Category | Tin mới nhất
Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...
7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
02/05/2024Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
13/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Bây giờ là mùa của nhiều sự kiện như lễ hội trong công viên, hội thao, các buổi dã ngoại v.v. Trong cộng đồng người Việt ở Nhật thì các giải đấu thể thao như bóng đá v.v. rất phổ biến. Các bạn có biết là ở Nhật có “Bảo hiểm tai nạn giải trí” không? Với phí bảo hiểm thấp, những người tham gia các hoạt động, sự kiện có thể nhận được tiền khi bị thương, bị say nắng, bị ngộ độc thực phẩm v.v. Vì thủ tục rắc rối nên trước đây bảo hiểm này không phổ biến lắm. Tuy nhiên, gần đây, người dùng có thể đăng ký bảo hiểm trực tuyến nên số người đăng ký đã tăng mạnh. Trong các sự kiện, chúng ta có thể không may bị chấn thương và khi đó chúng ta sẽ mất nhiều tiền chữa trị. Bài viết này giới thiệu về bảo hiểm dành cho những người chủ trì các sự kiện. Bảo hiểm tai nạn giải trí là gì Bảo hiểm tai nạn giải trí là bảo hiểm áp dụng cho nhiều sự kiện khác nhau như thi đấu thể thao, đi bộ, lễ hội v.v.. Khi người tổ chức sự kiện tham gia bảo hiểm, tất cả những người tham dự sự kiện sẽ được bảo hiểm. ・ Người mua bảo hiểm: Người tổ chức sự kiện ・ Đối tượng được bồi thường: Tất cả những người tham gia sự kiện ・ Các trường hợp được bảo hiểm: Nhập viện hoặc phải đi khám khi bị thương, say nắng, ngộ độc thực phẩm, tử vong khi tham gia sự kiện, bị di chứng sau khi bị thương v.v. ・ Được bảo hiểm cả trong khi di chuyển: Không chỉ được bồi thường trong thời gian diễn ra sự kiện mà bảo hiểm còn áp dụng cho những chấn thương xảy ra trong khoảng thời gian người tham gia đi đến sự kiện và trở về nhà. ※ Đăng ký mua bảo hiểm tai nạn giải trí tại đây Ví dụ về gói bảo hiểm ◆ Gói bảo hiểm cho hoạt động đi bộ của 50 người (Mức phí loại A) Cao cấp(Premium) Phổ thông(Standard) Tiết kiệm(Economy) Đền bù Tử vong - Thương tật 10,000,000 yên 8,000,000 yên 5,000,000 yên Nhập viện (1 ngày) 10,000 yên 5,000 yên 3,000 yên Điều trị ngoại trú (1 ngày) 5,000 yên 3,000 yên 1,000 yên Các trường hợp đền bù khác Đền bù cho trường hợp say nắng, ngộ độc thực phẩm và thương tích trong quá trình đi lại tới hội trường Phí bảo hiểm Trường hợp có thiên tai 3,986 yên 2,639 yên 1,592 yên Trường hợp không có thiên tai 3,568 yên 2,346 yên 1,410 yên ※ Đây là ví dụ cho hoạt động diễn ra trong 1 ngày. Tuỳ vào từng sự kiện, mức phí loại A, B, C sẽ được áp dụng. Phí bảo hiểm của mức phí loại B, C sẽ khác với bảng này. Ví dụ về các khoản tiền bảo hiểm đã nhận được Chúng tôi phỏng vấn các đại lý bảo hiểm về các trường hợp áp dụng bảo hiểm tai nạn giải trí và được biết rằng độ tuổi của những người bị thương hoặc say nắng trong các sự kiện dao động từ 10 đến 70 tuổi. Các trận đấu thể thao không phải là nơi duy nhất xảy ra chấn thương. Ngay cả những sự kiện thoạt nhìn có vẻ không liên quan đến chấn thương, chẳng hạn như hoạt động dọn dẹp vệ sinh, tiệc nướng khoai, buổi chụp ảnh v.v. cũng có thể có người bị thương, khi đó chúng ta sẽ nhận được tiền bảo hiểm. Tuổi Giới tính Nội dung sự kiện Hoàn cảnh bị thương Chữa trị Tiền bảo hiểm 44 Nam Chạy tiếp sức đường dài Bị ngã và gãy xương khi đang chạy Điều trị ngoại trú 12,000 yên 43 Nam Bóng mềm Bị đau đầu gối sau khi va chạm với một cầu thủ khác Điều trị ngoại trú 69,000 yên 45 Nữ Đi bộ Bị kẹt trong một con mương khi đang đi bộ và bị tổn thương dây chằng cổ chân Điều trị ngoại trú 10,000 yên 53 Nam Bóng mềm Bị ngã trong trận đấu và bị gãy xương đầu gối Điều trị ngoại trú 78,000 yên 40 Nam Hội thao Bị bong gân cổ chân khi chạy Điều trị ngoại trú 5,000 yên 61 Nữ Cầu lông Bị ngã và bong gân cổ chân trong lúc chơi Điều trị ngoại trú 12,000 yên 31 Nam Lễ hội Yosakoi Được chở đi viện vì say nắng (do mất nước) sau khi nhảy yosakoi Nhập viện 12,000 yên 10 Nữ Bài kiểm tra lòng dũng cảm※ Bị vấp ngã và đập đầu khi đang tham dự bài kiểm tra lòng dũng cảm Điều trị ngoại trú 5,000 yên 49 Nữ Khóa học quay phim chụp ảnh Bị ngựa cắn vào ngón tay khi đang quay phim chụp ảnh chúng Điều trị ngoại trú 4,000 yên 12 Nữ Bóng đá trên xe lăn Bị chảy máu đầu do va chạm với cầu thủ khác trong khi chơi Điều trị ngoại trú 2,000 yên 36 Nam Hoạt động quét dọn vệ sinh Bị thương do giẫm phải đinh khi sắp xếp gỗ trong nhà kho Điều trị ngoại trú 15,000 yên 47 Nữ Tiệc nướng khoai Bị cành cây đâm vào mắt Điều trị ngoại trú 1,000 yên 75 Nữ Buổi khiêu vũ Bị gãy xương hông trong khi bước xuống cầu thang để xuống sân khấu Nhập viện 85,000 yên ※Bài kiểm tra lòng dũng cảm: Một trò chơi truyền thống của Nhật Bản nhằm thử thách lòng dũng cảm của người chơi, bằng việc đi tới những nơi đáng sợ như nghĩa trang, lăng mộ v.v. Tuổi Giới tính Nội dung sự kiện Hoàn cảnh bị thương Chữa trị Tiền bảo hiểm 44 Nam Chạy tiếp sức đường dài Bị ngã và gãy xương khi đang chạy Điều trị ngoại trú 12,000 yên 43 Nam Bóng mềm Bị đau đầu gối sau khi va chạm với một cầu thủ khác Điều trị ngoại trú 69,000 yên 45 Nữ Đi bộ Bị kẹt trong một con mương khi đang đi bộ và bị tổn thương dây chằng cổ chân Điều trị ngoại trú 10,000 yên 53 Nam Bóng mềm Bị ngã trong trận đấu và bị gãy xương đầu gối Điều trị ngoại trú 78,000 yên 40 Nam Hội thao Bị bong gân cổ chân khi chạy Điều trị ngoại trú 5,000 yên 61 Nữ Cầu lông Bị ngã và bong gân cổ chân trong lúc chơi Điều trị ngoại trú 12,000 yên 31 Nam Lễ hội Yosakoi Được chở đi viện vì say nắng (do mất nước) sau khi nhảy yosakoi Nhập viện 12,000 yên 10 Nữ Bài kiểm tra lòng dũng cảm※ Bị vấp ngã và đập đầu khi đang tham dự bài kiểm tra lòng dũng cảm Điều trị ngoại trú 5,000 yên 49 Nữ Khóa học quay phim chụp ảnh Bị ngựa cắn vào ngón tay khi đang quay phim chụp ảnh chúng Điều trị ngoại trú 4,000 yên 12 Nữ Bóng đá trên xe lăn Bị chảy máu đầu do va chạm với cầu thủ khác trong khi chơi Điều trị ngoại trú 2,000 yên 36 Nam Hoạt động quét dọn vệ sinh Bị thương do giẫm phải đinh khi sắp xếp gỗ trong nhà kho Điều trị ngoại trú 15,000 yên 47 Nữ Tiệc nướng khoai Bị cành cây đâm vào mắt Điều trị ngoại trú 1,000 yên 75 Nữ Buổi khiêu vũ Bị gãy xương hông trong khi bước xuống cầu thang để xuống sân khấu Nhập viện 85,000 yên ※Bài kiểm tra lòng dũng cảm: Một trò chơi truyền thống của Nhật Bản nhằm thử thách lòng dũng cảm của người chơi, bằng việc đi tới những nơi đáng sợ như nghĩa trang, lăng mộ v.v. Trong các trận thi đấu thể thao, người chơi có thể bị thương nặng. Ví dụ như bị ngã và gãy xương chân khi đang chơi bóng mềm (được bảo hiểm 78,000 yên) ▽ bị đau đầu gối sau khi va chạm với cầu thủ khác khi đang chơi bóng mềm (được bảo hiểm 69,000 yên) v.v. Các bạn người Việt sinh sống ở Nhật thích chơi bóng đá nhưng nếu có ai đó bị chấn thương trong trận đấu thì bạn ấy sẽ phải tự chi trả toàn bộ chi phí chữa trị. Nếu bạn ấy được bảo hiểm chi trả tiền chữa trị thì thật là tốt phải không. Ngoài ra, trong các sự kiện văn hoá cũng có thể có người gặp chấn thương. Ví dụ như bị gãy xương hông khi bước xuống cầu thang để xuống sân khấu tham gia khiêu vũ (được bảo hiểm 85,000 yên) ▽ bị cành cây đâm vào mắt ở tiệc nướng khoai (được bảo hiểm 1,000 yên) v.v. Đăng ký tham gia bảo hiểm trực tuyến Bảo hiểm tai nạn giải trí bồi thường cho các “chấn thương” xảy ra trong các sự kiện như lễ hội, hội thao v.v. ở viện dưỡng lão, nơi vui chơi dành cho trẻ em v.v. Đây là bảo hiểm có phí bảo hiểm thấp và khoản bồi thường cao, tuy nhiên cho tới năm 2022 thì không có hệ thống đăng ký trực tuyến, người tham gia phải đăng ký qua mẫu đơn viết tay. Vì lý do này, công việc mà người tổ chức sự kiện phải làm khá nhiều nên dù phí bảo hiểm thấp thì bảo hiểm này cũng chưa được quảng cáo rộng rãi. Tuy nhiên, vào năm 2022, CTCP Marble - công ty phát triển các sản phẩm bảo hiểm đã phát triển một hệ thống cho phép đăng ký bảo hiểm tai nạn giải trí trực tuyến nên gần đây số lượng người đăng ký đã tăng lên nhanh chóng. Trang đăng ký bảo hiểm của Marble Tổng kết Trong các sự kiện như hội thao, đi bộ đường dài, lễ hội, lớp học nấu ăn, tiệc tùng v.v. chúng ta đều có thể có nguy cơ bị thương, say nắng, ngộ độc thực phẩm v.v. Để chuẩn bị cho những sự việc không thể lường trước, với phí bảo hiểm thấp, “Bảo hiểm tai nạn giải trí” cung cấp khoản tiền bồi thường khi người tham gia bảo hiểm phải nhập viện, đi khám, tử vong, có di chứng sau khi bị thương. Những bạn đứng ra tổ chức sự kiện nên biết thông tin về loại bảo hiểm này nhé.
14/04/2023
Tác phẩm Manga kể về cuộc đời của Hirooka Asako - nữ doanh nhân đã sáng lập công ty bảo hiểm “Daido Life” đã được dịch sang tiếng Việt và xuất bản ở Việt Nam. Các bạn hãy đọc truyện tranh và viết cảm nghĩ về tác phẩm trong khoảng 1 trang A4 nhé. Những bạn đạt giải cao sẽ nhận được tiền thưởng và tất cả các bạn tham gia đều nhận được phiếu quà tặng điện tử. Cuộc thi đã nhận được 655 bài dự thi từ Việt Nam và Nhật Bản. Sau quá trình chấm điểm kỹ lưỡng, Ban tổ chức đã chọn ra 12 người chiến thắng và lễ trao giải đã được tổ chức vào tháng 11 năm 2023. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn hãy tham khảo bài viết này. Nữ doanh nhân sáng lập công ty bảo hiểm nhân thọ Đây là truyện tranh kể về cuộc đời của Hirooka Asako (1849~1919) - nữ doanh nhân người Nhật trong thế kỷ 19. 174 năm trước đây, Asako được sinh ra trong một gia đình thương gia giàu có. Bà được gả vào một gia đình thương gia lớn. Gia đình chồng bà có mô hình kinh doanh giống ngân hàng ngày nay nhưng ngay sau khi làm dâu, một cuộc cách mạng đã nổ ra khiến tình hình kinh tế thay đổi lớn, gia đình chồng bà cũng gặp khó khăn. Trong lúc đó, Asako đã giúp gia đình xoay chuyển tình thế thông qua nhiều hoạt động lớn. Bà thành lập ngân hàng mới, bắt đầu kinh doanh than đá, xây dựng trường đại học đầu tiên dành cho nữ giới, thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ. Vào thời đại “đàn ông đi làm, đàn bà ở nhà nội trợ và nuôi con”, nữ doanh nhân Asako đã rất nỗ lực và đạt được nhiều thành tựu trong kinh doanh. Cuốn truyện tranh này giới thiệu cuộc đời của bà một cách rất sinh động. Về Daido Life Trái: Hirooka Asako, Phải: Trụ sở chính của Daido Life Daido Life là công ty bảo hiểm nhân thọ do bà Asako sáng lập với lịch sử hình thành 120 năm. Ngoài việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các công ty vừa và nhỏ, Daido Life còn hỗ trợ giải quyết nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp gặp phải trong kinh doanh. Cuộc thi viết cảm nghĩ Đối tượng tham gia Người có tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt (Người Việt đang sống ở Việt Nam và Nhật Bản đều có thể tham gia) Truyện tranh Tác phẩm HIROOKA ASAKO(Shogakukan Educational Manga Character Museum) Bản tiếng Việt※ Bạn có thể đọc miễn phí bản điện tử (tiếng Việt) tại đây Hình thức bài dự thi Bài dự thi viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Nhật.・ Tiếng Việt: Khoảng 1 trang A4 (500~700 chữ)・ Tiếng Nhật: Khoảng 1 trang A4 (1000~1400 chữ)Mẫu bài dự thi - Tải về※ Bạn có thể sử dụng mẫu bài dự thi và viết cảm nghĩ bằng máy tính, điện thoại hoặc viết tay.Mẫu bài nêu cảm nghĩ và bí quyết viết bài Hình thức dự thi ・ Nếu bạn dự thi thông qua trường học, trung tâm tiếng Nhật, nghiệp đoàn v.v, hãy nộp bài dự thi cho giáo viên.・ Nếu bạn tự đăng ký dự thi, hãy gửi bài dự thi về email dưới đây.kokoro.vj.2022@gmail.com Thời hạn nhận bài Ngày 30 tháng 6 năm 2023 Xét duyệt bài dự thi ・ Những người có liên quan đến công ty Daido Life và văn phòng phụ trách tổ chức cuộc thi (người Việt, người Nhật) sẽ đánh giá các tiêu chí như "bạn có hiểu chính xác nội dung tác phẩm không", "bạn có thể bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách rõ ràng không" v.v.・ Giải thưởng sẽ được trao vào mùa thu năm 2023. Cơ cấu giải thưởng
05/04/2023
Ngay sau khi sang Nhật du học, Út đã nhận ra rằng “Nếu bản thân không thật sự cố gắng, thì dù có ở bao lâu đi chăng nữa cũng không thể giao tiếp bằng tiếng Nhật”. Bất cứ khi nào có thời gian, Út đều học tiếng Nhật, sau ba năm, đã đỗ được
31/03/2023
Khi bạn được sếp hướng dẫn tại nơi làm việc, thông thường ở Việt Nam có thể bạn sẽ trả lời "vâng, vâng, vâng". Ngoài ra, một số bạn hay ưu tiên ghế phụ lái trên xe hơi cho người có địa vị cao hơn, hay người lớn tuổi nhất trong gia đình. Tuy nhiên, nếu bạn làm những điều tương tự ở Nhật Bản thì như thế nào??? Nói “はい”-“Vâng” ba lần liên tiếp là khiếm nhã Hãy tưởng tượng một tình huống mà bạn nhận được hướng dẫn công việc từ sếp của mình. Ở Việt Nam, khi bạn được hướng dẫn một số công việc, bạn sẽ nói "vâng, vâng, vâng" hoặc "ok, ok, ok". Đây là một cách trả lời khá phổ biến ở Việt Nam và là một cách lịch sự để nói rằng bạn đã hiểu rõ hướng dẫn. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, nếu bạn nói“はい”-“Vâng”hai hoặc ba lần liên tiếp, người khác sẽ không có thiện cảm với bạn. Khi nhận được chỉ thị, yêu cầu, giải trình từ cấp trên hoặc khách hàng, chỉ trả lời "có" một lần. Nếu bạn nhìn vào mặt ai đó và nói "có" chỉ một lần, điều đó có nghĩa là "Tôi hiểu (hướng dẫn hoặc lời giải thích của bạn)." Hãy ghi nhớ điều này khi làm việc tại Nhật Bản. Ngay cả khi bạn không nói chuyện với sếp của mình, bạn cũng không nên nói "vâng, vâng, vâng" ở Nhật Bản. Một giáo viên người Nhật nói với tôi rằng khi người Nhật nói "Có" hoặc "OK", họ chỉ nói một lần. Nếu bạn trả lời "Vâng, vâng", có vẻ như bạn sẽ bị hiểu lầm là "Bạn đang xem thường đối phương", "Bạn không có ý muốn nghe", hoặc "Đối phương đang làm bạn phiền". Do đó, việc trả lời “vâng, vâng” hoặc “vâng, vâng, vâng” là bất lịch sự, không chỉ khi giao tiếp với sếp mà còn khi nhận đơn đặt hàng từ khách hàng tại nhà hàng nơi bạn làm việc bán thời gian. Hãy cẩn thận, vì khách hàng có thể cực kỳ khó chịu. Cầm bát trên tay khi ăn Ở Việt Nam, có người đôi khi đặt bát trên bàn và ăn bằng thìa. Ngay cả khi bạn sử dụng đũa, việc đặt bát lên bàn và ăn cũng đôi khi không có vấn đề gì to tát lắm. Tuy nhiên, trong văn hóa Nhật Bản, ăn bằng đũa hoặc thìa khi bát đang ở trên bàn được coi là thô lỗ. Ở Nhật Bản, tốt hơn là bạn nên nhấc nhẹ bát bằng một tay và đưa nó lại gần miệng trước khi ăn bằng đũa hoặc thìa. Tuy nhiên, với những chiếc đĩa lớn, bạn không cần phải nhấc bằng một tay và có thể để trên bàn để ăn. Tôi không biết điều này cho đến khi con gái tôi, đang học tiểu học ở Nhật Bản, nói với tôi về phong trào “ba không” trong bữa trưa ở trường.“Ba không” là: 1. Không làm đổ thức ăn ra bàn, 2. Không để thừa thức ăn và 3. Không ăn bằng bát trên bàn. Đối với người Nhật, úp mặt vào bàn ăn có thể được coi là cách ăn như thú cưng. Ngoài ra, bưng bát hay bát trà trong trà đạo còn thể hiện lòng biết ơn đối với những người nông dân. Hãy ghi nhớ điều này nếu con bạn đi học ở Nhật Bản hoặc có dịp ăn uống với các đồng nghiệp Nhật Bản tại nơi làm việc. Trên ô tô, người có địa vị cao hơn ngồi ở vị trí nào? Khi ngồi trên ô tô ở Nhật, cách sắp xếp vị trí ngồi trên xe theo thứ tự địa vị có vẻ khác với ở Việt Nam. Tại Việt Nam, ghế cạnh tài xế (ghế phụ) được coi là ghế ưu tiên dành cho gia đình, bạn bè thân thiết. Ví dụ, khi gia đình tôi lên xe, bố tôi luôn ngồi bên cạnh (ghế phụ), còn mẹ, vợ và con tôi ngồi ở ghế sau. Lý do của sự sắp xếp này rất đơn giản: bố tôi là anh cả trong nhà nên bố ngồi ở ghế tốt nhất (ghế hành khách có tầm nhìn rộng). Đây có lẽ là quy tắc phổ biến trong nhiều hộ gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, các quy tắc sắp xếp vị trí trên xe ở Nhật Bản khá khác biệt. Tại buổi lễ tốt nghiệp, tôi và bạn tôi đã lái xe đến đón giáo viên người Nhật của chúng tôi. Bạn tôi lái xe và tôi ngồi ghế phụ. Khi đến nhà thầy, tôi xuống xe để thầy ngồi ghế phụ, còn tôi đi vòng ra ghế sau. Tôi nghĩ đó là một dấu hiệu của sự tôn trọng đối với giáo viên của tôi. Thầy giáo có vẻ hơi bối rối, nhưng không nói gì. Sau khi sự kiện kết thúc, thầy giáo đã cho chúng tôi đã nghe được một sự khác biệt thú vị về điều này. Ở Nhật Bản, người cao tuổi và khách hàng thường ngồi ở ghế sau. Ví dụ: Nếu bạn, sếp và khách hàng của bạn đi bằng taxi, theo thông lệ, họ sẽ ngồi ở ghế sau và bạn ngồi ở ghế hành khách phía trước. Các bạn đang đi làm tại Nhật Bản chú ý điều này nhé.
28/03/2023
Giáo trình tiếng Nhật “Minna no nihongo” là giáo trình đầu tiên mà nhiều người nước ngoài sử dụng khi học tiếng Nhật. Thầy Vinh – Phó hiệu trưởng trường Đại học Đông Á là người đã dịch 4 quyển sách Giải thích ngữ pháp của Minna no nihongo. Bài viết này sẽ giới thiệu
24/03/2023
Anh Huy đã thực tập kỹ năng trong ngành xây dựng với mức lương thấp hơn trung bình. Việc chuẩn bị máy móc trước giờ làm cũng như dọn dẹp sau giờ làm (mỗi ngày khoảng 2 tiếng) không được tính là làm tăng ca nên anh không nhận được tiền tăng ca. Ở nơi
17/03/2023
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài