có thể đứng dậy và tấn công bạn bằng kiếm. Vì vậy, khi các lãnh chúa daimyo và các gia thần ngồi trước mặt tướng quân, thì tư thế ngồi seiza sẽ được áp dụng như một nghi thức để thể hiện rằng họ không có ý định tấn công, đồng thời thể hiện cảm giác phục tùng. Seiza lan rộng cùng với sự phổ biến của chiếu tatami Sau khi tướng quân bắt các lãnh chúa daimyo và gia thần phải ngồi seiza, văn hóa ngồi seiza đã dần lan rộng trong giới võ sĩ. Tuy nhiên, vì nhà ở thời điểm này vẫn là những căn phòng lát ván gỗ, nên cho dù có là võ sĩ thì cách ngồi chủ yếu dường như vẫn là ngồi chống một chân (tatehiza) hoặc ngồi xếp bằng (agura). Mãi cho đến giữa thời Edo, khi chiếu tatami xuất hiện, thì seiza mới trở nên phổ biến hơn trong giới. Với sự ra đời của chiếu tatami, văn hóa ngồi seiza đã được hình thành trong giới võ sĩ, và những thương nhân tiếp xúc với họ cũng bắt đầu ngồi theo kiểu seiza để thể hiện sự lịch sự. Tiếp tục trở nên phổ biến thông qua việc giáo dục tại trường học Sau này, đến thời Meiji (1868-1912), seiza dần lan rộng đến tầng lớp thường dân. Điều này là do chính phủ kể từ thời Meiji trong môn giáo dục đạo đức được gọi là “tu thân”「修身(しゅうしん)」ở trường học, đã dạy rằng "seiza" được coi là tư thế ngồi của người Nhật, nhằm nhấn mạnh sự khác biệt đối với các nền văn hóa nước ngoài. Thuật ngữ “seiza” cũng được đặt ra vào thời điểm này. Kết quả là kiểu ngồi được chấp thuận trong nghi lễ trà đạo trước đây là “ngồi xếp bằng” (agura) cũng đã được thay đổi thành seiza để thống nhất. Đồng thời, chiếu tatami, vốn trước đây chỉ được tìm thấy trong nhà của những người giàu có cũng đã trở nên phổ biến trong nhà của những người dân thường, khiến cho việc ngồi seiza trở nên dễ dàng hơn. Hơn nữa, một phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh tê phù beriberi, một căn bệnh gây đau chân phổ biến trong thời kỳ Edo, cũng đã ra đời trong thời Meiji. Bệnh tê phù beriberi khiến cho chân của mọi người bị đau và không thể ngồi seiza, nhưng việc số lượng bệnh nhân giảm mạnh đã trở thành động lực thúc đẩy sự phổ biến của kiểu ngồi này. Cách ngồi seiza và những trường hợp cần thiết Những trường hợp cần ngồi seiza Hiện nay, “seiza” được sử dụng trong nhiều bộ môn văn hóa Nhật Bản khác nhau như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, kể chuyện cười rakugo, cờ vây, cờ tướng shogi v.v. Ngoài ra, khi gặp người trên trong những căn phòng kiểu Nhật thì seiza được cho là cách ngồi lịch sự. Việc ngồi seiza khi cầu nguyện thần linh hay Đức Phật ở Nhật Bản cũng rất phổ biến. Cách ngồi seiza ① Đầu tiên hãy quỳ trên sàn nhà. ② Hạ thấp mông và ngồi lên gót chân. ③ Duỗi thẳng mu bàn chân theo sàn nhà. Vậy là bạn đã ngồi được theo kiểu seiza. Sau khi ngồi seiza, hãy đặt hai tay lên đầu gối hoặc đùi rồi duỗi thẳng lưng. Đàn ông thường ngồi kiểu này với hai đầu gối hơi mở ra (rộng khoảng bằng nắm tay), trong khi phụ nữ thường ngồi khép đầu gối lại. Những khi không thể ngồi seiza Nếu bạn bị thương ở chân hoặc là người có tuổi, cảm thấy khó có thể ngồi theo kiểu seiza thì hãy nói với đối phương về tình trạng này và ngồi duỗi chân ra nhé. Những lợi ích của việc ngồi seiza Kích hoạt não bộ Bạn có thể ngồi theo kiểu seiza khi học bài hoặc khi muốn tĩnh tâm lại. Ngồi seiza sẽ khiến lưng phải duỗi thẳng ra, từ đó giúp kích hoạt não bộ và cải thiện khả năng tập trung. Ngồi seiza có khiến chân bị ngắn đi không? Một số người cho rằng “chân của người Nhật ngắn hơn người nước ngoài vì tư thế ngồi seiza”. Có lẽ điều này là do tư thế ngồi seiza làm giảm lưu lượng máu xuống phần dưới cơ thể, gây nên cảm giác rằng chân khó phát triển hơn chăng. Tuy nhiên, hiện nay người ta cho rằng không có mối liên hệ nào giữa việc ngồi seiza và chiều dài chân. Nguyên nhân khiến người Nhật có đôi chân dài hơn trước đây được cho là do thay đổi thói quen ăn uống chứ không phải là do họ không còn ngồi theo tư thế seiza nữa. Tổng kết Seiza được cho là đã du nhập từ Trung Quốc vào thời Nara, nhưng kiểu ngồi này không trở nên phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, thay vào đó việc ngồi với tư thế "chống một bên chân" (tatehiza) hoặc "xếp bằng" (agura) mới thường gặp hơn. Seiza bắt đầu trở nên phổ biến trong thời Edo (1603-1868) khi các tướng quân bắt buộc các lãnh chúa daimyo và gia thần phải ngồi theo kiểu này. Sau này, với sự ra đời của chiếu tatami, seiza càng trở nên phổ biến hơn trong đời sống của các võ sĩ. Đến thời Minh Trị (1868-1912), chiếu tatami cũng đã trở nên phổ biến trong đời sống của dân thường, bên cạnh đó chính phủ khuyến khích seiza trong giáo dục học đường, vì vậy seiza nhanh chóng lan rộng trong dân chúng. Seiza được coi là kiểu ngồi truyền thống của người Nhật, nhưng nó chỉ mới trở nên phổ biến trong đời sống của người dân cách đây không lâu. Nhân đây thì bạn có thể ngồi seiza được không? Tôi thì không giỏi ngồi theo tư thế này lắm, bởi nó khiến tôi bị đau chân.

Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư

[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]

  • ★ Thông tin cơ bản: Bảo hiểm y tế và hưu trí

    Người nước ngoài sống ở Nhật phải tham gia bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khoẻ) và bảo hiểm hưu trí. Khi bị bệnh, bạn chỉ cần đưa cho bệnh viện, phòng khám xem thẻ bảo hiểm y tế, mức chi phí bạn thường phải trả sẽ chỉ còn 30% tổng các chi phí. Ngoài ra, sau khi bạn về nước, bạn sẽ được hoàn trả khá nhiều tiền bảo hiểm hưu trí đã đóng. Bài viết này sẽ giới thiệu kỹ về bảo hiểm y tế và hưu trí v.v. 〈Nội dung bài viết〉 Về bảo hiểm xã hội của Nhật Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm sức khoẻ) Chế độ hưu trí Bảo hiểm lao động Tổng kết Về bảo hiểm xã hội của Nhật Bảo hiểm xã hội của Nhật bao gồm các loại sau. ・ Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm sức khoẻ) ・ Bảo hiểm hưu trí ・ Bảo hiểm tai nạn lao động ・ Bảo hiểm thất nghiệp ・ Bảo hiểm tuổi già Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm sức khoẻ) Bảo hiểm y tế công chủ yếu bao gồm “Bảo hiểm y tế” và “Bảo hiểm y tế quốc dân”. Nói chung, những người đi làm trong các công ty thì mua bảo hiểm y tế, những người khác thì mua bảo hiểm y tế quốc dân. Tất cả mọi người phải tham gia bất kể quốc tịch, tuổi tác. ・ Bảo hiểm y tế: người có tư cách “Kỹ nhân quốc”, người nước ngoài có tư cách Kỹ năng đặc định và gia đình của họ, thực tập sinh kỹ năng v.v. Công ty và người lao động mỗi bên chịu một nửa tiền bảo hiểm. ・ Bảo hiểm y tế quốc dân: Du học sinh và gia đình của họ v.v. Giảm gánh nặng về các chi phí y tế ・ Nếu bạn đưa cho bệnh viện, phòng khám xem “thẻ bảo hiểm y tế”, bạn thường chỉ phải chi trả 30% tổng tất cả các chi phí. ・ Cũng có các chi phí không nằm trong bảo hiểm. Cách tham gia bảo hiểm y tế quốc dân Đối với “Bảo hiểm y tế”, công ty sẽ giúp bạn làm thủ tục tham gia bảo hiểm và tiền bảo hiểm cũng do công ty trừ vào tiền lương hàng tháng. Tuy nhiên, đối với “Bảo hiểm y tế quốc dân”, bạn phải tự mình tham gia và tự mình đóng tiền bảo hiểm. Làm thủ tục tham gia bảo hiểm tại toà thị chính của địa phương ở nơi bạn sống Cần có thẻ lưu trú hoặc hộ chiếu Những người sống chung trong gia đình cũng sẽ tham gia bảo hiểm Nếu thay đổi địa chỉ nhà, xin làm thẻ bảo hiểm mới ở toà thị chính của nơi ở mới, nhận thẻ bảo hiểm mới Chế độ hưu trí Chế độ hưu trí công gồm có “Kosei nenkin hoken – Bảo hiểm hưu trí phúc lợi” và “Kokumin nenkin – Bảo hiểm hưu trí quốc dân”. Người nước ngoài đã đăng ký cư trú cũng có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm. Phần lớn người đi làm trong các công ty sẽ tham gia bảo hiểm hưu trí phúc lợi, những người còn lại sẽ tham gia bảo hiểm hưu trí quốc dân. ・ Kosei nenkin hoken – Bảo hiểm hưu trí phúc lợi: Đối tượng là người đi làm tại các công ty: người có tư cách “Kỹ nhân quốc” và Kỹ năng đặc định cùng gia đình của họ, thực tập sinh kỹ năng v.v. Công ty và người lao động mỗi bên chịu một nửa phí bảo hiểm, khoản tiền này sẽ được ghi trên bảng lương hàng tháng của người đó. ・ Kokumin nenkin – Bảo hiểm hưu trí quốc dân: Du học sinh và gia đình của họ (từ 20 đến 59 tuổi) Khi nào nhận được lương hưu? ・ Lương hưu tuổi già: Người đóng bảo hiểm từ 10 năm trở lên, nếu trên 65 tuổi sẽ được nhận lương hưu hàng tháng. Mức lương hưu thay đổi tuỳ theo mức phí bảo hiểm đã đóng. ・ Lương hưu tàn tật: Được chi trả khi bị tàn tật do bị bệnh, bị thương. ・ Lương hưu tử tuất: Nếu người đóng bảo hiểm mất, bảo hiểm được chi trả cho vợ/chồng hoặc con của người đó. Để tham gia Bảo hiểm hưu trí quốc dân Công ty sẽ làm thủ tục tham gia “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi” nhưng du học sinh phải tự đăng ký tham gia “Bảo hiểm hưu trí quốc dân” và tự trả phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm hưu trí quốc dân trong năm 2021 là 16.610 yên mỗi tháng. ・ Người trên 20 tuổi nhập cảnh vào Nhật Bản → Sau khi đăng ký địa chỉ nhà, làm thủ tục tham gia bảo hiểm ở chính toà thị chính hoặc làm ở văn phòng bảo hiểm hưu trí. ・ Người dưới 19 tuổi nhập cảnh vào Nhật Bản → Trong vòng hai tuần sau khi sinh nhật lần thứ 20, sẽ có “Thông báo tham gia hưu trí quốc dân” hoặc giấy nộp tiền bảo hiểm hưu trí được gửi tới nhà. Bạn có thể cầm giấy đấy đi nộp tiền, song nếu là du học sinh, bạn sẽ nhận được thêm giấy xin miễn nộp tiền do thuộc đối tượng đặc biệt, chế độ đó là “Gakusei nofu tokurei”. ・ Nếu đã 20 tuổi được khoảng 2 tuần mà không nhận được giấy tờ gì, bạn cần làm thủ tục tại toà thị chính của địa phương hoặc văn phòng bảo hiểm hưu trí. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chế độ bảo hiểm hưu chí quốc dân (Tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hướng dẫn tham gia bảo hiểm hưu trí quốc dân (Tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Văn phòng bảo hiểm hưu trí tại các địa phương Chế độ đóng bảo hiểm hưu trí đặc biệt dành cho học sinh - sinh viên ・ Cho đến khi tốt nghiệp, học sinh - sinh viên có thể không nộp tiền bảo hiểm hưu trí theo “Chế độ đóng bảo hiểm hưu trí đặc biệt dành cho học sinh - sinh viên” nhưng học sinh - sinh viên cần làm đơn đăng ký. ・ Sau khi được xét duyệt, học sinh - sinh viên sẽ được miễn chi trả khoản bảo hiểm này. Tuy nhiên, nếu không làm đơn đăng ký xin miễn đóng, nghĩa vụ phải đóng vẫn còn đó, trạng thái hiện tại đang là “đóng muộn” mà thôi. ・ Đối tượng được áp dụng chế độ này là học sinh trường tiếng Nhật tham gia khoá học từ 1 năm trở lên. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chế độ đóng bảo hiểm hưu trí đặc biệt dành cho học sinh - sinh viên|Cơ quan Bảo hiểm hưu trí Nhật Bản Giấy thông báo mã số bảo hiểm hưu trí cơ sở Sau khi tham gia bảo hiểm hưu trí, người tham gia nhận được “Sổ tay hưu trí – Nenkin techo” và phiếu thu tiền bảo hiểm, song từ tháng 4 năm 2022, chế độ sổ tay hưu trí sẽ bị xoá bỏ, thay vào đó người tham gia bảo hiểm sẽ nhận được “Giấy thông báo mã số bảo hiểm hưu trí cơ sở - Kiso nenkin bango tsuchisho”. Khi làm việc trong các công ty ở Nhật, bạn cần có Mã số bảo hiểm hưu trí cơ sở. Những bạn đang có sổ tay hưu trí có thể dùng tiếp sổ đó như một mã số bảo hiểm hưu trí cơ sở nên đừng vứt sổ đi nhé. Tiền bảo hiểm sẽ được hoàn lại! Sau khi về nước, bạn có thể nhận lại một phần tiền bảo hiểm đã đóng khi làm việc ở Nhật thông qua chế độ “Tiền trợ cấp lương hưu trọn gói – Dattai ichiji kin”. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tiền trợ cấp lương hưu trọn gói (Tiếng Việt)|Cơ quan Bảo hiểm hưu trí Nhật Bản [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Để nhận lại tiền bảo hiểm hưu trí Bảo hiểm lao động Bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm thất nghiệp v.v. được gọi chung là “Bảo hiểm lao động”. Dưới đây là thông tin về các bảo hiểm này. Bảo hiểm tai nạn lao động ・ Đây là chế độ cấp tiền cho người lao động hoặc người thân của họ khi người lao động bị bệnh, bị thương, tàn tật, tử vong do các nguyên nhân vì công việc. ・ Tiền bảo hiểm do công ty chi trả toàn bộ. ・ Du học sinh cũng có thể tham gia bảo hiểm. Bảo hiểm thất nghiệp ・ Chế độ nhận tiền trợ cấp thất nghiệp khi bị thất nghiệp. Nếu công ty đang làm, đang thực tập bị phá sản, người tham gia bảo hiểm sẽ được nhận tiền trợ cấp cho tới khi chuyển sang công ty mới. ・ Công ty và người lao động (nhân viên) sẽ cùng chi trả khoản bảo hiểm này (công ty thường trả nhiều hơn). ・ Du học sinh không được tham gia bảo hiểm. Tổng kết Bài viết này đã giới thiệu về các điểm quan trọng liên quan đến bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khoẻ) và bảo hiểm hưu trí. Có một số người chỉ tham gia bảo hiểm y tế mà không tham gia bảo hiểm hưu trí, khi đó sẽ có một số bất lợi như sau. ・ Khi xin được việc tại Nhật và tiến hành chuyển đổi tư cách lưu trú, gia hạn thời gian lưu trú thì có thể không được cấp phép. ・ Việc xin quyền vĩnh trú sẽ khó khăn hơn. Đã có người trước khi xin quyền vĩnh trú thì trả tất cả các khoản tiền bảo hiểm hưu trí trước đó nhưng vẫn không được cấp phép. Việc đóng muộn tiền bảo hiểm hưu trí trong quá khứ sẽ là điểm bất lợi khi Cục xuất nhập cảnh xét duyệt hồ sơ. Cũng có một số công ty trốn tránh trách nhiệm cho người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí. Bạn hãy kiểm tra bảng lương của mình có bị trừ tiền bảo hiểm “hưu trí phúc lợi” hay không nhé. Để biết thêm về bảo hiểm xã hội của Nhật, hãy tham khảo bài viết dưới đây! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] “Sổ tay hướng dẫn về cư trú và lao động” dành cho người nước ngoài (Chương 7: Lương hưu – Phúc lợi)

    05/02/2022

  • Để nhận lại tiền bảo hiểm hưu trí

    Hàng tháng, tiền lương của thực tập sinh kỹ năng, người nước ngoài có Kỹ năng đặc định, người có tư cách lưu trú “Kỹ nhân quốc” sẽ bị trừ một khoản phí gọi là “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi – Kosei nenkin”. Tuy nhiên, khi rời khỏi Nhật Bản và trở về Việt Nam, người đóng bảo hiểm có thể nhận lại phần lớn số tiền đã đóng. Bài viết này sẽ giải thích về chế độ hoàn lại tiền bảo hiểm hưu trí mang tên “Tiền trợ cấp lương hưu trọn gói – Dattai ichiji kin”. 〈Luật sư Sugita Shohei – Văn phòng luật Global HR Strategy〉 Người nước ngoài cũng tham gia “Bảo hiểm hưu trí” Ở Nhật, nhân viên thường bị bắt tham gia “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi – Kosei nenkin hoken” và phải đóng phí bảo hiểm. Ngoài ra, những sinh viên từ 20 tuổi trở lên, người tự kinh doanh v.v. phải tham gia “Bảo hiểm hưu trí quốc dân”. Người tham gia được gọi là “Người được bảo hiểm - Hihokenja”. Quy định tham gia bảo hiểm hưu trí và đóng phí bảo hiểm được áp dụng cho cả người nước ngoài. Thường thì thực tập sinh kỹ năng, người nước ngoài có Kỹ năng đặc định, người có tư cách lưu trú “Kỹ nhân quốc” v.v. đều được công ty làm giúp thủ tục tham gia bảo hiểm hưu trí phúc lợi, tiền phí bảo hiểm sẽ bị trừ vào lương hàng tháng. Tuy nhiên, công ty chịu một nửa phí bảo hiểm này. Du học sinh phải tự tham gia bảo hiểm hưu trí quốc dân nhưng nếu làm thủ tục tham gia, du học sinh sẽ được miễn đóng thuế cho tới khi tốt nghiệp. Ý nghĩa của Bảo hiểm hưu trí Mọi người thường nghĩ “Mình không nhận lương hưu ở Nhật nhưng vẫn phải đóng bảo hiểm hưu trí thì thật là kì cục”. Tuy nhiên, chế độ bảo hiểm hưu trí của Nhật được vận hành dựa trên cách nghĩ “Người đang đi làm hỗ trợ tiền lương hưu cho người cao tuổi hiện nay”. Vì vậy, người nước ngoài đang làm việc tại Nhật cũng đóng bảo hiểm hưu trí để hỗ trợ cho người cao tuổi. Hơn nữa, nếu đóng bảo hiểm hưu trí từ 10 năm trở lên thì khi về già, người nước ngoài cũng sẽ nhận được lương hưu của Nhật Bản. Số tiền nhận được sẽ tuỳ thuộc vào khoản tiền bảo hiểm mà cá nhân đã đóng. Ngoài ra, dù đây là điều không ai mong muốn nhưng nếu người tham gia bảo hiểm bị tàn tật do gặp tai nạn v.v. thì ở độ tuổi nào cũng có thể nhận được tiền bảo hiểm thương tật hàng năm. Tiền trợ cấp lương hưu trọn gói (Khoản tiền được hoàn lại) Khi người nước ngoài rời khỏi Nhật và trở về nước, họ sẽ nhận được một phần tiền bảo hiểm hưu trí đã đóng cho tới thời điểm về nước. Đây là chế độ “Tiền trợ cấp lương hưu trọn gói – Dattai ichiji kin”. Những người đạt đủ cả 3 điều kiện dưới đây có thể đăng ký xin tiền trợ cấp lương hưu trọn gói. Tổng thời gian tham gia bảo hiểm hưu trí từ 6 tháng trở lên Không có quốc tịch Nhật Bản Chưa đủ điều kiện để nhận lương hưu Khoản tiền trợ cấp lương hưu trọn gói Cách tính khoản tiền trợ cấp lương hưu trọn gói như sau. A (Bình quân thu nhập tiêu chuẩn trong thời gian tham gia bảo hiểm) × B Tỉ lệ chi trả (Tỉ lệ phí bảo hiểm × 0.5 × Số tháng đã đóng phí và được tính để chi trả) = Khoản tiền trợ cấp lương hưu trọn gói (nhận một lần) ・ “Thu nhập tiêu chuẩn hàng tháng” là mức tiền gần nhất với tiền lương hàng tháng, bao gồm cả tiền tăng ca và các khoản trợ cấp. “A” là bình quân của “thu nhập tiêu chuẩn hàng tháng” trong thời gian tham gia bảo hiểm. ・ Giả dụ, nếu thu nhập bình quân hàng tháng là 200.000 yên, tỉ lệ phí bảo hiểm là 15,9%, phí bảo hiểm hàng tháng sẽ là 31.800 yên. Khoản tiền này sẽ được chia đôi, công ty và người tham gia bảo hiểm mỗi bên cùng đóng (31.800 × 0.5 = 15.900 yên). ・ “Số tháng đã đóng phí và được tính để chi trả” là con số gần nhất với số tháng mà người tham gia đã đóng bảo hiểm. Nếu số tháng người tham gia đóng trong khoảng từ 36 tháng tới 42 tháng thì số này là 36, nếu từ 60 tháng trở lên thì số này là 60. Vào năm 2021, con số này đã được nâng mức tối đa lên thành 60. ・ Như vậy một người đã đóng bảo hiểm trong 5 năm (60 tháng), có mức thu nhập tiêu chuẩn trung bình trong thời gian 5 năm là 200.000 yên thì theo công thức tính trên, người đó sẽ nhận được tiền trợ cấp lương hưu trọn gói là 954.000 yên. A 200.000 × (15,9% × 0,5 × 60) = 954.000 yên Thủ tục xin tiền trợ cấp lương hưu trọn gói Các giấy tờ cần thiết v.v. Để đăng ký nhận tiền trợ cấp lương hưu trọn gói, bạn cần gửi cho Cơ quan bảo hiểm hưu trí Nhật Bản (Nihon nenkin kiko) các giấy tờ sau. Đơn đăng ký nhận tiền trợ cấp lương hưu trọn gói Bản sao hộ chiếu (Trang có tên, ngày sinh, quốc tịch, chữ ký, có thể xác nhận tư cách lưu trú) Giấy tờ xác nhận đã không còn địa chỉ lưu trú ở Nhật (Bản sao giấy cắt địa chỉ lưu trú, bản sao trang có ghi ngày xuất cảnh khỏi Nhật Bản v.v.) “Tên ngân hàng”, “Tên chi nhánh”, “Địa chỉ chi nhánh”, “Số tài khoản ngân hàng” Giấy tờ có thể xác nhận được bạn là chủ tài khoản (giấy xác nhận của ngân hàng) Giấy tờ có thể xác nhận được mã số bảo hiểm hưu trí cơ sở (sổ tay hưu trí v.v.) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tiền trợ cấp lương hưu trọn gói (Tiếng Nhật – Tiếng Việt)|Cơ quan Bảo hiểm hưu trí Nhật Bản Đăng ký cắt địa chỉ ・ Bạn có thể đăng ký xin tiền trợ cấp lương hưu trọn gói trước khi về Việt Nam hoặc sau khi về Việt Nam. ・ Nếu xin nhận tiền trước khi về nước, bạn phải nộp đăng ký cắt địa chỉ cho cơ quan chính quyền địa phương và lấy “Bản sao giấy xác nhận cắt địa chỉ”. ・ Những bạn đã kết thúc thực tập kỹ năng số 2 và về nước một thời gian, sau đó có dự định quay lại Nhật với tư cách Thực tập kỹ năng số 3 hoặc Kỹ năng đặc định số 1 cũng có thể xin tiền trợ cấp lương hưu trọn gói nếu đăng ký cắt địa chỉ trước khi về Việt Nam. Chi trả lương hưu cho người đã đóng bảo hiểm trên 10 năm Nếu đóng bảo hiểm ở Nhật trên 10 năm, người nước ngoài cũng có thể nhận được lương hưu tại Nhật. Dù giữa chừng có ngừng đóng thì tổng thời gian đóng trên 10 năm vẫn được tính là được nhận lương hưu. Tuy nhiên, nếu bạn đã nhận tiền trợ cấp lương hưu trọn gói (1 lần) thì thời gian đóng bảo hiểm trước đó sẽ không được tính nữa nên những bạn có thể sẽ làm việc lâu dài tại Nhật hãy lưu ý tới điểm này nhé.

    05/02/2022

  • ★ Thông tin cơ bản: Thuế và bảng lương ở Nhật

    Không phân biệt quốc tịch, tuổi tác, tư cách lưu trú, tất cả những người làm việc tại Nhật đều phải đóng “thuế thu nhập” (shotokuzei) và “thuế cư trú” (thuế thị dân) (jyuminzei). Bài viết này sẽ giới thiệu về cách đọc bảng lương và 2 loại thuế kể trên. Thuế thu nhập Dù là người Nhật hay người nước ngoài, khi nhận được lương khi làm việc tại Nhật đều phải đóng “thuế thu nhập”. ・ Thuế thu nhập là khoản thuế nộp cho nhà nước. ・ Khoản thuế thu nhập này được tính dựa trên thuế suất. Thu nhập càng cao thì thuế suất càng cao. ・ Thuế thu nhập sẽ được trừ tự động vào lương hàng tháng, công ty sẽ thay nhân viên đóng thuế cho nhà nước. ・ Đóng thuế thu nhập là nghĩa vụ, không liên quan đến tư cách lưu trú. Du học sinh khi đi làm thêm cũng phải đóng. Cách đọc bảng lương Ảnh ở trên là bảng lương của một thực tập sinh kỹ năng. KOKORO sẽ giải thích về cách đọc bảng lương và thuế thu nhập dựa trên bảng lương đó. A Tổng tiền lương (So shikyu gaku) 211.802 yên Đây là toàn bộ khoản tiền mà công ty phải trả cho nhân viên vì họ đã làm việc cho công ty. Khoản này còn có cách gọi khác là "Shikyu gaku", "Kyuyo". B Tổng tiền bảo hiểm xã hội (Shakai hoken no gokei gaku" 34.319 yên Tổng của 3 khoản (phí bảo hiểm xã hội) dưới đây. ① Bảo hiểm y tế ② Bảo hiểm hưu trí ③ Bảo hiểm thất nghiệp C Số tiền chịu thuế cư trú 177.483 yên Khoản "A - B". D Thuế thu nhập 2.340 yên Khoản thuế thu nhập được tính theo thuế suất phụ thuộc vào khoản C. Phí “Bảo hiểm xã hội” sẽ do công ty và người lao động cùng trả. Về bảo hiểm xã hội, bạn hãy tham khảo thêm bài viết phía dưới nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bảo hiểm y tế và hưu trí Cách tính “E Khoản tiền đã được khấu trừ” A (Tổng tiền lương) + 211.802 yên B (Tổng phí bảo hiểm xã hội) – 34,319 yên D (Thuế thu nhập) -2,340 yên Nếu lấy A-B-D sẽ ra “Lương về tay” của người này. Nếu lấy khoản này trừ đi tiền nhà là 35.000 yên thì sẽ ra “Khoản tiền đã được khấu trừ” được chuyển vào tài khoản. Ở công ty này, “tiền nhà” bao gồm tiền ký túc xá, tiền điện – ga – nước. Công việc làm thêm của du học sinh và thuế Du học sinh không phải tham gia “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi” và “Bảo hiểm y tế” nên hai khoản chi phí này sẽ không bị trừ vào lương làm thêm. Đổi lại, tự du học sinh tham gia “Kokuminnenkin – bảo hiểm hưu trí” và “Kokumin kenko hoken – bảo hiểm y tế quốc dân” – hai loại khác với người đi làm. Ngoài ra, du học sinh thường không thể tham gia “Bảo hiểm thất nghiệp” nên cũng không bị trừ khoản phí này. Thuế suất trong thuế thu nhập của du học sinh sẽ thay đổi theo số năm sống ở Nhật và mức thu nhập có được. Bạn hãy tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Việc làm thêm của du học sinh và thuế * Trong bảng lương của du học sinh Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái v.v. thường không bị tính thuế thu nhập. Đó là vì Nhật Bản đã ký hiệp định về thuế với các nước nêu trên. Thế nhưng, giữa Nhật Bản và Việt Nam chưa có hiệp định này nên trên bảng lương của du học sinh Việt Nam có tính thuế thu nhập. Thuế cư trú (thuế thị dân) Thuế cư trú (thuế thị dân) là tên gọi gộp của 2 loại thuế “thuế địa phương” và “thuế tỉnh, thành phố”. Hai loại thuế này sẽ được gộp lại và trả cho địa phương (nơi đang ở - có phiếu dân cư) vào ngày 1 tháng 1. ・ Thuế thu nhập đóng cho nhà nước, thuế cư trú đóng cho nơi mình sống. ・ Thuế cư trú cũng được trừ từ lương, công ty sẽ thay người lao động nộp thuế cho địa phương. ・ Thuế cư trú được tính từ thu nhập của tháng 1 đến tháng 12 năm trước đó, từ tháng 6 năm đó cho tới tháng 5 năm tiếp theo, thuế sẽ được trừ vào lương hàng tháng. Vì vậy, đối với người nước ngoài bắt đầu làm việc ở Nhật, lương của năm đầu tiên chỉ bị trừ thuế, từ tháng 6 của năm thứ hai trở đi sẽ bị trừ thuế thu nhập và thuế cư trú. ・ Nếu không có gia đình ở Nhật và mức thu nhập của năm trước dưới 1.000.000 yên thì không cần phải đóng thuế cư trú. Thuế tiêu dùng Thuế tiêu dùng là khoản thuế bạn phải trả khi mua một sản phẩm hoặc nhận một dịch vụ (làm tóc, xem phim, v.v.) nào đó. Không giống như thuế thu nhập và thuế cư trú, nó không liên quan gì đến thu nhập. Thuế suất của thuế tiêu dùng là 10%, bạn sẽ trả luôn khi mua sản phẩm, thanh toán dịch vụ. Tuy nhiên, khi mua các loại thực phẩm và đồ uống (trừ các loại đồ uống có cồn), thuế suất là 8%. Đây gọi là “Keigen zeiritsu – 軽減税率” Nếu bạn mua đồ ăn thức uống tại cửa hàng bánh Hamburger, quán cà phê và ăn uống bên ngoài cửa hàng, mức thuế suất 8% sẽ được áp dụng, nhưng nếu bạn ăn uống trong cửa hàng, mức thuế suất sẽ là 10%. Để biết thêm về thuế của Nhật, hãy tham khảo bài viết dưới đây! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] “Sổ tay hướng dẫn về cư trú và lao động” dành cho người nước ngoài (Chương 8: Thuế)

    05/02/2022

  • Vol. 9 Y tế

    Làm thế nào để được hỗ trợ y tế tại Nhật Bản 1. Các loại cơ sở y tế 2. Tìm cơ sở y tế 3. Hỗ trợ ngôn ngữ 4. Bảo hiểm y tế 5. Các khoản phụ cấp 6. Thuốc Làm thế nào để được hỗ trợ y tế tại Nhật Bản Số người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản đã vượt trên con số 400.000 người nhưng trong đó có nhiều người chưa thể nói tiếng Nhật trôi chảy. Họ cảm thấy khó khăn khi đi bệnh viện vì không tự tin vào khả năng tiếng Nhật của mình, dù có thể đi thì cũng không khó truyền đạt được với bác sĩ về bệnh tình của mình, không hiểu rõ bác sĩ chẩn đoán bệnh của mình ra sao. Đặc biệt là các bạn lưu học sinh đang phải đối mặt với khó khăn này khi bị ốm. Các bạn thực tập sinh, kỹ sư v.v. nhận được sự hỗ trợ của cơ quan tiếp nhận, nghiệp đoàn v.v. nhưng các bạn lưu học sinh mới sang Nhật thì không có kết nối với cá nhân hay đoàn thể nào có thể hỗ trợ được. Nếu phải nhập viện khẩn cấp do đột ngột bị bệnh, bạn có thể nhận được sự hỗ trợ từ nhà trường, nhưng hình thức hỗ trợ có chút khác biệt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến các bạn những kiến thức cơ bản cần có khi người nước ngoài đi khám và chữa bệnh ở Nhật. 1.Các loại cơ sở y tế Ở Nhật Bản có rất nhiều cơ sở y tế, mỗi nơi lại có một chức năng riêng. Nếu bạn bị ốm hay bị thương nhẹ, hãy tới phòng khám gần nhà mình. Sau khi nhận được giấy chuyển viện, bạn có thể tới khám ở những bệnh viện lớn hơn. ① Phòng khám - Clinic → Điều trị bệnh tật và chấn thương thường gặp trong đời sống hàng ngày ② Bệnh viện vừa và nhỏ → Khi cần nhập viện, phẫu thuật v.v. ▽ Khi cần điều trị khẩn cấp ③ Bệnh viện lớn → Bệnh nhân cấp cứu do bệnh tình nặng ▽ Khi cần hỗ trợ y tế ở mức độ cao 【Bảo hiểm y tế】 Tại bệnh viện hay các phòng khám, bạn hãy xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Nếu bạn không xuất trình thẻ thì bạn sẽ phải tự chi trả toàn bộ số tiền khám chữa bệnh. 【Các khoa khám bệnh chính】 Các khoa khám bệnh được chia ra theo từng loại bệnh và tình hình vết thương. Riêng bệnh nha khoa thường được khám tại phòng khám là chính. Khoa Nội Nơi khám chữa các bệnh thuộc cơ quan tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, huyết học, nội tiết, thần kinh v.v. và điều trị chủ yếu bằng thuốc. Tại đây cũng khám và chữa các bệnh thông thường như cảm cúm v.v. Khoa Ngoại Nơi khám chữa các bệnh ung thư, tổn thương bên ngoài v.v. điều trị chủ yếu bằng cách phẫu thuật. Khoa Nhi Nơi khám chữa bệnh cho trẻ em. Khoa Ngoại chỉnh hình Nơi điều trị các bệnh có liên quan đến hệ vận động và hệ thần kinh có liên quan đến những cơ quan như xương, khớp, cơ, gân v.v. Khoa Mắt Nơi điều trị các bệnh về mắt. Nha khoa Nơi điều trị các bệnh về răng, chỉnh hình răng hàm mặt v.v. Khoa Sản Nơi khám chữa cho phụ nữ đang mang thai, sinh đẻ, trẻ sơ sinh v.v. Tìm cơ sở y tế Dưới đây là cách tìm cơ sở y tế. ① Tìm qua tạp chí do UBND nơi bạn sinh sống phát hành ② Tìm qua Internet thông tin của các cơ sở y tế được cung cấp trên trang chủ của các tỉnh thành ③ Hỏi trực tiếp UBND nơi bạn sinh sống hoặc các tổ chức giao lưu quốc tế v.v. Đường link tổng hợp các tổ chức tư vấn (toàn quốc) của UBND và những tổ chức giao lưu quốc tế ④ Trung tâm hỗ trợ an toàn sức khỏe Có hơn 380 “Trung tâm hỗ trợ an toàn sức khỏe” được đặt tại các tỉnh thành, phòng y tế của các thành phố, các khu vực đặc biệt. Tại đây, bạn sẽ được hướng dẫn và giới thiệu các cơ sở y tế. ⑤ Trung tâm thông tin y tế quốc tế AMDA ・ Tại đây bạn sẽ được giới thiệu cơ sở y tế có ngôn ngữ bạn dùng hoặc được hướng dẫn chế độ phúc lợi y tế bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau (Điện thoại 03-6233-9266). Trung tâm hỗ trợ bằng tiếng Việt vào 10:00~16:00 thứ tư (thứ 2 và thứ 4 của tháng). ・ Trung tâm cũng có hỗ trợ thông dịch qua điện thoại hoặc thông dịch qua ZOOM (Tư vấn 050-3405-0397). Trang chủ của Trung tâm thông tin y tế quốc tế AMDA ⑥ Sở du lịch Trang web “Khi bạn thấy không khỏe” ◎ Khi khẩn cấp, hãy gọi 119 Khi bạn đột ngột bị bệnh hay bị thương nặng do tai nạn, hãy gọi tới số 119 để gọi xe cứu thương ! Hỗ trợ ngôn ngữ Ngày càng có nhiều bệnh viện tại Nhật hỗ trợ ngôn ngữ dành cho người nước ngoài. Phần lớn các bệnh viện trực thuộc trường đại học, bệnh viện đa khoa triển khai dịch vụ thông dịch qua điện thoại. Trong trường hợp cần thiết, có bệnh viện có thể nhờ phiên dịch viên đến tận nơi mà bệnh nhân không cần phải trả khoản phí nào. Có điều số lượng phiên dịch viên tiếng Nhật trong lĩnh vực y tế vẫn chưa nhiều. Người ta cũng chỉ ra rằng chất lượng thông dịch qua điện thoại cũng chưa được cao. Thế nhưng, kể từ sau chương trình EPA (Hiệp định đối tác kinh tế) được kí kết giữa Việt Nam và Nhật Bản, rất nhiều y tá từ Việt Nam sang Nhật để tham gia tập huấn và thực hành. Trong bối cảnh đó, gần đây số bệnh viện có thông dịch viên, bác sĩ, y tá người Việt đã tăng lên. Nếu bạn đến những bệnh viện này, bạn sẽ được hỗ trợ tận tình bằng tiếng Việt. Chúng tôi sẽ giới thiệu các cơ sở y tế có thể hỗ trợ bằng tiếng Việt theo từng khu vực ở trang tiếp theo, các bạn hãy tham khảo nhé! Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (Tokyo) Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (Kanto) Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (Kansai) Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (Tokai) Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (Bắc Kyushu) Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (Nam Kyushu) Bảo hiểm y tế Những người sống ở Nhật Bản, không phân biệt quốc tịch, đều phải tham gia bảo hiểm y tế công. (1) Bảo hiểm y tế Người tham gia bảo hiểm sẽ trả 30% chi phí khám chữa bệnh Người làm công ăn lương và gia đình của họ sẽ tham gia bảo hiểm này. Nếu tham gia bảo hiểm này thì khi đi khám tại các phòng khám nha khoa, bệnh viện v.v. bạn chỉ cần chi trả 1 phần phí khám chữa bệnh. Theo nguyên tắc, bạn và người thân trong gia đình sẽ trả 30% tổng chi phí khám chữa bệnh (trẻ em dưới 6 tuổi hoặc người gia từ 70~74 tuổi là 20%), 70% sẽ do bảo hiểm chi trả. Tuy nhiên cũng có những dịch vụ y tế không nằm trong phạm vi được bảo hiểm. Phí bảo hiểm do công ty và người lao động cùng đóng, mỗi bên một nửa Tiền phí bảo hiểm hàng tháng sẽ do công ty và người lao động cùng đóng, mỗi bên chịu 50%. (2) Bảo hiểm y tế quốc dân Du học sinh cũng có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm Những người có đăng kí địa chỉ thường trú, dưới 75 tuổi và không nằm trong đối tượng sử dụng bảo hiểm y tế theo công ty thì phải tham gia Bảo hiểm y tế quốc dân. Du học sinh người nước ngoài cũng có nghĩa vụ tham gia. Người tham gia bảo hiểm sẽ trả 30% chi phí khám chữa bệnh Theo nguyên tắc, người tham gia bảo hiểm sau khi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế sẽ trả 30% tổng chi phí khám chữa, 70% sẽ do bảo hiểm chi trả. Tuy nhiên cũng có những dịch vụ y tế không nằm trong phạm vi được bảo hiểm. Cách thức tham gia Bạn sẽ làm thủ tục đăng kí tham gia tại UBND nơi bạn sinh sống. Khi đăng kí cần có thẻ lưu trú và hộ chiếu. Nếu bạn sống cùng gia đình, gia đình bạn cũng sẽ tham gia bảo hiểm. Bạn hãy xác nhận xem trên thẻ bảo hiểm có ghi tên của người trong gia đình mình hay không. Đăng kí thay đổi địa chỉ Nếu bạn thay đổi địa chỉ, bạn hãy đăng kí với UBND của nơi ở mới, sau đó nhận thẻ bảo hiểm mới. Nếu bạn không làm thủ tục này, thẻ bảo hiểm của bạn sẽ không sử dụng được và không được bảo hiểm y tế quốc dân chi trả. ※ Phí bảo hiểm có thể được giảm trừ theo điều kiện thu nhập và tình hình cuộc sống, để biết thông tin chi tiết, bạn hãy hỏi trực tiếp UBND nơi bạn sinh sống. Các khoản phụ cấp Trong bảo hiểm y tế có nhiều loại phụ cấp đi kèm, chúng tôi xin giới thiệu một phần trong số đó. 【Phí điều trị và dưỡng bệnh】 ✔︎ Khi chưa nhận được bảo hiểm ngay sau khi vào làm việc✔︎ Khi mua các vật dụng cần cho việc điều trị như mua thạch cao để bó bột v.v.✔︎ Khi đi vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt, mát xa v.v. theo chỉ định của bác sĩ✔︎ Khi khám chữa bệnh ở nước ngoài Trong những trường hợp trên, sau khi bạn trả toàn bộ chi phí khám chữa, bạn có thể làm đơn đề nghị với UBND nơi bạn đang sống và nếu được chấp thuận, ngoài phần chi phí bạn phải chịu, bạn sẽ được chi trả phí điều trị và dưỡng bệnh. 【Phí điều trị và dưỡng bệnh quá lớn】 Nếu số tiền phải chi trả cho các cơ sở y tế, tiền thuốc v.v. vượt quá mức quy định của một tháng (không bao gồm tiền ăn, tiền trả thêm để nâng cấp giường bệnh trong thời gian nhập viện), bạn sẽ được chi trả phần quá hạn mức đó. 【Tiền thai sản một lần】 Khi người được bảo hiểm hoặc người phụ thuộc vào người tham gia bảo hiểm sinh con, về nguyên tắc sẽ nhận được 420.000 yên / một trẻ sơ sinh. Thuốc Bạn có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc hoặc cửa hàng dược phẩm (drug store). Tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ nên bạn hãy lưu ý khi sử dụng. Hiệu thuốc Tại hiệu thuốc, dược sĩ sẽ điều chế và bán thuốc theo đơn bác sĩ đã kê. Bạn cũng có thể mua các loại dược phẩm khác. Ở Nhật, có rất nhiều loại thuốc không thể mua được nếu không có đơn của bác sĩ. Cũng có loại thuốc có thể mua mà không cần đơn nhưng nếu là thuốc có cùng tác dụng, khi bạn đưa đơn thuốc ra rồi mua thì bạn cũng sẽ được bảo hiểm chi trả 70%, bạn chỉ cần trả 30% thôi. Drug Store Đây là cửa hàng bán các loại thuốc không cần đơn của bác sĩ, các loại thực phẩm ăn uống, tạp hóa phục vụ sinh hoạt hàng ngày v.v. Cũng có drug store bán thuốc theo đơn. ◎ Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về y tế, hãy tham khảo tài liệu trong link đính kèm dưới đây. Sách hướng dẫn về đời sống – việc làm dành cho người nước ngoài (Chương 6: Y tế)

    29/09/2020

  • Vol. 12 Khẩn cấp – Thiên tai

    Liên lạc khi khẩn cấp 【Bị bệnh - bị thương nặng → Điện thoại số: 119】    Khi bạn đổ bệnh bất ngờ- bị thương- hỏa hoạn hãy gọi điện thoại đến số 119.・Bạn gọi điện đến số 119 sẽ được hỏi “Hỏa hoạn hay Cấp cứu?” Bạn hãy trả lời “Cấp cứu” ・Bạn hãy nói địa chỉ, mốc đánh dấu nơi mà bạn muốn xe cấp cứu tới. ・Bạn hãy nói tuổi và bệnh trạng của người bệnh. ・Bạn hãy nói họ tên của mình và địa chỉ liên lạc. 【Hỏa hoạn → Điện thoại số: 119】     Khi có hỏa hoạn, bạn cũng gọi điện thoại đến số 119.・Bạn gọi điện đến số 119 sẽ được hỏi “Hỏa hoạn hay Cấp cứu?” Bạn hãy trả lời “Hỏa hoạn” ・Bạn hãy nói địa điểm xảy ra hỏa hoạn. ・Bạn hãy nói họ tên của mình và địa chỉ liên lạc. 【Tai nạn giao thông - Kẻ gian → 110】    Khi bạn gặp tai nạn giao thông hay bắt gặp kẻ gian, hãy gọi điện thoại vào số 110 để báo cảnh sát. Nếu bạn không thể gọi điện thoại, hãy nhờ người ở gần đó giúp đỡ.・Khi bạn gọi điện thoại tới số 110, sẽ có các câu hỏi như sau. Bạn hãy bình tĩnh trả lời các câu hỏi này. ・Cái gì xảy ra? Khi nào? Ở đâu? ・Họ tên và địa chỉ liên lạc của bạn ・Số người, độ tuổi, trang phục của đối tượng gây tai nạn hay kẻ gian ・Có người bị thương hay không? Ứng phó khi xảy ra tai nạn giao thông 1. Dừng xe・Bạn hãy dừng ngay xe lại. ・Đưa xe vào lề đường hay khoảnh đất trống, nơi an toàn để không làm cản trở các phương tiện giao thông khác. 2. Gọi cấp cứu - Báo cảnh sát・Nếu có người bị thương, gọi xe cấp cứu (số điện thoại: 119). ・Không cố sức di chuyển người bị thương một cách không cần thiết cho đến khi xe cứu thương tới. Hãy làm theo các hướng dẫn của người trực 119, tiến hành cứu hộ trong phạm vi có thể, như sơ cứu cầm máu.  ・Kể cả khi không có ai bị thương, vẫn cần phải báo cảnh sát (số điện thoại 110). ・Không được di chuyển khỏi hiện trường tai nạn, cho đến khi cảnh sát tới. ・Cảnh sát tới, bạn hãy báo lại sự tình tai nạn, nhờ cảnh sát xác nhận hiện trường. 3. Đi khám・Khi xảy ra tai nạn, dù bạn nghĩ rằng mình không bị thương, hay chỉ bị thương nhẹ nhưng có khi sau này mới biết đó là bị thương nặng. Bạn nên nhanh chóng đi bác sỹ khám cho cẩn thận thì hơn.  4. Đề nghị cấp giấy chứng nhận tai nạn giao thông・Có khi sẽ cần tới “Giấy chứng nhận tai nạn giao thông” cho thủ tục nhận các khoản trợ cấp khác nhau sau khi bạn bị tai nạn giao thông. ・Bạn có thể đề nghị Trung tâm lái xe an toàn, và nhận được “Giấy chứng nhận tai nạn giao thông”. Về thủ tục đề nghị, bạn hãy trao đổi với đồn cảnh sát- nơi mà bạn đã báo việc mình bị tai nạn.   ・Nếu bạn không báo với cảnh sát, bạn không thể đề nghị cấp “Giấy chứng nhận tai nạn giao thông” được. Khi bị tai nạn giao thông, bạn nhất thiết phải báo cho cảnh sát. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] Trung tâm lái xe an toàn Thiên tai: Bão và mưa lớn tập trung ・Khi bão hay áp thấp đi ngang qua vùng gần Nhật Bản, sẽ xảy ra mưa lớn trên phạm vi rộng. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của hiện tượng trái đất ấm lên, bão có nhiều biến đổi lớn, ngoài ra còn có mưa to với mức độ rất khủng khiếp. ・Có nhiều trận mưa lớn tập trung cục bộ (mưa lớn Guerrilla)  ・Ngày càng nhiều những trận mưa lớn như vậy làm phát sinh nhiều thiên tai lở núi đất, ngập lụt vv… gây thiệt hại lớn.  (1) Nước sông ngòi tràn bờ    Khi nước sông tràn bờ gây ra ngập lụt do có mưa lớn, thì nhà cửa ngập trong nước, con người bị cuốn trôi đi. Để bảo toàn tính mạng khi có ngập lụt, bạn hãy hành động như sau:  ・Thường ngày bạn hãy xác định trước những địa điểm có nguy cơ bị ngập trong nước trên bản đồ cảnh báo nguy hiểm. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] Bản đồ nguy cơ thiên tai ・Khi xảy ra mưa lớn thật sự, bạn hãy tự suy nghĩ và đi lánh nạn, dựa trên nội dung cảnh báo mà Cơ quan khí tượng Nhật Bản đưa ra.  ・Khi có thông tin lánh nạn từ ủy ban hành chính địa phương nơi bạn sống, bạn hãy lánh nạn ở nơi an toàn. Về cách lánh nạn, chúng tôi sẽ giải thích ở bảng dưới trang này. (2) Xói lở đất đá    Do mưa lớn có thể khiến cho núi, vách núi bị phá hủy, đất đá xói lở trôi xuống phá hủy các công trình xây dựng, gián đoạn  đường bộ. Những hành động để bảo toàn tính mạng khi có thiên tai xói lở đất đá cũng giống như khi “(1) Nước sông ngòi tràn bờ”. Thiên tai: Động đất     Ở khu vực xung quanh Nhật Bản có nhiều mảng kiến tạo tồn tại, ở đây trở thành vành đai xảy ra nhiều động đất nổi tiếng thế giới. Khi xảy ra động đất, có điều hết sức quan trọng là các bạn phải tự bảo vệ tính mạng của chính mình, hợp tác với những người trong địa phương mình bảo toàn tính mạng. Để bảo toàn tính mạng khi có động đất, từ ngày thường bạn hãy thực hiện những hành động như sau. 【Chuẩn bị】 ① Nói trước với mọi người trong gia đình về địa điểm lánh nạn khi có động đất xảy ra. ② Tham gia các buổi diễn tập phòng chống thiên tai của địa phương mình, hiểu rõ các việc cần làm tại địa phương. ③ Chuẩn bị sẵn sàng thực phẩm - nước uống đủ dùng trong 1 đến 2 tuần, và các vật dụng để xử lý vết thương.※Nếu xảy ra thiên tai lớn, chỉ trong chớp mắt là hàng hóa ở các cửa hàng sẽ hết nhẵn, trong một thời gian dài không mua được. ④ Gia cố để các đồ đạc trong nhà không đổ. Kê đồ đạc sao cho nếu có đổ thì cũng không sao.  ★Độ magnitude và độ địa chấn・Magnitude là chữ số chỉ độ lớn của trận động đất. Chỉ số magnitude tăng lên 1 đơn vị thì năng lượng tăng lên khoảng 32 lần. ・Độ địa chấn biểu thị độ mạnh của cơn rung. Cơ quan khí tượng Nhật Bản công bố có 10 thang độ địa chấn.(Khi xảy ra động đất) Khi có động đất xảy ra, bạn hãy chú ý các điểm sau: ① Bình tĩnh hành động ・Trường hợp đang ở trong nhà hay các công trình xây dựng: Để tránh đồ vật rơi vào đầu, bạn hãy núp mình dưới gầm bàn, chờ cho tới khi hết rung lắc. ・Trường hợp đang ở ngoài: Nếu đứng ở gần các công trình xây dựng, có thể biển hiệu hay mảnh tường, kính cửa sổ của tòa nhà sẽ rơi xuống, vì vậy hãy lấy cặp sách hay gì đó che đầu và lánh vào nơi an toàn. ・Trường hợp đang lái xe: Bạn hãy dừng xe vào lề trái đường, tắt máy. Cứ để nguyên chìa khóa trên xe ô tô đó, đi bộ lánh vào nơi an toàn. ② Xử lý với lửa: Bạn hãy đề phòng hỏa hoạn do động đất・Cảm thấy đất rung, bạn hãy tắt nguồn bếp gas và lò sưởi. ・Nếu lửa bén ra, bạn hãy cố gắng hết sức dùng bình xịt cứu hỏa dập lửa. ・Sau khi động đất, có thể gas sẽ bị rò rỉ, cho nên bạn không được bật lửa ngay. ③ Lánh vào nơi an toàn・Có nguy cơ mái nhà đổ vỡ hoặc hỏa hoạn do động đất. Nếu ở gần núi, còn có nguy cơ lở núi, vì vậy cảm thấy đất rung, bạn hãy nhanh chóng lánh nạn ở nơi lánh nạn do địa phương mình đã chỉ định. ④ Hợp tác và giúp đỡ mọi người xung quanh・Khi xảy ra thiên tai, điều quan trọng là bạn giúp đỡ những người xung quanh. Đặc biệt là bạn hãy kêu gọi, hợp tác, giúp đỡ những người cao tuổi sống đơn thân hay những người khuyết tật. ⑤ Cập nhật thông tin chính xác・Cập nhật những thông tin chính xác, mới nhất dựa theo thông tin từ tivi, radio, điện thoại di động, loa thông báo phòng chống thiên tai. ★ Tin động đất khẩn cấp (Cảnh báo)・Khi dự đoán sẽ có động đất chấn độ từ gần 5 độ trở lên, Cơ quan khí tượng Nhật Bản sẽ phát tin động đất khẩn cấp (Cảnh báo), cho các đối tượng là những khu vực dự đoán sẽ xảy ra động đất với chấn độ mạnh hơn 4 độ.  ・Tin động đất khẩn cấp sẽ được truyền qua tivi, radio, điện thoại di động và loa phòng chống thiên tai của địa phương.  [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] Hình ảnh về động đất và tin động đất khẩn cấp (tiếng Anh, tiếng Nhật vv…) Thiên tai: Sóng thần      Khi đáy biển có động đất, đáy biển sẽ trồi lên sụt xuống. Từ đó gây ra sóng thần, sóng lan tỏa đi khắp tứ phương tám hướng.  【Chuẩn bị】     Để bảo toàn tính mạng khi có sóng thần, từ thường ngày bạn hãy xác định trước nơi sẽ lánh nạn, xác định rõ con đường an toàn để mình đi từ nhà tới nơi lánh nạn. 【Khi sóng thần có vẻ (hoặc thực sự) ập đến】     Bạn nhìn thấy sóng thần ập tới bờ biển rồi mới lánh nạn thì không thể kịp. Bạn hãy lưu ý các điểm sau đây và đi lánh nạn.・Khi bạn cảm nhận thấy rung mạnh ở gần bờ biển hay sông ngòi, hoặc khi rung nhẹ nhưng chậm trong thời gian dài, thì hãy nhanh chóng rời bờ biển, bờ sông, lên khu đất cao như ngọn đồi hay tòa nhà lánh nạn để lánh nạn. ・Khi không cảm nhận được động đất, nhưng nếu nghe thấy Cơ quan khí tượng phát lệnh cảnh báo sóng thần, hãy đến nơi cao lánh nạn. ・Cập nhật thông tin chính xác qua tivi, radio, điện thoại di động, loa phòng chống thiên tai, internet vv… Núi lửa phun trào     Ở Nhật Bản có rất nhiều núi lửa. Để bảo toàn tính mạng khi núi lửa phun trào, bạn hãy hành động như sau: 【Chuẩn bị】 ・Từ thường ngày, bạn hãy xác định trên bản đồ cảnh báo nguy hiểm xem đâu là “phạm vi cần cảnh giác”. ・Khi bạn đang leo núi: Xác nhận thông tin liên quan tới mức độ cảnh báo mà Cơ quan khí tượng thông báo, thông tin liên quan tới núi lửa đó trên bản đồ cảnh báo nguy hiểm ▽ Xuất trình đăng ký leo núi ▽ Chuẩn bị sẵn thiết bị thông tin và mũ bảo hiểm. 【Khi núi lửa có vẻ sắp phun (hoặc đã phun)】 ・Bạn tự phán đoán dựa trên “Thông báo khẩn cấp núi lửa phun trào”, “Cảnh báo núi lửa phun trào” do Cơ quan khí tượng thông báo, hoặc dựa trên mức độ cảnh báo núi lửa hoạt động để lánh nạn.・Khi bạn cập nhật được thông tin như vậy trong lúc đang leo núi, hoặc khi núi lửa phun: Ngay lập tức rời khỏi khu vực miệng núi lửa. ▽ Lánh nạn ở các chòi trên núi hoặc chòi lánh nạn ▽ Đội mũ bảo hiểm để bảo vệ đầu. Thiên tai: Cách lánh nạn 【Nơi lánh nạn】    Trường hợp có vẻ sẽ (hoặc đã) xảy ra thiên tai ・Nhanh chóng đến nơi an toàn để lánh nạn. ・Xác định lại một lần nữa chắc chắn nơi lánh nạn trong khu vực mình đang sinh sống.  ・Bạn có thể xác định được địa điểm của nơi lánh nạn trên trang chủ của Ủy ban hành chính địa phương nơi mình sinh sống. ・Nếu khó có thể đi tới nơi lánh nạn, thì hãy hành động để bảo vệ tính mạng mình, ví dụ như trốn vào nơi an toàn khác (công trình xây dựng chắc chắn ở gần đó, thậm chí có thể lên tầng 2 của nhà mình, ít nhất đó cũng là một nơi an toàn).  【Thông tin lánh nạn】    Thông tin lánh nạn khi có thể (hoặc đã) xảy ra thiên tai, có các loại như sau: ① Chuẩn bị lánh nạn    Là thông tin thúc giục những đối tượng cần mất nhiều thời gian chuẩn bị khi đi lánh nạn, như người cao tuổi, trẻ em. Khi có thông tin này, người cao tuổi, trẻ em, những người cần mất nhiều thời gian để đi lánh nạn (như phụ nữ có thai) và người nhà của họ sẽ bắt đầu chuẩn bị đi lánh nạn. ② Khuyến cáo lánh nạn    Là thông tin phát đi khi khả năng cao là thiên tai sẽ gây ra thiệt hại bất cứ lúc nào. Khi có thông tin này, bạn sẽ tới nơi lánh nạn hay nơi an toàn để lánh nạn. ③ Lệnh lánh nạn (Khẩn cấp)    Là thông tin phát đi khi thiệt hại có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Khi có thông tin này, nếu bạn vẫn chưa đi lánh nạn, thì phải tới ngay nơi lánh nạn hay nơi an toàn để lánh nạn. ★ Thông tin lánh nạn có sử dụng “Mức độ cảnh báo”~Mức độ cảnh báo là gì?~ ・Là thông tin được phát đi cùng với thông tin lánh nạn và thông tin khí tượng phòng chống thiên tai, sao cho người dân thực hiện những hành động nên làm, khi thiên tai không phải sóng thần - như lũ lụt, xói lở đất đá - sắp xảy ra.  Cảnh báo mức độ 1→ Nâng cao đề phòng thiên tai (Tra cứu thông tin về mưa bão, sông ngòi qua tivi, hay internet)  Cảnh báo mức độ 2→ Chuẩn bị lánh nạn, xác định hành động lánh nạn (Tra cứu xem lánh nạn ở đâu, đi như thế nào)  Cảnh báo mức độ 3→ Những người cần nhiều thời gian để đi lánh nạn như người cao tuổi, trẻ em, phải đi lánh nạn.  Cảnh báo mức độ 4→ Tất cả mọi người phải lánh nạn Cảnh báo mức độ 5→ Hành động tốt nhất để bảo toàn tính mạng của mình (Thiên tai đang xảy ra. Hãy bảo vệ tính mạng quý giá của mình!) 【Cách lánh nạn】    Khi đi lánh nạn, hãy chú ý các việc sau đây:・Tuyệt đối phải tắt lửa trước khi đi lánh nạn. ・Vật dụng mang theo, càng gọn nhẹ càng tốt, đeo trên lưng hay sao đó để cho đôi tay được tự do nhất. ★Kết nối báo tin khi có thiên tai・Khi xảy ra thiên tai lớn, có thể điện thoại sẽ khó kết nối. ・ Khi đó, bạn có thể sử dụng dịch vụ kết nối dùng trong thiên tai. ・Bạn gọi tới số 171, làm theo hướng dẫn là có thể thu âm hoặc nghe lại lời báo tin. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] NTT Miền Đông Nhật Bản http://www.ntt-east.co.jp/saigai/web171/ [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] NTT Miền Tây Nhật Bản https://www.ntt-west.co.jp/dengon/web171/★ Bảng nhắn tin dùng khi có thiên tai(web171)(tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật) Trang web có thể nhập được tin nhắn bằng ký tự bàn phím máy tính hay điện thoại thông minh. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] https://www.web171.jp/web171app/topRedirect.do★Dịch vụ nhắn tin của công ty điện thoại di động [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] docomo http://dengon.docomo.ne.jp/top.cgi [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] KDDI(au)http://dengon.ezweb.ne.jp/ [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] SoftBank / Y!mobile http://dengon.softbank.ne.jp/ 【Thông tin khí tượng quan trọng khi có thiên tai】    Khi có thiên tai, Cơ quan khí tượng của Nhật Bản sẽ truyền đi thông tin khí tượng quan trọng tới tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Bạn có thể cập nhật thông tin đó qua tivi, radio, internet vv… [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] Thông tin liên quan tới mưa lớn và động đất (có tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] Thông tin phòng chống thiên tai (lũ lụt, xói lở đất đá, động đất, núi lửa) ★Cảnh báo đặc biệt về mưa lớn・Cơ quan khí tượng Nhật Bản có thể phát lệnh cảnh báo đặc biệt về mưa lớn. Cảnh báo đặc biệt về mưa lớn được phát đi khi khả năng cao sẽ xảy ra thiệt hại trầm trọng, như sau:  ① Khi dự báo mưa lớn mấy chục năm mới có 1 lần ② Khi dự báo có bão mạnh mấy chục năm mới có 1 lần sẽ tới gần- đổ bộ vào Nhật Bản ★「Safety tips」- Phần mềm cung cấp thông tin hữu dụng khi có thiên tai・Có phần mềm cung cấp thông tin hữu dụng khi có thiên tai, dành cho người du lịch nước ngoài. Tải về điện thoại thông minh thì khi thiên tai sắp xảy ra, sẽ có báo động. ① Tin động đất khẩn cấp (Cảnh báo “Sắp có rung lắc mạnh hãy cẩn thận”) ② Cảnh báo sóng thần (Kêu gọi “Sóng thần đang ập vào bờ, hãy mau chóng lên chỗ cao lánh nạn”) ③ Cảnh báo khí tượng đặc biệt (Kêu gọi “Thiên tai thời tiết mấy chục năm mới có 1 lần có thể xảy đến bất cứ lúc nào, người không thể đi lánh nạn hãy hành động để bảo toàn tính mạng của mình”)  ④ Tin khẩn cấp núi lửa phun (Kêu gọi “Núi lửa đã phun trào, hãy cẩn thận”) 

    29/08/2020

  • Các đoàn thể dành cho người Việt

    Hội người Việt Nam tại Nhật Bản(VAIJ) 1.Bối cảnh thành lập và mục tiêu hoạt động 2.Hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản 3.Thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa giữa hai nước Các đoàn thể dành cho người Việt tại địa phương 1.Hội người Việt Nam tại các địa phương 2.Các hội nhóm đa dạng Hội người Việt Nam tại Nhật Bản(VAIJ) Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ) là một trong số ít các tổ chức cộng đồng được chính phủ hai nước Việt Nam và Nhật Bản công nhận. Đứng trước những thay đổi trong tình hình mới của người Việt Nam tại Nhật Bản, vào tháng 10 năm 2018 Hội đã quyết định thành lập tư cách Pháp nhân với sứ mệnh liên kết, phối hợp với tất cả mọi hội nhóm của người Việt Nam, nhằm hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của tất cả mọi người Việt Nam tại Nhật Bản. 1.Bối cảnh thành lập và mục tiêu hoạt động Bối cảnh thành lập tư cách pháp nhân Tiền thân của Hội là Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản được thành lập trong thời gian chiến tranh. Sau khi Việt Nam thống nhất, vì nhiều lý do, hoạt động của hội lắng xuống. Thế nhưng, trong những năm gần đây, số người Việt tới Nhật Bản gia tăng nhanh chóng trong khi kiến thức và thông tin về xã hội, văn hóa, luật pháp... của Nhật Bản còn thiếu thốn, đã khiến cuộc sống của nhiều người gặp khó khăn, lâm vào hoàn cảnh thương tâm, thậm chí lâm vào tình trạng phạm pháp. Hiện nay tại Nhật đã có các hội, nhóm do người Việt Nam tự lập ra để đáp ứng nhu cầu của từng nhóm người có sở thích, nghề nghiệp, cuộc sống tương tự nhau. Có thể kể tới những hội như Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản, Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản (VYSA)... Những hội nhóm trên mạng xã hội như Sugoi, iSenpai... Tuy nhiên tình hình chung của người Việt Nam tại Nhật Bản vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết.Trong bối cảnh như vậy, VAIJ nhận thấy cần có sự thay đổi mạnh mẽ, để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của tất cả mọi người Việt Nam tại Nhật nhằm trợ giúp cho người Việt Nam khi cần thiết. Để làm được việc này, năm 2018, Hội đã quyết định thành lập tư cách pháp nhân với mong muốn liên kết phối hợp với tất cả mọi hội nhóm của người Việt Nam tại Nhật Bản. Mục tiêu hoạt động của VAIJ VAIJ có hai mục tiêu hoạt động chính như sau. (1)Hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản (2)Góp phần thúc đẩy kinh tế và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản 2.Hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản Giới thiệu cụ thể hoạt động “Hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản” của VAIJ. Hỗ trợ về mặt đời sống, y tế, sức khỏe Cổng thông tin tư vấn đa dạng cho người Việt Nam tại Nhật Bản. Số lượt xin tư vấn trong năm 2020…trên 6,000 lượt (trong đó hơn 4,000 lượt cần nhận hỗ trợ thông tin liên quan đến dịch COVID-19) Mở các buổi hướng dẫn quản lý sức khỏe Hotline: 050-6874-8385 Cung cấp thông tin chính xác, thiết thực Hội cung cấp các thông tin chính xác và thiết thực cho người Việt Nam tại Nhật Bản. Trang chủ, Facebook chính thức của VAIJ…Mỗi tháng có hơn 40 bài viết trên trang Facebook (hơn 138,000 lượt truy cập) Cùng hợp tác với Báo Mainichi vận hành trang thông tin KOKORO này Trang Facebook chính thức của VAIJ Dịch vụ viễn thông giá rẻ SIMVANG SIMVANG là dịch vụ viễn thông chất lượng đảm bảo, giá thành thấp với mục đích giảm thiểu chi phí sinh hoạt của người Việt khi sinh sống và làm việc ở Nhật Bản. Đồng thời đảm bảo người Việt ở Nhật duy trì một kênh thông tin ổn định trong cả thời điểm bình thường cũng như trong những thời điểm khẩn cấp. Tổ chức, tham gia các sự kiện giao lưu, hoạt động từ thiện VAIJ đã tích cực tổ chức và tham gia nhiều sự kiện. Năm 2020 cũng có tham gia “Vietnam Festival” thường niên Phát học bổng cho học sinh gặp khó khăn do COVID-19 Tham gia và quyên góp cho dự án “Nhà ở cộng đồng mùa COVID-19 Nhật Bản” do Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản phát động 3.Thúc đẩy kinh tế và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản Về hoạt động “Góp phần thúc đẩy kinh tế và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản”, Hội có các hoạt động như sau. Hỗ trợ, tư vấn thương mại cho nhiều công ty, đoàn thể Lập “White List” (danh sách trắng) các công ty có độ tin cậy cao trong lĩnh vực nhân sự Năm 2019, tổ chức sự kiện giao lưu kinh tế “Asia Business Creation Platform” tại Tokyo và Osaka với hơn 300 công ty, tổ chức kinh tế tham dự Cuối năm 2020 đầu năm 2021, đồng tổ chức tổng cộng 6 sự kiện hỗ trợ tìm việc tại Tokyo, Osaka, Nagoya Chúng tôi đang nỗ lực để cuộc sống của người Việt tại Nhật ngày càng an toàn và hạnh phúc, đủ đầy hơn. Để làm được điều này, chúng tôi mong muốn nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của tất cả các cá nhân và tổ chức của Việt Nam cũng như của Nhật Bản trong những hoạt động từ nay về sau. Các đoàn thể dành cho người Việt tại địa phương Ngoài những đoàn thể có hoạt động lâu đời như VAIJ, Hội phật tử người Việt Nam tại Nhật Bản, VYSA, BETOAJI, các đoàn thể và hội nhóm tại các địa phương cũng đang tăng lên. Chúng tôi sẽ giới thiệu một số đoàn thể và hội nhóm tại địa phương. 1.Hội người Việt Nam tại các địa phương Buổi tư vấn pháp luật miễn phí của Hội người Việt Nam tại tỉnh Ibaraki Ngoài Hội người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ) được chính phủ cả hai nước công nhận, còn có rất nhiều hội người Việt Nam tại các địa phương ở Nhật Bản. Cũng có nhiều hội được thành lập sau năm 2019 nhưng cũng đã có bề dày nhất định, tích cực tổ chức các hoạt động. Chẳng hạn, Hội người Việt Nam tại Ibaraki đã tổ chức đón Tết cổ truyền vào tháng 1 năm 2020 với sự tham gia của hơn 200 người. Các hoạt động trong năm 2020 của hội như dưới đây. Hơn nữa, trong năm 2021, Hội cũng bắt đầu mở lớp dạy tiếng Nhật miễn phí. ・ Đăng tải các thông tin liên quan đến COVID-19 trên Facebook ・ Hỗ trợ lương thực cho người Việt gặp khó khăn do COVID-19 ・ Mở các giải đấu bóng đá, bóng chuyền ・ Mời luật sư và tổ chức các buổi tư vấn miễn phí (6 lần trong tháng 7~ tháng 12) Hội người Việt Nam tại thành phố Sendai (SenTVA) cũng có bề dày hoạt động, Hội thường tổ chức nhiều hoạt động như đón Tết, ngắm hoa anh đào v.v. Hơn nữa, Hội cũng mở các lớp học tiếng Nhật có quy mô lớn ở thành phố Sendai tỉnh Miyagi. Hội cũng có các hoạt động hỗ trợ người Việt gặp khó khăn do COVID-19. 2.Các hội nhóm đa dạng Đội bóng đá tại các địa phương Các nhóm hoạt động thể thao như đội bóng đá tại các địa phương đang tăng lên. Không phân biệt ngành nghề kĩ sư, thực tập sinh, du học sinh v.v. mọi người tại các vùng tập trung lại, cùng nhau tập luyện hoặc thi đấu tại các bãi cỏ ven sông vào cuối tuần. Tại những nơi làm việc có nhiều người Việt thì có nhóm người Việt cùng chỗ làm. Gần đây, VYSA và các hội nhóm người Việt tại các khu vực cũng có tổ chức nhiều Hội thao. Hội đồng hương Cũng có các hội tập trung người Việt cùng quê. Chẳng hạn như nhóm Facebook “Hội đồng hương Nam Định tại Aichi Nhật Bản” thường xuyên tổ chức các buổi liên hoan. Tên hội có phần “tại Aichi Nhật Bản” nhưng những bạn có quê Nam Định từ các tỉnh khác cũng tham gia hội. Các lớp học tiếng Nhật miễn phí Chính phủ và các địa phương có mở lớp học tiếng Nhật miễn phí hoặc học phí thấp do các giáo viên tình nguyện người Nhật giảng dạy. Tại các lớp học này, không chỉ học tiếng Nhật, bạn có thể làm quen với những bạn người Việt khác, mở rộng quan hệ với các bạn đến từ các nước khác, trao đổi ý kiến với nhau v.v., điều này sẽ tạo cho bạn những nền tảng cơ bản trong cuộc sống ở Nhật Bản. Hãy liên hệ với các đơn vị, tổ chức phụ trách hỗ trợ người nước ngoài, giao lưu quốc tế của các tỉnh thành phố hoặc tại các địa phương nhé! 全国の国際化協会や国際交流協会 (Hội giao lưu quốc tế toàn Nhật Bản) U-Biq (Lớp học tiếng Nhật miễn phí toàn Nhật Bản)

    23/08/2020

Đơn vị vận hành

Nhà tài trợ Bạch Kim

Đơn vị hỗ trợ

  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
  • Văn phòng JNTO Hà Nội
  • Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
  • Hội Việt Nam (JAVN)
  • Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
  • Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế

Đơn vị hợp tác

Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)

Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài

WA.SA.Bi.

Danh mục

  • Khác biệt văn hoá

    Khác biệt văn hoá

  • Sinh hoạt - Chi phí

    Sinh hoạt - Chi phí

  • Xuất nhập cảnh - Visa

    Xuất nhập cảnh - Visa

  • Làm thêm - Xin việc

    Làm thêm - Xin việc

  • Bốn mùa - Du lịch

    Bốn mùa - Du lịch

  • Hỗ trợ người nước ngoài

    Hỗ trợ người nước ngoài

  • Cộng đồng

    Cộng đồng

  • Bí quyết học tiếng Nhật

    Bí quyết học tiếng Nhật

  • Y tế - Sức khoẻ

    Y tế - Sức khoẻ

  • Nhà hàng - Siêu thị Việt

    Nhà hàng - Siêu thị Việt

  • Thực tập kỹ năng

    Thực tập kỹ năng

  • Kỹ năng đặc định

    Kỹ năng đặc định

  • Nhân lực chất lượng cao

    Nhân lực chất lượng cao

  • Du học

    Du học

  • Phòng chống thiên tai

    Phòng chống thiên tai