Category | Tin mới nhất
Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...
7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
02/05/2024Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
13/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Đây là bài viết tổng hợp về chế độ thực tập kỹ năng. Để thực hiện ước mơ của mình bằng việc đi thực tập kỹ năng, trước hết, chúng ta hãy cùng hiểu đúng về bức tranh toàn cảnh của việc thực tập kỹ năng. <Nội dung bài viết> Tư cách lưu trú “hot” để đi làm Quốc tịch và ngành nghề của thực tập sinh kỹ năng Điểm cần chú ý trong thời gian thực tập kỹ năng! Công ty phái cử và đoàn thể quản lý (Nghiệp đoàn) Vai trò của Nghiệp đoàn sau khi thực tập sinh sang Nhật Điểm khác biệt với những tư cách lưu trú khác Tư cách lưu trú “hot” để đi làm ◆ Người nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản (các tư cách lưu trú chính) Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tỉ lệ Tổng 2,561,848 2,731,093 2,933,137 2,887,116 2,823,565 100.0 Người vĩnh trú 749,191 771,568 793,164 807,517 817,805 29.0 Thực tập kỹ năng 274,233 328,360 410,972 378,200 354,104 12.5 Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế 189,273 225,724 271,999 283,380 283,259 10.0 Du học 311,505 337,000 345,791 280,901 227,844 8.1 Người định trú 179,834 192,014 204,787 201,329 199,288 7.1 Sống cùng gia đình 166,561 182,452 201,423 196,622 190,010 6.7 Vợ/chồng của người Nhật v.v. 140,839 142,381 145,254 142,735 140,987 5.0 Kỹ năng đặc định 1,621 15,663 29,144 1.0 ※ Số liệu thống kê vào tháng 12, riêng năm 2021 là vào tháng 6 (Thống kê của Bộ Tư Pháp) ※ Không bao gồm những người có thời gian lưu trú ngắn hạn dưới 3 tháng Số người nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản là 2.823.565 người (tháng 6/2021), trong đó có 354.104 người là thực tập sinh kỹ năng, trừ tư cách người vĩnh trú đặc biệt và vĩnh trú thì đây là tư cách chiếm số lượng lớn nhất trong số các tư cách lưu trú còn lại. Do ảnh hưởng của COVID19, trong năm 2020 và 2021 số lượng thực tập sinh giảm mạnh, tuy nhiên con số này đã liên tục tăng nhanh cho tới trước thời điểm bùng phát dịch bệnh. Quốc tịch và ngành nghề của thực tập sinh kỹ năng ◆ Quốc tịch của thực tập sinh kỹ năng Quốc tịch Số người Tỉ lệ Tổng 354,104 100.0% Việt Nam 202,365 57.1% Trung Quốc/td> 55,522 15.7% Indonesia 30,978 8.7% Philippines 28,132 7.9% Thái Lan 9,511 2.7% ・ Những quốc gia có nhiều thực tập sinh kỹ năng tại Nhật được xếp theo thứ tự như sau: Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia. ・ Ngành nghề của thực tập sinh kỹ năng đã được quyết định sẵn. Ba ngành nghề tiếp nhận nhiều đó là: xây dựng, chế biến thực phẩm, gia công cơ khí – kim khí, sau đó đến các ngành như nông nghiệp, dệt may v.v. Điểm cần chú ý trong thời gian thực tập kỹ năng! ・ Thực tập kỹ năng bao gồm các loại như sau: số 1 (năm thứ nhất), số 2 (năm thứ hai, thứ ba), số 3 (năm thứ tư, thứ năm). Phần lớn thực tập sinh sẽ thuộc loại số 1 và số 2, tổng thời gian thực tập là 3 năm. ・ Để chuyển sang giai đoạn tiếp theo, thực tập sinh phải đỗ kì thi kiểm tra tay nghề. ※ Số 1 → Số 2 (chuyên môn + tay nghề) ※ Số 2 → Số 3 (tay nghề) ・ Đại đa số các ngành nghề (có 85 ngành tới thời điểm năm 2021) có thể chuyển từ thực tập kỹ năng số 1 sang số 2, tuy nhiên cũng có ngành chỉ có thể làm 1 năm với tư cách số 1. Nếu thực tập sinh không biết về điều này và ứng tuyển những ngành như thế thì sau khi sang Nhật sẽ gặp khó khăn. Các bạn hãy kiểm tra thật kỹ trước khi phỏng vấn ở Việt Nam xem ngành nghề mình định ứng tuyển có thể làm 3 năm hay không nhé. ・ Cũng có điểm cần chú ý đối với những bạn muốn làm 5 năm. Chỉ có 77 ngành (tới thời điểm năm 2021) được chuyển từ thực tập kỹ năng số 2 sang số 3. Thêm vào đó còn có một điều kiện nữa, đó là nghiệp đoàn cũng như công ty của bạn cần nhận được đánh giá “tốt” của Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT). Công ty phái cử và đoàn thể quản lý (Nghiệp đoàn) Chế độ thực tập kỹ năng có sự tham gia của công ty phái cử (nước của thực tập sinh) và đoàn thể quản lý (Nhật Bản). Nếu có nhiều đoàn thể quản lý thì sẽ được gọi là “Hợp tác xã” (thường gọi là “Nghiệp đoàn”). Sau đây là vai trò của tổ chức đó cũng như quy trình thực tập kỹ năng. ※ Mặc dù là một con số nhỏ, nhưng cũng có chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ năng chỉ dành cho một cá thể công ty, trong đó công nhân của các công ty con ở nước ngoài được đào tạo tại một công ty mẹ của Nhật Bản. Quy trình tới khi bắt đầu thực tập kỹ năng (Toàn bộ) Công ty phái cử Nghiệp đoàn Công ty tiếp nhận ① Tìm ứng cử viên ① Tìm đơn tuyển dụng (Làm việc với công ty tiếp nhận) ② Tìm nhân viên ④ Giới thiệu ứng cử viên ③ Nhờ giới thiệu ứng cử viên ⑤ Đào tạo ⑤ Phỏng vấn ⑥ Lấy tư cách lưu trú ⑦ Tập huấn sau khi sang Nhật ⑧ Bắt đầu thực tập Làm việc → Đưa đơn tuyển dụng → Nhờ giới thiệu ứng viên ・ Nghiệp đoàn làm việc với công ty tiếp nhận, tìm đơn tuyển dụng. ・ Sau khi nhận được đơn tuyển dụng, nghiệp đoàn nhờ công ty phái cử giới thiệu ứng viên. Tuyển ứng viên → Giới thiệu ứng viên ・ Thông thường, công ty phái cử sẽ tuyển ứng viên muốn làm thực tập sinh kỹ năng. ※ Có rất nhiều công ty phái cử nhờ những người có ảnh hưởng tại địa phương, giáo viên và cựu thực tập sinh giới thiệu ứng viên và khi công ty phái cử nhận được giới thiệu, họ sẽ gửi tiền cảm ơn cho người đã giới thiệu. Tác hại của phần tiền cảm ơn này sẽ được giải thích tại đường link bên dưới. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chi phí trả cho các công ty phái cử khác nhau đến mức nào ・ Sau khi nhận đơn tuyển dụng từ nghiệp đoàn bên Nhật, công ty phái cử sẽ giới thiệu ứng viên. Phỏng vấn – Tuyển dụng ・ Nếu tập hợp được các ứng viên, công ty tiếp nhận và nghiệp đoàn (hoặc chỉ có nghiệp đoàn) sẽ đến công ty phái cử để phỏng vấn và quyết định sẽ tuyển dụng ai. Đào tạo → Cử đi Nhật ・ Công ty phái cử sẽ tiến hành dạy tiếng Nhật v.v. cho những người đã được tuyển (khoá học thường từ 3~6 tháng), sau khi ứng viên lấy được tư cách lưu trú (visa) sẽ cử những ứng viên đó sang Nhật. Thông thường, ứng viên sẽ học tập tại trung tâm tiếng Nhật nội trú. ・ Cũng có những công ty phái cử đào tạo cho ứng viên từ trước khi đỗ phỏng vấn. Tập huấn sau khi sang Nhật ・ Nghiệp đoàn sẽ tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng sang Nhật Bản rồi đưa về cơ sở lưu trú, sau đó tập huấn về tiếng Nhật và cuộc sống tại Nhật trong thời gian hơn 1 tháng. Bắt đầu thực tập ・ Thực tập sinh sẽ đi đến công ty của mình, bắt đầu thực tập kỹ năng. Vai trò của Nghiệp đoàn sau khi thực tập sinh sang Nhật Sau khi thực tập sinh bắt đầu thực tập kỹ năng, đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) cũng có những vai trò (nghĩa vụ) sau đây. Kiểm tra xem công ty có quản lý việc đào tạo thực tập sinh kỹ năng đúng cách hay không và báo cáo với Cục quản lý xuất nhập cảnh (hơn 1 lần trong 3 tháng). Đối với công ty có thực tập sinh năm đầu tiên, tới công ty để kiểm tra hơn 1 lần mỗi tháng. Trao đổi với thực tập sinh về nội dung công việc, chế độ đãi ngộ, cuộc sống, v.v. bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Nếu nghiệp đoàn không làm tròn vai trò như vậy sau khi bạn sang Nhật và để xảy ra sự cố, bạn hãy xem bài viết được liên kết bên dưới và tham khảo ý kiến của Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) hoặc các nhóm hỗ trợ. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bài tổng hợp – Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt Điểm khác biệt với những tư cách lưu trú khác Sống cùng gia đình Vợ chồng và con cái của thực tập sinh không lấy được tư cách lưu trú “sống cùng gia đình” để cùng sống với thực tập sinh ở Nhật = Khác với tư cách Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế và tư cách Kỹ năng đặc định số 2. Chuyển việc Về nguyên tắc là không thể chuyển nơi làm việc = Khác với tư cách Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế và tư cách Kỹ năng đặc định số 1, số 2. Chuyển việc (Ngoại lệ) Nếu thực tập sinh gặp vấn đề với nghiệp đoàn và công ty tiếp nhận thì có thể đổi nơi thực tập. Hãy tham khảo bài viết trong đường link bên dưới. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Giải quyết rắc rối của thực tập kỹ năng (Sau khi sang Nhật)
06/01/2022
Khi làm thêm ở Nhật, du học sinh và người nước ngoài lưu trú tại Nhật theo diện sống cùng gia đình cũng sẽ phải đóng thuế thu nhập. Bài viết này sẽ giới thiệu khái quát về “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” – cần có để đi làm thêm và thuế thu nhập. Việc làm thêm của du học sinh Nếu được Cục xuất nhập cảnh cấp phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú, du học sinh có thể đi làm thêm. Vợ/ chồng của người có tư cách “Kỹ nhân quốc”, du học sinh v.v. nếu có tư cách lưu trú (visa) là “Sống cùng gia đình” và được cấp phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú thì có thể đi làm thêm. Những hồ sơ cần thiết để xin cấp phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú Mẫu đơn xin cấp phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú (Nhận ở Cục xuất nhập cảnh hoặc tải từ trang dưới đây)Mẫu đơn Thẻ lưu trú Hộ chiếu Những người lần đầu tiên đến Nhật Bản có thể xin cấp phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú khi nhập cảnh ở sân bay. Ngoài ra, sau khi nhập cảnh, khi xin gia hạn thời gian lưu trú thì cũng có thể xin cấp phép. Thời gian làm thêm của du học sinh Du học sinh được làm thêm dưới 28 tiếng 1 tuần (vào kì nghỉ xuân và kì nghỉ hè là 8 tiếng 1 ngày). Việc làm thêm quá số giờ quy định sẽ gây trở ngại đến việc học tập và việc gia hạn thời gian lưu trú nên bạn đừng làm quá số giờ quy định nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Việc làm thêm và quy định của Cục xuất nhập cảnh Thuế thu nhập đối với tiền lương làm thêm Du học sinh khi làm thêm cũng sẽ bị tính “thuế thu nhập” tương ứng với mức thu nhập đó. Đây là khoản thuế nộp cho nhà nước và tự động bị trừ từ lương hàng tháng. Du học sinh không thể tham gia “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi”, “Bảo hiểm y tế”, “Bảo hiểm thất nghiệp” nên các khoản phí này không bị trừ vào lương làm thêm. Thay vào đó, tự du học sinh phải tham gia “Bảo hiêm hưu trí quốc dân” và “Bảo hiểm y tế quốc dân”. Du học sinh có thể tham gia “Bảo hiểm tai nạn lao động” nên sẽ có trường hợp phí bảo hiểm được trừ vào lương. “Khoản thu nhập bị tính thuế” là số tiền nhận được sau khi trừ các khoản này, số thuế phải đóng là “khoản thu nhập bị tính thuế” nhân với thuế suất. Số tiền thuế khi đi làm thêm của du học là bao nhiêu? Thuế suất của thuế thu nhập đối với lương làm thêm của du học sinh sẽ thay đổi tuỳ theo số năm sống ở Nhật và khoản lương nhận được. Nếu ở Nhật dưới 1 năm Được coi là người “không thường trú”, thuế suất là 20,42%. Nếu ở Nhật trên 1 năm Được coi là người thường trú, thuế suất sẽ tương ứng với tiền thu nhập. Nếu du học sinh làm dưới 28 tiếng một tuần thì thuế thu nhập đối với tiền lương 1 tháng là khoảng vài nghìn yên. Miễn thuế cho du học sinh Trong bảng lương của du học sinh Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái v.v. thường không bị tính thuế thu nhập. Đó là vì Nhật Bản đã ký hiệp định về thuế với các nước nêu trên. Thế nhưng, giữa Nhật Bản và Việt Nam chưa có hiệp định này nên trên bảng lương của du học sinh Việt Nam có tính thuế thu nhập. Tổng kết ・ Nếu du học sinh được cấp phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú thì có thể đi làm thêm. ・ Thuế suất đối với thuế thu nhập của du học sinh khi đi làm thêm trong năm đầu tiên sống ở Nhật là 20.42%, từ năm thứ hai trở đi thì áp dụng mức thuế giống với người Nhật. Nếu du học sinh làm thêm toàn bộ thời gian cho phép (28 tiếng 1 tuần) thì tiền thuế sẽ khoảng vài nghìn yên. ・ Du học sinh đến từ một số nước được miễn thuế thu nhập đối với lương làm thêm nhưng du học sinh Việt Nam vẫn phải đóng thuế thu nhập.
05/01/2022
Tư cách lưu trú ở Nhật Bản sau khi du học xong Sau khi du học tại trường đại học hoặc trường chuyên môn ở Nhật Bản, nếu bạn muốn làm việc tại Nhật thì phải chuyển đổi tư cách lưu trú. Khi đó, loại tư cách lưu trú phổ biến nhất là “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”. Tuy nhiên, trên thực tế, tuỳ loại trường và tuỳ theo chuyên ngành học mà khả năng chuyển được sang loại tư cách lưu trú này có thể khác nhau. Nếu như đi du học mà không nắm rõ điều này thì có khả năng bạn sẽ không được làm công việc đúng như mong muốn ở Nhật, vì vậy các bạn hãy hết sức chú ý nhé. (Luật sư Sugita Shohei - Văn phòng luật Century) Đặc điểm của tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Về nguyên tắc, đây là loại tư cách lưu trú để làm các công việc mang tính chất tri thức, phần lớn là công việc như “kỹ sư”, “phiên dịch”, “biên dịch” v.v... Với loại tư cách lưu trú này, bạn có thể được làm việc tại các nhà máy nhưng công việc phải liên quan tới kỹ thuật, tri thức chuyên môn của bạn chứ không được phép làm công việc lao động giản đơn. * Kỹ thuật: Là những công việc sử dụng kỹ thuật hoặc tri thức về khoa học tự nhiên học tại trường đại học hoặc trường chuyên môn. * Tri thức nhân văn: Công việc sử dụng tri thức về khoa học xã hội như pháp luật, kinh tế học, học tại trường đại học hoặc trường chuyên môn. * Nghiệp vụ quốc tế: Công việc đòi hỏi khả năng tư duy và cảm thụ đối với văn hoá nước ngoài. Ở đây các bạn cần lưu ý một số điểm. Tư cách lưu trú “Kỹ thuật” hay “Tri thức nhân văn” được mặc định là dùng để thực hiện các công việc sử dụng kỹ thuật hay kiến thức học được tại trường đại học hoặc trường chuyên môn. Tương tự, tư cách lưu trú “Nghiệp vụ quốc tế” dùng để chỉ các công việc sử dụng khả năng tư duy và cảm thụ văn hoá nước ngoài. Bạn sẽ không được làm các công việc không sử dụng các kiến thức hay khả năng cảm thụ nói trên bằng loại tư cách lưu trú này. Chẳng hạn như từng có trường hợp người có tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” làm đầu bếp tại nhà hàng. Trường hợp này là lao động bất hợp pháp. Nơi bạn có thể làm việc phụ thuộc vào cách lựa chọn trường và ngành học Trường hợp sau khi du học xong và muốn đi làm với tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”, bạn có thể làm các công việc phù hợp với nội dung (chuyên ngành) của “Kỹ thuật” hoặc “Tri thức nhân văn” đã học tại trường đại học hoặc trường chuyên môn. ⚫ Trường hợp tốt nghiệp đại học Khi xét xem ngành học và công việc có phù hợp với nhau hay không thì nếu bạn tốt nghiệp đại học ra thì sẽ được xem xét thoáng hơn, còn nếu bạn tốt nghiệp trường chuyên môn ra thì sẽ bị xem xét chặt chẽ hơn. Ví dụ như nếu đã tốt nghiệp đại học ngành văn học, pháp luật hay kinh tế v.v... thì dù tốt nghiệp trường nào ra thì với tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” loại hình công việc có thể làm được cũng không khác nhau lắm. Trong trường hợp này, “trường đại học” không nhất thiết phải là đại học ở Nhật Bản mà nếu bạn có tốt nghiệp đại học ở Việt Nam đi nữa thì cũng sẽ được xem xét, đánh giá giống như tốt nghiệp đại học ở Nhật. Cũng có trường hợp đã tốt nghiệp trường đại học ở Việt Nam rồi sang Nhật du học. ⚫ Trường hợp tốt nghiệp trường chuyên môn Trường hợp tốt nghiệp trường chuyên môn ra, khi bạn đăng ký xin chuyển đổi sang tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” thì mức độ liên quan giữa ngành học trong trường chuyên môn và nội dung công việc sẽ bị xét duyệt rất khắt khe. Vì vậy, khi quyết định học lên trường chuyên môn, bạn cần phải suy nghĩ rất kỹ lưỡng về nghề nghiệp trong tương lai khi lựa chọn trường. Các trường chuyên môn tử tế thường có tư vấn cụ thể về khoá học trước khi các bạn nhập học, vì vậy, hãy tích cực tư vấn với trường nhé. Để có thể tiến gần hơn đến mục tiêu của mình thông qua việc “du học”, các bạn hãy tham khảo thêm câu chuyện kinh nghiệm thực tế của các du học sinh đi trước do KOKORO giới thiệu rồi lựa chọn trường học cũng như khoá học thật phù hợp với mình nhé.
21/01/2021
Năm 2021 sắp kết thúc. Suốt một năm qua, đại dịch COVID-19 tiếp tục có những tác động to lớn, ví dụ như lần đầu tiên trong lịch sử một kỳ Thế vận hội đã diễn ra mà không có khán giả. Hãy cùng KOKORO điểm lại những tin tức nổi bật trên thế giới trong năm qua. 〈Fujita Hironobu〉 Tháng 1 Ông Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ Ngày 20/1, ông Joe Biden (đảng Dân Chủ) đã nhậm chức Tổng thống Mỹ. Khác với chính quyền tổng thống tiền nhiệm Donald Trump (đảng Cộng Hoà) đặt lợi ích của Mỹ lên trên hết, chính quyền của ông Biden chuyển sang phương châm hợp tác với các nước, nỗ lực giải quyết các vấn đề trên thế giới, tôn trọng hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, chính quyền mới không từ bỏ lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc. Ngày 20/1, ông Joe Biden (đảng Dân Chủ) đã nhậm chức Tổng thống Mỹ. Khác với chính quyền tổng thống tiền nhiệm Donald Trump (đảng Cộng Hoà) đặt lợi ích của Mỹ lên trên hết, chính quyền của ông Biden chuyển sang phương châm hợp tác với các nước, nỗ lực giải quyết các vấn đề trên thế giới, tôn trọng hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, chính quyền mới không từ bỏ lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc. Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân có hiệu lực “Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân”, khuôn khổ pháp lý quốc tế đầu tiên cấm toàn diện vũ khí hạt nhân, có hiệu lực từ ngày 22/1. Hiệp ước này được thông qua tại Liên Hợp Quốc, với sự tán thành của 122 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước sở hữu vũ khí hạt nhân như Mỹ, Nga... hay các nước dựa vào vũ khí hạt nhân, bao gồm cả Nhật Bản, thì phản đối và không tham gia hiệp ước. Tháng 2 Đảo chính tại Myanmar Ngày 1/2, quân đội Myanmar đã tiến hành đảo chính, bắt giữ người đứng đầu chính quyền, cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, và lập ra chính quyền quân sự. Đông đảo người dân phản đối chính quyền quân sự đã tiên tục biểu tình và bị quân đội trấn áp bằng vũ lực. Tháng 9, “Chính phủ Thống nhất Quốc gia” do phong trào đòi dân chủ lập ra tuyên bố bắt đầu cuộc chiến chống lại quân đội. Tình hình tại Myanmar vẫn tiếp tục rối ren. 〈Ảnh thành phố Yangon〉 Ngày 1/2, quân đội Myanmar đã tiến hành đảo chính, bắt giữ người đứng đầu chính quyền, cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, và lập ra chính quyền quân sự. Đông đảo người dân phản đối chính quyền quân sự đã tiên tục biểu tình và bị quân đội trấn áp bằng vũ lực. Tháng 9, “Chính phủ Thống nhất Quốc gia” do phong trào đòi dân chủ lập ra tuyên bố bắt đầu cuộc chiến chống lại quân đội. Tình hình tại Myanmar vẫn tiếp tục rối ren. 〈Ảnh thành phố Yangon〉 Tháng 4 Chính quyền mới tại Việt Nam Ngày 5/4, Quốc hội Việt Nam đã bầu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (66 tuổi) làm chủ tịch Quốc hội. Thủ tướng mới được bầu, ông Phạm Minh Chính (62 tuổi), Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng Sản, đã thành lập chính quyền mới. Nhiệm kì của ông là 5 năm. Lãnh đạo cấp cao nhất là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (76 tuổi) tiếp tục tại nhiệm. Xác định mục tiêu trung hoà các-bon Tại cuộc họp thượng đỉnh về biến đổi khí hậu diễn ra vào tháng 4, Thủ tướng Nhật Bản lúc đó là ông Suga Yoshihide đã nâng đáng kể mục tiêu cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính: “Đến năm 2030 phải cắt giảm 46% so với mức của năm 2013”. Nhiều nước tham gia “Hiệp định Paris”, hiệp định đặt mục tiêu giảm phát thải ròng khí gây hiệu ứng nhà kính xuống mức 0, tuyên bố sẽ “đạt được mục tiêu vào năm 2050” và hướng đến xã hội không phát thải CO2. Tháng 7 Sạt lở đất ở Atami làm 27 người thiệt mạng và mất tích Ngày 3/7 tại thành phố Atami, tỉnh Shizuoka, đã xảy ra lở bùn quy mô lớn. Dòng bùn lở trải dài khoảng 2km, độ rộng tới 160m, khiến 26 người thiệt mạng và 1 người mất tích. Do dải front mùa mưa gây mưa kéo dài, tổng cộng 55.500 mét khối đất đã bị sạt lở và tràn xuống. Ngày 3/7 tại thành phố Atami, tỉnh Shizuoka, đã xảy ra lở bùn quy mô lớn. Dòng bùn lở trải dài khoảng 2km, độ rộng tới 160m, khiến 26 người thiệt mạng và 1 người mất tích. Do dải front mùa mưa gây mưa kéo dài, tổng cộng 55.500 mét khối đất đã bị sạt lở và tràn xuống. Thế vận hội Tokyo được tổ chức không có khán giả trong bối cảnh bị chỉ trích Olympic và Paralympic Tokyo được tổ chức từ tháng 7 đến tháng 9 dưới hình thức đặc biệt là "Về nguyên tắc không có khán giả". Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy số người muốn hủy hoặc hoãn sự kiện này do đại dịch vi-rút corona nhiều hơn số người mong sự kiện được tổ chức. Trong khi lập trường “kiên quyết tổ chức Thế vận hội” của Chính phủ Nhật Bản và Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) vấp phải nhiều chỉ trích, thì màn trình diễn của các vận động viên lại khiến mọi người xúc động nên người ta lại một lần nữa nhắc nhau về ý nghĩa của Thế vận hội. Olympic và Paralympic Tokyo được tổ chức từ tháng 7 đến tháng 9 dưới hình thức đặc biệt là "Về nguyên tắc không có khán giả". Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy số người muốn hủy hoặc hoãn sự kiện này do đại dịch vi-rút corona nhiều hơn số người mong sự kiện được tổ chức. Trong khi lập trường “kiên quyết tổ chức Thế vận hội” của Chính phủ Nhật Bản và Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) vấp phải nhiều chỉ trích, thì màn trình diễn của các vận động viên lại khiến mọi người xúc động nên người ta lại một lần nữa nhắc nhau về ý nghĩa của Thế vận hội. Tháng 9 Xúc tiến tiêm vắc-xin Cuối tháng 9, khi số người tiêm đủ 2 mũi vắc-xin COVID-19 tại Nhật Bản đạt tới khoảng 60%, số ca nhiễm giảm mạnh và tình trạng khẩn cấp cũng như các biện pháp phòng dịch trọng điểm đã được dỡ bỏ hoàn toàn sau khoảng nửa năm áp dụng. Tình trạng lây nhiễm trên thế giới không hạ nhiệt, người ta đang kì vọng vào việc cho ra đời các loại thuốc uống có hiệu quả tương đương với vắc-xin. Cuối tháng 9, khi số người tiêm đủ 2 mũi vắc-xin COVID-19 tại Nhật Bản đạt tới khoảng 60%, số ca nhiễm giảm mạnh và tình trạng khẩn cấp cũng như các biện pháp phòng dịch trọng điểm đã được dỡ bỏ hoàn toàn sau khoảng nửa năm áp dụng. Tình trạng lây nhiễm trên thế giới không hạ nhiệt, người ta đang kì vọng vào việc cho ra đời các loại thuốc uống có hiệu quả tương đương với vắc-xin. Tháng 10 Nhật Bản có thủ tướng mới Ngày 4/10, Nội các của Thủ tướng Suga Yoshihide từ chức. Thủ tướng Kishida Fumio, người được bầu lên sau cuộc bỏ phiếu chọn thủ tướng tại Quốc hội, đã cho ra mắt nội các mới. Ngày 14/10, Thủ tướng Kishida giải tán Hạ viện. Trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra ngày 31/10, đảng Dân chủ Tự do giành được đa số phiếu ổn định. Thủ tướng Kishida chủ trương khôi phục lại nền kinh tế bị thiệt hại bởi đại dịch COVID-19 và dồn lực vào việc xoá bỏ các chênh lệch. 〈Ảnh: Thủ tướng Kishida và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính〉 Ngày 4/10, Nội các của Thủ tướng Suga Yoshihide từ chức. Thủ tướng Kishida Fumio, người được bầu lên sau cuộc bỏ phiếu chọn thủ tướng tại Quốc hội, đã cho ra mắt nội các mới. Ngày 14/10, Thủ tướng Kishida giải tán Hạ viện. Trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra ngày 31/10, đảng Dân chủ Tự do giành được đa số phiếu ổn định. Thủ tướng Kishida chủ trương khôi phục lại nền kinh tế bị thiệt hại bởi đại dịch COVID-19 và dồn lực vào việc xoá bỏ các chênh lệch. 〈Ảnh: Thủ tướng Kishida và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính〉 Tháng 11 Ohtani Shohei giành 13 danh hiệu bao gồm cầu thủ xuất sắc nhất Cầu thủ Ohtani Shohei (27 tuổi) đang chơi cho đội Los Angeles Angels trong giải bóng chày Major League của Mỹ đã được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất (MVP). Với 46 cú home run và 9 chiến thắng, với khả năng đánh bóng - ném bóng song toàn, Ohtani có màn trình diễn lịch sử, giành được tổng cộng 13 danh hiệu, bao gồm cầu thủ xuất sắc nhất năm do tạp chí “Baseball America” bầu chọn và danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất năm do các cầu thủ thuộc Major League bình chọn... Cầu thủ Ohtani Shohei (27 tuổi) đang chơi cho đội Los Angeles Angels trong giải bóng chày Major League của Mỹ đã được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất (MVP). Với 46 cú home run và 9 chiến thắng, với khả năng đánh bóng - ném bóng song toàn, Ohtani có màn trình diễn lịch sử, giành được tổng cộng 13 danh hiệu, bao gồm cầu thủ xuất sắc nhất năm do tạp chí “Baseball America” bầu chọn và danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất năm do các cầu thủ thuộc Major League bình chọn... ※ Chức vụ và tuổi tính theo thời điểm đăng tin tức.
28/12/2021
Các phương tiện giao thông công cộng của Nhật Bản rất phát triển và được sử dụng để đi học, đi làm. Bài viết này sẽ giới thiệu về cách đi tàu điện – xe buýt – xe khách đường dài cũng như cách trả tiền vé, cách mua và sử dụng thẻ IC v.v. Thẻ IC dùng trong việc đi lại Cách mua và sử dụng thẻ IC|KOKORO Bạn có thẻ dùng thẻ IC để trả tiền tàu điện và xe buýt của rất nhiều công ty. ✔ Nếu nạp tiền vào thẻ IC, bạn sẽ Ibạn sẽ đỡ mất công mua vé tàu cho mỗi lần di chuyển. ✔ Bạn có thể mua thẻ IC ở các máy bán vé, phòng vé ở ga hoặc các nơi vận hành xe buýt. ✔ Cũng có trường hợp tiền vé sẽ rẻ hơn so với khi mua bằng tiền mặt. ■ Các loại thẻ IC phổ biến Hokkaido Kitaca(キタカ) Kanto Suica(スイカ)、PASMO(パスモ) Chubu TOICA(トイカ)、manaca(マナカ) Kinki ICOCA(イコカ)、PiTaPa(ピタパ) Kyushu SUGOCA(スゴカ) Fukuoka はやかけん(hayakaken)、nimoca(ニモカ) Nếu có 1 trong các loại thẻ này, bạn có thể sử dụng ở cả các khu vực khá nữa. Tuy nhiên, một số loại thẻ ở Tokyo (SUICA) và Osaka (ICOCA) không thể dùng để đi sang khu vực khác. ■ Thẻ ghi danh ✔ Thẻ có ghi tên người sử dụng. ✔ Cần đăng ký tên, số điện thoại, ngày sinh, giới tính v.v. ✔ Dù bị mất thẻ thì cũng có thể xin cấp lại. ■ Thẻ không ghi danh ✔ Thẻ không ghi tên người sử dụng. ✔ Nếu làm mất thẻ sẽ không được cấp lại. ■ Tiền đặt cọc ✔ Khi mua thẻ, bạn thường phải trả thêm một khoản tiền đặt cọc. ✔ Khoản tiền đặt cọc này sẽ được hoàn lại khi bạn trả lại thẻ IC. Đường sắt Đường sắt tại Nhật Bản rất phát triển, nó trở thành một phương tiện giao thông quen thuộc của người dân để đi học, đi làm. Cách đi tàu điện ① Dùng bản đồ đường tàu v.v. để xác nhận điểm đến. Có thể tra bằng ứng dụng trên điện thoại. ② Mua vé đến nơi muốn đến → Cho vé vào máy soát vé tự động hoặc áp thẻ IC lên máy soát vé. ③ Sau khi đến nơi, đi qua cửa soát vé rồi ra ngoài (cho vé vào máy soát vé tự động hoặc áp thẻ IC lên máy soát vé). ※ Số tiền trong thẻ IC được trừ tự động. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các ứng dụng điện thoại hữu ích trong cuộc sống (Phần công cụ tra cứu đường đi)|KOKORO Các loại vé tàu ① Vé đi tàu (loại vé thông thường) ② Vé định kì = Sử dụng để đi học, đi làm trong một phạm vi nhất định. Vé định kì sẽ rẻ hơn vé thông thường khá nhiều. ※ Thời gian sử dụng: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng v.v. ※ Có thể xuống ở bất kì ga nào trong phạm vi đăng ký mua vé. ■ Vé tốc hành đặc biệt v.v. Khi đi tàu tốc hành đặc biệt (bao gồm cả Shinkansen), ngoài vé đi tàu, bạn cần mua thêm vé tốc hành đặc biệt. Nếu muốn chọn chỗ ngồi thì mua “Shiteiseki tokkyuken” (指定席特急券), nếu ngồi tự do thì mua “Jiyuseki tokkyuken” (自由席特急券). Ngoài ghế chỉ định thông thường, còn có 1 loại cao cấp hơn là ghế “tàu xanh”, nếu muốn đi loại này thì cần mua “green seki tokkyuken” (グリーン席特急券) nhưng hầu như các bạn thực tập sinh, du học sinh không sử dụng loại này. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Sự khác nhau giữa tàu tốc hành đặc biệt (Tokkyu), tàu tốc hành (Kyuko) và tàu nhanh (Kaisoku)|KOKORO ■ Vé thanh xuân 18 Đây là vé tàu có thể đi thoải mái trong 1 ngày tất cả các loại tàu thường và tàu nhanh của JR (chỗ ngồi tự do), hệ thống phà của JR Nishi Nihon Miyajima v.v. ✔ Vé gồm 5 lần đi, mức giá 14.050 yên (2.835.000 VNĐ) = Giá vé 1 lần là 2.410 yên ※ 100 yên = 20.178 VNĐ (tỷ giá ngày 21/12/2021) ✔ Vé này không thể đi tàu tốc hành đặc biệt và tàu Shinkansen nhưng nếu không ngại tốn thời gian một chút thì có thể đi bất cứ đâu với mức giá rất rẻ. ✔ Tên của vé là “thanh xuân 18” nhưng bất kì ai cũng có thể sử dụng, không phân biệt độ tuổi. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách mua vé tàu giá rẻ|KOKORO Xe buýt Xe khách đường dài Nhật Bản có rất nhiều xe khách – xe buýt chạy đường dài. Ở Nhật cũng có rất nhiều xe khách chạy đêm nên bạn có thể di chuyển đi xa với mức giá tiết kiệm. ✔ Có thể đặt và mua vé trên Web hoặc ứng dụng trên điện thoại. ✔ Có thể mua vé tại các phòng vé (gần nơi xuất phát) hoặc đại lý bán vé. ✔ Giá vé của mỗi công ty khác nhau, có sự thay đổi theo ngày. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] So sánh giá vé xe khách ※ Khi mua vé trên Web, ngoài cách thanh toán là trả bằng thẻ tín dụng, bạn có thể đặt vé trước, sau đó trả tiền tại cửa hàng tiện lợi rồi nhận vé. Xe buýt thông thường ① Trường hợp đồng giá vé cho mọi điểm dừng ・ Khi xuống xe, cho tiền mặt vào hộp thu tiền hoặc áp thẻ IC vào máy tính tiền. Hộp thu tiền sẽ không trả lại tiền thừa nên hãy đổi tiền bằng máy đổi tiền ở bên cạnh hộp thu tiền. ② Trường hợp giá vé thay đổi tuỳ theo điểm dừng ・ Lấy phiếu ghi số ở máy tự động khi lên xe. Khi xuống xe, nhìn số tiền tương ứng với số trên phiếu đã lấy ở bảng tính tiền trên đầu xe buýt, cho cả tiền và phiếu ghi số vào hộp thu tiền. ・ Nếu dùng thẻ IC thì khi lên và khi xuống đều áp thẻ vào máy để tự động tính tiền. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trò chuyện cùng Sempai: Giao thông ở Nhật Bản|KOKORO
28/12/2021
Vé Thanh xuân 18 ・ Vé Thanh xuân 18 là gì ・ Cách sử dụng vé Thanh xuân 18 ・ Cách mua vé Thanh xuân 18 ・ Vé tàu mùa thu đi thỏa thích Vé Thanh xuân 18 “Vé Thanh xuân 18” là vé tàu đi thỏa thích các tuyến tàu thường và tàu nhanh (kaisoku) của hãng JR. Vé có giá trị 12.050 yên cho 5 lần sử dụng (1 ngày 2.410 yên). Đây là vé tàu tự do lên xuống, trong 1 ngày có thể đi đến bất cứ đâu, cứ như một giấc mơ vậy. Vé Thanh xuân 18 là gì? Vé Thanh xuân 18 là vé tàu mà bạn có thể lên xuống tự do trong một ngày, đi đến bất cứ đâu bạn muốn bằng tàu thường và tàu nhanh (kaisoku) (ghế ngồi tự do) của hãng JR trên toàn Nhật Bản và phà JR Nishi Nihon Miyajima Ferry. Tiền đi lại trong 1 ngày chỉ có 2.410 yên ! Mặc dù không thể đi tàu tốc hành (tokkyu) và tàu siêu tốc (shinkansen) nhưng nếu bỏ ra một chút thời gian thì với số tiền đó bạn có thể đi từ Tokyo đến Kyushu đấy! Thời gian sử dụng vé Thanh xuân 18 Thời gian bán vé và thời gian sử dụng vé Thanh xuân 18 hàng năm như bảng dưới đây. Đây là khoảng thời gian phù hợp với kì nghỉ hè của các trường ở Nhật, song nó cũng bao gồm cả khoảng thời gian nghỉ Obon, nghỉ đón năm mới nên không chỉ có lưu học sinh, thực tập sinh kỹ năng và kỹ sư cũng có thể sử dụng vé. Không chỉ có sinh viên, rất nhiều người đi làm ở Nhật cũng sử dụng vé này đấy. Vé có tên là “Thanh xuân 18” nhưng không giới hạn độ tuổi, ai cũng có thể sử dụng. Thời gian bán vé Thời gian sử dụng ① 20 tháng 2 ~ 31 tháng 3 1 tháng 3 ~ 10 tháng 4 ② 1 tháng 7 ~ 31 tháng 8 20 tháng 7 ~ 10 tháng 9 ③ 1 tháng 12 ~ 31 tháng 12 10 tháng 12 ~ 10 tháng 1 Cách sử dụng vé Thanh xuân 18 Điểm quan trọng của vé Thanh xuân 18 ✔︎ Sử dụng thỏa thích các tàu thường và tàu nhanh (kaisoku) của hãng JR trên toàn Nhật Bản. Có thể lên xuống tàu bao nhiêu lần cũng được. ✔︎ Dù có mua vé tốc hành (特急券) thì cũng không được sử dụng tàu nhanh (kyuko), tàu tốc hành (tokkyu) và tàu siêu tốc (shinkansen). ✔︎ 1 vé tàu tương đương với 5 lần sử dụng = 12.050 yên (người lớn và trẻ em cùng một mức giá) ✔︎ Không giới hạn độ tuổi Cách sử dụng vé Thanh xuân 18 ✔︎ Bạn sẽ được đóng dấu ngày tháng sử dụng lên vé tại cửa soát vé đầu tiên bạn vào. ✔︎ Nếu ga bạn vào không có nhân viên nhà ga, bạn sẽ được thêm ngày đi trên tàu. ✔︎ Khi lên tàu và xuống tàu, bạn sẽ đi qua cửa soát vé có nhân viên nhà ga. Sau khi được đóng dấu ngày sử dụng, bạn chỉ cần đưa cho nhân viên nhà ga xem vé là có thể đi qua. Vé này không sử dụng được ở cửa soát vé tự động. ✔︎ Trên vé có 5 ô để đóng dấu ngày sử dụng, sau khi có 5 dấu, vé sẽ hết hiệu lực. Trong thời gian được sử dụng, bạn có thể chọn ngày tùy theo ý thích. ✔︎ Nếu bạn không sử dụng hết 5 lần, bạn có thể bán lại vé cho người khác. ✔︎ Vé không thể sử dụng trong mùa tiếp theo. Đi thỏa thích trong 1 ngày Trước khi lên tàu lần đầu, bạn sẽ được đóng dấu ngày sử dụng tại cửa soát vé có nhân viên nhà ga. Sau đó, trong ngày hôm đó bạn có thể lên tàu và xuống tàu thỏa thích, đi đến bất kì đâu trong 24 giờ. Với những tàu hoạt động sang cả ngày hôm sau, sau khi quá 12 giờ đêm, vé có hiệu lực đến ga đầu tiên bạn xuống. Ngoài ra, ở những khu vực đặc biệt của Tokyo, Osaka, bạn có thể sử dụng cho tới chuyến tàu cuối cùng. Có thể sử dụng 1 tấm vé cho cả nhóm Hai người trở lên có thể đi cùng nhau chỉ với 1 chiếc vé tàu. Ví dụ, nếu bạn đi du lịch cùng 2 bạn khác, 3 bạn sẽ cùng nhau đến cửa soát vé ở ga đầu tiên, sau đó nhân viên nhà ga sẽ đóng 3 dấu lên vé. Như vậy thì 3 lần trong 5 lần sử dụng vé được dùng trong 1 ngày. Sau đó, bạn có thể đi tàu thỏa thích trong 1 ngày, nhưng khi lên tàu hay xuống tàu thì cả 3 bạn phải đi cùng nhau. Cách mua vé Thanh xuân 18 ① “Cửa Midori” của JR Bạn có thể mua vé tại “Cửa Midori” tại các ga lớn của hãng JR. Bạn chỉ cần nói “Seishun kippu” hoặc “jyuhachi kippu” là nhân viên sẽ hiểu nên những bạn không có tự tin về tiếng Nhật thì cũng dễ dàng mua được vé. ② Máy bán vé của hãng JR Tại máy bán vé tự động màu xanh lá cây, nếu bạn bấm vào mục “おトクなきっぷの購入” (mua vé tiết kiệm) thì màn hình sẽ hiện ra một số lựa chọn. Trong số đó, nếu bạn bấm chọn “青春18きっぷ” và cho tiền vào thì cũng mua được vé đấy! ③ Cửa hàng kinken (金券ショップ) Những vé mới hoặc đã sử dụng nhưng chưa hết cũng được bán tại cửa hàng kinken. Giá cả ở đây cũng khác nhau, ví dụ vé tàu còn 2 lần sử dụng không có giá “2.410 yên x 2 = 4.820 yên” mà có giá cao hơn. Nếu bạn có vé Thanh xuân 18 nhưng nhưng không sử dụng hết 5 lần thì có thể bán lại cho cửa hàng kinken. Tuy nhiên, nếu thời gian sử dụng vé còn lại không dài thì giá thu mua cũng sẽ thấp đi. ④ Trang bán đấu giá (オークションサイト) Vé cũng được bán trên các trang bán đấu giá, đây cũng là cách bạn có thể mua được rẻ nhất. Tuy nhiên, cũng có một chút rủi ro vì không biết người bán có gửi hàng tới trước ngày mình cần hay không. Vé tàu mùa thu đi thỏa thích “Vé tàu mùa thu đi thỏa thích” là vé tàu có thể đi thoải thích tàu thường và tàu nhanh (kaisoku) của tuyến JR trên toàn Nhật Bản trong 3 ngày. Tuy nhiên, vé này cũng giống như vé Thanh xuân 18, dù có mua vé tốc hành thì cũng không thể đi tàu tốc hành (tokkyu). Nói cách khác, đây là “vé Thanh xuân 18 của mùa thu”. Thời gian sử dụng vé trong năm 2020 là từ ngày 3 ~ ngày 25 tháng 10, dài hơn thường lệ (vé năm 2021 vẫn chưa công bố thời gian). Mức giá vé trong năm 2020 là người lớn: 7.850 yên, trẻ em 3.920 yên. Bạn có thể mua vé tại các “Cửa Midori” ở các ga lớn và các máy bán vé tự động. Từ năm 2020, vé có thể đi qua cửa soát vé tự động. Điểm khác biệt với vé Thanh xuân 18 như sau: ✔︎ Vé chỉ được sử dụng trong 3 ngày ✔︎ 1 vé không thể sử dụng cho nhiều người ✔︎ Có giá vé dành cho trẻ em
12/04/2021
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài