Category | Tin mới nhất
Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...
7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
02/05/2024Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
13/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Bạn có biết đến cụm từ “Toroku shien kikan” – “Cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép” không? Công ty tiếp nhận có nghĩa vụ hỗ trợ những người nước ngoài làm việc với tư cách Kỹ năng đặc định số 1. Nếu công ty đó không thể tự mình hỗ trợ, họ sẽ nhờ Cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép làm thay. Bài viết này sẽ giới thiệu về Cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép. Cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép là gì? Công ty tiếp nhận người nước ngoài làm việc với tư cách Kỹ năng đặc định (số 1) có nghĩa vụ hỗ trợ những người nước ngoài các việc dưới đây. 1. Hướng dẫn về cuộc sống ở Nhật trước khi người nước ngoài nhập cảnh vào Nhật 2. Đón tại sân bay khi mới sang, đưa ra sân bay khi về nước 3. Hỗ trợ việc đảm bảo chỗ ở (bao gồm cả việc bảo lãnh thuê nhà) 4. Định hướng cuộc sống trong thời gian ở Nhật (bao gồm cả việc hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng và ký hợp đồng sử dụng điện thoại di động) 5. Hỗ trợ việc học tiếng Nhật để phục vụ cho đời sống 6. Giải quyết các vấn đề mà người lao động cần trao đổi hoặc đang gặp khúc mắc 7. Cung cập thông tin và hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính (đi cùng) 8. Tạo cơ hội giao lưu với người Nhật 9. Dù không có nghĩa vụ nhưng vẫn hỗ trợ người lao động chuyển việc trong trường hợp cho người lao động thôi việc Có những công ty tiếp nhận tự mình thực hiện các việc hỗ trợ trên. Tuy nhiên, có hỗ trợ phải thực hiện bằng tiếng mẹ đẻ của người nước ngoài nên nhiều công ty uỷ thác việc hỗ trợ cho các cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép. Ngoài các hỗ trợ kể trên, một số cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép cũng có những hỗ trợ riêng của họ. Người nắm giữ cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép Thực tế, những tổ chức sau đây đang trở thành Cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép. ・ Nghiệp đoàn thực tập kỹ năng (Đoàn thể quản lý) ・ Công ty môi giới việc làm ・ Phòng soạn thảo văn bản hành chính và tư vấn bảo hiểm xã hội ・ Đoàn thể hỗ trợ người nước ngoài ・ Công ty hỗ trợ đời sống cho người nước ngoài Trừ ngành dịch vụ lưu trú và nhà hàng, với 12 ngành nghề còn lại, thực tập sinh đã hoàn thành khoảng 3 năm thực tập kỹ năng sẽ không cần thi và có thể chuyển sang tư cách Kỹ năng đặc định. Khi đó, nghiệp đoàn thường tiếp tục hỗ trợ với tư cách là một cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép. Nếu thực tập sinh muốn làm việc tại nơi khác với nơi đã thực tập, thực tập sinh sẽ được giới thiệu công ty mới thông qua các công ty môi giới v.v. Khi đó, các công ty môi giới sẽ trở thành cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép. Các đoàn thể thực hiện việc hỗ trợ như soạn thảo văn bản hành chính và tư vấn bảo hiểm xã hội, phiên dịch, hỗ trợ người nước ngoài, các công ty hỗ trợ về những vấn đề trong cuộc sống như tìm nhà, cung cấp điện thoại di động v.v. cũng là những cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép. Tuỳ vào cái gốc ban đầu của các cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép, ngoài những hỗ trợ là nghĩa vụ theo luật pháp, họ cũng có những hỗ trợ khác nữa. Khi tìm thông tin tuyển dụng liên quan đến thực tập kỹ năng, bạn hãy kiểm tra cả thông tin về cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép nhé. Để trở thành công ty hỗ trợ đã được cấp phép thì cần? Để trở thành công ty hỗ trợ đã được cấp phép, tổ chức đó phải nhận được sự cho phép của Cục quản lý xuất nhập cảnh. Khi xin cấp phép, cần đáp ứng các điều kiện dưới đây. ・ Có người chịu trách nhiệm, phụ trách hỗ trợ người nước ngoài làm việc với tư cách Kỹ năng đặc định. ・ Trong vòng 2 năm, có tiếp nhận người lưu trú trung và dài hạn (người ở Nhật trên 3 tháng) ・ Trong 5 năm trong quá khứ, có hơn 2 năm hỗ trợ tư vấn đề cuộc sống cho người lưu trú trung và dài hạn. ・ Trong vòng 1 năm, trong sự quản lý của mình, không có người nước ngoài làm việc với tư cách thực tập kỹ năng và kỹ năng đặc định mất tích. Ngoài ra, công ty tiếp nhận sẽ chi trả chi phí cho cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép. Người nước ngoài làm việc với tư cách Kỹ năng đặc định không phải chịu khoản phí hỗ trợ này. Nếu cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép không hỗ trợ người nước ngoài một cách thích hợp hoặc không nộp cho Cục quản lý xuất nhập cảnh các hồ sơ cần thiết thì việc cấp phép sẽ bị Cục quản lý xuất nhập cảnh hủy bỏ.
01/04/2021
Không phải cứ đến Nhật rồi là tự động nói được tiếng Nhật. Các bạn kỹ sư và thực tập sinh ở Nhật đều đang đi làm nên hầu như không có cơ hội học tiếng Nhật. Thêm nữa, các bạn lưu học sinh cũng nên có thêm nhiều cơ hội giao tiếp bằng tiếng Nhật. Đối với các bạn sắp sang Nhật hoặc đã ở Nhật được vài năm, KOKORO khuyến khích các bạn nên tham gia các lớp học tiếng Nhật tình nguyện. 〈Nội dung bài viết〉 1. Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện là gì 2. Cách tìm lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện 3. Cách tìm lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện (ứng dụng thực tế) 4. Trải nghiệm của tiền bối ①: Cả hai vợ chồng được cô giáo giúp đỡ 5. Trải nghiệm của tiền bối ②: Giao lưu với các giáo viên ngoài giờ học 6. Các trải nghiệm đa dạng của tiền bối (có kèm link bài viết) 1. Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện là gì Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện là gì Ở Nhật có rất nhiều lớp dạy tiếng Nhật miễn phí hoặc học phí thấp do các tổ chức giao lưu quốc tế, hội nhóm người Việt tổ chức. Tại những lớp học này, các tình nguyện viên hoặc bán tình nguyện viên người Nhật và sempai người Việt sẽ trở thành giáo viên đứng lớp, hỗ trợ các bạn người nước ngoài và các hậu bối người Việt nâng cao năng lực tiếng Nhật. Các lớp đông học sinh thường có chương trình học và các bài kiểm tra định kì. Tuy nhiên, phần lớn các lớp không tập trung vào dạy từ vựng và ngữ pháp như các trường học tiếng, mà tập trung nâng cao kỹ năng giao tiếp của học sinh. Cũng có những lớp học 1 thầy 1 trò, nội dung bài học không theo chương trình cố định mà được điều chỉnh sao cho phù hợp với đề xuất và nhu cầu của học sinh. Một số lưu học sinh cũng đã mang sách vở ôn thi định kì ở trường Nhật ngữ (có trả học phí) đến lớp tiếng Nhật tình nguyện để nhờ thầy cô ôn tập cho. Ưu điểm của lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện Đến với lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện, bạn không chỉ được nâng cao năng lực tiếng Nhật. Bạn có thể giao lưu, trao đổi thông tin với những bạn người nước ngoài học cùng, trao đổi với thầy cô giáo về các vấn đề khó khăn khi sống ở Nhật v.v. Có cố vấn người Nhật ở bên cạnh thì bạn cũng sẽ vững tin hơn khi sống ở Nhật phải không nào. 2. Cách tìm lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện 【Cách 1】 Hỏi các bộ phận hỗ trợ người nước ngoài hoặc phụ trách giao lưu quốc tế của các tỉnh thành trên khắp Nhật Bản. 【Cách 2】 Hỏi các tổ chức giao lưu quốc tế của địa phương, thành phố, quận, huyện v.v. ※Thông thường, trên trang chủ của các tổ chức giao lưu quốc tế đều có giới thiệu về lớp dạy tiếng Nhật. Danh sách các tổ chức quốc tế hóa và các tổ chức giao lưu quốc tế trên toàn Nhật Bản (tiếng Nhật) 【Cách 3】 Tìm kiếm các lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện trên toàn Nhật Bản thông qua website: U-Biq (Thông tin về các lớp tiếng Nhật tình nguyện trên toàn Nhật Bản) 【Cách 4】 Càng ngày càng có nhiều các lớp tiếng Nhật do các hội nhóm người Việt và các tiền bối người Việt đứng ra tổ chức. Hội người Việt ở Sendai (SenTVA) mở lớp dạy tiếng Nhật quy mô lớn ở thành phố Sendai tỉnh Miyagi. Hội người Việt tại Ibaraki cũng bắt đầu mở lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện từ năm 2021. Tại tỉnh Miyazaki, các anh chị người Việt đầy tâm huyết đã mở lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện từ năm 2020. Bạn hãy thử tìm các đoàn thể và hội nhóm người Việt của nơi mình đang sống thông qua Facebook nhé! 3. Cách tìm lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện (ứng dụng thực tế) Trải nghiệm của tiền bối (du học sinh, nữ giới) Nói về trường hợp của tôi thì ngay sau khi sang Nhật, tôi đã đến UBND Quận Suginami (Tokyo) để làm thủ tục đăng kí nơi ở, sau đó tôi được nhân viên hành chính phát cho tập tài liệu nói về cách sống ở Nhật, các thông tin liên quan đến cuộc sống ở địa phương. Trong số các tài liệu đó có tờ rơi về lớp học tiếng Nhật do “Hội giao lưu Quận Suginami” tổ chức, trên tờ rơi có giới thiệu lớp tiếng Nhật (sơ cấp ~ trung cấp) và lớp luyện thi Năng lực tiếng Nhật. Có nhiều thể loại lớp học như lớp 1 thầy 1 trò, lớp nhiều người, lớp có thể dẫn theo con v.v. Học phí của các lớp cũng rất đa dạng, lớp miễn phí, lớp có học phí 2000 yên cho 10 buổi, lớp có học phí cao nhất cũng chỉ 800 yên / buổi. Hội giao lưu Quận Suginami (lớp tiếng Nhật học phí thấp) Tôi đã tham gia lớp học này và tìm kiếm thêm cả những lớp học khác nữa vì tôi muốn luyện tập giao tiếp tiếng Nhật thêm. Vì vậy, tôi đã hỏi thêm các bạn cùng lớp ở quận Suginami, thu thập tờ rơi của các trường tiếng sau đó tìm thêm được lớp của thành phố Fuchu và thành phố Musashino (đều ở Tokyo), tôi đã đi học cả 2 lớp đó. Theo kinh nghiệm của tôi, cách nhanh nhất để bạn có thể tìm ra lớp học phù hợp với mình là đến trực tiếp lớp học để xem tình hình như thế nào rồi trao đổi với người phụ trách. Salon Giao lưu quốc tế Fuchu (Hỗ trợ học tiếng Nhật miễn phí) Hội giao lưu quốc tế thành phố Musashino (Lớp tiếng Nhật học phí thấp) 4. Trải nghiệm của tiền bối ①: Cả hai vợ chồng được cô giáo giúp đỡ Bộ kimono cô giáo lớp tiếng Nhật đã mang đến cho vợ chồng tôi Trải nghiệm của sempai (kỹ sư, nam giới) Vợ tôi cũng đã theo tôi sang Nhật khi tôi đang làm kĩ sư ở tỉnh Gunma, chẳng bao lâu cô ấy đã mang bầu nhưng khi đó vợ tôi không hiểu tiếng Nhật nên đã rất khổ sở. Cuối tuần thì chúng tôi ở cùng nhau nhưng ngày thường thì xung quanh cô ấy không có bạn bè người Việt. Người đã giúp đỡ cô ấy chính là các thầy cô giáo người Nhật ở lớp dạy tiếng Nhật miễn phí. Ban đầu, vợ tôi dùng xe đạp đi đến lớp học cách nhà 5km, 2 buổi 1 tuần. Hai cô giáo lớn tuổi của lớp đó không chỉ dạy tiếng Nhật cho vợ tôi, hai cô ấy còn rất quan tâm đến vợ tôi, cùng cô ấy đi khám ở bệnh viện, đi mua sắm v.v. Thêm vào đó, khi bụng vợ tôi to hơn, không thể đi đến lớp thì hai cô ấy đã thay phiên nhau tới nhà dạy tiếng Nhật và hỗ trợ vợ chồng tôi rất nhiều. Chúng tôi đã được giúp đỡ rất nhiều, các cô ấy là ân nhân của chúng tôi. Kết bạn tại lớp học tiếng Nhật Sau đó, tôi đã chuyển từ tỉnh Gunma đến tỉnh Kanagawa để làm việc. Ở nơi làm việc mới chỉ có tôi là người nước ngoài. Tại lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện ở nơi tôi chuyển đến, tôi đã gặp được 3 gia đình người Việt có hoàn cảnh giống vợ chồng tôi. Nhóm chúng tôi đã cùng nhau tổ chức ăn uống, giao lưu giữa các cặp vợ chồng và con cái, vợ tôi đã có nhóm bạn mới “nhóm các bà mẹ”. 5. Trải nghiệm của sempai ②: Giao lưu với giáo viên ngoài giờ học Trải nghiệm của tiền bối (thực tập sinh kỹ năng, nữ giới) Tôi đang tham gia lớp dạy tiếng Nhật miễn phí do Hội giao lưu quốc tế của địa phương tổ chức. Tại nhà máy ở tỉnh Osaka nơi tôi làm việc có khoảng 10 người Việt đang làm kỹ năng đặc định hoặc thực tập sinh kỹ năng nhưng chỉ có mình tôi là nữ. Tôi cũng không quen bạn nữ nào ở gần nhà, nhưng các cô giáo ở lớp dạy tiếng Nhật đã coi tôi như con gái, mời tôi tới nhà rồi cùng nấu ăn, cùng trò chuyện. Khi tôi đỗ N3 (JLPT), 2 cô đã chiêu đãi tôi thịt nướng. (= Ảnh) 6. Các trải nghiệm đa dạng của tiền bối (có kèm link bài viết) Bạn cũng có thể đọc thêm trải nghiệm tham gia lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện của các tiền bối khác theo link đính kèm dưới đây. ◇ Vợ của lưu học sinh (tỉnh Osaka) Ban đầu học tiếng Nhật ở lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện, sau đó nhập học trường Nhật ngữ (có trả học phí) từ trình độ trung cấp ◇ Thực tập sinh kỹ năng (tỉnh Mie) Học ôn thi N2 tại lớp dạy tiếng Nhật miễn phí qua Skype ◇ Thực tập sinh kỹ năng (tỉnh Nara) Rèn luyện kĩ năng giao tiếp tại lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện, sau đó yêu và kết hôn với người Nhật ◇ Thực tập sinh kỹ năng (tỉnh Tochigi) Học tiếng Nhật 2 tiếng mỗi thứ bảy, chủ nhật ở lớp tiếng Nhật miễn phí ◇ Thực tập sinh kỹ năng (tỉnh Yamanashi) Đừng tham cái lợi trước mắt mà hãy nghĩ đến thu nhập lâu dài / Bí quyết học để thi đỗ N1 của tôi ◇ Thực tập sinh kỹ năng (tỉnh Shizuoka) Học tiếng Nhật và tham gia nhiều hoạt động địa phương ở tổ chức giao lưu quốc tế
24/03/2021
Gặp gỡ sempai số này Trần Diệu Anh Năm 2011Tốt nghiệp trường THPT Nguyễn Gia Thiều〈Hà Nội〉 Năm 2011Nhập học khoa Đông phương học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội Năm 2013Du học tại Đại học Tokyo (10 tháng) Năm 2016Nhập học khoa Nhật Bản học (Khoa
09/12/2020
Xin chào tất cả mọi người. Bạn sử dụng loại từ điển nào khi học tiếng Nhật? Gần đây, số lượng người sử dụng từ điển giấy đã giảm xuống, song song với đó số người sử dụng ứng dụng từ điển trên điện thoại thông minh cũng tăng lên. Những ứng dụng từ điển này rất hữu ích, nhưng vì số lượng quá nhiều ứng dụng, nhiều người có thể không biết nên chọn ứng dụng nào hoặc ứng dụng nào phù hợp với trình độ của mình. Lần này, mình sẽ giới thiệu các ứng dụng phù hợp với từng cấp độ tiếng Nhật từ sơ cấp đến nâng cao. Ngoài ra, mình cũng sẽ giới thiệu các tính năng về chức năng từ điển của từng ứng dụng và chức năng hỗ trợ học tập. Mazii (Mazii 2) Mazii được biết đến là ứng dụng đa chức năng bao gồm tra từ điển, dịch thuật văn bản và cung cấp thông tin, gần đây Mazii 2 cũng đã được phát hành. Khi tra nghĩa của từ hoặc câu trong Mazii, bạn có thể tra cứu từ bằng giọng nói cũng như ghi bằng tay. Ngoài ra, khi bạn chụp ảnh một từ hoặc câu bằng máy ảnh, ứng dụng sẽ đọc nó và dịch nó cho bạn. Tính năng này cũng gần giống như Google Dịch. Ngoài chức năng từ điển, Mazii còn có các nội dung hỗ trợ học tập như " Đọc bản tin tiếng Nhật đơn giản", "Luyện thi JLPT (Kỳ thi Năng lực Nhật ngữ)", "Bài kiểm tra thử JLPT". Chức năng dịch (trái), Luyện thi JLPT (phải) Đọc bản tin tiếng Nhật đơn giản (trái), Bài kiểm tra thử JLPT (phải) Ưu điểm của Mazzi ✔︎ Bạn có thể nhập các từ bạn muốn tra cứu bằng giọng nói hoặc hình ảnh (ảnh chụp). ✔︎ Có mục bình luận (comment) được viết bởi người dùng đã đăng ký thành viên trong phần bình luận cuối từng từ, rất hữu ích. ✔︎ Có nội dung học tiếng Nhật qua hình thức e-learning. ✔︎ Có hỗ trợ cả phiên bản ứng dụng điện thoại và phiên bản web tra qua máy tính. Nhược điểm của Mazzi ✔︎ Có nhiều quảng cáo. Nếu không muốn thấy quảng cáo, bạn cần nâng cấp lên "Premium". Mazzi phù hợp với người học trình độ: Sơ cấp, Trung cấp Đánh giá cá nhân SUGE DICT Ứng dụng này được phát triển bởi một nhóm sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Có rất nhiều ứng dụng từ điển dành cho điện thoại thông minh, nhưng ứng dụng này có thể hơi khó sử dụng so với các ứng dụng khác. Ứng dụng này phù hợp với những người muốn tìm hiểu ý nghĩa của tiếng Nhật trong cả tiếng Việt và tiếng Anh. Ứng dụng này có chức năng hiển thị liên tục màn hình. Ngay cả khi bạn đang học trong khi sử dụng ứng dụng, nếu bạn tiếp tục không chạm vào màn hình, chức năng ngủ (tạm dừng) sẽ hoạt động và màn hình sẽ biến mất. Vì lý do này, bạn phải đánh thức chức năng tạm dừng của điện thoại thông minh mỗi khi tra từ. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng chức năng hiển thị liên tục của ứng dụng, màn hình sẽ không biến mất, và bạn sẽ không phải nhấn nút đánh thức mỗi khi sử dụng từ điển. Tính năng ① Có thể nhập bằng chữ viết tay, nhập bằng giọng nói và nhập qua camera. ② Được liên kết với Google Dịch (bản dịch trực tuyến) ③ Có chức năng đọc to văn bản. ④ Bạn có thể tìm kiếm Kanji theo Bộ thủ. Nhập liệu bằng chữ viết tay (trái), bản dịch trực tuyến (phải) Chức năng đọc to văn bản (trái), chức năng tìm kiếm tìm kiếm Kanji theo Bộ thủ(phải) Ưu điểm của SUGE DICT ✔︎ Phiên bản miễn phí cũng có sẵn nhiều tính năng. ✔︎ Có các công cụ phân tích văn bản có thể giúp bạn cải thiện khả năng đọc hiểu của mình. ✔︎ Có chức năng hiển thị liên tục màn hình. Nhược điểm của SUGE DICT ✔︎ Nếu bạn không thường xuyên nâng cấp, các vấn đề có thể xảy ra. ✔︎ Một số từ được giải thích kém và cần được điều tra thêm bằng các cách khác để hiểu đầy đủ ý nghĩa của các từ đó. SUGE DICT phù hợp với người học trình độ: Sơ cấp, Trung cấp Đánh giá cá nhân Jdict Jdict đã được phát triển với mục đích dễ sử dụng cho những người đang học tiếng Nhật hoặc làm việc bằng tiếng Nhật, và nội dung của từ điển cũng xác thực. Các chức năng khác với từ điển bao gồm hiển thị lịch sử, đăng ký yêu thích, nhập bằng chữ viết tay (thậm chí ngoại tuyến), tìm kiếm từ trong romaji và đọc từ. Tìm kiếm từ (trái), nhập bằng chữ viết tay (phải) Tìm kiếm từ Romaji (trái), đọc từ (phải) Ưu điểm của Jdict ✔︎ Thiết kế đơn giản và dễ nhìn. Màn hình tìm kiếm được hiển thị ngay khi bạn mở ứng dụng. ✔︎ Chuyển trang mượt mà và ổn định. ✔︎ Liên kết với Google Dịch. ✔︎ Có các công cụ phân tích văn bản có thể giúp bạn cải thiện khả năng đọc hiểu của mình. ✔︎ Mục đóng góp từ người dùng cũng hữu ích. Nhược điểm của Jdict ✔︎ Có nhiều quảng cáo. Bạn cần nâng cấp lên phiên bản trả phí để loại bỏ quảng cáo. ✔︎ Một số từ được giải thích kém và cần điều tra thêm bằng các cách khác để hiểu đầy đủ ý nghĩa của từ đó. Jdict phù hợp với người học trình độ: Sơ cấp, Trung cấp Đánh giá cá nhân Weblio国語辞典 Weblio chắc chắn một trong những cái tên tiêu biểu của các từ điển Nhật-Nhật tra cứu qua web và gần đây, đã cho ra mắt một phiên bản ứng dụng tra cứu qua điện thoại. Ngoài chức năng tra từ, còn có nhiều câu ví dụ, rất hữu ích cho việc nâng cao khả năng đọc hiểu. Ngoài ra còn có nội dung được gọi là "Lịch sử tìm kiếm" hiển thị lịch sử các từ bạn đã tìm kiếm và mục "Xu hướng" hiển thị bảng xếp hạng các từ được tìm kiếm nhiều trong thời gian gần đây. Tra cứu từ bằng chữ viết tay (trái), Mục xu hướng (phải) Lịch sử tìm kiếm (trái), Các từ mới (phải) Ưu điểm của Weblio ✔︎ Đôi khi các từ khó xuất hiện trong phần giải thích nghĩa, nhưng khi bạn nhấp vào một trong các từ được gạch chân, nghĩa của từ đó cũng sẽ đồng thời được hiển thị. ✔︎ Thông tin từ lấy từ nguồn của "Digital Daijisen" được sử dụng cho nội dung tra cứu nên độ tin cậy và chính xác được đảm bảo cao. ✔︎ Bạn cũng có thể tra cứu các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, câu ví dụ và cách sử dụng từ cùng một lúc. ✔︎ Ngoài ra còn có phiên bản web. Nhược điểm của Weblio ✔︎ Kích thước của quảng cáo trên màn hình lớn. ✔︎ Đối với người ở trình độ sơ cấp và người học trung cấp, đôi khi việc giải thích nghĩa hoàn toàn bằng tiếng Nhật sẽ khá khó hiểu. Weblio phù hợp với người học trình độ: Trung cấp, Cao cấp Đánh giá cá nhân Kết luận Trong nội dung bài viết này, mình đã giới thiệu các tính năng của các ứng dụng từ điển nổi bật gần đây và phân theo các cấp độ tiếng Nhật của người dùng tương ứng. Mình cũng đã ghi rõ đây là quan điểm đánh giá cá nhân (mang tính chất tham khảo). Do đó, tùy người sử dụng sẽ có các trải nghiệm khác nhau nên các bạn hãy tải về và dùng thử nhé. Mỗi ứng dụng đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, vì vậy hãy tìm một ứng dụng phù hợp với trình độ và sở thích tiếng Nhật của bạn và dùng nó để học. Bạn sẽ tiến bộ trong việc học tiếng nhiều hơn khi bạn quen thuộc với việc sử dụng từ điển đấy. Mình hy vọng các bạn có thể ngày càng nâng cao trình độ tiếng Nhật của bản thân! ^^
14/09/2021
[iconpress id="local_1009" title="bulb" style="color:#525252; font-size:30px;" ] 【Điểm chính của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”】 Đối tượng nghiệp vụ = các công việc đỏi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ liên quan đến quốc tế (= Không chấp nhận các công việc lao động đơn giản) Điều kiện cần = Tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc trường chuyên môn tại Nhật hoặc có kinh nghiệm về một nghiệp vụ nhất định Tiêu chuẩn về lương = Mức lương bằng hoặc cao hơn lương của người Nhật trong lĩnh vực tương tự Có thể dẫn gia đình theo Có thể chuyển việc Có thể xin “Vĩnh trú” nếu đủ điều kiện “tổng thời gian làm việc ở Nhật hơn 5 năm” <Nội dung bài viết> 1. Đặc trưng của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” 2. Đối tượng nghiệp vụ của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” 3. Tính nhất quán trong chuyên ngành khi du học và ngành nghề làm việc 1. Đặc trưng của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Một ví dụ về nơi làm việc của kỹ sư Khi làm việc ở Nhật Bản, người nước ngoài thường có tư cách điển hình là “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”, thường được gọi là “Visa lao động”. Ngoài ra cũng được gọi tắt là “Kỹ – Nhân – Quốc”. Theo nguyên tắc, đây là tư cách lưu trú để thực hiện các công việc sử dụng chất xám nên phần lớn thường là “kỹ sư”, “phiên dịch”, “biên dịch” v.v. Điều kiện của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Để có được tư cách lưu trú này, bạn cần tốt nghiệp đại học, cao đẳng hay các trường chuyên môn trở lên ở Nhật hoặc có kinh nghiệm về một nghiệp vụ nhất định. 1 Yêu cầu về trình độ học vấn ・Tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng (tốt nghiệp đại học tại Nhật Bản hoặc tại nước ngoài đều được) ・Tốt nghiệp trường chuyên môn ở Nhật ※Tuy nhiên, khi xét duyệt hồ sơ thay đổi tư cách lưu trú, việc chuyên cần trong thời gian đi học cũng như thời gian làm thêm (có làm thêm quá số giờ quy định theo luật hay không) v.v. là những mục bị kiểm tra kĩ. 2 Yêu cầu về kinh nghiệm thực tế ・Dù không đạt yêu cầu về trình độ học vấn như trên, nếu có kinh nghiệm thực tế trên 10 năm (bao gồm cả thời gian học kiến thức liên quan đến công việc ở trường THPT, trường chuyên môn, đại học) thì có thể lấy tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”. ・Về các ngành “biên dịch”, “phiên dịch”, “dạy ngoại ngữ”, “quảng cáo”, “truyền thông hoặc giao dịch nước ngoài”, “thiết kế thời trang hoặc nội thất”, “phát triển sản phẩm” v.v. thì chỉ cần kinh nghiệm làm việc trên 3 năm. Hình thức tuyển dụng, dẫn theo gia đình, chuyển việc v.v. ① Hình thức tuyển dụng ・Làm toàn thời gian, thời hạn hợp đồng ít nhất là 1 năm. Có nhiều hình thức tuyển dụng như nhân viên chính thức, nhân viên hợp đồng, nhân viên trả lương theo giờ (1 tuần làm trên 30 tiếng) v.v. ② Tiêu chuẩn về lương ・Mức lương bằng hoặc cao hơn lương của người Nhật trong lĩnh vực tương tự. ③ Dẫn theo gia đình ・Có thể dẫn theo gia đình sang Nhật. ④ Chuyển việc ・Có thể chuyển việc. ⑤ Điều kiện xin “Vĩnh trú” ・Để có được tư cách lưu trú “Vĩnh trú” thì bạn phải có tư cách lưu trú được tính số giờ làm việc và điều kiện cần là “ở Nhật liên tục và làm việc trên 5 năm”. Số thời gian đã làm trong thời gian thực tập kỹ năng và kỹ năng đặc định số 1 không được tính vào số năm làm việc liên tục để xin vĩnh trú nhưng tư cách Kỹ - Nhân – Quốc và kỹ năng đặc định số 2 được tính nếu làm việc trên 5 năm. Ngoài ra, cũng có các điều kiện cần khác như “ở Nhật liên tục trên 10 năm”, “hành vi, lối sống tốt đẹp” v.v. 2. Đối tượng nghiệp vụ của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Đối tượng nghiệp vụ ① Kỹ thuật ・Công việc có sử dụng ngoại ngữ hay không đều được ・Công việc sử dụng kiến thức hoặc kỹ thuật về khoa học tự nhiên đã được học ở đại học, trường chuyên môn v.v. (ngành tự nhiên) ・Ví dụ cụ thể = kỹ sư IT (lập trình viên, kỹ sư hệ thống), nhân viên thiết kế WEB, nhân viên phát triển nghiên cứu – thiết kế, quản đốc nhà máy, quản lý sản xuất trong nhà máy (không làm việc chân tay). ② Tri thức nhân văn ・Công việc có sử dụng ngoại ngữ hay không đều được ・Công việc sử dụng kiến thức về ngành khoa học xã hội như luật, kinh tế v.v. đã được học ở trường đại học, trường chuyên môn v.v. (ngành xã hội) ・Ví dụ cụ thể = Kế toán, nhân viên pháp luật, kinh doanh, tài chính, nhân sự, tổng vụ, kế hoạch, ngoại thương ③ Nghiệp vụ quốc tế ・Công việc sử dụng ngoại ngữ hàng ngày, công việc đòi hỏi sự tư duy và nhạy bén về văn hóa nước ngoài. ・Ví dụ cụ thể = nghiệp vụ ngoại thương, liên hệ với các doanh nghiệp có chi nhánh ở nước ngoài, các công ty đối tác; làm việc tại các cửa hàng miễn thuế có nhiều khách nước ngoài, các cửa hàng kinh doanh nhỏ như hiệu thuốc (drug store) (trừ các nhà hàng và cửa hàng tiện lợi); quản lý thực tập sinh kỹ năng, lưu học sinh người nước ngoài – phụ trách phiên dịch; làm việc tại khách sạn (chỉ bao gồm công việc lễ tân hoặc liên lạc với các công ty du lịch nước ngoài); làm việc tại công ty du lịch, công ty bất động sản dành cho người nước ngoài, công ty biên-phiên dịch. ④ Nghiệp vụ liên quan đến Cool Japan (Anime hoặc lĩnh vực thời trang, thiết kế) ・Công việc dành cho những người đã tốt nghiệp khóa học về anime, thời trang, thiết kế tại đại học, trường chuyên môn ở Nhật và có kiến thức về lĩnh vực này (sản xuất anime, thiết kế nhân vật trò chơi v.v., thiết kế thời trang v.v. Nghiệp vụ không được làm ① Giới hạn trong các công việc đòi hỏi kỹ thuật, tri thức, tính nhạy bén ・Về nguyên tắc, tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” là tư cách để làm các công việc sử dụng chất xám. Dù làm việc trong các nhà máy thì cũng phải làm các công việc liên quan đến kiến thức kỹ thuật chuyên môn, không được làm các công việc chân tay thuần túy. “Nghiệp vụ quốc tế” để chỉ những công việc sử dụng tính nhạy bén, văn hóa của nước ngoài. Với các công việc không sử dụng kiến thức hoặc tính nhạy bén như thế thì không được làm với tư cách lưu trú này. ② Nghiệp vụ không được làm ・Ví dụ về những công việc không được chấp nhận = nhân viên phục vụ bàn trong các nhà hàng, phụ bếp, nhân viên bán hàng ở cửa hàng tiện lợi, công nhân công trường, bảo vệ, công nhân nhà máy, công nhân chế biến nông lâm thủy sản, nhân viên dọn dẹp, thay ga trải giường, làm tóc, mát xa trong khách sạn. 3. Tính nhất quán trong chuyên ngành khi du học và ngành nghề làm việc Sau khi tốt nghiệp đại học, trường chuyên môn rồi đi làm ở Nhật thì phần lớn lưu học sinh nhận được tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” nhưng trên thực tế tùy thuộc vào loại hình cơ sở giáo dục và chuyên ngành theo học, có trường hợp dễ dàng chuyển đổi sang tư cách lưu trú này, có trường hợp thì không. Nếu bạn không biết điều này mà đi du học thì có thể bạn sẽ không được làm công việc mình mong muốn tại Nhật nên bạn hãy chú ý nhé ! Nơi làm việc bị giới hạn do cách chọn trường và chuyên ngành học Sau khi kết thúc thời gian du học, nếu bạn muốn đi làm với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” thì bạn có thể xin những công việc phù hợp với những “kỹ thuật”, “tri thức nhân văn” mà bạn đã học được ở trường đại học, trường chuyên môn v.v. ① Trường hợp tốt nghiệp đại học Công việc có phù hợp với chuyên ngành của bạn hay không được đánh giá như sau: nếu bạn tốt nghiệp trường đại học thì khả năng phù hợp cao, còn nếu là trường chuyên môn thì khả năng phù hợp thấp. Ví dụ, dù bạn tốt nghiệp ở bất kì khoa nào của đại học như khoa văn học, khoa luật, khoa kinh tế v.v. thì các nhóm công việc có thể làm với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” cũng không có sự thay đổi. Và trong trường hợp này, “đại học” ở đây không chỉ nói riêng đại học ở Nhật, nếu bạn tốt nghiệp đại học ở Việt Nam thì cũng được xét như tốt nghiệp đại học ở Nhật. ② Trường hợp tốt nghiệp trường chuyên môn Mặt khác, nếu bạn tốt nghiệp trường chuyên môn, khi xin tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”, bạn sẽ bị xét duyệt kỹ hơn về mối tương quan giữa chuyên ngành ở trường chuyên môn và nội dung công việc sắp làm. Thực tế, có rất nhiều trường hợp đã nhận được quyết định tuyển dụng tại Nhật nhưng không thể xin được tư cách lưu trú do không được công nhận mối tương quan giữa chuyên ngành của trường chuyên môn và ngành nghề làm việc. Khi bạn học lên một trường chuyên môn ở Nhật, bạn phải suy nghĩ về công việc tương lai của mình và đưa ra lựa chọn thật thận trọng. Với những trường chuyên môn tốt, họ sẽ tư vấn cho bạn cách lựa chọn khóa học trước khi nhập học, bạn nên trao đổi với trường nhé! ※Những người Việt làm việc ở Nhật với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” không phải chỉ có những người đã tìm việc tại Nhật. Các anh chị tiền bối đã trải qua rất nhiều con đường khác nhau để có được tư cách này. Chúng ta hãy cùng xem các ví dụ thực tế ở bài tiếp theo.
30/06/2019
Trước khi du học hãy làm việc này part_1 1. Bắt đầu học tiếng Nhật và đỗ N3 sau 10 tháng 2. Bí quyết ôn thi N3 của mình 3. Tiếng Nhật trong cuộc sống 4. Tổng kết Trước khi du học hãy làm việc này part_1 Các bạn có biết không, khởi điểm của những anh chị đã có N1, N2 (JLPT) cũng bắt đầu từ N5 đấy. Hãy học hỏi và vận dụng các phương pháp học tập của các anh chị đi trước để nâng cao năng lực tiếng Nhật của bản thân và có thêm nhiều cơ hội phát triển công việc sau này nhé. Thêm nữa, nếu bạn có ý định đi du học thì trước khi đi hãy cố gắng học thật nhiều tiếng Nhật ở Việt Nam, điều này sẽ giúp quá trình du học của bạn đạt được hiệu quả cao hơn đấy. Vì vậy, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn chuỗi bài viết về phương pháp học tập của các anh chị đã trau dồi tiếng Nhật thật tốt ở Việt Nam trước khi đi du học. Bài viết lần này là câu chuyện về một anh sempai đã tốt nghiệp Cao Đẳng, đi làm, sau đó bỏ việc, bắt đầu học tiếng Nhật, có được bằng N3 sau 10 tháng học tập nên đã rút ngắn được 1 năm du học ở Nhật. 1. Bắt đầu học tiếng Nhật và đỗ N3 sau 10 tháng Mình đã học nấu ăn ở một trường Cao Đẳng, sau đó lấy được Chứng chỉ đầu bếp của Việt Nam. Trong thời gian học tập ở trường Cao Đẳng, mình đã làm thêm tại một nhà hàng thịt nướng của Nhật ở Hà Nội. Ngay trước khi tốt nghiệp, mình trở thành nhân viên chính thức của nhà hàng đó và đã được phụ trách nấu các món ăn Nhật Bản nhưng với nguyện vọng muốn nấu được các món Nhật Bản chuẩn vị hơn, mình đã quyết định đi du học Nhật Bản. Mình nghỉ việc ở nhà hàng thịt nướng rồi bắt đầu tham gia lớp học tiếng Nhật vào tháng 9 năm 2013, lần đầu tiên mình học tiếng Nhật. Mình cần tiếng Nhật như một phương tiện để học nấu ăn nên đã cố gắng học tập chăm chỉ, sau 3 tháng mình đã đỗ được N5 (JLPT).Mình đã bị trượt trong lần đầu tiên xin tư cách lưu trú để đi du học, nên dự định ban đầu của mình là tháng 7 năm 2014 đã phải chuyển thành tháng 4 năm 2015. Thời gian bắt đầu đi du học đã bị muộn 9 tháng nên trong khoảng thời gian đó mình đã cố gắng học tiếng Nhật hơn nữa, tháng 7 năm 2014 mình đã đỗ N3. Sau đây, mình sẽ giới thiệu với các bạn phương pháp học tiếng Nhật của mình nhé. 2. Bí quyết ôn thi N3 của mình Học ở nhà 3 tiếng mỗi ngày Trong vòng 1 năm rưỡi trước khi bắt đầu đi du học, ngoài việc học tiếng Nhật trên lớp, mình đã cố gắng làm những việc sau. ✔︎ Ngay cả khi ở nhà cũng học hơn 3 tiếng mỗi ngày, tập cho mình thói quen ngồi vào bàn học.✔︎ Học trước nhiều ngày các nội dung sẽ được học trên lớp.✔︎ Tự tạo cho mình cuốn tay sổ từ vựng, ngữ pháp phân loại theo cách của cá nhân để dễ dàng học tập.✔︎ Ngoài bộ sách “Minna no nihongo”, mình đã dùng thêm bộ sách “Shinkanzen Masuta”. Ngoài những việc kể trên, mình cũng cố gắng sử dụng tiếng Nhật trong đời sống hàng ngày. Tiết kiệm 1 năm chi phí du học! Bằng cách này, từ khi sinh ra, lần đầu tiên mình tập trung học trong suốt 1 năm rưỡi ở Việt Nam và đỗ được N3 trước khi đi du học. Hơn thế nữa, mình cũng đã cố gắng sử dụng thật nhiều tiếng Nhật trong cuộc sống thực tế. Nhờ vậy, sau khi sang Nhật, mình đã được bỏ qua năm thứ 1, lên thẳng năm thứ 2 và đã tốt nghiệp Nhật ngữ trong một năm. Vì các khóa học thường kéo dài 2 năm nên mình đã tiết kiệm được 1 năm chi phí du học. 3. Tiếng Nhật trong cuộc sống Kênh radio online mình dùng để học nghe Trước khi đi du học, trong cuộc sống hàng ngày, mình đã tạo cho mình những cơ hội tiếp xúc với tiếng Nhật như thế nào nhỉ. Mình sẽ giới thiệu thông qua bảng dưới đây nhé. ■ Tin tức trên radio online Mỗi buổi tối, mình nghe tin tức thời sự bằng tiếng Nhật trên radio online trong 20 phút. Các tin tức này đều có thể điều chỉnh tốc độ âm thanh. Ban đầu mình nghe mà không hiểu gì, nhưng sau nửa năm mình cũng đã bắt đầu quen và có thể nghe hiểu được. Mình vẫn tiếp tục nghe sau khi sang Nhật. ■ Kết bạn với người Nhật Bạn du học sinh người Nhật cùng làm việc với mình ở nhà hàng (Hà Nội) đã trở thành bạn luyện tập hội thoại tiếng Nhật với mình. Hơn nữa, thông qua sự giới thiệu của bạn ấy, mình đã quen thêm những bạn du học sinh người Nhật khác và chúng mình cùng giao lưu với nhau bằng tiếng Nhật. ■ Bắt chước lại những câu từ tiếng Nhật đã nghe được Mình nghe tiếng Nhật của người Nhật rồi bắt chước lại những câu từ nghe được. Bắt đầu từ những câu đơn giản như “otsukaresamadesu” (bạn đã vất vả rồi), “arigatogozaimasu” (cảm ơn) v.v. ■ Sử dụng những câu từ mình nhớ (khi đi làm thêm) Sau khi có N3, mình đã làm thêm ở một khách sạn có nhiều khách người Nhật trong 3 tháng. Mình đã làm công việc tiếp khách tại quầy lễ tân, tại nhà hàng trong khách sạn, nhờ đó mình có thể nghe các nhóm khách nói chuyện với nhau và nhớ được một số từ cách nói chuyện của người Nhật. Thi thoảng mình cũng có cơ hội giao tiếp với khách Nhật tại khách sạn để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của mình. ■ Sử dụng những câu từ mình nhớ (dạy cho người khác) Sau khi có N3, mình đã làm giáo viên dạy tiếng Nhật trong 7 tháng. Việc dạy tiếng Nhật cũng trở thành việc ôn luyện cho chính bản thân mình. ■ Cài đặt ngôn ngữ của điện thoại là tiếng Nhật (sau khi sang Nhật) Sau khi sang Nhật mình cố gắng tạo cho mình môi trường chỉ sử dụng tiếng Nhật. Chẳng hạn, mình chuyển chế độ ngôn ngữ của điện thoại sang tiếng Nhật. Đã nhiều lần mình định chuyển về chế độ tiếng Việt nhưng tiếng Nhật hiển thị trên màn hình điện thoại rất khó hiểu nên mình không thể chuyển lại được. Nhờ vậy mỗi lần sử dụng điện thoại là một lần học tiếng Nhật và chiếc điện thoại cũng là một người thầy dạy tiếng Nhật của mình. 4. Tổng kết Anh sempai trong bài viết lần này chưa bao giờ chuyên tâm học tập cho đến khi đưa ra quyết tâm nhớ tiếng Nhật để có thể học nấu ăn. Sau khi tìm ra mục tiêu lớn trong cuộc đời là học tiếng Nhật để sử dụng nó trong việc học nấu ăn, anh ấy đã nghiêm túc học tập. Cuối cùng, chúng ta cùng nhìn lại các điểm quan trọng trong phương pháp học của anh sempai này nhé. ✔︎ Ngay cả khi ở nhà cũng học hơn 3 tiếng mỗi ngày, tập cho mình thói quen ngồi vào bàn học.✔︎ Học trước nhiều ngày các nội dung sẽ được học trên lớp. ✔︎ Học nghe tiếng Nhật bằng tin tức trên radio online✔︎ Kết bạn và giao lưu với người Nhật✔︎ Tìm công việc làm thêm sử dụng tiếng Nhật Đây đều là những phương pháp học tiếng Nhật quen thuộc mà bạn cũng có thể làm phải không. Hãy tham khảo chúng để có thêm cơ hội tiếp xúc với tiếng Nhật và sử dụng nó cho các mục tiêu trong tương lai nhé! Sempai lần này Nguyễn Bá Phước Anh Phước sinh năm 1992, quê ở Sơn Tây, Hà Nội. Năm 2012, anh trở thành nhân viên chính thức của một nhà hàng thịt nướng Nhật Bản ở Hà Nội. Tháng 9 năm 2013, anh nghỉ việc rồi bắt đầu chuẩn bị đi du học. Tháng 12 năm đó, anh đã đỗ N5. Tháng 7 năm 2014, anh đỗ N3. Anh du học ở Nhật từ tháng 4 năm 2015. Anh đã học ở trường Nhật ngữ trong 1 năm, trường chuyên môn nấu ăn trong 2 năm và đã đi làm tại khách sạn ở Nhật. Sau 2 năm làm việc, anh nhận được quyết định chuyển việc về một nhà hàng ở Tokyo nhưng vì ảnh hưởng của COVID-19, anh đã bị hủy hợp đồng. Sau đó, anh được nhận vào làm việc tại một hệ thống nhà hàng lớn của Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại – tháng 5 năm 2021, anh đang chuẩn bị về nước.
27/05/2021
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài