Category | Tin mới nhất
Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...
7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
02/05/2024Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
13/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Người Việt Nam ở Nhật rất hay mang theo thực phẩm và dụng cụ làm bếp sang nhà bạn bè hoặc ra ngoài trời để tổ chức liên hoan. Tuy nhiên, những dịp như vậy, nếu bạn mang theo dao, kéo với mục đích nấu nướng thì tuỳ từng trường hợp có thể sẽ bị cảnh sát bắt. Bài viết lần này sẽ chia sẻ những điểm cần chú ý liên quan đến việc mang theo dao làm bếp và dao kéo nói chung đi ngoài đường. Bị đưa về đồn cảnh sát do mang theo dao: Câu chuyện ① Trước đây, thời còn là du học sinh, tôi từng làm thêm (baito) tại một cửa hàng thuộc chuỗi quán nhậu (izakaya) có mặt trên cả nước. Quán này nằm ở Shibuya, Tokyo. Những khi quán chúng tôi quá bận rộn, nhân viên từ quán cùng chuỗi gần đó lại chạy qua hỗ trợ và ngược lại, khi quán ở gần quán mình đông khách thì quán chúng tôi lại cử ai đó sang trợ giúp. Một hôm, vào khoảng 8 giờ tối, trưởng quán chỗ tôi bảo một đồng nghiệp của tôi cũng là du học sinh người Việt rằng “Hãy mang dao sang quán bên cạnh để hỗ trợ”. Đó là con dao dùng để làm bếp. Thời gian đó, chuyện cầm dao đi sang cửa hàng khác làm giúp là phổ biến nên cậu nhân viên đó đã bọc con dao vào giấy báo rồi cứ thế cầm ra khỏi quán. Phố xá sầm uất ở Shibuya Cậu ấy vừa đi khỏi quán được khoảng vài trăm mét thì bị 2 nhân viên cảnh sát chặn lại giữa đường và hỏi về nghề nghiệp. Ở Nhật, chuyện cảnh sát thấy ai đó có dấu hiệu khả nghi và chặn lại rất hay xảy ra. Bạn có thể bị hỏi là làm nghề gì và tuỳ từng trường hợp có thể bị khám xét đồ mang theo. Do cậu nhân viên quán cầm theo con dao bọc trong giấy báo nên đã bị đưa về đồn cảnh sát. Cậu ấy đã giải thích sự thể với cảnh sát, nhưng vì mới sang Nhật năm thứ 2 nên tiếng Nhật còn chưa đủ để trình bày được hết ý. Cuối cùng thì cảnh sát gọi điện thoại đến quán chúng tôi và báo rằng “Nhân viên quý quán cầm dao đi trên phố đông đúc nên đang bị tạm giữ tại đồn cảnh sát”. Trưởng quán đã đi đến đồn cảnh sát để giải trình và cuối cùng cũng được cảnh sát chấp nhận. Tuy nhiên, cả trưởng quán lẫn cậu đồng nghiệp của tôi đều bị cảnh sát nhắc nhở rằng “Đi ngoài đường cầm theo dao trong trạng thái có thể sử dụng được ngay là một điều nguy hiểm”. Từ lúc đồng nghiệp tôi ra khỏi quán cho đến khi được cảnh sát thả cũng đã mất khoảng 2 tiếng đồng hồ. Bị đưa về đồn cảnh sát do mang theo dao: Câu chuyện ② Hoa anh đào đêm ở Công viên Ueno Sống lâu ở Tokyo, tôi thường hay đi liên hoan, ngắm hoa anh đào hoặc lá vàng lá đỏ cùng các bạn người Việt. Những lúc như vậy, chúng tôi thường phân công nhau chuẩn bị đồ ăn, thức uống, hoa quả, bát đũa v.v. Có lần nhóm hơn 20 người chúng tôi rủ nhau đi ngắm hoa anh đào ở Công viên Ueno, Tokyo hồi mùa xuân năm 2017 cũng vậy. Lần đó, một bạn du học sinh được phân công mang theo dao để gọt hoa quả và kéo để cắt thịt. Cậu bạn này cho dao và chiếc kéo to vào túi rồi đi tàu điện và xuống tàu ở ga Ueno. Tuy nhiên, cậu bị cảnh sát ở gần ga chặn lại hỏi nghề nghiệp, và vì trong túi có dao nên cuối cùng bị đưa về đồn cảnh sát. Cậu bạn đó chưa thạo tiếng Nhật nên không giải thích được rõ lý do tại sao lại mang theo dao. Đã thế, do bình thường chỉ liên lạc với bạn bè qua mạng xã hội bằng cách kết nối điện thoại di động với Wi-Fi nên điện thoại của cậu cũng không có thẻ SIM. Vì vậy, lúc ở chỗ cảnh sát, do không có Wi-Fi nên cậu ấy cũng chẳng có cách nào liên lạc được với chúng tôi. Cảnh sát đã phải gọi điện thoại đến trường tiếng Nhật của cậu. Người phụ trách ở trường cùng với người phiên dịch đã phải tới đồn cảnh sát để giải trình và cuối cùng cũng được cảnh sát chấp nhận. Từ lúc cậu du học sinh nọ bị giữ lại hỏi nghề nghiệp cho đến khi được thả mất khoảng 4 tiếng rưỡi đồng hồ. Luật liên quan đến dao kéo của Nhật Ở Nhật Bản có luật cấm mang theo súng và các loại dao kéo. Dao làm bếp và các loại dao khác hay kéo v.v. là những đồ vật cần thiết trong công việc và cuộc sống hằng ngày nên được phép tự do sở hữu. Tuy nhiên, việc cầm theo các đồ vật đó đi ngoài đường mà không có lý do chính đáng lại bị cấm theo luật pháp. Việc cầm theo dao kéo có thể liên quan đến hành vi phạm pháp, nên trong những trường hợp cần thiết, cảnh sát được phép xét hỏi. Luật này quy định rằng đối với các loại dao kéo có phần lưỡi dài hơn 6cm thì “nếu không có lý do chính đáng liên quan đến công việc hoặc mục đích khác thì không được phép mang theo người”. Nếu vi phạm quy định này sẽ bị xử phạt. Ở đây, “lý do chính đáng liên quan đến công việc hoặc mục đích khác” có ý nghĩa như sau. Về lý do “công việc”, ví dụ như trường hợp đầu bếp để dao trong túi mang đến chỗ làm sẽ là “mục đích công việc” nên vẫn hợp pháp. Ngoài ra, “lý do chính đáng khác (ngoài mục đích công việc)” là để chỉ những trường hợp như bạn đi mua dao ở cửa hàng, để dao vào túi trong tình trạng vẫn được đóng gói và mang về nhà. Tuy nhiên, việc mang theo dao ra đường để tự vệ thì không được coi là “lý do chính đáng” và là hành vi vi phạm pháp luật. Việc nhân viên làm thêm của quán nhậu (izakaya) mang theo dao đi sang cửa hàng khác thì đúng là vì mục đích công việc. Tuy nhiên, chỉ bọc dao bằng giấy báo rồi cầm theo ra đường, con dao đó ở trong tình trạng có thể sử dụng được ngay và từ ngoài nhìn vào thì rất nguy hiểm. Do đó, làm như vậy sẽ bị cảnh sát tra hỏi nghiêm ngặt. Dù có cho dao vào trong túi, nhưng lại không cất trong vỏ hay hộp thì lấy từ túi ra vẫn ở trong trạng thái có thể dùng được ngay, cũng cùng mức độ nguy hiểm, nên vẫn có thể bị cảnh sát xét hỏi kỹ lưỡng. Không chỉ thế, ngay cả đối với các loại dao kéo có chiều dài lưỡi dao dưới 6cm vẫn bị cấm theo luật khác và phải có lý do chính đáng mới được mang theo. Nếu mang theo dao kéo đi ngoài đường mà không có lý do chính đáng thì sẽ gây lo ngại cho người xung quanh, và tuỳ từng trường hợp vẫn có thể bị cảnh sát bắt giữ. Có thể nói rằng về cơ bản ở Nhật, không nên mang theo dao kéo ra đường.
16/11/2021
Nhiều người nước ngoài cho rằng Nhật Bản là một đất nước có trị an tốt nhưng thực tế cũng có những mặt không phải như vậy. Khi ở Nhật, tôi đã có những trải nghiệm ngoài sức tưởng tượng ví dụ như bạn tôi bị mất cắp máy tính, tôi bị trộm xe đạp. Đặc biệt, điều khiến tôi cảm thấy “thực sự kinh khủng!” đó là việc dụ dỗ, lôi kéo tôn giáo. Đó là câu chuyện xảy ra khi tôi tham gia lớp học nấu ăn Việt Nam do đơn vị tình nguyện tổ chức. Sau khi lớp học kết thúc, lúc đang tán gẫu với những người cùng tham gia, có người phụ nữ khoảng 40 tuổi đến bắt chuyện tôi. Sau một hồi nói chuyện chị ta gợi ý kết bạn LINE. Vài ngày sau, tôi thấy có tin nhắn tới “Đi ăn không em?” và đã quyết định đi cùng. Trong buổi nói chuyện chị ta dần dẫn dắt sang chủ đề tôn giáo, và sau khi ăn xong chị ta tiếp tục rủ “Mình đổi địa điểm khác nói chuyện tiếp nhé”. Thấy chị ta nài nỉ nên tôi rất sợ và bằng cách nào đó tôi đã từ chối được và về nhà. Tuy nhiên, vào hôm khác lại có người đến bấm chuông nhà tôi nhiều lần và kể từ đó tôi sống trong nỗi bất an. Nghĩ lại những trải nghiệm đó, tôi cảm thấy Nhật Bản không thực sự là một đất nước an toàn. Nhật Bản hiện đã thay đổi niên hiệu là “Reiwa” và thuế tiêu dùng tăng kể từ tháng 10. Lợi dụng sự thay đổi này, xuất hiện nhiều cuộc lừa đảo đóng giả nhân viên ngân hàng, cán bộ thị chính địa phương. Ngoài ra, trên tin tức thời sự còn đưa tin những vụ lừa đảo mua hàng online bởi các tổ chức phạm tội và truy cập bất chính vào Internet Banking. Dụ dỗ “nhận đồ”, “rút tiền”, “mua bán, chuyển nhượng tài khoản” bằng hình thức “làm thêm giờ”, những thủ đoạn phạm tội này dễ nhắm vào du học sinh người nước ngoài, do đó cảnh sát cũng kêu gọi cảnh giác đừng ai để bị mắc bẫy những lời mật ngọt như “làm ít thời gian mà có thể kiếm nhiều tiền”. Nhằm ngăn chặn lừa đảo, trên đường phố có rất nhiều hình ảnh, poster kêu gọi chú ý cảnh giác. Các bạn Việt Nam mới sang Nhật, nếu có từ nào không hiểu hãy hỏi han những người xung quanh để nắm được thủ đoạn của những kẻ lừa đảo và không phải chịu ảnh hưởng.
25/11/2019
Có rất nhiều trang Facebook môi giới lao động bất hợp pháp dành cho người Việt, hoặc mời gọi, gợi ý thực hiện các giao dịch bất hợp pháp liên quan đến tài khoản ngân hàng hoặc giấy chứng minh nhân thân v.v. Các bạn tuyệt đối đừng giao dịch trên các trang Facebook như thế này nhé vì đó là các ổ tội phạm và cảnh sát Nhật Bản vẫn kiểm tra nội dung đăng trên các trang này. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giải thích tại sao “Bán hoặc chuyển nhượng tài khoản ngân hàng lại là phạm tội ”. Mua bán, chuyển nhượng thẻ ATM hoặc sổ ngân hàng là phạm tội Mua bán, chuyển nhượng tài khoản ngân hàng (thẻ ATM, sổ ngân hàng) là phạm tội. Tài khoản ngân hàng đó có thể sẽ được bọn xấu sử dụng để chuyển khoản lừa đảo nên các bạn tuyệt đối đừng chuyển nhượng tài khoản ngân hàng nhé. Dù bạn nói rằng mình không biết tài khoản đó bị sử dụng vào mục đích tội phạm thì bạn sẽ vẫn phạm tội. Tội danh: Vi phạm luật phòng chống chuyển tiền phi pháp Hình phạt: Phạt tù dưới 1 năm hoặc phạt tiền dưới 1 triệu yên. ► Cần nhận thức được rằng mua bán tài khoản ngân hàng là phạm tội. ► Nhất định phải đóng tài khoản không cần dùng nữa vì các lý do như về nước... ► Lập tức khoá tài khoản ngân hàng khi bị mất sổ ngân hàng hoặc thẻ ATM... Tài khoản ngân hàng chuyển nhượng bị sử dụng vào việc gì? 100% các tài khoản ngân hàng sau khi chuyển nhượng bị sử dụng vào các hành vi tội phạm hoặc phạm pháp. Trường hợp này, người chuyển nhượng tài khoản ngân hàng là người tiếp tay cho tội phạm. Sử dụng vào hành vi tội phạm, ví dụ như “lừa đảo ore ore” - giả làm người thân để lừa đảo Ở Nhật Bản, các tổ chức mang tính cách chống đối xã hội không mở được tài khoản ngân hàng. Tài khoản ngân hàng do các nhóm tội phạm mua lại sẽ được bán cho các tổ chức như vậy, và bị sử dụng vào các mục đích tội phạm như tài khoản dùng trong lừa đảo đặc thù, rửa tiền, hay tài khoản vốn lưu động trong tín dụng đen. Một loại hình tiêu biểu của “lừa đảo đặc thù” là “giả làm người thân”, chuyên lừa các cụ ông cụ bà chuyển tiền với số lượng lớn. Các nhóm tội phạm hoặc các đối tượng bất lương cũng sử dụng tài khoản ngân hàng với mục đích xấu Ví dụ, có nhiều người bị lừa theo kiểu thấy tin đăng trên mạng xã hội với nội dung “Bán vé máy bay giá rẻ”, sau khi trao đổi tin nhắn và chuyển tiền cho bên kia xong thì không liên lạc được nữa. Từ trước tới nay, các tài khoản được sử dụng để thực hiện hành vi tội phạm lừa đảo kiểu này đều là các tài khoản không dùng nữa và bị mua bán phi pháp. Người cư trú bất hợp pháp sử dụng vào mục đích xấu Có nhiều người cư trú bất hợp pháp sử dụng thẻ lưu trú giả để lao động phi pháp. Khi đó, họ cần tài khoản ngân hàng để nhận tiền lương, nhưng do không có thẻ lưu trú hợp lệ nên họ không mở được tài khoản ngân hàng. Các nhóm tội phạm thường bán sổ ngân hàng hoặc thẻ ATM của người khác cho các đối tượng cư trú bất hợp pháp kiểu này. Ngoài ra, còn có trường hợp người cư trú bất hợp pháp liên lạc trực tiếp với người có tài khoản ngân hàng qua mạng xã hội để mua lại tài khoản. Mở tài khoản với mục đích cho người khác sử dụng cũng là hành vi phạm pháp Lấy danh nghĩa của mình mở tài khoản ngân hàng rồi bán hoặc chuyển nhượng lại cho người khác sử dụng cũng là phạm tội (tội lừa đảo). Có người từng chỉ vì một lần bán tài khoản ngân hàng và nhận 10.000 yên tiền cảm ơn, sau đó, do tài khoản này bị sử dụng vào hành vi phạm tội nghiêm trọng nên đã bị kết tội “lừa ngân hàng để mở tài khoản (tội lừa đảo)”. Hãy đóng tài khoản ngân hàng trước khi về nước Nếu trước khi về nước, do không cần dùng nữa nên bạn bán hoặc chuyển nhượng giấy tờ chứng minh nhân thân hoặc tài khoản ngân hàng thì khả năng rất cao là các giấy tờ hoặc tài khoản đó sẽ được sử dụng vào mục đích tội phạm. Vì vậy, khi không cần dùng nữa thì các bạn nhất quyết phải đến ngân hàng để đóng tài khoản. Đối với tội mua bán tài khoản ngân hàng, khi người thực hiện hành vi mua bán rời khỏi Nhật Bản thì thời hạn hiệu lực vụ án được tạm ngừng, nên có thể sau này khi người đó quay trở lại Nhật Bản sẽ vẫn bị truy cứu.
27/11/2020
“Nhật Bản là nước có nhiều động đất”. Chắc không ít người từng nghe vậy nhưng coi đó là việc của người khác và chỉ thực sự cảm nhận nỗi sợ hãi khi đang ngủ thì động đất xảy ra và sau đó là mất ngủ. Để phòng tránh thảm họa, người Nhật Bản thường hay chuẩn bị sẵn lương khô, nước uống… Trong bài này chúng tôi xin giới thiệu cách mà cả người Nhật và người Việt Nam sinh sống ở Nhật chuẩn bị đối phó với thảm họa nhé. Nhật Bản là một nước có nhiều động đất Sóng thần trong trận Đại động đất Đông Nhật Bản (3/2011)ⒸẢnh của báo Mainichi Tôi sang Nhật năm 2000. Sau khi tốt nghiệp đại học rồi cao học, tôi làm việc tại Nhật Bản và hiện đang vận hành một doanh nghiệp về tư vấn. Nhật Bản là một đất nước mà hàng năm hứng chịu nhiều cơn bão nhiệt đới, gây ra thiệt hại nặng nề như nhà cửa bị tàn phá, lụt lội, lở đất… Đặc biệt Nhật Bản còn là một nước có nhiều động đất và núi lửa. Ngày 1/9/1023 tại Tokyo và các khu vực lân cận đã xảy ra trận Đại động đất Kanto khiến 105.000 người tử vong và mất tích. Cách đây 10 năm, trận Đại động đất Đông Nhật Bản xảy ra hồi tháng 3/2011 đã gây ra sóng thần tàn phá 3 tỉnh ở khu vực Tohoku của Nhật Bản khiến khoảng 18,425 người tử vong và mất tích (số liệu tính đến 9/3/2021). Chính vì vậy mà chính phủ và người dân Nhật Bản luôn có ý thức chuẩn bị sẵn sàng để đối phó trong trường hợp có thảm họa xảy ra. Chúng ta cùng tìm hiểu xem người Nhật chuẩn bị đối phó với thảm họa ra sao nhé. Chính quyền có nhiều chuẩn bị phòng chống thảm họa Bản đồ địa điểm lánh nạn do chính quyền địa phương soạn thảo Thông qua các cơ quan chính quyền địa phương các cấp, chính phủ Nhật Bản cung cấp các loại bản đồ lánh nạn cho người dân. Nếu gia đình bạn chưa có bản đồ này và chưa biết nếu động đất thì đi lánh nạn ở đâu, bạn nên kiểm tra trang chủ của chính quyền địa phương nơi mình sinh sống để biết rõ địa điểm lánh nạn nhé. Mỗi khu vực dân cư đều chỉ định các địa điểm lánh nạn. Thường là các địa điểm là các trường cấp 1-2 hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng… Một cảnh trong buổi luyện tập phòng chống thảm họa Ngoài ra, chính sách phòng tránh rủi ro tại Nhật cũng yêu cầu bắt buộc các công ty, tòa nhà, các trường học và địa phương... phải thường xuyên luyện tập phòng tránh thảm họa mỗi năm 1 đến 2 lần. Nội dung cơ bản là để mọi người trải nghiệm các mức độ rung chấn khi có động đất. Hướng dẫn các cách tự bảo vệ khi động đất xảy ra như chui xuống gầm bàn để tránh vật rơi vào đầu, nếu nhà ở chung cư thì phải mở cửa ra vào ngay để phòng trường hợp rung động khiến cửa bị lệch không thể mở được khi cần thoát ra ngoài, không được sử dụng thang máy khi động đất xảy ra hoặc khi động đất và có khả năng sóng thần thì phải chạy lên nơi có địa bàn cao… Ngoài ra trong bối cảnh ngày càng nhiều người nước ngoài tới làm việc và sinh sống tại Nhật Bản, các chính quyền địa phương ngày càng chú ý tới việc cung cấp thông tin cho người nước ngoài, trong đó có cả thông tin về phòng chống thảm họa. Các bạn hãy thử tìm kiếm thông tin bằng tiếng Việt tại địa phương mình sinh sống nhé. Tự chuẩn bị để đối phó khi động đất xảy ra Những vật dụng cần thiết khi lánh nạn (Trang web của tỉnh Saitama) Dù cho chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương có chuẩn bị chu đáo cơ sở hạ tầng về phòng tránh thiên tai thảm họa tốt đến đâu thì cũng vẫn cần sự tham gia tuân thủ, hợp tác rất lớn của người dân. Người Nhật có câu "備えあれば憂いなし" (Sonae-areba Urei-nashi), có nghĩa là: Nếu chuẩn bị kỹ càng thì không lo sợ gì cả. Nhà cửa và các tòa nhà cao tầng tại Nhật đều được thiết kế chống động đất tuy nhiên. Tuy nhiên khi có rung chấn mạnh thì thường xảy ra hiện tượng đồ đạc đổ vỡ, các đồ vật nặng rơi trúng đầu hay thân thể sẽ gây ra thương tích, rất nguy hiểm. Vì vậy mà người Nhật thường thiết kể tủ âm tường, giá sách, kê bát gắn liền tường. Vừa gọn gàng lại vừa tránh rủi ro. Còn nếu nhà có tủ bát rời thì người ta thường sử dụng những tấm lót chống đổ, dụng cụ giữ tủ với tường hoặc với trần nhà hay khóa cửa đóng tự động khi có rung chấn. Hoặc khi thảm họa xảy ra thường hay bị mất nước nên người ta cũng chuẩn bị sẵn nước uống đủ cho vài ngày. ■ Chúng tôi xin nêu vài thứ điểm hình mà người Nhật luôn chuẩn bị trong gia đình để phòng chống thảm họa như sau: ● Nước uống đủ 3 lít/ 1 ngày /1 người (phần từ 3 đến 7 ngày) ● Lương khô (đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn cho từ 3~7 ngày) ● Thuốc men, đồ sơ cứu, khẩu trang ● Radio, pin, đèn pin ● Áo choàng giữ ấm, quần áo các loại ● Toilet dùng một lần ● Khi phải đi lánh nạn tập chung thì cần có gel khử khuẩn, khăn mặt ● Áo mưa dùng 1 lần, chăn chiên Người Việt Nam tại Nhật chuẩn bị đối phó với động đất Chúng tôi đã thực hiện một khảo sát nhỏ thông qua mạng xã hội đối với người Việt Nam sống tại Nhật và nhiều người đã hưởng ứng trả lời. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu về sự chuẩn bị của một số bạn Việt Nam sống ở Nhật Bản. Sử dụng dụng cụ để giữ đồ đạc không bị đổ Khi động đất xảy ra, đồ đạc trong gia đình dễ bị đổ vào người gây thương vong. Nhất là các đồ vật như tủ sách và tủ đựng bát đĩa. Nhiều bạn cho biết gia đình có sử dụng dụng cụ chống giữa nóc tủ với trần nhà để giữ cho tủ không bị đổ. Dụng cụ cố định tủ sách (của một bạn ở Chiba, làm biên-phiên dịch) Dụng cụ cố định tủ sách (của một bạn ở Tokyo, nhân viên công ty) Dụng cụ cố định tủ bát đĩa (của một bạn ở tỉnh Kanagawa, làm phiên-biên dịch) Dụng cụ cố định tủ bát đĩa (của một bạn ở tỉnh Fukushima, nhân viên đoàn thể độc lập) Dụng cụ hóa cửa tủ bát đĩa Khóa cửa tủ bát đĩa (của một bạn ở tỉnh Nagasaki, nhân viên Cục Lao động) Nhiều tủ để bát hiện nay có khóa tự động khi cảm nhận có độ rung lớn. Nếu không có, chúng ta có thể tìm mua tại các trung tâm Home Center và nhờ người lắp đặt. Dùng dây chằng để cố định đồ điện gia dụng Dùng dây để cố định vô tuyến (của một bạn ở tỉnh Fukushima, nhân viên đoàn thể độc lập) Chuẩn bị túi khẩn cấp ① Túi khẩn cấp do công ty phát (của một bạn ở Tokyo, nhân viên công ty) Để chuẩn bị khi thảm họa xảy ra, Nhật Bản thường bán một túi gọi là Hijo Fukuro (Túi khẩn cấp) hoặc Hijo Mochidashi Fukuro (túi đối phó thảm họa). Những túi này thường đựng lương khô, nước uống và vật dụng cần thiết với số lượng tối thiểu đủ dụng trong vòng 2-3 ngày sau khi thảm họa xảy ra. Đa phần các bạn trả lời khảo sát đều biết về chiếc túi này và đều mua đầy đủ. Có bạn hiện là nhân viên của một công ty ở Tokyo cho biết công ty còn cấp cho một chiếc túi khẩn cấp như vậy (ảnh trên). Các vật dụng trong túi khẩn cấp trên như sau. Như các bạn cũng thấy, trong túi có mũ bảo hiểm, nước uống, cơm ăn liền (cho nước hoặc nước sôi vào là ăn được), đèn pin tự phát điện, khẩu trang, găng tay, băng vệ sinh cho phụ nữ, giấy mềm ướt, toilet dùng 1 lần. Túi khẩn cấp ② Tự chuẩn bị túi khẩn cấp (của một bạn ở Tokyo, nhân viên công ty) Có bạn cho biết tự chuẩn bị túi khẩn cấp cho gia đình. Trong túi mỗi loại đồ dùng được để riêng một túi nhỏ, có màu khác nhau rất tiện lợi khi cần dùng đến. Bạn cho biết quyết định mua những đồ dùng khẩn cấp này sau khi trải qua cơn bão mạnh hồi năm 2019. Chúng ta cùng xem trong túi có những gì nhé. Toilet dùng 1 lần, khăn choàng, khẩu trang, bàn chải đánh răng… 3 loại cơm ăn liền, chỉ cần cho nước hoặc nước sôi là ăn được 4 chai nước Radio có đèn pin (tự phát điện bằng cách quay tay), đèn, pin Đồ y tế sơ cứu, áo mưa (phòng chống lạnh và mưa), còi, túi chân không Khăn mặt để trong túi rút chân không, nệm không khí, túi giấy bạc… Túi khẩn cấp ③ Ngoài việc chuẩn bị 1 túi đồ để ở nhà, có bạn mỗi khi đi ra ngoài cũng luôn mang theo một số thứ cần thiết. (Ảnh của một bạn ở tỉnh Kanagawa, nhân viên công ty) Chuẩn bị phòng trường hợp mất nước Chậu trữ nước (của một bạn ở tỉnh Nagasaki, nhân viên Cục Lao động) Một bạn khác chia sẻ rằng “Động đất mạnh có thể làm vỡ đường ống gây mất nước kéo dài, nên ngoài việc chuẩn bị nước uống, việc tích trữ nước sử dụng hàng ngày cũng rất quan trọng. Sau trận động đất mạnh Kumamoto năm 2016, ngoài việc đổ đầy bồn tắm gia đình mình còn sắm thêm một chậu to giữ nước ăn và còn các loại can chứa đủ dùng nhiều ngày”. Kết luận Tấm lót chống sách không bị trượt (của một bạn ở Tokyo, làm phiên-biên dịch) Có vẻ như rất nhiều người Việt Nam ở Nhật cũng đã có ý thức chuẩn bị kỹ càng để đề phòng thảm họa! Bạn thì sao? Nếu bạn chưa làm gì thì hãy bắt tay vào chuẩn bị ngay đi nhé. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tải miễn phí ứng dụng rất hay của Tokyo tên là 東京防災 (TOKYO BOUSAI) với biểu tượng con hà mã đội mũ bảo hiểm màu vàng, trong đó có cả tiếng Việt một số phần quan trọng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] https://www.bousai.metro.tokyo.lg.jp/1005744/index.html
14/12/2021
Hơn 4 năm ở Nhật, phải đến năm 2019 mới biết được thế nào là phòng bão. Đầu tháng 10/2019, khi mà thiệt hại do cơn bão mạnh Faxai (bão số 15) gây ra ở tỉnh Chiba hồi tháng 9 vẫn còn ngổn ngang thì nghe tin lại sắp có siêu bão Hagibis (bão số 19). Dự báo đây là cơn bão mạnh nhất trong mấy chục thập kỷ qua, mà Tokyo lại ngay vùng bão đổ bộ. vợ chồng bảo nhau lần này phải chuẩn bị cẩn thận. Bão Hagibis hình thành ngày 6/10/2019. Sau khi trải qua cac giai đoạn “sức mạnh khủng khiếp”, tới “sức mạnh vô cùng khủng khiếp” rồi hạ xuống “rất mạnh” cơn bão đổ bộ vào bán đảo Izu của Nhật Bản vào đêm ngày 12. Sông Chikuwa bị tràn bờ tại khu vực Hoyasu, tỉnh Nagano © Báo Mainichi Ba ngày trước khi bão về, mình mới bắt đầu đi mua đồ dự phòng. Lúc đó mới biết nhà mình đã chủ quan rồi. Các siêu thị gần nhà, đến tối là khu nước đóng chai, thịt, bánh mì hết sạch. Rồi bình gas mini, pin và đặc biệt là băng dính - dùng để dán cửa kính hạn chế kính văng khi bị gió giật tung- không lúc nào còn hàng. Trên mạng xã hội, thấy mọi người cũng chia sẻ ảnh chụp những kệ hàng trống trơn. Kệ hàng trống trơn tại siêu thị ở quận Taito, Tokyo, ngày 11/10/2019 © Báo Mainichi Xem tin tức dự báo sức gió, lượng mưa trên vô tuyến ai nấy đều cảm nhận được sự căng thẳng ngày càng tăng. Chiều tối thứ Sáu, 1 ngày trước bão, vợ chồng đi làm về sớm nên cố thu gom nốt những gì có thể. Vác được về đến nhà là mẹ và con gái lao vào làm các món dự trữ, bố với con trai dọn dẹp ban công để cây cối không đổ vào nhà. Vừa làm vừa nghĩ chắc mình chuẩn bị thừa, chắc gì bão to đến thế, rồi đây là Tokyo làm gì có thiệt hại đến mức này... Rồi người dạy cho mình biết chuẩn bị chẳng có gì là thừa lại là 2 đứa con mình. Vốn chăm chỉ xem tin tức, trong đợt bão lần trước, cậu con trai Mốc, học sinh năm 6 tiểu học, mất cả buổi tối loay hoay lót báo trong nhà để bê cây cối vào vì lo cây bay xuống đường vào đầu người khác. Lần này cũng vậy. Chuyện dán kính bố mẹ nghĩ là chẳng cần nên không làm, anh ấy tự làm, bảo là "Có đề phòng vẫn hơn chứ", còn biết lấy cả tấm trải dán lên kính để thêm an toàn. Đồ đạc anh ấy tự bê ra xa cửa sổ, kệ bố mẹ cười bảo không sao đâu. Những tấm giấy con trai dán lên cửa kính đề phòng kính vỡ Còn cô con gái Nấm, học sinh tiểu học năm 4, chiều thứ Sáu đi học về là nhắn mẹ: "Đồ ăn đã đủ chưa hả mẹ", rồi gọi điện lo lắng không biết nhà đủ nước dự phòng nhỡ khi mất điện hay phải đi sơ tán hay chưa. Trong khi bố mẹ lo việc khác, quay ra đã thấy 2 anh em rủ nhau đi đánh sạch bồn tắm rồi xả đầy nước vào, nói là “để dự trữ, như trên tivi hướng dẫn và học ở trường”. Xả nước vào bồn tắm phòng khi mất nước Trước 19 giờ ngày 12, bão Hagibis đổ bộ lên bán bảo Izu và đi qua khu vực Thủ đô. Dự báo tối bão mới đổ bộ, ấy thế mà từ sáng mưa to, gió mạnh đã gây nhiều vùng. Xem bản tin thấy đã có cảnh nhà tốc mái, nước sông dâng. Rồi điện thoại rung - hội phụ huynh trường gửi thông tin các điểm sơ tán quận đã mở. Đây là lần đầu tiên nhận được tin nhắn như vậy từ khi đến Nhật. Vội vã ghi chép lại địa chỉ sơ tán gần nhất vì sợ nhỡ bão to mất điện, hết pin điện thoại thì biết làm sao. Từ trưa đến lúc bão vào Tokyo, điện thoại của cả nhà bắt đầu liên tục nhận được thông báo – tình trạng khẩn cấp tại Tokyo bắt đầu dần lên mức 3, 4 (trên thang đo 5 mức của Nhật). Nhiều khu vực ở Tokyo được khuyến cáo đi sơ tán. Chỗ mình thì chưa, nhưng Mốc nhận ra con sông Kanda chạy qua ga tàu gần nhà xuất hiện trên bản tin, vì mực nước sông đang tăng nhanh. Nhìn dòng nước chảy cuồn cuộn dưới chân cầu ngày ngày cả nhà đi qua, cảm giác cánh cửa kính dù đã được dán kín kia thật mong manh. Trước 19 giờ ngày 12, bão Hagibis đổ bộ lên bán bảo Izu và đi qua khu vực Thủ đô. Dự báo tối bão mới đổ bộ, ấy thế mà từ sáng mưa to, gió mạnh đã gây nhiều vùng. Xem bản tin thấy đã có cảnh nhà tốc mái, nước sông dâng. Rồi điện thoại rung - hội phụ huynh trường gửi thông tin các điểm sơ tán quận đã mở. Đây là lần đầu tiên nhận được tin nhắn như vậy từ khi đến Nhật. Vội vã ghi chép lại địa chỉ sơ tán gần nhất vì sợ nhỡ bão to mất điện, hết pin điện thoại thì biết làm sao. Từ trưa đến lúc bão vào Tokyo, điện thoại của cả nhà bắt đầu liên tục nhận được thông báo – tình trạng khẩn cấp tại Tokyo bắt đầu dần lên mức 3, 4 (trên thang đo 5 mức của Nhật). Nhiều khu vực ở Tokyo được khuyến cáo đi sơ tán. Chỗ mình thì chưa, nhưng Mốc nhận ra con sông Kanda chạy qua ga tàu gần nhà xuất hiện trên bản tin, vì mực nước sông đang tăng nhanh. Nhìn dòng nước chảy cuồn cuộn dưới chân cầu ngày ngày cả nhà đi qua, cảm giác cánh cửa kính dù đã được dán kín kia thật mong manh. Tin tức của bạn bè qua mạng xã hội thì thấy những gì Hagibis gây ra thật ghê gớm. Một cậu bạn ở Kanagawa nửa đêm phải đi sơ tán theo khuyến cáo của chính quyền; có cô bé người quen mới chuyển đến vùng đồi ở Okutama, căn nhà gỗ cứ rung bần bật trong gió mà một mình không biết nên trong nhà hay phải đi sơ tán giữa lúc mưa to gió giật. Rồi cũng có 1-2 cô bạn vẫn đi làm ở Tokyo phải lao ra đường đúng lúc bão to, phải mang theo “lương thực” đề phòng đêm nay không về được vì tàu ngừng chạy. Thậm chí đến giữa đêm, khi mưa ở Tokyo đã ngớt, nhận được tin đến lượt bạn bè ở Saitama có người sàn nhà bị ngập nước lên tới cả chục phân, có người phải đi sơ tán. Đi sơ tán giữa lúc mưa bão (12/10/2019, thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa) © Báo Mainichi Sáng hôm sau, ở Tokyo bão đã tan, trời trong xanh trở lại, đường phố lại sạch bong như chưa từng có gió gào, mưa xối. Nhưng qua các phương tiện truyền thông mình được biết ở các tỉnh khác ở phía Đông, Đông Bắc trên đường bão ra biển đều gây ngập lụt, lở đất diện rộng, Thiệt hại do bão gây ra vô cùng lớn. Có 90 người tử vong, 9 người bị mất tích, 4.008 ngôi nhà bị hư hại hoặc bị sụp đổ, 70.341 ngôi nhà bị ngập nước. Một ngôi nhà ở thành phố Saitama bị ngập nước Đến tháng 11, khi có dịp đến một vùng ở Fukushima, mình được người địa phương chỉ cho những nơi vẫn chưa phục hồi sau bão, với nhà tốc mái, cột điện đổ…Tokyo, nơi mình ở không bị bão tàn phá, chỉ là may mắn hơn những chỗ khác mà thôi, nên mình thấy như mới chỉ được tập dượt chứ không phải chống chọi thực sự với bão. Người Việt ở Việt Nam có lẽ chỉ có mấy vùng hay có bão mới quen với việc chuẩn bị phòng bão, tích trữ đồ ăn, còn dân Hà Nội nhiều người chắc bảo chả lo, siêu thị vẫn đầy. Các bạn Việt sang đây, nhất là các bạn mới sang, cũng nhiều người nghĩ thế. Ở Nhật siêu thị nhiều hơn ở Việt Nam mà khi cần đồ phòng bão vẫn hết. Người Nhật chắc cũng chẳng ai nghĩ chuẩn bị là thừa, bởi an toàn của bản thân là điều quan trọng nhất. Đến tháng 11, khi có dịp đến một vùng ở Fukushima, mình được người địa phương chỉ cho những nơi vẫn chưa phục hồi sau bão, với nhà tốc mái, cột điện đổ…Tokyo, nơi mình ở không bị bão tàn phá, chỉ là may mắn hơn những chỗ khác mà thôi, nên mình thấy như mới chỉ được tập dượt chứ không phải chống chọi thực sự với bão. Người Việt ở Việt Nam có lẽ chỉ có mấy vùng hay có bão mới quen với việc chuẩn bị phòng bão, tích trữ đồ ăn, còn dân Hà Nội nhiều người chắc bảo chả lo, siêu thị vẫn đầy. Các bạn Việt sang đây, nhất là các bạn mới sang, cũng nhiều người nghĩ thế. Ở Nhật siêu thị nhiều hơn ở Việt Nam mà khi cần đồ phòng bão vẫn hết. Người Nhật chắc cũng chẳng ai nghĩ chuẩn bị là thừa, bởi an toàn của bản thân là điều quan trọng nhất.
07/09/2020
Gặp gỡ sempai số này Trần Thị Minh Tháng 6/2011Tốt nghiệp THPT Đông Anh Tháng 5/2015Tốt nghiệp Học viện Nông Nghiệp Việt Nam Tháng 5/2015Làm việc tại tỉnh Thái Bình Tháng 7/2016Học tiếng Nhật tại Trung tâm tiếng Nhật Dungmori (4 tháng) Tháng 1/2017Nhập học Trường Nhật ngữ Shin-Osaka Tháng 4/2018Nhập học Trường Chuyên môn
09/09/2020
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài