Category | Tin mới nhất

“Seiza” (正座) có phải là kiểu ngồi truyền thống của Nhật Bản không?

Kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và giữ thẳng lưng được gọi là “seiza” (正座). Trong thời kỳ Edo (1603-1868) của Nhật Bản, khi gặp tướng quân, các võ sĩ sẽ thể hiện lòng trung thành của mình bằng cách ngồi quỳ thẳng lưng. Thậm chí ngày nay, “seiza” vẫn được coi là cách ngồi chính thức trong những bộ môn văn hóa truyền thống của Nhật Bản như trà đạo, cắm hoa, thư pháp, ngay cả trong đời sống hàng ngày thì ngồi “seiza” cũng là quy tắc khi gặp gỡ người trên trong những căn phòng kiểu Nhật. Tuy nhiên, “seiza” chỉ mới trở nên phổ biến ở...

04/05/2024
  • 7 vấn đề trong cuộc sống cần được hỗ trợ tư vấn nhiều nhất

    02/05/2024
    Chào các bạn! Mình là nhân viên tổng đài người Việt Nam tại một công ty cung cấp dịch vụ điện thoại di động cho người nước ngoài, chuyên tư vấn hỗ trợ cuộc sống hàng ngày cho khách hàng. Các bạn nghĩ rằng những vấn đề nào mà người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật cần được hỗ trợ nhiều nhất? Có rất nhiều cuộc gọi tư vấn đã gọi đến tổng đài như “Tôi đã nhận được khiếu nại về tiếng ồn”, “Tôi đột nhiên bị cắt điện”, “Tôi muốn đi khám nha khoa”, và “Tôi không biết cách đổ rác”. Trong số đó, mình sẽ nói về nội dung của 7 vấn đề cần được tư vấn nhiều nhất mà mình nhận được và cách xử lý các vấn đề đó. 〈Nội dung〉 1. Hỗ trợ cuộc sống cho người nước ngoài 2. “Tiếng ồn” - vấn đề rắc rối nổi cộm của người Việt 3. Rắc rối với việc đổ rác 4. Hỗ trợ về sử dụng dịch vụ y tế 5. Điện và ga đã bị cắt! 6. Tư vấn liên quan đến hợp đồng nhà ở 7. Câu hỏi liên quan đến tư cách cư trú và visa 8. Bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế 9. Tổng kết 1. Hỗ trợ cuộc sống cho người nước ngoài Chúng mình đang trả lời các cuộc điện thoại của khách hàng tại GTN, công ty chuyên cung cấp dịch vụ bảo lãnh thuê nhà người nước ngoài thuê nhà ở Nhật Bản và các hợp đồng điện thoại di động. Số lượng tư vấn mà chúng mình nhận được chỉ tính riêng ở nhóm Việt Nam (5 người) là hơn 2.000 cuộc gọi mỗi tháng. Trong số đó, mình sẽ giới thiệu 7 vấn đề đặc biệt có nhiều cuộc gọi nhất, bằng các câu chuyện thực tế để giới thiệu đến các bạn. Mình hy vọng rằng những điều mình chia sẻ hôm nay sẽ là những thông tin hữu ích mà các bạn có thể tham khảo để chính bạn và gia đình có thể sống thoải mái tại Nhật Bản. Tham khảo: Dịch vụ tư vấn của GTN bằng ứng dụng [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trợ lý GTN (GTN Assistants) ※Đây là một dịch vụ tùy chọn của GTN Mobile. GTN Mobile có các tính năng đặc trưng sau nên rất được các bạn người nước ngoài mới đến Nhật Bản ưa chuộng và cũng có nhiều cuộc gọi cần tư vấn của người dùng dịch vụ này. ・ Có thể làm hợp đồng mạng mà không cần thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng ・ Thời gian thẩm tra ngắn ・ Có thể làm thủ tục bằng tiếng Việt ・ Bạn có thể đăng ký một thẻ tín dụng cùng lúc. 2. “Tiếng ồn” - vấn đề rắc rối nổi cộm của người Việt Karaoke tại nhà ở Việt Nam Các cuộc gọi tư vấn nhiều nhất từ các bạn Việt Nam mà mình nhận được liên quan đến tiếng ồn. Có cuộc gọi của người Việt Nam như: “Em đã bị cảnh sát nhắc nhở vì hàng xóm bị quấy rầy bởi tiếng ồn do em gây ra”, thì cũng có các cuộc gọi từ công ty quản lý như: “Những người hàng xóm sống ở đây cảm thấy bị quấy rầy bởi tiếng ồn nên tôi muốn nhắc nhở những người sống trong toà nhà này”. Ở Việt Nam, phố xá, nhà cửa sôi động hẳn lên từ sáng sớm. Nhiều gia đình có dàn karaoke tại gia và việc người ta hát karaoke tại nhà vào ban đêm không phải là hiếm. Tuy nhiên, người Nhật thích môi trường sống yên tĩnh nên nếu bạn gây ồn ào trong phòng, hàng xóm sẽ ngay lập tức phàn nàn với công ty quản lý. Nguyên nhân của những phàn nàn về tiếng ồn thường không phải là vấn đề ở Việt Nam, nhưng ở Nhật, nó có thể gây phiền toái cho những người xung quanh bạn. ◆ Ví dụ về “tiếng ồn” gây ra phàn nàn ・ Khi gọi điện thoại, nói chuyện to tiếng khi đang mở cửa sổ. ・ Kết nối điện thoại di động với loa và xem video mở âm lượng to. ・ Tổ chức tiệc đông người trong nhà và gây ồn ào. ・ Bật nhạc nền hát karaoke bằng micro không dây trong nhà. Bên cạnh đó, công ty quản lý thường xuyên nhận được những lời phàn nàn về tiếng đóng mở cửa và tiếng bước chân trong phòng (điều này không chỉ ở người Việt Nam). Có gần 100 cuộc gọi tư vấn về tiếng ồn từ người Việt Nam trong một tháng. Chúng mình đã giải thích văn hóa Nhật Bản và yêu cầu không được tái diễn tình trạng này, nhưng nếu không có cải thiện, công ty quản lý nhà sẽ bắt viết cam kết không tái diễn và trong một số trường hợp sẽ bị buộc phải chuyển ra ngoài. 3. Rắc rối với việc đổ rác Cùng với tiếng ồn, có rất nhiều cuộc gọi tư vấn về cách đổ rác. Có rất nhiều người gọi cho mình khi không biết phải làm gì sau khi bị người quản lý hoặc hàng xóm nhắc nhở về cách đổ rác sai. 〈Tư vấn〉Tôi không biết cách phân loại và thu gom rác. Phương thức phân loại và thu gom rác sẽ khác nhau tùy thuộc vào quận, huyện nơi bạn sinh sống. Khi các tổng đài viên bọn mình nhận được tư vấn sẽ phải kiểm tra cách thức phân loại và đổ rác tại địa phương, sau đó liên hệ với người cần tư vấn và thông báo chi tiết cho họ. 〈Tư vấn〉Tôi không biết nơi đổ rác. Có nhiều điểm thu gom rác mà bạn không được phép bỏ rác cho đến sáng ngày thu gom. Trong trường hợp đó, sẽ khó tìm được điểm thu gom rác nên chúng mình sẽ liên hệ với công ty quản lý nhà ở để tìm hiểu. Rác quá khổ không được thu gom do vứt rác không đúng cách 〈Tư vấn〉Tôi không biết cách bỏ rác quá khổ (rác lớn). Câu hỏi thường gặp nhất về rác là làm thế nào để xử lý rác quá khổ. Các cuộc gọi tư vấn đến như “Em muốn vứt bỏ tấm nệm của mình”, “Em muốn vứt bỏ vali của mình”, “Em muốn vứt bỏ chiếc giường của mình”. Khi vứt rác lớn, ví dụ như ở Tokyo, quy trình sau đây là bắt buộc. ① Đăng ký trước cho “Trung tâm tiếp nhận rác quá khổ” qua điện thoại hoặc internet. ② Mua “phiếu xử lý rác” tại cửa hàng tiện lợi để được thu gom rác. ③ Dán phiếu xử lý rác vào rác cần được xử lý và bỏ rác đúng nơi quy định vào ngày thu gom đã được chỉ định. Tuy nhiên, có nhiều người nước ngoài không thể tự tìm hiểu được nơi để gọi điện thoại hoặc mua phiếu xử lý rác bao nhiêu tiền thì được. Khi đó chúng mình sẽ phải tìm hiểu về cách xử lý rác lớn trong khu vực của người cần được tư vấn, hoặc có khi cũng phải thay mặt họ để gọi cho “Trung tâm tiếp nhận rác quá khổ” để đặt lịch hẹn thu gom giúp. Ngoài ra, đôi khi mình gửi sẵn một văn bản tiếng Nhật cho người gọi tư vấn như “Vui lòng bán cho tôi phiếu xử lý rác giá ◎◎ yên” để đưa cho nhân viên cửa hàng tiện lợi. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Quy định - tập quán trong cuộc sống|KOKORO 4. Hỗ trợ về sử dụng dịch vụ y tế Số lượng cuộc gọi tư vấn khác ngoài tiếng ồn và xử lý rác là tương đương nhau, nhưng trong số đó, hỗ trợ y tế đặc biệt hữu ích cho khách hàng. Trước tiên, hãy để mình giới thiệu các đối ứng cơ bản của chúng mình đối với cuộc gọi cần tư vấn về y tế. ① Tìm kiếm các phòng khám trên internet. Khi đó mình thường phải đọc thật kỹ các bài đánh giá bằng tiếng Nhật. ② Giới thiệu một số phòng khám và nhờ họ lựa chọn. ※ Nếu có phòng khám nói được tiếng Anh hoặc tiếng Việt, chúng mình sẽ ưu tiên giới thiệu.※ Ngoài ra, chúng mình sẽ giới thiệu các phòng khám chấp nhận phiên dịch qua điện thoại. ③ Trong một số trường hợp, sẽ thay mặt người cần tư vấn đặt hẹn phòng khám do họ lựa chọn. ④ Có trường hợp sử dụng ứng dụng điện thoại để phiên dịch (phiên dịch viên y tế) khi người gọi tư vấn đi khám sức khỏe. Các tổng đài viên bọn mình để có thể phiên dịch y tế một cách chính xác thì phải được đào tạo bài bản, tự học và lấy chứng chỉ phiên dịch y tế. Bây giờ chúng ta hãy cùng xem một số ví dụ cụ thể. 〈Tư vấn〉Em muốn điều trị sâu răng Tư vấn y tế phổ biến nhất là tư vấn về điều trị nha khoa. Ngoài việc tìm và cho bạn biết nên đến phòng khám nha khoa nào, mình còn phụ trách việc phiên dịch y tế (qua điện thoại) khi người nhận tư vấn đến khám tại phòng khám nha khoa. 〈Tư vấn〉Em muốn phẫu thuật. ・ Giới thiệu bệnh viện ・ Phiên dịch qua điện thoại khi khám trước phẫu thuật (những việc không nên làm trước khi phẫu thuật, chuẩn bị phẫu thuật, thủ tục nhập viện) 〈Tư vấn〉Em bị nhiễm corona rồi. ・Người cần tư vấn (nam giới), trung tâm y tế công cộng và mình đã có một cuộc gọi ba bên bằng điện thoại có thể kết nối đủ 3 người. ・Dựa trên cuộc nói chuyện qua điện thoại, người cần tư vấn đã được nhập viện gần đó trong một tuần. Mình thường nhận được các cuộc gọi như “Em đã nhận được phiếu tiêm chủng, nhưng em không biết phải làm gì tiếp theo”. Mình sẽ tìm địa điểm tiêm chủng gần nơi bạn ấy sinh sống và đặt lịch tiêm giúp. Cũng có nhiều cuộc gọi thắc mắc của các bạn nữ trẻ “Em muốn được tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung”. 5. Điện và ga đã bị cắt! 〈Tư vấn〉Điện và ga đã bị cắt. Có rất nhiều trường hợp bị cắt điện, ga do không thanh toán hóa đơn. Những cuộc gọi tư vấn nội dung này nhiều nhất là của các bạn du học sinh, những người thanh toán chi phí tại cửa hàng tiện lợi. Có tháng bạn sơ ý quên thanh toán tiền điện, tiền ga, sau đó nhận được giấy nhắc nhở của công ty điện lực nhưng bỏ qua vì không biết đó là gì, và cho đến một ngày điện và ga đã bị cắt. Trong những trường hợp như vậy, mình sẽ liên hệ với công ty điện lực hoặc công ty ga và hỏi họ lý do tại sao điện hoặc ga lại bị cắt. Tuỳ theo trường hợp, mình cùng với người cần tư vấn sẽ nói chuyện với công ty điện lực thông qua cuộc gọi ba bên. Khi biết số tiền chưa thanh toán, sẽ được công ty cho biết mã số nhập vào máy tại cửa hàng tiện lợi. Khi đó mình sẽ giải thích cho người cần tư vấn và yêu cầu họ hoàn tất thủ tục thanh toán tại cửa hàng tiện lợi. 6. Tư vấn liên quan đến hợp đồng nhà ở Mình thường xuyên nhận được những thắc mắc về hợp đồng thuê nhà. 〈Tư vấn〉Thời gian hợp đồng sắp hết hạn. Em nên làm gì để gia hạn? Phương thức gia hạn hợp đồng ở mỗi công ty quản lý sẽ khác nhau, vì vậy mình sẽ gọi điện cho công ty quản lý để tìm hiểu và truyền đạt lại cho người cần tư vấn biết cách thực hiện. 〈Tư vấn〉Hãy chỉ cho em các thủ tục khi ra nhà. Có rất nhiều các cuộc gọi tư vấn về về thủ tục ra nhà (kết thúc hợp đồng) và các chi phí liên quan. “Nên báo trước cho công ty quản lý bao nhiêu ngày?”, “Tiền dọn dẹp phòng đã được thanh toán chưa? Hay bây giờ mới phải trả?”, “Tiền nhà tháng cuối cùng có được tính theo ngày không?”, v.v…là những câu hỏi mình phải tìm hiểu và truyền đạt lại cho người gọi tư vấn. Ở Nhật, nếu bạn thông báo với công ty quản lý về việc chuyển đi muộn, hợp đồng sẽ tự động được gia hạn và bạn sẽ bị tính phí gia hạn (ở vùng Kanto thường là một tháng tiền thuê nhà), vì vậy hãy cẩn thận. 〈Tư vấn〉Tôi không thể chấp nhận chi phí sửa chữa khi ra nhà Không ít trường hợp gặp rắc rối với chủ nhà và công ty quản lý về chi phí sửa chữa khi ra nhà. Nếu bạn đã hút thuốc trong phòng, bạn có thể bị tính phí thay thế giấy dán tường, giấy dán cửa, v.v. Trong nhiều trường hợp, bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc trả tiền. Tuy nhiên, vẫn có chỗ có thể thương lượng vì nó phụ thuộc vào việc bạn đã sống ở nhà này bao lâu và mức độ bẩn của nó. Chúng mình cũng có thể hỗ trợ trong các cuộc đàm phán. 〈Tư vấn〉Điều hoà bị hỏng Có rất nhiều cuộc gọi về các thiết bị trong phòng bị hỏng. Đặc biệt là vào mùa hè, có nhiều cuộc gọi cần tư vấn về việc “máy lạnh bị hỏng”. Có rất nhiều trường hợp mình được nhờ hỗ trợ tư vấn vì “Em đã nói chuyện với công ty quản lý, nhưng bên đó mãi không sửa cho em, nên em muốn được hỗ trợ giúp”. Nếu điều hòa trên 10 năm thì có thể thay thế, còn trường hợp dưới 10 năm thì thường là sẽ được sửa chữa. 7. Câu hỏi liên quan đến tư cách cư trú và visa 〈Tư vấn〉Muốn được hướng dẫn thủ tục nhập cảnh Do sự phức tạp của các thủ tục nhập cảnh vì ảnh hưởng của corona, số lượng các cuộc gọi tư vấn như vậy đã tăng lên. Chúng mình sẽ cho bạn biết nên chuẩn bị những gì trước khi nhập cảnh vào Nhật Bản và những thủ tục cần làm sau khi đến Nhật Bản. Những người đã kí hợp đồng dịch vụ điện thoại với GTN có thể đăng ký tùy chọn dịch vụ Trợ lý GTN (GTN Assistants) và sử dụng dịch vụ tư vấn của chúng mình trước khi đến Nhật Bản. Ở Việt Nam cũng có văn phòng tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, và bạn có thể đăng ký điện thoại di động GTN và các dịch vụ tùy chọn trước khi đến Nhật Bản. Cục xuất nhập cảnh 〈Tư vấn〉Tôi là kỹ năng đặc định và có thể bảo lãnh vợ qua Nhật được không? 〈Tư vấn〉Tôi đã nhận được một tài liệu từ cục xuất nhập cảnh, nhưng không hiểu nội dung của nó. 〈Tư vấn〉Em là du học sinh và em nên làm gì để chuyển sang visa lao động hay kỹ năng đặc định? Các cuộc gọi tư vấn như thế này từ ngày xưa đã có rất nhiều. Chúng mình sẽ truyền đạt lại nội dung trong tài liệu, đối với những nội dung khó, sẽ thay mặt người cần tư vấn gọi điện lên cục xuất nhập cảnh và xác nhận thông tin. 8. Bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế 〈Tư vấn〉Em nhận được giấy yêu cầu thanh toán bảo hiểm hưu trí, em phải làm gì? Mình thường nhận được các cuộc gọi như: “Em đã nhận được giấy yêu cầu thanh toán bảo hiểm hưu trí quốc dân và bảo hiểm y tế quốc dân. Em nên làm gì?”. Theo nguyên tắc chung, những khoản này phải được thanh toán. Mình sẽ yêu cầu người gọi tư vấn gửi hình ảnh của giấy tờ và truyền đạt lại nội dung của giấy tờ đó. Trong một số trường hợp, chúng mình sẽ thay cho người cần tư vấn gọi cho uỷ ban thành phố để kiểm tra. 〈Tư vấn〉Em muốn biết số tiền bảo hiểm y tế quốc dân chưa đóng. Chúng mình sẽ đại diện gọi đến uỷ ban thành phố, hoặc sẽ phiên dịch thông qua một cuộc gọi ba bên, bao gồm cả người cần tư vấn. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Những điểm qua trọng liên quan đến bảo hiểm hưu trí|KOKORO Tổng kết Trong bài viết này, mình đã giới thiệu về dịch vụ tư vấn mà nhân viên tổng đài tư vấn qua điện thoại hỗ trợ cuộc sống của chúng mình thường nhận được từ khách hàng Việt Nam và cách trả lời chúng. 7 vấn đề đặc biệt phổ biến cần được tư vấn của người Việt ・ Tiếng ồn・ Rắc rối với việc đổ rác・ Hỗ trợ về sử dụng dịch vụ y tế・ Điện và gas đã bị cắt!・ Tư vấn liên quan đến hợp đồng nhà ở・ Câu hỏi liên quan đến tư cách cư trú và visa・ Bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm y tế Những tổng đài viên tư vấn sẽ cố gắng hết sức để hỗ trợ người dùng Trợ lý GTN (GTN Assistants), nhưng chúng mình hy vọng rằng những bạn đọc khác cũng sẽ tham khảo bài viết này để tránh những rắc rối nhiều nhất có thể và sống một cuộc sống vui vẻ ở Nhật Bản. Tác giả Hoàng Thị Đan Thi Sinh năm 1991. Sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Huế đã làm việc cho một công ty của Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh khoảng một năm rưỡi. Sau khi du học Nhật Bản trong 2 năm từ năm 2013, đã làm nhân viên tổng đài tư vấn của bộ phận hỗ trợ cuộc sống của GTN từ năm 2016. Sở thích là xem phim và đi du lịch.
  • Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...

    18/03/2024
    Ở Nhật Bản, dịch vụ điện thoại di động được cung cấp dưới hình thức hợp đồng với mức cước nghe gọi・dữ liệu rất đắt đỏ. Bài viết lần này sẽ gửi tới các bạn sắp sửa sang Nhật cũng như những ai đang sinh sống tại Nhật mà có ý định đăng ký sử dụng dịch vụ lần đầu hay chuyển công ty điện thoại di động (công ty viễn thông = nhà cung cấp dịch vụ) cách lựa chọn dịch vụ nghe gọi・dữ liệu (SIM) một cách khôn ngoan để tiết kiệm chi phí. 〈Nội dung bài viết〉 1. Những trường hợp cần có hợp đồng nghe gọi・dữ liệu 2. Nhà mạng lớn có chất lượng dịch vụ tốt nhưng giá cao 3. SIM giá rẻ ở Nhật 4. SIM giá rẻ mà người nước ngoài có thể dễ dàng đăng ký tại Nhật 5. Một số ví dụ về các gói cước SIM giá rẻ 6. Nhược điểm của SIM giá rẻ và cách khắc phục 7. Tổng kết 1. Những trường hợp cần có hợp đồng nghe gọi・dữ liệu Ở Nhật, cước dịch vụ di động nghe gọi・dữ liệu hàng tháng rất đắt đỏ. Do đó, có nhiều bạn thực tập sinh kĩ năng chỉ chủ yếu sử dụng Wi-Fi ở ký túc xá của công ty (hoặc nhà riêng) và không hề dùng thẻ SIM cho đến tận khi về nước. Thế nhưng, nếu như bạn là du học sinh hoặc kỹ sư, thì sẽ có những lúc cần có số điện thoại của riêng mình để đi xin việc hoặc liên lạc với chỗ làm. Vì vậy, có thể cuộc sống của bạn sẽ trở nên bất tiện nếu không có số điện thoại (SIM). Ngoài ra, sở hữu số điện thoại (SIM liên lạc) cũng sẽ có ích trong những trường hợp cần gọi cho cảnh sát (110) hay cứu thương (119). Ở Việt Nam, SIM trả trước được sử dụng rất phổ biến, nhưng ở Nhật lại gần như không có hình thức này. Chính vì vậy, bạn cần phải kí hợp đồng với nhà mạng (công ty viễn thông) và trả cước dịch vụ nghe gọi・dữ liệu hàng tháng. Tùy theo nhà mạng cũng như nội dung hợp đồng (gói cước + lựa chọn thêm) mà mức phí hàng tháng này có thể rất khác nhau. 2. Nhà mạng lớn có chất lượng dịch vụ tốt nhưng giá cao 3 nhà mạng lớn 3 nhà mạng (công ty viễn thông) lớn ở Nhật Bản là docomo, au và Softbank, cung cấp dịch vụ dữ liệu tốc độ cao và chất lượng nghe gọi tốt. Các nhà mạng này cũng có nhiều cửa hàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ nghe gọi trong nước không giới hạn và dung lượng dữ liệu cao (không giới hạn) với mức giá cố định. Cước dịch vụ hàng tháng Tuy nhiên, đa số cước dịch vụ nghe gọi・dữ liệu hàng tháng sẽ rơi vào khoảng từ 5,000 đến 8,000 yên. Nếu cộng thêm cả tiền mua điện thoại di động vào thì con số này sẽ vô cùng đắt đỏ. Nếu bạn mua một chiếc điện thoại được nhiều người ưa thích như iPhone chẳng hạn, rồi kí hợp đồng dịch vụ nghe gọi・dữ liệu nữa thì nhiều khả năng số tiền bạn phải trả hàng tháng (gồm tiền cước nghe gọi・dữ liệu + trả góp điện thoại) sẽ vượt quá 10,000 yên. Phí hủy dịch vụ (phí hủy hợp đồng) Tính đến năm 2021, nếu bạn chuyển sang sử dụng nhà mạng khác thì sẽ phải mất khoảng 10,000 yên. Nếu hủy hợp đồng vào giữa thời hạn hợp đồng hai năm, thì phải trả khoảng 10.000 yên "phí vi phạm hợp đồng" và thêm 3,300 yên cho thủ tục chuyển nhượng. Tuy nhiên, hiện nay cả hai khoản phí này đều đã được loại bỏ. Nhưng nếu bạn vẫn đang trả góp tiền điện thoại thì bạn cần phải thanh toán nốt số tiền còn lại khi hủy hợp đồng với nhà mạng. 3. SIM giá rẻ ở Nhật Gần đây, số lượng người sử dụng SIM giá rẻ không phải của các nhà mạng lớn đang dần tăng lên. Nếu bạn muốn giữ cước phí nghe gọi・dữ liệu trên điện thoại di động của mình ở mức thấp, thì hãy thử cân nhắc đến “SIM giá rẻ” nhé. Để sử dụng được SIM giá rẻ thì cần phải có điện thoại chưa lắp SIM, nhưng bù lại lại có những gói cước với giá dưới 1.000 yên mỗi tháng. Ngoài ra còn có cả loại SIM giá rẻ mà bạn có thể đăng ký thông qua website. Nếu chọn ký hợp đồng tại cửa hàng, thì cũng nhiều nơi có nhân viên người Việt, tuy nhiên nếu có người từ đoàn thể, công ty, trường học hoặc bạn bè đi cùng vẫn sẽ an toàn hơn. Các gói cước và mức giá Gói cước có nghe gọi và gói cước chỉ dùng dữ liệu Đối với SIM giá rẻ, có hai loại gói cước chính là “gói cước có nghe gọi” và “gói cước chỉ dùng dữ liệu”. Điểm khác nhau của hai gói cước này chính là khả năng nghe gọi điện thoại. Với gói cước có nghe gọi thì bạn có thể thực hiện cuộc gọi từ số điện thoại có đầu số là 080 hoặc 090. Cước cuộc gọi Giá cước nghe gọi trung bình của gói cước nghe gọi là 22 yên cho 30 giây. Ngoài ra còn có các gói và lựa chọn khác như “cước cố định 5 phút” cho phép bạn thực hiện các cuộc gọi có thời lượng dưới 5 phút không giới hạn số lần, “cước cố định 10 phút”, hay gói “gọi không giới hạn'' cho phép thực hiện cuộc gọi không giới hạn. Tuy nhiên, nếu bạn gọi điện bằng SNS (chẳng hạn như LINE hoặc Messenger) thì sẽ không bị tính phí. Có cả các gói cước nghe gọi với giá dưới 1.000 yên Một số gói SIM giá rẻ có giá dưới 1.000 yên mỗi tháng. Bạn có thể chọn gói cơ bản hoặc các gói lựa chọn tùy thêm dựa trên nhu cầu sử dụng dữ liệu và thời gian nghe gọi của mình. Nếu bạn có thói quen kết nối Internet qua Wi-Fi ở nhà, ký túc xá, trường học, hoặc nơi làm thêm v.v. và không sử dụng Internet nhiều ở những nơi khác, thì có thể đăng ký gói cước có dung lượng dữ liệu thấp. Các giấy tờ cần thiết để ký hợp đồng ・ Giấy tờ chứng minh nhân thân (như thẻ lưu trú v.v.) ・ Trường hợp thanh toán tiền qua tài khoản ngân hàng → Sổ ngân hàng (hoặc thẻ ATM) và con dấu cá nhân ・ Trường hợp thanh toán bằng thẻ tín dụng→Thẻ tín dụng 4. SIM giá rẻ mà người nước ngoài có thể dễ dàng đăng ký tại Nhật GTN Mobile GTN Mobile – Đăng ký không cần tài khoản ngân hàng Nhật Bản hay thẻ tín dụng〈quảng cáo〉 Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn hai loại SIM giá rẻ mà người nước ngoài có thể dễ dàng đăng ký. GTN Mobile chỉ cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài và cũng là một trong những loại SIM rẻ nhất mà người nước ngoài có thể đăng ký tại Nhật Bản. Nó có các ưu điểm như sau: có thể ký hợp đồng ngay cả khi bạn không có tài khoản ngân hàng tại Nhật hoặc thẻ tín dụng, có thể thanh toán tại cửa hàng tiện lợi và có thể đăng ký bằng tiếng Việt. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] GTN Mobile Đặc điểm của GTN Mobile Ngay cả những người mới đến Nhật Bản và chưa có tài khoản ngân hàng ở Nhật hoặc thẻ tín dụng cũng có thể đăng ký. Có thể thanh toán tại cửa hàng tiện lợi hoặc bằng cách tự động trừ tiền từ tài khoản ngân hàng. Có thể sử dụng tiếng Việt (khi đăng ký hoặc liên hệ với nhà mạng). Có thể đăng ký SIM từ nước ngoài và nhận SIM tại sân bay ở Nhật. Có thể đăng ký thẻ tín dụng dành riêng cho người nước ngoài cùng lúc với thẻ SIM. Có thể nhận hỗ trợ, tư vấn miễn phí bằng tiếng Việt. 〈Ví dụ các gói cước có kèm nghe gọi〉 ・3GB:1,200 yên/tháng ・10GB:2,200 yên/tháng ※ Tất cả các cuộc gọi trong nước là 22 yên/ 30 giây (cũng có cả gói cước gọi không giới hạn) ※ Tất cả giá đã bao gồm thuế SIM VÀNG mà người Việt ưa thích Hợp đồng SIM VÀNG yêu cầu phải có thẻ tín dụng được phát hành tại Nhật Bản, nhưng bạn cũng có thể thảo luận về các phương thức thanh toán khác. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] SIM VANG 〈Ví dụ các gói cước có kèm nghe gọi〉 ・1GB:1,628 yên/tháng ・3GB:2,398 yên/tháng ・5GB:2,882 yên/tháng ※ Tất cả các cuộc gọi trong nước là 22 yên/ 30 giây (lựa chọn thêm: gói cước cố định 5 phút, cước cố định 10 phút, cước cố định 15 phút) ※ Tất cả giá đã bao gồm thuế 5. Một số ví dụ về các gói cước SIM giá rẻ Ở Nhật còn rất nhiều loại SIM giá rẻ khác. Nếu tìm kiếm bằng những từ khóa như "SIM giá rẻ", "so sánh", bạn sẽ thấy rất nhiều bài viết so sánh dịch vụ, giá cả của các nhà mạng khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn không có thẻ tín dụng được phát hành tại Nhật Bản thì có thể sẽ khó đăng ký hơn. Chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn một số gói SIM giá rẻ của các nhà mạng khác nhau. ※ Có lẽ nhiều người nước ngoài muốn có điện thoại chỉ để liên lạc với nơi làm việc của họ, vì vậy chúng tôi chỉ giới thiệu tới các bạn những gói cước nghe gọi. ※ Bài viết này giả định rằng bạn sẽ kết nối Internet chủ yếu ở nhà, quán cà phê, cửa hàng tiện lợi, v.v. và sẽ giảm thiểu các hoạt động liên lạc dữ liệu khác. ※ Tất cả giá đã bao gồm thuế. ※ Tất cả "cuộc gọi thoại" là cuộc gọi được thực hiện trong phạm vi Nhật Bản (các cuộc gọi quốc tế sẽ được tính phí riêng). ◆ Giá cước một số loại SIM giá rẻ phổ biến tại Nhật (tính đến thời điểm hiện tại là tháng 3 năm 2024) LINEMO ・ 3GB:990 yên/tháng・ 20GB:2,728 yên/tháng・ LINE có gói Giga free (dùng không giới hạn)・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:5 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn) IIJmio (aiaijeimio) ・ 2GB:850 yên/tháng・ 5GB:990 yên/tháng・ 10GB:1,500 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 11 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:5 phút với mức giá cố định, 10 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn) mineo (maineo) ・ 1GB:1,298 yên/tháng・ 5GB:1,518 yên/tháng・ 10GB:1,958 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:10 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn) BIGLOBE Mobile ・ 1GB:1,078 yên/tháng・ 3GB:1,320 yên/tháng・ 6GB:1,870 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Nếu dùng ứng dụng thì là 9.9 yên/30 giây) Rakuten mobile ・ 3GB:1,078 yên/tháng・ 20GB:2,178 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:15 phút với mức giá cố định)(Nếu dùng ứng dụng thì miễn phí) UQmobile 〈Gói cước Mini mini〉・ 4GB:2,365 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây (Lựa chọn thêm:10 phút với mức giá cố định, nghe gọi không giới hạn)〈Gói cước Komi komi〉・ 20GB:3,278 yên/tháng・ Miễn phí cho các cuộc gọi dưới 10 phút, không giới hạn số lần(Nếu vượt quá 10 phút thì cước phí là 22 yên/30 giây đối với thời gian vượt quá giới hạn)(Lựa chọn thêm:Nghe gọi không giới hạn) Y!mobile (waimobile) ・ 4GB:2,365 yên/tháng・ Gói cước có nghe gọi là 22 yên/30 giây(Lựa chọn thêm:10 phút với mức gia cố định, nghe gọi không giới hạn) 6. Nhược điểm của SIM giá rẻ và cách khắc phục Chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn những nhược điểm của SIM giá rẻ và các cách khắc phục. ① Tốc độ truy cập dữ liệu không ổn định Nhược điểm của SIM giá rẻ là tốc độ truy cập dữ liệu. Các hãng SIM giá rẻ chỉ thuê lại một phần đường truyền của 3 nhà mạng lớn nên trong những khoảng thời gian có nhiều người cùng sử dụng thì tốc độ truy cập dữ liệu thường bị chậm đi. 〈Cách khắc phục〉 ・ Nếu kết nối với Wi-Fi ở nhà, quán cafe hoặc cửa hàng tiện lợi thì sẽ giải quyết được vấn đề tốc độ truy cập dữ liệu. ・ Nên duy trì kết nối Internet ở mức tối thiểu trong các nhà hàng đông đúc hay trên các chuyến tàu vào giờ cao điểm đi lại. ② Hầu như đều thanh toán bằng thẻ tín dụng Thanh toán cước phí hàng tháng của SIM giá rẻ chủ yếu được thực hiện bằng thẻ tín dụng, nhưng cũng có những loại SIM giá rẻ cho phép bạn thanh toán tại cửa hàng tiện lợi hoặc tự động trừ tiền từ tài khoản ngân hàng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] GTN Mobile, không cần thẻ tín dụng ③ Nhà mạng giá rẻ bán ít mẫu điện thoại hơn Nếu mua điện thoại khi ký hợp đồng với các nhà mạng SIM giá rẻ, bạn sẽ thấy có ít mẫu điện thoại có thể lựa chọn hơn so với 3 nhà mạng lớn. 〈Cách khắc phục〉 Gần đây có một số loại điện thoại không có sẵn SIM và có thể sử dụng bằng cách lắp thẻ SIM khác vào, vì vậy bạn có thể mua những chiếc như vậy từ Việt Nam sang, hoặc mua một chiếc đã qua sử dụng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, tùy loại SIM mà có thể xảy ra trường hợp không tương thích với máy, thế nên khi kí hợp đồng thì hãy kiểm tra xem máy có nhận SIM không nhé. ④ Hỗ trợ 3 nhà mạng lớn có rất nhiều cửa hàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ, nhưng nhiều nhà mạng SIM giá rẻ lại thường chỉ hỗ trợ thông qua hình thức chat. 7. Tổng kết Bạn sẽ không thể sử dụng điện thoại di động ở Nhật Bản trừ khi ký hợp đồng với nhà mạng và trả cước hàng tháng. Ba nhà mạng lớn của Nhật Bản cung cấp tốc độ truy cập dữ liệu và chất lượng cuộc gọi tuyệt vời nhưng chúng có giá từ 5.000 đến 8.000 yên mỗi tháng. Tuy nhiên, ở Nhật Bản có rất nhiều loại SIM giá rẻ, và một số gói cước có giá dưới 1.000 yên mỗi tháng. Các cuộc gọi trong nước thường có giá 22 yên/30 giây và có các sự lựa chọn thêm như ''Gọi với mức cước cố định'' cho phép bạn thực hiện bao nhiêu cuộc gọi tùy thích trong vòng 5 phút (hoặc 10, 15 phút) và ''Gọi không giới hạn'' cho phép thực hiện cuộc gọi không giới hạn. Ngoài ra còn có gói "cuộc gọi không giới hạn". Nhược điểm của SIM giá rẻ là khả năng liên lạc có thể không ổn định, nhưng điều này có thể được khắc phục bằng cách sử dụng Wi-Fi của cửa hàng, hoặc hạn chế sử dụng ở khu vực đông người. Ngoài ra, trong khi nhiều nơi yêu cầu phải có thẻ tín dụng phát hành tại Nhật Bản để ký hợp đồng thì cũng có những loại SIM giá rẻ cho phép bạn ký hợp đồng mà không cần có tài khoản ngân hàng hay thẻ tín dụng Nhật Bản.
  • Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản

    13/03/2024
    Sau khi đi du học tốt nghiệp ra trường, mình quyết định ở lại Nhật làm việc từ đó đến giờ thấm thoắt đã hơn 13 năm. Năm 2012, mình kết hôn và sinh được 2 bé. Bé lớn nhà mình đi nhà trẻ (hoikuen) được 4 năm và hiện giờ đã chuyển sang học mẫu giáo (yochien). Bé nhỏ mới được hơn 1 tuổi đang chuẩn bị đi nhà trẻ. Mọi người thường nói với nhau rằng rất khó để giành được một suất vào nhà trẻ ở Nhật Bản. Trong bài viết này, thông qua kinh nghiệm của bản thân, mình sẽ chia sẻ với các bạn một số bí quyết về cách chuẩn bị và nộp đơn nhập học vào nhà trẻ của Nhật Bản. Mình hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm sữa có con ở giai đoạn sắp đi nhà trẻ như mình nhé. (Bài viết được viết vào năm 2022. Sau đó, thông tin về các chế độ đã được cập nhật.) 〈Nội dung〉 1. 5 điểm khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam ・ Khác biệt 1: Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) ・ Khác biệt 2: Nơi nộp hồ sơ ・ Khác biệt 3: Thời gian nhập học và nộp đơn ・ Khác biệt 4: Phí giữ trẻ ・ Khác biệt 5: Phân chia lớp 2. Sự khác biệt giữa nhà trẻ và mẫu giáo 3. Cách chọn nhà trẻ của mình 4. Tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp hồ sơ! 5. Tham quan nhà trẻ sớm 6. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký 7. Bí quyết là biết số điểm mình có 8. Lời kết ◆Nội dung◆ 1. 5 điểm khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam ・ Khác biệt 1: Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) ・ Khác biệt 2: Nơi nộp hồ sơ ・ Khác biệt 3: Thời gian nhập học và nộp đơn ・ Khác biệt 4: Phí giữ trẻ ・ Khác biệt 5: Phân chia lớp 2. Sự khác biệt giữa nhà trẻ và mẫu giáo 3. Cách chọn nhà trẻ của mình 4. Tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp hồ sơ! 5. Tham quan nhà trẻ sớm 6. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký 7. Bí quyết là biết số điểm mình có 8. Lời kết 1. 5 điểm khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam Nhà trẻ ở Nhật Bản Trước tiên, mình sẽ giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu nhất về sự khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam. ◆ Nhà trẻ/ Mẫu giáo ở Việt Nam Các trường mẫu giáo và nhà trẻ ở Việt Nam bao gồm các cơ sở như dưới đây. Và nhà trẻ cũng được phân ra thành trường công lập và trường tư thục. Nhà trẻ Nhà trẻ sẽ đón nhận các bé trong độ tuổi từ 0 tuổi đến 3 tuổi Mẫu giáo Mẫu giáo sẽ đón nhận các bé vào học ở độ tuổi từ 3 tuổi cho đến trước tuổi vào tiểu học Cơ sở giống như trường giữ trẻ ở Nhật:Mầm non Cơ sở có đặc điểm của cả nhà trẻ và mẫu giáo ◆ Nhà trẻ ở Nhật Bản Nhà trẻ ngoài chứng nhận cũng có thể đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau Ở Nhật cũng có nhà trẻ công lập và tư thục, nhưng chủ yếu người ta phân chia nhà trẻ theo nhà trẻ được chứng nhận và nhà trẻ ngoài chứng nhận. Nhà trẻ được chứng nhận là cơ sở giữ trẻ đáp ứng các tiêu chuẩn do chính phủ đặt ra (về quy mô cơ sở, số lượng nhân viên chăm sóc trẻ, có hay không có phòng ăn ở trường, v.v.) và được tỉnh trưởng phê chuẩn. Các nhà trẻ ngoài chứng nhận cũng đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của phụ huynh, nhưng phí giữ trẻ thường cao hơn so với các nhà trẻ được chứng nhận. ◆ Sự khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam Sự khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam bao gồm 5 đặc điểm lớn như dưới đây: ① Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) ② Nơi nộp hồ sơ ③ Thời gian nhập học và nộp đơn ④ Phí giữ trẻ ⑤ Phân chia lớp Khác biệt 1: Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) Nhà trẻ ở Nhật Bản Điểm khác biệt lớn nhất giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam là tiêu chuẩn nhập học (điều kiện xét tuyển). Các trường mẫu giáo công lập tại Việt Nam tiếp nhận con em theo tuyến tức là cứ là cư dân ở địa phương là có quyền nộp đơn. Tuy nhiên, để đăng ký vào nhà trẻ được chứng nhận ở Nhật Bản thì bố mẹ (người giám hộ) phải có lí do chính đáng cho việc không thể chăm sóc con cái của mình như là do công việc, bệnh tật, hay phải chăm sóc bố mẹ bị bệnh hiểm nghèo, v.v. thì mới có thể nộp đơn xin nhập học. Mỗi một khu vực có các tiêu chí xét tuyển do chính phủ thiết lập cho từng vùng và hoàn cảnh của người nộp đơn dựa trên tính thiết yếu của việc gửi sẽ được số hóa theo chỉ số xét tuyển. Các chỉ số xét tuyển được gọi là “điểm”. Nói một cách đơn giản là điểm càng cao thì nhu cầu gửi trẻ đi nhà trẻ càng tăng và ưu tiên được trúng tuyển càng cao. Dưới đây là một vài ví dụ về các yếu tố quyết định điểm số: ・ Số ngày và số giờ làm việc của bố mẹ ・ Ông bà có sống ở gần hay không? ・ Thu nhập của gia đình (thu nhập tính theo hộ gia đình) ・ Hộ gia đình có bố hoặc mẹ đơn thân hoặc hộ gia đình mà bố hoặc mẹ đi làm xa nhà ・ Có anh chị em cũng đang học tại nhà trẻ đó Khác biệt 2: Nơi nộp hồ sơ Nơi nộp hồ sơ nhập học cũng có sự khác biệt lớn. Để vào nhà trẻ ở Việt Nam, dù là nhà trẻ công lập hay tư thục, bố mẹ đều phải trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký tại trường và sau khi có giấy báo trúng tuyển nhập học thì trẻ sẽ được vào học. Nhưng ở Nhật thì lại khác, để vào nhà trẻ được chứng nhận thì bố mẹ phải thông qua ủy ban quận để nộp đơn đăng ký. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn muốn đăng ký cho con mình học tại nhà trẻ ngoài chứng nhận thì bạn có thể nộp đơn xin nhập học trực tiếp tại trường. ・ Ở Việt Nam, vì bố mẹ sẽ nộp đơn trực tiếp vào nhà trẻ nên khi còn chỗ trống (chỉ tiêu tuyển sinh) thì bé có thể vào học. ・ Đối với các nhà trẻ được chứng nhận ở Nhật Bản, ủy ban quận sẽ quyết định bé có thể được nhập học hay không dựa vào hệ thống điểm số nên bố mẹ không thể tự do quyết định nộp đơn đăng ký vào nhà trẻ cụ thể nào. Khác biệt 3: Thời gian nhập học và nộp đơn Kết quả xét tuyển sẽ được công bố vào tháng 1 đến tháng 2. Trong trường hợp không trúng tuyển, bố mẹ có thể nộp đơn cho bé vào đợt tuyển sinh lần 2. Điểm khác biệt thứ ba là thời điểm nhập học. Ở Việt Nam, trẻ em sẽ đi nhà trẻ vào tháng 8 hàng năm, nhưng ở Nhật Bản, thời gian vào nhà trẻ của các bé lại là tháng 4 hàng năm. Ở Nhật Bản, thời hạn nộp hồ sơ để vào nhà trẻ là 5 đến 6 tháng trước khi trẻ nhập học nên bố mẹ cần chuẩn bị sớm các giấy tờ cần thiết. Về cách thức nộp đơn, có một số ủy ban quận nhận đơn trực tiếp, nhưng cũng có những nơi chỉ chấp nhận hồ sơ được gửi qua đường bưu điện. Hạn nộp hồ sơ đăng ký rất quan trọng khi bạn muốn cho trẻ vào nhà trẻ ở Nhật Bản, vì vậy bố mẹ cũng phải cẩn thận để ý thời hạn này nhé! ◆Quy trình từ nộp đơn đăng ký đến khi nhập học nhà trẻ (ví dụ) ・ Nộp hồ sơ tại ủy ban quận: Tháng 10 đến tháng 12 năm trước ・ Xét tuyển: Tháng 1 đến tháng 2 ・ Thông báo kết quả xét tuyển: Tháng 1 đến tháng 2 ・ Phỏng vấn / Kiểm tra sức khỏe: Tháng 2 đến tháng 3 ・ Nhập học: tháng 4 Khác biệt 4: Phí giữ trẻ Phí giữ trẻ tại các nhà trẻ công lập ở Việt Nam là chi phí cố định giống nhau bất kể hoàn cảnh gia đình như thế nào, nhưng mức phí ở các nhà trẻ tư thục là hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào từng trường. Ở Nhật Bản, phí giữ trẻ cho bé từ 0 tuổi đến 2 tuổi đi nhà trẻ được chứng nhận sẽ thay đổi tùy thuộc vào thu nhập của hộ gia đình. Với trẻ em từ 3 đến 5 tuổi ở các nhà trẻ được chứng nhận là miễn phí hoàn toàn. Còn trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học tại các nhà trẻ ngoài chứng nhận thì sẽ được nhận khoản hỗ trợ không hoàn lại tối đa là 37.000 yên mỗi tháng. Khác biệt 5: Phân chia lớp Con trai lớn của mình bắt đầu học từ lớp 1 tuổi (ảnh lúc con 2 tuổi) Trong trường hợp các nhà trẻ công lập ở Việt Nam, các lớp học được xác định theo năm sinh (tháng 1 đến tháng 12), nhưng ở Nhật Bản thì hơi khác một chút. Niên khóa của các trường học, mẫu giáo và nhà trẻ Nhật Bản bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 3 năm sau đó. Vì lý do này, các lớp được phân chia theo niên khóa tính theo mốc tháng 4 hàng năm. Cụ thể, các lớp học và năm học được phân chia theo độ tuổi của bé tính ở thời điểm ngày 1 tháng 4 hàng năm, và cứ vào tháng 4 các em sẽ được lên lớp. Tròn tuổi tính mốc ngày 1 tháng 4 Lớp trực thuộc 5 tuổi Lớp Nencho(trẻ 5 tuổi) 4 tuổi Lớp Nenchu(trẻ 4 tuổi) 3 tuổi Lớp Nensho(trẻ 3 tuổi) 2 tuổi Lớp trẻ 2 tuổi 1 tuổi Lớp trẻ 1 tuổi 0 tuổi Lớp trẻ 0 tuổi Tròn tuổi tính mốc ngày 1 tháng 4 Lớp trực thuộc 5 tuổi Lớp Nencho (trẻ 5 tuổi) 4 tuổi Lớp Nenchu (trẻ 4 tuổi) 3 tuổi Lớp Nensho (trẻ 3 tuổi) 2 tuổi Lớp trẻ 2 tuổi 1 tuổi Lớp trẻ 1 tuổi 0 tuổi Lớp trẻ 0 tuổi 2. Sự khác biệt giữa nhà trẻ và mẫu giáo Chỉ có nhà trẻ mới có thể nhận giữ trẻ dưới 3 tuổi Có rất nhiều điểm khác nhau giữa trường mẫu giáo và nhà trẻ ở Nhật Bản. Mình sẽ tóm tắt thông tin ở bảng bên dưới như sau: Nhóm tuổi đối tượng Các bé từ 0 đến 6 tuổi (trước tuổi đi học tiểu học) có thể đi nhà trẻ, nhưng chỉ có các bé từ 3 tuổi trở lên mới được đi học ở trường mẫu giáo. Các kỳ nghỉ dài Các trường mẫu giáo ở Nhật có nghỉ hè, nghỉ đông và nghỉ xuân nữa. Trong thời gian đó trường không nhận giữ trẻ, nhưng nhà trẻ thì nhận giữ trẻ quanh năm. Thời gian giữ trẻ Trường mẫu giáo hầu hết nhận giữ trẻ từ 9 giờ đến 14 giờ, nếu thời gian có kéo dài thì cũng chỉ là từ 8 giờ đến 17 giờ. Nhưng ở nhà trẻ, đa phần các trường nhận giữ bé từ 7 giờ đến 19 giờ. Vì cả hai vợ chồng mình đều phải đi làm, ông bà cả hai bên đều không ở gần, vì vậy bọn mình không còn cách nào khác là gửi con trai lớn vào nhà trẻ. Tuy nhiên năm ngoái do mình mang thai và nghỉ sinh bé thứ hai, đồng thời chuyển nhà nên hiện mình gửi con trai lớn ở trường mẫu giáo. 3. Cách chọn nhà trẻ của mình Con trai lớn (khi bé 1 tuổi) Mình thực sự bắt đầu công việc chuẩn bị hồ sơ để nộp đăng ký đi nhà trẻ cho con trai đầu (sinh năm 2016) là vào mùa hè năm 2017. Trong tiết trời nóng như đổ lửa, mình vẫn nhớ như in cảm giác vừa bế con vừa đi đến uỷ ban quận rồi tham quan nhà trẻ để lo đầy đủ tất cả các giấy tờ cần thiết. Khi lựa chọn nhà trẻ cho bé, mình đặc biệt chú trọng 4 điểm sau đây: ① Nhà trẻ được chứng nhận (Mình nghĩ sẽ an toàn hơn nếu trường đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc gia) ② Vị trí gần nhà (Vì công ty xa nhà nên mình muốn thời gian đưa đón bé càng ngắn càng tốt) ③ Giáo viên tốt nhiệt tình, đặc biệt chú trọng việc có nhiều thầy cô có kinh nghiệm lâu năm với trẻ nhỏ. ④ Có sân vườn với diện tích vừa đủ (để trẻ thoải mái vận động) Để xác định gần nhà mình có các nhà trẻ như thế nào cách đơn giản nhất là tải bản đồ nhà trẻ từ trên trang chủ của uỷ ban quận các bạn nhé. Đồng thời mình tải luôn danh sách ghi số lượng tuyển sinh của các trường để khoanh vùng tìm nhà trẻ phù hợp. Sau khi đọc cẩn thận và kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin, mình đã chọn ra được 7 trường đáp ứng nhu cầu của mình và lên lịch trình tham quan. 4. Tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp hồ sơ! Trước hết, hãy tập hợp thông tin ở uỷ ban quận và trên trang chủ! Để vào nhà trẻ ở Nhật ai cũng nói là không dễ dàng chút nào. Thế nên trong đơn đăng ký, bạn hãy viết tất cả tên các nhà trẻ mà bạn nghĩ có thể gửi bé vào được theo thứ tự nguyện vọng từ cao xuống thấp nhé. Tuy vậy vì tỷ lệ cạnh tranh cao nên thường thì khả năng được chọn của nguyện vọng một là thấp và thậm chí việc bạn không trúng nguyện vọng nào cũng không có gì là lạ cả. Vậy nên cách tốt nhất là ta phải chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh sai sót và tăng khả năng đỗ cho bé nhé. Đầu tiên, mình đã đến uỷ ban quận hỏi nhân viên tư vấn tuyển sinh nhà trẻ thời hạn nộp hồ sơ và các lưu ý và nhận đơn đăng ký. Bạn cũng có thể kiểm tra thời hạn đăng ký trên trang web hoặc qua điện thoại nhé. Mình đã thất bại trong lần “ra quân đầu tiên”...! Con trai đầu của mình sinh cuối năm 2016 (sau tháng 4 là lúc niên học bên Nhật bắt đầu). Vậy nên mình đã nộp hồ sơ xét tuyển vào tháng 11 năm 2016 để bé có thể đi nhà trẻ vào tháng 4 năm 2017, nhưng đáng tiếc là bé không được chọn. Năm 2017, một lần nữa mình nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển giữa kỳ nhưng lại không đỗ cũng cùng lý do là không còn chỉ tiêu trống cho bé. Vào tháng 11 năm 2017 mình đã nộp hồ sơ lần 3 và cuối cùng cũng đỗ nên con trai lớn của mình bắt đầu đi nhà trẻ từ tháng 4 năm 2018. Mình không có ấn tượng là xin vào nhà trẻ ở Việt Nam khó nên khi trượt hết lần này đến lần khác ở bên này thì mình đã rất bất ngờ. Xin nhà trẻ Nhật mệt thật chứ đùa đâu! Các bố mẹ cũng cần chú ý tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp đơn nhé. Một người bạn Việt Nam của mình đã gặp phải tình cảnh dở khóc dở cười là tuy chỉ nộp hồ sơ muộn có một ngày thôi nhưng đã không được ủy ban quận chấp nhận. Ngay cả khi bé nhà bạn đủ điều kiện nhập học thì cũng sẽ không thể đỗ nếu bạn trễ thời hạn, vì vậy các bố mẹ hãy cẩn thận điểm này nhé! 5. Tham quan nhà trẻ sớm Hãy đến tham quan nhà trẻ trước khi nộp đơn nhé. Nhà trẻ là nơi đầu tiên bé sinh hoạt cộng đồng và là nơi các bạn nhỏ trải qua tương đối thời gian trong 5 năm đầu đời nên mình thực sự rất lưu ý vấn đề này. Thêm một điều nữa là trong đơn đăng ký có cột điền tên nhà trẻ từ nguyện vọng 1 đến nguyện vọng 5 nên mình quyết định dành thời gian tham quan nhà trẻ cũng là để xác định thứ tự trên dưới này cho dễ nữa. Mình đã gọi điện đến từng nhà trẻ và đặt lịch hẹn, sau đó đến thăm 7 nhà trẻ trong chỉ 2 tuần. Khi đến nơi và trực tiếp tham quan các nhà trẻ, mình phát hiện ra rất nhiều điều mà mình không thể biết được nếu chỉ đọc thông tin trên bản đồ hay trang web của nhà trẻ. Ví dụ, có nhà trẻ mặc dù nhìn trên bản đồ thì thấy rất gần nhưng thực tế khi đi thử đến đó thì đoạn đường lại có rất nhiều dốc và phải dừng nhiều vì đèn tín hiệu giao thông nên rốt cuộc có thể lại tốn rất nhiều thời gian cho việc đưa đón con. Ngoài ra, có nhà trẻ mặc dù ban đầu mình không thích lắm vì có vẻ xa nhà nhưng khi đến tận nơi thì mới biết là trường mới và các giáo viên rất tận tình và tất nhiên, ngược lại cũng có nơi gần nhà nhưng cơ sở thiết bị đã cũ lại không có sân vườn nữa. Có rất nhiều điểm mà chỉ sau khi tham quan thực tế bạn mới có thể nhận ra Ngoài ra còn là vấn đề về sở thích nữa. Ví dụ đơn giản là mình thì mình nghĩ là một nhà trẻ có nhiều cây xanh thì tốt quá rồi, nhưng có một cô bạn người Nhật của mình lại chia sẻ rằng: “Nhà trẻ mà có nhiều cây xanh bao quá thì chắc sẽ có nhiều muỗi và côn trùng lắm nên mình không thích lắm đâu!”. Đó là lý do tại sao tốt nhất bạn nên xác định rõ tiêu chuẩn của riêng mình và trực tiếp tham quan trường để xác nhận trước khi ghi nguyện vọng chứ không nên cứ nghe bảo tốt là xin vào. Bạn bận thì không còn cách nào chứ nếu có đôi chút thời gian thì mình khuyên các bạn hãy đến tham quan trường vì thực sự rất hữu ích đó. 6. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký Các hồ sơ đăng ký xét tuyển có thể hơi khác nhau tùy thuộc vào khu vực bạn sinh sống, nhưng nếu bạn sống ở quận Arakawa-ku, Tokyo thì các tài liệu sau đây là bắt buộc. ① Đơn đăng ký nhập học ② Đơn xin hỗ trợ (trợ cấp) ③ Giấy xác nhận các mục quan trọng / Giấy đồng ý ④ Giấy thông báo về tình trạng sức khoẻ của trẻ ⑤ Giấy chứng nhận việc làm * Của cả hai vợ chồng ⑥ Giấy xác nhận tổng thu nhập và số thuế phải đóng của năm gần đây nhất * Của cả hai vợ chồng Mình đã xin giấy ở mục ⑤ từ công ty qua bưu điện và mục ⑥ trực tiếp tại uỷ ban quận. 7. Bí quyết là biết số điểm mình có Kiểm tra các tiêu chí xét tuyển trên trang chủ của uỷ ban quận Ở Nhật Bản, quá trình chuẩn bị cho một đứa trẻ đi học mẫu giáo được gọi là “hoạt động tìm nhà trẻ” (tiếng Nhật đọc là “hokatsu”). Bí quyết hokatsu của mình là phải biết điểm số (chỉ số dùng để xét vào trường) của mình đang có là bao nhiêu. Mình đã tính số điểm mình theo các bước như sau: ◆ Cách kiểm tra điểm số ・ Mình đã kiểm tra các tiêu chí xét tuyển trên trang chủ của uỷ ban quận và tự thử tính điểm cho mình. Tuy nhiên có một vài điểm mình đọc mà vẫn không hiều nên mình đã gọi điện hỏi nhân viên phụ trách tuyển sinh ở uỷ ban quận. Các chuyên viên rất nhiệt tình giúp mình giải đáp mọi thắc mắc nên mình đã xác định tương đối chính xác số điểm của mình trước khi nộp hồ sơ. ・ Thêm nữa là khi đến tham quan thực tế các nhà trẻ, mình đã “khéo” hỏi mức điểm chuẩn để đỗ để xác định xem bé nhà mình có thể vào nhà trẻ với số điểm của mình đang có hay không. Dựa vào đấy để mình cân nhắc khi ghi thứ tự nguyện vọng. Tuy nhiên, một số nhà trẻ có thể không tiết lộ thông tin này nên mình có thu thập thông tin từ các mẹ bỉm trong cùng khu mình sống để có căn cứ phán đoán thêm đấy. ◆ Cách viết đơn đăng ký Trong đơn đăng ký chỉ có 5 dòng để ghi nguyện vọng, nhưng mình đã mạnh dạn viết tên của tất cả các nhà trẻ mà mình mong bé có thể vào được. Thêm vào đó, mình đã viết thêm mong muốn của mình vào rìa đơn đăng ký với nội dung là: “Mong quận xem xét vì đây là cơ hội cuối cùng để tôi có thể quay trở lại làm việc. Bất kỳ trường mẫu giáo nào trong số 7 nguyện vọng của tôi ghi ở trên nếu được chọn tôi cũng xin chấp nhận hết”. Thay vì chỉ đơn giản là yêu cầu giúp đỡ “Hãy cho con tôi vào học” thì sẽ hữu ích hơn nếu bạn viết ra các nội dung một cách cụ thể, chẳng hạn như “Tôi không thể kéo dài thời gian nghỉ chăm sóc bé” hoặc “Ông bà bị bệnh nên tôi không có ai để nhờ trông con hộ được”. Thật may mắn là sau nhiều lần đăng kí không được thì cuối cùng con trai lớn của mình đã vào được trường mẫu giáo mà là nguyện vọng một luôn các bạn ạ. 8. Lời kết Mình và con trai đầu Trong bài viết này, mình đã giới thiệu đến các bạn về một số điểm khác biệt giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam, khác biệt giữa nhà trẻ và trường mẫu giáo của Nhật và những bước chuẩn bị căn bản để đăng kí vào nhà trẻ Nhật dựa trên kinh nghiệm của mình. Có thể là nửa đùa nửa thật thôi nhưng người Nhật có câu nói ví von là “để đỗ vào nhà trẻ ở Nhật Bản khó ngang như thi đại học” các bạn ạ. Cũng chính vì vào nhà trẻ khó nên bản thân mình từng chứng kiến nhiều gia đình bạn bè thậm chí đã phải chuyển nhà chỉ để được trúng nhà trẻ. Hơn nữa, đối với những người nước ngoài như tụi mình lại có thêm rào cản về ngôn ngữ nữa nên việc chọn và đỗ vào nhà trẻ lại càng vất vả hơn nhiều lần. Vì vậy mình viết bài này với mong muốn sẽ giúp ích phần nào cho các phụ huynh dễ dàng hơn trong quá trình tìm hiểu về việc vào nhà trẻ ở Nhật, làm sao để mình chuẩn bị cho hành trang đầu đời của bé thật suôn sẻ nhé. Việc nuôi dạy con cái rồi tìm nhà trẻ ở Nhật quả thật không đơn giản, nhưng mình mong các bạn hãy vững tin. Nghĩ một cách tích cực đi thì mọi vất vả sau này nhìn lại có khi lại thành chuyện vui để kể cũng nên. Vậy ngại gì đâu, chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm để cùng đạt mục tiêu nhé! Tác giả Nguyễn Thùy Nhung Sinh năm 1986 tại Hà Nội. Năm 2004-2009: Khoa Đông phương học, Đại học Quốc gia Hà Nội (Du học 1 năm tại Đại học Tokyo). Năm 2009-2011: Du học tại Khoa Du lịch, Đại học Rikkyo bằng học bổng của Bộ Giáo dục Nhật Bản. Năm 2011: Làm việc tại công ty sản xuất máy móc công nghiệp của Nhật Bản. Kết hôn năm 2012, sinh con trai lớn năm 2016, sinh con trai thứ hai năm 2021. Vừa đi làm vừa chăm con.

Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư

[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]

  • VOL. 84 Từ Thực tập kỹ năng đến Kỹ năng đặc định, mình đã tiết kiệm được 3,7 triệu yên trong 4 năm

    Lĩnh vực xây dựng không phổ biến đối với các thực tập sinh kỹ năng, nhưng trong đó, xây dựng gia công nội thất là một trong những ngành được cho là tương đối ít khó khăn, rắc rối nhất. Sau khi được đào tạo kỹ năng tại một công ty thiết kế nội thất,

    20/02/2023

  • Các loại “Oden” và cách mua

    Từ xa xưa, “Oden” đã được người Nhật yêu thích và đây đã trở thành món ngon kinh điển vào mùa đông. Gần đây, nhiều cửa hàng tiện lợi đã bán Oden ở khu vực gần quầy tính tiền nhưng đối với người nước ngoài chúng mình thì không biết Oden là gì, có những thành phần gì nên cảm thấy do dự khi mua và ăn thử. Trong bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu về các loại Oden và cách mua Oden. Bạn có muốn nếm thử hương vị kinh điển, vừa ngon vừa rẻ của Nhật Bản không? Oden là gì Oden là một món hầm đơn giản của Nhật, đã có lịch sử trên 1200 năm. Nước dùng của Oden là nước cá ngừ bào hoặc tảo bẹ. Sau khi cho nhiều loại nguyên liệu vào và ninh nhỏ lửa trong một thời gian dài, nước dùng của Oden sẽ ngấm vào các loại nguyên liệu. Vị ngọt tự nhiên của nguyên liệu sẽ hòa quyện với vị ngọt của nước dùng tạo nên một hương vị cực kì tuyệt vời và tinh tế. Nước dùng của Oden ở mỗi vùng của Nhật hơi khác nhau một chút. ・ Kanto: Nước cốt của cá ngừ bào và nước tương (shoyu). ・ Kansai: Nước của tảo bẹ và nước tương (shoyu), vị ngọt thanh. ・ Kyushu: Nước cốt từ xương gà và nước tương ngọt (shoyu) của Kyushu. Các loại nguyên liệu có trong Oden Gần đây, Oden được bày bán ở các cửa hàng tiện lợi nhưng nếu bạn không biết Oden có những gì thì bạn sẽ khó chọn phải không nào? Chúng mình sẽ giới thiệu những nguyên liệu truyền thống thông qua từng ảnh nhé. Nguyên liệu có trong Oden được gọi là “Oden no tane” đấy. Các nguyên liệu truyền thống Đây là những nguyên liệu truyền thống đã có từ ngày xưa. ① Atsuage: Đậu phụ chiên. Nước dùng của Oden sẽ ngấm vào phần vỏ đậu tạo nên vị ngọt lan tỏa trong miệng. ② Củ cải: Củ cải được cắt thành khoanh hình tròn. Đậu phụ chiên, trứng, chikuwa (chả cá), konnyaku (khoai nưa), ganmodoki (đậu phụ trộn rau củ), gân bò là những nguyên liệu truyền thống. ③ Shirataki (Ito konnyaku): Đây là khoai nưa dạng sợi. Món này ở Kanto gọi là “shirataki”, còn ở Kansai gọi là “ito konnyaku”. ④ Khoai tây: Khoai tây được ninh nhừ, đây là nguyên liệu không hề khó kiếm. ⑤ Trứng: Trứng luộc được hầm kỹ. Lòng đỏ trứng ngấm nước dùng của Oden nên đây là một món tuyệt phẩm. ⑥ Konnyaku: Vị giống như konnyaku dạng sợi. ⑦ Gân bò: Gân gót chân của bò. Gân bò ngấm nước dùng nên hương vị rất đậm đà. ⑧ Ganmodoki: Đậu hũ được nghiền nhuyễn, trộn cùng cà rốt, củ sen, ngưu bàng rồi chiên ngập dầu. Nó có vị ngon ngọt và mọng nước. ⑨ Đậu phụ ⑩ Yuba: Váng đậu. ⑪ Mochi kinchaku: Đậu phụ chiên nhân bánh dày. Các nguyên liệu đa dạng khác Ngoài những nguyên liệu truyền thống, các quán ăn và các gia đình cho thêm nhiều loại nguyên liệu khác vào Oden để món ăn trở nên phong phú hơn. ① Măng: Nguyên liệu thường được cho vào Oden. ② Ginnan: Quả của cây rẻ quạt. ③ Nấm hương ④ Kukiwakame: Phần lõi cứng của tảo biển. Ngoài ra còn có những nguyên liệu khác như ・ Bạch tuộc ・ Hanpen (chả cá: thịt cá trộn với khoai từ) ・ Satsumaage (chả cá: thịt cá trộn với cà rốt, ngưu bàng v.v.) ・ Goboten (chả cá có ngưu bàng ở trong) ・ Xúc xích Ăn cùng Karashi, không phải là Wasabi “Karashi” có màu vàng, ở bên trái ảnh Khi ăn sushi, mọi người thường ăn cùng wasabi (mù tạt xanh). Thế nhưng, khi ăn Oden thì chúng ta sẽ ăn cùng “Karashi” (mù tạt vàng). Có nhiều giả thuyết khác nhau về lý do tại sao mọi người ăn Oden với mù tạt vàng. Người ta nói rằng khi Oden được bán ở các quầy hàng trên đường phố, có người đã bị ngộ độc. Nếu ăn Oden với mù tạt vàng thì có thể tránh bị ngộ độc thực phẩm vì mù tạt có tác dụng diệt khuẩn. Đây là giả thuyết thuyết phục nhất. Mua Oden ở cửa hàng tiện lợi Oden ở cửa hàng tiện lợi thường do khách hàng tự phục vụ. Khách hàng cho đồ ăn vào bát rồi mang đến quầy thanh toán để trả tiền. ⭕️ Tự lấy đồ ăn cho vào bát Ở các cửa hàng tiện lợi thường có quầy Oden vừa rẻ vừa ngon vừa tiện. Bạn hãy cho những món bạn thích vào bát, lấy thêm nước dùng rồi mang tới quầy thanh toán nhé. ❌ Không được lấy tay chọc vào đồ ăn Kể cả bạn có nhầm đi chăng nữa thì cũng không được dùng tay chạm trực tiếp vào Oden ở trong nồi. Ở quầy Oden có kẹp và đũa nên bạn hãy dùng chúng. Ăn Oden ở nhà Oden rất dễ nấu tại nhà vì tất cả những gì bạn phải làm là cắt nguyên liệu và cho chúng vào hầm. Nước dùng của Oden được làm từ nước cốt tảo bẹ hoặc cá ngừ bào, cho thêm rượu dùng để nấu ăn, nước tương, mirin (nước đường dùng để nấu ăn). Bạn có thể tìm công thức chi tiết ở trên mạng. Ngoài ra, nếu lười thì bạn có thể mua gia vị của Oden (dạng bột), các nguyên liệu chế biến sẵn, cắt sẵn ở siêu thị. Nếu bạn bè bạn tới chơi thì mọi người có thể cùng nhau ăn Oden. Nếu bạn ăn 1 mình và không ăn hết thì có thể để nguyên các nguyên liệu trong nồi và bảo quản trong tủ lạnh rồi ăn trong 2,3 ngày. Người ta nói là “Oden của ngày thứ hai ăn ngon hơn ngày đầu tiên” vì nước dùng của Oden ngấm vào các nguyên liệu nên Oden càng ngon hơn. Oden cũng rất hợp với cơm trắng nhé! Các quán Oden Chắc hẳn nhiều bạn sẽ đi du lịch Kyoto, Osaka nên mình xin giới thiệu 3 quán Oden đặc biệt nổi tiếng ở Osaka để các bạn có thể ghé qua. Nếu bạn không biết gần nhà bạn có quán nào không, bạn có thể tìm trên mạng với từ khoá “おでん 美味しい店 〇〇 (khu vực nhà bạn)”. Các quán Oden đã được yêu mến từ ngày xưa nên có rất nhiều quán có vẻ ngoài cũ kỹ. Quán nào càng lâu đời thì hương vị Oden càng thơm ngon. Hana Kujira 2-8-2 Fukushima, Fukushima-ku, Osaka Cách ga JR Fukushima 300mCách ga JR Shin Fukushima 100m 16:00~23:00 Ngày nghỉ cố định: Tết, tháng 8 (nghỉ 1 tháng) Không thể đặt trước, chỉ thanh toán bằng tiền mặt Tako Ume 1-1-8 Dotonbori, Chuo-ku, Osaka Cách ga Nipponbashi (Metro, Kintetsu) 270m 16:00~22:50 Không có ngày nghỉ cố định (Nghỉ 31/12~3/1) Có thể đặt trước, có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng, không thể thanh toán bằng thẻ từ Yokaro 2-9-9 Shimanouchi, Chuo-ku, Osaka Cách ga Nipponbashi (Metro, Kintetsu) 500m 17:30~22:00 Ngày nghỉ cố định: chủ nhật, thứ hai, ngày lễ Không thể đặt trước, chỉ thanh toán bằng tiền mặt Tổng kết “Oden” được bán trong các cửa hàng tiện lợi của Nhật từ mùa thu tới đầu xuân. Trong bài viết này, chúng mình đã giới thiệu các nguyên liệu có trong Oden và cách mua Oden - món ăn được yêu thích từ xa xưa - được xếp ngang hàng với các món lẩu trong mùa đông. Các nguyên liệu truyền thống của Oden là đậu phụ chiên, củ cải, khoai tây, chikuwa, konnyaku, gân bò, ganmodoki v.v. Khi bạn mua ở cửa hàng tiện lợi, bạn sẽ tự cho đồ ăn vào bát rồi mang tới quầy thanh toán, tuy nhiên tuyệt đối đừng chạm tay trực tiếp vào đồ ăn và nước dùng nhé. Đối với những bạn muốn thưởng thức Oden tại nhà, người ta nói rằng “Oden của ngày thứ hai ngon hơn ngày đầu tiên”, vì vậy bạn hãy thử ăn vào ngày thứ hai nữa! Các nguyên liệu có thể cho vào Oden là vô tận. Hãy thưởng thức Oden theo cách riêng của bạn nhé.

    17/02/2023

  • Vol. 83 Ngày ngày say mê quay và biên tập video ở Nhật

    Sau khi tốt nghiệp cấp ba và đi nghĩa vụ quân sự, anh Trường đã quyết định đi du học để trau dồi năng lực tiếng Nhật và lấy bằng đại học của Nhật. Ở Nhật, anh đã học trường tiếng và cao đẳng. Sang Nhật chưa đầy 4 năm, anh đã lấy được tư

    13/02/2023

  • Những quy tắc ứng xử cơ bản dành cho người mới đi làm_02

    Sau khi kết thúc quá trình đi tìm việc, những bạn bắt đầu đi làm hoặc mới đi làm chưa lâu hãy tích lũy thêm cho bản thân những quy tắc ứng xử cơ bản ở Nhật nhé. Nối tiếp các nội dung về “Cách nhận điện thoại", “Cách mời khách uống trà", “Hou - Ren - Sou” trong bài viết Những quy tắc ứng xử cơ bản dành cho người mới đi làm_01, trong bài viết này chúng mình sẽ giới thiệu về “Những quy tắc cơ bản khi viết email”, “Những điểm chú ý trong cách dùng kính ngữ”. Những quy tắc cơ bản khi viết email Chắc hẳn các bạn du học sinh đã từng trao đổi thông tin qua email với các thầy cô giáo trong trường rồi nhỉ? Trong số những email như vậy, có một số email là thông báo từ nhà trường nên không cần phản hồi. Thế nhưng, khi nhận email liên quan tới công việc, dù là email trong nội bộ công ty hay email từ những người bên ngoài công ty, các bạn đều phải trả lời những email đó. Bạn hãy chú ý tới 5 điểm sau đây nhé. Nghĩ thật kỹ tiêu đề email Tiêu đề email có vai trò thông báo nội dung và độ quan trọng của email Người nhận email sẽ nhìn vào tiêu đề email đầu tiên. Vì vậy, người gửi email cần phải viết tiêu đề email sao cho người nhận chỉ cần nhìn vào là hiểu được email đó chứa nội dung gì. Nếu bạn viết tiêu đề email như thế này, chỉ cần đọc tiêu đề là người nhận có thể hiểu đại khái nội dung trong email. 「御社訪問の日程について」 (Về thời gian đến thăm Quý công ty) 「〇〇記念式典の準備会合について」 (Về cuộc họp chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 〇〇) 「御社ビル清掃サービスの契約更新のお願い」 (Yêu cầu gia hạn hợp đồng dịch vụ dọn dẹp tòa nhà của Quý công ty) Người bận rộn sẽ đọc email quan trọng trước Nhiều người nhận được vài chục email trong 1 ngày. Khi bạn gửi email cho những người như vậy, tiêu đề email lại càng quan trọng hơn. Họ thường nhìn tiêu đề email và đọc những email quan trọng trước, những email mà họ không rõ nội dung thì họ sẽ để lại sau (có những lúc là vài ngày sau). Thêm tên công ty mình Khi viết tiêu đề email, nếu bạn viết thêm tên công ty mình, đối phương sẽ càng dễ tưởng tượng nội dung trong email hơn. Ngoài ra, khi tìm lại email cũng cực kỳ tiện. 「3日の打ち合わせ資料(森興産、ブイ・リン)」 (Tài liệu họp vào ngày 3 (Morikosan, Bùi Linh)) Nếu bạn viết như thế này, đối phương sẽ biết nội dung email cũng như người gửi email trong nháy mắt. Khi tìm lại những email cũ, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy email nếu tiêu đề email bao gồm nội dung email và tên công ty - người gửi email. Phản hồi email trong vòng 24 tiếng Để công việc trôi chảy, mọi người thường xuyên liên lạc với nhau qua email. Khi đó, sau khi gửi email và chờ hơn 1 ngày cũng không thấy phản hồi, người gửi email sẽ cảm thấy lo lắng. Vì vậy, khi nhận được email, bạn hãy tập cho mình thói quen trả lời càng sớm càng tốt. Nếu hoàn cảnh không cho phép thì cũng hãy cố gắng trả lời email trong vòng 24 tiếng nhé. Vào thời điểm đó, nhiều người cảm thấy khó chịu nếu họ không nhận được hồi âm trong hơn một ngày sau khi gửi email. Vì vậy, hãy tập thói quen trả lời càng sớm càng tốt sau khi nhận được email. Vui lòng cố gắng trả lời trong vòng 24 giờ sau khi nhận được, ngay cả khi nó bị trì hoãn do hoàn cảnh. ・Khi bạn phản hồi nhanh, đối phương sẽ có ấn tượng tốt về bạn. Làm việc nhanh nhạy Làm được việc Có thể tin tưởng được ・Khi bạn phản hồi chậm, đối phương sẽ có xu hướng nghĩ về bạn như sau. Lo lắng về việc làm việc cùng người này Phản hồi chậm nên công việc không tiến triển thuận lợi Phần lớn là đối phương đợi câu trả lời của bạn để tiếp tục công việc (chuyển sang bước tiếp theo) nên khi bạn phản hồi chậm, bạn sẽ khiến đối phương gặp khó khăn. Nhiều công ty nghỉ vào thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ. Nếu nhận được email vào thứ sáu thì bạn nên trả lời email chậm nhất là vào thứ hai tuần kế tiếp. Khi có việc gấp thì không chỉ liên lạc qua email Khi có sự cố, sai sót; khi lịch giao hàng bị đẩy nhanh, khi cần điều chỉnh kế hoạch gấp; v.v. bạn sẽ phải gửi email với những nội dung khẩn cấp. Thế nhưng, bạn không biết khi nào đối phương sẽ đọc email. Có những lúc đối phương để 2,3 ngày rồi mới đọc email. Trong trường hợp khẩn cấp, ngoài việc gửi email, hạn hãy nhanh chóng liên lạc với đối phương qua điện thoại, qua mạng xã hội để họ kiểm tra email ngay khi có thể. Và nếu mức độ khẩn cấp cực kỳ cao thì bạn nên gọi điện thoại ngay thay vì gửi email. Nhanh chóng gửi thư cảm ơn Khách hàng (đối tác) đã dành thời gian cho bạn nên sau khi họp với khách hàng, bạn hãy nhanh chóng viết “thư cảm ơn” nhé. Trong nội dung email cảm ơn, ngoài việc thể hiện lòng biết ơn, bạn hãy tóm tắt lại nội dung cuộc họp và những vấn đề sắp tới sẽ triển khai. Có như vậy, công việc sau đó sẽ trôi chảy hơn. Kiểm tra lỗi chính tả, file đính kèm trước khi gửi email Trước khi bấm nút gửi email, bạn hãy kiểm tra tiêu đề email, tên người nhận email, nội dung email có lỗi chính tả gì không. Nếu bạn viết sai tên người nhận, bạn sẽ thất lễ với họ. Ngoài ra, nếu trong nội dung thư có lỗi sai chính tả nghiêm trọng, điều này sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy của bạn. Ngoài ra, việc quên đính kèm file, đính kèm nhầm file cũng là một lỗi phổ biến. Trước khi bấm nút gửi thư, bạn hãy kiểm tra xem mình có đính kèm nhầm file không, nội dung trong file đính kèm đã đúng chưa. Làm như vậy, bạn sẽ không quên đính kèm file. Những điểm cần chú ý trong cách dùng kính ngữ Chủ động và tích cực chào hỏi Bước đầu tiên để xây dựng quan hệ tốt với những người làm việc cùng mình là chào hỏi. Lời chào đối với những người trong cùng công ty ・おはようございます。 ・お疲れ様です。 Lời chào đối với những người không cùng công ty ・お世話になります。 ・お世話になっております。 Bạn đừng quên chào hỏi mọi người nhé. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu kỹ hơn về các cách chào hỏi, bạn hãy tham khảo nhé. Tiếng Nhật dùng trong công việc Phản hồi và thể hiện sự đồng tình một cách phù hợp Không “うん” Khi nói chuyện với bạn bè người Nhật, chắc là mọi người thường trả lời là “うん”, “そうだね” v.v. Thế nhưng, khi nói chuyện với khách hàng hoặc những người lớn hơn, việc sử dụng “うん”, “そうだね” v.v. là một điều cấm kỵ. “うん”, “そうだね” v.v. là những cách trả lời dành cho người ngang hàng hoặc có vị thế thấp hơn mình. Nếu bạn trả lời khách hàng, sếp, các anh chị khác là “うん”, “そうだね” v.v. thì bạn sẽ thất lễ với họ. Chỉ “はい” 1 lần Đối với những cụm từ chỉ nói 1 lần mà bạn lại lặp lại 2 lần như “はい、はい”, “なるほど、なるほど” v.v., đối phương sẽ cảm thấy “không đúng mực” và có thể nghĩ bạn là “người cợt nhả” nên bạn hãy cẩn thận nhé. Cách trả lời khi đồng tình ・私もそう思います。 ・私もそのように思います。 ・私もそのように感じておりました。 ・おっしゃる通りです。 ・おっしゃる通りかと存じます。 Cách trả lời khi chấp nhận, đồng ý ・承知しました。 ・承知いたしました。 ・かしこまりました。 ・左様(さよう)でございます 。 Bạn hãy chọn cho mình cách nói phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp và chú ý để không gây thất lễ nhé. Chọn kính ngữ phù hợp với chủ ngữ Kính ngữ trong tiếng Nhật bao gồm “từ ngữ lịch sự”, “tôn kính ngữ”, “khiêm nhường ngữ”. Đối với người nước ngoài, việc phân biệt rõ đâu là tôn kính ngữ, đâu là khiêm nhường ngữ là một việc khá khó. Tuy nhiên, nếu bạn biết phương pháp này, việc phân biệt sẽ đơn giản hơn. Đầu tiên, hãy nghĩ xem “Ai là người thực hiện hành động đó”, bạn sẽ biết chủ ngữ là ai. Sau khi xác định được chủ ngữ, bạn hãy áp dụng nguyên tắc này, việc nhầm lẫn kính ngữ sẽ giảm đáng kể. ・ Khi chủ ngữ là đối phương hoặc người khác (đa phần là người trên) → Tôn kính ngữ ・ Khi chủ ngữ là mình hoặc những người thân, cùng nhóm với mình → Khiêm nhường ngữ Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các quy tắc quan trọng của kính ngữ và các ví dụ về những lỗi dễ mắc phải, hãy tham khảo bài viết này. Vượt qua “nỗi sợ kính ngữ”! Hãy nhớ kính ngữ như thế này! Ngoài ra, tần suất sử dụng những từ ngữ lịch sự như “〜です”, “〜ます” rất cao nên bạn hãy thường xuyên sử dụng để có thể nói quen miệng nhé. Tổng kết Trong bài viết này, chúng mình đã giới thiệu về những quy tắc ứng xử mà các bạn mới đi làm cần nhớ, đó là “Những quy tắc cơ bản khi viết email”, “Những điểm chú ý trong cách dùng kính ngữ”. 【Những quy tắc cơ bản khi viết email】 ・ Nghĩ thật kỹ tiêu đề email (Chọn tiêu đề email rõ ràng, dễ hiểu) ・ Phản hồi email trong vòng 24 tiếng ・ Khi có việc gấp thì không chỉ liên lạc qua email ・ Nhanh chóng gửi thư cảm ơn ・ Kiểm tra lỗi chính tả, file đính kèm trước khi gửi email 【Những điểm chú ý trong cách dùng kính ngữ】 ・ Chủ động và tích cực chào hỏi ・ Không “うん” ・ Chỉ “はい” 1 lần ・ Chọn kính ngữ phù hợp với chủ ngữ Nếu những bạn sẽ đi làm ở Nhật hoặc mới làm ở Nhật chưa lâu ghi nhớ những quy tắc trong bài viết này và bài viết Những quy tắc ứng xử cơ bản dành cho người mới đi làm_01 thì các bạn đã nắm được những quy tắc cơ bản rồi đấy. Bạn hãy chủ động và chú ý tới tác phong của bản thân để nhanh chóng nhận được sự tin tưởng của đồng nghiệp và đối tác nhé.

    10/02/2023

  • Mình đã xin visa du lịch Mỹ từ Nhật Bản như thế nào?

    Visa Mỹ, hay còn được gọi là thị thực Mỹ, thị thực Hoa Kỳ, visa Hoa Kỳ, thường được nói là một trong những loại visa khó xin nhất thế giới. Tuy nhiên, nếu có đủ kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ, bạn có thể tự xin visa đi Mỹ. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm tự xin visa du lịch Mỹ (thị thực B2) với tư cách là du học sinh tại Nhật Bản, cũng như danh sách các câu hỏi mình đã gặp trong vòng phỏng vấn. ※Ảnh trên là thị thực (visa) Mỹ mình được cấp 〈Nội dung số này〉 Không biết Tiếng Anh có sao không? Các bước xin thị thực (visa) đi Mỹ Bước 1:Điền thông tin tại Mẫu đơn DS-160 Bước 2:Nộp lệ phí cấp visa Bước 3:Hẹn lịch phỏng vấn Bước 4:Đi phỏng vấn Mình đã được hỏi những câu hỏi như thế nào Lý do mình đỗ phỏng vấn? Tổng kết Không biết Tiếng Anh có sao không? Ngôi trường mình đang theo học Hiện tại, mình đang theo học tại một trường đại học ở Osaka, Nhật Bản. Mình muốn đi du lịch New York một mình trong kỳ nghỉ hè, vì vậy mình đã quyết định xin visa du lịch Mỹ. Thông thường, mình sẽ nhờ một công ty du lịch lo thủ tục xin thị thực, nhưng vì không muốn lãng phí khoản tiền này nên mình đã quyết tâm tự xin visa. Mình đã học tiếng Anh từ khi còn học tiểu học, và có thể giao tiếp bằng tiếng Anh khá tốt. Điều này đã rất có lợi đối với mình khi phỏng vấn xin thị thực. Nói như vậy có lẽ sẽ làm những bạn không tự tin về tiếng Anh cảm thấy lo lắng, nhưng các bạn hãy yên tâm. Đúng là mẫu đơn xin thị thực phải được điền bằng tiếng Anh, tuy nhiên, trên trang web của Đại sứ quán Mỹ đã có video bằng tiếng Nhật hướng dẫn rất kỹ cách điền đơn và phỏng vấn cũng có thể được thực hiện bằng tiếng Nhật. Do đó, bạn chỉ cần biết sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật thôi là đã có thể xin thị thực đi Mỹ tại Nhật Bản rồi. Các bước xin thị thực (visa) đi Mỹ Trang web giới thiệu “Các bước xin thị thực (visa) Mỹ” Có 4 bước xin thị thực (visa) Mỹ: ・Bước 1:Điền thông tin tại Mẫu đơn DS-160 ・Bước 2:Nộp lệ phí cấp visa ・Bước 3:Hẹn lịch phỏng vấn ・Bước 4:Đi phỏng vấn [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các bước xin thị thực (visa) Mỹ【Tiếng Nhật】 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các bước xin thị thực (visa) Mỹ【Tiếng Anh】 Ngoài ra, có 6 nơi bạn có thể nộp đơn xin thị thực Mỹ tại Nhật Bản, bao gồm Đại sứ quán Mỹ tại Tokyo và Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Osaka. Đại sứ quán Mỹ tại Nhật (Tokyo) Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Osaka-Kobe (Osaka) Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Nagoya (Tỉnh Aichi) Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Fukuoka (Tỉnh Fukuoka) Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Sapporo (Hokkaido) Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Naha (Okinawa) Tuy nhiên, các bạn hãy lưu ý rằng cách thức xin thị thực tại Tokyo, Osaka và Okinawa hơi khác so với cách xin thị thực tại Sapporo và Fukuoka. Trong bài viết này, mình sẽ chủ yếu giới thiệu về cách xin thị thực ở Tokyo, Osaka và Okinawa. Bước 1:Điền thông tin tại Mẫu đơn DS-160 Mẫu đơn điền thông tin xin thị thực online (Mẫu DS-160) DS-160 là mẫu đơn đăng ký cấp thị thực trực tuyến. Các bạn có thể truy cập đơn từ đường link bên dưới. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Mẫu đơn DS-160 Sau khi bạn click vào link, trang web sẽ hiện ra giống như hình trên. Chọn tên Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán mà bạn muốn đăng ký tại số ① trong hình trên và nhập mã xác minh được hiển thị trên trang. Để bắt đầu điền thông tin, bạn hãy bấm vào nút ”START AN APPLICATION (Tạo hồ sơ)” tại số ②. Trong trường hợp muốn truy cập lại vào mẫu đơn đang điền dở, hãy bấm vào nút “RETRIEVE AN APPLICATION (Lấy lại đơn)”. Khi truy cập lần đầu, sau khi bấm “START AN APPLICATION”, bạn sẽ được chuyển đến màn hình xác nhận như bên dưới. Tại đây, bạn đánh dấu tích vào mục ①, lựa chọn câu hỏi bảo mật và trả lời ở mục ②, sau đó, bấm “Continue (Tiếp tục)” ở mục ③. Tiếp theo, bạn sẽ được chuyển đến trang điền thông tin cho đơn DS-160 (như hình bên dưới). Tại góc trên bên phải của trang, bạn có thể chọn ngôn ngữ giải thích. Ví dụ, sau khi bạn chọn tiếng Việt, mỗi lần di con trỏ chuột vào một mục trên trang thì bản dịch tiếng Việt của mục đó sẽ hiện ra. Có rất nhiều đầu mục nên sẽ mất khá nhiều thời gian để trả lời, các bạn hãy kiên nhẫn nhé. Cách điền thông tin ※Video hướng dẫn trên trang web tiếng Việt và tiếng Nhật khác nhau Để biết thêm chi tiết về cách điền (nhập) Mẫu đơn DS-160, các bạn hãy tham khảo trang web hướng dẫn dưới đây (hình trên) do Đại sứ quán Mỹ cung cấp. Từ trang web này, bạn có thể tham khảo video “Hướng dẫn cách điền Mẫu đơn DS-160" và video "Quy trình phỏng vấn". [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin về Mẫu đơn DS-160【Tiếng Nhật】 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin về Mẫu đơn DS-160【Tiếng Anh】 Tuy nhiên, video nói trên là video hướng dẫn cho trường hợp xin thị thực du học (thị thực F), không phải thị thực thương mại hoặc du lịch ngắn hạn (thị thực B), vì vậy, các bạn cần lưu ý một chút khi điền đơn xin thị thực loại B. Ví dụ: nếu bạn đang xin thị thực với mục đích "Du lịch ngắn hạn", hãy trả lời như sau đối với câu hỏi về mục đích chuyến đi. ・ Purpose of Trip to the U.S. (Mục đích chuyến đi): TEMP.BUSINESS PLEASURE VISITOR (B) / Thương mại, du lịch ngắn hạn (B) ・ Specify (Chi tiết): TOURISM/MEDICAL TREATMENT (B2) / Du lịch, chữa bệnh (B2) Những giấy tờ cần thiết khi điền Mẫu đơn DS-160 Sau đây là những giấy tờ cần thiết khi làm hồ sơ xin visa: ・ Hộ chiếu ・ Ảnh thẻ (file điện tử) Hãy đọc kỹ trang “Yêu cầu về ảnh” trước khi chụp. Bạn có thể chụp và in ảnh thẻ tại máy chụp ảnh tự động. Giá rẻ nhất sẽ khoảng 500 yên. Sau khi chụp xong, hãy lưu file ảnh vào điện thoại di động của bạn. Sử dụng phông nền trắng. Không đeo kính. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Yêu cầu về ảnh【Tiếng Nhật】 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Yêu cầu về ảnh【Tiếng Anh】 Nhóm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm xin visa đi Mỹ của người Việt Nam Chắc hẳn có lúc bạn sẽ có những thắc mắc trong quá trình điền đơn ngay cả khi đã tham khảo những hướng dẫn có trên trang web chính thức của Đại sứ quán. Trong trường hợp này, bạn hãy thử tham gia các nhóm Facebook như “Chia sẻ phỏng vấn xin Visa du lịch Mỹ” để trao đổi và hỏi thêm thông tin về cách thức xin visa với các thành viên trong nhóm. Thông thường, mọi người trong nhóm sẽ trả lời rất nhiệt tình và thân thiện. Trang xác nhận đã nộp đơn DS-160 Trang “Xác nhận đã nộp đơn DS-160” (DS-160 confirmation page) Sau khi nộp đơn thành công, trang “Xác nhận đã nộp đơn DS-160” (còn gọi là “DS-160 confirmation page”) có mã vạch sẽ được hiển thị. Bạn sẽ phải mang tài liệu này đến buổi phỏng vấn nên hãy in trang xác nhận này ra nhé. Bước 2:Nộp lệ phí cấp visa Lệ phí xin thị thực sẽ khác nhau tùy theo loại thị thực. Bạn có thể tham khảo mức giá cụ thể trên trang “Lệ phí xin thị thực Mỹ”. Lệ phí cấp thị thực công tác/du lịch (thị thực loại B) rơi vào khoảng 160 USD và được thanh toán bằng tiền Yên khi đăng ký tại Nhật. Tỷ giá đô – yên có thể được xem tại trang “Lệ phí xin thị thực”. Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau bao gồm chuyển khoản ngân hàng, tuy nhiên, mình thấy sử dụng thẻ tín dụng là dễ dàng và nhanh gọn nhất. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Lệ phí xin thị thực Mỹ【Tiếng Nhật】 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Lệ phí xin thị thực Mỹ【Tiếng Anh】 Bước 3:Hẹn lịch phỏng vấn Trang “Xác nhận đặt lịch phỏng vấn” (appointment letter) Sau khi nộp đơn DS-160, mình đã đặt lịch hẹn phỏng vấn tại Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ Osaka-Kobe qua Internet. Nếu đặt lịch trước 2-3 tuần so với ngày bạn muốn phỏng vấn, sẽ có tương đối nhiều ngày và khung giờ trống cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, nếu đặt lịch ngay trước ngày phỏng vấn, có nhiều khả năng các khung giờ đều đã kín chỗ nên các bạn hãy lưu ý. Sau khi đặt lịch phỏng vấn xong, trang "Xác nhận đặt lịch phỏng vấn" (còn gọi là “appointment letter”) sẽ hiện ra như hình trên. Các bạn hãy in trang này ra để mang theo khi đi phỏng vấn. Nếu muốn biết thêm thông tin về cách đặt lịch hẹn phỏng vấn, bạn hãy tham khảo trang web bên dưới nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Đặt lịch phỏng vấn【Tiếng Nhật】 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Đặt lịch phỏng vấn【Tiếng Anh】 Bước 4:Đi phỏng vấn Đại sứ quán Mỹ (Tokyo) Cuối cùng là bước phỏng vấn. Bước này sẽ được thực hiện tại Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán. Nếu bạn nộp đơn xin thị thực ở Tokyo, Osaka hoặc Naha, đừng quên mang theo các giấy tờ cần thiết sau khi đến phỏng vấn. Các giấy tờ cần thiết ・Trang “Xác nhận đặt lịch phỏng vấn” (appointment letter) (bản in) ・Trang “Xác nhận đã nộp đơn DS-160” (DS-160 confirmation page) (bản in) ・Ảnh thẻ: 1 tấm (tham khảo yêu cầu về ảnh tại Bước 1) ・Hộ chiếu ・Hộ chiếu cũ được cấp trong vòng 10 năm đổ lại (nếu có) ・Bản copy 2 mặt Thẻ ngoại kiều (在留カード) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký người nước ngoài (外国人登録証明書) Quy trình phỏng vấn Lấy dấu vân tay (Trích từ Video trên Trang web chính thức) Dưới đây là quy trình phỏng vấn của mình tại Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Osaka. ① Nhân viên an ninh sẽ xác nhận thời gian hẹn của người xin thị thực và yêu cầu họ đợi một thời gian. Vì lý do an ninh, bạn không được phép đến sớm quá 15 phút so với thời gian đã hẹn. ② Khi được gọi tên, bạn sẽ đi qua kiểm tra an ninh. Cũng giống như tại sân bay, cả người và vật dụng mang theo đều sẽ được kiểm tra bằng máy dò kim loại. ③ Nộp “Các giấy tờ cần thiết” mình đã nêu ở trên và lấy dấu vân tay. ④ Bắt đầu phỏng vấn. Lúc đầu, người phỏng vấn đã đặt câu hỏi cho mình bằng tiếng Nhật, nhưng sau khi mình nói với họ rằng mình muốn được phỏng vấn bằng tiếng Anh, họ đã chuyển sang dùng tiếng Anh. Kết quả phỏng vấn sẽ được thông báo ngay sau khi phỏng vấn kết thúc. Trích từ video chính thức về quy trình phỏng vấn 【Lưu ý】 Bạn không được phép mang một số loại vật dụng vào Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán. Ví dụ, bạn không thể mang theo hành lý lớn hoặc máy tính xách tay. Bạn hãy tham khảo danh sách những vật dụng bị cấm mang theo tại trang web sau. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Những điểm cần lưu ý trước khi tới Đại Sứ Quán【Tiếng Nhật】 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Những điểm cần lưu ý trước khi tới Đại Sứ Quán【Tiếng Anh】 Video về quy trình phỏng vấn Bạn có thể xem video chính thức về cuộc phỏng vấn từ trang web sau. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin về Mẫu đơn DS-160【Tiếng Nhật】 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin về Mẫu đơn DS-160【Tiếng Anh】 Mình đã được hỏi những câu hỏi như thế nào? Mình sẽ tóm tắt những gì mình nhớ được về các câu hỏi và câu trả lời của mình trong buổi phỏng vấn. ※Thứ tự câu hỏi có khác so với thực tế. ※Danh sách này không bao gồm toàn bộ các câu hỏi. Hỏi: Tại sao bạn lại muốn đến thăm nước Mỹ? Đáp: Tôi đã xem một bộ phim truyền hình rất thú vị trên Netflix lấy bối cảnh tại New York tên là "Inventing Anna". Bộ phim đã truyền cảm hứng cho tôi và khiến tôi muốn đến thăm New York. Hỏi: Bạn có dự định tới đâu tại đất nước Hoa Kỳ? Đáp: Tôi dự định tới thăm New York. Hỏi: Bạn dự định ở đó trong bao lâu? Đáp: Tôi sẽ ở Mỹ trong một tuần, và tôi sẽ chỉ ở New York trong khoảng thời gian đó. Hỏi: Bạn có thể nói về kế hoạch du lịch của bạn không? Đáp: Thực ra tôi cũng chưa lên kế hoạch chi tiết, nhưng tôi muốn đến thăm thật nhiều điểm du lịch nổi tiếng ở New York. Ví dụ như Đảo Liberty, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Phố Wall, Tòa nhà Empire State, v.v. Hình ảnh mình chụp tại Đảo Liberty, New York Hỏi: Bạn dự định mang theo bao nhiêu tiền mặt? Đáp: Tôi đang nghĩ đến việc mang theo 1,200 đô la tiền mặt. Hỏi: Bạn có người quen ở Mỹ không? Đáp: Vâng. Tôi có một người bạn sống ở Texas. Hỏi: Bạn đã sống ở Nhật bao lâu rồi? Đáp: Tôi đến Nhật Bản lần đầu tiên vào năm 2018 với tư cách là một học sinh trao đổi, nhưng lúc đó tôi chỉ học tại Nhật khoảng nửa năm. Sau đó, tôi lại quay lại Nhật Bản vào tháng 1 năm 2021 để theo học đại học, tính đến nay (tháng 5 năm 2022), tôi đã sống ở Nhật Bản được khoảng 2 năm. Hỏi: Bạn hiện tại đang học ngành gì ở trường Đại học? Đáp: Tôi đang học về kinh tế. Hỏi: Bạn sẽ tốt nghiệp vào thời gian nào? Đáp: Tôi dự định tốt nghiệp vào tháng 3 năm 2025. Hỏi: Dự định của bạn sau khi tốt nghiệp là gì? Đáp:Sau khi tốt nghiệp tôi định làm việc tại Nhật Bản. Lý do mình đỗ phỏng vấn? Tại Đài thiên văn Top of the Rock, New York Mình nghĩ mình đã vượt qua cuộc phỏng vấn và nhận được visa nhờ những lý do chính sau đây: Lý do thứ nhất: Mình đã thuyết phục được người phỏng vấn rằng mình sẽ không ở lại Mỹ bất hợp pháp. Điều quan trọng nhất của việc xin thị thực là thuyết phục được người phỏng vấn rằng bạn sẽ không ở lại Mỹ bất hợp pháp. Mình đã nhấn mạnh rằng mình còn hai năm cho đến khi tốt nghiệp đại học, và mình dự định sẽ tìm việc làm tại Nhật Bản sau khi tốt nghiệp. Có thể vì vậy mà họ đã phán đoán rằng khả năng mình ở lại Mỹ bất hợp pháp là rất thấp. Lý do thứ hai: Mình đã trả lời các câu hỏi một cách cụ thể và dễ hiểu. Để trả lời các câu hỏi của người phỏng vấn, bạn nên cung cấp càng nhiều thông tin cụ thể và dễ hiểu càng tốt. Các câu trả lời quá ngắn hoặc chỉ trả lời Yes (có) hoặc No (không) đều không tốt và nên tránh. Mình nghĩ rằng trong buổi phỏng vấn mình đã không mắc lỗi này. Lý do thứ ba: Mình có thể giao tiếp trôi chảy xuyên suốt buổi phỏng vấn. Như đã đề cập ở trên, do có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tương đối tốt, mình đã có thể trả lời trôi chảy các câu hỏi người phỏng vấn đưa ra. Người phỏng vấn rất thân thiện và điều này đã giúp mình bớt căng thẳng trong suốt buổi phỏng vấn. Lời khuyên của mình dành cho các bạn muốn xin visa đi Mỹ là hãy luyện tập phỏng vấn trước bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật để có thể thể hiện thật tốt trong buổi phỏng vấn. Tổng kết Ảnh mình chụp trên đường phố New York Trên đây là tất cả các thông tin về quá trình xin visa du lịch Mỹ của mình. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Việc xin visa Mỹ cần có thời gian và sự nỗ lực, nên “kiên nhẫn” chính là chìa khóa quan trọng nhất. Theo kinh nghiệm của mình, bạn nên hoàn thành thủ tục xin thị thực khoảng vài tháng trước ngày xuất hành để có thể kịp kế hoạch du lịch mong muốn. Ngoài ra, điều quan trọng nhất khi xin thị thực là thuyết phục được bên cấp thị thực rằng bạn sẽ không ở lại Mỹ bất hợp pháp. Nếu ghi nhớ điều này trong quá trình điền đơn DS-160 và trả lời các câu hỏi phỏng vấn, chắc chắn cơ hội được cấp thị thực của bạn sẽ tăng lên. Chúc bạn may mắn và có một trải nghiệm tuyệt vời!

    03/02/2023

  • Vol. 82 Đi thực tập kỹ năng để giỏi tiếng Nhật

    Chị Vân đi thực tập kỹ năng ở Nhật với mục đích “học tiếng Nhật thông qua việc giao lưu với người Nhật”. Khi ở Nhật, chị đã tích cực tận dụng “Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện”. Chị cũng thường giao lưu với bạn bè ở nơi làm việc nên sau 3 năm ở

    02/02/2023

Đơn vị vận hành

Nhà tài trợ Bạch Kim

Đơn vị hỗ trợ

  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
  • Văn phòng JNTO Hà Nội
  • Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
  • Hội Việt Nam (JAVN)
  • Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
  • Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế

Đơn vị hợp tác

Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)

Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài

WA.SA.Bi.

Danh mục

  • Khác biệt văn hoá

    Khác biệt văn hoá

  • Sinh hoạt - Chi phí

    Sinh hoạt - Chi phí

  • Xuất nhập cảnh - Visa

    Xuất nhập cảnh - Visa

  • Làm thêm - Xin việc

    Làm thêm - Xin việc

  • Bốn mùa - Du lịch

    Bốn mùa - Du lịch

  • Hỗ trợ người nước ngoài

    Hỗ trợ người nước ngoài

  • Cộng đồng

    Cộng đồng

  • Bí quyết học tiếng Nhật

    Bí quyết học tiếng Nhật

  • Y tế - Sức khoẻ

    Y tế - Sức khoẻ

  • Nhà hàng - Siêu thị Việt

    Nhà hàng - Siêu thị Việt

  • Thực tập kỹ năng

    Thực tập kỹ năng

  • Kỹ năng đặc định

    Kỹ năng đặc định

  • Nhân lực chất lượng cao

    Nhân lực chất lượng cao

  • Du học

    Du học

  • Phòng chống thiên tai

    Phòng chống thiên tai