Category | Tin mới nhất
Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...
7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
02/05/2024Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
13/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Nhà mái vòm bom nguyên tử © Báo Mainichi (Năm 2019) - Vào ngày 6/8/1945, bom nguyên tử phát nổ ngay bên trên tòa nhà này Tại Nhật Bản, cứ bước sang tháng 8 là trên báo đài đột nhiên lại có nhiều tin tức và chương trình nói về chiến tranh. Đó là bởi vì vào cuối Thế chiến thứ 2, bom nguyên tử đã được ném xuống thành phố Hiroshima vào ngày 6/8/1945, tiếp đó là xuống thành phố Nagasaki vào ngày 9/8 và Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vào ngày 15/8. Sau chiến tranh, nước Nhật bị lực lượng Đồng minh chiếm đóng. Hiến pháp Nhật Bản với đặc điểm chủ quyền quốc gia, tôn trọng các quyền cơ bản của con người và chủ nghĩa hòa bình, được ban hành vào năm 1947. Ngày 6/8: Ngày Bom nguyên tử ở Hiroshima Vào 8 giờ 15 phút sáng ngày 6/8/1945, quân đội Mỹ đã ném quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima. Đây là lần đầu tiên trên thế giới vũ khí hạt nhân được sử dụng trong đô thị. Bom nguyên tử đã cướp đi sinh mạng của khoảng 140.000 người trong năm đó (chưa rõ con số chính xác). Ngoài ra, còn có rất nhiều người phải chịu di chứng do bị phơi nhiễm chất phóng xạ từ bom nguyên tử hoặc qua đời sau đó. Danh sách các nạn nhân qua đời vì bom nguyên tử ở thành phố Hiroshima có hơn 310.000 người. Để tưởng nhớ các nạn nhân bom nguyên tử và khẳng định lại cam kết hòa bình, buổi lễ tưởng niệm hòa bình được tổ chức hằng năm vào ngày 6/8 tại thành phố Hiroshima. Thắp đèn lồng gửi gắm nguyện ước hòa bình © Báo Mainichi (Thành phố Hiroshima, ngày 6/8/2019) Thắp đèn lồng gửi gắm nguyện ước hòa bình © Báo Mainichi (Thành phố Hiroshima, ngày 6/8/2019) Ngày 9/8: Ngày Bom nguyên tử ở Nagasaki Lễ cầu nguyện hòa bình ở Nagasaki © Báo Mainichi (Ngày 9/8/2019) Ba ngày sau vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima, quân đội Mỹ tiếp tục ném bom nguyên tử xuống thành phố Nagasaki vào lúc 11 giờ 02 phút sáng ngày 9/8, khiến khoảng 74.000 người thiệt mạng. Ngoài ra, còn có hơn 180.000 người được liệt kê trong danh sách nạn nhân bom nguyên tử ở thành phố Nagasaki. Buổi lễ cầu nguyện hòa bình được tổ chức vào ngày 9/8 hằng năm tại thành phố Nagasaki. Ngày 15/8: Ngày Kỷ niệm kết thúc chiến tranh Ngay sau khi Hiroshima và Nagasaki bị ném bom nguyên tử, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố đầu hàng quân Đồng minh vào ngày 14/8/1945. Thiên Hoàng thông báo với người dân việc đầu hàng qua sóng phát thanh vào hôm sau, ngày 15/8. Ngày 15/8 được coi là "Ngày Kỷ niệm kết thúc chiến tranh" tại Nhật Bản. Tại Nhật Bản, trong nửa đầu tháng 8 trên báo đài đều có đăng và phát sóng nhiều chuyên đề đặc biệt về chiến tranh. Một bộ phim hoạt hình về sự tàn khốc của chiến tranh cũng sẽ được phát sóng. Tất cả những điều này là để nhìn lại quá khứ và cam kết không lặp lại cuộc chiến bi thảm đó một lần nữa. Trên bia tưởng niệm ở Hiroshima có khắc dòng chữ "Sẽ không lặp lại quá khứ" © Báo Mainichi Trên bia tưởng niệm ở Hiroshima có khắc dòng chữ "Sẽ không lặp lại quá khứ" © Báo Mainichi
04/08/2020
Đến mỗi dịp hè vào tháng 8 chắc các bạn ở Nhật sẽ có nhiều dịp nghe về từ Obon. Vào dịp này thường xảy ra tình trạng kẹt xe, kẹt tàu, vé máy bay mắc hơn do mọi người đổ xô về quê, du lịch….Tuy nhiên, khi tìm hiểu kĩ về Obon và ý nghĩa của dịp lễ này mình không khỏi bồi hồi, xúc động và có chút ấm áp. Vậy Obon là gì? Trong lòng người Nhật thì Obon có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta tìm hiểu về dịp lễ này nhé. Lễ hội múa Bon-odori đông đúc ở Shibuya, Tokyo ⒸBáo Mainichi Obon(お盆)tên đầy đủ là Urabone (盂蘭盆会), là phong tục được duy trì từ hơn 1400 năm trước tại Nhật Bản. Tương truyền rằng các vong linh sẽ quay trở về nhân thế vào dịp này (tương tự dịp rằm tháng 7 âm lịch tại Việt Nam). Còn theo truyền thống của Nhật Bản, thời gian của lễ Obon sẽ là lúc gia đình tổ chức lễ để đón ông bà, tổ tiên Shoryo Mukae (精励迎え) đã khuất về nhà. Thời điểm Diễn ra trong 3 hoặc 4 ngày nhưng thời điểm bắt đầu sẽ khác nhau. ▪ Hachigatsu bon (八月盆) hay còn gọi là kyubon (旧盆): 13-16/8, diễn ra tại nhiều vùng trên toàn quốc. ▪ Shichigatsu bon (七月盆), hay còn gọi là shinbon (新盆): 13-15/7, một số vùng khu vực xung quanh Tokyo… Ngoài ra, Kyureki bon (旧暦盆) diễn ra ngày 15/7 âm lịch tại Okinawa và một số vùng khác. Và có một số vùng và một số chùa sẽ tổ chức theo lịch riêng. Thật ra ngày xưa, thời Nhật còn dùng âm lịch thì Obon sẽ diễn ra vào dịp rằm tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên, thời Minh Trị đã đổi từ lịch âm sang dùng lịch dương nên nếu vẫn diễn ra đúng ngày 15/7 theo lịch dương thì đây là thời điểm nông dân đang bận rộn với vụ mùa (khi đó 80% dân số Nhật là nông dân), vì vậy lễ Bon dời sang tháng 8 dương lịch để người dân tận hưởng niềm vui bên tổ tiên được trọn vẹn. Các hoạt động chính vào dịp lễ Obon ▪ Chiều tối ngày 13: Lửa đón linh hồn Mukaebon/Mukaebi (迎え盆・迎え火) Ngày này sẽ đón ông bà về, gọi là Shoryo Mukae (精霊迎え). Đa phần người ta sẽ đốt Ogara - lõi của thân cây đay phơi khô, bày những con vật Shoryo Uma (精霊馬) làm từ trái dưa leo, cà tím. Dưa leo tượng trưng cho ngựa (キュウリの馬) với mong muốn khi về với con cháu linh hồn tổ tiên đi ngựa cho nhanh. Cà tím tượng trưng cho bò (ナスの牛) là để khi trở về mộ thì quyến luyến không nỡ chia xa nên cưỡi bò cho để kéo dài thời gian bên nhau. Có vùng lại thắp đèn hoa đăng từ mộ về đến cửa nhà để dẫn lối ông bà. Có những nơi người nhà bận áo Yukata ra tận mộ đốt Ogana để đón tổ tiên. ▪ Từ ngày 13-15 Dâng ngũ phẩm (hương, hoa, đèn, nước, thức ăn) thể hiện lòng tôn kính và cùng ông bà, tổ tiên ôn lại kỉ niệm xưa. ▪ Tối ngày 15 hay 16: Lửa tiễn linh hồn Okuribon/Okuribi (送り盆・送り火) Ngày này sẽ tiễn ông bà, tổ tiên đi, gọi là Shoryo Okuri (精霊送り). Vùng gần sông thì có lễ hội Shoryo Nagashi (精霊流し) để thả thuyền, thả hoa đăng, đèn lồng như lễ hội ở tỉnh Nagasaki. Còn vùng núi thì có những hoạt động đốt lửa thành chữ như lễ hội Kyoto Gosan Okuribi (京都五山送り火). Lễ hội đốt lửa tiễn linh hồn diễn ra hằng năm ngày 16/ 8 tại 5 triền núi. Lửa sẽ đốt tại 5 địa điểm, trong đó có những chữ Hán như chữ 大(đại), chữ妙 (diệu) và chữ 法 (pháp) và hình chiếc thuyền, cổng Torii – biểu tượng của các ngồi đền. Thả hoa đăng trong lễ hội Shoryo Nagashi ở tỉnh Wakayama ⒸBáo Mainichi Có những vùng thì tổ chức múa Bon-odori. Tương truyền, điệu múa này được bắt đầu vào đêm trăng rằm tháng 7 âm lịch, sau khi tiễn ông bà, tổ tiên đi, mọi người tập hợp nhảy múa để ăn mừng việc đã kết thúc Obon suôn sẻ. Cho dù là sông, núi hay đồng bằng thì các hoạt động của lễ Obon đều gắn liền với lửa, đèn lồng vì người Nhật tin rằng chính ánh sáng để dẫn lối cho ông bà, tổ tiên đi lại giữa 2 cõi trần gian và u minh. Tuy nhiên do đại dịch vi-rút corona mà năm nay quy mô các hoạt động này đều bị thu hẹp lại. Sự khác biệt giữa Obon (お盆) và Ohigan (お彼岸) Có nhiều người hay nhầm lẫn giữa Obon và Ohigan. Nhân đây mình cũng chia sẻ sự giống nhau và khác biệt giữa 2 lễ hội này. Cả 2 dịp lễ đều giống nhau ở chỗ là con cháu sẽ đi viếng mộ ông bà tổ tiên nhưng khác nhau ở số lần và mục đích. Obon thì 1 năm diễn ra chỉ 1 lần vào 13-16/ 8 (hoặc tháng 7) để đón linh hồn ông bà, tổ tiên về nhà cùng đoàn tụ. Ohigan thì tương tự như lễ thanh minh ở Việt Nam, 1 năm 2 lần vào tháng 3 (dịp Xuân phân) và tháng 9 (dịp Thu phân) để tảo mộ. Ý nghĩa lễ Obon trong lòng người Nhật Với người Nhật theo truyền thống Obon, lễ Tết là những dịp lễ rất đáng trân trọng và mong đợi. Với những người trẻ, thì Obon là dịp để họ về quê, đoàn viên với gia đình hay là dịp họ đi du lịch để thư giãn sau những ngày làm việc vất vả. Với mẹ chồng mình, bà cố gắng nuôi dưỡng con cái, chăm sóc thật tốt để tới dịp này bà không hổ thẹn với tổ tiên nhà chồng. Đồng thời, vào dịp này bà cũng dọn bàn thờ thật sạch, dâng ngũ phẩm để thể hiện sự tôn kính với tổ tiên nhà chồng. Với ba chồng mình, ông mong ngóng tới dịp lễ này để được cùng tổ tiên ngồi nhâm nhi li bia lạnh, tỉ tê tâm sự về những cố gắng của ông trong năm qua. Lời kết Sống ở Nhật Bản, lắm lúc cảm thấy người Nhật đặt công việc hàng đầu, đặt trên cả gia đình. Tuy nhiên, khi nghe ba mẹ chồng nói về Obon, về những cố gắng của người còn sống để không phụ lòng người đã mất, mình thấy được tình cảm yêu thương gia đình, tổ tiên một cách sâu lắng, nhẹ nhàng. Tình thương với người quá cố, đôi khi thể hiện bằng cách sống thật tốt, trân trọng sinh mệnh, dòng máu tổ tiên đã ban cho. Tình thương với ông bà, tổ tiên thể hiện bằng sự cố gắng hằng ngày. Tình thương với người đã khuất, đôi khi chỉ là sự mong đợi mùa Obon sau sẽ tái ngộ, hàn huyên. Chỉ nhẹ nhàng vậy thôi.
08/08/2022
Tết trung thu là một phong tục truyền thống từ lâu đời và được nhiều nước châu Á xem là dịp quan trọng của năm. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu về Tết trung thu Việt Nam và Nhật Bản nhé. Nguồn gốc ngày Tết Trung thu Trung thu được cho bắt nguồn từ Trung Quốc từ trước Công nguyên. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, tháng 8 âm lịch là mùa thu hoạch lúa và sau đó người nông dân bước vào giai đoạn “nghỉ ngơi”, vui chơi sau mùa vụ và dần dần hình thành tập quán này. Tết Trung thu trở thành một dịp lễ là do truyền thuyết liên quan tới mặt trăng mà thành. Nổi tiếng nhất là truyền thuyết “Hằng Nga bôn nguyệt” tức là Hằng Nga lên trời. Hằng Nga là vợ của Hậu Nghệ, một người giỏi bắn cung, do bị uống thuốc công hiệu quá mạnh nên đã bay lên cung trăng và sống ở đó. Hậu Nghệ ở mặt đất cúng vợ bằng cách bày những loại hoa quả mà Hằng Nga thường yêu thích và từ đó trở thành tập quán sau này. Còn ở Việt Nam, mặt trăng gắn liền với truyền thuyết “Chú Cuội”. Chuyện kể rằng một hôm chú Cuội tìm được cây đa thần kỳ, có lá chữa được bách bệnh. Cái cây thần kỳ này chỉ được phép tưới nước sạch thôi nhưng vợ chú Cuội lại tưới phải nước bẩn nên cây tự dưng bay lên trời. Chú Cuội ra sức ôm chặt cây để không cho cây bay lên trời nhưng không được nên cuối cùng chú cùng với cây bay lên tận mặt trăng và sống tới ngày nay. Khi đẹp trời, nhìn lên mặt trăng người Việt Nam vẫn thấy hình bóng chú cuội ngồi dưới gốc cây đa. Tết Trung thu Nhật Bản, theo tương truyền có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập đến Nhật vào thời kỳ Nara (710 - 794). Người Nhật cũng có phong tục ngắm trăng và được gọi là “Juugoya”, tức là “Đêm trăng rằm” hoặc “ Chushu no meigetsu” - Trăng đẹp Trung thu. Gần đây, vào dịp này, người Nhật cũng dần dần tổ chức “liên hoan ngắm trăng” vui vẻ. Nếu như Tết trung thu ở Việt Nam gắn liền với hình ảnh của chú Cuội thì ở Nhật Bản thì trong tâm trí người dân là hình ảnh một chú thỏ Ngọc đang giã bánh dày. Các hoạt động trong dịp Trung Thu Trải qua thời gian dài, Tết Trung Thu đã trở thành cái tết cho trẻ em. Ở Việt Nam, vào dịp Trung thu trẻ em rước đèn lồng trong các ngõ xóm, phố phường. Người ta cho rằng những chiếc đèn lồng tượng trưng cho rằng chú Cuội trên mặt trăng đã trở về mặt đất để chỉ đường. Vào ngày lễ này trẻ em khắp cả nước đều đi ra phố rước đèn, cùng nhau chơi những trò chơi ở dưới ánh trăng ngày rằm, sau đó là cùng nhau phá cỗ bánh kẹo mà cha mẹ, hay nhà trường đã chuẩn bị công phu. Múa Lân - một hình ảnh không thể thiếu trong Tết Trung Thu Trung Thu cũng là dịp để mọi người tỏ lòng biết ơn, cảm ơn đến cha mẹ, thầy cô… bằng cách đem biếu, tặng những chiếc bánh trung thu thật ngon cùng với trà và rượu. Ngoài ra, với quan niệm là khi lân vào nhà ai sẽ mang đến sung túc và tài lộc cho gia chủ nên được nhiều người nhân dịp này sẽ rước những chú lân vào nhà của mình và thưởng tiền cho người múa Lân. Tại Nhật Bản có lễ “Otsukimi” là một trong những dịp lễ cảm tạ mùa màng. Thông thường, ngày này cũng được tổ chức vào ngày 15/8 âm lịch (năm 2021 này là vào ngày 21/9) và đêm trăng rằm được gọi là “Juugoya”. Món ăn trong Tết Trung thu Bánh Trung thu Việt Nam (trái) và bánh Tsukimi dango của Nhật (phải) Vào dịp Trung thu, người Việt Nam thường ăn bánh nướng, bánh dẻo còn ở Nhật Bản cũng có bán các loại bánh nướng nhưng không có thói quen ăn bánh nướng vào dịp Trung thu mà vào dịp này, người Nhật ăn bánh “Tsukimi dango”. Đây là loại bánh dày có nhân đỗ ngào đường, được viên tròn trông giống hình mặt trăng. Vào đêm rằm, người ta thường bày bánh theo hình tháp lên đĩa, để ở nơi cao có thể nhìn thấy mặt trăng và thường sẽ cắm thêm một bình hoa lau susuki nữa. Tết Trung thu của người Việt Nam ở Nhật Bản Người Việt Nam đang sinh sống ở Nhật Bản thường cố gắng tụ tập lại với nhau vào ngày này để cùng vui mừng đón Trung thu. Nhiều người Việt sống xa đất nước thường đến các khu phố Tàu để cùng thưởng thức không khí Tết Trung thu hoặc cùng nhau tổ chức liên hoan và ăn bánh Trung thu. Có cả những trường tiếng Nhật cũng tổ chức Tết Trung thu cho du học sinh, tạo dịp cho cả những người Việt đang sinh sống xung quanh gặp gỡ, giao lưu với nhau. Các nhà chùa của người Việt Nam trên khắp nước Nhật cũng có tổ chức Tết Trung thu. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chùa Việt Nam trên đất Nhật (Đông Nhật Bản) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chùa Việt Nam trên đất Nhật (Tây Nhật Bản)
16/09/2021
VAIJ NGUYEN NGOC LINH Vào thời gian lễ hội Halloween ở Nhật thì việc chọn cho mình một bộ hóa trang vừa ý và đi trải nghiệm các lễ hội Halloween là điều không thể thiếu. Sau đây là 1 số bước chuẩn bị cho bạn để có một Halloween ưng ý. 1. Quyết định chọn kiểu hóa trang Có rất nhiều phong cách từ trang phục như Frankenstein, Dracula, ma quỷ, phù thủy đến trang phục với truyện tranh Mỹ và các nhân vật hoạt hình Disney đáng yêu. Có rất nhiều lựa chọn. Thậm chí các bạn có thể tự nghĩ ra 1 nhân vật rồi làm cũng được. Chúc mọi người tìm được kiểu hóa trang yêu thích và khiến mọi người xung quanh bạn trầm trồ nha. 2. Mua trang phục Trang phục thì nên mua sớm. Dưới đây là một số gợi ý địa điểm mua nha. ・Shop 100 yên Trang phục hóa trang thường được bán sẵn tại cửa hàng 100 yên. Tại đó bạn có thể mua các bộ hóa trang giá rẻ. ・Order Đặt hàng qua các trang bán hàng trực tuyến Nếu bạn muốn làm một bộ trang phục độc đáo thì mua sắm trên Internet là một sự lựa chọn hoàn hảo. Bạn có thể mua bằng cách chỉ cần nhấp vào bộ trang phục yêu thích của bạn trên các trang bán hàng trực tuyến. Nhưng bạn nên chú ý là mua hàng ở các trang này thì đôi khi sẽ phải chờ ship rất lâu nên hãy đặt hàng từ sớm. Bên cạnh đó, các mặt hàng hot sẽ được bán hết rất nhanh, vì vậy hãy đảm bảo đặt hàng muộn nhất trước đó 2 - 3 tuần nhé. Mình có một gợi ý nhỏ là Rakuten hoặc Amazon luôn cõ những món độc lạ và hay ho. ・Mua tại các cửa hàng Đồ hóa trang cũng được bán tại các bách hóa lớn, các cửa hàng quanh các khu phố nhiều người trẻ tuổi hay tụ tập hay các cửa hàng chuyên đồ cosplay. Khi đi mua ngoài cửa hàng thì bạn có sờ vào “hiện vật” hay có thể ướm thử trước gương. Sẽ là một trải nghiệm rất thú vị nếu rủ bạn bè đi cùng. 3. Lôi kéo bạn bè đi “quẩy” Hàng năm mình thường ra khu Shibuya để "quẩy". Khu vực này năm nào cũng rất náo nhiệt. Ngoài ra cũng có rất nhiều nơi tổ chức Halloween. Nếu không thích sự đông đúc quá mức của Shibuya thì dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn: lễ hội hóa trang Halloween lớn nhất Nhật Bản“Kawasaki Halloween” được tổ chức tại khu La Cittadella hay các Halloween Party ở Tokyo Disneyland, Futakotamagawa, Sanrio Puroland hay Cosplay Festival ở Ikebukuro. (Các sự kiện này sẽ được giới thiệu trong một bài viết riêng). Các tips để có một Halloween“tưởng không vui mà vui không tưởng”nè : ・Vì các mỹ phẩm hóa trang chỉ được sử dụng trong một ngày, nên mình khuyên các bạn sử dụng đồ càng rẻ càng tốt. Có thể mua đồ ở cửa hàng 100 yên, canmakeup, hay tận dụng những đồ có sẵn.・Nếu bạn có làn da nhạy cảm thì không nên chọn những nhân vật cần makeup đậm. Một nhân vật Disney dễ thương có thể là một sự lựa chọn hoàn hảo.・Để tìm các cửa hàng ban đồ hóa trang gần nhất, bạn có thể lên hỏi Google các từ khóa sau: 「ハロウィン」(Halloween) +「仮装」(hóa trang) +「ショップ」(Shop)+「地名や駅名」(tên ga hoặc tên địa danh) ・Sẽ rất vui nếu bạn đi theo nhóm từ 3 người trở lên. Tuy nhiên, để không bị lạc nhau giữa đám đông mọi người hãy bám sát nhóm, luôn để ý mọi người và quan trọng nhất là sạc pin đầy đủ để chụp nhiều ảnh so deep và liên lạc với mọi người trong nhóm khi cần (thêm một chú ý nữa là đừng để vui quá rồi không có tàu để về nha). Chúc các bạn có một mua Halloween vui vẻ!!! Hãy hóa trang xịn sò lao ra đường và thưởng thức bữa tiệc Halloween với người thân và bạn bè nhé!
23/10/2019
Tại quốc gia có cường độ làm việc cao như Nhật Bản thì những ngày cuối tuần là thời gian để người lao động xả stress (làm mới cuộc sống). Đây cũng là thời gian quan trọng để họ có thể nuôi dưỡng mối quan hệ gia đình – những người mà ngày thường không thể thong thả ở cùng nhau, bằng cách cuối tuần cùng nhau ra ngoài chơi. Cụ thể hơn thì cuối tuần họ làm gì nhỉ? Qua cái nhìn của một người Việt Nam, chúng ta cùng xem người Nhật hưởng thụ ngày cuối tuần ra sao nhé. 【Thạch Long】 Tối thứ sáu với nhiều buổi nhậu Xã hội đương đại Nhật Bản, kể từ thời Minh Trị (1868~1912) và đặc biệt là vào giai đoạn kinh tế Nhật Bản tăng trưởng vượt bậc (từ năm 1955-1973) tới năm 1980, người dân vẫn đi học và đi làm nửa ngày thứ Bảy chứ không được nghỉ cả ngày thứ Bảy và Chủ Nhật như hiện nay. Tháng 1/1989, Chính phủ ra quy định cho phép cán bộ công nhân viên chức nhà nước được nghỉ ngày thứ Bảy của tuần thứ 2 và tuần thứ 4 và bắt đầu từ ngày 1/5/1992 trở đi mới được nghỉ hoàn toàn 2 ngày cuối tuần. Thêm vào đó, việc thay đổi ngày nghỉ cuối tuần cũng khiến cho suy nghĩ của người Nhật về “ngày cuối tuần” cũng thay đổi theo. Hiện nay thì việc “nghỉ thứ bảy chủ nhật” là việc bình thường. Từ khi được nghỉ hoàn toàn 2 ngày vào cuối tuần, không phải đi làm đi học nửa ngày thứ Bảy như trước nữa thì tối thứ Sáu trở thành buổi tối tưng bừng nhất trong tuần vì “Ngày mai là ngày nghỉ”. Trước khi Covid-19 bùng nổ, tất cả các quán nhậu, quán ăn đều đông nghịt vào tối thứ Sáu và thành phần tham dự đa phần là các nhân viên công sở. Họ vẫn mặc nguyên trang phục công sở và “cháy” hết mình. Tại các nhà ga lớn, nếu bạn nhìn thấy những người đàn ông bước đi xiêu vẹo vì say rượu mà vẫn nghiêm trang trong bộ vest chỉnh chu, đó chắc chắn là tối thứ Sáu. Sau khi đại dịch qua đi, cảnh tượng này chắc sẽ lại trở trên những góc phố trung tâm ở Nhật Bản. Cách trải qua thứ bảy, chủ nhật Theo một khảo sát của Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (năm 2014, có thể chọn nhiều đáp án) về cách nghỉ ngơi cuối tuần thì những lựa chọn như “Không làm gì cả chỉ ngủ”, hoặc “Nghe đài hoặc xem vô tuyến”, “Lướt mạng internet” ở cả nam lẫn nữ đều ở vị trí cao nhất. Tiếp theo đó là “Vận động, chơi thể thao hoặc đi bộ” (đối với nam giới) và “Đi mua sắm” (đối với nữ giới). Số liệu này cho thấy đối với nhiều người, cuối tuần là dịp để họ nghỉ ngơi trong yên tĩnh, nghỉ hoàn toàn sau một tuần làm việc căng thẳng và vất vả. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách trải qua ngày nghỉ của người Nhật Bản (điều tra của Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật Bản) Tuy nhiên, gần đây, số người thích các hoạt động ngoài trời như đi đến những nơi tràn đầy thiên nhiên cùng gia đình và bạn bè mình vào ngày nghỉ đã tăng lên. Chắc là những người dân sống ở đô thị thường làm mới cuộc sống bằng cách tận hưởng thiên nhiên, nghỉ ngơi, thưởng thức những món ngon ở trên núi, gần sông, ở onsen v.v. nhỉ? Thời gian gần đây, các cặp yêu nhau, hoặc gia đình có con cái hoặc bạn bè rủ nhau cùng tham gia các hoạt động giải trí ngoài trời đơn giản mà không đi xa cũng trở nên phổ biến hơn. Mô tuýp quen thuộc của các cặp vợ chồng có con cái là tới công viên lớn dựng lều cắm trại. Họ sẽ tới một công viên lớn, mang theo lều hoặc đơn giản là tấm trải và đồ ăn ăn cùng với các loại dụng cụ vui chơi như bóng, diều, đĩa ném v.v. cùng vui chơi với con cái. Các công viên ở Nhật thường vô cùng sạch sẽ, nhiều bãi cỏ trống để người dân dựng lều, trẻ em vui đùa. Có nhiều khu vực còn có chỗ để người dân làm thịt nướng BBQ nữa. Du lịch hoặc leo núi Những bạn trẻ (bao gồm cả các cặp đôi) thường đi dạo ngắm cảnh. Họ hay chọn những nơi có cảnh đẹp như vườn hoa, bãi biển, đền chùa, di tích nổi tiếng để vừa tản bộ, vừa chụp ảnh. Những người độc thân thì có xu hướng khám phá những khu vực mới để chụp ảnh, câu cá. Những người thích lái xe sẽ đi xa hơn một chút, tới các tỉnh lân cận, thăm thú đó đây. Ngủ một tối ở nhà trọ - khách sạn, thưởng thức onsen, đặc sản ở địa phương. Thông thường, những người nghỉ thứ bảy chủ nhật thì vào chủ nhật họ sẽ về sớm để nghỉ ngơi, chuẩn bị cho một tuần mới. Một hoạt động nữa cũng vô cùng phổ biến vào dịp cuối tuần là leo núi. Đây là hoạt động thu hút được rất nhiều người tham gia, đa phần là người già và những nam thanh nữ tú đam mê các môn vận động thể chất. Do địa hình Nhật Bản có rất nhiều núi non, nhiều núi kể cả dễ leo và khó leo nên thường thì những người đam mê leo núi không cần phải đi quá xa để thỏa mãn khát vọng chinh phục những đỉnh cao của mình. Tôi có biết một cặp vợ chồng người Nhật năm nay trên dưới 80 tuổi. Từ lúc 60 tuổi, mặc dù người chồng có bệnh tiểu đường, nhưng hầu như tháng nào hai ông bà cũng lái xe đi khắp nơi trong nước để leo núi. Hiện họ đã leo gần như tất cả mọi ngọn núi đáng kể của Nhật Bản và có những nơi núi không quá cao và vì thích nên họ còn leo tới vài lần. Siêu thị ngày chủ nhật Thời mới sang Nhật, tôi rất ngạc nhiên khi chứng kiến những ngày Chủ Nhật đường xá vắng tanh nhưng các siêu thị lại luôn đông đúc. Tìm hiểu mới biết, người Nhật coi ngày Chủ Nhật là ngày chuẩn bị cho buổi đi làm đầu tuần nên có đi chơi xa họ cũng bố trí trở về sớm hoặc đi chợ mua thực phẩm chuẩn bị cho cả một tuần tới. Nếu như vào những ngày thường, lực lượng đi siêu thị thường là những phụ nữ làm nội trợ toàn thời gian thì vào Chủ Nhật, việc đi chợ sẽ đông vui hơn vì sẽ có thêm chồng con đi phụ giúp. Vào thời gian cuối ngày, rất đông gia đình đi mua sắm vì nhiều siêu thị giảm giá các loại thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đây cũng là một lý do mà các siêu thị lại đông vào thời gian muộn như vậy.
06/07/2021
Cùng với Halloween, Christmas tức Noel hay còn gọi là Lễ Giáng sinh, là một trong những lễ hội được du nhập từ phương Tây nhưng lại rất phổ biến và được tổ chức lớn ở Nhật Bản. Cứ đến tháng 12, đường phố Nhật Bản lại khoác lên mình một màu sắc Giáng sinh rực rỡ. Những hàng cây dọc các con phố sầm uất của Tokyo như Shibuya, Ginza, Roppongi,... được thắp đèn trang trí hay còn gọi là illumination,các trung tâm mua sắm trang trí những cây thông Noel khổng lồ và phát nhạc giáng sinh rất vui vẻ. Tuy là văn hóa phương Tây nhưng người Nhật cũng lồng ghép văn hóa của mình vào để đón Noel theo một cách riêng biệt. Trong khi ở Mĩ, việc bạn mua đồ ăn nhanh cho tiệc Giáng sinh sẽ bị xem là bất lịch sự thì ở Nhật, gà rán hay gà quay đặt mua mang về lại rất được ưa chuộng. Ngoài ra, bánh kem Noel cũng là một món không thể thiếu trong bữa tiệc. Người Nhật thường tự tay làm bánh nhưng cũng có những gia đình bận rộn hơn sẽ mua sẵn ở các cửa hàng bánh hay tại các cửa hàng tiện lợi conbini. Cùng chung cách đón Giáng sinh như những nơi khác trên thế giới, mọi người sẽ chúc nhau câu “Merry Christmas”, trẻ con sẽ ước và xin quà từ ông già Noel, hay còn gọi là Santa Claus. Ngoài ra, vì Giáng sinh ở Nhật không mang màu sắc tôn giáo, nên đây sẽ là dịp để mọi người quây quần bên gia đình, đi chơi cùng bạn bè và tặng quà cho nhau. Và hơn thế, Giáng sinh chính là cơ hội cho các cặp đôi tỏ tình và hâm nóng tình cảm với nhau.
15/12/2019
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài