Category | Tin mới nhất
Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...
7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
02/05/2024Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
13/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Xin chào các bạn. Hôm nay chúng ta sẽ tới Góc tiếng Nhật Việc học tiếng Nhật đôi khi thật nhàm chán và vô vị phải không nào? Không phải ai cũng có khá năng tập trung học liên tục hàng giờ, hàng ngày với các cuốn sách từ vựng và ngữ pháp khô khan, khó hiểu. Ở đây mình giới thiệu cho các bạn một phương pháp học dễ dàng và thoải mái hơn nhé! Đó là: học tiếng Nhật qua truyện tranh (manga) với một loạt các *Hây**Bùm**Chát**Hự*…bằng tiếng Nhật ^^ ◆ Tại sao lại là Manga: Vì rằng mà là …nó bắt đầu rất dễ dàng: ・ Nội dung của truyện trang sẽ bao gồm 2 phần: phần hình ảnh và phần chữ đi kèm. Dù không sõi tiếng Nhật lắm thì ta cũng có thể đoán được 1 phần nội dung qua hình vẽ. ・ Nội dung chữ trong truyện tranh chủ yếu là các đoạn hội thoại, sẽ có ích và đỡ nhàm chán. Nhưng lưu ý là văn phong mỗi chuyện 1 khác nên bạn nên chọn kỹ trước khi bắt đầu nhé (cẩn thận với các truyện mà nhân vật nói chuyện khó hiểu quá nhé). ・ Ngữ pháp sử dụng trong truyện tranh thường là những ngữ pháp đơn giản, hay dùng trong trong giao tiếp thường nhật. ・ Có nhiều từ tượng thanh tượng hình, loại từ này rất khó hiểu và khó nhớ nên nếu bạn học qua truyện thành bạn sẽ dễ hình dung hơn (dễ hiểu hơn đọc định nghĩa trong từ điển hay sách giáo khoa nhiều) ・ Các truyện cho trẻ em sẽ có kèm furigana cho Hán tự, nó sẽ giúp ích cho việc làm quen với Hán tự ・ Các từ và mẫu câu trong 1 bộ truyện manga sẽ lặp lại thường xuyên 1 cách ngẫu nhiên giúp cho việc nhớ từ vừa tự nhiên, vừa dễ dàng Vì người tiếng Nhật thì manga còn chứa nhiều kiến thức bổ ích : ・ Vì bản thân các truyện tranh là 1 ấn phẩm văn hóa nên nó chứa bên trong cả kho tàng kiến thức về cuộc sống, khoa học, phong tục dân gian… ・ Những kiến thức này ta cũng có thể học trên TV, trên báo nhưng học trên truyện tranh giúp ta chủ động được tốc độ tiếp nhận ・ Phải chú ý vì tính giải trí của truyện tranh khá cao nên cần lựa chọn kỹ loại truyện tranh dùng để học sao cho hiệu quả Vì giúp hòa nhập với người Nhật tốt hơn: ・ Truyện tranh và anime là 1 phần văn hóa Nhật Bản và cả người lớn lẫn trẻ em đều đọc và xem. Việc đọc truyện tranh cũng giúp ta có những đề tài nói chuyện phiếm với người Nhật ở chỗ làm việc hay trường học. ・ Như có nói ở trên thì văn phong trong truyện tranh gần với lối giao tiếp thường Nhật và có nhiều từ tượng thanh, tượng hình giúp cho ta có cách nói chuyện dễ hiểu hơn và gần gũi hơn với người Nhật. ・ Hãy học thử và thử bắt chuyện với người Nhật xung quanh về những mẩu chuyện liên quan đến truyện tranh. Bạn có thể sẽ làm những người Nhật xung quanh bất ngờ vì điều đó. ◆ Cách học hiệu quả: Có 3 cách học thông qua manga: ・ Học bằng các tạp chí manga ra hàng tuần ・ Học bằng các bộ manga đã phát hành riêng theo cuốn ・ Đọc manga trên điện thoại hoặc máy tính* Ở đây mình khuyến khích cách học số 1 và số 2 Các bước chuẩn bị khi tiến hành học: ・ Chọn truyện: Tùy mục đích học ( tiếng Nhật hội thoại, tiếng Nhật chuyên ngành, tiếng Nhật trong công việc, tiếng Nhật thương mại) mà chúng ta sẽ chọn loại truyện tranh phù hợp. Hãy xem trước nội dung của truyện đó trên Internet (với các truyện mới thì sẽ có giới thiệu bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, với truyện cũ thì có khi có cả tiếng Việt). Nếu bạn không đọc được nội dung tiếng Anh hay tiếng Nhật thì có thể nhờ đến Google Translate xem sao. ・ Mua truyện: Với loại tạp chí hàng tuần thì bạn có thể mua dễ dàng ở các konbini với giá khoảng 300 yên, với truyện bộ thì bạn thử tìm thử ở các cửa hàng sách cũ hoặc tìm mua ở 1 số trang bán hoặc cho đồ cũ trên mạng như ジモティ、メルカリ、ヤフーオークション ・ Dụng cụ đi kèm (có thể tìm thấy ở shop 100 yên): 1 cuốn vở, 1 cây bút và 1 tệp giấy ghi chú sticky note (loại 5cm x 1cm) ・ Nếu được thì mua ở cửa hàng sách cũ 1 cuốn từ điển bách khoa toàn thư tiếng Nhật, nó sẽ rất hữu ích khi ta tìm nghĩa của từ (nếu không có thì có thể tra từ điển Online hoặc dung các trình dịch thuật Online) ・ Lên lịch trình học: Lúc đầu học thử 1 tuần 1 chương (chap) truyên. Khi quen rồi có thể học nhiều chap 1 tuần hoặc học nhiều truyện cùng 1 lúc Bắt đầu học nào: ・ Bước 1: Đọc sơ qua từng chap truyện và dán miếng sticky note vào những từ hoặc những câu mình chưa hiểu ・ Bước 2: Sau khi tìm được hết các từ hoặc câu mình chưa hiểu thì lật lại đầu chap và bắt đầu tra từ điển về từ hoặc mẫu câu mình chưa biết hãy ghi nghĩa và giải thích vào miếng sticky note (khi học quen ta có thể ghi giải thích bằng tiếng Nhật luôn) ・ Bước 3: Sau khi tra xong bắt đầu đọc lại để nắm nội dung chap truyện và ôn tập từ ngữ, ngữ pháp luôn ・ Bước 4: Chép lại các từ vựng và mẫu câu vào trong cuốn tập (nếu được thì hãy viết mà không cần nhìn miếng sticky note). Lúc viết lại hãy viết lại cách dùng và bối cảnh từ đó xuất hiện và viết vào trong phần giải thích. ・ Bước 5: Sau khi làm hết các bước trên thì bạn thử ngồi viết lại 1 bài học về văn hóa hay kiến thức ở trong chap truyện đó. Việc này không bắt buộc nhưng nếu bạn làm được thì sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn nội dung truyện. Bạn cũng có thể đăng nó dưới dạng Blog lên FaceBook hay Wordpress hoặc nói về nó trong 1 kênh Youtube cá nhân (biết đâu 1 ngày nào đó bạn sẽ nổi tiếng từ đó cũng nên, hehe). Trên đây là cách mình đã từng học tiếng Nhật thông qua một phương pháp rất dễ bắt đầu. Lý do mình bắt đầu học bằng cách này thì cũng rất cá nhân, đó là mình đã là một con mọt truyện từ hồi ở Việt Nam và ngày trước mình đi phát báo nên hay lượm được truyện cũ khi đi làm. Thêm một lý do nữa là thực ra mình kiểu bị chứng khó đọc ấy, cứ nhìn vào sách giáo khoa lại hoa mày chóng mặt (bắt đầu lý do lý trấu) nên muốn tìm cách học dễ dàng hơn (và vui vẻ hơn nữa). Ngoài ra thì mình thực sự muốn học để giao tiếp hơn là học để lấy bằng JLPT nên bỏ qua luôn việc học theo sách giáo khoa. Cũng giống như bất cứ phương pháp học nào, để thành công là sự kiên trì, có khoa học và biết sắp xếp kiến thức có hệ thống. Và chìa khóa để học tốt là cách chọn truyện để học, nhưng đây lại là 1 câu chuyện khá dài nên hẹn các bạn ở bài viết lần sau nhé.
26/03/2020
Có nhiều trường hợp du học sinh người Việt đang du học tại Nhật Bản không trả được học phí vì gia đình ở Việt Nam bị giảm thu nhập do dịch COVID-19 nên không gửi được tiền sang nữa. Cũng có trường hợp du học sinh do thu nhập từ việc làm baito ở Nhật giảm nên không đủ tiền trả học phí. Có trường hợp du học sinh không trả được học phí trong thời gian dài và bị nhà trường buộc thôi học hoặc loại khỏi danh sách học sinh. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn sẽ không thể tiếp tục giữ tư cách lưu trú “Du học” nữa, nhưng theo chính sách đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19, được thi hành từ ngày 19/10, bạn có thể chuyển đổi sang tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định (thời hạn 6 tháng, được làm baito không quá 28 tiếng một tuần)” để tiếp tục ở lại Nhật Bản và làm baito trong thời gian nửa năm. ※ Từ trước đến nay, sau khi tốt nghiệp hoặc thôi học, dù còn tư cách lưu trú “Du học” thì bạn vẫn không thể đi làm baito. Với tư cách lưu trú này, trong thời gian 6 tháng ở Nhật Bản và làm baito, nếu thi đỗ kì thi kỹ năng thì bạn có thể chuyển sang tư cách lưu trú “Kỹ năng đặc định” và tiếp tục làm việc ở Nhật Bản. Điều kiện cần để cựu du học sinh có thể trở thành người nước ngoài có tư cách lưu trú kỹ năng đặc định là phải đỗ kỳ thi kỹ năng tương ứng với ngành nghề muốn làm và phải có chứng chỉ Năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ N4 trở lên. Ngoài ra, bạn cần phải tìm được công ty tiếp nhận bạn vào làm dưới hình thức kỹ năng đặc định. Với tư cách lưu trú kỹ năng đặc định, bạn có thể làm việc ở Nhật tối đa 5 năm. Trong thời gian đó, bạn có thể tiết kiệm tiền để quay lại với con đường du học. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào lý do thôi học mà có trường hợp dù bạn có thể chuyển đổi từ tư cách lưu trú “Du học” sang “Hoạt động đặc định” đi nữa, bạn vẫn không chuyển được tư cách lưu trú từ “Hoạt động đặc định” sang “Kỹ năng đặc định”. Ví dụ, bạn bị buộc thôi học vì lý do không lên lớp đủ số ngày, thì vẫn có khả năng không chuyển sang được tư cách lưu trú “Kỹ năng đặc định”. Ngoài ra, các bạn có thể xem thêm bài viết dưới đây tổng hợp tất cả các đối tượng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 bị mất việc làm hoặc không thể về nước (bao gồm thực tập sinh kỹ năng, lao động với tư cách lưu trú dạng kỹ thuật – tri thức nhân văn – nghiệp vụ quốc tế, du học sinh) có thể chuyển đổi tư cách lưu trú như thế nào để tiếp tục ở lại Nhật Bản. Tổng hợp các trường hợp thay đổi tư cách lưu trú theo chính sách đặc biệt do ảnh hưởng của dịch COVID-19
11/11/2020
Từ tháng 3 tới, các bạn có thể đăng ký kỳ thi tiếng Nhật “JFT-Basic” dùng để xin tư cách lưu trú kỹ năng đặc định ngay tại Nhật Bản. Kỳ thi được tổ chức mỗi năm 6 lần, tiện hơn so với kỳ thi JLPT mỗi năm chỉ tổ chức 2 lần. Ở Nhật cũng có thể dự thi JFT-Basic Kỳ thi JFT-Basic (Kỳ thi tiếng Nhật cơ sở của Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản) từ tháng 3 năm nay sẽ được tổ chức cả trong nước Nhật. Mục đích của kỳ thi này là đánh giá xem thí sinh có “năng lực tiếng Nhật đủ để hội thoại hằng ngày ở mức nhất định và không gặp khó khăn trong cuộc sống” hay không. Kết quả của kỳ thi cũng có thể dùng để đăng ký xin tư cách lưu trú “Kỹ năng đặc định”. Kỳ thi đầu tiên tại Nhật Bản sẽ được tổ chức từ thứ Hai ngày 1 đến thứ Sáu ngày 19 tháng 3/2021. Từ tháng 4/2019 đến tháng 12/2020, kỳ thi JFT-Basic đã được tổ chức tại nước ngoài (Mông Cổ, Indonesia, Campuchia, Thái Lan, Philippines, Myanmar, Nepal) và có 14.900 thí sinh dự thi, trong đó 5.543 thí sinh thi đỗ. https://www.jpf.go.jp/jft-basic/index.html Trang chủ kỳ thi JFT Kết quả có thể dùng để đăng ký xin tư cách lưu trú kỹ năng đặc định Để xin tư cách lưu trú “Kỹ năng đặc định số 1”, cần phải đỗ kỳ thi kĩ năng (14 ngành nghề) và kỳ thi năng lực tiếng Nhật. Những ai hoàn thành 3 năm thực tập kỹ năng suôn sẻ thì sẽ được miễn thi năng lực tiếng Nhật. Các trường hợp còn lại, nếu không thi đỗ chứng chỉ JLPT (Kỳ thi năng lực tiếng Nhật) trình độ N4 thì có thêm một lựa chọn là đạt 200/250 điểm trong kỳ thi JFT-Basic. Trường hợp du học sinh muốn chuyển sang tư cách lưu trú kỹ năng đặc định, hoặc thực tập sinh kỹ năng do ảnh hưởng của dịch COVID-19 mà không hoàn thành được chương trình thực tập kỹ năng 3 năm cũng có thể dùng kết quả kỳ thi này để xin chuyển sang tư cách lưu trú kỹ năng đặc định. Hơn thế nữa, kỳ thi được tổ chức mỗi năm 6 lần, tiện hơn so với JLPT chỉ tổ chức một năm 2 lần. Đặc điểm và thông tin cơ bản của kỳ thi JFT-Basic ⚫ Đặc điểm của kì thi JFT-Basic ・Thao tác đọc đề bài và trả lời câu hỏi đều được thực hiện trên màn hình máy tính trong phòng thi. ・Sau khi thi xong sẽ biết ngay kết quả. ・Mỗi năm tổ chức 6 lần. ・Có khoảng 120 địa điểm thi trên toàn quốc. ⚫ Thông tin cơ bản ・Lệ phí thi: 7.000 yên (đã bao gồm thuế) ・Điều kiện dự thi: Người nước ngoài có tư cách lưu trú ở Nhật ・Cách đăng ký: Thực hiện trên trang web của đơn vị tổ chức kỳ thi http://ac.prometric-jp.com/testlist/jfe/index.html Hình thức thi và cấu trúc bài thi ・Làm bài thi trên máy vi tính: Đọc câu hỏi và trả lời trên màn hình máy tính. ・Thí sinh ngồi trong từng ô riêng, đọc câu hỏi hiện trên màn hình máy tính hoặc nghe qua tai nghe rồi trả lời trên màn hình. Bài thi được chia thành 4 phần “chữ Hán và từ vựng”, “hội thoại và cách diễn đạt”, “nghe hiểu” và “đọc hiểu”, tổng cộng có 60 câu hỏi. ・Thời gian làm bài thi là 60 phút. Ví dụ về câu hỏi trong bài thi. Có thể đổi ngôn ngữ của đề bài ngay trên màn hình, có cả tiếng Việt. Các mẫu câu hỏi khác Kết quả thi ・Ngay khi làm bài xong, trên màn hình sẽ hiện ra tổng số điểm và kết quả đỗ/trượt. Trong vòng 5 ngày làm việc sau đó, khi đăng nhập vào trang web đăng ký, giấy báo kết quả sẽ hiện lên và có thể in ra. ・Kỳ thi này có mục đích “đánh giá xem bạn có thể làm được gì, đến mức nào bằng tiếng Nhật”. Tổng số điểm tối đa là 250 điểm, và nếu bạn đạt được từ 200 điểm trở lên thì sẽ được đánh giá là “đạt trình độ tiếng Nhật đủ để hội thoại hằng ngày ở mức độ nhất định và không gặp khó khăn trong cuộc sống”, và kết quả thi có thể dùng để đăng ký xin tư cách lưu trú kỹ năng đặc định.
09/02/2021
Rất nhiều người (bao gồm cả thực tập sinh kỹ năng, người có visa Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế, du học sinh) đã bị mất việc do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bài viết này sẽ tổng hợp các trường hợp có thể chuyển đổi tư cách lưu trú để tiếp tục làm việc. < Văn phòng luật Century - Luật sư Sugita Shohei > Hoạt động đặc định là gì? Nhờ các chính sách đặc biệt do ảnh hưởng của dịch COVID-19 mà một số loại tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định” (Tokutei katsudo) được chấp nhận. “Hoạt động đặc định” là loại tư cách lưu trú lập ra nhằm giải quyết linh động cho những người không đáp ứng bất kì loại tư cách lưu trú nào khác để có thể ở lại Nhật Bản. Mặc dù cùng được gọi là “Hoạt động đặc định” nhưng nếu nội dung bên trong quy định khác nhau thì sẽ là các loại tư cách lưu trú khác nhau. Ví dụ, “Hoạt động đặc định” dành cho những người không thể về nước và “Hoạt động đặc định” để duy trì công việc là hai loại tư cách lưu trú khác nhau. Vì vậy, có thể có cả tình huống chuyển đổi từ tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định” này sang “Hoạt động đặc định” khác. Thực tập sinh kỹ năng <Trường hợp muốn làm việc> 1Có thể chuyển đổi sang các loại tư cách lưu trú như “Hoạt động đặc định” (duy trì công việc, không thể về nước, chuẩn bị chuyển sang Kỹ năng đặc định), Kỹ năng đặc định, Thực tập sinh số 3. 2Trường hợp là thực tập sinh kỹ năng số 2 hoặc số 3 đã hoàn thành chương trình thực tập nhưng không thể về nước thì có thể chuyển đổi sang tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định” để duy trì công việc. Trong các trường hợp bị cho thôi việc thì dù không phải đối tượng khó khăn trong việc về nước cũng có thể chuyển đổi sang tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định” để duy trì công việc. 3Trong trường hợp công ty muốn bạn nghỉ việc, có thể bạn sẽ bị yêu cầu phải viết “Đơn xin thôi việc” do nguyện vọng của bản thân. Tuy nhiên, nếu tự mình viết “Đơn xin thôi việc” thì có nghĩa là bạn tự ý muốn nghỉ việc (thôi việc vì lý do cá nhân) và như vậy có thể sẽ gặp khó khăn khi xin chuyển sang tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định” để duy trì công việc. So với thôi việc vì lý do cá nhân thì bị cho thôi việc sẽ dễ xin chuyển sang tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định” để duy trì công việc hơn, vì vậy, ngoại trừ trường hợp bạn tự muốn thôi việc thì đừng viết “Đơn xin thôi việc” nhé. 1Có thể chuyển đổi sang các loại tư cách lưu trú như “Hoạt động đặc định” (duy trì công việc, không thể về nước, chuẩn bị chuyển sang Kỹ năng đặc định), Kỹ năng đặc định, Thực tập sinh số 3. 2Trường hợp là thực tập sinh kỹ năng số 2 hoặc số 3 đã hoàn thành chương trình thực tập nhưng không thể về nước thì có thể chuyển đổi sang tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định” để duy trì công việc. Trong các trường hợp bị cho thôi việc thì dù không phải đối tượng khó khăn trong việc về nước cũng có thể chuyển đổi sang tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định” để duy trì công việc. 3Trong trường hợp công ty muốn bạn nghỉ việc, có thể bạn sẽ bị yêu cầu phải viết “Đơn xin thôi việc” do nguyện vọng của bản thân. Tuy nhiên, nếu tự mình viết “Đơn xin thôi việc” thì có nghĩa là bạn tự ý muốn nghỉ việc (thôi việc vì lý do cá nhân) và như vậy có thể sẽ gặp khó khăn khi xin chuyển sang tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định” để duy trì công việc. So với thôi việc vì lý do cá nhân thì bị cho thôi việc sẽ dễ xin chuyển sang tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định” để duy trì công việc hơn, vì vậy, ngoại trừ trường hợp bạn tự muốn thôi việc thì đừng viết “Đơn xin thôi việc” nhé. < Trường hợp không muốn làm việc > ・Có thể chuyển sang tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định” dành cho người không thể về nước (thời hạn 6 tháng, không được phép làm việc). Đối với người có tư cách lưu trú đi làm (tư cách lưu trú dạng Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế...) <Trường hợp muốn đi làm> ・Có thể chuyển đổi sang tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định” (để duy trì công việc, tìm việc làm). Ngoài ra, không cần phải chuyển đổi tư cách lưu trú vẫn có thể nhận được giấy phép làm công việc ngoài tư cách lưu trú hoặc chuyển sang công ty khác. <Trường hợp muốn đi làm> ・Có thể chuyển sang tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định” dành cho người không thể về nước (thời hạn 6 tháng, không được phép làm việc). Du học sinh 1Trường hợp du học sinh tốt nghiệp năm 2020 (Tư cách lưu trú “Du học” và có giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú) không thể về nước, có thể tiếp tục làm thêm (baito) 28 giờ/tuần cho đến khi hết hạn tư cách lưu trú. 2Những ai sắp hết hạn lưu trú thì có thể chuyển đổi sang tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định (thời hạn 6 tháng)”. Sau khi chuyển đổi sang tư cách lưu trú này thì không cần xin giấy phép thực hiện hoạt động ngoài tư cách lưu trú vẫn có thể làm baito 28 giờ/tuần. 3Trong trường hợp tiếp tục học tập tại trường hiện tại, có thể gia hạn tư cách lưu trú “Du học” (thời hạn 6 tháng). Trường hợp này, dù có vượt thời hạn quy định 2 năm học tập ở Nhật Bản cũng vẫn được chấp nhận. 1Trường hợp du học sinh tốt nghiệp năm 2020 (Tư cách lưu trú “Du học” và có giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú) không thể về nước, có thể tiếp tục làm thêm (baito) 28 giờ/tuần cho đến khi hết hạn tư cách lưu trú. 2Những ai sắp hết hạn lưu trú thì có thể chuyển đổi sang tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định (thời hạn 6 tháng)”. Sau khi chuyển đổi sang tư cách lưu trú này thì không cần xin giấy phép thực hiện hoạt động ngoài tư cách lưu trú vẫn có thể làm baito 28 giờ/tuần. 3Trong trường hợp tiếp tục học tập tại trường hiện tại, có thể gia hạn tư cách lưu trú “Du học” (thời hạn 6 tháng). Trường hợp này, dù có vượt thời hạn quy định 2 năm học tập ở Nhật Bản cũng vẫn được chấp nhận.
14/10/2020
Hẳn các bạn đã biết đến quy định du học sinh khi làm baito ở Nhật Bản không được làm quá 28 tiếng mỗi tuần rồi? Tuy nhiên, ngoài con số “28 tiếng một tuần”, còn rất nhiều điểm quan trọng khác nữa. Hằng năm, việc thẩm tra của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đối với những du học sinh xin gia hạn thời gian lưu trú ngày càng khắt khe hơn nên nếu bạn vô tình vi phạm thì sẽ vô cùng phiền phức. Dưới đây là phần giải thích của một luật sư am hiểu sâu sắc về quy định xuất nhập cảnh. Cấp phép thực hiện hoạt động ngoài mục đích lưu trú Khi nhìn vào thẻ ngoại kiều của mình, du học sinh sẽ thấy ở mục “Tư cách lưu trú" ghi là “Du học" (留学). Bên cạnh đó trong cột “Hạn chế về lao động” có ghi dòng chữ “Không được phép lao động". Đó là vì về nguyên tắc, tư cách lưu trú “Du học” thì không được phép đi làm. Tuy nhiên, nếu bạn đã được “Cấp phép thực hiện hoạt động ngoài mục đích lưu trú" thì có thể đi làm thêm baito được. Sau khi xin được cấp phép này, mặt sau của thẻ ngoại kiều sẽ được ghi thêm dòng chữ “Cho phép: Về nguyên tắc, được làm việc trong giới hạn 28 tiếng một tuần, trừ các hoạt động dịch vụ tình dục”. Cần lưu ý là sau khi xin cấp phép này, bạn không được phép làm các công việc tại cửa hàng trò chơi Pachinko hay dịch vụ tình dục. Có trường hợp cần phải có “Giấy phép cụ thể” đối với từng loại hình công việc chứ không chỉ là. “Giấy phép chung” cho phép thực hiện hoạt động ngoài mục đích lưu trú thông thường. Các trường hợp này bao gồm việc cá nhân tự kinh doanh hay các trường hợp thời gian làm việc khó xác định… Ví dụ, trong trường hợp làm các công việc như kí hợp đồng cá nhân làm biên dịch, phiên dịch, gia sư hay dịch vụ chuyển phát… Để sau này tránh gặp khó khăn, phiền phức khi xin gia hạn thời gian lưu trú, bạn nhất thiết phải xin tư vấn với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Cách tính thời gian “28 tiếng mỗi tuần" mà không phải ai cũng biết Về nguyên tắc, bạn có thể làm thêm baito trong giới hạn 28 tiếng mỗi tuần. Tuy nhiên, đối với “cách tính toán thời gian 28 tiếng” này cũng có những điểm cần chú ý. Đó là điều kiện: “Dù bắt đầu tính từ ngày nào trong tuần thì cũng phải nằm trong giới hạn 28 tiếng một tuần”. Chúng ta hãy cùng xem bảng tính bên dưới nhé. Trong ví dụ dưới đây, tuần thứ nhất và tuần thứ hai, số giờ làm mỗi tuần đều nằm trong giới hạn 28 giờ một tuần. Tuy nhiên, nếu cộng thời gian làm việc trong 1 tuần, tính từ thứ Sáu tuần thứ nhất đến thứ Năm tuần thứ hai (phần ghi chữ đỏ) thì tổng thời gian làm việc sẽ thành 48 giờ. Trường hợp này là vi phạm quy định! Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy Chủ Nhật Tuần thứ 1 0 giờ 4 giờ 4 giờ 0 giờ 4 giờ 8 giờ 8 giờ Tuần thứ 2 8 giờ 8 giờ 8 giờ 4 giờ 0 giờ 0 giờ 0 giờ Theo cách tính như thế này, giới hạn “28 tiếng một tuần" phải được hiểu là dù bắt đầu tính từ ngày thứ mấy trong tuần thì tổng thời gian làm việc cũng không được quá 28 giờ. Chúng ta chú ý điểm này nhé. Trong kỳ nghỉ dài Trong thời gian kỳ nghỉ dài theo quy định của trường, bạn có thể làm baito mỗi ngày tối đa là 8 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, trường hợp trường cho nghỉ tạm thời vì ảnh hưởng của dịch COVID-19 thì không phải là kì nghỉ dài chính thức, vì vậy quy định thời gian làm thêm sẽ không phải là “1 ngày 8 tiếng" mà vẫn chỉ là “28 tiếng một tuần”. Các bạn hãy chú ý điểm này! Sau khi tốt nghiệp Trường hợp sau khi tốt nghiệp xong mà tư cách lưu trú du học sinh vẫn còn thời hạn là rất phổ biến. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ khi tốt nghiệp cho đến khi về nước, bạn không được phép làm baito. Công việc baito của du học sinh chỉ được chấp nhận trong thời gian vẫn là học sinh và thuộc quản lý của nhà trường. Ngoại lệ trong thời gian dịch COVID-19 Mặc dù có quy định ở mục trên, nhưng hiện nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các hãng hàng không đang ngừng hoạt động nên có rất nhiều du học sinh dù đã tốt nghiệp nhưng vẫn chưa thể về nước. Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu về quy định ngoại lệ ban hành riêng đối với du học sinh như sau. ❶ Kéo dài thời hạn làm baito: Đối với các du học sinh tốt nghiệp năm 2020 (Có tư cách lưu trú “Du học" và đã được cấp phép thực hiện hoạt động ngoài mục đích lưu trú) không có chuyến bay về nước, được phép tiếp tục làm công việc baito trong giới hạn 28 tiếng một tuần cho đến khi tư cách lưu trú hết hạn. ❷ Hoạt động đặc định: Những người nằm trong đối tượng quy định tại điểm ❶ mà thời hạn tư cách lưu trú sắp hết thì có thể được đặc cách chuyển sang tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định (thời hạn 6 tháng)”. Sau khi chuyển tư cách lưu trú thì dù không cần xin cấp phép thực hiện hoạt động ngoài mục đích lưu trú, bạn vẫn có thể làm baito trong giới hạn 28 tiếng một tuần. ❸ Các du học sinh tốt nghiệp trường đại học, trường chuyên môn bậc cao, trường chuyên tu (hệ chuyên môn) tại Nhật Bản trong năm 2020 nếu muốn thực hiện hoạt động tìm việc làm chính thức thì cũng có thể chuyển sang tư cách lưu trú “Hoạt động đặc định (thời hạn 6 tháng)”. Sau khi chuyển tư cách lưu trú thì dù không có giấy phép thực hiện hoạt động ngoài mục đích lưu trú, bạn vẫn có thể làm baito trong giới hạn 28 tiếng một tuần. Lời kết Tôi nghĩ rằng có rất nhiều người do ảnh hưởng của dịch COVID-19 mà không về nước được hoặc phải thay đổi dự định. Thật là đáng buồn nhưng có thể sẽ còn khá lâu nữa chúng ta mới có thể đi lại tự do giữa Nhật Bản và các nước khác. Các bạn du học sinh thời gian này đang rất khó khăn, vất vả, nhưng các bạn hãy cố gắng tính toán trước và lập kế hoạch để ứng phó được trong dài hạn nhé. 〈Văn phòng luật Century - Luật sư Sugita Shohei〉
21/08/2020
Gặp gỡ sempai số này Chị Mai Thị Xuân Tháng 5/2015Tốt nghiệp trường THPT Trực Ninh B〈Tỉnh Nam Định〉 Tháng 8/2015Nhập học tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định Tháng 7/2017Tốt nghiệp Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định Tháng 8/2017Sang Nhật → Bắt đầu khoá
15/10/2020
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài