Category | Tin mới nhất
Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...
7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
02/05/2024Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
13/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Trải nghiệm bị lạc đường ở các ga lớn hoặc đi nhầm tàu, tới nhầm địa điểm chắc hẳn là một trong những kỉ niệm khó quên đối với nhiều bạn mới chuyển lên Tokyo (và vùng phụ cận) để học tập, sinh sống. Tokyo có hệ thống tàu điện rất phức tạp, nhiều tuyến chạy đan xen, mỗi tuyến lại có nhiều loại tàu nhanh chậm khác nhau nên để chọn được chuyến tàu nhanh hoặc chuyến tàu không mất thêm phụ phí cũng khiến nhiều bạn bối rối. Do đó, trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu với các bạn điểm khác nhau của các loại tàu từ tàu tốc hành đặc biệt, tàu tốc hành, tàu nhanh…và loại tàu nào mất thêm phụ phí, loại nào không mất để các bạn có thể dễ dàng sử dụng tàu điện ở Tokyo nhé. 1. Điểm khác biệt của các loại tàu thuộc công ty đường sắt JR Tàu tuyến Yamanote (tàu thường) Trước tiên, cả công ty JR và các công ty đường sắt tư nhân đều có 02 loại tàu chính, đó là tàu nhanh và tàu chậm (hay tàu thường). Các loại tàu tốc hành đặc biệt(特急Tokkyu), tàu tốc hành(急行 Kyuko), tàu nhanh(快速 Kaisoku), tàu nhanh chạy giờ cao điểm(通勤快速Tsukin Kaisoku, tàu chỉ chạy vào giờ cao điểm buổi sáng và tối), tàu khá nhanh(準急, Junkyu, loại tàu dừng ít ga hơn tàu thường nhưng dừng nhiều ga hơn các loại tàu nhanh khác)được phân loại vào nhóm tàu nhanh. Còn lại tàu thường(普通 Futsu, dừng tất cả các ga)được gọi chung là tàu chậm. Nếu xếp các loại tàu của JR theo tốc độ giảm dần thì đầu tiên sẽ là tàu tốc hành đặc biệt>tàu tốc hành>tàu nhanh – tàu nhanh giờ cao điểm> tàu thường. Trong đó tàu tốc hành đặc biệt và tàu tốc hành là những loại tàu phải trả thêm phụ phí. Tàu tốc hành đặc biệt và tàu tốc hành của công ty đường sắt JR Tàu tốc hành đặc biệt và tàu tốc hành đều là loại tàu nhanh, nhưng tàu tốc hành đặc biệt có tốc độ chạy nhanh hơn cả. Loại tàu này chỉ dừng ở các ga lớn, nội thất bên trong tàu cũng tiện nghi, cao cấp hơn so với các loại tàu khác. Bởi vậy mà ngoài chi phí vận chuyển thông thường bạn sẽ phải trả thêm phụ phí để sử dụng loại tàu này. Loại phí này chênh lệch ít nhiều tùy thuộc vào bạn sử dụng dịch vụ đặt ghế trước hay không. Shinkansen cũng được xếp vào một loại tàu tốc hành đặc biệt. Giống như tàu tốc hành đặc biệt, tàu tốc hành cũng chỉ dừng ở một số ga lớn và bạn sẽ phải trả thêm phí khi sử dụng. Tuy nhiên số lượng ga dừng của tàu này nhiều hơn tàu tốc hành đặc biệt nên tốc độ của nó cũng chậm hơn đôi chút. Một số loại tàu tốc hành của công ty đường sắt JR có tên riêng. Ví dụ: Tàu tốc hành đặc biệt của công ty đường sắt JR ・ Tàu Azusa, Kaiji: Chạy trên tuyến Chuo. Dừng ở các ga như Shiojiri, Kofu, Hachioji, Shinjuku・ Tàu Hitachi, Tokiwa: Chạy trên tuyến Joban. Dừng ở các ga như Mito, Iwaki, Sendai・ Tàu Narita Express: Kết nối trung tâm Tokyo với sân bay Narita・ Tàu Odoriko, Shonan: Kết nối Tokyo với khu vực Ito Tàu tốc hành đặc biệt Azusa (Shinjuku – Matsumoto) Trải nghiệm của mình Mình và một vài người bạn có đến thăm thành Matsumoto – một trong những địa danh nổi tiếng của tỉnh Nagano. Bọn mình xuất phát lúc 8h sáng từ ga Shinjuku, di chuyển bằng tàu tốc hành đặc biệt Tokkyu Azusa. Ban đầu tra giờ tàu mình thấy mất 2 giờ 30 phút nhưng do có bạn đi cùng ngồi trên tàu lại thoải mái nên tám chuyện một lúc là đã tới Matsumoto. Giá vé là 6,620 yên cho một lượt, trong đó 4,070 yên là tiền phí vận chuyển và 2,550 yên là tiền phụ phí khi sử dụng tàu tốc hành đặc biệt. Nếu bạn chọn đi tàu nhanh (không phải tàu tốc hành đặc biệt) và đổi tàu một vài lần thì chỉ mất 4,070 yên cho một lượt, hoặc nếu bạn sử dụng vé Thanh xuân 28 (Seishun 18 kippu) vào một số thời điểm trong năm thì còn rẻ hơn nữa nhưng sẽ mất khá nhiều thời gian cho việc di chuyển. Cụ thể là có thể mất khoảng 4 giờ 30 phút cho quãng đường từ Shinjuku tới Matsumoto, do vậy mình quyết định trả thêm 2,550 yên để đi chuyến Tokkyu Azusa và mình nghĩ đây là một sự lựa chọn đúng đắn bởi tàu chạy nhanh và rất thoải mái. Tàu nhanh và tàu thường Trong các loại tàu của công ty đường sắt JR, xếp thứ 3 về tốc độ sau tàu tốc hành đặc biệt và tàu tốc hành là tàu nhanh (bao gồm tàu Tokubetsu kaisoku 特別快速 và tàu Kaisoku 快速). Hai tàu này đều không mất thêm phụ phí khi di chuyển, so với tàu thường thì dừng ít ga hơn nên thời gian di chuyển trên cùng một quãng đường sẽ ngắn hơn. Ngoài ra còn có tàu nhanh chạy giờ cao điểm (通勤快速, Tsukin Kaisoku), tàu này còn dừng ít ga hơn cả tàu nhanh bình thường. Cuối cùng là tàu thường (普通 Futsu ), loại tàu dừng ở tất cả các ga trên tuyến. Tàu nhanh tuyến Chuo 2. Một số loại tàu nhanh, tàu thường có thu phụ phí (ngoại lệ) Toa xe Green trên tàu thường Các loại tàu nhanh, tàu thường thuộc công ty đường sắt JR đa phần không thu thêm phụ phí. Tuy nhiên có một vài trường hợp ngoại lệ, đó chính là các toa xe Green trên một số đoàn tàu nhanh, tàu thường của công ty này. Các toa xe này thường nằm ở vị trí giữa đoàn tàu, có thiết kế khác với các toa xe còn lại do toa xe Green sẽ có 2 tầng ghế ngồi. Trong phạm vi vận hành của công ty đường sắt JR Đông Nhật Bản thì một số tuyến sau đây có dịch vụ toa xe Green: tuyến Tokaido(東海道線), tuyến Yokosuka – Sobu(横須賀線・総武線快速), tuyến Ueno – Tokyo Line(上野東京ライン)hay tuyến Joban(常磐線), tuyến Shonan Shinjuku(湘南新宿線), tuyến Takasaki(高崎線), tuyến Utsunomiya(宇都宮線). Nếu bạn lên những toa xe này bạn cần mua thêm vé toa Green, tức là bạn sẽ phải trả thêm phụ phí. Máy bán vé toa xe Green 3. Tàu của các công ty đường sắt tư nhân Khác với công ty đường sắt JR, mỗi công ty đường sắt tư nhân ở Nhật lại có quy định riêng về tốc độ chạy cũng như số ga dừng của các loại tàu tốc hành đặc biệt(特急 Tokkyu), tàu nhanh(快速 Kaisoku, 快速急行Kaisoku Kyuko), tàu tốc hành(急行Kyuko), tàu khá nhanh(準急Junkyu) và tàu thường(普通Futsu). Đa phần tàu tốc hành đặc biệt sẽ thu thêm phụ phí, còn lại thì đều không phải trả thêm bất kì phí nào. Bảng 1: Các loại tàu thuộc hệ thống đường sắt tư nhân ở vùng thủ đô Tên tuyến Khu vực Tốc độ (giảm dần) Công ty đường sắt Tobu Tuyến Isesaki Asakusa – Tobu dobutsukoen Kaisoku>Kukan kaisoku>Kukan kyuko>Kukan junkyu>Futsu Tuyến Tojo Ikebukur –Ogawamachi Kaisoku>Kyuko>Tsukin kyuko>Junkyu>Futsu Công ty đường sắt Seibu Tuyến Ikebukuro Ikebukuro – Hanno Tokkyu (Chichibu)>Kaisoku kyuko>Kyuko>Tsukin kyuko>Kaisoku>Junkyu>Futsu Tuyến Shinjuku Seibushinjuku – Honkawagoe Tokkyu (Koedo)>Kyuko>Tsukin kyuko>Junkyu>Futsu Công ty đường sắt Keio Tuyến Keio Shinjuku – Hachioji Tokkyu(không phụ phí)>Juntokkyu>Kyuko>Kukan Kyuko>Kaisoku>Futsu Công ty đường sắt Keisei Tuyến Keiseihonsen Keisei Ueno – Sân bay Narita Kaisoku Tokkyu>Tokkyu>Kaisoku>Futsu Công ty đường sắt Tokyu Tuyến Toyoko Shibuya – Yokohama Tokkyu(không phụ phí)>Tsukin Tokkyu>Kyuko>Futsu Công ty đường sắt Keikyu Tuyến Honsen Senkakuji – Uraga Kaitoku>Tokkyu(không phụ phí)>Futsu Công ty đường sắt Odakyu Tuyến Odakyu Shinjuku – Sagamiono Tokkyu (Romancecar)>Kaisoku kyuko>Kyuko>Junkyu>Kukan junkyu>Futsu Tàu tốc hành đặc biệt có thu phụ phí và không thu phụ phí Khác với công ty JR, mỗi công ty đường sắt tư nhân có chính sách thu phụ phí riêng khi hành khách sử dụng tàu tốc hành đặc biệt. Ví dụ, các chuyến tàu tốc hành đặc biệt của công ty đường sắt Seibu (Tokkyu Chichibu, Tokkyu Koedo) hay công ty đường sắt Odakyu (Tokkyu Romancecar) là những loại tàu bạn phải trả thêm phụ phí khi sử dụng. Trong khi đó cũng có những chuyến tàu tốc hành đặc biệt không cần trả thêm phụ phí với những toa xe có thiết kế, trang thiết bị không có nhiều thay đổi so với các chuyến tàu thông thường. Tàu tốc hành đặc biệt của công ty đường sắt Seibu ( Tokkyu Chichibu) Trải nghiệm của mình Khi mình mới sang Nhật, mình có đi gặp một người bạn ở ga Keio Hachioji. Khi đó, mấy anh khóa trên trong trường có nói với mình rằng nếu chú đi Tokkyu là chú phải trả thêm tiền, mình lại sợ tốn kém nên mình đã chọn tàu nhanh Kaisoku để đi, và mình đã mất 1 giờ 15 phút để di chuyển từ Shinjuku tới Keio Hachioji. Sau khi gặp bạn mình, bạn mình có nói rằng tuyến Keio này Tokkyu không mất phí đâu, cứ lên thoải mái. Do vậy khi trở về mình đã chọn tàu Tokkyu để đi, và quả nhiên chỉ mất 43 phút so với ban đầu, vô cùng nhanh chóng và tiện lợi. Ngược lại, nếu bạn sử dụng tàu Tokkyu Chichibu đi từ ga Ikebukuro (tuyến Seibu) tới Chichibu, ngoài tiền phí vận chuyển là 790 yên bạn sẽ phải trả thêm 710 yên tiền phụ phí, thời gian di chuyển là 1 giờ 17 phút. Trong trường hợp bạn không sử dụng tàu Tokkyu mà đi tàu nhanh bình thường thì bạn chỉ mất 790 yên và 1 giờ 47 phút di chuyển. Tàu Tokkyu có ưu điểm là di chuyển nhanh, thoải mái nhưng chắc nhiều bạn học sinh, thực tập sinh sẽ vẫn chọn đi tàu thường trong trường hợp này bởi lẽ thời gian di chuyển chỉ chênh nhau 30 phút. Tàu tốc hành đặc biệt tuyến Keio (Không thu phụ phí) 4. Tổng kết Trong bài viết này mình đã giới thiệu tới các bạn khái quát về các loại tàu chính, các trường hợp có hoặc không thu phụ phí trên các tuyến ở khu vực Tokyo và phụ cận cũng như những trải nghiệm của bản thân mình. Khu vực Tokyo và phụ cận có dân cư đông đúc nên số lượng tàu cũng nhiều hơn hẳn các vùng khác, do vậy những bạn đã quen sống ở khu vực này có thể sẽ cảm thấy rất thuận tiện khi di chuyển. Tuy nhiên với những bạn mới tới hoặc với khách du lịch nước ngoài thì việc di chuyển bằng hệ thống tàu điện ở khu vực này quả thật là một thách thức lớn đối với họ. Có nhiều cách để biết được thời gian di chuyển, số tiền phải trả cũng như các ga dừng đỗ của tàu, bản thân mình thường ứng dụng Google Map tra trước các thông tin nói trên để chủ động hơn trong mỗi chuyến đi. Ngoài ra ở trong sân ga cũng có các bảng hướng dẫn về giờ tàu, số lượng ga dừng đỗ của từng loại tàu trên toàn tuyến, các bạn có thể tham khảo trước khi lên tàu. Trong trường hợp bạn không thể dùng ứng dụng để tra trước xem chuyến tàu này có mất thêm phụ phí hay không, bạn có thể dùng cách này của mình để phân biệt. Đó là dựa vào thiết kế cũng như trang thiết bị của chuyến tàu đó. Nếu bạn thấy chuyến tàu này có vẻ đẹp hơn, hiện đại hơn các chuyến tàu thường thì đa phần đó là những chuyến tàu tốc hành đặc biệt. Nếu bạn lên những chuyến tàu đó có thể bạn sẽ phải trả thêm phụ phí. Hãy lưu ý điểm này nếu không muốn bị trả thêm một khoản phí không đáng có nhé!
25/06/2021
Phương tiện giao thông công cộng phổ biến nhất tại Nhật Bản là tàu điện, việc sử dụng thẻ Suica sẽ giúp TTS, Du học sinh Việt thanh toán vé tàu dễ dàng và tiết kiệm hơn rất nhiều. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn làm và sử dụng thẻ Suica khi đi tàu ở Nhật. 1. Thẻ Suica là gì? a. Suica là một thẻ IC (thẻ thanh toán) của Japan East JR giúp bạn có thể thanh toán và mua vé tàu dễ dàng mà không cần đứng xếp hàng. Để sử dụng thẻ Suica bạn cần phải nạp tiền vào tài khoản trước, đặc biệt ngoài việc thanh toán vé tàu điện, thẻ suica còn có thể thanh toán được vé xe buýt hay mua sắm ở một số nhà hàng, cửa hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động và nhiều dịch vụ khác. Có nhiều địa điểm du lịch còn áp dụng chế độ ưu đãi giảm giá khi sử dụng thẻ Suica. b. Các loại thẻ Suica phổ biến tại Nhật Bản Suica Teikiken: Đây chính là vé tháng và được các bạn du học sinh Việt lựa chọn nhiều nhất giúp bạn tiết kiệm chi phí đi lại trong 1 tháng. Khi sử dụng Suica Teikiken bạn sẽ được giảm một phần tiền (50% hoặc 70% tùy trường hợp). Để có thể đăng kí Suica Teikiken, du học sinh Việt cần xin giấy xác nhận của trường để đăng ký thẻ (cái này khá giống khi làm vé tháng xe buýt tại Việt Nam) My Suica: là loại Suica có thông tin cá nhân của bạn. Với My Suica, bạn sẽ đăng ký thông tin về tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, v.v tại thời điểm phát hành thẻ. Với loại thể này nếu bạn mất thẻ, JR sẽ căn cứ vào thông tin đăng ký của bạn để cấp lại thẻ mới cho bạn. Lưu ý là thẻ MySuica cần bạn cung cấp số điện thoại tại Nhật, vì vậy bạn cần đăng kí số điện thoại trước Suica bình thường Thẻ này có giá trị như thẻ My Suica. Tuy nhiên, nếu mất bạn sẽ không được cấp lại, và thẻ này không dùng cho trẻ em. Ngoài ra, cũng có thẻ Mobile Suica, theo đó bạn sẽ dùng điện thoại thông minh có tích hợp Suica để quẹt mà không cần thẻ 2. Mua thẻ Suica mất bao nhiêu tiền? Chi phí làm thẻ Suica thường mất 2000 yên trong đó 500 yên là tiền phát hành thẻ và 1500 yên sẽ được chuyển vào thẻ để sử dụng. Ngoài ra bạn cũng có nhiều những lựa chọn khác như hình dưới. Lưu ý khi nạp tiền thẻ suica: Nếu bạn nạp thẻ tại máy bán vé tự động tại ga trước khi vào cổng soát vé thì bạn có thể nạp tiền từ mức 500 yên. Tuy nhiên nếu nếu nạp tiền tại các máy nạp tiền gần cổng ra, ở phía trong cổng soát vé trong ga, hay nạp tiền tại các cửa hàng tiện lợi thì chỉ có thể nạp theo đơn vị 1000 yên trở lên. 3. Hướng dẫn mua thẻ Suica ở Nhật Bản Mua thẻ Suica khá dễ. Bạn có thể mua ở các ga tàu điện bằng cách điền vào form yêu cầu mua Suica rồi chuyển cho nhân viên kiểm soát ở ga đó để đóng tiền mua, hoặc là mua bằng máy bán vé tự động. Dưới đây là clip hướng dẫn các bạn mua thẻ Suica bằng máy bán vé tự động https://www.youtube.com/watch?v=BW-iVmKmOyE&feature=youtu.be ① Như vậy là hoàn thành đăng ký làm thẻ để nạp tiền vào thẻ bạn sẽ bạn đưa thẻ vào khe thẻ ② Chọn số tiền cần nạp ③ Đưa tiền vào khe nhét tiền giấy hoặc thả tiền xu vào ô bên cạnh Vậy là đã hoàn tất, máy sẽ trả lại thẻ và tiền thừa (nếu có) ở phía bên dưới. 4. Hướng dẫn sử dụng thẻ Suica khi đi tàu tại Nhật Bản Để sử dụng thẻ Suica, bạn chỉ cần chạm thẻ vào bảng điện tử trên cửa soát vé, hoặc tại quầy thanh toán các cửa hàng là có thể sử dụng. Trên đây là một số hướng dẫn làm và sử dụng thẻ Suica khi đi tàu dành cho TTS, du học sinh Việt khi sinh sống tại Nhật Bản. Các bạn nếu đã từng đi Nhật Bản và sử dụng phương tiện công cộng này thì hãy đóng góp ý kiến cho chúng tôi được biết nhé. Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ.
30/01/2020
Người nước ngoài khi mới sang Nhật Bản thường không biết cách làm thế nào để đi tới nơi mình muốn hoặc sử dụng phương tiện giao thông nào là phù hợp nhất. Thậm chí, ngay cả những hoạt động thường nhật như đi học hay mua sắm cũng chẳng dễ dàng chứ đừng nói đến chuyện đi tham quan các địa danh nổi tiếng hoặc đến các cửa hàng bán nguyên liệu nấu ăn món Việt Nam v.v… Tuy nhiên, nếu biết cách dùng các ứng dụng điện thoại miễn phí có tính năng tra cứu đường đi cũng như chọn phương tiện phù hợp nhất thì bạn hoàn toàn có thể dễ dàng đi đến nơi mình muốn. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu các ứng dụng tra cứu đường đi trên điện thoại mà các sempai người Việt sử dụng phổ biến nhất. 〈Các ứng dụng giới thiệu trong bài〉 ・Google Maps ・Yahoo Norikae Annai (ヤフー乗換案内) ・Norikae Annai (乗換案内) ・Japan Transit Planner 1. Google Maps Thao tác cơ bản trên ứng dụng ➊ Khi mở ứng dụng, bản đồ khu vực bạn đang đứng sẽ lập tức hiện ra (※ Trong phần cài đặt chung của điện thoại, cần chỉnh cài đặt sang chế độ cho phép Google Maps truy cập thông tin vị trí). Tại đây, bạn có thể nhập địa điểm muốn đến vào cửa sổ tìm kiếm để tra cứu đường đi. ➋ Bản đồ khu vực bạn đang đứng (※ Có thể tuỳ chỉnh trên ứng dụng để bản đồ hiện ra dạng ảnh chụp vệ tinh hay dạng bản đồ thường.) ※ ➊ Bản đồ khu vực bạn đang đứng (※ Có thể tuỳ chỉnh trên ứng dụng để bản đồ hiện ra dạng ảnh chụp vệ tinh hay dạng bản đồ thường.) ; ➋ Bản đồ khu vực điểm đến ➌ Khi bấm vào nút “Đường đi", các lựa chọn cách đi khác nhau tới điểm cần đến sẽ hiện ra. Sau đó, nếu bạn bấm vào biểu tượng tàu điện thì sẽ biết được các thông tin như ga xuất phát, ga chuyển tuyến, số tiền và thời gian di chuyển. ➍ Thông thường, khi chọn tra cứu cách đi bằng tàu điện thì nhiều lựa chọn khác nhau về thời gian và tuyến đường sẽ hiện ra. Bạn chỉ cần bấm chọn một trong số các cách đi là thông tin chi tiết về tuyến đường đó sẽ xuất hiện. ※ ➌ Các gợi ý đường đi tới điểm muốn đến ; ➍ Thông tin chi tiết về tuyến đường đã chọn Trên màn hình nêu chi tiết tuyến đường, ngoài các thông tin như tuyến tàu, ga xuất phát, thời gian xuất phát, ga chuyển tuyến, giờ đến nơi v.v… bạn còn biết được mình cần phải đi tới đường ray số bao nhiêu trong ga nữa. Ngoài ra còn có cả thông tin cho biết là nếu bạn lên toa tàu số bao nhiêu thì sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức khi chuyển tuyến. ƯU ĐIỂM ・Được sử dụng trên toàn thế giới, người Việt cũng dùng nhiều. ・Cách tra cứu phong phú → Tra cứu bằng địa chỉ → Tra cứu bằng địa danh → Chọn địa điểm ngay trên bản đồ → Tra cứu bằng tên nhà ga ・Không cần phải biết trước nhà ga hay bến xe buýt gần nhất. ・Có thể tra cứu cả bằng chữ Latinh. Chỉ cần nhập thông tin là các gợi ý địa điểm thích hợp với thông tin tìm kiếm sẽ hiện ra. Hoàn toàn không biết tiếng Nhật cũng có thể tra cứu được. ・Có thể tra cứu nhiều phương tiện giao thông khác nhau (ô tô, tàu điện, xe buýt, đi bộ v.v…) Sau khi chọn phương tiện đi lại xong, ta biết được luôn cả thời gian cũng như chi phí dự kiến để đi bằng phương tiện đó. ・Tính năng tra cứu tích hợp chung với bản đồ, hiển thị được cả bản đồ từ điểm đầu đến điểm cuối. Trường hợp cần sử dụng nhiều phương tiện giao thông khác nhau thì thông tin liên quan đến chuyển phương tiện cũng hiển thị đầy đủ. NHƯỢC ĐIỂM ・Thỉnh thoảng cũng có trường hợp giờ tàu xe không chính xác. ・Có thể lựa chọn cách đi theo các tiêu chuẩn như ưu tiên cách đi rẻ, nhàn hoặc tránh phải đi bộ nhiều v.v.. nhưng không tuỳ chỉnh chi tiết được cách tra cứu (ví dụ như không sử dụng tàu cao tốc, shinkansen v.v…) 2. Yahoo Norikae Annai (ヤフー乗換案内) Thao tác cơ bản trên ứng dụng ➊ Khi mở ứng dụng lên, màn hình tra cứu chính sẽ hiện ra. ➊ Màn hình tra cứu chính ➋・Sau khi nhập ga đi và ga đến rồi bấm nút「検索」(tra cứu), sẽ hiển thị tuyến đường đi. ・Trường hợp muốn tra cứu bằng bản đồ hay địa điểm hiện tại thì bấm vào nút 「駅・バス停・スポット」(Ga tàu, điểm dừng xe buýt, địa điểm). ・Từ màn hình này có thể tuỳ chỉnh thời gian xuất phát hoặc thời gian đến nơi v.v… Ngoài ra, trường hợp không muốn đi bằng tàu cao tốc hoặc shinkansen thì bấm vào nút 「交通指定あり」(Chọn phương tiện đi lại) để tuỳ chỉnh. ➋ Màn hình tra cứu theo các ga tàu ở gần điểm hiện tại và tra cứu bằng bản đồ ➌ Sau khi đã chọn xong điểm đi và điểm đến thì các tuyến đường đi sẽ được hiển thị. ➌ Màn hình lựa chọn các tuyến đường ➍ Trên màn hình hiển thị các tuyến đường, có thể chọn sắp xếp các cách đi theo thứ tự ưu tiên về thời gian tới điểm cần đến, nhanh trước chậm sau (早)(Nhanh), ưu tiên cách đi có số lần chuyển tuyến ít (楽)(Nhàn) hoặc ưu tiên cách đi có giá rẻ (安)(Rẻ). Sau khi chọn tuyến đường mà bạn thích thì màn hình chi tiết về tuyến đường đó sẽ hiện ra. ➍ Màn hình chi tiết tuyến đường ƯU ĐIỂM ・Có thể dễ dàng lựa chọn tuyến đường theo các tiêu chuẩn “Nhanh”, “Nhàn”, “Rẻ”. ・Có thể tuỳ chỉnh tìm đường đi không sử dụng tàu cao tốc hoặc shinkansen. Tính năng này rất hữu ích đối với các bạn du học sinh hay thực tập sinh muốn tiết kiệm chi phí. ・Có thông tin hướng dẫn lên toa tàu nào để chuyển tàu được nhanh chóng và đỡ mất công sức. ・Đây là ứng dụng chuyên để tra cứu phương tiện giao thông công cộng nên có thể dễ dàng tra cứu giờ tàu và giờ xe buýt. ・Trong ứng dụng cũng có cả thông tin tai nạn hay dừng tàu cũng như hướng dẫn cách đi vòng tránh khu vực tàu đang không vận hành. NHƯỢC ĐIỂM ・Giao diện và thông tin nhập vào chỉ có tiếng Nhật. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để học tiếng Nhật. ・Tính năng tra cứu theo địa danh hoặc bản đồ không tiện dụng như Google Maps. 3. Norikae Annai (乗換案内) Thao tác cơ bản trên ứng dụng ➊ Sau khi mở ứng dụng, màn hình tra cứu đường đi sẽ hiện ra. ➊ Màn hình tra cứu đường đi ➋ Trên màn hình này, có thể nhập thông tin điểm đi và điểm đến. Có thể lựa chọn luôn thời gian xuất phát hoặc thời gian đến nơi trên màn hình. Ngoài ra, có thể bấm vào nút 「地図」(Bản đồ) để mở màn hình tra cứu bằng bản đồ. ➋ Màn hình tra cứu bằng bản đồ ➌・Có thể tra cứu ga tàu và điểm dừng xe buýt trên màn hình này. ・Sau khi chọn xong điểm đi và điểm đến, màn hình các tuyến đường sẽ hiện ra. ➌ Màn hình liệt kê các tuyến đường và màn hình thông tin chi tiết tuyến đường (thao tác tương tự như ứng dụng Yahoo Norikae Annai) ƯU ĐIỂM ・Thao tác tương tự như ứng dụng Yahoo Norikae Annai, tuy nhiên, trong ứng dụng Norikae Annai này, bạn có thể tra cứu đường đi cả bằng địa danh. Ngoài ra, ga tàu hoặc bến xe buýt gần điểm đi và điểm đến sẽ tự động hiện ra. ・Cũng giống như Google Maps, bạn có thể tìm đường đi bằng cách chọn trên bản đồ. ・Có thể lựa chọn hiển thị các tuyến đường theo thứ tự ưu tiên “Nhanh", “Nhàn", “Rẻ". ・Có thông tin hướng dẫn lên toa tàu nào để chuyển tuyến cho nhanh và đỡ mất công sức. ・Có thể tuỳ chỉnh tra cứu đường không sử dụng tàu cao tốc hay shinkansen. Tính năng này rất hữu ích đối với du học sinh và thực tập sinh muốn tiết kiệm chi phí. ・Đây là ứng dụng chuyên để tra cứu phương tiện giao thông công cộng nên có thể dễ dàng tra cứu giờ tàu và giờ xe buýt. ・Trong ứng dụng cũng có cả thông tin tai nạn hay dừng tàu cũng như hướng dẫn cách đi vòng tránh khu vực tàu đang không vận hành. NHƯỢC ĐIỂM ・Giao diện và thông tin nhập vào chỉ có tiếng Nhật. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để học tiếng Nhật. 4. Japan Transit Planner Thao tác cơ bản trên ứng dụng ➊ Khi mở ứng dụng lên, màn hình tra cứu sẽ hiện ra. ➊ Màn hình tra cứu ➋ Có thể nhập điểm đi và điểm đến trên màn hình này. Việc tuỳ chỉnh thời gian đi và đến cũng thực hiện luôn tại đây. Khi đã chọn xong điểm đi và điểm đến, bấm vào nút “Tìm kiếm" thì màn hình thông tin tuyến đường sẽ hiện ra. ➋ Màn hình tuyến đường Trên màn hình này có thể biết được thông tin chi tiết của tuyến đường (bao gồm thời gian, chi phí, thông tin chuyển tuyến v.v…) Ngoài ra, trên màn hình này cũng có thể chọn các tuyến đường khác nhau. ƯU ĐIỂM ・Có giao diện 12 thứ tiếng, bao gồm cả tiếng Việt. ・Tính năng cơ bản cũng tương tự như các ứng dụng tra cứu đường đi khác. Có thể tra cứu bằng địa danh, ga tàu và điểm dừng xe buýt gần điểm đi và điểm đến cũng tự động hiện ra. ・Các tuyến đường cũng được xếp theo các tiêu chuẩn “Nhanh", “Nhàn", “Rẻ". ・Có thể tuỳ chỉnh tìm đường không sử dụng tàu cao tốc hoặc shinkansen v.v.. Tính năng này rất hữu ích đối với du học sinh hay thực tập sinh muốn tiết kiệm chi phí. ・Đây là ứng dụng chuyên để tra cứu phương tiện giao thông công cộng nên có thể dễ dàng tra cứu giờ tàu và giờ xe buýt. ・Có cả thông tin gợi ý về các điểm tham quan, du lịch nổi tiếng. NHƯỢC ĐIỂM ・Không tra cứu được bằng bản đồ. ・Không biết được lên toa tàu nào thì chuyển tuyến sẽ nhanh và đỡ tốn công sức hơn. ・Không hiển thị thông tin tai nạn, dừng tàu hay thông tin đường vòng tránh khi tàu không vận hành. Các phương tiện giao thông công cộng ở Nhật Bản rất phát triển và tiện lợi. Nếu biết cách khéo léo lựa chọn phương tiện giao thông công cộng thì cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Các bạn hãy dùng thử các ứng dụng trên và chọn ra ứng dụng phù hợp nhất với mình nhé!
24/02/2021
Bài viết do Cơ quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản (JNTO) cùng KOKORO thực hiện Đây là chuyến đi chơi trong ngày từ Tokyo đến Koto – Kamakura (thành phố Kamakura tỉnh Kanagawa). Nơi đây nổi tiếng với tượng Đại Phật Kamakura và có rất nhiều đền chùa mang đậm chất Nhật Bản. Dù không thể đi đến Kyoto xa xôi, bạn vẫn có thể cảm nhận trọn vẹn nét văn hoá lâu đời của Nhật Bản, thưởng thức hoa của bốn mùa và ngắm cảnh biển tại Kamakura. 〈このページの内容〉 Xuất phát từ ga Kita Kamakura “Engakuji” – ngôi chùa được bao quanh bởi thiên nhiên “Tokeiji” – ngôi chùa cắt duyên cũ “Jochiji” – ngôi chùa rêu phong tuyệt đẹp Tsurugaoka Hachimangu và dãy phố Komachi Sang khu công viên Genjiyama “Sasuke Inari jinja” - ngôi đền với những chiếc cổng Tori đỏ nối tiếp nhau “Zeniarai Benzaiten” – nơi rửa tiền Công viên Genjiyama và cung đường đi bộ Tenku no Cafe Kamakura Daibutsu (Kotokuin) “Hasedera” – ngôi chùa ngắm cảnh biển tuyệt đẹp Beau Temps (Botan) Tổng kết Xuất phát từ ga Kita Kamakura Ga JR Kita Kamakura Vào một ngày nắng đẹp của tháng 10, mình đã bắt đầu chuyến đi chơi từ ga JR Kita Kamakura. Bốn khu vực mình ghé qua là “khu Kita Kamakura”, “khu quanh ga Kamakura”, “khu công viên Genjiyama”, “khu Hase”. Mình đi từ ga JR Shinjuku đến ga Kita Kamakura mất khoảng 80 phút (không phải trả thêm tiền tàu tốc hành (tokkyu). Ga JR Shinjuku → Ga Kita Kamakura (Google map) Bảng hướng dẫn tham quan trước ga và dòng người nối đuôi nhau đi về phía chùa Engaku Ở Khu vực Kita Kamakura, mình đã ghé thăm ba ngôi chùa, đó là “Enkakuji” (円覚寺), “Tokeiji” (東慶寺), “Jochiji” (浄智寺). Ba ngôi chùa này đều chỉ cách ga vài phút đi bộ. “Engakuji” – ngôi chùa được bao quanh bởi thiên nhiên Cách ga 50 mét là ngôi chùa mang tên Engaku. Đây là một ngôi chùa lớn dưới chân núi. Bước vào khuôn viên bên trong, mình được chiếc cổng Yamamon tráng lệ chào đón. Đây là cánh cổng xuất hiện trong tiểu thuyết có tên là “Mon” (cổng) của nhà văn nổi tiếng Natsume Soseki. Ngôi chùa này nổi tiếng với hoa anh đào vào mùa xuân, hoa cẩm tú cầu vào tháng 6 và lá đỏ vào tháng 11. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Engakuji (Bài viết của JNTO) Engakuji Địa chỉ 409 Yama no uchi, thành phố Kamakura Thời gian mở cửa Tháng 3 ~ tháng 11 8:00~16:30, tháng 12 ~ tháng 2 8:00~16:00 Giá vé Người lớn 500 yên, học sinh TH-THCS 200 yên Ngày nghỉ Không nghỉ ※100 yên = 19,880 đồng (Thời điểm 12/11/2021) “Tokeiji” – ngôi chùa cắt duyên cũ “Tokeiji” còn được biết đến với một tên khác là “Enkiriji” (縁切り寺 chùa cắt duyên). Cái tên này xuất phát từ một chế độ xưa. Trước đây, những người phụ nữ không thể ly hôn tại Nhật nếu đến chùa tu hành 2,3 năm sẽ có thể ly hôn. Ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1285 và đã thực hiện sứ mệnh là một “chùa cắt duyên” khoảng 600 năm liên tiếp. Hiện nay, ngôi chùa là nơi để ta cắt đứt các mối quan hệ và tình cảm trong quá khứ, đón chào những quan hệ tốt đẹp trong tương lai. Một "ngôi chùa tuyệt đẹp và dễ thương", nơi mà “chất Nhật Bản” có mặt ở khắp mọi nơi trong khuôn viên. Ngôi chùa này cũng được gọi là “Hana no ji” (chùa của hoa), bạn có thể ngắm hoa ở mọi nơi trong khuôn viên. Nơi đây có rất nhiều cây mơ nên mình rất muốn quay lại đây vào mùa xuân sớm để ngắm hoa mơ nở. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tokeiji (Bài viết của JNTO) Tokeiji Địa chỉ 1367 Yama no uchi, thành phố Kamakura Thời gian mở cửa 24 giờ Giá vé Miễn phí Ngày nghỉ Không nghỉ “Jochiji” – ngôi chùa rêu phong tuyệt đẹp Đi bộ từ Tokeiji đến Jochiji (浄智寺) mất khoảng 5 phút. Đây là một ngôi chùa có phong cảnh hữu tình, nơi đây đã được chọn làm bối cảnh cho rất nhiều bộ phim. Những tán cây xanh rồi cả chiếc cầu đá, những bậc thang đá đều rất đẹp, mình có cảm giác như đang ở trong thế giới của các bộ phim vậy. Trong chiếc ao bên dưới cầu đá, bạn sẽ nhìn thấy những mảng rêu nước lấp lánh ánh xanh khi được mặt trời chiếu vào. Bên trong khuôn viên chùa có rặng tre, ngôi nhà mái tranh để ở ẩn, v.v. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Jochiji (Bài viết của JNTO) Jochiji Địa chỉ 1402 Yama no uchi, thành phố Kamakura Thời gian mở cửa 9:00~16:30 Giá vé Người lớn 200 yên, học sinh TH và trẻ nhỏ 100 yên Ngày nghỉ Không nghỉ Tsurugaoka Hachimangu và dãy phố Komachi Ga Kamakura Chúng ta sẽ di chuyển sang “khu quanh ga Kamakura” nhé. Mình đã đi từ ga JR Kita Kamakura đến ga Kamakura (có thể đi bằng xe buýt). Trước ga Kamakura (phía đông) có một vòng xuyến dành cho xe buýt. Bạn sẽ nhìn thấy chiếc cổng Tori màu đỏ nhỏ nhỏ ở góc bên trái của vòng xuyến ấy. Bên đối diện của cổng Tori có “dãy phố Komachi” với rất nhiều hàng quán san sát nhau. Mình vừa đi vừa ăn và hướng về phía Tsurugaoka Hachimangu. Khu quanh ga Kamakura (Google map) Mình đã đi theo lộ trình như sau ❶ Dãy phố Komachi → ❷ Tsurugaoka Hachimangu → ❸ con đường vào đền với hai hàng cây hoa anh đào → ❹ Toà thị chính thành phố Kamakura. Ga Kamakura cách Tsurugaoka Hachimangu khoảng 750 mét. Mình đã tới Tsurugaoka Hachimangu. Phía trên của những bậc thang này là chính điện. Vào dịp Tết, từ ngày mùng 1 đến vài hôm sau đó, những bậc thang này chật kín người đi lễ chùa đầu năm. Sau khi leo hết những bậc thang và ngoái lại phía sau, bạn có thể nhìn thấy cả con đường vào đền và thành phố Kamakura. Vào tháng 4 ở đây có sự kiện lớn mang tên “Kamakura matsuri” (lễ hội Kamakura) kéo dài 8 ngày. Khi quay lại ga Kamakura, mình đã đi dọc con đường nối thẳng từ cổng chính của đền. Hai bên đường là những hàng cây hoa anh đào thẳng tắp. Chắc chắn là vào tháng 4 hoa anh đào ở đây rất đẹp. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tsurugaoka Hachiman (Bài viết của JNTO) Tsurugaoka Hachimangu Địa chỉ 2-1-31 Yuki no shita, thành phố Kamakura Thời gian mở cửa Tháng 4 ~ tháng 9 5:00~21:00, tháng 10 ~ tháng 3 6:00~21:00 Giá vé Miễn phí Ngày nghỉ Không nghỉ Sang khu công viên Genjiyama Mình quay lại ga Kamakura rồi đi hết lối đi bên mép phải của nhà ga để ra ở phía đối diện (phía tây). Từ đó, mình đi qua toà thị chính thành phố Kamakura để đến công viên Genjiyama. Bốn điểm đến tiếp theo của mình là: ✔︎ Đền Sasuke Inari (佐助稲荷) ✔︎ Zeniarai Benzaiten (銭洗弁財天) ✔︎ Công viên Genjiyama (源氏山) ✔︎ Cung đường đi bộ đến tượng Đại Phật (大仏ハイキングコース) Mình đã đi theo biển chỉ dẫn. Điểm đến đầu tiên của mình là “đền Sasuke Inari”, ngôi đền này không có trong bảng chỉ dẫn nhưng nó khá gần với “Zeniarai Benzaiten” (銭洗弁財天) – biển chỉ dẫn thứ 3 từ dưới lên, thế nên mình đã đi theo hướng đó. Trên đường đi cũng có nhiều biển chỉ dẫn khác nữa. “Sasuke Inari jinja” - ngôi đền với những chiếc cổng Tori đỏ nối tiếp nhau Nằm sâu bên trong khu dân cư yên tĩnh là ngôi đền Sasuke Inari. Trên con đường vào đền có 49 chiếc cổng Tori màu đỏ. Ở Kyoto có ngôi đền Fushimi Inari nổi tiếng với những chiếc cổng Tori đỏ nối tiếp nhau như thế này, nhưng đền Sasuke Inari cũng là một điểm tuyệt vời để chụp những bức ảnh tuyệt đẹp với cổng Tori! Bên trong đền có rất nhiều con cáo trắng làm bằng gốm được đặt ở khắp mọi nơi. “Đền Inari” có ở khắp Nhật Bản nhưng tại đây những con cáo được coi là người hầu của thần linh. Con cáo này có một bộ mặt dữ tợn. ※Từ công viên Genjiyama có một cung đường đi bộ tới Kotokuin (Đại Phật), trước đây đền Sasuke Inari cũng nối với cung đường này nhưng hiện nay đoạn đường đó đang bị lấp đầy đất và cát. Vào thời điểm tháng 10 năm 2021, vẫn chưa có thông báo gì về việc mở lại đoạn đường này. Đền Sasuke Inari Địa chỉ 2-22-12 Sasuke, thành phố Kamakura Thời gian mở cửa 24 giờ Giá vé Miễn phí Ngày nghỉ Không nghỉ “Zeniarai Benzaiten” – nơi rửa tiền Đền Sasuke Inari cách Zeniarai Benzaiten khoảng 600 mét. Mình đã đi qua một đường hầm nhỏ để đến chính điện. Đi hết đường hầm, bạn sẽ thấy chính điện nằm bên tay phải, phía sâu bên trong còn có một hang động. Mình đã cho tiền vào một cái rổ tre và rửa bằng nước suối ở bên trong động. Bạn có thể mượn cả rổ tre và gầu múc nước. Mình nghe nói là nếu rửa tiền bằng nước này, giữ tâm hồn trong sạch và làm điều đúng đắn, vận may trong kinh doanh và tài lộc sẽ đến với bạn. Ngoài ra, bạn nên dùng hết tiền đã rửa. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Zeniarai Benzaiten (Bài viết của JNTO) Zeniarai Benzaiten đền Ugafuku Địa chỉ 2-25-16 Sasuke, thành phố Kamakura Thời gian mở cửa 8:00~16:30 Giá vé Miễn phí Ngày nghỉ Không nghỉ Công viên Genjiyama và cung đường đi bộ Mình quay lại lối vào Zeniarai Benzaiten rồi rẽ sang trái, leo dốc khoảng 100 mét thì nhìn thấy tấm biển này. Biển trên cùng ghi là “Công viên Genjiyama” nhưng ở đây không có khu vực nào đặc biệt, toàn bộ khu quanh đây đều được gọi là “công viên Genjiyama”. Biển dưới cùng có ghi “Cung đường đi bộ tới tượng Đại Phật” và hướng về phía Kotokuin (高徳院) (khoảng 2.2 km). Trước khi đi bộ tới Kotokuin, mình đã đi bộ khoảng 200 mét ngược hướng với cung đường để đến gặp Minamoto no Yoritomo (源頼朝). ❶ Lối vào đền Sasuke Inari ❷ Zeniarai Benzaiten ❸ Nơi có biển chỉ dẫn ở ảnh phía trên ❹ Tượng Minamoto no Yoritomo ❺ Cung đường đi bộ tới tượng Đại Phật ❻ Điểm cuối của cung đường đi bộ Minamoto no Yoritomo là một võ sĩ – người đã thành lập chính phủ ở Kamakura vào năm 1192. Gia tộc Gen được gọi là "Genji", và "Genjiyama" là một ngọn núi liên quan đến gia tộc Genji. Sau khi thấy được bức tượng, mình quay lại nơi có biển chỉ dẫn và bắt đầu hành trình đi bộ đường dài. Trên cung đường này cũng có rất nhiều biển chỉ dẫn, mình đã đi về hướng “Kotokuin” (高徳院). Và cũng có điểm nhìn thấy cảnh biển rất đẹp đấy! Cung đường đi bộ này là một cung đường leo núi theo đúng nghĩa của nó. Nếu bạn không muốn đi đường này, hãy quay lại hướng Zeniarai Benzaiten nhé. Bạn có thể đi đường bình thường đến Kotokuin. Tenku no Cafe Ở điểm gần cuối của cung đường, mình đã nhìn thấy một tấm biển như trong ảnh. Đi chênh chếch theo hướng tấm biển này, bạn sẽ thấy… một quán cà phê tuyệt đẹp! Đây là “Kamakura Cafe terrace Itsuki Garden”, một quán cà phê ngoài trời tuyệt đẹp được làm bằng gạch đỏ. Quán cũng có những tên gọi khác như “Tenku Cafe” hay "Kamakura no Rapyuta” được đặt theo tên bộ phim hoạt hình “Castle in the Sky”. Cafe Terrace Itsuki Garden Địa chỉ 917 Tokiwa, thành phố Kamakura Điện thoại 0467-31-4869 Thời gian mở cửa Ngày thường 10:00~15:30, cuối tuần và ngày lễ 10:00~16:00 Từ quán cà phê đi bộ thêm một chút là kết thúc cung đường đi bộ. Từ đây tới Kotokuin mất khoảng 10 phút. Kamakura Daibutsu (Kotokuin) Cuối cùng mình cũng đã tới “khu Hase”. Tượng Đại Phật ở Kotokuin là một điểm nổi bật khi tham quan ở Kamakura. Đây là lần thứ ba mình gặp Đại Phật, nhưng lần nào đến mình cũng bị ấn tượng! Có một lối vào từ phía sau Đại Phật, nhưng vì dịch COVID-19 nên hôm đó mình không được vào. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kamakura Daibutsu (Bài viết của JNTO) Kotokuin Địa chỉ 4-2-28 Hase, thành phố Kamakura Thời gian mở cửa Tháng 4 ~ tháng 9 8:00~17:30, tháng 10 ~ tháng 3 8:00~17:00 Giá vé 300 yên, học sinh tiểu học 150 yên Ngày nghỉ Không nghỉ “Hasedera” – ngôi chùa ngắm cảnh biển tuyệt đẹp ❶Kotokuin ❷ Hasedera ❸ Botan ❹ Ga Hase Mình đã đi về phía “Hasedera” (長谷寺) cách Kotokuin khoảng 600 mét. Đây là điểm tham quan cuối cùng trong ngày hôm nay. Ngôi chùa trên sườn núi mang tên “Hasedera” có rất nhiều cây, vào mùa thu nơi đây được thắp đèn sáng để ngắm lá đỏ. Ngoài ra, ngôi chùa này cũng nổi tiếng với khoảng 2.500 bông hoa cẩm tú cầu nở vào tháng 6. Từ khu vực ngoài trời bên trong khuôn viên chùa, mình có thể ngắm thành phố Kamakura và cảnh biển. Mình vừa ngắm cảnh hoàng hôn trên bán đảo vừa nhìn ra biển và kết thúc chuyến đi tham quan hôm nay ở đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hasedera (Bài viết của JNTO) Hasedera Địa chỉ 3-11-2 Hase, thành phố Kamakura Thời gian mở cửa Tháng 3 ~ tháng 9 8:00~17:00, tháng 10 ~ tháng 2 8:00~16:30 Giá vé Người lớn 400 yên, học sinh tiểu học 200 yên Ngày nghỉ Không nghỉ Beau Temps (Botan) Mình ăn tối trong một nhà hàng kiểu Pháp ở gần ga Hase mang tên “Botan”. Tên quán trong tiếng Pháp có nghĩa là “thời gian tuyệt vời”. Mình đã chọn suất ăn 3.500 yên (khoảng 700.000 đồng) bao gồm cả súp và các món thịt (không bao gồm đồ uống) và ăn rất no. Đúng như những người đến đây đã đánh giá, đồ ăn rất ngon! Beau Temps (Botan) Địa chỉ 1-14-26 Hase, thành phố Kamakura Điện thoại 0467-40-6172 Thời gian mở cửa 12:00~15:00(LO14:00)、18:00~23:00(LO22:00) Ngày nghỉ Không cố định Tổng kết Mình sẽ tổng kết lại những điểm tham quan mình đã đi nhé. ✔︎ Khu Kita Kamakura = Engakuji, Tokeiji (Enkiriji), Jochiji ✔︎ Khu quanh ga Kamakura = dãy phố Komachi, Tsurugaoka Hachimangu, con đường vào đền với hai hàng cây hoa anh đào ✔︎ Khu công viên Genjiyama = Sasuke Inari jinja, Zeniarai Benzaiten, công viên Genjiyama ✔︎ Khu Hase = Kotokuin (Đại Phật), Hasedera Theo mình thì những bạn không tự tin vào sức mạnh đôi chân có thể bỏ qua Tsurugaoka Hachimangu và công viên Genjiyama. Mình đã có một ngày với biết bao điều tuyệt vời, được ngắm những ngôi đền, ngôi chùa tuyệt đẹp và được hoà mình vào thiên nhiên. Mình sẽ trở lại Kamakura! ※Bài viết này được thực hiện với sự hợp tác của JNTO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin du lịch của toàn khu Kamakura Người viết bài Nguyễn Thu Huyền Huyền sinh năm 1995, quê ở Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp Khoa tiếng Nhật của Đại học Hà Nội, cô ấy đã du học ở Nhật trong một năm rưỡi. Từ năm 2018, Huyền làm việc trong một trường Nhật ngữ ở Tokyo. Huyền thường lấy ngày nghỉ phép để đi du lịch khắp Nhật Bản, đây là lần thứ 3 cô ấy đến Kamakura.
19/11/2021
Ngày nay, các ứng dụng trên điện thoại thông minh đã trở thành bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, người nước ngoài vừa chân ướt chân ráo đến Nhật Bản chắc chắn sẽ như lạc vào mê hồn trận của vô số ứng dụng điện thoại và không biết nên tải và cài đặt ứng dụng nào. Vì vậy, ban biên tập KOKORO sẽ đăng tải loạt bài giới thiệu các ứng dụng miễn phí rất hữu ích trong cuộc sống, công việc cũng như học tập. Bài viết lần này là các ứng dụng có thể giúp ích cho các bạn khi giao tiếp với người Nhật. Các ứng dụng được giới thiệu trong bài này: 1. Google Translate (Google dịch) 2. Từ điển Mazii 3. Mạng giao tiếp LINE 1. Google Translate (Google dịch) 2. Từ điển Mazii 3. Mạng giao tiếp LINE Google Translate (trên App Store và Google Play tiếng Việt, app này được gọi là Google Dịch) Trước tiên, chúng tôi xin giới thiệu ứng dụng dịch có tên gọi Google Translate (tiếng Việt là Google Dịch). Đối với những người vừa mới sang Nhật hầu như chưa nói được tiếng Nhật và cả những người đã biết một chút tiếng Nhật nhưng chưa nghe thạo thì ứng dụng này sẽ giúp ích được ở mức độ nhất định. 【Cách sử dụng cơ bản】 1 Cài đặt tiếng Việt và tiếng Nhật, rồi bấm vào phần “Cuộc trò chuyện” 2 Đối với bản thân: Bạn bấm chọn phần “tiếng Việt” rồi nói bằng tiếng Việt vào micro của điện thoại di động, lời bạn nói sẽ được dịch ra tiếng Nhật rồi hiển thị trên màn hình và phát cả thành tiếng nữa. 3 Đối với người nói chuyện với bạn: Bạn bấm chọn “tiếng Nhật” rồi đưa điện thoại cho người đó, nhờ người đó nói bằng tiếng Nhật vào micro của điện thoại. Làm như vậy, lời người đó nói sẽ được hiển thị trên màn hình bằng tiếng Việt và phát cả thành tiếng. 1 Cài đặt tiếng Việt và tiếng Nhật, rồi bấm vào phần “Cuộc trò chuyện” 2 Đối với bản thân: Bạn bấm chọn phần “tiếng Việt” rồi nói bằng tiếng Việt vào micro của điện thoại di động, lời bạn nói sẽ được dịch ra tiếng Nhật rồi hiển thị trên màn hình và phát cả thành tiếng nữa. 3 Đối với người nói chuyện với bạn: Bạn bấm chọn “tiếng Nhật” rồi đưa điện thoại cho người đó, nhờ người đó nói bằng tiếng Nhật vào micro của điện thoại. Làm như vậy, lời người đó nói sẽ được hiển thị trên màn hình bằng tiếng Việt và phát cả thành tiếng. 4 Nếu thấy phần mềm không dịch đúng, bạn có thể thử các cách như “nói rõ ràng hơn”, hoặc “nói lại bằng từ ngữ khác (dùng từ càng đơn giản càng tốt)” và thử đi thử lại nhiều lần xem sao nhé. ※ Đối với các cuộc trò chuyện đơn giản thì ứng dụng này là khá đủ rồi! 【Tính năng dịch từ hình ảnh camera】 Tính năng “dịch từ hình ảnh camera” rất tiện dụng nhưng lại không được nhiều người biết tới. Đây là tính năng tự động dịch các chữ viết chụp bằng camera của điện thoại, các chữ viết trên màn hình được dịch hết chỉ trong nháy mắt. Tính năng này rất hữu ích khi bạn đi ra đường và gặp bảng hiệu hoặc các biển báo nhắc nhở chú ý mà không đọc được. Ví dụ như khi bạn không đọc được tên toà nhà (hoặc biển hiệu chẳng hạn), chỉ cần dùng ứng dụng này chụp ảnh và dịch ra thì sẽ biết ngay được tên toà nhà đó. 1 Bấm vào hình máy ảnh 2 Màn hình chụp ảnh sẽ hiện ra, bạn hướng điện thoại về phía các chữ cần dịch rồi ấn nút chụp ảnh. 3 Các chữ tiếng Nhật trong ảnh sẽ được chuyển thành tiếng Việt 1 Bấm vào hình máy ảnh 2 Màn hình chụp ảnh sẽ hiện ra, bạn hướng điện thoại về phía các chữ cần dịch rồi ấn nút chụp ảnh. 3 Các chữ tiếng Nhật trong ảnh sẽ được chuyển thành tiếng Việt Từ điển Mazii Đây là ứng dụng từ điển・dịch thuật・thông tin được rất nhiều du học sinh người Việt yêu thích. Ngoài số lượng từ vựng phong phú, khi bạn tra một chữ kanji thì ứng dụng này không chỉ giới thiệu từ vựng, thành ngữ, câu ví dụ có chứa chữ kanji đó và các từ đồng nghĩa, mà còn hiển thị cả thứ tự nét viết dưới dạng hình động. Hơn nữa, bạn có thể tìm các bản tin hình hoặc chương trình (ví dụ như trên YouTube) có liên quan đến từ ngữ đó. Ứng dụng này có sẵn nhiều tính năng khiến bạn cảm thấy “muốn học tiếng Nhật thêm nữa”. Một điểm đặc biệt của ứng dụng này là có thể dùng trong việc luyện thi Năng lực tiếng Nhật (JLPT). Các từ vựng được phân chia theo trình độ N1 ~ N5, ngoài việc tra kanji và từ vựng, bạn còn có thể dễ dàng học từ vựng thông qua các câu hỏi dạng đố vui. Ứng dụng này có menu rất phong phú. Ngoài tính năng từ điển, bạn còn có thể truy cập sang mạng xã hội và các trang tin tức ngay trong ứng dụng. Ngoài việc tra cứu ý nghĩa của chữ kanji, ứng dụng còn giúp bạn nắm được cả thứ tự nét viết một cách dễ hiểu. [Cách tra cứu bằng Mazii] Để tra cứu từ ngữ bằng Mazii, bạn có thể lựa chọn nhập dữ liệu cần dịch bằng cách thu âm thanh qua micro điện thoại, chụp ảnh chữ cần dịch bằng camera điện thoại hoặc gõ kí tự bằng bàn phím trong ứng dụng tương tự như Google Translate hoặc yêu cầu Mazii dịch kanji bằng cách viết trực tiếp vào màn hình. Các tính năng khác của Mazii: Tính năng dịch qua hình chụp từ camera. Bạn có thể chọn riêng chữ cần dịch trong ảnh đã chụp. Bạn còn có thể làm các bài kiểm tra từ vựng nữa! (hình minh hoạ là một bài kiểm tra trình độ JLPT N4). Bạn có thể đọc bản tin tiếng Nhật đơn giản có cả chữ kí âm furigana. Tính năng học từ vựng tương ứng với từng trình độ. (Hình ảnh giao diện trên máy vi tính) Tính năng dịch kanji bằng cách viết thẳng vào màn hình. Sau khi bạn bấm vào biểu tượng bảng viết tay và viết chữ lên màn hình, Mazii sẽ hiển thị một loạt các chữ kanji gợi ý để bạn chọn. Thậm chí bạn không cần phải viết quá đẹp hoặc đúng hoàn toàn thì Mazii vẫn có thể “đoán” và đưa ra được từ gợi ý. Đây là tính năng dịch nhanh rất hữu ích do không phải thao tác chụp ảnh và chọn chữ trên camera. Tính năng dịch qua hình chụp từ camera. Bạn có thể chọn riêng chữ cần dịch trong ảnh đã chụp. Bạn còn có thể làm các bài kiểm tra từ vựng nữa! (hình minh hoạ là một bài kiểm tra trình độ JLPT N4). Bạn có thể đọc bản tin tiếng Nhật đơn giản có cả chữ kí âm furigana. Tính năng học từ vựng tương ứng với từng trình độ. (Hình ảnh giao diện trên máy vi tính) Tính năng dịch kanji bằng cách viết thẳng vào màn hình. Sau khi bạn bấm vào biểu tượng bảng viết tay và viết chữ lên màn hình, Mazii sẽ hiển thị một loạt các chữ kanji gợi ý để bạn chọn. Thậm chí bạn không cần phải viết quá đẹp hoặc đúng hoàn toàn thì Mazii vẫn có thể “đoán” và đưa ra được từ gợi ý. Đây là tính năng dịch nhanh rất hữu ích do không phải thao tác chụp ảnh và chọn chữ trên camera. Mạng giao tiếp LINE Đây là ứng dụng dùng để liên lạc mà hiện nay người Nhật nào cũng biết, tuy nhiên nhiều người nước ngoài vẫn không biết sự tiện dụng của ứng dụng này. Xét về tính năng thì ứng dụng này cũng không có khác biệt gì nhiều so với các ứng dụng liên lạc khác, tuy nhiên, thế mạnh lớn nhất của ứng dụng này là được nhiều người Nhật sử dụng hơn cả. Bạn có thể coi đây là cơ hội để làm bạn với nhiều người Nhật hơn. Do mức độ phổ cập của LINE nên dịch vụ thanh toán tiền điện tử LINE Pay cũng rất phổ biến. Ngoài ra, bạn còn có thể nhận được các coupon giảm giá của riêng LINE và tiết kiệm được tiền khi mua sắm. Màn hình giao diện trò chuyện qua LINE (hình minh hoạ) LINEPay Kết luận Các bạn thấy những chia sẻ ở trên thế nào ạ? Hãy tích cực sử dụng các ứng dụng miễn phí này vào cuộc sống bận rộn hằng ngày để có được những trải nghiệm đầy đủ nhất tại Nhật Bản nhé!
15/01/2021
Bài viết do Cơ Quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản (JNTO) cùng KOKORO đồng hành thực hiện. Trong khi còn ở Nhật, có lẽ hầu hết mọi người sẽ muốn đi chơi thật nhiều nơi. Nếu bạn muốn cảm nhận lịch sử Nhật Bản một cách chân thực nhất, và thắc mắc liệu có nơi nào có thể đi về trong ngày nếu khởi hành từ Tokyo. Thì đây, mình sẽ giới thiệu cho bạn một địa điểm: “Tiểu Edo - Kawagoe”, một nơi chắc chắn sẽ khiến bạn rất tò mò. Kawagoe (tỉnh Saitama) là thị trấn vốn rất phát triển vào thời đại Edo. Hiện nay, nơi này vẫn còn vài ngôi nhà ngói cổ bằng gốm. Thế nên, Kawagoe còn được ví như là “Tiểu Edo” – một trong những địa điểm được du khách trong và ngoài nước yêu mến. Hôm nay, mình sẽ vào vai một cô gái Nhật, khoác lên mình chiếc áo Yukata (trang phục Kimono mỏng mặc vào mùa hè) để cảm nhận sâu sắc hơn về nét đẹp cổ kính của thị trấn này. Nội dung của bài viết gồm có: • Cảnh quan phố cổ (bản đồ ❶) • Thuê Yukata • Kawagoe - Hội An của Nhật Bản • “Rửa tiền” ở Đền Kumano (bản đồ ❷) • Trải nghiệm “nặn kẹo” thủy tinh • Khám phá cửa hàng gốm sứ cổ kính Touho Yamawa (bản đồ ❸) • Đền Hikawa - Kawagoe (Chuông gió se duyên) • Thưởng thức mì soba trong ngôi nhà cổ dân gian • Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho (bản đồ ❹) • Tháp chuông “Toki no Kane” - biểu tượng ở Kawagoe (bản đồ ❺) Cảnh quan phố cổ Cảnh quan phố cổ Vào thời đại Edo ( 1603 – 1868 ), rất nhiều thương nhân đã xây dựng nhà kho chứa hàng hóa (kura) tại thị trấn Kawagoe. Cho đến ngày nay, còn rất nhiều công trình kiến trúc cổ có từ thời Edo vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Để cảm nhận rõ cảnh quan của một “Edo thu nhỏ”, bạn không thể bỏ qua phố mua sắm Ichibangai - Shotengai (biệt danh: Kura-zukuri no Machinami), tháp chuông Toki no Kane (biểu tượng của Kawagoe) và những địa điểm nổi bật xung quanh khác. Link: Bản đồ dạo phố Tiểu Edo - Kawagoe (từ Hiệp Hội Du Lịch Koedo - Kawagoe) Thuê Yukata Cửa hàng cho thuê trang phục Kimono Yukata – một trong những trang phục truyền thống đơn giản nhất của Nhật Bản mà cô gái Việt nào cũng muốn trải nghiệm thử một lần trong đời. Có rất nhiều cửa hàng cho thuê Kimono ở ngay trung tâm Kawagoe, các nàng sẽ rất dễ dàng tìm cho mình cửa hàng thích hợp. Thế nhưng sẽ rất khó khăn để tìm ra cho mình một bộ ưng ý, bởi có rất nhiều mẫu đẹp được trưng bày và các cô gái sẽ phải phân vân rất lâu để lựa chọn. Giá thuê rất hợp lý, trung bình dưới 3000 yên cho một bộ, bao gồm cả dịch vụ làm tóc và giữ đồ. Các cô gái chỉ cần đến tay không, sau đó tìm cho mình một bộ Yukata xinh xắn dạo phố. * Giá tiền nêu trong bài viết này đã bao gồm thuế. * Tỉ giá: 100 yên = 21,925 VND (theo tỉ giá ngày 24/8/2020) Kawagoe – Hội An của Nhật Bản Nếu hỏi “Kawagoe là thị trấn như thế nào?” Mình sẽ trả lời đó là “Hội An của Nhật Bản”. Những ngôi nhà hai tầng có mái ngói được làm bằng gốm như phố cổ Hội An, khiến những người con xa quê có cảm giác vô cùng thân thuộc khi đặt chân đến đây. À, hình như Hội An ngày xưa cũng được những thương nhân người Nhật xây dựng nên, vì thế mà phong cách kiến trúc trông cũng giống nhau chăng? “Rửa tiền” ở Đền Kumano Bạn rất dễ dàng tìm thấy Đền Kumano khi đi bộ từ ga vào trung tâm thị trấn. Địa chỉ: 17-1 Renjakucho, Kawagoe, Saitama Đền Kumano – Kawagoe Nếu ghé thăm Đền Kumano, có một việc bạn chắc chắn không được quên, đó là… “rửa tiền”. Trong một số trường hợp tiền bị ướt như ngấm nước mưa chẳng hạn, có lẽ chẳng ai muốn tiền của mình bị ướt phải không nào? Nhưng có một điều kỳ lạ là nếu “rửa tiền” ở ngôi đền này, nghe nói vận may sẽ phất lên đó. Vậy bạn có muốn thử không? Lời ước sẽ mau thành hiện thực nếu bạn sử dụng tiền sau khi rửa một cách ý nghĩa. Trải nghiệm “nặn kẹo” thủy tinh Sau khi viếng đền cầu an xong, tinh thần thoải mái hơn hẳn! Mình tiếp tục dạo phố thôi. Aoi Tori – Con Chim Xanh? Ủa? Trải nghiệm làm thủy tinh? “Xin mời, bạn có thể trải nghiệm “nặn kẹo" thủy tinh ngay từ bây giờ” Có vẻ thú vị nhỉ? Mình vào thử xem như thế nào... Mình đã chọn dịch vụ nặn kẹo thủy tinh với giá 1,650 yên. Đeo kính và tạp dề bảo hộ xong, mình bắt tay vào thực hành cùng với chuyên gia. Đầu tiên mình làm nóng thủy tinh bằng cách hơ trên đèn cho đến khi đầu thanh thủy tinh chảy ra như “viên kẹo” dẻo. Tiếp theo, mình quấn “viên kẹo” này lên thanh sắt và quay tròn đều tay, sau đó đính lần lượt thêm 3 thanh thủy tinh (khác màu) đã được làm chảy lên trên “viên kẹo”, tạo hoa văn theo ý thích. Cuối cùng, để nguội “viên kẹo” trong vòng 1 tiếng. Tác phẩm thủy tinh đầu tay, mình đã dùng làm trâm cài tóc. Link: Aoi Tori Địa chỉ: 5−4 -2F, Saiwaicho, Kawagoe, Saitama Khám phá cửa hàng gốm sứ cổ kính Touho Yamawa Sau khi nặn xong viên kẹo thuỷ tinh, cảm giác thật là phấn khích. Mình tiếp tục dạo phố thôi… “Touho Yamawa”? Hình như mình đã thấy ở đâu rồi thì phải… Khám phá cửa hàng gốm sứ cổ kính Touho Yamawa Cửa hàng gốm sứ Touho Yamawa được xây dựng từ năm 1893, là công trình kiến trúc kura lớn nhất Nhật Bản, đã từng xuất hiện trong phim cổ trang của đài truyền hình. Năm 2007, cửa hàng vinh hạnh đón tiếp Thượng Hoàng - Thượng Hoàng Hậu và vợ chồng Quốc Vương Thụy Điển nhân dịp 2 vị này đến thăm Nhật Bản. Ngoài việc sắm cho mình những món đồ gốm xinh xắn, dịch vụ cafe và làm gốm ở đây cũng rất được nhiều khách du lịch yêu thích. Lần này, mình quyết định dừng chân một chút để tận hưởng nét cổ xưa bên trong cửa hàng. Mình đã gọi món kem Anmitsu, nó gần giống như chè thập cẩm của Việt Nam với đủ các loại nguyên liệu như: quả mơ, kiwi, rau câu, kem vanila, đậu đỏ, tất cả được bày trí trông rất bắt mắt. Đặc biệt, khi rưới siro đường đen lên trên càng làm tăng thêm hương vị ngọt ngào của món ăn này. Vị chua ngọt của mơ và kiwi hòa quyện với vị ngọt của kem và đậu đỏ, khi ăn cùng rau câu mát lạnh làm nên cảm giác cực kỳ ngon miệng. Đây là món kem Anmitsu ngon nhất mà mình đã từng ăn. Ngon thật sự luôn! Link: Touho-Yamawa Địa chỉ: 7-1 Saiwaicho, Kawagoe, Saitama Starbucks Coffee trên phố Kanetsuki (15-18 Saiwaicho, Kawagoe, Saitama) À, mách nhỏ cho fan của café Starbucks. Nằm cách Touho-Yamawa chỉ có 120m về hướng Đông, café Starbucks Kawagoe có thiết kế bên ngoài quán vô cùng thanh lịch, trông giống như một ngôi nhà cổ, nếu không nhìn kỹ, rất khó nhận ra đây là Starbucks. Thế nhưng, quán này thuộc top 20 cửa hàng đẹp nhất thế giới của Starbucks Coffee. Thiết kế bên ngoài lẫn bên trong quán đều mang âm hưởng thời đại Edo của Nhật Bản. Fan của Starbucks sẽ không bỏ qua nhỉ? https://stories.starbucks.com/stories/2019/20-starbucks-stores-to-visit-in-2020/ Đền Hikawa - Kawagoe (Chuông gió se duyên) Chuông gió ở đền Hikawa - Kawagoe Đền Hikawa – Kawagoe là một trong những đền se duyên nổi tiếng nhất ở vùng Kanto. Nơi này cũng là địa điểm chụp hình nổi tiếng, thu hút rất nhiều cô gái cũng như các cặp đôi đang yêu. Sự kiện “Chuông Gió Se Duyên” được tổ chức ở ngôi đền này từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 9 hằng năm, nó đã trở thành truyền thống đặc trưng cho mùa hè của Kawagoe. Có hơn 2,000 chiếc chuông đầy màu sắc lung linh đung đưa trong gió được trưng bày trong khuôn viên ngôi đền. Theo truyền thuyết, nếu bạn viết lời nguyện cầu lên tấm thiếp, chuông gió sẽ mang điều ước của bạn đến tai các vị thần. “Ekibyo Chinsei”- Lời cầu nguyện “kiềm hãm đại dịch” được viết trên tấm thiếp treo chuông Thả mình vào lối nhỏ được phủ ngợp cả một bầu trời màu sắc của chuông gió, hoặc ngắm nhìn con sông lung linh trong ánh đèn vào ban đêm ở đền Hikawa, đó là một trong những nét quyến rũ nhất của Kawagoe vào mỗi mùa hè. Nhưng năm nay (2020), vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà một số sự kiện đã bị hoãn lại. Mong rằng năm tới những sự kiện vui nhộn này được tiếp tục hoạt động. Link:Chuông gió se duyên (Đền Hikawa – Kawagoe) Địa chỉ: 2 Chome-11-3 Miyashitamachi, Kawagoe, Saitama Thưởng thức mì soba trong ngôi nhà cổ dân gian Đói bụng rồi… mình nên ăn gì ta? Đặc sản của Kawagoe thì chắc chắn là cơm Unagi rồi…, nhưng có món nào khoảng 1,000 yên vẫn no và ngon miệng không nhỉ??? À, đúng rồi! Người bạn sống gần đây có giới thiệu cho mình quán mì soba, nghe nói vừa rẻ lại vừa ngon. Mình phải thử mới được! Bên trong quán mì soba Hasumi. Mì soba thịt vịt (990 yên) Quán mì soba thủ công “Hasumi” là ngôi nhà cổ dân gian nằm khiêm tốn ở bên ngoài trung tâm phố cổ. Mình đã chọn món mì soba khô dùng kèm với nước súp thịt vịt. Quả đúng là mì soba thủ công, sợi mì có độ dai vừa phải mà lại thơm lừng mùi kiều mạch. Sợi mì thơm, hòa quyện với hương vị đậm đà của nước súp, ngon ơi là ngon! Mì soba vừa thơm ngon, lại chứa dinh dưỡng giúp làn da săn chắc nữa. Ăn xong mình có cảm giác đẹp ra thêm, đúng là một mũi tên trúng 2 con chim! Link:Mì soba thủ công Hasumi - Kawagoe Địa chỉ: 2 Chome-15-10 Kosenbamachi, Kawagoe, Saitama Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho Sau khi ăn trưa xong, mình lại thèm cái gì đó ngọt ngọt. À, mình chợt nhớ ra rồi, phố bánh kẹo “Kashiya-Yokocho" cũng ở gần đây. Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho, Kawagoe Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho có từ lâu đời, chứng kiến sự trưởng thành của rất nhiều trẻ em địa phương. Đây cũng là nơi bạn có thể dễ dàng tìm cho mình những món ăn vặt vừa ngon vừa rẻ. Khi đến đây, mình đã phát hiện có cả cửa hàng nặn kẹo tò he hình con thú rất xinh, khiến ký ức tuổi thơ bỗng nhiên ùa về. Đố các bạn, trên tay mình đang cầm 1 loại bánh “...” nhất Nhật Bản, đó là bánh gì? Bạn nghĩ ra chưa? Một ổ bánh 500 yên Câu trả lời là... bánh “Fugashi dàiiiii nhất Nhật Bản" Bạn xem nè, dàiiii không? Bánh “Fugachi” bên trong màu trắng rất xốp, vỏ bên ngoài được phủ lớp đường đen. Khi cắn, bánh giòn, tan nhanh trong miệng, vị ngọt vừa phải, thơm mùi lúa mạch tựa như bánh tai quạt của Sài Gòn. Tháp chuông “Toki no Kane" - biểu tượng của Kawagoe. Mặt trời đang dần hạ xuống, cũng là lúc mình nên đi ngắm tháp chuông... Chụp ảnh tháp chuông vào lúc chạng vạng là đẹp nhất. Bia tươi COEDO Tháp chuông “Toki no Kane" được xây dựng từ đầu thời đại Edo. Tiếng chuông biểu tượng của thị trấn Kawagoe vang lên mỗi ngày 4 lần (6h, 12h, 15h, 18h), như một phần thiết yếu trong đời sống sinh hoạt của người dân địa phương từ xưa đến nay. Vừa ngắm hoàng hôn, vừa nghe tiếng chuông của Edo, vừa nhâm nhi ngụm bia tươi COEDO mát lạnh (giá chỉ 380 yên), cảm giác của mình lúc này rất là tuyệt vời. Link:Toki no Kane (Hiệp Hội Du Lịch Koedo - Kawagoe) Địa chỉ: 15-7 Saiwaicho, Kawagoe, Saitama Ở gần tháp chuông, mình đã gặp được các bạn Việt Nam đến từ tỉnh Chiba. Được gặp đồng hương, trò chuyện với các bạn ấy rất là vui! Một ngày dạo phố thật là vuiiii! Hôm nay mình được thoát khỏi cuộc sống bộn bề của đô thị, khoác lên mình chiếc áo yukata, dạo quanh phố cổ, trải nghiệm nặn kẹo thuỷ tinh... lạc về thời đại Edo của 400 năm trước ở Kawagoe. Một trải nghiệm vô cùng đặc biệt trong cuộc đời mình. “Thời gian của tôi ở Nhật rất ngắn. Tôi muốn ngắm một phổ cổ ở gần Tokyo. Tôi muốn đi du lịch một cách chậm rãi. Tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn những nơi thật “chất” ở Nhật Bản. Thì đây, Kawagoe là nơi đáp ứng đủ yêu cầu của bạn đó. Hãy đến và trải nghiệm nhé!" Bài viết này được sự hỗ trợ của Cơ Quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản (JNTO) Link : Trang cập nhật chi tiết thông tin du lịch Nhật Bản của JNTO https://www.camnhannhatban.vn/ Cách đi bằng tàu điện: - Đường sắt Tobu Tojo: Ikebukuro → Kawagoe (đi bằng tàu cao tốc khoảng 30 phút) - Đường sắt JR Saikyo: Shinjuku → Kawagoe (đi bằng tàu cao tốc khoảng 55 phút) - Đường sắt Seibu Shinjuku: Seibu Shinjuku → Honkawagoe (đi bằng tàu cao tốc khoảng 55 phút) Reporter: Ngô Thuý Hải Sinh ra ở TP.HCM, sang Nhật được 14 năm. Hiện nay đang sinh sống tại tỉnh Kanagawa, công tác tại trường Nhật Ngữ & vận hành tạp chí giới thiệu thông tin Nhật Bản. Trình độ tiếng Nhật JLPT N1. Đạt giải Nhất cuộc thi “Yukata Beauty Contest in Kawasaki city”. Bài viết do Cơ Quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản ( JNTO ) cùng KOKORO đồng hành thực hiện. Trong khi còn ở Nhật, có lẽ hầu hết mọi người sẽ muốn đi chơi thật nhiều nơi. Nếu bạn muốn cảm nhận lịch sử Nhật Bản một cách chân thực nhất, và thắc mắc liệu có nơi nào có thể đi về trong ngày nếu khởi hành từ Tokyo. Thì đây, mình sẽ giới thiệu cho bạn một địa điểm: “Tiểu Edo - Kawagoe”, một nơi chắc chắn sẽ khiến bạn rất tò mò. Kawagoe (tỉnh Saitama) là thị trấn vốn rất phát triển vào thời đại Edo. Hiện nay, nơi này vẫn còn vài ngôi nhà ngói cổ bằng gốm. Thế nên, Kawagoe còn được ví như là “Tiểu Edo” – một trong những địa điểm được du khách trong và ngoài nước yêu mến. Hôm nay, mình sẽ vào vai một cô gái Nhật, khoác lên mình chiếc áo Yukata (trang phục Kimono mỏng mặc vào mùa hè) để cảm nhận sâu sắc hơn về nét đẹp cổ kính của thị trấn này. Nội dung của bài viết gồm có: • Cảnh quan phố cổ (bản đồ ❶) • Thuê Yukata • Kawagoe - Hội An của Nhật Bản • “Rửa tiền” ở Đền Kumano (bản đồ ❷) • Trải nghiệm “nặn kẹo” thủy tinh • Khám phá cửa hàng gốm sứ cổ kính Touho Yamawa (bản đồ ❸) • Đền Hikawa - Kawagoe (Chuông gió se duyên) • Thưởng thức mì soba trong ngôi nhà cổ dân gian • Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho (bản đồ ❹) • Tháp chuông “Toki no Kane” - biểu tượng ở Kawagoe (bản đồ ❺) Cảnh quan phố cổ Cảnh quan phố cổ Vào thời đại Edo ( 1603 – 1868 ), rất nhiều thương nhân đã xây dựng nhà kho chứa hàng hóa (kura) tại thị trấn Kawagoe. Cho đến ngày nay, còn rất nhiều công trình kiến trúc cổ có từ thời Edo vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Để cảm nhận rõ cảnh quan của một “Edo thu nhỏ”, bạn không thể bỏ qua phố mua sắm Ichibangai - Shotengai (biệt danh: Kura-zukuri no Machinami), tháp chuông Toki no Kane (biểu tượng của Kawagoe) và những địa điểm nổi bật xung quanh khác. Link: Bản đồ dạo phố Tiểu Edo - Kawagoe (từ Hiệp Hội Du Lịch Koedo - Kawagoe) Thuê Yukata Cửa hàng cho thuê trang phục Kimono Yukata – một trong những trang phục truyền thống đơn giản nhất của Nhật Bản mà cô gái Việt nào cũng muốn trải nghiệm thử một lần trong đời. Có rất nhiều cửa hàng cho thuê Kimono ở ngay trung tâm Kawagoe, các nàng sẽ rất dễ dàng tìm cho mình cửa hàng thích hợp. Thế nhưng sẽ rất khó khăn để tìm ra cho mình một bộ ưng ý, bởi có rất nhiều mẫu đẹp được trưng bày và các cô gái sẽ phải phân vân rất lâu để lựa chọn. Giá thuê rất hợp lý, trung bình dưới 3000 yên cho một bộ, bao gồm cả dịch vụ làm tóc và giữ đồ. Các cô gái chỉ cần đến tay không, sau đó tìm cho mình một bộ Yukata xinh xắn dạo phố. * Giá tiền nêu trong bài viết này đã bao gồm thuế. * Tỉ giá: 100 yên = 21,925 VND (theo tỉ giá ngày 24/8/2020) Kawagoe – Hội An của Nhật Bản Nếu hỏi “Kawagoe là thị trấn như thế nào?” Mình sẽ trả lời đó là “Hội An của Nhật Bản”. Những ngôi nhà hai tầng có mái ngói được làm bằng gốm như phố cổ Hội An, khiến những người con xa quê có cảm giác vô cùng thân thuộc khi đặt chân đến đây. À, hình như Hội An ngày xưa cũng được những thương nhân người Nhật xây dựng nên, vì thế mà phong cách kiến trúc trông cũng giống nhau chăng? “Rửa tiền” ở Đền Kumano Bạn rất dễ dàng tìm thấy Đền Kumano khi đi bộ từ ga vào trung tâm thị trấn. Địa chỉ: 17-1 Renjakucho, Kawagoe, Saitama Đền Kumano – Kawagoe Nếu ghé thăm Đền Kumano, có một việc bạn chắc chắn không được quên, đó là… “rửa tiền”. Trong một số trường hợp tiền bị ướt như ngấm nước mưa chẳng hạn, có lẽ chẳng ai muốn tiền của mình bị ướt phải không nào? Nhưng có một điều kỳ lạ là nếu “rửa tiền” ở ngôi đền này, nghe nói vận may sẽ phất lên đó. Vậy bạn có muốn thử không? Lời ước sẽ mau thành hiện thực nếu bạn sử dụng tiền sau khi rửa một cách ý nghĩa. Trải nghiệm “nặn kẹo” thủy tinh Sau khi viếng đền cầu an xong, tinh thần thoải mái hơn hẳn! Mình tiếp tục dạo phố thôi. Aoi Tori – Con Chim Xanh? Ủa? Trải nghiệm làm thủy tinh? “Xin mời, bạn có thể trải nghiệm “nặn kẹo" thủy tinh ngay từ bây giờ.” Có vẻ thú vị nhỉ? Mình vào thử xem như thế nào... Mình đã chọn dịch vụ nặn kẹo thủy tinh với giá 1,650 yên. Đeo kính và tạp dề bảo hộ xong, mình bắt tay vào thực hành cùng với chuyên gia. Đầu tiên mình làm nóng thủy tinh bằng cách hơ trên đèn cho đến khi đầu thanh thủy tinh chảy ra như “viên kẹo” dẻo. Tiếp theo, mình quấn “viên kẹo” này lên thanh sắt và quay tròn đều tay, sau đó đính lần lượt thêm 3 thanh thủy tinh (khác màu) đã được làm chảy lên trên “viên kẹo”, tạo hoa văn theo ý thích. Cuối cùng, để nguội “viên kẹo” trong vòng 1 tiếng. Tác phẩm thủy tinh đầu tay, mình đã dùng làm trâm cài tóc. Link: Aoi Tori Địa chỉ: 5−4 -2F, Saiwaicho, Kawagoe, Saitama Khám phá cửa hàng gốm sứ cổ kính Touho Yamawa Sau khi nặn xong viên kẹo thuỷ tinh, cảm giác thật là phấn khích. Mình tiếp tục dạo phố thôi… “Touho Yamawa”? Hình như mình đã thấy ở đâu rồi thì phải… Cửa hàng gốm sứ Touho Yamawa Cửa hàng gốm sứ Touho Yamawa được xây dựng từ năm 1893, là công trình kiến trúc kura lớn nhất Nhật Bản, đã từng xuất hiện trong phim cổ trang của đài truyền hình. Năm 2007, cửa hàng vinh hạnh đón tiếp Thượng Hoàng - Thượng Hoàng Hậu và vợ chồng Quốc Vương Thụy Điển nhân dịp 2 vị này đến thăm Nhật Bản. Ngoài việc sắm cho mình những món đồ gốm xinh xắn, dịch vụ cafe và làm gốm ở đây cũng rất được nhiều khách du lịch yêu thích. Lần này, mình quyết định dừng chân một chút để tận hưởng nét cổ xưa bên trong cửa hàng. Kem Anmitsu (700 yên) Mình đã gọi món kem Anmitsu, nó gần giống như chè thập cẩm của Việt Nam với đủ các loại nguyên liệu như: quả mơ, kiwi, rau câu, kem vanila, đậu đỏ, tất cả được bày trí trông rất bắt mắt. Đặc biệt, khi rưới siro đường đen lên trên càng làm tăng thêm hương vị ngọt ngào của món ăn này. Vị chua ngọt của mơ và kiwi hòa quyện với vị ngọt của kem và đậu đỏ, khi ăn cùng rau câu mát lạnh làm nên cảm giác cực kỳ ngon miệng. Đây là món kem Anmitsu ngon nhất mà mình đã từng ăn. Ngon thật sự luôn! Link: Touho-Yamawa Địa chỉ: 7-1 Saiwaicho, Kawagoe, Saitama À, mách nhỏ cho fan của café Starbucks. Nằm cách Touho-Yamawa chỉ có 120m về hướng Đông, café Starbucks Kawagoe có thiết kế bên ngoài quán vô cùng thanh lịch, trông giống như một ngôi nhà cổ, nếu không nhìn kỹ, rất khó nhận ra đây là Starbucks. Thế nhưng, quán này thuộc top 20 cửa hàng đẹp nhất thế giới của Starbucks Coffee. Thiết kế bên ngoài lẫn bên trong quán đều mang âm hưởng thời đại Edo của Nhật Bản. Fan của Starbucks sẽ không bỏ qua nhỉ? https://stories.starbucks.com/stories/2019/20-starbucks-stores-to-visit-in-2020/ Starbucks Coffee trên phố Kanetsuki (15-18 Saiwaicho, Kawagoe, Saitama) Đền Hikawa - Kawagoe ( Chuông gió se duyên ) Đền Hikawa – Kawagoe là một trong những đền se duyên nổi tiếng nhất ở vùng Kanto. Nơi này cũng là địa điểm chụp hình nổi tiếng, thu hút rất nhiều cô gái cũng như các cặp đôi đang yêu. Chuông gió ở đền Hikawa - Kawagoe Sự kiện “Chuông Gió Se Duyên” được tổ chức ở ngôi đền này từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 9 hằng năm, nó đã trở thành truyền thống đặc trưng cho mùa hè của Kawagoe. Có hơn 2,000 chiếc chuông đầy màu sắc lung linh đung đưa trong gió được trưng bày trong khuôn viên ngôi đền. Theo truyền thuyết, nếu bạn viết lời nguyện cầu lên tấm thiếp, chuông gió sẽ mang điều ước của bạn đến tai các vị thần. Thả mình vào lối nhỏ được phủ ngợp cả một bầu trời màu sắc của chuông gió, hoặc ngắm nhìn con sông lung linh trong ánh đèn vào ban đêm ở đền Hikawa, đó là một trong những nét quyến rũ nhất của Kawagoe vào mỗi mùa hè. Nhưng năm nay (2020), vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà một số sự kiện đã bị hoãn lại. Mong rằng năm tới những sự kiện vui nhộn này được tiếp tục hoạt động. “Ekibyo Chinsei”- Lời cầu nguyện “kiềm hãm đại dịch” được viết trên tấm thiếp treo chuông Link:Chuông gió se duyên (Đền Hikawa – Kawagoe) Địa chỉ: 2 Chome-11-3 Miyashitamachi, Kawagoe, Saitama Thưởng thức mì soba trong ngôi nhà cổ dân gian Đói bụng rồi… mình nên ăn gì ta? Đặc sản của Kawagoe thì chắc chắn là cơm Unagi rồi…, nhưng có món nào khoảng 1,000 yên vẫn no và ngon miệng không nhỉ??? À, đúng rồi! Người bạn sống gần đây có giới thiệu cho mình quán mì soba, nghe nói vừa rẻ lại vừa ngon. Mình phải thử mới được! Bên trong quán mì soba Hasumi. Quán mì soba thủ công “Hasumi” là ngôi nhà cổ dân gian nằm khiêm tốn ở bên ngoài trung tâm phố cổ. Mình đã chọn món mì soba khô dùng kèm với nước súp thịt vịt. Mì soba thịt vịt (990 yên) Quả đúng là mì soba thủ công, sợi mì có độ dai vừa phải mà lại thơm lừng mùi kiều mạch. Sợi mì thơm, hòa quyện với hương vị đậm đà của nước súp, ngon ơi là ngon! Mì soba vừa thơm ngon, lại chứa dinh dưỡng giúp làn da săn chắc nữa. Ăn xong mình có cảm giác đẹp ra thêm, đúng là một mũi tên trúng 2 con chim! Link:Mì soba thủ công Hasumi - Kawagoe Địa chỉ: 2 Chome-15-10 Kosenbamachi, Kawagoe, Saitama Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho Sau khi ăn trưa xong, mình lại thèm cái gì đó ngọt ngọt. À, mình chợt nhớ ra rồi, phố bánh kẹo “Kashiya-Yokocho" cũng ở gần đây. Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho, Kawagoe Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho có từ lâu đời, chứng kiến sự trưởng thành của rất nhiều trẻ em địa phương. Đây cũng là nơi bạn có thể dễ dàng tìm cho mình những món ăn vặt vừa ngon vừa rẻ. Khi đến đây, mình đã phát hiện có cả cửa hàng nặn kẹo tò he hình con thú rất xinh, khiến ký ức tuổi thơ bỗng nhiên ùa về. Đố các bạn, trên tay mình đang cầm 1 loại bánh “...” nhất Nhật Bản, đó là bánh gì? Bạn nghĩ ra chưa? Một ổ bánh 500 yên Câu trả lời là... bánh “Fugashi dàiiiii nhất Nhật Bản" Bạn xem nè, dàiiii không? Bánh “Fugachi” bên trong màu trắng rất xốp, vỏ bên ngoài được phủ lớp đường đen. Khi cắn, bánh giòn, tan nhanh trong miệng, vị ngọt vừa phải, thơm mùi lúa mạch tựa như bánh tai quạt của Sài Gòn. Tháp chuông “Toki no Kane" - biểu tượng của Kawagoe. Mặt trời đang dần hạ xuống, cũng là lúc mình nên đi ngắm tháp chuông... Chụp ảnh tháp chuông vào lúc chạng vạng là đẹp nhất. Bia tươi COEDO Tháp chuông “Toki no Kane" được xây dựng từ đầu thời đại Edo. Tiếng chuông biểu tượng của thị trấn Kawagoe vang lên mỗi ngày 4 lần (6h, 12h, 15h, 18h), như một phần thiết yếu trong đời sống sinh hoạt của người dân địa phương từ xưa đến nay. Vừa ngắm hoàng hôn, vừa nghe tiếng chuông của Edo, vừa nhâm nhi ngụm bia tươi COEDO mát lạnh (giá chỉ 380 yên), cảm giác của mình lúc này rất là tuyệt vời. Link:Toki no Kane (Hiệp Hội Du Lịch Koedo - Kawagoe) Địa chỉ: 15-7 Saiwaicho, Kawagoe, Saitama Ở gần tháp chuông, mình đã gặp được các bạn Việt Nam đến từ tỉnh Chiba. Được gặp đồng hương, trò chuyện với các bạn ấy rất là vui! Một ngày dạo phố thật là vuiiii! Hôm nay mình được thoát khỏi cuộc sống bộn bề của đô thị, khoác lên mình chiếc áo yukata, dạo quanh phố cổ, trải nghiệm nặn kẹo thuỷ tinh... lạc về thời đại Edo của 400 năm trước ở Kawagoe. Một trải nghiệm vô cùng đặc biệt trong cuộc đời mình. “Thời gian của tôi ở Nhật rất ngắn. Tôi muốn ngắm một phổ cổ ở gần Tokyo. Tôi muốn đi du lịch một cách chậm rãi. Tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn những nơi thật “chất” ở Nhật Bản. Thì đây, Kawagoe là nơi đáp ứng đủ yêu cầu của bạn đó. Hãy đến và trải nghiệm nhé!" Bài viết này được sự hỗ trợ của Cơ Quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản (JNTO) Link:Trang cập nhật chi tiết thông tin du lịch Nhật Bản của JNTO https://www.camnhannhatban.vn/ Cách đi bằng tàu điện: ・Đường sắt Tobu Tojo: Ikebukuro → Kawagoe (đi bằng tàu cao tốc khoảng 30 phút) ・Đường sắt JR Saikyo: Shinjuku → Kawagoe (đi bằng tàu cao tốc khoảng 55 phút) ・Đường sắt Seibu Shinjuku: Seibu Shinjuku → Honkawagoe (đi bằng tàu cao tốc khoảng 55 phút) Reporter: Ngô Thuý Hải Sinh ra ở TP.HCM, sang Nhật được 14 năm. Hiện nay đang sinh sống tại tỉnh Kanagawa, công tác tại trường Nhật Ngữ & vận hành tạp chí giới thiệu thông tin Nhật Bản. Trình độ tiếng Nhật JLPT N1. Đạt giải Nhất cuộc thi “Yukata Beauty Contest in Kawasaki city”.
29/08/2020
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài