Category | Tin mới nhất
Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...
7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
02/05/2024Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
13/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Với tư cách là một nhân viên chính thức làm việc tại trụ sở chính của một công ty sản xuất thực phẩm của Nhật trong hơn 5 năm, tôi đã có nhiều kinh nghiệm trực tiếp quản lý và hướng dẫn các bạn thực tập sinh và du học sinh làm thêm trong nhà máy. Trong số trước, tôi đã nói về những điểm cần lưu ý trong công việc. Lần này tôi muốn nói về một số điểm cần lưu ý trong cuộc sống. Mong các bạn cùng tham khảo để tạo một cuộc sống thoải mái dễ chịu trong thời gian ở Nhật Bản. Cuộc sống tập thể tại phòng ở ● Phải quản lý tốt đồ cá nhân - Tự bảo quản đồ đạc cá nhân, bảo quản tiền, ví, giấy tờ cá nhân cẩn thận không chủ quan để bừa bãi dễ bị mất. Nhiều bạn chủ quan bị mất tiền gây ra hiểu lầm trong phòng, gây mất đoàn kết, nghi ngờ lẫn nhau trong phòng. ● Không tự ý dùng đồ của người khác - Ví dụ đồ ăn, nước uống trong tủ lạnh, mỹ phẩm, quần áo, trang sức của bạn cũng không được động đến. ● Không mượn tiền của nhau - Không được vay, không cho bạn vay tiền để tránh tranh chấp sau này. ● Không tự ý mời bạn bè vào ký túc xá - Phòng ký túc xá chỉ dành cho người đã ký hợp đồng nên không được phép cho người khác sống chung. Ngoài ra, tùy theo quy định mà có trường hợp muốn mời ai vào phòng phải được sự đồng ý trước của công ty. ● Tránh gây ồn - Có trường hợp mời bạn bè tới hát hò nhảy múa trong phòng gây ồn ào. Hoặc mời bạn bè tới tổ chức mừng sinh nhật, đón bạn mới, chia tay bạn… Những lúc như vậy tiếng ồn ào sẽ ảnh hưởng đến người bên cạnh hoặc người ở phòng dưới. Họ sẽ khiếu nại đến công ty gây ra phiền phức cho công ty. ● Cần phân loại rác - Việc phân loại rác, bỏ rác đúng chỗ, đúng ngày quy định là việc quan trọng trong đời sống hàng ngày ở Nhật Bản. Nếu không biết cách phân loại hoặc nhiều loại rác đặc biệt, rác to nếu không biết cách đổ rác thì các bạn nên hỏi công ty hoặc phiên dịch trước khi vứt rác. Khi ra ngoài giao lưu, du lịch ● Báo cáo với công ty trước khi đi - Khi có lịch trình đi thì nên báo cáo với công ty. Nói rõ lịch trình, báo cáo nơi đi, thời gian đi, thời gian về, cách thức đi lại, khách sạn v.v. thì công ty sẽ yên tâm. Trường hợp có gì xảy ra thì dễ đối phó hơn. ● Luôn mang theo giấy tờ tùy thân - Luôn mang theo thẻ ngoại kiều và các giấy tờ tùy thân cần thiết khác. ● Tuân thủ quy định an toàn giao thông - So với Việt Nam thì ở Nhật Bản, luật giao thông được tuân thủ nghiêm ngặt hơn. Người lái xe ô tô, người đi xe máy đều có ý thức tuân thủ luật lệ khi tham gia giao thông vì thế nếu người đi bộ hoặc đi xe đạp không tuân thủ luật, dễ gây ra tình huống bất thường dễ dẫn đến tai nạn giao thông. Những điểm cần lưu ý khác ● Theo chỗ tôi được biết, có nhiều trường hợp thực tập sinh Việt Nam bị bạn bè dụ dỗ đi lấy cắp đồ ở siêu thị, bỏ trốn (cư trú bất hợp pháp). Lấy cắp đồ là hành động tội phạm và nếu làm các công việc khác ngoài công việc được quy định theo đăng ký với Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và Cư trú cũng là hành động bất hợp pháp. Nếu làm vậy thì thực tập sinh sẽ bị mất tư cách cư trú và trở thành người cư trú bất hợp pháp. Trên đây là một số điểm mà trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người chúng ta đều nên lưu ý để danh tiếng cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản ngày càng được cải thiện. Là người đi trước, chúng ta hãy có những hành động để làm gương cho các bạn đến sau nhé.
20/06/2020
Đại dịch Covid-19 ngăn trở những chuyến bay khiến chúng ta khó về thăm nhà. Để nói chuyện với gia đình để biết về tình hình của nhau thì chúng ta có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua mạng xã hội, nhưng những lúc muốn gửi quà, đồ dùng về cho gia đình hoặc tài liệu liên quan đến công việc thì chỉ còn cách là sử dụng dịch vụ chuyển phát quốc tế. Chúng ta cùng tìm hiểu cách gửi hàng và tài liệu về Việt Nam nhé. 〈Nguyễn Việt Hà〉 1. Tình hình vận chuyển quốc tế của Nhật Bản Nếu sinh sống tại Nhật Bản các bạn sẽ nhận thấy khắp mọi nơi trên đất Nhật, từ thành thị đến nông thôn, chỗ nào cũng có bưu điện. Tính đến cuối tháng 7/2021, Nhật Bản có tất cả 23.793 bưu điện, kể cả những địa điểm bưu điện đơn giản, nhận gửi hàng hóa ra nước ngoài. Bưu điện Nhật Bản, ngoài dịch vụ chuyển phát thư từ, hàng hóa, còn có dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm nhân thọ... Dịch vụ bưu điện được nhiều người nước ngoài ở Nhật sử dụng. Về dịch vụ chuyển phát ra nước ngoài ở Nhật Bản thì ngoài Bưu điện ra, còn có dịch vụ của các hãng chuyển phát nhanh đa quốc gia như Fedex hay DHL tuy nhiên sử dụng dịch vụ này chủ yếu là về giấy tờ thương mại cần nhanh và chi phí cũng khá cao. Vì vậy thông thường người ta hay gửi bằng đường chuyển phát qua bưu điện hoặc các hãng vận chuyển khác như Sagawa, Yamato. Trước hết chúng tôi xin giới thiệu về dịch vụ chuyển phát quốc tế của Bưu điện Nhật Bản. 2. Chuyển phát EMS (Chuyển phát nhanh quốc tế) Đây là dịch vụ chuyển phát quốc tế nhanh nhất tới hơn 120 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới với trọng lượng hàng hóa hoặc tài liệu tối đa là 30kg. Với dịch vụ EMS thì chỉ mất khoảng 3-4 ngày là hàng hóa gửi từ Nhật Bản có thể đến các thành phố lớn của Việt Nam và mất khoảng từ 5 ngày tới 1 tuần đối với bưu cục ở các tỉnh khác. Gửi hàng hóa theo hình thức EMS ✔︎ Cân nặng: Không quá 30kg ✔︎ Kích cỡ: Cạnh dài nhất không quá 150cm, tổng cộng 3 cạnh (dài, rộng, cao) không quá 3 mét [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Quy cách đóng gói Hàng hóa ký gửi qua dịch vụ EMS trọng lượng được tính toán khá sít sao. Bạn có thể chia gói dồ theo khung quy định sát nhất của mức giá để hưởng giá có lợi nhất, nhưng nhớ để chừa lại vài chục gram nhé. Một người bạn tôi khi gửi hàng về Việt Nam, bạn đã căn trọng lượng rất sát. Nhưng sau khi đóng thùng, dán vài vòng băng dính cho chắn chắn, dán nhãn xong thì mức giá nhẩy lên một nấc mới và phải trả thêm tiền. Gửi tài liệu qua đường EMS Phong bì chuyên dụng EMS Vì đặc thù công việc nên tôi rất hay sử dụng dịch vụ của Bưu điện để gửi các giấy tờ sang Việt Nam. Ví dụ muốn gửi tài liệu nặng dưới 500g sang Việt Nam thì giá gửi EMS là 1.400 yên. Nếu gửi qua đường DHL thì phí gửi phải mất 4.000 yên. Gửi tài liệu bằng EMS ta có thể mua phong bì chuyên dụng mất 50 yên hoặc dùng phong bì của mình rồi ra bưu điện khai vào giấy nhãn gửi EMS vào phong bì là xong. Nhãn gửi EMS Nhãn gửi EMS (theo trang web của bưu điện) Tháng 1 năm 2021, tôi mang giấy tờ ra bưu điện gửi EMS và định xin nhãn để điền tại chỗ như mọi lần. Nhưng nhân viên cho biết từ ngày 1/1/2021, thủ tục gửi EMS của Nhật Bản đã có thay đổi.. Tất cả các loại bưu phẩm (hàng hóa giấy tờ) gửi đi một số nước ví dụ như Mỹ phải in nhãn chứ không chấp nhận viết tay như cũ. Đối với các nước khác, nếu viết tay thì khi thông quan sẽ mất nhiều thời gian và thậm chí có trường hợp bị gửi trả lại nữa. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách ghi nhãn EMS Vì không biết việc này nên hôm trước, bạn tôi có tới bưu điện để gửi tài liệu về Việt Nam. Nhưng tới nơi thì nhân viên bưu điện cho biết “Hiện nay gửi EMS đi Việt Nam và các nước khác chúng tôi đã áp dụng hình thức truy vết điện tử nên phiền chị hãy thực hiện việc điền vào nhãn gửi qua điện thoại thông minh hoặc máy tính”. Bạn tôi đành ngồi ở bưu điện tải ứng dụng xuống điện thoại rồi bắt đầu điền nhãn trên điện thoại rồi sau đó thông qua một máy in chuyên dụng đặt ngay tại chỗ, in nhãn ra. Bạn kể “Loay hoay mãi mới làm xong. Mệt ghê. Nhưng sau đó làm vài lần thì cũng quen rồi”. Để ghi nhãn trên máy tính hoặc điện thoại thông minh, chúng ta cần tải ứng dụng trên trang web "国際郵便マイページサービス" (Trang cá nhân Dịch vụ Bưu chính Quốc tế). Thông qua ứng dụng này, ta có thể tự điền nhãn hoặc các loại giấy tờ khác, sau đó tự in ra dán vào thùng hàng hoặc bì thư. Những thông tin về người gửi hoặc người nhận được lưu lại trên máy tính nên từ lần gửi sau sẽ khá tiện lợi. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang để đăng nhập “Trang cá nhân Dịch vụ Bưu chính Quốc tế” Gần đây bưu điện Nhật Bản còn có dịch vụ COOL EMS chuyển phát đồ cần gửi lạnh. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid19 mà hiện nay Bưu điện đang dừng dịch vụ này. 3. Chuyển phát hàng không quốc tế ePacket Chuyển phát “ePacket Quốc tế” Cũng tương tự như EMS, đây là dịch vụ gửi hàng bằng đường hàng không nhưng giới hạn với hàng hóa nặng 2kg, với tổng 3 cạnh không quá 90cm. Hình thức này rẻ hơn EMS. Đối với các mặt hàng như thực phẩm khô, quần áo hoặc những mặt hàng tương đối nhẹ thì đây là dịch vụ khá tiện lợi. Dịch vụ này có 2 hình thức: “ePacket Quốc tế” và “ePacket Quốc tế light”. Tương tự như EMS, với dịch vụ này, chúng ta có thể làm trước nhãn tại nhà thông qua ứng dụng “Trang cá nhân Dịch vụ Bưu chính Quốc tế”. Gửi theo hình thức “ePacket Quốc tế” từ Nhật về Việt Nam, với trọng lượng 2kg thì phí gửi là 2.400 yên, 1kg là 1.500 yên. Trung bình gửi từ Tokyo về Việt Nam mất 8 ngày (tính đến tháng 8/2021). Đối với 1 số nước, dịch vụ này cũng áp dụng hình thức truy vết và có bảo hiểm với mức đền bù tối đa là 6.000 yên. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bảng giá gửi hàng ePacket Quốc tế Chuyển phát đường Hàng không giá rẻ ( SAL) Đây là hình thức chuyển phát được coi giống như dịch vụ gửi tàu biển, kể cả khi vận chuyển trong Nhật Bản và vận chuyển trong nước nhận. Cả hai nước gửi và nhận đều chờ các chỗ trống trên máy bay để gửi hàng, nên phí gửi thấp hơn, thời gian chuyển phát chậm hơn gửi đường hàng không nhưng nhanh hơn đường tàu biển. Nếu gửi nhiều thùng hàng một lúc sẽ được giảm giá (từ 10 thùng trở lên giảm 10%, 50 thùng trở nên giảm 20%) . Ngoài ra, dịch vụ “ePacket Quốc tế nhẹ” được gửi theo hình thức SAL này nên cũng rẻ hơn “ePacket Quốc tế” một chút. Tuy nhiên tính tới thời điểm 8/2021 thì Việt Nam chưa được áp dụng dịch vụ này. 4. Những điểm cần lưu ý khi gửi đường hàng không Ảnh: Hóa đơn gửi hàng (Theo trang web của Bưu điện Nhật Bản) Hóa đơn Khi gửi hàng hóa chuyển phát quốc tế tại bưu điện cần phải kèm hóa đơn để trình hải quan. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hướng dẫn cách ghi hóa đơn [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tải mẫu hóa đơn Những hàng hóa không được gửi theo đường hàng không Có những mặt hàng không được phép gửi theo đường hàng không. Một người bạn khác có kể tôi chuyện bạn thường gửi thực phẩm chức năng và các mặt hàng thường dụng khác cho cha mẹ ở Việt Nam. Một lần, bạn mang một gói hàng 20kg trong đó có thuốc nhuộm tóc đi bưu điện gửi. Sau khi đưa hóa đơn thì nhân viên bưu điện cho biết “Thuốc nhuộm tóc không gửi được qua đường hàng không”. Bạn đành mở thùng hàng ra, để lại mấy hộp thuốc nhuộm tóc rồi đóng lại. Sau đây là vài mặt hàng không được gửi qua đường hàng không. Thịt sống, đồ đông lạnh Vật cháy, nổ, pháo hoa, thiết bị báo động, pin Chất cồn dễ bắt cháy, các loại dung dịch dễ bắt cháy hoặc các loại hàng dễ bắt cháy khác. Nước hoa, kem chống năng hoặc các loại mỹ phẩm có thành phần cồn trên 25% Đất hiếm, đá quý, cổ phiếu hoặc những mặt hàng có giá trị cao Các thiết bị điện tử có gắn pin lithium (điện thoại thông minh, máy ảnh kỹ thuật số, máy quay video, máy tính note, máy chơi game.v.v) Bình xịt các loại 5. Đường biển Đây là hình thức có lẽ học sinh sinh viên khi về nước hoặc gia đình chuyển nhà rất hay sử dụng vì giá cả rẻ. Đồ có thể đóng thành từng thùng dưới 30kg. Nếu trọng lượng 2kg thì chi phí chỉ là 1.600 yên. Tuy nhiên vì giá cước rẻ nên mất thời gian 1-3 tháng mới tới (Tùy nơi gửi mà thời gian chuyển phát có thể dao động). Khi bạn tôi về nước sau khi học tập tại Nhật, có những thùng đồ gửi bằng đường biển thường 2 tháng sau mới tới tay bạn tại Việt Nam. Đối với sách, gửi đường biển được thêm giảm giá. Đồ gửi bằng đường biển bạn lưu ý phải đóng kĩ chống móp méo đồ đạc, đóng đồ gửi nên bao gói chống thấm nước. 6. So sánh cước phí gửi Chúng tôi đã làm thử đăng ký gửi đồ trên mạng để tìm hiểu cước phí của từng hình thức chuyển phát. Đây là số liệu tính đến tháng 8/2021 nên có thể có ảnh hưởng của đại dịch vi-rút corona. Ngoài ra, tùy nơi gửi mà số liệu cũng có thể khác nhau. ◆ Trường hợp gói hàng nặng 10kg Cước phí (yên) Thời gian vận chuyển EMS 10,500 6 ngày Chuyển phát quốc tế 12,500 10 ngày Đường tàu biển 5,300 Khoảng 2 tháng ◆ Trọng lượng 2kg, gửi từ Tokyo Cước phí (yên) Thời gian vận chuyển EMS 3,300 6 ngày ePacket Quốc tế 2,400 10 ngày Chuyển phát quốc tế 3,900 10 ngày Đường tàu biển 1,600 Khoảng 2 tháng [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang tính thử cước phí, thời gian chuyển phát ra nước ngoài (Bưu điện Nhật Bản) 7. Các công ty chuyển phát tư nhân Thông thường các bưu kiện hàng hóa gửi về cho gia đình, hàng không có giá trị quá cao, một số bạn Việt Nam cũng lựa chọn các hẵng vận chuyển do người Việt Nam làm chủ, nói được tiếng Việt, có dịch vụ đóng hộ hàng và giá cả khá hợp lý là 1000 Yên/ 1 kg. Một số các công ty Logistic có dịch vụ gửi đồ chuyên về Việt nam như sau: [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Công ty vận chuyển Hanabee (tiếng Việt, tiếng Nhật và tiếng Anh) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] GETSS Ngoài ra, dịch vụ gửi đồ của một số hãng như Yamato, Sagawa hay Nittsu cũng được người Nhật sử dụng với các dịch vụ gửi đồ cao cấp hay chuyển nhà từ nước này qua nước khác. Các hãng này có dịch vụ trọn gói đóng bọc đồ, gửi hàng hóa ngoại cỡ, hay gửi những hàng hóa đặc biệt như tranh, đồ dễ vỡ... Tuy nhiên giá cả của những hẵng này đắt hơn bưu điện, nếu có nhu cầu các bạn có thể tra cứu thêm qua website của các hãng nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Dịch vụ Chuyển phát Quốc tế Sagawa ※ Chú ý có nhiều công ty đặt tên gần giống! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Dịch vụ Chuyển phát Quốc tế Yamato [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Dịch vụ Chuyển phát Quốc tế Nittsu Hy vọng các bạn có thể tận dụng tốt các dịch vụ gửi hàng ở Nhật Bản phù hợp với nhu cầu của mình.
31/08/2021
“Hội hỗ trợ chung sống hòa thuận (cộng sinh) với nguồn nhân lực nước ngoài” (tên tiếng Nhật là 外国人材共生支援全国協会, viết tắt là NAGOMi) với sự tham gia của 135 đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân chủ yếu là các đoàn thể quản lý thực tập sinh kỹ năng đang triển khai “Chiến dịch xóa bỏ những hành vi không chính đáng” liên quan đến thực tập kỹ năng. Chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát về chiến dịch này. Khái quát về Chiến dịch xóa bỏ những hành vi không chính đáng Tên của chiến dịch là “Chiến dịch xóa bỏ những hành vi không chính đáng liên quan đến chế độ thực tập kỹ năng của người nước ngoài năm 2021” (2021年 外国人技能実習制度 不正行為撲滅キャンペーン), với nội dung chính là kêu gọi các đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) và cơ quan tiếp nhận thực tập sinh ngăn chặn các hành vi không chính đáng đối với thực tập sinh. Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản v.v. cũng hỗ trợ cho chiến dịch này. Tờ rơi của Chiến dịch [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bản tiếng Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bản tiếng Việt NAGOMi đã giải thích về bối cảnh thực hiện chiến dịch như sau (tóm tắt) ◎Trong những năm gần đây, số lượng tội phạm, người bỏ trốn, người cư trú bất hợp pháp là người Việt tăng lên đáng kể, có rất nhiều chỉ trích gay gắt về chế độ thực tập kỹ năng. Đặc biệt, trong thời kì COVID-19, số lượng báo cáo về hoàn cảnh khốn khó của lao động người nước ngoài (thực tập sinh kỹ năng v.v.) tăng lên, trong đó được đề cập tới nhiều là ① môi trường lao động quá khắc nghiệt, ② khoản tiền vay nợ để đến Nhật, ③ dừng chế độ thực tập kỹ năng. ◎Tình hình này đồng nghĩa với việc số lượng người nước ngoài không tin tưởng vào Nhật Bản tăng lên, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh của Nhật. ◎NAGOMi đang yêu cầu Chính phủ Nhật Bản củng cố các chính sách để chỉnh đốn lại các hành vi xâm phâm nhân quyền, chẳng hạn như “Củng cố quyền hạn của Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT)”. Hơn nữa, các đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) và cơ quan tiếp nhận cũng cần sử dụng chế độ thực tập kỹ năng một cách hợp lý. Điểm quan trọng của lời kêu gọi Trong chiến dịch này có những lời kêu gọi chính như sau (điểm cốt lõi). Lời kêu gọi đối với đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) ✔︎ Từ chối các khoản tiền hoa hồng, thiết đãi quá mức từ phía công ty phái cử ✔︎ Từ chối các hợp đồng bí mật với công ty phái cử ✔︎ Tiến hành hướng dẫn đúng nội dung, thăm hỏi, kiểm tra doanh nghiệp theo tần suất hợp lý ✔︎ Thường xuyên giao tiếp với thực tập sinh kỹ năng để thực sự hiểu họ ✔︎ Dừng việc đối xử không công bằng với các thực tập sinh vì lý do “có bầu, bị thương, bị bệnh” Lời kêu gọi đối với cơ quan tiếp nhận ✔︎ Bảo vệ nhân quyền của thực tập sinh kỹ năng ✔︎ Tuân thủ luật liên quan đến lao động ✔︎ Dừng các hành vi tuyển dụng lao động cư trú bất hợp pháp (người đã bỏ trốn v.v.) ✔︎ Từ chối các khoản thiết đãi quá mức từ phía công ty phái cử ✔︎ Cho thực tập sinh làm việc theo đúng kế hoạch thực tập Lời kêu gọi đối với thực tập sinh kỹ năng ✔︎ Học tiếng Nhật để tự bảo vệ bản thân và phát triển sự nghiệp ✔︎ Trao đổi với đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) nếu thực sự muốn đổi nơi thực tập Kỳ vọng của Chiến dịch Để có thể sang Nhật Bản với một mức chi phi phù hợp và nhận được hỗ trợ tận tình cho việc thực tập kỹ năng, điều quan trọng là sự kết nối giữa cơ quan phái cử - đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) – cơ quan tiếp nhận. Nếu thực tập kỹ năng dưới những cơ quan phái cử và đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) xấu thì ngoài việc bạn phải trả một số tiền lớn (trong khi không cần trả nhiều như vậy) trước khi sang Nhật, bạn có thể sẽ không được hỗ trợ đầy đủ sau khi sang Nhật. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tùy theo công ty phái cử mà số tiền có thể khác nhau đến vài nghìn đôla Mỹ? [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách lựa chọn công ty phái cử Lời kêu gọi trong chiến dịch này vô cùng quan trọng và cần thiết để loại bỏ các hành vi bất chính của đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) hay cơ quan tiếp nhận, cải thiện môi trường làm việc cho thực tập sinh kỹ năng. Nếu ý thức và hành động của đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn), cơ quan tiếp nhận có sự thay đổi thì phía cơ quan phái cử cũng sẽ phải dừng các hành vi bất chính. Hơn nữa, ban lãnh đạo và cố vấn của NAGOMi cũng có sự góp mặt của các chính trị gia và cựu Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam. Việc triển khai chiến dịch xóa bỏ các hành vi không chính đáng cũng như đề xướng các chính sách này cũng có ý nghĩa đối với các đoàn thể như thế này. Bài toán của Chiến dịch Trong số các đoàn thể đang là hội viên của NAGOMi, có đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) đã được giới thiệu tên thật trong chuyên mục “Kinh nghiệm của tôi” trên KOKORO (Trung tâm kỹ năng Tây Nhật Bản) và cũng có cả đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) sẽ được giới thiệu trong thời gian tới đây (Viện nghiên cứu Toa). Một số thực tập sinh kỹ năng mà KOKORO đã phỏng vấn đã sang Nhật với mức chi phí phù hợp, nhận được sự giúp đỡ tận tình từ các đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) này trong suốt quá trình thực tập. Tuy nhiên, tất cả các đoàn thể đang là hội viên của NAGOMi có thực hiện hỗ trợ đầy đủ như nhau không thì còn là vấn đề bỏ ngỏ, chưa rõ thông tin. Ngược lại, trong quá trình thu thập tư liệu, chúng tôi phát hiện ra một số vụ thực tập sinh bỏ trốn vì nguyên nhân là không nhận được hỗ trợ đầy đủ từ đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) là hội viên của NAGOMi. Trước hết, chúng ta cần nỗ lực để việc kêu gọi chiến dịch có hiệu quả trong các đoàn thể đang là thành viên của NAGOMi.
13/07/2021
Gặp gỡ sempai số này Lương Tiến Du Tháng 9/2006Vào học trường THPT Hoà An Tháng 6/2009Tốt nghiệp trường THPT Hoà An Tháng 9/2010Vào học trường trung cấp kế toán ở Hà Nội Tháng 6/2013Tốt nghiệp trường trung cấp kế toán ở Hà Nội Tháng 10/2013Bắt đầu công việc quản lý kho ở Cao Bằng
12/06/2020
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đang tổ chức khóa tập huấn (miễn phí) cho những người Việt Nam gặp khó khăn trong việc tiếp tục làm việc tại Nhật do ảnh hưởng của COVID-19. Ngoài việc giảng dạy tiếng Nhật, JICA còn tổ chức các buổi hướng nghiệp và giới thiệu văn hóa làm việc tại Nhật v.v., với mong muốn giúp người Việt có kế hoạch cho tương lai khi làm việc tại Nhật cũng như sau khi về nước. Khóa tập huấn của JP-MIRAI Mọi người ăn cùng nhau tại phòng ăn〈Ảnh do Hội Hỗ trợ Cộng sinh Việt Nhật cung cấp〉 người lao dộng nhập cư hướng tới xã hội có trách nhiệm và hòa nhập: JP-MIRAI”. Những bạn vốn là thực tập sinh kỹ năng, du học sinh v.v. đã bị mất việc cũng như gặp khó khăn khi về nước sẽ tham gia khóa tập huấn này với mục tiêu là có thể xin việc ở Nhật một lần nữa. Khóa tập huấn diễn ra từ ngày 26 tháng 7 đến ngày 17 tháng 9. Tổ chức phi chính phủ NPO “Hội Hỗ trợ Cộng sinh Việt Nhật” (Tokyo) và “Chùa Đại Ân” – chốn dừng chân của người Việt (Saitama) đã tiến cử 24 người tham gia đợt này. Trong khóa tập huấn, người tham gia sẽ được học các giờ học tiếng Nhật cần thiết cho công việc cũng như cuộc sống, văn hóa Nhật Bản, kế hoạch cho tương lai v.v. Người tham gia cũng sẽ được nghỉ lại tại trung tâm JICA Tokyo, được cung cấp cả các bữa ăn. Học tiếng nhật – Tập huấn kỹ năng Người tham gia đang làm bài tập trong giờ tự học〈Ảnh do Hội Hỗ trợ Cộng sinh Việt Nhật cung cấp〉 Trong tình hình COVID-19 hiện nay, chế độ Kỹ năng đặc định đang là chế độ được nhiều người hướng tới khi muốn xin việc một lần nữa ở Nhật. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành tốt 3 năm thực tập kỹ năng, nếu muốn chuyển sang Kỹ năng đặc định cùng ngành thì người lao động còn cần có N4 (JLPT) và đỗ các chứng chỉ cần thiết về kỹ năng. Tại khóa tập huấn này, ngoài những giờ học tiếng Nhật theo bối cảnh giao tiếp tại nơi làm việc cũng như các cơ quan hành chính v.v. còn có những giờ luyện giải đề JFT-Basic và có các buổi thi thử vào chủ nhật hàng tuần. Về kì thi kỹ năng, khóa cũng tổ chức các buổi học về sản xuất thực phẩm - đồ uống, trải nghiệm bảo trì tòa nhà v.v. Vào giờ tự học buổi chiều, thành viên của “Hội Hỗ trợ Cộng sinh Việt Nhật” sẽ hướng dẫn các bạn tham gia khóa tập huấn làm bài tập. Kế hoạch cho tương lai Khung cảnh giờ học〈Ảnh do JICA cung cấp〉 Nội dung của khóa tập huấn này không chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn người tham gia vượt qua kỳ thi Kỹ năng đặc định. Khóa còn có những giờ giảng về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, tập quán thương mại do giáo sư đại học đứng lớp. Khóa cũng có những giờ luyện tập phỏng vấn do chuyên gia hướng dẫn. Ngoài ra, khóa có cả giờ chia sẻ thông tin của 2 tiền bối đã kết thúc thực tập kỹ năng, hiện đang làm việc tại công ty Nhật Bản tại Việt Nam (online). Hai tiền bối vốn là thực tập sinh (1 người làm về điện, 1 người làm về xây dựng) đã nói về kinh nghiệm của bản thân mình: ▽ trong khi thực tập kỹ năng đã vừa thực tập vừa nghĩ xem những gì mình học được trong thời gian thực tập sẽ có ích như thế nào trong công việc sau khi về nước, ▽ từ khi ở Nhật đã bắt đầu tìm kiếm các công ty có thể ứng tuyển sau khi về nước, chuyên tâm học tập nâng cao tay nghề cũng như trình độ tiếng Nhật. Sau khi nghe xong, những người tham gia đã tạo cho mình kế hoạch trong tương lai và học được tầm quan trọng của việc làm việc tại Nhật. Ngoài ra, giờ giảng của người làm việc liên quan đến tuyển dụng đã chỉ cho các bạn ấy rất nhiều cơ hội công việc sau này, giúp mỗi bạn tự tạo cho mình một kế hoạch của bản thân và suy nghĩ về tương lai. Tự học, giải trí Trung tâm JICA Tokyo nằm ở quận Shibuya thành phố Tokyo, đây là nơi tổ chức các khóa tập huấn nghiệp vụ cho những người làm việc ở nước ngoài nhưng vì dịch COVID-19 nên các chương trình tiếp nhận đều bị hủy bỏ, hiện tại nơi đây đang được dùng để tổ chức khóa tập huấn này. Những người tham gia khóa lần này được cung cấp phòng ngủ có kèm nhà tắm cùng ba bữa ăn mỗi ngày tại phòng ăn lớn. Ngoài ra, vào thứ Tư và thứ Sáu hàng tuần, tại phòng thể dục trong trung tâm có tổ chức chơi bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông v.v. Những người tham gia khóa tập huấn này được cung cấp một chút tiền tiêu vặt. Họ có thể ra ngoài cửa hàng tiện lợi (combini) mua sắm cùng những người hỗ trợ của Hội Hỗ trợ Cộng sinh Việt Nhật (3 nữ, 5 nam). Thành quả của khóa tập huấn Người tham gia và người hỗ trợ người Nhật〈Ảnh do Hội Hỗ trợ Cộng sinh Việt Nhật cung cấp〉 Trong số những người tham gia khóa lần này, đã có 9 người tìm được công việc mới và đã kết thúc khóa sớm. Phần lớn mọi người sẽ làm thêm và tiếp tục học tiếng Nhật, ôn thi kỹ năng, hướng tới việc chuyển tư cách lưu trú sang Kỹ năng đặc định. Vào ngày 17 tháng 9, 15 người còn lại sẽ trở về Hội Hỗ trợ Cộng sinh Việt Nhật và chùa Đại n, tiếp tục tìm nơi làm việc. JP-MIRAI là gì Trung tâm JICA Tokyo〈Ảnh do JICA cung cấp〉 Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) là cơ quan hành chính trực thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản, thực hiện viện trợ ODA của Chính phủ Nhật Bản cho các nước đang phát triển. Tháng 2 năm 2021, JP-MIRAI do JICA và các tổ chức khác thành lập năm 2020 đã tổ chức hội thảo kết nối (online) giữa người Việt Nam thất nghiệp và các doanh nghiệp thành viên v.v. Ngoài ra, JP-MIRAI còn tổ chức các buổi hội thảo định hướng cho doanh nghiệp Nhật Bản và các bên liên quan nhằm tối ưu hóa việc tuyển dụng lao động người nước ngoài. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] JP-MIRAI(日本語) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] JP-MIRAI(Tiếng Việt) Tổng kết Tại khóa tập huấn này, người tham gia sẽ được bổ sung các kỹ năng để thi tiếng Nhật, thi kỹ năng, nâng cao hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, định hướng tương lai v.v. Khóa cũng có những giờ học về điểm khác biệt trong cách làm việc ở Nhật Bản và nước ngoài do người Nhật đã có kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài chia sẻ. Những giờ học ở đây do doanh nghiệp thành viên của JP-MIRAI, luật sư, giáo sư, những người đã từng là thực tập sinh giảng dạy. Các tổ chức phi chính phủ và các chùa đang đóng vai trò trung tâm trong việc hỗ trợ đời sống và xin việc cho người Việt trong tình hình rất nhiều người bị mất việc và không thể về nước. Trong hoàn cảnh đó, việc hỗ trợ người nước ngoài (mang tính giáo dục) về đời sống và xin việc của tổ chức công như thế này mang tính đột phá. Hy vọng rằng sau khóa tập huấn này, sẽ có thêm nhiều hoạt động hỗ trợ khác được thực hiện, ví dụ như buổi hội thảo online định hướng cho người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản v.v.
07/09/2021
Hiệp hội công ích Việt Nam và Hội Thanh niên Sinh viên Việt nam tại Nhật Bản (VYSA) đã cùng nhau thực hiện “Khảo sát thực trạng du học sinh Việt Nam tại Nhật” trong thời kỳ COVID-19. Đã có 572 du học sinh trên toàn Nhật Bản tham gia trả lời khảo sát này, những thông tin về tình trạng khó khăn trong việc chi trả học phí hay tiền nhà do mất việc làm thêm, giảm giờ làm thêm v.v. cũng được đề cập đến. Du học sinh Việt Nam đang có nguyện vọng được giảm học phí hay nhận được tiền trợ cấp cố định đặc biệt (100,000 yên) v.v. Tình hình làm thêm Khi được hỏi về khoản thu nhập từ việc làm thêm thay đổi như thế nào so với trước khi có COVID-19, khoảng 23% số người trả lời rằng “giảm tầm 30%”, khoảng 20% trả lời “giảm tầm 50%”, khoảng 15% trả lời “giảm tầm 70%”. Ngoài ra, về mức thu nhập từ việc làm thêm hàng tháng, 27% số người trả lời là “80,000~10,000 yên”, 23% trả lời “trên 100,000 yên”, 21% trả lời “50,000~70,000 yên”. Biện pháp ứng phó khi thu nhập giảm đi Ngoài tiền ăn, tiết kiệm các chi phí sinh hoạt khác 60.6% Tiết kiệm tiền ăn 51% Trang trải bằng tiền học bổng 32.1% Nhận tiền từ bố mẹ 31.4% Vay tiền bạn bè 24% Vay tiền ngân hàng 4.7% Khác 2.3% Làm thế nào để bù được khoản tiền lương làm thêm bị sụt giảm Khi được hỏi là có thể làm gì để bù lại khoản tiền làm thêm bị sụt giảm và bù như thế nào thì khảo sát nhận được rất nhiều câu trả lời là “OK – bù được”, trong đó số người trả lời là “ngoài tiền ăn, tiết kiệm các chi phí sinh hoạt khác”, “tiết kiệm tiền ăn” chiếm tới hơn 50%. Mặt khác, có khoảng 32% số người trả lời là “trang trải bằng tiền học bổng”. Khó khăn do ảnh hưởng của COVID-19 Trong câu hỏi được chọn nhiều câu trả lời về khó khăn đang gặp phải do ảnh hưởng của COVID-19, khoảng 60% số người trả lời là “hiệu quả của việc tự học giảm sút”, khoảng 45% trả lời là “giờ học không có hiệu quả”. Ngoài ra cũng có rất nhiều câu trả lời như “không thể giao tiếp với thầy cô và bạn bè trong trường”, “không thể tham gia hoạt động ngoại khóa” v.v. Hiệu quả của việc tự học giảm sút 58% Giờ học không có hiệu quả 44% Không thể giao tiếp với thầy cô và bạn bè trong trường 36% Vì không có giờ học nên không thể tiếp thu đầy đủ kiến thức 35% Không thể tham gia hoạt động ngoại khóa 34% Không tìm thấy việc làm thêm 25% Quá trình xin việc không suôn sẻ 23.5% Không có vấn đề gì 16% Khác 3.5% Ảnh hưởng của Covid-19 tới cuộc sống Hơn nữa, khi hỏi về nỗi bất an đang gặp phải, khoảng 54% số người trả lời là “vì không thể làm thêm nên thấy lo cho cuộc sống”, gần 45% trả lời là “lo lắng vì không thể xin việc”, “lo không biết có trả được tiền học phí không”. Những hỗ trợ cần thiết Hỗ trợ sinh hoạt phí 64.5% Tăng thêm học bổng 63.2% Giảm hoặc miễn học phí 59.4% Giới thiệu việc làm thêm 32.6% Chi phí mua trang thiết bị để học E-learning 19.3% Tổ chức giờ học bổ túc hoặc giờ học đặc biệt 14.5% Khác 3.6% Du học sinh cần những hỗ trợ như thế nào Khi hỏi về những hỗ trợ cần thiết, khoảng 65% số người được hỏi trả lời là “hỗ trợ sinh hoạt phí”, khoảng 63% trả lời là “tăng thêm học bổng”, khoảng 59% trả lời “giảm hoặc miễn học phí”, cũng có khoảng 33% trả lời là “giới thiệu việc làm thêm”. Thông tin của người trả lời khảo sát Có 572 du học sinh đã trả lời khảo sát này, trong đó có 325 sinh viên đại học, 33 sinh viên cao học, 129 sinh viên trường chuyên môn, 85 học viên trường Nhật ngữ. Về nơi cư trú hiện tại, có 38% tổng số người trả lời đang sống ở Tokyo, 11,3% ở Saitama, 8,6% ở Chiba, 7,7% ở Osaka, cũng có những người trả lời đến từ Fukuoka, Kyoto, Kanagawa, Aichi, Ibaraki. Ngoài ra, trong số những người đã trả lời khảo sát, số người đang nhận học bổng (không hoàn lại) chiếm khoảng 37%. Về năng lực tiếng Nhật (JLPT) của người trả lời thì 139 người có N1, 262 người có N2, 122 người có N3, 49 người có N4 và N5. Nguyện vọng của du học sinh Với câu hỏi được trả lời tự do về mong muốn của bản thân đối với chính phủ, trường học v.v. khảo sát đã nhận được các câu trả lời dưới đây. Đây là những nguyện vọng mà du học sinh muốn chính phủ, trường học, các đoàn thể cấp học bổng thực hiện. ✔︎ Cấp tiền trợ cấp cố định đặc biệt lần 2 – 100,000 yên (đa số) ✔︎ Hỗ trợ từ chính phủ về đời sống (đa số) ✔︎ Trường học giảm học phí (đa số) ✔︎ Tăng thêm học bổng (đa số) ✔︎ Giảm hoặc kéo dài thời gian đóng tiền bảo hiểm, tiền thuế sở hữu, thuế thị dân v.v. (đa số) ✔︎ Nhanh chóng thực hiện tiêm chủng vắc xin Covid-19 (đa số) ✔︎ Hỗ trợ việc làm (đa số) ✔︎ Giảm bớt các yêu cầu, tiêu chuẩn khi gia hạn tư cách lưu trú (visa) ✔︎ Nâng cao nội dung giờ học online của trường lớp ✔︎ Thực hiện chế độ cho vay không lãi suất ✔︎ Giảm tiền thuê nhà ✔︎ Cung cấp các thông tin về Covid-19 và bệnh viện v.v. bằng tiếng Anh ✔︎ Triển khai “hộ chiếu vắc xin”
26/08/2021
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài