Category | Tin mới nhất
Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...
7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
02/05/2024Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
13/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Làm thế nào để các bạn du học sinh có thể tìm được việc làm thêm tại Nhật Bản? Dựa trên các cuộc phỏng vấn với các anh chị sempai đi trước, đây là bài tổng hợp giới thiệu nhiều cách khác nhau để người nước ngoài tìm được việc làm thêm tại Nhật Bản! Đối với những trường hợp thường xuyên bị từ chối khi gọi điện xin phỏng vấn qua điện thoại, chúng tôi cũng sẽ chỉ cho bạn một số biện pháp. 〈Nội dung của trang này〉 1. Trường học giới thiệu 2. Sempai hoặc bạn bè giới thiệu 3. Trang web của các công ty giới thiệu việc làm 4. Tạp chí thông tin việc làm miễn phí 5. Thông tin tuyển dụng dán tại cửa hàng 6. Cách có thể phỏng vấn mà không cần gọi điện thoại 7. HelloWork 8. Hội nhóm trên mạng xã hội của du học sinh 9. Tổng kết và các điểm cần lưu ý 1. Nhà trường giới thiệu Ở các trường đại học, trường chuyên môn, trường tiếng Nhật thường có người phụ trách hỗ trợ du học sinh. Bạn có thể được những người đó giới thiệu việc làm thêm. Ngoài ra, thông tin về việc làm thêm cũng được dán ở bảng tin trong trường. 【Nhà trường giới thiệu】 ・ Trong nhiều trường hợp, bạn có thể yên tâm làm việc. ・ Có nhiều nơi làm việc xem xét lịch phù hợp với việc học. ・ Tuy nhiên, số lượng công việc được giới thiệu ít. 2. Sempai hoặc bạn bè giới thiệu Nhiều bạn du học sinh được sempai của mình hoặc bạn bè giới thiệu cho công việc làm thêm. Ở các quán ăn, cửa hàng tiện lợi kombini, siêu thị và khách sạn hiện nay đã có rất nhiều nhân viên chính thức và nhân viên làm thêm người Việt nên nếu bạn được giới thiệu, khả năng được tuyển dụng khá cao. 3. Trang web của các công ty giới thiệu việc làm Có một số công ty giới thiệu nhân lực vận hành các trang web giới thiệu việc làm. Trên các trang này cũng có đăng tải thông tin các công việc mà người nước ngoài có thể làm thêm. Cũng có cả trang web có thông tin bằng tiếng nước ngoài. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] TOWN WORK [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] indeed [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Mynavi baito [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] HelloWork (Trang web do chính phủ vận hành) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] MPKEN(Trang web của NPO) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Reji – super kyujin navi 4. Tạp chí giới thiệu việc làm Trong các tạp chí giới thiệu việc làm (miễn phí) như TOWN WORK được đặt ở ga tàu điện, cửa hàng tiện lợi cũng có đăng rất nhiều thông tin về việc làm thêm. Nó được phát hành bởi công ty giới thiệu việc làm và cũng có các công việc tương tự được đăng trên trang web. 5. Thông tin tuyển dụng dán tại cửa hàng Các nhà hàng, quán ăn, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, khách sạn v.v. thường có dán thông báo tuyển dụng -“Tuyển nhân viên làm thêm”. Các bạn hãy thử gọi đến số điện thoại ghi trên thông báo, hoặc nói chuyện với nhân viên (tốt nhất là cửa hàng trưởng) làm việc ở đó nhé. 6. Cách có thể phỏng vấn mà không cần gọi điện thoại Khi gọi điện xin việc làm thêm, các bạn sẽ thường rất lo lắng, không thể nói tiếng Nhật trôi chảy nên không được gọi đi phỏng vấn. Nhiều bạn du học sinh đã có kinh nghiệm như vậy phải không? Ở bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn phương pháp của một sempai. Sempai đã chuẩn bị sẵn bản sơ yếu lý lịch (có dán ảnh) và bản phô tô thẻ cư trú cho vào túi xách và đi vòng quanh thị trấn bằng xe đạp hoặc đi bộ. ① Nếu trước cửa hàng có dán thông báo tuyển dụng “tuyển nhân viên làm thêm", hãy quan sát bên trong. ② Nếu bạn cảm thấy đó là một cửa hàng tốt, hãy tìm cửa hàng trưởng hoặc người quản lý và nói chuyện với họ. "Tôi đã xem tờ thông báo. Tôi muốn xin làm thêm ở đây." ③ Nếu cửa hàng yêu cầu bạn gửi sơ yếu lý lịch qua đường bưu điện, bạn hãy đưa giấy tờ đã chuẩn bị như sơ yếu lý lịch cho họ ngay lúc đấy. Nếu bạn làm như vậy, bạn có thể được phỏng vấn ngay tại chỗ. Sempai đã bằng cách làm này mà được nhận vào làm cho ba công việc bán thời gian (hai cửa hàng tiện lợi và Lotteria). 7. HelloWork Trên toàn Nhật Bản có khoảng 540 cơ quan điều phối việc làm do Chính phủ vận hành (tên thường gọi là HelloWork). Bạn có thể được giới thiệu việc làm thêm ở đây nên hãy thử ghé qua nhé. 【Ưu điểm của HelloWork】 ・ Có thể yên tâm về nơi làm việc (nơi làm việc tuân thủ pháp luật). ・ Bạn có thể tham khảo ý kiến của người phụ trách HelloWork khi trao đổi tìm việc ・ Bạn có thể nhận đơn xin phỏng vấn. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các trụ sở của HelloWork trên toàn Nhật Bản (đa ngôn ngữ) 8. Hội nhóm trên mạng xã hội của du học sinh Nhóm facebook tập trung các du học sinh Có rất nhiều các hội nhóm trên mạng xã hội Facebook, nơi các bạn du học sinh tại Nhật Bản tham gia. Các du học sinh có thể đăng thông tin tuyển dụng các công việc baito tại nơi làm thêm của họ trên các trang này. Ngoài ra, nếu bạn đăng yêu cầu nhờ giới thiệu việc làm thêm, có thể sẽ có người hồi âm cho bạn. Nhóm facebook dành cho người Việt ở các khu vực Trên Facebook có các trang do người Việt sống tại Nhật Bản vận hành như Tokyo baito. Từng địa phương như Tokyo, Nagoya, Osaka đều có trang Facebook tương ứng, trên đó đăng rất nhiều thông tin tuyển dụng. Vì vậy, bạn có thể tìm thông tin việc làm thông qua trang Facebook của khu vực mình đang sống. Tuy nhiên, với những thông tin tuyển dụng trên mạng xã hội, một số bạn đã gặp phải rắc rối như “đã trả tiền giới thiệu cho người đăng tin nhưng thực tế là không có việc làm”, “công việc bất hợp pháp”, “điều kiện thực tế khác với điều kiện đã đăng” v.v. Bạn hãy thận trọng khi ứng tuyển nhé. 9. Tổng kết và các điểm cần lưu ý Chúng tôi đã giới thiệu các cách tìm việc làm thêm như thông qua giới thiệu của nhà trường, trang web của các công ty giới thiệu việc làm, thông tin tuyển dụng dán tại cửa hàng, HelloWork, các bài viết trên các trang mạng xã hội v.v. Nếu bạn sang Nhật du học sau khi có được trình độ tiếng Nhật giúp bạn hiểu được nội dung của các trang thông tin việc làm và có thể trả lời các câu hỏi cơ bản trong khi phỏng vấn, bạn sẽ có nhiều cơ hội tìm được việc làm thêm và năng lực tiếng Nhật của bạn cũng sẽ tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, nếu bạn thành thạo tiếng Nhật hơn, hãy tìm công việc có thể giao tiếp và lấy đó làm cơ hội luyện tập tiếng Nhật. Những công việc như thu ngân ở cửa hàng tiện lợi, siêu thị, phục vụ ở nhà hàng, quán ăn, là những công việc có thể nói chuyện với khách hàng. Khi tìm việc, ngoài mức lương theo giờ, bạn hãy kiểm tra cả những thông tin này nhé. Thời gian, phương tiện đi từ nhà hoặc từ trường đến nơi làm thêm Thời gian làm việc (Có thể cân bằng với việc học hay không ?) Nội dung công việc Nếu thời gian làm việc quá dài, làm việc từ đêm cho đến sáng thì bạn sẽ không thể học. Ngoài ra, khi làm quá số thời gian cho phép (theo luật là 28 tiếng 1 tuần), đã có bạn không thể gia hạn tư cách lưu trú và không thể tốt nghiệp. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh|KOKORO
09/01/2024
Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách đăng kí, cách thanh toán tiền, cách kết thúc hợp đồng sử dụng điện, gas, nước. Về cách đăng kí để bắt đầu sử dụng, khi bạn kí hợp đồng thuê nhà thì bạn nên hỏi rõ người của bên bất động sản nhé. <Nội dung bài viết> 1.Điện 2.Gas 3.Nước 1.Điện Để bắt đầu sử dụng điện ① Chọn ngày bắt đầu sử dụng. ② Đăng kí với công ty điện lực qua internet hoặc điện thoại. ③ Vào ngày bắt đầu sử dụng thì bật cầu dao điện là có thể dùng được. Nhưng tùy vào trang thiết bị của từng nơi ở, cũng có thể sẽ cần người của công ty điện lực đến tận nơi. Tiền điện và cách thanh toán Tiền điện Về cơ bản thì tiền điện tương ứng với lượng điện bạn đã sử dụng nhưng khoản “tiền điện cơ bản” (kihon ryokin) thì là khoản cố định mỗi tháng phải trả không liên quan đến lượng điện đã tiêu thụ. Tổng số tiền cố định và tiền ứng với lượng điện bạn đã sử dụng sẽ là tiền điện mỗi tháng. ※Về lượng điện bạn đã sử dụng, mỗi tháng 1 lần, người của công ty điện lực sẽ kiểm tra và xác nhận công tơ điện được lắp đặt tại từng nhà. Dựa theo số liệu này, hằng tháng bạn sẽ nhận được “thông báo lượng điện tiêu thụ” (denki goshiyoryo no oshirase) từ công ty điện lực. Cách thanh toán tiền điện Có các cách thanh toán như: tự động trừ từ tài khoản ngân hàng, thanh toán tại cửa hàng tiện lợi hoặc ngân hàng, thanh toán bằng thẻ tín dụng v.v. Kết thúc sử dụng điện ① Chọn ngày kết thúc sử dụng. ② Đăng kí hủy hợp đồng với công ty điện lực qua internet hoặc điện thoại. ③ Vào ngày kết thúc sử dụng, về cơ bản là không cần sự có mặt của người sử dụng điện. Nhưng nếu người của công ty điện lực không thể kiểm tra công tơ điện từ bên ngoài thì bạn sẽ cần có mặt ở nhà để gặp họ. 2.Gas Để có thể sử dụng gas tại gia đình thì có một số loại gas như gas thành phố (toshigasu), gas LP v.v. Bạn hãy chọn loại bếp gas phù hợp với loại gas nhà bạn sử dụng nhé. Nếu bạn dùng loại bếp không phù hợp với loại gas thì có thể sẽ xảy ra hỏa hoạn hoặc gas không cháy hết dẫn đến nguy hiểm. Để bắt đầu sử dụng gas ① Chọn ngày bắt đầu sử dụng gas. ② Đăng kí với công ty gas ở nơi bạn sống hoặc với nhà phân phối gas LP qua internet hoặc điện thoại. ③ Một vài ngày sau đó, sau khi người của công ty gas đến kiểm tra gas thì họ sẽ mở gas và hướng dẫn bạn cách sử dụng. Tiền gas và cách thanh toán Tiền gas Tiền gas cũng có khoản “tiền gas cơ bản” (kihon ryokin) giống như tiền điện. Hằng tháng bạn sẽ trả tổng tiền cố định và tiền ứng với số gas đã dùng. Mỗi tháng công ty gas sẽ kiểm tra công tơ gas của từng nhà và yêu cầu bạn đóng tiền. Cách thanh toán tiền gas Có các cách thanh toán như: tự động trừ từ tài khoản ngân hàng, thanh toán tại cửa hàng tiện lợi hoặc ngân hàng, thanh toán bằng thẻ tín dụng v.v. Kết thúc sử dụng gas ① Chọn ngày kết thúc sử dụng. ② Đăng kí hủy hợp đồng với công ty gas hoặc đại lý phân phối gas LP qua internet hoặc điện thoại. ③ Vào ngày kết thúc sử dụng, tuỳ vào chỗ lắp đặt công tơ gas, có thể là bạn sẽ cần ở nhà để gặp nhân viên tới kiểm tra gas. 3.Nước Để bắt đầu sử dụng nước Khi bắt đầu sử dụng nước, bạn cần đăng kí với bộ phận phụ trách nước của khu vực bạn sống hoặc với công ty nước. Tiền nước và cách thanh toán Tiền nước Hằng tháng bạn sẽ trả tổng tiền cố định và tiền ứng với số nước đã dùng. Mỗi tháng công ty nước sẽ kiểm tra công tơ nước của từng nhà và yêu cầu bạn đóng tiền. Cách thanh toán tiền nước Có các cách thanh toán như: tự động trừ từ tài khoản ngân hàng, thanh toán tại cửa hàng tiện lợi hoặc ngân hàng, thanh toán bằng thẻ tín dụng v.v. Kết thúc sử dụng nước Khi muốn dừng sử dụng nước, bạn cần phải nộp đơn lên sở cấp nước hoặc công ty cấp nước của địa phương để yêu cầu dừng sử dụng nước. Vào ngày kết thúc sử dụng, tuỳ vào chỗ lắp đặt công tơ nước, có thể là bạn sẽ cần ở nhà để gặp nhân viên tới kiểm tra công tơ.
09/01/2024
Bảo hiểm lao động của Nhật là hệ thống chi trả chi phí y tế và chi phí sinh hoạt khi người lao động bị thương hoặc bị bệnh do công việc hoặc đi lại (đi đến chỗ làm và về nhà). Dù chỉ tuyển dụng 1 công nhân thì các công ty cũng phải tham gia bảo hiểm lao động. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu các loại bảo hiểm lao động, đối tượng được nhận bảo hiểm (người được nhận tiền bảo hiểm), cách đăng ký nhận bảo hiểm v.v. 〈Nội dung〉 1. Bảo hiểm lao động là gì? 2. Ví dụ cụ thể về tai nạn lao động 3. Đối tượng được nhận bảo hiểm lao động 4. 7 loại trợ cấp chính của bảo hiểm lao động 5. Tai nạn lao động là “tai nạn trong khi làm việc” và “tai nạn đi lại” 6. Cách xin trợ cấp bảo hiểm lao động 7. Cơ sở y tế được chỉ định sử dụng bảo hiểm lao động 8. Tổng kết 1. Bảo hiểm lao động là gì? Người nước ngoài cũng có thể nhận bảo hiểm lao động Chấn thương hoặc bệnh tật xảy ra do công việc hoặc đi lại (đi đến chỗ làm và về nhà) được gọi là “tai nạn lao động”. “Bảo hiểm lao động” là hệ thống chi trả chi phí y tế và chi phí sinh hoạt liên quan đến chấn thương và bệnh tật do tai nạn lao động. Tên chính thức của “Bảo hiểm lao động” là “Bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động”. Người nước ngoài làm việc tại Nhật cũng có thể nhận chi phí y tế từ bảo hiểm lao động. Tai nạn lao động Chấn thương hoặc bệnh tật xảy ra do công việc hoặc đi lại (đi đến chỗ làm và về nhà). Trong tiếng Nhật thường gọi tắt là “rosai”. Công nhậntai nạn lao động Cục tiêu chuẩn lao động công nhận chấn thương hoặc bệnh tật của người lao động là tai nạn lao động và quyết định chi trả (bồi thường) tiền bảo hiểm lao động. Bồi thường Bù đắp thiệt hại (ví dụ như chi phí y tế) do chấn thương hoặc bệnh tật gây ra. Cụ thể hơn, đây là “trợ cấp bảo hiểm”. Tiền trợ cấp Tiền được trả dưới dạng trợ cấp. Tiền trợ cấp hàng năm Tiền trợ cấp được trả hàng năm. Sự khác biệt giữa bảo hiểm lao động và bảo hiểm y tế là gì? Bảo hiểm y tế công (bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế quốc dân) cũng bồi thường chi phí điều trị chấn thương và bệnh tật. Tuy nhiên, bảo hiểm y tế và bảo hiểm y tế quốc dân chỉ chi trả các chi phí y tế cho chấn thương và bệnh tật không liên quan đến công việc hoặc đi lại (đi đến chỗ làm và về nhà), bảo hiểm này không thể sử dụng khi bị tai nạn lao động. 2. Ví dụ cụ thể về tai nạn lao động Tai nạn lao động (rosai) có thể là những việc dưới đây. Tai nạn trong khi làm việc (ví dụ) Bị thương vì bị dụng cụ, một bộ phận của sản phẩm rơi từ trên cao xuống và trúng vào người. Bị thương vì làm bàn việc bị sập và mình bị ngã theo. Bị thương vì vấp phải vật liệu và bị ngã. Bị thương vì bị xe nâng hàng đâm vào người. Bị đau lưng vì mang vật nặng. Bị đứt ngón tay vì vướng tay vào máy. Bị thương nặng vì rơi từ trên cao xuống. Tai nạn trong lúc đi lại (ví dụ) Bị sốc nhiệt khi đi bộ đi làm. Bị ô tô đâm khi đang di chuyển tới chỗ làm. Bị ngã và bị thương trên đường đi xe đạp ra ga để đi làm. Bị ngã và bị thương khi đi bộ đi làm. Nhiều loại tai nạn lao động Ngoài những trường hợp kể trên, những trường hợp như “bị trầm cảm do bị lạm dụng quyền lực hoặc bị bắt nạt ở nơi làm việc”, “bị bệnh tim hoặc bệnh về não do làm việc dài” cũng có thể được coi là tai nạn lao động. Còn rất nhiều loại tai nạn lao động khác. 3. Đối tượng được nhận bảo hiểm lao động Nhân viên làm thêm cũng là đối tượng của bảo hiểm lao động ・ Dù chỉ tuyển dụng 1 người lao động thì chủ sử dụng lao động (công ty v.v.) cũng phải tham gia bảo hiểm lao động. ・ Phí bảo hiểm lao động do chủ sử dụng lao động chi trả toàn bộ. ・ Đối tượng của bảo hiểm lao động không chỉ là nhân viên chính thức (nhân viên toàn thời gian). Tất cả người lao động bao gồm nhân viên bán thời gian, nhân viên làm thêm, nhân viên hợp đồng, nhân viên làm việc theo ngày v.v. cũng là đối tượng được bảo hiểm Đối với nhân viên tạm thời (nhân viên phái cử), công ty giới thiệu và cung cấp nhân sự tạm thời sẽ tham gia bảo hiểm lao động. Xác định có phải là “người lao động” hay không Dựa vào thực chất để xác định có phải là “người lao động” hay không Những người làm việc theo hợp đồng uỷ thác với một công ty nào đó và không nhận mệnh lệnh từ công ty (người làm việc độc lập, người làm việc tự do, v.v.) không phải là “người lao động” nên về nguyên tắc, không thể tham gia bảo hiểm lao động. Tuy nhiên, dù hình thức là uỷ thác nhưng người đó vẫn làm việc theo mệnh lệnh của công ty thì vẫn được coi là người lao động và có thể sử dụng bảo hiểm lao động. Chế độ tham gia đặc biệt Giám đốc công ty, người làm việc độc lập v.v. không phải là “người lao động” nên không thể tham gia bảo hiểm lao động. Tuy nhiên, những người như vậy có thể tham gia chế độ “tham gia đặc biệt” 4. 7 loại trợ cấp chính của bảo hiểm lao động Các loại trợ cấp bảo hiểm lao động Tên các loại trợ cấp bảo hiểm lao động Các trợ cấp của bảo hiểm lao động có tên khác nhau tùy thuộc vào việc đó là tai nạn trong khi làm việc hay là tai nạn đi lại (đi đến chỗ làm và về nhà). Trợ cấp bảo hiểm lao động do làm nhiều công việc cũng có tên gọi khác nhau. Tên trợ cấp Nội dung 〇〇 hosho kyufu Trợ cấp tai nạn trong khi làm việc (chấn thương hoặc bệnh tật do công việc) 〇〇 kyufu Trợ cấp tai nạn đi lại (chấn thương hoặc bệnh tật xảy ra trong quá trình đi đến chỗ làm và về nhà) Fukusujigyo rodosha 〇〇 kyufu Trợ cấp đối với chấn thương hoặc bệnh tật do nhiều công việc gây ra 7 loại trợ cấp chính của bảo hiểm lao động Trợ cấp của bảo hiểm lao động có 7 loại chính. Trợ cấp (bồi thường) điều trị Trợ cấp cho người lao động điều trị khi bị thương, bị bệnh do công việc hoặc đi lại (đi đến chỗ làm và về nhà). Trợ cấp (bồi thường) nghỉ làm Trợ cấp khi người lao động không nhận được lương, phải nghỉ làm để điều trị chấn thương và bệnh tật do công việc hoặc đi lại (đi đến chỗ làm và về nhà). Có thể nhận tiền từ ngày thứ 4 của đợt nghỉ. Trợ cấp (bồi thường) bệnh tật hàng năm Khi đã điều trị chấn thương, bệnh tật do công việc hoặc đi lại (đi đến chỗ làm và về nhà) trên 1 năm 6 tháng nhưng vẫn chưa khỏi (tình trạng bệnh không ổn định) và có thương tật trên mức nhất định thì được chuyển từ trợ cấp (bồi thường) nghỉ làm sang trợ cấp hàng năm. Trợ cấp (bồi thường) khuyết tật Trợ cấp (bao gồm lương hưu) khi các triệu chứng của chấn thương hoặc bệnh tật do công việc hoặc đi lại trở nên cố định và để lại khuyết tật trên mức nhất định. Trợ cấp (bồi thường) người thân Trợ cấp lương hưu, trợ cấp 1 lần khi người lao động tử vong do tai nạn lao động, đảm bảo sinh kế cho gia đình người mất. Tiền mai táng v.v.(Trợ cấp mai táng) Trợ cấp 1 phần chi phí mai táng khi người lao động tử vong do tai nạn lao động. Trợ cấp (bồi thường) điều dưỡng Trợ cấp dành cho người nhận trợ cấp (bồi thường) khuyết tật hàng năm hoặc trợ cấp (bồi thường) thương tật hàng năm, người bị khuyết tật đặc biệt nặng và đang được chăm sóc, điều dưỡng. ※ Lược bỏ phần “Trợ cấp dành cho người lao động thuộc nhiều công ty, tổ chức”. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các loại trợ cấp bảo hiểm lao động và khoản tiền trợ cấp v.v. (Bản khái quát) Tiếng Việt | Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Điều bảo hiểm lao động không chi trả Bảo hiểm lao động sẽ chi trả chi phí điều trị, chi phí nằm viện, v.v. liên quan đến tai nạn lao động. Thế nhưng bảo hiểm lao động sẽ không chi trả “tiền bồi thường” cho chấn thương hoặc bệnh tật do công ty của bạn gây ra. Nếu muốn nhận tiền bồi thường, bạn cần phải thương lượng với công ty và có thể sẽ phải ra tòa. Tuy nhiên, nếu phía công ty không vi phạm nghĩa vụ bảo vệ an toàn cho lao động hoặc không vi phạm pháp luật thì yêu cầu bồi thường sẽ không được chấp nhận ngay cả khi ra toà. 5. Tai nạn lao động là “tai nạn trong khi làm việc” và “tai nạn đi lại” Tai nạn lao động gồm 2 loại là “tai nạn trong khi làm việc” và “tai nạn đi lại (đi đến chỗ làm và về nhà)”. Tai nạn trong khi làm việc Tai nạn lao động xảy ra do công việc được gọi là “gyomu saigai”. Chẳng hạn như những trường hợp dưới đây. Bị thương trong khi đang làm việc Trong khi đang tạm nghỉ, bị thương ở nhà vệ sinh v.v. Bị thương trong khi đang chuẩn bị làm việc hoặc đang dọn dẹp sau khi làm xong Bị thương khi đi công tác Để một tai nạn được công nhận là “gyomu saigai” thì phải có khả năng hoàn thành công việc và khả năng do công việc gây ra. Khả năng hoàn thành công việc Đây là chấn thương hoặc bệnh tật xảy ra trong quá trình làm việc. Ngay cả khi bạn đang làm việc tại nhà, nếu chấn thương hoặc bệnh tật của bạn xảy ra trong giờ làm việc, khả năng hoàn thành công việc của bạn sẽ được công nhận. Khả năng do công việc gây ra Đây là công việc gây chấn thương hoặc bệnh tật. Nếu chấn thương xảy ra trong giờ làm việc do những nguyên nhân không liên quan đến công việc thì có thể không được coi là khả năng do công việc gây ra. ※ Do khó xác định các bệnh như rối loạn tâm thần, bệnh về não, bệnh tim có phải do công việc gây ra hay không nên Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã thiết lập các tiêu chuẩn công nhận nguyên nhân gây bệnh. Tai nạn đi lại Tai nạn lao động xảy ra do đi lại được gọi là “tsukin saigai”. Để được công nhận là tai nạn đi lại, cần có 4 điều kiện sau đây. ① Nội dung đi lại ② Mối quan hệ giữa việc đi lại và công việc ③ Di chuyển bằng lộ trình, phương pháp hợp lý ④ Việc đi lại không phải là công việc Sau đây, chúng tôi sẽ giải thích về 4 điều kiện này. ① Nội dung đi lại được công nhận là tai nạn đi lại Di chuyển từ nhà đến nơi làm việc và di chuyển từ nơi làm việc về nhà Di chuyển từ địa điểm làm việc này sang địa điểm làm việc khác Di chuyển từ nhà bạn đang ở 1 mình (nơi bạn sống xa gia đình để đi làm) đến nơi gia đình bạn sinh sống và ngược lại. ※ Nếu bạn đi lộ trình khác xa với lộ trình di chuyển thông thường, di chuyển đến công ty và về nhà bị gián đoạn thì việc di chuyển sau khi bị gián đoạn không được coi là “tsukin - đi làm hoặc đi về từ nơi làm việc”. Ví dụ: việc di chuyển đi ăn uống với bạn bè, đồng nghiệp và việc di chuyển sau đó không được coi là “tsukin”. Tuy nhiên, việc đi chệch khỏi lộ trình thông thường hoặc làm gián đoạn hành trình để mua những thứ bạn cần cho cuộc sống hàng ngày hoặc đến bệnh viện đều được tính là “tsukin”. ② Mối quan hệ giữa việc đi lại và công việc Để được công nhận là tai nạn đi lại, bạn phải có kế hoạch làm việc hoặc thực tế làm việc vào ngày bị thương hoặc bị bệnh. Ngoài ra, để “di chuyển giữa nơi ở 1 mình và nơi gia đình bạn sinh sống”, bạn phải đi lại vào ngày hôm trước, trong ngày hoặc ngày hôm sau ngày làm việc của bạn. ③ Di chuyển bằng lộ trình, phương pháp hợp lý Nếu bạn đi đường vòng hoặc đi đường khác để nhân tiện ghé vào đâu đó mà không có lý do chính đáng thì không được tính là “tsukin”. ④ Việc đi lại không phải là công việc Tai nạn lao động do công việc di chuyển không phải là “tai nạn đi lại” mà là “tai nạn trong khi làm việc”. 6. Cách xin trợ cấp bảo hiểm lao động “Rosai shinsei” là gì Để nhận được tiền từ bảo hiểm lao động, chấn thương hoặc bệnh tật của bạn phải được công nhận là “tai nạn lao động”. Cục tiêu chuẩn lao động sẽ công nhận tai nạn lao động. Rosai shinsei(Xin trợ cấp bảo hiểm lao động) Yêu cầu (xin) Cục tiêu chuẩn lao động thanh toán trợ cấp bảo hiểm lao động Rosai nintei(Công nhận tai nạn lao động) Cục tiêu chuẩn lao động công nhận chấn thương hoặc bệnh tật của người lao động là tai nạn lao động và quyết định chi trả trợ cấp bảo hiểm lao động. Tên chính thức trong tiếng Nhật là “Rosai hoken kyufu shikyu kettei”. Trong mẫu đơn yêu cầu trợ cấp bảo hiểm lao động (= mẫu đơn xin công nhận tai nạn lao động) có một phần do công ty điền nên thường thì các công ty sẽ chuẩn bị đơn và nộp đơn. Mẫu đơn được tổng hợp ở trang dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Đơn xin trợ cấp bảo hiểm lao động|Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Trình tự xin trợ cấp bảo hiểm lao động 1. Nói chuyện với công ty (Nếu công ty không hỗ trợ, hãy xin tư vấn của Cục tiêu chuẩn lao động) 2. Chuẩn bị đơn xin trợ cấp bảo hiểm lao động, mang theo hồ sơ cần thiết và đi cùng người của công ty đến Cục tiêu chuẩn lao động gần nhất để nộp hồ sơ 3. Điều tra sự cố tai nạn lao động: Cục tiêu chuẩn lao động điều tra về sự cố tai nạn lao động 4. Công nhận tai nạn lao động (= Quyết định chi trả trợ cấp tai nạn lao động): sau khi chấn thương hoặc bệnh tật của bạn được công nhận là tai nạn lao động, tiền trợ cấp sẽ được chuyển vào tài khoản mà bạn đã chỉ định. Hiệu lực của việc xin trợ cấp Việc xin trợ cấp (thời hạn nộp đơn) có hiệu lực là 2 năm hoặc 5 năm. ◎Để biết thêm thông tin chi tiết về cách nộp đơn xin trợ cấp, thời hạn nộp đơn, hãy đọc hướng dẫn của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các loại trợ cấp bảo hiểm lao động và khoản tiền trợ cấp v.v. (Bản chi tiết) Tiếng Việt | Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản 7. Cơ sở y tế được chỉ định sử dụng bảo hiểm lao động Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ đến bệnh viện trước khi có kết quả xin trợ cấp bảo hiểm lao động. Khi đó, hãy thông báo với bệnh viện rằng bạn đang nộp đơn xin trợ cấp bảo hiểm lao động trước khi đến bệnh viện. Nếu cơ sở y tế đó là “cơ sở y tế được chỉ định sử dụng bảo hiểm lao động”, bạn có thể nhận trợ cấp (bồi thường) điều trị và được điều trị mà không phải trả bất kỳ chi phí nào. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang tìm kiếm “Cơ sở y tế được chỉ định sử dụng bảo hiểm lao động”|Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản → Nếu chấn thương hoặc bệnh tật của bạn không được công nhận là tai nạn lao động, bạn sẽ sử dụng bảo hiểm y tế, do đó bạn sẽ tự chi trả một phần chi phí y tế. → Nếu người lao động điều trị tại bệnh viện không phải là “cơ sở y tế được chỉ định” thì trước tiên người lao động phải thanh toán trước chi phí y tế. Sau đó, nếu tai nạn được công nhận là tai nạn lao động thì người lao động sẽ được nhận lại phần chi phí y tế đã chi trả. 8. Tổng kết ・ Chấn thương hoặc bệnh tật xảy ra do công việc hoặc đi lại (đi đến chỗ làm và về nhà) được gọi là tai nạn lao động. Bảo hiểm lao động là hệ thống chi trả chi phí y tế cho các chấn thương và bệnh tật do tai nạn lao động gây ra. ・ Người nước ngoài cũng có thể nhận chi phí y tế từ bảo hiểm lao động. ・ Tai nạn lao động bao gồm 2 loại là “tai nạn trong khi làm việc và “tai nạn đi lại”. ・ Có 7 loại trợ cấp chính của bảo hiểm lao động. Trợ cấp (bồi thường) điều trị Trợ cấp (bồi thường) nghỉ làm Trợ cấp (bồi thường) bệnh tật hàng năm Trợ cấp (bồi thường) khuyết tật Trợ cấp (bồi thường) người thân Tiền mai táng v.v. (Trợ cấp mai táng) Trợ cấp (bồi thường) điều dưỡng ・ Thường thì công ty sẽ chuẩn bị đơn xin trợ cấp bảo hiểm lao động. Nếu công ty của bạn không hỗ trợ, hãy xin tư vấn từ Cục tiêu chuẩn lao động hoặc tổ chức hỗ trợ gần công ty của bạn. ・ Nếu Cục tiêu chuẩn lao động công nhận chấn thương hoặc bệnh tật của bạn là tai nạn lao động, tiền trợ cấp của bạn sẽ được chuyển vào tài khoản mà bạn đã chỉ định.
27/12/2023
Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm 2023. Khi dịch COVID-19 lắng xuống trên toàn thế giới, ngày càng có nhiều người đi lại mà không đeo khẩu trang ở cả Nhật Bản và Việt Nam. Tuy nhiên, 2023 là một năm đầy thăng trầm khi giá cả toàn cầu tiếp tục tăng và xung đột vũ trang xảy ra giữa Israel và Palestine tại Dải Gaza. Chúng ta hãy cùng nhìn lại những tin tức lớn của năm nay.【Fujita Hironobu】 Tháng 1 ~ tháng 12 Giá cả leo thang, đồng yên mất giá Thủ tướng Kishida Fumio phát biểu về các biện pháp ổn định giá xăng dầu, v.v. = 30/8/2023 Ⓒ Mainichi Shimbun Cơn sốt tăng giá thực phẩm và các mặt hàng khác bắt đầu từ năm 2022 vẫn tiếp tục kéo dài sang năm nay. Trong năm nay, hơn 30.000 mặt hàng thực phẩm và đồ uống đã tăng giá. Điều này là do giá năng lượng như dầu thô và khí đốt tăng vọt, chi phí nguyên liệu thô tăng do đồng yên mất giá. Giá điện, xăng cũng tăng, người tiêu dùng hạn chế mua hàng để tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Thủ tướng Kishida Fumio phát biểu về các biện pháp ổn định giá xăng dầu, v.v. = 30/8/2023 Ⓒ Mainichi Shimbun Cơn sốt tăng giá thực phẩm và các mặt hàng khác bắt đầu từ năm 2022 vẫn tiếp tục kéo dài sang năm nay. Trong năm nay, hơn 30.000 mặt hàng thực phẩm và đồ uống đã tăng giá. Điều này là do giá năng lượng như dầu thô và khí đốt tăng vọt, chi phí nguyên liệu thô tăng do đồng yên mất giá. Giá điện, xăng cũng tăng, người tiêu dùng hạn chế mua hàng để tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Tháng 3 Nhật Bản đứng đầu trong Giải bóng chày cổ điển thế giới Đội tuyển Nhật Bản ăn mừng chiến thắng. Tuyển thủ Otani Shohei nâng cúp vô địch = Hoa Kỳ ngày 21/3/2023 Ⓒ Mainichi Shimbun Giải bóng chày cổ điển thế giới (WBC) được tổ chức 4 năm 1 lần. Sau 3 mùa giải không có cúp, năm nay Nhật Bản đã vô địch thế giới. Trong trận chung kết được tổ chức ở Mỹ vào ngày 21/3, Nhật Bản đánh bại Mỹ với tỷ số 3-2 khiến toàn thể người dân Nhật Bản vô cùng vui mừng. Tuyển thủ Otani Shohei - một thành viên của American Major League Angels đã thi đấu hết mình và thể hiện tài năng ở cả phần ném bóng và đánh bóng. Đội tuyển Nhật Bản ăn mừng chiến thắng. Tuyển thủ Otani Shohei nâng cúp vô địch = Hoa Kỳ ngày 21/3/2023 Ⓒ Mainichi Shimbun Giải bóng chày cổ điển thế giới (WBC) được tổ chức 4 năm 1 lần. Sau 3 mùa giải không có cúp, năm nay Nhật Bản đã vô địch thế giới. Trong trận chung kết được tổ chức ở Mỹ vào ngày 21/3, Nhật Bản đánh bại Mỹ với tỷ số 3-2 khiến toàn thể người dân Nhật Bản vô cùng vui mừng. Tuyển thủ Otani Shohei - một thành viên của American Major League Angels đã thi đấu hết mình và thể hiện tài năng ở cả phần ném bóng và đánh bóng. Tháng 4 Số lượng phụ nữ được bầu trong các cuộc bầu cử địa phương cao nhất từ trước tới nay Vào tháng 4, “Cuộc bầu cử địa phương” trên toàn Nhật Bản đã được tổ chức để bầu ra thống đốc, thị trưởng, nghị sỹ cấp tỉnh. Trong 88 cuộc bầu cử thị trưởng, lần đầu tiên có 7 phụ nữ được bầu, số lượng cao nhất từ trước đến nay. Trong các cuộc bầu cử nghị sỹ cấp tỉnh, có 316 phụ nữ được bầu, con số cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, tỷ lệ phụ nữ trong nghị viện vẫn còn nhỏ. Việc sử dụng AI mở rộng nhanh chóng Việc sử dụng “AI” - trí tuệ nhân tạo để tạo ra văn bản, hình ảnh, video, âm thanh mới, v.v. trở nên phổ biến. Một công ty khởi nghiệp của Mỹ đã sáng tạo ra “Chat GPT” - ứng dụng có thể đối thoại. Phong trào sử dụng “Chat GPT” trong công việc và giáo dục đã bùng nổ trên khắp thế giới. Việc sử dụng “AI” - trí tuệ nhân tạo để tạo ra văn bản, hình ảnh, video, âm thanh mới, v.v. trở nên phổ biến. Một công ty khởi nghiệp của Mỹ đã sáng tạo ra “Chat GPT” - ứng dụng có thể đối thoại. Phong trào sử dụng “Chat GPT” trong công việc và giáo dục đã bùng nổ trên khắp thế giới. Tháng 5 COVID-19 trở thành “Bệnh truyền nhiễm loại 5” Đã hơn 3 năm kể từ khi trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên được xác nhận tại Nhật Bản vào tháng 1 năm 2020. Vào tháng 5 năm nay, COVID-19 đã bị hạ xuống loại 5 trong Luật Kiểm soát bệnh truyền nhiễm ở Nhật, các cá nhân và công ty có quyền quyết định các biện pháp kiểm soát lây nhiễm. Đã hơn 3 năm kể từ khi trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên được xác nhận tại Nhật Bản vào tháng 1 năm 2020. Vào tháng 5 năm nay, COVID-19 đã bị hạ xuống loại 5 trong Luật Kiểm soát bệnh truyền nhiễm ở Nhật, các cá nhân và công ty có quyền quyết định các biện pháp kiểm soát lây nhiễm. Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima G7 = Tháng 5/2023 Ⓒ Mainichi Shimbun Hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức tại Hiroshima từ ngày 19 đến ngày 21/5. 8 quốc gia mới nổi và đang phát triển, có tầm ảnh hưởng quốc tế cũng tham gia hội nghị với tư cách khách mời. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã tham dự hội nghị. Vào ngày cuối cùng, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy của Ukraine cũng tham gia hội nghị và kêu gọi các nước tiếp tục hỗ trợ Ukraine. G7 = Tháng 5/2023 Ⓒ Mainichi Shimbun Hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức tại Hiroshima từ ngày 19 đến ngày 21/5. 8 quốc gia mới nổi và đang phát triển, có tầm ảnh hưởng quốc tế cũng tham gia hội nghị với tư cách khách mời. Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã tham dự hội nghị. Vào ngày cuối cùng, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy của Ukraine cũng tham gia hội nghị và kêu gọi các nước tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Tháng 6 ~ tháng 8 Mùa hè nóng kỷ lục Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên hợp quốc và các tổ chức khác, nhiệt độ toàn cầu từ tháng 6 đến tháng 8 năm nay đạt mức cao kỷ lục. Tại Nhật Bản, nhiệt độ trung bình trên cả nước từ tháng 6 đến tháng 8 đạt mức cao nhất kể từ khi Cơ quan Khí tượng Nhật Bản bắt đầu lưu giữ số liệu thống kê. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã nói rằng: “Thời kỳ nóng lên toàn cầu đã qua, thời kỳ sôi sục toàn cầu đã đến”. Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên hợp quốc và các tổ chức khác, nhiệt độ toàn cầu từ tháng 6 đến tháng 8 năm nay đạt mức cao kỷ lục. Tại Nhật Bản, nhiệt độ trung bình trên cả nước từ tháng 6 đến tháng 8 đạt mức cao nhất kể từ khi Cơ quan Khí tượng Nhật Bản bắt đầu lưu giữ số liệu thống kê. Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã nói rằng: “Thời kỳ nóng lên toàn cầu đã qua, thời kỳ sôi sục toàn cầu đã đến”. Tháng 9 Johnny's lần đầu thừa nhận tấn công tình dục Johnny's - một trong những công ty tìm kiếm ngôi sao của Nhật Bản lần đầu tiên thừa nhận cố chủ tịch Johnny Kitagawa đã tấn công tình dục nhiều nam giới muốn trở thành ngôi sao. Công ty lần lượt thông báo về việc thay đổi chủ tịch, đổi tên công ty và bồi thường cho các nạn nhân. Tuy nhiên, phản ứng từ xã hội rất gay gắt, nhiều công ty chấm dứt hợp đồng quảng cáo với những ngôi sao có liên kết với công ty này. Tháng 10 Kỳ thủ cờ tướng Nhật Bản Fujii Sota trở thành kỳ thủ đầu tiên trong lịch sử giành được 8 danh hiệu Kỳ thủ Fujii Sota (mép bên trái) Ⓒ Mainichi Shimbun Kỳ thủ Fujii Sota (21 tuổi) đã giành được tất cả 8 danh hiệu cờ tướng Nhật Bản (Shogi) tại Nhật Bản vào ngày 11/10, trở thành kỳ thủ trẻ nhất và đầu tiên trong lịch sử giành được 8 danh hiệu Shogi. Việc giành được tất cả danh hiệu Shogi vô cùng khó khăn. 5 năm trước, 8 danh hiệu Shogi được chia đều cho 8 kỳ thủ. Kỳ thủ Fujii Sota (mép bên trái) Ⓒ Mainichi Shimbun Kỳ thủ Fujii Sota (21 tuổi) đã giành được tất cả 8 danh hiệu cờ tướng Nhật Bản (Shogi) tại Nhật Bản vào ngày 11/10, trở thành kỳ thủ trẻ nhất và đầu tiên trong lịch sử giành được 8 danh hiệu Shogi. Việc giành được tất cả danh hiệu Shogi vô cùng khó khăn. 5 năm trước, 8 danh hiệu Shogi được chia đều cho 8 kỳ thủ. Tháng 11 ~ tháng 12 Nghi ngờ về quỹ đen trong Đảng Dân chủ tự do Các nghị sỹ của “Hội nghiên cứu chính sách Seiwa” (phe Abe) - phe lớn nhất trong Đảng Dân chủ Tự do, đã không báo cáo với Chính phủ Nhật Bản một phần thu nhập họ kiếm được từ việc bán vé tham gia tiệc gây quỹ chính trị. Các phe phái của Đảng Dân chủ Tự do nắm giữ các đảng phái, tổ chức tiệc gây quỹ và sử dụng phí tham gia của những người ủng hộ chính trị làm quỹ chính trị. Luật pháp yêu cầu họ phải báo cáo khoản phí tham gia này cho Chính phủ. Tuy nhiên, phe của Abe đã không báo cáo một phần doanh thu mà thay vào đó là chia cho các nghị sỹ. Các nghị sỹ nhận được số tiền này không phải đóng thuế và giữ bí mật cách chi tiêu. Khi việc này bị phát hiện, một số nghị sỹ có ảnh hưởng lớn trong quốc hội đã bị cách chức, không nắm giữ các vị trí quan trọng, 4 người thuộc phe Abe đã từ chức bộ trưởng. Ngoài ra, vào tháng 12, Văn phòng Công tố Tokyo đã khám xét các văn phòng có liên quan đến phe của Abe. ※ Chức vụ, địa điểm làm việc, độ tuổi tính đến thời điểm đưa tin.
24/12/2023
Các con đường ở Nhật bản thường được bảo trì rất tốt nên việc di chuyển bằng xe đạp khá là thuận tiện. Tuy nhiên, nếu vi phạm luật giao thông dành cho xe đạp và gây ra tai nạn thì bạn cũng có thể bị đòi bồi thường thiệt hại một số tiền lớn cho nạn nhân. Hơn nữa, việc không biết luật có thể dẫn đến việc bị cảnh sát bắt giữ và xử phạt. Để các bạn có thể đi xe đạp an toàn và thoải mái tại Nhật Bản, chúng tôi xin được giới thiệu về luật giao thông và bảo hiểm xe đạp thông qua nhiều hình ảnh và minh họa." 〈Nội dung〉 1.Ở Nhật thì xe đạp cũng được coi như một loại ô tô 2.6 hành vi vi phạm pháp luật dễ mắc phải khi đi xe đạp 3.Luật dành cho xe đạp 4.Hãy đội mũ bảo hiểm 5.Hãy tham gia bảo hiểm xe đạp để tránh các khoản bồi thường lớn! 6.Xe đạp cũng có thể bị đánh cắp ở Nhật Bản 7.Cần có bằng lái khi lái xe gắn máy 8.Tóm lược 1.Ở Nhật thì xe đạp cũng được coi như một loại ô tô Ở Nhật Bản, xe đạp được phân loại là “xe thô sơ” và có các quy tắc lái xe được quy định rõ trong luật giao thông đường bộ. “Xe thô sơ” cũng được coi như là một loại ô tô và sẽ bị phạt nếu vi phạm quy tắc lái xe. Xe đạp thông thường (dài không quá 190 cm, rộng không quá 60 cm) thường được gọi là “xe đạp thông thường”. Đi xe đạp thông thường thì không cần bằng lái. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích về luật giao thông dành cho xe đạp thông thường." 2.6 hành vi vi phạm pháp luật dễ mắc phải khi đi xe đạp ① Lái xe khi sử dụng rượu bia là hành vi vi phạm pháp luật Lái xe khi sử dụng rượu bia là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này được phân loại thành hai nhóm. Lái xe trong tình trạng có hơi rượu Lái xe trong tình trạng 1 lít hơi thở hơi thở chứa hơn 0.15mg cồn Lái xe khi say rượu Lái xe trong tình trạng say xỉn, bất kể nồng độ cồn trong hơi thở là bao nhiêu đi chăng nữa. Nếu đi xe đạp trong trạng thái "lái xe khi say rượu", bạn có thể bị phạt với mức "tù dưới 5 năm hoặc phạt tiền dưới 1 triệu yên" ở Nhật Bản. Ở Nhật Bản, việc cảnh sát dừng xe đạp trên đường lại để kiểm tra khá phổ biến. Nếu lỗi "lái xe say rượu" bị phát hiện và xử phạt trong quá trình kiểm tra thì có thể gây ảnh hưởng đến việc gia hạn thị thực cư trú và các vấn đề khác. Mặc dù không có hình phạt cụ thể dành cho việc đi xe đạp trong tình trạng "lái xe trong tình trạng có hơi rượu" nhưng việc này vẫn bị cấm theo luật giao thông đường bộ. ② Phải bật đèn khi lái xe vào ban đêm Đi xe đạp vào buổi tối mà không bật đèn hoặc đèn bị hỏng nên không bật là hành vi vi phạm pháp luật. Ngay cả khi đang di chuyển ở những khu vực sáng sủa như các khu phố sầm uất thì bạn cũng phải bật đèn vào buổi tối. ③ Sử dụng điện thoại khi đang lái xe là hành vi vi phạm pháp luật Việc vừa đi xe đạp bằng một tay vừa nghe điện thoại, hoặc nhìn màn hình điện thoại di động là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu sử dụng điện thoại di động khi đi xe đạp thì khi xảy ra tai nạn, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm nhiều hơn và có thể phải bồi thường một số tiền lớn cho nạn nhân. Nhất định phải dừng xe lại khi bạn muốn xem màn hình hoặc khi gọi điện thoại. Vừa lái xe vừa cầm ô bằng một tay là hành vi vi phạm pháp luật Khi đi xe đạp vào ngày mưa mà dùng một tay để giữ ô, một tay giữ ghi đông là hành vi vi phạm pháp luật. Vì thế hãy mặc áo mưa khi lái xe nhé. Lái xe bằng một tay làm cho việc di chuyển trở nên không ổn định. Lái xe bằng một tay sẽ khiến cho bạn khó phanh lại hơn. Ô sẽ gây cản trở tầm nhìn của bạn. Chở người khác bằng xe đạp là hành vi vi phạm pháp luật (trừ trường hợp chở trẻ nhỏ) Về nguyên tắc thì việc chở người khác bằng xe đạp là hành vi bị cấm. Thế nhưng, bạn có thể chở trẻ nhỏ bằng xe đạp. Để chở trẻ nhỏ thì cần phải thỏa mãn các điều kiện như ▽ Người lái xe phải trên 16 tuổi ▽ Người ngồi sau phải là trẻ em chưa đến tuổi học tiểu học ▽ Phải sử dụng ghế chuyên dụng dành cho trẻ nhỏ. ※ Nếu sử dụng "xe đạp chở được hai trẻ nhỏ cùng lúc" đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, bạn có thể để mỗi bé ngồi một chỗ, một ở trước và một ở sau. ※ Hãy đội mũ bảo hiểm cho các bé khi đi xe. Không được đeo tai nghe khi lái xe Nếu vừa đạp xe vừa nghe nhạc bằng tai nghe headphone hoặc tai nghe earphone thì sẽ không thể nghe thấy những âm thanh xung quanh, khiến cho bạn khó nhận biết được nguy hiểm. Vì vậy đừng đeo tai nghe khi đi đi xe đạp nhé. 3.Luật dành cho xe đạp Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu những quy định cơ bản dành cho xe đạp khi lưu thông trên đường. Nguyên tắc là đi trên làn đường dành cho xe ô tô Xe đạp được phân loại là “xe thô sơ” theo luật giao thông đường bộ. Vì vậy, ở những khu vực có phân chia vỉa hè và đường dành cho xe ô tô thì về nguyên tắc, xe đạp phải đi trên làn đường dành cho ô tô. Những trường hợp có thể đi trên vỉa hè Xe đạp có thể chạy trên vỉa hè nếu có biển báo này. Trường hợp nào xe đạp được phép đi trên vỉa hè? Về nguyên tắc thì xe đạp phải đi trên đường, nhưng trong những trường hợp sau đây, xe đạp có thể di chuyển trên vỉa hè như một ngoại lệ. Trường hợp biển báo giao thông chỉ rõ rằng xe đạp cũng có thể di chuyển trên vỉa hè Trường hợp người lái xe dưới 12 tuổi hoặc trên 70 tuổi Trường hợp người lái xe có khiếm khuyết trên cơ thể ở một mức độ nhất định Trường hợp bị ảnh hưởng bởi công trường làm đường hoặc sự cản trở từ các phương tiện dừng đỗ, làm cho việc di chuyển trên đường trở nên khó khăn. Những điểm cần chú ý khi chạy trên vỉa hè Khi có người đi bộ thì hãy lái xe ở tốc độ chậm sao cho có thể dừng lại bất kì lúc nào nhé. ・ Khi có người đi bộ thì phải di chuyển với tốc độ có thể dừng lại bất cứ lúc nào. Nếu bạn dường như có vẻ gây cản trở việc di chuyển của họ thì phải dừng lại. ・ Không được sử dụng chuông xe đạp để yêu cầu người đi bộ nhường đường. Chỉ nên sử dụng chuông khi cần thiết để đảm bảo an toàn và tránh nguy hiểm. ・ Khi đi xe đạp trên vỉa hè, bạn có thể di chuyển theo bất kỳ hướng nào, nhưng phải đi ở phần gần đường cho xe chạy hơn so với giữa vỉa hè. ・ Chấp nhận việc xe đạp đi ngược chiều nhau (tức là hai xe đạp đi qua nhau) trên vỉa hè. Làn đường dành cho xe đạp trên vỉa hè Khi có làn đường dành cho xe đạp trên vỉa hè, bạn phải đi trên làn đó. Tuy nhiên, nếu có người đi bộ trên làn đường dành cho xe đạp thì bạn không được làm cản trở việc đi bộ của họ. Cách di chuyển trên làn đường dành cho xe ô tô Hãy di chuyển ở bên trái của làn đường dành cho ô tô Đối với làn đường ô tô, xe đạp phải đi ở phía bên trái theo hướng di chuyển. Nếu vi phạm, có thể bị phạt "tù dưới 3 tháng hoặc phạt tiền dưới 50 nghìn yên". Chạy trên lề đường Xe đạp chạy trên lề trái đường Xe gắn máy không thể chạy trên lề đường, nhưng xe đạp có thể di chuyển trong khu vực này (cũng có thể di chuyển bên ngoài lề đường). Tuy nhiên, không được đạp xe ngược chiều nhau trong lề đường , vì vậy hãy đi ở lề đường bên trái hướng di chuyển. Làn đường dành cho xe đạp trên làn đường của xe ô tô Nếu có làn đường dành cho xe đạp trên đường thì bạn phải di chuyển trong làn đó. Tuy nhiên, không được đi xe đạp ngược chiều nhau trong khu vực này, vì vậy hãy di chuyển ở bên trái của làn đường dành cho xe đạp theo hướng đi. Đường một chiều Nếu có biển báo trên đường một chiều có ghi "Ngoại trừ xe đạp" thì xe đạp có thể di chuyển theo hướng ngược lại của đường một chiều (di chuyển ngược chiều). Trong trường hợp này, xe đạp cũng phải di chuyển ở bên trái của hướng đi. Rẽ phải bằng hai bước Khi xe đạp rẽ phải tại ngã tư, bạn phải thực hiện hai bước rẽ phải ở bất kỳ ngã rẽ nào. Đầu tiên, đi thẳng qua ngã tư theo đèn tín hiệu trước mặt, sau đó quay sang phải và đi qua ngã tư một lần nữa theo đèn tín hiệu ở phía trước. 4.Hãy đội mũ bảo hiểm Không có mức phạt nào dành cho việc không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp. Tuy nhiên, theo luật bạn nên cố gắng đội mũ bảo hiểm. Khoảng 70% số vụ tai nạn xe đạp khiến người lái xe tử vong là do chấn thương ở đầu. Vì vậy hãy đội mũ bảo hiểm bất cứ khi nào có thể. Ngoài ra, khi đi cùng trẻ em thì hãy đội mũ bảo hiểm cho cả các bé nhé. 5.Hãy tham gia bảo hiểm xe đạp để tránh các khoản bồi thường lớn! Nếu bạn dùng xe đạp tông vào người đi bộ và làm người đó bị thương thì bạn có thể phải trả một khoản chi phí y tế và bồi thường lớn. Vì lý do này, nhiều chính quyền địa phương đã yêu cầu người đi xe đạp bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xe đạp. Những trường hợp mà bảo hiểm chi trả cho tai nạn xe đạp là những trường hợp dưới đây. ・ Điều khoản bảo hiểm thương tật được bán dưới những tên gọi như “bảo hiểm xe đạp” ・ Điều khoản bảo hiểm xe đạp ・ Điều khoản bảo hiểm hỏa hoạn ・ Bảo hiểm kèm theo thẻ tín dụng ・ Bảo hiểm trách nhiệm cá nhân (個人賠償責任保険), bảo hiểm trách nhiệm hàng ngày (日常賠償保険), bảo hiểm hỗ trợ trách nhiệm lẫn nhau (賠償責任共済) Bảo hiểm của thực tập sinh kĩ năng Đối với thực tập sinh kỹ năng, công ty tiếp nhận thường mua bảo hiểm cho họ và bảo hiểm đó cũng bao gồm cả tai nạn xe đạp. Những trường hợp bồi thường cao do liên quan đến tai nạn xe đạp Phán quyết của tòa án Kobe(Năm 2013) Một học sinh tiểu học (11 tuổi) đang đạp xe đi về nhà buổi tối thì va chạm trực diện với một người đi bộ (62 tuổi) khiến cho người này bị đập đầu mạnh đến bất tỉnh.→ Phán quyết ra lệnh bồi thường 95,21 triệu yên Phán quyết của tòa án Tokyo (Năm 2003) Một học sinh trung học đi xe đạp băng qua đường chéo vào ban ngày và va chạm với một người đàn ông (24 tuổi) đang đi xe đạp từ hướng ngược lại. Người đàn ông bị đập đầu mạnh xuống đất và không thể nói được.→ Phán quyết ra lệnh bồi thường 92,66 triệu yên 6.Xe đạp cũng có thể bị đánh cắp ở Nhật Bản Đăng ký chống trộm (nhãn màu cam) Đăng ký chống trộm Đăng ký chống trộm cho xe đạp giúp chứng minh rằng chiếc xe đạp đó là của chính bạn. Mặt khác cũng khiến cho việc tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn nếu bị trộm mất. Bắt buộc phải đăng ký chống trộm theo quy định của pháp luật. Ngay cả khi bạn mua hàng online hoặc được bạn bè nhượng lại xe đã qua sử dụng thì cũng hãy mang xe đến cửa tiệm và đăng ký chống trộm nhé. Phí đăng ký Phí đăng ký đăng ký chống trộm khác nhau tùy theo từng địa phương, nhưng ở Tokyo là 660 yên (miễn thuế) và ở Osaka là 600 yên (miễn thuế). Thời hạn có hiệu lực của đăng ký chống trộm Hạn hiệu lực của đăng ký chống trộm ở Tokyo và Osaka là 10 năm. Sau khi hết hạn cần đăng ký chống trộm lại một lần nữa. Lợi ích của việc đăng ký chống trộm ・ Khi chiếc xe đạp bị mất và được báo cáo cho cảnh sát thì họ sẽ tìm kiếm chiếc xe dựa trên số đăng ký an ninh, do đó việc đăng ký an ninh cho xe đạp sẽ giúp nó được tìm thấy dễ dàng hơn. ・ Ở Nhật Bản, việc người lái xe đạp bị cảnh sát dừng lại để kiểm tra và đặt câu hỏi trong lúc làm nhiệm vụ xảy ra khá thường xuyên. Trong trường hợp đó, nếu chiếc xe không được đăng ký an ninh, thì thời gian kiểm tra của cảnh sát sẽ dài hơn so với trường hợp có đăng ký an ninh. ・ Khi kiểm tra làm nhiệm vụ, cảnh sát sẽ dựa vào số đăng ký an ninh của chiếc xe đạp để kiểm tra thông tin chủ sở hữu, vì vậy nếu chiếc xe là xe bị đánh cắp thì sẽ được phát hiện ngay lập tức. Do đó, người muốn đánh cắp xe đạp thường tránh xa những chiếc xe đã đăng ký an ninh, chính vì vậy những chiếc xe này khó bị mất trộm hơn. Ổ khóa Vì xe đạp ở Nhật Bản dễ bị mất trộm nên hãy nhớ phải khóa xe vào nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Câu chuyện trải nghiệm của du học sinh bị mất trộm xe đạp ở Nhật Bản|KOKORO 7.Cần có bằng lái khi lái xe gắn máy Sự khác biệt giữa xe đạp trợ lực điện và xe đạp điện Xe đạp trợ lực điện thì không cần bằng lái “Xe đạp trợ lực điện” là một loại xe đạp thông thường nên không cần có bằng lái xe. Đây là dòng xe đạp sử dụng động cơ điện để hỗ trợ cho việc chạy xe, giúp bạn dễ dàng đạp khi xuất phát hoặc lên dốc. Tuy nhiên, cũng có thể lái xe mà không cần động cơ điện. Xe đạp điện thì phải có bằng lái "Xe đạp điện" là loại xe đạp sử dụng động cơ (mô tơ) để tự chạy mà không cần phải đạp. Tên chính thức là "xe đạp gắn động cơ có bàn đạp", và theo luật pháp Nhật Bản, nó được phân loại giống như xe đạp có động cơ (xe gắn máy). Xe đạp điện còn được gọi là “xe gắn máy”, “xe đạp điện có bàn đạp” và “xe đạp điện hoàn chỉnh”. Người nước ngoài thường mua xe đạp điện thông qua mạng internet, nhưng để lái xe đạp điện ở Nhật Bản, bạn cần phải có bằng lái xe gắn máy. 8.Tóm lược Bằng lái xe Khi đi xe đạp bình thường thì không cần phải có bằng lái. Tuy nhiên, nếu như đi xe đạp điện loại mà không cần phải đạp cũng có thể tự di chuyển như “xe gắn máy” thì bắt buộc phải có bằng lái. 6 hành vi vi phạm pháp luật mà người đi xe đạp dễ mắc phải Sử dụng rượu bia khi lái xe Lái xe vào ban đêm mà không bật đèn phía trước Vừa đi xe vừa sử dụng điện thoại Vừa đi xe vừa che ô bằng một tay Chở người khác bằng xe đạp Vừa đi xe vừa sử dụng tai nghe Những luật cơ bản dành cho người đi xe đạp Về nguyên tắc phải chạy trên đường ô tô. Có thể chạy trong lề đường. Thường thì sẽ đi về bên trái theo hướng di chuyển. Cũng có những trường hợp được phép chạy xe trên vỉa hè nhưng phải ưu tiên người đi bộ. Không được bấm chuông để yêu cầu người đi bộ nhường đường cho mình. Khi rẽ phải tại các giao lộ thì phải thực hiện hai bước rẽ phải. Bảo hiểm xe đạp Có nhiều quy định của các chính quyền địa phương yêu cầu phải tham gia bảo hiểm xe đạp. Hãy tham gia bảo hiểm xe đạp để tránh bị yêu cầu các khoản bồi thường lớn khi xảy ra tai nạn nhé.
20/12/2023
Ở Nhật Bản, các công ty không thể sa thải người lao động, kể cả lao động người nước ngoài vì lý do mang thai. Người nước ngoài cũng có thể nghỉ thai sản và chăm con, sau đó tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động. Thực tập sinh kỹ năng cũng có thể tạm dừng thực tập để sinh con hoặc chăm con, sau đó tiếp tục thực tập sau khi hết thời gian nghỉ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu hai người Việt (người có kỹ năng đặc định và thực tập sinh kỹ năng) sắp bị sa thải tại Nhật vì mang thai đã làm thế nào để có thể tiếp tục làm việc tại Nhật. 〈Nội dung〉 1. Không cần nghỉ việc, về nước khi có thai 2. Gia hạn visa trước khi về nước sinh con 3. Thực tập sinh kỹ năng bị buộc phải ký vào đơn xin thôi việc vì lý do mang thai đã làm thế nào để quay lại làm việc? 4. Trường hợp người có kỹ năng đặc định suýt bị sa thải vì lý do mang thai 5. Khi gặp khó khăn, bạn hãy trao đổi với những nơi này! 6. Những hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản dành cho người mang thai, sinh con, chăm con 7. Tổng kết 1. Không cần nghỉ việc, về nước khi có thai Việc sa thải người lao động vì lý do mang thai hoặc sinh con là bất hợp pháp Luật pháp Nhật Bản nghiêm cấm công ty đối xử bất công với nhân viên (chẳng hạn như sa thải v.v.) vì lý do mang thai hoặc sinh con. Thực tập sinh kỹ năng, người có kỹ năng đặc định và tất cả người lao động nước ngoài cũng được Luật này bảo vệ. Vì lý do này, việc một công ty yêu cầu lao động nước ngoài nghỉ việc hoặc về nước vì người ấy đang mang thai là bất hợp pháp. Hợp đồng lao động có nội dung như vậy cũng là bất hợp pháp. Thực tập sinh có thể tạm dừng thực tập Sau khi có thai, thực tập sinh vẫn có thể tiếp tục quá trình thực tập. Không cần nghỉ việc khi có thai. Không cần về nước vì lý do mang thai. Dù thực tập sinh đã hứa với công ty phái cử thì cũng không cần phải thực hiện lời hứa đó. Thực tập sinh có thể tiếp tục làm việc khi đang mang thai và có thể nghỉ thai sản (trước và sau sinh). Trong quá trình nghỉ trước và sau khi sinh con, thực tập sinh có thể tạm dừng quá trình thực tập, tiếp tục thực tập sau khi nghỉ. Thời gian trong khi nghỉ không tính vào tổng thời gian thực tập. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Không cần phải nghỉ việc - về nước khi có thai|KOKORO 2. Gia hạn visa trước khi về nước sinh con Khi bạn trở về Việt Nam để sinh con và quay lại Nhật Bản sau khi sinh, thời gian lưu trú tại Nhật Bản của bạn có thể đã kết thúc trước khi bạn quay trở lại. Trong trường hợp đó, để lấy được tư cách lưu trú khi ở Việt Nam, bạn sẽ mất nhiều chi phí và phải làm các thủ tục phức tạp. Vì vậy, bạn nên gia hạn tư cách lưu trú (visa) tại Cục quản lý xuất nhập cảnh trước khi trở về Việt Nam để thời gian lưu trú của bạn được duy trì khi bạn quay lại Nhật Bản sau khi sinh con. Để được gia hạn tư cách lưu trú tại Cục quản lý xuất nhập cảnh trước khi trở về Việt Nam sinh con, ngoài mẫu đơn xin gia hạn, bạn cần phải nộp những giấy tờ sau. Hợp đồng lao động (Bản sao) Sổ tay theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em (Bản sao) Giấy khám bệnh của bác sĩ Lý do xin gia hạn Vé máy bay về nước (Bản sao) “Lý do xin gia hạn” là giấy nêu nguyện vọng và lý do gia hạn. Ví dụ: “Tôi muốn về Việt Nam sinh con và sau đó quay lại Nhật làm việc nên hãy để thời gian lưu trú của tôi dài hơn để tôi quay lại Nhật Bản”. Thông thường, nghiệp đoàn sẽ viết hộ bạn. Đối với việc xin gia hạn tư cách lưu trú trước khi về nước để sinh con, thời gian xét duyệt của Cục xuất nhập cảnh sẽ nhanh hơn xin gia hạn tư cách lưu trú thông thường. 3. Thực tập sinh kỹ năng bị buộc phải ký vào đơn xin thôi việc vì lý do mang thai đã làm thế nào để quay lại làm việc? Cô Yoshimizu - Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật (bên phải) và bạn Giang Ký vào đơn xin nghỉ việc vì lý do mang thai Ngày 15/6/2023, Hội hỗ trợ người Việt mang tên “Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật” đã nhận được tin nhắn (SNS) bằng tiếng Việt như sau. “Em làm ở công ty hiện tại được khoảng 7 tháng thì có thai (trong dịp nghỉ lễ, em đến gặp chồng đang thực tập kỹ năng ở tỉnh Gifu). Nghiệp đoàn của em nói rằng công ty nói là không còn việc nhẹ nên em được nghỉ làm khoảng một tuần. Công ty không cho em sống trong ký túc xá nữa. Nếu mọi chuyện cứ tiếp diễn như thế này, rất có thể em sẽ bị đưa về Việt Nam. Em nên làm gì ạ?” Đây là tin nhắn của Giang (20 tuổi), thực tập sinh kỹ năng đang làm việc tại một nhà máy chế biến thực phẩm ở tỉnh Fukuoka. Đại diện của hội hỗ trợ là cô Yoshimizu đã đi từ Tokyo đến Fukuoka vào ngày 16 (ngay ngày hôm sau) để gặp Giang và đưa ra gợi ý “Chúng ta hãy cùng đi đến Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT)”. Tuy nhiên, Giang bị suy sụp tinh thần nên không đi đến OTIT vào ngày hôm đó. Sau khi cô Yoshimizu về Tokyo, nghiệp đoàn nói với Giang là bị công ty nói rằng “Vì không có việc mà phụ nữ mang thai có thể làm được nên cô hãy nghỉ việc và về Việt Nam đi”. Giang đã ký vào giấy xin nghỉ việc. Sau đó, Giang đến chỗ chồng làm việc ở tỉnh Gifu. OTIT tiếp nhận thông tin tư vấn rồi chỉ đạo công ty và nghiệp đoàn Giang (bên trái) và cô Yoshimizu = Năm 2023 ở tỉnh Gifu Cô Yoshimizu đã hỏi ý kiến văn phòng OTIT Nagoya, một đại diện của OTIT đã đến gặp Giang và cô Yoshimizu ở Gifu. Việc sa thải nhân viên vì lý do mang thai là bất hợp pháp. Ngoài ra, trách nhiệm của công ty là phải nghĩ ra những công việc mà phụ nữ mang thai có thể làm. Đại diện của OTIT đã lắng nghe câu chuyện của Giang và cô Yoshimizu, sau đó chỉ đạo nghiệp đoàn và công ty thực hiện đúng theo luật pháp. Ngoài ra, theo lời khuyên của cô Yoshimizu, Giang đã tham gia liên đoàn lao động tên là “Tomoiki Union”. Liên đoàn đề nghị công ty của Giang cùng nói chuyện 3 bên (dantaikosho) về công việc của Giang. “Tomoiki Union” là liên đoàn lao động dành cho người nước ngoài và có kết nối với liên đoàn lao động lớn có tên là “Liên hợp Union Tokyo”. Bằng việc nói chuyện 3 bên với sự có mặt của liên đoàn lao động, công ty phải hủy đơn xin nghỉ việc Nói chuyện 3 bên (dantaikosho - thương lượng đoàn thể) là quyền được Hiến pháp bảo vệ nên khi liên đoàn lao động đề nghị nói chuyện 3 bên thì công ty phải chấp nhận. Trong buổi nói chuyện 3 bên (online) vào ngày 7/7, Giang nói là “muốn quay lại công ty”. Công ty của Giang đã nhận được chỉ thị từ OTIT và đã nói chuyện với liên đoàn lao động hiểu rõ về luật nên họ đã chấp thuận đề nghị của Giang ngay lập tức. Giang đã được quay lại làm việc. Tạm dừng thực tập kỹ năng, về Việt Nam để sinh con và chăm con Sau đó, với sự giúp đỡ của Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật và nghiệp đoàn, Giang đã nộp đơn lên Cục quản lý xuất nhập cảnh để gia hạn tư cách lưu trú. Cục xuất nhập cảnh đã đổi thẻ lưu trú cũ (hiệu lực đến tháng 8/2023) sang thẻ lưu trú mới (hiệu lực đến tháng 7/2024). Giang dự sinh vào khoảng tháng 2/2024 nhưng do sức khỏe không tốt nên Giang đã về Việt Nam trước đó khoảng 6 tháng. Giang định sinh con ở Việt Nam rồi quay lại Nhật để tiếp tục thực tập trước khi thẻ lưu trú mới hết hạn. 4. Trường hợp người có kỹ năng đặc định suýt bị sa thải vì lý do mang thai Sau khi báo cáo đang mang thai, nhận được thông báo thực chất là thông báo sa thải Chị Nga ngoài 30 tuổi, đang là người có kỹ năng đặc định và làm việc ở nông trại cà chua ở tỉnh Aichi. Chị ấy đã có thai. Chị Nga vốn là thực tập sinh kỹ năng trong ngành may mặc. Sau khi hoàn thành 3 năm thực tập kỹ năng, do ảnh hưởng của COVID-19 nên chị khó về nước. Chị ở lại Nhật theo diện đặc biệt và tiếp tục làm trong ngành may. Trong thời gian đó, chị đã thi đỗ kỳ thi kỹ năng ngành nông nghiệp nên chị đã chuyển sang làm việc cho một công ty giới thiệu và cung cấp nhân sự tạm thời (haken). Từ tháng 9/2022, chị được cử đến làm ở nông trại cà chua. Vào tháng 10, chị phát hiện mình đã có thai. Vào tháng 12, chị Nga đã hỏi ý kiến công ty giới thiệu nhân sự. Ngay lập tức, công ty nói với chị là “chị đang bị ốm nên không thể làm việc. Chúng tôi sẽ trả 60% mức lương hàng tháng trong 2 tháng tới. Từ tháng thứ 3 trở đi, chị hãy dựa vào bảo hiểm thất nghiệp để sinh sống”. Mặc dù công ty không sử dụng từ “sa thải”, nhưng công ty nói hãy sử dụng bảo hiểm thất nghiệp - loại bảo hiểm chỉ được chi trả cho người đã kết thúc hợp đồng lao động nên thực chất đây là thông báo sa thải. Liên đoàn lao động đề nghị công ty nói chuyện 3 bên Nói chuyện 3 bên (dantaikosho) online Tháng 1/2023, chị Nga gửi tin nhắn (bằng tiếng Việt) tới “Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật”. Ngay sau đó, cô Yoshimizu và 1 người nữa trong hội hỗ trợ đã đến tỉnh Aichi để gặp và hỏi thăm tình hình của chị Nga. Sau đó, chị Nga tham gia liên đoàn lao động “Tomoiki Union”. Liên đoàn lao động đã đề nghị công ty giới thiệu nhân sự nói chuyện 3 bên (dantaikosho). Công ty hứa sẽ cho làm tiếp sau khi nghỉ Buổi nói chuyện diễn ra online, ngoài chị Nga và phiên dịch, cô Yoshimizu và đại diện của “Liên hợp Union Tokyo” cũng tham dự. Liên đoàn lao động yêu cầu công ty tiếp tục hợp đồng với chị Nga và cho phép chị ấy nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con. Khi đó, một người trong ban điều hành của công ty đã chấp nhận yêu cầu và giải thích rằng: “Việc nhân viên này nhận được thông báo sa thải là một sự nhầm lẫn. Người phụ trách đã phát ngôn theo quan điểm của riêng mình, đó không phải là phương châm của công ty”. Như vậy là chị Nga đã có thể tiếp tục làm việc. Ngoài ra, liên đoàn lao động còn đưa ra những yêu cầu sau giúp chị Nga và đã được công ty đồng ý: Tôi muốn nghỉ phép trước khi sinh và sau khi sinh. Tôi cũng muốn được trả lương trong thời gian đó. Tôi muốn được công ty giúp gia hạn tư cách lưu trú (visa) trước khi trở về Việt Nam để sinh con. Tôi muốn công ty làm các thủ tục để xin Trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con. Tôi cũng muốn công ty nộp đơn xin nghỉ chăm con. Tôi muốn được công ty hỗ trợ để đi khám thai sản. Gia hạn tư cách lưu trú trước khi về nước để sinh con Chị Nga dự sinh vào tháng 6/2023 và thời hạn lưu trú của chị là đến tháng 7/2023. Nếu cứ để như vậy thì sau khi chị về Việt Nam sinh con và quay lại Nhật, thẻ lưu trú của chị đã hết hạn. Vì vậy, với sự giúp đỡ của công ty, chị Nga đã nộp đơn lên Cục quản lý xuất nhập cảnh để xin gia hạn tư cách lưu trú trước khi về nước. Ngay sau đó, thẻ lưu trú mới được cấp sau khoảng một tuần và thời gian lưu trú được kéo dài đến tháng 7 năm 2024. Sau khi về Việt Nam sinh con, quay lại Nhật làm việc Sau đó, chị Nga tiếp tục làm việc tại nông trại cà chua. Chị về Việt Nam vào tháng 4/2023 và sinh con vào tháng 6/2023. Sau khi nghỉ thai sản và nghỉ chăm con, chị định quay lại Nhật vào tháng 7 năm 2024 và tiếp tục làm việc tại công ty giới thiệu và cung cấp nhân sự tạm thời. 5. Khi gặp khó khăn, bạn hãy trao đổi với những nơi này! Cô Yoshimizu - đại diện của Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật (bên trái) Nếu bạn bị buộc phải nghỉ việc hoặc về nước vì lý do mang thai, hãy xin tư vấn từ Cục tiêu chuẩn lao động. Nếu bạn là thực tập sinh kỹ năng, hãy liên hệ với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT). Bạn có thể gửi tin nhắn bằng tiếng Việt. Nếu nghiệp đoàn của bạn không hỗ trợ bạn tạm dừng thực tập kỹ năng rồi trở lại làm việc hoặc không giúp bạn quay trở lại Nhật Bản sau khi sinh con, hãy xin tư vấn từ OTIT. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cổng tư vấn bằng tiếng mẹ đẻ của OTIT Nếu bạn đã xin ý kiến từ Cục tiêu chuẩn lao động hoặc OTIT nhưng vẫn không hiệu quả, hãy nhận hỗ trợ từ các tổ chức hỗ trợ tư nhân đã có nhiều thành tích trong việc tư vấn cho người lao động. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật|KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt|KOKORO 6. Những hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản dành cho người mang thai, sinh con, chăm con Người nước ngoài cũng có thể nhận được nhiều hỗ trợ công khi mang thai, sinh con và nuôi con ở Nhật Bản. Hãy tìm hiểu và biết trước những thông tin này và nhờ công ty hỗ trợ các thủ tục khi cần thiết. Hỗ trợ dành cho người đang mang thai Sổ tay theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em Khám sức khỏe thai phụ Hỗ trợ đối với việc sinh con - chăm con Trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con (500,000 yên) Tiền trợ cấp sinh sản Tiền trợ cấp nghỉ chăm con Miễn bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm hưu trí quốc dân Trợ cấp chi phí khám chữa bệnh dành cho trẻ sơ sinh Trợ cấp chăm con Trợ cấp hỗ trợ nuôi con Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về điều kiện và số tiền trợ cấp, phụ cấp nêu trên. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hệ thống hỗ trợ, phụ cấp và trợ cấp cho việc sinh con và chăm sóc trẻ em (tóm tắt)|KOKORO 7. Tổng kết Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu người có kỹ năng đặc định và thực tập sinh kỹ năng sắp bị sa thải do mang thai đã làm gì để có thể tiếp tục làm việc. Ở Nhật Bản, kể cả lao động người nước ngoài cũng không bị sa thải vì đang mang thai. Điều này cũng áp dụng với thực tập sinh kỹ năng và người có kỹ năng đặc định. Nếu bạn là thực tập sinh, bạn có thể tạm dừng thực tập, nghỉ sinh con, chăm con và tiếp tục thực tập khi hết thời gian nghỉ phép. Khi đang làm việc tại Nhật, nếu bạn có thai và bị công ty gây áp lực buộc bạn phải nghỉ việc hoặc về nước, bạn cũng không cần phải tuân theo. Hãy xin ý kiến và nhận hỗ trợ từ Cục tiêu chuẩn lao động, OTIT hoặc các tổ chức hỗ trợ tư nhân.
17/12/2023
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài