Category | Tin mới nhất
Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...
7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất
02/05/2024Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...
18/03/2024Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản
13/03/2024Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư
[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]
Ban biên tập KOKORO đã nhận được rất nhiều ảnh Giáng sinh dự thi của độc giả. Xin trân thành cảm ơn tất cả các bạn. Từ những ánh đèn lấp lánh đến những đồ trang trí nhỏ trong đời sống hàng ngày, những bức ảnh mang đến cho chúng ta cảm nhận được một mùa Giáng sinh an lành và hạnh phúc! Sau đây sẽ là bảng xếp hạng những bức ảnh năm nay. Giải nhất: Flower Park lấp lánh "Flower Park Ashikaga" là một điểm tham quan lớn ở thành phố Ashikaga, tỉnh Tochigi, nơi bạn có thể thưởng thức các loài hoa quanh năm. Khu vực tháp và vườn hoa được thắp sáng rất rực rỡ trong mùa Giáng sinh. Trong ảnh chúng ta có thể thấy hoa Amethyst sage được chiếu sáng ánh lên màu hồng hài hòa với chiếc tháp thắp đèn xanh. Bố cục có chiều sâu và giàn tử đằng ở phía trên khiến bức ảnh trông giống như một bức tranh được lồng khung rất tinh tế. ☆ Địa điểm: Thành phố Ashikaga☆ Tác giả: Nữ (trong độ tuổi 30, sống ở Tokyo)(Người Việt) Giải nhì: Cửa hàng hiệu mùa Giáng sinh Vào dịp Giáng sinh, chắc có rất nhiều cặp tình nhân, cha mẹ và con cái thường ghé thăm các cửa hàng bán hàng hiệu. Các cửa hàng thường được trang hoàng lộng lẫy, mang không khí Giáng sinh của phương Tây để chào đón khách hàng. ☆ Địa điểm: Thành phố Kobe☆ Tác giả: Nữ (độ tuổi 50, sống ở tỉnh Osaka)(Người Nhật) Giải ba: Bản nhạc từ những chiếc chuông Khu mua sắm được trang trí bằng hình ảnh cách điệu thể hiện âm thanh của chiếc chuông Giáng sinh. Rất nhiều chuông và nốt nhạc được treo khắp trần nhà, và khi vừa bước đi vừa ngước nhìn lên ta có cảm giác như nghe thấy âm thanh của một buổi hòa nhạc Giáng sinh vậy ♪ ☆ Địa điểm: Umeda, Osaka☆ Tác giả: Nữ (độ tuổi 20, sống ở tỉnh Osaka)(Người Nhật) Giải 4: Mua sắm tại thành phố Hồ Chí Minh Bối cảnh là khu vực Nhà thờ Bình Triệu. Đồ trang trí Giáng sinh, ông già Noel, nhân viên bán hàng và khách hàng được bố cục vô cùng hợp lý trong một bức ảnh, màu sắc tươi sáng khiến ta cảm thấy vui vẻ. ☆ Địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh☆ Tác giả: Nam (độ tuổi 60, sống ở TP.HCM)(Người Việt) Giải 5: Dốc Keyakizaka, Roppongi Keyakizaka ở Roppongi, một địa điểm nổi tiếng về nghệ thuật sắp đặt ánh sáng. Ánh sáng xanh lam lan tỏa trong ảnh rất đẹp làm vui mắt khách tản bộ qua đây. ☆ Địa điểm:Roppongi, Tokyo☆ Tác giả:Nữ (độ tuổi 50, sống ở Tokyo)(Người Việt) Giải 6: Giáng sinh bé nhỏ bên hiên nhà Khác với Tokyo và Osaka, ở những thành phố nhỏ ở địa phương thì ít nơi có những khu thắp đèn hoa đăng lộng lẫy nhưng khung cảnh Giáng sinh bé nhỏ trước hiên nhà vẫn tràn đầy không khí tươi vui ngày lễ. ☆ Địa điểm: Thành phố Hamamatsu, Shizuoka☆ Tác giả: Nữ (độ tuổi 30, sống ở thành phố Hamamatsu) (Người Việt) Giải 7: Cây thông tại Shinjuku Ở Tokyo, trong các tòa nhà văn phòng cũng thường có những cây thông Noel lộng lẫy như thế này. Chúng ta có thể thấy đây một cây thông tỏa sáng tuyệt đẹp, khoe sắc trong khu vực tiền sảnh yên tĩnh vào ban đêm. Thật tuyệt vời ♪ ☆ Địa điểm: Toà nhà Shinjuku Sumitomo, Tokyo☆ Tác giả: Nam (độ tuổi 30, sống ở Tokyo)(Người Nhật) Giải 8: Cảnh sắc con phố xưa Một khu phố cổ ở Kobe, nơi xưa kia có nhiều người nước ngoài từng sinh sống. Các tòa nhà và cảnh quan thành phố theo phong cách châu u vẫn còn đó, khiến đây trở thành một khu vực đặc biệt lãng mạn vào mùa Giáng sinh. ☆ Địa điểm: Thành phố Kobe☆ Tác giả: Nam (độ tuổi 50 tuổi, sống ở tỉnh Osaka)(Người Nhật) Giải 9: Một góc của quán cà phê One-shot tại quán cà phê. Sự đối lập giữa thực tế của khung cảnh thành phố phía sau và thế giới tưởng tượng của chú người tuyết cũng rất thú vị. ☆ Địa điểm: Cà phê Thức, Thành phố Hồ Chí Minh☆ Tác giả: Nam (độ tuổi 30, sống ở TP. Hồ Chí Minh)(Người Việt) Giải 10: Giáng sinh trong gia đình Một thế giới Giáng sinh đáng yêu được tạo ra trong ngôi nhà bé nhỏ. Cầu mong một Giáng sinh an lành sẽ đến với gia đình bạn ♪ ☆ Địa điểm:Thành phố Nara☆ Tác giả:Nữ (độ tuổi 20, sống ở thành phố Nara)(Người Việt)
23/12/2021
Giáng sinh năm nay thật khác! Bệnh dịch vi-rút corona quái ác đã khiến chúng ta chẳng thể tưng bừng tổ chức tiệc tùng. Thế nhưng, thay vào đó, mọi người lại có nhiều thời gian hơn dành cho gia đình và người thân. Năm nay, ban biên tập KOKORO đã tổ chức cuộc thi ảnh với chủ đề Giáng sinh ngoài đường phố và trong nhà, từ đó lựa chọn ra 7 bức ảnh xuất sắc nhất. Mời các bạn cùng tận hưởng không khí Giáng sinh qua những bức ảnh này nhé! Giải Nhất: Đường phố lấp lánh ánh đèn và tháp Tokyo Tháp Tokyo được mở cửa vào đêm Giáng sinh năm 1958, tính đến đêm Giáng sinh năm nay là tròn 62 tuổi. Khi hoà cùng ánh đèn chiếu sáng lung linh, ngọn tháp trông tựa như cây thông Noel. Ngoài bố cục đẹp, ánh đèn ô tô phơi sáng lâu tạo nên những vệt màu lung linh, quả thực là kỹ thuật nhiếp ảnh tuyệt hảo. ☆ Địa điểm: Roppongi (Tokyo) ☆ Tác giả: Nam giới (người Việt) độ tuổi 30, sống tại thành phố Kashiwa, tỉnh Chiba. Giải Nhất: Đường phố lấp lánh ánh đèn và tháp Tokyo Tháp Tokyo được mở cửa vào đêm Giáng sinh năm 1958, tính đến đêm Giáng sinh năm nay là tròn 62 tuổi. Khi hoà cùng ánh đèn chiếu sáng lung linh, ngọn tháp trông tựa như cây thông Noel. Ngoài bố cục đẹp, ánh đèn ô tô phơi sáng lâu tạo nên những vệt màu lung linh, quả thực là kỹ thuật nhiếp ảnh tuyệt hảo. ☆ Địa điểm: Roppongi (Tokyo) ☆ Tác giả: Nam giới (người Việt) độ tuổi 30, sống tại thành phố Kashiwa, tỉnh Chiba. Giải Nhì: Khoảnh khắc quán cà phê Quang cảnh quán cà phê đậm chất Giáng sinh. Ta có thể cảm nhận được không khí ấm cúng của quán cà phê qua bức ảnh. Tấm hình này có thể in thành áp phích để trang trí ở trong phòng. ☆ Địa điểm: Nakameguro (Tokyo) ☆ Tác giả: Đồng tác giả với tấm ảnh đoạt giải nhất. Giải Nhì: Khoảnh khắc quán cà phê Tháp Tokyo được mở cửa vào đêm Giáng sinh năm 1958, tính đến đêm Giáng sinh năm nay là tròn 62 tuổi. Khi hoà cùng ánh đèn chiếu sáng lung linh, ngọn tháp trông tựa như cây thông Noel. Ngoài bố cục đẹp, ánh đèn ô tô phơi sáng lâu tạo nên những vệt màu lung linh, quả thực là kỹ thuật nhiếp ảnh tuyệt hảo. ☆ Địa điểm: Roppongi (Tokyo) ☆ Tác giả: Nam giới (người Việt) độ tuổi 30, sống tại thành phố Kashiwa, tỉnh Chiba. Giải Ba: Toà thị chính Tokyo màu xanh huyền ảo Đèn chiếu sáng trên toà thị chính Tokyo đổi màu tuỳ theo tình trạng lây nhiễm vi-rút corona chủng mới. Trong ảnh là lúc đèn được chuyển sang màu “xanh lam” để biểu thị lòng biết ơn dành cho những người làm trong ngành y tế. Sự tương phản giữa màu xanh của toà nhà và màu vàng rượu sâm-panh của cây thông Noel quả thật rất đẹp. ☆ Địa điểm: Quận Shinjuku, Tokyo ☆ Tác giả: Nam giới (người Nhật) độ tuổi 30 sống tại Tokyo Giải Ba: Toà thị chính Tokyo màu xanh huyền ảo Đèn chiếu sáng trên toà thị chính Tokyo đổi màu tuỳ theo tình trạng lây nhiễm vi-rút corona chủng mới. Trong ảnh là lúc đèn được chuyển sang màu “xanh lam” để biểu thị lòng biết ơn dành cho những người làm trong ngành y tế. Sự tương phản giữa màu xanh của toà nhà và màu vàng rượu sâm-panh của cây thông Noel quả thật rất đẹp. ☆ Địa điểm: Quận Shinjuku, Tokyo ☆ Tác giả: Nam giới (người Nhật) độ tuổi 30 sống tại Tokyo Giải Tư: Công viên giải trí tháng 12 ☆ Địa điểm: Yomiuri land (Thành phố Inagi, Tokyo) ☆ Tác giả: Nam giới (người Việt) độ tuổi 30 sống tại Tokyo Giải Tư: Công viên giải trí tháng 12 ☆ Địa điểm: Yomiuri land (Thành phố Inagi, Tokyo) ☆ Tác giả: Nam giới (người Việt) độ tuổi 30 sống tại Tokyo Giải Năm: Ánh sáng xanh đường phố và chiếc điện thoại ☆ Địa điểm: Roppongi (Tokyo) ☆ Tác giả: Nam giới (người Việt) độ tuổi 30 ở thành phố Matsudo, tỉnh Chiba Giải Năm: Ánh sáng xanh đường phố và chiếc điện thoại ☆ Địa điểm: Roppongi (Tokyo) ☆ Tác giả: Nam giới (người Việt) độ tuổi 30 ở thành phố Matsudo, tỉnh Chiba Giải Sáu: Nhà hàng nơi góc phố ☆ Địa điểm: Kobe ☆ Tác giả: Nữ giới (người Nhật) dưới 20 tuổi ở Osaka Giải Sáu: Nhà hàng nơi góc phố ☆ Địa điểm: Kobe ☆ Tác giả: Nữ giới (người Nhật) dưới 20 tuổi ở Osaka Giải Bảy: Nhà Thờ lớn Hà Nội ☆ Địa điểm: Hà Nội ☆ Tác giả: Nữ giới (người Việt) độ tuổi 40 ở Hà Nội Giải Bảy: Nhà Thờ lớn Hà Nội ☆ Địa điểm: Hà Nội ☆ Tác giả: Nữ giới (người Việt) độ tuổi 40 ở Hà Nội
23/12/2020
Bạn đã quyết định đi đâu vào Giáng Sinh này chưa? Thật tuyệt vời khi dành một bữa tối Giáng sinh tuyệt đẹp ở giữa thành phố với những người thân yêu của mình. Bước vào tháng 12, ánh sáng và đồ trang trí Giáng sinh đã được thắp lên rất nhiều trong thành phố...Trên các đường phố lớn như Shibuya, Ginza, Roppongi, v.v., khung cảnh hai bên đường được tô bằng đèn LED màu xanh lam, khiến cả thành phố giống như những "hang động màu xanh". Ngoài ra, bạn có biết "Tháp Tokyo" không? Đây là một địa điểm hẹn hò lý tưởng vào dịp Giáng sinh này cùng với bạn bè, người yêu và gia đình mà bạn không thể bỏ qua. Tuy nhiên, sẽ thật lãng phí...nếu chúng ta chỉ xem và trở về nhà sau đó. "Tháp Tokyo" đã được yêu thích như một biểu tượng của Tokyo trong nhiều năm qua. Khung cảnh ban ngày trong xanh và ban đêm rực rỡ có thể nhìn thấy được toàn thành phố. Và khung cảnh đẹp nhất bạn có thể nhìn thấy có lẽ là lúc leo lên Tháp Tokyo khi hoàng hôn buông xuống. Khi mặt trời lặn và ánh sáng của tòa nhà bắt đầu được thắp sáng, khung cảnh lúc này thật đẹp với sự chuyển màu tuyệt vời của bầu trời dung hòa giữa đỏ và xanh. Lúc này thành phố Tokyo hoàn toàn khác biệt với diện mạo ban ngày, như được khoác lên mình một chiếc áo mới lịch lãm. Hãy cùng nhau chiêm ngưỡng những thay đổi mạnh mẽ của thành phố trước khi mặt trời lặn. Tận hưởng khách sạn cao cấp một chút tại tháp Tokyo, một nơi hoàn hảo mà bạn có thể thư giãn và tận hưởng không khí ấm áp cùng với bạn bè, người yêu và gia đình! Chúc mọi người có một giáng sinh an lành! Tận hưởng khung cảnh tuyệt vời và lãng mạn cùng với những người thân yêu của mình nhé!
24/12/2019
Nhật Bản đang bước vào mùa dỡ khoai mới. Kokoro xin gửi tới các bạn cách nấu một món washoku (món ăn Nhật) điển hình trong gia đình. Món ăn đầy đủ cả chất đạm và rau tươi, dễ chế biến, và cũng không mất nhiều thời gian. Phụ trách góc "Ẩm thực Nhật Bản" là Nguyễn Chúc Diệp, người chuyên về văn hóa, ẩm thực và thủ công Nhật Bản. Nguyên liệu Thịt bò lát mỏng: 100g Khoai tây: 2 củ Hành tây: 1 củ Bún Konnyaku (nếu thích): 100g Dầu ăn: 1 thìa to Hạt nêm dashi: 1 thìa to Nước: 1 cup Đường: 1 thìa to Xì dầu: 2 thìa to Rượu nấu (sake): 2 thìa to Mirin: 2 thìa to Khoai tây thịt bò Chuẩn bị 1Khoai tây gọt vỏ, bổ làm 4. 2Hành tây bóc vỏ, bổ làm 8. 3Thịt bò thái vừa miệng. Cách nấu 1Làm nóng nồi, cho dầu ăn vào. Hạ lửa trung bình, rồi cho thịt vào đảo. Tiếp đến, cho các nguyên liệu khác vào và đảo nhẹ. 2Cho gia vị và nước vào (đường, xì dầu, mirin, sake, nước) rồi để lửa to cho đến khi sôi lạ. Hớt bọt rồi hạ lửa trung bình đun thêm 7 - 8 phút cho đến khi nước nêm gần cạn thì tắt bếp. Một số lưu ý và biến tấu món ăn 1Món ăn được Kokoro biên soạn lại để phù hợp với khẩu vị của người Việt. Nếu muốn đúng kiểu vị Nhật thì tăng lượng đường gấp đôi trong công thức. 2Về nguyên liệu, có thể thêm hoặc thay các loại rau có sẵn trong tủ lạnh ngoài khoai tây, ví dụ có thể thêm đậu quả, cà rốt,…. 3Có thể thay thịt bò bằng thịt lợn cũng có thể tạo ra một món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng không kém như dung thịt bò. 4Món ăn được viết để ăn cùng cơm, nhưng với những bạn ăn kiêng không muốn dùng cùng cơm thì có thể nấu nhạt hơn, giảm 1/2 lượng xì dầu, tăng 1,5 lượng nước, nấu thành một món khoai tây thịt bò có nước, dùng thay cơm để giảm lượng tinh bột. Góc giới thiệu gia vị Nhật Bản • Xì dầu là một loại gia vị (nước chấm) cổ truyền của Nhật bản, được sản xuất từ đậu tương, muối, và men làm từ lúa mỳ rồi ủ, cất lấy thành phẩm • Xì dầu có thể mua ở mọi siêu thị hay cửa hàng tiện lợi • Xì dầu có 5 loại: xì dầu trắng, xì dầu thường, loại nhạt (có giảm muối), loại đậm (thường dùng cho các đồ ninh nấu), và tamarin • Các công thức dùng trong nấu ăn , nếu không ghi những chú thích đặc biệt kèm theo thì thường dùng loại xì dầu thường (có hàm lượng muối xấp xỉ 16% trong công thức)
22/06/2020
Những món ăn thơm phức, nóng hổi trên bàn thường rất dễ đưa cơm. Lần này Kokoro xin giới thiệu món thịt lợn rang gừng. Sự kết hợp giữa xì dầu và gừng rất đặc trưng cho nhiều món ăn kiểu Nhật. Nguyên liệu (cho 2 người) Thịt lợn thái lát mỏng: 200g Cải bắp: 2 lá Cà chua (tùy thích) Dầu ăn: Một chút Gia vị ướp Xì dầu: 2 thìa to Rượu nấu ăn (sake): 2 thìa to Mirin: 2 thìa to Gừng bào: 1 thìa to Đường: 1 thìa nhỏ Thịt lợn rang gừng Cách nấu 1Gừng mài nhỏ. Cải bắp thái chỉ. Cà chua thái lát kiểu miếng cau. 2Hòa hỗn hợp gia vị, cho vào thịt ướp chừng 15 phút. Bóp nhẹ cho thịt dễ thấm gia vị. Chú ý cũng không ướp thịt quá lâu vì khi chế biến sẽ làm thịt bị khô cứng mất ngon. 3Làm nóng chảo, cho chút dầu ăn vào, xếp từng miếng thịt vào chảo, đừng để thịt chồng lên nhau. 4Để lửa trung bình lớn, vừa lật, vừa rán thịt. 5Khi cả hai mặt thịt bắt đầu xém vàng, cho phần nước gia vị ướp thịt còn lại vào chảo, hạ lửa trung bình, lật lại thịt độ 2 lần cho cạn nước ướp thì tắt bếp. 6Cho cải bắp, cà chua vào đĩa, xếp thịt lên, và dùng cùng cơm nóng. Một số lưu ý và biến tấu món ăn 1Để thành phẩm có màu đẹp mắt, kích thích vị giác, công thức có dùng chút đường. Nếu chỉ muốn vị mặn của xì dầu và gừng, có thể bỏ qua phần đường và mirin. 2Nếu không có thời gian, sau khi ướp, có thể cho thịt vào túi zip, cất đông lạnh, khi dùng mang ra rã đông và rán. 3Món ăn này người Nhật hay dùng với cơm trắng nhưng nếu kẹp với bánh mỳ đã nướng qua kèm theo một chút rau sống cũng là một cách ăn rất ngon hợp với khẩu vị người Việt Nam chúng ta. Góc giới thiệu gia vị Nhật Bản • Mirin là một loại gia vị của Nhật bản. Nó là một loại rượu ngọt có nồng độ cồn khoảng 14%, và hàm lượng đường từ 40-50%. • Mirin có màu vàng rất nhạt, hơi sánh, để dễ phân biệt với sake (rượu nấu ăn). • Mirin làm cho vị món ăn trở nên mềm mại, và thành phẩm cũng bóng mượt đẹp mắt. • Mirin có thể mua ở mọi siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Riêng ở cửa hàng tiện lợi thì khi trả tiền có thể cửa hàng sẽ hỏi người mua phải xác nhận là người thành niên (tức là từ 20 tuổi trở lên).
22/07/2020
Nhật Bản đã bắt đầu vào Thu. Trời vẫn còn những ngày nóng nhưng không còn oi bức như trước nữa. Tháng này Kokoro xin giới thiệu cùng các bạn, một món ăn đậm hương vị Nhật, chỉ dùng nồi cơm điện, nấu rất đơn giản, nhưng lại đầy đủ chất cho cơ thể. Đó là món Cơm gà kiểu Nhật. Nguyên liệu (dành cho 4 người) 0. Gạo: 2 cốc (300g) 1. Thịt đùi gà (hay ức gà đều được): 1 miếng 2. Ngưu bàng: 40cm 3. Cà rốt: 1/2 củ 4. Nấm đông cô (hoặc nấm tươi): 3 chiếc 5. Đậu phụ rán mỏng: 2 chiếc 6. Thạch nưa: 100g 7. Hạt nêm dashi: 1 thìa canh 8. Xì dầu: 2 thìa canh 9. Rượu nấu ăn (sake): 2 thìa canh Cơm gà kiểu Nhật Cách nấu 1Gạo vo sạch, cho vào nồi cơm điện. Cho nước xấp xỉ ngấn của 2 cốc gạo trong nồi cơm điện. Ngâm độ 1 tiếng. 2Nếu dùng nấm đông cô thì rửa sạch, ngâm nở nấm và vắt kiệt nước. Nước ngâm nấm có thể dùng để nấu cơm cũng rất thơm. Cắt bỏ chân nấm, thái mỏng. Nếu dùng nấm tươi thì thái lát dày vừa phải. 3Dùng nước nóng già để rửa sạch phần mỡ còn dư ở miếng đậu phụ rán, vắt khô. Cắt đôi theo chiều dọc rồi thái chỉ. 4Ngưu bàng cạo sạch vỏ, rửa sạch và thái vát mỏng vào bát nước lạnh cho ra hết nhựa, sau đó vắt khô ráo. 1Gạo vo sạch, cho vào nồi cơm điện. Cho nước xấp xỉ ngấn của 2 cốc gạo trong nồi cơm điện. Ngâm độ 1 tiếng. 2Nếu dùng nấm đông cô thì rửa sạch, ngâm nở nấm và vắt kiệt nước. Nước ngâm nấm có thể dùng để nấu cơm cũng rất thơm. Cắt bỏ chân nấm, thái mỏng. Nếu dùng nấm tươi thì thái lát dày vừa phải. 3Dùng nước nóng già để rửa sạch phần mỡ còn dư ở miếng đậu phụ rán, vắt khô. Cắt đôi theo chiều dọc rồi thái chỉ. 4Ngưu bàng cạo sạch vỏ, rửa sạch và thái vát mỏng vào bát nước lạnh cho ra hết nhựa, sau đó vắt khô ráo. 5Cà rốt gọt vỏ, thái lát mỏng (kích cỡ khoảng 3cm x 5mm). 6Thạch nưa cho vào nước lạnh, luộc sôi khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch, thái lát mỏng giống cà rốt. 7Cho hỗn hợp hạt nêm dashi, xì dầu, rượu nấu ăn vào nồi gạo đã ngâm, khỏa cho đều rồi xếp thịt và các nguyên liệu rau củ lên trên. Bật chế độ thổi cơm như thường. 8Khi cơm chín, dùng muỗng xới cơm sơ nhẹ cho cơm và các loại rau củ, thịt gà trộn đều với nhau là được. 5Cà rốt gọt vỏ, thái lát mỏng (kích cỡ khoảng 3cm x 5mm). 6Thạch nưa cho vào nước lạnh, luộc sôi khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch, thái lát mỏng giống cà rốt. 7Cho hỗn hợp hạt nêm dashi, xì dầu, rượu nấu ăn vào nồi gạo đã ngâm, khỏa cho đều rồi xếp thịt và các nguyên liệu rau củ lên trên. Bật chế độ thổi cơm như thường. 8Khi cơm chín, dùng muỗng xới cơm sơ nhẹ cho cơm và các loại rau củ, thịt gà trộn đều với nhau là được. Thành phẩm Một số lưu ý và biến tấu món ăn 1Món cơm gà kiểu Nhật này có mùi thơm rất đặc trưng của ngưu bàng quyện với mùi xì dầu. Khi ăn ta có thể rắc thêm chút vừng đen, hay tảo nori thái chỉ, lá tía tô xanh oba thái chỉ v.v cũng tạo ra những hương vị rất thơm ngon. 2Có thể nắm thành món cơm nắm, để nguội cũng rất dễ ăn. 3Vào mùa Thu, ta có thể thay thịt gà bằng cá thu đao cũng tạo ra hương vị rất đặc trưng khi tiết Thu về. 1Món cơm gà kiểu Nhật này có mùi thơm rất đặc trưng của ngưu bàng quyện với mùi xì dầu. Khi ăn ta có thể rắc thêm chút vừng đen, hay tảo nori thái chỉ, lá tía tô xanh oba thái chỉ v.v cũng tạo ra những hương vị rất thơm ngon. 2Có thể nắm thành món cơm nắm, để nguội cũng rất dễ ăn. 3Vào mùa Thu, ta có thể thay thịt gà bằng cá thu đao cũng tạo ra hương vị rất đặc trưng khi tiết Thu về. Góc giới thiệu gia vị Nhật Bản Hạt nêm dashi ● Là một gia vị nấu ăn của Nhật. ● Nguyên liệu chính làm ra hạt nêm dashi là bột cá ngừ hoặc chiết xuất từ cá. ● Thường được bán dưới dạng bột, hoặc hạt nhỏ, đóng trong gói giấy. Khi dùng, chỉ cần hòa tan trong nước ấm là được. So với việc phải đun cá bào katsuo bushi, tảo konbu... để lấy nước dùng thì việc dùng hạt nêm dashi nhanh chóng và tiện lợi hơn nhiều. ● Dùng hạt nêm dashi để xào các loại rau củ cũng rất tiện lợi. Hạt nêm dashi ● Là một gia vị nấu ăn của Nhật. ● Nguyên liệu chính làm ra hạt nêm dashi là bột cá ngừ hoặc chiết xuất từ cá. ● Thường được bán dưới dạng bột, hoặc hạt nhỏ, đóng trong gói giấy. Khi dùng, chỉ cần hòa tan trong nước ấm là được. So với việc phải đun cá bào katsuo bushi, tảo konbu... để lấy nước dùng thì việc dùng hạt nêm dashi nhanh chóng và tiện lợi hơn nhiều. ● Dùng hạt nêm dashi để xào các loại rau củ cũng rất tiện lợi.
09/09/2020
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài