Category | Tin mới nhất
Các bạn người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc ở Tokyo đã bao giờ “muốn nhận được tư vấn từ người mình tin tưởng” khi gặp khó khăn trong công việc và cuộc sống chưa? Khi đó, chắc hẳn bạn sẽ tìm kiếm thông tin do người Việt viết trên mạng xã hội. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng thường ẩn chứa nhiều thông tin sai lệch. Khi “muốn nhận được tư vấn từ người đáng tin cậy”, “muốn xin tư vấn từ chuyên gia có kiến thức về pháp luật”, bạn thử dùng “東京都多言語相談ナビ (Tokyo Multilingual Consultation Navi - Tư vấn đa ngôn ngữ...
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hợp tác với bệnh viện đại học của Nhật...
16/01/2025Các sự kiện lớn trong năm 2025
14/01/2025“Seiza” (正座) có phải là kiểu ngồi truyền thống của Nhật Bản không?
04/05/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Vol. 5 Lịch trình tìm việc của du học sinh 1. Lịch trình tổng thể của hoạt động tìm việc 2. Phân tích bản thân (hiểu chính mình) 3. Nghiên cứu công việc và công ty (hiểu đối phương) 4. Thực tập 5. Sơ yếu lý lịch và đơn ứng tuyển 6. Cách viết đơn ứng tuyển 7. Ứng tuyển・Dự thi・Phỏng vấn・Thư tuyển dụng Lịch trình tìm việc của du học sinh “Ứng tuyển”, “Hội chợ việc làm”, “Ngày hội việc làm của công ty”, “Đơn ứng tuyển”, “Sơ yếu lý lịch”, “Thi viết”, “Phỏng vấn”, “Thư hẹn tuyển dụng”. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giải thích tổng thể quá trình tìm việc của du học sinh. Ngoài ra, còn có cả những gợi ý về cách viết đơn ứng tuyển, bài “Giới thiệu bản thân” và “Lý do ứng tuyển”, những thứ quyết định bạn có được vào vòng phỏng vấn hay không. Có nhiều bạn du học sinh bắt đầu hoạt động tìm việc khá muộn nên hãy chú ý nắm rõ được toàn bộ quy trình và bắt đầu chuẩn bị từ sớm nhé. 1. Lịch trình tổng thể của hoạt động tìm việc Bắt đầu từ năm thứ 3 đại học Năm thứ 3 đại học・M1 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Buổi giới thiệu về thực tập Thực tập mùa hè Thực tập mùa thu Nhiều hội chợ việc làm (tháng 3 thường có ngày hội việc làm của các công ty lớn) Phân tích bản thân (giá trị quan, mối quan tâm, sở trường) Nghiên cứu công việc (ngành, loại công việc, công ty) =Tìm kiếm , thăm hỏi sempai, đến thăm công ty, thực tập Lịch trình tìm việc của những người dự kiến tốt nghiệp năm 2022 Nếu là bạn là sinh viên đại học, hãy nghĩ rằng hoạt động tìm việc làm (shukatsu) ở Nhật Bản bắt đầu từ đầu năm thứ 3 trở đi. Điều quan trọng nhất trong hoạt động tìm việc làm là tìm kiếm công việc khiến mình có động lực để làm. Năm thứ 3 đại học là khoảng thời gian để suy nghĩ và nghiên cứu xem với kinh nghiệm, kiến thức và giá trị quan của mình thì làm việc trong ngành nào sẽ phát huy được tốt, và từ đó xem xét nên nhắm tới công ty và loại công việc nào. Ngoài ra, từ năm thứ 3 trở đi, hãy tích cực đi thực tập. Ở phần sau chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn về việc thực tập, nhưng trải nghiệm nhiều chỗ làm và các loại công việc phong phú thì bạn sẽ nắm rõ hơn cách lựa chọn công việc, đồng thời có thể phân tích sâu hơn sở trường cũng như các vấn đề còn tồn tại của bản thân. Đến cuối năm học, các hội chợ việc làm và ngày hội việc làm của công ty sẽ được tổ chức. Đó là lúc bạn chính thức bước vào quá trình tìm việc làm. Năm thứ 4 đại học: Nộp đơn ứng tuyển → Dự thi → Phỏng vấn Năm thứ 4 đại học・M2 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Thi viết, phỏng vấn Thư hẹn tuyển dụng Lễ tuyển dụng Chuyển loại visa Thực tập mùa xuân Khi đã lên năm thứ 4 thì vẫn nên tiếp tục tham gia các hội chợ việc làm. Hầu hết các đợt phỏng vấn diễn ra vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6. Tuy nhiên, vẫn có các đợt thực tập và phỏng vấn muộn hơn. Dù mãi vẫn chưa nhận được thư hẹn tuyển dụng thì các bạn cũng đừng bỏ cuộc nhé. Hoạt động tìm việc tốn bao nhiêu thời gian? Hoạt động tìm việc rất tốn thời gian. ・Phân tích bản thân, tìm kiếm công ty: Chúng tôi khuyến nghị nên dành nhiều thời gian để phân tích bản thân và tìm kiếm công ty. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn định làm việc này trong thời gian ngắn đi nữa thì vẫn sẽ mất khoảng 2, 3 tháng cho việc tìm kiếm công ty. ・Khi đã chính thức được tuyển dụng thì bạn sẽ phải bắt tay vào việc chuyển đổi tư cách lưu trú. Tuy nhiên, thủ tục chuyển đổi tư cách lưu trú thông thường mất khoảng 3 tháng nên cần xin chuyển tư cách lưu trú từ tháng 12 của năm thứ 4 đại học. 2. Phân tích bản thân (hiểu chính mình) Khi tìm việc, hãy tìm công việc khiến bạn có động lực để làm, hãy tìm nơi làm việc có thể phát huy được năng lực và thế mạnh của mình. Ở Nhật, nếu cứ liên tục chuyển việc sau thời gian quá ngắn thì các lựa chọn khi tìm công việc mới sẽ bị thu hẹp lại. Lý do là bên tuyển dụng sẽ lo lắng “không biết liệu người này sau khi vào công ty có làm việc lâu không”. Để có thể duy trì công việc lâu dài, và cũng là để thông qua công việc có được một cuộc sống tràn đầy cảm hứng thì cần chú trọng tìm ra công việc và chỗ làm phù hợp với bản thân. Để làm được điều này, bước đầu tiên là phải phân tích bản thân. Nếu chưa phân tích được bản thân thì bạn sẽ không thể biết loại công việc nào sẽ phù hợp với mình. Hãy vừa xem lại kinh nghiệm của mình (quá trình đi học, các hoạt động xã hội và công việc làm thêm baito v.v.) vừa xem các điểm dưới đây rồi phân tích bản thân: ・Giá trị quan của bạn ・Điều mà bạn quan tâm ・Năng lực của bản thân (mạnh ở điểm nào, có những khả năng gì) 3. Nghiên cứu công việc và công ty (hiểu đối phương) Khi đã xác định được giá trị quan, điều quan tâm và năng lực của mình thì bạn hãy tìm kiếm công việc và nơi làm việc phù hợp với những điều đó. Để làm được điều này, phải biết được nội dung công việc và biết về công ty. Làm thế nào để tìm hiểu được nội dung công việc và công ty nhỉ? “Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi?” Dưới đây là các câu hỏi hay gặp trong các buổi phỏng vấn tuyển dụng: ✔︎ “Tại sao bạn lại muốn làm việc tại công ty chúng tôi?” ✔︎ “Tại sao bạn lại muốn làm công việc này?” ✔︎ “Bạn có thể cống hiến gì cho công ty chúng tôi?” Khi chưa phân tích được bản thân và công ty thì bạn sẽ không thể trả lời chính xác được các câu hỏi trên. Ngược lại, nếu đã phân tích được rõ bản thân và công ty rồi mới ứng tuyển thì khả năng cao là công ty này phù hợp với bạn. Như thế, bạn sẽ trả lời đúng được các câu hỏi này. Nghiên cứu công ty và công việc Để tìm được công việc và công ty mà bạn muốn làm thì hãy thu thập thông tin theo các góc độ khác nhau và phân tích nhé: Nghiên cứu về ngành nghề Hãy tìm hiểu thật nhiều về ngành nghề mà bạn quan tâm. Hãy tìm hiểu xem ngành nghề này cung cấp thứ gì, cho đối tượng nào, và trong ngành này, mình có thể làm được công việc gì. Ở bước này, sinh viên thường có xu hướng chỉ xem xét các ngành cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng B to C (Business to Consumer), nhưng hãy tìm hiểu thêm cả các ngành cung ứng sản phẩm và dịch vụ cho doanh nghiệp B to B (Business to Business) nữa nhé. Nghiên cứu công ty, nghiên cứu loại công việc Một câu hỏi hay gặp trong đơn ứng tuyển hay trong khi phỏng vấn là: “Trong nhiều công ty cùng ngành, tại sao bạn lại muốn làm việc tại công ty chúng tôi?”. Để trả lời được câu hỏi này một cách thuyết phục, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ lĩnh vực hoạt động, điểm mạnh, văn hoá của công ty cũng như những điểm khác biệt so với các công ty khác. Dĩ nhiên, bạn phải biết ở công ty này có những loại hình công việc nào. Dưới đây là các phương pháp để tìm hiểu điều này. ✔︎ Thu thập thông tin trên internet ✔︎ Hỏi thăm sempai (tốt nhất là gặp trực tiếp và hỏi chuyện) ✔︎ Tham gia ngày hội việc làm của công ty ✔︎ Thực tập tại chính công ty đó hoặc công ty khác cùng ngành Chuyên ngành trong trường đại học và công việc khi đi làm Chuyên ngành học ở trường và loại công việc ở nơi ứng tuyển Trường hợp là du học sinh, nếu nội dung chuyên ngành học ở trường và loại công việc của bạn không phù hợp với nhau thì có khả năng bạn sẽ không xin được tư cách lưu trú Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế. Hãy lưu ý vì phải xin tư cách lưu trú nên sẽ có loại công việc bạn được làm và loại công việc không được làm. Chuyên ngành khi đi học và nghề nghiệp khi đi làm Kỹ năng đặc định Chắc hẳn là có nhiều bạn du học sinh đã quyết định sẽ làm việc vài năm ở Nhật Bản. Hiện nay, số du học sinh hướng đến tư cách lưu trú “Kỹ năng đặc định” cũng đang gia tăng. Nếu bạn đỗ được kì thi Năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ từ N4 trở lên, đỗ kì thi kiểm tra kỹ năng tương ứng với ngành nghề mà bạn muốn làm và ký được hợp đồng lao động với công ty thì coi như bạn đã thoả mãn các điều kiện để lấy được tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định. Cẩm nang về Kỹ năng đặc định Lịch trình tìm việc của du học sinh 4. Thực tập Thuận lợi cho việc phân tích bản thân, có ích cho nghiên cứu công việc Theo khảo sát của công ty lớn về nhân sự Mynavi, có khoảng 80% sinh viên đại học tốt nghiệp năm 2020 từng đi thực tập. Số lượng công ty thực tập bình quân đầu người là 3,6 công ty. Văn phòng hỗ trợ phát triển sự nghiệp (trung tâm hỗ trợ việc làm, phòng hỗ trợ tìm kiếm việc làm) của trường đại học hoặc trường chuyên môn thường giới thiệu các công việc thực tập. Đi thực tập là một việc quan trọng cả đối với quá trình phân tích bản thân và nghiên cứu sâu về công việc. Bạn có thể trải nghiệm cả những công việc khác với công việc baito. Khi được thực tế làm thử công việc, bạn sẽ biết được rất nhiều điều, ví dụ như công việc đó có phù hợp với bản thân hay không, bản thân mình có sở trường gì và còn tồn tại vấn đề nào, loại công việc nào phù hợp với bản thân, khi tìm kiếm công ty cần phải chú ý những điểm gì v.v. ✔︎ Hiểu được cụ thể nội dung công việc ✔︎ Hiểu được sở trường và vấn đề còn tồn tại của bản thân ✔︎ Hiểu rằng công việc này đòi hỏi những kiến thức, năng lực, kĩ năng nào ✔︎ Trở thành kinh nghiệm có thể dùng để PR bản thân trong đơn ứng tuyển và khi phỏng vấn ✔︎ Có thể nhận được nhiều lời khuyên phong phú ✔︎ Nâng cao khả năng nhìn nhận, đánh giá công ty Hình thức thực tập để tuyển dụng và thực tập để trải nghiệm Số lượng công ty tổ chức nhận nhân viên thực tập vì khó khăn trong việc tuyển người đang gia tăng. Chỉ thông qua phỏng vấn thì nhiều khi không đánh giá đúng được về một con người, vì vậy, để phòng ngừa việc tuyển người không phù hợp, các công ty tiếp nhận nhân viên thực tập để tuyển được sinh viên thực sự có triển vọng (hình thức thực tập để tuyển dụng). Mặt khác, cũng có các công ty không có dự định tuyển người nhưng vẫn nhận nhân viên thực tập để tạo điều kiện cho sinh viên được trải nghiệm công việc (hình thức thực tập để trải nghiệm). Kinh nghiệm thực tế của sempai du học sinh nhận được thông báo tuyển dụng sau 2 tháng thực tập Đặc điểm của thực tập ở Nhật Bản ・ Có nhiều cơ hội để thực tập ngắn ngày. Có cả kiểu thực tập chỉ trong 1 ngày ・ Sinh viên không phải trả tiền mà ngược lại, có thể còn nhận được thù lao. Trong trường hợp đó, cũng giống như làm baito, mỗi tuần chỉ được làm không quá 28 giờ. 5. Sơ yếu lý lịch và đơn ứng tuyển Sự khác nhau giữa sơ yếu lý lịch và đơn ứng tuyển Sơ yếu lý lịch là tài liệu cho thấy các dữ liệu và quá trình học hành, làm việc của bản thân. Vì vậy, các thông tin ghi trong sơ yếu lý lịch như họ tên, ngày sinh, quá trình học v.v. sẽ được sử dụng làm dữ liệu nhân viên. Ngoài ra, vì sơ yếu lý lịch là văn bản hành chính nên nếu có gian lận trong khi viết sơ yếu lý lịch thì có thể bị huỷ quyết định tuyển dụng hoặc bị cho thôi việc. Đơn ứng tuyển là tài liệu rất quan trọng để xem xét tuyển dụng. Rất nhiều công ty đặt ra yêu cầu trong đơn ứng tuyển để nắm được các thông tin phục vụ cho việc xét tuyển như lý do ứng tuyển, PR bản thân, những nỗ lực thời sinh viên v.v. Nội dung trong đơn ứng tuyển và sơ yếu lý lịch có thể trùng nhau Có cả công ty yêu cầu nộp cả đơn ứng tuyển và sơ yếu lý lịch. Vì đơn ứng tuyển và sơ yếu lý lịch được sử dụng vào các mục đích khác nhau nên nội dung của hai tài liệu này nếu trùng nhau ở một mức độ nhất định cũng không có vấn đề gì. Trong trường hợp trong đơn ứng tuyển và sơ yếu lý lịch đều có mục PR bản thân và Lý do ứng tuyển thì nên làm thế nào? Đơn ứng tuyển sẽ được dùng chủ yếu cho việc xét tuyển nên trong đó bạn hãy viết chi tiết, còn trong sơ yếu lý lịch thì có thể chỉ cần viết tóm tắt lại nội dung đã viết trong đơn ứng tuyển. Cũng có công ty chỉ yêu cầu nộp sơ yếu lý lịch mà không cần đơn ứng tuyển. Trong trường hợp này, hãy viết thật chi tiết mục PR bản thân và Lý do ứng tuyển. Sơ yếu lý lịch viết tay Trong trường hợp công ty yêu cầu nộp sơ yếu lý lịch viết tay, qua bản sơ yếu lý lịch, công ty có thể nhìn ra được độ chính xác khi viết cũng như thói quen cẩn thận trong công việc. Hãy chú ý không viết sai, viết thiếu. Nếu có chỗ viết nhầm thì hãy cố gắng viết lại từ đầu. 6. Cách viết đơn ứng tuyển PR bản thân và lý do ứng tuyển Phần được chú trọng nhất trong cả đơn ứng tuyển lẫn khi phỏng vấn là “PR bản thân” và “Lý do ứng tuyển”. ① PR bản thân Trong phần PR bản thân, hãy viết vào đó ít nhất từ 2 đến 3 điểm về những điều bạn muốn “khoe” như sở trường và kinh nghiệm của bản thân. Khi viết về sở trường và mục tiêu của mình, hãy trình bày có gắn kết với trải nghiệm hoặc câu chuyện của bản thân trong quá trình ôn thi, hoạt động câu lạc bộ, hoạt động xã hội, công việc baito, thực tập v.v. Ngoài ra, hãy viết cụ thể và dễ hiểu về các trải nghiệm, kinh nghiệm và câu chuyện bản thân. ② Lý do ứng tuyển Trong mục lý do ứng tuyển, nếu bạn biết cách kết nối lĩnh vực hoạt động của công ty đó với sở trường và kinh nghiệm của mình và viết cụ thể rằng bạn có thể cống hiến được gì cho hoạt động nào của công ty, mình muốn làm loại công việc nào thì sẽ thu hút được sự chú ý của bên tuyển dụng. Cả trong khi phỏng vấn, bạn cũng có thể dựa trên những gì đã viết trong phần “Lý do ứng tuyển” và “PR bản thân” để PR cho mình lần nữa. Hãy tìm hiểu nội dung hoạt động, điểm mạnh, đặc trưng, văn hoá v.v. của công ty bạn muốn ứng tuyển thông qua trang giới thiệu thông tin công ty hoặc trang web của chính công ty đó. Ngoài ra, không nên chỉ tìm hiểu qua mạng mà hãy tham gia thực tập, hỏi thăm sempai để thu được những thông tin thực tế. Bạn nhất định sẽ tận dụng được kết quả của những nỗ lực đó trong khi viết đơn ứng tuyển và khi tham gia phỏng vấn. ③ Những điểm khác cần lưu ý ・ Nếu bạn chép lại gần như nguyên văn đơn ứng tuyển của người khác thì khi bị hỏi về sở trường và kinh nghiệm trong buổi phỏng vấn, bạn sẽ không thể trả lời được trôi chảy. Hãy tự viết bằng lời lẽ của chính mình. ・ Hãy viết càng cụ thể càng tốt về kinh nghiệm và trải nghiệm của bản thân. Phần PR quan trọng nhất là tính cách và kinh nghiệm bản thân Hãy viết cụ thể kinh nghiệm bản thân và những điều đúc rút được từ các kinh nghiệm đó Trong quá trình tìm việc, nhiều người có xu hướng bị sa đà vào các bí quyết như cách thức thể hiện bản thân v.v. nhưng điều quan trọng nhất vẫn là kinh nghiệm, những gì tích luỹ được và tính cách của bạn. Nếu bạn từng nghiêm túc nỗ lực, cố gắng trong quá trình học, làm baito hay tham gia các hoạt động xã hội thì hãy chú trọng đến các điểm đó và đưa ra trình bày một cách thật tự tin. Ngược lại, những ai chuẩn bị đi du học hoặc có ít trải nghiệm trong quá trình du học thì hãy tích cực học tập, tích luỹ kinh nghiệm và giao lưu vì những việc này đều có ích cho hoạt động tìm việc sau này. 7. Ứng tuyển・Dự thi・Phỏng vấn・Thư tuyển dụng Đơn ứng tuyển Khi tìm thấy công ty mà bạn quan tâm, hãy thực hiện thủ tục ứng tuyển thông qua trang web của các công ty nhân sự. Thông thường, một người ứng tuyển vào trung bình từ 20 ~ 30 công ty. Không phải cứ làm thủ tục ứng tuyển là bắt buộc phải đi dự ngày hội việc làm của công ty đó hay phải nộp đơn ứng tuyển, nên hãy cứ ứng tuyển nhiều nơi. Sau khi làm thủ tục ứng tuyển vào công ty trên trang web của công ty nhân sự, có thể bên phía công ty sẽ yêu cầu nộp đơn ứng tuyển. Nếu đó là công ty mà bạn muốn vào làm thì hẵng làm theo yêu cầu. Đến khoảng tháng 3 thì hầu hết các công ty vẫn chỉ tổ chức các ngày hội việc làm, sau đó mới thực hiện quá trình tuyển dụng. Vì vậy, việc nộp đơn ứng tuyển đa số thực hiện từ tháng 4 trở đi. Thi viết Nếu qua được vòng xét duyệt hồ sơ, thông thường bạn sẽ phải vào vòng thi viết. Bài thi thường chia thành 3 dạng khác nhau bao gồm bài thi “ngôn ngữ” kiểm tra từ vựng và khả năng đọc hiểu, bài thi “phi ngôn ngữ” kiểm tra khả năng tính toán v.v. và bài thi tìm hiểu “tính cách, độ phù hợp”. Có công ty còn yêu cầu làm bài thi “tiếng Anh”, “thời sự”, “viết bài văn” v.v. Phỏng vấn Sau khi qua phần xét duyệt hồ sơ và thi viết, cuối cùng bạn sẽ vào vòng phỏng vấn. Có các hình thức phỏng vấn như sau: ・ Phỏng vấn cá nhân: Mỗi lần chỉ 1 sinh viên tham gia. Thời gian từ 15 ~ 20 phút. ・ Phỏng vấn nhóm: Phỏng vấn đồng thời 2, 3 người. Cách phỏng vấn này thường được dùng cho phỏng vấn lần đầu. ・ Thảo luận nhóm: Một nhóm người cùng thảo luận về một chủ đề được giao. “Bạn định làm việc ở Nhật Bản đến bao giờ?” Nếu bạn là du học sinh, ngoài lý do ứng tuyển và PR bản thân, còn một việc nữa phải chuẩn bị trước khi dự phỏng vấn. Đó là câu trả lời cho câu hỏi “bạn định làm việc ở Nhật Bản đến bao giờ?”. Trong số các du học sinh mà ban biên tập KOKORO từng phỏng vấn, có cả những người trả lời rằng sẵn sàng ở lại hẳn, nhưng số người nghĩ rằng “lúc nào đó sẽ về nước” vẫn nhiều hơn. Nội dung này không nhất thiết phải viết vào đơn ứng tuyển. Tuy nhiên, nếu là du học sinh người nước ngoài thì khả năng bị hỏi câu này khi phỏng vấn là rất cao. Chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn không biết có nên trả lời thành thật kế hoạch bản thân rằng khi nào đó định về nước hay không, và cách phản ứng của từng công ty đối với câu trả lời của bạn cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, nếu không suy nghĩ trước đến điểm này, khi đột nhiên bị hỏi trong khi đang phỏng vấn, bạn sẽ khó mà trả lời được một cách hợp lý. Cần chuẩn bị trước việc này. Thư tuyển dụng Một khi đã có thư tuyển dụng, nếu không có vấn đề gì đặc biệt thì sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ vào làm tại công ty đó. “Thư hứa tuyển dụng” được đưa ra trước khi có thư tuyển dụng chính thức cũng có ý nghĩa gần giống như thư tuyển dụng. Một kết quả khảo sát cho thấy đến cuối tháng 7 của năm thứ 4 đại học, khoảng 80% sinh viên đã nhận được thư hứa tuyển dụng từ ít nhất 1 công ty. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tổ chức tuyển dụng sớm hơn các công ty lớn nên các bạn hãy lưu ý để nhanh chóng nắm bắt thông tin và hành động kịp thời nhé.
30/03/2021
Xin chào mọi người! Chúng mình lại gặp nhau rồi đây ^^ Thứ hai tuần trước, chúng mình đã đăng 1 bài viết về lịch trình tìm việc tại Nhật, các bạn đã đọc rồi chứ? Bài viết lần trước là dành cho du học sinh nhập học vào mùa xuân, thế nhưng cũng có những bạn nhập học vào mùa thu (tháng 10) và tốt nghiệp vào tháng 9. So với các bạn nhập học tháng 4 thì lịch trình sẽ bị chậm hơn 6 tháng và cũng có những điểm khác biệt nhất định. Vậy cụ thể đó là những điểm nào thì mọi người hãy đón đọc bài viết hôm nay nhé! Trước khi bước vào năm cuối, hãy bắt đầu hành động~ Đầu tiên, hãy cùng chúng mình xem bảng lịch trình dành riêng cho sinh viên tốt nghiệp tháng 9 nào!!! Đối với bạn các nhập học mùa xuân, tính từ thời điểm trở thành sinh viên năm cuối đồng thời cũng là thời điểm bắt đầu quá trình tìm việc đến khi tốt nghiệp, khoảng thời gian sẽ là 1 năm nhưng đối với các bạn kỳ mùa thu thì chỉ có đúng 6 tháng thôi! Năm nay, đợt tuyển dụng năm 2021 sẽ bắt đầu từ tháng 3, đối tượng tuyển dụng gồm sinh viên tốt nghiệp tháng 3 năm 2022 và tháng 9 năm 2021. Tiếp theo, hãy cùng chúng mình xem xét những điều cơ bản về tìm việc cho sinh viên tốt nghiệp tháng 9 thông qua phần Hỏi Đáp nhé! Q1: Tại sao sinh viên tốt nghiệp tháng 9/2022 không phải là đối tượng tuyển dụng? 【Câu trả lời】Thông thường, một năm tài chính của các công ty Nhật Bản được tính từ tháng 4 của năm này cho đến tháng 3 của năm sau. Quá trình tuyển chọn sinh viên mới tốt nghiệp thường sẽ ra trong vòng 1 năm để thời điểm vào làm sẽ trùng thời điểm bắt đầu của năm tài chính mới - tháng 4/2022. Các bạn tốt nghiệp tháng 9 năm 2022 về cơ bản vào thời điểm tháng 4/2022 các bạn chưa tốt nghiệp nên sẽ không phải đối tượng tuyển dụng. Q2: Vậy thì, các du học sinh tốt nghiệp vào tháng 9/2022 sẽ bắt đầu đi tìm việc vào tháng 10/2021 - năm cuối cũng được phải không? 【Câu trả lời】Không không, mà thay vào đó, trước khi vào năm cuối (với Đại học sẽ là sinh viên năm 4) bạn nên tham dự khoá thực tập ngắn hạn. Thông qua khóa thực tập ngắn hạn này, bạn có thể có cơ hội được tuyển dụng chính thức, hoặc nếu không thì bạn cũng sẽ hiểu bản thân mình rõ hơn, điều này rất có ích khi viết sơ yếu lý lịch, hồ sơ ứng tuyển và khi tham gia phỏng vấn nữa đấy. Q3: Câu hỏi 3: Mọi người thường mất hơn 1 năm để tìm việc nhưng trong nửa năm có thể tìm việc được không? 【Câu trả lời】Không sao, bạn vẫn có thể tìm được việc trong nửa năm. Thế nhưng, quá trình này chỉ dành riêng cho các bạn tốt nghiệp vào tháng 9 ! Các bạn tốt nghiệp vào tháng 3 nếu định bắt đầu tìm việc trong nửa năm cuối (từ mùa thu của năm cuối) thì hãy nên biết rằng việc này vô cùng khó khăn ! Thêm vào đó, các bạn tốt nghiệp vào tháng 9 hãy đi tìm việc càng nhanh càng tốt. Các bạn có thời gian tìm việc ít hơn các bạn tốt nghiệp vào tháng 3 nên các bạn phải bắt tay vào tìm việc sớm hơn các bạn ấy ! Cách sử dụng thời gian là vô cùng quan trọng! Vì có ít thời gian dành cho quá trình đi tìm việc, thế nên các bạn tốt nghiệp tháng 9 cần phải sử dụng thời gian với cường độ cao hơn các bạn tốt nghiệp tháng 3. Trong vòng 1 tháng, con số ứng tuyển không phải chỉ nằm trong vòng 1 - 2 công ty mà hãy tích cực để đẩy con số lên từ 5 - 6 trở lên nhé. Dưới đây là những điểm cần hết sức lưu ý cho quá trình tìm việc. ① Nhanh chóng hoàn thành sơ yếu lý lịch Trước khi bước chân được vào vòng phỏng vấn, bạn cần vượt qua được vòng loại hồ sơ. Hiện tại, những bạn sinh viên dự định tốt nghiệp vào tháng 9 năm nay, nếu các bạn chưa hoàn thành sơ yếu lý lịch hay đơn đăng ký ứng tuyển thì hãy mau chóng hoàn thành đi nhé! ② Không “kén cá chọn canh" quy mô doanh nghiệp to / vừa và nhỏ. Đầu tiên, ứng tuyển vào các công ty cùng ngành. Tại các doanh nghiệp lớn, bạn có nhiều cơ hội nhận được mức lương cao. Thế nhưng, trong khi làm việc thì điều quan trọng hơn nhiều đó là nội dung công việc và môi trường làm việc. Các bạn hãy thử nghĩ với công việc đó, mình có thể phát triển bản thân như thế nào, cảm thấy mình cống hiến được gì và tạo ra được thành tích gì. ③ Tìm thông tin tuyển dụng bằng nhiều phương pháp khác nhau Bạn có thể tìm kiếm các công tin tuyển dụng thông qua công cụ tìm kiếm tại các trang hỗ trợ tìm việc của các công ty lớn, đăng ký tham gia buổi giới thiệu về công ty, ứng tuyển v.v. Trong bài viết trước chúng mình đã viết rõ về điều này, các bạn hãy ấn vào đường link dưới để xem thông tin chi tiết ! Nhanh lên thôi ! Lịch trình tìm việc của du học sinh Phòng hỗ trợ việc làm của trường (キャリアセンター、キャリア支援室 v.v.) Trong các cách đầu tiên bạn nên nghĩ đến đó là tìm đến “Trung tâm hỗ trợ việc làm" hoặc “Phòng hỗ trợ việc làm" của trường! Ở đó,các doanh nghiệp muốn tuyển dụng du học sinh sẽ gửi thông tin đến các trường đại học, cao đẳng, trường chuyên môn. Hello Work (trong tiếng Nhật gọi là ハローワーク) Bạn đã bao giờ nghe đến cái tên này chưa? Hello Work là cơ quan giới thiệu việc làm do chính phủ vận hành. Các trang giới thiệu thông tin tuyển dụng như “Mynavi” thường hay được biết đến nhưng ngoài những trang đó cũng có tiền bối chỉ tìm kiếm thông qua Hello Work mà vẫn có việc làm Trang chủ của Hello Work Du học sinh đã tìm việc thông qua Hello Work WA.SA.Bi. Buổi phỏng vấn thử miễn phí tại văn phòng của WA.SA.Bi. WA.SA.Bi. có trụ sở tại Osaka, ngoài việc cung cấp thông tin tuyển dụng (có thể đọc bằng tiếng Việt) trên trang web chính thức, bạn liên lạc với văn phòng Wasabi để có thể đăng ký tư vấn về tìm việc tại Nhật. Tùy vào tình hình dịch COVID-19, bạn có thể xin tư vấn thông qua hình thức online. WA.SA.Bi. Vượt qua gian khổ, chào đón tương lai! Tiền bối đã tìm việc thành công (chính giữa) Cuối cùng, chúng mình sẽ giới thiệu quy trình vào công ty của các bạn tốt nghiệp tháng 9. Vào làm từ tháng 10 Ngoài thời điểm mùa xuân, số công ty tổ chức tuyển dụng nhân viên mới vào mùa thu (bắt đầu làm việc từ mùa thu) đang tăng lên. Trong trường hợp này, để có thể bắt đầu làm việc ngay sau khi tốt nghiệp bạn sẽ phải tiến hành làm thủ tục thay đổi tư cách lưu trú trước khi tốt nghiệp. Có lẽ sẽ có bạn muốn dành 1 chút thời để nghỉ ngơi, nhưng bạn hãy thử nghĩ xem khi bắt đầu làm với tư cách là nhân viên chính thức, bạn sẽ nhận được mức lương cao hơn cả mức lương khi đi làm thêm đấy! Vào làm từ tháng 4 Sau khi tốt nghiệp xong, bạn phải chờ nửa năm để được vào công ty. Trong trường hợp này, bạn sẽ tạm thời đổi sang tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định" (Tokutei katsudo), gần đến ngày vào công ty, bạn sẽ chuyển đổi tư cách để đi làm. Trong khoảng nửa năm này, bạn có thể về nước một thời gian, thế nhưng việc chuyển đổi tư cách lưu trú yêu cầu bạn phải có mặt ở Nhật nên hãy quay lại sớm nhé !
13/04/2021
Mỗi khi đi mua hàng tại Nhật Bản, chắc nhiều bạn đã khá quen thuộc với câu hỏi của nhân viên thu ngân: “ポイントカードおもちですか” (Bạn có thẻ tích điểm không). Vậy “Thẻ tích điểm” là gì, muốn làm thẻ thì làm thế nào và sử dụng có lợi gì. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn hiểu thêm về một dịch vụ thú vị tại Nhật Bản. Dịch vụ hoàn điểm Ở Nhật Bản, tại các siêu thị, cửa hàng thuốc, các cửa hàng bán quần áo và nhiều cửa hàng khác, khi thanh toán tiền, nhân viên sẽ hỏi “Bạn có thẻ tích điểm không?”. Thẻ tích điểm là một cách thu hút khách hàng gắn bó với dịch vụ của cửa hàng bằng cách phát cho khách 1 tấm thẻ để mỗi khi mua hàng, tùy theo số tiền mua khách sẽ được hưởng một số điểm nhất định, có thể sử dụng trong lần mua hàng sau đó. Tùy theo cửa hàng mà các loại hình thẻ tích điểm và chế độ tích điểm khác nhau. Khi thanh toán, đưa thẻ cho nhân viên thu ngân, ta sẽ tích được một số điểm nhất định và có thể sử dụng một phần hoặc toàn bộ số điểm đó để trừ vào số tiền mua hàng lần sau. Việc dùng điểm để thanh toán tiền mua hàng được gọi là “Hoàn điểm”. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu cụ thể một số loại hình thẻ tích điểm tại Nhật Bản. Thẻ tích điểm Waon Những lợi ích của thẻ WAON POINT Chuỗi cửa hàng siêu thị Aeon rất gần gũi với nhiều người Việt Nam, là tập đoàn siêu thị lớn nhất Nhật Bản. Thẻ WAON POINT được Aeon phát hành được sử dụng tại tất cả mọi cửa hàng trong hệ thống của Aeon. Cứ 200 yên tiền mua hàng, ta sẽ được nhận được (được hoàn lại) 1 điểm ( 1 điểm tương ứng với 1 yên) và trong lần mua hàng lần sau, ta có thể sử dụng điểm này để thanh toán tiền mua hàng. Ví dụ, nếu mỗi tháng ta mua hết 20.000 yên tiền hàng thì ta sẽ nhận được 100 điểm (tương ứng 100 yên). Như vậy nếu sau 10 tháng, ta sẽ có 2.000 điểm (tương ứng 2.000 yên). Mỗi lần mua hàng, chỉ cần đưa thẻ ra khi thanh toán, ta sẽ nhận lại được một số điểm như vậy. Ví dụ về tích điểm của thẻ WAON POINT Dưới đây là một ví dụ cụ thể khi mua hàng tại siêu thị Daiei và đã được hoàn điểm. ① Là số tiền mua hàng được hoàn điểm là 1.393 yên (những mặt hàng có giá đặc biệt sẽ không thuộc mặt hàng được hoàn điểm) ② Là điểm cơ bản: Điểm được hoàn theo nguyên tắc cơ bản: ①÷200=6.965 điểm (phần số lẻ bỏ đi) nên người mua nhận được 6 điểm ③ Là điểm gia tăng: Khi có chương trình khuyến mại, số điểm sẽ tăng gấp đôi ④ Là tổng số điểm: Số điểm tích được từ trước tới nay Cách làm thẻ WAON POINT Muốn đăng ký thẻ, trước hết cần tới các cửa hàng có áp dụng dịch vụ này xin thẻ, sau đó dăng ký. Có 3 cách đăng ký như sau. ※ Việc đăng ký thẻ là miễn phí, không mất tiền hội viên hàng năm. ① Đăng ký trên thiết bị tablet tại quầy dịch vụ tại cửa hàng. Việc đăng ký sẽ có nhân viên hỗ trợ và sau khi đăng ký xong có thể dùng được ngay. ② Lấy mẫu đăng ký tại các quầy dịch vụ của các cửa hàng, điền thông tin cần thiết rồi gửi qua bưu điện. Độ 3 tuần sau, công ty sẽ gửi thẻ tới nhà bạn. ③ Đăng ký qua mạng internet. Truy cập Trang đăng ký, vào mục 「新規会員登録」và làm theo hướng dẫn. Lợi ích của việc đăng ký qua internet là sau khi đăng ký xong có thể dùng được ngay. Nhưng thủ tục khá phức tạp và chỉ có tiếng Nhật nên có thể khó khăn với những ai chưa giỏi tiếng Nhật. Link đăng ký thẻ qua mạng như dưới đây. Các cửa hàng có thể dùng thẻ WAON POINT Chỉ cần một thẻ WAON POINT ta có thể dùng ở bất cứ cửa hàng nào trong hệ thống siêu thị này. Chúng tôi xin giới thiệu một số cửa hàng chính áp dụng dịch vụ này như sau. 【Các cửa hàng siêu thị】 Aeon, MaxValu, Peacock Store, My Basket, Kimisawa, Daiei, Daiei Gourmet City, KOHYO, Marunaka, Akore, The Big 【Các trung tâm thương mại】 Aeon Mall, Aeon Town, VIVRE, FORUS, OPA, Kobe Sannomiya Center Gai v.v. 【Các cửa hàng tiện lợi】 Ministop Thẻ WAON POINT khác với thẻ tiền điện tử WAON như thế nào Thẻ tiền điện tử do tập đoàn AEON phát hành. Nếu ta nạp tiền vào thẻ đó, hoặc tích hợp với thẻ tín dụng thì khi mua hàng chỉ cần đưa thẻ ra là thanh toán được. Thẻ này không cần đăng ký cũng có thể sử dụng được nhưng nếu đăng ký thành viên thì khi mua hàng, cứ 200 yên ta sẽ tích được 2 điểm (tức là gấp đôi so với số điểm sử dụng thẻ WAON POINT thường). Còn thẻ WAON POINT chỉ là thẻ tích điểm mỗi khi ta mua hàng mà thôi. Thẻ T card Một loại thẻ T card (Thể hiện bằng chữ T màu vàng) Thẻ dùng chung cho nhiều cửa hàng khác nhau Thẻ T card là một loại thẻ tích điểm rất tiện lợi vì chỉ cần 1 thẻ duy nhất nhưng có thể sử dụng chung tại bất cứ cửa hàng (có tham gia dịch vụ này) hoặc các cửa hàng trên mạng nào cùng áp dụng hình thức tích điểm này. Chỉ cần 1 thẻ ta có thể mua hàng được ở nhiều cửa hàng, trang mạng, có thể tích điểm cũng như dùng điểm để thanh toán. Ta có thể đăng ký làm thẻ T card tại bất cứ cửa hàng hoặc các trang mạng tham gia dịch vụ này. Việc đăng ký miễn phí và không mất tiền hội viên hàng năm. Đặc điểm của thẻ T card có thể dùng được tại nhiều loại cửa hàng như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cây xăng, cửa hàng ăn uống, các cửa hàng trên mạng tham gia dịch vụ này. Những cửa hàng mà chúng ta thường sử dụng cũng có thể là cửa hàng tham gia dịch vụ này. Khi thanh toán các bạn hãy lưu ý xem ở cửa hàng có nhãn T card không nhé. Nếu có thì khi sử dụng, nhớ đưa thẻ để tích điểm. Ví dụ về cách tích điểm của T card ① Với số tiền mua hàng khoảng 3.300 yên như trong ảnh (chưa kể tiền thuế tiêu dùng) thì chúng ta sẽ được nhận 16 điểm, tức 16 yên (tương đương 0,5% số tiền mua hàng). Khi tính điểm, số dư sẽ bị bỏ qua. ② Số điểm có thể dùng được: Hiện số điểm có thể sử dụng được là 239 điểm (239 yên). 16 điểm nhận được trong lần mua hàng này, đã được cộng vào tổng số điểm hiện có. Tùy cửa hàng mà tỷ lệ tính điểm (hoàn điểm) có khác nhau, nhưng đa số là cứ 100 yên hoặc 200 yên tiền mua hàng sẽ được nhận 1 điểm. Khi mua hàng ta có thể dùng điểm để thanh toán, 1 điểm tương đương với 1 yên. Thời gian sử dụng điểm là 1 năm tính từ thời điểm được tích vào thẻ hoặc lần dùng điểm để thanh toán sau cùng. Cách tích điểm và sử dụng điểm T card Khi thanh toán tại các cửa hàng có dán biểu tượng T card, ta sẽ tích được điểm. Khi muốn dùng điểm để thanh toán, thì khi đưa thẻ cho nhân viên thu ngân hãy nói “Tôi muốn dùng điểm”. Bạn có thể dùng tất cả hoặc dùng một phần số điểm của mình. Cần lưu ý là điểm T card không được dùng khi thanh toán tiền điện, nước, ga, thẻ trả trước, phiếu mua hàng hoặc các loại vé. Khi mua hàng trên mạng, nếu muốn dùng điểm để thanh toán thì phải nhập số thành viên ghi trên thẻ vào và điền số điểm muốn sử dụng. Thẻ SEIMS CARD Sau cùng chúng tôi xin giới thiệu một loại thẻ tích điểm đơn giản, sử dụng giới hạn trong 1 chuỗi cửa hàng nhất định. Dịch vụ đặc biệt với 2 loại điểm Chuỗi cửa hàng thuốc Drugstore Seims áp dụng một hình thức hoàn điểm đặc biệt: Mỗi khi mua hàng, ngoài điểm thông thường, chuỗi cửa hàng này còn tặng cho khách một loại điểm nữa gọi là “Gift point”- Điểm quà tặng. Cứ 100 yên tiền mua hàng ta sẽ tích được 1 điểm có thể dùng để mua hàng lần sau và 1 điểm quà tặng, tổng cộng là 2 điểm. Nếu trong 1 tháng, tổng số tiền mua hàng từ 10.000 yên trở lên, thẻ sẽ được tăng hạng Silver (hạng bạc) và số điểm khi mua hàng trong tháng sau sẽ tăng gấp đôi, nếu tổng giá trị mua hàng trong một tháng từ 30.000 yên trở lên, sẽ được tăng hạng Gold (hạng vàng) và số điểm trong tháng sau sẽ tăng gấp ba. Cách sử dụng điểm Một số mặt hàng đổi điểm quà tặng (Nguồn: Trang web của SEIMS) Với thẻ SEIMS CARD, cứ 400 điểm thường sẽ được tính thành 200 yên và được dùng để trả tiền mua hàng. Còn điểm quà tặng thì sau khi có một lượng điểm thích hợp, ta có thể đổi lấy một món quà tương đương như thực phẩm, đồ điện hoặc tạp hóa v.v. Khi muốn nhận catalog để đổi quà, các bạn hãy nói với nhân viên thu ngân, họ sẽ hướng dẫn cách đăng ký nhận catalog hoặc có thể đăng ký trên trang chủ của SEIMS. Cách đăng ký làm thẻ SEIMS CARD Cách đăng ký thẻ khá đơn giản. Bạn hãy nói với nhân viên cửa hàng và họ sẽ đưa ra 1 mẫu đơn và chỉ việc điền họ tên, địa chỉ và số điện thoại là xong. Độ 1 tháng sau, thẻ sẽ được gửi tới nhà. Tóm lược Trên đây chúng tôi vừa giới thiệu 3 loại thẻ tích điểm phổ biến nhất trong cuộc sống ở Nhật Bản: Thẻ WAON POIN, và T card, 2 loại thẻ sử dụng được tại nhiều cửa hàng và thẻ SEIMS CARD, thẻ chỉ dùng cho các cửa hàng trong hệ thống Drugstore Seims. Các bạn hãy tìm hiểu thêm những loại hình thẻ tích điểm khác phù hợp với cuộc sống của mình tại Nhật Bản nhé.
28/05/2021
Gặp gỡ sempai số này Nguyễn Duy Minh Năm 2010 Tốt nghiệp Trường THPT Hàn Thuyên 〈Tỉnh Bắc Ninh〉 Năm 2011 Vào học tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Năm 2015 Tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Năm 2015 Bắt đầu làm việc tại nhà hàng Nhật Bản 〈Hà Nội〉 Năm 2016 Làm việc
09/08/2021
Gặp gỡ sempai số này Chị Ngô Thị Thu Thảo Năm 2010 Tốt nghiệp trường Trung học Phổ thông Krông Bông Năm 2011 Vào học tại Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2015 Vào làm việc tại công ty chế biến thực phẩm Năm 2015 Tốt nghiệp Đại học
06/08/2021
Bài viết do Cơ Quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản (JNTO) cùng KOKORO đồng thực hiện. Cách Osaka khoảng 20 phút đi bằng tàu điện, Kobe nổi tiếng là nơi có tính thẩm mỹ cao. Nơi đây nổi tiếng với những con phố tao nhã, những quán cà phê sang trọng, cảng Kobe với những quang cảnh đêm, khu “Nankin machi” nằm trong số ít ỏi các con phố Trung Hoa ở Nhật Bản, và dĩ nhiên là cả bò Kobe nữa. Kobe vốn đã là một điểm tham quan rất được người Nhật yêu thích, nhưng gần đây, số người Việt Nam sống ở Nhật không cưỡng lại được sức hấp dẫn của thành phố này cũng đang tăng lên. Trong bài viết lần này, chúng tôi xin giới thiệu về khu vực “Kitano Ijinkan-gai” với những căn nhà cổ kính lộng lẫy theo phong cách phương Tây. 〈Nội dung trang này〉 Nhà vảy cá và đài quan sát Tembo Gallery Cách đi đến Kitano Ijinkan-gai Cầu được ước thấy với “Chiếc ghế của Saturn" Nhà Kazamidori Nhà Moegi Lãnh sự quán kỳ lạ v.v… Quán cà phê Starbucks Ijinkan Vườn thảo mộc Kobe Nunobiki/Cáp treo Đặc sản Kobe Bữa tối Nhật Bản từng áp dụng chính sách “bế quan toả cảng”, không ngoại giao với nước ngoài trong suốt hơn 200 năm, nhưng đến nửa cuối thế kỷ 19 bang giao với các nước khác được tái lập. Năm 1868, nối tiếp Hakodate, Nagasaki và Yokohama, cảng Kobe cũng được mở cửa cho người ngoại quốc và do đó, rất nhiều người nước ngoài có liên quan đến mậu dịch đã chuyển đến sống tại thành phố này. Thời ấy, khu vực được chỉ định làm nơi ở của người ngoại quốc là toàn bộ khu Kitano-cho ở Chuo-ku, thành phố Kobe, và vì khu phố có những căn nhà kiến trúc phương Tây mọc san sát nên nơi đây được gọi là “Kitano Ijinkan-gai", có nghĩa là “khu nhà người lạ ở Kitano". Nhà vảy cá và đài quan sát Tembo Gallery Nhà vảy cá (phải) và Bảo tàng mỹ thuật Uroko (trái) Khi đến Kobe, tôi được một sempai người Việt am hiểu thành phố giới thiệu cho khu Kitano Ijinkan-gai. Ta hãy bắt đầu từ “Nhà vảy cá" (Uroko no ie), một nơi đặc biệt được nhiều người yêu thích nhé! Tường ngoài của Uroko no ie được bao phủ bởi khoảng 3.000 viên đá thiên nhiên dạng phiến mỏng ghép lại thành hình như vảy cá (tiếng Nhật là uroko). Đó là lý do tại sao ngôi nhà này được gọi tên như vậy. Tượng chú lợn rừng trong ảnh được gọi là “Lợn rừng của Karidon”, tương truyền rằng nếu xoa lên mũi chú lợn này thì sẽ gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên, lần này, để phòng tránh lây nhiễm vi-rút corona, tôi đã không xoa mũi chú lợn. Trong căn nhà bày toàn đồ nội thất và đồ dùng xa hoa, cuộc sống của người thời đó như hiện ra ngay trước mắt. Nhiều loại bát đĩa cao cấp như Meissen hay Royal Worcester cũng được trưng bày ở đây. Còn trong Bảo tàng mỹ thuật Uroko trưng bày các tác phẩm của các danh hoạ như Troyon, Matisse hay Utrillo khiến người xem mãn nhãn. Và hơn hết cả, quang cảnh nhìn ra từ đài quan sát Tembo Gallery trên tầng 3 quả là tuyệt diệu. Từ đây không chỉ ngắm được quang cảnh đường phố Kobe mà còn nhìn thấy được cả Osaka hay đảo Awaji ở phía xa nữa! Nhà vảy cá và đài quan sát Tembo Gallery ・Kobe-shi, Chuo-ku, Kitano-cho 2-20-4 ・Điện thoại: +81-120-888581 ・Mở cửa quanh năm/ 9:30~18:00 (Từ tháng 10 đến tháng 3 chỉ mở cửa đến 17:00) ・Vé vào cửa: 1.050 yên (nếu mua vé lẻ), 2.100 yên (nếu mua loại vé vào được 4 căn nhà bao gồm cả Yamate Hachiban-kan) ※100 yên = khoảng 21.700 VND (theo tỷ giá ngày 17/02/2021) Cách đi đến Kitano Ijinkan-gai Ga tàu gần nhất để đi đến Kitano Ijinkan-gai là ga JR Sannomiya (三ノ宮) hoặc ga Sannomiya của các hãng đường sắt khác. Từ đây, đi theo đường dốc lên hướng núi khoảng hơn 10 phút là sẽ tới nơi. Dọc đường có rất nhiều bảng chỉ dẫn có bản đồ và các biển báo nên chỉ cần đi theo các biển ghi Kitano (北野), Kitano-cho (北野町) hay Ijinkan-gai (異人館街) là sẽ đến nơi. ※Từ ga JR Osaka đến ga JR Sannomiya đi bằng tàu Shinkaisoku hết khoảng 21 phút. Bản đồ khu vực Kitano: Tiếng Anh (Cục du lịch Kobe) Cầu được ước thấy với “Chiếc ghế của Saturn" Tôi đã ngồi vào chiếc ghế của Saturn! Nhà “Yamate Hachiban-kan" bên cạnh Nhà vảy cá là một địa điểm linh thiêng nổi tiếng. Trong ngôi nhà này có một chiếc ghế gọi là “Chiếc ghế của Saturn". Người ta đồn rằng ngồi vào ghế này và ước điều gì đó thì sẽ trở thành hiện thực. Tôi đã vào ngôi nhà này và ngồi vào chiếc ghế phía bên phải dành cho nữ. Người ta nói rằng cần phải ước lúc đang ngồi trên ghế. Vài năm trước, chiếc ghế này được giới thiệu trên một chương trình truyền hình và đột nhiên trở nên đình đám, đến mức để ngồi vào ghế phải xếp hàng chờ đến 2 tiếng đồng hồ. Cần chú ý một chút, Saturn (tiếng Nhật phát âm là Sataan) là vị thần nông nghiệp trong thần thoại La Mã, không phải là quỷ Sa-tăng (Satan). Trong ngôi nhà này còn bày cả tượng phật. Yamate Hachiban-kan ・Kobe-shi, Chuo-ku, Kitano-cho 2-20-7 ・Mở cửa quanh năm / tháng 4 ~ 9: mở cửa từ 9:30 ~ 18:00 / tháng 10 ~ tháng 3: mở cửa từ 9:30 ~ 17:00 ・Vé vào cửa: 550 yên Nhà Kazamidori Từ khu vực căn nhà Yamate Hachiban-kan đi theo một con dốc hẹp xuống cuối đường và rẽ phải, đi bộ thêm vài phút nữa là tới quảng trường Kitano-cho. Quanh quảng trường này có “Nhà Kazamidori", “Nhà Moegi" v.v… Trước tiên, tôi chụp ảnh kỉ niệm với ban nhạc tượng đồng ở quảng trường. Vì lúc tôi đến đây đang là tháng 12 nên các thành viên trong ban nhạc được mặc bộ đồ đỏ của ông già Noel. Nhà Kazamidori có tường ngoài gạch đỏ là nơi thương nhân người Đức Thomas từng sinh sống (kazamidori là hình con gà xem hướng gió thường đặt trên nóc nhà). Chóp nhọn kazamidori là vật tượng trưng cho Ijinkan-gai. Hình con gà kazamidori ngoài tác dụng cho biết hướng gió ra còn mang ý nghĩa trừ tà ma. Tầng 1 căn nhà có phòng tiếp khách, phòng sinh hoạt chung, phòng ăn. Trên tầng 2 có phòng ngủ và một bản sao đúng kích thước thật của kazamidori. Năm 2017, vợ chồng Thân vương Akishino đã ghé thăm nơi này. Nhà Kazamidori ・Kobe-shi, Chuo-ku, Kitano-cho 3-13-3 ・Điện thoại: +81-78-242-3223 ・Giờ mở cửa: 9:00 ~ 18:00 (Một năm có 2 ngày đóng cửa) ・Vé vào cửa: 500 yên (vé mua lẻ), 650 yên (nếu mua vé chung vào được cả nhà Moegi) Bản đồ khu vực ga Karuizawa Nhà Moegi Moegi nghĩa là màu xanh cốm, tên căn nhà được đặt chính theo màu của tường ngoài. Căn nhà này được chọn làm bối cảnh quay bộ phim truyền hình dài tập năm 2020 “Beppin-san" của đài truyền hình NHK và bộ phim điện ảnh “Shonen H" được công chiếu năm 2013. Trong nhà trưng bày rất nhiều giấy màu có chữ ký của các diễn viên nổi tiếng. Ngoài ra, từ gác 2 căn nhà có thể ngắm nhìn được quang cảnh đường phố của Kobe! Nhà Moegi ・Kobe-shi, Chuo-ku, Kitano-cho 3-10-11 ・Điện thoại: +81-78-855-5221 ・Giờ mở cửa: 9:30~18:00 (Mỗi năm đóng cửa 2 ngày) ・Phí vào cửa: 400 yên (mua lẻ), 650 (nếu mua vé chung để vào cả Nhà Kazamidori) “Lãnh sự quán kỳ lạ" và các nơi khác Tại Kitano Ijinkan-gai, ngoài 4 căn nhà nói trên thì còn hơn 10 căn nhà khác của người ngoại quốc mở cửa cho khách vào tham quan. Tại “Nhà Anh Quốc" (Kitano-cho 2-3-16), căn phòng của Sherlock Holmes được tái hiện, khách đến đây có thể mặc trang phục giống của Sherlock Holmes và tham quan căn nhà. Ngoài ra, còn có “Triển lãm Trick Art Kobe・Lãnh sự quán kỳ lạ" (Kitano-cho 2-10-7) là điểm giải trí dạng trải nghiệm. Tại đây có rất nhiều ảnh nghệ thuật đánh lừa thị giác, có thể chụp thành những tấm ảnh thú vị. Tôi đã rất mong chờ được vào đây nhưng do đại dịch COVID-19 nên khi tôi đến thì nơi này đang đóng cửa. Trang web chính thức của Kobe・Kitano Ijinkan-gai Triển lãm ảo giác Kobe・Lãnh sự quán kỳ lạ Quán cà phê Starbucks Ijinkan Vì đã đi bộ rất nhiều nên tôi bèn nghỉ chân uống cà phê. Quán cà phê Starbucks ở khu vực Kitano là một căn nhà ijinkan nguyên vẹn. Đây là một căn nhà gỗ xây dựng từ năm 1907, đến năm 1995 thì bị hư hại bởi trận đại động đất và năm 2001 thì được di dời đến vị trí hiện tại và xây dựng lại. Các đồ dùng trong nhà được bày biện tương ứng với các phòng như sảnh, phòng ăn, phòng khách v.v... Quán cà phê Starbucks Ijinkan ở Kitano, Kobe ・Kobe-shi, Chuo-ku, Kitano-cho 3-1-31 ・Điện thoại: +81-78-230-6302 ・Không có ngày nghỉ định kỳ / Mở cửa: 8:00 ~ 22:00 Nội thất của các phòng rất khác nhau Có thể ngồi uống cà phê ở bất kỳ phòng nào Vườn thảo mộc Kobe Nunobiki/Cáp treo Vườn thảo mộc và quang cảnh Kobe Vẫn chưa đến giờ ăn tối nên tôi đi đến “Vườn thảo mộc Kobe Nunobiki”. Từ khu Ijinkan đến ga cáp treo đi lên vườn thảo mộc chỉ cách khoảng vài trăm mét. Gần ga cáp treo có hàng cây anh đào nhưng lúc này hoa còn chưa nở. Tuyến cáp treo dài 1.460m đưa tôi lên tới đỉnh núi. Từ độ cao 400m có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng quang cảnh đường phố của Kobe, tại đây còn có thể ngắm nhìn kiến trúc châu u, thưởng thức quán cà phê ngoài trời và các khu vườn như “Vườn oải hương" hay “Vườn bốn mùa" v.v…cảm giác như lạc sang một thế giới khác so với khi ở dưới chân núi! Vườn thảo mộc Kobe Nunobiki/Cáp treo ・Cáp treo: Vé hai chiều 1.500 yên (không mất tiền vào vườn) ・Giờ mở cửa: 10:00~17:00 (Từ 20/03 đến 30/11, thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày lễ và ngày thường trong đợt nghỉ hè mở cửa đến 20:30) ・Từ tháng 2 ~ tháng 3, vườn và cáp treo sẽ nghỉ trong khoảng 1 tháng. Đặc sản Kobe Ở Kitano Ijinkan-gai có nhiều cửa hàng bán quà bánh lưu niệm. Lần này, tôi chọn món “Kobe pudding" (một hộp 4 cốc, giá 1.080 yên đã bao gồm thuế). Năm 2020 là năm thứ 8 liên tiếp món này nằm trong các sản phẩm đạt Giải thưởng vàng cao nhất của Monde Selection. Theo lời khuyên của nhân viên cửa hàng thì còn một đặc sản nữa là món bánh “Noumitsu rare cheesecake”. Lần sau có lẽ tôi sẽ thử món này. Ngoài ra, tại vườn thảo mộc cũng có rất nhiều loại trà thảo mộc được mọi người ưa thích (giá là 860 yên đã bao gồm thuế). Ngoài ra, mặc dù không mua về làm quà được nhưng món kem ngon tuyệt ở khu Ijinkan-gai và vườn thảo mộc cũng rất nổi tiếng. Bữa tối JR Tokyo Wide Pass, chiếc vé đặc biệt chỉ dành cho người nước ngoài! Kobe nổi tiếng với thịt bò Kobe và đồ ăn Trung Hoa ở Nankin-machi, nhưng vì đã mất công đến Ijinkan-gai nên tôi quyết định ăn tối ở gần đó. Suất ăn 8 món ở nhà hàng “ENCUEIL” (アンクィール) gồm cá, thịt... và 2 ly đồ uống có giá khoảng 7.000 yên. Các bạn hãy thử trải nghiệm một bữa tối lãng mạn ở Kobe xem nhé. ENCUEIL (アンクィール) ・Kobe-shi, Chuo-ku, Kitano-cho 4-1-12, Ijinkan kurabu B1 ・Điện thoại: +81-78-222-3847 Ảnh trái: Ijinkan kurabu Ảnh phải: Gần ga JR Sannomiya có cả quán đồ ăn Trung Hoa rất ăn khách ở Việt Nam Với lịch trình như thế này, trong vòng nửa ngày là có thể tham quan được khu Ijinkan-gai cùng vườn thảo mộc và tận hưởng thỏa thích cảnh sắc Kobe. Các bạn Việt Nam sống tại Nhật Bản và cả các bạn sắp sửa sang Nhật khi đến Osaka hoặc Kyoto hãy nhất định ghé qua Kobe chơi nhé. Xin chào đón các bạn! * Bài viết này được thực hiện với sự hợp tác của JNTO. * Các thông tin chi tiết về du lịch Nhật Bản của JNTO (tiếng Việt): https://www.japan.travel/vi/vn/ Người viết bài Nguyễn Thị Lụa Lụa quê ở Thái Bình. Cô đang là sinh viên đại học, từng sống ở tỉnh Hiroshima, Miyagi và từ năm 2020 sống tại Kobe. Cô từng thực tập kỹ năng 3 năm ở Nhật, sau đó đi du học ở Nhật thêm 3 năm, tổng cộng ở Nhật đến năm nay là năm thứ 7. Cô từng đi du lịch rất nhiều nơi trên đất nước Nhật Bản. Bài viết do Cơ Quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản (JNTO) cùng KOKORO đồng hành thực hiện. Cách Osaka khoảng 20 phút đi bằng tàu điện, Kobe nổi tiếng về gu thẩm mỹ. Nơi đây nổi tiếng với những con phố tao nhã, những quán cà phê sang trọng, cảng Kobe với những quang cảnh đêm, khu “Nankin machi” nằm trong số ít ỏi các con phố Trung Hoa ở Nhật Bản, và dĩ nhiên là cả bò Kobe nữa. Kobe vốn đã là một điểm tham quan rất được người Nhật yêu thích, nhưng gần đây, số người Việt Nam sống ở Nhật không cưỡng lại được sức hấp dẫn của thành phố này cũng đang tăng lên. Trong bài viết lần này, chúng tôi xin giới thiệu về khu vực “Kitano Ijinkan-gai” với những căn nhà cổ kính lộng lẫy theo phong cách phương Tây. 〈Nội dung trang này〉 Nhà vảy cá và đài quan sát Tembo Gallery Cách đi đến Kitano Ijinkan-gai Cầu được ước thấy với “Chiếc ghế của Saturn" Nhà Kazamidori Nhà Moegi Lãnh sự quán kỳ lạ v.v… Quán cà phê Starbucks Ijinkan Vườn thảo mộc Kobe Nunobiki/Cáp treo Đặc sản Kobe Bữa tối Nhật Bản từng áp dụng chính sách “bế quan toả cảng”, không ngoại giao với nước ngoài trong suốt hơn 200 năm, nhưng đến nửa cuối thế kỷ 19 bang giao với các nước khác được tái lập. Năm 1868, nối tiếp Hakodate, Nagasaki và Yokohama, cảng Kobe cũng được mở cửa cho người ngoại quốc và do đó, rất nhiều người nước ngoài có liên quan đến mậu dịch đã chuyển đến sống tại thành phố này. Thời ấy, khu vực được chỉ định làm nơi ở của người ngoại quốc là toàn bộ khu Kitano-cho ở Chuo-ku, thành phố Kobe, và vì khu phố có những căn nhà kiến trúc phương Tây mọc san sát nên nơi đây được gọi là “Kitano Ijinkan-gai", có nghĩa là “khu nhà người lạ ở Kitano". Nhà vảy cá và đài quan sát Tembo Gallery Khi đến Kobe, tôi được một sempai người Việt am hiểu thành phố giới thiệu cho khu Kitano Ijinkan-gai. Ta hãy bắt đầu từ “Nhà vảy cá" (Uroko no ie), một nơi đặc biệt được nhiều người yêu thích nhé! Tường ngoài của Uroko no ie được bao phủ bởi khoảng 3.000 viên đá thiên nhiên dạng phiến mỏng ghép lại thành hình như vảy cá (tiếng Nhật là uroko). Đó là lý do tại sao ngôi nhà này được gọi tên như vậy. Tượng chú lợn rừng trong ảnh được gọi là “Lợn rừng của Karidon”, tương truyền rằng nếu xoa lên mũi chú lợn này thì sẽ gặp nhiều may mắn. Tuy nhiên, lần này, để phòng tránh lây nhiễm vi-rút corona, tôi đã không xoa mũi chú lợn. Nhà vảy cá (phải) và Bảo tàng mỹ thuật Uroko (trái) Trong căn nhà bày toàn đồ nội thất và đồ dùng xa hoa, cuộc sống của người thời đó như hiện ra ngay trước mắt. Nhiều loại bát đĩa cao cấp như Meissen hay Royal Worcester cũng được bày biện. Còn trong Bảo tàng mỹ thuật Uroko trưng bày các tác phẩm của các danh hoạ như Troyon, Matisse hay Utrillo khiến người xem mãn nhãn. Và hơn hết cả, quang cảnh nhìn ra từ đài quan sát Tembo Gallery trên tầng 3 quả là tuyệt diệu. Từ đây không chỉ ngắm được quang cảnh đường phố Kobe mà còn nhìn thấy được cả Osaka hay đảo Awaji ở phía xa nữa! Nhà vảy cá và đài quan sát Tembo Gallery ・Kobe-shi, Chuo-ku, Kitano-cho 2-20-4 ・Điện thoại: +81-120-888581 ・Mở cửa quanh năm/ 9:30~18:00 (Từ tháng 10 đến tháng 3 chỉ mở cửa đến 17:00) ・Vé vào cửa: 1.050 yên (nếu mua vé lẻ), 2.100 yên (nếu mua loại vé vào được 4 căn nhà bao gồm cả Yamate Hachiban-kan) ※100 yên = khoảng 21.700 VND (theo tỷ giá ngày 17/02/2021) Cách đi đến Kitano Ijinkan-gai Ga tàu gần nhất để đi đến Kitano Ijinkan-gai là ga JR Sannomiya (三ノ宮) hoặc ga Sannomiya của các hãng đường sắt khác. Từ đây, đi theo đường dốc lên hướng núi khoảng hơn 10 phút là sẽ tới nơi. Dọc đường có rất nhiều bảng chỉ dẫn có bản đồ và các biển báo nên chỉ cần đi theo các biển ghi Kitano (北野), Kitano-cho (北野町) hay Ijinkan-gai (異人館街) là sẽ đến nơi. ※Từ ga JR Osaka đến ga JR Sannomiya đi bằng tàu Shinkaisoku hết khoảng 21 phút. Bản đồ khu vực Kitano: Tiếng Anh (Cục du lịch Kobe) ※画像をクリックしたら地図が拡大するようにしてください。 Cầu được ước thấy với “Chiếc ghế của Saturn" Nhà “Yamate Hachiban-kan" bên cạnh Nhà vảy cá là một địa điểm linh thiêng nổi tiếng. Trong ngôi nhà này có một chiếc ghế gọi là “Chiếc ghế của Saturn". Người ta đồn rằng ngồi vào ghế này và ước điều gì đó thì sẽ trở thành hiện thực. Tôi đã vào ngôi nhà này và ngồi vào chiếc ghế phía bên phải dành cho nữ. Người ta nói rằng cần phải ước lúc đang ngồi trên ghế. Vài năm trước, chiếc ghế này được giới thiệu trên một chương trình truyền hình và đột nhiên trở nên đình đám, đến mức để ngồi vào ghế phải xếp hàng chờ đến 2 tiếng đồng hồ. Cần chú ý một chút, Saturn (tiếng Nhật phát âm là Sataan) là vị thần nông nghiệp trong thần thoại La Mã, không phải là quỷ Sa-tăng (Satan). Trong ngôi nhà này còn bày cả tượng phật. Tôi đã ngồi vào chiếc ghế của Saturn! Yamate Hachiban-kan ・Kobe-shi, Chuo-ku, Kitano-cho 2-20-7 ・Mở cửa quanh năm / tháng 4 ~ 9: mở cửa từ 9:30 ~ 18:00 / tháng 10 ~ tháng 3: mở cửa từ 9:30 ~ 17:00 ・Vé vào cửa: 550 yên Nhà Kazamidori Từ khu vực căn nhà Yamate Hachiban-kan đi theo một con dốc hẹp xuống cuối đường và rẽ phải, đi bộ thêm vài phút nữa là tới quảng trường Kitano-cho. Quanh quảng trường này có “Nhà Kazamidori", “Nhà Moegi" v.v… Trước tiên, tôi chụp ảnh kỉ niệm với ban nhạc tượng đồng ở quảng trường. Vì lúc tôi đến đây đang là tháng 12 nên các thành viên trong ban nhạc được mặc bộ đồ đỏ của ông già Noel. Nhà Kazamidori có tường ngoài gạch đỏ là nơi thương nhân người Đức Thomas từng sinh sống (kazamidori là hình con gà xem hướng gió thường đặt trên nóc nhà). Chóp nhọn kazamidori là vật tượng trưng cho Ijinkan-gai. Hình con gà kazamidori ngoài tác dụng cho biết hướng gió ra còn mang ý nghĩa trừ tà ma. Tầng 1 căn nhà có phòng tiếp khách, phòng sinh hoạt chung, phòng ăn. Trên tầng 2 có phòng ngủ và một bản sao đúng kích thước thật của kazamidori. Năm 2017, vợ chồng Thân vương Akishino đã ghé thăm nơi này. Nhà Kazamidori ・Kobe-shi, Chuo-ku, Kitano-cho 3-13-3 ・Điện thoại: +81-78-242-3223 ・Giờ mở cửa: 9:00 ~ 18:00 (Một năm có 2 ngày đóng cửa) ・Vé vào cửa: 500 yên (vé mua lẻ), 650 yên (nếu mua vé chung vào được cả nhà Moegi) Bản đồ khu vực ga Karuizawa Nhà Moegi Moegi nghĩa là màu xanh cốm, tên căn nhà được đặt chính theo màu của tường ngoài. Căn nhà này được chọn làm bối cảnh quay bộ phim truyền hình dài tập năm 2020 “Beppin-san" của đài truyền hình NHK và bộ phim điện ảnh “Shonen H" được công chiếu năm 2013. Trong nhà trưng bày rất nhiều giấy màu có chữ ký của các diễn viên nổi tiếng. Ngoài ra, từ gác 2 căn nhà có thể ngắm nhìn được quang cảnh đường phố của Kobe! Nhà Moegi ・Kobe-shi, Chuo-ku, Kitano-cho 3-10-11 ・Điện thoại: +81-78-855-5221 ・Giờ mở cửa: 9:30~18:00 (Mỗi năm đóng cửa 2 ngày) ・Phí vào cửa: 400 yên (mua lẻ), 650 (nếu mua vé chung để vào cả Nhà Kazamidori) “Lãnh sự quán kỳ lạ" và các nơi khác Tại Kitano Ijinkan-gai, ngoài 4 căn nhà nói trên thì còn hơn 10 căn nhà khác của người ngoại quốc mở cửa cho khách vào tham quan. Tại “Nhà Anh Quốc" (Kitano-cho 2-3-16), căn phòng của Sherlock Holmes được tái hiện, khách đến đây có thể mặc trang phục giống của Sherlock Holmes và tham quan căn nhà. Ngoài ra, còn có “Triển lãm Trick Art Kobe・Lãnh sự quán kỳ lạ" (Kitano-cho 2-10-7) là điểm giải trí dạng trải nghiệm. Tại đây có rất nhiều ảnh nghệ thuật đánh lừa thị giác, có thể chụp thành những tấm ảnh thú vị. Tôi đã rất mong chờ được vào đây nhưng do đại dịch COVID-19 nên khi tôi đến thì nơi này đang đóng cửa. Trang web chính thức của Kobe・Kitano Ijinkan-gai Triển lãm ảo giác Kobe・Lãnh sự quán kỳ lạ Quán cà phê Starbucks Ijinkan Vì đã đi bộ rất nhiều nên tôi bèn nghỉ chân uống cà phê. Quán cà phê Starbucks ở khu vực Kitano là một căn nhà ijinkan nguyên vẹn. Đây là một căn nhà gỗ xây dựng từ năm 1907, đến năm 1995 thì bị hư hại bởi trận đại động đất và năm 2001 thì được di dời đến vị trí hiện tại và xây dựng lại. Các đồ dùng trong nhà được bày biện tương ứng với các phòng như sảnh, phòng ăn, phòng khách v.v... Quán cà phê Starbucks Ijinkan ở Kitano, Kobe ・Kobe-shi, Chuo-ku, Kitano-cho 3-1-31 ・Điện thoại: +81-78-230-6302 ・Không có ngày nghỉ định kỳ / Mở cửa: 8:00 ~ 22:00 Nội thất của các phòng rất khác nhau Có thể ngồi uống cà phê ở bất kỳ phòng nào Vườn thảo mộc Kobe Nunobiki/Cáp treo Vẫn chưa đến giờ ăn tối nên tôi đi đến “Vườn thảo mộc Kobe Nunobiki”. Từ khu Ijinkan đến ga cáp treo đi lên vườn thảo mộc chỉ cách khoảng vài trăm mét. Gần ga cáp treo có hàng cây anh đào nhưng lúc này hoa còn chưa nở. Tuyến cáp treo dài 1.460m đưa tôi lên tới đỉnh núi. Từ độ cao 400m có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng quang cảnh đường phố của Kobe, tại đây còn có thể ngắm nhìn kiến trúc châu u, thưởng thức quán cà phê ngoài trời và các khu vườn như “Vườn oải hương" hay “Vườn bốn mùa" v.v…cảm giác như lạc sang một thế giới khác so với khi ở dưới chân núi! Vườn thảo mộc và quang cảnh Kobe Vườn thảo mộc Kobe Nunobiki/Cáp treo ・Cáp treo: Vé hai chiều 1.500 yên (không mất tiền vào vườn) ・Giờ mở cửa: 10:00~17:00 (Từ 20/03 đến 30/11, thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày lễ và ngày thường trong đợt nghỉ hè mở cửa đến 20:30) ・Từ tháng 2 ~ tháng 3, vườn và cáp treo sẽ nghỉ trong khoảng 1 tháng. Đặc sản Kobe Ở Kitano Ijinkan-gai có nhiều cửa hàng bán quà bánh lưu niệm. Lần này, tôi chọn món “Kobe pudding" (một hộp 4 cốc, giá 1.080 yên đã bao gồm thuế). Năm 2020 là năm thứ 8 liên tiếp món này nằm trong các sản phẩm đạt Giải thưởng vàng cao nhất của Monde Selection. Theo lời khuyên của nhân viên cửa hàng thì còn một đặc sản nữa là món bánh “Noumitsu rare cheesecake”. Lần sau có lẽ tôi sẽ thử món này. Ngoài ra, tại vườn thảo mộc cũng có rất nhiều loại trà thảo mộc được mọi người ưa thích (giá là 860 yên đã bao gồm thuế). Ngoài ra, mặc dù không mua về làm quà được nhưng món kem ngon tuyệt ở khu Ijinkan-gai và vườn thảo mộc cũng rất nổi tiếng. Bữa tối Kobe nổi tiếng với thịt bò Kobe và đồ ăn Trung Hoa ở Nankin-machi, nhưng vì đã mất công đến Ijinkan-gai nên tôi quyết định ăn tối ở gần đó. Suất ăn 8 món ở nhà hàng “ENCUEIL” (アンクィール) gồm cá, thịt... và 2 ly đồ uống có giá khoảng 7.000 yên. Các bạn hãy thử trải nghiệm một bữa tối lãng mạn ở Kobe xem nhé. JR Tokyo Wide Pass, chiếc vé đặc biệt chỉ dành cho người nước ngoài! ENCUEIL (アンクィール) ・Kobe-shi, Chuo-ku, Kitano-cho 4-1-12, Ijinkan kurabu B1 ・Điện thoại: +81-78-222-3847 Ijinkan kurabu Gần ga JR Sannomiya có cả quán đồ ăn Trung Hoa rất ăn khách ở Việt Nam Với lịch trình như thế này, trong vòng nửa ngày là bạn có thể tham quan được khu Ijinkan-gai cùng vườn thảo mộc và tận hưởng thỏa thích cảnh sắc Kobe. Các bạn Việt Nam sống tại Nhật Bản và cả các bạn sắp sửa sang Nhật khi đến Osaka hoặc Kyoto hãy nhất định ghé qua Kobe chơi nhé. Xin chào đón các bạn! * Bài viết này được thực hiện với sự hợp tác của JNTO. * Các thông tin chi tiết về du lịch Nhật Bản của JNTO (tiếng Việt): https://www.camnhannhatban.vn/ Người viết bài Nguyễn Thị Lụa Lụa quê ở Thái Bình. Cô đang là sinh viên đại học, từng sống ở tỉnh Hiroshima, Miyagi và từ năm 2020 sống tại Kobe. Cô từng thực tập kỹ năng 3 năm ở Nhật, sau đó đi du học ở Nhật thêm 3 năm, tổng cộng ở Nhật đến năm nay là năm thứ 7. Cô từng đi du lịch rất nhiều nơi trên đất nước Nhật Bản.
01/03/2021
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài