Category | Tin mới nhất
Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...
7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
02/05/2024Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
13/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Chào các bạn! Trong thời gian đi tìm việc ở Nhật, chắc hẳn các bạn có rất nhiều nỗi bất an. “Nên viết gì vào phần Sơ yếu lý lịch nhỉ...”“Trong buổi phỏng vấn sẽ bị hỏi gì nhỉ...” Chắc hẳn bạn đã từng tự đặt ra cho mình những câu hỏi như trên, tuy nhiên thì nội dung mà bạn viết trong Sơ yếu lý lịch và câu hỏi được người phỏng vấn đưa ra trong buổi phỏng vấn có quy định nhất định nhé. Khi bạn biết trước những quy định này, sau đó đưa ra “giải pháp” giải quyết chúng thì hãy khiến cho doanh nghiệp nghĩ rằng “Chúng tôi muốn tuyển bạn”. Trong bài “Những điều cần biết trước khi viết sơ yếu lý lịch”, chúng mình đã giải thích khái quát về mục “Sở trường - Sở đoản”. Lần này và lần kế tiếp, chúng mình sẽ đưa ra các ví dụ mà các anh chị tiền bối đã viết, thông qua đó giải thích kĩ hơn về mục này nhé. Mình là người biết rõ nhất về bản thân mình?? Ai là người đánh giá “sở trường - sở đoản” của bạn ・ Sở trường là “điểm tốt của bạn” (Điểm mà “chính bạn” thấy tốt) ・ Sở đoản là “điểm không tốt của bạn”(Điểm mà “chính bạn” thấy không tốt) “Mình là người biết rõ nhất về bản thân mình.” --- Các bạn ơi, có thể các bạn tin như vậy, nhưng không phải lúc nào cũng là như vậy đâu.Có những điều tốt mà chính bạn không để ý đến, ngược lại, có những điểm không tốt mà chính bạn cũng không nhận ra. Trong khi tìm việc, khiến đối phương đánh giá về sở trường - sở đoản của mình như thế nào là điều rất quan trọng. Trong quá trình tìm việc, người đánh giá “sở trường - sở đoản” của bạn chính là “người phụ trách tuyển dụng của doanh nghiệp”. Vì vậy, trước tiên, nếu bạn không cho họ biết sở trường - sở đoản của bản thân một cách đầy đủ thông qua sơ yếu lý lịch và phỏng vấn, bạn sẽ không thể nhận được đánh giá phù hợp từ nhà tuyển dụng. Điểm lưu ý trong Sơ yếu lý lịch (tổng quát) Khi giải thích về sở trường - sở đoản của mình cho nhà tuyển dụng biết, trong sơ yếu lý lịch thì cần truyền tải bằng câu chữ, trong phỏng vấn thì cần truyền tải bằng lời nói nhưng cũng có trường hợp vì khác ngôn ngữ mẹ đẻ nên diễn đạt bằng tiếng Nhật là một điều khó khăn. Thêm nữa, điểm quan trọng hơn cả vấn đề ngôn ngữ đó là tính cụ thể và “câu chuyện”. Trong sơ yếu lý lịch các bạn du học sinh “Em là người cần cù, chăm chỉ”, “Em là người luôn nỗ lực cố gắng”, “Em là người biết cảm thông và chia sẻ” v.v. có rất nhiều cách nói trừu tượng như thế này nên thường không thể truyền tải một cách cụ thể về điểm tốt của mình. Nếu bạn chỉ viết những sự thật như “Em đứng thứ nhất trong lớp”, “Em đã đỗ một kì thi khó” v.v. mà không viết về “câu chuyện” đằng sau đó, viết về quá trình làm thế nào bạn đã có thể đạt được thành công đó, từ việc đó bạn học được điều gì v.v. thì tất cả những điều bạn viết chỉ dừng lại ở sự tự mãn “em rất giỏi, em rất cừ đúng không nào” mà thôi. * Về “câu chuyện” (story), bạn có thể tham khảo trong bài viết “Ví dụ và Giải thích về cách viết Sơ yếu lý lịch: Phần 1” “Điểm tốt của bạn” là gì Vậy thì, trong Sơ yếu lý lịch hay khi trả lời phỏng vấn, làm thế nào để có thể truyền tải được “sở trường (điểm tốt) của bạn” nhỉ? Điểm quan trọng ở đây chính là “suy nghĩ từ quan điểm của doanh nghiệp có ý định tuyển dụng bạn”. Doanh nghiệp muốn tuyển dụng người như thế nào nhỉ? Đó chính là “người có thể đóng góp tích cực cho công ty sau khi vào làm”. Như vậy có nghĩa là khi viết về “sở trường”, bạn phải xây dựng câu chuyện (story) và lồng ghép vào đó những dữ kiện để khiến công ty nghĩ rằng “sau khi vào làm việc, bạn có thể phát huy sở trường đó và đóng góp tích cực cho công việc. Để làm được điều này, bạn cần phân tích bản thân dưới góc độ “làm thế nào để mình có thể phát huy những sở trường của bản thân trong doanh nghiệp mình muốn vào”. Bạn cũng nên tự khám phá “những sở trường mà chính bạn cũng không biết”, tưởng tượng xem sau khi vào doanh nghiệp thì các sở trường đó được phát huy như thế nào. Sở đoản quan trọng hơn sở trường “Tôi quá nghiêm túc”“Tôi không thể làm đồng thời nhiều việc”“Tôi không giỏi giao tiếp với mọi người” Bất kì ai cũng có “điểm không tốt (sở đoản). Nhưng, bạn không được viết nguyên si duy nhất “sở đoản” của mình vào sơ yếu lý lịch. Điều mà doanh nghiệp muốn biết là thái độ và quá trình nỗ lực của ban để khắc phục “sở đoản” đó như thế nào (đã cố gắng khắc phục chưa)? “Khắc phục nhược điểm” là một thách thức mà bạn sẽ phải đối mặt cả khi đi làm. Các doanh nghiệp cũng biết rằng không ai có thể làm mọi việc một cách hoàn hảo ngay sau khi bắt đầu đi làm. Nói cách khác, khi đi làm, có rất nhiều “việc bạn không thể làm”. Khi nảy sinh những việc “không thể” đó thì bạn sẽ có thái độ và nỗ lực khắc phục để vượt qua nó như thế nào, đấy chính là điều doanh nghiệp muốn biết. Nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn có “thái độ và năng lực khắc phục nhược điểm” hay không thông qua những thông tin mà bạn viết trong sơ yếu lý lịch như “khi đi học hoặc cho tới bây giờ, mình đã gặp phải những vấn đề gì, mình đã giải quyết những vấn đề đó như thế nào” và thông qua những điều bạn giải thích khi phỏng vấn. Bạn cũng có thể suy nghĩ như những gì được viết trong mục “sở đoản” quan trọng hơn những gì được viết trong mục “sở trường”. Doanh nghiệp đi tìm những người có “thái độ và khả năng giải quyết vấn đề và khắc phục nhược điểm”. Phép biến sở đoản thành sở trường Bạn đã hiểu được rằng năng lực khắc phục nhược điểm là điều rất quan trọng rồi phải không? Vậy thì, điểm quan trọng tiếp theo là “truyền tải một cách chính xác câu chuyện khắc phục nhược điểm trong Sơ yếu lý lịch”. Cũng có thể gọi là “quá trình chuyển từ nhược điểm sang ưu điểm”. Ví dụ, việc “quá nghiêm túc”, “không thể làm đồng thời nhiều việc” nghĩa là “bạn có thể nhìn nhận mọi thứ một cách nghiêm túc”. Bằng cách này, nếu bạn viết thêm những từ có ý nghĩa trái ngược (từ trái nghĩa), bạn có thể thể hiện sở đoản của mình như là “vừa là nhược điểm vừa là ưu điểm”. Thêm nữa, không chỉ thay đổi cách diễn đạt, để khắc phục nhược điểm “không thể làm đồng thời nhiều việc”, bạn đã quản lý thời gian như thế nào, trong hoạt động nào đó thì bạn đã cùng các bạn khác trong nhóm phân chia công việc, cùng nhau nỗ lực như thế nào v.v. nếu bạn thể hiện được quá trình nỗ lực của mình một cách cụ thể và cả kết quả của nó như là một câu chuyện thì chắc chắn sẽ truyền đạt được 1 cách chi tiết tới nhà tuyển dụng về “thái độ, khả năng giải quyết vấn đề và khắc phục nhược điểm của bản thân”. Bằng cách đầu tư công sức như thế này, điều được nghĩ là “nhược điểm” cũng có mặt “ưu điểm”, hơn nữa, thông qua việc viết về câu chuyện khắc phục “nhược điểm, kết quả là bạn có thể truyền tải rằng bạn có ưu điểm là “khả năng khắc phục nhược điểm”. Phương pháp này giống như một phép thuật phải không. Cách tìm ưu điểm và nhược điểm Sau khi hiểu các điểm quan trọng trong việc viết “sở trường - sở đoản”, việc còn lại chỉ là thực hành thôi. Thế nhưng, chúng mình nhận được rất nhiều lời xin tư vấn như:“Nghĩ mãi mà không biết sở trường - sở đoản của mình...”“Đã biết là việc viết câu chuyện rất quan trọng rồi, nhưng lại không biết nên viết như thế nào...” Vì vậy, chúng mình sẽ giới thiệu tới các bạn 2 điểm quan trọng. Điểm ①: Nhìn lại chặng đường đã đi qua rồi viết vào sổ tay Chính “quá khứ” của bạn đã tạo nên tất cả những tính cách, hiểu biết, kinh nghiệm của bạn ở hiện tại. Chắc chắn là tất cả những người bạn đã gặp từ bố mẹ, anh chị em trong gia đình, bạn thân, người yêu, thầy cô giáo trong trường, bạn bè trong câu lạc bộ hay sếp, tiền bối, đồng nghiệp ở nơi làm thêm v.v. đều để lại kỷ niệm đẹp và kỷ niệm không đẹp trong bạn. Từng kỉ niệm và trải nghiệm đó đã tạo thành bạn của hôm nay. Chính vì vậy, đầu tiên, bạn hãy dành một chút thời gian để nhớ lại những trải nghiệm, kinh nghiệm, những người bạn đã gặp từ trước đến giờ. Có lẽ bạn cũng sẽ nhớ lại những “việc mình đã thành công”, “việc mình đã thất bại”, kể cả những “thất bại lớn mà bạn không muốn nhớ lại”. Hãy nhớ lại và viết ra từng điều từng điều như vậy, theo thứ tự từ nhỏ tới lớn. Dù bạn không thể nhớ chi tiết thì cũng không sao, hãy viết trong phạm vi trí nhớ của mình. Nếu đã viết đến mức “không còn nhớ thêm được gì nữa” thì hãy đọc đi đọc lại những gì mình đã viết. Bạn sẽ thấy ưu điểm và nhược điểm của mình trong những điều mà bạn đã viết ra đấy. Điểm ②: Hỏi những người xung quanh Dành cho những bạn đã viết xong “lịch sử” của mình đến đoạn “không còn nhớ thêm được gì nữa”. Vẫn còn một việc nữa cần phải làm. Đó là việc hỏi những người xung quanh bạn về sở trường và sở đoản của bạn. Trong phần đầu như chúng mình đã nói, khi đi xin việc, người đánh giá cuối cùng về bạn không phải là bạn mà là người phụ trách tuyển dụng của doanh nghiệp. Bằng việc biết hình ảnh của bản thân (sở trường - sở đoản) được người khác nhìn như thế nào và thêm vào phần tự phân tích bản thân, nội dung trong mục “sở trường - sở đoản” của sơ yếu lý lịch sẽ trở nên sâu sắc và phù hợp hơn. Bạn hãy hỏi những người mà bạn đã đề cập trong điểm ① về bạn. Không chỉ hỏi 1 người, hãy hỏi vài người nhé. Những “sở trường - sở đoản” của bạn mà những người xung quanh đưa ra chắc chắn sẽ trùng không ít với những gì mà nhà tuyển dụng cảm nhận khi nói chuyện với bạn trong buổi phỏng vấn. Nếu Sơ yếu lý lịch phản ánh được sở trường - sở đoản của bạn từ quan điểm của người khác thì khả năng cao là nhà tuyển dụng sẽ coi bạn là “người có thể tự phân tích bản thân đúng cách”, “người trung thực và đáng tin cậy”. Bên cạnh đó, nếu viết thêm câu chuyện khắc phục nhược điểm của bản thân, bạn sẽ càng được đánh giá cao. Lần này, chúng mình đã giải thích cách viết cũng như cách hiểu về phần “sở trường - sở đoản”. Lần tới, chúng mình sẽ giới thiệu những ví dụ cụ thể của các anh chị tiền bối, thông qua đó sẽ phân tích kỹ hơn nhé.
17/05/2021
“Thế vận hội Tokyo 2020” vốn bị hoãn lại 1 năm do đại dịch vi-rút corona, nay chuẩn bị khai mạc. Chắc hẳn, người dân ở cả Nhật Bản cũng như ở Việt Nam đều náo nức trước sự kiện này. Bài viết này gửi tới các bạn những môn thi đấu được nhiều người yêu thích ở Nhật cũng như lịch trình thi đấu, sự thay đổi ngày nghỉ lễ trong giai đoạn diễn ra Thế vận hội. Trường hợp vận động viên của Nhật giành được huy chương vàng thì hôm sau đó, truyền thông của Nhật đưa tin rất rầm rộ. Các bạn Việt Nam đang sinh sống ở Nhật cùng tham khảo nhé. Thông tin cơ bản về Olympic Tokyo Ngọn đuốc Thế vận hội hiện đang có mặt tại Tokyo Ⓒ Báo Mainichi 【Thời gian tổ chức】Từ Thứ Sáu 23/7/2021 ~ Chủ Nhật 8/8/2021 【Số môn thi đấu】 33 môn thể thao, 339 hạng mục Bước sang tháng 7, các vận động viên tham gia trại tập huấn trước thềm Olympic, những người có liên quan đến sự kiện đã bắt đầu chính thức đến Nhật Bản. Dự kiến sẽ có hơn 10.000 vận động viên thi đấu tại Thế vận hội và khoảng 41.000 người có liên quan đến Nhật Bản. Biện pháp phòng ngừa COVID-19 Chính phủ Nhật Bản đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 4 tại thủ đô Tokyo trong thời gian 42 ngày, từ ngày 12/7 đến 22/8. Như vậy, Tokyo Olympic lần này sẽ trở thành một Thế vận hội chưa từng có tiền lệ, được tổ chức trong khi tình trạng khẩn cấp đang được áp dụng. Về biện pháp phòng dịch đối với các vận động viên nước ngoài nhập cảnh, sau khi đoàn vận động viên Uganda sang Nhật hồi tháng 6 và một thành viên trong đoàn dương tính với COVID-19, chủ đề về biện pháp phòng dịch đối với người nhập cảnh của Nhật Bản trở nên nóng hổi. Một biện pháp ứng phó là tại sân bay Narita, đoàn vận động viên sau khi nhập cảnh sẽ đi theo lối riêng, chuyên dụng, tách biệt với các hành khách khác để ngăn việc các vận động viên tiếp xúc với bên ngoài. Trường hợp có người bị phát hiện dương tính tại sân bay thì những ai ngồi gần người đó trên máy bay sẽ được xác định có phải là người tiếp xúc gần hay không. Sau khi được xác định, những người này sẽ được xe buýt chở tới những địa điểm lưu trú được chỉ định để cách ly cho tới khi được xác nhận là an toàn thì mới được hoạt động trở lại. Ngoài ra, Ủy ban Olympic Nhật Bản (JOC) cho biết dự kiến khoảng 95% vận động viên đội tuyển Nhật Bản và các vận động viên dự Thế vận hội sẽ được tiêm vắc-xin COVID-19. Khán giả không được vào xem hoặc bị hạn chế số người Sân vận động Quốc gia, địa điểm chính của Thế vận hội Tokyo Ⓒ Báo Mainichi Ngày 21/6, 5 bên bao gồm chính phủ Nhật Bản, chính quyền thủ đô Tokyo, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) v.v... đã thống nhất số khán giả xem thi đấu “tối đa là 10.000 người”. Tuy nhiên, do hiện nay chính phủ Nhật Bản quy định trong thời gian áp dụng tình trạng khẩn cấp và các biện pháp phòng dịch trọng điểm, số lượng khách tham dự các sự kiện trong nước “tối đa 5.000 người”, nên đã có ý kiến chỉ trích rằng “Olympic được áp dụng cơ chế riêng”. Vào ngày 8/7, sau khi tình trạng khẩn cấp được ban bố, quyết định được đưa ra tại cuộc họp giữa 5 bên là các sự kiện tại thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận (Saitama, Chiba, Kanagawa) sẽ diễn ra mà không có khán giả. 3 tỉnh Miyagi, Fukushima và Shizuoka giới hạn số khán giả không quá 50% sức chứa của địa điểm và không quá 10.000 người, tỉnh Ibaraki chỉ cho phép khán giả là các em học sinh trong khuôn khổ “chương trình các trường học liên kết xem thi đấu”. Hokkaido, nơi tổ chức thi chạy marathon, cho đến thời điểm này vẫn chưa quyết định biện pháp ứng phó. Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản thông báo sẽ vận hành các chuyến tàu tạm thời lúc đêm khuya ở vùng thủ đô. Tuy nhiên, sau khi công ty này đưa ra thông báo, trên các mạng xã hội ngày càng có nhiều ý kiến chỉ trích rằng “Nếu thi đấu không có khán giả thì cần gì phải vận hành tàu đến đêm khuya”. Lịch thi đấu các môn được người Nhật yêu thích Nhà thi đấu Kokugikan ở Ryokoku, nơi tổ chức các giải đấu Sumo. Đây là nơi diễn ra môn boxing Ⓒ Báo Mainichi Do đại dịch COVID-19 bùng phát nên quá trình chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo trở nên lộn xộn. Tuy nhiên, Olympic là sự kiện trọng đại tầm cỡ thế giới, 4 năm mới tổ chức 1 lần. Các địa điểm xem thi đấu công cộng qua màn hình hầu như cũng đã bị huỷ bỏ, vì vậy, các bạn hãy thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch và chọn cách thức phù hợp để thưởng thức năm Olympic này nhé. Các vận động viên đội tuyển chủ nhà Nhật Bản được đặt nhiều kỳ vọng. Sau đây là lịch thi đấu các môn thể thao được yêu thích ở Nhật. ◼️ Lịch thi đấu những môn được yêu thích Ngày 21/7 Bóng đá nữ, bóng mềm nữ bắt đầu Ngày 22/7 Vòng loại bóng đá nam khởi tranh tại nhiều địa phương của Nhật Bản Ngày 23/7 Lễ khai mạc Ngày 24/7 Judo: Môn thể thao được kì vọng giành huy chương đầu tiên Ngày 25/7 Bơi lội: 400m hỗn hợp cá nhân nam Ngày 26/7 Chung kết thể dục dụng cụ đồng đội nam (Đội Nhật được kỳ vọng giành huy chương vàng 2 kỳ Thế vận hội liên tiếp) Ngày 27/7 Chung kết bóng mềm Ngày 28/7 Chung kết bóng bầu dục nam, chung kết thể dục dụng cụ tổng hợp cá nhân nam Ngày 29/7 Chung kết đơn nữ bóng bàn Ngày 30/7 Judo nam hạng cân trên 100kg Ngày 31/7 Chung kết tennis đơn nữ, hạng mục mới môn judo, đồng đội hỗn hợp Ngày 1/8 Chung kết chạy 100m nam, chung kết tennis đơn nam Ngày 2/8 Chung kết cầu lông đôi nữ Ngày 3/8 Bán kết bóng đá nam Ngày 4/8 Golf nữ Ngày 5/8 Chung kết bóng bàn đồng đội nữ Ngày 6/8 Chạy tiếp sức 4 x 100m nam Ngày 7/8 Bóng chày, chung kết bóng đá nam Ngày 8/8 Marathon nam (Sapporo), lễ bế mạc Đoàn vận động viên Việt Nam Biểu tượng Olympic đặt trước Sân vận động Quốc gia. Ⓒ Báo Mainichi Sau đây là danh sách đoàn vận động viên Việt Nam. Chúng ta cùng cổ vũ và kỳ vọng vào các thành tích của đoàn Việt Nam. Môn thi đấu(競技) Tên tuyển thủ(選手名) Taekwondo(テコンドー) Trương Thị Kim Tuyền Bơi(水泳) Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Thị Ánh Viên Thể dục dụng cụ(男子体操) Lê Thanh Tùng, Đinh Phương Thành Boxing(ボクシング) Nguyễn Văn Đương, Nguyễn Thị Tâm Judo(柔道) Nguyễn Thị Thanh Thủy Cầu lông(バトミントン) Nguyễn Tiến Minh, Nguyễn Thùy Linh Bắn cung(アーチェリー) Đỗ Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Hoàng Phi Vũ Rowing (đôi nữ)(女子ボート) Lường Thị Thảo,Đinh Thị Hảo Cử tạ(ウエイトリフティング) Thạch Kim Tuấn, Vương Thị Huyền hoặc Hoàng Thị Duyên Điền kinh(陸上) Quách Thị Lan Bắn súng(射撃) Hoàng Xuân Vinh ※ Cập nhật tới ngày 5/7 Lịch nghỉ lễ có sự thay đổi! Các bạn có biết vì Olympic Tokyo nên lịch nghỉ 3 ngày lễ có sự thay đổi? Một số ngày vốn là ngày nghỉ lễ sẽ trở thành ngày thường, một số ngày thường sẽ trở thành ngày nghỉ lễ. Hãy lưu ý điểm này nhé! Việc đổi ngày nghỉ lễ là dựa trên điều luật sửa đổi đặc biệt về Thế vận hội ban hành tháng 11/2020, nhưng lịch và sổ tay sản xuất, bán ra trước thời điểm đó chưa thay đổi nên cần phải lưu ý. Các ngày nghỉ lễ được điều chỉnh như sau: ① “Ngày của Biển”: 19/7 → 22/7 (ngày liền trước lễ khai mạc) ② “Ngày Thể thao”: 11/10 → 23/7 (lễ khai mạc) ③ “Ngày của Núi”: 11/8 → 8/8 (lễ bế mạc) ※ Ngày bế mạc 8/8 là Chủ Nhật nên 9/8 trở thành ngày nghỉ bù. Các bạn hãy xác nhận lại trước các ngày nghỉ lễ nói trên nhé.
15/07/2021
Bài viết do Cơ quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản (JNTO) cùng KOKORO thực hiện Chỉ mất khoảng 90 phút với chuyến tàu nhanh của JR từ ga Osaka là bạn sẽ đặt chân tới Wakayama. Đây là chuyến du lịch đi về trong ngày từ Osaka với những trải nghiệm tuyệt vời như tản bộ trong ngôi thành và khu vườn kiểu Nhật tuyệt đẹp, xem đầu bếp chuyên nghiệp mổ cá ngừ và ngắm nhìn những góc phố châu u, thỏa sức vui chơi các trò chơi và ăn BBQ trong công viên giải trí. 〈Nội dung〉 Đi tàu nhanh (kaisoku) của JR tới Wakayama Tới tháp Tenshukaku trong thành Wakayama Thành Wakayama (Cầu Ohashiroka và khu vườn kiểu Nhật) Chợ Kuroshio và cơm hải sản tươi sống Buổi trình diễn mổ cá ngừ Porto Europa (khu vực miễn phí) Porto Europa (khu vui chơi) Quán nhậu “Ginpei” Đi tàu nhanh (kaisoku) của JR tới Wakayama Ga JR Osaka → ga Wakayama (nguồn Google map) Tỉnh Wakayama nằm bên cạnh tỉnh Osaka. Bạn có thể đi tới Wakayama từ ga JR Osaka bằng tàu “Kishuro kaisoku” (紀州路快速) mà không cần đổi tàu (mất khoảng 90 phút). “Kishu” (紀州) là tên cũ của Wakayama. Bạn cũng có thể sử dụng tàu cao tốc (tokkyu) nhưng thời gian đi cũng không chênh lệch quá nhiều. Nếu đi bằng tàu nhanh (kaisoku) thì vé một chiều chỉ mất 1,270 yên (khoảng 263,600 đồng). ※ 100 yên = 20,755 VNĐ (tỉ giá ngày 22/8/2021) Tàu Kishuro kaisoku Tàu “Kishuro kaisoku” (紀州路快速) này nối liền với tàu “Kankuu kaisoku” cho tới ga Hineno (日根野). Tàu mà mình lên có 8 toa thì 4 toa sau (toa 5~8) là toa của Kishuro kaisoku (đi Wakayama) còn 4 toa trước là toa của Kankuu kaisoku (đi sân bay quốc tế Kansai). Đến ga Hineno (日根野), 4 toa trước và 4 toa sau sẽ tách nhau ra để đi theo hướng riêng. Mình đã tới ga Wakayama. Bến xe buýt “Wakayama bus” ở ngay phía trước ga. Xe buýt đi thành Wakayama nằm ở bến số ②~④ với các số 0, 24, 25, 30, 52, 121, 122, 172, 272 v.v. và xuống ở bến “Wakayamajomae” (和歌山城前). Chỉ với 5 phút đi xe và 230 yên tiền vé là bạn sẽ tới bến cần xuống. Tới tháp Tenshukaku trong thành Wakayama Thành Wakayama nằm trong công viên thành Wakayama. Ngay cạnh bến xe buýt, bạn sẽ nhìn thấy cầu “Ichi no hashi” (一の橋). Qua chiếc cầu này, trước mặt bạn là cổng “Ootemon” (大手門), bước qua cổng là bạn đã vào tới công viên nhé. Sau khi xem bản đồ bên trong công viên, mình đã chọn điểm đến đầu tiên là “Honmarugotenato” (本丸御殿跡). Trong công viên có rất nhiều bậc thang bằng đá nên bạn hãy chọn cho mình một đôi giày hoặc dép sandal dễ đi nhé. Sau khi leo hết cầu thang đá trong ảnh, bạn sẽ tới “Honmarugotenato”. Trên biển chỉ dẫn có giới thiệu nơi này là “Điểm chụp ảnh tháp Tenshukaku” (天守閣の撮影ポイント). Leo hết cầu thang đá, mình đã nhìn thấy tháp Tenshukaku tuyệt đẹp! Đây quả đúng là “điểm chụp ảnh”. Ngôi thành được bao quanh bởi cây xanh hiện ra thật đẹp phải không nào! Có người đứng ở ban công của tháp Tenshukaku vẫy tay về phía mình nên mình cũng đã vẫy lại. Đi bộ thêm một chút hướng về phía tháp Tenshukaku, mình đã thấy một chiếc cổng, sau khi trả 410 yên (khoảng 85,000 đồng), mình bước vào bên trong. Ngay khi bước vào, mình đã được chào đón bằng một “trái tim” được xếp bằng đá trên mặt đất. Đây là tòa có tên là “Inui Yagura” (乾櫓). Đây là tháp nhỏ và tháp lớn. Hai ngôi tháp này và tòa Inui Yagura cùng các tòa xung quanh khác có hành lang thông nhau nên bạn có thể đi một vòng ở bên trong nhé. Đây là cảnh được nhìn cửa sổ bên trong tháp Tenshukaku. Nó khiến mình nhớ về những khung cửa sổ ngày xưa. Việt Nam mình cũng sử dụng những khung cửa sổ có chấn song như thế này nhỉ. Từ tầng 3 của tháp lớn, bạn có thể nhìn thấy biển và đảo Awaji nhé. Khoảnh khắc được ngắm cảnh biển, cây cối, thành phố cùng những làn gió nhẹ thật là tuyệt vời! Từ phía này thì bạn có thể ngắm được cảnh núi. Bạn có nhìn thấy một khu đất thon dài nằm giữa những tán cây xanh không? Đó chính là Honmarugotenato mà mình ghé qua lúc nãy đấy. Bên trong tháp Tenshukaku cũng có cả khu trưng bày áo giáp, đao kiếm v.v. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang chủ của thành Wakayama (tiếng Nhật, tiếng Anh) Tháp Tenshukaku trong thành Wakayama Địa chỉ 3 Ichiban-cho, Wakayama-shi Điện thoại 073-422-8979 Thời gian mở cửa 9:00~17:30 (đón khách đến 17:00) Ngày nghỉ Ngày 29 ~ 31 tháng 12 Vé vào cửa Người lớn 410 yên, học sinh tiểu học - trung học cơ sở 200 yên Thành Wakayama (Cầu Ohashiroka và khu vườn kiểu Nhật) Bản đồ hướng dẫn của thành Wakayama (nguồn: trang chủ của thành) Sau khi có những trải nghiệm tuyệt vời ở trong thành, mình cùng đi tham quan những địa điểm khác nữa nhé. Mình xin giới thiệu những địa điểm được đánh dấu màu đỏ trong bản đồ hướng dẫn. ❶Cầu “Ichi no hashi” ❷Honmarugotenato ❸Nơi có rễ cây giống hình người ❹Cầu “Ohashiroka” ➎Vườn “Nishi no maru” ❻Cổng “Oimawashimon” Mình quay lại khu có Honmarugotenato rồi đi tiếp xuống phía dưới bằng những bậc thang đá, sau khi đi hết quãng đường đó, mình nhìn thấy một thứ kì lạ. Đó là một phần rễ cây nhìn giống như là một người nhỏ đang leo cầu thang. Nghe nói là trên tivi cũng đã giới thiệu về rễ cây này đấy. Đi hết các bậc thang đá đó rồi rẽ trái, ngay gần đó có một cây cầu có mái che tên là “Ohashiroka” (お橋廊下). Đây là cây cầu được tạo ra để lãnh chúa và những người thân cận đi lại giữa hai khu “Nishi no maru” (西の丸) và “Ni no maru” (二の丸) vì chúng bị chia cắt bởi một con hào. Nó là một cây cầu rất đẹp. Bạn có thể vào bên trong cây cầu này mà không cần trả tiền (9:00~17:00). Cầu hơi dốc một chút nên khó đi, bạn hãy thử trải nghiệm nhé! Qua những khung cửa sổ ở hai bên, bạn có thể nhìn thấy khu vườn bên ngoài đấy. Đây là khu vườn kiểu Nhật mang tên “Nishi no maru teien” (西の丸庭園) ở gần cầu Ohashiroka (vào miễn phí 9:00~17:00). Tên thường gọi của khu vườn này là “Momijidani teien” (紅葉渓庭園), ở đây có rất nhiều cây lá đỏ (momiji) nên vào mùa thu, khu vườn trở thành địa điểm ngắm lá đỏ nổi tiếng. Cuối cùng, mình đã đi ra từ cánh cổng “Oimawashimon” (追廻門). Sau khi ra cổng rồi rẽ trái, đi khoảng 2 phút là bạn sẽ nhìn thấy bến xe “Kenchomae” (県庁前). Điểm đến tiếp theo của mình là “Wakayama Marina City”, 30 phút mới có 1 chuyến xe buýt tới đó nên bạn hãy tra trước giờ xe chạy nhé! Không gặp được Ninja Ở công viên thành Wakayama có một dịch vụ của thành phố Wakayama, đó là ở công viên sẽ có các anh “Omotenashi Ninja” – được hiểu là “Ninja thân thiện”. Các anh ấy sẽ chụp ảnh cùng khách tham quan, hướng dẫn đường đi v.v. nhưng hôm mình đi thì thật tiếc là không gặp được. Mình nghe nói vào thứ bảy, chủ nhật từ 10:00~16:00, phía trước khu vườn “Ni no maru teien” sẽ có buổi trình diễn tuyệt kĩ của Ninja như “ném phi tiêu” hay “thuật ẩn thân” v.v. Chợ Kuroshio và cơm hải sản tươi sống Đường đi từ thành Wakayama đến Marina City (nguồn Google map) “Wakayama Marina city” là một đảo nhân tạo, nơi đây có các khu resort kiểu căn hộ, khách sạn và 2 nơi mình sẽ giới thiệu là “Porto Europa” (ポルトヨーロッパ) và “chợ Kuroshio” (黒潮市場). Từ bến “Kenchomae” hoặc bến “Wakayamajomae”, bạn sẽ đi khoảng 35 phút (520 yên) rồi xuống ở điểm buýt “Marina city” (マリーナシティ) nhé. Ngay khi xuống xe buýt, mình đã ngửi thấy mùi của biển. Đây là cửa vào khu chợ Kuroshio. Chợ Kuroshio có 2 tầng. Ngoài những quầy hàng bán hải sản và đặc sản của vùng, chợ còn có quầy phục vụ đồ ăn (khu ăn uống ở tầng 1, khu nhà hàng ở tầng 2) và quầy phục vụ nướng BBQ đấy. Bản đồ bên trong chợ (nguồn: trang chủ của chợ Kuroshio) Mình sẽ giới thiệu những khu chính trong chợ thông qua bản đồ phía trên nhé. ① Khu trình diễn mổ cá ngừ ⑦ Khu bày bán đặc sản của Wakayama như bánh kẹo, mơ khô v.v. ⑨ Khu ăn uống ngoài trời (tự do lựa chọn bàn ăn rồi ăn những món đã mua ở phía trong chợ) ⑩ Khu nướng BBQ Ở khu phục vụ đồ ăn, mình đã chọn quầy bán cơm hải sản tươi sống (kaisendon 海鮮丼) nhưng ở đây có tới hơn 30 loại cơm để mình có thể lựa chọn nên mình đã rất phân vân xem nên chọn loại cơm nào. Mình đã chọn cơm này nhé (1,980 yên = khoảng 410,000 đồng). Phía trên của cơm có 5 loại sashimi (hải sản tươi sống), đó là cá hồng, cá hồi, cá cam, sò điệp, tôm đỏ. Thêm vào đó mình đã gọi thêm tôm sakura (380 yên). Mình đã mua cả “nước quýt Arida” (400 yên). Thành phố Arida của tỉnh Wakayama được biết đến là một nơi thu hoạch được rất nhiều quýt. Nước quýt có vị ngọt tự nhiên và rất chất lượng, rất ngon. Lấy được bàn gần biển ở khu ăn uống ngoài trời, mình đã được thong thả thưởng thức hương vị biển. Sau khi đã ăn no, mình đi đến khu bán đặc sản. Ở đây có bày bán bánh kẹo, mơ khô, rượu v.v. Phía bên cạnh khu ăn uống ngoài trời có “khu nướng BBQ”. Khu này có 228 bàn nướng có mái hiên ngoài trời và có thể nhìn thấy biển, du khách sẽ chọn nguyên liệu mình thích ở phía trong chợ rồi tự nướng ở đây. Thế nhưng vào ngày mình ghé thăm thì do ảnh hưởng của Covid-19, khu BBQ dừng nhận khách từ 17:00 nên mình đã không thể vào ăn vì mình mải chơi ở khu vực khác. Ảnh phía trên là ảnh bạn mình đã chụp khi đi ăn trước mình một thời gian. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang chủ của chợ Kuroshio / lịch mở cửa (tiếng Nhật, tiếng Việt) Chợ Kuroshio Địa chỉ 1527 Kemi, Wakayama-shi Điện thoại 073-448-0008 Thời gian mở cửa 10:00~21:00 (thay đổi theo ngày) Ngày nghỉ Không cố định Vé vào cửa Miễn phí Buổi trình diễn mổ cá ngừ Ở tầng 1 của chợ Kuroshio, bạn sẽ nhìn thấy khu “trình diễn mổ cá ngừ”. Thông thường thì buổi trình diễn mổ cá ngừ sẽ diễn ra 3 lần 1 ngày, nhưng khi mình tới (tháng 8/2021) thì do ảnh hưởng của Covid-19, buổi trình diễn chỉ diễn ra 1 lần trong ngày, bắt đầu từ 12:30. Người đầu bếp vừa giải thích về cá ngừ vừa bắt đầu quá trình mổ cá. Với một cây dao lớn và sự khéo léo của mình, người đầu bếp đã xẻ cả con cá ngừ thành 4 phần chỉ trong khoảng 10 phút. Mình đã bị cuốn hút bởi cách sử dụng dao điệu nghệ này đấy. Một phần cá ngừ đã được xẻ ra và trông thật ngon mắt như thế này này. Mình đã thử món sushi cá ngừ được làm từ chính thịt cá ngừ vừa được xẻ ra. Trông thật là ngon nên mình đã mua 3 miếng với giá 500 yên (khoảng 103,800 đồng), sau đó mình ăn cùng nước tương shoyu và wasabi, thật là ngon! Porto Europa (khu vực miễn phí) Từ tầng 2 của chợ Kuroshio, bạn có thể nhìn thấy “Porto Europa” như trong ảnh nhé. Sau khi ra khỏi chợ, mình đã di chuyển đến Porto Europa. Trước đây nơi này cần có vé vào cửa nhưng từ năm 2016 thì mọi người đã được vào miễn phí. Nếu không chơi các trò chơi bên trong thì không mất thêm tiền gì cả nhé. Phía bên trái của lối vào là quầy bán vé chơi trò chơi. Ở đây có nhiều loại vé, trong đó thì set vé “Enjoy plan” với giá 5000 yên bao gồm “Standard pass” 3800 yên (khoảng 788,700 đồng) – vé chơi được tất cả các trò chơi và thẻ mua đồ nướng “Standard pass” trị giá 2500 yên. Khi mua Standard pass, bạn sẽ nhận được chiếc vòng đeo tay như thế này, sau khi đeo vào nếu không xé đứt ra thì không thể cởi khỏi cổ tay. Trước hết, chúng ta hãy cùng đi một vòng quanh các khu miễn phí nào. Nơi đây trở thành một thành phố nhỏ với những công viên, tòa nhà kiểu châu u, đi tới đâu cũng muốn chụp ảnh. Dạo chơi trong khu này, mình thấy mình như đang đi du lịch châu u vậy. Được vui chơi miễn phí ở đây thật là thích! Mình có biệt danh là “vịt”. Không ngờ là mình được chụp ảnh cùng các bạn của mình ở đây, mình rất vui! Bên trong khu vực này còn có sông Sosui. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang chủ của Porto Europa (tiếng Nhật, tiếng Anh) Porto Europa Địa chỉ 1527 Kemi, Wakayama-shi Điện thoại 0570-064-358 営業時間 10:00~20:30 (thay đổi theo ngày) Vé vào cửa Miễn phí Porto Europa (khu vui chơi) Sau khi ngắm các dãy nhà châu u, mình đến với khu vui chơi. Với Standard pass, mình có thể chơi tất cả 21 trò chơi như tàu lượn siêu tốc v.v. Nếu mua riêng từng trò thì vé mỗi trò từ 300~700 yên. Ngồi trên đu quay (500 yên), bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh xung quanh mình. Mình thích nhất là đu quay thú nhún. Khi xem phim mình đã rất muốn chơi thử và đây là lần đầu tiên mình được ngồi lên thú nhún. Trong khu vui chơi cũng có những trò thử sức với mê cung như “Thoát ra! Mê cung của Ma vương”. Nếu thu thập được 5 con dấu chính nghĩa thì sẽ chiến thắng Ma vương nhưng mình đã chơi hơn 30 phút mà vẫn không thể tìm thấy con dấu thứ 5 nên mình đã bị thua. Sau khi chơi rất nhiều trò, mình đã tới cửa hàng bán đồ lưu niệm để mua “Mikan chan” (tên do mình đặt, 990 yên). Cảnh hoàng hôn nhìn từ bến xe buýt Khi về thì ga JR Kainan gần hơn nên mình đã đi xe buýt “Kainanekimae” để tới ga này. Nếu đi tới ga Wakayama phải mất tới 40~50 phút nhưng đi tới ga Kainan thì chỉ mất 18 phút thôi. Quán nhậu “Ginpei” Trước khi lên tàu ở ga Kainan, mình đã ăn tối ở quán “Ginpei” cách ga khoảng 180 mét. Đây là quán đã tách ra mở độc lập từ một chuỗi quán nổi tiếng cùng tên. Mình đã gọi những món nổi bật như gà chiên kiểu karaage (330 yên), trứng cuộn dashimaki (440 yên), tempura (990 yên) v.v. Cuối cùng mình ăn cơm chan trà (ochazuke) và thanh toán hóa đơn 2 người hết 7500 yên. So với Osaka thì mức giá này thật là rẻ! Khi mình ra khỏi quán, bà nhân viên của quán đã cảm ơn mình bằng câu “Ookini” (lời cảm ơn theo tiếng Kansai). [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Quán Ginpei Kainanekimae (Tabelog) Ginpei (Quán trước ga Kainan) Địa chỉ 532-2 Nataka, Kainan-shi Điện thoại 073-483-4615 営業時間 11:00~13:30、17:00~21:30 Nghỉ định kì Chủ nhật Sau đó, mình đã lên tàu từ ga Kainan, đi cả tàu thường cả tàu nhanh để về Osaka. Mình đã có một ngày đi chơi với lịch trình dày đặc để tham quan thành Wakayama, khu vườn Nhật, chợ Kuroshio (cơm hản sản tươi sống và buổi trình diễn mổ cá ngừ), dãy phố châu u, trải nghiệm các trò chơi v.v. Năm sau mình cũng muốn đi Wakayama! ※ Bài viết này được thực hiện với sự hợp tác của JNTO. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các thông tin chi tiết về du lịch Nhật Bản của JNTO (tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tỉnh Wakayama (JNTO HP) Người viết bài Bùi Khánh Linh Linh quê ở Hà Nội. Cô ấy sang Nhật từ tháng 9 năm 2019, tới giờ đã được gần 2 năm. Hiện nay, Linh là nghiên cứu sinh cao học năm thứ 2 của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa – Đại học Osaka. Trước khi về nước, cô ấy muốn đi du lịch thật nhiều nơi ở Nhật Bản.
03/09/2021
Những bạn lưu học sinh mới đến Nhật Bản, những bạn đang làm việc trong các công ty ít có hỗ trợ cho người nước ngoài chắc hẳn sẽ cảm thấy bất an khi bị thương hay bị ốm, không biết nên đi khám ở bệnh viện nào phải không? Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của một cộng tác Việt Nam làm việc lâu năm ở Nhật Bản về một số cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt ở khu vực Tokyo. Ở Nhật Bản, thông thường thì khi bị ốm nhẹ hoặc bị thương thì người ta đi khám bệnh tại các phòng khám (Clinic). Khi cần thiết, các phòng khám sẽ viết giấy giới thiệu để người bệnh có thể khám bệnh ở các bệnh viện lớn hơn. Trong bài viết này chúng tôi xin lần lượt giới thiệu các phòng khám, các bệnh viện vừa và nhỏ và sau cùng là các bệnh viện lớn. (Danh sách các bệnh viện) Phòng khám Sakura Takadanobaba Phòng khám Nakai-ekimae Bệnh viện Shinjuku Hiro Clinic Bệnh viện Tojun Bệnh viện Okubo Bệnh viện Kokubunji Bệnh viện Tama Nanbu Chiiki Trung tâm Quốc Gia Y tế Sức khỏe Toàn cầu Bệnh viện NTT Higashi-Nihon Kanto Bệnh viện Komagome thủ đô Tokyo Các bệnh viện khác Phòng khám Sakura Takadanobaba Ảnh từ trang web của bệnh viện Phiên dịch viên người Việt sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình khám chữa bệnh. Với những triệu chứng mà phòng khám không thể xử lý được, bạn cũng có thể xin ý kiến của phòng khám về cơ sở y tế khám chữa bệnh tiếp theo. Trong trường hợp cần thiết, phòng khám sẽ cho bạn Giấy chuyển viện 診療情報提供書(紹介状)để bạn có thể đến khám ở bệnh viện lớn hơn và được khám chữa thuận lợi. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của Phòng khám Sakura Takadanobaba (tiếng Nhật) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của Phòng khám Sakura Takadanobaba (tiếng Việt) Địa chỉ Shinjuku-ku, Takadanobaba 4-11-8, tòa nhà Kawakami, tầng 3 Điện thoại 03-5937-3717 Chuyên khoa Khoa Ngoại chỉnh hình, khoa Nội (khoa Nội chỉ khám vào chiều thứ Tư và sáng thứ bảy (tuần thứ 2 và thứ 4 của tháng) Ngày nghỉ Thứ Sáu, chiều thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Chiều thứ Tư có phiên dịch tiếng Việt. Đi bộ từ ga Takadanobaba Phòng khám Nakai-ekimae Phòng khám Nakai-ekimae do bác sĩ Takenaga Ken (bác sĩ là người Việt, đã sinh sống ở Nhật từ nhỏ) rất giỏi tiếng Việt phụ trách. Với những triệu chứng mà phòng khám không thể xử lý được, bạn có thể xin ý kiến về cơ sở y tế khám chữa bệnh khác. Trong trường hợp cần thiết, phòng khám sẽ cho bạn Giấy chuyển viện để bạn có thể đến khám ở bệnh viện lớn hơn và được khám chữa thuận lợi. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Phòng khám Naka-ekimae (tiếng Nhật) Địa chỉ Shinjuku-ku Ochiai, 2-20-2, tòa nhà Sugiyama, tầng 3 Điện thoại 03-3365-1627 Chuyên khoa Khoa Nội, khoa Nhi, Khoa Da liễu, Khoa Dị ứng, khoa Nội Đông y Ngày nghỉ Thứ Hai, ngày Lễ Thông tin khác Đi bộ từ ga Nakai 90m, từ ga Ochiai 410m Bệnh viện Shinjuku Hiro Clinic Ảnh từ trang web của bệnh viện Bác sĩ bệnh viện trưởng thì bác sĩ đã từng đi Việt Nam và nhiệt tình khám chữa bệnh cho người nước ngoài. Bệnh viện sử dụng ứng dụng dịch Google qua máy tính bảng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bệnh viện Shinjuku Hiro (tiếng Nhật) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bệnh viện Shinjuku Hiro (tiếng Anh) Địa chỉ Shinjuku-ku, Okubo 2-11-15, tòa nhà Obayashi 1-2F Điện thoại 03-5270-5610 Chuyên khoa Khoa Nội, khoa Da liễu, khoa Ngoại chỉnh hình Ngày nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật Thông tin khác Đi bộ từ ga Nishi-Waseda 6 phút, ga Higashi-Shinjuku 8 phút. Cần đặt lịch hẹn khám. Bệnh viện Tojun Ảnh từ trang web của bệnh viện Khu khám bệnh của Bệnh viện Tojun có một số y tá người Việt kỳ cựu đang làm việc nên có thể bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ. Đây là bệnh viện hỗ trợ y tế trong địa phương nên trang thiết bị được trang bị đầy đủ, có thể tới khám mà không cần đặt lịch trước. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web Bệnh viện Tojun (tiếng Nhật) Địa chỉ 4-3-4 Hitotsuya, Adachi-ku, Tokyo Điện thoại 03-3850-8711 Chuyên khoa Khoa Nội, khoa Ngoại, khoa Ngoại chỉnh hình, Khoa Ngoại thần kinh, khoa Nội tuần hoàn, khoa Da liễu Khám ngoại trú Nội soi, cai nghiện thuốc lá, trung tâm tim mạch, lọc máu, giãn tĩnh mạch chi dưới, hội chứng ngưng thở khi ngủ Ngày nghỉ Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Đi bộ 10 phút từ ga Aoi hoặc ga Rokuchou Bệnh viện Okubo Ảnh từ trang web của bệnh viện Bệnh viện nằm ở khu vực Shinjuku là nơi có nhiều người nước ngoài sinh sống và làm việc. Là bệnh viện hỗ trợ y tế địa phương nên chủ yếu điều trị bệnh nhân được giới thiệu đến. Tuy nhiên bệnh viện cũng có Trung tâm hỗ trợ bệnh nhân để giúp bệnh nhân người nước ngoài trong trường hợp khẩn cấp nên có dịch vụ hỗ trợ đa ngôn ngữ chất lượng cao. Với sự lãnh đạo của viện trưởng, bệnh viện cố gắng trở thành “Bệnh viện không từ chối bệnh nhân người nước ngoài”. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web Bệnh viện Okubo (tiếng Nhật) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web Bệnh viện Okubo (tiếng Anh) Địa chỉ Shinjuku-ku, Kabukicho 2-44-1 Điện thoại 03-5273-7711 Chuyên khoa Khoa Nội, khoa Tuần hoàn, khoa Nội thận, khoa Ngoại, khoa Tiêu hóa, khoa Ngoại chỉnh hình, khoa Da liễu, khoa Tiết niệu, khoa Sản phụ, khoa Mắt, khoa Tai Mũi Họng(Tham khảo thêm trang web) Ngày nghỉ Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Cách ga Seibu Shinjuku 2 phút đi bộ, từ ga Shinjuku của các đường tàu khác, ga Okubo, Shin-Okubo của đường JR đi bộ 7 phút. Cần đặt hẹn lịch khám. Bênh viện Kokubunji Ảnh từ trang web của bệnh viện Bệnh viện có bác sĩ trưởng khoa Đỗ Khắc Nhân (杜吉克仁) xuất thân là người Việt Nam và có một số điều dưỡng viên người Việt Nam. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web Bệnh viện Kokubunji (tiếng Nhật) Địa chỉ Kokubunji-shi, Higashi Koigakubo 4-2-2 Điện thoại 042-322-0123 Chuyên khoa Khoa Nội, khoa Tuần hoàn, khoa Tiêu hóa, khoa Nội thần kinh, khoa X-quang, khoa Phục hồi chức năng Ngày nghỉ Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Đi bộ từ ga Nishi Kokubunji (đường JR), ga Koigakubo (đường Seibu) khoảng 15 phút. Từ ga Kokubunji có thể đi xe buýt Bệnh viện Tama Nanbu Chiiki Ảnh từ trang web của bệnh viện Là một bệnh viện trung tâm của khu vực nên nơi đây tiếp nhận nhiều bệnh nhân người nước ngoài. Có thể lựa chọn các hình thức phiên dịch, biên dịch từ xa (ví dụ như dùng điện thoại bảng hoặc điện thoại), máy dịch, hoặc nhân viên có thể nói tiếng nước ngoài, hoặc phiên dịch viên bên ngoài. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web Bệnh viện Tama Nanbu Chiiki(tiếng Nhật) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web Bệnh viện Tama Nanbu Chiiki(tiếng Anh) Địa chỉ Tama-shi, Nakazawa 2-1-2 Điện thoại 042-338-5111 Chuyên khoa Khoa Nội tổng hợp, khoa Hô hấp, khoa tiêu hóa, khoa Tuần hoàn, khoa Nội thận, khoa Nhi, khoa Ngoại, khoa Ngoại chỉnh hình, khoa Da liễu, khoa Nội tiết, khoa Sản phụ, khoa Mắt, khoa Tai Mũi Họng (tham khảo trang web) Ngày nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Đi bộ từ ga Tama Center 15 phút, có thể đi xe buýt Trung tâm Quốc Gia Y tế Sức khỏe Toàn cầu Bệnh viện Trung tâm Quốc gia nghiên cứu y tế quốc tế có nhân viên y tế người Việt nên khi khám chữa bệnh bạn sẽ được phiên dịch. Có bác sĩ Hashimoto Masao chuyên khoa phổi, có thể khám bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, tùy vào khung giờ và ngày trong tuần, có lúc không có nhân viên trực. Đây là bệnh viện đa khoa nên khi khám bệnh, bạn cần hẹn trước và có giấy chuyển viện / giấy giới thiệu (xin từ phòng khám v.v.) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của Trung tâm Quốc Gia Y tế Sức khỏe Toàn cầu (tiếng Nhật) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của Trung tâm Quốc Gia Y tế Sức khỏe Toàn cầu (tiếng Anh) Địa chỉ Shinjuku-ku, Toyama, 1-21-1 Điện thoại 03-3202-7494 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Ngày nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Đi bộ từ ga Wakamatsu-Kawada hoặc từ ga Nishi-Waseda Bệnh viện NTT Higashi-Nihon Kanto Ảnh từ trang web của bệnh viện Bệnh viện có Khoa khám bệnh quốc tế, hỗ trợ tiếng Việt về y tế ở tất cả mọi khoa. Bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân nước ngoài là nhà ngoại giao hoặc du lịch chữa bệnh. Khi khám chữa bệnh cần có giấy tờ tùy thân như thẻ bảo hiểm, bằng lái xe, hộ chiếu, thẻ cư trú… Là bệnh viện đa khoa nên khi khám cần hẹn trước và có giấy giới thiệu từ các phòng khám. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của Bệnh viện NTT Higashi-Nihon Kanto (tiếng Nhật) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của Bệnh viện NTT Higashi-Nihon Kanto (tiếng Anh) Địa chỉ Shinagawa-ku, Gotanda 5-9-22 Điện thoại 03-3448-6111 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Ngày nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Từ ga Gotanda có xe buýt đưa đón, đi bộ 7 phút, từ ga Gotanda đường Toei Asakusa đi bộ 5 phút Bệnh viện Komagome thủ đô Tokyo Ảnh từ trang web của bệnh viện Là bệnh viện đa khoa nên có thể khám và điều trị các chuyên khoa, đặc biệt là khoa U bướu (ung thư) và khoa truyền nhiễm. Ngoài tiếng Anh, bệnh viện sử dụng các hệ thống phiên dịch và biên dịch. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bệnh viện Komagome thủ đô Tokyo (tiếng Nhật) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bệnh viện Komagome thủ đô Tokyo (tiếng Anh) Địa chỉ Bunkyo-ku, Komagome 3-18-22 Điện thoại 03-3823-2101 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Ngày nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày lễ Thông tin khác Từ ga Tabata đi xe buýt hoặc đi bộ 155 phút, từ ga Komagome đường Nanboku đi xe buýt hoặc đi bộ 10 phút Các bệnh viện khác Ảnh từ trang web của bệnh viện Đa khoa Nhi của Tokyo Dưới đây mà một số bệnh viện ở Tokyo có những điều kiện để tiếp nhận người nước ngoài. Chúng tôi lựa chọn một số bệnh viện trong danh sách “Các cơ sở y tế tiếp nhận người nước ngoài” do Tổ chức Giáo dục Y tế Nhật Bản công nhận. Bệnh viện Mita Địa chỉ Minato-ku, Mita 1-4-3 Điện thoại 03-3451-8121 Điện thoại (cho người nước ngoài) 03-3451-8324 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) mita.iuhw.ac.jp Trang web (tiếng Anh) mita.iuhw.ac.jp/english Là bệnh viện đa khoa tiếp nhận bệnh nhân ốm đột ngột nên khá tiện lợi. Được nhiều người nước ngoài biết tới và đi khám. Bệnh viện Tokyo Saiseikai Chuo Địa chỉ Minato-ku, Mita 1-4-7 Điện thoại 03-3451-8211 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) saichu.jp Trang web (tiếng Anh) saichu.jp/english/home Cũng giống như bệnh viện Mita, bệnh viện này nằm ở nơi có nhiều người nước ngoài sinh sống nên nhiều bệnh nhân người nước ngoài tới khám chữa bệnh. Bệnh viện Hiro-o của thủ đô Tokyo Địa chỉ Shibuya-ku, Ebisu 2-34-10 Điện thoại 03-3444-1181 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) byouin.metro.tokyo.jp/hiroo Trang web (tiếng Anh) byouin.metro.tokyo.lg.jp/hiroo/english Trang web (tiếng Anh) byouin.metro.tokyo.lg.jp/hiroo/english Nhiều doanh nhân nước ngoài và gia đình tới khám chữa bệnh tại bệnh viện này. Bệnh viện Omori thuộc Đại học Toho Địa chỉ Ota-ku, Omori 6-11-1 Điện thoại 03-3762-4151 Điện thoại (cho người nước ngoài) 03-5763-5324 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) omori.med.toho-u.ac.jp Trang web (tiếng Anh) omori.med.toho-u.ac.jp/eng Đây là bệnh viện trường đại học, nằm gần sân bay Haneda. Trong khuôn viên sân bay Haneda có 2 phòng khám. Có nhiều kinh nghiệm khám cho người nước ngoài. Bệnh viện Ebara Địa chỉ Ota-ku, Higashi-yukigaya 4-5-10 Điện thoại 03-5734-8000 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) ebara-hp.ota.tokyo.jp Trang web (tiếng Anh) ebara-hp.ota.tokyo.jp/en Có dịch vụ phiên dịch, biên dịch từ xa sử dụng máy tính bảng. Bệnh viện Ohtsuka thủ đô Tokyo Địa chỉ Toyoshima-ku, Minami-otsuka 2-8-1 Điện thoại 03-3941-3211 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) byouin.metro.tokyo.jp/ohtsuka Trang web (tiếng Anh) byouin.metro.tokyo.jp/ohtsuka/english Trang web (tiếng Nhật) byouin.metro.tokyo.jp/ohtsuka Trang web (tiếng Anh) byouin.metro.tokyo.jp/ohtsuka/english Đây là bệnh viện có nhiều người nước ngoài tới khám chữa bệnh. Bệnh viện Toyoshima Địa chỉ Itabashi-ku, Sakae-cho 33-1 Điện thoại 03-5375-1234 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) toshima-hp.jp Trang web (tiếng Anh) toshima-hp.jp/english Bệnh viện có “Trung tâm hỗ trợ bệnh nhân” để hỗ trợ cho người nước ngoài. Bệnh viện Bakuto thủ đô Tokyo Địa chỉ Sumida-ku, Kotobashi 4-23-15 Điện thoại 03-3633-6151 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) bokutoh-hp.metro.tokyo.jp Trang web (tiếng Anh) bokutoh-hp.metro.tokyo.jp/en Sử dụng các hệ thống phiên dịch. Bệnh viện Tobu Chiiki Địa chỉ Katsushika-ku, Kame-ari 5-14-1 Điện thoại 03-5682-5111 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) tobu-hp.or.jp Trang web (tiếng Anh) tobu-hp.or.jp/english Sử dụng các hệ thống phiên dịch. Bệnh viện Tokyo Rinkai Địa chỉ Edogawa-ku, Rinkai-cho 1-4-2 Điện thoại 03-5605-8811 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) tokyorinkai.jp Trang web (tiếng Anh) tokyorinkai.jp/en Khu vực này có nhiều người Trung Quốc, Ấn Độ sinh sống nên nhiều bệnh nhân người nước ngoài tới khám chữa bệnh. Bệnh viện Kosei Địa chỉ Suginami-ku, Wada 2-25-1 Điện thoại 03-3383-1281 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) kosei-hp.or.jp Trang web (tiếng Anh) kosei-hp.or.jp/en Do số người nước ngoài gia tăng nhanh nên bệnh viện đang tăng cường điều kiện để tiếp nhận thêm nhiều bệnh nhân người nước ngoài. Bệnh viện Tama Địa chỉ Setagaya-ku, Seta 4-8-1 Điện thoại 03-3700-1151 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) tamagawa-hosp.jp Trang web (tiếng Anh) tamagawa-hosp.jp/english Bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân người nước ngoài của trên 30 nước khác nhau. Có tiếp nhận hình thức du lịch khám chữa bệnh. Mỗi khoa đều có hệ thống thông báo hướng dẫn sơ tán bằng tiếng nước ngoài khi có tình trạng khẩn cấp. Bệnh viện Musashino Tokushukai Địa chỉ Nishitokyo-shi Mukodaicho 3-5-48 Điện thoại 042-465-0700 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) musatoku.com Trang web (tiếng Anh) musatoku.com/english Có phiên dịch tiếng Việt hoặc điều phối viên hỗ trợ người nước ngoài. Bệnh viện Đa khoa Tama thủ đô Tokyo Địa chỉ Fuchu-shi, Musashidai 2-8-29 Điện thoại 042-323-5111 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) fuchu-hp.fuchu.tokyo.jp Trang web (tiếng Anh) fuchu-hp.fuchu.tokyo.jp/en Có hướng dẫn đối với bệnh nhân người nước ngoài, có sử dụng hệ thống phiên dịch, biên dịch. Bệnh viện Đa khoa Nhi thủ đô Tokyo Địa chỉ Fuchu-shi, Musashidai 2-8-29 Điện thoại 042-300-5111 Điện thoại (cho người nước ngoài) 042-312-8133 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Trang web (tiếng Nhật) byouin.metro.tokyo.lg.jp/shouni Trang web (tiếng Nhật) byouin.metro.tokyo.lg.jp/shouni Trang web (tiếng Anh) byouin.metro.tokyo.lg.jp/shouni/eng Trang web (tiếng Anh) byouin.metro.tokyo.lg.jp/shouni/eng Là bệnh viện lớn về nhi khoa của thủ đô Tokyo. Bệnh viện kết hợp với Bệnh viện Đa khoa Tama thủ đô Tokyo gần đó để tiếp nhận bệnh nhân người nước ngoài.
24/09/2021
Bài viết do Cơ quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản (JNTO) cùng KOKORO đồng thực hiện Quần thể Đền Ise (Ise jingu) nằm tại thành phố Ise tỉnh Mie, được xây dựng từ khoảng 2000 năm trước đây và được tất cả người dân Nhật Bản biết đến. Vào thời kì Edo (1603~1868), phong trào đi lễ Đền Ise bùng nổ, phương tiện đi lại lúc đó không có gì ngoài ngựa và đi bộ nhưng rất nhiều người trên toàn quốc đã đổ về Đền Ise. Ngày nay, bên cạnh đền có thêm dãy phố tái hiện lại quang cảnh thời Edo bấy giờ tên là “Oharai machi” và “Okage yokocho”, bạn có thể thỏa sức ăn uống trong các hàng quán, mua sắm, tận hưởng thú vui vừa đi vừa ăn. 〈Nội dung〉 Geku (đền ngoài) – 5 ngôi đền trong khu rừng thần bí – Có những ngôi đền nhỏ Cách đi đến quần thể Đền Ise Mỳ udon Ise và “Tekone zushi” Thuê kimono Quần thể Đền Ise – Naiku (đền trong) “Okage yokocho” và “Oharai machi” Vừa đi vừa ăn Geku (Đền ngoài) – 5 ngôi đền trong khu rừng thần bí Quần thể Đền Ise・Lối vào Geku – Đền ngoài Tôi làm thực tập kỹ năng ở tỉnh Mie đến năm nay là năm thứ 3 nhưng trước đây tôi đã không biết ở tỉnh Mie có quần thể Đền Ise (Ise jingu). Lần này được một bạn lưu học sinh người Việt (đã sống ở Nhật trên 10 năm) thường làm việc cùng người Nhật giới thiệu nên tôi đã quyết định đến thăm quần thể Đền Ise và khu phố “Okage yokocho”. Cổng torii của Geku - Đền ngoài Cây có rêu mọc ngay sát phần gốc (Geku – Đền ngoài) Quần thể Đền Ise gồm hai phần đền có tên gọi là Naiku (đền trong) và Geku (đền ngoài). Vào Geku trước rồi vào Naiku là thứ tự đúng từ ngày xưa nên tôi cũng đã vào từ Geku. Bước vào khuôn viên đền, tôi thấy một cái cổng torii rất to nên đã cúi đầu chào. Từ cổng trở vào có rất nhiều cây cổ thụ to nên không gian nơi đây giống như một khu rừng thần bí. Lối vào Shogu (chính điện). Từ đây không nhìn được vào sâu bên trong (Khu vực cấm quay phim chụp ảnh) Geku (đền ngoài) có tên gọi đầy đủ là Tokouke Daijingu. Phần trung tâm của Đền là khu Shogu (chính điện) thờ thần Toyoukeno Oomikami. Vị thần này cai quản việc ăn mặc ở và các hoạt động sản xuất của người Nhật Bản. Đây là một ngôi đền đơn sơ nhưng đầy thần bí. Có những ngôi đền nhỏ Betsugu (Đền nhỏ) của Geku có tên “Takanomiya” Ở Geku, ngoài khu Shogu (chính điện) còn có 4 đền nhỏ. Sau khi lễ ở Shogu, nhiều người đi thăm cả các đền nhỏ khác. Đi xung quanh khuôn viên của đền dưới những tán cây um tùm là một cuộc hành trình khá dài. Quần thể Đền Ise - Geku (đền ngoài) Địa chỉ 279 Toyonaka-cho, Isei-shi Thời gian mở cửa 5:00~18:00 (tháng 5~tháng 8 mở cửa đến 19:00, tháng 10~tháng 12 mở cửa đến 17:00) Ngày nghỉ Mở cửa quanh năm Vé vào đền Miễn phí Cách đi đến quần thể Đền Ise Cột chỉ dẫn cách đi tới Geku (ở trước ga Ujiyamada) Xuất phát từ Tokyo, Nagoya Bạn có thể đi tàu điện Kintetsu hoặc JR từ ga Nagoya (mất khoảng 90 phút). Sau đó xuống ga gần Geku nhất, có tên là “Iseshi” rồi đi bộ khoảng 5 phút là tới Geku. Xuất phát từ Osaka, Kyoto Đi từ Osaka hoặc Kyoto thì xuống ga Ujiyamada (Kintetsu) sẽ rất tiện. Từ ga đi bộ khoảng 10 phút là tới Geku. Nếu không muốn đi Geku mà chỉ đi Naiku thôi thì từ ga Ujiyamada đi xe buýt khoảng 10 phút là tới. Tôi đã đi bộ từ ga Ujiyamada đến Geku. Bản đồ khu vực Geku (hình ảnh do Hiệp hội du lịch thành phố Ise cung cấp) Bản đồ khu vực Geku (hình ảnh do Hiệp hội du lịch thành phố Ise cung cấp) Từ Geku đi Naiku Tôi và bạn tôi đã nhận sách hướng dẫn và bản đồ tại Quầy hướng dẫn tham quan ở phía trước Geku. Ngay bên cạnh đó có điểm dừng xe buýt nên tôi đã lên xe và di chuyển đến Naiku. Từ bến Gekumae đến bến Naikumae mất khoảng 20 phút và giá vé là 440 yên (khoảng 93,000 VND). ※100 yên = 21,146 VND (Thời điểm 18/3/2021) Vị trí của Geku (đền ngoài) và Naiku (đền trong) (hình ảnh do Hiệp hội du lịch thành phố Ise cung cấp) Mỳ udon Ise và “Tekone zushi” Phố Oharai machi Sau khi xuống bến Naikumae, đi bộ một chút là bạn sẽ thấy một cái cổng torii rất lớn của Naiku. Tôi đi bộ từ sáng nên đã thấm mệt, tôi quyết định nghỉ một chút và ăn gì đó lót dạ. Đối diện với cổng torri có một lối đi vào phố mua sắm ở phía bên trái. Đây là con phố “Oharai machi” với hàng chục cửa hàng và quán ăn san sát tái hiện lại quang cảnh của thời Edo. Có trên 50 cửa hàng của một phần khu phố này và khu liền kề được gọi là “Okage yokocho”. Cũng có nhiều khách tham quan đã gộp “Oharai machi” và “Okage yokocho” lại và gọi chung là “Okage yokocho”. Quán ăn “Mỳ udon Ise Okunoya” Tôi sẽ nói kĩ hơn về “Okage yokocho” ở phía dưới. Cả hai chúng tôi đều tìm những món ăn dân dã của Ise là “mỳ udon Ise” và “Tekone zushi”, chúng tôi đã vào quán ăn có tên là “Mỳ udon Ise Okunoya”. Tại quán Okunoya, bạn sẽ gọi món bằng cách bấm vào hình ảnh có trong máy tính bảng (tablet), nên nếu không đọc được tiếng Nhật thì cũng không sao (tôi thì đọc được một chút). Có rất nhiều thực đơn cho bạn lựa chọn: Set Tekone zushi (tekonezushi cỡ thường + mỳ udon Ise cỡ nhỏ + canh) 1,400 yên (đã bao gồm thuế) ▽Set Tekone zushi nhỏ (Tekone zushi cỡ nhỏ + mỳ udon Ise cỡ thường + canh) 1,300 yên (đã bao gồm thuế) ▽Mỳ udon Ise 500 yên ▽Mỳ udon Ise tempura (có thêm tempura bên trên) 850 yên. “Tekone zushi” là món cơm trộn giấm (cơm có vị hơi chua dùng để làm sushi), phía trên có sashimi cá ngừ vằn. Cá ngừ vằn đã được ướp sốt ăn với cơm trộn giấm rất hợp. Mỳ udon Ise có đặc trưng là sợi mỳ udon sẽ to hơn sợi thông thường. Hơn nữa, đây không phải là loại udon có nước xúp, nó được ăn cùng nước sốt sệt làm từ nước tương (shoyu). Nhân tiện, cũng có ý kiến cho rằng món Cao lầu ở Hội An có nguồn gốc từ mỳ udon Ise. Tôi và bạn người Việt của tôi đều cực kì ấn tượng vì mỳ udon Ise quá ngon. Xin cảm ơn ạ! Mỳ udon Ise Okunoya Địa chỉ 18 Ujiimazaike-cho, Isei-shi Điện thoại 0596-22-2589 Thời gian mở cửa 11:00~16:00 (có thể kéo dài thời gian khi đông khách) Ngày nghỉ Mở cửa quanh năm Thuê kimono Sau khi ấm bụng, tôi đi tới chỗ thuê kimono ở gần đó có tên là “Yumekomachi”. Gói thuê rẻ nhất là 3,980 yên, nếu đặt trước qua mạng thì chỉ 3,500 yên (đã bao gồm thuế). Gói này bao gồm tiền công mặc kimono (thường thì mình không thể tự mặc) và tiền phụ kiện đi kèm kiểu Nhật như túi xách, guốc gỗ v.v. Ảnh chụp trong cửa hàng sau khi tôi được nhân viên mặc kimono cho Khi tôi đang phân vân không biết nên chọn bộ kimono nào thì chị nhân viên xinh đẹp của cửa hàng đã cùng tôi chọn bộ này. Mặc kimono mất khoảng 30 phút. Ở đây cũng có thêm set làm tóc (1,500 yên). Yumekomachi Địa chỉ 96-10 Ujinakanokiri-cho, Isei-shi Điện thoại 0596-63-6621 Thời gian mở cửa 9:00~17:00 Ngày nghỉ Không cố định Quần thể Đền Ise - Naiku Sau khi chuẩn bị xong, với bộ kimono này tôi đã sẵn sàng vào Naiku. Tôi quay lại cổng torii đã nhìn thấy lúc nãy. Tôi đi qua cầu Uji bắc qua con sông Isuzu. Cây cầu này được cho là điểm kết nối giữa thần linh và con người. Sông Isuzu nhìn từ cầu Uji Cầu Uji Naiku có tên chính thức là “Kotai jingu”, bao gồm khu Shogu (chính điện) và 10 Betsugu (đền nhỏ). Tại đây tôi cũng bắt đầu lễ từ Shogu. Sau khi qua cầu Uji, đi tiếp về phía bên tay phải, tôi đi theo dòng người hướng về phía Shogu. Một phần của dòng người rẽ vào lối nhỏ trên đường tới Shogu nên tôi cũng đi theo, tôi đã tới gần sông Isuzu! Có nhiều người rửa tay ở đây trước khi vào lễ. Từ sông Isuzu, tôi quay lại con đường lúc nãy, tôi lại đi theo dòng người và lần này đã đi tới khu bán đồ lưu niệm của đền. Ở đây có nhiều người mua bùa may mắn (có nhiều mức giá dao động khoảng 1,000 yên). Lối vào Shogu của Naiku (Khu vực bên trong cấm quay phim chụp ảnh) Khu Shogu (chính điện) của Naiku (đền trong) thờ một vị thần rất nổi tiếng ở Nhật Bản tên là Amaterasu Oomikami. Từ thời Edo, nhiều người dân Nhật Bản đã đến đền này để lễ thần. Sau khi rời khỏi Shogu, tôi đi dạo trong khuôn viên và thấy hoa mơ đã nở. Trông giống hoa anh đào (sakura) nhỉ. Quần thể Đền Ise - Naiku (đền trong) Địa chỉ 伊勢市宇治館町1 Thời gian mở cửa 5:00~18:00 (tháng 5~tháng 8 mở cửa đến 19:00, tháng 10~ tháng 12 mở cửa đến 17:00) Ngày nghỉ Mở cửa quanh năm Vé vào đền Miễn phí “Okage yokocho” và “Oharai machi” Sau khi dời khỏi Naiku, tôi quay lại khu phố thời Edo là “Oharai machi” và “Okage yokocho”. Ở đây, ngoài những hàng quán phục vụ ăn tại quán thì có cả những quán phục vụ đồ ăn để vừa đi vừa ăn. Không khí xung quanh như những gian hàng đồ ăn tại lễ hội, cảm giác vừa đi vừa ăn cũng rất thú vị. Bánh mitarashi (300 yên 2 que), bánh gạo shoyu (140 yên 1 cái) Chả bạch tuộc (chả cá) 550 yên v.v. Thịt xiên nướng (500 yên) v.v. “Okage yokocho” Cửa hàng bánh kẹo lâu đời ở Okage yokocho. Tại đây có bán các loại bánh kẹo của Nhật từ ngày xưa như bánh gạo tẻ (senbei), bánh gạo nếp (okaki) v.v. Okage yokocho còn có sân khấu ngoài trời, vào hôm tôi đi đã có một buổi biểu diễn nhạc truyền thống của Nhật bằng trống (miễn phí). Tại đây cũng có nhiều ghế được đặt ở khắp mọi nơi để khách tham quan có thể ngồi nghỉ chân và ăn uống. Okage yokocho Địa chỉ Ujinakanokiri-cho, Isei-shi Điện thoại 0596-23-8838 Thời gian mở cửa 9:30~17:30 (tháng 11~tháng 2 mở cửa đến 17:00) Số lượng cửa hàng Chỉ riêng Okage yokocho có trên 50 cửa hàng Vừa đi bộ vừa ăn Ở Okage yokocho có một cửa hàng mà mọi người đứng xếp hàng dài. Tôi cũng đứng vào xếp hàng… Đây là cửa hàng bán bánh khoai tây (korokke) và thịt băm chiên xù (minchi katsu). Cửa hàng này có tên là “Butasute”. 1 cái bánh khoai tây 100 yên, 1 miếng thịt băm chiên xù 160 yên (đã bao gồm thuế), tôi thấy giá cả cũng phải chăng. Tôi đã mua bánh khoai tây rồi ăn bên ngoài cửa hàng. Bạn cũng có thể ăn cơm thịt bò (gyudon) (1,000 yên) hoặc lẩu bò (sukiyaki) bên trong cửa hàng. Butasute Địa chỉ 52 Ujinakanokiri-cho, Isei-shi Số điện thoại 0596-23-8803 Thời gian mở cửa 9:30~17:30 (thời gian ăn uống bên trong 11:00~last order 17:00) Ngày nghỉ Mở cửa quanh năm Tôi đã mua “Xúc xích xoắn” ở một gian hàng ở Okage yokocho (500 yên) “Oisemairi” của hôm nay đã ăn rất nhiều, đi bộ rất nhiều (nghe nói người Nhật gọi việc đi lễ quần thể Đền Ise là “Oisemairi”). Có một cửa hàng sắp tới giờ đóng cửa. Cửa hàng này có tên là “Akafuku” (cửa hàng chính), được ra đời vào năm 1707. Còn căn nhà này có từ khoảng 140 năm trước đây. Sản phẩm chủ lực của cửa hàng này là bánh mochi được gói trong đậu đỏ nghiền (anko). Đây là món bánh truyền thống đã được biết đến trên khắp đất nước Nhật Bản từ thời Edo đến nay. Tôi mua 2 cái bánh với giá 220 yên rồi thử ăn trong cửa hàng. Nó rất ngon! Chúng cũng được mua về làm quà, hộp 8 cái 760 yên, hộp 12 cái 1,100 yên. Akafuku (cửa hàng chính) Địa chỉ 26 Ujinakanokiri-cho, Isei-shi Điện thoại 0596-22-7000 Thời gian mở cửa 5:00~17:00 Ngày nghỉ Mở cửa quanh năm Dạ dày và tinh thần của tôi đều đã mãn nguyện, chuyến tham quan nho nhỏ của tôi trong ngày hôm nay sẽ kết thúc ở đây. Tôi trả lại kimono, mua hàu ở một cửa hàng bán hải sản ở phố Oharai machi rồi quay lại ga Ujiyamada bằng xe buýt. Quần thể Đền Ise và Okage yokocho chưa được nhiều người Việt Nam biết đến nhưng tôi đã có một trải nghiệm tuyệt vời và học được thêm rất nhiều điều ở đây. Tôi hy vọng nơi đây sẽ được nhiều người Việt biết đến hơn. *Bài viết này được thực hiện với sự hợp tác của JNTO. Các thông tin chi tiết về du lịch Nhật Bản của JNTO (tiếng Việt) Các thông tin chi tiết về du lịch, tham quan Ise của JNTO (tiếng Việt) Người viết bài Chu Thị Mức Mức quê ở Bắc Ninh. Cô đang thực tập kỹ năng tại tỉnh Mie từ năm 2018. Cô được một người bạn của bạn đã sinh sống ở Nhật trên 10 năm giới thiệu nên đã đến thăm quần thể Đền Ise.
23/03/2021
Gặp gỡ sempai số này Anh Lô Văn Thành Năm 2012: Tốt nghiệp Trường Trung học Phổ thông Dân tộc Nội trú 〈tỉnh Nghệ An〉 Năm 2012: Vào học tại Đại học Thuỷ lợi 〈Hà Nội〉 Năm 2018: Tốt nghiệp Đại học Thuỷ lợi Năm 2018: Làm việc tại công ty thiết kế xây dựng
09/07/2021
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài