Category | Tin mới nhất
Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...
7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
02/05/2024Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
13/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Ở Nhật Bản, xe ô tô lưu thông bên trái. Để sống an toàn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các luật giao thông tại Nhật như ▽ Cấm uống rượu bia khi lái xe (bao gồm cả xe đạp) ▽ Cấm chở thêm người khi lái các loại xe máy dưới 50 cc ▽ Xe máy dưới 125 cc không được đi vào đường cao tốc v.v. Điểm quan trọng trong luật giao thông của Nhật Tình hình giao thông ở Nhật rất khác so với Việt Nam. Luật giao thông của Nhật cũng khác Việt Nam nên khi tham gia giao thông, kể cả khi đi xe đạp, bạn nên biết các luật giao thông cơ bản. ◆ Xe ô tô lưu thông bên trái Ở Nhật, xe ô tô – xe máy – xe đạp lưu thông “bên trái”. Ở Việt Nam, các phương tiện lưu thông bên phải nên mới đầu, khi tham gia giao thông ở Nhật, bạn có thể sẽ hơi bỡ ngỡ và bị nhầm lẫn. Khi sang đường, ở Việt Nam thì bạn sẽ nhìn bên trái trước, nhưng ở Nhật thì hãy nhìn bên phải trước, hãy kiểm tra xem có xe ô tô, xe đạp đi tới hay không. Luật giao thông dành cho xe đạp Luật giao thông dành cho xe đạp của Nhật cũng khác Việt Nam. Ở Nhật có rất nhiều người đi xe đạp, cũng từng có rất nhiều tai nạn xảy ra, bạn hãy tuân thủ luật giao thông nhé. ◆ Điểm khác biệt lớn so với Việt Nam ・ Cả xe đạp và xe máy đều lưu thông bên trái (hãy đi bên trái mép đường). ・ Có thể đi xe đạp trên vỉa hè. Khi đó, hãy chạy xe bên phía gần với đường ô tô. Cũng có những đường dành riêng cho xe đạp. ・ Khi đi trên vỉa hè, không được chắn lối đi của người đi bộ. ◆ Các hành vi bị cấm Có men rượu khi lái xe ・ Vi phạm → Bỏ tù (~ 5 năm) hoặc Phạt tiền (~1.000.000 yên) Vượt đèn đỏ ・ Vi phạm → Bỏ tù (~ 3 tháng) hoặc Phạt tiền (~50.000 yên) Sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe ・ Vi phạm → Bỏ tù (~ 3 tháng) hoặc Phạt tiền (~50.000 yên) Lái xe bằng 1 tay ・ Thông thường, hãy để cả 2 tay vào tay lái (Nếu trời mưa hãy mặc áo mưa) ・ Vi phạm → Bỏ tù (~ 3 tháng) hoặc Phạt tiền (~50.000 yên) Không bật đèn pha khi đang lái xe ・ Khi lái xe vào buổi tối, hãy bật đèn pha. Ở các cửa hàng 100 yên cũng có bán các loại đèn này ・ Vi phạm → Phạt tiền (~50.000 yên) Chở thêm 1 người ・ Chỉ có thể chở thêm trẻ nhỏ ・ Vi phạm → Phạt tiền (~20.000 yên) v.v. Lái xe dàn hàng ngang ・ Cấm đi xe đạp theo hàng ngang ・ Vi phạm → Phạt tiền (~20.000 yên) v.v. Bấm còi inh ỏi ・ Còi chỉ dùng trong trường hợp cảnh báo nguy hiểm, ngoài trường hợp đó ra không được bấm còi Chạy xe tốc độ cao trên vỉa hè ・ Trên vỉa hè, phải ưu tiên sự an toàn của người đi bộ Luật giao thông dành cho xe ô tô ◆ Bằng lái xe ・ Dù đã có bằng lái xe của Việt Nam, bạn cũng không thể lái xe ô tô ở Nhật. Bạn hãy tham gia một bài thi đơn giản ở các trung tâm lấy bằng lái của các địa phương, rồi đổi sang loại bằng có thể lái xe ở Nhật nhé. ※ Để làm thủ tục đổi bằng lái xe, bạn cần có hộ chiếu, bản gốc và bản photo của bằng lái xe ở Việt Nam. Để biết chi tiết, hãy xem trang chủ của Sở cảnh sát tại các tỉnh, hoặc hỏi trực tiếp Sở cảnh sát gần nhất. ・ Với những bạn chưa có bằng lái xe ô tô, các bạn có thể học lấy bằng lái xe ở các trường dạy lái. Nếu học lái theo kiểu học tập trung - nội trú, bạn có thể lấy bằng nhanh và tiết kiệm một khoản học phí. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Mình đã đi học bằng lái xe ô tô nội trú!|KOKORO ・ Đối với loại xe máy dưới 50 cc, bạn chỉ cần thi lấy bằng là có thể lái được. ◆ Điểm cần chú ý khi lái xe máy Tuỳ theo dung tích xi lanh, có loại xe máy có thể chở thêm người, cũng có loại không thể chở thêm người. Tùy vào phân khối xe (dung tích xi lanh), các loại bằng lái cần thiết cũng khác nhau. Xe máy dưới 125 cc không được đi vào đường cao tốc. Các loại bằng lái xe hai bánh Dung tích xi lanh Chở thêm 1 người Vào đường cao tốc Bằng lái loại "gentsuki" ~50 cc ✕ ✕ Bằng lái xe hai bánh thông thường, cỡ nhỏ ~125 cc ◯ ✕ Bằng lái xe hai bánh thông thường ~400 cc ◯ ◯ Bằng lái xe hai bánh cỡ lớn Không giới hạn ◯ ◯ Tổng kết Bài viết này đã giới thiệu về các điểm chính trong luật giao thông của Nhật. ・ Xe ô tô, xe máy lưu thông bên trái ・ Cấm uống rượu bia, lái xe bằng 1 tay, chở thêm người, không bật đèn pha v.v. khi đi xe đạp ・ Xe máy dưới 50 cc không được chở thêm người ・ Xe máy dưới 125 cc không được vào đường cao tốc Nếu trở thành nạn nhân của một vụ tai nạn giao thông, bạn sẽ bị tổn hại về sức khỏe, còn nếu gây ra tai nạn, bạn có thể bị thiệt hại nặng nề về tài chính nếu phải bồi thường. Hãy cẩn thận khi tham gia giao thông nhé.
26/01/2022
Gặp gỡ sempai số này Trần Thị Kiều Trinh Năm 2009 Tốt nghiệp trường THPT 〈Tỉnh Đồng Nai〉 Năm 2009 Nhập học trường Đại học Ngoại Ngữ―Tin Học TP. Hồ Chí Minh Năm 2013 Tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Ngữ―Tin Học TP. Hồ Chí Minh Năm 2013 Làm việc tại một công ty buôn bán hàng
27/09/2021
Bài viết do Cơ quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản (JNTO) cùng KOKORO đồng thực hiện Thành phố Chichibu (秩父) nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Saitama, nơi đây có khoảng 87% diện tích là rừng bao gồm cả những khu vực được chỉ định là công viên quốc gia và công viên thiên nhiên cấp tỉnh. Tại đây có nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng và hàng năm đón rất nhiều khách du lịch ghé thăm như Nagatoro (長瀞) – nơi được coi là điểm tham quan du lịch phát triển từ thời Meiji, công viên Hitsujiyama (羊山公園) trải dài trên những ngọn đồi nhìn ra núi Buko (武甲山) – biểu tượng của Chichibu. <Nôi dung> Đi từ Tokyo đến Chichibu Khu suối nước nóng và ẩm thực trước ga Khung cảnh kì vĩ của “Ngọn đồi Shibazakura”: Công viên Hitsujiyama Đi tới khu Nagatoro Xuôi dòng Nagatoro Kem chuẩn vị Ý được làm bởi thợ thủ công Chuyến đi Chichibu : Phần tổng kết Đi từ Tokyo đến Chichibu Tàu tốc hành Laview Chichibu nằm ở tỉnh Saitama bên cạnh thành phố Tokyo nên bạn có thể dễ dàng đi đến Chichibu từ các ga lớn trong thành phố như ga Tokyo, ga Shinjuku, ga Ueno v.v. Trong số này, nếu bạn sử dụng tàu tốc hành Laview (特急ラビュー) của tuyến Seibu Ikebukuro, bạn có thể đến Chichibu một cách thoải mái, tiện lợi. Cửa sổ lớn của tàu tốc hành Laview Tàu tốc hành Laview được ra mắt vào năm 2019, xuất phát từ ga Ikebukuro của tuyến đường sắt Seibu, tàu đi qua các ga Tokorozawa (所沢), Hanno (飯能) v.v. rồi đến ga cuối là Seibu Chichibu. Với những chiếc cửa sổ lớn, bạn có thể thỏa thích ngắm nhìn phong cảnh dọc theo hai bên đường ray. Thêm nữa, bên trong toa tàu được thiết kế “sang chảnh” với màu chủ đạo là màu vàng, được trang bị đầy đủ wifi miễn phí, ổ cắm điện, phòng trang điểm v.v. đem lại cho bạn những giây phút nghỉ ngơi thoải mái trên tàu. Mình đã đi từ Ikebukuro đến Seibu Chichibu bằng tàu tốc hành Laview mất 1 tiếng 17 phút, vé tàu 1 chiều là 790 yên, nhưng vé đặt trước (指定席特急券) thì chỉ 710 yên thôi. Phải nói thêm, nếu chỉ đi tàu nhanh (急行) và tàu thường (dừng lại ở tất cả các ga) mà không đi tàu tốc hành (特急) thì phải mất khoảng 2 tiếng để tới Chichibu nhé. ✳︎ 100 yên = 21,179 VND (Tỷ giá ngày 28/4/2021) Khu suối nước nóng và ẩm thực trước ga Khu suối nước nóng trước ga Seibu Chichibu “Matsuri no yu” (祭の湯) Khoảng 11 giờ trưa, mình tới ga Seibu Chichibu. Vẫn còn hơi sớm nhưng mình quyết định ăn trưa ở một nơi gần ga trước khi đắm mình vào khung cảnh thiên nhiên nơi đây. Ngay trước ga có “Khu suối nước nóng trước ga Seibu Chichibu" tên là "Matsuri no yu (祭の湯)”. Ngoài suối nước nóng, ở đây cũng có khu ẩm thực và khu quầy hàng lưu niệm nữa đấy. Có rất nhiều loại đặc sản và quà lưu niệm được bày bán tại khu quầy hàng rộng lớn. Mình bị thu hút bởi những loại bánh kẹo (pudding, kẹo ngậm, bánh hấp v.v.) được làm bằng hoa quả như dâu tây, táo v.v. Khu ẩm thực của “Matsuri no yu” (祭の湯) Khu quầy hàng và khu ẩm thực bên cạnh có tất cả 9 quán ăn: quán chuyên các món ăn vặt (takoyaki v.v.), quán chuyên cơm tô, quán chuyên thịt lợn chiên xù, quán mỳ soba – udon, quán thịt nướng – nội tạng nướng v.v. tạo ra một bầu không khí đầy sôi động và tấp nập. Cơm Aburi Himebuta don (炙り姫豚丼) Mình đã chọn suất ăn có tên là “Aburi Himebuta don” của quán donburi (cơm tô). Suất cơm này có thịt lợn của vùng Saitama, tororo (củ nâu mài), canh miso, đồ muối ăn kèm và có giá là 1.320 yên (bao gồm thuế). Gọi là khu ẩm thực (Food Court) nhưng nơi đây tập trung toàn các quán ăn đặc sắc nên hương vị vô cùng thơm ngon. Sau khi đã no nê, chúng ta cùng đi ngắm cảnh thiên nhiên ở Chichibu nào! Khu suối nước nóng trước ga Seibu Chichibu “Matsuri no yu” Địa chỉ 1-16-15 Nosakamachi, Chichibu-shi Điện thoại 0494-22-7111 Thời gian hoạt động Rút ngắn thời gian hoạt động do ảnh hưởng của COVID-19 (thời điểm tháng 4/2021) Khung cảnh kì vĩ của “Ngọn đồi Shibazakura”: Công viên Hitsujiyama Bảng chỉ dẫn trên đường từ ga tới công viên Hitsujiyama Điểm đến đầu tiên của mình là công viên Hitsujiyama. Vào giữa tháng 4 tới đầu tháng 5, công viên rất nổi tiếng với “Ngọn đồi Shibazakura” – những bông hoa Shibazakura (hoa Chi Anh) nở rộ đẹp mắt, công viên còn có ngọn đồi có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Chichibu, khu thể thao mạo hiểm v.v. nên bạn cũng có thể vui chơi và tận hưởng vào các mùa khác trong năm. Đi bộ từ ga Seibu Chichibu tới công viên Hitsujiyama mất 15 ~ 20 phút. Bỏ lại sau lưng những khu dân cư nhiều cây xanh, bạn sẽ đến với con dốc nhìn ra núi Buko (武甲山, cao 1.304 mét) – biểu tượng của Chichibu và công viên rộng lớn – nơi có thể hòa mình vào thiên nhiên. Khung cảnh rừng hoa shibazakura và núi Buko tại “Ngọn đồi Shibazakura”〈11/4/2021〉 Mình trả 300 yên tiền vé để vào công viên Hitsujiyama. Bên trong công viên có “Đồi Miharashi” (見晴し) nhìn được toàn cảnh thành phố Chichibu nổi tiếng với các địa điểm ngắm hoa anh đào và “Cánh đồng cỏ xanh” (芝生広場), hay trại chăn nuôi (ふれあい牧場) - nơi có thể ngắm cừu. Ngày xưa, nơi này từng có một trang trại chăn nuôi cừu cho nên khu vực này được gọi là “Hitsujiyama” (Núi Cừu). Thêm vào đó, trên ngọn đồi Shibazakura (rộng khoảng 1.8 héc-ta) hướng về phía núi Buko, người ta trồng hơn 400.000 cây shibazakura, hễ đến mùa xuân là cả một vùng sẽ tràn ngập những sắc hồng, trắng, xanh của hoa, thu hút nhiều người đến thăm. Ngọn đồi Shibazakura nhìn nghiêng từ dưới lên Khung cảnh ở Shibazakura đẹp nhất vào khoảng giữa tháng 4 cho tới đầu tháng 5 (năm 2021). Mọi năm vào khoảng thời gian này, người ta sẽ tổ chức “Lễ hội Shibazakura”, tại đó có bán các đặc sản địa phương trên ngọn đồi Shibazakura, nhưng năm 2021 do ảnh hưởng của COVID-19 nên lễ hội đã bị hoãn lại. Trên ngọn đồi Shibazakura có rất nhiều ghế ngồi, bạn cũng có thể ngồi xuống và chậm rãi thưởng thức cơm hộp (bento) mình mang theo. Tình hình hoa Shibazakura khoe sắc nở (Chichibu Visitor’s Guide) Tâm điểm của công viên Hitsujiyama vào mùa xuân là hoa Shibazakura, nhưng bên cạnh đó cũng có cả các loài hoa khác nữa. Hoa tulip rực rỡ khoe sắc trông cũng rất đẹp. Công viên Hitsujiyama Địa chỉ 6360 Omiya, Chichibu-shi Thời gian mở cửa 24 giờ Ngày nghỉ Không có Vé vào cửa 300 yên (trong thời gian hoa shibazakura nở =16/4 ~ 5/5/2021), thời gian khác = miễn phí Đi tới khu Nagatoro Sông Ara (荒川) chảy qua Nagatoro Sau khi tận hưởng không khí và cảnh sắc núi rừng ở công viên Hitsujiyama, chúng ta sẽ đi ngắm sông nhé. Nagatoro nằm cách công viên Hitsujiyama về phía bắc khoảng 10 km, nơi đây được biết đến như một địa điểm nổi tiếng để ngắm hoa anh đào và lá đỏ, mỗi năm đón 3 triệu lượt khách du lịch. Ga Nagatoro Để đến được khu vực Nagatoro, ta sẽ lên tàu từ ga Ohanabatake của tuyến đường sắt Chichibu nằm cách ga Seibu Chichibu khoảng 400 mét về phía Bắc. Từ công viên Hitsujiyama đến ga Ohanabatake đi mất hơn 20 phút, nhưng cũng có thể đi bằng taxi. Từ ga Ohanabatake lên tàu thường hơn 20 phút thì sẽ đến ga Nagatoro. Mỗi tiếng chỉ có từ 1-3 chuyến tàu nên bạn hãy tra giờ xuất phát từ trước nhé. Xuôi dòng Nagatoro Iwadatami Từ ga Nagatoro đi dọc theo chỉ dẫn về hướng Đông khoảng 2-3 phút thì sẽ tới sông Ara. Đây là địa điểm có tên là “Iwadatami”. Nơi có dòng nước sâu chảy qua được gọi là “Toro”, đây chính là nguồn gốc của địa danh Nagatoro. Xung quanh Iwadatami cũng là một trong những “Toro” như thế, là trung tâm của khu tham quan Nagatoro. Ở bên bờ đối diện có thác Myojin (明神) và vách đá Chichibu Sekiheki (秩父赤壁). Bến thuyền ở Iwadatami Để khám phá sông Ara, bạn nên tham gia tour đi thuyền “長瀞ライン下り” – Xuôi dòng Nagatoro. Từ thượng lưu đến hạ lưu sẽ đi qua 3 bến thuyền là Oyahanabashi, Iwadatami, Takasagobashi. Tuyến A đi từ Hanabashi đến Iwadatami (khoảng 3km, 20 phút), tuyến B đi từ Iwadatami đến Takasabashi (khoảng 3km, 20 phút), và toàn tuyến bao gồm cả tuyến A và B. Tuyến tham quan Học sinh THCS trở lên 3 tuổi trở lên Tuyến A 1,800 yên 900 yên Tuyến B 1,800 yên 900 yên Toàn tuyến 3,300 yên 1,600 yên Ảnh chụp từ thuyền xuôi dòng Nagatoro Trên hành trình xuôi dòng Nagatoro, có điểm mà bạn có thể xuống ghềnh và làm nước bắn tóe lên trông rất vui mắt, nhưng vào ngày mình ghé thăm thì mực nước ở sông Ara rất thấp nên chỉ có tuyến tạm thời đi một vòng quanh vùng nước hiền hòa ở Iwadami (20 phút 1.000 yên. Tuy vậy nhưng những khoảnh khắc thư thái chèo thuyền dọc con sông Kawamo tươi đẹp dưới ành nắng mùa xuân cũng thật tuyệt vời. Mình đã có một kỉ niệm đẹp không thể nào quên. Kem chuẩn vị Ý được làm bởi thợ thủ công Sau khi hòa mình với thiên nhiên tại Chichibu cả ngày, cuối cùng trời cũng tối. Trước khi ra về, chúng ta cùng thưởng thức đồ ngọt của Chichibu và nhìn lại một ngày thật vui nhé. mình đã chọn kem “nhà làm” sử dụng sữa và hoa quả của Chichibu. Gần ga Nagatoro có một quán kem Ý tên là “Miyama”, mình vừa thưởng thức kem, vừa chờ tàu về. Miyama Địa chỉ 456 Nagatoro, Nagatoromachi, Saitama-ken Điện thoại 0494-66-3318 Thời gian mở cửa 9:30~19:00 (ngày thường mở tới 18:30) Giá kem 1 viên 320 yên, 2 viên 420 yên, 3 viên 520 yên (thêm ốc quế 30 yên) Ngày nghỉ Không có Chuyến du lịch Chichibu: Phần tổng kết Trong bài viết này, mình đã giới thiệu với các bạn công viên Hitsujiyama và Nagatoro của khu “Chichibu” được mọi người yêu thích – nơi bạn có thể hòa mình vào thiên nhiên ngay tại vùng phụ cận của Tokyo. Đây là nơi hoàn hảo để bạn quên đi sự hối hả của chốn thành thị, đắm mình trong thiên nhiên kì vĩ, lấy lại tinh thần và năng lượng trong cuộc sống. Bạn có thể trải nghiệm cùng bạn bè, người yêu hoặc thong thả tận hưởng thiên nhiên một mình cũng rất tuyệt đấy, hãy tới Chichibu theo cách của bạn nhé ! ※Bài viết này được thực hiện với sự hợp tác của JNTO. Các thông tin chi tiết về du lịch Nhật Bản của JNTO (tiếng Việt) Các thông tin chi tiết về du lịch Chichibu của JNTO (tiếng Việt) Người viết bài Nguyễn Việt Tiệp Tiệp quê ở Phú Thọ. Anh đã sống ở Nhật hơn 3 năm. Hiện anh là nghiên cứu sinh thạc sĩ năm thứ 2 của khoa Nhân văn xã hội trường Đại học Tokyo. Anh có nhiều kinh nghiệm đi du lịch các địa điểm ở Nhật Bản và nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan v.v.
27/04/2021
Ở Nhật bằng lái xe không chỉ là giấy tờ tất yếu khi lái xe, mà còn là một trong những giấy tờ tùy thân phổ biến. Để lấy được bằng lái xe, thường sẽ phải mất tới vài tháng đi học ở trung tâm dạy lái, chi phí cũng mất khoảng trên dưới 300.000 yên (khoảng 62,5 triệu đồng). Tuy nhiên, với hình thức học nội trú thì chi phí khá rẻ mà chỉ mất khoảng 2 tuần là có thể thi lấy bằng chính thức. Mình cũng đi học nội trú và đã lấy bằng lái nên hôm nay mình xin chia sẻ kinh nghiệm của mình tới mọi người nhé! ※Tỷ giá tính đến 15/8/2021: 100 yên tương đương khoảng 20.835 đồng 〈Mục lục〉 Cách chọn trung tâm dạy lái và chi phí Cở sở vật chất kí túc xá và cuộc sống Nội dung học và quá trình cho tới khi lấy được bằng Đi tham quan khi có thời gian rảnh Ưu, nhược điểm của việc học bằng lái xe nội trú Thi lấy bằng ở trung tâm sát hạch bằng lái xe(免許センター) Tóm lược Cách chọn trung tâm dạy lái và chi phí Shinkansen từ Tokyo tới Niigata Mình là một du học sinh. Sau khi học 1 năm rưỡi ở trường Nhật ngữ mình đã vào học một trường Đại học ở Tokyo và hiện tại là sinh viên năm 4. Mình đã tìm được một công việc ở Nhật và vì công việc cần lái xe nên mình đã đi học bằng lái xe. Toàn bộ chi phí là tự bản thân mình chi trả. Vì muốn nhanh lấy được bằng với chi phí rẻ nên mình đã chọn học nội trú. So với học bình thường phải mất mấy tháng để hoàn thành khóa học thì học nội trú chỉ mất khoảng 2 tuần, chi phí cũng rẻ được mấy chục nghìn yên. Mình đã tìm hiểu thông tin về các trường nội trú trên mạng internet nhưng với số tiền lớn mà chỉ trao đổi qua mạng thì mình thấy không an tâm. Do vậy trong số tờ rơi có ở trường, mình đã chọn trung tâm ở Niigata và làm thủ tục xin học thông qua trường. Giá rẻ, được tận hưởng cảm giác đi du lịch xa nên mình đã chọn trung tâm đó. Mình chọn khóa học có kèm theo 3 bữa ăn mỗi ngày với giá 218,000 yên (khoảng 45 triệu 420 nghìn đồng). Vì không phải mùa cao điểm nên mình được ở 1 mình trong phòng dành cho 2 người mà không cần trả thêm phí. Chi phí bao gồm tiền học, sát hạch hoàn thành khóa học, sát hạch tốt nghiệp, tiền phòng cho 13 đêm 14 ngày và tiền ăn. Tuy nhiên, nếu bị trượt một trong các khi thi sát hạch thì sẽ phát sinh phí và kéo dài thời gian học vài ngày. Chi phí đi lại tới địa điểm học và cả đi được trường dạy lái xe chi trả 19,000 yên. Tháng 7/2021, mình đã đi Shinkansen tới Niigata (mình mua vé shinkansen được giảm giá cho học sinh, gồm vé lên tàu 4,570 yên, vé tốc hành 5,040 yên). Các bạn cùng tham gia với mình chủ yếu là các bạn tới từ vùng thủ đô Tokyo, ngoài ra cũng có bạn từ Hokkaido, Aichi, Gunma, Nagano tới nữa. Cở sở vật chất kí túc xá và cuộc sống Từ trái sang phải, từ trên xuống dưới:Khung cảnh từ ga Nishishibata, kí túc xá, phòng ngủ, cơm tối Tỉnh Niigata là một vựa lúa lớn của Nhật Bản. Từ ga Niigata đổi tàu đi tới ga Nishishibata (đường sắt JR) mở ra trước mắt bạn sẽ là cảnh những cánh đồng lúa. Tới ga Nishishibata sẽ có xe bus mini tới đón về trường để bắt đầu làm thủ tục nhập học và sau đó sẽ nhận phòng kí túc xá. Kí túc xá là một tòa nhà 2 tầng, phòng rất sạch đẹp, cơm rất ngon, lại có máy giặt, nên rất thời gian ở đây rất thoải mái dễ chịu. Từ kí túc xá tới trường chỉ mất 5 phút đi bộ nên giữa giờ nghỉ của các tiết học mình thường về lại phòng. Kí túc xá nam và nữ là hai tòa riêng biệt nhưng khi ăn cơm thì tất cả đều tập trung ăn ở tầng 1 của tòa kí túc nữ. Vì ảnh hưởng của dịch corona nên buổi đi Osen, tiệc giao lưu như thường lệ đều bị hủy. Tuy nhiên mình quen được các bạn cùng kí túc nên thời gian ở đây rất vui vẻ. Nội dung học và quá trình cho tới khi lấy được bằng Trình tự học lấy bằng lái xe Mình nhập trường ngày 15/7 và tốt nghiệp ngày 28/7. Giai đoạn 1 có 9 tiết học lí thuyết, 12 tiết học thực hành lái trong trường. Học xong các tiết này sẽ có khì thi sát hạch hoàn thành nội dung học (lí thuyết và thực hành) và nếu đậu thì sẽ được cấp karimen để được tập lái thực tế trên đường. Học lí thuyết Sách học lí thuyết khá dày. Lúc đầu mình đã nghĩ là không thể nào mà học thuộc hết được. Nhưng sau khi học thì chỉ cần nắm vững những điểm mấu chốt là được nên mình cũng bớt lo lắng hơn. Trong lớp mình học có mỗi mình là người nước ngoài nên giáo vên vẫn giảng với tốc độ bình thường. Trong giờ học cấm dùng điện thoại, nên có những từ không hiểu cũng không tra nghĩa được mà phải để tới khi về phòng ngồi học lại mới tra rồi hiểu ra. Trường còn có các buổi học tham gia tự do. Mình đã tham gia 5 tiết và làm đi làm lại các đề thi thử rồi nghe giáo viên giải thích những chỗ chưa hiểu, nhờ vậy mình vượt qua kì thi lí thuyết mà không thấy quá khó. Học thực hành Cảnh hoàng hôn ở trường lái Ngày nhập học ngay buổi đó mình học các thao tác cơ bản với mô hình sau đó vô lái thật luôn. Lần đầu tiên ngồi sau vô lăng mình rất run. Tuy nhiên sau 1 tuần đậu kì sát hoạch hoàn thành giai đoạn 1, ngay hôm đó mình đã được lái thực tế ở đường. Lái trên đường cần chú ý chuyển động của các xe khác và người đi bộ. Ở trong trường lái, mình thường lái với tốc độ trên dưới 20km nhưng ngoài đường có những lúc phải lái với tốc độ 70km. Mình vừa lái vừa sợ toát mồ hôi. Tuy nhiên dần dần quen thì khi lái, mình cũng đã thoải mái hơn. Sát hạch tốt nghiệp (lái ngoài đường) thì mình luôn chú ý giữ tốc độ ổn định và xác nhận an toàn. Đi tham quan khi có thời gian rảnh Shimizu-en (thị xã Shibata, tỉnh Niigata) Ngày nào cũng khá là bận rộn, nên hầu như chỉ có thời gian rảnh vào khoảng chiều tối. Hoặc có xong sớm thì do dịch corona thì các địa điểm tham quan lại đóng cửa sớn nên không đi tham quan đâu được. Nhưng 1 ngày trước khi tốt nghiệp, việc luyện tập đến 2 giờ chiều là kết thúc nên cuối cùng mình cũng đi chơi được. Mình đi xe điện của JR tới ga Shibata rồi thuê xe đạp ở trung tâm thông tin du lịch để đi tham quan thị xã Shibata và Shimizu-en (nhà vườn kiểu Nhật). Thành Shibata Ưu, nhược điểm của việc học bằng lái xe nội trú Phòng tiếp nhận của trường dạy lái xe Mình nhận thấy một số ưu điểm và nhược điểm của việc học lái xe nội trú như sau. 〈Ưu điểm〉 ✔︎ Ưu điểm lớn nhất của việc học lái xe nội trú là 2 điểm “nhanh” và “rẻ”. Học các trường bình thường ở khu vực xung quanh thủ đô sẽ mất khoảng 280-300 nghìn yên và thời gian cũng mất khoảng vài tháng. Hơn nữa việc đăng kí và sắp xếp các tiết học khá vất vả còn học nội trú thì tất cả điều được sắp xếp sẵn. ✔︎ Được giao lưu với những người cùng học ✔︎ Tùy từng địa điểm, sẽ được tận hưởng cảm giác như đi du lịch 〈Nhược điểm〉 ✔︎ Trong thời gian học không được về nhà, cũng không làm được các công việc khác. Thi lấy bằng ở trung tâm sát hạch bằng lái xe(免許センター) Sau khi tốt nghiệp trường dạy lái, mình phải thi lí thuyết ở trung tâm sát hạch bằng lái nơi mình đang sinh sống. Có chỗ phải đặt lịch trước nên các bạn hãy tìm hiểu trước. Bài thi có 95 câu làm trong 50 phút, trên 90 điểm là đỗ, và sẽ được cấp bằng ngay ngày hôm đó. Chi phí thì ở tỉnh Kanagawa thì lệ phí thi là 1,750 yên, phí cấp bằng là 2,050 yên (mỗi tỉnh mỗi khác). Về phần mình thì sau khi tốt nghiệp mấy ngày mình thi luôn nên đỗ luôn lần một, tuy nhiên nghe nói cũng có rất nhiều người phải thi nhiều lần mới đỗ. Tốt nghiệp xong, trong khi chưa quên kiến thức thì nên thi càng sớm càng tốt. Tóm lược Cổng vào Shimizu-en Học lái xe theo hình thức nội trú thì khoảng 2 tuần là có thể tốt nghiệp. Chi phí vừa rẻ hơn lại còn được trả tiền đi lại. Ngoài ra còn được ngắm nhìn những phong cảnh chưa từng thấy, ăn những món ăn địa phương. Với mình học nội trú là 1 gói học siêu phù hợp. Nếu muốn chi phí ít thì hãy chọn thời điểm học giống mình, tránh những kì nghỉ dài như nghỉ hè... Ngoài ra, mình thì đi học một mình nhưng nếu đi cùng bạn bè thì vừa vui hơn mà có trường hợp lại còn được giảm giá nữa. Mọi người tham khảo nhé!
24/08/2021
Gặp gỡ sempai số này Nguyễn Thị Ly Năm 2016 Tốt nghiệp THPT〈Tỉnh Hải Dương〉 Năm 2016 Đăng ký vào công ty phái cử〈Hà Nội〉 Năm 2017 Sang Nhật → Tập huấn → Bắt đầu thực tập kỹ năng ngành nông nghiệp〈Tỉnh Fukuoka〉 Năm 2020 Kết thúc thực tập kỹ năng, tiếp tục làm việc theo chế độ đặc
17/09/2021
Ở Nhật, trẻ vị thành niên khi ở khách sạn một mình hoặc đi hát ở quán Karaoke sẽ có nhiều hạn chế. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé. 〈Thạch Long〉 Hạn chế độ tuổi ở các khách sạn dạng Hostel Sau khi sang Nhật du học được vài tháng và bắt đầu có bạn bè thân thiết, chúng ta sẽ nghĩ “Hay là để dành lương đi làm thêm để đi suối nước nóng, ngủ một đêm rồi về nhỉ”. Nhưng hãy cẩn thận với các hạn chế độ tuổi khi ở khách sạn nhé. Đa phần các khách sạn ở Nhật Bản đều có quy định “Nếu là người vị thành niên thì phải được phép của người giám hộ”. Có nhiều khách sạn quy định phải đủ 18 tuổi hoặc đã tốt nghiệp trung học phổ thông, nhưng một số khách sạn quy định dưới 20 tuổi cần phải có sự đồng ý của người giám hộ. Nếu bạn dưới 19 tuổi, khi đặt khách sạn, hãy gọi điện hoặc liên lạc với khách sạn qua thư điện tử nhé. Nếu là du học sinh và sống 1 mình thì bạn hãy gọi điện cho khách sạn để xác nhận xem mình có được đặt phòng không nhé. Sở dĩ cần phải có giấy đồng ý vì khách sạn cần có người đứng ra chứng nhận thân phận của người đăng ký thuê phòng. Trường hợp có việc gì thì còn có người chịu trách nhiệm đứng ra giải quyết. Trẻ em không được phép mua đồ uống có cồn hoặc thuốc lá Thú thực đi, hồi còn bé, bạn đã bao nhiêu lần phải “chạy ra đầu ngõ” mua hộ bố bao thuốc rồi? Rất nhiều phải không? Bản thân tôi cũng vậy. Bố đang ngồi với bạn bè là kiểu gì cũng nhờ thằng con trai là tôi đây, chạy ra đầu phố mua thêm mấy chai bia, mấy bao thuốc. Điều tuyệt vời nhất của hoạt động này là “tiền trả lại bố cho mày luôn đấy”. Nếu bạn vẫn còn giữ thói quen này ở Nhật coi chừng gặp rắc rối lớn. Ở Nhật có quy định rất chặt chẽ về việc bán thuốc lá, bia rượu cho người dưới 20 tuổi (độ tuổi đánh dấu cột mốc trưởng thành ở Nhật Bản). Nếu nghi ngờ độ tuổi của người mua thì các siêu thị, cửa hàng tiện lợi đều có quyền yêu cầu người mua xuất trình chứng minh thư. Nếu siêu thị, cửa hàng tiện lợi bị phát hiện bán bia rượu, thuốc lá cho người chưa đủ tuổi mua mặt hàng này thì sẽ bị phạt tiền dưới 500.000 yên (tương đương với 100 triệu đồng) và có khả năng bị rút giấy phép bán rượu. Nếu bán thuốc lá cho trẻ vị thành niên cũng có khả năng bị phạt tiền dưới 500.000 yên. Có chuyện thế này. Cả nhà tôi đi siêu thị. Sau khi thanh toán xong mới phát hiện ra chưa mua chai rượu mirin dùng để ướp thịt gà. Tôi tiện miệng nhờ con gái 13 tuổi đi lấy chai mirin rồi mang ra quầy thanh toán. Tuy nhiên, con gái tôi bị từ chối thanh toán. Cá nhân tôi thậm chí còn bị nhắc nhở vì nhờ trẻ em đi mua rượu, dù đó chỉ là loại rượu dùng trong ẩm thực. Lý do là vì mirin được coi là loại đồ uống có cồn. Tuy nhiên đối với loại rượu sake dùng để nấu ăn “料理酒” (ryorishu) thì lại khác. Do loại sake này có nhiều muối và đường nên không uống như rượu được nên dù có là trẻ em thì cũng có thể đi mua. Đi xe máy tay ga cỡ nhỏ cũng phải có bằng Nhật cũng quy định rất nghiêm ngặt độ tuổi được phép thi bằng lái xe. Nếu đi xe dưới 50 phân khối thì phải đủ 16 tuổi, muốn lấy bằng lái xe phải đủ 18 tuổi. Đối với xe tay ga dưới 50 phân khối thì không cần phải đi học mà chỉ cần tới địa điểm thi là được. Nhưng muốn lái xe ô tô thì phải đi học ở trường lái xe. Trường hợp là người vị thành niên thì cần phải có giấy đồng ý của người giám hộ. Chi phí cho việc học lái xe ở Nhật thường từ 240.000 yên đến 300.000 yên. Có loại hình học lấy bằng lái xe nội trú để có thể lấy bằng trong thời gian ngắn và giảm được chi phí. Nếu ta tận dụng tốt có thể chỉ tốn khoảng 200.000 là có thể học lấy được bằng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tham khảo bài viết về học lấy bằng lái xe! Bao nhiêu tuổi thì được phép kết hôn? Theo luật của Nhật Bản thì nam giới từ 18 tuổi, nữ giới từ 16 tuổi được phép kết hôn. Tuy nhiên do là người vị thành niên nên cần phải được người giám hộ cho phép. Bộ luật Dân sự sửa đổi sẽ có hiệu lực từ tháng 4/2022, tuổi được phép kết hôn đối với nữ giới được tăng lên 18 tuổi giống như nam giới. Đồng thời tuổi thành niên được giảm từ 20 tuổi xuống 18 tuổi nên từ 18 tuổi trở nên nếu kết hôn thì không cần phải có sự đồng ý của cha mẹ nữa. Ngoài ra giới hạn tuổi cũng được áp dụng đối với việc đi làm. Theo Luật tiêu chuẩn Lao động của Nhật, người dưới 18 tuổi không được phép đi làm từ sau 10 tối tới 5 giờ sáng hôm sau. Luật này nghiêm tới mức ngay cả những ban nhạc trẻ được coi là thần tượng ở Nhật cũng không được phép diễn trên sân khấu sau 22h đêm. Trong các buổi biểu diễn ca nhạc cuối năm, đài truyền hình NHK luôn ưu tiên các nhóm nhạc trẻ biểu diễn trước mốc 22h để không vi phạm luật pháp. Muốn đi hát karaoke cũng phải… đủ tuổi Đây cũng là một trong những trải nghiệm khiến tôi ngỡ ngàng ở Nhật Bản. Ở Việt Nam thì các quán karaoke phục vụ mọi đối tượng và bất kỳ khung giờ nào. Nhưng ở Nhật, tuỳ thuộc vào luật của từng tỉnh, thành phố cũng như mỗi quận mà quy định cũng có chút thay đổi, hầu hết các quán karaoke ở Nhật đều giới hạn sử dụng dịch vụ tuỳ theo lứa tuổi. Ví dụ như, người dưới hoặc bằng 16 tuổi không được vào quán karaoke sau 18 giờ, đa phần các quán đều cấm người dưới hoặc bằng 18 tuổi không được đi hát sau 22h hoặc 23h giờ, kể cả có người người bảo hộ đi cùng. Vì vậy ở Nhật gia đình không được dẫn con đi hát Karaoke cho tới tối muộn.
21/10/2021
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài