Category | Tin mới nhất
Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...
7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
02/05/2024Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
13/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Đại dịch do vi-rút corona chủng mới (COVID-19) đang bùng phát trên toàn thế giới với 700.000 ca nhiễm và hơn 33.000 ca tử vong. Số người nhiễm vi-rút tại Nhật Bản (tính đến ngày 30/3 và kể cả số ca lây nhiễm trên du thuyền) là 2.674 người. Người dân đang được kêu gọi hạn chế ra đường, đặc biệt là tại khu vực Thủ đô Tokyo và các tỉnh lân cận là nơi có nhiều người nhiễm vi-rút. Để phòng ngừa dịch bệnh, Việt Nam cũng đã tạm ngừng cấp visa cho người nước ngoài kể từ ngày 18/3 và thắt chặt hạn chế nhập cảnh. Cũng giống như ở Nhật Bản, các trường tiểu học và trung học cơ sở tiếp tục đóng cửa, người đi làm được khuyến khích làm việc tại nhà. 《Đặc trưng và triệu chứng của bệnh truyền nhiễm do vi-rút corona chủng mới》 Hầu hết người nhiễm vi-rút đều không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ giống như cảm lạnh rồi khỏi bệnh. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị sốt và các triệu chứng về đường hô hấp kéo dài trên dưới 1 tuần, có thể có cảm thấy vô cùng mệt mỏi, uể oải. Thậm chí có trường hợp chuyển biến thành viêm phổi nặng, cần phải điều trị tại bệnh viện lâu hơn so với cúm mùa. Đặc trưng của bệnh do vi-rút corona chủng mới là triệu chứng giống như cảm lạnh hay cúm mùa, nhưng những triệu chứng này kéo dài. Sốt cao, đau họng, sổ mũi, nhức đầu, đau cơ... kéo dài hơn 1 tuần là những biểu hiện giúp chúng ta phân biệt với cảm lạnh hay cúm. 《Vi-rút lây lan qua các con đường nào?》 Nhiễm bệnh qua giọt bắn mang vi-rút: Khi người nhiễm vi-rút hắt hơi hay làm bắn nước bọt, các giọt bắn ra mang theo vi-rút. Người khác hít phải vi-rút này qua đường miệng hoặc mũi sẽ bị nhiễm bệnh. Nhiễm bệnh qua tiếp xúc: Người nhiễm bệnh khi hắt hơi hay ho, dùng tay che miệng, sau đó lại dùng tay cầm nắm vào các đồ vật khác khiến vi-rút dính lại trên bề mặt vật đó. Người chưa nhiễm bệnh khi chạm vào các đồ vật này sẽ bị dính vi-rút lên tay và nhiễm bệnh. Các đồ vật dễ là điểm truyền nhiễm bệnh gồm có: tay nắm trên tàu điện hay xe buýt, nắm đấm cửa, tay vịn trên thang cuốn, công tắc điện v.v… Do đặc trưng của bệnh là có triệu chứng nhẹ, nên người ta cho rằng người bị nhiễm bệnh thường không nhận ra là mình đã bị nhiễm và vô tình khiến bệnh lây lan rộng hơn. Do tỉ lệ các bệnh nhân trẻ tuổi chuyển biến nặng thấp nên hậu quả là khiến bệnh lây lan nhanh sang những người trung niên và cao tuổi. 《Các biện pháp phòng bệnh》 Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản cũng như chính quyền các tỉnh đang kêu gọi người dân tránh 3 yếu tố: “Không gian kín”, “Địa điểm tập trung đông người”, “Tiếp xúc quá gần”. Các biện pháp để không làm tăng số người bị lây nhiễm mà chúng ta có thể thực hiện là tránh hết mức có thể các địa điểm có đủ 3 yếu tố nói trên. Ngược lại, những nơi thông thoáng, mọi người giữ khoảng cách với nhau hơn chiều dài một sải tay và không quá nhiều người trò chuyện thì được coi là tương đối an toàn. Ngoài ra, để phòng ngừa lây nhiễm qua đường giọt bắn hay lây nhiễm do tiếp xúc, hãy tuân thủ nguyên tắc lịch sự khi bị ho là đeo khẩu trang, khi bị sốt thì không đi ra khỏi nhà, cố gắng hạn chế chạm tay lên mặt và thường xuyên rửa tay, rửa kĩ cả các ngón tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy. Trong các biện pháp phòng bệnh, rửa tay đang được coi là biện pháp hữu hiệu nhất. Trình tự rửa tay đúng là xát xà phòng lên lòng bàn tay → chà xát mu bàn tay → chà xát đầu ngón tay và móng tay → chà xát kẽ ngón tay → rửa kĩ ngón tay cái và cổ tay → xả sạch tay bằng nước và lau khô. Xin xem tranh minh họa của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi sau đây. https://www.mhlw.go.jp/bunya/kenkou/kekkaku-kansenshou01/dl/poster25b.pdf?fbclid=IwAR3ccB9wKybE_P6smrDZCIkogiGsioxBhOXRWqg-nnqTntL8qYWhHDts3X0 《Tác dụng của khẩu trang》 Khẩu trang có tác dụng ngăn ngừa giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi. Về mặt phòng bệnh, khẩu trang không có tác dụng ngăn ngừa vi-rút một cách tuyệt đối, nhưng ở những nơi không thoáng khí như chỗ đông người hay trên phương tiện giao thông, được coi là một trong các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm. Gần đây, hầu hết mọi người khi lên các phương tiện giao thông công cộng như tàu điện đều đeo khẩu trang. Giờ đây, đeo khẩu trang đã dần trở thành phép tắc khi đi ra đường, nên các bạn hãy chú ý đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. 《Về tình hình lây nhiễm ở nước ngoài》 Trên thế giới, hiện nay số ca nhiễm ở Mỹ đã lên tới hơn 83.000 ca, vượt qua cả số ca nhiễm ở Trung Quốc, nơi khởi phát dịch. Thành phố New York đã ban bố sắc lệnh hành chính, yêu cầu người dân hạn chế ra đường. Ở châu Âu, số ca nhiễm vẫn đang gia tăng nhanh chóng, số người nhiễm vi-rút ở Ý, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Anh, Thuỵ Sĩ v.v… đã vượt qua con số 10.000 người. Các biện pháp đối phó với dịch bệnh của các nước cũng rất khác nhau. Ở châu Á, rất nhiều nước đã áp dụng biện pháp cấm nhập cảnh đối với người dân hầu hết các quốc gia châu Âu. Ở Ấn Độ, mặc dù số ca nhiễm chưa lên tới con số 1.000, nhưng từ ngày 25/3 Thủ tướng Modi đã ban hành lệnh phong toả toàn quốc đối với toàn bộ 1,3 tỉ dân nước này trong vòng 3 tuần. Các cửa hiệu, cửa hàng ăn uống, nhà máy, công ty, chợ và các địa điểm tôn giáo cũng đã bị đóng cửa, xe buýt và tàu điện ngầm cũng ngừng hoạt động. Thông tin về số ca nhiễm vi-rút trên thế giới cũng như ở Nhật Bản được liên tục công bố hằng ngày trên báo chí và truyền hình. Các bạn hãy chú ý theo dõi những thông tin này, và thực hiện các biện pháp phòng bệnh để tự giữ an toàn cho mình nhé.
31/03/2020
(Chia sẻ từ anh Bùi Bình Minh, thành viên ban lãnh đạo của một công ty nhân lực ở Nhật) Tôi đã sống ở Nhật khoảng 30 năm và là một trong những thành viên ban lãnh đạo của một công ty Nhật Bản được 5 năm. Xã hội Nhật Bản xác lập một chuẩn mực rất cao về việc đúng giờ. Trễ giờ vài phút có thể chưa phải là nghiêm trọng, nhưng tới 15 phút thì ở ngưỡng chịu đựng, còn trễ 30 phút có thể coi là “miễn bình luận”. Người nước ngoài thường choáng với mức độ chi tiết trong lịch làm việc của các đoàn công tác Nhật Bản. Sự chính xác giờ giấc của phương tiện giao thông công cộng cũng là một kỳ tích với những người mới bước chân tới Nhật Bản. Không giữ đúng giờ, dù chỉ là khoảng thời gian trong khuôn khổ mà một người nước ngoài có thể xuề xòa bỏ qua thì ở Nhật lại được nhìn nhận là không giữ lời hứa và rất khó được châm chước. Vấn đề không phải là ít phút đó quan trọng từ khía cạnh thời gian. Vấn đề là người Nhật sẽ đánh giá bạn là người thiếu tin cậy, thậm chí thiếu tôn trọng người khác khi để người khác phải lãng phí thời gian đợi bạn. Trễ hẹn trong những dịp quan trọng như phỏng vấn hay lần tiếp xúc đầu tiên với khách hàng sẽ để lại ấn tượng đặc biệt tiêu cực và ảnh hưởng lớn lên quyết định đối với bạn. Theo cách hiểu thông thường ở Nhật, “đúng giờ” trong công việc không có nghĩa là tới điểm hẹn đúng giờ mà cần được hiểu là đến trước chừng 10 phút. Và để có thể đảm bảo tới điểm hẹn trước 10 phút trong cả trường hợp gặp trục trặc trên đường đi, bạn cần phải tính toán để có một khoảng dự phòng dài hơn thế, tuỳ theo quãng đường di chuyển đến điểm hẹn. Vậy thì phải làm thế nào nếu bạn rơi vào tình huống có nhiều khả năng bị lỡ hẹn? Nhìn chung, nếu như nhận thấy khả năng bị trễ, hãy tìm cách thông báo càng sớm càng tốt. Nếu có thể tính toán được thời gian dự định sẽ trễ hẹn, đừng quên cộng thêm một khoảng dự phòng đủ an toàn để bạn chắc chắn tới trước giờ đã báo. Trường hợp không dự tính được thời gian, hãy thông báo rằng bạn sẽ liên lạc ngay khi biết được thời gian dự định. Ngay cả khi đang rất vội vã để tới được điểm hẹn sớm nhất, việc liên lạc cần được ưu tiên để người đợi bạn không phải bị động chờ đợi. Nỗ lực của bạn sẽ được ghi nhận và trong hầu hết các trường hợp, ảnh hưởng của việc trễ hẹn sẽ giảm nhẹ đi đáng kể. Nếu là một cuộc hẹn trong nội bộ công ty, bạn nên thông báo đúng về lý do trễ hẹn, ngay cả khi đó là lý do chủ quan của cá nhân bạn. Nếu là cuộc hẹn với bên ngoài, một lý do quá rõ ràng do sự bất cẩn của cá nhân bạn có thể ảnh hưởng đến uy tín của cả công ty. Trường hợp đó, tốt nhất là nên đưa ra cách giải thích hay một lý do dễ chấp nhận hơn. Đương nhiên, điều cần làm là tránh không để bị rơi vào tình huống như vậy. Lên lịch cẩn thận, di chuyển sớm, dành khoảng thời gian thích hợp cho chuẩn bị, đến trước hẹn còn giúp bạn có phong thái tốt nhất trước cuộc gặp và chắc chắn có tác động tích cực lên ấn tượng của người gặp. Có một điểm thú vị cần lưu ý là nếu bạn tới điểm hẹn là nhà hay văn phòng của người bạn gặp quá sớm, bạn lại cần đợi cho tới trước giờ hẹn chừng 5, 10 phút mới nên xuất hiện. Xuất hiện quá sớm cũng có thể gây phiền hà cho người phải tiếp đón bạn và khiến họ bối rối. Nhưng nói người Nhật đúng giờ thì có khi lại chỉ đúng một nửa. Có vẻ như người Nhật chỉ nghiêm khắc về thời điểm bắt đầu, nhưng lại dễ dãi trong thời điểm kết thúc một cuộc hẹn. Những cuộc họp lê thê tưởng chừng như bất tận, rồi những cuộc nhậu không hồi kết là thứ không hề hiếm hoi. Chẳng mấy ai nhận thức được rằng kết thúc cũng cần phải đúng hẹn như bắt đầu. Vậy nên, nếu bạn cần kết thúc một cuộc hẹn đúng giờ, ngay khi bắt đầu, hãy thông báo trước thời gian bạn có kèm theo lý do. Khi đó chắc chắn người bạn gặp sẽ hiểu và thu xếp thời gian cuộc gặp trong khuôn khổ mà bạn đã yêu cầu.
01/07/2020
Fujita Hironobu Du thuyền "Diamond Princess" neo đậu tại bến Daikoku của thành phố Yokohama (Ảnh: Báo Mainichi) © Mainichi Shinbun Đã xác nhận thêm 41 ca (bao gồm cả nam và nữ) nhiễm virus Corona trong số các hành khách trên du thuyền Diamond Princess đang neo đậu ngoài bến Daikoku ở thành phố Yokohama. Hiện tại toàn bộ du khách đang trong tình trạng bị cách ly trên thuyền trong vòng ít nhất 14 ngày, là thời gian ủ bệnh của virus. Theo lộ trình, vào ngày 20 tháng 1 du thuyền này rời cảng Yokohama và đã ghé qua Kagoshima; Hongkong; Đà Nẵng, Huế, Cái Răng (Việt Nam), rồi sau đó quay ngược trở lại Hongkong; Đài Bắc; Naha, Yokohama. Tổng số ca nhiễm tại Nhật Bản đã được xác nhận lên đến 86 người, tại Việt Nam là 12 người. Tại Trung Quốc, nơi dịch bệnh đang hoành hành, số ca nhiễm virus Corona đã lên đến hơn 30 nghìn người, trong đó 636 người đã tử vong. Dù ở Việt Nam hay Nhật Bản chúng ta cũng cần cố gắng vệ sinh tay, súc miệng sạch sẽ và đeo khẩu trang để phòng chống dịch bệnh.
09/02/2020
Gặp gỡ sempai số này Chị Lê Thị Xim Năm 2005Tốt nghiệp trường PTTH Trần Hưng Đạo〈TP Hải Phòng〉 Năm 2009Làm việc tại công ty Hoà Bình〈TP Hải Phòng〉 Năm 2011Kết hôn Năm 2012Thôi việc, sinh con gái đầu lòng Năm 2014Sinh con trai Năm 2017Đăng kí tại công ty phái cử Năm 2018Sang Nhật
28/01/2021
Gặp gỡ sempai số này Lê Văn Thành Năm 2011Tốt nghiệp Trường trung học phổ thông Lê Thị Pha 〈Tỉnh Lâm Đồng〉 Năm 2011Nhập học trường Nhật ngữ Đông Du 〈Hồ Chí Minh〉 Năm 2012Nhập học khoa tiếng Nhật trường Cao đẳng Business Joho Moriok Năm 2014Nhập học trường tiếng Nhật Osaka YMCA Năm 2015Nhập
25/01/2021
Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn những kiến thức cần thiết để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khi thực tập kỹ năng và nơi có thể nhận tư vấn khi gặp phải các vấn đề như ▽ Không được trả tiền lương làm tăng ca ▽ Không nhận được ngày nghỉ phép (nghỉ có lương) ▽ Muốn bỏ trốn và tìm công việc khác ▽ Có vẻ sẽ bị sa thải ▽ Muốn chuyển sang việc khác ▽ Mang thai v.v. Các vấn đề thường gặp phải và nơi xin tư vấn Thông qua việc thực tập kỹ năng, nhiều anh chị đi trước đã thực hiện được ước mơ của mình. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều vấn đề xảy ra xoay quanh việc thực tập này. Các vấn đề thường gặp phải là vấn đề về lương làm tăng ca, chịu bạo lực, bạo ngôn, ngày nghỉ phép (nghỉ có lương), bị sa thải, v.v. Ngoài ra vấn đề liên quan đến chuyện mang thai cũng đang tăng lên. Cổng thông tin tư vấn của chính phủ Với những vấn đề như không được nhận tiền lương làm tăng ca, chịu bạo lực, bạo ngôn, v.v. bạn có thể xin đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) tư vấn. Nếu vẫn không thể giải quyết được vấn đề, hãy liên lạc với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang tư vấn bằng tiếng Việt của OTIT Nếu bạn phải chịu bất lợi từ công ty hay nghiệp đoàn vì đã báo cáo lên trên, hãy báo lại với OTIT một lần nữa hoặc thử xin lời khuyên từ các đoàn thể hỗ trợ phi chính phủ (được giới thiệu ở phía dưới). Ngoài ra, bạn cũng có thể xin Cục quản lý tiêu chuẩn lao động hoặc FRESC tư vấn. Ngoài ra, các trung tâm giao lưu văn hoá tại các địa phương cũng có khu vực tư vấn dành cho người nước ngoài đấy. Dù chưa giải quyết được vấn đề sau một lần xin tư vấn, bạn cũng đừng bỏ trốn, hãy đến nhiều cơ quan và đoàn thể để xin tư vấn nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cục quản lý tiêu chuẩn lao động toàn Nhật Bản [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] FRESC Các cơ quan, tổ chức hỗ trợ phi chính phủ Ở Nhật Bản có rất nhiều đoàn thể hỗ trợ phi chính phủ. Mỗi đoàn thể, tổ chức có quy mô khác nhau, tuy nhiên bạn có thể xin tư vấn miễn phí về những vấn đề như lao động, việc làm, sinh hoạt, tư cách lưu trú (visa), tìm việc mới, mang thai v.v. 〈Ví dụ về các đoàn thể hỗ trợ〉 Cổng tư vấn cho thực tập sinh người nước ngoài (SNS) Hội Hỗ trợ Cộng sinh Việt Nhật Liên đoàn lao động Gifu chi nhánh người nước ngoài số 2 Hội người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ) Hội người Việt tại Sendai (SenTVA) Hội người Việt tại tỉnh Ibaraki Các bạn có thể tìm thấy các tổ chức tư vấn thông qua đường link dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bài tổng hợp – Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt Các vấn đề và cách giải quyết Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những tri thức cần thiết để giải quyết các vấn đề nảy sinh, tham khảo cách giải quyết để tránh bị rắc rối và bị thiệt nhé. Muốn bỏ trốn và tìm việc khác Có rất nhiều trường hợp “bất mãn với công ty tiếp nhận (do vấn đề lương làm tăng ca, bạo lực – bạo ngôn v.v.) nên muốn bỏ trốn và tìm việc khác”. Nếu bạn tư ý rời khỏi công ty mình thực tập, việc đó gọi là “bỏ trốn”. Ngoài ra, trên Facebook v.v. có nhiều bài viết giới thiệu các công việc có mức lương cao, làm cho việc bỏ trốn ngày càng ra tăng. Thế nhưng, dù thực tập sinh có bỏ trốn và làm việc khác thì mức thu nhập cao ấy cũng không ổn định. Thêm vào đó, thực tập sinh còn phải chịu rất nhiều rủi ro và bất lợi như sau. 〈Bất lợi do bỏ trốn〉 Khi làm công việc khác thì bị coi là lưu trú bất hợp pháp, lao động bất hợp pháp. Việc làm không ổn định, mức thu nhập lâu dài thấp hơn so với công ty ban đầu. Khi bị bệnh, bị thương nặng thì không được bảo hiểm hỗ trợ. Mặc dù bị thương nặng khi đang làm việc nhưng phần lớn là không được bồi thường. Vì là lưu trú bất hợp pháp (tội phạm) nên không thể tự do đi lại. Có thể bị lừa lấy tiền hoa hồng khi tìm việc làm mới. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tình hình lao động bất hợp pháp trong thời gian bỏ trốn (Kinh nghiệm của tôi) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bỏ trốn, lao động bất hợp pháp và mất việc (Kinh nghiệm của tôi) Không được lợi gì khi bỏ trốn. Trước khi bỏ trốn, hãy xin OTIT và các đoàn thể tư vấn nhé. Muốn chuyển sang việc khác Nếu công ty tiếp nhận không trả tiền lương làm tăng ca, có những hành động vi phạm pháp luật như bạo lực v.v., sau khi nhận hỗ trợ từ OTIT, thực tập sinh có thể chuyển sang công ty khác. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thực tập sinh chuyển việc sau khi nhận được sự hỗ trợ của đoàn thể hỗ trợ và OTIT (Kinh nghiệm của tôi) Có vẻ sẽ bị sa thải (bị ép về nước) Có trường hợp công ty tiếp nhận, nghiệp đoàn không thích thực tập sinh và cố tình để họ nghỉ việc, cho về nước giữa chừng. Chuyện kinh khủng hơn là có trường hợp bị dẫn ra tận sân bay để cho về nước. Phần lớn thực tập sinh phải viết một văn bản thể hiện là mình tự ý nghỉ việc và bị ép ký tên vào đó. Tuy nhiên, luật pháp Nhật Bản quy định là nếu không có “lý do bất khả kháng”, công ty không được phép tự ý huỷ hợp đồng giữa chừng. Có nhiều thực tập sinh đã được các tổ chức hỗ trợ giúp đỡ và thoát khỏi việc bị ép về nước, hơn nữa còn tìm được việc mới. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trường hợp bị ép về nước_01 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trường hợp bị ép về nước_02 Không nhận được ngày nghỉ phép Chị Sim đã tự thương lượng với công ty và có được 1 tuần nghỉ có lương Thực tập sinh kỹ năng có quyền lấy ngày nghỉ phép (nghỉ có lương). Bạn hãy tự thương lượng với công ty hoặc nhờ OTIT, các tổ chức hỗ trợ tư vấn nhé. Bị giữ hộ chiếu, thẻ lưu trú Có công ty tiếp nhận và nghiệp đoàn giữ hộ chiếu, thẻ lưu trú của thực tập sinh. Điều này là trái với pháp luật, bạn hãy liên lạc với OTIT nhé. OTIT sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Nếu xin chứng nhận tị nạn thì có thể làm việc ở Nhật? Người môi giới ác ý có thể đưa ra lời đề nghị là “6 tháng sau khi nộp đơn xin tị nạn, bạn sẽ được tự do làm việc tại Nhật Bản.” Tuy nhiên, hiện nay, những người không phải là người tị nạn khi xin chứng nhận sẽ không được cấp phép và có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam. Chưa có trường hợp thực tập sinh kỹ năng nào được công nhận là người tị nạn tại Nhật. Mang thai Số thực tập sinh mang thai trong thời gian thực tập đang tăng lên. Nhiều trường hợp bị nói là phải về nước và kết thúc thực tập giữa chừng nhưng pháp luật quy định không được lấy lý do là mang thai để huỷ hợp đồng với thực tập sinh. Có thể bạn sẽ cần ai đó giúp bạn chăm sóc cho con sau khi sinh, song bạn có thể nghỉ một thời gian rồi quay lại thực tập tiếp. Tổ chức hỗ trợ “Hội Hỗ trợ Cộng Sinh Việt Nhật” đã có kinh nghiệm trong việc hỗ trợ này.
06/01/2022
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài