Category | Tin mới nhất
Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...
7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
02/05/2024Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
13/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
2019.9.22Hideo Iwasaki Gặp gỡ sempai số này Nguyễn Thị Khuyên Sinh năm 1996, quê Hưng Yên (ngoại thành Hà Nội)Tháng 6 năm 2014: Tốt nghiệp trung học phổ thôngTháng 2 năm 2016: Thực tập sinh tại tỉnh NagasakiTháng 2 năm 2019: Trở về Việt NamTháng 5 năm 2019: Giáo viên Trung tâm tiếng Nhật MiraieEmail:
08/10/2019
Tần suất nhắn tin của các cặp đôi yêu nhau ở Nhật ít hơn Việt Nam rất nhiều. Dắt thú cưng đi dạo ở Nhật phải mang vác nhiều đồ lỉnh kỉnh hơn ở Việt Nam… Chúng ta cùng tìm hiểu thêm những điểm khác nhau giữa Việt Nam và Nhật Bản nhé. (Thạch Long) Yêu đương không cần nhắn tin mỗi ngày Cô em gái của tôi nhăn nhó cáu bẳn, đá thúng đụng nia trong bữa cơm trưa. Hỏi ra mới biết, hoá ra người yêu cô nàng không hiểu vì lý do gì mà quên không nhắn tin “Chúc ngày mới tốt lành em yêu”, và hôm trước thì chỉ “seen” tin nhắn mà không thèm reply. Cô ả bực lắm, mắng anh người yêu vô tâm các kiểu. Câu chuyện như thế này, ở Nhật cũng đôi khi có nhưng nói chung thì không có. Để tôi kể tiếp cho các bạn nghe câu chuyện thứ 2. Cháu gái tôi sinh năm 2000, sang Nhật du học ở thành phố Kyoto rồi yêu một cậu bạn cùng lớp người Nhật. Đáng tiếc, mối tình chỉ kéo dài hơn 2 tháng rồi tan vỡ vì một lý do lãng xẹt: Cô nàng nhắn tin cho người yêu quá nhiều. Gần như ngày nào cũng nhắn, đi đâu cũng nhắn và đòi hỏi được reply sau mỗi lần thủ thỉ tâm sự qua tin nhắn. Đối với đa phần người Nhật mà tôi biết thì công việc luôn quan trọng hơn chuyện tình cảm. Trong quan niệm của người Nhật, nếu chưa thấy bạn gái/bạn trai trả lời tin nhắn, có nghĩa là đối tác đang bận học, bận làm hoặc bận chuyện gì đó quan trọng. Khi nào rảnh sẽ nhắn lại. Cũng chính vì vậy sẽ là vô cùng bình thường khi một cặp đôi yêu nhau ở Nhật chỉ nhắn tin 2-3 lần trong tuần chứ không có chuyện ngày nào cũng nhắn, đi ăn cũng nhắn, đi chơi cũng nhắn… Nếu có người yêu là người Nhật, và để duy trì mối quan hệ yêu đương lâu dài, hãy lưu ý tới sự khác biệt này nhé. Dắt thú cưng đi dạo phải chuẩn bị những gì? Phong trào nuôi thú cưng ngày càng phát triển rầm rộ ở Việt Nam. Trước giai đoạn Covid-19 bùng nổ, cứ đến cuối tuần là hội chơi thú cưng lại gặp mặt vô cùng đông đảo ở phố đi bộ. Họ chia sẻ kinh nghiệm, chụp ảnh, cho thú cưng giao lưu. Tuy nhiên, cứ sau mỗi cuộc giao lưu như vậy là kiểu gì những chú thú cưng cũng để lại một vài “sản phẩm” trên mặt đường và người chủ mặc nhiên coi chuyện dọn dẹp là của thiên hạ. Ở Nhật, văn hoá thú cưng thậm chí còn phát triển mạnh mẽ hơn, nhưng đi kèm với nó là rất nhiều ràng buộc liên quan tới việc chăm sóc thú cưng của bạn ở nơi công cộng. Biến báo “Hãy mang phân chó về” Thường thì người Nhật sẽ trang bị 1 chai nước, vài bịch nylon, giấy ướt và đặc biệt là dây dẫn thú cưng. Chai nước dùng để dội nếu thú cưng tè ra đường, còn túi nylon là để thu gom chất thải của thú cưng. Người Nhật sẽ dùng giấy ướt lau thật sạch nền đất nơi thú cưng của họ lỡ “bậy” ra đường rồi bỏ vào túi mang về nhà. Và ở Nhật tuyệt nhiên sẽ không có chuyện thú cưng được thả chạy lung tung ngoài đường đâu nhé. Muốn để cho chó chạy nhảy thì phải dẫn tới khu vực công viên rộng rãi, và phải xích vào một cái dây dắt có thể điều chỉnh độ dài. Vậy nên sang Nhật mà muốn nuôi chó, nuôi mèo thì để ý sự khác biệt này các bạn nhé. Người Nhật không đặt toilet trong phòng tắm? Một trong những thiết kế phổ biến nhất ở Việt Nam là toilet đặt chung trong phòng tắm gương sen. Nếu hiện đại hơn thì khu vực tắm được ngăn cách với toilet bằng nhà tắm kính, cốt là để nước trong nhà tắm không lênh láng ra sàn. Tuy nhiên, người Nhật lại không thích dạng thiết kế này. Tôi có vài người bạn Nhật sống ở khu Vinhomes Gardenia (Hà Nội). Họ cảm thấy rất bất tiện và thậm chí là khó chịu khi khu vực toilet lại đặt chung phòng với nơi để tắm rửa (ảnh minh họa). Đối với người Nhật như vậy là mất vệ sinh. Ở Nhật, cũng có trường hợp toilet được đặt chung phòng với buồng tắm. Đặc biệt là ở những căn phòng chung cư hoặc nhà tập thể dành cho người độc thân. Trường hợp dù phòng nhỏ nhưng toilet và nhà tắm cách nhau thì công ty bất động sản sẽ ghi rõ “Phòng tắm và toilet tách rời nhau”. Và đây sẽ là ưu thế của căn hộ cho thuê. Phòng tắm của nhà người Nhật Bản Đối với những căn nhà riêng biệt hoặc những căn hộ chung cư có nhiều phòng ngủ dành cho gia đình thì thông thường công trình phụ sẽ như sau: Toilet nằm ở một phòng riêng. Phòng tắm gồm 2 phần: phòng thay quần áo, nơi họ đặt bồn rửa mặt và máy giặt và phòng tắm có đặt bồn tắm và vòi sen nhưng người Nhật thường ngồi trên ghế khi kỳ cọ người. Gia đình tôi đã từng sống ở Nhật và công trình phụ trong một căn hộ dành cho gia đình được làm theo đúng kiểu “phòng thay đồ (có bồn rửa mặt và máy giặt) và phòng tắm” còn toilet nằm ở một phòng riêng biệt. Vậy nên ở Nhật các bạn sẽ không thấy những căn nhà có khu công trình phụ giống với thiết kế ở Việt Nam đâu nhé.
07/10/2021
Trong văn hoá Nhật, những câu trả lời quá trực tiếp sẽ gây tổn thương và bị coi là bất lịch sự. Ngoài ra, chuyện bắt taxi ở Nhật cũng khác rất nhiều ở Việt Nam. Chúng ta cùng Kokoro tìm hiểu về việc này nhé. 〈THẠCH LONG〉 Tránh những câu trả lời trực tiếp – Mỹ đức của người Nhật Người Việt Nam chúng ta thường ít dùng cách nói mơ hồ, gián tiếp. Chúng ta bắt đầu bằng một ví dụ thế này: Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi café với một người bạn. 2 người trò chuyện quá say sưa và bạn bắt đầu thấy đói bụng. Ở Việt Nam, sẽ là hoàn toàn bình thường nếu bạn nói thẳng với người bạn của mình rằng: “Tôi đói quá, chờ tôi đi kiếm cái gì ăn đã nhé”. Nhưng nếu ở Nhật, câu trả lời của bạn sẽ rất khác. Thường thì người Nhật sẽ nói một cách tế nhị thế này: “Ồ, có vẻ như đã đến giờ ăn tối rồi đấy nhỉ”. Bạn phải tự suy luận rằng họ bắt đầu thấy đói. Đây là cách diễn đạt vấn đề gián tiếp rất phổ biến của người Nhật Bản mà nhiều người nước ngoài ở Nhật Bản hay gặp phải. Luôn để ý tới người đối diện khi nói chuyện Những người bạn nước ngoài của tôi ở Nhật thường nói “Người Nhật thường nói vòng vo tam quốc”. Người Nhật thường sẽ không bao giờ nói huỵch toẹt ra những gì mình đang nghĩ hoặc đang cảm thấy. Do văn hóa nói gián tiếp mang nhiều ẩn ý nên người Nhật thường có những câu trả lời gián tiếp và mong đợi ở chúng ta tự hiểu câu trả lời cuối cùng. Sở dĩ người Nhật tránh cách nói trực tiếp là do văn hóa “Vừa nói chuyện vừa lưu ý tới trạng thái của người đối diện”. Ví dụ nếu nói thẳng là “Tôi đói bụng” thì đa phần người Nhật sẽ nghĩ rằng như vậy là “không để ý tới trạng thái của người đối diện mà chỉ nghĩ tới bản thân” và như vậy là ích kỷ. Để tránh bị nghĩ là ích kỷ nên tự nhiên, người ta chọn cách nói gián tiếp và coi đó là một việc làm lễ nghĩa. Khi người Nhật nói “Đến giờ ăn tối rồi nhỉ” thì câu nói này thường hàm nghĩa “Sắp tới bữa tối rồi, bạn có đi ăn cùng tôi không”. Chúng ta nên nhớ cách nói này nhé. Chuyện đi taxi ở Nhật Bản Tiếp theo là chuyện đi tắc-xi. Khi tới các bến xe ở Việt Nam, ngay khi bạn đặt chân xuống xe đã nhanh chóng bị “bao vây” bởi những lái xe taxi chào mời bạn đi xe của họ. Bạn có thể lựa chọn đi xe của hãng A thay vì hãng B, vì giá rẻ hơn, xe mới hơn, to hơn chẳng hạn. Nhưng ở Nhật, tại toàn bộ các nhà ga, sân bay, địa điểm du lịch… taxi sẽ được bố trí đỗ theo hàng lối vô cùng ngay ngắn. Những bến đỗ xe tắc-xi thường do cơ quan hành chính địa phương hoặc công ty đường sắt quản lý. Người bắt xe taxi cũng phải xếp hàng để lên xe ở những địa đón-trả khách. Xe tắc-xi và khách đi đều tuần tự đợi tới lượt mình để đón khách và lên xe. Tuy nhiên cũng có những ngoại lệ. Ví dụ người sử dụng vé tắc-xi (loại vé đi tắc-xi được chỉ định, dùng trước thanh toán sau) hoặc người có vé muốn đợi tới lúc có xe tắc-xi để có thể sử dụng vé hoặc loại tắc-xi mà họ ưa thích thì khi xếp hàng nếu chưa có loại xe đó, họ sẽ nhường chỗ cho người khác. Ngoài ra, ở những khu vực đô thị đông dân và lưu lượng giao thông lớn thì ta cũng có thể vẫy xe tắc-xi trên đường giống như ở Việt Nam. Người Nhật gọi loại tắc-xi chờ đón khách ở các nhà ga là “tắc-xi đợi khách” còn loại tắc-xi có thể vẫy trên đường là “tắc-xi lưu động”. Hình thức gọi xe tắc-xi Grab qua mạng internet như ở Việt Nam thì chưa phổ biến ở Nhật. Lý do là vì việc sử dụng xe riêng vào mục đích vận chuyển lấy tiền là hành động vi phạm pháp luật. Đa phần xe tắc-xi ở Nhật Bản đều thuộc những công ty vận hành tắc-xi, kể cả xe “tắc-xi cá nhân” cũng thuộc Hiệp hội xe Tắc-xi. Toàn bộ tắc-xi đều có gắn công tơ mét. Nếu ở cùng một khu vực và đi đoạn đường ngắn thì dù lên xe của hãng nào, giá cả cũng giống nhau. Nhưng có những công ty tắc-xi không áp dụng chế độ tăng cước phí khi đi xe vào giờ tối muộn hoặc nếu cước phí vượt quá mức độ nhất định thì phần vượt quá đó sẽ được giảm một nửa nên nhiều người Nhật khi dùng tắc-xi đi xa thường lựa chọn công ty phù hợp. Tuy nhiên một khi đã lên xe tắc-xi thì công tơ mét sẽ tính tiền rất chính xác theo đúng quy định do cơ quan hành chính cấp phép và không được mặc cả. Khi lên xe tắc-xi ở Nhật, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy cửa xe tự mở ra nhé. Mặc dù đôi khi cũng có những loại tắc-xi mà tài xế xuống mở cửa xe cho khách. Tài xế thường đeo găng tay trắng và phương thức trả tiền rất đa dạng, từ tiền mặt đến các loại hình thanh toán qua thẻ tín dụng, thẻ nạp tiền trước… và đừng quên rằng, lái xe taxi ở Nhật không nhận tiền boa (tiền tip) nhé các bạn. “Tập thể dục” - Những điểm gì khác nhau Thoạt nhìn thì chuyện tập thể dục ở Nhật cũng khá giống so với Việt Nam: Cũng là những người chạy bộ, hít đất, đu xà… Tuy nhiên, đi sâu vào thói quen của người dân thì lại có rất nhiều điểm khác biệt thú vị. Đầu tiên là về cách nghĩ. Đối với một bộ phận người Việt thì giờ tập thể dục buổi chiều chính là thời khắc nhóm bạn tụ tập cùng nhau vận động, nói chuyện rôm rả, thậm chí là sau khi đổ chút mồ hôi thì cùng nhau đi làm cốc bia. Rủ nhau đi tập thể dục là một hoạt động diễn ra rất phổ biến ở Việt Nam. Nó thậm chí còn được coi là biểu hiện cho sự gắn kết, thân thiện của người Việt. Nhưng ở Nhật, người tập thể dục có xu hướng cá nhân hoá hoạt động này. Cũng có những nhóm thường có vài người chạy cùng nhau những về cơ bản người Nhật thường đi tập một mình. Đối với họ thì tập thể dục chỉ đơn thuần là tập thể dục mà thôi. Người Nhật dùng quần áo và giày chuyên để chạy (ảnh chụp tại Tokyo) Về trang phục cũng có sự khác biệt cực lớn. Người Việt có xu hướng chọn những bộ trang phục thoải mái nhất cho buổi tập vào cuối giờ chiều. Trang phục đi tập có thể là áo ba lỗ, quần đùi, hoặc thậm chí mặc những bộ đồ lụa ở nhà. Sự thoải mái và tiện lợi được đưa lên hàng đầu. Người Nhật không nghĩ vậy. Trong một xã hội coi trọng quy tắc TPO (Time-Place-Occasion), người Nhật có xu hướng chọn trang phục hợp với hoạt động mà họ tham gia. Dù là lúc đi làm, tham dự các sự kiện hiếu hỉ hoặc đi chơi v.v. thì người Nhật cũng đều lựa chọn trang phục phù hợp với từng dịp. Khi tập thể dụng cũng vậy. Khi chạy bộ thì mặc đồ chạy, leo núi mặc đồ leo núi, tập gym sẽ mặc đồ gym v.v. Vì vậy mà người Nhật không dùng giày dùng chơi bóng rổ khi chạy bộ hoặc giày chạy bộ thì không thể đi trên sân tennis được… Vì vậy sang tới Nhật, bạn đừng mặc bộ đồ đi đánh tennis để đi chơi bóng chày, và cũng đừng diện đồ bóng rổ để đi đá bóng nhé. Sẽ rất buồn cười đấy.
09/09/2021
Trong 2 ngày, từ 7 đến 8 tháng 9 năm nay, lễ hội Việt Nam “Vietnam Festa in Kanagawa 2019” lần thứ 5 đã được tổ chức tại đường Nihon Oodori, thành phố Yokohama, phủ phủ của tỉnh Kanagawa. Khoảng 280,000 người đã tham dự lễ hội lần này. Các gian hàng ẩm thực tại lễ hội có bán các món ăn truyền thống của Việt Nam như phở, nem rán (chả giò), bánh mỳ pate… Không những người Nhật mà cả người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật Bản cũng vui vẻ thưởng thức không khí lễ hội. Chiều ngày 9, ngày thứ hai của lễ hội, do cơn bão số 15 đang đến gần, ban tổ chức lo ngại có khả năng một số chương trình khó có thể diễn ra theo kế hoạch. Tuy nhiên trời chỉ mưa rào vài lúc rồi lại tạnh và lễ hội đã diễn ra hào hứng tới giây phút cuối cùng. Trong lễ bế mạc, ông Kuroiwa Yuji, tỉnh trưởng của Kanagawa đã lên sân khấu phát biểu “Chúng ta đã lo lắng vì sợ bão đến, nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra. Chúng tôi sẽ tổ chức Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội vào tháng 11 năm nay, các bạn hãy cùng cổ vũ chúng tôi nhé”. Tất cả mọi người Việt Nam có mặt trước sân khấu đều nhiệt liệt vỗ tay hoan nghênh phát biểu của ông Kuroiwa. 【 Trang web chính thức của lễ hội】http://www.vietnamfesta2019.jp/index.html
05/09/2019
Tôi là NGUYEN TRONG DUNG (37 tuổi đến từ Thanh Hóa) Tôi sống ở Nhật Bản tới nay cũng được 10 năm. Từ bây giờ tôi nghĩ rằng mình sẽ truyền đạt những thông tin giúp ích trong cuộc sống ở Nhật Bản đến những người dân Việt Nam đang muốn vừa học tập và vừa làm việc tại Nhật. Lần này cái tôi muốn giới thiệu đó chính là chuỗi siêu thị có tên là 「 gyoumu su-pa-kawachiya」. Ở siêu thị thì có những nguyên liệu và thực phẩm khá rẻ, ngoài ra còn có rượu, các thực phẩm chế biến và những loại rau tổng hợp rất phong phú và đa dạng. Hơn nữa ở siêu thị này thì các bạn cũng có thể mua được những nguyên liệu và đồ ăn của Việt Nam. Ví dụ như là bánh đa để gói nem, bún hoặc là phở, những thực phẩm cần thiết cho đời sống hàng ngày của người Việt Nam đang được bày bán tại đây, nguyên liệu như tương ớt mang đậm nét hương vị của Việt Nam cũng đang được bày bán rất nhiều. Ở Kawachiya thì có cả của hàng mang tính chuyên môn về rượu Kawachiya và 「Gyoumu su-pa- Kawachiya」. Tập trung ở vùng trung tâm thủ đô (Tokyo) ước tính có khoảng 30 cửa hàng. Vì Gyomu đang có những nhóm nhà cung ứng và những hãng nhập khẩu rượu tây hợp tác lâu dài, nên, dù thế nào đi nữa, cũng bán nhiều sản phẩm với giá cả rất phải chăng. Rất lâu về trước, siêu thị đã được người dân biết đến với việc bán rượu bằng giá cả hợp lý và có nhiều giảm giá như rượu (shinise). Ở Nhật Bản, Gyomu cũng đang được quảng bá tới người tiêu dùng thông qua báo chí, tạp chí và tivi. Lần này thì tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 8 chi nhánh siêu thị Gyomu mà tôi tâm đắc nhất ở bên dưới. Các bạn hãy đến trải nghiệm thử nhé, chắc chắn bạn sẽ bị choáng ngợp với số lượng sản phẩm ở đó. Nhất định hãy đặt chân đến thử nhé. 店舗名 (Tên chi nhánh) 住所 (Địa chỉ) 営業時間 (Thời gian mở cửa) 新宿大久保店(Shinjuku Okubo) 東京都新宿区百人町2-15-1 09:00~22:00 神田店(Kanda) 東京都千代田区神田多町2-7-2 09:00~20:00 亀戸店(Kameido) 東京都江東区亀戸2-11-8 09:00~21:00 上野公園店(Uenokoen) 東京都台東区根岸1-2-13 09:00~21:00 中原店(Nakahara) 神奈川県川崎市中原区下小田町3-29-12 09:00~21:00 青葉台店(Aobadai) 神奈川県横浜市青葉区桜台30-1 09:00~21:00 北習志野店 (Kitanarashino ) 千葉県船橋市習志野台1-25-9 09:00~21:00 新松戸店(Shimatsudo) 千葉県松戸市新松戸3-10-1 09:00~21:00
30/08/2019
Trong phần 20 của loạt bài Việt Nam OK Nhật Bản Dame hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu 3 phần: 1. Ở Nhật Bản, khi nói chuyện, nhìn thẳng vào mắt nhau không được coi là tốt? 2. Những điểm “ngạc nhiên” trong cách “hưởng tuổi già” ở Nhật và 3. Người Nhật thường ăn trưa một mình? Chỉ có người trẻ tuổi mới nhìn thẳng vào mắt nhau Do sự du nhập mạnh mẽ của văn hoá phương tây, giao tiếp bằng mắt (eye contact) ở Việt Nam được coi là một kỹ năng. Rất nhiều tài liệu chứng minh quyền lực của khả năng giao tiếp thông qua ánh mắt, dẫn tới hiện tượng nhiều bạn trẻ có xu hướng nhìn chằm chằm vào mặt hoặc mắt người đối diện khi nói chuyện và coi đó là hành động thể hiện sự tự tin. Ở Việt Nam thì không sao, cùng lắm đối phương chỉ nhắc nhẹ bạn rằng “đừng nhìn chằm chằm vào tôi nữa, mất tự nhiên lắm” mà thôi chứ không có ý gì khác. Nhưng ở Nhật thì việc nhìn chằm chằm vào người đối diện có thể được cho là “Có ý lạ”. Người Nhật ngại nhìn thẳng vào mắt nhau khi nói chuyện Người Nhật vốn coi việc nhìn lâu vào mặt người đối diện khi nói chuyện là hành vi bất lịch sự. Tất nhiên là khi nói chuyện, người Nhật cũng có nhìn vào mặt nhau, nhưng thường để ánh mắt vào “khoảng giữa mặt” hoặc vào “nút thắt ca-ra-vạt”. Vì vậy việc nhìn chằm chằm vào người đối diện đôi khi bị cho là thể hiện sự… hiếu chiến. Chuyện sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn là đàn ông và đối tượng bạn nhìn chằm chằm là một cô gái xinh đẹp. Dù không có tình cảm đặc biệt gì nhưng nếu bạn cứ nhìn chằm chằm vào cô gái đối diện thì sẽ bị hiểu nhầm là bạn thích người đó và có thể khiến người đó cảm thấy khó chịu và sẽ bị cho là “bất thường”. Chính vì cách suy nghĩ bám rễ sâu trong đời sống này, nên người Nhật rất ngại nhìn lâu vào mắt nhau. Tuy nhiên cùng với xu hướng toàn cầu hóa, gần đây khi hướng dẫn sinh viên đi tìm việc làm, còn có cả hướng dẫn “hãy nhìn vào mắt người đối diện khi nói chuyện” . Trong mục tiêu giáo dục môn quốc ngữ ở cấp tiểu học, Bộ Giáo dục Khoa học Nhật Bản còn đề ra mục tiêu “Nhìn vào mắt người đối diện khi nghe hoặc khi nói”. Chí ít thì nhà trường cũng cần hướng dẫn các em nhìn vào mặt người đối diện khi nói chuyện. Cách “hưởng tuổi già” của người Nhật Người Nhật thích làm việc kể cả khi đã nhiều tuổi Ở Việt Nam, rất nhiều người già đều có chung suy nghĩ rằng, tuổi già là giai đoạn hưởng thụ. Sau cả một đời người nỗ lực tích góp, chăm sóc gia đình, nhiều người khi bước vào giai đoạn “thất thập cổ lai hy” bắt đầu có xu hướng thả lỏng, hưởng thụ và muốn được hưởng thời gian vui vầy cùng con cháu. Nếu bạn đã quá quen với chuyện này tôi tin rằng bạn sẽ phải tròn mắt khi chứng kiến cách người già Nhật Bản “hưởng thụ” tuổi già: Họ… làm việc. Theo khảo sát của Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, lực lượng lao động từ 65 tuổi trở lên mỗi năm lại gia tăng. Năm 2020 có 9.240.000 người lao động từ 65 tuổi trở lên, chiếm hơn 13% tổng số người lao động từ 15 tuổi trở lên. Năm 2013, tức là trước khi chế độ tiếp tục tuyển dụng sau khi về hưu bắt đầu thì số người lao động trong độ tuổi này là 6.370.000. Như vậy sau 7 năm, con số này đã tăng gần 3.000.000 người. Ở siêu thị gần nhà tôi, những công việc như lau dọn nhà vệ sinh, xếp giỏ và xe đẩy, hướng dẫn xe ra vào bãi đậu...đều do một nhóm người già làm. Những bãi đậu xe thu phí ở các nhà ga lớn cũng đa phần do người lớn tuổi phụ trách. Đa phần đây là những người cao tuổi, làm việc bán thời gian. Nhóm người già này có những cụ đã trên 75 tuổi. Do con cái đã trưởng thành và tinh thần yêu lao động nên họ vẫn muốn tiếp tục làm điều gì đó để cuộc sống có ý nghĩa hơn. Tại một khách sạn trung tâm ở thành phố Fukuoka, người già chiếm tới 50% quân số của đội ngũ lau dọn. Người già nhất lên tới 78 tuổi. Họ hàng ngày vẫn làm việc từ 6-8 tiếng, vẫn vác những bao tải ga giường và vỏ gối nặng chình chịch. Thi thoảng vẫn có những cụ than đau lưng, mỏi gối, nhưng họ không bao giờ ngừng lại. Không bia rượu vào buổi trưa? “Đi ăn trưa, tranh thủ làm vài cốc không” là một trong những câu rủ rê quen thuộc nhất ở các văn phòng tại Việt Nam. Bản thân tôi cũng từng tranh thủ giờ nghỉ trưa đi làm vài cốc cho mát vào những ngày Hè nóng bức và chứng kiến không ít bạn bè, đồng nghiệp uống đến mặt đỏ tía tai rồi trở lại làm việc buổi chiều như bình thường. Ở Nhật cũng có giờ nghỉ trưa, cũng có những lời rủ rê đi ăn trưa nhưng chuyện uống vài ly bia, rượu vào giờ nghỉ trưa thì gần như không bao giờ xuất hiện. Có những trường hợp, do công việc mà 2 bên đối tác thỏa thuận cùng uống bia trong bữa trưa vừa làm việc nhưng chỉ ăn trưa thông thường thì không bao giờ uống đồ uống có cồn. Kỷ luật làm việc trong công sở của người Nhật rất nghiêm khắc, nếu đã có hơi men trong máu rồi trở lại làm việc bị coi là vi phạm đạo đức chốn công sở. Văn hoá ăn trưa giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng rất khác biệt. Ở Việt Nam, ăn trưa tại các quán cơm văn phòng rồi làm cốc café tám chuyện là tương đối phổ biến. Tôi biết nhiều người rất tôn trọng nguyên tắc “không bao giờ ăn trưa một mình”. Ở Nhật, hình ảnh những công chức ngồi ăn đơn độc ở các công viên là rất phổ biến. Thường người Nhật cũng hay đi ăn trưa với đồng nghiệp nhưng lúc bận rộn nhiều người mua cơm hộp ở cửa hàng tiện lợi rồi ngồi ăn một mình ở công viên hoặc tại bàn làm việc rồi lập tức trở lại với công việc. Giờ nghỉ trưa ở Nhật chỉ có đúng 1 tiếng nên người Nhật không thể dề dà kéo dài thời gian nghỉ trưa được. Vậy nên nếu bạn có thói quen tận dụng giờ ăn trưa để “khề khà” thì đừng áp dụng nó ở Nhật nhé, người Nhật sẽ cảm thấy rất kỳ lạ khi bạn kéo dài một cách không hợp lý thời gian tận hưởng bữa trưa của mình.
19/08/2021
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài