Category | Tin mới nhất

“Seiza” (正座) có phải là kiểu ngồi truyền thống của Nhật Bản không?

Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...

04/05/2024
  • 7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất

    02/05/2024
    Chào các bạn! Mình là nhân viên tổng đài người Việt Nam tại một công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động cho người nước ngoài, chuyên tư vấn hỗ trợ cuộc sống hàng ngày cho khách hàng. Các bạn nghĩ rằng những vấn đề nào mà người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật cần được hỗ trợ nhiều nhất? Có rất nhiều cuộc gọi tư vấn đã gọi đến tổng đài như “Tôi đã nhận được khiếu nại về tiếng ồn”, “Tôi đột nhiên bị cắt điện”, “Tôi muốn đi khám nha khoa”, và “Tôi không biết cách đổ rác”. Trong số đó, mình sẽ nói về nội dung của 7 vấn đề cần được tư vấn nhiều nhất mà mình nhận được và cách xử lý các vấn đề đó. 〈Nội dung〉 1. Hỗ trợ cuộc sống cho người nước ngoài 2. “Tiếng ồn” - vấn đề rắc rối nổi cộm của người Việt 3. Rắc rối với việc đổ rác 4. Hỗ trợ về sử dụng dịch vụ y tế 5. Điện và ga đã bị cắt! 6. Tư vấn liên quan đến hợp đồng nhà ở 7. Câu hỏi liên quan đến tư cách cư trú và visa 8. Bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế 9. Tổng kết 1. Hỗ trợ cuộc sống cho người nước ngoài Chúng mình đang trả lời các cuộc điện thoại của khách hàng tại GTN, công ty chuyên cung cấp dịch vụ bảo lãnh thuê nhà người nước ngoài thuê nhà ở Nhật Bản và các hợp đồng điện thoại di động. Số lượng tư vấn mà chúng mình nhận được chỉ tính riêng ở nhóm Việt Nam (5 người) là hơn 2.000 cuộc gọi mỗi tháng. Trong số đó, mình sẽ giới thiệu 7 vấn đề đặc biệt có nhiều cuộc gọi nhất, bằng các câu chuyện thực tế để giới thiệu đến các bạn. Mình hy vọng rằng những điều mình chia sẻ hôm nay sẽ là những thông tin hữu ích mà các bạn có thể tham khảo để chính bạn và gia đình có thể sống thoải mái tại Nhật Bản. Tham khảo: Dịch vụ tư vấn của GTN bằng ứng dụng [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trợ lý GTN (GTN Assistants) ※Đây là một dịch vụ tùy chọn của GTN Mobile. GTN Mobile có các tính năng đặc trưng sau nên rất được các bạn người nước ngoài mới đến Nhật Bản ưa chuộng và cũng có nhiều cuộc gọi cần tư vấn của người dùng dịch vụ này. ・ Có thể làm hợp đồng mạng mà không cần thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng ・ Thời gian thẩm tra ngắn ・ Có thể làm thủ tục bằng tiếng Việt ・ Bạn có thể đăng ký một thẻ tín dụng cùng lúc. 2. “Tiếng ồn” - vấn đề rắc rối nổi cộm của người Việt Karaoke tại nhà ở Việt Nam Các cuộc gọi tư vấn nhiều nhất từ các bạn Việt Nam mà mình nhận được liên quan đến tiếng ồn. Có cuộc gọi của người Việt Nam như: “Em đã bị cảnh sát nhắc nhở vì hàng xóm bị quấy rầy bởi tiếng ồn do em gây ra”, thì cũng có các cuộc gọi từ công ty quản lý như: “Những người hàng xóm sống ở đây cảm thấy bị quấy rầy bởi tiếng ồn nên tôi muốn nhắc nhở những người sống trong toà nhà này”. Ở Việt Nam, phố xá, nhà cửa sôi động hẳn lên từ sáng sớm. Nhiều gia đình có dàn karaoke tại gia và việc người ta hát karaoke tại nhà vào ban đêm không phải là hiếm. Tuy nhiên, người Nhật thích môi trường sống yên tĩnh nên nếu bạn gây ồn ào trong phòng, hàng xóm sẽ ngay lập tức phàn nàn với công ty quản lý. Nguyên nhân của những phàn nàn về tiếng ồn thường không phải là vấn đề ở Việt Nam, nhưng ở Nhật, nó có thể gây phiền toái cho những người xung quanh bạn. ◆ Ví dụ về “tiếng ồn” gây ra phàn nàn ・ Khi gọi điện thoại, nói chuyện to tiếng khi đang mở cửa sổ. ・ Kết nối điện thoại di động với loa và xem video mở âm lượng to. ・ Tổ chức tiệc đông người trong nhà và gây ồn ào. ・ Bật nhạc nền hát karaoke bằng micro không dây trong nhà. Bên cạnh đó, công ty quản lý thường xuyên nhận được những lời phàn nàn về tiếng đóng mở cửa và tiếng bước chân trong phòng (điều này không chỉ ở người Việt Nam). Có gần 100 cuộc gọi tư vấn về tiếng ồn từ người Việt Nam trong một tháng. Chúng mình đã giải thích văn hóa Nhật Bản và yêu cầu không được tái diễn tình trạng này, nhưng nếu không có cải thiện, công ty quản lý nhà sẽ bắt viết cam kết không tái diễn và trong một số trường hợp sẽ bị buộc phải chuyển ra ngoài. 3. Rắc rối với việc đổ rác Cùng với tiếng ồn, có rất nhiều cuộc gọi tư vấn về cách đổ rác. Có rất nhiều người gọi cho mình khi không biết phải làm gì sau khi bị người quản lý hoặc hàng xóm nhắc nhở về cách đổ rác sai. 〈Tư vấn〉Tôi không biết cách phân loại và thu gom rác. Phương thức phân loại và thu gom rác sẽ khác nhau tùy thuộc vào quận, huyện nơi bạn sinh sống. Khi các tổng đài viên bọn mình nhận được tư vấn sẽ phải kiểm tra cách thức phân loại và đổ rác tại địa phương, sau đó liên hệ với người cần tư vấn và thông báo chi tiết cho họ. 〈Tư vấn〉Tôi không biết nơi đổ rác. Có nhiều điểm thu gom rác mà bạn không được phép bỏ rác cho đến sáng ngày thu gom. Trong trường hợp đó, sẽ khó tìm được điểm thu gom rác nên chúng mình sẽ liên hệ với công ty quản lý nhà ở để tìm hiểu. Rác quá khổ không được thu gom do vứt rác không đúng cách 〈Tư vấn〉Tôi không biết cách bỏ rác quá khổ (rác lớn). Câu hỏi thường gặp nhất về rác là làm thế nào để xử lý rác quá khổ. Các cuộc gọi tư vấn đến như “Em muốn vứt bỏ tấm nệm của mình”, “Em muốn vứt bỏ vali của mình”, “Em muốn vứt bỏ chiếc giường của mình”. Khi vứt rác lớn, ví dụ như ở Tokyo, quy trình sau đây là bắt buộc. ① Đăng ký trước cho “Trung tâm tiếp nhận rác quá khổ” qua điện thoại hoặc internet. ② Mua “phiếu xử lý rác” tại cửa hàng tiện lợi để được thu gom rác. ③ Dán phiếu xử lý rác vào rác cần được xử lý và bỏ rác đúng nơi quy định vào ngày thu gom đã được chỉ định. Tuy nhiên, có nhiều người nước ngoài không thể tự tìm hiểu được nơi để gọi điện thoại hoặc mua phiếu xử lý rác bao nhiêu tiền thì được. Khi đó chúng mình sẽ phải tìm hiểu về cách xử lý rác lớn trong khu vực của người cần được tư vấn, hoặc có khi cũng phải thay mặt họ để gọi cho “Trung tâm tiếp nhận rác quá khổ” để đặt lịch hẹn thu gom giúp. Ngoài ra, đôi khi mình gửi sẵn một văn bản tiếng Nhật cho người gọi tư vấn như “Vui lòng bán cho tôi phiếu xử lý rác giá ◎◎ yên” để đưa cho nhân viên cửa hàng tiện lợi. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Quy định - tập quán trong cuộc sống|KOKORO 4. Hỗ trợ về sử dụng dịch vụ y tế Số lượng cuộc gọi tư vấn khác ngoài tiếng ồn và xử lý rác là tương đương nhau, nhưng trong số đó, hỗ trợ y tế đặc biệt hữu ích cho khách hàng. Trước tiên, hãy để mình giới thiệu các đối ứng cơ bản của chúng mình đối với cuộc gọi cần tư vấn về y tế. ① Tìm kiếm các phòng khám trên internet. Khi đó mình thường phải đọc thật kỹ các bài đánh giá bằng tiếng Nhật. ② Giới thiệu một số phòng khám và nhờ họ lựa chọn. ※ Nếu có phòng khám nói được tiếng Anh hoặc tiếng Việt, chúng mình sẽ ưu tiên giới thiệu.※ Ngoài ra, chúng mình sẽ giới thiệu các phòng khám chấp nhận phiên dịch qua điện thoại. ③ Trong một số trường hợp, sẽ thay mặt người cần tư vấn đặt hẹn phòng khám do họ lựa chọn. ④ Có trường hợp sử dụng ứng dụng điện thoại để phiên dịch (phiên dịch viên y tế) khi người gọi tư vấn đi khám sức khỏe. Các tổng đài viên bọn mình để có thể phiên dịch y tế một cách chính xác thì phải được đào tạo bài bản, tự học và lấy chứng chỉ phiên dịch y tế. Bây giờ chúng ta hãy cùng xem một số ví dụ cụ thể. 〈Tư vấn〉Em muốn điều trị sâu răng Tư vấn y tế phổ biến nhất là tư vấn về điều trị nha khoa. Ngoài việc tìm và cho bạn biết nên đến phòng khám nha khoa nào, mình còn phụ trách việc phiên dịch y tế (qua điện thoại) khi người nhận tư vấn đến khám tại phòng khám nha khoa. 〈Tư vấn〉Em muốn phẫu thuật. ・ Giới thiệu bệnh viện ・ Phiên dịch qua điện thoại khi khám trước phẫu thuật (những việc không nên làm trước khi phẫu thuật, chuẩn bị phẫu thuật, thủ tục nhập viện) 〈Tư vấn〉Em bị nhiễm corona rồi. ・Người cần tư vấn (nam giới), trung tâm y tế công cộng và mình đã có một cuộc gọi ba bên bằng điện thoại có thể kết nối đủ 3 người. ・Dựa trên cuộc nói chuyện qua điện thoại, người cần tư vấn đã được nhập viện gần đó trong một tuần. Mình thường nhận được các cuộc gọi như “Em đã nhận được phiếu tiêm chủng, nhưng em không biết phải làm gì tiếp theo”. Mình sẽ tìm địa điểm tiêm chủng gần nơi bạn ấy sinh sống và đặt lịch tiêm giúp. Cũng có nhiều cuộc gọi thắc mắc của các bạn nữ trẻ “Em muốn được tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung”. 5. Điện và ga đã bị cắt! 〈Tư vấn〉Điện và ga đã bị cắt. Có rất nhiều trường hợp bị cắt điện, ga do không thanh toán hóa đơn. Những cuộc gọi tư vấn nội dung này nhiều nhất là của các bạn du học sinh, những người thanh toán chi phí tại cửa hàng tiện lợi. Có tháng bạn sơ ý quên thanh toán tiền điện, tiền ga, sau đó nhận được giấy nhắc nhở của công ty điện lực nhưng bỏ qua vì không biết đó là gì, và cho đến một ngày điện và ga đã bị cắt. Trong những trường hợp như vậy, mình sẽ liên hệ với công ty điện lực hoặc công ty ga và hỏi họ lý do tại sao điện hoặc ga lại bị cắt. Tuỳ theo trường hợp, mình cùng với người cần tư vấn sẽ nói chuyện với công ty điện lực thông qua cuộc gọi ba bên. Khi biết số tiền chưa thanh toán, sẽ được công ty cho biết mã số nhập vào máy tại cửa hàng tiện lợi. Khi đó mình sẽ giải thích cho người cần tư vấn và yêu cầu họ hoàn tất thủ tục thanh toán tại cửa hàng tiện lợi. 6. Tư vấn liên quan đến hợp đồng nhà ở Mình thường xuyên nhận được những thắc mắc về hợp đồng thuê nhà. 〈Tư vấn〉Thời gian hợp đồng sắp hết hạn. Em nên làm gì để gia hạn? Phương thức gia hạn hợp đồng ở mỗi công ty quản lý sẽ khác nhau, vì vậy mình sẽ gọi điện cho công ty quản lý để tìm hiểu và truyền đạt lại cho người cần tư vấn biết cách thực hiện. 〈Tư vấn〉Hãy chỉ cho em các thủ tục khi ra nhà. Có rất nhiều các cuộc gọi tư vấn về về thủ tục ra nhà (kết thúc hợp đồng) và các chi phí liên quan. “Nên báo trước cho công ty quản lý bao nhiêu ngày?”, “Tiền dọn dẹp phòng đã được thanh toán chưa? Hay bây giờ mới phải trả?”, “Tiền nhà tháng cuối cùng có được tính theo ngày không?”, v.v…là những câu hỏi mình phải tìm hiểu và truyền đạt lại cho người gọi tư vấn. Ở Nhật, nếu bạn thông báo với công ty quản lý về việc chuyển đi muộn, hợp đồng sẽ tự động được gia hạn và bạn sẽ bị tính phí gia hạn (ở vùng Kanto thường là một tháng tiền thuê nhà), vì vậy hãy cẩn thận. 〈Tư vấn〉Tôi không thể chấp nhận chi phí sửa chữa khi ra nhà Không ít trường hợp gặp rắc rối với chủ nhà và công ty quản lý về chi phí sửa chữa khi ra nhà. Nếu bạn đã hút thuốc trong phòng, bạn có thể bị tính phí thay thế giấy dán tường, giấy dán cửa, v.v. Trong nhiều trường hợp, bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc trả tiền. Tuy nhiên, vẫn có chỗ có thể thương lượng vì nó phụ thuộc vào việc bạn đã sống ở nhà này bao lâu và mức độ bẩn của nó. Chúng mình cũng có thể hỗ trợ trong các cuộc đàm phán. 〈Tư vấn〉Điều hoà bị hỏng Có rất nhiều cuộc gọi về các thiết bị trong phòng bị hỏng. Đặc biệt là vào mùa hè, có nhiều cuộc gọi cần tư vấn về việc “máy lạnh bị hỏng”. Có rất nhiều trường hợp mình được nhờ hỗ trợ tư vấn vì “Em đã nói chuyện với công ty quản lý, nhưng bên đó mãi không sửa cho em, nên em muốn được hỗ trợ giúp”. Nếu điều hòa trên 10 năm thì có thể thay thế, còn trường hợp dưới 10 năm thì thường là sẽ được sửa chữa. 7. Câu hỏi liên quan đến tư cách cư trú và visa 〈Tư vấn〉Muốn được hướng dẫn thủ tục nhập cảnh Do sự phức tạp của các thủ tục nhập cảnh vì ảnh hưởng của corona, số lượng các cuộc gọi tư vấn như vậy đã tăng lên. Chúng mình sẽ cho bạn biết nên chuẩn bị những gì trước khi nhập cảnh vào Nhật Bản và những thủ tục cần làm sau khi đến Nhật Bản. Những người đã kí hợp đồng dịch vụ điện thoại với GTN có thể đăng ký tùy chọn dịch vụ Trợ lý GTN (GTN Assistants) và sử dụng dịch vụ tư vấn của chúng mình trước khi đến Nhật Bản. Ở Việt Nam cũng có văn phòng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, và bạn có thể đăng ký điện thoại di động GTN và các dịch vụ tùy chọn trước khi đến Nhật Bản. Cục xuất nhập cảnh 〈Tư vấn〉Tôi là kỹ năng đặc định và có thể bảo lãnh vợ qua Nhật được không? 〈Tư vấn〉Tôi đã nhận được một tài liệu từ cục xuất nhập cảnh, nhưng không hiểu nội dung của nó. 〈Tư vấn〉Em là du học sinh và em nên làm gì để chuyển sang visa lao động hay kỹ năng đặc định? Các cuộc gọi tư vấn như thế này từ ngày xưa đã có rất nhiều. Chúng mình sẽ truyền đạt lại nội dung trong tài liệu, đối với những nội dung khó, sẽ thay mặt người cần tư vấn gọi điện lên cục xuất nhập cảnh và xác nhận thông tin. 8. Bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế 〈Tư vấn〉Em nhận được giấy yêu cầu thanh toán bảo hiểm hưu trí, em phải làm gì? Mình thường nhận được các cuộc gọi như: “Em đã nhận được giấy yêu cầu thanh toán bảo hiểm hưu trí quốc dân và bảo hiểm y tế quốc dân. Em nên làm gì?”. Theo nguyên tắc chung, những khoản này phải được thanh toán. Mình sẽ yêu cầu người gọi tư vấn gửi hình ảnh của giấy tờ và truyền đạt lại nội dung của giấy tờ đó. Trong một số trường hợp, chúng mình sẽ thay cho người cần tư vấn gọi cho uỷ ban thành phố để kiểm tra. 〈Tư vấn〉Em muốn biết số tiền bảo hiểm y tế quốc dân chưa đóng. Chúng mình sẽ đại diện gọi đến uỷ ban thành phố, hoặc sẽ phiên dịch thông qua một cuộc gọi ba bên, bao gồm cả người cần tư vấn. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Những điểm qua trọng liên quan đến bảo hiểm hưu trí|KOKORO Tổng kết Trong bài viết này, mình đã giới thiệu về dịch vụ tư vấn mà nhân viên tổng đài tư vấn qua điện thoại hỗ trợ cuộc sống của chúng mình thường nhận được từ khách hàng Việt Nam và cách trả lời chúng. 7 vấn đề đặc biệt phổ biến cần được tư vấn của người Việt ・ Tiếng ồn・ Rắc rối với việc đổ rác・ Hỗ trợ về sử dụng dịch vụ y tế・ Điện và gas đã bị cắt!・ Tư vấn liên quan đến hợp đồng nhà ở・ Câu hỏi liên quan đến tư cách cư trú và visa・ Bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế Những tổng đài viên tư vấn sẽ cố gắng hết sức để hỗ trợ người dùng Trợ lý GTN (GTN Assistants), nhưng chúng mình hy vọng rằng những bạn đọc khác cũng sẽ tham khảo bài viết này để tránh những rắc rối nhiều nhất có thể và sống một cuộc sống vui vẻ ở Nhật Bản. Tác giả Hoàng Thị Đan Thi Sinh năm 1991. Sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Huế đã làm việc cho một công ty của Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh khoảng một năm rưỡi. Sau khi du học Nhật Bản trong 2 năm từ năm 2013, đã làm nhân viên tổng đài tư vấn của bộ phận hỗ trợ cuộc sống của GTN từ năm 2016. Sở thích là xem phim và đi du lịch.
  • Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...

    18/03/2024
    Ở Nhật Bản, dịch vụ điện thoại di động được cung cấp dưới hình thức hợp đồng với mức cước nghe gọi・dữ liệu rất đắt đỏ. Bài viết lần này sẽ gửi tới các bạn sắp sửa sang Nhật cũng như những ai đang sinh sống tại Nhật mà có ý định đăng ký sử dụng dịch vụ lần đầu hay chuyển công ty điện thoại di động (công ty viễn thông = nhà cung cấp dịch vụ) cách lựa chọn dịch vụ nghe gọi・dữ liệu (SIM) một cách khôn ngoan để tiết kiệm chi phí. 〈Nội dung bài viết〉 1. Những trường hợp cần có hợp đồng nghe gọi・dữ liệu 2. Nhà mạng lớn có chất lượng dịch vụ tốt nhưng giá cao 3. SIM giá rẻ ở Nhật 4. SIM giá rẻ mà người nước ngoài có thể dễ dàng đăng ký tại Nhật 5. Một số ví dụ về các gói cước SIM giá rẻ 6. Nhược điểm của SIM giá rẻ và cách khắc phục 7. Tổng kết 1. Những trường hợp cần có hợp đồng nghe gọi・dữ liệu Ở Nhật, cước dịch vụ di động nghe gọi・dữ liệu hàng tháng rất đắt đỏ. Do đó, có nhiều bạn thực tập sinh kĩ năng chỉ chủ yếu sử dụng Wi-Fi ở ký túc xá của công ty (hoặc nhà riêng) và không hề dùng thẻ SIM cho đến tận khi về nước. Thế nhưng, nếu như bạn là du học sinh hoặc kỹ sư, thì sẽ có những lúc cần có số điện thoại của riêng mình để đi xin việc hoặc liên lạc với chỗ làm. Vì vậy, có thể cuộc sống của bạn sẽ trở nên bất tiện nếu không có số điện thoại (SIM). Ngoài ra, sở hữu số điện thoại (SIM liên lạc) cũng sẽ có ích trong những trường hợp cần gọi cho cảnh sát (110) hay cứu thương (119). Ở Việt Nam, SIM trả trước được sử dụng rất phổ biến, nhưng ở Nhật lại gần như không có hình thức này. Chính vì vậy, bạn cần phải kí hợp đồng với nhà mạng (công ty viễn thông) và trả cước dịch vụ nghe gọi・dữ liệu hàng tháng. Tùy theo nhà mạng cũng như nội dung hợp đồng (gói cước + lựa chọn thêm) mà mức phí hàng tháng này có thể rất khác nhau. 2. Nhà mạng lớn có chất lượng dịch vụ tốt nhưng giá cao 3 nhà mạng lớn 3 nhà mạng (công ty viễn thông) lớn ở Nhật Bản là docomo, au và Softbank, cung cấp dịch vụ dữ liệu tốc độ cao và chất lượng nghe gọi tốt. Các nhà mạng này cũng có nhiều cửa hàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ nghe gọi trong nước không giới hạn và dung lượng dữ liệu cao (không giới hạn) với mức giá cố định. Cước dịch vụ hàng tháng Tuy nhiên, đa số cước dịch vụ nghe gọi・dữ liệu hàng tháng sẽ rơi vào khoảng từ 5,000 đến 8,000 yên. Nếu cộng thêm cả tiền mua điện thoại di động vào thì con số này sẽ vô cùng đắt đỏ. Nếu bạn mua một chiếc điện thoại được nhiều người ưa thích như iPhone chẳng hạn, rồi kí hợp đồng dịch vụ nghe gọi・dữ liệu nữa thì nhiều khả năng số tiền bạn phải trả hàng tháng (gồm tiền cước nghe gọi・dữ liệu + trả góp điện thoại) sẽ vượt quá 10,000 yên. Phí hủy dịch vụ (phí hủy hợp đồng) Tính đến năm 2021, nếu bạn chuyển sang sử dụng nhà mạng khác thì sẽ phải mất khoảng 10,000 yên. Nếu hủy hợp đồng vào giữa thời hạn hợp đồng hai năm, thì phải trả khoảng 10.000 yên "phí vi phạm hợp đồng" và thêm 3,300 yên cho thủ tục chuyển nhượng. Tuy nhiên, hiện nay cả hai khoản phí này đều đã được loại bỏ. Nhưng nếu bạn vẫn đang trả góp tiền điện thoại thì bạn cần phải thanh toán nốt số tiền còn lại khi hủy hợp đồng với nhà mạng. 3. SIM giá rẻ ở Nhật Gần đây, số lượng người sử dụng SIM giá rẻ không phải của các nhà mạng lớn đang dần tăng lên. Nếu bạn muốn giữ cước phí nghe gọi・dữ liệu trên điện thoại di động của mình ở mức thấp, thì hãy thử cân nhắc đến “SIM giá rẻ” nhé. Để sử dụng được SIM giá rẻ thì cần phải có điện thoại chưa lắp SIM, nhưng bù lại lại có những gói cước với giá dưới 1.000 yên mỗi tháng. Ngoài ra còn có cả loại SIM giá rẻ mà bạn có thể đăng ký thông qua website. Nếu chọn ký hợp đồng tại cửa hàng, thì cũng nhiều nơi có nhân viên người Việt, tuy nhiên nếu có người từ đoàn thể, công ty, trường học hoặc bạn bè đi cùng vẫn sẽ an toàn hơn. Các gói cước và mức giá Gói cước có nghe gọi và gói cước chỉ dùng dữ liệu Đối với SIM giá rẻ, có hai loại gói cước chính là “gói cước có nghe gọi” và “gói cước chỉ dùng dữ liệu”. Điểm khác nhau của hai gói cước này chính là khả năng nghe gọi điện thoại. Với gói cước có nghe gọi thì bạn có thể thực hiện cuộc gọi từ số điện thoại có đầu số là 080 hoặc 090. Cước cuộc gọi Giá cước nghe gọi trung bình của gói cước nghe gọi là 22 yên cho 30 giây. Ngoài ra còn có các gói và lựa chọn khác như “cước cố định 5 phút” cho phép bạn thực hiện các cuộc gọi có thời lượng dưới 5 phút không giới hạn số lần, “cước cố định 10 phút”, hay gói “gọi không giới hạn'' cho phép thực hiện cuộc gọi không giới hạn. Tuy nhiên, nếu bạn gọi điện bằng SNS (chẳng hạn như LINE hoặc Messenger) thì sẽ không bị tính phí. Có cả các gói cước nghe gọi với giá dưới 1.000 yên Một số gói SIM giá rẻ có giá dưới 1.000 yên mỗi tháng. Bạn có thể chọn gói cơ bản hoặc các gói lựa chọn tùy thêm dựa trên nhu cầu sử dụng dữ liệu và thời gian nghe gọi của mình. Nếu bạn có thói quen kết nối Internet qua Wi-Fi ở nhà, ký túc xá, trường học, hoặc nơi làm thêm v.v. và không sử dụng Internet nhiều ở những nơi khác, thì có thể đăng ký gói cước có dung lượng dữ liệu thấp. Các giấy tờ cần thiết để ký hợp đồng ・ Giấy tờ chứng minh nhân thân (như thẻ lưu trú v.v.) ・ Trường hợp thanh toán tiền qua tài khoản ngân hàng → Sổ ngân hàng (hoặc thẻ ATM) và con dấu cá nhân ・ Trường hợp thanh toán bằng thẻ tín dụng→Thẻ tín dụng 4. SIM giá rẻ mà người nước ngoài có thể dễ dàng đăng ký tại Nhật GTN Mobile GTN Mobile – Đăng ký không cần tài khoản ngân hàng Nhật Bản hay thẻ tín dụng〈quảng cáo〉 Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn hai loại SIM giá rẻ mà người nước ngoài có thể dễ dàng đăng ký. GTN Mobile chỉ cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài và cũng là một trong những loại SIM rẻ nhất mà người nước ngoài có thể đăng ký tại Nhật Bản. Nó có các ưu điểm như sau: có thể ký hợp đồng ngay cả khi bạn không có tài khoản ngân hàng tại Nhật hoặc thẻ tín dụng, có thể thanh toán tại cửa hàng tiện lợi và có thể đăng ký bằng tiếng Việt. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] GTN Mobile Đặc điểm của GTN Mobile Ngay cả những người mới đến Nhật Bản và chưa có tài khoản ngân hàng ở Nhật hoặc thẻ tín dụng cũng có thể đăng ký. Có thể thanh toán tại cửa hàng tiện lợi hoặc bằng cách tự động trừ tiền từ tài khoản ngân hàng. Có thể sử dụng tiếng Việt (khi đăng ký hoặc liên hệ với nhà mạng). Có thể đăng ký SIM từ nước ngoài và nhận SIM tại sân bay ở Nhật. Có thể đăng ký thẻ tín dụng dành riêng cho người nước ngoài cùng lúc với thẻ SIM. Có thể nhận hỗ trợ, tư vấn miễn phí bằng tiếng Việt. 〈Ví dụ các gói cước có kèm nghe gọi〉 ・3GB:1,200 yên/tháng ・10GB:2,200 yên/tháng ※ Tất cả các cuộc gọi trong nước là 22 yên/ 30 giây (cũng có cả gói cước gọi không giới hạn) ※ Tất cả giá đã bao gồm thuế SIM VÀNG mà người Việt ưa thích Hợp đồng SIM VÀNG yêu cầu phải có thẻ tín dụng được phát hành tại Nhật Bản, nhưng bạn cũng có thể thảo luận về các phương thức thanh toán khác. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] SIM VANG 〈Ví dụ các gói cước có kèm nghe gọi〉 ・1GB:1,628 yên/tháng ・3GB:2,398 yên/tháng ・5GB:2,882 yên/tháng ※ Tất cả các cuộc gọi trong nước là 22 yên/ 30 giây (lựa chọn thêm: gói cước cố định 5 phút, cước cố định 10 phút, cước cố định 15 phút) ※ Tất cả giá đã bao gồm thuế 5. Một số ví dụ về các gói cước SIM giá rẻ Ở Nhật còn rất nhiều loại SIM giá rẻ khác. Nếu tìm kiếm bằng những từ khóa như "SIM giá rẻ", "so sánh", bạn sẽ thấy rất nhiều bài viết so sánh dịch vụ, giá cả của các nhà mạng khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn không có thẻ tín dụng được phát hành tại Nhật Bản thì có thể sẽ khó đăng ký hơn. Chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một số gói SIM giá rẻ của các nhà mạng khác nhau. ※ Có lẽ nhiều người nước ngoài muốn có điện thoại chỉ để liên lạc với nơi làm việc của họ, vì vậy chúng tôi chỉ giới thiệu tới các bạn những gói cước nghe gọi. ※ Bài viết này giả định rằng bạn sẽ kết nối Internet chủ yếu ở nhà, quán cà phê, cửa hàng tiện lợi, v.v. và sẽ giảm thiểu các hoạt động liên lạc dữ liệu khác. ※ Tất cả giá đã bao gồm thuế. ※ Tất cả "cuộc gọi thoại" là cuộc gọi được thực hiện trong phạm vi Nhật Bản (các cuộc gọi quốc tế sẽ được tính phí riêng). ◆ Giá cước một số loại SIM giá rẻ phổ biến tại Nhật (tính đến thời điểm hiện tại là tháng 3 năm 2024) LINEMO ・ 3GB:990 yên/tháng・ 20GB:2,728 yên/tháng・ LINE có gói Giga free (dùng không giới hạn)・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:5 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn) IIJmio (aiaijeimio) ・ 2GB:850 yên/tháng・ 5GB:990 yên/tháng・ 10GB:1,500 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 11 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:5 phút với mức giá cố định, 10 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn) mineo (maineo) ・ 1GB:1,298 yên/tháng・ 5GB:1,518 yên/tháng・ 10GB:1,958 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:10 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn) BIGLOBE Mobile ・ 1GB:1,078 yên/tháng・ 3GB:1,320 yên/tháng・ 6GB:1,870 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Nếu dùng ứng dụng thì là 9.9 yên/30 giây) Rakuten mobile ・ 3GB:1,078 yên/tháng・ 20GB:2,178 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:15 phút với mức giá cố định)(Nếu dùng ứng dụng thì miễn phí) UQmobile 〈Gói cước Mini mini〉・ 4GB:2,365 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây (Lựa chọn thêm:10 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn)〈Gói cước Komi komi〉・ 20GB:3,278 yên/tháng・ Miễn phí cho các cuộc gọi dưới 10 phút, không giới hạn số lần(Nếu vượt quá 10 phút thì cước phí là 22 yên/30 giây đối với thời gian vượt quá giới hạn)(Lựa chọn thêm:Nghe gọi không giới hạn) Y!mobile (waimobile) ・ 4GB:2,365 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:10 phút với mức gia cố định, nghe gọi không giới hạn) 6. Nhược điểm của SIM giá rẻ và cách khắc phục Chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn những nhược điểm của SIM giá rẻ và các cách khắc phục. ① Tốc độ truy cập dữ liệu không ổn định Nhược điểm của SIM giá rẻ là tốc độ truy cập dữ liệu. Các hãng SIM giá rẻ chỉ thuê lại một phần đường truyền của 3 nhà mạng lớn nên trong những khoảng thời gian có nhiều người cùng sử dụng thì tốc độ truy cập dữ liệu thường bị chậm đi. 〈Cách khắc phục〉 ・ Nếu kết nối với Wi-Fi ở nhà, quán cafe hoặc cửa hàng tiện lợi thì sẽ giải quyết được vấn đề tốc độ truy cập dữ liệu. ・ Nên duy trì kết nối Internet ở mức tối thiểu trong các nhà hàng đông đúc hay trên các chuyến tàu vào giờ cao điểm đi lại. ② Hầu như đều thanh toán bằng thẻ tín dụng Thanh toán cước phí hàng tháng của SIM giá rẻ chủ yếu được thực hiện bằng thẻ tín dụng, nhưng cũng có những loại SIM giá rẻ cho phép bạn thanh toán tại cửa hàng tiện lợi hoặc tự động trừ tiền từ tài khoản ngân hàng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] GTN Mobile, không cần thẻ tín dụng ③ Nhà mạng giá rẻ bán ít mẫu điện thoại hơn Nếu mua điện thoại khi ký hợp đồng với các nhà mạng SIM giá rẻ, bạn sẽ thấy có ít mẫu điện thoại có thể lựa chọn hơn so với 3 nhà mạng lớn. 〈Cách khắc phục〉 Gần đây có một số loại điện thoại không có sẵn SIM và có thể sử dụng bằng cách lắp thẻ SIM khác vào, vì vậy bạn có thể mua những chiếc như vậy từ Việt Nam sang, hoặc mua một chiếc đã qua sử dụng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, tùy loại SIM mà có thể xảy ra trường hợp không tương thích với máy, thế nên khi kí hợp đồng thì hãy kiểm tra xem máy có nhận SIM không nhé. ④ Hỗ trợ 3 nhà mạng lớn có rất nhiều cửa hàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ, nhưng nhiều nhà mạng SIM giá rẻ lại thường chỉ hỗ trợ thông qua hình thức chat. 7. Tổng kết Bạn sẽ không thể sử dụng điện thoại di động ở Nhật Bản trừ khi ký hợp đồng với nhà mạng và trả cước hàng tháng. Ba nhà mạng lớn của Nhật Bản cung cấp tốc độ truy cập dữ liệu và chất lượng cuộc gọi tuyệt vời nhưng chúng có giá từ 5.000 đến 8.000 yên mỗi tháng. Tuy nhiên, ở Nhật Bản có rất nhiều loại SIM giá rẻ, và một số gói cước có giá dưới 1.000 yên mỗi tháng. Các cuộc gọi trong nước thường có giá 22 yên/30 giây và có các sự lựa chọn thêm như ''Gọi với mức cước cố định'' cho phép bạn thực hiện bao nhiêu cuộc gọi tùy thích trong vòng 5 phút (hoặc 10, 15 phút) và ''Gọi không giới hạn'' cho phép thực hiện cuộc gọi không giới hạn. Ngoài ra còn có gói "cuộc gọi không giới hạn". Nhược điểm của SIM giá rẻ là khả năng liên lạc có thể không ổn định, nhưng điều này có thể được khắc phục bằng cách sử dụng Wi-Fi của cửa hàng, hoặc hạn chế sử dụng ở khu vực đông người. Ngoài ra, trong khi nhiều nơi yêu cầu phải có thẻ tín dụng phát hành tại Nhật Bản để ký hợp đồng thì cũng có những loại SIM giá rẻ cho phép bạn ký hợp đồng mà không cần có tài khoản ngân hàng hay thẻ tín dụng Nhật Bản.
  • Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản

    13/03/2024
    Sau khi đi du học tốt nghiệp ra trường, mình quyết định ở lại Nhật làm việc từ đó đến giờ thấm thoắt đã hơn 13 năm. Năm 2012, mình kết hôn và sinh được 2 bé. Bé lớn nhà mình đi nhà trẻ (hoikuen) được 4 năm và hiện giờ đã chuyển sang học mẫu giáo (yochien). Bé nhỏ mới được hơn 1 tuổi đang chuẩn bị đi nhà trẻ. Mọi người thường nói với nhau rằng rất khó để giành được một suất vào nhà trẻ ở Nhật Bản. Trong bài viết này, thông qua kinh nghiệm của bản thân, mình sẽ chia sẻ với các bạn một số bí quyết về cách chuẩn bị và nộp đơn nhập học vào nhà trẻ của Nhật Bản. Mình hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm sữa có con ở giai đoạn sắp đi nhà trẻ như mình nhé. (Bài viết được viết vào năm 2022. Sau đó, thông tin về các chế độ đã được cập nhật.) 〈Nội dung〉 1. 5 điểm khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam ・ Khác biệt 1: Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) ・ Khác biệt 2: Nơi nộp hồ sơ ・ Khác biệt 3: Thời gian nhập học và nộp đơn ・ Khác biệt 4: Phí giữ trẻ ・ Khác biệt 5: Phân chia lớp 2. Sự khác biệt giữa nhà trẻ và mẫu giáo 3. Cách chọn nhà trẻ của mình 4. Tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp hồ sơ! 5. Tham quan nhà trẻ sớm 6. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký 7. Bí quyết là biết số điểm mình có 8. Lời kết ◆Nội dung◆ 1. 5 điểm khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam ・ Khác biệt 1: Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) ・ Khác biệt 2: Nơi nộp hồ sơ ・ Khác biệt 3: Thời gian nhập học và nộp đơn ・ Khác biệt 4: Phí giữ trẻ ・ Khác biệt 5: Phân chia lớp 2. Sự khác biệt giữa nhà trẻ và mẫu giáo 3. Cách chọn nhà trẻ của mình 4. Tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp hồ sơ! 5. Tham quan nhà trẻ sớm 6. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký 7. Bí quyết là biết số điểm mình có 8. Lời kết 1. 5 điểm khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam Nhà trẻ ở Nhật Bản Trước tiên, mình sẽ giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu nhất về sự khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam. ◆ Nhà trẻ/ Mẫu giáo ở Việt Nam Các trường mẫu giáo và nhà trẻ ở Việt Nam bao gồm các cơ sở như dưới đây. Và nhà trẻ cũng được phân ra thành trường công lập và trường tư thục. Nhà trẻ Nhà trẻ sẽ đón nhận các bé trong độ tuổi từ 0 tuổi đến 3 tuổi Mẫu giáo Mẫu giáo sẽ đón nhận các bé vào học ở độ tuổi từ 3 tuổi cho đến trước tuổi vào tiểu học Cơ sở giống như trường giữ trẻ ở Nhật:Mầm non Cơ sở có đặc điểm của cả nhà trẻ và mẫu giáo ◆ Nhà trẻ ở Nhật Bản Nhà trẻ ngoài chứng nhận cũng có thể đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau Ở Nhật cũng có nhà trẻ công lập và tư thục, nhưng chủ yếu người ta phân chia nhà trẻ theo nhà trẻ được chứng nhận và nhà trẻ ngoài chứng nhận. Nhà trẻ được chứng nhận là cơ sở giữ trẻ đáp ứng các tiêu chuẩn do chính phủ đặt ra (về quy mô cơ sở, số lượng nhân viên chăm sóc trẻ, có hay không có phòng ăn ở trường, v.v.) và được tỉnh trưởng phê chuẩn. Các nhà trẻ ngoài chứng nhận cũng đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của phụ huynh, nhưng phí giữ trẻ thường cao hơn so với các nhà trẻ được chứng nhận. ◆ Sự khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam Sự khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam bao gồm 5 đặc điểm lớn như dưới đây: ① Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) ② Nơi nộp hồ sơ ③ Thời gian nhập học và nộp đơn ④ Phí giữ trẻ ⑤ Phân chia lớp Khác biệt 1: Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) Nhà trẻ ở Nhật Bản Điểm khác biệt lớn nhất giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam là tiêu chuẩn nhập học (điều kiện xét tuyển). Các trường mẫu giáo công lập tại Việt Nam tiếp nhận con em theo tuyến tức là cứ là cư dân ở địa phương là có quyền nộp đơn. Tuy nhiên, để đăng ký vào nhà trẻ được chứng nhận ở Nhật Bản thì bố mẹ (người giám hộ) phải có lí do chính đáng cho việc không thể chăm sóc con cái của mình như là do công việc, bệnh tật, hay phải chăm sóc bố mẹ bị bệnh hiểm nghèo, v.v. thì mới có thể nộp đơn xin nhập học. Mỗi một khu vực có các tiêu chí xét tuyển do chính phủ thiết lập cho từng vùng và hoàn cảnh của người nộp đơn dựa trên tính thiết yếu của việc gửi sẽ được số hóa theo chỉ số xét tuyển. Các chỉ số xét tuyển được gọi là “điểm”. Nói một cách đơn giản là điểm càng cao thì nhu cầu gửi trẻ đi nhà trẻ càng tăng và ưu tiên được trúng tuyển càng cao. Dưới đây là một vài ví dụ về các yếu tố quyết định điểm số: ・ Số ngày và số giờ làm việc của bố mẹ ・ Ông bà có sống ở gần hay không? ・ Thu nhập của gia đình (thu nhập tính theo hộ gia đình) ・ Hộ gia đình có bố hoặc mẹ đơn thân hoặc hộ gia đình mà bố hoặc mẹ đi làm xa nhà ・ Có anh chị em cũng đang học tại nhà trẻ đó Khác biệt 2: Nơi nộp hồ sơ Nơi nộp hồ sơ nhập học cũng có sự khác biệt lớn. Để vào nhà trẻ ở Việt Nam, dù là nhà trẻ công lập hay tư thục, bố mẹ đều phải trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký tại trường và sau khi có giấy báo trúng tuyển nhập học thì trẻ sẽ được vào học. Nhưng ở Nhật thì lại khác, để vào nhà trẻ được chứng nhận thì bố mẹ phải thông qua ủy ban quận để nộp đơn đăng ký. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn muốn đăng ký cho con mình học tại nhà trẻ ngoài chứng nhận thì bạn có thể nộp đơn xin nhập học trực tiếp tại trường. ・ Ở Việt Nam, vì bố mẹ sẽ nộp đơn trực tiếp vào nhà trẻ nên khi còn chỗ trống (chỉ tiêu tuyển sinh) thì bé có thể vào học. ・ Đối với các nhà trẻ được chứng nhận ở Nhật Bản, ủy ban quận sẽ quyết định bé có thể được nhập học hay không dựa vào hệ thống điểm số nên bố mẹ không thể tự do quyết định nộp đơn đăng ký vào nhà trẻ cụ thể nào. Khác biệt 3: Thời gian nhập học và nộp đơn Kết quả xét tuyển sẽ được công bố vào tháng 1 đến tháng 2. Trong trường hợp không trúng tuyển, bố mẹ có thể nộp đơn cho bé vào đợt tuyển sinh lần 2. Điểm khác biệt thứ ba là thời điểm nhập học. Ở Việt Nam, trẻ em sẽ đi nhà trẻ vào tháng 8 hàng năm, nhưng ở Nhật Bản, thời gian vào nhà trẻ của các bé lại là tháng 4 hàng năm. Ở Nhật Bản, thời hạn nộp hồ sơ để vào nhà trẻ là 5 đến 6 tháng trước khi trẻ nhập học nên bố mẹ cần chuẩn bị sớm các giấy tờ cần thiết. Về cách thức nộp đơn, có một số ủy ban quận nhận đơn trực tiếp, nhưng cũng có những nơi chỉ chấp nhận hồ sơ được gửi qua đường bưu điện. Hạn nộp hồ sơ đăng ký rất quan trọng khi bạn muốn cho trẻ vào nhà trẻ ở Nhật Bản, vì vậy bố mẹ cũng phải cẩn thận để ý thời hạn này nhé! ◆Quy trình từ nộp đơn đăng ký đến khi nhập học nhà trẻ (ví dụ) ・ Nộp hồ sơ tại ủy ban quận: Tháng 10 đến tháng 12 năm trước ・ Xét tuyển: Tháng 1 đến tháng 2 ・ Thông báo kết quả xét tuyển: Tháng 1 đến tháng 2 ・ Phỏng vấn / Kiểm tra sức khỏe: Tháng 2 đến tháng 3 ・ Nhập học: tháng 4 Khác biệt 4: Phí giữ trẻ Phí giữ trẻ tại các nhà trẻ công lập ở Việt Nam là chi phí cố định giống nhau bất kể hoàn cảnh gia đình như thế nào, nhưng mức phí ở các nhà trẻ tư thục là hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào từng trường. Ở Nhật Bản, phí giữ trẻ cho bé từ 0 tuổi đến 2 tuổi đi nhà trẻ được chứng nhận sẽ thay đổi tùy thuộc vào thu nhập của hộ gia đình. Với trẻ em từ 3 đến 5 tuổi ở các nhà trẻ được chứng nhận là miễn phí hoàn toàn. Còn trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học tại các nhà trẻ ngoài chứng nhận thì sẽ được nhận khoản hỗ trợ không hoàn lại tối đa là 37.000 yên mỗi tháng. Khác biệt 5: Phân chia lớp Con trai lớn của mình bắt đầu học từ lớp 1 tuổi (ảnh lúc con 2 tuổi) Trong trường hợp các nhà trẻ công lập ở Việt Nam, các lớp học được xác định theo năm sinh (tháng 1 đến tháng 12), nhưng ở Nhật Bản thì hơi khác một chút. Niên khóa của các trường học, mẫu giáo và nhà trẻ Nhật Bản bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 3 năm sau đó. Vì lý do này, các lớp được phân chia theo niên khóa tính theo mốc tháng 4 hàng năm. Cụ thể, các lớp học và năm học được phân chia theo độ tuổi của bé tính ở thời điểm ngày 1 tháng 4 hàng năm, và cứ vào tháng 4 các em sẽ được lên lớp. Tròn tuổi tính mốc ngày 1 tháng 4 Lớp trực thuộc 5 tuổi Lớp Nencho(trẻ 5 tuổi) 4 tuổi Lớp Nenchu(trẻ 4 tuổi) 3 tuổi Lớp Nensho(trẻ 3 tuổi) 2 tuổi Lớp trẻ 2 tuổi 1 tuổi Lớp trẻ 1 tuổi 0 tuổi Lớp trẻ 0 tuổi Tròn tuổi tính mốc ngày 1 tháng 4 Lớp trực thuộc 5 tuổi Lớp Nencho (trẻ 5 tuổi) 4 tuổi Lớp Nenchu (trẻ 4 tuổi) 3 tuổi Lớp Nensho (trẻ 3 tuổi) 2 tuổi Lớp trẻ 2 tuổi 1 tuổi Lớp trẻ 1 tuổi 0 tuổi Lớp trẻ 0 tuổi 2. Sự khác biệt giữa nhà trẻ và mẫu giáo Chỉ có nhà trẻ mới có thể nhận giữ trẻ dưới 3 tuổi Có rất nhiều điểm khác nhau giữa trường mẫu giáo và nhà trẻ ở Nhật Bản. Mình sẽ tóm tắt thông tin ở bảng bên dưới như sau: Nhóm tuổi đối tượng Các bé từ 0 đến 6 tuổi (trước tuổi đi học tiểu học) có thể đi nhà trẻ, nhưng chỉ có các bé từ 3 tuổi trở lên mới được đi học ở trường mẫu giáo. Các kỳ nghỉ dài Các trường mẫu giáo ở Nhật có nghỉ hè, nghỉ đông và nghỉ xuân nữa. Trong thời gian đó trường không nhận giữ trẻ, nhưng nhà trẻ thì nhận giữ trẻ quanh năm. Thời gian giữ trẻ Trường mẫu giáo hầu hết nhận giữ trẻ từ 9 giờ đến 14 giờ, nếu thời gian có kéo dài thì cũng chỉ là từ 8 giờ đến 17 giờ. Nhưng ở nhà trẻ, đa phần các trường nhận giữ bé từ 7 giờ đến 19 giờ. Vì cả hai vợ chồng mình đều phải đi làm, ông bà cả hai bên đều không ở gần, vì vậy bọn mình không còn cách nào khác là gửi con trai lớn vào nhà trẻ. Tuy nhiên năm ngoái do mình mang thai và nghỉ sinh bé thứ hai, đồng thời chuyển nhà nên hiện mình gửi con trai lớn ở trường mẫu giáo. 3. Cách chọn nhà trẻ của mình Con trai lớn (khi bé 1 tuổi) Mình thực sự bắt đầu công việc chuẩn bị hồ sơ để nộp đăng ký đi nhà trẻ cho con trai đầu (sinh năm 2016) là vào mùa hè năm 2017. Trong tiết trời nóng như đổ lửa, mình vẫn nhớ như in cảm giác vừa bế con vừa đi đến uỷ ban quận rồi tham quan nhà trẻ để lo đầy đủ tất cả các giấy tờ cần thiết. Khi lựa chọn nhà trẻ cho bé, mình đặc biệt chú trọng 4 điểm sau đây: ① Nhà trẻ được chứng nhận (Mình nghĩ sẽ an toàn hơn nếu trường đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc gia) ② Vị trí gần nhà (Vì công ty xa nhà nên mình muốn thời gian đưa đón bé càng ngắn càng tốt) ③ Giáo viên tốt nhiệt tình, đặc biệt chú trọng việc có nhiều thầy cô có kinh nghiệm lâu năm với trẻ nhỏ. ④ Có sân vườn với diện tích vừa đủ (để trẻ thoải mái vận động) Để xác định gần nhà mình có các nhà trẻ như thế nào cách đơn giản nhất là tải bản đồ nhà trẻ từ trên trang chủ của uỷ ban quận các bạn nhé. Đồng thời mình tải luôn danh sách ghi số lượng tuyển sinh của các trường để khoanh vùng tìm nhà trẻ phù hợp. Sau khi đọc cẩn thận và kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin, mình đã chọn ra được 7 trường đáp ứng nhu cầu của mình và lên lịch trình tham quan. 4. Tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp hồ sơ! Trước hết, hãy tập hợp thông tin ở uỷ ban quận và trên trang chủ! Để vào nhà trẻ ở Nhật ai cũng nói là không dễ dàng chút nào. Thế nên trong đơn đăng ký, bạn hãy viết tất cả tên các nhà trẻ mà bạn nghĩ có thể gửi bé vào được theo thứ tự nguyện vọng từ cao xuống thấp nhé. Tuy vậy vì tỷ lệ cạnh tranh cao nên thường thì khả năng được chọn của nguyện vọng một là thấp và thậm chí việc bạn không trúng nguyện vọng nào cũng không có gì là lạ cả. Vậy nên cách tốt nhất là ta phải chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh sai sót và tăng khả năng đỗ cho bé nhé. Đầu tiên, mình đã đến uỷ ban quận hỏi nhân viên tư vấn tuyển sinh nhà trẻ thời hạn nộp hồ sơ và các lưu ý và nhận đơn đăng ký. Bạn cũng có thể kiểm tra thời hạn đăng ký trên trang web hoặc qua điện thoại nhé. Mình đã thất bại trong lần “ra quân đầu tiên”...! Con trai đầu của mình sinh cuối năm 2016 (sau tháng 4 là lúc niên học bên Nhật bắt đầu). Vậy nên mình đã nộp hồ sơ xét tuyển vào tháng 11 năm 2016 để bé có thể đi nhà trẻ vào tháng 4 năm 2017, nhưng đáng tiếc là bé không được chọn. Năm 2017, một lần nữa mình nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển giữa kỳ nhưng lại không đỗ cũng cùng lý do là không còn chỉ tiêu trống cho bé. Vào tháng 11 năm 2017 mình đã nộp hồ sơ lần 3 và cuối cùng cũng đỗ nên con trai lớn của mình bắt đầu đi nhà trẻ từ tháng 4 năm 2018. Mình không có ấn tượng là xin vào nhà trẻ ở Việt Nam khó nên khi trượt hết lần này đến lần khác ở bên này thì mình đã rất bất ngờ. Xin nhà trẻ Nhật mệt thật chứ đùa đâu! Các bố mẹ cũng cần chú ý tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp đơn nhé. Một người bạn Việt Nam của mình đã gặp phải tình cảnh dở khóc dở cười là tuy chỉ nộp hồ sơ muộn có một ngày thôi nhưng đã không được ủy ban quận chấp nhận. Ngay cả khi bé nhà bạn đủ điều kiện nhập học thì cũng sẽ không thể đỗ nếu bạn trễ thời hạn, vì vậy các bố mẹ hãy cẩn thận điểm này nhé! 5. Tham quan nhà trẻ sớm Hãy đến tham quan nhà trẻ trước khi nộp đơn nhé. Nhà trẻ là nơi đầu tiên bé sinh hoạt cộng đồng và là nơi các bạn nhỏ trải qua tương đối thời gian trong 5 năm đầu đời nên mình thực sự rất lưu ý vấn đề này. Thêm một điều nữa là trong đơn đăng ký có cột điền tên nhà trẻ từ nguyện vọng 1 đến nguyện vọng 5 nên mình quyết định dành thời gian tham quan nhà trẻ cũng là để xác định thứ tự trên dưới này cho dễ nữa. Mình đã gọi điện đến từng nhà trẻ và đặt lịch hẹn, sau đó đến thăm 7 nhà trẻ trong chỉ 2 tuần. Khi đến nơi và trực tiếp tham quan các nhà trẻ, mình phát hiện ra rất nhiều điều mà mình không thể biết được nếu chỉ đọc thông tin trên bản đồ hay trang web của nhà trẻ. Ví dụ, có nhà trẻ mặc dù nhìn trên bản đồ thì thấy rất gần nhưng thực tế khi đi thử đến đó thì đoạn đường lại có rất nhiều dốc và phải dừng nhiều vì đèn tín hiệu giao thông nên rốt cuộc có thể lại tốn rất nhiều thời gian cho việc đưa đón con. Ngoài ra, có nhà trẻ mặc dù ban đầu mình không thích lắm vì có vẻ xa nhà nhưng khi đến tận nơi thì mới biết là trường mới và các giáo viên rất tận tình và tất nhiên, ngược lại cũng có nơi gần nhà nhưng cơ sở thiết bị đã cũ lại không có sân vườn nữa. Có rất nhiều điểm mà chỉ sau khi tham quan thực tế bạn mới có thể nhận ra Ngoài ra còn là vấn đề về sở thích nữa. Ví dụ đơn giản là mình thì mình nghĩ là một nhà trẻ có nhiều cây xanh thì tốt quá rồi, nhưng có một cô bạn người Nhật của mình lại chia sẻ rằng: “Nhà trẻ mà có nhiều cây xanh bao quá thì chắc sẽ có nhiều muỗi và côn trùng lắm nên mình không thích lắm đâu!”. Đó là lý do tại sao tốt nhất bạn nên xác định rõ tiêu chuẩn của riêng mình và trực tiếp tham quan trường để xác nhận trước khi ghi nguyện vọng chứ không nên cứ nghe bảo tốt là xin vào. Bạn bận thì không còn cách nào chứ nếu có đôi chút thời gian thì mình khuyên các bạn hãy đến tham quan trường vì thực sự rất hữu ích đó. 6. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký Các hồ sơ đăng ký xét tuyển có thể hơi khác nhau tùy thuộc vào khu vực bạn sinh sống, nhưng nếu bạn sống ở quận Arakawa-ku, Tokyo thì các tài liệu sau đây là bắt buộc. ① Đơn đăng ký nhập học ② Đơn xin hỗ trợ (trợ cấp) ③ Giấy xác nhận các mục quan trọng / Giấy đồng ý ④ Giấy thông báo về tình trạng sức khoẻ của trẻ ⑤ Giấy chứng nhận việc làm * Của cả hai vợ chồng ⑥ Giấy xác nhận tổng thu nhập và số thuế phải đóng của năm gần đây nhất * Của cả hai vợ chồng Mình đã xin giấy ở mục ⑤ từ công ty qua bưu điện và mục ⑥ trực tiếp tại uỷ ban quận. 7. Bí quyết là biết số điểm mình có Kiểm tra các tiêu chí xét tuyển trên trang chủ của uỷ ban quận Ở Nhật Bản, quá trình chuẩn bị cho một đứa trẻ đi học mẫu giáo được gọi là “hoạt động tìm nhà trẻ” (tiếng Nhật đọc là “hokatsu”). Bí quyết hokatsu của mình là phải biết điểm số (chỉ số dùng để xét vào trường) của mình đang có là bao nhiêu. Mình đã tính số điểm mình theo các bước như sau: ◆ Cách kiểm tra điểm số ・ Mình đã kiểm tra các tiêu chí xét tuyển trên trang chủ của uỷ ban quận và tự thử tính điểm cho mình. Tuy nhiên có một vài điểm mình đọc mà vẫn không hiều nên mình đã gọi điện hỏi nhân viên phụ trách tuyển sinh ở uỷ ban quận. Các chuyên viên rất nhiệt tình giúp mình giải đáp mọi thắc mắc nên mình đã xác định tương đối chính xác số điểm của mình trước khi nộp hồ sơ. ・ Thêm nữa là khi đến tham quan thực tế các nhà trẻ, mình đã “khéo” hỏi mức điểm chuẩn để đỗ để xác định xem bé nhà mình có thể vào nhà trẻ với số điểm của mình đang có hay không. Dựa vào đấy để mình cân nhắc khi ghi thứ tự nguyện vọng. Tuy nhiên, một số nhà trẻ có thể không tiết lộ thông tin này nên mình có thu thập thông tin từ các mẹ bỉm trong cùng khu mình sống để có căn cứ phán đoán thêm đấy. ◆ Cách viết đơn đăng ký Trong đơn đăng ký chỉ có 5 dòng để ghi nguyện vọng, nhưng mình đã mạnh dạn viết tên của tất cả các nhà trẻ mà mình mong bé có thể vào được. Thêm vào đó, mình đã viết thêm mong muốn của mình vào rìa đơn đăng ký với nội dung là: “Mong quận xem xét vì đây là cơ hội cuối cùng để tôi có thể quay trở lại làm việc. Bất kỳ trường mẫu giáo nào trong số 7 nguyện vọng của tôi ghi ở trên nếu được chọn tôi cũng xin chấp nhận hết”. Thay vì chỉ đơn giản là yêu cầu giúp đỡ “Hãy cho con tôi vào học” thì sẽ hữu ích hơn nếu bạn viết ra các nội dung một cách cụ thể, chẳng hạn như “Tôi không thể kéo dài thời gian nghỉ chăm sóc bé” hoặc “Ông bà bị bệnh nên tôi không có ai để nhờ trông con hộ được”. Thật may mắn là sau nhiều lần đăng kí không được thì cuối cùng con trai lớn của mình đã vào được trường mẫu giáo mà là nguyện vọng một luôn các bạn ạ. 8. Lời kết Mình và con trai đầu Trong bài viết này, mình đã giới thiệu đến các bạn về một số điểm khác biệt giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam, khác biệt giữa nhà trẻ và trường mẫu giáo của Nhật và những bước chuẩn bị căn bản để đăng kí vào nhà trẻ Nhật dựa trên kinh nghiệm của mình. Có thể là nửa đùa nửa thật thôi nhưng người Nhật có câu nói ví von là “để đỗ vào nhà trẻ ở Nhật Bản khó ngang như thi đại học” các bạn ạ. Cũng chính vì vào nhà trẻ khó nên bản thân mình từng chứng kiến nhiều gia đình bạn bè thậm chí đã phải chuyển nhà chỉ để được trúng nhà trẻ. Hơn nữa, đối với những người nước ngoài như tụi mình lại có thêm rào cản về ngôn ngữ nữa nên việc chọn và đỗ vào nhà trẻ lại càng vất vả hơn nhiều lần. Vì vậy mình viết bài này với mong muốn sẽ giúp ích phần nào cho các phụ huynh dễ dàng hơn trong quá trình tìm hiểu về việc vào nhà trẻ ở Nhật, làm sao để mình chuẩn bị cho hành trang đầu đời của bé thật suôn sẻ nhé. Việc nuôi dạy con cái rồi tìm nhà trẻ ở Nhật quả thật không đơn giản, nhưng mình mong các bạn hãy vững tin. Nghĩ một cách tích cực đi thì mọi vất vả sau này nhìn lại có khi lại thành chuyện vui để kể cũng nên. Vậy ngại gì đâu, chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm để cùng đạt mục tiêu nhé! Tác giả Nguyễn Thùy Nhung Sinh năm 1986 tại Hà Nội. Năm 2004-2009: Khoa Đông phương học, Đại học Quốc gia Hà Nội (Du học 1 năm tại Đại học Tokyo). Năm 2009-2011: Du học tại Khoa Du lịch, Đại học Rikkyo bằng học bổng của Bộ Giáo dục Nhật Bản. Năm 2011: Làm việc tại công ty sản xuất máy móc công nghiệp của Nhật Bản. Kết hôn năm 2012, sinh con trai lớn năm 2016, sinh con trai thứ hai năm 2021. Vừa đi làm vừa chăm con.

Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư

[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]

  • Bí quyết khi đi phỏng vấn xin việc làm thêm

    Các bạn du học sinh nên chuẩn bị những hành trang như thế nào để đi phỏng vấn xin việc làm thêm ở Nhật nhỉ? Bài viết này sẽ giới thiệu các điểm quan trọng khi đi phỏng vấn và những điều cần chuẩn bị trước. Nếu bạn là người đã bị nơi xin việc từ chối nhiều lần, hãy tham khảo bài viết này để biết cách thể hiện bản thân thật tốt nhé. Chuẩn bị sẵn câu trả lời cho các câu hỏi Câu hỏi mà chắc chắn là bạn sẽ bị hỏi trong buổi phỏng vấn là “Tại sao bạn ứng tuyển làm công việc này?”. Đây chính là “lý do ứng tuyển” (động cơ ứng tuyển) – một điểm quan trọng khi đi phỏng vấn. Điểm quan trọng khi nói về động cơ ứng tuyển là gì? Không chỉ trả lời một cách đơn thuần là “vì thích cửa hàng này”, “vì muốn làm thử công việc này” v.v., bạn nên giải thích kỹ hơn và sâu hơn: bạn thích ở điểm nào, lý do bạn muốn làm thử là gì. Tiếp theo, nếu bạn giải thích thêm về những gì bạn có thể cống hiến cho nơi làm việc đó, chẳng hạn như “Em là một người rất giỏi giao tiếp với khách, em luôn mỉm cười khi phục vụ khách hàng”, bạn sẽ ghi điểm đấy. Những câu trả lời như “nhà em gần nơi làm việc nên em có thể có linh động trong việc xếp ca làm” cũng là một điều rất có lợi đối với bên tuyển dụng nên bạn sẽ được đánh giá cao nhé. Việc giải thích trôi chảy lý do ứng tuyển bằng tiếng Nhật khá khó nên bạn hãy nghĩ trước câu trả lời ở nhà, sau đó luyện nói rồi hãy đi phỏng vấn nhé! Trang phục, đầu tóc, đồ mang theo Trang phục Người phỏng vấn sẽ nhìn xem “Người này có thể làm việc tốt không?”. Họ không chỉ đánh giá qua câu trả lời phỏng vấn mà còn đánh giá con người bạn thông qua trang phục của bạn. Khi đi phỏng vấn, hãy mặc trang phục đơn giản nhưng gọn gàng, nghiêm túc. Các bạn nam nên mặc áo có cổ nhé. Đầu tóc Đối với các bạn nam, kiểu tóc mái không che mắt sẽ gây được thiện cảm và ấn tượng tốt. Các bạn nữ có tóc dài nên buộc tóc gọn gàng nhé. Đồ mang theo ・ Sơ yếu lý lịch (kèm ảnh) ・ Bản sao thẻ lưu trú (hai mặt) ・ Thẻ học sinh, sinh viên Bạn hãy kiểm tra xem sơ yếu lý lịch đã dán ảnh chưa, các nội dung cần điền có chỗ nào bị bỏ sót hay không nhé. Ở gần các ga thường có phòng chụp ảnh và mức giá cũng phải chăng nên hãy chụp ở đó nhé. Hãy tới sớm hơn một chút Vào ngày phỏng vấn, bạn hãy ra khỏi nhà và tới điểm hẹn sớm hơn 10 phút trở lên nhé. Hãy tìm trước đường đi, thời gian phải di chuyển tới điểm hẹn nhé. Ở Nhật, mọi người rất nghiêm túc trong việc quản lý thời gian, việc đến muộn trong buổi phỏng vấn là điều cấm kị. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Ở Nhật, “Đến muộn” được tính từ phút thứ mấy? [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Giới thiệu các ứng dụng tra cứu giờ tàu và đường đi Để được phỏng vấn mà không cần gọi điện thoại trước thì? Bạn định ứng tuyển làm thêm và thử gọi điện thoại cho nơi bạn muốn vào làm việc, nhưng bạn lại hồi hộp quá và không nói được tiếng Nhật trôi chảy nên không được gọi đi phỏng vấn. Có rất nhiều du học sinh đã trải qua điều này. Vì thế, KOKORO sẽ giới thiệu cách làm của một du học sinh đã xin được việc nhé. Bạn ấy thường mang theo sơ yếu lý lịch (có dán ảnh), bản sao thẻ lưu trú v.v. bên mình. Khi có thời gian rảnh, bạn ấy đi xe đạp vòng vòng quanh nơi mình sống. ① Khi bắt gặp giấy thông báo “tuyển người làm thêm” được dán trên tường, bạn ấy sẽ quan sát xem cửa hàng, quán đó như thế nào. ② Nếu thấy đó là một cửa hàng, quán ăn mà mình có thể làm việc được, bạn ấy tìm người quản lý cửa hàng để nói chuyện thử. Bắt đầu bằng câu nói “Em đã nhìn thấy giấy thông báo. Em muốn làm việc ở đây ạ…” (はり紙を見ました。アルバイトをしたいのですが – harigami wo mimashita. Arubaito wo shitai no desu ga) ③ Nếu người quản lý nói “Hãy gửi sơ yếu lý lịch qua đường bưu điện” thì bạn ấy đã cầm sẵn lý lịch trên tay và nộp luôn. Bạn ấy thường mang theo sơ yếu lý lịch (có dán ảnh), bản sao thẻ lưu trú v.v. bên mình. Khi có thời gian rảnh, bạn ấy đi xe đạp vòng vòng quanh nơi mình sống. ① Khi bắt gặp giấy thông báo “tuyển người làm thêm” được dán trên tường, bạn ấy sẽ quan sát xem cửa hàng, quán đó như thế nào. ② Nếu thấy đó là một cửa hàng, quán ăn mà mình có thể làm việc được, bạn ấy tìm người quản lý cửa hàng để nói chuyện thử. Bắt đầu bằng câu nói “Em đã nhìn thấy giấy thông báo. Em muốn làm việc ở đây ạ…” (はり紙を見ました。アルバイトをしたいのですが – harigami wo mimashita. Arubaito wo shitai no desu ga) ③ Nếu người quản lý nói “Hãy gửi sơ yếu lý lịch qua đường bưu điện” thì bạn ấy đã cầm sẵn lý lịch trên tay và nộp luôn. Nếu làm như vậy, bạn sẽ có cơ hội được phỏng vấn ngay tại thời điểm đó. Với cách làm này, khi là du học sinh, bạn ấy đã xin được 3 việc làm thêm (2 việc ở cửa hàng tiện lợi, 1 việc ở Lotteria). Với việc làm thêm ở Lotteria, bạn ấy đã thấy thông tin tuyển dụng trên tạp chí, nhưng không gọi điện thoại trước mà tới thẳng cửa hàng để xin việc. Cách làm này có 3 điểm tốt. ・ Giao tiếp mặt đối mặt dễ hơn là giao tiếp qua điện thoại. ・ Bạn sẽ được đánh giá về con người của mình tại chính thời điểm bạn gặp người của cửa hàng, quán ăn. ・ Bạn sẽ nhận được đánh giá tích cực. Tổng kết Ai cũng sẽ cảm thấy lo lắng khi không quen đi phỏng vấn xin việc làm thêm, nhưng nếu bạn chuẩn bị thật tốt thì sẽ không có vấn đề gì cả. Bạn hãy nghĩ trước câu trả lời cho các câu hỏi thường bị hỏi trong buổi phỏng vấn như lý do ứng tuyển, “đang học gì ở trường” v.v. rồi tập trả lời thành tiếng trước nhé. Chỉ cần làm như vậy thôi là cơ hội xin được việc của bạn cũng sẽ cao lên rất nhiều đấy.

    09/02/2022

  • ★ Thông tin cơ bản: Nhật Bản là một đất nước như thế nào?

    Khi được hỏi về cảm tưởng của mình đối với Nhật Bản, những người Việt đã từng sinh sống tại đây thường trả lời rằng “đường phố sạch sẽ”, “hệ thống tàu điện tiện lợi”, “con người thân thiện”, “đồ ăn ngon”, “phong cảnh đẹp” v.v. Vậy thì, Nhật Bản là một đất nước như thế nào, có những điểm gì đặc biệt, tất cả sẽ được giới thiệu trong bài viết này. Địa lý Nhật Bản ◆ Diện tích khá giống Việt Nam Nhật Bản có 4 đảo chính là Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu và hơn 6.800 đảo nhỏ xung quanh. Diện tích Nhật Bản khoảng 378.000㎢, gấp khoảng 1.14 lần diện tích Việt Nam. Khoảng cách từ Bắc tới Nam Khoảng 3.000 km Khoảng cách từ Đông tới Tây Khoảng 3.000 km Diện tích Khoảng 378.000 ㎢ ◆ 47 tỉnh thành Nhật Bản có 47 tỉnh thành (tiếng Nhật gọi là todofuken). “To” là Tokyoto “Do” là Hokkaido “Fu” là Osakafu, Kyotofu Ngoài ra có 44 khu vực hành chính là “Ken” ◆ 75% diện tích là đồi núi, có nhiều suối nước nóng Núi Phú Sỹ (bên trái) và Suối nước nóng Đồi núi chiếm khoảng 75% diện tích toàn Nhật Bản Có nhiều núi lửa nên nơi nào cũng có suối nước nóng Ngọn núi cao nhất là núi Phú Sỹ (Độ cao 3.776 mét) ◆ Dân số Vào tháng 12 năm 2021, dân số Nhật Bản khoảng 125.470.000 người, nhiều hơn dân số Việt Nam (97.620.000 người – số liệu năm 2020) một chút. Từ năm 2005, dân số Nhật Bản liên tục giảm và đang bị già hoá. Ước tính vào năm 2060, dân số Nhật Bản chỉ còn khoảng 100.000.000 người, ngược lại, dân số Việt Nam đang tăng lên, vào năm 2040, dân số Việt Nam sẽ vượt Nhật Bản. Bảng dữ liệu dưới đây của “Quỹ dân số Liên hợp quốc 2021”. Nhật Bản đứng thứ 11, Việt Nam đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng dân số thế giới. Quốc gia Dân số 1 Trung Quốc 1.444.200.000 người 2 Ấn Độ 1.393.400.000 người 3 Mỹ 332.900.000 người 4 Indonesia 276.400.000 người 5 Pakistan 225.200.000 người 6 Brazil 214.000.000 người 7 Nigeria 211.400.000 người 8 Bangladesh 166.300.000 người 9 Nga 145.900.000 người 10 Mexico 130.300.000 người 11 Nhật Bản 126.100.000 người 12 Ethiopia 117.900.000 người 13 Philippines 111.000.000 người 14 Ai Cập 104.300.000 người 15 Việt Nam 98.200.000 người Khí hậu và các mùa Sau đây là đặc trưng về khí hậu của Nhật. Ở nhiều địa phương, vào mùa đông cần có áo khoác ấm. Mùa đông ở Tokyo lạnh hơn mùa đông Hà Nội. ◆ Các đặc điểm chính của khí hậu Nhật Bản Có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, nhiệt độ vào mùa hè và mùa đông chênh lệch lớn Ngoại trừ Hokkaido, tháng 6 ~ tháng 7 là mùa mưa (thời điểm có mưa nhiều) Từ mùa hè tới mùa thu, thường có nhiều bão Vào mùa hè, bên phía biển Đại Tây Dương (Tokyo, Osaka v.v.) có mưa nhiều Vào mùa đông, bên phía biển Nhật Bản (Niigata, Nagano v.v.) có nhiều tuyết rơi Hokkaido – điểm cực bắc Nhật Bản là nơi lạnh nhất (mùa hè rất mát mẻ) Okinawa – điểm cực nam Nhật Bản là nơi ấm áp, mùa đông không lạnh ◆ Bốn mùa Nhật Bản Mùa xuân (bên trái) / Mùa hè (bên phải) Mùa thu ở Kyoto ⒸBáo Mainichi Mùa đông (Gifu) Đô thị của Nhật Khu trung tâm Tokyo Có 12 thành phố của Nhật có số dân hơn 1.000.000 người. Thành phố Dân số 1 23 quận của Tokyo 9,744,534 2 Yokohama 3,778,318 3 Osaka 2,754,742 4 Nagoya 2,333,406 5 Sapporo 1,975,065 6 Fukuoka 1,613,361 7 Kawasaki 1,539,081 8 Kobe 1,527,022 9 Kyoto 1,464,890 10 Saitama 1,324,591 11 Hiroshima 1,201,281 12 Sendai 1,097,196 ※Số liệu năm 2020 Yokohama Osaka Giao thông Vào đêm muộn, các nhà ga ở Tokyo, Osaka v.v. cũng có rất nhiều hành khách ◆ Tàu điện – xe buýt Ở Nhật Bản có rất nhiều đường ray tàu điện với bảng thời gian vận hành rất chính xác. Nhật cũng có đường sắt cao tốc (Shinkansen) chạy từ Hokkaido tới Kyushu. Ở các thành phố lớn còn có cả hệ thống tàu điện ngầm. Việc di chuyển bằng tàu điện, xe buýt rất tiện lợi Thời gian tàu chạy chính xác số 1 thế giới Tàu điện là phương tiện đi làm chủ yếu tại các thành phố lớn Vé tàu có giá cao hơn so với các quốc gia khác [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tàu điện – xe buýt – xe khách đường dài ◆ Máy bay Các hãng máy bay chính là JAL và ANA Có rất nhiều hãng máy bay giá rẻ như Peach, Jetstar v.v. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hãng Peach (Trang thông tin bằng tiếng Anh) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hãng Jetstar ◆ Đường bộ Tại Nhật Bản, cảnh sát sẽ xử lý rất nghiêm đối với các hành vi vi phạm luật giao thông như vượt đèn đỏ, lái xe quá tốc độ, không cài dây an toàn, không đội mũ bảo hiểm v.v. Xe ô tô và xe máy lưu thông bên trái (ngược với Việt Nam) Có rất nhiều đường cao tốc, phần lớn là có thu phí Xe máy dưới 50 cc không được phép chở thêm người đằng sau Tại Nhật, bạn không thể sử dụng bằng lái xe ô tô do Việt Nam cấp. Để được phép lái xe ở Nhật, bạn phải chuyển đổi bằng lái và phải thi một kì thi khá đơn giản. Với những bạn chưa có bằng lái xe ô tô, các bạn có thể học lại xe ở trường dạy lái xe, sau đó lấy bằng của Nhật. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Mình đã đi học bằng lái xe ô tô nội trú! Sinh hoạt (Trang phục, đồ ăn, nơi ở) ◆ Trang phục Người Nhật thường mặc âu phục giống người Việt. Trong công việc, nam giới thường mặc vest và đeo cà vạt. Từ tháng 5 tới tháng 9, nhiều cơ quan nhà nước và doanh nghiệp áp dụng thời trang “cool business” – không mặc áo vest và không đeo cà vạt. Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng quần áo giá rẻ. Ví dụ như “Uniqlo” – hãng thời trang có mặt ở khắp Nhật Bản và cũng nổi tiếng ở Việt Nam. Trang phục truyền thống của Nhật là “Kimono”, Kimono được mặc vào các dịp đặc biệt. Kimono được làm bằng vải tơ tằm. Vào mùa hè, người Nhật thường mặc “Yukata” – được làm bằng vải bông, thiết kế đơn giản hơn so với Kimono. Số người Việt mượn Yukata rồi đi ngắm pháo hoa tại Nhật ngày càng tăng lên. ◆ Đồ ăn Món ramen của Nhật cũng được người Việt rất thích Có rất nhiều người mua nguyên liệu nấu ăn ở siêu thị. Ở Nhật có nhiều siêu thị hơn Việt Nam. Tại các nhà hàng, các món ăn như sushi, sashimi, tempura, ramen v.v. cũng được nhiều người Việt rất thích. Ở Nhật cũng có các quán ăn Việt Nam. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Gợi ý về quán ăn Việt Nam〈Tokyo〉 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Gợi ý về quán ăn Việt Nam〈Osaka〉 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Gợi ý về quán ăn Việt Nam〈Fukuoka〉 ◆ Nơi ở Du học sinh thường ở nhà thuê, còn thực tập sinh kỹ năng thì được công ty tiếp nhận chuẩn bị cho ký túc xá. Có nhiều bạn du học sinh ở cùng với bạn để giảm bớt gánh nặng về tiền nhà. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách tìm nhà ở Nhật Thể thao – Văn hoá ◆ Thể thao Môn thể thao truyền thống là “Sumo” Môn thể thao có nhiều người hâm mộ nhất là bóng chày chuyên nghiệp Từ sau năm 1998, đội tuyển bóng đá của Nhật Bản đã tham gia 6 giải đấu World cup liên tiếp Đội tuyển bóng bầu dục của Nhật nằm trong top 8 của bảng xếp hạng World cup năm 2019 ◆ Nghệ thuật – Âm nhạc Trong các môn nghệ thuật truyền thống của Nhật, phải kể đến nghệ thuật sân khấu kịch “Noh” và “Kabuki”. Các nhạc cụ truyền thống gồm có sáo, trống Nhật v.v. m nhạc cổ điển cũng rất thịnh hành, tại các địa phương đều có các dàn nhạc, dàn hợp xướng, có nhiều nghệ sỹ đã nhận giải thưởng tại các cuộc thi ở các nước u Mỹ. ◆ Karaoke Karaoke được bắt nguồn từ Nhật Bản. Giới trẻ Nhật Bản rất thích các phòng karaoke (karaoke box). ◆ Anime Vào những năm 1930, Nhật Bản bắt đầu có truyện tranh Manga dành cho trẻ em. Các tập Manga được đăng trên tạp chí hàng tuần và được ghi lại thành truyện, sau đó phát sóng trên tivi dưới dạng phim hoạt hình Anime. Ở Việt Nam cũng có nhiều bộ phim hoạt hình Anime của Nhật được người Việt yêu thích như “Doraemon”, “Shin – cậu bé bút chì”, “Thám tử lừng danh Conan”, “Đảo hải tặc One Piece”, “Pokemon star”, v.v.

    29/01/2022

  • ★ Thông tin cơ bản: Chính trị – Kinh tế Nhật Bản

    Ở Nhật Bản, Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, các đại biểu quốc hội được lựa chọn bằng cách bầu cử. Quốc hội sẽ chỉ định “Naikaku sori daijin”- thủ tướng từ một trong những thành viên Quốc hội. Bài viết này sẽ giới thiệu một cách khái về hệ thống chính trị và lịch sử kinh tế của Nhật. 3 nguyên tắc trong Hiến pháp Nhật Bản Nền chính trị của Nhật được tổ chức dựa trên Hiến pháp. Đây là chế độ “Quân chủ lập hiến”. Hiến pháp Nhật Bản có 3 nguyên tắc sau đây. ・ Nhân dân làm chủ ・ Tôn trọng nhân quyền cơ bản ・ Chủ nghĩa hoà bình Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Phòng họp chính của toà Nghị sự Quốc hội Chủ nghĩa dân chủ theo chế độ nghị viện Hiến pháp Nhật Bản quy định rằng “Quyền làm chủ thuộc về nhân dân”. Đây gọi là “nhân dân làm chủ”. Quyền làm chủ là “quyền quyết định cuối cùng về việc tổ chức chính trị như thế nào”. “Nhân dân làm chủ” có nghĩa là nhân dân nắm quyền quyết định cuối cùng về các vấn đề liên quan đến chính trị. Cụ thể, trong Quốc hội, với tư cách là đại diện của nhân dân - các thành viên của quốc hội được bầu bởi nhân dân (người nắm quyền) sẽ quyết định luật pháp và ngân sách. Vì thế, Hiến pháp quy định “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước”. Hệ thống mà nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua nghị viện được gọi là “Chủ nghĩa dân chủ theo chế độ nghị viện”. Đặc trưng của Quốc hội Nhật Bản ・ Chế độ lưỡng viện: Thượng viện (Tham nghị viện) và Hạ viện (Chúng nghị viện) ・ Nghị sĩ trong cả hai viện đều được nhân dân trực tiếp bầu ra. ・ Người nước ngoài không thể trở thành nghị sĩ. Chế độ “Thiên hoàng là biểu tượng” Nhân dân được nắm quyền làm chủ từ khi Hiến pháp hiện hành được thiết lập vào sau chiến tranh thế giới thứ II. Trong Hiến pháp trước khi xảy ra chiến tranh, người nắm quyền là Thiên hoàng. Trong hiến pháp hiện nay, Thiên hoàng là “biểu tượng của đất nước Nhật Bản”. ・ Chế độ cha truyền con nối ・ Thiên hoàng không có quyền lực liên quan đến chính trị, chỉ thực hiện những “công việc nhà nước” dưới sự tư vấn và phê duyệt của Nội các. Chế độ nghị sĩ Nội các Vì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất nên “Nội các” – cơ quan quản lý hành chính (hành pháp) nằm dưới sự kiểm soát của Quốc hội. ・ Quốc hội chỉ định người đứng đầu Nội các là “Naikaku sori daijin” (Thủ tướng) trong số những thành viên Quốc hội, lập ra Nội các. ・ Thủ tướng phải chọn ra hơn 50% thành viên của Nội các từ các thành viên Quốc hội. ・ Thủ tướng và Nội các cùng chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Như vậy, chế độ này gọi là “Chế độ nghị sĩ Nội các”. Hạ viện có thể bỏ phiếu không tín nhiệm Nội các. Trong trường hợp đó, Nội các sẽ đồng loạt từ chức hoặc thủ tướng sẽ giải tán Hạ viện. Hành chính Tòa Nghị sự Quốc hội (bên phải) và khu vực tập trung các cơ quan chính phủ của Nhật Bản (phía trước bên trái) ・ Nội các phụ trách các công việc hành chính. Cụ thể là thực hiện các chính sách dựa trên luật pháp và ngân sách do Quốc hội quy định. ・ Nội các đệ trình các dự thảo luật và ngân sách cho Quốc hội, kí kết các hiệp ước. ・ Thành viên của Nội các (Bộ Trưởng) chỉ đạo và giám sát với tư cách là người đứng đầu mỗi cơ quan hành chính của đất nước. Cơ quan hành chính của Nhật Bản bao gồm Văn phòng Nội các và 12 bộ. Tam quyền phân lập Hiến pháp Nhật Bản chia quyền lực chính trị thành ba phần: lập pháp – Quốc hội thực hiện, hành pháp – Nội các đảm nhiệm, tư pháp – Toà án phụ trách. Ngoài ra còn có một hệ thống trong đó ba cơ quan quyền lực kiểm soát lẫn nhau. ・ Quốc hội (Quyền lập pháp) → Nội các (Quyền hành pháp): Chế độ nghị sĩ Nội các, đưa ra nghị quyết không tín nhiệm Nội các. ・ Nội các → Quốc hội: Có quyền cho giải tán Hạ viện (Thủ tướng) ・ Quốc hội → Toà án (Quyền tư pháp): Quốc hội có thể mở phiên toà xét xử và buộc tội thẩm phán đã phạm tội. ・ Toà án → Quốc hội: Tòa án có quyền thẩm định luật pháp do Quốc hội ban hành có vi phạm Hiến pháp hay không. Quyền tự trị tại các địa phương Toà thị chính của địa phương ・ Nhật Bản có 47 tỉnh thành với khoảng 1700 thành phố, quận, huyện v.v. Các tỉnh, thành phố, quận, huyện và 23 quận trong Tokyo được gọi là “Chiho kokyo dantai - Tập thể công cộng địa phương” hoặc “Chiho jichi tai – Thể tự trị địa phương”. ・ Mỗi chính quyền địa phương có một số quy định riêng, chẳng hạn như cách xử lý rác, dịch vụ y tế - phúc lợi v.v. Một số quy định có hiệu lực tương tự như luật. Đây được gọi là “Sắc lệnh”. Sắc lệnh do hội đồng địa phương ban hành và chỉ áp dụng cho chính quyền địa phương đó. Kinh tế Nhật Bản Đồ điện gia dụng được dùng phổ biến vào thời kì tăng trưởng kinh tế cao độ của Nhật Tăng trưởng kinh tế cao độ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, từ năm 1955 đến năm 1973, tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế của Nhật Bản đã vượt mức bình quân 10% hàng năm, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh (tăng trưởng kinh tế cao) chưa từng có ở các nước khác. Trong thời kỳ này đã xảy ra những điều sau đây. ・ Chuyển đổi năng lượng từ than đá sang dầu mỏ ・ “Kế hoạch nhân đôi thu nhập” của Nội các vào thời điểm đó ・ Cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ (sản phẩm làm từ sợi tổng hợp, nhựa, thiết bị gia dụng v.v.) ・ Mở rộng tổ hợp hoá dầu ・ Ô tô cá nhân được phổ biến ・ Cách mạng phân phối, lưu thông hàng hoá (sự phát triển của hệ thống siêu thị v.v.) Thu nhập của người dân tăng lên, tủ lạnh, máy giặt, tivi đen trắng, điện thoại v.v. trở nên phổ biến, đời sống nhân dân ngày càng ấm no. Tuy nhiên, ở Nhật cũng nảy sinh một số vấn đề như giá cả tăng cao, tình trạng quá tải ở các khu vực đô thị, dân số giảm ở các vùng nông thôn và ô nhiễm môi trường. Mức tăng trưởng cao đã bị dừng lại bởi cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973. Kinh tế bong bóng Khách sạn Plaza Hội nghị Plaza (Plaza Accord) được tổ chức tại khách sạn Plaza ở New York năm 1985 với sự tham gia của các Bộ trưởng tài chính và Thống đốc ngân hàng trung ương của 5 nước phát triển (Nhật, Mỹ, Anh, Pháp, Tây Đức) đã bàn về nội dung “điều chỉnh cân đối cán cân thanh toán quốc tế bằng cách can thiệp vào thị trường ngoại hối”. Theo Hiệp định Plaza này, giá trị của đồng yên đã tăng lên so với mức giá thấp trước đây, đồng đô la Mỹ cũng không cao như trước nữa. Theo Hiệp định, giá “1 đô la = 230 yên” trước khi có thỏa thuận trở thành “1 đô la = 120 yên” vào cuối năm 1987. Kết quả là, các công ty Nhật Bản đã mở rộng ra nước ngoài, một nền kinh tế bùng nổ được gọi là “nền kinh tế bong bóng” ra đời. Tình hình hiện nay Trong bảng xếp hạng GDP năm 2020, Nhật Bản đứng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc, gấp gần 15 lần so với Việt Nam (thứ 38). Được bao quanh bởi biển nên Nhật Bản có nguồn thủy sản dồi dào, nhiều núi nên tài nguyên rừng tương đối phong phú. Tuy nhiên, do khan hiếm tài nguyên khoáng sản nên Nhật phải nhập khẩu hơn 80% nguyên liệu và năng lượng. Ngoài các ngành công nghiệp nặng như thép, máy móc và ô tô, các ngành công nghiệp như hóa chất, thuốc, dệt may, thực phẩm và vận tải đang phát triển, kỹ thuật xây dựng nhà cửa và công trình dân dụng (cầu đường) cũng ở đẳng cấp thế giới.

    28/01/2022

  • Gợi ý 8 địa điểm cà phê dành cho du học sinh tại Osaka

    【Collaboration blog】 Trong những thành phố lớn tại Nhật, có rất nhiều những quán cà phê nên sẽ băn khoăn không biết nên chọn quán nào thì hơn. Lần này, các bạn nữ người Việt sẽ giới thiệu tới các bạn 8 quán tuyệt vời trong thành phố Osaka. Chúng mình đã tập trung chọn những quán nổi tiếng trên mạng xã hội Insta. 〈Nội dung của bài viết lần này〉 EELK SHINSAIBASHI MOONKERY & ISLAND KITAHAMA ASAKARA GOOD STORE Cafe No.888 Picco Latte TAIYOU NO TOU GREEN WEST BLUE BOTTLE CAFE UMEDA CHAYAMACHI Những địa điểm trên được giới thiệu bởi 3 bạn nữ Việt Nam đang học tập và làm việc tại Osaka, 1 bạn sinh viên đại học, 1 bạn sinh viên cao học và 1 bạn hiện tại đang đi làm. Mỗi bạn đã lựa chọn ra những quán cà phê yêu thích của bản thân cũng như cũng quán cà phê nổi tiếng trên mạng xã hội, và trải nghiệm thực tế tại quán. ELK SHINSAIBASHI Quán nằm tại khu vực Shinsaibashi - một trong những địa điểm nổi tiếng được yêu thích bởi giới trẻ, cách ga Shinsaibashi, Yotsubashi vài phút đi bộ. Với những bức tường trắng làm chủ đạo cùng với những chiếc ghế sofa mềm mại, các bạn có thể thư giãn một cách thoải mái. ・ Bánh pancake mềm xốp nổi tiếng! ・ Cà phê capuchino 3D (720 yên) được các bạn nữ trẻ ưa thích (chỉ có trong ngày thường) Cà phê capuchino 3D được yêu thích (bên trái) và bánh pancake. ELK SHINSAIBASHI 1-10-28 Nishishinsaibashi, Chuo-ku, Osaka 7 phút đi bộ từ ga Shinsaibashi, khoảng 120m từ ga Yotsubashi 40 chỗ ngồi (4 chỗ ngoài ban công) 11:00~20:00 Ngày nghỉ: Chỉ những ngày lễ đầu năm Bánh pancake: 880 yên ~ ▽ Thức uống theo set pancake: +250 yên ▽ Mỳ ý của ngày hôm đó: 1100 yên ▽ Cà phê: 580 yên MOONKERY Trong khu vực Shinsaibashi chúng mình giới thiệu thêm 1 quán nữa. Tại tầng 2 của quán, có khối hình mặt trăng (đèn) khổng lồ. Đó trở thành một đề tài rất hot trên Instagram, cũng là lý do khiến cho đông đảo phái nữ và các bạn học sinh thường xuyên đến quán. Ở tầng 2 của quán, bạn có thể vừa thưởng thức đồ uống thơm ngon vừa có thể ngắm mặt trăng khổng lồ tuyệt đẹp. Những kiểu ảnh check in siêu nổi tiếng của giới trẻ tại đây. MOONKERY 1-14-15 Minamihorie, Nishi-ku, Osaka Khoảng 370m từ ga Yotsubashi 11:00~19:00 Không có ngày nghỉ cố định Trà sữa Đài Loan (4 loại) 650 yên ▽ Trà lạnh Đài Loan (4 loại) 600 yên ▽ Cafe au lait 600 yên & ISLAND KITAHAMA Ngay trước tòa thị chính thành phố Osaka, dọc theo men dòng sông với những chiếc ghế được đặt tại ban công. Vào những ngày thời tiết ấm áp, vừa tận hưởng những cơn gió mát lành trong khi ngắm bầu trời hoàng hôn lãng mạn thật là thích nhỉ. Khi nhìn sang phía bên kia dòng sông bạn còn có thể nhìn thấy “Hội trường Công cộng Trung tâm Thành phố Osaka” nổi tiếng với những viên gạch màu đỏ thẫm. ・ Ngắm nhìn thành phố tại chỗ ngồi ban công quả thật rất đẹp! Đẹp nhất là lúc hoàng hôn. ・ Nội thất bên trong quán cũng được bài trí đẹp mắt. ・ Quán có cả thực đơn đồ uống có cồn. Đối diện là “Hội trường Công cộng Trung tâm Thành phố Osaka”với màu gạch đỏ thẫm. & ISLAND KITAHAMA 2-1-23 Kitahama, Chuo-ku, Osaka 5 phút đi bộ từ ga Yodoyabashi, 5 phút đi bộ từ ga Kitahama, khoảng 170m từ ga Naniwabashi 11:00~22:00 (lần gọi món cuối cho đồ uống 21:30) Không có ngày nghỉ cố định Cà phê 400 yên ▽ Nước cam 400 yên ▽ Cơm thịt bò nướng 1000 yên (ăn trưa) ▽ Cơm heo quay 900 yên (ăn trưa) ASAKARA GOOD STORE Là quán cà phê cung cấp các loại bánh sandwich chủ yếu làm từ những nguyên liệu như rau xanh và trái cây đa. Ngoài ra, quán cũng có những thực đơn chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, thực đơn chay và thực đơn bằng tiếng Anh. Điểm đặc trưng nổi bật của quán làm đó chính là khách hàng có thể thuê set đồ dành cho việc đi dã ngoại bao gồm rỏ cũng như xe đẩy… và tận hưởng chuyến dã ngoại của mình tại khu vực gần lâu đài Osaka. ・ Set đồ dã ngoại (miễn phí) : Xe đẩy, giỏ đựng, bàn, ghế ngồi, chăn ・ Khi sử dụng set đồ dã ngoại: "Đặt trước qua điện thoại (06-6467-4009)" + "Đặt món từ 1200 yên trở lên/người" ASAKARA GOODSTORE 1-4-6 Hoenzaka, Chuo-ku, Osaka 8-10 phút đi bộ từ ga Tanimachi 4-chome, ga Tanimachi 6-chome, ga Morinomiya Các ngày trong tuần 8:00 - 17:00 Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ 7:00-18:00 Ngày nghỉ: thứ 3 Sandwich 1000 yên ~ ▽ sinh tố 1100 yên ~ ▽ Sữa chuối lắc ( banana milkshake) 800 yên Cafe No.888 Trong khu vực các nhà máy nhỏ và những hộ gia đình được đặt cạnh nhau tại phường Hirano, thành phố Osaka, tách biệt với không gian xung quanh là quán cà phê với phong cách Hàn Quốc. Bên ngoài quán được làm hoàn toàn bằng kính với nội thất bên trong rất phong cách. Với số lượng chỗ ngồi chỉ 20 chỗ, bạn có thể thoải mái tận hưởng không gian sang trọng này. Ngoài ra, quán còn món bánh Tiramisu rất được ưa chuộng. Cafe No.888 6-2-3 Kamikita, Hirano-ku, Osaka Khoảng 620m từ ga Hirano 10:00~18:30 Ngày nghỉ: thứ 4 hàng tuần Cà phê 470 yên ▽ Trà Assam 450 yên ▽ Nước cam 450 yên ▽ Tiramisu (dâu) 750 yên Picco Latte Nằm tại khu vực Nakazakicho tiếp giáp với Umeda, trung tâm của Osaka. Nội thất được trang trí bằng tông màu hồng và tím của hoa khô, mọi ngóc ngách trong quán đều có thể giúp bạn có những bức ảnh đẹp để đăng trên Instagram. Xung quanh khu vực quán có nhiều những trường chuyên môn nên cũng có rất nhiều nhóm nữ sinh ghé thăm. Bánh phô mai( bên trái ) nổi tiếng tại quán. PICCO LATTE 4-1-8 Nakazaki Nishi, Kita-ku, Osaka Khoảng 240m từ ga Nakazakicho 11:30~19:00 Ngày nghỉ: thứ 2, thứ 3 của tuần thứ 3 trong tháng Set bánh phomai 980 yên ~ ▽ Đồ uống kèm đồ ăn nhẹ 750 yên ▽ Cà phê 550 yên TAIYOU NO TOU GREEN WEST Cũng nằm tại khu vực Nakazakicho nơi có những địa điểm cửa hàng ăn uống sành điệu, chúng mình giới thiệu tới bạn thêm 1 quán nữa. Ở quán này, cách bố trí bên trong cửa hàng đem lại cho chúng ta một cảm giác hoài cổ của những thập niên trước. Món ăn, món tráng miệng đều trông dễ thương khiến bất kỳ vị khách nào cũng đều muốn chụp ảnh. TAIYOU NO TOU GREEN WEST 2-4-36 Nakazaki Nishi, Kita-ku, Osaka Khoảng 290m từ ga Nakazakicho 50 chỗ ngồi 11:00~23:30 Ngày nghỉ cố định : nghỉ lễ cuối năm đầu năm Loco moco 1045 yên ▽ Cơm Taco 1045 yên ▽ Bánh set 1078 yên ~ ▽ Kem soda (7 loại) 814 yên BLUE BOTTLE CAFE UMEDA CHAYAMACHI Là quán cà phê với thiết kế không gian đơn giản Nằm tại khu vực Chayamachi, Umeda. Là một chuỗi cà phê có trụ sở tại Hoa Kỳ, đang ngày phát triển với các quán cà phê mang phong cách hiện đại trên khắp đất nước Nhật Bản. Trên lối lên tầng hai, chiếc đèn chùm làm bằng thuỷ tinh hình cầu màu nâu của cà phê chào đón bạn bằng ánh sáng ấm áp. Tầng 2 là một không gian tràn đầy sắc xanh huyền ảo với cái tên "Sense Lounge" nơi bạn có thể thư giãn, thả lỏng trong bầu không gian xanh mơ mộng. BLUE BOTTLE CAFE UMEDA CHAYAMACHI 15-22 Chayamachi, Kita-ku, Osaka 3 phút đi bộ từ ga Hankyu / Osaka Umeda, 8 phút đi bộ từ ga JR Osaka 8:00~22:00 (hiện tại thì~21:00) Không có ngày nghỉ cố định Cà phê 495 yên ~ ▽ Espresso 495 yên ▽ Nước táo 495 yên Tổng kết Qua bài viết lần này, được các bạn du học sinh và các bạn cựu du học sinh đang sinh sống tại đây gợi ý, chúng mình giới thiệu đến các bạn 8 quán cà phê tuyệt vời trong thành phố Osaka. Nếu các bạn cảm thấy mệt mỏi trước việc học, công việc, đi làm thêm hay khi đi tìm việc, hãy đến những quán cà phê để giúp bản thân thư giãn và lấy lại tinh thần học tập và làm việc nhé.

    27/01/2022

  • ★ Thông tin cơ bản: Mục đích du học và các cơ sở giáo dục tại Nhật

    Phần lớn những bạn đi du học tự túc thường bắt đầu học từ trường tiếng Nhật (trường Nhật ngữ). Chúng ta phải tốn một khoản chi phí không hề nhỏ cho việc du học nên các bạn hãy nghĩ thật kỹ về nơi mình sẽ học tiếp lên (trường chuyên môn, cao đẳng, đại học) và con đường sự nghiệp sau khi tốt nghiệp. Hãy lập kế hoạch cho tương lai của mình rồi bắt đầu du học nhé. Trường mình đi du học – Đại học Có rất nhiều loại trường để bạn đi du học. Sau khi tốt nghiệp, bạn muốn có một tương lai như thế nào? – Hãy nghĩ tới điều này rồi chọn trường nhé. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm của các anh chị đi trước để tìm ra con đường của mình sau khi đi du học. KOKORO có rất nhiều bài viết về kinh nghiệm của các anh chị đi trước đấy. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm của tôi (Du học – Nhân tài chất lượng cao)|KOKORO ◆ Các loại trường du học Cơ sở giáo dục Mục đích Điều kiện nhập học Trình độ tiếng Nhật Số năm học Trường tiếng Nhật Học tiếng Nhật Tốt nghiệp THPT N4-N5 1 - 2 năm Trường chuyên môn Trau dồi kiến thức chuyên môn cần thiết cho công việc sau này Tốt nghiệp THPT N2-N3 2 - 4 năm Trường chuyên môn kỹ thuật Học để trở thành kỹ sư thuần thục Tốt nghiệp THPT (trên 15 tuổi thì tốt nghiệp THCS) Tương đương N2 Thường là 3 năm Trường cao đẳng Nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn Tốt nghiệp THPT Tương đương N2 2 năm Trường đại học Nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn Tốt nghiệp THPT Tương đương N2 4 năm Trường cao học Nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn Tốt nghiệp Đại học Nếu nghiên cứu bằng tiếng Nhật thì N1 - N2 "Thạc sĩ 2 nămTiến sĩ 3 năm trở lên" ※ “Trình độ tiếng Nhật” ở đây là trình độ trung bình cần có khi vào trường. ■ Những điều nên làm trước khi du học ・ Học tiếng Nhật = Thông thường, du học sinh thường bắt đầu du học từ trường tiếng Nhật. Nếu sang Nhật với trình độ N3 – N4 thì sau 1 năm, bạn có thể tốt nghiệp trường tiếng. Như vậy thì bạn có thể tiết kiệm một khoản lớn chi phí du học (học phí, sinh hoạt phí). ・ Tìm hiểu kỹ các thông tin rồi chọn trường tiếng Nhật. ・ Nghĩ về con đường sau khi du học và lên kế hoạch cho bản thân. Mức học phí bình quân Học phí giữa các trường đều có sự chênh lệch và cũng có sự khác nhau tuỳ vào khu vực nữa. Ngoài ra, cũng có trường có chế độ miễn giảm học phí (giảm toàn bộ học phí, giảm 1 nửa học phí v.v.). Trong bài viết này có giới thiệu website có thể tra mức học phí của các trường nên các bạn hãy tham khảo nhé! Bảng dưới đây là mức học phí bình quân (tiền nhập học + tiền học) mà bạn phải trả trong năm học đầu tiên (= Theo điều tra của JASSO). Ngoài khoản này, bạn có thể phải trả thêm tiền sách, tiền thực tập v.v. Quốc lập Công lập Tư lập Cao học Khoảng 820.000 yên Khoảng 930.000 yên Khoảng 1.000.000 yên Đại học Khoảng 820.000 yên Khoảng 930.000 yên Khoảng 1.000.000 yên Cao đẳng Khoảng 610.000 yên Khoảng 610.000 yên Trường chuyên môn kỹ thuật (Quốc lập) Khoảng 320.000 yên Trường chuyên môn Khoảng 850.000 yên Trường tiếng Nhật Khoảng 610.000 ~ 1.050.000 yên ※ 100 yên = Khoảng 20.000 VNĐ (tỷ giá ngày 24/12/2021) Trường tiếng Nhật Đặc trưng ・ Nơi học những tiếng Nhật cần thiết để học lên cao, đi làm, dùng trong cuộc sống hàng ngày. ・ Do các trường, công ty vận hành. Có khoảng 600 trường (Số lượng du học sinh khoảng 60.000 người). ・ Kì nhập học thường là tháng 4 và tháng 10 (cũng có trường có khoá học bắt đầu vào tháng 1 và tháng 7). Điều kiện nhập học ・ Tốt nghiệp THPT ・ Trình độ tiếng Nhật tương đương N5 ・ Có khả năng chi trả các loại chi phí Sau khi nhập học ・ Học tiếng Nhật trong khoảng 1 - 2 năm Sau khi tốt nghiệp ・ Học tiếp lên các trường chuyên môn, đại học tại Nhật = Cần trình độ tiếng Nhật N2 - N3 ・ Lấy tư cách lưu trú "Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế" để đi làm = Cần tốt nghiệp cao đẳng ở Việt Nam trở lên (không bao gồm trường nghề) hoặc tốt nghiệp trường chuyên môn ở Nhật trở lên. Cần có trình độ tiếng Nhật N2 trở lên để làm việc ■ Tìm trường tiếng Nhật Tham khảo trang chủ của Hiệp hội xúc tiến giáo dục tiếng Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang chủ của Hiệp hội xúc tiến giáo dục tiếng Nhật (Tiếng Nhật, tiếng Anh) = Giới thiệu những trường thành viên của “Hiệp hội xúc tiến giáo dục tiếng Nhật” – rất nhiều trường có thành tích cao = Giới thiệu số sinh viên đang theo học, trình độ tiếng Nhật JLPT, tình hình học tiếp lên của từng trường (Cập nhật hàng năm) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang chủ của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (Tiếng Nhật) = Giới thiệu thông tin của các trường theo điều tra của Bộ (Thông tin năm 2017) = Giới thiệu số sinh viên đang theo học, trình độ tiếng Nhật JLPT, tình hình học tiếp lên của từng trường Trường chuyên môn Đặc trưng ・ Nơi học những kiến thức, kỹ thuật cần thiết cho công việc (kinh doanh, y tế, thời trang, IT, phiên dịch, dịch vụ lưu trú v.v.) ・ Có khoá học để học tiếp lên cao ・ Kì nhập học vào tháng 4 và tháng 10 ・ Có thể nhận các ưu đãi khi là sinh viên trường nghề như chương trình giảm giá cho sinh viên v.v. Điều kiện nhập học ・ Tốt nghiệp THPT ・ Trình độ tiếng Nhật tương đương N2 - N3 ・ Có khả năng chi trả các loại chi phí Sau khi nhập học ・ Học chuyên môn trong 2 năm Sau khi tốt nghiệp ・ Có thể đi làm ở Nhật = Tư cách lưu trú "Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế" ■ Tìm trường chuyên môn [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tìm danh sách các trường chuyên môn tiếp nhận du học sinh (Tiếng Nhật, tiếng Anh) = Website “STUDY in JAPAN” = Giới thiệu khái quát các trường chuyên môn [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tìm trường chuyên môn (Tiếng Việt OK) = Website “Japan Study Support” = Tìm thông tin khái quát của các trường chuyên môn trên toàn Nhật Bản theo tên trường Trường chuyên môn kỹ thuật (KOSEN) Đặc trưng ・ Nơi học để trở thành kỹ sư thuần thục Điều kiện nhập học ・ Tốt nghiệp THPT ・ Trình độ tiếng Nhật tương đương N2 ・ Có khả năng chi trả các loại chi phí Sau khi nhập học ・ Học chuyên môn liên quan đến kỹ thuật trong 3 năm Sau khi tốt nghiệp ・ Có thể đi làm ở Nhật = Tư cách lưu trú "Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế" ■ Tìm trường chuyên môn kỹ thuật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Danh sách các trường chuyên môn kỹ thuật quốc lập (Tiếng Nhật, tiếng Anh) = Danh sách đường link website của các trường chuyên môn kỹ thuật quốc lập trên toàn Nhật Bản Đại học Điều kiện nhập học ・ Tốt nghiệp THPT ・ Trình độ tiếng Nhật tương đương N2 (Có trường chỉ cần có tiếng Anh) ・ Có khả năng chi trả các loại chi phí Sau khi nhập học ・ Nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn trong 4 năm Sau khi tốt nghiệp ・ Có thể đi làm ở Nhật = Tư cách lưu trú "Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế" ■ Tìm trường đại học [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tìm trường đại học (Tiếng Việt OK) = Website “Japan Study Support” = Tìm thông tin khái quát của các trường đại học trên toàn Nhật Bản theo tên trường Mối tương quan giữa chuyên môn và công việc khi đi làm【Quan trọng】 Sau khi tốt nghiệp trường chuyên môn, đại học ở Nhật, để có thể lấy tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” để đi làm, bạn sẽ bị kiểm tra gắt gao về mối tương quan giữa chuyên môn đã học và nội dung công việc sắp làm. Đã có rất nhiều trường hợp không vượt qua được điều kiện này và không lấy được tư cách lưu trú. Trước khi du học, bạn hãy nghĩ thật kỹ về công việc mình muốn làm trong tương lai, sau đó chọn học trường học, ngành học nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chuyên ngành khi du học và nghề nghiệp khi đi làm|KOKORO Kỹ thuật Cần có mối tương quan chặt chẽ giữa nội dung công việc với các khoa / chuyên ngành trong trường đại học, trường chuyên môn Ví dụ công việc = Kỹ sư IT (lập trình viên, kỹ sư hệ thống), làm thiết kế Website, làm việc tại bộ phận thiết kế - R&D (nghiên cứu và phát triển), giám sát công trường, quản lý sản xuất trong nhà máy (không trực tiếp thao tác máy) Tri thức nhân văn Cần có mối tương quan chặt chẽ giữa nội dung công việc với các khoa / chuyên ngành trong trường đại học, trường chuyên môn Ví dụ công việc = Kế toán, pháp lý, kinh doanh, tài chính, nhân sự, tổng vụ, xây dựng kế hoạch, hoạt động thương mại Nghiệp vụ quốc tế ・ Tốt nghiệp đại học hoặc cao học ở Nhật → Không bị hỏi về mối tương quan giữa nội dung công việc và chuyên ngành, khoa đã học ・ Tốt nghiệp đại học hoặc cao học ở nước ngoài → Nếu đáp ứng được tiêu chuẩn về trình độ tiếng Nhật, Không bị hỏi về mối tương quan ・ Trình độ học vấn cao nhất là tốt nghiệp trường chuyên môn ở Nhật → Cần có mối tương quan chặt chẽ giữa nội dung công việc với các khoa / chuyên ngành trong trường Ví dụ công việc = Kinh doanh thương mại; liên lạc với các cơ sở ở nước ngoài và đối tác kinh doanh của các công ty; làm việc tại các cửa hàng bán lẻ như cửa hàng miễn thuế, cửa hàng thuốc có nhiều khách hàng nước ngoài (không bao gồm nhà hàng và cửa hàng tiện lợi); quản lý, phiên dịch cho các nơi có thực tập sinh kỹ năng và du học sinh; làm việc trong khách sạn (quầy lễ tân hoặc liên lạc với công ty du lịch nước ngoài); làm việc trong công ty du lịch, công ty bất động sản cho người nước ngoài; làm việc trong công ty biên phiên dịch Cổng tư vấn cá nhân Nếu không biết cách chọn chuyên ngành, bạn có thể nhận được tư vấn bằng cách liên lạc qua email cho WA.SA.Bi. theo đường link dưới đây (miễn phí). WA.SA.Bi. có đội ngũ nhân viên đa quốc tịch. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Website hỗ trợ du học sinh “WA.SA.Bi.” (Đa ngôn ngữ)

    04/01/2022

  • ★ Thông tin cơ bản: Người nước ngoài làm việc ở Nhật (Tổng quát)

    Trước khi có đại dịch COVID-19, số người nước ngoài sinh sống tại Nhật đã liên tục tăng lên. Đặc biệt, vào năm 2020, Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc để vươn lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng các quốc gia có nhiều người sinh sống tại Nhật. Gần nửa số người Việt tại Nhật là thực tập sinh kỹ năng và con số này chiếm hơn nửa tổng số thực tập sinh kỹ năng tại Nhật. Số người nước ngoài sống tại Nhật tăng nhanh ◆ Số người nước ngoài sinh sống tại Nhật ・ Vào thời điểm tháng 6 năm 2021, có 2.823.565 người nước ngoài sinh sống tại Nhật (bao gồm cả người vĩnh trú). Số người nước ngoài sinh sống tại Nhật 3,000,000 2,500,000 2,000,000 1,500,000 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 ※Số liệu tổng hợp vào cuối tháng 12 hàng năm, riêng năm 2021 là cuối tháng 6 ・ Từ năm 2020 trở đi, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, việc nhập cảnh mới vào Nhật Bản bị hạn chế. So với năm 2019 – năm có số người nước ngoài đông nhất (2.933.137 người), tổng số người nước ngoài tại Nhật có giảm đi một chút. Tuy nhiên, tổng số người nước ngoài vào năm 2019 gấp 1.44 lần tổng số người nước ngoài vào năm 2012, điều này cho thấy những năm gần đây số người nước ngoài tại Nhật liên tục tăng. ◆ Nguyên nhân gia tăng Nhân lực người nước ngoài đang bổ sung cho sự thiếu hụt nguồn nhân lực do Nhật có tỷ lệ sinh giảm, dân số già hoá và đang có các sự chuyển dịch sau. ・ Số doanh nghiệp Nhật Bản tuyển dụng người nước ngoài tăng nhanh ・ Đặc biệt, việc tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng tăng lên ・ Chính phủ Nhật Bản khuyến khích mở cửa tiếp nhận người nước ngoài có trình độ học vấn cao và sinh viên quốc tế ◆ Số lao động người nước ngoài Năm 2020, có khoảng 2.887.000 người nước ngoài lưu trú tại Nhật. Trong đó có 1.724.000 người là người lao động. Chúng ta hãy xem bảng phân bố chi tiết bên dưới. Bảng phân bố chi tiết về tư cách lao động của 1.724.000 người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản (Năm 2020) Tư cách lưu trú dựa trên nhân thân Người định trú (chủ yếu là người gốc Nhật), người vĩnh trú, vợ/chồng và con cái của người Nhật, v.v. 546.000 người Thực tập kỹ năng Giữ vai trò "đóng góp cho quốc tế bằng cách truyền lại các kỹ thuật của Nhật cho người nước ngoài" 402.000 người Hoạt động ngoài tư cách Việc làm thêm của du học sinh 370.000 người Tư cách lưu trú dựa trên mục đích lao động Giáo sư, ngành nghề chuyên môn cao, kinh doanh - quản lý, pháp luật - kế toán, y tế, nghiên cứu, giáo dục, kỹ thuật - tri thức nhân văn - nghiệp vụ quốc tế, chuyển công tác trong nội bộ công ty, điều dưỡng, kỹ năng, kỹ năng đặc định 360.000 người Hoạt động đặc định Y tá, hộ lý, ứng viên điều dưỡng người nước ngoài theo Hiệp định EPA, "Working Holiday" - làm việc kết hợp du học, công nhân xây dựng người nước ngoài, công nhân đóng tàu người nước ngoài, v.v. 46.000 người Số người nước ngoài theo từng quốc tịch ◆ Theo quốc tịch, đứng đầu là Trung Quốc, thứ hai là Việt Nam Trong số 2.823.565 người nước ngoài sinh sống tại Nhật (năm 2021), các quốc gia có nhiều người sống tại Nhật được xếp hạng như sau. Quốc gia Số người Trung Quốc 745,411 Việt Nam 450,046 Hàn Quốc 416,389 Philipines 277,341 Brazil 206,365 Vào năm 2020, Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc để vươn lên vị trí thứ hai. Sự thay đổi về số lượng người nước ngoài sống tại Nhật Bản (theo quốc tịch) ◆ Trong tổng số người Việt tại Nhật thì nhiều nhất là? Trong khoảng 450.000 người Việt sinh sống tại Nhật ・ Tư cách lưu trú (Visa) nhiều nhất là “Thực tập kỹ năng”: 202.365 người (45%) ・ Thứ hai là “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”: 64.093 người (14.2%) ・ Thứ ba là “Du học”: 51.337 người (11.4%) Số thực tập sinh kỹ năng người Việt chiếm 57% tổng số thực tập sinh toàn Nhật Bản. Việt Nam cũng là nước có nhiều thực tập sinh nhất. Tư cách lưu trí chính của người Việt Nam tại Nhật 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 Thực tập sinh Kỹ - Nhân - Quốc Du học Hoạt động đặc định Lưu trú cùng gia đình Người bỏ trốn, tội phạm người Việt Mặt khác, số người Việt trở thành tội phạm, người lưu trú bất hợp pháp (bỏ trốn, v.v.) tại Nhật cũng ngày càng tăng lên. Số người lưu trú bất hợp pháp (Tháng 1 năm 2020) Người Việt Nam 15,561 người Người Hàn Quốc 12,563 người Người Trung Quốc 10,902 người 技能実習生の失踪者数(2019年) Người Việt Nam 6,105 người Người Hàn Quốc 1,330 người Người Campuchia 462 người 刑法犯検挙数(2019年) Người Việt Nam 3,021 vụ Người Hàn Quốc 1,795 vụ Người Trung Quốc 795 vụ Khi sang Nhật để thực tập kỹ năng, du học, có người đã phải nợ một khoản tiền lớn, do bị đối xử bất công ở nơi làm việc nên họ đã bất mãn, tìm đến những hội nhóm tội phạm lưu trú bất hợp pháp, lao động bất hợp pháp (bỏ trốn v.v.). ・ Để có thể sang Nhật mà không phải vay nợ hoặc vay một khoản rất nhỏ, hãy tham khảo bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách tìm công ty phái cử ・ Trước khi bỏ trốn, làm các việc trái luật pháp, hãy đọc bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bỏ trốn sẽ thiệt lớn (Kinh nghiệm của tôi) Số người nước ngoài theo từng tỉnh thành ・ Tổng số người nước ngoài sinh sống tại Nhật là 2.823.565 người. Các tỉnh thành có nhiều người nước ngoài được xếp hạng như sau. Các tỉnh thành có nhiều người nước ngoài (Tháng 6 năm 2021) Các tỉnh thành Số người nước ngoài % 1 Tokyo 541,807 19.2 2 Aichi 269,685 9.6 3 Osaka 250,071 8.9 4 Kanagawa 230,301 8.2 5 Saitama 198,548 7.0 6 Chiba 168,048 6.0 7 Hyogo 113,772 4.0 8 Shizuoka 99,143 3.5 9 Fukuoka 79,206 2.8 10 Ibaraki 72,279 2.6 11 Gunma 63,174 2.2 12 Tokyo 59,825 2.1 13 Gifu 58,412 2.1 14 Mie 55,331 2.0 15 Hiroshima 53,604 1.9

    24/01/2022

Đơn vị vận hành

Nhà tài trợ Bạch Kim

Đơn vị hỗ trợ

  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
  • Văn phòng JNTO Hà Nội
  • Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
  • Hội Việt Nam (JAVN)
  • Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
  • Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế

Đơn vị hợp tác

Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)

Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài

WA.SA.Bi.

Danh mục

  • Khác biệt văn hoá

    Khác biệt văn hoá

  • Sinh hoạt - Chi phí

    Sinh hoạt - Chi phí

  • Xuất nhập cảnh - Visa

    Xuất nhập cảnh - Visa

  • Làm thêm - Xin việc

    Làm thêm - Xin việc

  • Bốn mùa - Du lịch

    Bốn mùa - Du lịch

  • Hỗ trợ người nước ngoài

    Hỗ trợ người nước ngoài

  • Cộng đồng

    Cộng đồng

  • Bí quyết học tiếng Nhật

    Bí quyết học tiếng Nhật

  • Y tế - Sức khoẻ

    Y tế - Sức khoẻ

  • Nhà hàng - Siêu thị Việt

    Nhà hàng - Siêu thị Việt

  • Thực tập kỹ năng

    Thực tập kỹ năng

  • Kỹ năng đặc định

    Kỹ năng đặc định

  • Nhân lực chất lượng cao

    Nhân lực chất lượng cao

  • Du học

    Du học

  • Phòng chống thiên tai

    Phòng chống thiên tai