Category | Tin mới nhất
Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...
7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
02/05/2024Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
13/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Với những người nước ngoài mới sang Nhật thì việc quen với văn hóa hay phong cách sống ở Nhật thật chẳng dễ dàng. Nhưng nếu không hiểu văn hóa của Nhật thì việc thuê nhà cũng trở nên khó khăn. Theo những người có liên quan đến bất động sản của Nhật thì lý do lớn nhất khiến người nước ngoài khó thuê nhà là “vì có nhiều người không tuân thủ theo các quy định thuê nhà”. Vậy thì, có những quy định như thế nào về việc thuê nhà? <Nội dung bài viết> 1.Một số ví dụ về việc người nước ngoài vi phạm quy định 2.Việc vi phạm quy định sẽ dẫn đến hậu quả gì? 3.Cách tuân thủ các quy định 1.Một số ví dụ về việc người nước ngoài vi phạm quy định Đầu tiên, tại những căn hộ ở Nhật, việc người nước ngoài vi phạm quy định là việc như thế nào? Chúng tôi sẽ giới thiệu một ví dụ điển hình. Ví dụ về việc người nước ngoài vi phạm quy định (khi trả nhà) Nhìn những bức ảnh này mọi người thấy thế nào? Đây là những bức ảnh được chụp sau khi một lưu học sinh Việt Nam trả nhà ở Nhật. Chủ nhà đã mất cả tiền và thời gian (tận 4 tiếng) để vứt sạch rác. Ngoài việc này, một số việc dưới đây cũng được nhắc đến rất nhiều. ✓ Người nước ngoài khi trả nhà không báo trước cho chủ nhà. ✓ Người nước ngoài trả nhà nhưng không báo cắt điện, ga, nước. Những việc như thế này làm cho chủ nhà có thêm gánh nặng, chính là nguyên nhân khiến sau này người nước ngoài bị cảnh giác khi thuê nhà ở Nhật. Trong số những chủ nhà từng bị như thế này, cũng có người đã dừng việc cho người nước ngoài thuê nhà. Ví dụ về việc người nước ngoài vi phạm quy định (trong khi thuê nhà) Dưới đây là một số ví dụ về việc người nước ngoài đã gây phiền toái cho những nhà xung quanh trong thời gian thuê nhà. ✓ Không vứt rác ở nơi đã được quy định, để rác trên đường đi ✓ Không phân loại rác ✓ Cho rác ra ngoài vào những ngày không phải là ngày thu rác ✓ Bật nhạc lớn trong phòng, nói chuyện ầm ầm với bạn bè 2.Việc vi phạm quy định sẽ dẫn đến hậu quả gì? Trong thời gian thuê nhà nếu bạn không tuân thủ các quy định, bạn có thể bị hủy hợp đồng rồi đuổi ra khỏi nhà, thậm chí còn có thể bị yêu cầu trả tiền phá vỡ hợp đồng. Khi trả nhà nếu bạn để lại rác hay các đồ không cần thiết, chủ nhà sẽ phải dọn dẹp số đồ đó. Bạn sẽ gây phiền toái cho chủ nhà. Một bộ phận người nước ngoài vi phạm những quy định như thế này khiến lòng tin với toàn bộ người nước ngoài cũng bị mất đi, gây ảnh hưởng xấu tới những người nước ngoài khác và những người sau này sang Nhật. Chẳng hạn, khi người nước ngoài thuê nhà ở Nhật thì sẽ bị ghét, bị yêu cầu thêm nhiều tiền bảo lãnh, bị ràng buộc thêm nhiều điều kiện khó khăn. 3.Cách tuân thủ các quy định Vì vậy, khi thuê nhà ở Nhật Bản, bạn hãy chú ý đến những điều dưới đây để tốt cho mình và cho cả những người Việt Nam sang sau (kohai). Những chú ý trong khi thuê nhà ① Phân loại rác Phân loại rác theo các nhóm rác cháy được, các loại chai, lon, rác thải nhựa, rác tái chế v.v. rồi vứt theo đúng ngày đã được quy định. Nếu bạn không hiểu rõ thì có thể hỏi công ty quản lý hoặc bắt chước theo hàng xóm xung quanh. Bạn hãy tham khảo trang web dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Quy định - tập quán trong cuộc sống | KOKORO ② Tiếng ồn Đừng nói chuyện ầm ầm với bạn bè, bật nhạc to (nhất là sau 10 giờ tối). ③ Tiền thuê nhà Tiền thuê nhà là khoản tiền trả trước. Hãy trả tiền trước hạn nộp. Nếu không thể trả được thì hãy báo trước cho công ty quản lý hoặc chủ nhà. Những chú ý khi trả nhà hoặc gia hạn hợp đồng nhà ① Trao đổi về việc trả nhà hoặc gia hạn hợp đồng Hợp đồng thuê nhà thường có kì hạn 2 năm (24 tháng). Nếu muốn thuê lâu hơn, ngược lại, nếu muốn trả nhà sớm hơn thì bạn hãy trao đổi trước với công ty quản lý hoặc chủ nhà. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tìm người thuê nhà tiếp theo nên nếu bạn trao đổi trước khi hết hạn hợp đồng 2,3 tháng thì mọi chuyện đều suôn sẻ. ② Thông báo trả nhà Kể cả bạn sẽ trả nhà theo đúng hợp đồng 2 năm thì bạn cũng hãy liên lạc với công ty quản lý hoặc chủ nhà trước hơn 1 tháng nhé. Nếu bạn liên lạc muộn thì có thể bạn sẽ bị yêu cầu trả thêm tiền nhà của 1 tháng. ③ Không để lại gì trong nhà Khi trả nhà thì bạn không được để lại gì trong nhà. Những loại rác to như các loại đồ điện bao gồm máy giặt, tủ lạnh v.v. đều sẽ mất phí xử lý. Nếu bạn không hiểu rõ thì hãy trao đổi với công ty quản lý. ※ Tuy nhiên, những thứ đã được lắp đặt từ trước (máy điều hoà v.v.) thì bạn hãy để nguyên như vậy. ※ Nếu việc xử lý các đồ dùng làm bạn thấy phiền thì ban đầu bạn cũng có thể thuê đồ dùng, đồ điện gia dụng cho thuê. Như vậy thì trước khi trả nhà công ty cho thuê đồ sẽ đến lấy các đồ dùng và đồ điện. Bạn hãy tham khảo bài đặc san dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Lựa chọn sử dụng đồ mới, đồ cũ và đồ thuê | KOKORO ④ Công ty quản lý kiểm tra nhà Nếu bạn nói trước với công ty quản lý về ngày trả nhà, trước ngày trả nhà họ sẽ đến kiểm tra nhà. Chủ nhà có trách nhiệm xử lý tường, sàn nhà v.v. bị biến màu, xuống cấp do thời gian, cuộc sống thường nhật nhưng với những hỏng hóc, vết bẩn do người thuê nhà không cẩn thận khi sử dụng gây ra thì người thuê nhà sẽ bị yêu cầu trả thêm khoản phí sửa chữa, tu bổ đó. Thông thường, khoản phí đó sẽ được trả từ khoản tiền đặt cọc đã nộp khi vào nhà, sau đó nhận lại phần còn thừa, ngược lại, có lúc cũng sẽ phải trả thêm. ⑤ Cắt hợp đồng điện v.v. Trước khi trả nhà bạn hãy cắt hợp đồng điện, gas, nước và trả tiền tháng cuối. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Điện・Gas・Nước | KOKORO Trên đây là những chú ý khi thuê nhà ở Nhật. Nếu chúng ta nâng cao ý thức, những người sang sau (kohai) cũng sẽ được thuê nhà dễ dàng hơn.
14/01/2024
Lần đầu tiên đến Nhật để du học hoặc làm việc, chắc hẳn bạn phải mua rất nhiều đồ dùng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Ở Nhật Bản, ở đâu chúng ta cũng có thể tìm thấy các “Shop 100 yên” tức "Cửa hàng 100 yên", với các mặt hàng hầu hết có giá 100 yên (tính cả thuế tiêu dùng là 110 yên). Ngoài ra có rất nhiều đồ dùng cần thiết hàng ngày với giá rẻ, thân thiện với “hầu bao” của mọi người, được người Nhật tin dùng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các cửa hàng này nhé. 〈Nội dung〉 1. Các cửa hàng phân bố rộng khắp Nhật Bản 2. Chủng loại hàng hoá phong phú 3. So sánh với đồ dùng siêu thị 4. Tổng kết 1. Các cửa hàng phân bố rộng khắp Nhật Bản Ở Nhật Bản có rất nhiều loại “Shop 100 yên” tức "Cửa hàng 100 yên". Hầu hết các sản phẩm đều được bán đồng giá 100 yên, trong tiếng Nhật hay được gọi tắt là "hyakkin". Ba thương hiệu sau đây là những thương hiệu có nhiều cửa hàng 100 yên nhất ở Nhật Bản. ・ Daiso ・ Seria ・ Can★Do DAISO Daiso có các mặt hàng mỹ phẩm đa dạng Daiso là chuỗi cửa hàng 100 yên lớn nhất Nhật Bản, với tổng số 3,786 cửa hàng (tính đến tháng 9/2023) được mở ở trên khắp nước Nhật đồng thời được mở rộng ra 25 quốc gia ở nước ngoài, trong đó có cả Việt Nam. Số các cửa hàng quy mô lớn của Daiso ngày càng tăng, và tại đây bạn có thể mua được các sản phẩm thuộc mọi chủng loại khác nhau. Ví dụ như cửa hàng gần ga Shibuya, Tokyo có hai tầng, dành hẳn tầng một chuyên kinh doanh mỹ phẩm và phụ kiện dành cho phụ nữ, trưng bày rất bắt mắt. Thậm chí chúng tôi còn mới phát hiện ra chỗ này còn bán cả bánh kem mới ra lò nữa. Seria Seria là chuỗi cửa hàng 100 yên lớn thứ hai ở Nhật Bản với 1,961 cửa hàng (tính đến tháng 3/2023) trên khắp Nhật Bản. Điểm đặc biệt là thiết kế đồ dùng nhà bếp mang tính thời trang cao hơn so với các chuỗi cửa hàng khác. Ngoài ra còn có nhiều sản phẩm mô phỏng các con vật rất dễ thương. Can★Do Can★Do có 1,270 cửa hàng (tính đến tháng 10/2023) trên khắp Nhật Bản. Hàng hóa của chuỗi cửa hàng này cũng hết sức phong phú. Đặc biệt có nhiều loại đồ chơi dễ thương cho trẻ em, các mặt hàng hàng tạp hoá và thực phẩm cũng hết sức phong phú. Có bán cả sản phẩm hơn 100 yên Chảo rán với giá từ 400 yên đến 500 yên Với số lượng các cửa hàng 100 yên ngày càng mở rộng và một số mặt hàng chất lượng cao ngày càng tăng, các sản phẩm cao hơn 100 yên hiện tại cũng đang được bán tại đây. Các mặt hàng khác trên 100 yên đều có niêm yết bảng giá, vì vậy hãy chú ý khi mua sắm nhé. 2. Chủng loại hàng hoá phong phú Tại các cửa hàng 100 yên lớn thường bày bán rất nhiều sản phẩm khác nhau. Vì thế khi đi mua hàng, chúng ta hãy lên danh sách những thứ cần mua rồi hãy đi nhé. Vì đôi khi trong lúc tìm kiếm những thứ cần mua, ta có thể lại bắt gặp những mặt hàng dễ thương, bắt mắt mà giá chỉ có 100 yên nên tiện tay mua luôn. Dù chỉ là 100 yên nhưng hãy cẩn thận để không mua quá nhiều thứ không thực sự cần thiết nhé. ◆Danh sách một số sản phẩm có thể tìm thấy tại các cửa hàng 100 yên. Đồ dùng gia đình Đồ dùng nhà bếp (cốc, hộp đựng thực phẩm, đĩa, nồi, chảo rán, ly, hộp cơm, giấy bọc, giấy nhôm, túi zipper, v.v.) ▽ Đồ dùng phòng tắm (chậu rửa, ghế, xà phòng, dầu gội, muối tắm, v.v.) ▽ Hộp lưu giữ (Các loại hộp đựng quần áo, phụ kiện…) Đồ lau dọn, vệ sinh Chổi, khăn lau, giẻ lau… Đồ văn phòng Bút, sổ ghi chép, kéo, băng dính, giấy kraft, clear file, phong bì, gim… Sản phẩm nhựa Hộp phân loại tài liệu, hộp đựng bút… Mỹ phẩm, trang sức Son môi, đồ dưỡng da, kẹp tóc, phụ kiện… Đồ mặc Tất, găng tay, tất chân phụ nữ Đồ ăn uống Bánh kẹo, đồ uống, các loại đồ ăn vặt bim bim… Đồ làm vườn Chậu để trồng cây, đất, phân bón, dụng cụ làm vườn… Đồ điện gia dụng Bóng đèn, đèn pin, pin các loại… Đồ dã ngoại Bàn ghế dã ngoại, dây thừng, móc các loại… 3. So sánh với đồ dùng siêu thị Ở cửa hàng 100 yên cũng có những sản phẩm tương tự được bán trong siêu thị. Ví dụ, các đồ dùng nhà bếp như màng bọc thực phẩm, giấy nhôm, bánh kẹo thường bán của cùng một nhà sản xuất nhưng với giá thấp hơn siêu thị. Tuy nhiên, trong trường hợp màng bọc thực phẩm và giấy bạc, chiều dài có thể ngắn hơn so với sản phẩm ở siêu thị. Đối với bánh kẹo, số lượng và trọng lượng của các sản phẩm có thể nhỏ hơn. Vì vậy khi mua hàng, hãy tự mình so sánh từng sản phẩm và chọn ra sản phẩm ưng ý nhất. Đối với các sản phẩm không phụ thuộc vào khối lượng thì sản phẩm 100 yên có chút khác biệt về chất lượng nhưng đa phần, sản phẩm 100 yên thường rất tốt. Ví dụ, các loại bát đĩa, dụng cụ nhà bếp, các mặt hàng dùng cho giặt giũ v.v. thì chất lượng các mặt hàng ở các cửa hàng 100 yên cũng không kém gì so với hầu hết các mặt hàng cùng loại với giá vài trăm yên bán ở siêu thị. Để bắt đầu cuộc sống ở Nhật, chúng ta hãy thử bắt đầu từ những cửa hàng 100 yên như vậy xem sao nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các sản phẩm hữu ích được tìm thấy tại cửa hàng 100 yên_01|KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Puchipura trong cửa hàng 100 yên_01|KOKORO 4. Tổng kết Có rất nhiều cửa hàng 100 yên ở Nhật Bản. Nếu bạn nhập từ khóa "100円ショップ" trong cửa sổ tìm kiếm của ứng dụng bản đồ, chắc chắn bạn sẽ thấy có rất nhiều cửa hàng 100 yên gần nơi bạn sống. Hãy tận dụng sự tiện lợi của cửa hàng 100 yên để làm cho cuộc sống của mình ở Nhật Bản thêm phong phú và thuận tiện nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các ứng dụng bản đồ hữu dụng tại Nhật Bản|KOKORO
14/01/2024
Sau khi sang Nhật, bạn cần nộp cho các cơ quan hành chính (toà thị chính quận, thành phố) tại nơi mình sinh sống một số giấy tờ. Bài viết này sẽ giới thiệu những điểm quan trọng của “Tennyu todoke” (転入届) – khai báo địa chỉ khi chuyển đến Nhật, “Tenkyo todoke” (転居届) – thông báo chuyển nhà, “Tenshutsu todoke” (転出届) – thông báo về nước và không ở Nhật nữa. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ giải thích về giấy đăng ký kết hôn (婚姻届) và thẻ Số định danh cá nhân (マイナンバーカード). 〈Nội dung〉 1. Khai báo địa chỉ nhà 2. Giấy đăng ký kết hôn v.v. 3. Đăng ký con dấu 4. Chế độ Số định danh cá nhân 1. Khai báo địa chỉ nhà Tất cả những người nước ngoài có thẻ lưu trú đều phải khai báo địa chỉ cho chính quyền địa phương tại nơi mình sinh sống. Trường hợp nhập cảnh mới Sau khi quyết định nơi ở, trong vòng 14 ngày phải nộp giấy khai báo địa chỉ cho toà thị chính tại địa phương. ※ Khi đi khai báo cần mang cần thẻ lưu trú (người đang chờ thẻ lưu trú thì mang theo hộ chiếu) ※ Nếu sống cùng gia đình, cần có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của con v.v. ■ Trình tự sau khi khai báo địa chỉ ① Sau khi nộp giấy khai báo địa chỉ, việc đăng ký địa chỉ ghi trong thẻ lưu trú cũng sẽ được hoàn tất. ② Phiếu chứng nhận cư trú được lập. = Trên phiếu chứng nhận cư trú có ghi tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ v.v. = Có thể xin bản sao của phiếu chứng nhận cư trú tại các toà thị chính (có mất phí). Phiếu chứng nhận cư trú được dùng để thực hiện các thủ tục và hợp đồng tại toà thị chính. ③ Cơ quan hành chính địa phương sẽ thông báo cho bạn Số định danh cá nhân (gửi qua đường bưu điện). ※ Số định danh cá nhân = Dãy số gồm 12 chữ số dùng để xác định cá nhân khi thực hiện các thủ tục tại Nhật như bảo hiểm xã hội, khai thuế v.v. ④ Có thể xin cấp thẻ Số định danh cá nhân (My number). ※ Nếu ghi lại số định danh cá nhân thì có thể sinh sống mà không cần đăng ký thẻ số định danh cá nhân. Trường hợp chuyển nhà ① Trường hợp chuyển sang xã, phường, quận, thành phố khác = Trước khi chuyển → Nộp giấy “Tenshutsu” (転出) cho chính quyền địa phương mình đã ở = Sau khi chuyển → Nộp giấy “Tennyu” (転入) cho chính quyền địa phương của nơi ở mới ② Trường hợp chuyển cùng xã, phường, quận, thành phố = Nộp cho chính quyền địa phương giấy “Tenkyo” (転居) ③ Trường hợp chuyển đi nước ngoài = Nộp cho chính quyền địa phương giấy “Tenshutsu” (転出) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Về thủ tục chuyển đến – chuyển đi (Trang chủ của Bộ Nội vụ và Truyền thông / Tiếng Việt) 2. Giấy đăng ký kết hôn v.v. Khi kết hôn ở Nhật ・ Khi kết hôn ở Nhật, hãy nộp giấy “Konin todoke” (婚姻届) cho toà thị chính địa phương. Ở toà thị chính có mẫu giấy đăng ký. ・ Hãy nộp giấy đăng ký kết hôn cùng với giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn – “Konin yoken gubi shomeisho” (婚姻要件具備証明書). Bạn có thể lấy được giấy này tại Đại sứ quán hoặc lãnh sứ quán Việt Nam. Nếu giấy được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải đính kèm theo bản dịch tiếng Nhật. ・ Sau khi nộp giấy đăng ký kết hôn, cuộc hôn nhân đó sẽ có hiệu lực tại Nhật Bản. Hãy xác nhận với Đại sứ quán hoặc lãnh sự quán xem cuộc hôn nhân có hiệu lực tại nước mình hay không. Ví dụ về những người Việt đã gặp và kết hôn với người Nhật sau khi sang Nhật Số cặp vợ chồng người Nhật và người nước ngoài kết hôn ở Nhật đang tăng lên. Hãy cùng tìm hiểu xem họ đã quen biết nhau như thế nào và có cuộc sống sau khi kết hôn ra sao thông qua các bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cơ duyên gặp gỡ của các cặp vợ chồng Nhật – Việt (phần 1)|KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kết hôn Nhật – Việt|KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Nên duyên ở nơi thực tập, kết hôn với người Nhật (Kinh nghiệm của tôi)|KOKORO Khi ly hôn ở Nhật ・ Khi cả hai vợ chồng đồng ý ly hôn → Nộp cho chính quyền địa phương “Rikon todoke” (離婚届). ・ Khi một bên không đồng ý ly hôn → Tiến hành ly hôn theo hình thức hoà giải hoặc xét xử. 3. Đăng ký con dấu Thủ tục đăng ký con dấu tại toà thị chính của xã, phường, quận, thành phố được gọi là “Inkan toroku” (印鑑登録). Sau khi đăng ký xong, bạn có thể xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký con dấu – “Inkan toroku shomeisho” (印鑑登録証明書) (có mất phí). ※ Con dấu và giấy chứng nhận đăng ký con dấu có thể sẽ cần đến trong những trường hợp quan trọng như mua bán nhà đất v.v. Tuy nhiên, đối với trường hợp lưu trú trong vài năm, rất hiếm có trường hợp cần dùng đến nên không cần phải đi đăng ký con dấu ngay. 4. Chế độ Số định danh cá nhân Những trường hợp chính cần có Số định danh cá nhân Khi nhận trợ cấp lương hưu, nuôi con, dịch vụ y tế Khi gửi tiền ra nước ngoài, nhận tiền từ nước ngoài Khi mở tài khoản ngân hàng Thẻ Số định danh cá nhân (My number card) Bạn có thể làm “My number card” có đính kèm chip IC, trên thẻ có tên, địa chỉ, ngày sinh, giới tính, ảnh thẻ cá nhân. ※ Dù không đăng ký làm thẻ thì Giấy thông báo mã số cá nhân “Kojin bango tsuchisho” (個人番号通知書) cũng sẽ được gửi đến nhà bạn qua đường bưu điện. Nếu bạn lưu lại thông tin về số định danh cá nhân này, bạn có thể sinh sống mà không đăng ký làm thẻ. ■ Dùng My number card vào việc gì Như là một loại chứng nhận danh tính Đăng ký khai báo thuế thu nhập online In bản sao phiếu chứng nhận cư trú tại cửa hàng tiện lợi Dùng thay cho thẻ bảo hiểm y tế ■ Cách đăng ký làm thẻ ・ Khi đăng ký địa chỉ tại chính quyền địa phương, bạn có thể đăng ký làm thẻ. Bạn sẽ nhận thẻ vào một khoảng thời gian sau đó. ・ Nếu không đăng ký làm thẻ tại toà thị chính, đơn đăng ký làm thẻ sẽ được gửi qua đường bưu điện. Bạn có thể dùng đơn đó để đăng ký online hoặc đăng ký qua đường bưu điện. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chương 2: Thủ tục tại chính quyền địa phương|Sổ tay hướng dẫn về cư trú và lao động (Cục quản lý xuất nhập cảnh)
09/01/2024
Chúng ta hãy tuân thủ các quy định – tập quán trong cuộc sống và kết thân với hàng xóm nhé. Bài viết này sẽ giới thiệu một số quy tắc như Cách vứt rác ▽ Cách người Nhật cảm nhận tiếng ồn trong phòng ▽ Điểm chú ý liên quan đến điện thoại di động ▽ Biện pháp chống trộm v.v. 〈Nội dung〉 1. Cách vứt rác 2. Tiếng ồn 3. Nhà vệ sinh 4. Dùng điện thoại di động khi đang di chuyển 5. Trên tàu điện, xe buýt 6. Suối nước nóng – nhà tắm công cộng 7. Sinh hoạt cộng đồng 8. Phòng chống tội phạm 1. Cách vứt rác Tuân thủ ngày và địa điểm vứt rác theo từng loại rác Mỗi loại rác lại có ngày (thứ) và địa điểm vứt khác nhau. Mỗi khu vực có một quy định riêng, nếu bạn không tuân thủ chúng, rác của bạn sẽ không được thu gom. Sau khi chuyển nhà, hãy đọc kĩ hướng dẫn liên quan đến việc vứt rác. Hướng dẫn này được phát khi làm thủ tục đăng ký địa chỉ tại các toà thị chính địa phương, khi ký hợp đồng thuê nhà tại văn phòng bất động sản. Nó cũng có thể nằm trong hòm thư nhà bạn. ※ Thông thường, chúng ta sẽ vứt rác vào buổi sáng.※ Hãy sử dụng loại túi chỉ định của địa phương hoặc “túi nhìn thấy bên trong” để vứt nhé. Ví dụ về các loại rác Rác cháy được Vụn giấy, rác tươi, dầu ăn, tã lót giấy, đồ cao su, đồ bằng da v.v. Rác không cháy được Bát đĩa, cốc vỡ (được bọc trong giấy dày), kim loại, thuỷ tinh v.v. Rác tài nguyên Lọ thuỷ tinh, lon, báo, sách, khay đựng đồ ăn bằng nhựa, chai nhựa, bìa các tông v.v. Rác quá khổ Đồ đạc như bàn, ghế v.v., xe đạp, chăn đệm v.v. Rác đồ điện gia dụng Máy điều hoà, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy quần áo v.v. 【Chú ý ①】Dầu ăn đã qua sử dụng Không đổ dầu ăn đã qua sử dụng vào bồn rửa. Nếu cho nhiều giấy báo vào trong nồi, chảo, giấy sẽ hút dầu nên có thể vứt giấy đó như “rác cháy được”. 【Chú ý ②】Rác quá khổ Bạn có thể sẽ cần phải liên lạc trước với cơ quan hành chính địa phương và hẹn ngày thu gom. Sau khi hẹn, mua “phiếu thu gom rác” (回収券) ở cửa hàng tiện lợi, sau đó dán lên rác cần vứt. 【Chú ý ③】Rác đồ điện gia dụng ・ Thu gom máy điều hoà, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy quần áo = Nhờ đơn vị thu gom đã được cấp phép, phải trả “phí tái chế”. ・ Điểm thanh toán phí tái chế, điểm thu gom đồ cũ = Cửa hàng mua sản phẩm mới hoặc cửa hàng đã mua sản phẩm muốn vứt ※ Nếu không hiểu rõ, hãy hỏi cơ quan hành chính tại địa phương của bạn. Vứt rác trái phép (vứt rác bất hợp pháp) Nếu vứt rác ngoài nơi quy định, bạn sẽ trở thành tội phạm. Việc vứt các loại vỏ lon, tàn thuốc lá v.v. trên đường (Poi sute ポイ捨て) cũng được coi là vi phạm pháp luật. 2. Tiếng ồn Tại Nhật Bản, nếu nói to hoặc phát ra âm thanh lớn sẽ làm phiền tới những nhà xung quanh. Đặc biệt, nếu sống ở những khu chưng cư hay căn hộ, hãy chú ý không tạo ra tiếng ồn nhé. ・ Nói chuyện, mở tiệc, xem ti vi hay bật nhạc lớn trong phòng v.v. đều làm phiền đến hàng xóm. ・ Khi sử dụng máy giặt, máy hút bụi vào sáng sớm và đêm khuya, hãy chú ý để không làm phiền hàng xóm nhé. 3. Nhà vệ sinh ・ Khi sử dụng nhà vệ sinh, hãy dùng giấy có sẵn trong đó và vứt giấy vào bồn cầu. Ở một số đất nước và khu vực, giấy đã sử dụng được vứt vào thùng rác bên trong nhà vệ sinh, nhưng ở Nhật thì bạn hãy vứt vào bồn cầu nhé. ・ Nhà vệ sinh ở trung tâm thương mại, ga tàu thường có rất nhiều nút bấm. Nút xả nước thường được viết là “流す(FLUSH)”. 4. Dùng điện thoại di động khi đang di chuyển ・ Không vừa đi vừa nhìn vào điện thoại di động vì bạn có thể va vào người đi đường hoặc xe đạp v.v., gây ra thương tích hoặc tai nạn không đáng có. ・ Luật pháp nghiêm cấm sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe ô tô hoặc xe đạp. 5. Trên tàu điện, xe buýt Hãy chú ý những điểm sau đây khi đi tàu điện, xe buýt Không nói to Không gọi điện thoại Không nghe nhạc với âm lượng lớn (khi đeo tai nghe, chú ý để âm thanh không lọt ra ngoài) Khi tàu xe đông người, đeo ba lô trước ngực để tránh làm phiền người khác 6. Suối nước nóng – nhà tắm công cộng Hãy tuân thủ các quy định dưới đây khi sử dụng suối nước nóng, nhà tắm công cộng Làm sạch cơ thể rồi mới vào bể tắm chung Không mang theo khăn tắm vào bể tắm Không sử dụng xà phòng, dầu gội đầu trong bể tắm Có trường hợp người có hình xăm không được vào bể tắm 7. Sinh hoạt cộng đồng Các tổ chức cộng đồng (Hội tự quản, tổ dân phố) Ở Nhật Bản, cư dân của các địa phương có thể thành lập một cộng đồng (hội tự quản, tổ dân phố) để tổ chức nhiều hoạt động khác nhau. Chi phí cho các hoạt động này được các cư dân và công ty ở địa phương tự nguyện đóng góp. Ví dụ về các hoạt động Diễn tập phòng chống thảm hoạ, chuẩn bị cho những trường hợp như động đất, hoả hoạn v.v. Hoạt động bảo vệ an toàn cho trẻ em từ nhà đến trường và ngược lại Hoạt động phúc lợi dành cho người cao tuổi, người khuyết tật Phổ biến thông báo từ toà thị chính v.v. Tổ chức các sự kiện như lễ hội, hội thao v.v. Tình làng nghĩa xóm Nếu bạn thường xuyên chào hỏi hàng xóm, cùng tham gia các sự kiện giao lưu thì giữa bạn và hàng xóm sẽ khó phát sinh rắc rối, ngược lại, khi gặp khó khăn, bạn có thể nhận được lời khuyên, hỗ trợ. Ngoài ra, khi có hoả hoạn v.v. chúng ta rất cần đến sự trợ giúp lẫn nhau. Hãy làm thân với hàng xóm nhé. 8. Phòng chống tội phạm Để tránh bị trộm cắp, sàm sỡ v.v., hãy chú ý những điều dưới đây. Khi ra khỏi nhà, nhất định phải khoá cửa sổ và cửa chính. Khi đỗ xe đạp, xe máy, nhất định phải khoá xe. Không để những đồ vật quan trọng như ví v.v. ở nơi ngoài tầm mắt của mình. Có tội phạm sẽ đi xe máy, xe đạp phía sau bạn rồi rình để giật túi xách của bạn. Hạn chế tối đa việc đi qua nơi ít người vào buổi tối. Nếu bắt buộc phải đi qua, hãy mang theo còi phòng chống tội phạm.
09/01/2024
Nếu công ty, trường học không chuẩn bị sẵn nơi ở (ký túc xá) cho bạn, chắc hẳn mối bận tâm lớn nhất của bạn trước khi đi Nhật sẽ là “làm thế nào để tìm nhà” phải không? Khi du học ở trường tiếng Nhật v.v., ban đầu du học sinh sẽ được ở ký túc xá của trường, nhưng sau đó thì nhiều người chuyển ra ngoài và tự thuê nhà. Trong bài viết này, KOKORO và một người Việt đang kinh doanh về bất động sản ở Nhật sẽ giới thiệu với bạn những kiến thức cần thiết khi tìm nhà ở Nhật. Chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quan về việc thuê nhà ở Nhật như khoản tiền đầu vào, trình tự làm thủ tục thuê nhà, những điểm cần chú ý khi chuyển vào và khi trả nhà v.v. <Nội dung> 1.Cách tìm nhà ở Nhật Bản 2.Nên chọn nơi nào để thuê được giá rẻ 3.Các bước tìm nhà 4.Tiền đầu vào 5.Các giấy tờ cần thiết và thủ tục kí hợp đồng 1.Cách tìm nhà ở Nhật Bản Có rất nhiều cách tìm nhà ở Nhật. Khi trường học, công ty không có ký túc xá hoặc khi muốn chuyển từ ký túc xá ra ngoài ở riêng, các bạn sang trước (senpai) đang tìm nhà theo những cách sau. Trường hợp ở ghép/ ở chung ・ Ở chung với bạn bè hoặc tiền bối (senpai) - những người đã sang Nhật trước mình. ・ Sau khi sang Nhật một thời gian thì kết bạn rồi ở cùng với nhau. ・ Tìm bạn ở chung trên Facebook, v.v. Trường hợp muốn tìm nhà từ bây giờ ・ Được công ty, trường học, bạn bè, tiền bối giới thiệu công ty bất động sản (cùng tìm nhà). ・ Tìm nhà trên trang web của công ty bất động sản, Facebook v.v. ・ Đến trực tiếp văn phòng bất động sản. “Mạng lưới nhà an toàn (safety net)” có thể tìm kiếm nhà dành cho người nước nước ngoài Công ty bất động sản dành cho người Việt Gần đây, tại Nhật Bản cũng có nhiều công ty bất động sản do người Việt phụ trách ra đời. Họ có đăng quảng cáo trên Internet nên nếu bạn gõ từ khóa “tìm nhà Tokyo” v.v. bằng tiếng Việt thì bạn sẽ dễ dàng tìm được thông tin. Bạn sẽ được hỗ trợ bằng tiếng Việt nên cũng an tâm hơn. ◆ Ví dụ về việc có thể nói chuyện với công ty bất động sản bằng tiếng Việt 〈Quảng cáo〉 “BEST-ESTATE.JP” Trang tìm nhà dành cho người nước ngoài ◎ Đặc trưng của BEST-ESTATE.JP ・ Sau khi chọn nhà trên trang web tiếng Việt và tìm được một số nhà mong muốn, hãy đến văn phòng bất động sản để tham quan nhà và làm hợp đồng thuê nhà. ・ Có thể trao đổi thông tin bằng tiếng Việt. ・ Không cần người bảo lãnh, sử dụng công ty bảo lãnh dành riêng cho người nước ngoài. ・ Ngay cả sau khi chuyển đến, bạn vẫn có thể nhận được tư vấn miễn phí (bằng tiếng Việt) về nhà ở và cuộc sống hàng ngày. 2.Nên chọn nơi nào để thuê được giá rẻ Thị trường nhà cho thuê sẽ có thay đổi lớn tùy vào vị trí (chỗ ở). Vị trí nhà và giá thuê có quan hệ với nhau như sau: Những nhà gần khu văn phòng, khu phố sầm uất, khu trung tâm thương mại v.v. có giá thuê cao. Những nhà dọc theo tuyến đường tàu được yêu thích có giá thuê cao. 〈Khu vực thủ đô Tokyo và vùng phụ cận〉 Yamanotesen (JR), Keio - Inokashirasen, Tokyu - Megurosen, Tokyu - Ooimachisen, Rinkaisen v.v. 〈Khu vực Kansai〉 Kitaosakakyukosen, Hankyu - Takarazukasen, Hankyu - Senrisen, Hankyu - Kobesen, JR Kobesen v.v. Ngay cả cùng dọc tuyến đường tàu thì càng xa trung tâm giá thuê càng rẻ. Tuy nhiên, dù xa trung tâm nhưng nếu là khu dân cư được yêu thích thì là ngoại lệ. Nhà càng xa ga càng rẻ. Dù là cùng một khu hoặc một tuyến tàu, thị trường nhà cho thuê xung quanh ga chỉ có tàu thường có xu hướng rẻ hơn xung quanh ga có tàu nhanh. Thị trường nhà cho thuê ở những khu vực có ít cửa hàng xung quanh ga có xu hướng rẻ hơn khu vực tấp nập gần ga. Nếu bạn biết những điều trên và dành thời gian để đi tìm nhà, bạn có thể tìm được nhà vừa rẻ vừa tốt với xác suất rất cao. 3.Các bước tìm nhà ① Lên danh sách ・ Xem thông tin trên trang web của công ty bất động sản rồi chọn một số căn nhà. Sau đó liên lạc với công ty bất động sản qua điện thoại hoặc email rồi đến văn phòng bất động sản. ・ Nếu đến trực tiếp văn phòng bất động sản thì cũng sẽ được giới thiệu nhà. Sau khi đọc thông tin, nghe nhân viên tư vấn, chọn ra một số nhà phù hợp với yêu cầu của bản thân. ② Đi xem nhà Thường thì nhân viên tư vấn sẽ đưa bạn đến tận nơi để xem nhà. Trong 1 lần đi xem nhà, bạn có thể được giới thiệu từ 2 ~ 5 căn nhà nên đừng ngại, hãy đi nhiều căn để xem và so sánh. ③ Kí hợp đồng Sau khi tìm thấy căn nhà mình ưng ý thì chuyển sang bước làm thủ tục thuê nhà. 4.Tiền đầu vào Khi thuê nhà ở Việt Nam thì mỗi tháng bạn chỉ cần trả tiền nhà, còn khi thuê nhà ở Nhật thì bạn sẽ mất một khoản tiền đầu vào khá lớn. Tiền lễ/ tiền cảm ơn (reikin) Đây là khoản tiền bạn sẽ trả cho chủ nhà khi chuyển vào và nó sẽ không được trả lại. Ở một số vùng thì nó có tên gọi khác là “shikihiki” – là một phần của khoản “tiền đặt cọc” (shikikin). Thông thường khoản tiền này là 1 tháng tiền nhà. Tiền đặt cọc (shikikin) Đây là khoản tiền đặt cọc để chi trả phí sửa chữa và tu bổ nhà nếu bạn làm bẩn, làm hỏng nhà. (Thông thường khoản tiền này là 1 tháng tiền nhà.) Khi trả nhà, sau khi trừ các khoản tiền sửa chữa, tu bổ v.v. bạn sẽ được nhận lại phần còn lại. Công ty bảo lãnh nhà cho thuê Khi thuê nhà ở Nhật, cũng có thể bạn sẽ cần đến người bảo lãnh liên đới. Nếu không có người bảo lãnh, bạn có thể trả tiền cho công ty bảo lãnh nhà cho thuê để họ bảo lãnh cho bạn. Nếu bạn đóng tiền thuê nhà muộn thì chủ nhà hoặc công ty quản lý bất động sản sẽ liên lạc với người bảo lãnh hoặc công ty bảo lãnh nhà để yêu cầu trả tiền thuê nhà. Làm sạch nhà Bạn sẽ mất 25.000~40.000 yên cho phòng đơn, 40.000~70.000 yên cho nhà có 2 phòng trở lên. Gần đây có trường hợp bị yêu cầu trả tiền khử trùng. Bạn có thể sẽ bị yêu cầu trả khoản tiền này khi trả nhà. Bảo hiểm cháy nổ Khoảng 15.000~22.000 yên với hợp đồng 2 năm Đổi chìa khóa Đổi chìa khóa mới để đề phòng trộm cắp. Thông thường khoảng 10.000~30.000 yên. Phí trung gian Khoản phí này sẽ trả cho công ty bất động sản, thường 1 tháng tiền nhà. Nếu gộp chung tất cả các khoản trên thì ban đầu bạn sẽ mất một khoản phí gấp 3~5 lần tiền nhà 1 tháng. Tuy nhiên, trong số các mục trên, cũng có mục không cần phải trả tùy theo văn phòng bất động sản và căn nhà đó. 5.Các giấy tờ cần thiết và thủ tục kí hợp đồng Các giấy tờ cần thiết Để ký hợp đồng thuê nhà thì cần có các loại giấy tờ như dưới đây. Giấy tờ tùy thân Hộ chiếu, thẻ lưu trú, thẻ sinh viên (nếu là sinh viên), giấy xác nhận công tác (nếu đang đi làm) Chứng minh thu nhập Có thể bạn sẽ bị yêu cầu nộp giấy chứng minh thu nhập. Đó là bảng lương (kyujomeisaisho), báo cáo thuế (gensenchoshuhyo), giấy chứng minh thu nhập (shunyushomeisho) v.v. Người bảo lãnh Có thể họ sẽ yêu cầu bạn tìm người bảo lãnh là người Nhật để có thể liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Có nhiều trường hợp người của trường học, nơi làm việc sẽ trở thành người bảo lãnh nhưng nếu bạn không quen biết người nào như vậy thì bạn hãy trao đổi với người của công ty bất động sản. Các công ty bất động sản dành riêng cho người nước ngoài thường không yêu cầu người Nhật bảo lãnh. Thủ tục ký hợp đồng ① Điền các giấy tờ liên quan đến hợp đồng Bạn sẽ điền các giấy tờ ở văn phòng bất động sản. Thông tin cá nhân của bạn sẽ được gửi đến công ty quản lý nhà, công ty bảo lãnh. ② Thẩm định Công ty quản lý, công ty bảo lãnh sẽ xác nhận xem các thông tin cá nhân của bạn có đúng hay không, sau đó thẩm định xem có nên cho bạn thuê nhà hay không. Để thẩm định thì họ sẽ gọi điện thoại cho bạn. Thường thì họ sẽ nói tiếng Nhật nhưng nếu bạn nhờ công ty bất động sản có người Việt phụ trách thì họ sẽ nói bằng tiếng Việt. Các thông tin cá nhân mà bạn điền ở văn phòng bất động sản sẽ được xác nhận qua điện thoại. ③Ký hợp đồng Sau khi thẩm định, nếu bạn nhận được sự đồng ý của chủ nhà, công ty quản lý, công ty bảo lãnh thì hợp đồng của bạn được thông qua (kí tên và đóng dấu). ④ Thời hạn hợp đồng Thông thường là 2 năm. Nếu hết hạn hợp đồng nhưng vẫn muốn ở tiếp, bạn có thể xin gia hạn hợp đồng. Có thể bạn sẽ mất phí gia hạn (thường là 1 tháng tiền nhà). Ngoài ra, các khoản bảo hiểm cháy nổ, tiền bảo lãnh cũng sẽ phát sinh mới. ※Lưu ý: Nếu dự định chuyển đi, bạn phải thông báo trước ít nhất một tháng cho chủ nhà hoặc văn phòng bất động sản. Ví dụ: nếu bạn muốn chuyển đi vào ngày 31 tháng 7, hãy thông báo trước ngày 30 tháng 6. Nếu bạn muốn chuyển vào ngày 31 tháng 7 nhưng thông báo vào ngày 15 tháng 7, bạn có thể bị tính tiền thuê cho đến ngày 15 tháng 8.
09/01/2024
Bạn sẽ nhận được thẻ lưu trú khi đến Nhật với các mục đích như du học, thực tập kỹ năng hay làm việc. Thẻ được cấp ngay tại sân bay hoặc gửi đến nhà bạn vào hôm sau. Sau khi quyết định được nơi ở, bạn cần nộp giấy “Đăng ký chuyển đến” cho toà thị chính. Tôi sẽ giải thích cụ thể hơn về những thủ tục cần làm ở toà thị chính trong bài viết này. 〈Nội dung〉 1. Thẻ lưu trú 2. Cấp phát thẻ lưu trú 3. Cục xuất nhập cảnh tại các khu vực 4. Tennyutodoke – Giấy đăng ký chuyển đến 5. Mất – nộp lại thẻ lưu trú 6. Các thủ tục khác 1. Thẻ lưu trú Thẻ lưu trú là giấy tờ tuỳ thân dành cho người nước ngoài sống ở Nhật Bản. Trên thẻ có ghi tư cách lưu trú và thời gian được phép lưu trú (thời hạn lưu trú) ở Nhật Bản. Người từ 16 tuổi trở lên phải thường xuyên mang theo thẻ này. Có thể dùng để chứng minh nhân thân khi làm các thủ tục ở toà thị chính tại địa phương, ký các loại hợp đồng v.v. 2. Cấp phát thẻ lưu trú Đối tượng được nhận thẻ lưu trú “Người lưu trú dài hạn”: Người nước ngoài lưu trú ở Nhật trên 3 tháng ※ Người có thời gian lưu trú dưới 3 tháng hoặc có tư cách lưu trú là “lưu trú ngắn hạn” không được nhận thẻ lưu trú. Khi nào được nhận thẻ lưu trú ① Sau khi nhập cảnh mới ・ Nhập cảnh từ các sân bay Narita, Haneda, Chubu, Kansai, Shinchitose, Hiroshima, Fukuoka → Được cấp tại sân bay ・ Nhập cảnh từ các sân bay và cảng biển khác = Nộp “Giấy đăng ký chuyển đến (転入届 Tennyutodoke) cho địa phương → Thẻ lưu trú sẽ được gửi đến nhà qua đường bưu điện. ② Khi gia hạn thời gian lưu trú Trước khi hết hạn lưu trú thì xin gia hạn lưu trú ở Cục xuất nhập cảnh, nếu được cấp phép sẽ được cấp thẻ lưu trú mới. ③ Khi được phép đổi tư cách lưu trú Khi muốn đổi mục đích lưu trú tại Nhật, xin đổi tư cách lưu trú ở Cục xuất nhập cảnh. Nếu được cấp phép sẽ được nhận thẻ lưu trú mới. ④ Sau khi trẻ sơ sinh được sinh ra ở Nhật và có tư cách lưu trú 3. Cục xuất nhập cảnh tại các khu vực Địa chỉ và thông tin liên lạc của các Cục quản lý xuất nhập cảnh tại các khu vực = Đường link bên dưới. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cục Quản lý xuất nhập cảnh – lưu trú tại các khu vực 4. Tennyutodoke – Giấy đăng ký chuyển đến Sau khi quyết định được nơi ở, trong vòng 14 ngày, hãy nộp “Tennyutodoke – Giấy đăng ký chuyển đến” cho toà thị chính của địa phương. Khi nộp giấy cần có thẻ lưu trú hoặc hộ chiếu. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thủ tục tại các địa phương|KOKORO 5. Mất – nộp lại thẻ lưu trú ・ Nếu bị mất thẻ lưu trú: Trong vòng 14 ngày phải xin cấp lại thẻ lưu trú tại Cục xuất nhập cảnh. ・Khi kết thúc các hoạt động ở Nhật, trở về nước Nộp lại thẻ lưu trú cho nhân viên xét duyệt nhập cảnh tại sân bay, cảng biển. 6. Các thủ tục khác Gia hạn thời gian lưu trú Đổi tư cách lưu trú Xin vĩnh trú Xin tư cách lưu trú cho trẻ sơ sinh Xin cấp phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú Xin cấp phép tái nhập cảnh Thủ tục trục xuất Với những thủ tục như trên, hãy tham khảo đường link bên dưới. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chương 1: Thủ tục nhập cảnh, cư trú|Sổ tay hướng dẫn về cư trú và lao động
09/01/2024
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài