Category | Tin mới nhất
Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...
7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
02/05/2024Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
13/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
<Nội dung bài viết> 1. Những điểm quan trọng khi lựa chọn công ty phái cử 2. Giấy phép của DOLAB, tiêu chuẩn của VAMAS 1. Những điểm quan trọng khi lựa chọn công ty phái cử Chúng tôi xin chia sẻ với các bạn những điểm cần chú ý khi thu thập thông tin về công ty phái cử. ① Số tiền mà các sempai đã chi trả Tình trạng công ty phái cử trả tiền cảm ơn (lại quả) từ 1.000 ~ 1.500 đôla trên mỗi thực tập sinh cho lãnh đạo của đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) khi nghiệp đoàn giới thiệu công ty tiếp nhận thực tập sinh (đơn tuyển người) cho công ty phái cử là rất phổ biến. Số tiền này xét cho cùng lại làm tăng thêm khoản phí mà thực tập sinh trả cho công ty phái cử. Khi so sánh mức phí mà các sempai trả cho công ty phái cử, bạn có thể phần nào nhận ra được các công ty phái cử dạng này. ② Tiền lương, chi phí sinh hoạt, số tiền gửi về Ví dụ, trong các bài viết kinh nghiệm thực tế trên trang KOKORO thường ghi cụ thể số tiền mà các sempai phải trả cho công ty phái cử và số tiền họ gửi về nhà. Chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản cũng được liệt kê rõ ràng. Các bạn hãy tham khảo các thông tin này để nắm được giá cả thị trường và tìm kiếm công ty phái cử và đoàn thể quản lý tốt. ③ Nội dung chương trình học tiếng Nhật ở công ty phái cử ・Hãy tìm hiểu nội dung, thời gian học tập và trình độ của giáo viên v.v... Tuỳ từng công ty phái cử mà các nội dung này có thể khác nhau. Có cả trường hợp chỉ dạy vài tuần đầu tiên hoặc vài tuần cuối cùng, còn lại là cho nghỉ. ・Nếu học tiếng Nhật đến một trình độ nhất định trước khi sang Nhật thì bạn sẽ dễ hoà nhập với môi trường làm việc hơn và khi sang đến nơi sẽ nhanh tiến bộ về tiếng Nhật. Tiếng Nhật bạn càng giỏi thì càng có lợi cho công việc sau này. ・Ngược lại, trong số các thực tập sinh bỏ trốn, nhiều trường hợp là do trình độ tiếng Nhật còn yếu, không đủ năng lực để giao tiếp cơ bản. ・Tốt nhất là trong mỗi lớp học tiếng Nhật chỉ có khoảng mười mấy học sinh. Các bạn hãy cố gắng xin tham quan giờ học tiếng Nhật ở công ty phái cử nhé. ④ Chế độ đãi ngộ ngoài lương, mức độ quan tâm chăm sóc của đoàn thể quản lý Trong quá trình thực tập, các chế độ đãi ngộ khác ngoài lương và sự chăm sóc của đoàn thể quản lý là cực kỳ quan trọng. Ví dụ, dù mức lương thấp nhưng tiền ký túc xá hay tiền điện, nước, ga lại rẻ thì vẫn có thể gửi được nhiều tiền về nhà. Ngoài ra, việc đoàn thể quản lý có nhiệt tình chăm lo đến các vướng mắc hay bất an của thực tập sinh hay không cũng tạo nên sự khác biệt lớn. Sự quan tâm chăm sóc của đoàn thể quản lý đối với thực tập sinh cũng tạo nên sự khác biệt lớn. ⑤ Có trả phí giới thiệu (tiền cảm ơn người môi giới) hay không Nếu công ty phái cử không trả phí môi giới thì nhiều khả năng công ty đó tuân thủ nghiêm túc quy định của chính phủ, và có thể hy vọng họ có tâm khi giới thiệu công việc và sẽ quan tâm chăm sóc chu đáo. ⑥ Công ty có thu tiền ký quỹ hay không Một số công ty phái cử thu của thực tập sinh tiền ký quỹ từ vài trăm đến 1.000 đôla trước khi sang Nhật Bản. Nếu quá trình thực tập diễn ra suôn sẻ, không vướng mắc gì thì khi thực tập sinh về nước, công ty sẽ trả lại số tiền ký quỹ này. Tuy nhiên, việc thu khoản tiền ký quỹ như vậy là vi phạm quy định của chính phủ Việt Nam. Tốt nhất là các bạn hãy tránh xa những công ty phái cử kiểu này. ⑦ Công ty có thường xuyên đổi tên hay không Có trường hợp công ty do vi phạm pháp luật, không được tiếp tục phái cử thực tập sinh nữa nên đã đổi tên để tiếp tục hoạt động. ⑧ Có thực hiện hoạt động phái cử trên danh nghĩa của chính công ty mình hay không Có trường hợp công ty phái cử cho công ty khác mượn danh nghĩa để kinh doanh còn thực tế không thực hiện nghiệp vụ gì. Nên tránh cả công ty cho mượn và mượn danh nghĩa của công ty phái cử khác. Khi đến thăm văn phòng của công ty phái cử bạn sẽ phần nào nắm được điều này. 2. Giấy phép của DOLAB, tiêu chuẩn của VAMAS Giấy phép của DOLAB Các công ty phái cử lao động người Việt Nam ra nước ngoài phải có giấy phép của Cục quản lý lao động ngoài nước (DOLAB) thuộc Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội (MOLISA). Trong khi đó, danh sách các doanh nghiệp có giấy phép phái cử thực tập sinh kỹ năng sang Nhật Bản (công ty phái cử) được DOLAB thông báo cho Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) của Nhật Bản, và được đăng trên trang web của OTIT. Danh sách các công ty có giấy phép phái cử thực tập của chính phủ nước ngoài (OTIT) Bảng xếp hạng của VAMAS Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS) hằng năm công bố bảng xếp hạng các công ty phái cử và đánh giá chất lượng các công ty phái cử theo số sao. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] ・Trang web của VAMAS [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] ・Danh sách các công ty phái cử hạng 6 sao [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] ・Danh sách các công ty phái cử hạng 5 sao [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] ・Danh sách các công ty phái cử hạng 4 sao [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] ・Danh sách các công ty phái cử hạng 3 sao Tuy nhiên, theo những người có liên quan, trong số các công ty có nhiều sao theo xếp hạng của VAMAS vẫn có cả công ty phái cử không tốt. Vì vậy, đừng chỉ dựa vào mỗi bảng xếp hạng này mà chỉ nên dùng để tham khảo.
11/04/2021
Gặp gỡ sempai số này Nguyễn Văn Khanh Năm 2008 Tốt nghiệp cấp 3 Năm 2008 Nhập học Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản thành phố Nam Định Năm 2010 Tốt nghiệp Trung tâm tiếng Nhật Nam Định Năm 2010 Thực tập sinh kỹ năng ngành xây dựng 〈Tỉnh Okayama〉 Năm 2011
09/04/2021
Gần đây mình đã “xoay như chong chóng” với “các thủ tục hành chính” liên quan đến việc tiêm vắc xin COVID-19, mỗi nhân viên hành chính lại nói một kiểu, chẳng ai nhận trách nhiệm về mình. Nhật Bản là một đất nước có nhiều dịch vụ tư nhân đa dạng với sự góp mặt của các trung tâm thương mại, hệ thống giao thông công cộng tiện lợi, v.v. nhưng thật đáng tiếc là một số cơ quan hành chính nhà nước lại làm việc không linh hoạt. Mình sẽ kể lại trải nghiệm của mình qua bài viết này. 〈Vân Hoàng〉 Thủ tục hành chính thiếu linh hoạt Mình học thạc sĩ ở Đại học Ngoại Ngữ Tokyo tới hết tháng 9 năm 2021 và từ tháng 10 mình bắt đầu làm việc tại một công ty ở Tokyo. Trước khi đi làm, mình sống trong ký túc xá của trường ở thành phố Fuchu (Tokyo) nhưng từ cuối tháng 9 thì mình chuyển đến sống ở quận Kita (cũng thuộc Tokyo). Vào tháng 8, mình đã nhận được phiếu tiêm chủng vắc xin COVID-19 nên mình đã tiêm mũi đầu tiên tại thành phố Fuchu. Sau khi chuyển nhà, mình định tiêm mũi thứ 2 thì gặp phải khó khăn trong cách xử lý của các cơ quan hành chính. Mình sẽ trình bày chi tiết hơn ở bên dưới. Sau khi nhận được phiếu tiêm, mình lên kế hoạch như sau: ❶ Ngày 14 tháng 9: Tiêm mũi thứ 1 ❷ Ngày 24 tháng 9: Tham dự lễ tốt nghiệp khoá thạc sĩ tại trường ❸ Ngày 26 tháng 9: Làm thủ tục thay đổi địa chỉ chỗ ở (Toà thị chính thành phố Fuchu) ❹ Ngày 30 tháng 9: Chuyển nhà ❺ Ngày 1 tháng 10: Làm thủ tục chuyển đến (Toà thị chính quận Kita) ❻ Ngày 5 tháng 10: Tiêm mũi thứ 2 Kết quả là… ❶ Mình đã tiêm mũi đầu tiên ở thành phố Fuchu vào ngày 14 tháng 9 mà không gặp vấn đề gì. Ở hội trường tiêm, mình đã cho họ xem thẻ bảo hiểm. Sau khi tiêm xong, họ nói với mình là “Mũi thứ 2 cũng tiêm ở đây nhé” và đưa cho mình tờ giấy hướng dẫn. ❸ Vào ngày 26 tháng 9, sau khi làm thủ tục chuyển đi ở toà thị chính thành phố Fuchu, ở quầy phụ trách thẻ bảo hiểm, một nhân viên hành chính lớn tuổi đã nói với mình là “Thẻ bảo hiểm của cháu sẽ hết hiệu lực từ ngày 30 tháng 9, hãy cho thẻ vào phong bì này và gửi lại cho chúng tôi qua đường bưu điện”. Mình đã hỏi “Cháu định đi tiêm mũi thứ 2 vào ngày 10 tháng 5 ở thành phố Fuchu. Nếu không có thẻ bảo hiểm thì có được tiêm không?”. Bác phụ trách đã trả lời là, “Cháu có mã số cá nhân (My number card) đúng không nào? My number card là một loại thẻ chứng minh danh tính “mạnh” hơn cả thẻ bảo hiểm nên hãy mang nó đến hội trường tiêm để cho họ xem thẻ đó là được”. ❹❺ Nghe vậy, mình yên tâm chuyển đi và làm thủ tục chuyển đến ở toà thị chính quận Kita. ❻ Thế nhưng, vào ngày 5 tháng 10, mình đến hội trường tiêm lần trước, sau khi điền địa chỉ mới vào phiếu khảo sát trước khi tiêm, người phụ trách ở đó nói với mình, “Em không còn là người dân của thành phố Fuchu nên không được tiêm ở đây nữa”. Mình hỏi về việc tiêm chủng trước đó rồi nên mình nghĩ sẽ không có vấn đề gì và trung thực viết địa chỉ mới, vậy mà… Không kiện ai được… Mình đã thử lập luận như thế này. “Mũi 1 và mũi 2 phải đăng kí đồng thời phải không?” “Khi làm thủ tục chuyển đi ở thành phố Fuchu, nhân viên hành chính đã nói với em là có thể tiêm mũi 2 ở đây.” “Việc tiêm chủng được thực hiện theo chế độ đặt trước nên vắc xin để tiêm cho em đã được chuẩn bị rồi. Nếu không tiêm cho em thì vắc xin đó sẽ được xử lý như thế nào?” Thế nhưng, chị phụ trách đó không bàn bạc với ai về thắc mắc của mình mà chị ấy chỉ lặp đi lặp lại câu “theo nguyên tắc, lần này bạn không được tiêm ở đây”. Chỉ cần người phụ trách thử hỏi ý kiến cấp cao hơn giúp mình thì dù kết quả không có gì thay đổi, mình cũng cảm thấy thuyết phục hơn. Chị ấy nghe mình nói nhưng cũng như không, chỉ lặp đi lặp lại một câu trả lời như cái máy vậy. Mình mới nghĩ trong đầu, “Thế này thì có khác gì thủ tục hành chính ở Việt Nam đâu!” Mình đành bỏ cuộc. Sau đó, chị ấy có gọi cho Trung tâm tiêm chủng vắc xin của quận Kita để thông báo về trường hợp của mình. Đầu dây bên kia trả lời, “Quận Kita sẽ cấp phiếu tiêm chủng mới, nên hãy đăng kí tiêm mũi 2 ở quận Kita nhé”. Cách xử lý linh hoạt của phòng khám đã “cứu” mình Hôm sau, mình tâm sự với đồng nghiệp trong công ty về chuyện tiêm vắc xin. Ngay lập tức, chị ấy giới thiệu cho mình một vài website có thể đặt lịch tiêm online. Trong số đó, có một trang đăng tải danh sách các phòng khám có thể tiêm vắc xin trong quận Kita, nên mình đã thử gọi cho một phòng khám gần nhà. Phòng khám đó trả lời mình là, “Theo nguyên tắc phải đăng kí mũi 1 và mũi 2 đồng thời, bạn không thể chỉ hẹn tiêm mũi 2. Tuy nhiên, nếu có người huỷ tiêm thì chúng tôi sẽ liên lạc lại”. Sau đó chừng 10 ngày, sáng ngày 15 tháng 10, phòng khám đó gọi cho mình và nói, “Đã có người huỷ lịch hẹn. Bạn có thể đến tiêm vào hôm nay hoặc ngày mai không?”. Và thế là mình đã hoàn thành mũi thứ 2! Lời nói của nhân viên hành chính mỗi lần một kiểu Thế nhưng, câu chuyện vẫn chưa kết thúc ở đây. Mình vẫn cần làm thủ tục dán tem chứng nhận đã hoàn thành việc tiêm chủng. Lần đi tiêm mũi 2, phòng khám gọi cho Trung tâm tiêm chủng vắc xin để hỏi về việc này và nhận được câu trả lời là, “Chúng tôi sẽ cấp phiếu tiêm, hãy mang phiếu đó tới phòng khám để họ dán lên giấy chứng nhận”. Vậy mà, chờ mãi nhưng không thấy phiếu tiêm được chuyển đến, mình tự gọi đến Trung tâm xem sao. Một nhân viên nhận điện thoại khi đó nói là, “Với trường hợp này, nếu không làm thủ tục đăng kí, chúng tôi không thể phát hành phiếu tiêm mới”. Khi được hỏi về thông tin cá nhân, mình cung cấp rất chi tiết và nhờ họ làm thủ tục qua điện thoại. Sau đó, mình vẫn không thấy phiếu tiêm được chuyển đến, mình gọi lại cho Trung tâm đó một lần nữa vào ngày 11 tháng 11. Mình nhận được câu trả lời là “Sau khi đăng kí, phải mất khoảng 3 tuần mới phát hành được phiếu tiêm, hãy vui lòng đợi thêm 1 tuần nữa”. Ngay ngày hôm sau, Trung tâm gọi cho mình và nói, “Chúng tôi không thể cấp phiếu tiêm mới vì xác nhận được bạn đã tiêm đủ 2 mũi”. Mình đã quá mệt với cách xử lý mà mỗi người nói một kiểu như thế này, mình đáp lại là, “Vâng, tôi hiểu rồi”. Tổng kết Phiếu tiêm của mình vẫn chỉ có 1 tem chứng nhận đã tiêm… Mình xin tóm tắt lại cách giải thích và xử lý không thống nhất trong khâu hành chính như sau: 〈Thành phố Fuchu〉 ・ Ngày 26 tháng 9 (Người phụ trách thẻ bảo hiểm): “Nếu có My number card, cháu sẽ được tiêm mũi thứ 2 mà không gặp vấn đề gì” ・ Ngày 5 tháng 10 (Người phụ trách tại hội trường tiêm) “Em không còn là người dân của thành phố Fuchu nên không được tiêm ở đây” 〈Trung tâm tiêm chủng vắc xin của quận Kita〉 ・ Ngày 5 tháng 10 (Người A) “Tuần sau chúng tôi sẽ cấp phiếu tiêm mới” ・ Ngày 15 tháng 10 (Người B) “Trong tuần này phiếu tiêm sẽ được chuyển đến, hãy mang phiếu đó tới phòng khám” ・ Ngày 28 tháng 10 (Người C) “Đối với những người mới chuyển đến, nếu không làm thủ tục đăng kí thì chúng tôi không thể cấp phiếu mới” ・ Ngày 11 tháng 11 (Người D) “Việc phát hành phiếu tiêm mới sẽ mất khoảng 3 tuần kể từ ngày đăng kí” ・ Ngày 12 tháng 11 (Người E) “Bạn đã tiêm đủ 2 mũi rồi nên chúng tôi không thể phát hành phiếu tiêm mới” Nhìn lại cả quá trình, rõ ràng là mỗi người giải thích theo một kiểu khác nhau, không ai có trách nhiệm với phát ngôn của mình và theo sát đến cùng cả. Mình từng gặp cách xử lý tương tự thế này ở Việt Nam rồi, nhưng ở một đất nước mà dịch vụ tư nhân phát triển và văn minh như Nhật Bản, thủ tục hành chính lại nhiêu khê, kém hiệu quả và thiếu trách nhiệm làm mình khá bất ngờ. Tuy vậy, các cơ quan hành chính của Việt Nam vẫn có những biện pháp xử lý không “chính thống” cho lắm. Nếu bạn có người quen, rồi nhờ được ai đó có “tiếng nói” một tí, thì vấn đề của bạn sẽ được giải quyết thật dễ dàng chỉ với một cuộc gọi điện thoại. Cơ quan hành chính của Nhật thì không có những chuyện như vậy, nói là “trong sạch” thì đúng là “trong sạch” thật, nhưng bỏ ra nhiều công sức và thời gian mà cuối cùng thì vấn đề vẫn không được giải quyết triệt để. Kết cục là trên giấy xác nhận của mình vẫn chưa được dán tem đã tiêm mũi 2. Chẳng hạn, khi cần về Việt Nam ngắn ngày, mình cần có chứng nhận đã tiêm đủ 2 mũi nếu định lấy hộ chiếu vắc xin. Họ nói, có thể xin cấp một tờ giấy chứng nhận khác để thay thế bằng cách gửi giấy tờ qua đường bưu điện, nhưng vì chưa làm nên mình vẫn hơi lo không biết thực tế mọi chuyện có suôn sẻ hay không.
07/12/2021
Trong thời gian gần đây, số lượng người Việt Nam sang Nhật Bản sinh sống, làm việc và học tập ngày một tăng lên. Song song với đó, để phục vụ đông đảo người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật cũng như người Nhật yêu thích ẩm thực Việt Nam, số lượng các quán ăn Việt Nam cũng xuất hiện ngày một nhiều. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu 12 quán ăn Việt Nam ở khu vực thủ đô Tokyo được tổng hợp bởi biên tập viên của KOKORO đã có thời gian sinh sống lâu tại Tokyo. <Nội dung bài viết> 1.Khu vực Ikebukuro 2.Khu vực Shibuya 3.Khu vực Shinjuku 4.Các khu vực khác 5.Các quán bánh mì nổi tiếng Khu vực Ikebukuro Hình ảnh trên Facebook của Phở Trung Phần lớn những quán ăn Việt Nam được yêu thích đều nằm ở gần những ga lớn trên tuyến JR Yamanote chạy quanh thủ đô, nên rất thuận tiện cho việc đi lại. Đầu tiên phải kể đến Phở Trung và Phở Việt nằm ở Ikebukuro với các món ăn mang hương vị miền Bắc. Cả hai quán đều có lượng khách hàng thân thiết đông đảo. Thêm nữa, gần hai quán này cũng có rất nhiều quán karaoke có thể hát tiếng Việt nên vào cuối tuần hay các ngày nghỉ, nơi đây rất đông người Việt. Phở Trung Ikebukuro Địa chỉ 3-23-8-B1F Nishiibukuro, Toshima-ku Điện thoại 03-6907-3502 Thời gian mở cửa 11:00~23:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn Set Hà Nội (7 món) 2,800 yên, bánh xèo 1,300 yên, phở bò 920 yên Cách đi Đi bộ khoảng 350m từ ga Ikebukuro Phở Việt Ikebukuro Địa chỉ 3-31-15-4F Nishiikebukuro, Toshima-ku Điện thoại 03-3590-8788 Thời gian mở cửa 11:00~14:30、17:00~22:30 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn Gỏi cuốn 600 yên, phở bò 1,000 yên, bánh xèo 1,500 yên Cách đi Đi bộ khoảng 450m từ ga Ikebukuro Phở Thìn Tokyo cũng là một cái tên không thể không nhắc đến, đây là chi nhánh tại Tokyo của thương hiệu phở Thìn Lò Đúc nổi tiếng Hà Nội. Chi nhánh này mới được mở vào năm 2019. Người quản lý người Nhật của quán đã ăn phở bò tại cơ sở chính (Hà Nội) vào năm 2015 rồi mê mẩn hương vị phở, sau đó thuyết phục ông Thìn cho phép mở chi nhánh Tokyo. Quán chỉ phục vụ phở bò nhưng với hương vị đặc biệt, quán đã dành được tình cảm của cả thực khách Tokyo. Phở bò tại Phở Thìn Tokyo Cơ sở chính của Phở Thìn nằm trên phố Lò Đúc Hà Nội Phở Thìn Tokyo Địa chỉ 1-12-14-B1F Higashiikebukuro, Toshima-ku Điện thoại 03-5927-1115 Thời gian mở cửa 11:00~21:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn Phở bò 890 yên Cách đi Đi bộ khoảng 340m từ ga Ikebukuro Khu vực Shibuya Bún bò Huế của quán Hoàng Ngân Đường Bunkamura Shibuya Ở khu vực ga Shibuya có quán Miss Saigon phục vụ món đặc sản của Huế là “bún bò huế” và đặc sản của Tây Ninh là “hủ tiếu”. Ngoài ra, quán Hoàng Ngân có bún đậu mắm tôm, sữa chua nếp cẩm - những món khiến bạn có thể cảm nhận hương vị truyền thống của Việt Nam. Quán Hoàng Ngân cũng có cơ sở khác ở khu vực Hamamatsu – Daimon. Miss Sài Gòn Địa chỉ 2-29-18-6F Dogenzaka, Shibuya-ku Điện thoại 03-5489-3081 Thời gian mở cửa [Thứ 2~ thứ 6] 17:00~23:00 [thứ 7, chủ nhật, ngày lễ] 11:30~15:00, 17:00~23:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn Phở bò 950 yên, bún bò Huế 950 yên Cách đi Đi bộ khoảng 380m từ ga Shibuya Hoàng Ngân Đường Bunkamura Shibuya Địa chỉ 2-25-10-6F Dogenzaka Shibuya-ku Điện thoại 03-5489-6099 Thời gian mở cửa 11:30~15:00、17:00~23:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn (bao gồm thuế) Bánh xèo 1,490 yên, nem rán (6 chiếc) 1,080 yên, bún bò Huế 1,190 yên Cách đi Đi bộ khoảng 420m từ ga Shibuya Khu vực Shinjuku Bánh xèo của quán Bánh xèo Sài Gòn Khu vực gần ga Shinjuku có quán Bánh xèo Sài Gòn, với không gian rộng rãi, cách bài trí sang trọng – đây là nơi thích hợp để tụ tập theo nhóm. Quán cũng có một cơ sở khác tại Yurakucho. Một trong số những nơi có đông học sinh, sinh viên người Việt sinh sống và qua lại nhất là khu vực xung quanh ga Shin Okubo. Đây cũng là nơi tập trung nhiều quán ăn Việt Nam với nhiều món ăn đa dạng và phong phú. Nói về quán ăn được yêu thích tại khu vực này có thể kể đến quán Betonamu chan, với các món ăn mang hương vị miền Nam. Quán đã từng được đánh giá là quán ăn Việt Nam ngon nhất ở Tokyo. Quán được bài trí giống với các quán ăn ở Việt Nam vào những năm 90, mang lại cho bạn cảm giác thân thuộc và gần gũi. Một trong những điểm cộng là quán có thực đơn đa dạng hấp dẫn với giá cả phải chăng. Tuy nhiên, không gian quán khá nhỏ nên thường kín bàn vào buổi tối, nhất là các ngày cuối tuần. Vì vậy các bạn nên gọi điện đến để đặt bàn hoặc kiểm tra xem có còn chỗ không trước khi đến nhé. Bánh xèo Sài Gòn Shinjuku Địa chỉ 3-36-14-6-7F Shinjiku, Shinjuku-ku Điện thoại 03-3351-6940 Thời gian mở cửa 11:00~23:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn Bánh xèo 1,100 yên, bánh xèo BIG! 2,200 yên, bánh cuốn 980 yên Cách đi Đi bộ khoảng 160m từ ga JR Shinjuku Betonamu chan Địa chỉ 1-19-17 Hyakunincho, Shinjuku-ku Điện thoại 03-3365-0107 Thời gian mở cửa 11:30~15:00、17:30~21:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn (bao gồm thuế) Gỏi cuốn 748 yên, bánh xèo 1,650 yên, phở bò 1,078 yên Cách đi Đi bộ khoảng 150m từ ga Okubo Các khu vực khác Cơm gà xối mỡ của quán THI THI = hình ảnh công khai trên Facebook Về phía nam của Tokyo không thể không nhắc đến quán Thi Thi ở ga Kamata. Quán được đánh giá là “quán ăn Việt Nam ngon nhất ở Tokyo và ở Nhật Bản”. Quán nhận được sự yêu thích đặc biệt của không chỉ đông đảo người Việt Nam, mà còn của rất nhiều thực khách Nhật Bản. THI THI Địa chỉ 5-26-6 Kamata, Ota-ku Điện thoại 03-3731-1549 Thời gian mở cửa [Thứ 3 ~ thứ 6] 17:00~23:00 [thứ 7, chủ nhật, ngày lễ] 12:00~22:00 Ngày nghỉ định kì Thứ 2 Món ăn (bao gồm thuế) Cơm gà xối mỡ 1,200 yên, cơm gà 1,000 yên Cách đi Đi bộ khoảng 370m từ ga Kamata Bên cạnh đó, có thể kể đến quán Hội An ở ga Ryogoku, với các món như nem lụi, cơm gà … được chế biến mang hương vị rất đặc trưng của miền Trung. Quán cũng có dịch vụ karaoke cho các bạn yêu thích ca hát. Hội An Địa chỉ Ryokoku plaza 2F 4-32-16 Ryokoku, Sumida-ku Điện thoại 03-3631-9123 Thời gian mở cửa 11:30~15:00 (trừ thứ 7) 17:00~24:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn Phở gà (nhỏ) 630 yên, nộm đu đủ (nhỏ) 680 yên, nem rán 980 yên. Cách đi Đi bộ khoảng 230m từ ga Ryokoku Các quán bánh mì nổi tiếng Hình ảnh trên trang chủ của Bánh Mì Ebisu Bakery Gần đây, bên cạnh phở thì bánh mì Việt Nam cũng dần trở nên nổi tiếng và được nhiều người yêu thích. Các quán chuyên phục vụ bánh mì tăng lên, có thể kể đến một số quán được yêu thích như Bánh mì Ebisu Bakery gần ga Ebisu, Bánh Mì ☆ Sandwich gần ga Takadanobaba và Bánh mì Bigtree gần ga Hamamatsucho. Bánh mì Ebisu Bakery Địa chỉ Trong Ebisu store 1-8-14 Ebisu, Shibuya-ku Điện thoại 03-6319-5390 Thời gian mở cửa 11:00~20:30 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn Bánh mì Sài Gòn 780 yên, bánh mì gà nướng sả 680 yên Cách đi Đi bộ khoảng 120m từ ga Ebisu Bánh mì ☆ Sandwich Địa chỉ 4-9-18-1F Takadanobaba, Shinjuku-ku Điện thoại 03-5937-4547 Thời gian mở cửa 11:00~19:00,[thứ 7]11:00~18:00 ※Đóng cửa khi hết hàng Ngày nghỉ định kì Chủ nhật, thứ hai Món ăn Bánh mì pate giò 550 yên, bánh mì tôm bơ 550 yên Cách đi Đi bộ khoảng 90m từ ga Takadanobaba Banh Mi Big Tree Địa chỉ 1-15-9-1F Hamamatsucho, Minato-ku Điện thoại 03-3433-43330 Thời gian mở cửa 11:00〜19:00 Ngày nghỉ định kì Chủ nhật Món ăn Phở gà 730 yên, phở bò 880 yên, bành mì thịt nướng 680 yên Cách đi Đi bộ khoảng 260m từ ga Daimon Bài viết này chỉ giới thiệu 12 quán ăn tiêu biểu nhưng có lẽ còn rất nhiều quán ăn Việt Nam khác ở Tokyo mà tôi chưa được biết đến. Các bạn hãy tự tìm cho mình những quán ăn khoái khẩu nhé!
07/04/2021
Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn các quán ăn Việt Nam ở Osaka – trung tâm kinh tế, văn hóa của phía Tây Nhật Bản. <Nội dung bài viết> 1.Khu vực phía Nam 2.Khu vực gần ga Honmachi 3.Khu vực phía Bắc 4.Khu vực Tennoji 5.Khu vực khác Khu vực phía Nam Khu vực phía Nam Thành phố Osaka có 2 khu vực sầm uất là khu vực “Bắc” và khu vực “Nam”. Khu vực xung quanh ga Osaka được gọi là khu vực “Bắc”, còn khu vực xung quanh ga Namba- Shinsaibashi – Yotsubashi dược gọi là khu vực “Nam”. Khu vực Dotonburi mà người Việt Nam yêu thích nằm giữa ga Namba và ga Shinsaibashi, thuộc khu vực “Nam”. Khu phố nào ở đây cũng mang đậm chất Osaka, được giới trẻ và khách du lịch Châu Á yêu thích. Quán ăn chúng tôi giới thiệu đầu tiên là quán Long Đình với nhiều món ăn 3 miền. Quán có không gian khá rộng rãi, được trang trí bằng đèn lồng mang đậm tính truyền thống của Việt Nam, rất thích hợp cho việc sống ảo và thưởng thức các buổi biểu diễn ghita. Hình ảnh từ Facebook của quán Long Đình Long Đình (Shinsaibashi) Địa chỉ 2-8-3 Nishishinsaibashi, Chuo-ku, Osaka-shi Điện thoại 06-6484-5658 Thời gian mở cửa 11:00~15:00、17:00~24:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn Phở bò 850 yên, bánh xèo 900 yên, bún chả Hà Nội 950 yên Cách đi Đi bộ 5 phút từ ga Namba Quán ăn được yêu thích với những món ăn chuẩn vị Sài Gòn và giá cả phải chăng mang tên Gia Đình. Quán có thiết kế thêm cả phòng hát karaoke nữa đấy. Bạn có thể thưởng thức bò né, bún bò, bánh xèo v.v. tại đây. Hình ảnh từ Facebook của quán Gia đình Gia đình Địa chỉ 2-7-22 Nishishinsaibashi, Chuo-ku, Osaka-shi Điện thoại 06-4708-4284 Thời gian mở cửa 11:00~24:00 Ngày nghỉ định kì Không có Cách đi Đi bộ khoảng 280m từ ga Osaka Namba Quán Bánh Mì Saigon có chủ quán là người Sài Gòn. Ngoài bánh mì, ở đây có cả bún bò huế, phở, bánh cuốn v.v. Đặc biệt, quán có món hủ tiếu nam vang rất ngon. Bánh Mì Saigon (Namba) Địa chỉ 2-8-80-2F Nambanaka, Naniwa-ku, Osaka-shi Điện thoại 080-1458-6907 Thời gian mở cửa 11:00~17:00 (Chủ nhật và ngày lễ mở đến 16:00) Ngày nghỉ định kì Thứ 7 Món ăn Bánh mì pate giò 400 yên, bánh mì thịt xay 400 yên, bánh mì thịt nướng 400 yên Cách đi Đi bộ khoảng 300m từ ga Nankai Namba Gần khu vực ga Yotsubashi có quán Chảo lửa với bún bò huế, bún chả ngon, Các món ăn ở đây đều ngon, hơn nữa, nhìn từ ngoài vào quán cũng rất sang chảnh. Hình ảnh từ Instagram của quán Chảo lửa Chảo lửa Địa chỉ 1-14-1 Minamihorie, Nishi-ku, Osaka-shi Điện thoại 06-6537-6789 Thời gian mở cửa 11:30~23:00 Ngày nghỉ định kì Không có định Món ăn Giò 550 yên, bánh xèo 1,700 yên, bún chả 1,180 yên, chả cá 1,700 Cách đi Đi bộ khoảng 300m từ ga Yotsubashi Khu vực gần ga Honmachi Từ ga Namba, đi qua Shinsaibashi rồi đi chếch lên phía bắc sẽ đến ga Honmachi, bước vào khu phố của các văn phòng kinh doanh. Ở khu vực này có quán Tram’s Kitchen với các món ăn miền Nam, món ăn ở đây là đặc sắc là bánh hỏi thịt nướng và cà ri vịt chấm bánh mì. ※Hình ảnh từ trang chủ của Tram’s kitchen Tram’s Kitchen Địa chỉ 4-8-7 Honmachi, Chuo-ku, Osaka-shi Điện thoại 06-6121-2855 Thời gian mở cửa 17:30~23:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn (bao gồm thuế) Gỏi cuốn (2 chiếc) 550 yên, chả giò (4 chiếc) 750 yên, cà ri vịt 590 yên Cách đi Đi bộ khoảng 220m từ ga Honmachi Tiếp theo, món bún chả của quán Nón Lá với nước chấm nóng thơm ngon đến mức khiến bạn chảy nước miếng. Hình ảnh từ trang chủ của quán Nón lá Nón lá Địa chỉ 3-3-15-B1 Bingomachi, Chuo-ku, Osaka-shi Điện thoại 06-6210-4327 Thời gian mở cửa 11:00~23:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn (bao gồm thuế) Phở bò 800 yên, bún chả 880 yên, bánh xèo 1,290 yên Cách đi Đi bộ khoảng 230m từ ga Honmachi Khu vực phía Bắc Khu vực phía “Bắc” xung quanh ga Osaka – Umeda là khu vực sầm uất nhất ở Osaka với nhiều tòa nhà cao tầng, các cửa hàng thời trang cao cấp, khu bách hóa tổng hợp và khu trung tâm thương mại. Quán Bia hơi ở khu vực này được các bạn người Việt đánh giá là “đặc biệt ngon”. Ngoài những món như ếch xào lăn, hủ tiếu, cơm gà thì những món đậm hương vị Bắc bộ như chả cá Lã Vọng, lẩu riêu cua bò v.v. cũng để lại dấu ấn sâu sắc gợi nhớ hương vị quê nhà. Ngoài ra, rời khỏi khu vực phía Bắc, từ quán Chào Sài Gòn ở gần ga Higobashi, bạn có thể nhìn thấy cảnh đêm tuyệt đẹp của Osaka. Thực đơn ở đây rất đa dạng, cách trình bày cũng rất đẹp mắt. Bên trong quán Bia hơi Bia hơi Địa chỉ 2-15-B1 Kakudacho, Kita-ku, Osaka-shi Điện thoại 06-6292-2345 Thời gian mở cửa 11:30~21:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn (bao gồm thuế) Bánh xèo 1,650 yên, bún chả 1,170 yên, bún bò Huế 1,050 yên Cách đi Đi bộ khoảng 270m từ ga Hankyu - Osaka Umeda Chào Sài Gòn (Higobashi) Địa chỉ Khách sạn Apa 30F 1-2-1 Tosabori, Nishi-ku, Osaka-shi Điện thoại 06-6447-2155 Thời gian mở cửa 11:30~14:30、17:00~23:00 Ngày nghỉ định kì Thứ 2 Món ăn (bao gồm thuế) Gỏi cuốn 600 yên, bánh xèo 1,190 yên, rau muống xào thịt bò 840 yên Cách đi Đi bộ khoảng 150m từ ga Higobashi Khu vực Tennoji Từ khu vực phía Nam đi lên hướng nam một chút là tới khu vực Tennoji có tòa tháp “Tsutenkaku” – biểu tượng của thành phố Osaka. Rời khỏi khu vực này, đi gần về phía ga Teradacho có Quán Ông Nhật với các món đặc biệt và hiếm thấy như bún thịt nướng, vịt quay, bánh tráng nướng. Ngoài ra, khu vực gần ga Tennoji có bánh mì của quán Bánh mì Việt Nam, pate ở đây cũng được đánh giá cao. Hình ảnh từ Facebook của quán Bánh mì Việt Nam Quán Ông Nhật Địa chỉ 2-2-1 Ikunonishi, Ikuno-ku, Osaka-shi Điện thoại 090-9163-6979 Thời gian mở cửa 11:00~23:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn Bún chả 890 yên, bánh xèo 990 yên, bún bò Huế 850 yên Cách đi Đi bộ khoảng 180m từ ga Teradacho Bánh Mì Việt Nam Địa chỉ 3-2-9 Ebisuhigashi, Naniwa-ku, Osaka-shi Điện thoại 080-9287-2492 Thời gian mở cửa 10:00~22:00 Ngày nghỉ định kì Thứ 3 Món ăn (bao gồm thuế) Bánh mì pate thịt gà 550 yên, bánh mì pate xá xíu 590 yên Cách đi Đi bộ khoảng 300m từ ga Shinimamiya Khu vực khác Hình ảnh từ trang chủ của Full house Chúng tôi sẽ giới thiệu cả các quán ăn ở các khu vực khác của thành phố Osaka. Ga Miyakojima Gần ga Miyakojima có quán Phở Việt rất ngon. Ngoài món phở trứ danh thì quán cũng có những món lạ và hiếm như lẩu ếch lá giang, dê xào sả ớt v.v. Phở Việt Địa chỉ 3-28-13 Miyakojimahondori, Miyakojima-ku, Osaka-shi Điện thoại 06-6180-6298 Thời gian mở cửa [Thứ 3~ thứ 6]11:00~14:00, 17:00~23:00[thứ 7 - chủ nhật]11:00~23:00 Ngày nghỉ định kì Thứ 2 Món ăn Bánh xèo 1,200 yên, phở bò 4 loại 950 yên, bún bò Huế 780 yên Cách đi Đi bộ khoảng 380m từ ga Miyakojima Ga Hanazonocho Gần ga Hanazonocho và ga Haginochaya có quán Cây lúa với món bún măng vịt, bún bò đậm chất miền Nam do chủ quán người Đà Lạt chế biến. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn ốc sườn sụn, bánh đa cua Hải Phòng tại đây. Cây lúa Địa chỉ 1-1-9 Bainan, Nishinari-ku, Osaka-shi Điện thoại 050-5539-1741 Thời gian mở cửa 11:00~22:00 Ngày nghỉ định kì Chủ nhật Món ăn Phở gà 780 yên, bánh xèo 1,050 yên, bún chả 980 yên Cách đi Đi bộ khoảng 130m từ ga Hanazonocho Ga Imazato Khu vực gần ga Imazato có nhiều người Việt sinh sống nên cũng có vài quán ăn Việt Nam được mở ra. Trong đó có quán Full house nổi tiếng với món bún bò, bún thịt nướng thơm ngon. Full House Địa chỉ 2-13-35 Oimazato minami, Higashinari-ku, Osaka-shi Điện thoại 090-4902-3979 Thời gian mở cửa 10:00~22:00 Ngày nghỉ định kì Thứ 2 Món ăn Bánh mì 450~550 yên Cách đi Đi bộ khoảng 330m từ ga Imazato Trong bài viết này chúng tôi đã giới thiệu 13 quán ăn Việt Nam trong thành phố Osaka. Osaka còn rất nhiều quán ăn Việt Nam thơm ngon khác, các bạn hãy chờ đón ở bài viết tiếp theo nhé.
07/04/2021
Fukuoka – khu vực phồn vinh từ xa xưa, là nơi giao lưu với nước ngoài và ngày nay vẫn giữ trọng trách là cửa ngõ của khu vực châu Á. Nơi đây cởi mở, dễ dàng tiếp nhận con người và mọi vật từ bên ngoài. Cho đến tháng 6 năm 2020, số người Việt sống tại khu vực Kyushu đã vượt trên 40,000 người, trong đó có 18,000 người đang sống ở tỉnh Fukuoka. Tại Fukuoka có Tổng Lãnh sự quán, sân bay Fukuoka có nhiều chuyến bay bay thẳng Fukuoka – Việt Nam. So với khu vực thủ đô Tokyo và vùng phụ cận, khu vực Kansai thì nơi đây không có nhiều quán ăn Việt Nam bằng, nhưng trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu một số quán ăn trong thành phố Fukuoka. (Do ảnh hưởng của COVID-19, thời gian mở cửa, ngày nghỉ định kì của các quán có thể sẽ có sự thay đổi)【Akiba Ako】 <Nội dung bài viết> 1.Minami Jujisei 2.Sài Gòn 3.Miss Saigon 4.Xin chào (Ropponmatsu) 5.Việt Bar Ăn Đi 6.Asian Marche Minami Jujisei Đây là một quán ăn lâu đời đã mở cửa được 40 năm. Chủ quán là người Nhật Bản trước đây từng sống ở Sài Gòn, sau đó về Nhật Bản cùng vợ người Việt và các con rồi mở quán này. Hiện nay con trai của ông chủ quán đang kinh doanh quán Xin chào (sẽ được nói ở dưới). Các món ăn được yêu thích của quán là chả giò (nem rán), gỏi cuốn, cua rang muối v.v. Bạn cũng có thể gọi phở hoặc cháo, bia và các món đi kèm. Cơm, món chính và xúp là sự kết hợp sẽ khiến bạn hài lòng. Minami Jujisei Địa chỉ 4-12-27 Hatakaekiminami, Hakata-ku, Fukuoka-shi Điện thoại 092-474-6932 Thời gian mở cửa 17:00~22:00 Ngày nghỉ định kì Thứ 2 Món ăn Chả giò 650 yên, phở bò 700 yên, cua rang muối 1,800 yên Cách đi Đi bộ khoảng 1,03m từ ga Higashihie Sài Gòn Bước vào quán, bạn sẽ nhận ra hương vị Việt Nam vì ở đây bày bán các loại bánh kẹo, bún phở khô, thực phẩm đóng lon, đóng chai v.v. và thực đơn ở đây cũng rất phong phú. Tôi nhận ra rằng trong các quán được kể ra lần này có lẽ chỉ có quán ăn này là có nhân viên phục vụ mặc áo dài. Ở đây món ăn nào cũng thơm ngon khiến ta liên tưởng tới những món ở Việt Nam. Các món tráng miệng cũng rất đa dạng. Có nhiều khách người Việt thường tới đây nên đây chính là minh chứng cho việc hương vị của món ăn rất Việt Nam. Sài Gòn Địa chỉ 3-6-24 Tenjin, Chuo-ku, Fukuoka-shi Điện thoại 092-721-1284 Thời gian mở cửa 17:00~24:00 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn Chả giò 700 yên, phở bò 700 yên, bánh xèo 700 yên Cách đi Đi bộ khoảng 380m từ ga Tenjin Miss Saigon Gần đây, quán Miss Saigon đã chuyển về khu chợ Yoshizuka – nơi tập trung nhiều quán ăn của các nước châu Á. Bạn sẽ thấy các món ăn rất đa dạng, từ các suất ăn trưa với giá cả phải chăng đến các món nhắm rượu. Hương vị ở đây cũng rất thơm ngon. Miss Saigon Địa chỉ 1-18-5 Yoshizuka, Hakata-ku, Fukuoka-shi Điện thoại 092-621-5077 Thời gian mở cửa 8:00~15:00、17:00~22:00 Ngày nghỉ định kì Thứ 3 (đầu tiên và thứ ba của tháng) Món ăn Rau muống xào tỏi 600 yên, gà xào sả 600 yên Cách đi Đi bộ khoảng 440m từ ga Yoshizuka Xin chào (Ropponmatsu) Đây là quán ăn được mở ra bởi con trai của ông chủ quán Minami Jujisei đã giới thiệu ở trên. Quán ăn chỉ có 7 chỗ ngồi tại quầy, sát với khu vực bếp nên ở đây rất ấm cúng, thực khách có thể nói chuyện với người khách bên cạnh. Năm 2019, quán Xin Chào ở Hoshikuma cũng đã được khai trương. Xin Chào (Ropponmatsu) Địa chỉ 2-3-17 Ropponmatsu, Chuo-ku, Fukuoka-shi Điện thoại 050-5486-7987 Thời gian mở cửa 11:00~14:00、18:00~23:00 Ngày nghỉ định kì Thứ 5 Món ăn Chả giò 800 yên, phở gà 800 yên, cơm chiên Sài Gòn 600 yên Cách đi Đi bộ khoảng 170m từ ga Ropponmatsu Việt Bar Ăn Đi Bạn có thể gọi món đơn lẻ, gọi theo suất định sẵn ăn tại quán hoặc mua mang về, mua qua Uber eats. Tại đây, bạn được thưởng thức món Việt tại các miền, từ bún chả miền Bắc đến bánh xèo của miền Nam. Bạn cũng có thể gọi lẩu nhưng cần đặt trước. Những chiếc đèn lồng, những bức tranh cổ động trên tường là điểm nhấn của quán này. Việt Bar Ăn Đi Địa chỉ 2-1-17 Daimyo, Chuo-ku, Fukuoka-shi Điện thoại 050-5595-8868 Thời gian mở cửa 11:30~15:00、17:30~22:30 Ngày nghỉ định kì Không có Món ăn (bao gồm thuế) Gỏi cuốn (1 chiếc) 280 yên, bánh xèo 860 yên, phở gà 830 yên Cách đi Đi bộ khoảng 350m từ ga Akasaka Asian Marche Đây không phải là quán ăn Việt Nam, đây là cửa hàng bán rau quả kiêm phục vụ cả các món ăn của các khu vực Đông Nam Á, trong đó có bánh mì Việt Nam với nhiều rau thơm. Bạn nên gọi trước khi đến vì có ngày cửa hàng không làm bánh mì. Bạn sẽ thấy rau được bán ngay cửa vào, còn bên trong thì bán tạp hóa và các thực phẩm của nhiều nước. Các loại rau và rau thơm được bày trong không gian hẹp bên trong cửa hàng nhỏ bé. Cửa hàng có chỗ ngồi tại quầy đối diện với bếp nên bạn sẽ được đầu bếp hướng dẫn tận tình về các món ăn, cách ăn. Asian Marche Địa chỉ 1-22-20 Takasago, Chuo-ku, Fukuoka-shi Điện thoại 090-6771-1427 Thời gian mở cửa 11:00~16:00 Ngày nghỉ định kì Chủ nhật, ngày 5 hàng tháng Món ăn Bánh xèo 980 yên, bánh mì 950 yên ※kèm salad, xúp Cách đi Đi bộ khoảng 320m từ ga Yakuin Trong khi tôi viết bài này thì cũng đã có thêm một số quán ăn khác khai trương. Chẳng hạn như là “Bánh mì Green” (khu Hakozaki), quán cà phê Việt có tên “Vina House Fukudaimae”. Tôi mong được thưởng thức các món ăn Việt Nam tại đây.
07/04/2021
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài