Category | Tin mới nhất
Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...
7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
02/05/2024Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
13/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Những bạn lưu học sinh mới đến Nhật Bản, những bạn đang làm việc trong các công ty ít có hỗ trợ cho người nước ngoài chắc hẳn sẽ cảm thấy bất an khi bị thương hay bị ốm, không biết nên đi khám ở bệnh viện nào phải không? Một điều dưỡng viên người Việt làm việc lâu năm ở Nhật Bản sẽ giới thiệu với các bạn một số cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt ở tỉnh Kanagawa, Saitama, Gunma, Ibaraki và Tochigi. Tại Nhật Bản, khi bị bệnh nhẹ hoặc bị thương, người Nhật thường đi khám tại các phòng khám nhỏ (clinic). Trường hợp các phòng khám không thể xử lý được thì bác sĩ sẽ viết thư giới thiệu tới các bệnh viện lớn. (Danh mục) Tỉnh Kanagawa: Bệnh viện Quốc tế Kobayashi Kokusai Clinic Tỉnh Kanagawa: Bệnh viện đa khoa Shimin Sogo Iryo Center, thuộc Đại học thành phố Yokohama Tỉnh Kanagawa: Bệnh viện Fujisawa Shimin Tỉnh Kanagawa: Bệnh viện thành phố Odawara Tỉnh Chiba: Bệnh viện Sodegaura Satsukidai Tỉnh Chiba: Bệnh viện Kashiwado Tỉnh Saitama: Bệnh viện Đa khoa Meihokai, Ims Miyoshi Tỉnh Saitama: Bệnh viện Đại học Y Jichi Saitama Iryo Center Tỉnh Gunma: Bệnh viện Đa khoa Fujioka Tỉnh Ibaraki: Bệnh viện Đại học Tsukuba Tỉnh Tochigi: Bệnh viện Nishimoka Accept International Clinic Tỉnh Tochigi: Bệnh viện Nhi Nishimoka Tỉnh Kanagawa: Bệnh viện Quốc tế Kobayashi Kokusai Clinic Ảnh từ trang web của bệnh viện Có từ 15 đến 20% bệnh nhân tới khám và điều trị tại đây là người nước ngoài. Hàng tháng có từ 200 đến 300 bệnh nhân người nước ngoài tới khám bệnh. Mỗi tháng 1 lần vào thứ Bảy có hỗ trợ tiếng Việt. Xin tham khảo trang web để xác định ngày có hỗ trợ tiếng Việt (ảnh dưới đây). [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bệnh viện Quốc tế Kobayashi Kokusai Clinic (tiếng Nhật) Địa chỉ Kanagawa-ken, Yamato-shi, Nishitsuruma 3-5-6-110 Điện thoại 046-263-1380 Chuyên khoa Khoa Ngoại, khoa Tiêu hóa: có hỗ trợ tiếng Việt Ngày nghỉ Thứ 4, Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Từ ga Tsuruma đi bộ 4 phút Tỉnh Kanagawa: Bệnh viện đa khoa Shimin Sogo Iryo Center, thuộc Đại học thành phố Yokohama Ảnh từ trang web của bệnh viện Bệnh viện có các hình thức phiên dịch như nhân viên phiên dịch được phái cử tới, qua điện thoại, sử dụng máy tính bảng v.v. Nếu muốn có nhân viên phiên dịch phái cử phải đặt lịch trước 14 giờ của ngày trước đó. Giá 2 giờ phiên dịch là 1.100 yên. Mỗi giờ kéo dài thêm mất 360 yên. Phí hủy hẹn là 1.100 yên. Đây là bệnh viện đa khoa nên trước khi khám phải đặt lịch và có giấy giới thiệu (do phòng khám cấp). Trường hợp cấp cứu có thể không cần giấy giới thiệu. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của Bệnh viện đa khoa Shimin Sogo Iryo Center, thuộc Đại học thành phố Yokohama (tiếng Nhật) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web tiếng Anh Địa chỉ Kanagawa-ken, Yokohama-shi, Minami-ku, Urafune-cho 4-57 Điện thoại 045-261-5656 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Ngày nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Đi bộ từ ga Koganecho 10 phút, từ ga Bandobashi đi bộ 5 phút. Tỉnh Kanagawa: Bệnh viện Fujisawa Shimin Ảnh từ trang web của bệnh viện Bệnh viện có các hình thức phiên dịch như nhân viên phái cử, qua điện thoại, sử dụng máy tính bảng v.v. Trên nguyên tắc, hỗ trợ tiếng Việt từ 8:300 tới 17:00 vào ngày thường. Sử dụng dịch vụ phái cử phiên dịch y tế của tổ chức MIC Kanagawa (tổ chức NPO). Chi phí phiên dịch cho 2 tiếng đồng hồ là 3.300 yên (bao gồm cả tiền đi lại và thuế tiêu dùng). Trên nguyên tắc phải có giấy giới thiệu. Trường hợp đăng ký tại khoa Sản phụ để sinh con thì không cần giấy giới thiệu nhưng phải đặt hẹn trước. Khoa Nhi cũng có thể tới khám trực tiếp mà không cần giấy giới thiệu. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web Bệnh viện Fujisawa Shimin (tiếng Nhật) Địa chỉ 251-8550 Kanagawa-ken, Fujisawa-shi, Fujisawa 2-6-1 Điện thoại 0466-25-3111 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Ngày nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Từ ga Fujisawa-honmachi đi bộ 10 phút. Tỉnh Kanagawa: Bệnh viện thành phố Odawara Ảnh từ trang web của bệnh viện Bệnh viện sử dụng dịch vụ phái cử phiên dịch của MIC Kanagawa (tổ chức NPO). Chi phí là 3.300 yên cho 2 tiếng phiên dịch (bao gồm cả tiền đi lại và thuế tiêu dùng). Các khoa Nhi, khoa Ngoại, khoa Ngoại chỉnh hình, khoa Tiết niệu, khoa Sản Phụ, khoa Mắt có thể khám không cần giấy giới thiệu. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của Bệnh viện thành phố Odawara (tiếng Nhật) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của Bệnh viện thành phố Odawara (tiếng Anh) Địa chỉ Kanagawa-ken, Odawara-shi, Kuno 46 Điện thoại 0465-34-3175 Chuyên khoa Khoa Nội, khoa Nhi, khoa Ngoại, khoa Ngoại chỉnh hình, khoa Tiết niệu, khoa Sản Phụ, khoa Mắt, khoa Tai Mũi Họng v.v. Ngày nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Từ ga Ashigara, ga Isaida Nagaura đi bộ 10 phút. Từ ga Odawara có xe buýt. Tỉnh Chiba: Bệnh viện Sodegaura Satsukidai Ảnh từ trang web của bệnh viện Bệnh viện Sodegaura Satsukidai thực hiện việc đào tạo nhân lực và giao lưu nước ngoài. Vì vậy bệnh viện có một số y tá, nhân viên chăm sóc người già là người Việt Nam sang Nhật theo diện EPA, bạn có thể nhận được sự giúp đỡ từ họ. Bệnh viện này cũng được trang bị đầy đủ trang thiết bị, có thể tới khám mà không cần đặt lịch trước. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của Bệnh viện Sodegaura Satsukidai (tiếng Nhật) Địa chỉ Chiba-ken, Sodegaura-shi, Nagaura-ekimae 5-21 Điện thoại 0438-62-1113 Chuyên khoa Khoa Nội, khoa Ngoại-Chỉnh hình, khoa Da liễu, Khoa Nội thần kinh, khoa Mắt, khoa Tai Mũi Họng v.v. Ngày nghỉ Chủ Nhật Thông tin khác Từ ga Nagaura đi bộ 15 phút (Có xe buýt nhỏ đưa đón) Tỉnh Chiba: Bệnh viện Kashiwado Ảnh từ trang web của bệnh viện Khu khám bệnh của Bệnh viện Kashiwado có một số y tá người Việt kỳ cựu đang làm việc nên có thể bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ. Đây là bệnh viện hỗ trợ y tế trong địa phương nên trang thiết bị được trang bị đầy đủ, có thể tới khám mà không cần đặt lịch trước. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của bệnh viện Kashiwado (tiếng Nhật) Địa chỉ Chiba-shi, Chuo-ku, Nagazu 2-21-8 Điện thoại 043-227-8366 Chuyên khoa Khoa Nội, khoa Nội tuần hoàn, khoa Nội thần kinh, khoa Nội hô hấp, khoa Nội tiêu hóa, khoa Nội gan, khoa Nội tiết niệu, khoa Ngoại, khoa Ngoại tiêu hóa, khoa Ngoại trực tràng, khoa Ngoại chỉnh hình, khoa Mắt Ngày nghỉ Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Từ ga Honchiba đi bộ 6 phút Tỉnh Saitama: Bệnh viện Đa khoa Meihokai, Ims Miyoshi Ảnh từ trang web của bệnh viện Bệnh viện thuộc tập đoàn IMS, có chi nhánh tại nhiều nơi trong nước Nhật. Năm 2015, bệnh viện thành lập pháp nhân tại Hà Nội. Chi nhánh này trở thành nơi tiếp nhận bệnh nhân sang khám chữa bệnh tại Nhật theo visa du lịch chữa bệnh. Bệnh viện có điều dưỡng viên, hộ lý, nhân viên điều dưỡng phúc lợi nên có thể hỗ trợ tiếng Việt tại các khoa như khoa Nội, khoa Ngoại, khoa Nhi. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của bệnh viện Đa khoa Meihokai, Ims Miyoshi (tiếng Nhật) Địa chỉ Saitama-ken, Iruma-gun, Miyoshi-machi, Fujikubo, 974-3 Điện thoại 049-258-2323 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Ngày nghỉ Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Từ ga Tsurusei đi bộ khoảng 20 phút. (Có xe đưa đón miễn phí trước cửa ga) Tỉnh Saitama: Bệnh viện Đại học Y Jichi Saitama Iryo Center Ảnh từ trang web của bệnh viện Tất cả các khoa đều có dịch vụ phiên dịch qua điện thoại. Đây là bệnh viện đa khoa nên cần đặt lịch hẹn khám và có giấy giới thiệu (do phòng khám cấp). [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của bệnh viện Đại học Y Jichi Saitama Iryo Center (tiếng Nhật) Địa chỉ Saitama-ken, Saitama-shi, Ohmiya-ku, Amanuma-cho 1-847 Điện thoại 048-647-2111 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Ngày nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Đi xe buýt từ cửa Đông, ga Omiya. Tỉnh Gunma: Bệnh viện Đa khoa Fujioka Ảnh từ trang web của bệnh viện Bệnh viện sử dụng dịch vụ phiên dịch tình nguyện với 17 thứ tiếng. Trường hợp cấp cứu có khoa không hỗ trợ được tiếng nước ngoài. Chi phí đi lại cho tình nguyện viên là 2.000 yên. Nguyên tắc là phải có giấy giới thiệu mới khám, nhưng cũng có thể tới khám trực tiếp mà không cần giấy giới thiệu. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của Bệnh viện Đa khoa Fujioka(tiếng Nhật) Địa chỉ Guma-ken, Fujioka-shi, Nakakurisu 813-1 Điện thoại 0274-22-3311 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Ngày nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Từ ga Gunma Fujioka (đường JR), đi taxi độ 5 phút, từ ga Shinmachi (JR) đi taxi 10 phút Tỉnh Ibaraki: Bệnh viện Đại học Tsukuba Ảnh từ trang web của bệnh viện Bệnh viện tiếp nhận nhiều người nước ngoài. Bệnh viện có sử dụng cả dịch vụ phiên dịch của Hiệp hội giao lưu quốc tế của thành phố Tsukuba. Đây là bệnh viện đa khoa nên trên nguyên tắc là phải có giấy giới thiệu (do phòng khám cấp). Trường hợp không có giấy giới thiệu thì sẽ mất 11.000 yên “Phí khám lần đầu” (phí đã bao gồm thuế tiêu dùng) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của Bệnh viện Đại học Tsukuba (tiếng Nhật) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của Bệnh viện Đại học Tsukuba(tiếng Anh) Địa chỉ Guma-ken, Fujioka-shi, Nakakurisu 813-1 Điện thoại 029-853-7668 Chuyên khoa Nhiều khoa (tham khảo trang web) Ngày nghỉ Thứ Bảy, Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Từ ga Gunma Fujioka (đường JR), đi taxi độ 5 phút, từ ga Shinmachi (JR) đi taxi 10 phút Tỉnh Tochigi: Bệnh viện Nishimoka Accept International Clinic Ảnh từ trang web của bệnh viện Đúng như tên gọi “Bệnh viện quốc tế”, bệnh viện có hỗ trợ nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của Bệnh viện Nishimoka Accept International Clinic (tiếng Nhật) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của Bệnh viện Nishimoka Accept International Clinic (Tiếng Anh) Địa chỉ Tochigi-ken, Moka-shi, Takase-cho 3-203-1 Điện thoại 0285-80-1000 Chuyên khoa Khoa Nội tổng hợp, Khoa Hô hấp, khoa Dị ứng, khoa Đường tiêu hóa, khoa Nội tuần hoàn, Khoa Nội tâm thần, Điều trị tại nhà v.v. Ngày nghỉ Khám quanh năm Thông tin khác Đến bệnh viện bằng xe ô tô Tỉnh Tochigi: Bệnh viện Nhi Nishimoka Ảnh từ trang web của bệnh viện Đây là bệnh viện nằm sát Bệnh viện Nishimoka Accept International Clinic và hai viện có kết hợp với nhau trong việc khám chữa bệnh. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web của Bệnh viện Nhi Nishimoka (tiếng Nhật) Địa chỉ Tochigi-ken, Moka-shi, Takase-cho 3-205-1 Điện thoại 0285-81-7900 Chuyên khoa Khoa Nhi, khoa Hen suyễn, phòng khám Dị ứng, Sốt phấn hoa/liệu pháp mẫn cảm bằng kháng nguyên đặt dưới lưỡi, tiểu đêm, khoa Phát triển ở trẻ em v.v. Ngày nghỉ Chủ Nhật, ngày Lễ Thông tin khác Đến bệnh viện bằng xe ô tô.
28/09/2021
Chúng tôi rất lấy làm tiếc phải thông báo rằng vừa qua chúng tôi đã phát hiện được một lượng lớn các bài báo của KOKORO đang bị sử dụng trái phép. Chúng tôi đang tìm hiểu thực trạng để có biện pháp xử lý thích hợp sau khi có thêm các thông tin chi tiết. Các bài viết trên trang KOKORO là do (Pháp nhân) Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ) và Báo Mainichi hợp tác vận hành. Chúng tôi đã bỏ ra nhiều thời gian và công sức để soạn thảo và đăng tải những bài viết với nội dung đã được kiểm chứng nghiêm ngặt. Việc sao chép trái phép (đánh cắp), là vi phạm luật bản quyền của Nhật Bản và Việt Nam. Chúng tôi cực lực lên án hành vi đánh cắp này. Trang “SAMURAI 24/7” đánh cắp các bài viết và thiết kế của KOKORO Trang web đánh cắp nội dung của chúng tôi có tên là "SAMURAI 24/7". Trang này đã đánh cắp một số lớn bài viết (kể cả ảnh và bài viết) của KOKORO và cả biểu tượng. Tính đến ngày 1 tháng 7 năm 2021, chúng tôi đã xác nhận được khoảng 50 bài của KOKORO bị sử dụng trái phép. Một ví dụ về xâm hại bản quyền của KOKORO, gồm cả icon, nội dung bài viết Trên trang chủ của “SAMURAI 24/7” có đăng logo của một tổ chức phi lợi nhuận (NPO) ở Tokyo và một trường Nhật ngữ ở tỉnh Saitama. Hiện chúng tôi đang điều tra về mối liên quan của các pháp nhân nêu trên với trang web này. Ngoài ra, banner liên kết đến "SAMURAI 24/7" cũng được hiển thị trên trang web chính thức của công ty GVC, một công ty phái cử thực tập sinh tại Hà Nội. Hiện chúng tôi cũng đang điều tra về mối liên quan giữa công ty GVC với trang web nói trên. Trang chủ công ty GVC có banner dẫn đến trang web vi phạm (được đóng khung đỏ) Các bài viết của KOKORO đã được VAIJ và Báo Mainichi đăng tải những thông tin chi tiết và thiết thực dành cho các du học sinh, thực tập sinh kỹ năng Việt Nam đang ở Nhật Bản hoặc có dự định sang Nhật để giúp các bạn làm quen, thích nghi với cuộc sống tại Nhật Bản một cách nhanh chóng cũng như có thể xử lý các vấn đề khi gặp khó khăn. Các bài viết và hình ảnh đều được VAIJ và Báo Mainichi thực hiện một cách nghiêm túc và chuyên sâu. Chúng tôi cực lực phản đối các hành vi xâm phạm bản quyền và đang cùng các cơ quan chức năng vào cuộc để xử lý vấn đề này.
01/07/2021
Bài viết do Cơ Quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản (JNTO) cùng KOKORO đồng hành thực hiện. Karuizawa(tỉnh Nagano), khu nghỉ dưỡng nổi tiếng nằm trên cao nguyên, là nơi tập trung nhiều biệt thự của các chính trị gia, doanh nhân cũng như nhiều văn nghệ sĩ. Nhờ có vị trí thuận lợi cho việc đi lại, chỉ cách Tokyo khoảng 1 tiếng đi tàu cao tốc, Karuizawa được nhiều người chọn là điểm đến hàng đầu cho chuyến đi trong ngày hay đi nghỉ cuối tuần. Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn một số hoạt động thú vị cho kỳ nghỉ ở Karuizawa, một trong những khu nghỉ mát mùa hè được yêu thích nhất Nhật Bản. Các nội dung chính của bài viết bao gồm: 1. Karuizawa: Khu nghỉ dưỡng cao cấp 2. Trung tâm mua sắm Karuizawa Prince 3. Đặc sản Karuizawa 4. Dạo quanh con phố Kyu-Karuizawa Ginza cổ kính 5. Khám phá Karuizawa bằng xe đạp 6. Biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp ở Karuizwa 7. Khám phá Naka-Karuizawa (Harunire Terrace,…) 8. Tham quan thác Shiraito 9. Lưu trú và các cách đến Karuizawa Karuizawa: Khu nghỉ dưỡng cao cấp Khung cảnh bên ngoài nhà ga Karuizawa Karuizawa là khu nghỉ mát nằm trên cao nguyên thuộc tỉnh Nagano. Có độ cao khoảng 1.000 m so với mực nước biển, Karuizawa mang nhiều nét tương đồng với Đà Lạt của Việt Nam với phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, suối nước nóng tự nhiên, nhiều trung tâm mua sắm và các hoạt động ngoài trời đa dạng như đạp xe, đi bộ … . So với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác ở Nhật Bản, Karuizawa chưa thực sự được nhiều người Việt Nam biết đến. Tuy nhiên, là một người sinh ra tại Đà Lạt và sống ở Nhật gần 9 năm, tôi chắc chắn Karuizwa là địa điểm không nên bỏ lỡ trong hành trình của bạn ở Nhật Bản. Ở Karuizawa có rất nhiều tòa nhà cổ như khách sạn và nhà thờ được nhiều chính trị gia, doanh nhân và giới văn nghệ sĩ yêu thích, và cũng là nơi nhiều du khách ghé thăm để chụp ảnh, vẽ tranh. Vào mùa đông, Karuizawa thu hút du khách đến trượt tuyết hoặc nghỉ ngơi tại các suối nước nóng. Còn vào mùa hè từ tháng 7 đến tháng 9, nhiều người chọn Karuizawa là địa điểm tránh nóng lý tưởng, nhất là vào mỗi dịp cuối tuần. Bản đồ khu vực ga Karuizawa Link:Bản đồ của Hiệp hội Du lịch Karuizawa Trung tâm mua sắm Karuizawa Prince Shopping Plaza Trung tâm mua sắm Karuizawa Shopping Plaza giữa khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp! Trung tâm mua sắm Karuizawa Prince Shopping Plaza nằm ở phía Nam của ga Karuizawa. Trung tâm có khoảng 240 cửa hàng của nhiều thương hiệu nổi tiếng, đồ nội thất, nhu yếu phẩm cùng không gian dành cho các hoạt động ngoài trời. Tất cả nằm giữa khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và rộng lớn, trông giống như một resort nghỉ dưỡng hơn là một trung tâm mua sắm thông thường. Các mặt hàng tại đây đều có giá cả rất hợp lý. Xen kẽ với các cửa hàng là các nhà hàng và quán cà phê, mang đến cho bạn khoảng thời gian tuyệt vời khi mua sắm tại đây. Đặc sản Karuizawa Phô-mai ở cửa hàng Karuizawa chīzu jukusei-sho Karuizawa nổi tiếng với nhiều món đặc sản như mứt truyền thống, các sản phẩm từ sữa, giăm bông, xúc xích và bia thủ công. Ngoài ra, kem tươi vị pho-mát của cửa hàng [Karuizawa chīzu jukusei-sho] (軽井沢チーズ熟成所), nằm ở cách ga Karuizawa khoảng 500 m về phía Bắc cũng được nhiều du khách yêu thích. Karuizawa cũng được biết đến với nhiều món mứt truyền thống. Đặc biệt, bạn đừng quên thử món bánh pudding ăn kèm mứt rất nổi tiếng (có giá khoảng 681 yên bao gồm thuế), từng được giới thiệu trên nhiều chương trình tivi nhé! * Tỉ giá: 100 yên = 21,828 VND (theo tỉ giá ngày 11/9/2020) Bánh pudding mứt nổi tiếng Các loại mứt trái cây được bày bán nhiều nơi ở Karuizawa Dạo quanh con phố Kyu-Karuizawa Ginza cổ kính Phố mua sắm Kyu-Karuizawa Ginza với nhiều cửa hàng đặc sản và quà lưu niệm Chỉ cách ga Karuizawa khoảng 2km về phía Bắc là con phố Kyu-Karuizawa Ginza, mang phong cách kiến trúc tiêu biểu của thị trấn Karuizawa trước đây. Điểm nổi bật của khu phố này là nơi tập trung rất nhiều các quán ăn ngon, các tiệm cà phê và cửa hàng bán đồ lưu niệm mang không khí của những thập niên trước dọc theo con đường có chiều dài khoảng 500 m. Sau một buổi dạo chơi tại đây, đừng quên dừng chân tại một vài quán nhỏ trên con phố này và nếm thử các món đồ ăn nhẹ hấp dẫn, có thể kể đến cửa hàng [Chimoto Karuizawa] với các món ăn làm từ đường đen và quả óc chó, hay món đá bào được làm từ nước suối tự nhiên. Link:Phố mua sắm Kyu-Karuizawa Ginza (Địa điểm) Cửa hàng Chimoto Karuizawa 1 cửa hàng bánh gạo trên phố Kyu-Karuizawa Ginza, nơi bạn có thể mua chỉ…1 cái để ăn thử Cuối con phố Kyu-Karuizawa Ginza là Nhà tưởng niệm Shaw Karuizawa. Đây vốn là nhà nguyện đầu tiên ở Karuizawa do nhà truyền giáo người Canada Alexander Croft Shaw lập vào năm 1895. Nhà tưởng niệm nằm ẩn mình nằm trong không gian yên bình dưới những tán cây xanh mát được nhiều du khách ghé thăm khi đến với Karuizawa. Khám phá Karuizawa bằng xe đạp Không gì thích hợp hơn bằng việc dạo quanh Karuizawa vào một ngày đẹp trời bằng xe đạp. Từ ga Karuizawa, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các cửa hàng cho thuê xe đạp với nhiều loại xe thích hợp cho mọi đối tượng du khách (giá thuê trung bình 1.000 yên 1 ngày cho xe đạp thường). Nhân viên cửa hàng sẽ cung cấp bản đồ và nhiệt tình giới thiệu cho bạn các thông tin hữu ích. Một trong những tuyến đường đạp xe phổ biến nhất là đến hồ Kumoba. Hồ nổi tiếng với mặt nước trong xanh phản chiếu bầu trời và cây cối tạo nên khung cảnh yên bình và nên thơ vào mùa hè. Đây cũng là địa điểm ngắm cảnh mùa thu rất được yêu thích với những tán cây chuyển màu rực rỡ khi trời trở lạnh. Link:Hồ Kumoba (Địa điểm) Hồ Kumoba vào mùa hè Có nhiều cửa hàng cho thuê xe đạp ở cửa Bắc của ga Karuizawa Những con đường quanh hồ Kumoba sẽ khiến bạn cảm thấy thật giống với Đà Lạt! Biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp ở Karuizawa Ở Karuizawa có rất nhiều biệt thự của những người nổi tiếng trong giới văn nghệ sĩ, chính trị và kinh doanh lâu đời. Đây cũng là nơi nhiều công ty lớn xây dựng các khu nghỉ dưỡng dành cho nhân viên. Khi đạp xe trên những con đường ven hồ Kumoba, bạn có thể dễ dàng bắt gặp nhiều ngôi biệt thự sang trọng, chỉ ngắm nhìn thôi cũng cảm thấy thật thích thú! Khám phá Naka-Karuizawa (Harunire Terrace) Khung cảnh Harunire Terrace Nếu bạn có thể ở lại 1 đêm tại Karuizawa, vào ngày thứ hai của chuyến đi, hãy đến thăm Naka-Karuizawa, cùng nằm trên tuyến đường sắt Shinano với ga Karuizawa. Xung quanh ga Naka-Karuizawa là khu nghỉ dưỡng Hoshino Resort, nơi có khung cảnh tuyệt đẹp vào mùa hè và cảnh sắc ngoạn mục vào mùa thu với những tán lá rực rỡ đủ sắc màu. Tại đây, đừng quên ghé thăm Harunire Terrace. Dựa trên ý tưởng là 1 ngôi làng nhỏ, Harunire Terrace gồm 16 cửa hàng và nhà hàng kết nối với nhau được xây dựng bằng gỗ từ 100 cây Đu (Harunire). Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm mình thư giãn tại suối nước nóng "Hoshino Onsen Tonbo no Yu" nằm ngay phía Bắc của khách sạn Hoshino nổi tiếng, với giá vé chỉ 1.350 yên (đã bao gồm thuế). Xa hơn một chút về phía Bắc là nhà hàng Sonmin-Shokudo (村民食堂) với nhiều thực đơn đa dạng có giá từ 1.400 đến 2.000 yên cho bạn lựa chọn. Cách Harunire Terrace không xa là nhà thờ Karuizawa Kogen với những ô cửa kính làm từ thủy tinh màu tuyệt đẹp, thường được chọn làm nơi diễn ra các buổi hòa nhạc cũng như địa điểm yêu thích để tổ chức lễ cưới. Hàng năm, từ ngày 1 đến 31/8, tại đây sẽ diễn ra sự kiện “Đêm nến mùa hè”, khi hàng trăm ngọn nến sẽ thắp sáng các lồng đèn trong khu vườn trước nhà thờ (Năm nay sự kiện này không được tổ chức do ảnh hưởng của đại dịch vi-rút corona). Nhà thờ Karuizawa Kogen Khung cảnh “Đêm nến mùa hè" được tổ chức hàng năm (ảnh từ Instagram chính thức của nhà thờ) Bản đồ xung quanh khu vực ga Naka-Karuizawa Link:Bản đồ của Hiệp hội Du lịch Karuizawa Tham quan thác Shiraito Thác Shiraito Cách Karuizawa khoảng 25 phút di chuyển bằng ô tô về phía Bắc là thác Shiraito, trong tiếng Nhật có nghĩa là “Sợi chỉ trắng”. Sở dĩ có tên gọi như vậy là do những dòng nước nhỏ chảy ra từ vách đá tạo nên ngọn thác này trông giống như những sợi chỉ nhỏ màu trắng. Thác nước tuyệt đẹp nổi bật giữa khung cảnh rừng núi xanh tươi từ lâu là điểm đến được nhiều người yêu thích. Bạn có thể đến thác Shiraito bằng cách đón xe buýt từ cửa Bắc ga Karuizawa và xuống xe ở điểm dừng “Shiraito no Taki”, mỗi giờ sẽ có 1 chuyến với giá vé 720 yên/1 chiều. Link:Thác Shiraito (Địa điểm) Những thác nước nhỏ xinh xắn nằm rải rác xung quanh thác Shiraito Món cá Iwana nướng (có giá 700 yên bao gồm thuế) tại 1 cửa hàng trước trạm dừng xe buýt. Tuy nhiên, thường sẽ mất khoảng 15 phút để chờ mua cá, nên lưu ý để đừng bị trễ xe nhé! Ngoài ra, trên đường từ ga Karuizawa đến thác Shiraito, nếu có thời gian, bạn có thể ghé thăm Khách sạn Mikasa cũ (xuống xe ở trạm dừng xe buýt "Mikasa"). Khách sạn mang kiến trúc Tây Âu được xây dựng vào năm 1905, được nhiều chính khách, doanh nhân và văn nghệ sĩ yêu thích. Ngày nay, nơi này là di tích văn hóa quốc gia và mở cửa rộng rãi cho du khách tham quan (có thu phí). Link:Khách sạn Mikasa cũ (Địa điểm) Lưu trú và các cách đi Karuizawa từ Tokyo ◇Lưu trú Có nhiều loại hình khách sạn và nhà nghỉ cho bạn lựa chọn trong thời gian lưu lại Karuizawa, trong đó nhiều khách sạn có giá chỉ dưới 10.000 yên / 1 đêm cho 1 người. Chuyến đi lần này, tôi ở tại 1 khách sạn cách ga Naka-Karuizawa chỉ khoảng 5 phút đi bộ, tuy nhỏ nhưng mới và sạch sẽ, nhân viên rất nhiệt tình và chu đáo. Ngoài ra, tại đây cũng có nhiều khách sạn nghỉ dưỡng cao cấp mà bạn có thể chọn lựa để tận hưởng dịch vụ và trải nghiệm độc đáo. Khách sạn Kutsukake Naka-Karuizawa mà tôi ở lại trong chuyến đi lần này JR Tokyo Wide Pass, chiếc vé đặc biệt chỉ dành cho người nước ngoài! ◇Cách đi Karuizawa từ Tokyo Từ Tokyo, bạn có thể đến Karuizawa bằng nhiều loại phương tiện, với thời gian di chuyển từ 1 đến 3 tiếng, trong đó phổ biến nhất là xe buýt cao tốc và tàu Shinkansen. 【Xe buýt cao tốc】 Xuất phát từ các ga ở trung tâm Tokyo (ga Tokyo, Shinjuku và Ikebukuro), có giá khoảng 2.500 yên (1 chiều), thời gian di chuyển là hơn 3 tiếng. 【Tàu Shinkansen】Từ ga Tokyo hoặc Ueno có thể đến Karuizawa bằng tàu Shinkansen JR Hokuriku. Thời gian di chuyển chỉ hơn 1 tiếng và giá vé 1 chiều là 6.020 yên. Đặc biệt, người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật Bản hoặc đi du lịch có thể sử dụng vé Tokyo Wide Pass, cho phép bạn di chuyển trên tất cả các loại tàu của JR (bao gồm Shinkansen) trong khu vực Kanto và một số địa điểm khác trong 3 ngày liên tiếp (giá vé 10.180 yên) (đừng quên đem theo hộ chiếu khi đi mua vé nhé!). *Bài viết này được sự hỗ trợ của Cơ Quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản (JNTO) Link:Trang cập nhật chi tiết thông tin du lịch Nhật Bản của JNTO https://www.camnhannhatban.vn/ Reporter: Nguyễn Duy Khánh Sinh tại Đà Lạt, sang Nhật được 9 năm. Hiện đang sinh sống tại tỉnh Chiba, công tác tại Đại học Tokyo và là cộng tác viên Ban tiếng Việt thuộc NHK World Japan. Tài khoản Instagram kj_z8 với hơn 15.000 người theo dõi. Bài viết do Cơ Quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản (JNTO) cùng KOKORO đồng hành thực hiện. Karuizawa(tỉnh Nagano), khu nghỉ dưỡng nổi tiếng nằm trên cao nguyên, là nơi tập trung nhiều biệt thự của các chính trị gia, doanh nhân cũng như nhiều văn nghệ sĩ. Nhờ có vị trí thuận lợi cho việc đi lại, chỉ cách Tokyo khoảng 1 tiếng đi tàu cao tốc, Karuizawa được nhiều người chọn là điểm đến hàng đầu cho chuyến đi trong ngày hay đi nghỉ cuối tuần. Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn một số hoạt động thú vị cho kỳ nghỉ ở Karuizawa, một trong những khu nghỉ mát mùa hè được yêu thích nhất Nhật Bản. Các nội dung chính của bài viết bao gồm: 1. Karuizawa: Khu nghỉ dưỡng cao cấp 2. Trung tâm mua sắm Karuizawa Prince 3. Đặc sản Karuizawa 4. Dạo quanh con phố Kyu-Karuizawa Ginza cổ kính 5. Khám phá Karuizawa bằng xe đạp 6. Biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp ở Karuizwa 7. Khám phá Naka-Karuizawa (Harunire Terrace,…) 8. Tham quan thác Shiraito 9. Lưu trú và các cách đến Karuizawa Karuizawa: Khu nghỉ dưỡng cao cấp
11/09/2020
Chào các bạn! Trong bài viết “Những điều cần biết trước khi viết sơ yếu lý lịch!” lần trước, chúng mình đã giới thiệu về những điểm nên biết trước khi viết sơ yếu lý lịch như là về khuôn mẫu cơ bản của sơ yếu lý lịch, điểm khác nhau giữa sơ yếu lý lịch và Entry Sheet v.v. Ở bài viết lần này, chúng mình cùng nhau suy nghĩ cách viết cụ thể thông qua nội dung trong những sơ yếu lý lịch mà các anh chị tiền bối đã viết nhé! Sơ yếu lý lịch của Nhật có mẫu khác với sơ yếu lý lịch của các nước khác, chúng mình đã giải thích rõ những điểm cơ bản về sơ yếu lý lịch của Nhật trong bài viết lần trước, nếu bạn chưa đọc thì hãy đọc bài viết đó trước nhé. Những điều cần biết trước khi viết sơ yếu lý lịch! Viết lên một "câu chuyện" Chắc hẳn các bạn đã học qua tiết “Tập làm văn” trong trường rồi phải không? Khi đó các bạn đã được học về cách viết sao cho “câu chuyện” mình đưa ra mạch lạc, có hệ thống. Trong sơ yếu lý lịch dùng để đi xin việc cũng vậy, bạn cần gửi tới nhà tuyển dụng “câu chuyện” (có mạch văn, cấu trúc, cốt truyện) bằng tiếng Nhật. Nội dung được viết trong sơ yếu lý lịch chính là phần bạn tự quảng cáo bản thân (自己PR), song nội dung đó nên là một câu chuyện bạn “kể” cho nhà tuyển dụng nghe. Những đoạn văn được viết trong sơ yếu lý lịch của du học sinh thường là những câu ngắn gọn, không được giải thích cặn kẽ và không có “câu chuyện” nào được đưa ra. Với những đoạn văn như thế thì bạn không thể truyền tải tới nhà tuyển dụng thế mạnh của mình và khó đi tới vòng tiếp theo (thi viết hay thi phỏng vấn). Vậy thì, câu chuyện mà có thể “truyền tải” tới nhà tuyển dụng là câu chuyện như thế nào? Lần này chúng mình sẽ tập trung chủ yếu vào 2 điểm chính sau nhé. ✔︎ Cấu trúc đoạn văn làm rõ kết luận và lý do dẫn tới kết luận đó✔︎ Ý thức về 5W1H Làm rõ kết luận và lý do dẫn tới kết luận đó Cấu trúc đoạn văn làm rõ kết luận và lý do dẫn tới kết luận đó Để tạo ra được một đoạn văn “truyền tải” được tới nhà tuyển dụng, sau khi làm rõ “kết luận” thì hãy viết “lý do dẫn tới kết luận đó”. Nhà tuyển dụng sẽ đọc vô số sơ yếu lý lịch, sau đó chọn ra người nào được đi tiếp vào vòng phỏng vấn. Để “gây chú ý” với nhà tuyển dụng, điều quan trọng là bạn muốn truyền tải điều gì, kết luận có dễ hiểu hay không. Nếu nhà tuyển dụng có quan tâm đến “kết luận” bạn đưa ra, họ sẽ muốn biết thêm “lý do” nữa. Bằng việc miêu tả rõ ràng và cụ thể về quá trình và lý do đi đến kết luận, điều bạn muốn PR sẽ để lại được ấn tượng trong mắt đối phương đấy. Ý thức về 5W1H Tiếp theo, khi viết về “lý do”, bạn nên ý thức về 5W1H (Who, What, Where, Why, When and How). Nếu chú ý tới 6 mục này, bạn sẽ viết được một đoạn văn dễ hiểu. ☑️ Who (Ai)☑️ What (Cái gì)☑️ When (Khi nào)☑️ Where (Ở đâu)☑️ Why (Tại sao)☑️ How (Bằng cách nào) 5W1H cũng rất quan trọng khi bạn viết báo cáo hay kế hoạch công việc khi bạn đã trở thành nhân viên chính thức. Nếu nội dung trong sơ yếu lý lịch dễ truyền tải được tới đối phương, nhà tuyển dụng sẽ hiểu được đúng điều bạn muốn PR, từ đó để lại ấn tượng rằng “bạn có năng lực viết báo cáo, điều này rất có ích khi làm việc”. Thêm vào đó, một điều quan trọng nữa là đưa ra các phương pháp và con số cụ thể. Trong sơ yếu lý lịch có rất nhiều câu trừu tượng như “đã cố gắng”, “đã nỗ lực” v.v. nhưng phần lớn trong số đó lại không thể hiểu được là “đã cố gắng cái gì, đạt được kết quả như thế nào”. Bằng cách đưa ra các “phương pháp cụ thể”, “con số, giá trị” trong phần giải thích, người đọc sẽ hiểu chi tiết về “việc bạn đã nỗ lực”. ■ Viết tay hay đánh máy Khi tư vấn cá nhân cho các bạn du học sinh, WA.SA.Bi. nhận được rất nhiều câu hỏi như “khi viết sơ yếu lý lịch thì em phải viết tay phải không?”, “em có thể đánh máy được không?”. Hiện nay, bạn có thể ứng tuyển bằng cả hai cách, cũng có nhiều bạn viết lý lịch trên Word, sau đó chuyển đổi sang PDF, rồi gửi đi bằng Email. Tuy nhiên, với những nơi chấp nhận ứng tuyển bằng sơ yếu lý lịch viết tay, nếu nhà tuyển dụng đọc được sơ yếu lý lịch do người nước ngoài cố gắng viết, biết đâu điều này cũng sẽ gây ấn tượng với họ. Dù bạn viết chữ không đẹp thì bạn vẫn có thể để lại ấn tượng là “chữ viết nắn nót”. Tất nhiên là cũng có những nhà tuyển dụng thích sơ yếu lý lịch đánh máy hơn là viết tay, và họ chỉ quan tâm vào phần nội dung được viết trong đó nên bạn hãy tìm hiểu thêm không khí ở nơi làm việc và tham khảo thêm ý kiến của các tiền bối đang làm việc tại các công ty nhé. Nào, chúng ta cùng nhau xem những đoạn văn cụ thể đã được viết trong sơ yếu lý lịch của các tiền bối đã tìm việc ở Nhật nhé. Lần này chúng mình đưa ra cách viết mẫu cho phần “学生時代に勉強以外に力を注いだこと” - “Khi là sinh viên, ngoài việc học tập, bạn đã dốc sức vào việc gì?” ※Các lỗi sai chữ, thiếu chữ đã được chỉnh sửa, tên thật đã được ẩn đi. Ví dụ①: Khi là sinh viên, ngoài việc học tập, bạn đã dốc sức vào việc gì? Trường hợp ①: Về việc làm thêm =Người Việt, sinh viên trường chuyên môn, trình độ tiếng Nhật N1 (JLPT) Nguyên văn: “Tôi làm ở quầy thanh toán trong siêu thị. Hồi mới vào làm, tôi làm sai rất nhiều. Những ngày tiếp theo, tôi đọc sách hướng dẫn trước khi đi làm, tôi vừa nhớ lại các thao tác bấm máy vừa rèn luyện trí não, bằng việc đọc đi đọc lại nhiều lần tôi đã có thể ứng biến được ngay. Vào cuối ngày, tôi nhớ lại những điều tốt và chưa tốt của bản thân rồi tự kiểm điểm và đồng thời suy nghĩ phương án cải thiện. Tôi cố gắng ghi nhật ký để tránh lặp lại những thất bại tương tự. Tôi nghĩ rằng không có gì là không thể. Tôi đã hiểu ra được việc nỗ lực để có thể thực hiện được điều đó quan trọng như thế nào." →→Ở ví dụ này, người viết không viết kết luận ngay từ đầu, người đọc mất nhiều thời gian để hiểu được ý kết luận “việc nỗ lực để không lặp lại thất bại rất quan trọng”. Nếu bạn viết kết luận trước rồi giải thích quá trình đi đến kết luận đó thì điểm bạn muốn PR sẽ dễ hiểu và phù hợp hơn. Vì vậy, chúng mình đã sửa lại đoạn văn trên và viết một đoạn văn mới như sau. Đoạn văn đã sửa: “Thông qua kinh nghiệm đi làm thêm, tôi đã rèn luyện bản thân bằng cách ghi lại những thất bại của mình và dùng nó để cải thiện cho những lần tiếp theo. Tôi đã làm việc 3 năm ở quầy thanh toán trong siêu thị từ mùa hè của năm thứ nhất đại học, nhưng mới đầu khi vào làm, có rất nhiều trường hợp không thể xử lý được dù đã có sách hướng dẫn. Ví dụ như là khi vừa bấm xuất đơn hàng thì khách hàng yêu cầu trả lại một số sản phẩm, tôi đã không biết nên làm thế nào để có thể xuất lại đơn. Trong những trường hợp như vậy tôi đã gọi người hướng dẫn tới và xử lý giúp, xin lỗi khách hàng vì để khách phải chờ đợi, nhưng từ những lần tiếp theo, để có thể tự ứng biến được, tôi đã viết lại ngay trong ngày hôm đó để nhớ. Ngoài những việc như vậy, ở nơi làm thêm có những thất bại hay thành công gì, cách xử lý ra sao, tôi đều ghi vào sổ tay mỗi ngày. Cứ như thế, sau vài tháng, việc thất bại cũng như những việc tôi không hiểu dần dần ít đi, tôi cũng đã tập được cho mình thói quen “duy trì liên tục”. Tôi đã gửi tới các em kohai của mình nội dung trong cuốn sổ đó và gần đây một số phần trong đó cũng được viết trong sổ tay hướng dẫn.” →→Thông qua việc viết kết luận ở ngay phần đầu, người đọc dễ dàng hiểu được điều bạn muốn PR. Hơn nữa, bằng việc đưa ra ví dụ cụ thể về việc bạn thất bại lúc ban đầu, “câu chuyện” của bạn dễ truyền tải hơn, bạn cũng để lại được ấn tượng là “có khả năng diễn đạt và báo cáo”. Ví dụ ②: Khi là sinh viên, ngoài việc học tập, bạn đã dốc sức vào việc gì? Trường hợp ②: Về việc làm thêm = Người Việt, sinh viên đại học, trình độ tiếng Nhật N1 (JLPT) Nguyên văn: “Ngoài việc học tập, tôi đã dốc hết sức vào việc làm thêm. Từ năm thứ nhất, tôi đã làm thêm ở công ty cổ phần ◯◯, tôi đảm nhiệm việc dạy tiếng Nhật cho thực tập sinh người Việt. Có tất cả 20 thực tập sinh nhưng số bạn tới lớp khá ít, chỉ có 2~5 bạn. Để nhiều bạn tới lớp hơn, tôi đã lập một bản kế hoạch rồi nói chuyện với tất cả các bạn ấy, tổng hợp lại ý kiến của các bạn và những điểm cần cải thiện rồi trao đổi với người phụ trách trong công ty. Nhờ đó, số bạn tham gia lớp học đã tăng lên đến 10 bạn thông qua việc đổi thời gian bắt đầu học, tặng thẻ quà tặng cho những bạn có điểm chuyên cần trên 90%. Từ kinh nghiệm này tôi học được rằng suy nghĩ và nỗ lực của bản thân có thể tạo ra ảnh hưởng tới kết quả công việc.” 【Điểm cải thiện】 Trong ví dụ này, kết luận được viết trước, sau đó là phần triển khai lý do nên đoạn văn này cũng trở nên dễ hiểu hơn. Ví dụ, nếu bạn viết như sau“Ngoài việc học tập, tôi đã dốc hết sức vào việc làm thêm. Thông qua việc làm thêm từ năm thứ nhất đại học, tôi đã học được rằng đề xuất và hành động của bản thân có thể tạo ra ảnh hưởng tới kết quả công việc.” thì những gì bạn trưởng thành được viết ngay đầu tiên. Nhà tuyển dụng muốn biết rằng sau khi vào làm việc, bạn có thể làm được gì. Đọc câu đầu này xong, có thể nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng rằng bạn có “khả năng đề xuất”, “khả năng hành động”. 【Điểm tốt】 ① Đoạn văn mẫu trên có giới thiệu công việc làm thêm là “dạy tiếng Nhật cho đối tượng là thực tập sinh kỹ năng”. Điều này cho thấy “công việc đặc thù của người nước ngoài” và “năng lực ngoại ngữ cao” và đây là điểm khiến các nhà tuyển dụng quan tâm vì kinh nghiệm làm thêm có liên quan trực tiếp đến công việc sau khi được tuyển dụng. ② Khả năng đưa ra đề xuất và hành động của bạn được truyền tải nhiều hơn thông qua “việc đề xuất cải thiện tình trạng tỷ lệ học viên tới lớp thấp”, “việc thực hiện đề xuất đó”, “kết quả đem lại”. ③ Nội dung của nỗ lực cải thiện cũng được viết ngắn gọn và cụ thể, hơn nữa còn có con số cụ thể nêu ra kết quả của sự nỗ lực đó (từ 2~5 người học đã tăng lên thành 10 người). Nói chung, thông tin cụ thể, dễ hiểu nên nhà tuyển dụng có thể tưởng tượng ra được hình ảnh người viết hoạt động tích cực sau khi vào công ty. Công cụ hỗ trợ viết Sơ yếu lý lịch Công cụ hỗ trợ viết Sơ yếu lý lịch của WA.SA.Bi. Có rất nhiều trang web hỗ trợ bạn viết sơ yếu lý lịch. Tại WA.SA.Bi., bạn có thể sử dụng công cụ viết sơ yếu lý lịch trên trang chủ và có thể xin tư vấn cách viết sơ yếu lý lịch, cách phỏng vấn từ nhân viên người nước ngoài nhé. (trực tiếp hoặc online) Hỗ trợ viết sơ yếu lý lịch của WA.SA.Bi. Trên trang chủ của WA.SA.Bi., sau khi đăng ký thành viên, bạn có thể sử dụng công cụ viết sơ yếu lý lịch trong phần “MyPage”. Thông tin tuyển dụng Thông tin tuyển dụng được cập nhật liên tục trong mục “JobHunting”. Đặc biệt, bạn có thể đọc thông tin tuyển dụng đó bằng tiếng Việt Hỗ trợ cá nhân Các thành viên của WA.SA.Bi. có tiền thân là du học sinh hoặc đang là du học sinh, ngoài những hỗ trợ trên, trang Facebook của WA.SA.Bi. cũng thường xuyên cung cấp các thông tin cơ bản về hoạt động tìm việc và WA.SA.Bi. còn tổ chức buổi phỏng vấn thử và luyện tập phỏng vấn cho các bạn có nguyện vọng. Nếu bạn có thắc mắc hay muốn trao đổi ý kiến, hãy liên lạc với WA.SA.Bi. nhé!
27/04/2021
Chào các bạn ! Đây là blog thứ 4 về quá trình tìm việc làm (tiếng Nhật còn gọi là Shukatsu) dành cho sinh viên nước ngoài. Đầu tiên, hãy cùng điểm lại ba tiêu đề của 3 bài blog trước đó nhé (nhấp vào các chữ cái màu xanh trên mỗi tiêu đề để đọc blog). Trong phần 1, chúng mình đã giải thích tổng thể những điểm quan trọng của sơ yếu lý lịch, chẳng hạn như cách viết 志望動機 (Lý do ứng tuyển) và 自己PR (Tự giới thiệu bản thân). Blog thứ 1: Những điều cần biết trước khi viết sơ yếu lý lịch! Trong phần 2 là giải thích tầm quan trọng của Story (câu chuyện) và "Cách viết làm rõ kết luận và nêu lý do", đồng thời đưa ra 2 ví dụ về cách viết nội dung trong sơ yếu lý lịch được viết bởi các tiền bối (về những điều đã cố gắng ngoài việc học khi còn là sinh viên). Blog thứ 2: Ví dụ và Giải thích về cách viết sơ yếu lý lịch: Phần 1 Trong phần 3, chúng mình đã giới thiệu hai cách để cải thiện cách viết về 長所・短所 (Sở trường - Sở đoản). Blog thứ 3: Hãy viết một cách thật hiệu quả về “Sở trường - Sở đoản”! Tiếp tục với nội dung trong blog thứ 2, lần này chúng mình sẽ giới thiệu tới các bạn những mẫu văn do các tiền bối từng viết, và giải thích về những điểm cần sửa đổi. Các ví dụ lần này xoay quanh về 長所 (Sở trường). *Về các ví dụ của tiền bối, WA.SA.Bi. và KOKORO đã sửa các lỗi đánh máy và bổ sung thiếu sót, tên thật cũng được giấu đi. * Ví dụ về ① và ② được trong blog thứ 2 "Ví dụ và Giải thích về cách viết sơ yếu lý lịch: Phần 1" nên lần này chúng mình sẽ giới thiệu và giải thích các ví dụ từ ③ đến ⑤. Ví dụ ③: Sở trường (hay còn gọi là điểm mạnh) Trường hợp ③: “Năng lực ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp" = Người Việt, sinh viên đại học, trình độ tiếng Nhật N2 (JLPT) Nguyên văn: “Điểm mạnh của tôi là khả năng về ngôn ngữ và giao tiếp. Từ cấp 2, tôi thường học tiếng Anh với người nước ngoài. Điểm TOEIC hiện tại của tôi là 935. Hơn nữa, khi học cấp 3 tôi cũng đã đi du học trao đổi tại trường Đại học ◯◯. Tại đây tôi làm quen được rất nhiều bạn bè. Tôi đã học thêm được kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Trong tương lai, tôi muốn kết bạn với mọi người trên khắp thế giới.” →→Trong ví dụ trên, “điểm mạnh" vẫn chưa được thể hiện sự có ích đối với lý do ứng tuyển (志望動機). Những kinh nghiệm (giờ học tiếng Anh, thời gian đi du học trao đổi) và năng lực ngoại ngữ (điểm thi TOEIC) của người viết không được đề cập theo góc nhìn lợi thế ra sao trong công việc, mà chỉ kết thúc bằng sự “hãnh diện" về bản thân. Ví dụ như, cuối đoạn có viết “muốn kết bạn với mọi người trên khắp thế giới", đó chỉ là mong muốn cá nhân chứ điều này dường như lại không hề liên quan gì đến công ty. Suy cho cùng, sơ yếu lý lịch là một giấy tờ cần thiết để bạn “tìm việc”. Khi nhận sơ yếu lý lịch, phía công ty sẽ chú trọng đến điểm liệu người này có thể áp dụng kiến thức, kỹ năng vào công việc khi vào công ty hay không, chứ không quan tâm đến mong muốn cá nhân “muốn kết bạn với mọi người trên khắp thế giới". Cứ viết như vậy thì phần PR bản thân sẽ đi lệch mục đích và khá khó khăn để làm cho nhà tuyển dụng nghĩ rằng “tôi muốn tuyển người này". Đoạn văn đã sửa: “Điểm mạnh của tôi là năng lực tiếng Anh trình độ cao và kỹ năng giao tiếp. Từ cấp 2, tôi thường xuyên học tiếng Anh cùng người nước ngoài, luôn ý thức về một “tiếng Anh có thể sử dụng được" nên tôi còn tự học tiếp hơn 2 tiếng mỗi ngày tại nhà. Kết quả là tôi đạt được 935 điểm TOEIC, sau đó có được cơ hội đi nước ngoài để du học trao đổi. Tại nơi du học, tôi giao lưu với bạn bè địa phương, cố gắng hết sức mở rộng vòng tròn giao tiếp với bạn bè các nước. Sau khi đi làm, tôi mong rằng có thể tiếp tục bồi dưỡng và vận dụng năng lực tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp như vậy để có thể đóng góp xây dựng quan hệ với các dự án, đối tác nước ngoài.” Ví dụ ④: Sở trường (hay còn gọi là điểm mạnh) Trường hợp ④: “Kỹ năng giao tiếp và nụ cười" = Người Việt, sinh viên đại học, trình độ tiếng Nhật N2 (JLPT) Nguyên văn: “Điểm mạnh của tôi là kỹ năng giao tiếp và nụ cười. Khi làm thêm tại cửa hàng ~~ trong vai trò trưởng nhóm, tôi phát huy được khả năng làm hài lòng khách hàng bằng nụ cười của mình. Lúc cửa hàng đông khách, tôi đặc biệt quan tâm đi đến chỗ của những vị khách đang phải chờ đợi, tích cực bắt chuyện với họ. Không chỉ vậy, khi khách ra về tôi cũng tích cực giao tiếp bằng cách vừa tính tiền vừa cười cảm ơn thật chân thành, kết quả là tôi được khách hàng nhớ tên và nói rằng “Vì có ◯◯ mà tôi lại đến quán đấy nhé!”. Nhờ đó, tôi cởi bỏ căng thẳng, dần tự tin và dễ dàng trò chuyện với khách hàng của mình nhiều hơn nữa. Mong rằng tại quý công ty tôi cũng có thể góp sức xây dựng niềm tin của khách hàng bằng chính nụ cười và kỹ năng giao tiếp này.” 【Điểm tốt】 Người đọc có thể hiểu kỹ năng giao tiếp và nụ cười mang lại lợi ích như thế nào với công việc làm thêm, có thể tưởng tượng được hình ảnh người viết sẽ làm công việc tiếp xúc với người khác (ví dụ kinh doanh, bán hàng...) khi đi làm sau này. 【Điểm cần cải thiện】 Mặc dù có ghi bản thân là “trưởng nhóm” tại cửa hàng nhưng người viết vẫn chưa thể PR đủ hình tượng hoạt động của mình trong vai trò một người lãnh đạo. Đối với bên ngoài công ty (với khách hàng), kỹ năng giao tiếp vượt trội có thể giúp phát huy năng lực kinh doanh, bán hàng... còn trong nội bộ công ty, tinh thần lãnh đạo được phát huy chẳng hạn như thông qua việc đào tạo nhân viên vào sau; nếu viết được nội dung như vậy chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt hơn nữa. Chúng mình đã chỉnh sửa lại đoạn văn như sau. Đoạn văn đã sửa: “Điểm mạnh của tôi là kỹ năng giao tiếp và nụ cười. Trong quá trình làm thêm 2 năm liên tục tại quán nhậu Nhật, tôi luôn luôn tiếp xúc với khách hàng bằng nụ cười trên môi, lúc nào cũng cố gắng tích cực chuyện trò cùng khách. Ngay từ khi khách đến quán cho đến lúc tính tiền, tôi coi trọng việc giao tiếp với khách hàng trên mọi tình huống. Nhờ vậy mà không hề có lời phàn nào nào kể cả lúc quán cực kỳ bận rộn khiến khách hàng phải chờ đợi. Ngoài ra, còn có vị khách nhớ tên tôi và nói rằng “Vì có bạn mà tôi lại ghé đấy nhé!”. Thời gian đầu tôi đã rất căng thẳng khi phải bắt chuyện với khách bằng tiếng Nhật, nhưng khi tiếp tục cố gắng trò chuyện như vậy tôi đã học được cách giảm bớt sự căng thẳng của mình. Tôi còn được giao vai trò trưởng nhóm, truyền đạt lại thái độ và kỹ năng tiếp đón ấy đến các bạn nhân viên vào sau. Tôi sẽ chú trọng kỹ năng giao tiếp với khách hàng để có thể góp sức xây dựng vững chắc hơn nữa sự tin cậy mà quý công ty đã tạo dựng được”. Ví dụ ⑤: Sở trường (hay còn gọi là điểm mạnh) Trường hợp ⑤: “Cái gì cũng học, khả năng tiếp thu" = Người Việt Nam, sinh viên đại học, JLPT・N1 Nguyên văn: “Tôi tự tin vào khả năng tiếp thu, điều gì cũng học được của mình. Sở trường của tôi là phân tích sự vật, sự việc, tình hình nên điều gì tôi cũng có thể học và tiếp thu một cách nhanh chóng. Tôi nỗ lực tập trung học tập và đã đỗ kỳ thi Năng lực tiếng Nhật N2 sau khi đến Nhật được 1 năm, lấy được N1 lúc học đại học. Tôi cũng tự tin vào khả năng nắm bắt công việc tại chỗ làm thêm. Khi đi làm sau này, bên cạnh tiếng Nhật còn có kiến thức kinh tế, vấn đề xã hội… tất cả đều vô cùng cần thiết. Do đó, ngay cả khi đã đi làm tôi vẫn sẽ tiếp tục học hỏi những điều cần thiết trong công việc.” Sở trường phân tích sự vật, sự việc; nhanh chóng học hỏi và tiếp thu bất cứ điều gì. →→Hiểu được sự tích cực thường xuyên học tập, tiếp thu và trưởng thành của người viết. Tuy nhiên, bài viết vẫn chưa hình thành nên một câu chuyện rõ ràng khiến đoạn văn về tổng thể bị thiếu đi sức thuyết phục. Dù viết về “sở trường phân tích sự vật, sự việc, tình hình" nhưng đoạn văn lại không cho thấy câu chuyện nào thuyết phục người đọc công nhận điều đó. Ngoài ra, tự tin “nắm bắt công việc tại chỗ làm" nhưng vì không có câu chuyện cụ thể nào nên người đọc vẫn chưa thể hiểu căn cứ vào đâu để “tự tin". Đưa câu chuyện về trải nghiệm và kinh nghiệm cụ thể vào sơ yếu lý lịch giúp dễ dàng truyền tải tính cách của bạn đến nhân viên phụ trách tuyển dụng của công ty, giúp họ mường tượng ra được hình ảnh làm việc của bạn sau khi vào công ty. Trường hợp số lượng chữ viết quá nhiều, có thể xoá bớt phần đỗ N1 trong đoạn văn trên. Bởi vì, bạn hoàn toàn có thể ghi điều đó vào cột “Bằng cấp - chứng chỉ" trong sơ yếu lý lịch. Thử nghĩ ra câu chuyện và sửa lại đoạn văn nhé! Đoạn văn đã sửa: “Điểm mạnh của tôi là tích cực học hỏi và tiếp thu mọi thứ. Chẳng hạn như việc học tiếng Nhật, tôi đã tập trung học và đỗ kỳ thi Năng lực tiếng Nhật N2 chỉ sau 1 năm đến Nhật. Sau đó, khi học đại học tôi tiếp tục lấy N1. Tại nơi làm thêm, tôi tự ghi chú để hiểu rõ hơn về quy định chỗ làm, từ ngữ chuyên môn, các sản phẩm… Không đợi cấp trên nói, tôi còn chủ động đặt câu hỏi và ghi chú lại những gì mình chưa biết. Hơn 1 năm làm việc liên tục như vậy, những ghi chép trong công việc của tôi được dùng để soạn thành quyển hướng dẫn cho các bạn nhân viên vào sau. Bên cạnh đó, để chuẩn bị bước vào xã hội đi làm chính thức, tôi quan tâm theo dõi tin tức hàng ngày và đưa ra chủ đề khi nói chuyện với giáo viên trên trường, cấp trên nơi làm thêm. Sau khi vào làm tại quý công ty, tôi cũng sẽ tiếp tục cố gắng học tập và tiếp thu để có thể nhanh chóng thực chiến dù chỉ trong 1 ngày.” Lần này, Ban biên tập đã giới thiệu, sửa chữa và giải thích 3 ví dụ về “Sở trường” (hay còn gọi là điểm mạnh) trong sơ yếu lý lịch. Hãy tham khảo khi bạn viết về “Sở trường - Sở đoản" của mình nhé! Trong phần tiếp theo chúng mình sẽ tiếp tục giới thiệu và giải thích những ví dụ khác tương tự như thế này!
24/05/2021
Bác sĩ Phạm Nguyên Quý là một trong số ít bác sĩ người Việt được đào tạo tại Đại học Y – Nha khoa Tokyo, Nhật Bản và hiện đang làm việc tại một bệnh viện đa khoa ở cố đô Kyoto. Trong quá trình làm việc, bác sĩ Quý có dịp tiếp xúc với nhiều bệnh nhân người Việt Nam lẫn người nước ngoài gặp khó khăn trong quá trình khám chữa bệnh nên đã viết bài sau đây, với hy vọng giúp ích đôi chút trong việc cải thiện tình hình. Cách tìm kiếm cơ sở y tế Số người Việt Nam đang làm việc, học tập ở Nhật Bản ngày càng tăng. Theo số liệu của Bộ Tư pháp Nhật Bản, tính tới tháng 12/2019, số người Việt Nam tại Nhật Bản là 411.968 người, tăng 24,5% so với con số 81.133 người trong năm trước đó. Tuy nhiên, một bộ phận lớn người Việt không đủ khả năng giao tiếp bằng tiếng Nhật phổ thông và gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp khi đi khám bệnh. Đây là vấn đề phổ biến của người nước ngoài ở Nhật dù nhiều người có bảo hiểm y tế và trên nguyên tắc có thể đi bất cứ bệnh viện/phòng khám nào nhưng không đi khám được vì rào cản ngôn ngữ. Tôi đã gặp nhiều trường hợp có triệu chứng nhưng không biết đi khám khoa nào, khám ở bệnh viện nào cho hợp lý. Một số bạn tự tìm ra chỗ khám bệnh gần nhà nhưng gặp vấn đề về giao tiếp nên không hiểu bác sĩ nói gì và hậu quả là lại phải tự đi khám thêm 5-7 bệnh viện khác mà vẫn không ra bệnh, hoặc không an tâm với tư vấn hoặc điều trị. Có những bạn cần làm Giấy chứng nhận sức khỏe để bổ sung vào hồ sơ xin việc cũng không có ai hướng dẫn kỹ lưỡng... Một số bạn tự tìm kiếm tới các cơ sở tầm soát…ung thư, tốn vài vạn yên với đủ xét nghiệm nhưng rốt cuộc cũng không được cấp giấy tờ như yêu cầu. Đáng buồn hơn, một số trường hợp có triệu chứng báo động của một cơn suyễn hay tắc ruột… nhưng vì không đi khám sớm dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Lời khuyên của tôi là đừng tự phán đoán và “chịu trận” một mình mà hãy báo cho bạn bè, cho người quản lý công ty để tìm hướng giải quyết. Với các bạn thực tập sinh thì có công ty tiếp nhận, hay cơ quan phái cử chịu trách nhiệm hỗ trợ dẫn đi khám và tìm phiên dịch khi đau ốm. Sinh viên du học thì khi không có bạn rành tiếng Nhật, nên hỏi ý giáo viên/mentor phụ trách hoặc cơ quan quản lý sinh viên hỗ trợ. Với kết nối mạng ngày nay, các bạn có thể vào các nhóm hỗ trợ người Việt uy tín trong cộng đồng để tìm lời khuyên sáng suốt. Mua thuốc được kê đơn như thế nào Tuy nhiên, khó khăn không chỉ là ở chuyện tìm nơi đi khám. Nhiều bạn gặp bác sĩ rồi, chẩn đoán đúng bệnh rồi, được cấp toa thuốc rồi vẫn không khỏi vì…không biết đi lấy thuốc ở đâu, hoặc uống thuốc như thế nào. Đối với người không rành tiếng Nhật, đó là những góc khuất cần cải thiện. Những bệnh viện cấp thuốc ngay trong viện thì tiện lợi hơn nhưng khi bác sĩ “vô tư” cho đơn thuốc ra ngoài mua thì bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong giao tiếp ở nhà thuốc địa phương. Nhiều người Việt thậm chí còn không biết đơn thuốc bác sĩ ở Nhật chỉ có hiệu lực vài ngày (quá thời hạn sẽ không mua được thuốc nữa) nên lúc đi lấy thuốc mới phát hiện đã hết hạn! Lời khuyên của tôi cho tình huống này là hãy hỏi lại quầy lễ tân hoặc hỏi y tá xem quầy thuốc gần bệnh viện là ở đâu (gặp người nhiệt tình sẽ dắt tới tận nơi!) và cố gắng lấy thuốc ngay trong ngày. Những cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (khu vực Kansai) Liên quan đến vấn đề hỗ trợ ngôn ngữ cho người nước ngoài, Chính phủ Nhật đang rất cố gắng để cải thiện môi trường khám chữa bệnh cho người nước ngoài. Tại các bệnh viện trực thuộc trường Đại học, hay bệnh viện chuyên nghành (giống bệnh viện “tuyến cuối” ở Việt Nam) thì hầu hết đều có sử dụng dịch vụ dịch qua điện thoại cho bệnh nhân hoặc có phiên dịch tới trực tiếp hỗ trợ quá trình thăm khám và giải thích của bác sĩ. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng dịch thuật y tế Nhật- Việt đang còn ở thời kỳ “sơ khai” vì số người rành rõi tiếng Nhật y khoa còn rất ít. Nhiều tình huống phiên dịch chưa đúng chuyên môn và chất lượng dịch vẫn chưa ổn định. Sau đây, tôi xin giới thiệu một số bệnh viện có hỗ trợ thông dịch bằng tiếng Việt tại Kansai để độc giả tham khảo. ◇ Tại Tỉnh Osaka 1Rinku General Medical Centerりんくう総合医療センター 【Địa chỉ】Rinku Ourai Kita 2-23, Izumisano-shi, Osaka-fu 598-8577 【Điện thoại】072-469-3111 【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa 【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ từ 8:00 đến 11:00 (Sản phụ khoa tới 11:30) 2Osaka University Hospital大阪大学付属病院病 【Địa chỉ】2-15 Yamadaoka, Suita, Osaka-shi 565-0871 【Điện thoại】06-6879-5111 【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa 【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 8:30 đến 11:00 3Kitano Hospital北野病院 【Địa chỉ】2-4-20 Ohgimachi, Kita-ku, Osaka-shi, 530-8480 【Điện thoại】06-6361-0588 【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa 【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6 và thứ 7 tuần thứ 1 và 3, từ 8:45 đến 11:30 4Osaka City General Hospital大阪市立総合医療 【Địa chỉ】2-13-22 Miyakojima-hondori Miyakojima-ku Osaka-shi 534-0021 【Điện thoại】06-6929-3643/06-6929-1221 【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa 【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 8:45 đến 11:00 ◇ Tại tỉnh Hyogo 1Kobe University Hospital 神戸大学医学部附属病院 【Địa chỉ】7-5-2 Kusunoki-cho, Chuo-ku, Kobe-shi 650-0017 【Điện thoại】078-382-5111 【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa 【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 8:30 đến 11:00 2Kobe City Medical Center Central Hospital神戸市立医療センター中央市民病院 【Địa chỉ】2-chome, Minami-cho, Minatojima, Chuo-ku, Kobe-shi 650-0047 【Điện thoại】078-302-4321 【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa 【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 8:30 đến 11:00 3Kobe Ohyama Hospital 神戸大山病院 【Địa chỉ】10-1-12 Mizukidori, Hyogo-ku, Kobe-shi, Hyogo-ken 652-0802 【Điện thoại】078-578-0321 【Chuyên khoa】Nội khoa, Ngoại khoa, Khoa chấn thương chỉnh hình 【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 9:00 đến 12:00 và từ 17:00 đến 19:00. Thứ 7, từ 9:00 đến 12:00 ◇ Ở Kyoto 1Kyoto Miniren Central Hospital京都民医連中央病院 【Địa chỉ】Uzumasa Motomachi, Ukyou-ku, Kyoto-shi, 616-8147 【Điện thoại】075-861-2220 【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa 【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 8:30 đến 11:30 (Một số khoa còn mở từ 16:30 đến 19:00) 2Kyoto University Hospital京都大学附属病院 【Địa chỉ】54 Kawaharacho, Shogoin, Sakyo-ku Kyoto-shi, 606-8507 【Điện thoại】075-751-3111 【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa 【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 8:15 đến 11:00 3Kyoto City Hospital京都市立病院 【Địa chỉ】1-2 Mibuhigashitakadacho, Nakagyo-ku, Kyoto-shi, 604-8845 【Điện thoại】075-311-5311 【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa 【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 8:30 đến 11:00
13/07/2020
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài