Category | Tin mới nhất
Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...
7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
02/05/2024Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
13/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Bão là hiện tượng áp thấp nhiệt đới, thường di chuyển ở biển Thái Bình Dương xung quanh khu vực Đông Á, mang theo gió mạnh và mưa lớn. Hàng năm từ tháng 7 đến tháng 9, bão thường tiếp cận hoặc đổ bộ vào quần đảo Nhật Bản. Mưa lớn và gió mạnh do bão gây ra thường khiến nước sông dâng cao, lở đất, gây mất điện hoặc mất nước. Trong năm 2018, đã có tới 29 cơn bão hình thành, trong đó có 21 cơn bão đã tiếp cận hoặc đổ bộ vào Nhật Bản, con số này cao sơn mức trung bình hàng năm. Bão gây thiệt hại nặng nề, khiến nhiều người chết và bị thương. Ngày 9/9 năm nay, cơn bão số 15 đổ bộ vào Nhật Bản gây ra thiệt hại quy mô lớn tại tỉnh Chiba. Hiện tại đây, tình trạng mất điện vẫn diễn ra. Có dịp nói chuyện với một người bạn hiểu biết nhiều về thông tin dự báo thời tiết, tôi nói “Ở Nhật nhiều bão ghê. Nghe tin tức thấy họ nói nào là ‘cơn bão số 15’, hoặc ‘cơn bão số 20’… Ở Việt Nam mình hình như không nhiều thế nhỉ?”. Nghe vậy bạn tôi cười và bảo “Ấy, không phải thế. Chẳng qua cách tính số cơn bão ở Việt Nam khác thôi!”. Ơ, thế khác nhau ư? Khác thế nào nhỉ? Thế là bạn tôi cho biết như sau. Sở dĩ ở Nhật nghe thấy số cơn bão nhiều là do Nhật Bản tính tất cả mọi cơn bão hình thành trong khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, không kể là cơn bão đó có tiếp cận hoặc đổ bộ vào Nhật Bản hay không. Nhật Bản đếm số cơn bão bắt đầu từ tháng 1 hàng năm trở đi, khi cơn bão số 1 hình thành cho tới khi hết năm. Trong khi đó ở Việt Nam chỉ tính những cơn bão tiếp cận vào khu vực Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông). Vì thế khi mà ở Nhật Bản, người ta đưa tin rằng “Cơn bão số 20 đang đến gần Nhật Bản” thì có khả năng ở Việt Nam, đó mới chỉ là “cơn bão số 2” mà thôi. Nghe bạn nói, tôi mới ngỡ ngàng và thầm nghĩ từ nay trở đi, nếu có điều kiện mình muốn tìm hiểu thêm nhiều về thông tin thời tiết cũng như cách đếm số cơn bão, cách đặt tên bão nữa.
02/10/2019
Tại Niigata, các bạn trẻ người Việt thường vui vẻ tụ họp, đi tham quan, học nấu ăn hay cùng nhau ăn uống. Các bạn trẻ này là thành viên “Hội người Việt tại Niigata”. Từng tham gia một chuyến tham quan ngắn của hội nên trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ lại với các bạn trải nghiệm của mình. Hội người Việt tại Niigata Tại thành phố Niigata, tôi đã phỏng vấn chị Phạm Phương Linh (26 tuổi), hiện đang điều hành công ty sau khi tốt nghiệp cao học tại Niigata. Thời du học, chị Linh đã cùng bạn bè lập ra “Hội người Việt ở Niigata”, tổ chức rất nhiều sự kiện như Tết Nguyên đán hay lớp dạy nấu ăn mà người Nhật cũng có thể tham gia. Sau hôm phỏng vấn, các thành viên hội tổ chức cùng nhau lái xe đi du lịch nên tôi cũng được tham gia chuyến đi này. Các thành viên đa dạng Buổi sáng, chúng tôi tập trung tại ga JR Uchino cách ga JR Niigata hơn 20 phút. Chúng tôi khởi hành trên 3 chiếc xe riêng, dọc đường có thêm một xe nữa nhập hội. Có 15 người tham gia chuyến đi, một trong số đó là người Philippines. Trong đoàn có tôi và một người nữa là người Nhật. Thành phần tham gia đoàn gồm có: ・Nhân viên công ty (cựu du học sinh, mới đi làm năm đầu tiên) ・ Kỹ sư (năm thứ 2 tại Nhật Bản) ・ Người có tư cách lưu trú kỹ năng đặc định (cựu thực tập sinh kỹ năng) ・ Học sinh trường senmon ・ Sinh viên đại học ・ Bác sĩ mới sang Nhật để du học Từ ga Uchino đến Teradomari Tôi ngồi xe của anh Tiến (29 tuổi), đang làm việc tại nghiệp đoàn (đoàn thể quản lý) có thực tập sinh kỹ năng. Anh Tiến giỏi tiếng Nhật, còn bạn kỹ sư tên là Giang đi cùng xe với tôi cũng cố gắng hết sức để trò chuyện với tôi bằng tiếng Nhật. Nơi đầu tiên chúng tôi đến là “Khu phố chợ cá Teradomari” ở thành phố Nagaoka, tỉnh Niigata. Trên đường đến đó, khi dọc theo bờ biển, tôi nhìn thấy được đảo Sadoga ngoài khởi. Khu phố chợ cá Chúng tôi đã đến “Khu phố chợ cá”. Ở đây tập trung khoảng mười mấy cửa hàng bán hải sản và đồ ăn, trông như các quán hàng dựng lên vào dịp lễ hội. Có thể mang đồ ăn mua tại đây ra ghế băng và ghế ngồi ngoài trời để ăn. Hôm đó là một ngày thứ Bảy cuối tháng 11. Khoảng thời gian đó, dịch COVID-19 đã lắng xuống nên khu chợ rất náo nhiệt. Nào là cá, mực, tôm, gà nướng... Tôi phân vân chẳng biết nên mua gì. Súp miso cua giá 200 yên! Tụ tập trên vỉa hè để ăn bữa chính và đồ tráng miệng. Khu chợ này giá cả nhìn chung là rẻ, và ngay cả lựa chọn đồ thôi cũng đã rất vui. Mọi người trong nhóm chọn mua món mình thích, từ sushi, sò điệp, gà nướng, đồ chiên cho đến kem và cùng nhau ăn trưa rất vui vẻ. Đến đền Yahiko Khi đã no bụng, chúng tôi đến điểm dừng chân tiếp theo là đền Yahiko (làng Yahiko, tỉnh Niigata). Theo ý của chị Linh là “để giao lưu được với nhiều người”, lần này, tôi ngồi xe của chị Giang, nhân viên công ty. Sau khi tốt nghiệp Đại học Quốc gia Hà Nội, chị Giang đi du học tại một trường đại học ở Tokyo và hiện nay đang làm việc tại một công ty sản xuất bánh kẹo. Chị Giang (trái) và chị Linh (tại đền Yahiko) Chúng tôi đến đền Yahiko. Đây là ngôi đền có nhiều người đến viếng nhất Niigata. Ngôi đền nằm giữa rừng cây xanh, tạo cảm giác rất linh thiêng. Chụp ảnh kỉ niệm trước cổng Torii "Bánh gấu trúc trắng nướng" Có nhiều cửa hàng ở quảng trường trước cửa công viên Chúng tôi đi sang “Công viên Yahiko”, một điểm ngắm lá thu nổi tiếng cách Đền Yahiko 10 phút đi bộ. Trước khi vào công viên, chúng tôi nghỉ chân ở quảng trường cạnh đó. Gần đó còn có một quán bán "Bánh gấu trúc trắng nướng", bên trong có nhân zunda (các loại đậu như đậu nành edamame, đậu răng ngựa soramame… nghiền nhỏ). Nghe nói rằng loại bánh này đã giành giải quán quân trên "Bảng xếp hạng đồ ăn nhẹ địa phương toàn Nhật Bản lần thứ 1". "Bánh gấu trúc trắng nướng" mà tôi mua đương nhiên là một chú gấu trúc trắng rồi. Nó dễ thương đến mức tôi chẳng nỡ ăn. Khi ăn thử sẽ thấy lớp vỏ làm từ bột gạo dai dai, tạo cảm giác ngon miệng, còn nhân "zunda" bên trong cũng rất tuyệt! Công viên Yahiko Trong Công viên Yahiko có cả dãy hàng quán đón du khách đến ngắm lá thu. Nhưng lá thu ở đây dường như đã vào độ đẹp nhất cách đó 1 tuần, nên thời điểm chúng tôi đến lá gần như đã héo hoặc rụng mất. Tuy nhiên, chúng tôi trêu đùa nhau, rồi tươi cười chụp ảnh kỷ niệm. Vì có thể giao lưu được như thế nên mọi người đều không cảm thấy thất vọng. Một chút lá thu thật đẹp còn sót lại. Cửa hàng rượu sake Chúng tôi chia tay nhau tại Công viên Yahiko. Những người có thời gian thì đi tiếp đến ga JR Niigata trên 3 xe ô tô. Ponshukan Có một cửa hàng lớn tên là "Ponshukan" bên trong ga Niigata. "Ponshu" có nghĩa là rượu sake. Tại đây bán rất nhiều rượu sake, đồ ngọt và thực phẩm làm từ sake. Tại Ponshukan, bạn có thể nếm thử 5 loại rượu sake với giá 500 yên. Có khoảng 100 loại để khách nếm thử. Ba phụ nữ người Việt cũng uống thử, nhưng có vẻ không hợp khẩu vị cho lắm. Bữa tối Cuối cùng, 11 người còn lại trong đoàn cùng nhau dùng bữa tối. Chúng tôi uống vừa phải và trò chuyện rất nhiều. Tôi đã có hẳn một ngày ở cùng các thành viên Hội người Việt ở Niigata. Mọi người đều vô cùng thân thiện. Tất cả những ai ở Niigata, những ai có kế hoạch đi Niigata, nếu thấy trên trang Facebook của hội có sự kiện nào mà bạn quan tâm, hãy thử liên hệ với họ xem sao nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hội người Việt Nam tại Niigata (Facebook)
18/01/2022
Gần đây, chắc hẳn các bạn đã nhiều lần bắt gặp chữ “5G". 5G tiếng Nhật đọc là 「ファイブジー」(faibujii), là tiêu chuẩn mạng viễn thông thế hệ tiếp theo, thế hệ thứ 5. Đây là tiêu chuẩn mạng viễn thông truyền thông tin tốc độ siêu cao, những bộ phim dài 2 tiếng đồng hồ mà mạng 4G hiện nay nhiều người đang dùng phải mất 5 phút để tải về thì mạng 5G chỉ mất 3 giây. Để dùng được mạng viễn thông thế hệ mới này thì phải mua điện thoại thông minh dùng được mạng 5G. Từ tháng 3 năm nay, các hãng điện thoại di động lớn tại Nhật cũng bắt đầu cung cấp dịch vụ dành cho người dùng cá nhân và bán thiết bị đầu cuối. Mùa Thu năm nay, công ty Google của Mỹ sẽ bán điện thoại thông minh thế hệ mới sử dụng được mạng 5G. Công ty Apple của Mỹ dự kiến cũng sẽ bắt đầu bán điện thoại iPhone sử dụng được mạng 5G từ khoảng tháng 10 này, khiến việc mạng 5G đồng loạt trở nên phổ cập là hoàn toàn khả thi. Mạng 5G ngoài tốc độ siêu cao còn có “độ trễ siêu thấp” với khả năng truyền tin không bị lag nên có đặc trưng là xử lý được nhiều thiết bị kết nối đồng thời. Nhờ đó, cùng một thời điểm, mạng này có thể kết nối Internet rất nhiều thiết bị đầu cuối và máy móc. Vì vậy, mạng 5G trở thành nền tảng cho “IoT" (Internet vạn vật) kết nối Internet tất cả các thiết bị bao gồm cả đồ điện gia dụng. Tận dụng các tính năng trên, nhà mạng Softbank đã bắt đầu cung cấp hàng loạt các dịch vụ mới phong phú, cải tiến sâu rộng trải nghiệm nghe nhìn trên điện thoại thông minh. Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu một số trong các dịch vụ này. Hiển thị ảnh ảo của thần tượng để chụp hình đôi Hiển thị ảnh ảo của thần tượng để chụp hình đôi ◇ “AR SQUARE": Sử dụng công nghệ AR (thực tế ảo tăng cường) để phóng to, thu nhỏ, xoay hình nhân vật để thưởng thức. Qua camera trên điện thoại, người dùng có thể cho hiển thị hình ảnh thần tượng của mình và chụp ảnh hoặc quay phim cùng khung hình với thần tượng (Ảnh minh hoạ). ◇ “VR SQUARE": Khi đeo kính VR (thực tế ảo), người dùng có thể xem hoà nhạc trực tiếp hay thể thao dưới dạng 3D. Tại hiện trường có nhiều camera được bố trí để quay chụp, nhờ vậy, người dùng có thể dùng điện thoại thông minh để tự do thay đổi góc nhìn và thưởng thức như đang ngồi trên ghế VIP. ◇ “FR SQUARE": Trên màn hình điện thoại, người dùng có thể chọn (tối đa) 3 nhân vật mình yêu thích trong nhóm nhạc đang biểu diễn và cài đặt để khi xem chỉ hiển thị các nhân vật đã chọn. Màn hình điện thoại sẽ hiện hình ảnh như các nhân vật đó là nhân vật chính. ◇ “GAME SQUARE”: Chơi được ngay trên điện thoại các trò chơi máy tính đòi hỏi khả năng xử lý dữ liệu cao. 《Các thông tin chuyên sâu hơn》 Tiêu chuẩn hệ thống viễn thông di động thường khoảng 10 năm lại được đổi mới một lần. Tính năng và độ tiện dụng của điện thoại cũng theo đó mà phát triển. 5G là tiêu chuẩn thế hệ thứ 5. Mạng viễn thông analog thời những năm 1980 là thế hệ đầu tiên, với điện thoại gắn trên xe ô tô và điện thoại khoác vai. Ở thế hệ thứ 2, mạng viễn thông được số hoá, với trọng tâm là truyền tải âm thanh, điện thoại di động được phổ cập đến người dùng cá nhân, người dùng có thể gửi tin nhắn và gửi mail qua điện thoại. Với mạng 3G, người dùng có thể dùng điện thoại di động để kết nối mạng Internet, còn với mạng 4G sử dụng được bằng hầu hết điện thoại thông minh hiện nay, các dịch vụ như truyền hình ảnh động đã chính thức được cung cấp Như đã trình bày ở phần trên, mạng 5G có thể truyền thông tin với tốc độ siêu cao, nhờ “độ trễ siêu thấp" nên có thể kết nối đồng thời rất nhiều thiết bị. Hiện nay, người ta kì vọng các đặc tính này của mạng 5G sẽ được ứng dụng triệt để vào hạ tầng xã hội như cải thiện việc vận chuyển hàng bằng máy móc điều khiển tự động, khám chữa bệnh từ xa trong tình trạng khẩn cấp, giải quyết các vấn đề thiếu hụt lao động hay già hoá dân số bằng máy móc nông nghiệp không người lái… Thời đại vận hành máy cấy lúa tự lái bằng điện thoại thông minh đang đến gần Ⓒ Báo Mainichi Thời đại vận hành máy cấy lúa tự lái bằng điện thoại thông minh đang đến gần Ⓒ Báo Mainichi
28/08/2020
Gặp gỡ sempai số này Lỗ Thị Mạnh Tháng 5/2015Tốt nghiệp trường THPT Sơn Tây 〈Hà Nội〉 Tháng 8/2015Nhập học Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội 〈Hà Nội〉 Tháng 3/2018Du học 1 năm theo chương trình Trao đổi Sinh viên tại khoa Thông tin và truyền
17/08/2020
Các bạn đã từng nhờ cậy việc gì ở KOBAN của Nhật bao giờ chưa? KOBAN là để chỉ chỗ làm việc của cảnh sát, nhưng so với đồn công an ở Việt Nam thì về cảm giác vẫn có những khác biệt nhỏ phải không nhỉ. Lần này, chúng tôi xin được giới thiệu về KOBAN, niềm hãnh diện với thế giới của Nhật Bản. Trải nghiệm của một phụ nữ người Việt Dưới đây là câu chuyện tôi ghi chép lại từ lời kể của một người bạn. Câu chuyện kể về lần con gái nhỏ của chị bị thương ngoài phố hồi gia đình chị mới sang Nhật. Tôi từng một lần được giúp đỡ của KOBAN. Một buổi cuối tuần hồi mới sang Nhật, gia đình 4 người chúng tôi cùng nhau đi mua sắm đồ dùng sinh hoạt thiết yếu. Mới sang, rất nhiều thứ phải mua nên hôm đó chúng tôi mua đồ đến gần 11 giờ đêm mới xong, đồ đạc rất nhiều thứ cồng kềnh lỉnh kỉnh. Cả chồng tôi và tôi đều hai tay đầy ắp đồ đạc nên chúng tôi phải nhờ cậu con trai 8 tuổi đẩy giúp xe đẩy mà con gái nhỏ đang ngồi. Không may, xe đẩy vấp vào gờ đường và lật úp khiến con gái tôi ngã sấp xuống đường, dưới cằm con bé có một vết rách máu chảy đầm đìa. Vì là đêm khuya, các bệnh viện bình thường đều đã đóng cửa và chỉ nhận các ca cấp cứu. Chúng tôi gọi taxi định nhờ đưa đến bệnh viện gần nhất nhận cấp cứu, nhưng khi nhìn thấy con gái tôi máu tuôn xối xả, tài xế taxi đã từ chối không chịu chở. Đang lúc hoảng hốt không biết phải làm sao, tôi bỗng chợt nhớ đến KOBAN. Từng nghe nói rằng “nhân viên cảnh sát ở KOBAN luôn sẵn sàng giúp đỡ người dân gặp khó khăn” nên tôi nghĩ “đến đó hỏi thăm có khi lại được trợ giúp cũng nên”. Cũng chẳng còn nơi nào để nhờ vả, tôi thử đi đến KOBAN. Quả đúng như lời đồn, khi chúng tôi tới nơi, các anh cảnh sát tỏ ra rất lo lắng cho tình hình con gái tôi và còn gọi giúp luôn cả xe cứu thương. Chúng tôi chờ xe cứu thương ngay tại KOBAN và sau đó cả nhà cùng lên xe đi tới bệnh viện. May sao, vết thương con gái tôi không nặng và mọi chuyện cuối cùng cũng êm xuôi. Đó cũng là lần đầu tiên tôi ngồi trên xe cứu thương và câu chuyện đêm hôm đó trở thành kỉ niệm rất khó quên trong cuộc sống của chúng tôi nơi đất khách quê người. Nhiệm vụ của KOBAN Ngoài những công việc thường lệ của cảnh sát như xử lý vấn đề liên quan đến vụ án, tai nạn, tuần tra khu vực xung quanh, nhiệm vụ của cảnh sát tại KOBAN còn bao gồm rất nhiều việc khác như chỉ đường, tiếp nhận thông tin đồ thất lạc, các hoạt động bảo vệ trẻ em đến trường, điều phối giao thông, đi thăm hỏi nhà người cao tuổi v.v… Một đặc trưng về văn hoá vẫn được ca ngợi ở Nhật Bản là “rất dễ tìm lại được đồ đánh rơi". Tôi cho rằng một phần lý do khiến văn hoá này được hình thành là do ở Nhật Bản đâu đâu cũng có KOBAN. Một trong những đồ vật nếu làm rơi sẽ rất phiền phức là ví tiền. Theo trung tâm quản lý đồ thất lạc của Cục cảnh sát, trong năm 2018, tổng số tiền mặt bị đánh rơi được đưa đến KOBAN hoặc sở cảnh sát trong nội đô Tokyo lên tới khoảng 3,8 tỷ yên. Trong đó, số trả lại được cho người đánh mất là khoảng 2,8 tỷ yên, tức là hơn 70%. Có lẽ, do từ trước đến nay, khi còn nhỏ, người Nhật đã được dạy rằng “nhặt được của rơi phải đưa đến KOBAN", với tính cách nghiêm chỉnh của người dân, lại thêm KOBAN có mặt ở khắp nơi trên cả nước nên ở Nhật rất dễ tìm lại được đồ thất lạc. Tôi tin rằng Nhật Bản là đất nước mà không chỉ người Nhật mà cả người nước ngoài cũng thấy việc báo cáo và tìm đồ thất lạc là rất dễ dàng. “Hệ thống KOBAN" vươn ra khắp thế giới Hệ thống KOBAN của Nhật Bản đã vươn ra khắp thế giới, có nước còn dùng nguyên biển hiệu ghi chữ KOBAN. Singapore là quốc gia đầu tiên ở châu Á quan tâm đến hệ thống KOBAN và đã triển khai hệ thống này từ năm 1983. Indonesia thì bắt đầu triển khai từ năm 2004, ở Campuchia cũng có KOBAN. Các nước Mỹ Latin như Brazil, Honduras và El Salvador đã triển khai hệ thống KOBAN, trong đó Brazil là nơi hệ thống này mang lại hiệu quả ấn tượng. Ở Brazil, hệ thống KOBAN bắt đầu được triển khai từ năm 1997 trên cơ sở tham khảo mô hình của Nhật Bản. Năm 2005, theo đề nghị của Chính phủ Brazil, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã cử chuyên gia đến bang San Paolo và bắt đầu triển khai “Dự án Hoạt động cảnh sát khu vực". Mục đích của dự án là để ổn định “Hệ thống KOBAN” nhằm bảo vệ sự yên ổn và an toàn cho khu vực dựa trên các điểm KOBAN. Hiện nay, ở đây đã có hơn 270 KOBAN được thiết lập. Kết quả là trong khu vực địa phận quản lý của một KOBAN nọ, so với tình hình khoảng 10 năm trước, số lượng các vụ phạm tội đã giảm xuống còn dưới 1/15. Hiệu quả của việc thiết lập các KOBAN gồm có: Một là, sự hiện diện thường xuyên và cận kề của cảnh sát đã ngăn chặn tình trạng phạm tội; Hai là, sự hiện diện thường xuyên và gần gũi trong khu vực khiến lòng tin của người dân dành cho cảnh sát tăng lên v.v… Có thể nói rằng các lợi ích này của KOBAN được phát huy và đã khiến hình thành các chách suy nghĩ: không phải là xảy ra vụ án hay tai nạn rồi mới xử lý mà “phòng ngừa trước khi xảy ra”. Để KOBAN trở nên tiện lợi hơn nữa Hiện nay KOBAN đang phấn đấu để tạo nên sự gần gũi, thân thiện hơn nữa với mọi người dân trong khu vực. Quanh tôi có rất nhiều người từng được KOBAN giúp đỡ. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài chúng ta, luôn tồn tại một sự lo lắng về “rào cản ngôn ngữ". Để đáp ứng nhu cầu này, cảnh sát Nhật Bản đang nỗ lực để có thể làm việc được cả bằng tiếng nước ngoài. Các biện pháp đang được thực hiện gồm có: bố trí nhân viên cảnh sát biết ngoại ngữ hoặc người phiên dịch ở những nơi người nước ngoài đến nhiều như các điểm du lịch hay điểm giao thông quan trọng trên toàn quốc để có thể giao tiếp suôn sẻ với người nước ngoài. Hiện nay, Cục cảnh sát đang thực hiện thí điểm bố trí ít nhất 1 nhân viên cảnh sát biết ngoại ngữ thường trực ở KOBAN Kabukicho (sở cảnh sát Shinjuku) và KOBAN Shibuya Ekimae (sở cảnh sát Shibuya). Sở cảnh sát Osaka thì hiện đang áp dụng mô hình KOBAN sử dụng được tiếng nước ngoài tại KOBAN Terminal trong Sân bay Quốc tế Kansai bằng cách bố trí người phiên dịch tiếng Anh có mặt 24/24 giờ. Ngoài ra, những năm gần đây, trường đào tạo cảnh sát cũng tổ chức các khoá học ngoại ngữ cho học viên, trong đó có cả tiếng Việt.
17/07/2020
【Collaboration blog】 Chào các bạn! Các bạn có thói quen “sử dụng Note (ノート)” không? “sử dụng Note (ノート)” có nghĩa là “ghi chép vào Note”, đây là một thói quen không thể thiếu để bạn có một kỳ du học thành công. Ngoài nhiệm vụ “nhắc nhở” để không quên thì những cuốn vở còn có rất nhiều sức mạnh kỳ diệu khác như là trở thành “vũ khí bí mật” để bạn nâng cao kết quả trong công việc sau khi bắt đầu đi làm. Chúng mình sẽ giới thiệu với các bạn lý do vì sao những người có Note(ノート) sẽ có cuộc sống phong phú hơn. 1. Hiểu sâu hơn, tiện nhớ lại hơn Note (ノート) là nghĩa vụ? Ở Nhật Bản, các bạn sẽ thấy cả sinh viên lẫn người đi làm, rất nhiều người mang theo trong túi xách vở ghi chép, sổ memo, sổ tay. Những cuốn vở hay sổ memo (note cũng bao hàm cả vở) này dùng để ghi chép lại những gì mình được người khác dạy cho, chỉ cho, những gì mình cảm nhận được, những gì mình đã nhìn thấy v.v. để sau đó có thể nhớ lại phải không nào. Từ khi học tiểu học, các bạn cũng đã viết lại những gì thầy cô giáo giảng hoặc những nội dung có trên bảng trong giờ học vào vở nhỉ? Vào đầu tiết, khi ôn lại nội dung của giờ học trước, chắc hẳn nhiều bạn đã bị giáo viên kiểm tra xem vở có ghi chép đầy đủ hay không. Có lẽ vì thế mà đối với mọi người, “dùng vở - viết vào vở” là một “nghĩa vụ” từ phía giáo viên. Note (ノート) có ảnh hưởng đến thành tích của bạn Tuy nhiên, khi du học ở Nhật và học ở các trường tiếng Nhật, trường chuyên môn, đại học v.v. giáo viên hầu như không kiểm tra vở của sinh viên. Nếu bạn cảm thấy dùng vở ghi chép chỉ là một nghĩa vụ thì có lẽ là bạn sẽ không dùng vở ghi chép nữa. Thế nhưng, việc có dùng vở ghi chép hay không có ảnh hưởng lớn đến thành tích của bạn. Trước khi thi, việc chỉ ôn tập trong sách và việc ôn tập cả sách và trong vở sẽ đưa đến những mức độ hiểu thông tin hoàn toàn khác nhau. Càng học ở những cấp học cao, giá trị của cuốn vở ghi chép càng tăng lên, trong thời gian là sinh viên đại học ở Nhật, khi có những kỳ kiểm tra định kỳ, bản photo của những cuốn vở ghi chép tốt được truyền tay nhau rất nhiều. Việc ghi chép những cuốn vở như thế này là một phương pháp giúp bạn vượt qua kỳ thi nhưng phải nói rằng, việc đọc lại những gì chính mình đã viết ra, trước tiên là khi viết đã giúp mình ghi nhớ kiến thức, đọc lại sẽ càng hiểu sâu hơn. So với việc tham khảo vở của người khác thì sử dụng thật tốt vở của mình là bạn sẽ thấy hiệu quả vượt bậc. Cuốn sổ ghi chép cũng có ích trong công việc Thói quen ghi chép này cũng sẽ có ích khi bạn đi làm. Những bạn nhân viên mới vào sẽ được các tiền bối trong công ty hướng dẫn quy trình làm việc, các điểm cần lưu ý, và được phía đối tác kinh doanh và khách hàng chỉ cho nhiều điều. Mỗi lần như vậy, nếu bạn ghi chép lại vào vở hay sổ memo, sau đó đọc lại thì bạn sẽ nhớ công việc nhanh hơn. Hơn nữa, nếu bạn ghi lại cả những việc bạn làm chưa tốt, khi nhìn lại, bạn sẽ không mắc phải lỗi đó nữa. 2. Nhận ra và nhìn lại mình Cuốn sổ ghi chép không chỉ có mỗi tác dụng giúp chúng ta hiểu sâu hơn, nhớ sâu hơn, chúng ta nhớ lại sau này. Trong mục tư vấn của WA.SA.Bi, chúng mình đã nhận những câu hỏi về việc viết sơ yếu lý lịch từ các bạn du học sinh, nhiều câu trong số đó có liên quan đến chuyện ghi việc làm thêm trong sơ yếu lý lịch. Trong số đó có nhiều bạn đã ghi chép lại những lỗi mà sếp hay khách hàng đã chỉ ra, những việc mình làm chưa tốt và cả cách cải thiện nữa. Những bạn như vậy sẽ ghi nhớ công việc nhanh hơn, sau này sẽ được sếp và cả các hậu bối tin tưởng. Hơn nữa, nếu bạn ghi chép cả những thành công hay thất bại trong công việc, những điều bạn thấy là quan trọng thì thông qua việc ghi chép này, bạn có cơ hội nhìn nhận lại mọi việc và nhận ra điều gì đó. Ví dụ, bạn sẽ nhận ra được sở trường và tật xấu mà từ trước đến giờ bạn chưa nhận ra. Bằng việc liên tục ghi chép lại thành công hay thất bại của mình, một ngày nào đó, bạn sẽ nhận ra những điều mà bạn chưa nhận ra. Đây cũng chính là một tác dụng của cuốn vở ghi chép. 3. Có được niềm tin từ phía khách hàng Trở thành cuốn sổ hướng dẫn cho hậu bối Cuốn vở ghi chép cũng có cả tác dụng khác nữa. Khi bạn xem lại vở thì bạn sẽ nhận ra thực tế là có những nội dung giống nhau được viết rất nhiều lần. Bạn có thể viết đi viết lại một nội dung giống nhau vào vở. Thỉnh thoảng đọc lại vở của mình, bạn sẽ thấy được bạn có năng lực, cách suy nghĩ, cách cảm nhận đó khi bạn viết từng chút từng chút một trong hoàn cảnh như thế nào, ở mức độ nào. Hơn nữa, bạn cũng sẽ nhận ra bí quyết để không lặp lại thất bại và từng bước đi đến thành công. Nếu làm như vậy, những điều mà cấp trên cần chỉ bảo cho bạn cũng sẽ ít đi, bạn có thể xử lý được công việc hay các vấn đề khác một cách độc lập. Hơn nữa, nếu thường xuyên ghi chép lại nội dung có liên quan đến công việc, bạn có thể dùng cuốn vở, cuốn sổ đó để dạy lại cho hậu bối của mình. Cũng có những bạn tiền bối đã dùng những nội dung ghi chép lại trong khi làm thêm để làm ra quyển sổ hướng dẫn cho các bạn mới vào làm. Có được niềm tin từ phía khách hàng Về khách hàng hay các đối tác kinh doanh cũng vậy, thông qua việc ghi chép lại những nội dung hay những điều bạn nhận ra khi họp v.v. bạn sẽ hiểu được nguyện vọng cũng như nhu cầu, tình hình của phía bên kia để từ đó đưa ra được những dịch vụ tương ứng với tình hình và nguyện vọng của đối phương. Nếu làm như vậy, bạn sẽ hiểu đối phương và được đối phương đón nhận những đề xuất của bạn và như vậy thì bạn sẽ được đối phương tin tưởng hơn, kết quả công việc tốt hơn. Tổng kết Việc ghi chép vở hay sổ tay không phải là “nghĩa vụ” do người khác ép làm, đây là việc giúp ích cho chính bản thân bạn. Nó giúp bạn hiểu và nhớ lại những việc quan trọng, nó cũng giúp bạn có kết quả tốt trong học tập và cả công việc nữa. Hơn nữa, trong khi viết ra những điều mà bạn học được trong công việc, những việc bạn làm chưa tốt v.v. bạn sẽ nhận ra sở trường cũng như tật xấu của mình mà trước giờ bạn chưa nhận ra. Thêm vào đó, bằng viết ghi chép thường xuyên, bạn sẽ hiểu khách hàng và đối tác hơn, bạn có thể đưa ra những đề xuất trong công việc khiến đối phương vui. Cuốn vở ghi chép có thể gọi là “vũ khí bí mật” để bạn có được niềm tin từ phía khách hàng và đối tác kinh doanh phải không nào. Vậy thì, ngay bây giờ bạn có muốn mua một cuốn sổ và bỏ vào túi xách mang theo bên mình không?
14/06/2021
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài